Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 2: Kỹ năng giao tiếp, hỏi bệnh & khai thác bệnh sử-tiền sử cơ bản

pdf 41 trang phuongnguyen 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 2: Kỹ năng giao tiếp, hỏi bệnh & khai thác bệnh sử-tiền sử cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tien_lam_sang_ve_cac_ky_nang_lam_sang_chuong_2_ky.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 2: Kỹ năng giao tiếp, hỏi bệnh & khai thác bệnh sử-tiền sử cơ bản

  1. BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y CHƯƠNG 2 KỸ NĂNG GIAO TIẾP, HỎI BỆNH & KHAI THÁC BỆNH SỬ-TIỀN SỬ CƠ BẢN Mục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Biêt được vai trò của kỹ năng mềm, kỹ năng cứng, kỹ năng giao tiếp 2. Nắm được cách đặt câu hỏi, lắng nghe, và phản hồi trong giao tiếp y khoa. 3. Biết cách hỏi bệnh & cách khai thác thông tin về bệnh sử-tiền. Nội dung 2.1 Các kỹ năng giao tiếp C. Khai thác thông tin về bệnh sử 2.1.1 Kỹ năng mềm/cứng D. Tổng hợp hỏi bệnh & khai thác 2.1.2. Kỹ năng Giao tiếp tiền sử-bệnh sử A. Kỹ năng đặt câu hỏi E. Câu hỏi/phản hồi của bệnh nhân B. Kỹ năng lắng nghe. F. Kết thúc khai thác bệnh sử C. Kỹ năng phản hồi. 2.2 Kỹ năng hỏi bệnh & khai thác tiền sử- bệnh sử cơ bản 2.2.1. Đại cương 2.2.2 Các bước tiến hành khi hỏi bệnh A. Làm quen B. Hỏi các thông tin về hành chính của bệnh nhân. BÀI GiẢNG TIỀN LÂM SÀNG VỀ CÁC KỸ NĂNG LÂM SÀNG - ĐÀO TẠO BÁC SĨ Y KHOA – GiẢNG VIÊN: THẠC SĨ BS NGUYỄN PHÚC HỌC – PHÓ TRƯỞNG KHOA Y / ĐẠI HỌC DUY TÂN (DTU) 1
  2. 2.1 Các kỹ năng giao tiếp 2.1.1 Kỹ năng mềm Định nghĩa - Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ, xúc cảm, thái độ và trực giác của bạn được dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản l{ thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới Kỹ năng mềm bổ sung cho các kỹ năng cứng hay còn gọi là kỹ năng chuyên môn. (Kỹ năng cứng là những kỹ năng duy nhất cần thiết cho việc làm nghề nghiệp và nói chung có thể đo đếm và có thể đo lường được từ nền tảng giáo dục, kinh nghiệm làm việc ). Một ví dụ về sự khác biệt được tạo ra bởi kỹ năng mềm như là với bác sĩ y khoa: một bác sĩ được yêu cầu phải có một số lượng lớn các kỹ năng cứng, đặc biệt là khả năng chẩn đoán và điều trị cho một loạt các bệnh. Nhưng nếu bác sĩ ấy không có kỹ năng mềm về trí tuệ cảm xúc, sự tin cậy và khả năng tiếp cận thì chắc chắn không được các bệnh nhân, đồng nghiệp, cơ quan của họ đánh giá cao. Các kỹ năng mềm quan trọng trong y khoa là giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề . 2
  3. 2.1.2. Kỹ năng Giao tiếp Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kz quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành khoa học ứng xử ~ nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như: kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình. Chương này tập trung trình bày chi tiết các kỹ năng được chú trọng trong khám và khai thác tiền sử- bệnh sử là: A - kỹ năng đặt câu hỏi, B - kỹ năng lắng 3 nghe & C - kỹ năng phản hồi.
  4. A. Kỹ năng đặt câu hỏi (1) Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi. Trong giao tiếp có một kỹ năng vô cùng đặc biệt – đó là kỹ năng đặt câu hỏi, nó gần như là năng khiếu. Hầu hết các lãnh đạo cấp cao, các thầy thuốc giỏi đều có khả năng sử dụng kỹ năng này một cách tuyệt vời (2) Các loại câu hỏi thường dùng ‒ Theo cách đặt câu hỏi thì có câu hỏi mở và câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng là câu hỏi giúp người khác nắm được nội dung theo hướng của bạn. Và câu trả lời thường là có hoặc không hoặc là chọn trong các phương án a,b,c bạn đưa ra. Câu hỏi đóng giúp chúng ta giải quyết vấn đề nhanh chóng trong khi có rất ít thời gian. Câu hỏi mở là câu hỏi thường dùng cho việc bắt đầu một chủ đề mới, giúp cho cả người nghe và người nói cùng tư duy. Câu hỏi này thường được dùng khi cần biết quan điểm hay { kiến của đối tác về vấn đề. Theo cách trả lời thì có câu hỏi trực tiếp và gián tiếp. Theo định hướng thì có câu hỏi định hướng và câu hỏi chiến lược. Câu hỏi định hướng là câu hỏi khi chúng ta cần thông tin gì thì đặt ngay vấn 4 đề vào thông tin đó giúp cho đối tác tư duy rõ ràng và hiểu vấn đề hơn.
