Bài giảng Tiêu chảy & táo bón - ThS. Nguyễn Phúc Học

pdf 24 trang phuongnguyen 5661
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiêu chảy & táo bón - ThS. Nguyễn Phúc Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tieu_chay_tao_bon_ths_nguyen_phuc_hoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tiêu chảy & táo bón - ThS. Nguyễn Phúc Học

  1. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y TIÊU CHẢY & TÁO BÓN Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và hướng xử trí tiêu chảy cấp 2. Trình bày được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và hướng xử trí táo bón. 1
  2. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1. TIÊU CHẢY 1.1 Định nghĩa Bệnh tiêu chảy được định nghĩa bởi Tổ chức Y tế Thế giới khi bệnh nhân có số lần đi phân lỏng nhiều hơn ba lần mỗi ngày hoặc bệnh nhân ấy đi tiêu nhiều phân hơn lúc khỏe mạnh. Tiêu chảy cấp tính được Tổ chức Vị tràng học Thế giới (World Gastroenterology Organisation) định nghĩa là đi tiêu phân lợn cợn hoặc phân lỏng liên tục một cách bất thường kéo dài gần 14 ngày. 2
  3. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.2 Nguyên nhân – chia làm 2 loại cấp & mãn 1.2.1 Tiêu chảy cấp −Nhiễm vi khuẩn: do các loại vi khuẩn đường ruột xâm nhập tế bào niêm mạc ruột (Shigella Salmonella, E. coli thể xâm nhập ); còn do các loại vi khuẩn tuy không xâm nhập nhưng tiết ra nội độc tố kích thích ruột tăng bài tiết (Vibrio cholerae, E.coli, S.aureus ). −Nhiễm virus: một số virus đường ruột gây tiêu chảy kèm theo hội chứng nhiễm khuẩn (Rotavius, Norwalkvirus) −Các loại KST đường ruột: amip và Giardia lamblia. −Các nguyên nhân khác +Nhiễm độc kim loại nặng như Hg, As, Ag, thuốc bảo vệ thực vật, nấm +Dị ứng dạ dày ruột +Lạm dụng thuốc nhuận tràng +Dùng kháng sinh kéo dài, ngyên nhân này là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do vệ sinh ăn uống kém). 3
  4. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Tiêu chảy trẻ em thường mắc nhiều nhất là do nhiễm virut Rotavirus, chiếm đến 40% trường hợp tiêu chảy ở trẻ dưới năm tuổi. Tuy nhiên, tiêu chảy ở những khách du lịch phần lớn là do nhiễm khuẩn. Các loại độc chất như ngộ độc do nấm và thuốc cũng có thể gây tiêu chảy cấp. 4
  5. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.2.2 Tiêu chảy mạn Tiêu chảy mãn tính có thể là do mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường ruột. Các nguyên nhân phổ biến gồm có: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp axít mật, Chứng tiêu chảy nhẹ mãn tính ở trẻ dưới ba tuổi có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng và không do bệnh nào khác gây ra; tiêu chảy này gọi là tiêu chảy trẻ con 5
  6. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.3 Sinh lý sự hấp thu dịch trong ống tiêu hóa Lượng dịch được đưa vào ống tiêu hóa hàng ngày gồm: Dịch vào (tổng lượng dịch vào đến tá tràng là 9 lít) Ăn, uống & nước bọt: 3,5 lít Dịch dạ dày 2,5 lít Dịch mật 1 lít Dịch tụy 2 lít Dịch hấp thu (tổng lượng 8,8 lít) Hỗng tràng 4 lít Hồi tràng 4 lít Đại tràng 0,8 lít Bài tiết ra phân: 100-200 ml Bình thường khoảng 99% lương nước được hấp thu. Các chất điện giải (và nước) được hấp thu thụ động vào tế bào niêm mạc ruột theo sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu hay thông qua kênh trao đổi ion Tiêu chảy làm mất dịch và điện giải 6
  7. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.4 Cơ chế bệnh sinh – có 4 cơ chế chính 1.4.1 Tiêu chảy do tăng thẩm thấu trong lòng ruột Có một số chất trong lòng ruột không thể hấp thu qua niêm mạc được do đó làm giảm hấp thu nước của ruột đồng thời gây tăng khả năng thẩm thấu, kéo thêm nước vào trong lòng ruột gây tiêu chảy. Thường gặp nhất là thiếu men lactase, lạm dụng chất nhuậntràng, dùng thuốc chứa magnesiun, PEG 1.4.2 Tiêu chảy do tăng tiết dịch Tăng tiết dịch nhiều vượt qua khả năng hấp thu của cơ thể sẽ gây tiêu chảy. Các yếu tố kích thích như nhiễm khuẩn, nhiễm độc thường gây tăng tiết dịch, đó cũng là phản xạ tự vệ của cơ thể nhằm loại trừ kích thích ra ngoài. 7
