Bài giảng Tiền tệ-Ngân hàng-Thị trường tài chính - Chương 1: Tổng quan về tiền tệ-ngân hàng - TS. Phạm Hữu Hồng Thái

ppt 22 trang phuongnguyen 6660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiền tệ-Ngân hàng-Thị trường tài chính - Chương 1: Tổng quan về tiền tệ-ngân hàng - TS. Phạm Hữu Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tien_te_ngan_hang_thi_truong_tai_chinh_chuong_1_to.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tiền tệ-Ngân hàng-Thị trường tài chính - Chương 1: Tổng quan về tiền tệ-ngân hàng - TS. Phạm Hữu Hồng Thái

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG TIỀN TỆ – NGÂN HÀNG – THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TS. Phạm Hữu Hồng Thái 1
  2. MỤC TIÊU KHÓA HỌC ➢Đại cương về tiền tệ – ngân hàng ➢Lãi suất ➢Ngân hàng Trung ương ➢Cung cầu tiền tệ ➢Tiền tệ và lạm phát ➢Chính sách tiền tệ ➢Chính sách tiền tệ, tài khóa và tỷ giá hối đoái ➢Đọc thêm: Thị trường tài chính 2
  3. TRƯỜNG ĐH TÔN ĐỨC THẮNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIỀN TỆ – NGÂN HÀNG 3
  4. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 ▪ Hiểu rõ khái niệmti ền tệ ▪ Hiểu rõ bản chất tiền tệ ▪ Xác định mức giá tổng hợp của nền kinh tế ▪ Xác định các hình thái tiền tệ ▪ Hiểu rõ chức năng tiền tệ ▪ Các phương pháp đo lường tiền tệ 4
  5. Khái niệm & bản chất tiền tệ ▪ Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ hoặc để hoàn trả các khoản nợ. ▪ Bản chất tiền tệ được thể hiện qua 2 thuộc tính: ➢ Giá trị sử dụng của tiền: là khả năng thỏa mãn nhu cầu xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trao đổi. ➢ Giá trị của tiền: thể hiện qua sức mua tiền tệ => sức mua đối nội và sức mua đối ngoại. 5
  6. Khái niệm & bản chất tiền tệ ▪ Mức giá tổng hợp của nền kinh tế: * PPEP= D +(1 −) ▪ Trong đó: Alpha là tỷ lệ % chi tiêu hàng nội địa PD là giá hàng nội địa P* là giá hàng nhập khẩu tính bằng ngoại tệ E là tỷ giá 6
  7. Sự phát triển các hình thái tiền tệ ▪ Hóa tệ (commodity money) ▪ Tiền giấy (paper money) ▪ Tiền tín dụng (credit money) ▪ Tiền điện tử (electronic money) 7
  8. Hóa tệ ▪ Hóa tệ phi kim loại: ➢ Tiền tệ tồn tại dưới dạng hàng hóa (trừ kim loại) ➢ Ví dụ: lụa trung quốc, bò cừu ở Hy Lạp & La Mã, rượu Rum ở Úc, bơ Na Uy, da ở Pháp và Ý, ➢ Bất lợi: tính không đồng chất, dễ hõng, khó phân chia hay gộp lại, khó bảo quản & vận chuyển, chỉ được công nhận từng khu vực. => Biến mất và thay bằng hóa tệ kim loại. 8
  9. Hóa tệ ▪ Hóa tệ kim loại: ➢ Tiền tệ tồn tại dưới dạng kim loại (vàng, bạc, đồng) ➢ Ưu điểm: xác định chính xác chất lượng & trọng lượng, bền, dễ chia nhỏ, giá trị ít biến đổi. ➢ Tiền vàng có tính ưu việt hơn vì: nhiều người thích, đặc tính lý hóa (không dễ đổi màu và chất lượng), giá trị ổn định. ➢ Sử dụng tiền vàng chấm dứt sau khi hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods sụp đổ năm 1971. ➢ Bất lợi của tiền vàng: không đáp ứng nhu cầu tiền tệ, giá trị tăng, cồng kềnh, mất an toàn, lãng phí. 9
