Bài giảng Tin học đại cương - Chương 8: Công thức trong Excel

ppt 25 trang phuongnguyen 6480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học đại cương - Chương 8: Công thức trong Excel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tin_hoc_dai_cuong_chuong_8_cong_thuc_trong_excel.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tin học đại cương - Chương 8: Công thức trong Excel

  1. Công thức trong Excel
  2. Nội dung ◼ Tổng quan về công thức trong Excel ◼ Phép tóan và hàm trong Excel ◼ Nhóm hàm số học ◼ Nhóm hàm thống kê ◼ Nhóm hàm xử lý chuỗi ◼ Nhóm hàm ngày giờ ◼ Nhóm hàm luận lý ◼ Nhóm hàm tìm kiếm PTIT, 2011 Tin học đại cương 2
  3. Công thức Excel ◼ Công thức (formular) trong Excel bắt đầu bởi dấu bằng (=) và có thể chứa các thành phần sau: Địa chỉ ô/vùng Các phép tóan số học và luận lý Các giá trị số hoặc ký tự Các hàm của Excel (function) Ví dụ: =Sum(A5:A10)/6 PTIT, 2011 Tin học đại cương 3
  4. Phép tóan trong Excel + Phép cộng / Phép chia - Phép trừ ^ Phép lũy thừa * Phép nhân & Phép nối chuỗi = So sánh bằng > So sánh lớn hơn = So sánh lớn hơn hoặc bằng So sánh khác Các phép so sánh cho kết quả là TRUE nếu biểu thức đúng và FALSE nếu biểu thức sai PTIT, 2011 Tin học đại cương 4
  5. Thứ tự thực hiện phép tóan trong biểu thức ◼ Phép tóan trong ngoặc thực hiện trước ◼ Phép tóan có độ ưu tiên cao thực hiện trước Phép tóan Độ ưu tiên ^ 1 * và / 2 + và - 3 & 4 Các phép so sánh 5 PTIT, 2011 Tin học đại cương 5
  6. Hàm trong Excel ◼ Hàm (function) là tên của một thao tác đã được định nghĩa sẵn trong Excel. ◼ Tên hàm luôn đi kèm với một cặp dấu ngoặc đơn. ◼ Hàm có thể có một đối số (argument), nhiều đối số hoặc không có đối số, ví dụ: INT(12,5) SUM(2;5;10) NOW() PTIT, 2011 Tin học đại cương 6
  7. Đưa công thức vào bảng tính ◼ Di chuyển đến ô chứa công thức, nhập dấu = và phần còn lại của công thức, Enter để kết thúc. ◼ Dùng chức năng Insert Formular ◼ Để chỉnh sửa công thức đã nhập: Double-click vào ô chứa công thức Dùng phím F2 Dùng thanh công thức PTIT, 2011 Tin học đại cương 7
  8. Địa chỉ ô và địa chỉ vùng ◼ Địa chỉ tương đối (relative referrence): sẽ thay đổi khi sao chép công thức sang ô khác, ví dụ A25 ◼ Địa chỉ tuyệt đối (absolute reference): giữ cố định khi sao chép công thức, ví dụ: $A$25 ◼ Địa chỉ hỗn hợp (mixed reference): có cột hoặc dòng cố định còn phần kia thay đổi, ví dụ: $A25, A$25 ◼ Địa chỉ vùng: ô đầu tiên:ô cuối cùng, ví dụ: A1:B25. Địa chỉ vùng cũng có thể là địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ tương đối hoặc hỗn hợp. PTIT, 2011 Tin học đại cương 8