  5. (3) Cách đặt câu hỏi và bí quyết sử dụng chúng cho hiệu quả Có 5 phương pháp khá phổ biến khi đặt câu hỏi: a. Câu hỏi mở – Câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng: Thường nhận được câu trả lời là một từ, hoặc câu trả lời rất ngắn. Ví dụ khi bạn hỏi “Chân anh có đau không?” chỉ câu trả lời nhận được sẽ là “Có” hoặc “Không”; Câu hỏi đóng sẽ hiệu quả khi bạn muốn:  Kiểm tra khả năng hiểu vấn đề của bạn hoặc người khác: “Vậy nếu tôi đạt trình độ này, tôi có được đứng mổ không?”  Kết thúc một cuộc đàm phán thương lượng, thảo luận hoặc ra quyết định: “Bây giờ chúng ta đã nắm được vấn đề, mọi người đều đồng { đây là chẩn đoán quyết định đúng phải không?”  Biểu mẫu: “Bạn có hài lòng với dịch vụ tại bệnh viện bạn đăng k{ bảo hiểm không?”  Câu hỏi đóng đặt ra không đúng lúc có thể “giết chết” cuộc đối thoại và dẫn đến sự im lặng đáng sợ. Tốt nhất chúng ta nên tránh các câu hỏi dạng này khi câu chuyện đang trôi chảy. 5
  6. Câu hỏi mở: Câu hỏi mở sẽ dẫn đến câu trả lời dài hơn và thường bắt đầu bằng cụm từ cái gì, tại sao hay bằng cách nào. Một câu hỏi mở đánh vào kiến thức, sự hiểu biết, quan điểm hoặc cảm xúc của người trả lời. Bạn cũng có thể sử dụng các cụm từ “Bạn hãy kể với tôi ” hay “Hãy diễn giải ” để đặt câu hỏi mở. Câu hỏi mở sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp:  Phát triển một cuộc trò chuyện mở: Anh đã làm gì trong khi đau?  Tìm kiếm thêm thông tin: “Chúng ta cần làm gì tiếp theo để ngăn việc quên uống thuốc?  Tham khảo { kiến người khác: “Anh nghĩ thế nào về những thay đổi phương pháp điều trị mới này?” 6
  7. b.Câu hỏi “hình nón”: Kỹ thuật đặt câu hỏi dạng hình nón bắt đầu từ những câu hỏi chung, sau đó đi vào trọng tâm trong mỗi câu trả lời để hỏi sâu hơn theo từng cấp độ. Loại câu hỏi này phổ biến khi người điều tra muốn lấy thông tin từ nhân chứng: “Có bao nhiêu người bị tai nạn cùng bạn?”/“Khoảng 10”/“Người lớn hay trẻ em?” Câu hỏi hình nón hữu dụng cho các tình huống: Tìm thêm thông tin về một chi tiết cụ thể: “Hãy trình bày cho tôi thêm về phương án số 2” Thu hút hoặc làm tăng sự tin tưởng của người đang nói chuyện với bạn: “Anh đã điều trị tai bệnh viện chúng tôi bao giờ chưa?”, “Khoa đó điều trị bệnh của anh được không?”, “Thái độ của nhân viên phục vụ anh như thế nào?” 7
  8. c. Câu hỏi thăm dò Giúp hiểu rõ về vấn để người bệnh vừa nói & lấy được thông tin khi người nói đang cố gắng tránh né không tiết lộ bệnh cho bạn biết. Để đặt câu hỏi thăm dò hiệu quả, nên sử dụng công thức “5 Vì sao” (5 whys) ~ phương pháp này khá đơn giản: khi một vấn đề xảy ra, bạn có thể phát hiện ra bản chất và nguồn gốc của nó bằng cách hỏi "tại sao" không dưới năm lần. Thông thường, câu trả lời cho câu hỏi “tại sao” đầu tiên sẽ gợi ra câu trả lời cho câu hỏi “tại sao” thứ hai, rồi thứ ba và cứ thế. Do vậy mới có cái tên chiến lược 5 whys, ví dụ: 1) Tại sao bệnh nhân bị nhiễm trùng hậu phẫu? / Vì: chăm sóc vết thương chưa đúng qui trình 2) Tại sao chăm sóc vết thương chưa đúng qui trình? / Vì: nhân viên y tế chưa thực hiện đủ các bước chăm sóc vết thương theo đúng qui định của cơ sở y tế 3) Tại sao nhân viên y tế chưa thực hiện đủ các bước chăm sóc vết thương theo đúng qui định của cơ sở y tế? / Vì: nhân viên y tế chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng đầy đủ về chăm sóc vết thương 4) Tại sao nhân viên y tế chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng đầy đủ về chăm sóc vết thương? / Vì: Cơ sở y tế không thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc vết thương 5) Tại sao c.sở y tế không thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc vết thương? / Vì: ngân sách cho các lớp tập huấn chăm sóc vết thương không đủ 8
  9. d. Câu hỏi dẫn dắt Câu hỏi dẫn dắt hướng người khác trả lời theo cách bạn nghĩ, thường bằng một vài phương pháp sau: Đi kèm với giả định: “Anh nghĩ cuộc mổ sẽ trễ bao lâu?”. Câu hỏi này thừa nhận rằng cuộc mổ trên sẽ không đúng thời hạn. Thêm vào một lời kêu gọi cá nhân để đồng { ở phần kết: “Bệnh của cháu rất nặng, anh nghĩ thế chứ?” Chọn lọc từ để đặt câu hỏi sao cho người trả lời dễ dàng nói “có” (xu hướng tự nhiên của việc trả lời “có” thay vì “không”) Cho người trả lời lựa chọn giữa hai phương án – cả hai phương án này bạn đều thích thực hiện – thay vì chỉ đưa ra một giải pháp, hoặc không thực hiện gì cả Chú { rằng câu hỏi dẫn dắt/ có xu hướng đóng. Câu hỏi dẫn dắt được sử dụng tốt khi: Bạn muốn được nghe câu trả lời mong muốn nhưng vẫn để người khác có cảm giác rằng họ được quyền chọn. Kết thúc buổi: “Nếu anh không còn thắc mắc nào nữa, chúng ta quyết định nhập viện chứ?”. 9
  10. e. Câu hỏi tu từ: Câu hỏi tu từ không thật sự không phải là câu hỏi vì không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ là những câu khẳng định được viết dưới dạng câu hỏi : «Bệnh của cháu rất cần nhập viện phải không? » Người ta sử dụng câu hỏi tu từ vì muốn người nghe dễ dàng đồng thuận và tham gia vào cuộc trò chuyện (« Đúng rồi. Tôi mong bác sĩ cho cháu nhập viện gấp ») – hơn là chỉ được thông báo về một sự thật hiển nhiên rằng « Bệnh cháu rất cần nhập viện ». Câu hỏi tu từ được sử dụng tốt để: Thu hút người nghe. 10
  11. B. Kỹ năng lắng nghe. (1). Tổng quan về kỹ năng lắng nghe Lắng nghe là khả năng nhận và nhận chính xác các thông điệp trong quá trình truyền thông. Bản chất của sự không lắng nghe là tự nhiên của con người, do khi nghe xong con người còn cần nhiều thời gian để “suy nghĩ chuyện khác” mà sao lãng việc nghe nên muốn lắng nghe cũng phải tập luyện Từ nhỏ chúng ta thường được luyện viết, luyện nói chứ không chú { rèn luyện cách lắng nghe, đó cũng là một trở ngại tự nhiên hình thành trong quá trình lớn lên của con người. (2). Tầm quan trọng & hạn chế khi không lắng nghe (người bệnh). Khả năng giải thích, lắng nghe và thấu cảm của bác sĩ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự chăm sóc của bệnh nhân. Tuy nhiên, có cuộc khảo sát cho thấy, 2/3 bệnh nhân được ra viện đã không hề biết chẩn đoán của họ. Nghiên cứu khác phát hiện hơn 60 % các trường hợp, bệnh nhân đã hiểu sai hướng xét nghiệm, điều trị sau khi thăm khám tại phòng mạch bác sĩ của họ. Và trung bình, các bác sĩ chờ đợi chỉ 18 giây trước khi làm gián đoạn các 11 tường thuật của bệnh nhân về các triệu chứng.
