Bài giảng Tin học Kế toán - Bài 5: Hướng dẫn sử dụng nghiệp vụ bán hàng trên MISA SME.NET 2015

pptx 53 trang phuongnguyen 8370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học Kế toán - Bài 5: Hướng dẫn sử dụng nghiệp vụ bán hàng trên MISA SME.NET 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tin_hoc_ke_toan_bai_5_huong_dan_su_dung_nghiep_vu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tin học Kế toán - Bài 5: Hướng dẫn sử dụng nghiệp vụ bán hàng trên MISA SME.NET 2015

  1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TRÊN MISA SME.NET 2015 ., Ngày .tháng .năm 2015 Người trình bày:
  2. PHÂN HỆ BÁN HÀNG
  3. NỘI DUNG 1. Báo giá 2. Đơn đặt hàng 3. Bán hàng 4. Giảm giá hàng bán 5. Trả lại hàng bán 6. Một số tiện ích 7. Xem báo cáo
  4. 1. BÁO GIÁ • Mục đích: Lập báo giá để gửi cho khách hàng • Cách thực hiện: ➢ Vào Bán hàng, chọn tab Báo giá ➢ Nhấn Thêm ➢ Nhập các thông tin chi tiết của Báo giá
  5. 2. ĐƠN ĐẶT HÀNG • Mục đích: Nhâp đơn đặt hàng của khách hàng vào chương trình để theo dõi tiến độ giao hàng, tập hợp chi phí và báo cáo lãi lỗ theo đơn hàng • Cách thực hiện: ✓ Vào Bán hàng, chọn tab Đơn đặt hàng ✓ Nhấn Thêm ✓ Nhập các thông tin chi tiết của đơn đặt hàng ✓ Tích chọn Tính giá thành khi có nhu cầu tập hợp chi phí cho đơn hàng để xác định chi phí giá vốn của đơn hàng (thực hiện trên phân hệ Giá thành)
  6. 3. BÁN HÀNG 1. Bán hàng hóa dịch vụ trong nước 2. Bán hàng xuất khẩu 3. Bán hàng tại đại lý nhận bán đúng giá hưởng hoa hồng 4. Bán hàng tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu 5. Một số nghiệp vụ khác 6. Lưu ý
  7. 3.1 BÁN HÀNG HOÁ DỊCH VỤ TRONG NƯỚC • Cách thực hiện: ✓ Vào Bán hàng, chọn tab Bán hàng ✓ Nhấn Thêm ✓ Chọn loại Bán hàng hóa, dịch vụ trong nước ✓ Lựa chọn phương thức thanh toán: Chưa thu tiền hoặc Thanh toán ngay bằng Tiền mặt hoặc Chuyển khoản ➔ Để chương trình tự động hạch toán . ✓ Tích chọn Lập kèm hóa đơn nếu xuất hóa đơn ngay cho khách hàng. Nếu không xuất hóa đơn ngay thì bỏ tích ô này
  8. 3.1 BÁN HÀNG HOÁ DỊCH VỤ TRONG NƯỚC ✓ Nhập thông tin chi tiết bên tab Hàng tiền, tab Thuế (nếu có) ✓ Nhấn Cất ➔ Chương trình tự động sinh ra phiếu xuất kho bán hàng ✓ Kiểm tra lại thông tin phiếu xuất, nhập thêm thông tin thống kế nếu có và nhấn Cất
  9. 3.2 BÁN HÀNG XUẤT KHẨU • Mục đích: Để ghi nhận doanh thu bán hàng xuất khẩu • Cách thực hiện: ✓ Vào Bán hàng, chọn tab Bán hàng ✓ Nhấn Thêm ✓ Chọn loại Bán hàng xuất khẩu ✓ Tích chọn Lập kèm hóa đơn nếu xuất hóa đơn ✓ Tại tab Thuế, nhập tiền thuế xuất khẩu ngay cho khách hàng. để chương trình tự hạch toán tiền thuế Nếu không xuất hóa đơn xuất khẩu ngay thì bỏ tích chọn này ✓ Nhập các thông tin khác giống chứng từ Bán hàng trong nước
