Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 11: Kỹ năng hỏi-Khám lâm sàng về tâm thần

pdf 42 trang phuongnguyen 3470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 11: Kỹ năng hỏi-Khám lâm sàng về tâm thần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tien_lam_sang_ve_cac_ky_nang_lam_sang_chuong_11_ky.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 11: Kỹ năng hỏi-Khám lâm sàng về tâm thần

  1. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y CHƯƠNG 11 KỸ NĂNG HỎI-KHÁM LÂM SÀNG VỀ TÂM THẦN Mục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Nắm được kỹ năng kiểm tra trạng thái tinh thần trong khám sức khỏe tâm thần 2. Biết một số trạng thái rối loạn & các bệnh tâm thần thường găp trên lâm sàng Nội dung 11.1 Tổng quan về sức khỏe tâm thần 11.3.3. Rối loạn hoạt động có ý thức & 11.2 Kỹ năng kiểm tra trạng thái tinh thần bản năng 11.2.1 Cách khai thác bệnh sử - tiền sử ‒ Rối loạn vận động 11.2.2. Bề ngoài, hành vi & tâm trạng ‒ Rối loạn hoạt động có ý chí 11.2.3. Cách khám cảm giác & tri giác ‒ Rối loạn hoạt động bản năng 11.2.4. Cách khám về tư duy. ‒ Hội chứng căng trương lực 11.2.5. Cách khám về hoạt động tâm thần 11.4 Các bệnh lý tâm thần thường gặp 11.3. Các trạng thái rối loạn tâm thần 11.3.1. Rối loạn cảm giác & tri giác ‒ Rối loạn cảm giác ‒ Rối loạn tri giác 11.3.2. Rối loạn tư duy ‒ Các rối loạn hình thức tư duy. ‒ Các rối loạn nội dung tư duy. ‒ Các hội chứng rối loạn tư duy BÀI GiẢNG TIỀN LÂM SÀNG VỀ CÁC KỸ NĂNG LÂM SÀNG - ĐÀO TẠO BÁC SĨ Y KHOA – GiẢNG VIÊN: THẠC SĨ BS NGUYỄN PHÚC HỌC – PHÓ TRƯỞNG KHOA Y / ĐẠI HỌC DUY TÂN (DTU)
  2. 11.1 Tổng quan về sức khỏe tâm thần, bệnh tâm thần & nguyên tắc khám 11.1.1 Khái niệm về sức khỏe tâm thần: ‒ Sức khoẻ về thể chất đã được xã hội quan tâm, nhận thức đúng tầm quan trọng vs sức khoẻ tâm thần vẫn còn nhiều nhận thức lệch lạc, mặc cảm. ‒ ĐN: “Sức khoẻ tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái.’’ 11.1.2 Khái niệm về bệnh tâm thần: ‒ Là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn vì nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể ) làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. ‒ Do các quá trình cảm giác-tri giác, tư duy-ý thức, hoạt động tâm thần bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh. ‒ Bệnh tâm thần thường không gây chết đột ngột nhưng làm đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình và tổn thất cả về kinh tế. 11.1.3 Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh ‒ Điểm khác + Bệnh tâm thần (còn gọi là tâm bệnh) * Thường chưa phát hiện được tổn thương đặc hiệu về mặt hình thái của hệ thần kinh, đã và đang tìm ra những biến đổi tinh vi về mặt sinh hóa, miễn dịch, di truyền 2
  3. * Ða số các dấu hiệu bệnh chỉ là do rối loạn chức năng của não. Phần lớn bệnh nhân có thể ăn khỏe, chơi khỏe, đi đứng bình thường nhưng có ý nghĩ, cảm xúc, hành vi không phù hợp, kỳ dị, khó hiểu. * Bệnh nhân tâm thần thường không nhận thấy mình bị bệnh, từ chối điều trị tại chuyên khoa tâm thần. + Bệnh nhân thần kinh: * Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra làm tổn thương thực thể tại các phần khác nhau của hệ thần kinh như não bộ, tủy sống, dây thần kinh ngoại vi gây rối loạn chủ yếu chức năng tiếp thu và thực hiện của con người. * Người bệnh ít có các hành vi kỳ dị, ý nghĩ bất bình thường nhưng có thể tê liệt nửa người, khó khăn đi đứng, ăn nói, điếc, mù * Đa số bệnh nhân còn ý thức được bệnh của mình. ‒ Điểm liên quan bệnh tâm thần với bệnh thần kinh + Bệnh nhân tâm thần (bệnh tâm thần nội sinh) tuy chưa phát hiện được tổn thương thực thể ở não, có thể có những rối loạn thần kinh kèm theo (rối loạn trương lực cơ, phản xạ, thần kinh thực vật ). + Bệnh thần kinh có tổn thương ở tổ chức não, ít nhiều có rối loạn tâm thần kèm theo: rối loạn trí nhớ, trí tuệ, ý thức 3
  4. 11.1.4 Khái niệm về khám kiểm tra trạng thái tinh thần ‒ Về cơ bản "kiểm tra sức khoẻ tâm thần“ cũng tương tự khám kiểm tra các hệ thống khác, ví dụ: bệnh nhân có các vấn đề về hô hấp cần khám sức khoẻ về hô hấp, giống như cách mà bệnh nhân có các vấn đề về tâm thần cần khám sức khoẻ tâm thần. Nhưng kiểm tra trạng thái tinh thần là điều rất cần thiết cho tất cả bệnh nhân chứ không chỉ riêng cho những bệnh nhân có vấn đề về tâm thần ‒ Nguyên tắc chung + Phải khám toàn diện, chi tiết và cơ động: * Toàn diện: khám về tâm thần, thần kinh và nội khoa. * Chi tiết: khám kỹ từng mặt hoạt động tâm thần (cảm giác-tư duy- hoạt động). * Cơ động: theo dõi, cả quá trình phát sinh, phát triển, diễn biến. + Phải kết hợp chặt chẽ các tài liệu chủ quan với các tài liệu khách quan: * Tài liệu chủ quan: lời khai của bệnh nhân, phán đoán suy luận của BS. * Tài liệu khách quan: lời khai của người nhà bệnh nhân, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng + Phải kết hợp tri thức vững về tâm thần học với kỹ năng tiếp xúc: * Hỏi bệnh nhân là phương pháp khám chủ yếu trong khám tâm thần, Phải có nghệ thuật tiếp xúc để có các lời khai cần thiết và chính xác. * Quan sát kỹ bệnh nhân tại thời điểm khám xét và cả trong các sinh 4 hoạt hàng ngày
  5. 11.2 Kỹ năng khám kiểm tra trạng thái tinh thần 11.2.1 Cách hỏi & khai thác bệnh sử • Giới thiệu (introduction) ‒ Tự giới thiệu - tên / vai trò ‒ Xác nhận chi tiết về bệnh nhân - tên / tuổi (DOB- Date Of Birth) ‒ Giải thích nhu cầu phải có một bệnh sử - Nhận được sự đồng ý ‒ Đảm bảo bệnh nhân được thoải mái • Trình bày lý do đến khám (history of presenting complaint) ‒ Ghi lý do chính mà bệnh nhân phải đến khám hoặc bị đưa đến viện. Nên ghi theo cách nói của bệnh nhân, nếu bệnh nhân không tiếp xúc được thì ghi theo mô tả của người cung cấp thông tin ‒ Điều quan trọng là sử dụng câu hỏi mở để gợi ra vấn đề phàn nàn, khiếu nại, than phiền của bệnh nhân. Làm rõ điều đó với yêu cầu nhẹ nhàng: * “Bạn có thể cho tôi biết thêm về điều đó không?” * “Chị có thể cho tôi một ví dụ gần đây không?” * “Điều đó xảy ra lần cuối khi nào?” * "Vậy hôm nay bác thấy gì nào?" ‒ Cho phép bệnh nhân đủ thời gian trả lời, cố gắng không làm gián đoạn hoặc hướng cuộc trò chuyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân mở rộng sự than phiền, phàn nàn & kể lại các triệu chứng hiện tại của họ . 5
