Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Luật về thương mại điện tử - ThS. Vũ Trọng Luật

pdf 29 trang phuongnguyen 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Luật về thương mại điện tử - ThS. Vũ Trọng Luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuong_mai_dien_tu_chuong_6_luat_ve_thuong_mai_die.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Luật về thương mại điện tử - ThS. Vũ Trọng Luật

  1. ThS. VŨ TRỌNG LUẬT BÀI GIẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ EC Chương 6 Luật về thương mại điện tử THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. VŨ TRỌNG LUẬT Bài giảng THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Chương 6 Luật về thƣơng mại điện tử THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015
  3. LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới ngày nay đã tác động và xâm nhập vào mọi hoạt động kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Công nghệ thông tin đã xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp đã góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Những mô hình kinh doanh mới này được hiểu theo nhiều khái niệm khác nhau do việc áp dụng những mô hình kinh doanh mới mang lại đó chính là khái niệm “thương mại điện tử”. Thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và giúp cho người tiêu dùng mua sắm thuận tiện các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường ở mọi nơi trên thế giới. Bài giảng “Thương mại điện tử” là một trong những tài liệu giảng dạy các môn học nghiệp vụ thuộc nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử và ứng dụng cho một số chuyên ngành khác của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Khi biên soạn Bài giảng “Thương mại điện tử”, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước với mục đích đưa ra một tài liệu giảng dạy phù hợp với đối tượng người học. Bài giảng được viết theo quan điểm cung cấp những kỹ năng, kiến thức, các điều kiện thực hiện công việc trên cơ sở sử dụng các phương tiện điện tử, phần mềm, mạng internet, điện thoại, máy fax, các phương tiện thanh toán điện tử và máy tính có nối mạng internet, và việc áp dụng Luật giao dịch điện tử để thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại như mua, bán, thanh toán, lập các báo cáo, thống kê doanh số, hàng hóa phục vụ đúng mục đích của mình và doanh nghiệp. Bài giảng này gồm các nội dung như sau: - Lời nói đầu - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử - Chương 2: Giao dịch điện tử - Chương 3: Marketing điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử - Chương 5: Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp - Chương 6: Luật về thương mại điện tử 3
  4. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình biên soạn tài liệu này. Nhưng trong quá trình biên soạn, lĩnh hội các quan điểm, khái niệm mới của nghề “Thương mại điện tử” không ngừng phát triển, nên không thể tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của độc giả để luôn cập nhật cho bài giảng được hoàn thiện hơn. Thông tin Tác giả Tác giả Email: luatvt@hcmute.edu.vn ĐT: 0906836920 Website: hcmute.edu.vn ThS. Vũ Trong Luật thuvienspkt.edu.vn thuvien.hcmute.edu.vn Website thương mại điện tử Hợp tác: vecom.vn ybook.vn sachweb.com m.alezaa.com sachbaovn.vn anybook.vn vinabook.vn 4
  5. MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Chương 6: LUẬT VỀ ĐIỆN TỬ 5 1. Khái quát khung pháp lý về thương mại điện tử trên thế giới 5 1.1. Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL 5 1.2. Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL .6 1.3. Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng thương mại quốc tế 6 2. Khung pháp lý về thương mại điện tử của một số nước và khu vực 7 2.1. Khung pháp lý về thương mại điện tử của Hoa Kỳ 7 2.2. Khung pháp lý về thương mại điện tử của Singapore 10 2.3. Khung pháp lý về thương mại điện tử của Canada 11 2.4. Khung pháp lý về thương mại điện tử của EU 12 2.5. Khung pháp lý về thương mại điện tử của APEC 13 2.6. Khung pháp lý về thương mại điện tử của ASEAN 14 3. Những quy định liên quan đến thương mại điện tử 14 3.1. Incoterms 2000 14 3.2. eUCP 15 4. Khung pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam 15 4.1. Luật công nghệ thông tin 15 4.2. Luật giao dịch điện tử 16 4.3. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử 16 4.4. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số 18 4.5. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính 20
  6. 4.6. Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
  7. Chƣơng 6 LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Khái quát khung pháp lý về thƣơng mại điện tử trên thế giới 1.1. Luật mẫu về thƣơng mại điện tử của UNCITRAL Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL (Model Law on Electronic Commerce) được UNCITRAL thông qua ngày 12/06/1996 và được chính thức công bố trong báo cáo của Hội nghị lần thứ 6 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 12/12/1996. Đạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với những mối quan hệ phát sinh khi áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử. Mục tiêu của luật này là đưa ra một hệ thống các quy tắc được thừa nhận trên phạm vi quốc tế về việc loại bỏ các trở ngại trong việc công nhận giá trị pháp lý của thông điệp được lưu chuyển bằng phương tiện điện tử, tạo sự bình đẳng giữa những người sử dụng tài liệu trên cơ sở giấy tờ và những người sử dụng thông tin trên cơ sở các dữ liệu điện tử trên phạm vi quốc tế. Luật mẫu này là cơ sở định hướng giúp các nước thành viên của Liên hợp quốc tham khảo khi xây dựng một đạo luật của mình với ý nghĩa là khung pháp lý cơ bản cho thương mại điện tử. Kết cấu của luật mẫu được chia làm hai phần với 17 điều khoản: - Phần I: Giới thiệu khái quát về thương mại điện tử, gồm 3 chương. Chương I đề cập đến các quy định chung bao gồm 4 điều khoản về phạm vi điều chỉnh, giải thích các từ ngữ có liên quan, giải thích luật và các trường hợp ngoại lệ theo thỏa thuận giữa các bên. Chương II quy định các điều kiện luật định đối với các thông tin số hóa, gồm 6 điều khoản (Điều 5 đến điều 10) công nhận giá trị pháp lý của các thông tin số hóa, về văn bản viết, chữ ký, bản gốc, tính xác thực và khả năng được chấp nhận của thông tin số, việc lưu giữ thông tin số. Chương III nói đến thông tin liên lạc bằng thông tin số hóa, bao gồm 5 điều khoản (điều 11 đến điều 15) quy định về hình thức của hợp đồng và giá trị pháp lý của hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng phải công nhận giá trị pháp lý của các thông tin số hóa, xuất xứ của thông tin số hóa, việc xác nhận đã nhận được thông tin, thời gian, địa điểm gửi và nhận thông tin số hóa. - Phần II quy định các giao dịch thương mại điện tử trong một số lĩnh vực hoạt động gồm 2 điều khoản liên quan đến vận tải hàng hóa. 5
