Bài giảng Tổng quan về Lý thuyết kế toán

ppt 49 trang phuongnguyen 6730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổng quan về Lý thuyết kế toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tong_quan_ve_ly_thuyet_ke_toan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tổng quan về Lý thuyết kế toán

  1. Tổng quan về Lý thuyết kế toán Vũ Hữu Đức 2007
  2. Nội dung Lịch sử phát triển Bản chất của kế toán Cấu trúc của lý thuyết kế toán Ứng dụng và giới thiệu môn học 2
  3. Lịch sử phát triển 1970-2000 Giai đoạn 1955-1970 khoa học thực chứng 1800-1955 Giai đoạn quy chuẩn Giải thích và Giai đoạn Phát triển các dự đoán thực khoa học cơ chuẩn mực về tiễn kế toán Trước 1800 bản lý thuyết Thời kỳ tiền lý Giải thích và thuyết phát triển các Hầu như không thông lệ kế có lý thuyết kế toán toán 3
  4. Thời kỳ tiền lý thuyết ❖ Trước Pacioli ❖ Luca Pacioli và tác phẩm Summa de Arimethica Geomatria Proportioni et Proportionalità (1494) ❖ Sau Pacioli chủ yếu là hình thành các thông lệ kế toán Luca Paciloi (1445-1510) 4
  5. Thời kỳ khoa học cơ bản ❖ Sự phát triển của nền kinh tế thế kỷ 19 dẫn đến sự phát triển các kỹ thuật kế toán tài chính và kế toán quản trị phục vụ cho nền kinh tế. ❖ Lý thuyết kế toán trong thời kỳ này bắt đầu phát triển và dựa trên các phân tích thực nghiệm nhằm giải thích thực tiễn kế toán ngày càng phức tạp 5
  6. Thời kỳ khoa học cơ bản ❖ Các nghiên cứu được phát triển trong thời kỳ này: ▪ American Accounting Associate – A Tentative Statement of Accounting Principles Affecting Corporate Reports (1936) ▪ American Institute of Certified Public Accountants – A Statement of Accounting Principles (1938) ▪ Accounting Procedures Committee – Accounting Research Bulletins (1939-1953) 6
  7. Thời kỳ quy chuẩn ❖ Vấn đề là kế toán phải làm như thế nào là tốt nhất chứ không phải là kế toán diễn ra trong thực tế thế nào: ▪ Phê phán giá gốc và đưa ra các mô hình định giá khác ▪ Phát triển các khuôn mẫu lý thuyết kế toán 7
  8. Thời kỳ quy chuẩn ❖Các thí dụ ▪ Kế toán phải phản ảnh được sự thay đổi của giá cả thông qua xác định lợi ích kinh tế của tài sản trong tương lai ▪ Các mô hình định giá theo giá hiện hành, giá có thực hiện, hiện giá ▪ Cơ sở lý thuyết của các phương pháp xử lý kế toán 8
  9. Thời kỳ quy chuẩn ❖ Hình thành khuôn mẫu lý thuyết hỗ trợ cho việc ban hành chuẩn mực ❖ Tranh luận về các phương pháp đánh giá trong kế toán và xác định lợi nhuận. ❖ Không đạt được một kết quả rõ ràng, dẫn đến giá gốc vẫn giữ vai trò thống trị trong kế toán ❖ Các lý thuyết quy chuẩn mang tính chủ quan và không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm 9
  10. Thời kỳ thực chứng ❖ Sự hình thành của các nguyên tắc kinh tế học và tài chính. ❖ Trường phái thực chứng nhấn mạnh đến việc giải thích và dự đoán thực tiễn kế toán dựa trên phát triển các giả thiết và kiểm chứng chúng bằng thực nghiệm. 10
  11. Thời kỳ thực chứng ❖Thí dụ ▪ Giả thiết: Người quản lý sẽ tối đa lợi ích của mình bằng cách sử dụng các phương pháp kế toán có lợi cho BCTC ▪ Kiểm chứng: Mối quan hệ giữa việc sử dụng các phương pháp có lợi cho BCTC với việc trả lương, thưởng cho người quản lý theo lợi nhuận 11
  12. Thời kỳ hiện đại ❖ Sự phát triển của các nghiên cứu về hành vi: Phản ứng của các bên (nhà đầu tư, chủ nợ, nhà quản lý, nhà nước ) trước thông tin kế toán ❖ Sự can thiệp của các nhà lập quy theo hướng quy chuẩn vào kế toán thời kỳ hậu Enron. 12