  12. (3). Rèn kỹ năng lắng nghe Muốn lắng nghe tốt, hiệu quả thì người nghe cần được tập luyện. Sau đây là một số lời khuyên để có thể cải thiện kỹ năng lắng nghe tích cực mà bạn cần áp dụng. Chăm chú khi nghe: Mắt và người hướng về phía người nói, sử dụng phi ngôn từ kèm ngôn từ như: gật đầu mỉm cười; biểu đạt cảm xúc qua gương mặt để thể hiện lắng nghe; dạ; vâng; ồ; à, nhắc lại nội dung để khuyến khích người nói chuyện. Nghe cho hết lời hết { người nói: không sốt ruột, nôn nóng; không ngắt lời người nói; gật đầu ủng hộ. Tìm hiểu { nghĩa của các câu nói, lời nói và các cử chỉ, hành động ngôn ngữ không lời của người bệnh. Trao đổi phản hồi với người nói khi họ nói xong, có thể tóm tắt nội dung đã nghe được để khẳng định thông tin với người nói. Khi bạn đặt câu hỏi có nghĩa là bạn quan tâm đến vấn đề đang nói, khiến cho người nói có cảm giác được tôn trọng và yên tâm. Bên cạnh đó, đặt câu hỏi cũng chính là hình thức mà bạn thẩm định thông tin xem có chính xác không. Loại bỏ các nhiễu vật l{: tiếng ồn, người đi lại, phương tiện, vị trí ngồi Tổng hợp và xử l{ thông tin khi nghe nói: phân tích nhanh, đối chiếu với thông tin đã biết 12
  13. (4). Có thể tổng kết những điều nên và không nên làm khi lắng nghe như trong bảng: Những điều nên và không nên làm khi lắng nghe Nên làm Không nên ‒ Bày tỏ mối quan tâm ‒ Quá im lặng ‒ Kiên nhẫn ‒ Thúc giục người nói ‒ Cố hiểu vấn đề ‒ Tranh cãi ‒ Thể hiện khách quan ‒ Ngắt lời (‘’nhảy vào miệng ngồi’’) ‒ Biểu lộ đồng cảm ‒ Nhanh chóng chỉ trích (không uống ‒ Tích cực tìm hiểu { nghĩa thuốc ) khi chưa rõ ‒ Giúp người nói hình thành { nghĩ, ‒ Lên giọng khuyên bảo quan điểm và { tưởng ‒ Vội vàng kết luận ‒ Giữ im lặng khi đang nghe ‒ Để tâm l{ người nói lấn át tâm l{ mình 13
  14. C. Kỹ năng phản hồi. (1). Tổng quan về Kỹ năng đưa { kiến phản hồi Phản hồi là phương pháp giao tiếp để đưa và nhận thông tin về cách ứng xử. Phản hồi có thể được thực hiện theo hai cách: Phản hồi xây dựng (hay còn gọi là phản hồi tích cực) và phản hồi theo kiểu “khen và chê”. Phản hồi xây dựng là đưa ra những thông tin cụ thể, trọng tâm vào vấn đề và dựa trên sự quan sát, nêu lên những điểm tích cực và những điểm cần cải thiện. Phản hồi theo kiểu “khen và chê” là những đánh giá mang tính cá nhân, chung chung, không rõ ràng, chú trọng vào con người và dựa trên quan điểm, cảm nhận của người đưa { kiến phản hồi. Trong quá trình khám bệnh, cũng có khi bạn là người nhận phản hồi từ các bệnh nhân và đồng nghiệp, nhưng cũng có khi bạn chính là người đưa { kiến phản hồi cho chính bệnh nhân hoặc đồng nghiệp của mình. Nhưng dù ở vai trò nào, bạn hãy cố gắng để nhận được các phản hồi xây dựng & đừng bị rơi vào cái bẫy của kiểu phản hồi “khen và chê”. 14
  15. (2). Tầm quan trọng trong việc phản hồi của người bệnh Tầm quan trọng của việc thu thập thông tin phản hồi của bệnh nhân là điều hiển nhiên - nó sẽ giúp các bác sĩ tìm hiểu sự hài lòng của bệnh nhân, có được lời khuyên về việc cải thiện dịch vụ khám chữa bệnh Phản hồi có hiệu quả khi: Các bác sĩ thu thập thông tin phản của hồi bệnh nhân với mục đích chủ yếu để xác định các lĩnh vực yếu kém và cải thiện chúng bằng cách nào. Một khía cạnh khác về tầm quan trọng của thu thập thông tin phản hồi là các bác sĩ cũng có thể tìm hiểu về thành công của họ (3). Một số lưu { khi thực hiện phản hồi. Những điểm cần chú { khi thực hiện phản hồi bao gồm việc xác định những điều bác sĩ cần làm để cải thiện tình hình Khi chuẩn bị khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân, điều quan trọng cần ghi nhớ: Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và nhất quán là rất quan trọng. Thu thập thông tin phản hồi của bệnh nhân có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau: khảo sát qua điện thoại, bằng văn bản, thông qua các cuộc phỏng vấn cá nhân hoặc các cuộc phỏng vấn các nhóm tập 15 trung.
  16. 2.2 Kỹ năng hỏi bệnh & khai thác tiền sử-bệnh sử cơ bản 2.2.1. Đại cương Bệnh sử hay phần hỏi bệnh của một bệnh nhân, là những dữ liệu thu thập được bởi một bác sĩ qua việc hỏi những câu hỏi cụ thể, hỏi trực tiếp bệnh nhân hoặc gián tiếp qua người quen bệnh nhân có thể cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh nhân, với mục đích là nắm được các thông tin có ích trong việc xây dựng một chẩn đoán y khoa và việc chăm sóc y khoa cho bệnh nhân. Các dấu hiệu có liên quan đến bệnh l{ được bệnh nhân hay người thân của bệnh nhân tường trình được gọi là các triệu chứng chú quan, khác với các triệu chứng khách quan là những biểu hiện được xác định bởi thăm khám trực tiếp do các nhân viên y tế thực hiện. Khai thác bệnh sử của bệnh nhân là một kỹ năng cần thiết trong khám bệnh của một bác sĩ hành nghề, cho dù chuyên khoa của bạn ở lĩnh vực nào. Nó kiểm tra kỹ năng giao tiếp cũng như kiến thức của bạn về những gì cần hỏi. Các câu hỏi cụ thể khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh sử bạn đang khai thác (tùy từng chuyên khoa – các chương sau sẽ nêu), nhưng nếu bạn tuân theo khuôn khổ chung dưới đây, bạn sẽ đạt được 17 những dấu hiệu tốt nhất.