  8. Điều 16 quy định các hành vi liên quan đến hợp đồng vận tải hàng hóa, điều 17 quy định về hồ sơ vận tải hàng hóa. Việc UNCITRAL thông qua đạo luật mẫu về thương mại điện tử đã tạo điều kiện giúp đỡ tất cả các quốc gia trên thế giới hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về sử dụng các phương tiện truyền và lưu giữ thông tin mới thay thế cho các tài liệu bằng giấy và ban hành các đạo luật còn thiếu trong lĩnh vực thương mại điện tử. UNCITRAL cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn việc chuyển hóa các quy định của Đạo luật mẫu vào hệ thống nội dung luật của các quốc gia. Tất cả các quốc gia cần xem xét chi tiết các quy định của đạo luật mẫu trước khi ban hành các đạo luật mới hoặc sửa đổi các quy định hiện hành, phải tính đến sự cần thiết phải đảm bảo sự thống nhất của các quy định pháp luật về sử dụng các phương tiện truyền và lưu giữ thông tin mới thay thế cho các tài liệu bằng giấy. 1.2. Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL Luật mẫu về chữ ký điện tử chính thức được thông qua vào ngày 29/09/2000. Mục đích của luật này là hướng dẫn các quốc gia thành viên trong việc xây dựng khung pháp lý thống nhất và công bằng để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề về chữ ký điện tử - yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong các giao dịch thương mại điện tử. Đạo luật này nêu lên những vấn đề cơ bản của chữ ký điện tử, chữ ký số hóa và các vấn đề về người ký, bên thứ ba và chứng nhận chữ ký số. Đặc biệt, nhằm đưa ra các hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng luật này, UNCITRAL đã đưa ra một bản hướng dẫn thi hành chi tiết, trong đó có phân tích và hướng dẫn cho từng điều khoản của luật mẫu. Luật mẫu đã góp phần loại bỏ những cản trở trong việc sử dụng chữ ký điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử ở phạm vi quốc tế. 1.3. Công ƣớc của Liên hợp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng thƣơng mại quốc tế Công ước Liên Hợp Quốc về Sử dụng Chứng từ điện tử trong Hợp đồng thương mại quốc tế (UN Convention on the Use of Electronic Communications in International Contracts) đã được phiên họp lần thứ 60 của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại Nghị quyết số A/RES/60/21 ngày 9/11/2005. Về nội dung chuyên môn, Công ước này do Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) xây dựng, nhằm đưa ra một khung quy định chung cho những vấn đề cơ bản nhất của giao kết và thực hiện hợp đồng thông qua phương tiện điện tử. 6
  9. Công ước khẳng định các tiêu chuẩn để đảm bảo giá trị pháp lý ngang nhau giữa văn bản giấy và văn bản điện tử trong các giao dịch quốc tế, sao cho các hợp đồng được thương lượng và ký kết thông qua thông tin điện tử đều có giá trị và hiệu lực thi hành tương đương với các hợp đồng thương lượng truyền thống. Dựa trên nền tảng đó, công ước được đánh giá là một công cụ pháp lý quan trọng nhằm tăng cường buôn bán quốc tế trên cơ sở tận dụng ưu thế mạng Internet toàn cầu. Việc áp dụng rộng rãi và đồng nhất những quy định này giữa các quốc gia sẽ góp phần xóa bỏ trở ngại đối với việc sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại quốc tế, nâng cao tính chắc chắn về phương diện pháp lý cũng như tính ổn định về phương diện thương mại của hợp đồng điện tử, và giúp doanh nghiệp tiếp cận được những phương thức tiến hành thương mại hiện đại, hiệu quả nhất. Ngày 06/07/2006, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ đã diễn ra lễ ký kết chính thức Công ước này với sự tham gia của 60 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, hơn 10 nước quan sát viên, trong đó Việt Nam tham gia với tư cách quan sát viên. 2. Khung pháp lý về thƣơng mại điện tử của một số nƣớc và khu vực 2.1. Khung pháp lý về thƣơng mại điện tử của Hoa Kỳ Hoa Kỳ là nước đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử. Hoa Kỳ đã ấn định các nguyên tắc cơ bản cho thương mại điện tử của riêng mình, đồng thời kiến nghị cho nền thương mại điện tử toàn cầu. Quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cho thương mại điện tử của Hoa Kỳ dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản: - Các bên được tự do xác lập quan hệ hợp đồng với nhau khi thấy phù hợp. - Các quy định phải có tính chất trung lập về mặt công nghệ và phải có tính mở cho tương lai, có nghĩa là không được quy định về một loại công nghệ cụ thể nào đó và không được hạn chế việc sử dụng hay phát triển của các công nghệ tương lai. - Các quy định hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ cho việc sử dụng công nghệ điện tử. - Các quy định phải công bằng cho cả các doanh nghiệp đã áp dụng rộng rãi các công nghệ mới và các doanh nghiệp còn chưa áp dụng. Trong thời gian qua, chính quyền Liên bang và chính quyền các bang tại Hoa Kỳ đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định hiện hành và ban 7
