Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 2: Giao dịch điện tử - ThS. Vũ Trọng Luật

pdf 138 trang phuongnguyen 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 2: Giao dịch điện tử - ThS. Vũ Trọng Luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuong_mai_dien_tu_chuong_2_giao_dich_dien_tu_ths.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 2: Giao dịch điện tử - ThS. Vũ Trọng Luật

  1. ThS. VŨ TRỌNG LUẬT BÀI GIẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ EC Chương 2 Giao dịch điện tử THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. VŨ TRỌNG LUẬT Bài giảng THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Chương 2 Giao dịch điện tử THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015
  3. LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới ngày nay đã tác động và xâm nhập vào mọi hoạt động kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Công nghệ thông tin đã xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp đã góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Những mô hình kinh doanh mới này được hiểu theo nhiều khái niệm khác nhau do việc áp dụng những mô hình kinh doanh mới mang lại đó chính là khái niệm “thương mại điện tử”. Thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và giúp cho người tiêu dùng mua sắm thuận tiện các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường ở mọi nơi trên thế giới. Bài giảng “Thương mại điện tử” là một trong những tài liệu giảng dạy các môn học nghiệp vụ thuộc nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử và ứng dụng cho một số chuyên ngành khác của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Khi biên soạn Bài giảng “Thương mại điện tử”, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước với mục đích đưa ra một tài liệu giảng dạy phù hợp với đối tượng người học. Bài giảng được viết theo quan điểm cung cấp những kỹ năng, kiến thức, các điều kiện thực hiện công việc trên cơ sở sử dụng các phương tiện điện tử, phần mềm, mạng internet, điện thoại, máy fax, các phương tiện thanh toán điện tử và máy tính có nối mạng internet, và việc áp dụng Luật giao dịch điện tử để thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại như mua, bán, thanh toán, lập các báo cáo, thống kê doanh số, hàng hóa phục vụ đúng mục đích của mình và doanh nghiệp. Bài giảng này gồm các nội dung như sau: - Lời nói đầu - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử - Chương 2: Giao dịch điện tử - Chương 3: Marketing điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử - Chương 5: Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp - Chương 6: Luật về thương mại điện tử 3
  4. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình biên soạn tài liệu này. Nhưng trong quá trình biên soạn, lĩnh hội các quan điểm, khái niệm mới của nghề “Thương mại điện tử” không ngừng phát triển, nên không thể tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của độc giả để luôn cập nhật cho bài giảng được hoàn thiện hơn. Thông tin Tác giả Tác giả Email: luatvt@hcmute.edu.vn ĐT: 0906836920 Website: hcmute.edu.vn ThS. Vũ Trong Luật thuvienspkt.edu.vn thuvien.hcmute.edu.vn Website thương mại điện tử Hợp tác: vecom.vn ybook.vn sachweb.com m.alezaa.com sachbaovn.vn anybook.vn vinabook.vn 4
  5. MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 5 1. Hợp đồng điện tử 5 1.1. Khái niệm hợp đồng điện tử 5 1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử 6 1.3. Phân loại hợp đồng điện tử 8 1.4. Cấu trúc của hợp đồng điện tử 11 1.5. Lợi ích của hợp đồng điện tử 12 1.6. Cơ sở pháp lý của hợp đồng điện tử 12 2. Ký kết hợp đồng điện tử 14 2.1. Ký kết hợp đồng điện tử B2B 14 2.2. Ký kết hợp đồng điện tử B2C 19 2.3. Ký kết hợp đồng điện tử C2C 20 3. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử 21 3.1. Thực hiện hợp đồng điện tử B2B 21 3.2. Thực hiện hợp đồng điện tử B2C 24 4. So sánh hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống 25 5. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử 27 6. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử 29 6.1. Vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng 29 6.2. Thời điểm hình thành hợp đồng 30 7. Thanh toán điện tử 31 7.1. Tổng quan về thanh toán điện tử 31 7.1.1. Cuộc cách mạng về thanh toán 31 7.1.2. Khái niệm về thanh toán điện tử 32 7.1.3. Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến 34
  6. 7.1.4. Rủi ro chấp nhận thanh toán thẻ trực tuyến 37 7.2. Một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến 38 7.2.1. Thanh toán bằng dịch vụ của PayPal 38 7.2.2. Thanh toán điện tử sử dụng thẻ thông minh 39 7.2.3. Thanh toán điện tử bằng ví điện tử 40 7.2.4. Thanh toán điện tử bằng thẻ mua hàng 41 7.2.5. Sử dụng séc điện tử trong thanh toán điện tử 41 7.2.6. Thanh toán trong thương mại điện tử B2B 41 7.3. Case study: Flylady ứng dụng thanh toán điện tử qua PayPal 44 7.4. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam 46 7.4.1. Yêu cầu của thương mại điện tử đối với hệ thống thanh toán 46 7.4.2. Thực trạng của hoạt động thanh toán 47 7.4.3. Tiền đề của hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam 49 7.4.4. Định hướng của Nhà nước về phát triển thanh toán điện tử 51 7.4.5. Ngân hàng với thanh toán điện tử 52 7.4.6. Dịch vụ tin nhắn ngân hàng (SMS Banking) 59 7.4.7. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử 62 7.4.8. Triển vọng kết nối dịch vụ thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử 69 7.4.9. Một số mô hình ứng dụng thanh toán điện tử 74 8. Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số 77 8.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số 77 8.1.1. Chữ ký số và vai trò của chữ ký số trong giao dịch điện tử 77 8.1.2. Sử dụng chữ ký số trong giao dich điện tử 81 8.1.2.1. Quy trình tạo lập chữ ký số 81 8.1.2.2. Quy trình sử dụng chữ ký số để ký các thông điệp dữ liệu 84 8.1.3. Quy định về chữ ký số và sử dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử 87 8.2. Chứng thực chữ ký điện tử và dịch vụ