  10. 3.3 BÁN HÀNG ĐẠI LÝ, BÁN ĐÚNG GIÁ HƯỞNG HOA HỒNG • Mục đích: Để ghi nhận doanh thu bán hàng tại đơn vị nhận bán hàng đúng giá, hưởng hoa hồng • Cách thực hiện: ✓ Vào Bán hàng, chọn tab Bán hàng ✓ Nhấn Thêm ✓ Chọn loại chứng từ: Bán hàng đại lý bán đúng giá ✓ Chọn Đơn vị giao đại lý chính là nhà cung cấp hàng hóa bán đại lý ✓ Nhập thông tin chi tiết chứng từ giống Chứng từ bán hàng hóa dịch vụ trong nước
  11. 3.4 BÁN HÀNG TẠI ĐƠN VỊ NHẬN UỶ THÁC XUẤT KHẨU • Mục đích: Để ghi nhận doanh thu bán tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu • Cách thực hiện: ✓ Vào Bán hàng, chọn tab Bán hàng ✓ Nhấn Thêm ✓ Chọn loại Bán hàng ủy thác xuất khẩu ✓ Chọn Đơn vị ủy thác trong danh mục nhà cung cấp ✓ Tại tab Thuế, nhập tiền thuế xuất khẩu để chương trình tự hạch toán tiền thuế xuất khẩu ✓ Nhập thông tin chi tiết khác giống Chứng từ bán hàng xuất khẩu
  12. 3.5 CẤP SỐ HÓA ĐƠN • Mục đích: Khi sử dụng phần mềm để quản lý hóa đơn, trên hóa đơn NSD không được nhập tay số hóa đơn mà phải thực hiện cấp số hóa đơn cho từng hóa đơn đã lập • Cách thực hiện: ✓ Trên hóa đơn bán hàng, hóa đơn giảm giá hàng bán, hóa đơn trả lại hàng bán, Chuyển kho (phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho gửi bán đại lý), NSD nhấn nút Cấp số HĐ ✓ Xuất hiện giao diện cấp số hóa đơn, chương trình tự động hiển thị số hóa đơn tiếp theo số hóa đơn trước ✓ Nhấn Đồng ý ➔ Chương trình sẽ hiển thị số hóa đơn vào thông tin hóa đơn của chứng từ
  13. 3.6 MỘT SỐ NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG KHÁC • Bán hàng từ Báo giá • Bán hàng từ Đơn đặt hàng • Lập chứng từ bán hàng trước, xuất hóa đơn sau • Xuất hóa đơn trước cho khách hàng, lập chứng từ bán hàng ghi nhận doanh thu sau
  14. 3.6.1 BÁN HÀNG TỪ BÁO GIÁ • Mục đích: Để kế thừa thông tin từ báo giá lấy lên chứng từ bán hàng, giúp tiết kiệm thời gian nhập liệu • Cách thực hiện: ✓ Vào Bán hàng, chọn tab Bán hàng ✓ Nhấn Thêm ✓ Kích chuột vào biểu tượng để chọn Lập từ Báo giá ✓ Nhập số báo giá hoặc click chọn biểu tượng tìm kiếm báo giá ✓ Sau khi chọn báo giá, nhấn Đồng ý, chương trình sẽ lấy thông tin khách hàng và hàng hóa từ Báo giá sang chứng từ bán hàng
  15. 3.6.2 BÁN HÀNG TỪ ĐƠN ĐẶT HÀNG • Mục đích: Để kế thừa thông tin từ đơn đặt hàng lấy lên chứng từ bán hàng • Cách thực hiện: ✓ Vào Bán hàng, chọn tab Bán hàng ✓ Nhấn Thêm ✓ Chọn Lập từ Đơn đặt hàng ✓ Nhập số Đơn đặt hàng hoặc kích chuột vào biểu tượng tìm kiếm Đơn đặt hàng ✓ Sau khi chọn các mặt hàng của đơn hàng, nhấn Đồng ý, chương trình sẽ lấy thông tin khách hàng và hàng hóa từ Đơn đặt hàng sang chứng từ bán hàng