  17. 2.2.2 Các bước tiến hành khi hỏi bệnh (khuôn khổ chung) A. Làm quen: Tự giới thiệu, xác định vai trò của bạn với bệnh nhân của bạn và đạt được sự đồng { để nói chuyện với họ. Nếu bạn muốn ghi chép khi bạn tiến hành, hãy yêu cầu sự cho phép của bệnh nhân để làm như vậy. B. Hỏi các thông tin về hành chính (nhận dạng và dữ liệu nhân khẩu) của bệnh nhân theo quy định của hồ sơ bệnh án: họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ. C. Khai thác thông tin về bệnh sử - Hỏi Bệnh: (1). Hỏi ‘L{ do vào viện’: Là biểu hiện khó chịu nhất, triệu chứng cơ năng mà bệnh nhân khó chịu nhất bắt buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh (thường không quá 3 triệu chứng, các triệu chứng được viết cách nhau bằng dấu phẩy hoặc gạch nối, không được ghi dấu cộng giữa các triệu chứng.). Chỉ dùng từ ngữ dễ hiểu không dùng từ chuyên môn để hỏi, ví dụ Bác sĩ: Bác cảm thấy khó chịu ở đâu? Bệnh nhân: Tôi đau vùng mũi ức lắm từ tối qua đến giờ chẳng đỡ tí nào cả, ăn vào nôn ra hết. (tự nêu các triệu chứng làm bệnh nhân khó chịu nhất nên lý do vào viện là đau ngực, nôn). 18
  18. (2) Khai thác bệnh sử: Là qúa trình diễn biễn bệnh từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên cho đến khi người bệnh tiếp xúc với người đang làm bệnh án. Nêu diễn biến tuần tự các triệu chứng và ảnh hưởng qua lại của các triệu chứng với nhau, mô tả theo thứ tự thời gian. Biểu hiện bệnh l{ đầu tiên là gì? các triệu chứng kế tiếp như thế nào? Các triệu chứng cần mô tả các đặc điểm: xuất hiện tự nhiên hay có kích thích, thời điểm và vị trí xuất hiện, mức độ như thế nào, tính chất ra sao, ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc các triệu chứng khác như thế nào, tăng lên hay giảm đi một cách tự nhiên hay có sự can thiệp của thuốc hoặc các biện pháp khác. Bệnh nhân đã được khám ở đâu, chẩn đoán như thế nào, điều trị gì, trong thời gian bao lâu? Kết quả điều trị như thế nào, triệu chứng nào còn, triệu chứng nào mất đi? L{ do gì mà bệnh nhân đã được điều trị ở nơi khác lại đến với chúng ta để khám chữa bệnh ( không khỏi bệnh, đỡ, khỏi nhưng muốn kiểm tra lại ) 19
  19. Lưu {: nếu bệnh nhân bị bệnh từ lâu, tái đi tại lại, phải ra viện nhiều lần, lần này bệnh nhân đến viện với các biểu hiện như mọi lần thì mọi việc diễn ra trước khi có biểu hiện bệnh đợt này được mô tả ở phần tiền sử. Ví dụ cách hỏi (tiếp tình huống trên): Bác sĩ : Bác đau từ lúc nào? Bệnh nhân: Tôi đau lúc 4 giờ chiểu nay Bác sĩ: Bác đau chính xác ở vị trí nào? Trước đó ăn uống gì? Đau như thế nào? (hỏi kĩ đặc điểm đau theo chữ tắt ‘SOCRATES’. Sau khi bệnh nhân mô tả xong các đặc điểm của đau ngực). Bác sĩ: Ngoài ra còn gì nữa không? (Hỏi triệu chứng khác). Bệnh nhân: Tôi nôn nhiều lắm. Bác sĩ: Bác nôn như thế nào?. Bệnh nhân: Tôi nôn ra thức ăn, 4 lần, mỗi lần khoảng 1 cốc (200ml), không có máu, Sau đó đỡ nôn, chỉ còn buồn nôn thôi. Bác sĩ: Bác có đi khám hay uống thuốc gì chưa? Bệnh nhân: Tôi có đến trạm y tế phường, họ bảo bị ngộ độc thức ăn, có truyền cho 1 chai nước và cho một viên thuốc uống, tôi đỡ nôn hơn, nhưng vẫn đau ngực. 20
  20. Cách hỏi kỹ đặc điểm đau gắn với đau ngực – bạn nên hỏi theo thứ tự: Đau chính xác chỗ nào? (Site: Where exactly is the pain?) Bắt đầu khi nào, liên tục / không liên tục, từng đợt / có đột ngột không? (Onset: When did it start, was it constant/intermittent, gradual/ sudden?) Đau như thế nào? Như là đâm, bỏng cháy, hay bó chặt? (Character: What is the pain like e.g. sharp, burning, tight?) Lan tỏa/di chuyển đến đâu? (Radiation: Does it radiate/move anywhere?) Có bất cứ điều gì khác liên quan đến đau như vã mồ hôi, nôn mửa? (Associations: Is there anything else associated with the pain e.g. sweating, vomiting) Bao lâu: Lúc nào, bao lâu? (Time course: Does it follow any time pattern, how long did it last?) Các yếu tố làm tăng/giảm: Có bất cứ điều gì làm cho nó đỡ hơn hay tệ hơn? (Exacerbating/relieving factors: Does anything make it better or worse?) Mức đau: Tự xem xét khi sử dụng thang 1-10 để đánh giá mức đâu? (Severity: How severe is the pain, consider using the 1-10 scale?) Từ viết tắt S-O-C-R-A-T-E-S (Socrates một triết gia Hy Lạp cổ đại, người được mệnh danh là bậc thầy về truy vấn) có thể được sử dụng để hỏi-truy vấn cho bất kz dạng đau nào khi khai thác bệnh sử. 21