  6. • Thu thập thông tin về bệnh sử: ‒ Hỏi bệnh nhân: + Nghệ thuật hỏi: nói chuyện giản dị, thân mật, cách hỏi thay đổi tuỳ theo nhân cách của từng bệnh nhân. Xen kẽ những câu hỏi về bệnh với những câu hỏi về đời sống, gia đình. Tránh gợi ý, ám thị bệnh nhân , v.v + Chú ý hỏi những triệu chứng báo hiệu; thời gian xuất hiện và tính chất xuất hiện của các triệu chứng ban đầu (đột ngột, từ từ, từng chu kỳ, v.v ). + Các triệu chứng xuất hiện sau các nhân tố gì (chấn thương sọ não, cơn co giật, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, bệnh cơ thể, sang chấn tâm thần, v.v ). + Xác định thời kỳ toàn phát và hỏi các dấu hiệu chủ yếu về rối loạn ý thức, tri giác, cảm xúc, tư duy, hành vi, tác phong, v.v + Phát hiện quá trình tiến triển và thoái triển các triệu chứng qua các mốc thời gian. Xác định trạng thái tâm thần giữa hai chu kỳ (chú trọng vào các biến đổi nhân cách). + Cần hỏi rõ trước kia bệnh nhân đã được khám ở đâu, ai khám, chẩn đoán như thế nào, chữa bằng thuốc gì và phương pháp gì, kết quả điều trị, v.v ‒ Hỏi người nhà bệnh nhân: + Những điều cần hỏi người nhà về bệnh sử cũng tương tự như những điều đã hỏi bệnh nhân ở trên. + Cần hướng dẫn người nhà kể bệnh sử để có thể thu thập được những sự việc cụ thể, những hiện tượng khách quan. 6
  7. • Thu thập tài liệu về tiền sử: (Vẫn hỏi cả bệnh nhân lẫn người nhà). − Tiền sử cá nhân: + Tình hình sức khoẻ về cơ thể và tâm thần của mẹ bệnh nhân khi có thai bệnh nhân. + Trạng thái của bệnh nhân khi mới sinh ra (thiếu tháng, đẻ khó, v.v ); Tốc độ phát triển qua các thời kỳ so với trẻ bình thường (nhanh hay chậm). + Tính cách, tác phong qua các thời kỳ + Cách giáo dục của gia đình và ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Những sự việc trong gia đình ảnh hưởng đến tâm thần + Những biến đổi đặc biệt ở tuổi dậy thì. Những bệnh cơ thể và tâm thần mắc phải từ bé đến nay. Những đặc điểm nhân cách trước khi bị bệnh. − Tiền sử gia đình: + Cha mẹ, anh chị em ruột có ai bị mắc bệnh tâm thần nặng, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, nghiện rượu, giang mai, v.v + Sang chấn tâm thần chung trong gia đình hay tín ngưỡng trong gia đình có ảnh hưởng gì đến tâm thần của bệnh nhân. − Tiền sử sử dụng thuốc: + Tìm bằng chứng của việc lạm dụng thuốc, chứng cuồng loạn (hysteria) hoặc những bệnh khác có thể giúp giải thích những vấn đề trên. + Nếu cần thiết, có thể phỏng vấn những ngưới cung cấp thông tin khác (ví dụ như gọi điện cho người họ hàng). 7
  8. 11.2.2. Biểu lộ qua bề ngoài, hành vi & tâm trạng • Bề ngoài (Appearance) – Hình dáng của bệnh nhân có thể cung cấp một số đầu mối về lối sống và khả năng tự chăm sóc của họ: − Quần áo, trang phục − Tư thế ngồi/đi bộ: ngồi yên tĩnh, vấp ngã − Chăm sóc / vệ sinh / Bằng chứng tự hại • Hành vi (Behaviour) – ‘Giao tiếp không bằng lời’ của bệnh nhân có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về tình trạng tinh thần hiện tại của họ: − Giao tiếp bằng mắt & Biểu hiện trên khuôn mặt − Hoạt động tâm thần - Thờ ơ, cáu kỉnh, hợp tác . − Ngôn ngữ cơ thể / cử chỉ / cách diễn đạt − Mức độ kích thích - bình tĩnh / kích động / xâm hại • Trạng thái ý thức (mood - tâm trạng, khí sắc) . − Trạng thái ý thức – tâm trạng là một trạng thái biểu lộ riêng của bệnh nhân và là đánh gíá chủ yếu thông qua việc truyền tải cảm giác trong suốt cuộc kiểm tra. − Tâm trạng đề cập đến trạng thái bền vững của cảm giác bên trong của bệnh nhân. − Tâm trạng ảnh hưởng đến thể hiện cảm xúc và có thể quan sát thấy ngay lập tức (ví dụ như biểu hiện trên khuôn mặt của bệnh nhân hoặc thái độ tổng thể). 8
  9. − Bạn nên quan sát các biểu hiện / thái độ trên khuôn mặt của bệnh nhân để đánh giá. (mood/ tone by B.Jakubowski & A.Voelker) − Để khám phá - bạn cần hỏi bệnh nhân các câu hỏi về tâm trạng của họ, có thể hỏi: + "Bản cảm thấy tâm trạng mình lâu nay ra sao?«; + “Tinh thần của bạn gần đây như thế nào?” + "Tâm trạng hôm nay của bạn tốt không?«; + “Bạn có cảm thấy tình thần có gì bất thường hay không?” 9
  10. 11.2.2. Cách khám cảm giác – tri giác (feel – perception, sence) ‒ Cảm giác (feel) là sự phản ánh vào ý thức con người các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khách quan đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Ví dụ: cảm giác mầu sắc, mùi vị, âm thanh, nếu không tăng-giảm-loạn thì là sức khỏe tâm thần bình thường (nếu có rối loạn – nhận định như ở mục 10.3.1). ‒ Tri giác (perception, sence) là sự phản ánh vào ý thức con người một sự vật khách quan thống nhất, trọn vẹn, là sự phản ánh cao hơn cảm giác, nếu không sai lệch ảo tưởng, ảo giác, loạn thì là sức khỏe tâm thần bình thường. ‒ Cả hai (cảm giác và tri giác) đều là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khách quan. Cảm giác thì phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ còn tri giác thì phản ánh tổng thể các thuộc tính đó. ‒ Ví dụ về các câu hỏi để sàng lọc những bất thường về cảm giác-tri giác: ∗ "Bác đã bao giờ nhìn thấy, nghe, ngửi, cảm nhận, hoặc nếm những thứ không thực sự ở đó?" ∗ “Gần đây anh có trải qua chuyện gì bất thường hay không?, chúng xảy ra trong đời thực hay trong đầu anh?” ∗ “ Chị có bao giờ nghe thấy những điều mà người khác không nghe thấy, ví dụ như tiếng người nói chuyện trong đầu mình?” ∗ “Em có bao giờ nhìn thấy những hình ảnh hoặc những cảnh mà người khác không nhìn thấy?” ∗ “ Bạn có bao giờ có những cảm giác lạ trong cơ thể hoặc trên da?” 10
  11. 11.2.3. Cách khám Tư duy (Thinking, thought - nhận thức, suy nghĩ & lời nói) − Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh gián tiếp và khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng. − Khác với các quá trình nhận thức cảm tính (là cảm giác và tri giác), tư duy phản ánh những mối liên hệ bên trong, mang tính quy luật của các sự vật khách quan, do đó có thể nói rằng tư duy là một quá trình nhận thức lý tính. − Đặc điểm của tư duy là gắn liền với ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện để diễn đạt tư duy. Tư duy là kết quả của nhận thức & được ghi lại bởi ngôn ngữ. − Vì vậy, trên lâm sàng chúng ta thông qua đánh giá những biểu hiện về ngôn ngữ để khám/kiểm tra đánh giá về sức khỏe tâm thần cũng như phát hiện các rối loạn tâm thần. − Sức khỏe tâm thần của người đang được khám là bình thường nếu các biểu hiện về tư duy (các nhận thức, suy nghĩ & lời nói) là bình thường, nghĩa là: + Về hình thức tư duy: Nhịp điệu nói không quá nhanh hay quá chậm; hình thức phát ngôn – kết cấu ngôn ngữ - ý nghĩa & mục đich lời nói bình thường. + Về nội dung tư duy: Không có định kiến bệnh hoạn; không ám ảnh cũng như hoang tưởng bệnh lý các loại. + Không phát hiện thấy các hội chứng rối loạn tư duy: như là hôi chứng paranoia; hội chứng ảo giác-paranoid; hội chứng paraphrenia, hội chứng nghi bệnh. 11