  9. Xử lý công thức lỗi #DIV/0! Lỗi chia 0 #NAME? Nhập chuỗi thiếu dấu nháy kép “ ” #N/A Tham chiếu không hợp lệ, không tìm thấy #NUM! Giá trị số bị sai #REF! Tham chiếu không hợp lệ (ô đã bị xóa) #VALUE! Kiểu dữ liệu không hợp lệ PTIT, 2011 Tin học đại cương 9
  10. Một số kỹ năng dùng công thức Tránh dùng trực tiếp giá trị trong công thức! (ghi giá trị cần dùng vào một ô và tham chiếu tới nó) Dùng Formular bar để tính giá trị khi không cần lưu công thức (nhập công thức bình thường và ấn F9) Sao chép nguyên dạng công thức (Doulble-click ô chứa công thức, chọn phần công thức cần sao chép ) PTIT, 2011 Tin học đại cương 10
  11. Nhóm hàm số học ◼ Hàm ABS(n): trả về giá trị tuyệt đối của n  Ví dụ: ABS(-15,2) = 15,2 ◼ Hàm INT(n): trả về phần nguyên của n  Ví dụ: INT(15,2) = 15; INT(-6,3) = ??? ◼ Hàm MOD(a,b): trả về phần dư của phép chia a cho b  Ví dụ: MOD(5;2) = 1; MOD(-7;3) = ??? ◼ Hàm ROUND(a,n): làm tròn số a đến n chữ số.  Ví dụ: ROUND(15,21;1)= 15,2; ROUND(15,21;-1) = ? PTIT, 2011 Tin học đại cương 11
  12. Nhóm hàm thống kê ◼ Hàm AVERAGE(a, b, c, ): tính giá trị trung bình. Ví dụ: AVERAGE(2;4;6) = 4 ◼ Hàm MAX(a, b, c, ): tìm giá trị lớn nhất Ví dụ: MAX(3; -1; 10) = 10 ◼ Hàm MIN(a, b, c, ): tìm giá trị nhỏ nhất Ví dụ: MIN(3; -1; 10) = -1 ◼ Hàm SUM(a, b, c, ): tính tổng các số. Ví dụ: SUM(3; -1; 10) = 12 PTIT, 2011 Tin học đại cương 12
  13. Nhóm hàm thống kê (tt) ◼ Hàm COUNT(range): đếm số phần tử số trong vùng. ◼ Hàm COUNTA(range): đếm số phần tử không rỗng trong vùng range. ◼ Hàm RANK(n; range; order): cho biết thứ tự của số n trong vùng range. order = 0 (mặc định) thứ tự từ cao xuống thấp order = 1: thứ tự từ thấp lên cao. PTIT, 2011 Tin học đại cương 13
  14. Nhóm hàm thống kê (tt) ◼ Hàm COUNTIF(range; criteria): đếm số phần tử trong vùng range thỏa điều kiện criteria. Đếm số khách hàng là nữ: =COUNTIF(C3:C7;”Nữ”) Đếm số khách hàng lớn hơn 25 tuổi: =COUNTIF(D3:D7;”>25”) PTIT, 2011 Tin học đại cương 14
  15. Nhóm hàm thống kê (tt) ◼ Hàm SUMIF(range; criteria; sum_range): tính tổng các phần tử trong vùng sum_range thỏa mãn điều kiện criteria trên vùng range. Tính tổng tiền hoa hồng của khách hàng nữ: =SUMIF(C3:C7;”Nữ”;D3:D7) PTIT, 2011 Tin học đại cương 15
  16. Nhóm hàm xử lý chuỗi ◼ Hàm LEFT(s; n): trả về n ký tự tính từ bên trái của chuỗi s. Ví dụ: LEFT(“Hello”; 2) = “He” ◼ Hàm RIGHT(s; n): trả về n ký tự tính từ bên phải của chuỗi s. Ví dụ: RIGHT(“Hello”; 2) = “lo” ◼ Hàm MID(s; i; n): lấy n ký tự giữa chuỗi s tính từ vị trí i sang bên phải Ví dụ: MID(“Hello”; 3; 2) = “ll” PTIT, 2011 Tin học đại cương 16