  10. hành một số quy định mới, đáp ứng được yêu cầu của các giao dịch thương mại điện tử, nhất là các quy định về luật hợp đồng, bảo vệ người tiêu dùng, thẩm quyền tài phán, chứng cứ pháp lý, Năm 1996, Bộ tài chính Hoa Kỳ cho ra mắt cuốn sách “Chính sách thuế đối với thương mại điện tử toàn cầu” nhằm trung hòa về thuế giữa giao dịch điện tử và phi điện tử. Cuốn sách này đã chỉ ra rằng “đảm bảo tính thống nhất trong thương mại điện tử” phải trở thành nhận thức chung trên toàn cầu, cần làm rõ nguyên nhân đánh thuế đối với thương mại điện tử, tránh thuế trùng lên thuế. Ngày 01/07/1997, cùng với sự hợp tác của các nhà khoa học, Hoa Kỳ đã thông báo đề án “khung kết cấu thương mại điện tử toàn cầu”, gồm 5 nguyên tắc cơ bản: - Doanh nghiệp tư nhân giữ vai trò chủ đạo. - Hạn chế những yêu cầu không cần thiết của Chính phủ đối với thương mại điện tử. - Chính phủ tham gia thương mại điện tử nhằm tạo lập môi trường luật pháp thương mại điện tử hợp lý, đơn giản, ngắn gọn. - Chính phủ phải thừa nhận tính độc đáo riêng của mạng Internet. - Thúc đẩy thương mại điện tử trên cơ sở toàn cầu. Đề án này đưa ra những ý kiến cụ thể về việc phát triển thương mại điện tử, đây là một bộ phận quan trọng trong chính sách thương mại và công nghệ của Hoa Kỳ. Ngày 14/05/1998, Uỷ ban thương mại nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua các dự luật miễn thuế Internet, tạo điều kiện phát triển tự do hóa cho các công ty, xí nghiệp trên toàn Hoa Kỳ. Tháng 3/1999, công ước thương mại số của kỷ nguyên (HR 1320) cho phép đồng thời thúc đẩy sự mở rộng hơn nữa của thương mại điện tử dựa vào lực lượng thị trường tự do. HR1320 thừa nhận giá trị pháp lý của các thoả thuận điện tử như hợp đồng điện tử, Đây là bước trung gian trong việc thừa nhận giá trị pháp lý của các chứng cứ điện tử. Nhằm tạo lập một khung pháp lý thống nhất cho giao dịch thương mại điện tử ở Hoa Kỳ, Hội nghị quốc gia của các viên chức về đạo luật thống nhất (NCCUSL) diễn ra năm 1999 đã thông qua Luật thống nhất về Giao dịch điện tử (Uniform Electronic Transactions Act - UETA). Ngày 30/06/2000 tổ chức thông qua Luật Chữ ký điện tử trong thương mại quốc gia và quốc tế (Electronic Signature in Global and National Commerce Act - E-Sign). Ngoài ra, Hoa Kỳ còn cho ra đời nghị định thư 8
  11. về an toàn thương mại điện tử (SET) nhằm bảo vệ các phương thức thanh toán, * Luật thống nhất về Giao dịch điện tử (Uniform Electronic Transactions Act - UETA): Luật thống nhất về Giao dịch điện tử là một văn bản ngắn gọn, quy định về sự công nhận giá trị pháp lý của các dữ liệu điện tử, chữ ký điện tử và các văn bản điện tử khác. Văn bản này không quy định bất kỳ ưu thế nào cho bất kỳ một phương thức hay công nghệ nào. Luật mẫu về các giao dịch điện tử là một văn bản có tính linh hoạt cao có thể tồn tại lâu dài và là cơ sở pháp lý phù hợp cho các giao dịch thương dịch điện tử trong suốt một giai đoạn dài. * Về luật hợp đồng: Ở Hoa Kỳ không có một luật đơn nhất điều chỉnh hợp đồng ký kết trên mạng máy tính và nhìn chung luật hợp đồng là do pháp luật của từng bang quy định. Các quy tắc áp dụng đối với các hợp đồng ký kết trên mạng vẫn có thể rất khác nhau giữa các bang mặc dù chính quyền Liên bang đã có nhiều nỗ lực để thống nhất các luật liên quan đến hoạt động thương mại bằng việc ban hành Bộ luật thương mại thống nhất (Uniform Commercial Code – UCC). Điều 2 Bộ luật thương mại thống nhất (UCC) điều chỉnh các giao dịch thương mại nói chung, gồm cả hai loại giao dịch hàng hoá hữu hình và giao dịch hàng hoá vô hình. Nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa biết chắc chắn rằng các toà án có cho áp dụng điều khoản này vào các giao dịch mà đối tượng của nó được giao nhận qua các phương tiện điện tử hay không. Hiện nay, chính quyền Liên bang đã soạn thảo một điều khoản mới để bổ sung vào UCC điều 2b để điều chỉnh riêng cho các giao dịch điện tử mà không liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa hữu hình. Cùng với sự nỗ lực của chính quyền Liên bang trong việc sửa đổi, bổ sung Đạo luật thương mại thống nhất (UCC), các chính quyền bang cũng đang tích cực xây dựng các luật và các quy định điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử như: Luật về thương mại điện tử của bang Illinois (Illinois Electronic Commercial Act), Luật về chữ ký và bản ghi điện tử của bang Massachusetts (Massachusetts Electronic Records and Signature Act), Một số bang đã nhanh chóng ban hành các đạo luật quy định về ký kết hợp đồng trên mạng, còn một số bang khác lại chưa tiếp xúc giải quyết vấn đề này. Để xác định luật của bang nào sẽ điều chỉnh các giao dịch thương mại điện tử thì trước tiên phải xem xét xem liệu theo pháp luật hiện hành thì các hợp đồng ký kết trên mạng có được thừa nhận hay không. 9
  12. 2.2. Khung pháp lý về thƣơng mại điện tử của Singapore Thương mại điện tử ở Singapore đã và đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước này. Năm 1998 Singapore cho ban hành Luật giao dịch điện tử (Electronic Transaction Act 1998) nhằm mục đích giải quyết vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý khi các chủ thể tham gia vào các giao dịch trong một môi trường phi giấy tờ và không tiếp xúc trực tiếp với nhau. * Nguyên tắc cơ bản để xây dựng đạo luật về giao dịch điện tử: - Tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và mô hình quốc tế để có thể hoà nhập với khung pháp luật thương mại điện tử toàn cầu. - Tránh các quy định quá chặt chẽ. - Linh hoạt và trung lập về mặt công nghệ để theo kịp môi trường luôn thay đổi. - Quy định rõ ràng, minh bạch và có khả năng tiên liệu trước. * Mục tiêu của đạo luật: - Thiết lập một quy tắc thực hành (Code of Conduct) chung để hỗ trợ cho các giao dịch thương mại điện tử. - Xây dựng cơ sở hạ tầng về công chứng. - Cho phép nộp đơn, hồ sơ và cấp phép điện tử ở các cơ quan quản lý Nhà nước. - Làm rõ trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ mạng đối với nội dung thông tin của bên thứ ba. Luật giao dịch điện tử của Singapore đã đưa ra những quy tắc thương mại nhằm làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong một giao dịch thương mại điện tử. Những quy tắc nằm trong đạo luật này mang các tính chất đặc trưng của những quy định mẫu quốc tế, đặc biệt là các quy định của luật mẫu UNCITRAL về thương mại điện tử. Quy tắc thực hành chung trong Luật giao dịch điện tử của Singapore cũng chứa đựng các điều khoản điều chỉnh việc ký kết hợp đồng qua các phương tiện điện tử thông qua việc quy định về thời gian, địa điểm gửi và nhận thông tin điện tử. Đạo luật này còn quy định về giá trị pháp lý của các bản ghi và chữ ký điện tử, cùng với độ an toàn của chúng. Mặt khác, để hỗ trợ cho việc sử dụng chữ ký điện tử, một cơ sở hạ tầng về công chứng đã được xây dựng. Theo đó, cơ quan công chứng sẽ xác nhận một mã khoá chứng thực có mối liên hệ với một cá nhân nhất 10