  12. − Ví dụ về một vài câu hỏi để sàng lọc những bất thường về nội dung tư duy: + "Bác có nghĩ rằng luôn có ai đó đang cố làm hại mình?" + “Bạn có bao giờ nghĩ đến việc kết thúc cuộc đời của bạn?" + “Em đã bao giờ cảm thấy cuộc sống của mình rất không đáng sống?" + “Anh đã bao giờ cố gắng để kết thúc cuộc đời của mình?" + "Bạn có bao giờ nghĩ về việc làm hại người khác không?" + “Cô có nghĩ mọi người có thể đưa ý tưởng vào đầu của mình?" + “Chú đã bao giờ cảm thấy như mọi người đã xóa những kí ức khỏi tâm trí của chú?" + “Em có bao giờ cảm thấy những người khác có thể nghe những gì mình đang nghĩ? + “Chị có bao giờ nhận được những tin nhắn đặc biệt từ tivi, radio hoặc tạp chí?” + “Mọi người có thay đổi cách mà họ thường làm nhằm có được em?” + “Bác có bao giờ nghĩ rằng mình thực sự quan trọng theo một cách nào đó hoặc có năng lực đặc biệt?” + “Em có bao giờ cảm thấy mình phạm một lỗi hoăc làm điều gì đó thật khinh khủng mà em thấy mình đáng bị trừng phạt.” + “Bạn có bao giờ nhìn thấy những hình ảnh hoặc những cảnh mà người khác không nhìn thấy?” 12
  13. 11.2.4. Cách khám về hoạt động tâm thần − Người được khám có sức khỏe tâm thần bình thường phải là người không bị rối loạn hoạt động có ý chí; không rối loạn hoạt động bản năng cũng như không mắc các hội chứng căng trương lực &những hội chứng rối loạn hoạt động khác. + Hoạt động có ý chí: là quá trình hoạt động tâm lý có mục đích, có phương hướng rõ ràng và đòi hỏi những nỗ lực nhất định để khắc phục khó khăn, trở ngại nhằm đạt được mục đích. Hoạt động này chỉ xuất hiện ở người. + Hoạt động bản năng: là hoạt động không có ý thức, xuất hiện như những phản xạ không điều kiện, bẩm sinh nhằm thoả mãn những nhu cầu sinh vật (tồn tại và phát triển), nó có tác dụng duy trì đời sống sinh vật, thích nghi với điều kiện môi trường. Ở loài vật chỉ có hoạt động này. + Hội chứng căng trương lực (catatonic syndrome): Hội chứng gồm hai trạng thái đối lập nhau, ‘kích động căng trương lực và bất động căng trương lực’. Hai trạng thái này xuất hiện kế tiếp nhau và thay đổi cho nhau. + Một số hội chứng rối loạn hoạt động khác: Hội chứng kích động thanh xuân; Hội chứng kích động kiểu hysteria; Hội chứng bất động hysteria; Hội chứng kích động nhân cách bệnh; Hội chứng bất động trầm cảm − Ví dụ về một vài quan sát để sàng lọc những bất thường về nội dung vận động: + Rối loạn hoạt động có ý chí: ∗ Trên lâm sàng, thường quan sát thấy trên NB khi có biểu hiện rối loạn hoạt động có ý chí, đồng thời sẽ có rối loạn hoạt động bản năng. 13
  14. ∗ Hoạt động có ý chí giảm (trong trầm cảm); tăng (nghiện ma túy, rối loạn hưng cảm hay mất hoạt động thường gặp trong TTPL). + Rối loạn hoạt động bản năng: ∗ Có những vận động dị thường, không có ý nghĩa và có tính chất định hình như rung đùi, lắc người nhịp nhàng, trợn mắt nhìn trừng trừng, vung vẩy tay, xoa xoa vào tai, ∗ Các rối loạn bản năng ăn uống; Cơn bỏ nhà đi lang thang (fugue); Cơn trộm cắp (kleptomania); Cơn đốt nhà (pyromania); Cơn giết người; ∗ Rối loạn bản năng tình dục: biểu hiện như cơn cởi bỏ quần áo, tìm mọi cách đến gần với người khác giới, thủ dâm (masturbation), loạn dâm đồng giới (homosexuality), loạn dục với trẻ con (pedophilia), loạn dục với súc vật (zoophilia), + Hội chứng căng trương lực ∗ Bối rối rồi say đắm, hay cười vô duyên cớ, nét mặt có những nét đối lập như miệng cười trong khi mắt đầy nước mắt (paranimia). Hoặc người bệnh nói nhiều nhưng có tính chất khoa trương, khó hiểu, kết cấu phân liệt, tư duy ngắt quãng, ứ đọng. ∗ Người bệnh ngày càng ít nói đến không nói, ngồi lâu một tư thế. Có hiện tượng định hình, lặp lại một cách định hình một động tác nào đó. Thường đờ ra trong những tư thế không thuận lợi, kỳ lạ của đầu,14 tay và chân (như các hình được nặn bằng sáp).
  15. 11.2.5 Kết thúc khám ‒ Giúp NB trở về tư thế thoải mái; ‒ Thông báo cho NB/người nhà về kết quả khám và hướng xử trí tiếp theo; ‒ Trả lời những băn khoăn, thắc mắc của NB/người nhà (nếu có); ‒ Chào và cảm ơn NB/người nhà; ‒ Thu dọn dụng cụ, rửa tay; ‒ Ghi kết quả khám và đề xuất xử trí tiếp theo vào hồ sơ bệnh án. Vincent Willem van Gogh (30 tháng 3 năm 1853 – 29 tháng 7 năm 1890) là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng - Người ta đã đưa ra khoảng 30 chẩn đoán khác nhau cho triệu chứng bệnh của Van Gogh, trong đó phải kể tới chứng tâm thần phân liệt hình trên là chân dung tự họa & tuyệt phẩm Hoa diên vĩ được vẽ khi Vincent van Gogh đang sống ở nhà thương điên Saint Paul-de-Mausole tại Saint-Rémy-de-Provence, Pháp, vào năm cuối cùng của cuộc đời danh họa. 15
  16. 11.3. Các trạng thái rối loạn tâm thần 11.3.1. Rối loạn cảm giác & tri giác • Rối loạn cảm giác − Tăng cảm giác (hyperesthesia): + Do ngưỡng kích thích hạ thấp nên ánh sáng bình thường cũng làm cho người bệnh hoa mắt, tiếng động nhẹ cũng làm inh tai, các mùi trở nên nồng nặc, có tính chất kích thích, + Thường gặp trong trạng thái quá mệt mỏi ở người bình thường, trạng thái suy kiệt nặng, hội chứng suy nhược thần kinh, loạn tâm thần cấp tính. − Giảm cảm giác (hypoesthesia): + Do ngưỡng kích thích tăng lên nên tất cả mọi sự vật người bệnh tiếp thu một cách lờ mờ, không rõ rệt, xa xăm mờ ảo, không rõ hình thù + Thường gặp trong trạng thái trầm cảm và trong tổn thương đồi thị. − Loạn cảm giác bản thể, loạn nội cảm giác (cenestopathia): + Loạn cảm giác bản thể là những cảm giác rất đa dạng, rất lạ lùng và khó tả, rất khó chịu và nặng nề trong các nội tạng. Người bệnh trở nên gò bó, nóng ran, đè nén, đau xé, trào ra, đảo lộn, ngứa ngáy, mà không xác định được nguyên nhân. + Loạn cảm giác bản thể là do sự ức chế hệ thống nội thụ cảm có tác dụng áp đảo và điều chỉnh của cơ quan ngoại thụ cảm. + Loạn cảm giác bản thể thường gặp trong các hội chứng nghi bệnh, trong các trạng thái trầm cảm. 16
  17. • Rối loạn tri giác − Ảo tưởng (tri giác nhầm - illusion): + ảo tưởng là ‘tri giác sai lệch’ về một sự vật hay một hiện tượng khách quan (sự vật có thật ở bên ngoài). Thí dụ: " Trông gà hoá cuốc" + Có thể gặp ảo tưởng ở người bình thường trong các điều kiện đặc biệt làm cho quá trình tri giác bị trở ngại như: ánh sáng lờ mờ, chú ý không đầy đủ, quá mệt nhọc, quá lo lắng, sợ hãi. Ngoài ra, ảo tưởng cũng còn là một hiện tượng hay gặp trong các trạng thái bệnh lý tâm thần. + Các loại ảo tưởng: ∗ Ảo tưởng cảm xúc (affective illusion): ∗ Ảo tưởng lời nói (verbal illusion): ∗ Ảo ảnh kỳ lạ (pareidolic illsion): − Ảo giác (hallucination): + Ảo giác là tri giác về một sự vật không hề có trong thực tại khách quan. Ảo giác là ‘tri giác không có đối tượng’. + Có nhiều cách phân loại ảo giác khác nhau ∗ Phân chia theo giác quan: ảo thính (ảo thanh-hay gặp nhất, đặc biệt với ‘ảo thanh bình phẩm’ & ‘ảo thanh ra lệnh’); ảo thị (chỉ sau ảo thanh, hay đi kèm và rất đa dạng); ảo xúc giác (bỏng buốt, giòi bò); ảo khứu giác và ảo giác nội tạng (đỉa ở trong tai, rắn trong bụng ). ∗ Phân chia theo kết cấu: ảo giác thô sơ và ảo giác phức tạp. ∗ Phân chia theo nhận thức và thái độ của bệnh nhân đối với ảo giác17 : ảo giác thật (hallucination) và ảo giác giả (pseudo - hallucination).
