Bài giảng Tín dụng

ppt 42 trang phuongnguyen 4620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tín dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tin_dung.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tín dụng

  1. NHÓM 3 TÍN DỤNG THÀNH VIÊN: PHAN THỊ NGỌC THÙY NGUYỄN THỊ LỆ MY NGHI ĐẶNG ANH ĐÀO VÕ THỊ CẨM NHUNG
  2. I. KHÁI NIỆM II. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG III. BẢN CHẤT CỦA TÍN DỤNG IV. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG V. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG VI. TÍN DỤNG QUỐC TẾ
  3. KHÁI NIỆM Tín dụng xuất phát từ gốc từ Latinh Gredittum - tức là tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn.
  4. KHÁI NIỆM Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng khi nào chứa đầy đủ 3 nội dung: ⚫Có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn). ⚫Một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ. ⚫Có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu.
  5. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN Sự ra đời của tín dụng ⚫Có sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa ⚫Có nhu cầu vay vốn để bù đắp thiếu hụt tạm thời
  6. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN Quan hệ tín dụng nặng lãi Chủ thể của quan hệ tín dụng nặng lãi ⚫ Người đi vay: ngày nay người đi vay chủ yếu là người lao động bình thường, thương nhân ⚫ Người cho vay: những người kinh doanh thương nghiệp tiền tệ, người giàu có, Nguyên nhân xuất hiện tín dụng nặng lãi ⚫ Trong xã hội có một bộ phận người dân có tiền dự phòng nhưng vẫn chưa dùng đến, bên cạnh đó lại có một bộ phận cần tiền gấp để sử dụng, phải chấp nhận mức lãi suất cao ⚫ Do cung nhỏ hơn cầu
  7. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN Đặc điểm ⚫ Lãi suất cao, có khi lên đến 40-50%, thậm chí là 100 hay 200% ⚫ Mục đích vay là tiêu dùng, giải quyết khó khăn trong cuộc sống. ⚫ Có nhiều hình thức vận động vốn, bằng tiền hoặc hiện vật. Tín dụng nặng lãi trong quan hệ ngày nay Trong điều kiện ngày nay, tín dụng nặng lãi còn tồn tại khá phổ biến, do: ⚫ Ảnh hưởng của chế độ phong kiến ⚫ Thu nhập thấp ⚫ Hệ thống tín dụng chưa phát triển
  8. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN Sự phát triển của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của tín dụng: ⚫ Sự khác nhau trong chu kỳ sản xuất và tính chất thời vụ ởmỗi doanh nghiệp. ⚫ Quá trình tái sản xuất là một quá trình liên tục trên cơ sở phân công và hợp tác trên toàn hệ thống kinh tế. ⚫ Trong nền kinh tế hiện đại, đặc điểm tuần hoàn vốn và yêu cầu của quá trình tiết kiệm và đầu tư đòi hỏi phải có tín dụng. Tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển một cách đa dạng: ⚫ Tổ chức ngân hàng và tổ chức tín dụng phát triển mạnh và rộng rãi khắp nơi. ⚫ Phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng vốn tín dụng với khối lượng ngày càng lớn. ⚫ Thu nhập cá nhân ngày càng tăng, nên có nhiều người tham gia vào hoạt động tín dụng.
  9. BẢN CHẤT CỦA TÍN DỤNG Tín dụng là: ⚫Quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay. ⚫Thông qua quá trình vận động của các quỹ tiền tệ để đáp ứng yêu cầu và lợi ích của họ. ⚫Từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
  10. BẢN CHẤT CỦA TÍN DỤNG Sự vận động của tín dụng: Quá trình vận động của tín dụng trải qua 3 giai đoạn ⚫ Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay: vốn tiền tệ hoặc giá tri vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang người đi ⚫ Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất: sau khi nhận được vốn tín dụng, người đi vay được sử dụng giá trị đó để thỏa mãn mục đích nhất định nhưng không có quyền sở hữu về giá tri đó. ⚫ Sự hoàn trả vốn tín dụng: sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay bao gồm cả gốc và lãi.
  11. BẢN CHẤT CỦA TÍN DỤNG Hoạt động của tín dụng trong tầm vĩ mô Cung của quỹ cho vay Trong nền kinh tế thị trường, cung của quỹ cho vay từ nhiều nguồn khác nhau: Tiết kiệm cá nhân: Số thu về tiết kiệm cá nhân, 1 phần được sử dụng để mua nhà, đất, hoặc đầu tư trực tiếp vào các chứng khoán; 1 phần còn lại đầu tư gián tiếp vào thị trường vốn và tiền tệ thông qua các ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tiết kiệm Tiết kiệm của doanh nghiệp: Là phần lợi nhuận không chia và khấu hao; số tiền này khi doanh nghiệp chưa sử dụng thì trở thành một bộ phận của quỹ cho vay thông qua thị trường vốn và tiền tệ. Mức thặng dư của ngân sách nhà nước: Bằng thu nhập trừ đi chi phí về hàng hóa và dịch vụ. Mức tăng của khối lượng tiền tệ cung ứng: cơ sở để tính mức tăng này là khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng và tiền trên tài khoản séc.