  13. Thời kỳ hiện đại ❖Hai xu hướng của lý thuyết kế toán hiện đại: ▪ Giới học thuật tiếp tục các nghiên cứu theo hướng thực chứng và hành vi. ▪ Giới nghề nghiệp tiếp cận dựa nhiều trên hướng quy chuẩn. 13
  14. Bản chất kế toán Chính trị Xã hội Kinh tế Kế toán Thông tin Thủ thuật 14
  15. Bản chất thông tin của kế toán ❖Kế toán là tư liệu lịch sử ▪ Giai đoạn thu thập và ghi nhận ▪ Giai đoạn đánh giá kết quả và hiệu quả ▪ Giai đoạn cung cấp thông tin cho hoạch định ❖Kế toán là cơ sở cho việc đưa ra quyết định kinh doanh ▪ Xác định mục tiêu ▪ Đánh giá hiệu quả ▪ Lựa chọn phương án 15
  16. Bản chất thông tin của kế toán ❖Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh ▪ Người cung cấp – Người tiếp nhận ▪ Yêu cầu của thông tin ▪ Mâu thuẫn quyền lợi ▪ Sự khác biệt ngôn ngữ 16
  17. Bản chất thông tin của kế toán ❖Kế toán là hệ thống thông tin ▪ Đầu vào hệ thống ▪ Đầu ra hệ thống ▪ Quá trình xử lý • Chuẩn bị thông tin • Kiểm tra thông tin 17
  18. Bản chất kinh tế của kế toán ❖Kế toán là hàng hóa ▪ Chi phí kế toán ▪ Lợi ích kế toán ▪ Quan hệ giữa các bên liên quan 18
  19. Bản chất chính trị của kế toán ❖Kế toán là các quy định pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích các bên ▪ Luật pháp về kế toán ▪ Chuẩn mực kế toán 19
  20. Bản chất chính trị của kế toán ❖Kế toán chịu ảnh hưởng của lợi ích của các nhóm quyền lợi trong xã hội ▪ Chủ sở hữu ▪ Cơ quan thuế ▪ Nhà quản lý ▪ Tổ chức nghề nghiệp ▪ Các quốc gia 20
  21. Bản chất xã hội của kế toán ❖Kế toán bảo đảm phúc lợi của xã hội ▪ Cung cấp thông tin làm cơ sở phân bổ nguồn lực xã hội ▪ Phản ảnh các lợi ích và chi phí xã hội 21
  22. Cấu trúc của lý thuyết kế toán ❖Khái niệm lý thuyết ▪ Lý thuyết là một hệ thống chặt chẽ các nguyên tắc từ giả định, lý luận cho đến vận dụng tạo thành một cơ sở tham chiếu tổng thể cho lĩnh vực nghiên cứu (Webster’s Third New International Dictionary, 1961) 22
  23. Cấu trúc của lý thuyết kế toán ❖ Cấu trúc của một lý thuyết ▪ Quan hệ về cấu trúc (syntactic relationship) ▪ Quan hệ về ngữ nghĩa (semantic relationship) ▪ Quan hệ về ứng dụng (pragmatic relationship) 23
  24. Cấu trúc của lý thuyết kế toán ❖ Quan hệ về cấu trúc (syntactic relationship) còn gọi là quan hệ logic (logical relationship): ▪ Sử dụng quy luật của ngôn ngữ ▪ Sử dụng định lý về toán học 24
  25. Thí dụ về quan hệ cấu trúc 1. Người sử dụng báo cáo tài chính căn cứ vào thông tin trên báo cáo tài chính để ra quyết định 2. Các thông tin trọng yếu là thông tin ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng 3. Các thông tin trọng yếu phải được trình bày trên báo cáo tài chính 1. Sinh viên ngành kế toán là những người thông minh 2. Lan là sinh viên ngành kế toán 3. Lan là người thông minh 25
  26. Thí dụ về quan hệ cấu trúc 1. Nếu Việt Nam sẽ vô địch world cup tôi chết liền 2. Tôi không chết liền 3. Việt Nam vô địch wordl cup tôi chết liền (nói tắt: vô địch chết liền) 1. Việt Nam là thành viên của IASB 2. Các thành viên của IASB cam kết xây dựng chuẩn mực quốc gia phù hợp với chuẩn mực quốc tế 3. Hệ thống kế toán VN phải phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế 26
  27. Thí dụ về quan hệ cấu trúc 1. Các tài khoản liên quan đến tài sản sẽ có số dư bên Nợ 2. Hao mòn tài sản cố định là tài khoản liên quan đến tài sản 3. Hao mòn tài sản cố định có số dư Nợ 1. Việt Nam là thành viên của ASEAN 2. Chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận rộng rãi trên thế giới 3. Hệ thống kế toán VN phải phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế 27