  7. chứng thực chữ ký điện tử 90 8.2.1. Sự cần thiết của dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử 90 8.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia .94 8.2.3. Đáp ứng yêu cầu an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử 95 8.2.4. Tạo cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp liên quan đến chữ ký điện tử 100 8.3. Khái niệm, vai trò của dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử 100 8.3.1. Khái niệm dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử 100 8.3.2. Vai trò của dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử 106 8.4. Điều kiện để đảm bảo cho sự phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử 107 8.4.1. Điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. 107 8.4.2. Điều kiện về khung pháp lý 108 8.4.3. Điều kiện về chính sách phát triển của nhà nước 109 8.4.4. Điều kiện về nội lực của tổ chức sử dụng chữ ký điện tử 110 8.4.5. Điều kiện về nội lực của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực 111 9. Bảo mật trong giao dịch điện tử 112 9.1. Một số giải pháp công nghệ đảm bảo trong giao dịch điện tử 113 9.1.1. Chứng chỉ số 113 9.1.2. Xác thực định danh 113 9.1.3. Chứng chỉ khóa công khai 114 9.1.4. Mô hình CA (Certificate Authority) 116 9.1.5. Một số giao thức bảo mật ứng dụng trong thương mại điện tử 116 9.1.6. Bảo mật giao dịch điện tử (Secure Electronic Transaction – SET 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
  8. DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH Tên Nội dung Trang Bảng 2.1. Danh sách các ngân hàng triển khai Internet 52 Banking Bảng 2.2. Danh sách các ngân hàng triển khai dịch vụ tin 60 nhắn ngân Bảng 2.3. Danh sách các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán 62 điện tử Bảng 2.4. Danh sách các ngân hàng thành viên của Smartlink 70 và Banknetvn Bảng 2.5. Tỷ lệ sử dụng các hình thức thanh toán theo từng 76 giai đoạn tại 123! Mua Bảng 2.6. Những ưu điểm của chữ ký số so với chữ ký trên 80 giấy Hình 2.1. Quy trình thanh toán điện tử bằng thẻ tín dụng qua 35 mạng Hình 2.2. Minh hoạ nội dung của chứng chỉ số 82 Hình 2.3. Minh họa quy trình tạo tạo chứng thư điện tử 83 Hình 2.4. Minh họa quy trình ký số và xác thực chữ ký số 85 Hình 2.5. Thiết bị tạo chữ ký điện tử và nhận dạng chữ ký 102 điện tử Hình 2.6. Chứng chỉ khóa công khai dựa trên CA 115 Hình 2.7. Vị trí của các phương tiện bảo mật trong cấu trúc 117 của giao thức TCP/IP Hình 2.8. Quan hệ giữa SSL và các giao thức 120 Hình 2.9. Các thành phần của bảo mật thương mại điện tử 125 Sơ đồ 2.1. Quy trình mua hàng điện của PayNet 64 Sơ đồ 2.2. Quy trình thanh toán điện tử của PayNet 64 Sơ đồ 2.3. Minh họa các bước thực hiện dịch vụ của VNPay 68
  9. Chƣơng 2 GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 1. Hợp đồng điện tử 1.1. Khái niệm hợp đồng điện tử Hợp đồng được luật pháp thừa nhận là một công cụ pháp lý để ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên về một hoạt động cụ thể nào đó. Theo quy định tại điều 388, Bộ luật Dân sự Việt Nam (2005): “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Điều 24, Luật Thương mại (sửa đổi, 2005) cũng quy định về hình thức hợp đồng mua bán hang hóa. Theo đó, “Hợp đồng mua bán hang hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hang hóa mà pháp luật quy định phải được lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.” Về khái niệm hợp đồng, Điều 1, Bộ luật Thương mại thống nhất (Uniform Commerce Code – UCC) của Hoa Kỳ quy định “Hợp đồng là tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự thỏa thuận của cá bên”. Luật Hợp đồng năm 1999 của Trung Quốc quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng, tự nhiên của các tổ chức (Điều 2). Những quy định này có sự tương đồng với quy định của Việt Nam ở chỗ coi hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên để quy định quyền, nghĩa vụ đối với nhau. Điều khác nhau là ở chỗ Luật Việt Nam đưa ra khái niệm về hợp đồng về hợp đồng dân sự còn Luật Hoa Kỳ gọi là hợp đồng. Về cơ bản, hợp đồng điện tử cũng giống hợp đồng truyền thống về chức năng, nội dung và giá trị pháp lý. Điểm khác biệt nổi bật là hình thức thể hiện, phương thức ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Điều 11, mục 1, Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCTTRAL (1996) quy định: “Về hình thức hợp đồng, trừ khi các bên có quy định khác, chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thể hiện bằng thông điệp dữ liệu. Khi thông điệp dữ liệu được sử dụng để hình thành hợp đồng, hợp đồng đó không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì nó được thể hiện bằng thông điệp dữ liệu”. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, hợp đồng điện tử cũng đã được luật pháp thừa nhận là một công cụ pháp lý để ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. 5
  10. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử cũng được quy định cụ thể tại Điều 9, Công ước của Liên Hiệp Quốc về việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong Hợp đồng điện tử quốc tế (2005), theo đó: “Khi pháp luật quy định một hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản thì hợp đồng điện tử được coi là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin trong hợp đồng có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết”. Khái niệm về hợp đồng điện tử được hiểu tương đối thống nhất trong quy định của luật pháp các nước cũng như trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Sự thống nhất này thể hiện ở chỗ phần lớn ý kiến đều cho rằng hợp đồng điện tử là hợp đồng được ký kết bằng phương tiện điện tử. Hoa kỳ là quốc gia có nền thương mại điện tử phát triển hàng đầu thế giới, khái niệm hợp đồng điện tử đã được Hoa Kỳ quy định cụ thể trong luật thống nhất về Giao dịch điện tử năm 1999 (UETA). Điều 7 của UETA quy định rõ thêm về việc ký kết hợp đồng điện tử, theo đó, “Một hợp đồng điện tử có thể được hình thành giữa các bên và hệ thống thông tin của đối tác, không cần có sự can thiệp của con người vào các giao dịch tự động đó”. Tại Việt Nam, khái niệm về hợp đồng điện tử đã được quy định cụ thể tại điều 33 của Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam (2005), theo đó “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu”. “Thông điệp dữ liệu” được giải thích cụ thể tại điều 4, mục 12 là “Thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”. Cũng theo đó “Phương tiện điện tử” được quy định là “Phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”. Như vậy, hợp đồng điện tử trước hết là một hợp đồng, một công cụ pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên ký kết. Là một hợp đồng, hợp đồng điện tử cũng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm tiến hành một công việc nhất định. Hợp đồng điện tử, do đó, có tất cả các đặc điểm của một hợp đồng ói chung và cũng có những đặc điểm riêng, đặc thù của nó. 1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử Hợp đồng điện tử cũng có đặc điểm giống như đồng truyền thống là tham gia vào hợp đồng điện tử có ít nhất hai bên, có thể là hai doanh nghiệp ký hợp đồng với nhau hoặc có thể là doanh nghiệp ký hợp đồng với người tiêu dùng; nội dung hợp đồng điện tử rất đa dạng, có thể là hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn, hợp đồng vận chuyển ; Hợp đồng điện tử cũng có thể là hợp đồng dân sự nếu có nó không nhằm mục đích sinh lợi; Hợp đồng điện tử là hợp đồng thương mại nếu mục đích của nó 6