  12. BẢN CHẤT CỦA TÍN DỤNG Cầu về quỹ cho vay Trong nền linh tế hàng hóa tiền tệ, cầu của quỹ cho vay khá phong phú, đa dạng: ⚫ Nhu cầu đầu tư của quỹ doanh nghiệp: Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất về nhu cầu của quỹ cho vay ⚫ Nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân: Ở các nước phát triển tín dùng chiếm 1 tỷ trọng đáng kể. ⚫ Thâm hụt ngân sách của chính phủ: Khi NSNN bị thâm hụt thì Nhà nước phải đi vay thông qua phát hành công trái hay trái phiếu kho bạc để bù đắp khoản bội chi hàng năm.
  13. BẢN CHẤT CỦA TÍN DỤNG Đặc điểm của quỹ cho vay ⚫ Quỹ cho vay chủ yếu tập trung và phân phối thông qua các tổ chức tài chính tín dụng.Phân phối quỹ cho vay thường thực hiện bằng 2 cách: + Phân phối trực tiếp như mua trái phiếu doanh nghiệp. + Qua các tổ chức trung gian như ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tiết kiệm, quỹ bảo hiểm xã hội, HTX tín dụng và các tổ chức tài chính khác. ⚫ Quỹ cho vay vận động trên cơ sở hoàn trả và có lãi suất. Sự hoàn trả là đặc trưng riêng của quỹ tín dụng và nó được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng tín dụng giữa người cho vay và người đi vay.
  14. BẢN CHẤT CỦA TÍN DỤNG Tín dụng là phương thức huy động vốn quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Vì vậy sử dụng có hiệu quả phương thức này sẽ góp phần giải quyết nhu cầu đang là vấn đề cấp thiết cho sản xuất và đầu tư phát triển.
  15. HÌNH THỨC TÍN DỤNG Thời hạn tín dụng Đối tượng tín dụng Mục đích sử dụng vốn Chủ thể trong quan hệ tín dụng Đối tượng trả nợ
  16. HÌNH THỨC TÍN DỤNG Thời hạn tín dụng ⚫ Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn dưới hoặc bằng 1 năm. Thường được sử dụng để tạm thời bổ sung vốn lưu động và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. ⚫ Tín dụng trung hạn: Thời hạn từ trên 1 năm đến dưới hoặc bằng 5 năm. Được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ. ⚫ Tín dụng dài hạn: Thời hạn từ trên 5 năm trở lên. Dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.
  17. HÌNH THỨC TÍN DỤNG Đối tượng tín dụng ⚫ Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất. Thời hạn cho vay là ngắn hạn. ⚫ Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định, như mua sắm tài sản cố định, đổi mới kỹ thuật mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là trung và dài hạn.
  18. HÌNH THỨC TÍN DỤNG Mục đích sử dụng vốn ⚫ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác (cá nhân kinh doanh) để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. ⚫ Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như: mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc và những nhu cầu hằng ngày. Hình thức phát vay có thể bằng tiền hoặc dưới hình thức bán chịu hàng hóa. ⚫ Tín dụng học tập: là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học của sinh viên VD: Ngân hàng Miền Tây
  19. HÌNH THỨC TÍN DỤNG Chủ thể trong quan hệ tín dụng ⚫ Tín dụng nhà nước ⚫ Tín dụng thương mại ⚫ Tín dụng ngân hàng
  20. HÌNH THỨC TÍN DỤNG Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Công cụ bảo đảm quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là Giấy Nợ. Trong quan hệ tín dụng, Giấy Nợ còn được gọi là kì phiếu thương mại (thương phiếu) bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu. ⚫ Hối phiếu: do chủ nợ lập ra, yêu cầu người thiếu nợ thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. ⚫ Lệnh phiếu: do người thiếu nợ lập ra để cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
  21. HÌNH THỨC TÍN DỤNG Về hình thức, thương phiếu gồm 3 loại: ⚫ Thương phiếu vô danh: không ghi tên người thụ hưởng ⚫ Thương phiếu kí danh: có ghi tên người thụ hưởng ⚫ Thương phiếu định danh: có ghi tên người thụ hưởng nhưng không được quyền chuyển nhượng cho người khác. Ưu và nhược điểm của tín dụng thương mại: ⚫ Ưu: đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình và tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động được nhiều nguồn vốn. ⚫ Nhược: qui mô tín dụng hẹp, thời hạn cho vay ngắn, giới hạn về phương hướng và xuất hiện rủi ro tín dụng vì nó chỉ được thực hiện trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau.