  21. Lưu { các yếu tố bất lợi khi khai thác bệnh sử: Do bệnh nhân mất khả năng thực thể để giao tiếp với thầy thuốc, như là bất tỉnh hay các chứng về giao tiếp. Trong những trường hợp đó, có thể hỏi bệnh gián tiếp qua người quen biết bệnh nhân và có thể cung cấp các thông tin phù hợp (tuy có nhiều giới hạn) hơn hỏi bệnh trực tiếp. Hỏi bệnh cũng có thể bất khả thi do hàng loạt các yếu tố ngăn cản mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân đúng mực, như khi chuyển bệnh cho các thầy thuốc xa lạ đối với bệnh nhân, bác sĩ & bệnh nhân đã từng mâu thuẫn Việc hỏi bệnh liên quan đến các vấn đề sức khỏe đảm bảo công việc hay khả năng sinh dục, sinh sản có thể bị ức chế do sự nghi ngại không muốn tiết lộ những thông tin kín đáo về phía người bệnh. Hay ngay cả khi những vấn đề bệnh l{ đã xuất hiện, người bệnh đã hồ nghi, nhưng họ thường không tự nói ra được nếu không có khơi gợi chủ đề, ví dụ hỏi về ăn ngủ, về sinh dục, sức khỏe sinh sản hay tương tự. Đối với một vài bệnh nhân, sự quen thuộc cao độ với bác sĩ cụ thể có thể khiến bệnh nhân không muốn tiết lộ các vấn đề riêng tư hoặc sự có mặt của cả bệnh nhân và vợ/chồng/người yêu bệnh nhân cũng có thể ngăn bệnh nhân tiết lộ một vài vấn đề nhất định, và thường thì điều này tăng mức độ stress của bệnh nhân. 22
  22. (3). Tiền sử y khoa của bản thân (Past medical history - PMH) Thu thập thông tin về tiền sử bản thân: các bệnh nội, ngoại, sản, nhi, lây đã mắc trước đó có liên quan đến bệnh hiện tại hoặc các bệnh nặng có ảnh hưởng đến sức khoẻ hoặc chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị bệnh mạn tính, mà đợt này là biểu hiện 1 đợt tiến triển của bệnh như các đợt khác trước đó thì mô tả các biểu hiện của các đợt bệnh trước, giống và khác gì so với đợt bệnh lần này. Tiền sử dùng thuốc (Drug history - DH) Tìm hiểu loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng, bao gồm liều lượng và mức độ thường xuyên dùng thuốc, ví dụ: một lần mỗi ngày, hai lần một ngày, v.v Tìm hiểu xem bệnh nhân có bị dị ứng gì hay không?. (4). Tiền sử gia đình (Family history - FH) Thu thập một số thông tin về tiền sử gia đình: trong gia đình có ai mắc bệnh giống bệnh nhân, hoặc có bệnh đặc biệt có tính chất gia đình và tính chất di truyền( nếu có thì phải mô tả là ai trong gia đinh (bố, mẹ, anh chị, họ hàng bậc mấy với bệnh nhân), tính chất biểu hiện như thế nào ), ví dụ như tiểu đường hoặc bệnh sử tim mạch. 23
  23. Tìm hiểu xem có bất kz bệnh l{ di truyền nào trong gia đình - chẳng hạn như bệnh thận đa nang. (5). Tiền sử liên quan các vấn đề xã hội (Social history - SH) Hãy nhớ hỏi về hút thuốc và rượu. Bạn cũng nên hỏi bệnh nhân nếu họ sử dụng bất kz chất bất hợp pháp nào, ví dụ như cần sa, cocaine, v.v. Dịch tễ: xung quanh hàng xóm láng giềng có ai mắc bệnh như bệnh nhân ko, vùng điạ dư có bệnh gì đặc biệt ko? Cũng chú { tìm ra người phụ thuộc cùng sống với bệnh nhân (phụ huynh lớn tuổi hoặc một vài đứa trẻ ) để đảm bảo họ không bị bỏ bê nếu bệnh nhân của bạn phải nhập viện/hay vẫn ở trong bệnh viện. 24
  24. (6). Rà soát toàn hệ thống (Review of systems - ROS) Thu thập các thông tin ngắn gọn liên quan đến các hệ thống khác trong cơ thể không bao gồm trong khai thác bệnh sử (HPC) của bệnh nhân. Ví dụ trên liên quan đến hệ tim mạch vì vậy bạn sẽ rà soát qua các hệ thống khác. Đây là những hệ thống chính bạn nên rà soát: Hệ tim mạch: cơn đau ngực, khó thở, phù mắt cá chân, đánh trống ngực là các triệu chứng quan trọng nhất và có thể phải bao gồm một đoạn mô tả ngắn cho mỗi triệu chứng dương tính. Hô hấp: ho, ho ra máu, khó thở, đau khu trú vùng ngực tăng lên khi hít hay thở Tiêu hóa: thay đổi về cân nặng, trung tiện, nóng bụng, nuốt khó, đau bụng, nôn ói và tình trạng đi tiêu Hệ niệu sinh dục: tần suất đi tiểu, cơn đau trong thời gian tiểu tiện, màu nước tiểu, các loại tiết dịch niệu đạo, thay đổi kiểm soát tiểu tiện như tiểu gấp, tiểu không tự chủ, kinh nguyệt hay hoạt động tình dục 25
  25. Thần kinh: đau đầu, mất ý thức, hoa mắt và chóng mặt, phát âm và các chức năng liên quan như kĩ năng đọc, viết và trí nhớ Các triệu chứng dây thần kinh sọ: thị lực, nhìn đôi, tê mặt, điếc, nuốt khó hầu miệng, các triệu chứng vận động và cảm giác chi, mất phối hợp vận động. Hệ nội tiết: giảm cân, uống nhiều, tiểu nhiều, thèm ăn và dễ cáu gắt. Hệ vận động: bất kì cơn đau xương hay khớp kèm phù khớp hay mềm khớp, yếu tố tăng mạnh hay giảm nhẹ các cơn đau và các tiền sử gia đình dương tính với bệnh khớp. Da: các kiểu nổi mẩn đỏ (phát ban), các loại mỹ phẩm hay kem chống nắng dùng gần đây. Xin lưu { đây là những lĩnh vực chính, tuy nhiên một số khoa cũng sẽ dạy thêm các hệ thống khác như tai mũi họng / nhãn khoa (*) Tóm lại: Ngoài các câu hỏi cụ thể hay được hướng dẫn trong hỏi bệnh; hãy sử dụng thêm công thức “5 Vì sao” (5 whys) để đặt câu hỏi thăm dò, & sử dụng công thức SOCRATES để khai thác bất cứ đau đớn nào hiện diện một cách thông minh, sáng tạo và luôn chủ động sắp sẵn câu hỏi trong đầu trước khi hỏi sẽ giúp bạn khai thác tốt nhất bệnh sử của người bệnh. 26