  18. 10.3.2. Rối loạn tư duy • Các rối loạn hình thức tư duy. Rối loạn hình thức biểu hiện tư duy được phân chia theo nhịp điệu ngôn ngữ, kết cấu ngôn ngữ, theo hình thức phát ngôn và theo ý nghĩa, mục đích của ngôn ngữ. − Theo nhịp điệu ngôn ngữ + Nhịp nhanh: Tư duy phi tán: liên tưởng mau lẹ, nội dung nông cạn; Tư duy dồn dập: ý nghĩ các loại dồn dập đến với bệnh nhân, ngoài ý muốn của bệnh nhân làm họ rất khó chịu; Nói hổ lốn: nói luôn mồm, ý tưởng linh tinh, nội dung vô nghĩa (gặp ở bệnh nhân sa sút trí tuệ). + Nhịp chậm: Tư duy chậm chạp: suy nghĩ khó khăn, hỏi rất lâu mới trả lời được; Tư duy ngắt quãng: dòng ý tưởng luôn bị cắt đứt khi đang nói; Tư duy lai nhai: bệnh nhân rất khó chuyển chủ đề câu chuyện, luôn đi vào chi tiết vụn vặt của một chủ đề; Tư duy định kiến: luôn lặp lại một chủ đề. − Theo hình thức phát ngôn: + Nói một mình: hay lẩm bẩm một mình. + Nói tay đôi trong tưởng tượng: thường là nói chuyện với ảo thanh. + Trả lời cạnh: hỏi một đằng bệnh nhân trả lời một nẻo + Không nói: do trầm cảm; phủ định; lú lẫn; sa sút;do ảo giác + Nói lặp lại: luôn luôn nói lặp lại một từ, cụm từ hoặc một câui. + Nhại lời: hỏi bệnh nhân không trả lời mà chỉ nhắc lại câu hỏi. + Cơn xung động lời nói: im lặng, lầm lì tự nhiên chửi rủa tục tằn.
  19. − Theo kết cấu ngôn ngữ: + Rối loạn kết âm và phát âm: nói thì thào, nói lắp, nói giọng mũi + Ngôn ngữ phân liệt: giữa các câu mất logic, không có ý nghĩa + Ngôn ngữ không liên quan: từ và câu không liên quan với nhau + Chơi ngữ pháp: đảo lộn các thành phần trong câu. + Chơi chữ: câu nối tiếp nhau theo vần, không có ý nghĩa + Nói tiếng riêng: bịa ra một thứ tiếng riêng chỉ BN mới hiểu nổi. − Theo ý nghĩa, mục đích ngôn ngữ: + Suy luận bệnh lý: sử dụng thao tác tư duy cứng nhắc, vụn vặt . + Tư duy hai chiều: trong ngôn ngữ luôn luôn xuất hiện hai câu có ý nghĩa trái ngược nhau. + Tư duy tự kỷ: bệnh nhân nói về thế giới bên trong kỳ lạ của mình. + Tư duy tượng trưng: gắn cho sự việc thực tế những ý nghĩa tượng trưng . • Các rối loạn nội dung tư duy. Các rối loạn nội dung tư duy được chia ra 3 loại chính: định kiến, ám ảnh và hoang tưởng . − Định kiến (overvalued ideas): + Định kiến là những ý tưởng dựa trên cơ sở những sự kiện có thực, nhưng bệnh nhân gắn cho nó một ý nghĩa quá mức & một cảm xúc mãnh liệt. + Khác với ám ảnh, định kiến phát sinh từ những hoàn cảnh thực tế, theo thời gian mà định kiến có thể suy giảm dần. + Khác với hoang tưởng, định kiến không kèm theo biến đổi nhân cách. Định kiến thường gặp trong trạng thái trầm cảm, động kinh.
  20. − Ám ảnh (obsession): + Là những ý tưởng, hồi ức, cảm xúc, hành vi không phù hợp với thực tế. Người bệnh còn biết phê phán hiện tượng đó là vô lý, là không cần thiết, là sai, muốn tự xua đuổi đi nhưng không thể được. + Những hiện tượng ám ảnh thường đi kèm với nhau, hình thành hội chứng hay trạng thái ám ảnh. − Hoang tưởng (delire, delusion): + Định nghĩa: Hoang tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần sinh ra, nhưng người bệnh cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích thuyết phục được. + Tính chất: ∗ Tính lập luận sai lầm, người bệnh có lập luận nhưng cơ sở logic đã bị rối loạn, những nguyên tắc đã sai lầm, dẫn tới kết luận sai lầm. ∗ Tính cố định với sự tin tưởng vững chắc: dù rất mâu thuẫn với thực tế nhưng NB tin tưởng vững chắc như một chân lý không thể bác bỏ. ∗ Tính chi phối hoàn toàn: hoang tưởng chiếm lĩnh hoàn toàn ý thức người bệnh, chi phối mạnh mẽ hành vi của họ. + Các loại hoang tưởng: ∗ Theo nguồn gốc phát sinh: thường là những hoang tưởng phát minh, hoang tưởng cải cách, hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng kiện cáo, hoang tưởng bị theo dõi, hoang tưởng nghi bệnh, ∗ Theo phương thức kết cấu: người bệnh có ý tưởng rời rạc không kế tục, cảm xúc căng thẳng, bàng hoàng ngơ ngác.