  16. 3.6.3 LẬP CHỨNG TỪ BÁN HÀNG TRƯỚC, LẬP HOÁ ĐƠN SAU • Đáp ứng các nghiệp vụ sau: ✓ Trong tháng xuất hàng và ghi nhận doanh thu, cuối tháng xuất hóa đơn chung cho các lần bán hàng trong tháng ✓ Trong ngày bán hàng nhưng không xuất hóa đơn vì người mua không lấy hóa đơn, cuối ngày lập hóa đơn tổng hợp cho các lần bán hàng chưa xuất hóa đơn • Cách thực hiện: ➢ Bước 1: Lập chứng từ bán hàng ✓ Thêm mới chứng từ bán hàng, Bỏ tích chọn Lập kèm hóa đơn, khi đó chứng từ bán hàng sẽ có tình trạng là chưa lập hóa đơn
  17. 3.6.3 LẬP CHỨNG TỪ BÁN HÀNG TRƯỚC, LẬP HOÁ ĐƠN SAU ➢ Bước 2: Lập hóa đơn • Cách 1: Nhấn nút Lập HĐ trên chứng từ bán hàng, chương trình sẽ sinh ra Hóa đơn bán hàng với nội dung giống với chứng từ bán hàng • Cách 2: Trên danh sách chứng từ bán hàng, chọn chứng từ bán hàng cần lập hóa đơn, kích chuột phải chọn chức năng Lập hóa đơn
  18. 3.6.3 LẬP CHỨNG TỪ BÁN HÀNG TRƯỚC, LẬP HOÁ ĐƠN SAU • Cách 3: ✓ Vào tab Xuất hóa đơn của phân hệ Bán hàng ✓ Nhấn Thêm ✓ Nhấn biểu tượng tìm kiếm, hiển thị giao diện Chọn chứng từ bán chưa lập hóa đơn ✓ Tích chọn các chứng từ cần lập hóa đơn và nhấn Đồng ý ✓ Nội dung các chứng từ bán hàng sẽ được lấy sang hóa đơn ✓ Nhấn Cất
  19. 3.6.3 LẬP CHỨNG TỪ BÁN HÀNG TRƯỚC, LẬP HOÁ ĐƠN SAU ➢ Bước 3: Cấp số hóa đơn • Trên hoá đơn vừa lập, nếu đơn vị sử dụng phần mềm để quản lý hoá đơn thì NSD nhấn vào nút “ Cấp số HĐ” • Nếu đơn vị không sử dụng phần mềm quản lý hoá đơn thì NSD tự nhập vào hoá đơn các thông tin: Mẫu số HĐ, Ký hiệu HĐ, số HĐ
  20. 3.6.4 XUẤT HOÁ ĐƠN TRƯỚC, LẬP CHỨNG TỪ BÁN HÀNG SAU • Để đáp ứng trường hợp kế toán bán hàng xuất hoá đơn cho khách hàng trước, cuối ngày mới lập chứng từ bán hàng để ghi nhận doanh thu. • Cách thực hiện gồm 3 bước: ➢ Bước 1: Lập hoá đơn bán hàng ✓ Vào tab Xuất hóa đơn của phân hệ Bán hàng ✓ Nhấn Thêm ✓ Nhập đầy đủ các thông tin trên hoá đơn, rồi nhấn Cất
  21. 3.6.4 XUẤT HOÁ ĐƠN TRƯỚC, LẬP CHỨNG TỪ BÁN HÀNG SAU ➢ Bước 2: Cấp số hóa đơn • Trên hoá đơn vừa lập, nếu đơn vị sử dụng phần mềm để quản lý hoá đơn thì NSD nhấn vào nút “ Cấp số HĐ” • Nếu đơn vị không sử dụng phần mềm quản lý hoá đơn thì NSD tự nhập vào hoá đơn các thông tin: Mẫu số HĐ, Ký hiệu HĐ, số HĐ
  22. 3.6.4 XUẤT HOÁ ĐƠN TRƯỚC, LẬP CHỨNG TỪ BÁN HÀNG SAU ➢ Bước 3: Lập chứng từ bán hàng • Có 3 cách để lập chứng từ bán hàng • Cách 01: Nhấn nút Lập CTBH trên giao diện hoá đơn vừa nhập, chương trình sẽ sinh ra chứng từ bán hàng với nội dung giống với hoá đơn. • Cách 02: Trên danh sách hoá đơn, chọn hoá đơn muốn lập chứng từ bán hàng, nhấp phải chuột chọn Lập chứng từ bán hàng
  23. 3.6.4 XUẤT HOÁ ĐƠN TRƯỚC, LẬP CHỨNG TỪ BÁN HÀNG SAU ➢ Bước 3: Lập chứng từ bán hàng • Cách 03: Lập chứng từ bán hàng bên tab Bán hàng • Vào Bán hàng, chọn tab Bán hàng • Nhấn Thêm • Tích bỏ ô “ Lập kèm hoá đơn” • Chọn biểu tượng , chọn Lập từ hoá đơn ✓ Nhấn biểu tượng tìm kiếm, hiển thị giao diện Chọn chứng từ hoá đơn chưa lập chứng từ bán hàng ✓ Chọn khách hàng muốn lập chứng từ bán hàng ✓ Tích chọn các hoá đơn cần lập chứng từ bán hàng và nhấn Đồng ý ✓ Thông tin trên hoá đơn sẽ tự động lấy lên chứng từ bán hàng ✓ Nhấn Cất