  10. Tiền giấy ▪ Giấy chứng nhận có khả năng đổi ra bạc hay vàng (gold certificate) ▪ Tiền giấy ngân hàng (bank notes): tiền giấy có in mệnh giá và có khả năng đổi ra vàng ▪ Sau chiến tranh thứ 1, chỉ có NHTW được phép phát hành tiền – tiền pháp định (fiat money) ▪ Tiền giấy cũng bị mất khả năng đổi sang vàng (vd, ở Pháp, Mỹ, ) ▪ Tiền cứng: gồm tiền vàng và tiền giấy đổi được sang vàng ▪ Tiền mềm: tiền giấy không có khả năng đổi sang vàng 10
  11. Tiền giấy ▪ Ngày nay, tiền giấy chỉ còn là các giấy nợ của NHTW. ▪ Tiền giấy không còn giá trị tương đương với vàng như trước đây nữa ($10 ≠ 8,88671g vàng). Nó mang giá trị danh nghĩa. ▪ Lợi ích tiền giấy: dễ cất trữ và vận chuyển, có nhiều mệnh giá, in tiền ít tốn kém chi phí, chính phủ nhận được khoản chênh lệch giữa giá trị và chi phí in tiền. ▪ Nhược điểm tiền giấy: dễ rách, chi phí lưu thông lớn, bị làm giả, dễ rơi vào tình trạng bất ổn. 11
  12. Tiền tín dụng ▪ Là tiền nằm trên tài khoản mở ở ngân hàng ▪ Là cam kết của ngân hàng cho phép người sở hữu tài khoản tiền gửi được rút ra một lượng tiền giấy bằng số dư ghi trên tài khoản. ▪ Còn được gọi là tiền ngân hàng (thông qua hệ thống NH): thanh toán qua ngân hàng chỉ cần ghi nợ/có, nhanh gọn và an toàn. ▪ Là đồng tiền phi vật chất, chỉ sử dụng các lệnh thanh toán như séc. ▪ Lợi ích của séc: tiết kiệm chi phí giao dịch, an toàn, đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi. 12
  13. Tiền điện tử ▪ Là tiền tệ tồn tại dưới hình thức điện tử thanh toán qua hệ thống điện tử SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) ▪ Còn được sử dụng trong các giao dịch sau: ➢ Thẻ thanh toán (ATM, credit card, debit card) ➢ Tiền mặt điện tử (E-cash): dùng để mua sắm online ➢ Séc điện tử: thanh toán các hóa đơn qua internet ▪ Khuyết điểm: rất tốn kém, không có các chứng từ xác nhận thanh toán, không được hưởng lãi với số tiền thanh toán, mất an toàn do các hoạt động ăn trộm tiền qua mạng máy tính. 13
  14. Chức năng tiền tệ ▪ Phương tiện trao đổi (Medium of exchange) ▪ Thước đo giá trị (Standard of value) ▪ Lưu giữ giá trị (Store of value) 14
  15. Phương tiện trao đổi ▪ Tiền tệ là phương tiện trao đổi hàng hóa chứ không phải là mục đích của trao đổi ▪ H-T-H: bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền mua lại hàng hóa. ▪ Ưu điểm: khắc phục các hạn chế của trao đổi hàng hóa trực tiếp (nhu cầu, thời gian, không gian, ), và bôi trơn guồng máy sản xuất và lưu thông => đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế. 15
  16. Thước đo giá trị ▪ Tiền tệ trở thành phương tiện để biểu thị, đo lường giá trị hàng hóa đem ra trao đổi ▪ Biểu thị bằng tiền của giá trị hàng hóa gọi là giá cả ▪ Giá trị tiền tệ đặc trưng bởi khái niệm sức mua tiền tệ ▪ Khi tiền tồn tại dưới dạng HH, sức mua TT phụ thuộc vào giá trị trao đổi hàng hóa dùng làm tiền tệ với các hàng hóa khác. ▪ Giá trị HH trao đổi lại phụ thuộc cung cầu HH đó trên thị trường. ▪ Khi tiền tồn tại dưới dạng tiền giấy, tiền TD, giá trị tiền tệ phụ thuộc vào cung/cầu tiền tệ, lạm phát, tình hình kinh tế, lòng tin dân chúng. 16