  22. HÌNH THỨC TÍN DỤNG Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp vàcá nhân. ⚫ Ngân hàng đóng vai trò là người trung gian, trong quan hệ tín dụng nó là vừa là người cho vay vừa là người đi vay. ⚫ Cung cấp tín dụng dưới hình thức tiền tệ, bao gồm tiền mặt và bút tệ
  23. HÌNH THỨC TÍN DỤNG Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nước là người đi vay. ⚫ Chủ thể trong quan hệ tín dụng Nhà nước: người đi vay là Nhà nước trung ương, địa phương, còn người cho vay là người dân, ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế khác. ⚫ Mục đích: để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. ⚫ Hình thức tín dụng: tiền tệ. ⚫ Tín dụng Nhà nước bao gồm 2 loại: + Tín dụng ngắn hạn: phát hành tín phiếu + Tín dụng dài hạn: phát hành trái phiếu, công trái
  24. HÌNH THỨC TÍN DỤNG Đối tượng trả nợ ⚫ Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. ⚫ Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là 2 đối tượng khác nhau.
  25. CHỨC NĂNG & VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG Chức năng của tín dụng Có 2 chức năng: Phân phối tài nguyên của xã hội: được thưc hiện bằng 2 cách: ⚫ Phân phối trực tiếp: từ chủ thể tạm thời thừa vốn cho chủ thể tạm thời thiếu vốn. Phương pháp này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của các công ty. ⚫ Phân phối gián tiếp: phân phối thông qua các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng, HTX tín dụng, công ty tài chính. Trong đó phân phối qua ngân hàng chiếm vị trí quan trọng nhất. Ngân hàng tập trung vốn từ các xí nghiệp, cá nhân làm nguồn vốn cho vay, mặc khác ngân hàng phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng cho doanh nghiệp, cá nhân.
  26. CHỨC NĂNG & VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG Thúc đẩy lưu thông và sản xuất hàng hóa phát triển: ⚫ Khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại thông qua hoạt động tín dụng. Từ hoạt động này ngân hàng tạo ra tiền phục vụ cho sản xuất làm tăng phương tiện phục vụ quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. ⚫ Tiền do ngân hàng tạo ra: tiền tệ (tiền giấy và tiền kim loại không đủ giá trị) và bút tệ.
  27. CHỨC NĂNG & VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG Vai trò của tín dụng ⚫ Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuấtđược liên tục và đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. ⚫ Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. ⚫ Tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. ⚫ Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. ⚫ Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
  28. TÍN DỤNG QUỐC TẾ Khái niệm: Tín dụng quốc tế là khoản vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty, cá nhân
  29. TÍN DỤNG QUỐC TẾ Ưu điểm: - Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ nên người nhận đầu tư dễ chuyển thành các phương tiện đầu tư khác phù hợp với mục đích yêu cầu. - Nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền sử dụng vốn đầu tư cho các mục đích riêng của mình. - Chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định thông qua lãi suất tiền vay, không phụ thuộc vào hiệu qủa hoạt động của vốn ầuđ tư. Nhược điểm: - Hiệu quả sử dụng vốn có thể không cao do bên nước ngoài không trực tiếp điều hành mà hoàn toàn phụ thuộc vào nước đi vay. - Nhiều nước chủ đầu tư thông qua hình thức này đã trói buộc các nước tiếp nhận đầu tư vào vùng ảnh hưởng của mình.
  30. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ Tín dụng thương mại Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng phát sinh trên cơ sở mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các nhà nhập khẩu với nhau theo hợp đồng ngoai thương. Thực chất tín dụng thương mại là hình thức mua bán chịu giữa các nước với nhau. Tín dụng thương mại được thực hiện dưới hình thức sau: ⚫ Tín dụng thương mại cấp cho nhà xuất khẩu. ⚫ Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu. ⚫ Tín dụng của các nhà môi giới cấp cho các nhà xuất khẩu
  31. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ ⚫ Tín dụng thương mại cấp cho nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu cung cấp tín dụng dưới hình thức ứng trước tiền hàng cho nhà xuất khẩu. Số tiền ứng trước được hoàn trả bằng cách khấu trừ dần sau mỗi chuyến giao hàng theo những cách như sau: + Khấu trừ theo tỷ lệ cố định sau mỗi chuyến giao hàng. + Khấu trừ theo tỷ lệ tăng dần sau mỗi chuyến giao hàng. + Khấu trừ một lần vào chuyến giao hàng cuối cùng.