  11. là sinh lợi. Khi ký kết hợp đồng điện tử, các bên không được vi phạm các điều cấm của pháp luật. Tuy nhiên, khác với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử có những đặc điểm riêng. Đặc điểm riêng đó thể hiện ở chỗ, như Điều 33 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định, hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, được tạo ra, gửi đi và lưu trữ bằng các phương tiện điện tử nhờ sự ứng dụng kỹ thuật dựa trên công nghệ tin học, công nghệ điện hoặc công nghệ kỹ thuật số. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống. Điểm khác biệt cơ bản này nhấn mạnh đến khía cạnh kỹ thuật công nghệ của hợp đồng điện tử và chính hợp đồng điện tử đã đã làm thay đổi cách thức, quy trình và thủ tục ký kết hợp đồng điện tử và hệ quả tiếp theo là làm thay đổi cách thức thực hiện hợp đồng điện tử và ít nhiều chi phối cả luật điều chỉnh và cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng điện tử. Đặc điểm riêng của hợp đồng điện tử thể hiện rõ qua những khía cạnh kỹ thuật công nghệ như: - Về cách thức ký kết và công cụ để thực hiện hợp đồng điện tử: Hợp đồng điện tử được ký kết và được tạo lập bởi các thông điệp dữ liệu. Để hiển thị các nội dung của hợp đồng điện tử cần có các thiết bị điện và điện tử như máy tính, điện thoại di động, hệ thống mạng, hệ thống điện ổn định và nguồn nhân lực am hiểu về thương mại, về pháp lý, công nghệ thông tin. Hợp đồng điện tử có hình thức khác với hợp đồng truyền thống trên giấy, hợp đồng điện tử là “ảo”, “phi giấy tờ”, không dễ dàng “cầm nắm” và sử dụng một cách dễ dàng. - Về hình thức thể hiện: Hợp đồng điện tử do các phương tiện điện tử tạo ra, truyền gửi và lưu trữ. Hợp đồng điện tử được giao kết thông qua các phương tiện điện tử hiện đại như: Công nghệ điện tử, công nghệ số, từ tính, quang học, mạng viễn thông không dây, mạng Internet, Việc sử dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông giúp việc giao kết hợp đồng trở nên thuận tiện, chính xác và nhanh hơn so với việc ký kết hợp đồng truyền thống. Đặc biệt, có những hợp đồng điện tử được ký kết hoàn toàn tự động giữa một bên là khách hàng và một bên là doanh nghiệp được đại diện bởi website bán hàng tự động như trong các mô hình thương mại điện tử bán lẻ B2C. - Về phạm vi ký kết: Hợp đồng điện tử được ký kết thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, điển hình là mạng Internet. Chính các công nghệ này mở rộng phạm vi ký kết hợp đồng điện tử ra khắp thế giới. Đặc biệt là việc sử dụng mạng Internet trong quá trình ký 7
  12. kết hợp đồng đã giúp các bên có thể ký kết hợp đồng điện tử với mọi đối tác từ mọi nơi trên thế giới mà không bị rào cản và hạn chế về về biên giới quốc gia. - Về tính hiện đại: Việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử phụ thuộc vào tính hiện đại của công nghệ, của kỹ thuật tin học. Bên cạnh sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí do sử dụng phương tiện điện tử và mạng viễn thông để ký kết hợp đồng điện tử, việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử cũng gặp phải một số khó khăn do chính những yếu tố này tạo ra. Đó là sự trục trặc về mặt kỹ thuật có thể dẫn đến rủi ro; sự tấn công của hacker có thể tạo ra sự mất an toàn trong công tác bảo mật thông tin của thương vụ, - Về luật điều chỉnh: Với tính đặc thù về mặt kỹ thuật công nghệ thì hợp đồng điện tử bị tác động điều chỉnh của các văn bản pháp luật về hợp đồng, mặt khác, việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử còn cần phải tuân theo một quy trình và thủ tục đặc biệt nhằm phòng tránh rủi ro do chính yếu tố kỹ thuật đem lại. Vì vậy, bên cạnh pháp luật về hợp đồng, hợp đồng điện tử còn chịu sự điều chỉnh của một số văn bản pháp luật riêng. Một số nước đã ban hành Luật Giao dịch điện tử như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam, Để điều chỉnh việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Một số nước khác ban hành chữ ký điện tử (Hàn Quốc), Luật Chữ ký số (Malaysia), 1.3. Phân loại hợp đồng điện tử Hợp đồng điện tử có thể được phân loại dựa trên tính thương mại hay, mức độ đơn giản đến phức tạp, chủ thể tham gia là doanh nghiệp hay cá nhân. Có thể căn cứ vào hai phương tiện điện tử được sử dụng phổ biến trong ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử là web và email để phân hợp đồng điện tử. Hợp đồng điện tử được ký kết qua web có thể tiếp tục chia thành các loại hợp đồng điện tử như: hợp đồng truyền thống được một bên đưa lên web, hợp đồng điện tử được hình thành qua giao dịch tự động trên web, cụ thể như sau: * Hợp đồng điện tử đƣợc ký kết và thực hành qua web - Hợp đồng truyền thống được đưa lên web: Một số hợp đồng truyền thống đã được sử dụng thường xuyên và chuẩn hóa về nội dung, do một bên soạn thảo và được đưa lên website để các bên tham gia ký kết. Hợp đồng điện tử loại này thường được sử dụng trong một số lĩnh vực như dịch vụ viễn thông, internet, điện thoại, du lịch, vận tải, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, Các hợp đồng được đưa toàn bộ nội dung lên web và phía dưới thường có nút “Đồng ý” hoặc “Không đồng ý” để các bên tham gia lựa chọn và xác nhận sự đồng ý với các điều khoản của 8
  13. hợp đồng. Để ký kết hợp đồng này, người mua thường có hai lựa chọn phổ biến: + Lựa chọn thứ nhất: Thông qua các thao tác kích chuột để chuyển đổi trang web chứa các nội dung hợp đồng và thể hiện sự đồng ý với nội dung đó, thường là kích vào nút “Xem tiếp” hoặc “Next”. Loại hợp đồng này được gọi là “Hợp đồng điện tử hình thành qua quá trình duyệt web” (browse-wrap contracts). + Lựa chọn thứ hai: Người tham gia ký kết hợp đồng kích chuột vào nút “Đồng ý” (Accept) thường đặt phía dưới các điều khoản hợp đồng, để thể hiện sự đồng ý tham gia ký kết hợp đồng điện tử. Loại hợp đồng này thường được gọi là “Hợp đồng điện tử được hình thành qua kích chuột” (click-wrap contracts). - Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động trên web: Đây là hợp đồng điển tử được sử dụng phổ biến trên các website thương mại điện tử bán lẻ (B2C) như amazon.com, Dell.com, Ford.com, chodientu.vn, thegioididong.com.vn, Đối với loại hợp đồng điện tử này, người mua tiến hành các bước đặt hàng tuần tự trên website của người bán theo quy trình đã được tự động hóa. Quy trình này thông thường gồm các bước từ tìm kiếm sản phẩm, lựa chọn, đặt hàng, tính giá, chọn hình thức giao hàng, thanh toán, xác nhận hợp đồng, Đặc điểm nổi bật của loại hợp đồng này là là nội dung hợp đồng không được soạn sẵn mà được hình thành trong giao dịch tự động. Máy tính tự động tổng hợp