  21. • Các hội chứng rối loạn tư duy − Hội chứng paranoia - Hội chứng này gồm: + Hoang tưởng nguyên phát, suy đoán: hoang tưởng có tính chất hệ thống hoá, tập trung sâu sắc vào một vấn đề và kéo dài rất lâu. + Kèm theo rối loạn cảm xúc phù hợp với hoang tưởng. − Hội chứng ảo giác – paranoid - Hội chứng này bao gồm: + Hoang tưởng các loại, cả suy đoán và cảm thụ. + Có ảo giác, có thể là ảo giác thật nhưng điển hình là ảo giác giả. + Các hiện tượng tâm thần tự động: Ý tưởng tự động - ý nghĩ của mình bị bộc lộ, bị đánh cắp hoặc do người khác làm sẵn đặt vào (tư duy bị áp đặt). Cảm giác tự động - một siêu lực nào đó gây cho người bệnh các loại cảm giác: nóng, lạnh, đau, đói khát. Vận động tự động - người bệnh cho rằng bên ngoài điều khiển vận động của mình. − Hội chứng paraphrenia: + Là hội chứng dựa trên cơ sở paranoid với nội dung kỳ quái. − Hội chứng nghi bệnh: + Là trạng thái quá lo lắng sợ hãi, quá chú ý vào sức khoẻ của mình đến mức trở thành như hoang tưởng nghi bệnh. + Hội chứng nghi bệnh có thể xuất hiện trên cơ sở như một bệnh có thật được phóng đại quá mức (định kiến về bệnh tật). Nó có thể xuất hiện như một hoang tưởng, không có căn cứ thực tế. Cũng có thể lo lắng kéo dài sau khi bệnh đã khỏi.
  22. 11.3.3. Rối loạn hoạt động có ý thức & bản năng • Rối loạn hoạt động có ý chí − Giảm hoạt động (hypoactivity): gặp trong trạng thái rối loạn trầm cảm, trạng thái suy nhược. − Tăng hoạt động (hyperactivity): gặp trong trạng thái rối loạn hưng cảm, nghiện ma túy, − Mất hoạt động (non-activity): thường kết hợp với mất cảm xúc, trong bệnh TTPL, rối loạn stress. • Rối loạn hoạt động bản năng − Những hành vi xung động: Là những hành vi xuất hiện đột ngột, mãnh liệt, không duyên cớ, không được người bệnh cân nhắc suy nghĩ và không có sự đấu tranh để tự kiềm chế. + Xung động phân liệt: đột nhiên la hét, đập phá, xé quần áo, đánh người, nhưng người bệnh không có rối loạn ý thức, vẫn nhận biết hành vi xung động của mình vừa xẩy ra, song tự người bệnh không hiểu vì sao lại hành động như vậy. + Xung động động kinh: đột nhiên người bệnh rơi vào trạng thái rối loạn ý thức (hoàng hôn), đập phá, tấn công tất cả dù là vật vô tri vô giác hay sinh vật sống, bằng bất kỳ cái gì có trong tay, một cách tàn bạo, sau đó có người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xẩy ra. + Xung động trầm cảm: đột nhiên tự sát hay giết người thân rồi tự sát.
  23. − Những xung động bản năng + Các rối loạn bản năng ăn uống: ∗ Không ăn: trong trạng thái trầm cảm, trong bệnh tâm thần phân liệt. Chán ăn: thường gặp chán ăn do tâm lý (mental anorexia). Bệnh thường ở nữ giới tuổi dậy thì. ∗ Thèm ăn (boulimia): người bệnh có cơn đói ghê gớm, ăn không biết no. Người bệnh có thể tử vong do dãn dạ dầy cấp hoặc chèn ép nghẽn tắc đường hô hấp trên (chết nghẹn). ∗ Thèm uống (potomania): có cơn khát thường xuyên, uống mãi không hết khát. ∗ Ăn vật bẩn: người bệnh ăn một cách ngon lành nhựa đọng ở thân cây, ăn tóc, ăn phân gà, ăn thạch thùng ∗ Cơn bỏ nhà đi lang thang (fugue): Theo chu kỳ, người bệnh xuất hiện cơn bỏ nhà, bỏ cơ quan, bỏ việc đi một nơi xa. + Cơn trộm cắp (kleptomania); Cơn đốt nhà; Cơn giết người + Rối loạn bản năng tình dục: ∗ Có thể biểu hiện bằng các cơn giải toả bản năng tình dục như cởi bỏ quần áo, tìm mọi cách đến gần với người khác giới. ∗ Có thể có những cơn loạn dục (sexual perversion) biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau như thủ dâm (masturbation), loạn dâm đồng giới (homosexuality), loạn dục với trẻ con (pedophilia), loạn dục với súc vật (zoophilia),
  24. • Hội chứng căng trương lực − Hội chứng kích động căng trương lực + Kích động với tính chất bàng hoàng, kịch tính: ∗ Cảm xúc: lúc đầu là sự hưng phấn cảm xúc theo kiểu bối rối, say đắm. Cùng với trạng thái bối rối là sự phấn khởi một cách quá đáng, thiếu tự nhiên, hay cười vô duyên cớ, nét mặt có những nét đối lập: miệng cười trong khi mắt đầy nước mắt (paranimia). ∗ Tư duy: người bệnh nói nhiều nhưng có tính chất khoa trương, khó hiểu. Khó hiểu bởi ngôn ngữ người bệnh biểu hiện như kết cấu phân liệt, tư duy ngắt quãng, ứ đọng và tư duy tượng trưng. ∗ Vận động: cũng biểu hiện thiếu tự nhiên, kiểu cách. Thường có những động tác dị thường, vô nghĩa, mang tính chất định hình, đơn điệu, rung đùi, lắc người nhịp nhàng, trợn mắt nhìn trừng trừng, vỗ vỗ tay, đập đập vào tai ∗ Hay thấy biểu hiện tính phủ định (negativism): người bệnh hành động ngược lại hoặc chống đối một cách vô nghĩa, không duyên cớ. Có hai loại phủ định: ∙ Phủ định chủ động: người bệnh làm ngược lại lời người thầy thuốc.Thí dụ: Bảo há miệng lại mím chặt môi, chống đối không cho mở miệng. Khi cho ăn lại quay đi, khi mang thức ăn đi người bệnh lại vơ lấy một cách tham lam ∙ Phủ định thụ động: người bệnh không làm theo lời thầy thuốc.
  25. + Kích động với tính chất si dại, lố bịch: ∗ Cảm xúc: từ hưng phấn cảm xúc say đắm, bối rối chuyển thành vô nghĩa đùa tếu (moria). Thí dụ: Người bệnh nhăn nhó một cách vô nghĩa, cười không duyên cớ, pha trò nhạt nhẽo ∗ Tư duy, hưng phấn, nói nhiều theo hưng phấn cảm xúc. ∗ Vận động, hưng phấn theo cảm xúc, đùa tếu, nhào lộn, vồ vào những người xung quanh, ném vứt đồ đạc, xé quần áo và có những hành động phủ định. + Kích động mang tính chất xung động: ∗ Vận động: bỗng nhiên nhẩy khỏi giường nằm, chạy như quay chong chóng tại chỗ, nhẩy nhót, hét to, văng tục, cởi xé bỏ quần áo ở mức độ nặng hơn: kích động hỗn loạn, liên tục, điên dại ∗ Cảm xúc: khi tìm cách giữ người bệnh để cho ăn, uống thuốc, người bệnh chống đối một cách vô lý. Họ biểu hiện giận dữ một cách vô nghĩa gọi là phản ứng xúc cảm giả ∗ Tư duy: ngôn ngữ rối loạn nặng, có các biểu hiện như nói lặp lại (pallilalia), đáp lặp lại (verbigeration). Có thể có triệu chứng nhại lời (echolalia), nhại động tác của những người xung quanh. + Kích động im lặng: ∗ Giai đoạn này vận động đổi khác mang tính chất nhịp điệu, nhịp nhàng giống như múa vờn, múa giật. ∗ Trong kích động này người bệnh không nói, thầm lặng. (Gọi là kích động im lặng hoặc kích động câm).