  8. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.4.3 Tiêu chảy do rối loạn nhu động ruột Tăng nhu động ruột làm cho thức ăn qua ruột nhanh quá, không kịp tiêu hóa và hấp thu. Sự tăng nhu động ruột chính là yếu tố tự vệ nhằm tống tắc nhân gây bệnh ra ngoài khi gặp các chất lạ mà cơ thể không chấp nhận hoặc khi độc tố của vi khuẩn tác động lên niêm mạc ruột. Nếu nhu động ruột giảm kéo dài sẽ dẫn đến phát triển mạnh những vi khuẩn gây tiêu chảy mạn tính. 1.4.4 Tiêu chảy do tổn thương niêm mạc ruột Tiêu chảy có thể là hậu quả của thức ăn được hấp thụ ít hoặc không được hấp thụ. Khi tác dụng của các dịch tiêu hóa, của các men tiêu hóa và của vi khuẩn đại tràng bị giảm, sự hấp thụ thức ăn kém đi dẫn đến tiêu chảy. Hấp thu kém có thể do thành ruột bị tổn tương (viêm, ung thư ) hoặc là hậu quả của quá trình trên (tăng tiết dịch, tăng nhu động). 8
  9. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.5 Triệu chứng - Tiêu chảy liên tục, ngay từ lần đầu tiên đi ngoài đã là dạng “tháo cống”, toàn nước trắng đục. - Ít khi đau bụng - Thường không sốt, thậm chí tay chân và người có thể lạnh. - Hầu hết các ca bệnh đều nôn mửa. 9
  10. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Các mức độ mất nước Các dấu hiệu Mất nước độ 1 Mất nước độ 2 Mất nước độ 3 Khát nước Ít Vừa Nhiều Tình trạng da Bình thường Khô Nhăn nheo, mất đàn hồi da, mắt trũng Mạch 120 lần/phút) Huyết áp Bình thường < 90 mmHg Rất thấp, có khi không đo được Nước tiểu Ít Thiểu niệu Vô niệu Tay chân lạnh Bình thường Tay chân lạnh Lạnh toàn thân Lượng nước 5-6% trọng 7-9% trọng Từ 10% trọng mất lượng cơ thể lượng cơ thể lượng cơ thể trở lên 10
  11. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.6 Điều trị 1.6.1 Bù nước điện giải Các dung dịch làm ở nhà như nước cơm pha muối, nước ya-ua pha muối, súp gà và rau củ với muối cũng có thể được cho bệnh nhân dùng. Với mỗi lít nước dung dịch gạo rang hoặc ngũ cốc nấu nước cho vào từ ½ đến một thìa cà phê muối. Một ấn phẩm của Tổ chức y tế thế giới dành cho y bác sỹ hướng dẫn làm dung dịch bù nước đường uống tại nhà gồm 1 lít nước pha với 1,5-3gr (từ ½ - 1 thìa cà phê) muối và 18gr (hai thìa súp) đường (vị gần giống nước mắt). Nếu có thì nên cho vào một lượng phù hợp kẽm và kali. Dù có hay không có sẵn hai chất này thì cũng không nên trì hoãn việc bù nước. Như WHO khuyến cáo, điều quan trọng nhất là bắt đầu ngăn chặn việc mất nước càng sớm càng tốt. Trong khoảng một hay hai giờ đầu uống dung dịch bù muối, bệnh nhân thường hay nôn ói, đặc biệt là nếu một trẻ uống dung dịch này quá nhanh. Nếu trường hợp này xảy ra, chờ 5 – 10 phút sau hãy cho trẻ từ từ uống dung dịch lại. 11
  12. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Trẻ dưới năm tuổi không nên uống lượng lớn đường đơn, như nước ngọt và nước trái cây, vì những thứ này có thể làm tăng việc mất nước. Oresol là thuốc thường được sử dụng chủ yếu. Nước và chất điện giải đóng góp một vai trò quan trọng trong cơ thể con người trong việc tạo ra sự cân bằng về sinh hoá vì vậy nếu thiếu hụt chúng, cơ thể sẽ có những rối loạn nhất định. 12
  13. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.6.2 Các loại thuốc cầm tiêu chảy Hoạt chất bismuth (Pepto-Bismol) làm giảm số lần đi đại tiện ở những khách du lịch mắc tiêu chảy, nhưng lại không làm giảm thời gian mắc bệnh. Lactobacillus reuteri DSM 17938 đây là các vi khuẩn sống được đông khô, khi vào trong ruột chúng sinh sôi rất nhanh tạo ra một đội quân hùng hậu trấn áp các vi khuẩn có hại như ecoli, virus rota để lập lại trạng thái cân bằng. Chất hấp thụ Attapulgit, hay than hoạt tính. Nhóm này có công dụng hấp thụ các độc tố, khí hơi trong đường ruột. 13
  14. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Tiêu chảy mãn tính Thường có liên quan đến một bệnh nào đó trên cơ thể, nên việc chữa triệu chứng tiêu chảy không thích hợp bằng chữa nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như dùng cholestyramin chữa tiêu chảy liên quan đến sự hấp thu các acid mật kém. 14
  15. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.6.3 Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy Ở một vài trường hợp tiêu chảy cấp tính, các thuốc kháng sinh hữu ích, tuy nhiên thường thì kháng sinh không được sử dụng. Một số quan ngại rằng kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng tan huyết urê ở những người bị nhiễm Escherichia coli O157:H7. Ở những nước nghèo, việc điều trị bằng kháng sinh có thể hiệu quả. Tuy nhiên, một số vi khuẩn có thể kháng thuốc, đặc biệt là khuẩn Shigella. Kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy, và tiêu chảy do kháng sinh là tác dụng phụ phổ biến nhất của việc điều trị bằng kháng sinh. 15