nội dung hợp đồng điện tử trong quá trình giao dịch dựa trên các thông tin do người mua nhập vào. Một số giao dịch điện tử kết thúc bằng hợp đồng, một số khác kết thúc bằng đơn đặt hàng điện tử. Kết thúc quá trình giao dịch, hợp đồng điện tử được tổng hợp và hiển thị để người mua xác nhận sự đồng ý của mình đối với các nội dung của hợp đồng. Sau đó, người bán sẽ được thông báo về hợp đồng và gửi xác nhận đến người mua qua nhiều hình thức, có thể bằng email hoặc các phương thức khác như điện thoại, fax, * Hợp đồng điện tử hình thành qua thƣ điện tử Đây là loại hợp đồng điện tử được sử dụng phổ biến trong các giao dịch điện tử giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), đặc biệt là trong các giao dịch thương mại điện tử quốc tế. Với loại hợp đồng điện tử này, các bên sử dụng thư điện tử để tiến hành các giao dịch, các bước phổ biến thường bao gồm: chào hàng, hỏi hàng, đàm phán về các điều khoản của hợp đồng như quy cách phẩm chất, giá cả, số lượng, điều kiện, cơ sở giao hàng, Quy trình giao dịch, đàm phán, ký kết và hợp đồng được thực hiện giống như quy trình giao dịch hợp đồng truyền thống. 9
  14. Điểm khác biệt là phương tiện sử dụng để thực hiện giao kết hợp đồng là máy tính, mạng Internet và email. Hợp đồng điện tử được ký kết qua email có ưu điểm nổi bật là truyền tải được nhiều chi tiết, nhiều thông tin, tốc độ giao dịch nhanh, chi phí thấp, phạm vi giao dịch rộng. Tuy nhiên, loại hợp đồng này có một nhược điểm là tính bảo mật cho các giao dịch và khả năng ràng buộc trách nhiệm của các bên còn thấp. Hợp đồng này thường được thiết lập qua nhiều email trong quá trình giao dịch. Các bên thường tập hợp thành một hợp đồng hoàn chỉnh sau quá trình giao dịch để thống nhất lại các nội dung và cũng để thuận tiện trong xử lý chứng từ điện tử cũng như quá trình thực hiện hợp đồng điện tử sau này. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, chữ ký số từng bước được sử dụng trong việc ký kết và thực hiện những hợp đồng điện tử có giá trị lớn, đòi hỏi sự an toàn và bảo mật trong quá trình ký kết và thực hiện. Hợp đồng điện tử được ký kết và thực hiện qua web và qua email đều có thể sử dụng chữ ký số. Điển hình của các hợp đồng điện tử được ký kết qua web có sử dụng chữ ký số là các hợp đồng điện tử trên các sàn giao dịch điện tử như alibaba.com, asite.com, covisint.com, bolero.net, Các hợp đồng điện tử được ký kết và thực hiện qua thư điện tử cũng có thể sử dụng chữ ký số để ký và các thư điện tử trong quá trình giao dịch. Đặc điểm nổi bật của việc sử dụng hợp đồng điện tử có chữ ký số là các bên phải có chữ ký số để ký vào các thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch. Chính vì có sử dụng chữ ký số nên các hợp đồng điện tử này có độ bảo mật và ràng buộc trách nhiệm các bên cao hơn. Tuy nhiên, để có thể sử dụng chữ ký số, các chủ thể ký kết hợp đồng cần phải có sự hiểu biết về việc tạo lập chữ ký số. Ngoài ra khi sử dụng chữ ký số cũng cần có sự tham gia của các cơ quan chứng thực chữ ký số mà trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay, dịch vụ này còn trong giai đoạn bắt đầu triển khai. * Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số Đây là hình thức hợp đồng điện tử được sử dụng trên các sàn giao dịch điện tử tiên tiến như Alibaba.com, Asite.com, Covisint.com, Bolero.net Đặc điểm nổi bật là các bên phải có chữ ký số để ký vào các thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch. Chính vì có sử dụng chữ ký số nên loại hợp đồng điện tử này có độ bảo mật và ràng buộc trách nhiệm các bên cao hơn các hình thức trên. Tuy nhiên, để có thể sử dụng chữ ký số, cần có sự tham gia của các cơ quan chứng thực chữ ký số mà trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay, dịch vụ này còn trong giai đoạn bắt đầu triển khai. 10
  15. Quy trình cơ bản để ký kết hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số bằng công nghệ khóa công khai PKI (Public Key Infrastructure) thường gồm sáu bước cơ bản: Bước 1. Một bên (người gửi) soạn thảo hợp đồng, sau đó rút gọn hợp đồng bằng phần mềm. Quy trình này thường được gọi là quy trình rút gọn hợp đồng (Hash-Function). Bước 2. Bên đó tiến hành tạo chữ ký số từ bản rút gọn của hợp đồng bằng cách sử dụng khóa bí mật của mình. Hai bước này thường được gọi là quá trình ký số. Bước 3. Để đảm bảo bí mật nội dung hợp đồng và chữ ký số, bên này tiến hành mã hóa cả hợp đồng và chữ ký số vừa tạo bằng khóa công khai của bên kia. Sau đó gửi hợp đồng và chữ ký số đã được mã hóa qua Internet đến bên kia (người nhận). Bước này được gọi là “gói phong bì số”. Bước 4. Người nhận tiến hành “mở phong bì số” bằng cách sử dụng khóa bí mật của mình để giải mã thông điệp nhận được. Bước này đảm bảo chỉ duy nhất người nhận có thể nhận được thông điệp và chữ ký số của người gửi. Khi đó người nhận sẽ có trong tay hợp đồng và chữ ký số của người gửi. Tiếp theo người nhận tiến hành xác thực tính toàn vẹn nội dung của hợp đồng và chữ ký số. Bước 5. Người nhận tiến hành rút gọn hợp đồng và nhận được bản rút gọn thứ nhất; tiếp đó người nhận tiến hành giải mã chữ ký số bằng khóa công khai của người gửi và nhận được bản rút gọn thứ hai. Bước 6. Người nhận tiến hành so sánh hai bản rút gọn này, nếu giống nhau chứng tỏ sự toàn vẹn của hợp đồng và chữ ký số đúng là của người gửi. Nếu có sự khác biệt chứng tỏ đã có sự thay đổi nội dung hợp đồng hoặc chữ ký số. Về cơ bản quy trình ký kết hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số tương tự như quy trình giao dịch thương mại điện tử B2C hoặc B2B, điểm khác biệt là trong mỗi bước giao dịch, các bên sử dụng chữ ký số để bảo mật nội dung và xác thực người gửi hợp đồng. 1.4. Cấu trúc của hợp đồng điện tử Cấu trúc của một hợp đồng điện tử cũng làm nên đặc điểm của hợp đồng điển tử. Cấu trúc hợp đồng điện tử thường phức tạp hơn hợp đồng truyền thống. Ngoài những nội dung chính của hợp đồng truyền thống được thể hiện dưới dạng điện tử, hợp đồng điện tử thông thường gồm thêm các thành phần sau: 11