  26. − Hội chứng bất động căng trương lực + Bất động không hoàn toàn (bán bất động): ∗ Người bệnh ngày càng ít nói đến không nói, ngồi lâu một tư thế. Có hiện tượng định hình,, rồi xuất hiện triệu chứng giữ nguyên dáng (catalepsia) hay uốn sáp, Triệu chứng uốn sáp đầu tiên xuất hiện ở cơ cổ sau đến tay và chân. ∗ Nói bằng giọng bình thường người bệnh không đáp ứng, nói thầm lại đáp ứng. Có khi không trả lời bằng lời nói nhưng lại viết vào giấy. ∗ Người bệnh ban ngày thì bất động, im lặng, nhưng đến đêm yên tĩnh hoàn toàn thì lại bắt đầu vận động, ăn uống, có khi lại nói. + Bất động hoàn toàn (bất động phủ định): ∗ Người bệnh nằm trong tư thế bào thai (tư thế các cơ gấp). Trương lực cơ tăng, tất cả các cơ căng cứng, hai hàm cắn chặt, đôi khi xuất hiện triệu chứng vòi tự phát. ∗ Không trả lời câu hỏi, không phản ứng đối với xung quanh cũng không phản ứng cả với tư thế của bản thân. Không có gì xung quanh có thể tác động tới trạng thái đờ đẫn, bất động hoặc làm thay đổi nét mặt như tượng của bệnh nhân. ∗ Sờ vào người, châm kim, kích thích nhiệt không gây phản ứng ở người bệnh. Người bệnh ít chớp mắt, nhưng còn chớp mắt phản xạ. Có triệu chứng Bumke như kích thích đau và kích thích xúc cảm, đồng tử không giãn
  27. − Một số hội chứng rối loạn hoạt động khác + Các hội chứng hưng phấn tâm lý - vận động: ∗ Hội chứng kích động thanh xuân: Gặp ở những người trẻ tuổi. Kích động mang tính chất dữ dội, mãnh liệt với những tác động si dại, lố bịch, vô nghĩa, thiếu tự nhiên tác phong thiếu lịch sự bừa bãi mất vệ sinh, ăn bốc, tiểu tiện ra nhà ∗ Hội chứng kích động hưng cảm: Gặp trong hội chứng rối loạn hưng cảm khi cơ thể kiệt sức hoặc kèm theo bệnh cơ thể, nhiễm khuẩn, hoạt động của người bệnh tăng quá mức, đột ngột ∗ Hội chứng kích động - động kinh: Cơn có thể từ vài giờ đến vài ngày. Hành vi người bệnh mang tính chất vừa tự vệ vừa tấn công (thường do ảo giác ghê rợn và hoang tưởng bị truy hại chi phối) nên có xu hướng phá hoại, nguy hiểm cho xã hội. Sau cơn người bệnh quên hết sự việc xảy ra. ∗ Hội chứng kích động kiểu hysteria: Xuất hiện sau sang chấn tâm thần hay sau cảm xúc mạnh. Người bệnh ở tư thế say mê hoặc uốn người, tay chân đập loạn xạ, xé quần áo, la hét khóc lóc, hành vi mang tính chất phô trương, biểu diễn. ∗ Hội chứng kích động nhân cách bệnh: Xuất hiện do nguyên nhân không đáng kể bên ngoài và kích động có phương hướng nhất định, người bệnh tự nhiên căng thẳng, dữ tợn, đập phá, văng tục, đấm đá những ai đến can thiệp. Trong cơn không có rối loạn ý thức.
  28. + Các hội chứng ức chế tâm lý - vận động: ∗ Hội chứng bất động trầm cảm: Người bệnh suốt ngày ngồi im một tư thế, mặt đau khổ, nước mắt lưng tròng, không ăn, không tiếp xúc. Không vận động dị thường và không có rối loạn ý thức. ∗ Hội chứng bất động ảo giác: Xuất hiện do tác động của ảo giác, tri giác nhầm, ảo ảnh kì lạ. Đấy là trạng thái ức chế vận động tạm thời. Tư thế người bệnh tương ứng với hình thức và tính chất của ảo giác cũng như nội dung phản ứng cảm xúc. Không có rối loạn ý thức. ∗ Hội chứng bất động - động kinh: Xuất hiện đột ngột, trong trạng thái rối loạn ý thức. Người bệnh trong tư thế say mê, ngơ ngẩn, mắt lờ đờ, không phản ứng với kích thích ngoại cảnh. ∗ Hội chứng bất động sau cảm xúc mạnh: Xuất hiện sau cảm xúc quá mạnh và bất ngờ. Người bệnh hoàn toàn bất động và giữ nguyên tư thế sẵn có. Người bệnh không nói được, xuất hiện rối loạn thực vật: ra mồ hôi, mạch nhanh, mặt tái, ỉa lỏng Không kèm theo rối loạn ý thức, ∗ Hội chứng bất động hysteria: Xuất hiện do sang chấn tâm thần, sau chấn không mạnh lắm người bệnh từ từ ngã xuống và hoàn toàn bất động với tính chất trẻ con, sa sút giả, tư thế kỳ dị, nét mặt mất linh hoạt, cảm xúc lo sợ buồn rầu, thường im lặng không nói, không rối loạn ý thức, không có hoạt động dị thường. Trạng thái này mất đi khi hoàn cảnh gây sang chấn mất đi.
  29. 11.4 Một số bệnh lý tâm thần thường gặp 11.4.1 Trầm cảm/Trần cảm sau sinh (depression) ‒ Buồn rầu, khóc lóc (không luôn hiện diện). ‒ Thiếu sự quan tâm và chăm sóc. ‒ Thiếu sự tập trung. ‒ Tư tưởng tiêu cực. lời nói tiêu cực. ‒ Giảm lòng tự trọng. ‒ Thức dậy sớm. ‒ Sắc mặt lo âu, chán nản ‒ Khả năng nói và di chuyển chậm chạp. ‒ Giảm cân. Trần cảm sau sinh - Có thể bao gồm: ‒ Giảm quan tâm và thích thú trong ‒ Tâm trạng chán nản hoặc thay đổi các hoạt động mà bạn thường thích tâm trạng nghiêm trọng; Khóc nhiều ‒ Lo sợ rằng bạn không phải là người ‒ Khó gắn kết với em bé của mình mẹ tốt ‒ Không muốn gặp bạn bè và gia đình ‒ Cảm giác vô dụng, xấu hổ, tội lỗi hay ‒ Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình không tương xứng thường ‒ Giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng, tập ‒ Không có khả năng ngủ (mất ngủ) trung hoặc đưa ra quyết định hoặc ngủ quá nhiều ‒ Lo âu nặng và cơn hoảng loạn ‒ Tăng mệt mỏi hoặc mất năng lượng ‒ Suy nghĩ làm hại mình hay con minh ‒ Cáu kỉnh gắt và giận dữ ‒ Suy nghĩ lặp lại về tự sát 29
  30. 11.4.2 Lo lắng bệnh lý (Anxiety disorder) ‒ Thường lo lắng. ‒ Suy nghĩ tập trung vào những điều vô lí. ‒ Không thể ngủ được. ‒ Nét mặt căng thẳng, nhíu lông mày. ‒ Mồ hôi tay. ‒ Run rẩy. ‒ Tăng thông khí. ‒ Nhịp tim nhanh. 11.4.3 Chán ăn / Ăn vô độ do tâm thần Chán ăn Anorexia nervosa ‒ Ốm, cơ thể ít mỡ. ‒ Lông cơ thể phát triển. ‒ Thấy mình béo mặc dù người ốm. ‒ Tư tưởng bị chi phối bởi thức ăn. Ăn vô độ do tâm thần Eat out due to mental illness ‒ Cân nặng bình thường. ‒ Tự gây ra nôn ói sau khi ăn no. ‒ Tư tưởng bị chi phối bởi thức ăn. ‒ Mòn răng do nôn. 30
  31. 11.4.4 Rối loạn tâm thần cấp tính (tâm thần phân liệt, hưng cảm hoặc trầm cảm ) ‒ Mất tỉnh táo và khả năng định hướng. ‒ Hoạt động bình thường bị phá vỡ. ‒ Không thể đoán trước được hành vi. ‒ Đáp ứng hoặc cư xử nhằm đáp ứng ảo giác. ‒ Đáp ứng với những niềm tin hão huyền 10.4.5 Rối loạn tâm thần phân liệt ‒ Suy nghĩ vô lí, thâm chí là dùng những từ ngữ không có ý nghĩa, rời rạc. ‒ Ảo giác thính giác (người thứ ba). ‒ Ảo tưởng-đặc biệt liên quan đến suy nghĩ ‒ Có những hoạt động đáp ứng ảo giác và ảo tưởng 10.4.6 Tâm thần phân liệt mạn tính ‒ Tỉnh táo và khả năng định hướng. ‒ Không gọn gàng. ‒ Nói năng huyên thuyên với những từ ngữ kì quặc. Hình thành những ảo tưởng. ‒ Phong cách và cử chỉ kì lạ. ‒ Tìm xem bệnh nhân có bị rối loạn vận động không (đặc điểm parkinson từ việc sử dụng kéo dài thuốc an thần). 31