  26. D. Tổng hợp lại về hỏi bệnh & khai thác tiền sử-bệnh sử Hoàn thành việc khai thác bệnh sử bằng cách xem lại những gì bệnh nhân đã nói với bạn. Lặp lại những điểm quan trọng để bệnh nhân có thể sửa lại giúp bạn nếu có bất kz sự hiểu lầm hoặc sai sót. Bạn cũng nên giải thích những gì mà bệnh nhân nghĩ là sai với họ và những gì họ đang mong đợi / hy vọng từ việc tư vấn. Một từ viết tắt cho điều này là ICE- Ideas, Concerns và Epectations (Cảm nghĩ, Lo lắng và Hy vọng). E. Câu hỏi / phản hồi của bệnh nhân Trong hoặc sau khi lấy bệnh sử, bệnh nhân có thể có câu hỏi mà họ muốn hỏi bạn. Bạn có thể trả lời hoặc không – nhưng điều rất quan trọng là bạn không được cung cấp cho họ bất kz thông tin sai nào. Như vậy, trừ khi bạn hoàn toàn chắc chắn về câu trả lời, tốt nhất bạn nên nói rằng bạn sẽ hỏi những bác sĩ cao niên của bạn về điều này hoặc bạn sẽ đi và cung cấp cho họ thêm thông tin (ví dụ như tờ rơi) về những gì họ đang yêu cầu. 27
  27. F. Kết thúc khai thác bệnh sử Khi bạn cảm thấy bạn đã có tất cả các thông tin bạn yêu cầu, và bệnh nhân đã hỏi bất kz câu hỏi nào họ có, bạn phải cảm ơn họ về thời gian của họ và nói rằng một trong những bác sĩ chăm sóc họ sẽ đến để xem họ sớm. Ngày nay hỏi bệnh vi tính hóa có thể là một phần không thể thiếu trong các hệ thống hỗ trợ khám, chẩn đoán & các quyết định lâm sàng ở bệnh viện. 28
  28. BẢNG KIỂM KỸ NĂNG HỎI, KHAI THÁC BỆNH SỬ-TIỀN SỬ HỆ TIM MẠCH TT CÁC BƯỚC Ý NGHĨA YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHUẨN BỊ 1. Phương tiện Tạo thuận lợi cho Chuẩn bị hồ sơ bệnh án, sổ sách phù hợp - Hồ sơ bệnh án, sổ khám bệnh; việc hỏi bệnh và làm với quy định chuyên môn. - Bút. bệnh án. 2. NVYT mang trang phục theo quy Đảm bảo quy định của CSYT. định. 3. Người bệnh hoặc người nhà sẵn sàng. THỰC HIỆN 4. NVYT chào hỏi NB và người nhà, tự Tạo được mối quan hệ thân Theo đúng phong tục, tập giới thiệu tên, Nhiệm vụ của NVYT thiện với NB. quán của vùng miền, giới tại cơ sở. thiệu rõ ràng và thể hiện thái độ sẵn sàng giúp đỡ NB. 5. Hỏi về các thông tin hành chính. Giúp thu thập các thông tin - Hỏi đầy đủ các mục hành chính theo quy hành chính liên quan đến NB. định của hồ sơ bệnh án; - Sử dụng hợp l{ các câu hỏi mở và câu hỏi đóng để thu được Thông tin đầy đủ, chính xác. 6. Hỏi l{ do NB đến CSYT. Xác định được vấn đề sức khỏe Xác định được l{ do NB đến CSYT. chính của NB, giúp NVYT định hướng để hỏi tiếp các thông tin liên quan đến bệnh sử và tiền sử bệnh. 7. Hỏi bệnh sử Thu thập được các thông tin - Dùng câu hỏi mở/đóng phù hợp để khai - Triệu chứng đầu tiên của bệnh? Hoàn giúp chẩn đoán bệnh. thác và khẳng định được sự xuất hiện và cảnh xuất hiện? quá trình diễn biến các vấn đề sức khỏe - Diễn biến các triệu chứng; của NB tính đến thời điểm tiếp xúc; - Sử dụng ngôn ngữ không lời và có lời một cách hiệu quả; 29
  29. TT CÁC BƯỚC Ý NGHĨA YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Các triệu chứng đi kèm và diễn biến các triệu chứng đó; - Đã điều trị gì chưa? Ở đâu? Điều trị như thế nào và kết quả của điều trị? - Có được bệnh sử NB đầy đủ và chính xác. - Tình trạng ăn, ngủ, đi tiêu, đi tiểu như thế nào? - Tình trạng hiện nay của NB (hỏi các triệu chứng cơ năng). 8. Hỏi tiền sử bệnh Hỗ trợ chẩn đoán - Xác định được tiền sử các bệnh tật - Bản thân NB: đã bị bệnh như thế này bao giờ xác có liên quan của NB và gia đình; chưa? Nếu có định, chẩn đoán - Vận dụng hiệu quả các ngôn ngữ thì được chẩn đoán và điều trị như thế nào? phân biệt và tiên không lời và có lời; - Các bệnh khác đã mắc trước đó? Điều trị như thế lượng bệnh. - Tôn trọng các thói quen và phong nào? Tình trạng bệnh đó hiện nay? tục tập quán của NB không có hại cho - Gia đình: có ai mắc bệnh tương tự không? sức khỏe. 9. Hỏi về dịch tễ học Giúp tìm hiểu các - Khai thác đầy đủ các yếu tố văn hóa - Hỏi về tình trạng bệnh của những người xung bệnh dịch tại cộng phong tục tập quán ảnh hưởng đến quanh trong cộng đồng? đồng và định hướng vấn đề sức khỏe của NB và cộng đồng - Hỏi về điều kiện vệ sinh môi trường, tiền sử yếu tố nguy cơ gây NB sinh sống; chủng ngừa? bệnh. - Xác định được các dịch bệnh hiện có - Hỏi về những bệnh dịch đang lưu hành tại nơi NB tại khu vực NB sinh sống; đang sinh sống? - Nhận biết các yếu tố nguy cơ của bệnh. 10. Tổng hợp các thông tin đã hỏi và đề nghị NB xác Giúp khẳng định lại Thông tin về bệnh sử và tiền sử đã nhận lại trước khi ghi vào hồ sơ bệnh án. thông tin cho chính thu được là chính xác và đầy đủ. xác. 11. Ghi bệnh sử, tiền sử vào hồ sơ bệnh án và bắt đầu Hoàn chỉnh hồ sơ - Hoàn thiện các mục theo quy định khám bệnh. bệnh án. của bệnh án; - Thực hiện khám bệnh theo các bảng kiểm liên quan. 30