  28. Cấu trúc của lý thuyết kế toán ❖ Quan hệ về ngữ nghĩa (semantic relationship) thể hiện mối quan hệ giữa khái niệm lý thuyết với thực tiễn: ▪ Các định nghĩa ▪ Sự phù hợp với thực tiễn 28
  29. Thí dụ về quan hệ ngữ nghĩa ❖Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu ▪ Thế nào là tài sản của một DN? ▪ Thế nào là nợ phải trả của một DN? ▪ Thế nào là vốn chủ sở hữu của một DN? 29
  30. Thí dụ về quan hệ ngữ nghĩa 1. Ghi nhận thuê tài chính làm cho báo cáo tài chính thể hiện tình hình tài chính kém đi 2. Các doanh nghiệp muốn trình bày một báo cáo tài chính thể hiện một tình hình tài chính tốt 3. Các doanh nghiệp né tránh việc ghi nhận thuê tài chính bằng cách ghi nhận như là thuê hoạt động Cần kiểm chứng lập luận này trong thực tế 30
  31. Cấu trúc của lý thuyết kế toán ❖ Quan hệ về vận dụng (pragmatic relationship) thể hiện quan hệ giữa lý thuyết với hoạt động của con người: ▪ Lý thuyết phải phục vụ cho hoạt động ▪ Phản ứng khác nhau của con người trước các vấn đề 31
  32. Cấu trúc của lý thuyết kế toán ❖Cơ sở đánh giá một lý thuyết ▪ Cơ sở giáo điều ▪ Bằng chứng tự thân ▪ Cơ sở khoa học • Tính logic • Tính thực tiễn ▪ Những quan điểm khác 32
  33. Sơ đồ phát triển lý thuyết Phát triển cơ sở Đưa ra Xây dựng đề lý thuyết các giả thiết cương nghiên cứu Nhận dạng vấn Quan sát đề nghiên cứu Xem xét các Đánh giá Phân tích hạn chế 33
  34. Thí dụ về một nghiên cứu thực nghiệm ❖ Nhận dạng vấn đề nghiên cứu Các DN có sử dụng nợ có vẻ sẽ đánh giá tài sản thận trọng hơn các DN không sử dụng nợ. ❖ Phát triển cơ sở lý thuyết Các chủ nợ sẽ bảo đảm quyền lợi của họ thông qua việc yêu cầu và giám sát đánh giá tài sản theo hướng thận trọng hơn. Điều này buộc doanh nghiệp phải sử dụng các phương pháp đánh giá theo khuynh hướng thận trọng hơn như giá gốc hoặc dựa trên các cơ sở khách quan, thí dụ đánh giá của bên thứ ba. 34
  35. Thí dụ về một nghiên cứu thực nghiệm ❖ Đưa ra các giả thiết Giả thiết 1: Các DN có sử dụng nợ sẽ dùng giá gốc hoặc các phương pháp đánh giá dựa trên cơ sở khách quan nhiều hơn các DN không sử dụng nợ. Giả thiết 2: Các DN khi chuyển sang sử dụng nợ sẽ tăng phạm vi dùng giá gốc hoặc các phương pháp đánh giá dựa trên cơ sở khách quan Công thức V = ∑Vi (i: 1-n), Vi = 0, nếu tài sản được đánh giá bằng phương pháp giá gốc hoặc dựa trên cơ sở khách quan Vi = 1, nếu tài sản được đánh giá dựa trên chủ quan của người quản lý n là số tài sản trên báo cáo tài chính của DN. 35
  36. Thí dụ về một nghiên cứu thực nghiệm ❖ Xây dựng đề cương nghiên cứu ▪ Giả thiết 1: Tính và so sánh giá trị V của hai nhóm doanh nghiệp: Nhóm có sử dụng nợ và nhóm không sử dụng nợ. ▪ Giả thiết 2: Tính và so sánh giá trị của V của một nhóm DN trước khi sử dụng nợ và sau khi sử dụng nợ. ❖ Quan sát ▪ Thu thập các thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Australia theo các nhóm nghiên cứu đã xác định trong bước xây dựng đề cương nghiên cứu 36
  37. Thí dụ về một nghiên cứu thực nghiệm ❖ Phân tích ▪ Sử dụng các thử nghiệm thống kê để xem có hay không sự khác biệt thống kê giữa các nhóm thử nghiệm. ❖ Đánh giá ▪ Xác định kết quả có chứng minh được cho lý thuyết hay không ❖ Xem xét các hạn chế ▪ Rà soát lại toàn bộ các bước trên xem có hạn chế nào không, có cần phải điều chỉnh lại lý thuyết hay không. Nếu có, cố gắng giải quyết hạn chế. 37