  16. - Quy định về điều kiện mua hàng trên website Thương mại điện tử. - Điều kiện hình thành hợp đồng điện tử. - Điều kiện về nghĩa vụ thanh toán, giao hàng. - Đối với hợp đồng điện tử B2B, bên cạnh các nội dung trên còn có chữ ký số được sử dụng để ký kết hợp đồng và các quy định về ký và xác thực chữ ký của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Bốn loại hợp đồng điện tử nêu trên bước đầu cho thấy những đặc điểm riêng có của hợp đồng điện tử. Và những điểm riêng có này cũng chi phối việc ký kết hợp đồng điện tử trong thực tế. 1.5. Lợi ích của hợp đồng điện tử Sử dụng hợp đồng điện tử đem lại cho doanh nghiệp bốn lợi ích cơ bản. Thứ nhất, hợp đồng điện tử giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng. Thứ hai, sử dụng hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp giảm chi phí bán hàng. Thứ ba, sử dụng hợp đồng điện tử giúp quá trình giao dịch, mua bán nhanh và chính xác hơn. Thứ tư, sử dụng hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. Hợp đồng điện tử không chỉ đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất mà còn đem lại nhiều lợi ích cho các công ty thương mại. Điển hình là Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Li-Fung tại Hồng Kông đã sử dụng hợp đồng điện tử rất thành công. Công ty này hoạt động với tư cách là trung gian giới thiệu các sản phẩm của Trung Quốc và Hồng Kông sang thị trường Mỹ và châu Âu. Li-Fung đã từng bước xây dựng được hệ thống mạng giao dịch điện tử kết nối các nhà sản xuất tại Trung Quốc, Hồng Kông với các khách hàng tại Mỹ, châu Âu để kiểm tra hàng hóa, nguyên liệu rồi tiến tới ký kết hợp đồng. Trên cơ sở hệ thống giao dịch điện tử này, Li-Fung có thể ký hợp đồng cung cấp hàng hóa cho các khách hàng Mỹ, châu Âu và qua đó cũng tiến hành ký kết hợp đồng với các nhà sản xuất tại Trung Quốc, Hồng Kông và hợp đồng mua nguyên liệu với các nhà cung cấp Nhật Bản, Hàn Quốc. Hàng hóa được giao trực tiếp từ nhà máy của các nhà sản xuất sang các khách hàng tại Mỹ và châu Âu. Thông qua hệ thống giao dịch điện tử, Li-Fung đã giảm chi phí và thời gian lưu trữ hàng, nguyên liệu, thời gian từ khi đặt hàng đến lúc giao hàng từ 6 tuần xuống còn 16 ngày, điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh của Li-Fung so với đối thủ cạnh tranh khác. 1.6. Cơ sở pháp lý của hợp đồng điện tử Cơ sở pháp lý của hợp đồng điện tử đã từng bước được khẳng định với việc ra đời của Luật mẫu về Thương mại điện tử do Ủy ban pháp luật 12
  17. thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL) ban hành năm1996. Luật mẫu về chữ ký điện tử được UNCITRAL ban hành năm 2001 và công ước năm 2005 của Liên hiệp quốc về hợp đồng điện tử quốc tế. Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL năm 1996 đã khẳng định giá trị pháp lý của giao dịch điện tử, khẳng định thông điệp dữ liệu đáp ứng các yêu cầu đối với hình thức của văn bản và khẳng định giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. Luật mẫu này đã khẳng định giá trị pháp lý của các yếu tố cần thiết, liên quan đến hợp đồng điện tử tại điều 11: “Khi một thông điệp dữ liệu được sử dụng trong việc hình thành hợp đồng, giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành của hợp đồng đó không thể bị phủ nhận chỉ với lý do duy nhất là một thông điệp dữ liệu đã được dùng vào mục đích đó”. Để ký kết các hợp đồng điện tử, một điều kiện cơ bản là phải sử dụng chữ ký điện tử. Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL năm 2001 tiếp tục công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được tạo ra theo quy định có giá trị pháp lý như chữ ký trong văn bản truyền thống. Để tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử, đặc biệt là hợp đồng điện tử quốc tế. Liên hiệp quốc đã ban hành Công ước về việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử quốc tế vào ngày 23/11/2005. Công ước này đã điều chỉnh không chỉ hợp đồng điện tử mà cả quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Trên cơ sở các luật mẫu và công ước trên, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã từng bước xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh cụ thể về hợp đồng điện tử. Tại Việt Nam, Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành vào ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ 1/3/2006, Luật này đã thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, quy định cụ thể các nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử và quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng điện tử. Điều 36, Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 đã khẳng định trong giao kết hợp đồng điện tử, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết có thể thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu. Tiếp đó, chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP để cụ thể hóa các vấn đề liên quan đến chữ ký điện tử dùng trong ký kết hợp đồng điện tử. Để hướng dẫn cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử thông qua website thương mại điện tử. Thông tư số 09/2008/TT- BCT đã được ban hành ngày 21/7/2008 quy định chi tiết về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử. Hiện nay, cơ sở pháp lý của hợp đồng điện tử đã liên tục được xây dựng và hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả và đảm bảo tính pháp lý chặt chẻ hơn. 13
  18. 2. Ký kết hợp đồng điện tử 2.1. Ký kết hợp đồng điện tử B2B B2B là chữ viết tắt của Business-To-Business để chỉ mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Giao dịch B2B thường diễn ra tại các sàn giao dịch điện tử B2B (B2B emarketplace), trao đổi giao dịch qua thư điện tử hoặc mạng truyền tải dữ liệu điện tử (EDI). Theo website nghiên cứu thị trường - eMarketer (2003) và Công tư dữ liệu quốc tế - International Data Corporation (2004), tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử B2B đạt 1.400 tỷ USD trong năm 2003 và 2.400 tỷ USD trong năm 2004. Cũng theo tính toán của hai công ty này, tổng giá trị thương mại điện tử B2B toàn cầu năm 2008 đạt khoảng 10.000 tỷ USD. Tỷ lệ phần trăm giao dịch B2B dựa trên Internet trong tổng giá trị giao dịch thương mại B2B không qua Internet tăng từ 0,2% năm 1997 lên 2,1% năm 2000 và khoảng 10% năm 2005. Tỷ trọng các giao dịch thương mại điện tử B2B chiếm trung bình khoảng 85% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử. Thương mại điện tử B2B đã trải qua 5 giai đoạn phát triển tính từ năm 1995 đến nay, bao gồm: - Giai đoạn 1 (1995-1997): Hiện diện trên web, quảng bá và xúc tiến; - Giai đoạn 2 (1997-2000): Đặt hàng trực tuyến B2B; - Giai đoạn 3 (2000-2001): Sàn giao dịch điện tử B2B, B2G; - Giai đoạn 4 (2001-2002): Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP); - Giai đoạn 5 (2002 - nay): Bán hàng tự động, dịch vụ trực tuyến, tích hợp hệ thống thông tin trong và ngoài doanh nghiệp, liên kết và phối hợp với đối tác thông qua hệ thống SCM và CRM. Thương mại điện tử B2B đang bước vào giai đoạn thứ năm, trong giai đoạn này các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các hệ thống thông tin tích hợp giữa nhà cung cấp và người mua, cải thiện dây chuyền cung ứng, nâng cao hiệu quả sản xuất bên trong và phân phối bên ngoài doanh nghiệp, xây dựng các hệ thống bán hàng và dịch vụ khách hàng thông minh, trực tuyến. Thương mại điện tử B2B cũng được chia thành bốn loại hình cơ bản dựa trên quy trình giao dịch, đối tượng xây dựng cơ sở hạ tầng cho giao dịch điện tử và số lượng các bên tham gia sàn giao dịch điện tử . Các sàn giao dịch này bao gồm: 14