  30. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Cao Văn Thịnh (2005), Tài liệu huấn luyện kỹ năng y khoa tiền lâm sàng, tập 1, 2; ĐH PNT 2. Nguyễn Văn Sơn (2013), Bảng kiểm dạy/học kỹ năng lâm sàng; Nhà xuất bản Y học 3. Đặng Hanh Đệ (2007), Phẫu thuật thực hành,Mã số: Đ.01.Y.12 Nhà xuất bản Y học 4. Sổ tay thăm khám ngoại khoa lâm sàng, BV ND Gia Định Tiếng Anh 5. Chris Hatton Roger Blackwood (2011), Clinical Skills, Nhà xuất bản Blackwell 6. Lynn S. Bickley;(2013), Bate's Guide to Physical Examination; 11th Edition, NXB Lippicot 7. Wienner, Fauci; Harrison’s internal medicine – self-assessment & board review, 17th Edition 8. Richard F. LeBlond;(2009), DeGowin's Diagnostic Examination, 9th Edition 9. Anne Griffin Perry, Patricia A. Potter and Wendy Ostendorf; 2014. Clinical Nursing Skill & Techniques, 8th Edition; Mosby. 31
  31. * Một số website skills/ 32
  32. Câu hỏi lượng giá 2.1. Chọn câu đúng: A. Kỹ năng mềm là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ, xúc cảm, thái độ và chuyên môn của bạn B. Kỹ năng mềm được dùng để chỉ các kỹ năng ít quan trọng như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm C. Kỹ năng cứng của các bác sĩ là những kỹ năng lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản l{ thời gian, D. Kỹ năng mềm bổ sung cho các kỹ năng cứng & các kỹ năng mềm quan trọng trong y khoa là giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề 2.2. Chọn câu đúng: A. Kỹ năng giao tiếp là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật đối đáp được các nhà tâm l{ học xây dụng để giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn B. Trong bộ kỹ năng giao tiếp gồm có: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu C. Các kỹ năng được chú trọng trong khám và khai thác tiền sử-bệnh sử là: A - kỹ năng đặt câu hỏi, B - kỹ năng lắng nghe & C - kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể. D. Kỹ năng cứng (hay còn gọi là kỹ năng chuyên môn) là những kỹ năng không thể đo đếm và đo lường được 33
  33. 2.3. Chọn câu sai - Các loại câu hỏi thường dùng A. câu hỏi mở và câu hỏi đóng B. câu hỏi trực tiếp và gián tiếp C. câu hỏi định hướng D. câu hỏi chiến thuật 2.4. Chọn câu sai - Câu hỏi đóng có đặc điểm: A. Kiểm tra khả năng hiểu vấn đề của bạn hoặc người khác B. Kết thúc một cuộc đàm phán thương lượng, thảo luận hoặc ra quyết định C. Nên dùng các câu hỏi dạng này khi muốn câu chuyện thêm trôi chảy D. Thường nhận được câu trả lời là một từ, hoặc câu trả lời rất ngắn 2.5. Chọn câu sai - Câu hỏi mở có đặc điểm: A. Thường dẫn đến câu trả lời dài hơn B. Thường bắt đầu bằng cụm từ cái gì, tại sao hay bằng cách nào C. Câu hỏi mở dùng kết thúc một cuộc trò chuyện mở D. Dùng để tìm kiếm thêm thông tin & Tham khảo { kiến người khác 2.6. Chọn câu đúng A. Kỹ thuật đặt câu hỏi dạng hình nón là bắt đầu từ những câu hỏi chung, sau đó đi vào trọng tâm để hỏi rộng hơn theo từng cấp độ. B. Câu hỏi thăm dò được sử dụng khi muốn lấy được thông tin từ khi người nói đang cố gắng tránh né không tiết lộ bệnh cho bạn biết C. Câu hỏi tu từ là câu phủ định được viết dưới dạng câu hỏi ( phải không?) 34 D. Câu hỏi mở có đặc điểm thường dẫn đến câu trả lời ngắn gọn hơn
  34. 2.7. Câu hỏi dẫn dắt hướng người khác trả lời theo cách bạn nghĩ, thường bằng một vài phương pháp sau: A. Đi kèm với giả định (Bạn nghĩ sẽ không ) B. Thêm vào một lời kêu gọi cá nhân để đồng { ở phần kết C. Chọn lọc từ để đặt câu hỏi sao cho người trả lời dễ dàng nói “có” D. Câu hỏi dẫn dắt là câu hỏi có xu hướng mở. 2.8.Kỹ năng lắng nghe là khả năng nhận và nhận chính xác các thông điệp trong quá trình truyền thông; đối với bác sĩ khả năng giải thích, lắng nghe và thấu cảm có ảnh hưởng sâu sắc đến sự chăm sóc của bệnh nhân. A. Đúng B. Sai 2.9. Chọn đúng/sai - Trong quá trình khám bệnh, cũng có khi bạn là người nhận phản hồi từ các bệnh nhân và đồng nghiệp hoặc ngược lại, hãy cố gắng để nhận được các phản hồi xây dựng & đừng bị rơi vào cái bẫy của kiểu phản hồi “khen và chê”. A. Đúng B. Sai 35
  35. 2.10. Chọn câu sai – để cải thiện kỹ năng lắng nghe tích cực mà bạn cần áp dụng các biện pháp sau. A. Mắt và người hướng về phía người nói, gật đầu mỉm cười B. Nghe cho hết lời hết { người nói; không ngắt lời người nói; Tìm hiểu { nghĩa của các hành động ngôn ngữ không lời của người bệnh. C. Trao đổi phản hồi với người nói khi họ nói xong, để người nói có cảm giác được tôn trọng và yên tâm. D. Loại bỏ các nhiễu tâm l{: tiếng ồn, người đi lại, phương tiện, vị trí ngồi 2.11. Chọn câu đúng: A. Phần hỏi bệnh của một bệnh nhân, là những dữ liệu thu thập được bởi các bác sĩ qua việc hỏi những câu hỏi cụ thể, hỏi trực tiếp bệnh nhân B. Bệnh sử là những dữ liệu thu thập được bởi một bác sĩ qua việc hỏi những câu hỏi cụ thể, hỏi trực tiếp bệnh nhân C. Bệnh sử không thể là những dữ liệu thu thập được qua người quen bệnh nhân có thể cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh nhân D. Bệnh sử có mục đích là nắm được các thông tin về quá trình chăm sóc y khoa cho bệnh nhân. 2.12 Chọn đúng/sai – Khi khai thác bệnh sử của bệnh nhân, trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cần phải hỏi trực tiếp người bệnh, không thu thập bệnh sử gián tiếp từ người thân, bạn bè hoặc người chăm sóc A. Đúng B. Sai 36