  24. 3.6.5 Một số lưu ý ❖ Lưu ý: • Một chứng từ bán hàng chỉ lập cho 1 khách hàng để lên các báo cáo bán hàng theo đối tượng và báo cáo công nợ. • Khi lập chứng từ bán hàng từ hoá đơn bán hàng chỉ chọn được một, hay nhiều hoá đơn của 1 khách hàng. • Khi lập chứng từ bán hàng mà mặt hàng và khách hàng nằm trong chính sách giá bán NSD đã lập thì phần mềm tự động lấy đơn giá lên cho đơn vị. • Khi Lập chứng từ bán hàng, đơn giá bán sẽ tự động lấy đơn giá gần nhất của mặt hàng theo từng khách hàng. • Trường hợp đơn vị sử dụng phương pháp đích danh thì khi lập chứng từ bán hàng, NSD nhấn F8 để chọn chứng từ đối trừ • Tại giao diện lập chứng từ bán hàng, NSD có thể tra cứu số lượng tồn bằng cách nhấp phải chuột trên giao diện chứng từ bán hàng, chọn “ Xem số tồn
  25. 4. TRẢ LẠI HÀNG BÁN • Mục đích: Lập chứng từ hàng bán bị trả lại trong trường hợp hàng đã bán nhưng KH phát hiện hàng kém chất lượng, không đúng quy cách phải trả lại để giảm trừ công nợ của khách hàng • Cách thực hiện: ✓ Vào tab Trả lại hàng bán ✓ Thêm mới chứng từ Trả lại hàng bán ✓ Lựa chọn loại Bán hàng hóa , dịch vụ ✓ Nhập số chứng từ hoặc số hóa đơn bán hàng bị trả lại vào ô chọn ➔ Chương trình sẽ tự động lấy thông tin khách hàng và hàng hóa sang chứng từ trả lại ✓ Nhập số lượng trả lại của từng mặt hàng
  26. 4. TRẢ LẠI HÀNG BÁN ✓ Sửa khi Cất chứng từ hàng bán bị trả lại, chương trình sẽ tự động sinh ra Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại ✓ Đơn giá nhập kho: o Đối với pp tính giá bình quân: Lựa chọn Nhập đơn giá bằng tay hoặc Lấy từ đơn giá BQCK o Đối với các pp tính giá xuất kho khác: Lưa chọn Nhập đơn giá bằng tay hoặc Lấy từ giá xuất kho
  27. 5. GIẢM GIÁ HÀNG BÁN • Mục đích: Lập chứng từ giảm giá hàng đã bán cho khách hàng trong trường hợp hàng đã bán nhưng KH phát hiện hàng kém chất lượng, không đúng quy định, DN chấp nhận giảm giá cho khách hàng • Cách thực hiện: ✓ Vào tab Giảm giá hàng bán ✓ Thêm mới chứng từ Giảm giá hàng bán ✓ Lựa chọn loại Bán hàng hóa , dịch vụ ✓ Nhập số chứng từ hoặc số hóa đơn bán hàng cần giảm giá vào ô chọn ➔ Chương trình sẽ tự động lấy thông tin khách hàng và hàng hóa sang chứng từ giảm giá hàng bán ✓ Nhập Thành tiền giảm giá của từng mặt hàng vào cột Thành tiền
  28. 6. Một số tiện ích khác • Đối trừ công nợ • Bù trừ công nợ • Quản lý công nợ • Thiết lập chính sách giá
  29. 6.1 ĐỐI TRỪ CHỨNG TỪ ➢ Mục đích: Đối trừ chứng từ công nợ với chứng từ thanh toán để giảm trừ công nợ của khách hàng theo từng hoá đơn ➢ Cách thực hiện: • Thực hiện chức năng Đối trừ chứng từ trên phân hệ Bán hàng • Chọn TK công nợ, ngày đối trừ, loại tiền • Nhấn lấy dữ liệu • Tích chọn các KH cần đối trừ và nhấn Thực hiện