  13. định. Một cơ quan công chứng có thể xác minh về một cá nhân nào đó trước khi cấp một chứng thực dưới dạng giấy chứng nhận kỹ thuật số. Giấy chứng nhận này có thể dùng để xác minh chữ ký của cá nhân đó. Như vậy, Luật giao dịch điện tử của Singapore đã tạo một môi trường pháp lý khá phù hợp cho thương mại điện tử và các giao dịch điện tử khác. Đạo luật này đã xoá bỏ được những trở ngại trong các quy định pháp luật hiện hành và tạo được lòng tin cho các doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia vào thương mại điện tử. So với các nước khác thì cách làm của Singapore mang tính tổng thể hơn nhiều vì nội dung của luật giao dịch điện tử bao trùm rất nhiều lĩnh vực liên quan. Với việc ban hành đạo luật này và việc sửa đổi bổ sung đối với các văn bản luật khác, Singapore có thể phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử và trở thành một trong những trung tâm thương mại điện tử phát triển trên thế giới. 2.3. Khung pháp lý về thƣơng mại điện tử của Canada Hiện nay, Canada được coi là một trong những nước đi đầu trên thế giới trong việc nghiên cứu và ứng dụng thương mại điện tử. Để tạo một môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho các giao dịch thương mại điện tử, Chính phủ Canada đã tiến hành rà soát, sửa đổi các văn bản hiện hành đồng thời ban hành các văn bản mới liên quan đến thương mại điện tử như luật về chữ ký điện tử, chứng cứ điện tử, Luật về chữ ký điện tử của Canada cho phép các cơ quan liên bang quyền quyết định các yêu cầu của pháp luật hiện hành về hình thức giao dịch có thể được thoả mãn bằng các phương tiện điện tử như thế nào. Chữ ký điện tử có thể được sử dụng trong các giao dịch thương mại điện tử. Vấn đề đặt ra là phải xác định được mối liên hệ giữa chữ ký điện tử với người ký tài liệu điện tử. Để làm được điều này cần phải sử dụng công nghệ phù hợp kết hợp với thiết lập một cơ quan xác nhận để có sự kiểm tra chéo. Hiện nay, Canada đã có các quy định pháp luật về thu thập, sử dụng và tiết lộ thông tin về cá nhân do các cơ quan nhà nước quản lý. Luật bí mật cá nhân liên bang có hiệu lực từ năm 1982, được áp dụng đối với tất cả các cơ quan nhà nước cấp liên bang và một số doanh nghiệp có quy mô liên bang. Gần đây, Canada đã ban hành luật bảo vệ thông tin cá nhân và tài liệu điện tử. Đây là một bước tiến mới trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Luật này được áp dụng đối với khu vực tư nhân do pháp luật liên bang điều chỉnh và đối với các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán trong phạm vi liên tỉnh và quốc tế. 11
  14. Về vấn đề thuế, hiện nay Canada đang cùng một số thành viên khác của OECD phát triển chiến lược quốc tế trong đó có các hiệp ước về thuế đối với thương mại điện tử, hướng dẫn xử lý việc chuyển giá, về việc áp dụng thuế tiêu thụ và về hàng rào thuế quan cửa khẩu. 2.4. Khung pháp lý về thƣơng mại điện tử của EU Mặc dù đứng sau Hoa Kỳ về hoạt động thương mại điện tử nhưng EU cũng đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thế giới nhờ sự phát triển của thương mại điện tử. Các nước EU cũng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc ban hành các văn bản pháp luật và dưới luật để điều chỉnh hoạt động thương mại mới mẻ này. Ngày 24/10/1995, Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã ban hành Chỉ thị số 95/46/EC quy định về việc bảo đảm quá trình chuyển giao dữ liệu cá nhân và việc chuyển giao tự do những dữ liệu này. Ngày 11/03/1996, Quốc hội và Hội đồng Châu Âu ban hành Chỉ thị số 96/9/EC về việc bảo vệ hợp pháp các cơ sở dữ liệu. Ngày 20/05/1997, Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã đưa ra Chỉ thị số 97/7/EC về bảo vệ người tiêu dùng trong các hợp đồng trên mạng. Nghị định này được ban hành đã tạo lòng tin cho người tiêu dùng khi tham gia vào thương mại điện tử. Ngày 13/12/1999, EU ban hành Chỉ thị về Chữ ký điện tử, tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc sử dụng và công nhận hợp pháp các chữ ký điện tử trong quá trình tiến hành giao dịch điện tử tại EU. Mục đích của Chỉ thị này là thúc đẩy việc sử dụng chữ ký điện tử và góp phần tăng cường nhận thức của mọi người về chữ ký điện tử. Chỉ thị cũng đã thiết lập một khung pháp lý cho chữ ký điện tử và các dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Chỉ thị còn đặt ra nguyên tắc về trách nhiệm của cơ quan công chứng, chứng nhận. Theo đó nhà cung cấp dịch vụ chứng thực phải chịu trách nhiệm về những tổn thất gây ra cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức hợp pháp nào mà đã dựa vào chứng nhận của cơ quan đó để giao kết với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, Chỉ thị còn chấp nhận những chữ ký điện tử được chứng thực bởi những nhà cầm quyền không thuộc liên minh châu Âu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương. Ngày 8/6/2000, Chỉ thị số 2000/31/EC, gọi là “Chỉ thị về thương mại điện tử” của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã được ban hành nhằm thống nhất pháp luật của các nước thành viên, nhằm tạo lập một thị trường chung trong lĩnh vực thương mại điện tử. Cho đến thời điểm hiện nay, đây là văn bản pháp luật quan trọng nhất về thương mại điện tử trong phạm vi EU. Nội dung của Chỉ thị này gồm các vấn đề như các 12
  15. nguyên tắc cần tuân thủ trong thương mại điện tử, các quy định về tính minh bạch và tính trung thực của các giao dịch điện tử, Ngày 22/05/2001, Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã ban hành Chỉ thị số 2001/29/EC trên tinh thần hoà hợp giữa các khía cạnh về bản quyền và các quyền có liên quan trong xã hội thông tin. Uỷ ban Châu Âu đã tổ chức đàm phán thành công hiệp ước về tội phạm mạng toàn cầu. Hiệp ước này gồm một loạt các tội danh về mạng gồm cả những mánh lới lừa đảo và xâm nhập máy tính bất hợp pháp. Hiệp ước cũng chỉ rõ trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet và những quan tâm về bản quyền. Cuối năm 2001, Uỷ ban Châu Âu đã công bố những kế hoạch cho ra đời một Chỉ thị đối phó với nạn phân biệt chủng tộc và hải ngoại trên mạng. 2.5. Khung pháp lý về thƣơng mại điện tử của APEC Đứng trước sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử, APEC cũng đang từng bước tiến hành ứng dụng thương mại điện tử. Tháng 11/1997, tại cuộc họp ở Vancouver, APEC đã vạch ra chương trình công tác về thương mại điện tử cho khu vực và thành lập “nhóm công tác chuyên trách về thương mại điện tử” do Singapore và Australia đồng chủ tịch. Mục tiêu là làm cho các nước thành viên hiểu rõ về thương mại điện tử, các hoạt động của nó, triển khai dần vào việc ứng dụng trong từng nước và giữa các nước thành viên trong khu vực. Tháng 11/1998, APEC tiến hành “chương trình hành động về thương mại điện tử” với các nội dung chủ yếu sau: - Tập trung nỗ lực phát triển thương mại điện tử ở các doanh nghiệp có điều kiện, có hiểu biết về thương mại điện tử. - Nâng cao vai trò của chính phủ trong việc tạo môi trường pháp lý. Hiện nay, APEC đã xây dựng xong chương trình hoạt động chung để thực hiện thương mại điện tử vào năm 2005 đối với các nước phát triển và năm 2010 đối với các nước đang phát triển. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nhật là nước đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử . Hội đồng phát triển thương mại điện tử của Nhật đang cố gắng đơn giản hóa thủ tục thương mại điện tử ở Nhật, thông qua việc tiến hành xây dựng lòng tin và đưa ra nhiều phương án để tiếp cận với khách hàng. Nhật cũng đã tiến hành nhiều dự án trong lĩnh vực giao dịch này nhằm tạo môi trường điện tử thân thiện ở Nhật. Hiện nay, Nhật đã cho ra đời văn bản pháp luật về chữ ký điện tử nhằm tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển bền vững. 13
  16. 2.6. Khung pháp lý về thƣơng mại điện tử của ASEAN Mặc dù ASEAN là một khu vực nhỏ trong APEC nhưng là khu vực nhiều tiềm năng. Năm 1992, ASEAN thành lập các tiểu ban điều phối thương mại điện tử. Tháng 9/1998, tiểu ban điều phối thương mại điện tử đã họp và thông qua “các nguyên tắc chỉ đạo thương mại điện tử “. Tiếp theo, ASEAN sẽ phối hợp, chuyển giao công nghệ, hợp tác kỹ thuật để ASEAN có thể chính thức bước vào thế giới kinh tế kỹ thuật số. Hội nghị cấp cao lần thứ 4 ngày 24/11/2000 tại Singapore đã thông qua hiệp định khung về thương mại điện tử ASEAN (E - ASEAN). Mặt khác, các thành viên cũng tự xây dựng cho mình khung pháp luật riêng phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia. Singapore là nước đi đầu trong ứng dụng thương mại điện tử và có tốc độ phát triển thương mại điện tử cao nhất trong khu vực. Sau đó là Malaysia. Năm 1996, Malaysia đã thành lập tiểu ban chuyên trách nhằm xây dựng hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu của thương mại điện tử, còn được gọi là “đạo luật số hóa”. Năm 1997, Malaysia đã ban hành Luật Chữ ký số (Digital Signature Act - DSA) tạo hành lang pháp lý về chữ ký điện tử. Năm 1998, Malaysia thành lập tiểu ban chuyên trách và uỷ ban quốc gia về thương mại điện tử. Sau Malaysia là Thái Lan, áp dụng thương mại điện tử từ năm 1998, trang web ra đời đầu tiên năm 1993, tuy nhiên do bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến một số công trình về cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị đình trệ, nhưng đến nay, Thái lan đã xây dựng được một số văn bản pháp luật điều chỉnh thương mại điện tử như: luật bảo vệ dữ liệu, luật tội phạm máy tính, luật trao đổi thông tin điện tử, luật chữ kí điện tử. Các chính sách và văn bản pháp luật liên quan tới việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dựa trên các hợp đồng hợp pháp cũng đang dần được hoàn thiện. Tất cả các nước trong khu vực ASEAN, dù phát triển hay chưa đủ sức phát triển đều thể hiện mối quan tâm đáng kể vào hình thức giao dịch thương mại điện tử. 3. Những quy định liên quan đến thƣơng mại điện tử 3.1. Incoterms 2000 Incoterms cũng kịp thời bổ sung để phù hợp với phương thức giao dịch thương mại điện tử. Trong các điều kiện của Incoterms 2000 đều thừa nhận giá trị pháp lý của các chứng cứ điện tử. Tất cả các khoản mục về “bằng chứng giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương” đều có quy định: “Nếu người bán và người mua thoả thuận trao đổi thông tin bằng phương tiện điện tử, chứng từ trên có thể được thay thế bằng một thông điệp điện tử (EDI) tương đương” (theo 14
  17. Incoterms 2000). Ngoại trừ các điều khoản nhóm E, nghĩa vụ của người bán ở các điều kiện này giới hạn tối thiểu nên trong Incoterms 2000 không đề cập đến giá trị chứng cứ của các chứng cứ điện tử. Việc quy định như vậy trong Incoterms 2000 giúp cho việc trao đổi thông tin và xuất trình các chứng từ được thuận lợi hơn. 3.2. eUCP Năm 2002, bản phụ trương các Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ đối với xuất trình chứng từ điện tử “eUCP” đã ra đời bổ sung vào các Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, nhằm điều chỉnh việc xuất trình các chứng từ điện tử hoặc kết hợp chúng với việc xuất trình các chứng từ bằng văn bản. eUCP đã định nghĩa rất rõ về “chứng từ điện tử”, “chữ ký điện tử”, “nơi tiếp nhận, xuất trình” eUCP bao gồm 12 điều khoản quy định cụ thể về việc xuất trình chứng từ điện tử, kiểm tra chứng từ điện tử, thông báo từ chối, chứng từ gốc và chứng từ sao, ngày phát hành, các chứng từ vận tải, sửa đổi chứng từ sau khi đã xuất trình và việc từ bỏ trách nhiệm đối với việc xuất trình chứng từ điện tử. eUCP ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng, các bên tham gia giao dịch trong việc xuất trình các tín dụng, chứng từ điện tử. 4. Khung pháp lý về thƣơng mại điện tử của Việt Nam 4.1. Luật công nghệ thông tin Cùng với Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin đã thiết lập nền tảng pháp lý cơ bản cho việc đẩy mạnh giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Luật Công nghệ thông tin đuợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Luật CNTT gồm 6 chương, 79 điều. Chương II (Ứng dụng công nghệ thông tin) và Chương IV (Biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin) của Luật này bao gồm nhiều quy định liên quan trực tiếp đến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong một số lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Luật Công nghệ thông tin ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản để điều chỉnh các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, tạo điều kiện thuận lợi để từng bước phát triển kinh tế tri thức, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh. Mặt khác, việc ban hành Luật CNTT nhằm tạo sự đồng bộ với các quy định trong các đạo luật có liên quan đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các cam kết quốc tế với ASEAN, APEC, WTO, 15