  32. 11.4.7 Mê sảng (Delirium)/ Nhiễm độc ‒ Dao động mức độ tập trung và định hướng-diễn biến xấu hơn vào ban đêm. ‒ Ảo tưởng thoáng qua, thường bắt nguồn từ việc bị ngược đãi. ‒ Bằng chứng về việc bị nhiễm độc (ví dụ như sốt ). Nhiễm độc (một kiểu của mê sảng). ‒ Mùi của rượu hoặc keo. Dấu kim ‒ Buồn ngủ và giảm tỉnh táo. ‒ Hình ảnh ảo giác. (Bàn trên bàn tay nhiễm độc Chì) 11.4.8 Chứng mất trí (Dementia) ‒ Tỉnh táo (trừ khi bị mê sảng). ‒ Có thể không gọn gàng. ‒ Khả năng định hướng không gian và thời gian kém. Chức năng nhận thức dưới mức bình thường. ‒ Trí nhớ ngắn hạn - Không thể nhớ và lặp lại một dãy số hoặc một địa chỉ. ‒ Không thể giải thích được những điều đơn giản. ‒ Giảm khả năng nói và suy nghĩ. 32
  33. 11.4.9 Rối loạn do bị mất người thân (Disorder by loss of loved ones) ‒ Tâm trạng kém, khóc lóc khi nghĩ về người thân bị mất. ‒ Có thể có triệu chứng thực thể. ‒ Đánh giá nguy cơ tự tử (để đi cùng người thân). ‒ Nếu quá nặng hoặc kéo dài(trên 6 tháng) có thể xem đó là bệnh lí. 11.4.10 Bệnh tưởng (sick thought) ‒ Có triệu chứng thực thề (đau đớn, mệt mỏi ) nhưng không có bệnh trong bất kì cơ quan, bộ phận nào. ‒ Đánh giá dấu hiệu của trầm cảm. ‒ Xác định bệnh tật, nỗi sợ hãi và niềm tin của bệnh nhân. ‒ Triệu chứng là mối quan tâm chính trong bệnh thực thể, sợ bệnh tật trong bệnh tưởng. 33
  34. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Nguyễn Đức Hinh (2014), Bài giảng kỹ năng y khoa, Nhà xuất bản Y học 2. Cao Văn Thịnh (2005), Tài liệu huấn luyện kỹ năng y khoa tiền lâm sàng, tập 1, 2; ĐH PNT 3. Nguyễn Văn Sơn (2013), Bảng kiểm dạy/học kỹ năng lâm sàng; Nhà xuất bản Y học 4. Đặng Hanh Đệ (2007), Phẫu thuật thực hành,Mã số: Đ.01.Y.12 Nhà xuất bản Y học 5. Sổ tay thăm khám ngoại khoa lâm sàng, BV ND Gia Định 6. Tâm thần học đại cương và điều trị tâm thần (2003), NXB QĐND. Tiếng Anh 5. Chris Hatton Roger Blackwood (2011), Clinical Skills, Nhà xuất bản Blackwell 6. Lynn S. Bickley;(2013), Bate's Guide to Physical Examination; 11th Edition, NXB Lippicot 7. Wienner, Fauci; Harrison’s internal medicine – self-assessment & board review, 17th Edition 8. Richard F. LeBlond;(2009), DeGowin's Diagnostic Examination, 9th Edition 9. Anne Griffin Perry, Patricia A. Potter and Wendy Ostendorf; 2014. Clinical Nursing Skill & Techniques, 8th Edition; Mosby. 34
  35. * Một số website 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 35
  36. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 11.1. Chọn đúng/sai - Sức khoẻ tâm thần là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật về tâm thần?. A. Đúng B. Sai 11.2. Chọn câu sai – các khái niệm về bệnh tâm thần: A. Là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn B. Là những bệnh do rối loạn chức năng phản ánh thực tại C. Là những bệnh do các quá trình cảm giác-tri giác, tư duy-ý thức, hoạt động tâm thần bị sai lệch D. Là những bệnh gây chết đột ngột, làm đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình và tổn thất về kinh tế. 11.3. Chọn câu sai – trong đặc điểm phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh: A. Bệnh tâm thần chưa phát hiện được tổn thương đặc hiệu B. Bệnh nhân tâm thần thường không nhận thấy mình bị bệnh C. Ða số các dấu hiệu bệnh ở BN tâm thần chỉ là do rối loạn chức năng của não D. Phần lớn BN tâm thần có thể đi đứng bình thường nhưng có ý nghĩ, cảm xúc, hành vi không phù hợp, kỳ dị, khó hiểu 11.4. Chọn câu sai – trong đặc điểm phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh: A. Bệnh thần kinh là do tổn thương thực thể tại các phần khác nhau của hệ thần kinh B. Bệnh nhân tâm thần luôn có những rối loạn thần kinh kèm theo C. Đa số bệnh nhân thần kinh còn ý thức được bệnh của mình. D. Bệnh thần kinh có tổn thương ở tổ chức não, ít nhiều có rối loạn tâm thần kèm theo 36
  37. 11.5. Chọn câu sai – Nguyên tắc chung trong khám khiểm tra trạng thái tâm thần, gồm có: A. khám khiểm tra trạng thái tâm thần giống hệt như cách khám các hệ thống khác B. khám toàn diện, chi tiết và cơ động C. kết hợp chặt chẽ các tài liệu chủ quan với các tài liệu khách quan D. kết hợp tri thức vững về tâm thần học với kỹ năng tiếp xúc. 11.6. Chọn đúng sai - kiểm tra trạng thái tinh thần là điều rất cần thiết cho tất cả bệnh nhân chứ không chỉ riêng cho những bệnh nhân có vấn đề về tâm thần ?. A. Đúng B. Sai 11.7. Chọn câu sai – Nguyên tắc chung trong khám khiểm tra trạng thái tâm thần, gồm có: A. Khám toàn diện: là khám về tâm thần, thần kinh và cả nội khoa B. Khám chi tiết kỹ từng mặt hoạt động tâm thần như cảm giác-tư duy-vận động C. Chủ yếu là quan sát kỹ bệnh nhân tại thời điểm khám xét D. Kết hợp chặt chẽ lời khai của bệnh nhân với phán đoán của bác sĩ. 11.8. Chọn câu sai – về kỹ năng hỏi-khai thác lý do đến khám-bệnh sử-tiền sử bệnh tâm thần: A. Nên ghi lý do đến khám hoặc vào viện theo cách nói của bệnh nhân. B. Hỏi như nói chuyện giản dị, thân mật, cách hỏi thay đổi tuỳ theo nhân cách của từng bệnh nhân. C. Có thể hỏi trước kia bệnh nhân đã được khám ở đâu, ai khám, chẩn đoán như thế nào, chữa bằng thuốc gì D. Không dược hướng dẫn người nhà kể bệnh sử để có thể thu thập được những sự việc cụ thể, những hiện tượng khách quan 37
  38. 11.9. Chọn đúng/sai – Trong khám kiểm tra sức khỏe tâm thần - tài liệu chủ quan là lời khai của bệnh nhân và phán đoán suy luận của người thầy thuốc. A. Đúng B. Sai 11.10. Chọn đúng/sai – Trong khám kiểm tra sức khỏe tâm thần - tài liệu khách quan là lời khai của người nhà bệnh nhân và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng? A. Đúng B. Sai 11.11. Chọn câu sai – Trong kỹ năng khám kiểm tra sức khỏe tâm thần : A. Hình dáng của bệnh nhân có thể cung cấp một số đầu mối về lối sống và khả năng tự chăm sóc của họ B. Hành vi của bệnh nhân có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về tình trạng tinh thần hiện tại của họ cho thầy thuốc C. Tâm trạng của bệnh nhân ảnh hưởng đến thể hiện cảm xúc và có thể quan sát thấy ngay lập tức . D. Không thể dựa trên vẻ bề ngoài, hành vi và tâm trạng để đánh giá trạng thái tâm thần của bệnh nnhân 11.12. Chọn câu sai – Trong kỹ năng khám kiểm tra sức khỏe tâm thần, về cách khám cảm giác-tri giác A. Cảm giác và tri giác khác nhau về sự phản ánh trực tiếp, cụ thể các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khách quan. B. Cảm giác là sự phản ánh vào ý thức con người các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khách quan đang trực tiếp tác động vào các giác quan C. Tri giác là sự phản ánh vào ý thức con người một sự vật khách quan thống nhất, trọn vẹn D. Cảm giác và tri giác đều là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khách quan.