  17. Thước đo giá trị ▪ Dùng tiền để đo giá trị HH làm cho việc tính toán giá hàng hóa đơn giản hơn. ▪ Ví dụ: 3 mặt hàng cần 3 giá, 10 mặt hàng cần 45 giá, 100 mặt hàng cần 4.950 giá, 1000 mặt hàng cần 499.500 giá NN( −1) ▪ Công thức tổng quát: , N là số lượng HH trao 2 đổi. ▪ Mọi hình thức giá trị dù tồn tại dưới dạng nào cũng có thể dùng tiền để định lượng (vd., GDP, thu nhập, thuế, chi phí sản xuất, vay nợ, trả nợ, quyền sở hữu, hợp đồng ngoại thương, ) 17
  18. Lưu giữ giá trị ▪ Tiền có chức năng lưu giữ giá trị để dành cho những nhu cầu giao dịch trong tương lai. ▪ Tiền có tác dụng như một nơi chứa giá trị, nơi chứa sức mua HH qua thời gian. ▪ Khi cất giữ, tiền phải giữ nguyên giá trị hay sức mua HH qua thời gian. ▪ Trước đây, tiền là vàng hay tiền giấy đổi ra vàng. Ngày nay, đồng tiền có sức mua ổn định. ▪ Cổ phiếu, trái phiếu, đất, nhà cửa, là những phương tiện cất giữ tốt hơn tiền. ▪ Nhưng tiền vẫn được ưa chuộng vì tính thanh khoản của nó. 18
  19. Khối tiền tệ M1, M2, M3 và L ▪ Xét theo tính thanh khoản giảm dần, chúng ta sử dụng 5 khối tiền sau: MB, M1, M2, M3, L (Liquid assets) ▪ Tiền cơ sở (Monetary base): gồm 2 thành phần ➢ Tiền giấy và tiền xu: là tài sản có của dân và tài sản nợ của NH phát hành (không bao gồm tiền mặt trong két sắt của các trung gian tài chính). ➢ Tiền dự trữ (reserves): tiền gửi của các trung gian tài chính tại NHTW và tiền mặt tại quỹ của các trung gian tài chính – TS có của TGTC và TS nợ của NHPH. ▪ Việt Nam: M1= Tiền mặt lưu thông ngoài HTNH+tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD ▪ M2 = M1 + tiền gửi TK+tiền gửi có kỳ hạn+kỳ phiếu+trái phiếu NH 19
  20. Khối tiền tệ M1, M2, M3 và L ▪ Ở Mỹ: Tháng 12 năm 2002 (đvt: tỷ đô la) M1 = Tiền tệ 626,5 + Séc du lịch 7,7 + Tiền gửi không kỳ hạn 290,7 + Tiền gửi ký phát séc khác 281,2 Tổng M1 1.206,1 M2 = M1 + Tiền gửi kỳ hạn mệnh giá thấp và hợp đồng mua lại 1.332,3 + Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thị trường tiền tệ (không 2.340,4 thuộc các định chế) + Cổ phiếu quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ 923,7 Tổng M2 5.802,5 20
  21. Khối tiền tệ M1, M2, M3 và L Tháng 12 năm 2002 (đvt: tỷ đô la) M3 = M2 + Tiền gửi kỳ hạn mệnh giá lớn và hợp đồng 1.105,2 mua lại + Cổ phiếu quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ 767,7 (thuộc các định chế) + Hợp đồng mua lại 511,7 + Đô la Châu Âu 341,1 Tổng M3 8.525,2 21
  22. Tóm tắt ▪ Khái niệm tiền tệ là gì? ▪ Bản chất tiền tệ là gì? ▪ Xác định mức giá tổng hợp của nền kinh tế? ▪ Nêu các loại hình thái tiền tệ? ▪ Nêu các loại chức năng tiền tệ? ▪ Nêu phương pháp đo lường tiền tệ? 22