  18. 4.2. Luật giao dịch điện tử Luật Giao dịch điện tử đã chính thức đặt nền tảng đầu tiên cho việc thiết lập một hệ thống văn bản pháp quy toàn diện về giao dịch điện tử tại Việt Nam. Sau khi Luật được ban hành, trong hai năm 2006 và 2007 hàng loạt văn bản dưới luật đã ra đời nhằm điều chỉnh chi tiết việc triển khai giao dịch điện tử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng một số văn bản được ban hành từ năm 2005 trở về trước, những văn bản ra đời trong 2 năm gần đây đã tạo nên một khung pháp lý tương đối toàn diện cho giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng tại Việt Nam, đặc biệt là 4 Chỉ thị hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và 3 Chỉ thị hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin. Nếu trước năm 2005, phần lớn văn bản được ban hành chỉ liên quan đến những vấn đề kỹ thuật công nghệ thông tin, thì các văn bản ban hành sau Luật Giao dịch điện tử đã mở rộng diện điều chỉnh đến những ứng dụng cụ thể như thương mại, hải quan, tài chính, hành chính nhà nước, Đây là những ứng dụng nền tảng của xã hội và là tiền đề cho việc triển khai các quy trình thương mại điện tử hoàn chỉnh ở cấp độ doanh nghiệp trong thời gian tới. Ngoài tác động trực tiếp đưa đến sự ra đời các văn bản hướng dẫn cho những vấn đề cụ thể trong triển khai ứng dụng giao dịch điện tử, tác động sâu xa hơn của Luật Giao dịch điện tử là đã đưa khái niệm “thông điệp dữ liệu” và “chứng từ điện tử” vào những bộ luật cơ bản của hệ thống pháp luật hiện hành. Bộ luật Dân sự sửa đổi và Luật Thương mại sửa đổi, được biên soạn song song với Luật Giao dịch điện tử, đều bổ sung quy định thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các giao dịch dân sự và thương mại. 4.3. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thƣơng mại điện tử Nghị định về Thương mại điện tử là Nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, được ban hành vào ngày 9/6/2006. Với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng, Nghị định này đã tạo hành làng pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Trong năm 2007 các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành soạn thảo hai thông tư hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử. Đó là Thông tư của Bộ Công Thương về giao kết hợp đồng trên website thương mại 16
  19. điện tử và Thông tư liên tịch Bộ Công Thương - Bộ Y tế hướng dẫn việc bán thuốc qua các phương tiện điện tử. Đến cuối năm 2007, hai thông tư này đã cơ bản hoàn thành về mặt nội dung và được đưa ra xin ý kiến rộng rãi của doanh nghiệp trước khi chính thức ban hành. Thông tư hướng dẫn Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử được xây dựng trong bối cảnh số lượng website thương mại điện tử đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện vẫn chưa điều chỉnh về quy tắc giao dịch cũng như mô hình hoạt động của các website thương mại điện tử. Mọi giao dịch được tiến hành một cách tự phát và không có cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp phát sinh. Vì vậy, Thông tư được xây dựng nhằm thiết lập những nguyên tắc và chuẩn mực chung cho các website thương mại điện tử, nâng cao tính minh bạch của môi trường giao dịch, đồng thời giúp bảo vệ và cân bằng lợi ích của các bên tham gia. Nội dung chính của Thông tư gồm những quy định về quy trình giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, thời điểm giao kết và giá trị pháp lý của hợp đồng giao kết bằng chức năng đặt hàng trực tuyến; nguyên tắc chung và những quy định cụ thể về cung cấp thông tin liên quan đến các điều khoản hợp đồng. Thông tư cũng quy định chi tiết các cơ chế bảo vệ quyền lợi khách hàng trên website thương mại điện tử như cơ chế rà soát và xác nhận điều khoản hợp đồng, thủ tục chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp và nghĩa vụ bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng trên website thương mại điện tử. Văn bản thứ hai hướng dẫn Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử được xây dựng trong năm 2007 là Thông tư liên tịch Bộ Công Thương - Bộ Y tế hướng dẫn việc bán buôn thuốc qua các phương tiện điện tử. Thuốc là mặt hàng thích hợp cho mua bán trực tuyến vì có giá trị cao, khối lượng nhỏ. Việc bán thuốc và công khai giá thuốc trên mạng Internet sẽ giúp người dân cũng như doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn thuốc khác nhau, góp phần bình ổn giá thuốc trên thị trường. Mặt khác, thuốc chữa bệnh là mặt hàng kinh doanh đặc biệt, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người nên cũng cần có những quy định riêng, tránh việc lợi dụng bán thuốc qua mạng để có hành vi gian lận, lừa dối khách hàng. Cho tới nay đã có một số doanh nghiệp đầu tư thiết lập website bán thuốc qua mạng. Tuy nhiên, do chưa có cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động bán thuốc qua mạng nên những doanh nghiệp này mặc dù đã thiết lập website vẫn chưa thể tiến hành kinh doanh trong thực tế. 17
  20. Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược cũng đã đề cập đến việc bán thuốc qua mạng. Khoản 4c Điều 43 của Nghị định quy định rõ: “Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh doanh thuốc”. Trên cơ sở đó, Thông tư liên tịch hướng dẫn việc bán buôn thuốc qua các phương tiện điện tử được xây dựng với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho hoạt động này trong thực tế. Do đặc thù của mặt hàng thuốc là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người trong khi năng lực quản lý cũng như trình độ người tiêu dùng chưa đủ đáp ứng các điều kiện để tiến hành giao dịch trên Internet, nội dung của Thông tư chỉ tập trung điều chỉnh hoạt động bán buôn, chưa cho phép bán lẻ thuốc qua các phương tiện điện tử. 4.4. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số Nghị định số 26/2007/NĐ-CP được ban hành ngày 15/2/2007. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ hơn. Giá trị pháp lý của chữ ký số Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử cho phép xác nhận sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp, đồng thời chứng thực sự toàn vẹn của thông điệp dữ liệu từ thời điểm được ký. Điều 8 Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số đã chính thức thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các giao dịch điện tử: “Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số”. Với chủ trương của Ban soạn thảo xây dựng Nghị định thật chi tiết để có thể đưa vào triển khai ngay trong thực tế mà không cần các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định này đi sâu vào những vấn đề mang tính kỹ thuật về quản lý và cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Các quy định được chi tiết hóa trong 72 điều, chia thành 11 chương: - Chương 1: Những quy định chung: quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các chính sách phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký 18