  30. 6.1 ĐỐI TRỪ CHỨNG TỪ ➢ Chương trình tự động đối trừ các KH được chọn ➢ Nhấn Xem chi tiết để xem chi tiết các chứng từ được đối trừ ➢ NSD có thể sửa lại số được đối trừ ➢ Sau khi kiểm tra lại số đối trừ, nhấn Hoàn thành. ➔ Nếu đối trừ chứng từ ngoại tệ, mà có phát sinh chênh lệch tỷ giá thì chương trình sẽ tự sinh ra chứng từ xử lý chênh lệch tỷ giá từ việc đối trừ.
  31. 6.2 BÙ TRỪ CÔNG NỢ ➢ Mục đích: Bù trừ chứng từ công nợ phải thu với chứng từ công nợ phải trả để xác định công nợ thực tế của một đối tượng theo từng hoá đơn. ➢ Cách thực hiện: • Thực hiện chức năng Đối trừ chứng từ trên phân hệ Bán hàng • Chọn các tham số và nhấn Lấy dữ liệu, chương trình hiển thị các chứng từ công nợ phải thu và công nợ phải trả • Tích chọn các chứng từ cần đối trừ với nhau • Nhấn Bù trừ, chương trình sẽ sinh ra chứng từ hạch toán bù trừ công nợ
  32. 6.3 QUẢN LÝ CÔNG NỢ • Bao gồm : Theo dõi công nợ phải thu, và Lập kế hoạch thu nợ ❖ Theo dõi công nợ phải thu ✓ Vào Bán hàng, chọn tab Công nợ ✓ Tại đây giúp NSD biết được công nợ của từng khách hàng tại bất kỳ thời điểm nào ✓ Biết được trong đó nợ trước hạn là bao nhiêu, nợ quá hạn là bao nhiêu và từng tình trạng nợ của khách hàng đó nợ bao nhiêu ✓ Từng chứng từ nợ, thu nợ phát sinh của từng khách hàng.
  33. 6.3 QUẢN LÝ CÔNG NỢ ❖ Theo dõi công nợ phải thu ✓ Cho phép NSD tự thiết lập các khoảng nợ trước hạn, quá hạn để theo dõi theo nhu cầu quản trị của từng doanh nghiệp
  34. 6.3 QUẢN LÝ CÔNG NỢ ❖ Lập kế hoạch thu nợ ✓ Phần mềm cho phép NSD lập kế hoạch thu nợ và tự động đánh giá kết quả thu nợ. ✓ Vào Bán hàng, tab Thu nợ ✓ Điền thông tin vào màn hình Thêm đợt thu nợ, rồi nhất Cất
  35. 6.3 QUẢN LÝ CÔNG NỢ ❖ Lập kế hoạch thu nợ ✓ Chọn đợn thu nợ vừa thêm, nhấn nút “Thêm khách hàng thu nợ” ✓ Lọc và tích chọn các khách hàng trong danh sách , rồi nhấn Cất
  36. 6.3 QUẢN LÝ CÔNG NỢ ❖ Lập kế hoạch thu nợ ✓ Trong quá trình thu nợ, NSD cập nhật tình hình thu nợ vào kế hoạch thu nợ đã lập bằng cách: ✓ Chọn đợt thu nợ muốn cập nhật thông tin ✓ Chọn khách hàng muốn cập nhật kết quả ở phần chi tiết ✓ Nhấn nút ” Cập nhật kết quả thu nợ”
  37. 6.3 QUẢN LÝ CÔNG NỢ ❖ Lập kế hoạch thu nợ ✓ Kết quả thu nợ: Nhập thông tin về lời hứa hẹn của khách hàng, hay kết quả có thu được nợ hay không ✓ Ngày hẹn trả: Chọn ngày khách hàng hẹn trả nợ để theo dõi ✓ Ghi chú: Nhập các thông tin cần ghi chú ✓ Sau đó nhấn Cất
  38. 6.3 QUẢN LÝ CÔNG NỢ ➢ Khi khách hàng trả nợ, kế toán thu tiền của khách hàng thì phần mềm sẽ tự động cập nhật thông tin vào cột số đã thu ➢ Phần mềm cũng tự động tính tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của đợt thu nợ.