  19. - Sàn của ngƣời bán: do người bán bán thành lập cho nhiều người mua. - Sàn của ngƣời mua: do người mua thành lập cho nhiều người bán. - Sàn của trung gian: cho nhiều người bán và nhiều người mua. - Cổng thƣơng mại điện tử tích hợp: do nhiều bên phối hợp nhằm chia sẻ thông tin và giao dịch giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý, các tổ chức. Có nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử điển hình cho tất cả các mô hình trên như: Cisco - Sàn giao dịch của người bán; General Electric, Boeing, Marshall – Sàn giao dịch của người mua; Alibaba – Sàn giao dịch của trung gian hay Belero.net – Cổng thương mại điện tử. Cisco được coi là một trong những công ty đầu tiên đã xây dựng thành công sàn giao dịch điện tử B2B trên thế giới. * Ký kết hợp đồng trên sàn giao dịch thƣơng mại điện tử của Cisco Systems Cisco Systems (www.cisco.com) là nhà sản xuất bộ định tuyến (router), bộ chuyển mạch (switch), đây là nhà cung cấp dịch vụ liên kết mạng hàng đầu thế giới. Cisco đã không ngừng mở rộng trong vài năm gần đây và đã phát triển thành sàn giao dịch thương mại điện tử chuyên cung cấp dịch vụ bán hàng trực tiếp cho các khách hàng là doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới. Từ năm năm 1994, Cisco đưa toàn bộ hệ thống kinh doanh của mình lên mạng và đặt tên là Kết nối Cisco trực tuyến (Cisco Connection Online - CCO). Đến năm 2001, website này đã đón nhận khoảng 1.3 triệu lượt khách hàng và các đối tác trung gian truy cập để nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật, đặt hàng và kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng, hoặc download phần mềm. Dịch vụ này thu hút khoảng 85% các yêu cầu dịch vụ của khách hàng và 95% phần mềm cập nhật được thực hiện trực tuyến. Dịch vụ trên website B2B của Cisco được cung cấp bằng 14 thứ tiếng. Mô hình của Ciso được coi là một mô hình B2B thành công điển hình đầu tiên trên thế giới. Ký kết hợp đồng điện tử B2B: Cisco xây dựng tất cả các sản phẩm của mình theo đơn đặt hàng của các khách hàng doanh nghiệp, vì thế có rất ít sản phẩm làm sẵn. Trước khi có hệ thống kinh doanh trực tuyến CCO, đặt hàng và quản lý các đơn đặt hàng là một công việc tốn thời gian, phức tạp và hay xảy ra lỗi, vì nó được tiến hành bằng fax hay thư truyền thống. Cisco bắt đầu ứng dụng các công cụ thương mại điện tử dựa trên nền tảng Web vào tháng 7 năm 1995, và trong vòng 1 năm, 15
  20. trung tâm sản phẩm Internet đã có thể cho phép khách hàng mua bất kỳ sản phẩm nào của Cisco trên Web. Ngày nay, một kỹ sư của khách hàng có thể ngồi tại một chiếc máy vi tính, thiết kế một sản phẩm và có thể phát hiện ngay lập tức nếu có bất kỳ một sai sót gì trong cấu hình đó thông qua hệ thống hỗ trợ thiết kế tự động của Cisco. Bằng việc cung cấp giá cả và các công cụ cho phép khách hàng tự cấu hình sản phẩm theo nhu cầu của mình, hầu hết các đơn hàng (khoảng 98% ) đều được đặt thông qua CCO, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả Cisco và khách hàng. Năm 1996, trong vòng 5 tháng đầu hoạt động đặt hàng điện tử, Cisco đã ghi nhận doanh thu bán hàng trực tuyến trên 100 triệu USD. Con số này tăng lên 4 tỷ năm 1998 và hơn 8 tỷ năm 2002. * Giao dịch trên cổng thƣơng mại điện tử Bolero.net Mô hình sàn giao dịch điện tử quốc tế B2B được thành lập đầu tiên trên thế giới là Bolero.net, với mục đích triển khai vận đơn điện tử và tất cả các chứng từ điện tử trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là sử dụng chữ ký số trong tất cả các giao dịch. Tại mỗi bước giao dịch, các bên đều sử dụng chữ ký số để mã hóa và bảo mật thông điệp dữ liệu trước khi truyền gửi. Chữ ký số cũng có thể được sử dụng tại các sàn giao dịch điện tử, tại đó các bên có thể sử dụng chữ ký số để ký, gửi, nhận, xác thực các bên và nội dung các chứng từ điện tử . Toàn bộ quy trình giao nhận điện tử thông qua Bolero.net trong đó bao gồm cả quy trình phát hành vận đơn điện tử, chuyển quyền sở hữu từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu, đến việc xuất trình cho đại lý người chuyên chở tại nước nhập khẩu để nhận hàng được minh hoạ qua 14 bước cụ thể như sau : Bước 1: Người nhập khẩu đăng nhập vào Bolero.net và đặt hàng thông qua hệ thống xử lý thông điệp Trung tâm (BCMP - Bolero Core Messaging Platform); Bước 2: Người xuất khẩu đăng nhập vào Bolero.net và nhận đơn đặt hàng của người nhập khẩu; Bước 3: Người nhập khẩu gửi cho người xuất khẩu một thông điệp yêu cầu các chứng từ cần xuất trình sau khi giao hàng để được thanh toán; Bước 4a : Người xuất khẩu gửi chấp nhận cho người nhập khẩu; Bước 4b : Người nhập khẩu gửi tiếp thông điệp đến ngân hàng yêu cầu mở L/C; 16
  21. Bước 5: Ngân hàng mở L/C thông báo cho người xuất khẩu thông qua Bolero.net và Người xuất khẩu thực hiện giao hàng như trong truyền thống; Bước 6: Người xuất khẩu gửi các yêu cầu lấy các chứng từ cần thiết đến các cơ quan như Chứng nhận kiểm dịch, Chứng nhận xuất xứ, Chứng nhận chất lượng, Vận đơn đường biển, Bảo hiểm đơn ; Bước 7: Các chứng từ điện tử được chuyển đến cho người xuất khẩu thông qua Bolero.net; Bước 8: Người xuất khẩu gửi bộ chứng từ điện tử cho Trung tâm xử lý thanh toán (SURF - Settlement Utility for managing Risk and Finance) thuộc Bolero.net để tổ chức kiểm tra và tiến hành thanh toán; Bước 9: SURF kiểm tra các chứng từ với L/C và thông báo cho người xuất khẩu và ngân hàng của người nhập khẩu; Bước 10: Người nhập khẩu thanh toán cho Ngân hàng nhập khẩu, bộ chứng từ được chuyển cho người nhập khẩu; Bước 11: Ngân hàng nhập khẩu thanh toán cho ngân hàng của người xuất khẩu; Bước 12: Khi hàng đến cảng, đại lý của người chuyên chở thông báo hàng đã đến cảng cho người nhập khẩu; Bước 13: Người nhập khẩu xuất trình vận đơn điện tử để đổi lấy lệnh giao hàng; Bước 14: Người nhập khẩu dùng lệnh giao hàng để nhận hàng từ người vận tải. Mặc dù phương thức giao dịch điện tử trên, đặc biệt là việc ký kết hợp đồng và sử dụng các chứng từ điện tử, đã được phát triển qua hơn 20 năm nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu giao dịch điện tử. Nguyên nhân là do trong thương mại quốc tế có rất nhiều bên tham gia vào quá trình giao dịch, vận tải, giao nhận, thanh toán, bảo hiểm Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin như hiện nay, khi các tổ chức này có đủ điều kiện về công nghệ và có một môi trường pháp lý đầy đủ đối với hợp đồng và các chứng từ điện tử; cùng tham gia một hệ thống các sàn giao dịch điện tử B2B tiêu chuẩn như Bolero hoặc tương tự thì việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử sẽ thực sự được áp dụng rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. 17