  32. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ ⚫ Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu Đây là loai tín dụng do nhà xuất khẩu cấp cho nhà nhập khẩu bằng các hình thức sau: + Tín dụng mở tài khoản: trên cơ sở hợp đồng ngoại thương được ký kết, nhà xuất khẩu mở tài khoản sau mỗi lần giao hàng ghi nợ cho nhà nhập khẩu, định kỳ nhà nhập khẩu thanh toán nợ cho nhà xuất khẩu. + Tín dụng chấp nhận hối phiếu: Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng, ký phát hối phiếu trả chậm (hối phiếu có kỳ hạn) đòi tiền nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu có nghĩa vụ ký chấp nhận hối phiếu, cam kết thanh toán hối phiếu đúng hạn.
  33. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ ⚫ Tín dụng của các nhà môi giới cấp cho các nhà xuất khẩu Những người môi giới cấp trực tiếp cho các nhà kinh doanh xuất khẩu khi có nhu cầu vốn. Thực chất nguồn vốn này là của ngân hàng mà người môi giới đóng vai trò trung gian. Những người môi giới hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp dưới hình thức các công ty độc lập, bằng nguồnố v n của ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng như chiết khấu hối phiếu, chấp nhận hối phiếu, cầm cố chứng từ, hàng hóa
  34. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng mà các ngân hàng cung cấp vốn cho các nhà xuất nhập khẩu, đa số là các khoản tín dụng ngắn hạn được thực hiện dưới các hình thức sau: ⚫ Tín dụng ngân hàng cấp cho nhà xuất khẩu ⚫ Tín dụng ngân hàng cấp cho nhà nhập khẩu
  35. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ ⚫ Tín dụng ngân hàng cấp cho nhà xuất khẩu Các ngân hàng cho nhà xuất khẩu vay dưới hình thức chiết khấu hối phiếu chưa đến hạn thanh toán, có nghĩa là ngân hàng mua lại hối phiếu trước khi đến hạn thanh toán và hối phiếu thuộc quyền sở hữu của ngânà h ng, khi đến hạn ngân hàng sẽ thu hồi nợ. ⚫ Tín dụng ngân hàng cấp cho nhà nhập khẩu Các ngân hàng cho nhà nhập khẩu vay để thanh toán hàng nhập khẩu dưới hình thức chấp nhận, các ngânà h ng thay mặt nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu, cho vay để mở L/C, cho vay để thanh toánà h ng nhập khẩu
  36. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ Tín dụng nhà nước Tín dụng nhà nước phản ánh quan hệ tín dụng giữa chính phủ các nườc với nhau, hoặc giữa chính phủ với các tổ chức tài chính-tiền tệ quốc tế trên cơ sở các hiệp định vay vốn đã được ký kết, hoặc giữa chính phủ với các tổ chức cá nhân ở nước ngoài. Căn cứ vào thới hạn tín dụng, tín dụng nhà nước bao gồm: ⚫ Tín dụng ngắn hạn ⚫ Tín dụng trung và dài hạn ⚫ Viện trợ phát triển chính thức ODA
  37. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ Viện trợ phát triển chính thức ODA: là các khoản viện trợ cho vay ưu đãi của các chính phủ, các hệ thống của tổ chức liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho chính phủ và nhân dân các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước này.
  38. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ Đặc điểm: + Các nhà tài trợ không trực tiếp điều hành dự án. + Nguồn ODA gồm các khoản vay ưu đãi, trong đó có một tỷ lệ nhất định là viện trợ không hoàn lại. + Các nước nhận ODA phải hội đủ một số điều kiện nhất định mới được nhận tài trợ. + Chủ yếu dành hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thong vận tải, giáo dục, y tế
  39. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ Trái phiếu quốc tế Trái phiếu quốc tế là giấyđ nợ ược chính phủ hoặc doanh nghiệp phát hành ra trên thị trường vốn quốc tế để huy động vốn đầu tư bằng ngoại tệ. Tháng 10/2005 chính phủ Việt Nam lần đầu tiên phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. có 750 triệu USD trái phiếu được bán với lãi suất danh nghĩa 7.125%/năm
  40. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ Phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế Tác động tích cực ⚫ Cầu nối giữa thị trường vốn trong nước với thị trường tài chính quốc tế ⚫ Phát hành trái phiếu quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường vốn trong nước với thị trường vốn nước ngoài ⚫ Trái phiếu quốc tế cho phép xác định điểm chuẩn của quốc gia phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế và sẽ là điều kiện tài chính đầu vào của các dự ánđầu tư trong nước ⚫ Đối với những nước có thị trường tài chính phát triển, ngân sách nhà nước thặng dư, trái phiếu quốc tế còn đóng vai trò là công cụ để thực hiện chính sách quản lý nợ quốc gia
  41. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ Tác động tiêu cực ⚫ Chấp nhận lãi suất thị trường ⚫ Tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế ⚫ Phải xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngay tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế ⚫ Có kế hoạch cụ thể trong thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu khi đáo hạn