  39. 6.3 QUẢN LÝ CÔNG NỢ ➢ MISA cung cấp các báo cáo, biểu đồ về công nợ giúp NSD để dàng quản lý
  40. 6.3 QUẢN LÝ CÔNG NỢ Biểu đồ trên bàn làm việc
  41. 6.4 THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH GIÁ • Chức năng này cho phép quý vị thiết lập mức giá bán của từng hàng hóa, dịch vụ theo các nhóm khách hàng khác nhau hoặc theo từng đối tượng cụ thể để áp dụng tại một khoảng thời gian nhất định. • Quý vị vào menu Nghiệp vụ\Bán hàng\Chính sách giá, chọn Thêm trên thanh công cụ: • Để xây dựng một chính sách giá cần thực hiện theo 5 bước: ✓ Bước 1: Xây dựng chính sách giá ✓ Bước 2: Xác định hàng hóa ✓ Bước 3: Xác định khách hàng ✓ Bước 4: Xây dựng giá bán ✓ Bước 5: Xây dựng chiết khấu
  42. 6.4 THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH GIÁ ➢ Bước 1: Xây dựng chính sách giá • Khai báo Tên chính sách giá và nhập mô tả chi tiết về chính sách giá sẽ áp dụng tại doanh nghiệp • Chọn Loại tiền và đơn vị tính để lập trên chính sách giá. ➔ Lưu ý đối với thông tin Đơn vị tính: Khi chọn đơn vị tính để lập chính sách giá là đơn vị chính, hay đơn vị chuyển đổi 1, đơn vị chuyển đổi 2 thì khi quý vị chọn hàng hoá để lập chính sách giá, phần mềm sẽ tự động lọc ra các vật tư hàng hóa có sử dụng đơn vị tính tương ứng, ví dụ (lập chình sách giá cho đơn vị chuyển đổi 1 thì trên danh sách sẽ liệt kê những VTHH có khai báo đơn vị chuyển đổi 1.) • Nhấn Tiếp theo để chuyển sang bước 2
  43. 6.4 THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH GIÁ ➢ Bước 2: Xác định hàng hóa, dịch vụ sẽ áp dụng chính sách giá • Chọn hàng hóa được áp dụng theo chính sách giá ➔ Trường hợp muốn chọn tất cả hàng hóa, dịch vụ đã được khai báo trên danh mục vật tư hàng hóa vào chính sách giá, quý vị nhấn chuột phải và chọn chức năng Lấy lên tất cả vật tư hàng hóa ➔ Để loại bỏ bớt hàng hóa, dịch vụ ra khỏi chính sách giá đang khai báo, chọn hàng hóa đó trên danh sách, nhấn chuột phải và chọn Loại bỏ • Sau khi lựa chọn xong các hàng hoá, dịch vụ, nhấn Tiếp theo để chuyển sang bước Xác định khách hàng.
  44. 6.4 THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH GIÁ ➢ Bước 3: Xác định khách hàng • Khai báo Mã nhóm giá bán, Tên nhóm giá bán đồng thời mô tả chi tiết về khách hàng ➔ Lưu ý: Với mỗi chính sách giá, phần mềm sẽ tự động lấy lên các nhóm giá bán đã được thiết lập ở các chính sách giá trước đó. Nếu NSD không muốn áp dụng các nhóm giá bán đó, có thể nhấn chuột phải và chọn chức năng Xoá dòng để loại bỏ nhóm giá bán ra khỏi danh sách. • Thực hiện chọn khách hàng vào nhóm giá bán ✓ Tích chọn khách hàng được chọn vào nhóm giá bán ✓ Nhấn Chọn. ➔ Lưu ý: Mỗi khách hàng chỉ được chọn vào một nhóm giá bán của chính sách giá ✓ Kiểm tra lại danh sách khách hàng được lựa chọn vào nhóm giá bán, muốn loại bỏ bớt khách hàng nào, quý vị chọn khách hàng sau đó nhấn Loại bỏ • Sau khi thiết lập được danh sách khách hàng theo nhóm giá bán, nhấn Tiếp theo.