  21. số, trách nhiệm quản lý nhà nước và những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. - Chương 2: Chữ ký số và chứng thư số: quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số; nội dung của chứng thư số; một số vấn đề liên quan đến chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức; giá trị pháp lý của chữ ký số và chứng thư số nước ngoài. - Chương 3: Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng: quy định về điều kiện, quy trình thủ tục cấp phép, gia hạn và thu hồi giấy phép của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. - Chương 4: Hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng: quy định việc cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số; tạo cặp khóa và các dịch vụ có liên quan của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. - Chương 5: Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng: quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cũng như quyền và nghĩa vụ của thuê bao. - Chương 6: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng: quy định điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng; điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho những tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng muốn đảm bảo giá trị pháp lý của chữ ký số cho các thuê bao của mình như đối với chữ ký số của thuê bao của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. - Chương 7: Công nhận chữ ký số, chứng thư số và hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài: quy định về điều kiện, thủ tục công nhận chữ ký số, chứng thư số nước ngoài và hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài. - Chương 8: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia: quy định về điều kiện hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia. - Chương 9-11: quy định việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại và bồi thường thiệt hại; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và các điều khoản thi hành. 19
  22. 4.5. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính Ngày 23/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả, giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cải cách của ngành tài chính trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Nghị định gồm 25 điều chia thành 5 chương và điều chỉnh hai nội dung chính sau: - Chứng từ điện tử (Chương 2): quy định giá trị pháp lý của chứng từ điện tử; việc ký, mã hóa, chuyển đổi, hủy, tiêu hủy, niêm phong, tạm giữ hoặc tịch thu chứng từ điện tử; việc sử dụng hệ thống thông tin tự động để gửi, nhận, và xử lý chứng từ điện tử. - Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (Chương 3): quy định về trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng; dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động tài chính; bảo đảm môi trường thực hiện giao dịch điện tử trong ngành tài chính và giữa tổ chức, cá nhân với ngành tài chính; quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực rộng, liên quan đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội và bao gồm nhiều hoạt động nghiệp vụ như nghiệp vụ tài chính - ngân sách, thuế, hải quan, kho bạc, kế toán, kiểm toán, Mỗi nghiệp vụ này có những quy trình mang tính đặc thù và do đó đặt ra yêu cầu khác nhau cho quá trình triển khai ứng dụng giao dịch điện tử. Trong bối cảnh đó, Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính mới chỉ là những quy định khung, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các thông tư hướng dẫn cho từng lĩnh vực cụ thể sau này. Bộ Tài chính hiện đang dự thảo bốn thông tư hướng dẫn Nghị định trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, kho bạc nhà nước, thuế, chứng khoán và một thông tư hướng dẫn về quy định kỹ thuật cho giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính. 20
  23. Thông tƣ hƣớng dẫn giao dịch điện tử trên thị trƣờng chứng khoán trong quá trình dự thảo Ngày 20/12/2007, dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán nhà nước chủ trì soạn thảo đã được đưa ra lấy ý kiến lần đầu. Đối tượng tham gia đóng góp ý kiến là các công ty chứng khoán và các thành viên thị trường chứng khoán. Thông tư này quy định về “nguyên tắc, thủ tục tổ chức giao dịch điện tử trong hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, hoạt động trao đổi thông tin điện tử liên quan đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, lưu ký chứng khoán, niêm yết chứng khoán, hoạt động quản lý công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, hoạt động công bố thông tin và các hoạt động khác liên quan đến thị trường chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán.” Nội dung chính của dự thảo thông tư xoay quanh các yêu cầu về dịch vụ và kỹ thuật đối với công ty chứng khoán khi tổ chức giao dịch chứng khoán trực tuyến, đồng thời quy định chi tiết thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến. Tuy nhiên, còn một số vấn đề khá then chốt đối với giao dịch điện tử trong hoạt động chứng khoán như bảo mật thông tin, biện pháp xác thực người giao dịch, chưa được đề cập đến trong dự thảo thông tư. Theo ý kiến của đại diện các công ty chứng khoán, dự thảo cần có thêm quy định chi tiết về tiêu chuẩn giao dịch trực tuyến, tiêu chuẩn mã hoá, tiêu chuẩn kết nối của các tổ chức cung cấp dịch vụ để đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường giao dịch chứng khoán trực tuyến trong tương lai. 4.6. Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng Ngân hàng là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin sớm nhất ở Việt Nam. Giao dịch điện tử đã được triển khai trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng từ cuối những năm 1990. Quyết định 196/TTg ngày 1/4/1997 và Quyết định 44/2002/TTg ngày 21/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong nghiệp vụ kế toán và thanh toán ngân hàng có thể coi là những văn bản pháp lý đầu tiên liên quan đến giao dịch điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ với sự ra đời của Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, khung pháp lý cho lĩnh vực này mới cơ bản được hoàn thành, đặt nền móng cho quá trình mở rộng triển khai giao dịch điện tử 21