  22. 2.2. Ký kết hợp đồng điện tử B2C Thương mại điện tử B2C hay Business-To-Consumer là mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân, điển hình là việc doanh nghiệp thông qua website bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Mô hình thành công nhất đến nay và cũng là một trong các mô hình thương mại điện tử đầu tiên về bán lẻ trực tuyến là Amazon.com. Khởi đầu bằng mô hình cửa hàng bán sách trực tuyến, đến nay đã phát triển thành cửa hàng trực tuyến lớn nhất thế giới. Amazon.com có tên đầy đủ là Amazon.com Inc., được thành lập năm 1994, có trụ sở tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Doanh số bán hàng của Amazon.com năm 2007 là 14,84 tỷ USD, lợi nhuận ròng là 476 triệu USD với tổng số nhân viên 17.000 người. Mô hình ký kết hợp đồng B2C trên Amazon.com đã trở thành mô hình chuẩn để các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến tham khảo khi xây dựng quy trình bán lẻ của mình. Quy trình được thực hiện giữa một bên là khách hàng thực và một bên là hệ thống bán hàng tự động của Amazon.com thông qua Internet. Quy trình ký kết hợp đồng điện tử B2C trên Amazon.com gồm 10 bước, cụ thể như sau: Bƣớc 1. Tìm kiếm sản phẩm trên website của Amazon.com. Công cụ tìm kiếm (Search Engine) gồm nhiều chức năng tìm kiếm tinh tế để khách hàng có thể dễ dàng tìm được sản phẩm một cách nhanh chóng; Bƣớc 2. Cho phép khách hàng xem chi tiết sản phẩm. Tại bước này, khách hàng có thể xem các thông tin về nhà sản xuất, tác giả, thông tin chung về sản phẩm, đặc biệt là xem các bình chọn, đánh giá của khách hàng đã mua sản phẩm. Bƣớc 3. Thêm sản phẩm vào giỏ mua hàng (Add to Shopping Cart): Tại bước này, website tương tác của Amazon.com tự động gợi ý một số sản phẩm, đưa ra quảng cáo, khuyến mại liên quan đến sản phẩm đang mua sắm; Bƣớc 4. Nhập thông tin người mua hàng (buyer login): Tại bước này, website cho phép khách hàng tự đăng nhập hoặc đăng ký thông tin về mình để thuận tiện cho các giao dịch sau này; Bƣớc 5. Nhập vào địa chỉ nhận hàng (shipping address); Bƣớc 6. Chọn phương thức giao hàng: Tại bước này, khách hàng có thể lựa chọn các dịch vụ giao hàng với thời hạn khác nhau, khách hàng cũng có thể đăng ký các yêu cầu riêng về giao hàng với Amazon.com; 19
  23. Bƣớc 7. Chọn phương thức thanh toán: Khách hàng có thể lựa chọn nhiều hình thức thanh toán khác nhau, bao gồm thanh toán bằng thẻ tín dụng, bằng lệnh chuyển tiền, giao hàng trả tiền; Bƣớc 8. Nhập vào địa chỉ người thanh toán; Bƣớc 9. Kiểm tra toàn bộ đơn hàng: Tại bước cuối cùng, khách hàng kiểm tra lại toàn bộ nội dung đơn hàng do hệ thống bán hàng của người bán tự tổng hợp và sau đó có thể xác nhận đơn hàng; Bƣớc 10. Hệ thống bán hàng gửi email xác nhận đơn đặt hàng đến địa chỉ email của người mua. Nội dung hợp đồng điện tử B2C này thường gồm các nội dung cơ bản như: Tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng giá trị, phương thức thanh toán, địa chỉ thanh toán, địa chỉ giao hàng, phương thức giao hàng và một số nội dung khác như dịch vụ kèm theo, bảo hiểm ; Về cơ bản, hợp đồng điện tử B2C được hình thành giữa một bên là khách hàng cá nhân và một bên là hệ thống thông tin tự động của doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng điện tử có thể được hình thành một phần bằng giao dịch điện tử như trên và một phần bằng giao dịch truyền thống. Trong mười bước giao dịch trên đây, khách hàng có thể thực hiện các bước từ 1 đến 6 thông qua hệ thống giao dịch điện tử tự động trên website sau đó việc thanh toán có thể thực hiện bằng chuyển khoản, việc xác nhận hợp đồng có thể thực hiện qua fax, điện thoại hoặc email. 2.3. Ký kết hợp đồng điện tử C2C Mô hình giao dịch điện tử giữa cá nhân với nhau thường gọi là C2C hay Consumer-To-Consumer cho phép các cá nhân có thể tự chào bán các sản phẩm, thông qua quá trình đấu giá trực tuyến để lựa chọn người trả giá cao nhất. Website thành công điển hình của mô hình này là Ebay.com, khác với các cửa hàng bán lẻ hay siêu thị điện tử, Ebay là một website cho phép người mua và người bán gặp nhau để tiến hành các giao dịch đấu giá trực tuyến. Ebay.com cũng khác với Alibaba.com ở chỗ đối tượng tham gia Ebay chủ yếu các các cá nhân trong khi Alibaba.com thu hút đối tượng tham gia là các doanh nghiệp. Quy trình khách hàng giao dịch và ký kết hợp đồng điện tử trên website của Ebay.com gồm các bước cơ bản như sau: Bƣớc 1. Đăng ký thành viên; Bƣớc 2. Tìm kiếm sản phẩm; 20
  24. Bƣớc 3. Lựa chọn cách thức mua hàng: Đấu giá, đặt hàng qua Ebay hoặc mua hàng trực tiếp từ Ebay; Bƣớc 4. Lựa chọn phương thức thanh toán; Bƣớc 5. Sử dụng My Ebay; Bƣớc 6. Liên hệ với các thành viên. Ebay.com vẫn được coi là mô hình đấu giá trực tuyến C2C thành công nhất hiện nay. Tên đầy đủ là eBay Inc., công ty này được thành lập năm 1995, có trụ sở tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Mô hình ban đầu là sàn đấu giá trực tuyến, sau này được mở rộng sang thanh toán điện tử - PayPal; thông tin trực tuyến - Skype; cửa hàng trực tuyến - Shopping.com; thuê xe trực tuyến - Rent.com; Quảng cáo trực tuyến - Kijiji.com; Bán vé điện tử - Stubhub.com; Mạng xã hội - StumbleUpon.com. Doanh thu của eBay năm 2007 đạt 7,67 tỷ USD. Tổng số nhân viên là 11.600 người. Trên eBay, mọi người tham gia có thể đấu giá hầu như mọi thứ, eBay thu một khoản phí đăng tin đấu giá và trị giá giao dịch (1,25% đến 7,25% trị giá giao dịch). Quy trình đấu giá được bắt đầu khi người bán điền vào form thông tin về hàng hóa. Người bán cũng phải đặt mức giá tối thiểu và thời gian hiệu lực của chào bán. Trong thời gian này, người mua có thể trả giá tùy ý. Phiên đấu giá kết thúc khi hết thời gian do người bán quy định. Sau đó, người bán và người mua có thể thương lượng hình thức thanh toán, giao hàng, các điều khoản bảo hành, dịch vụ khác. Trên sàn giao dịch này, eBay đóng vai trò trung gian qua đó người mua và người bán có thể yên tâm hơn khi giao dịch. 3. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử 3.1. Thực hiện hợp đồng điện tử B2B Việc thực hiện hợp đồng điện tử B2B được triển khai theo hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất, các bên tiến hành thanh toán, giao hàng và cung cấp dịch vụ như truyền thống với sự kết hợp của một số ứng dụng công nghệ thông tin như email, website để trao đổi thông tin và cung cấp dịch vụ. Cấp độ thứ hai, các bên sử dụng những sàn giao dịch điện tử làm trung tâm để qua đó tiến hành các giao dịch, thanh toán, phân phối, đặc biệt là xử lý chứng từ điện tử. Tại cấp độ này, các sàn giao dịch điện tử cho phép các đối tác tham gia như người mua, người bán, người chuyên chở, các ngân hàng có thể tham gia và tiến hành các giao dịch điện tử. Một số công ty tự xây dựng các hệ thống thương mại điện tử và thiết lập các mô hình thực hiện hợp đồng điện tử phù hợp với ngành hàng kinh doanh của mình như Dell trong ngành máy tính, VW và General 21