  45. 6.4 THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH GIÁ
  46. 6.4 THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH GIÁ ➢ Bước 4: Xây dựng giá bán cho từng nhóm • Phần mềm đã tự động lấy nhóm giá bán đã được thiết lập tại bước 3. • Tại cột Dựa trên quý vị chọn 1 trong 5 giá trị: Giá nhập gần nhất, Giá bán cố định, Giá bán 1 trong danh mục, Giá bán 2 trong danh mục, Giá bán 3 trong danh mục. ✓ Giá nhập gần nhất: lấy theo đơn giá mua của vật tư hàng hóa trên Danh mục (Đơn giá này được cập nhật theo giá nhập gần nhất của vật tư hàng hóa). ✓ Giá bán cố định: lấy theo Đơn giá cố định tại thông tin Đơn giá bán. ✓ Giá bán 1 trong danh mục: lấy theo Đơn giá bán 1 tại thông tin Đơn giá bán. ✓ Giá bán 2 trong danh mục: lấy theo Đơn giá bán 2 tại thông tin Đơn giá bán. ✓ Giá bán 3 trong danh mục: lấy theo Đơn giá bán 3 tại thông tin Đơn giá bán. • Chọn phương pháp xác định giá bán mới là Tăng giảm % hay Tăng giảm theo số tiền.(nếu giảm thì nhập dấu trừ phiế trước) • Sau khi thiết lập các căn cứ để xây dựng chính sách giá mới, quý vị nhấn Tiếp theo để thực hiện thiết lập chiết khấu cho chính sách giá.
  47. 6.4 THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH GIÁ
  48. 6.4 THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH GIÁ ➢ Bước 5: Xây dựng chiết khấu cho từng nhóm giá bán • Lựa chọn phương thức xác định mức chiết khấu theo giá bán mới là Theo tỷ lệ % hay Theo số tiền/1 đơn vị số lượng. • Nhập % hoặc số tiền chiết khấu được hưởng theo giá bán mới (chọn Theo tỷ lệ % và nhập tỷ lệ 2). • Sau đó nhấn Tiếp theo.
  49. 6.4 THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH GIÁ ➔ Màn hình sẽ hiển thị danh sách các Vật tư hàng hóa, cùng Giá bán và chính sách chiết khấu cho nhóm khách hàng. • Kiểm tra lại các thông tin, nếu muốn điều chỉnh lại thông tin, có thể nhấn Quay lại để thay đổi. • Kiểm tra xong, nhấn Cất để hoàn thành việc thiết lập chính sách giá.
  50. 6.4 THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH GIÁ • Lưu ý: ✓ Khi lập chứng từ bán hàng thì phần mềm sẽ kiểm tra xem vật tư hàng hóa và khách hàng đang chọn có nằm trong chính sách giá đang áp dụng không, nếu có thì sẽ ưu tiên lấy giá bán và chiết khấu trong chính sách giá lên ✓ Trong 1 khoảng thời gian nhất định, một mặt hàng, 1 khách hàng chỉ áp dụng một chính sách giá ✓ Trường hợp muốn thay đổi chính sách giá mới thì quý vị nên Ngừng áp dụng chính sách cũ trước, sau đó mới lập chính sách giá mới để giúp quý vị quản lý được các chính sách giá đã áp dụng trong năm và dễ dàng tra cứu khi cần.
  51. 7. XEM BÁO CÁO • Xem các báo cáo phân tích tại tab Báo cáo phân tích ✓ Nhấn Chọn báo cáo ✓ Sau đó, chọn báo cáo cần xem ✓ Chọn tham số báo cáo và nhấn Đồng ý
  52. 7. XEM BÁO CÁO • Hoặc xem báo cáo phân hệ Bán hàng tại mục Báo cáo