  24. trong hoạt động ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, hỗ trợ hiệu quả các giải pháp thanh toán cho thương mại điện tử tại Việt Nam. Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng là Nghị định thứ ba liên tiếp được ban hành trong năm 2007 nhằm hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử. Nghị định này tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng. Nghị định gồm 5 chương, 29 điều, với hai nội dung điều chỉnh chính như sau: - Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (Chương 2): xác định phạm vi các giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; quy định về điều kiện giao dịch điện tử; quy định các loại chữ ký điện tử sử dụng trong hoạt động ngân hàng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. - Chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng (Chương 3): hướng dẫn bổ sung, làm rõ những quy định về nội dung, tính hợp pháp, hợp lệ, định dạng của chứng từ điện tử; nguyên tắc lập, kiểm soát, xử lý, sử dụng, chuyển đổi, lưu trữ, bảo quản chứng từ điện tử trong giao dịch điện tử ngân hàng; việc ký và giá trị của chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử. 22
  25. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích vai trò của việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý đối với sự phát triển của thương mại điện tử. 2. Phân tích các vấn đề liên quan tới Luật thương mại cần phải chú ý khi xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử. 3. Phân tích các vấn đề liên quan tới bí mật cá nhân và bảo vệ thông tin cá nhân cần phải chú ý khi xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử. 4. Phân tích các vấn đề liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ cần phải chú ý khi xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử. 5. Phân tích các vấn đề liên quan tới thuế, luật áp dụng cần phải chú ý khi xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử. 6. Phân tích một số quy định chung về một khuôn khổ pháp lý thương mại điện tử toàn cầu. 7. Nêu một số nguyên tắc chung và các nội dung cơ bản của luật giao dịch điện tử của Việt Nam 23
  26. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Giáo trình Thương mại điện tử căn bản / Trần Văn Hòe.- H.: Tài Chính, 2010.- 366tr.; 21cm. 2. Thương mại điện tử / Nguyễn Hoài Anh, Ao Thu Hoài.- H.: Thông tin và truyền thông, 2010.- 331tr.; 21cm. 3. Giáo trình thương mại điện tử: Dùng trong các trường THCN / Nguyễn cửu Long.- H.: Khoa học Kỹ thuật, 2006.- 238tr.; 24cm. 4. English skills in commerce business = Tiếng Anh trong nghiệp vụ thương mại kinh doanh (song ngữ Anh - Việt) / Nguyễn Hoàng Thảo Ly.-TP.HCM.: Hồng Đức, 2012.- 220tr.; 21cm. 5. Tìm hiểu luật thương mại năm 2005 = Introdution to the law on commerce of 2005, Song ngữ Việt - Anh.- H.: Lao động - Xã hội, 2005.- 418tr.; 21cm. 6. Khái quát thương mại điện tử / Nguyễn Trung Toàn.- H.: Lao động, 2007.- 223tr; 21cm 7. Thương mại điện tử / Nguyễn Hoài Anh, Ao Thu Hoài.- H.: Thông tin và truyền thông, 2010.- 331tr.; 21cm. 8. Thương mại điện tử thực tế và giải pháp: Tham khảo toàn diện / Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Văn Khoa.- TP.HCM: Giao thông Vận tải, 2006.- 584tr.; 24cm. 9. Hỏi đáp về thương mại điện tử / Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Đức Trí, Ngô Thị Ngọc Huyền.- H.: Lao động - Xã hội, 2007.- 268tr.; 21cm. 10. Dạy và học tiếng Anh thương mại điện tử / Hoàng Phương.- H: Thanh Niên, 2009.- 255tr.; 19cm. 11. Kỹ thuật thiết kế website thương mại điện tử/ Lê Minh Trí.- H: Thanh niên, 2001.- 361tr; 20.5cm. 12. Quản trị kinh doanh trong thương mại điện tử / Ban biên tập báo điện tử VDC media.- H.: Bưu điện, 2002.- 323tr.; 21cm. 13. Thương mại điện tử thực tế và giải pháp: Tham khảo toàn diện / Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Văn Khoa.- TP. HCM: Giao thông Vận tải, 2006.- 584tr.; 24cm. 24
  27. 14. eBusiness & eCommerce: Quản trị theo chuỗi giá trị số / Andreas Meier, Henrik Stormer; Lục Thị Thu Hằng, Phạm Thị Thanh Hồng, Phạm Thị Bích Ngọc (dịch), -H.: Đại học Kinh tế Quốc dân, 2011.- 293tr.; 24cm. Tiếng Anh 15. E-commerce: Business, technology, society / Kenneth C. Laudon, Carol Guercio Traver.- Boston: Pearson, 2012.- 909p.; 27cm. 16. Webshop E-commerce sử dụng thương mại điện tử / Lê Minh Trí.- H: Thanh niên, 2001.- 138tr; 19cm. 17. Business law: The ethical, global, and e-commerce environment / Jane P. Mallor, [et al.].- Boston:McGraw-Hill/Irwin, 2010.- xxxvi, 1370, 18. E-Commerce: Fundamentals and applications / Henry Chan, Raymond Lee, Tharam Dillon, Elizabeth Chang.- New York: John Wiley & Sons, 2001.- 479p; 24cm. 19. E-commerce: Business on the Interne t/ Constance H. McLaren, Bruce J. McLaren Business on the Internet/ Constance H. McLaren, Bruce J. McLaren.- Australia.: South-Western Educational Pub, 2000.- 291p; 28cm. 20. Online dispute resolution for business: B2B, e-commerce, consumer, employment, insurance, and other commercial conflicts / Colin Rule.- San Francisco: Jossey-Bass, 2002.- ix, 326p.; 24cm. 21. Electronic commerce / Gary P. Schneider.- Boston: Thomson Course Technology, 2002.- 624p.; 27cm. 22. Electronic commerce : On-line ordering and digital money / Pete Loshin, John Vacca, Paul Murphy.-Hingham, Massachusetts: Charles River Media, Inc., 2001.- xxx, 577 p. ; 24 cm + CD-ROM Website 23. 24. 25. 25
  28. Bài giảng THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Chương 6 Luật về thƣơng mại điện tử ThS. VŨ TRỌNG LUẬT Bài giảng điện tử, khổ 16x24cm. Lưu hành nội bộ phục vụ giảng dạy môn học Thương mại điện tử. (ECOM431006) - Từ ngày 5/9/2015- 12/12/2015).