  39. 11.13. Chọn câu sai – Trong kỹ năng khám kiểm tra sức khỏe tâm thần, về cách khám cảm giác-tri giác: A. Nếu không tăng-giảm-loạn cảm giác thì là sức khỏe tâm thần bình thường . B. Tri giác là sự phản ánh vào ý thức con người một sự vật khách quan thống nhất, trọn vẹn, tương tự như cảm giác C. Nếu không sai lệch ảo tưởng, ảo giác, loạn tri giác thì là sức khỏe tâm thần bình thường D. Cảm giác thì phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ còn tri giác thì phản ánh tổng thể các thuộc tính đó. 11.14. Chọn câu sai - Trong kỹ năng khám kiểm tra sức khỏe tâm thần, về cách khám tư duy: A. Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh gián tiếp và khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng B. Tư duy là phản ánh những mối liên hệ bên trong, mang tính quy luật của các sự vật khách quan C. Tư duy là một quá trình nhận thức cảm tính, là một quá trình tâm lý phản ánh gián tiếp và khái quát các thuộc tính. D. Trên lâm sàng có thể thông qua đánh giá những biểu hiện về ngôn ngữ để khám, đánh giá về sức khỏe tâm thần . 11.15. Chọn câu sai – Sức khỏe tâm thần của người đang được khám là bình thường nếu có các biểu hiện về tư duy : A. Nhịp điệu nói không quá nhanh hay quá chậm; hình thức phát ngôn – kết cấu ngôn ngữ - ý nghĩa & mục đich lời nói bình thường B. Không có định kiến bệnh hoạn; không ám ảnh cũng như hoang tưởng bệnh lý các loại C. Không phát hiện thấy các hội chứng rối loạn tư duy D. Không có tổn thương thực thể về nhận thức, suy nghĩ & lời nói. 39
  40. 11.16. Chọn đúng/sai – Đặc điểm của tư duy là gắn liền với ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện để diễn đạt tư duy. Tư duy là kết quả của nhận thức & được ghi lại bởi ngôn ngữ A. Đúng B. Sai 11.17. Chọn câu sai – Sức khỏe tâm thần của người đang được khám là bình thường nếu có các biểu hiện về hoạt động tâm thần sau: A. Các hoạt động tâm lý có mục đích, có phương hướng rõ ràng. B. Các hoạt động bản năng không có ý thức & những phản xạ không điều kiện là bình thường. C. Không mắc các hội chứng căng trương lực. D. Không bị rối loạn hoạt động ở các cơ quan nội tạng. 11.18. Chọn câu sai – Sức khỏe tâm thần của người đang được khám là bệnh lý nếu có các biểu hiện về hoạt động tâm thần sau : A. Hoạt động có ý chí giảm (trong trầm cảm); tăng (nghiện ma túy, rối loạn hưng cảm). B. NB có các hoạt động không có ý thức, xuất hiện như những phản xạ không điều kiện, bẩm sinh nhằm thoả mãn những nhu cầu sinh vật. C. Có những vận động dị thường, không có ý nghĩa và có tính chất định hình như trợn mắt nhìn trừng trừng, vung vẩy tay, xoa xoa vào tai. D. Người bệnh nói nhiều nhưng có tính chất khoa trương, khó hiểu, kết cấu phân liệt, tư duy ngắt quãng, ứ đọng 11.19. Chọn câu sai – Rối loạn cảm giác có các dạng sau: A. Ảo giác về một sự vật không hề có trong thực tại khách quan B. Tăng cảm giác do ngưỡng kích thích hạ thấp C. Giảm cảm giác do ngưỡng kích thích tăng lên . D. Loạn cảm giác bản thể là do sự ức chế hệ thống nội thụ cảm 40
  41. 11.20. Chọn câu sai – về các trạng thái rối loạn tâm thần: A. Loạn cảm giác bản thể là do sự ức chế hệ thống nội thụ cảm có tác dụng áp đảo và điều chỉnh của cơ quan ngoại thụ cảm B. Ảo tưởng là ‘tri giác sai lệch’ về một sự vật hay một hiện tượng khách quan (sự vật có thật ở bên ngoài). C. Ảo giác là tri giác về một sự vật không hề có trong thực tại khách quan. D. Ảo giác là ‘tri giác khi có đối tượng. 11.21. Chọn câu sai – Các rối loạn nội dung tư duy có các nội dung chính sau: A. Định kiến - là những ý tưởng dựa trên cơ sở những sự kiện có thực, nhưng bệnh nhân gắn cho nó một ý nghĩa quá mức & một cảm xúc mãnh liệt. B. Định kiến thường phát sinh từ những hoàn cảnh phi thực tế, theo thời gian mà định kiến có thể suy giảm dần C. Ám ảnh - là những ý tưởng, hồi ức, cảm xúc, hành vi không phù hợp với thực tế. D. Trong ám ảnh người bệnh còn biết phê phán hiện tượng đó là vô lý, là không cần thiết, là sai, muốn tự xua đuổi đi nhưng không thể được 11.22. Chọn câu sai – Trần cảm sau sinh có thể thấy các triệu chứng sau: A. Lo sợ rằng mình không phải là người mẹ tốt B. Có suy nghĩ tự làm hại mình hay con minh. C. Nói năng huyên thuyên với những từ ngữ kì quặc. D. Không có khả năng ngủ (mất ngủ) hoặc ngủ quá nhiều 41
  42. 11.23. Chọn đúng/sai – Hoang tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần sinh ra, nhưng người bệnh cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích thuyết phục được. A. Đúng B. Sai 11.24. Chọn đúng/sai - Hội chứng nghi bệnh có thể xuất hiện trên cơ sở như một bệnh có thật được phóng đại quá mức (định kiến về bệnh tật). Nó có thể xuất hiện như một hoang tưởng, không có căn cứ thực tế. Cũng có thể lo lắng kéo dài sau khi bệnh đã khỏi A. Đúng B. Sai 11.25. Chọn câu sai – Hoang tưởng có tính chất sau: A. Tính lập luận sai lầm, người bệnh có lập luận nhưng cơ sở logic đã bị rối loạn, những nguyên tắc đã sai lầm, dẫn tới kết luận sai lầm B. Tính cố định với sự tin tưởng vững chắc: dù rất mâu thuẫn với thực tế nhưng NB tin tưởng vững chắc như một chân lý không thể bác bỏ. C. Tính chi phối hoàn toàn: hoang tưởng chiếm lĩnh hoàn toàn ý thức người bệnh, chi phối mạnh mẽ hành vi của họ. D. Tính định kiến: có những ý tưởng dựa trên cơ sở những sự kiện có thực, nhưng bệnh nhân gắn cho nó một ý nghĩa quá mức & một cảm xúc mãnh liệt. 11.1B ; 11.2D ; 11.3A ; 11.4B ; 11.5A; 11.6A ; 11.7C ; 11.8D ; 11.9A ; 11.10A ; 11.11D ; 11.12A; 11.13B ; 11.14C ; 11.15D ; 11.16A ; 11.17D ; 11.18B ; 11.19A ; 11.20D ; 11.21B ; 11.22C; 11.23A; 11.24A ; 11.25D 42