  16. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2. TÁO BÓN 2.1 Định nghĩa Táo bón (conetipation) được định nghĩa theo y khoa là có dưới 3 lần đi ngoài mỗi tuần và táo bón nặng là khi có dưới một lần đi ngaoì mỗi tuần, phân khô hoặc cứng lổn nhổn, lượng phân ít (35g/ngày). Táo bón thường là do sự di chuyển phân trong đại tràng chậm. 2.1.1 Cơ chế gây táo bón Táo bón được gây ra bởi cơ chế sau: Rối loạn vận động ở đại tràng: đại tràng có nhiệm vụ đẩy phân từ trên xuống, nếu nhu động của đại tàng giảm hoặc bị cản trở bởi một khối u đều giữ phân lâu ở đại tràng gây táo bón. Rối loạn vận động ở đại tràng và hậu môn: giảm vận đônhj ở trực tràng và tăng vận động ở hậu môn. 16
  17. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.2.1 Nguyên nhân - Do dinh dưỡng: Những người bị táo bón thường có chế độ ăn không hợp lý. Đặc biệt với những người ăn ít chất xơ, vì chất xơ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tiêu hóa và co bóp của dạ dày. Những người có chế độ ăn kiêng khắt khe cũng dễ bị táo bón. - Uống ít nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển chất trong cơ thể và giúp thức ăn dễ tiêu hóa. Khi lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, rất dễ gây táo bón. - Do tâm lý: Thói quen nhịn đi cầu, đặc biệt là vừa đi vừa đọc sách, báo làm kéo dài thời gian đại tiện cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón. - Một số nguyên nhân khác: Do bệnh lý ở đại tràng, các bệnh nội tiết như suy giáp trạng, cường giáp trạng Sử dụng thuốc làm giảm chức năng vận chuyển đại tràng như: Thuốc giảm đau, thuốc điều trị tăng huyết áp. Nghề nghiệp phải ngồi lâu, ít vận động cũng là một nguyên nhân của táo bón. 17
  18. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.2 Triệu chứng Người mắc bệnh táo bón sẽ có các triệu chứng sau: - Đi ngoài phân rắn, màu đen hay vón cục, 3-4 ngày đi đại tiện một lần hoặc đi đại tiện dưới 3 lần/tuần. - Hay đau quặn bụng, nhất là vùng hố chậu trái (vùng đại tràng xichma, nơi chứa phân trước khi tống ra ngoài qua trực tràng hậu môn). - Khi đi đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi, ngồi lâu mới đi được hết, ở một số người có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột. - Lâu ngày không đại tiện được sẽ thấy cảm giác đắng miệng, chán ăn, chướng bụng, đầy hơi - Các triệu chứng của bệnh táo bón có thể không đầy đủ hoặc rõ nét ở những người mới mắc, nhưng khi bệnh táo bón chuyển sang mạn tính sau từ 3-6 tháng không điều trị hoặc điều trị chưa đúng các triệu chứng sẽ rất điển hình và có phần nặng hơn. 18
  19. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.3 Điều trị 2.3.1 Chế độ ăn và thay đổi lối sống Một số thực phẩm thông thường có tác dụng nhuận trường, rất tốt cho người bị táo bón: - Các loại rau: Rau đay, mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, rau càng cua, lá sâm mồng tơi, khổ qua, đậu bắp, giá đỗ - Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam quít, chuối, thơm, táo, lê - Củ quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ - Ngũ cốc, đậu đỗ: Mè, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen cả vỏ, gạo lức - Các loại khác: Hạt é, rau câu, sương sâm, sương sáo, đậu ma 19
  20. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.3.2 Thuốc điều trị Các thuốc điều trị táo bón được chia ra các loại sau: −Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil), 20
  21. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y −Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. 21
  22. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y −Các thuốc làm mềm phân (docusat) giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn. −Các thuốc bôi trơn (norgalax, microlax) dùng bơm hậu môn. −Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara), tác động trực tiếp lên thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột, gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. 22
  23. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Tài liệu tham khảo chính 1. Bệnh học (ĐT dược sĩ đại học - download giao trinh nganh y ) TS Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, Bộ Y Tế, Bệnh Học, Nhà xuất bản Y học, 2010. 2. H199 ( h199.rar) phần mềm H199. Nguyễn Phúc Học, giáo trình điện tử, tổng hợp > 1000 bệnh lý nội, ngoại, sản, nhi, hồi sức cấp cứu & các chuyên khoa. 2007- 2015. 3. Các giáo trình về Bệnh học, Dược lý, Dược lâm sàng, 23
  24. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ CHƯƠNG 4 CÁC BỆNH TIÊU HÓA 24