  36. 2.13. Chọn câu đúng: A. Các triệu chứng chú quan là các dấu hiệu có liên quan đến bệnh l{ được bệnh nhân hay người thân của bệnh nhân tường trình B. Các triệu chứng chú quan là những biểu hiện được xác định bởi thăm khám trực tiếp do các nhân viên y tế thực hiện C. Các triệu chứng khách quan là là các dấu hiệu có liên quan đến bệnh l{ được bệnh nhân hay người thân của bệnh nhân tường trình D. Các triệu chứng khách quan là những biểu hiện được xác định bởi thăm khám gián tiếp do các nhân viên y tế thực hiện. 2.14. Chọn câu sai – trong mục Làm quen (của các bước tiến hành khi hỏi bệnh) có các mục cần làm: A. Tự giới thiệu, xác định vai trò của bạn với bệnh nhân của bạn B. Đạt được sự đồng { để nói chuyện với họ. C. Hỏi đầy đủ các mục hành chính theo quy định của hồ sơ bệnh án D. Nếu bạn muốn ghi chép khi bạn tiến hành, hãy yêu cầu sự cho phép của bệnh nhân để làm như vậy. 2.15. Chọn câu sai – những câu hỏi thường dùng để khai thác bệnh sử, gồm: A. Triệu chứng đầu tiên của bệnh?; B. Hoàn cảnh xuất hiện?; C. Diễn biến các triệu chứng?; D. Hỏi xem có bất kz bệnh l{ di truyền nào trong gia đình?; 37
  37. 2.16. Chọn câu sai – những câu hỏi thường dùng để khai thác bệnh sử, gồm: A. Triệu chứng đầu tiên của bệnh?; B. Hoàn cảnh xuất hiện?; C. Diễn biến các triệu chứng?; D. Các loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng?; 2.17. Chọn câu sai – những câu hỏi thường dùng để khai thác bệnh sử, gồm: A. Triệu chứng đầu tiên của bệnh?; B. Hỏi xem bệnh nhân có bị dị ứng gì hay không?; C. Diễn biến các triệu chứng?; D. Tình trạng hiện nay của người bệnh (hỏi các triệu chứng cơ năng). 2.18. Chọn câu sai – những câu hỏi thường dùng để khai thác bệnh sử, gồm: A. Hỏi đã điều trị gì chưa? Ở đâu? B. Hãy nhớ hỏi về hút thuốc và rượu? C. Tình trạng ăn, ngủ, đi tiêu, đi tiểu như thế nào? D. Tình trạng hiện nay của người bệnh (hỏi các triệu chứng cơ năng). 38
  38. 2.19. Chọn câu sai ~ là câu hỏi để khai thác bệnh sử đã sắp xếp sai thứ tự (thứ tự nhằm tránh hỏi thiếu được viết tắt thành chữ S-O-C-R-A-T-E-S): A. Đau chính xác chỗ nào? B. Có bất cứ điều gì khác liên quan đến đau như vã mồ hôi, nôn mửa? C. Bao lâu: Lúc nào, bao lâu? D. Mức đau: Tự xem xét khi sử dụng thang 1-10 để đánh giá mức đâu? 2.20. Chọn câu sai ~ là câu hỏi để khai thác bệnh sử đã sắp xếp sai thứ tự (thứ tự nhằm tránh hỏi thiếu được viết tắt thành chữ S-O-C-R-A-T-E-S): A. Đau chính xác chỗ nào? B. Bắt đầu khi nào, liên tục / không liên tục, từng đợt / có đột ngột không? C. Mức đau: Tự xem xét khi sử dụng thang 1-10 để đánh giá mức đâu? D. Đau như thế nào? Như là đâm, bỏng cháy, hay bó chặt? 2.21. Chọn câu sai ~ là câu hỏi để khai thác bệnh sử đã sắp xếp sai thứ tự (thứ tự nhằm tránh hỏi thiếu được viết tắt thành chữ S-O-C-R-A-T-E-S): A. Đau chính xác chỗ nào? B. Các yếu tố làm tăng/giảm: Có bất cứ điều gì làm cho nó đỡ hơn hay tệ hơn? C. Bắt đầu khi nào, liên tục / không liên tục, từng đợt / có đột ngột không? D. Đau như thế nào? Như là đâm, bỏng cháy, hay bó chặt? 39
  39. 2.22. Chọn câu sai ~ là câu hỏi để khai thác bệnh sử đã sắp xếp sai thứ tự (thứ tự nhằm tránh hỏi thiếu được viết tắt thành chữ S-O-C-R-A-T-E-S): A. Đau chính xác chỗ nào? B. Bao lâu: Lúc nào, bao lâu? C. Bắt đầu khi nào, liên tục / không liên tục, từng đợt / có đột ngột không? D. Đau như thế nào? Như là đâm, bỏng cháy, hay bó chặt? 2.23. Chọn đúng/sai – Khám rà soát toàn hệ thống (Review of systems - ROS) là khám thu thập các thông tin đầy đủ liên quan đến các hệ thống khác trong cơ thể không bao gồm trong khai thác bệnh sử của bệnh nhân. A. Đúng B. Sai 2.24. Chọn câu sai - Tổng hợp lại về hỏi bệnh & khai thác tiền sử-bệnh sử, gồm có các động tác: A. Hoàn thành việc khai thác bệnh sử bằng cách xem lại những gì bệnh nhân đã nói với bạn. B. Lặp lại những điểm quan trọng để bệnh nhân có thể sửa lại giúp bạn nếu có bất kz sự hiểu lầm hoặc sai sót. C. Bạn nên giải thích những gì mà bệnh nhân nghĩ là sai với họ từ việc tư vấn. D. Bạn không nên giải thích những gì mà bệnh nhân đang mong đợi & hy vọng từ việc tư vấn 40
  40. 2.25. Chọn đúng/sai – về câu hỏi / phản hồi của bệnh nhân sau khi bạn khám bệnh. Bạn bắt buộc phải trả lời thỏa đáng để bệnh nhân tin vào chẩn đoán và cách điều trị của bạn. A. Đúng B. Sai 2.1D, 2.2B, 2.3D, 2.4C, 2.5C, 2.6B, 2.7D, 2.8A, 2.9A, 2.10D, 2.11B, 2.12B, 2.13A, 2.14C, 2.15D, 2.16D, 2.17B, 2.18B, 2.19B, 2.20C, 2.21B, 2.22B, 2.23B, 2.24D, 2.25B 41