  17. Nhóm hàm xử lý chuỗi (tt) ◼ Hàm LOWER(s): chuyển các ký tự trong chuỗi s thành chữ thường. Ví dụ: LOWER(“Hello”) = “hello” ◼ Hàm UPPER(s): chuyển các hàm trong chuỗi s thành chữ hoa. Ví dụ: UPPER(“Hello”) = “HELLO” ◼ Hàm VALUE(s): chuyển chuỗi s thành số Ví dụ: VALUE(“2008”) = 2008 PTIT, 2011 Tin học đại cương 17
  18. Bài tập PTIT, 2011 Tin học đại cương 18
  19. Nhóm hàm ngày giờ ◼ Hàm NOW(): trả về ngày giờ hiện hành trên hệ thống ◼ Hàm TODAY(): trả về ngày hiện hành trên hệ thống. ◼ Hàm DAY(n), MONTH(n), YEAR(n): trả về ngày, tháng, năm từ một số nguyên n ◼ Hàm HOUR(n), MINUTE(n), SECOND(n): trả về giờ, phút, giây từ số nguyên n. PTIT, 2011 Tin học đại cương 19
  20. Nhóm hàm luận lý ◼ Hàm AND(a,b,c, ): thực hiện phép AND giữa các biểu thức luận lý a, b, c, Kết quả trả về là TRUE hoặc FALSE. Ví dụ: AND(“5>3”;”4=6”) = FALSE ◼ Hàm OR(a,b,c, ): thực hiện phép OR giữa các biểu thức luận lý a, b, c, Kết quả trả về là TRUE hoặc FALSE Ví dụ: OR(“5>3”;”4=6”) = TRUE PTIT, 2011 Tin học đại cương 20
  21. Nhóm hàm luận lý (tt) ◼ Hàm IF(đk;A; B): nếu biểu thức luận lý đk đúng thì trả về giá trị A, sai thì trả về giá trị B. Ví dụ: IF(A1 10;IF(A1<20);”Đủ”;”Dư”);”Thiếu”) PTIT, 2011 Tin học đại cương 21
  22. Nhóm hàm tìm kiếm ◼ Hàm VLOOKUP(value, range, index,i): tìm giá trị value ở dòng đầu tiên trong vùng range, nếu có thì trả về giá trị tương ứng ở cột index, đặt i=0 nếu cột đầu tiên của vùng range chưa sắp xếp theo thứ tự tăng, ngược lại thì đặt i=1 Tìm điểm LT của SV Cúc: =VLOOKUP(“Cúc”;A1:C5;2;0) Tìm điểm TH của SV Lan: =VLOOKUP(“Lan”;A1:C5;3;0) PTIT, 2011 Tin học đại cương 22
  23. Nhóm hàm tìm kiếm (tt) ◼ Hàm HLOOKUP(value, range, index,i): tìm giá trị value ở cột đầu tiên trong vùng range, nếu có thì trả về giá trị tương ứng ở dòng index, đặt i=0 nếu dòng đầu tiên của vùng range chưa sắp xếp theo thứ tự tăng, ngược lại thì đặt i=1 Tìm điểm LT của SV Cúc: =HLOOKUP(“Điểm LT”;A1:C5;4;0) Tìm điểm TH của SV Lan: =HLOOKUP(“Điểm TH”;A1:C5;3;0) PTIT, 2011 Tin học đại cương 23
  24. Bài tập 2 ◼ Chọn 2 trong số 5 bài tập Excel trên Website, thực hiện đầy đủ các yêu cầu, chú ý trình bày bảng tính. Hai bài làm trên 2 sheet khác nhau của cùng 1 workbook, đặt tên workbook là tên SV, nén lại bằng winrar. Gởi bằng e-mail. ◼ Thời hạn: 24h, 15/1/2009 Chú ý: gởi bằng cách khác e-mail trừ 5 điểm. PTIT, 2011 Tin học đại cương 24
  25. Bài tập Lập bảng tính tiền điện PTIT, 2011 Tin học đại cương 25