  38. Cấu trúc của lý thuyết kế toán ❖Khái niệm lý thuyết kế toán ▪ Lý thuyết kế toán là các tư duy logic dưới hình thức một hệ thống các nguyên tắc: • Cung cấp một cơ sở tham chiếu phục vụ cho việc đánh giá các thông lệ kế toán • Hướng dẫn việc phát triển các thông lệ hoặc quy trình kế toán mới (Hendriksen, Accounting Theory) 38
  39. Cấu trúc của lý thuyết kế toán ❖Các phương pháp tiếp cận ▪ Quy nạp - Diễn dịch ▪ Cấu trúc – Ngữ nghĩa – Hành vi ▪ Quy chuẩn – Thực chứng 39
  40. Diễn dịch và quy nạp ❖Diễn dịch (deductive approach) là xuất phát từ các tiên đề để đưa ra các nguyên tắc kế toán, từ đó phát triển các kỹ thuật kế toán ❖Quy nạp (inductive approach) là xuất phát từ quan sát thực tiễn kế toán, phân loại và khái quát hóa thành những nguyên tắc kế toán 40
  41. Thí dụ về diễn dịch 1. Mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích 2. Thông tin muốn hữu ích phải thích hợp với người sử dụng để ra quyết định 3. Chỉ các vấn đề trọng yếu mới cần trình bày trên BCTC 41
  42. Thí dụ về quy nạp 1. Việc nghiên cứu ở nhiều DN cho thấy người ta dựa vào doanh thu quá khứ để ước tính dòng tiền tương lai, dễ hơn là dựa vào dòng tiền quá khứ. 2. Cần báo cáo về tình hình doanh thu của doanh nghiệp trong quá khứ. 42
  43. Cấu trúc/Giải thích/Hành vi ❖ Các lý thuyết nhấn mạnh về cấu trúc (structure/ syntactical theories), tập trung vào việc giải thích các thông lệ kế toán truyền thống, xem xét các quy trình kế toán và các báo cáo tài chính. ❖ Các lý thuyết thiên về giải thích (interpretational/ semantical theories), tập trung vào giải quyết mối quan hệ giữa thực tiễn và kế toán. ❖ Các lý thuyết về hành vi (behavioral/pragmatic theories), tập trung vào ảnh hưởng của kế toán đến các hành vi ứng xử hoặc ra quyết định của những người sử dụng khác nhau. 43
  44. Thí dụ về cấu trúc/giải thích/hành vi ❖Vấn đề định giá tài sản trong kế toán ▪ Các phương pháp định giá truyền thống có ý nghĩa gì và được áp dụng thế nào? ▪ Tài sản phải phản ảnh giá trị tương lai có thể mang lại. ▪ Các phương pháp định giá khác nhau ảnh hưởng gì đến từng nhóm người đọc báo cáo tài chính (cổ đông, ngân hàng )? 44
  45. Quy chuẩn – Thực chứng ❖ Các lý thuyết quy chuẩn (normative theory) tập trung vào việc đưa ra các kiến nghị điều chỉnh các quy định về những cái mà kế toán phải đạt được, thay vì phân tích, giải thích hoặc chấp nhận thực tế: ▪ Các lý thuyết về lợi nhuận thực (true income) ▪ Các lý thuyết về quyết định (decision-usefulness) ❖ Các lý thuyết thực chứng (positive) nhấn mạnh đến việc kiểm chứng các giả thiết với thực tiễn (qua tác động đến các bên liên quan, đến thị trường ) 45
  46. Các ứng dụng ❖Các lý thuyết kế toán là một nguồn tư liệu phong phú cho sự phát triển của thực tiễn kế toán hiện đại: ▪ Quá trình ban hành các chuẩn mực kế toán ▪ Sự hình thành khuôn mẫu lý thuyết kế toán 46
  47. Môn học lý thuyết kế toán Tổng quan về lý Cung cấp một cái nhìn tổng quan về thuyết kế toán những vấn đề của lý thuyết kế toán Khuôn mẫu lý Nội dung và sự vận dụng của các lý thuyết kế toán thuyết quy chuẩn và diễn dịch trong việc ban hành các chuẩn mực kế toán Định giá trong kế Nội dung các mô hình định giá theo lý toán thuyết quy chuẩn và tiếp cận theo “ngữ nghĩa” Kế toán quốc tế Các lý thuyết giải thích sự khác biệt kế toán giữa các quốc gia và xu hướng hội nhập hiện nay 47
  48. Tài liệu đọc thêm ❖Holmes, Hodgson and Godfrey, Accounting Theory, 5th edition, chapter 1-3 ❖Belkaoui, Accounting Theory, 3rd edition, chapter 1-7 ❖Heldriksen, Accounting Theory, 4th edition, chapter 1-6 48
  49. Bài tập thảo luận ❖Ảnh hưởng của Vụ Enron đến kế toán 49