  25. Motor trong ngành ô tô, Boeing trong ngành sản xuất máy bay, Walmart trong mua sắm B2B để phục vụ hệ thống bán lẻ Hình 1.9 minh họa quy trình Dell tổ chức thực hiện các đơn đặt hàng về máy tính. Dell Computer là một trong số ít các công ty đầu tiên tổ chức ký kết hợp đồng điện tử B2B thành công. Dell cũng là công ty đầu tiên triển khai thực hiện hợp đồng điện tử thành công thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử để kết nối các nhà cung cấp, lắp ráp và phân phối sản phẩm máy tính trên khắp thế giới. Dell Computer Corp được Michael Dell thành lập năm 1985 là công ty đầu tiên cung cấp PC qua thư đặt hàng. Dell tự thiết kế các máy tính cá nhân và cho phép khách hàng tự cấu hình và lựa chọn hệ thống tùy ý thông qua mô hình Build-to-Order và chính mô hình này đã tạo nên thành công của Dell Computer. Năm 1993, Dell bắt đầu triển khai hệ thống đặt hàng trực tuyến (online-order-taking) và mở các chi nhánh tại châu Âu và châu Á. Dell bắt đầu chào bán các sản phẩm của mình qua website Dell.com. Chính hoạt động này tạo thế mạnh cho Dell trong cuộc cạnh tranh với các hãng máy tính lớn khác như IBM, HP và Compag. Đến năm 2000, Dell trở thành công ty cung cấp PC hàng đầu thế giới. Vào thời điểm đó doanh thu của Dell qua mạng đạt 50 triệu USD/ngày và ước tính khoảng 18 tỷ USD/năm. Hiện nay, doanh số kinh doanh qua mạng của Dell.com đạt khoảng 50 tỷ USD/năm. * Thực hiện hợp đồng điện tử tại Dell Computer Dell cung cấp cho hơn 100.000 khách hàng doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đặc biệt với tên gọi là Premier Dell service. Khách hàng điển hình là British Airways (BA) sử dụng Dell như đối tác chiến lược để cung cấp hệ thống thông tin. Dell cung cấp khoảng 25.000 máy tính xách tay và để bàn cho nhân viên của BA. Dell cũng cung cấp hai hệ thông mua sắm trực tuyến cho BA, qua đó cho phép BA theo dõi, mua và kiểm tra các đơn hàng qua website đã được Dell customize phù hợp với BA. Tại website của Dell, Britich Airway có thể lựa chọn và tự xây dựng cấu hình máy tính sao cho phù hợp với từng bộ phận kinh doanh của mình. Nhân viên của BA thông qua hệ thống Intranet được kết nối với hệ thống của Dell cũng được phép lựa chọn và đặt mua máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Để thực hiện các hợp đồng, các đơn đặt hàng điện tử hiệu quả, Dell đã phối hợp với các đối tác thông qua kết nối hệ thống thông tin của mình đến các nhà cung cấp thiết bị, linh kiện trên khắp thế giới. Đồng thời, để phân phối sản phẩm, Dell sử dụng dịch vụ của FedEx và UPS để nhận, lưu kho và vận chuyển linh kiện, thiết bị từ các nhà cung cấp khác 22
  26. nhau. Dell sử dụng lợi thế của công nghệ thông tin và web để chia sẻ thông tin giữa các đối tác nhằm giảm thiểu hàng hóa lưu kho và thời gian thực hiện các đơn đặt hàng. Các nỗ lực tích hợp hệ thống thông tin với các đối tác (B2Bi - Business to Business Integration) của Dell bắt đầu từ năm 2000, khi đó Dell sử dụng PowerEdge servers dựa trên kiến trúc của Intel và hệ thống giải pháp phần mềm webMethods B2B integration để kết nối các hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP-enterprise resource planning) của khách hàng, hệ thống mua hàng trực tuyến của Dell với các đối tác sản xuất và thương mại. Dell đã xây dựng được hệ thống thông tin với 15.000 nhà cung cấp trên thế giới. Bên cạnh phân phối sản phẩm, Dell cũng đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ khách hàng trực tuyến (e- Customer Service). Để triển khai tốt nhất hoạt động quản trị quan hệ khách hàng (CRM-customer relationship management), Dell cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến qua mạng 24.7 cũng như dịch vụ quay số trực tiếp cho các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật. Các dịch vụ hỗ trợ đa dạng từ xử lý sự cố, hướng dẫn sử dụng, nâng cấp, downloads, tin tức, công nghệ mới, FAQs, thông tin tình trạng thực hiện đơn hàng, “my account”, diễn đàn để trao đổi thông tin, công nghệ và kinh nghiệm, bản tin và các hoạt động tương tác giữa khách hàng và khách hàng khác. Sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu (data mining tools), Dell có thể phân tích và tìm hiểu được nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu và hành vi của khách hàng từ đó có kế hoạch và giải pháp phục vụ tốt hơn. Để có khả năng phối hợp tốt với các nhà cung cấp và phân phối, điều kiện tiên quyết là tăng cường hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp. Từ đó Dell đã có thể thực hiện các đơn đặt hàng với số lượng lớn trong thời gian ngắn nhất. Đặc biệt là để nâng cao khả năng sản xuất theo đơn hàng (Build-To-Order), nâng cao độ chính xác của dự đoán nhu cầu và hiệu quả trong dự trữ để sản xuất, giảm thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng (Order-To-Delivery) và nâng cao dịch vụ khách hàng Dell hợp tác với Accenture để xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung cấp (SCM- Supply Chain Management). Hiện nay hệ thống này được sử dụng tại tất cả các nhà máy của Dell trên khắp thế giới cho phép Dell có thể thích nghi với môi trường kinh doanh và công nghệ biến đổi nhanh đồng thời duy trì được hiệu quả hoạt động cao nhất. Dell cũng đã tự động hóa việc lập kế hoạch sản xuất, dự đoán nhu cầu, quản trị kho qua sử dụng công nghệ thông tin và mô hình e-supply chain. Dell đã trở thành một trong 5 công ty được tạp chí Fortune đánh giá cao từ năm 1999. Dell 23
  27. đã xây dựng hơn 100 website cho từng thị trường quốc gia khác nhau và duy trì lợi nhuận ở mức khoảng 3 tỷ USD/năm. 3.2. Thực hiện hợp đồng điện tử B2C Quy trình thực hiện các hợp đồng điện tử B2C được bắt đầu từ khi người bán nhận được đơn đặt hàng qua website thương mại điện tử, về cơ bản quá trình này gồm các bước như sau: Bước 1. Kiểm tra thanh toán: Tùy phương thức thanh toán giữa các bên mà quy trình xác trả và nhận thanh toán khác nhau. Trong giao dịch điện tử B2C, phương thức thanh toán phổ biến nhất là bằng thẻ tín dụng và được thực hiện qua website của người bán hàng trong quá trình đặt hàng. Bên cạnh đó có nhiều phương thức thanh toán khác như: giao hàng trả tiền, sử dụng tiền điện tử, chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của người bán Bước 2. Kiểm tra tình trạng hàng trong kho: Người bán kiểm tra hàng hoá có sẵn để phân phối hay không. Tuỳ từng trường hợp có thể hàng đã sẵn sàng để giao hoặc phải mua sắm nguyên liệu, tiến hành sản xuất, hoặc liên hệ với người cung cấp để bổ sung thêm hàng. Bước 3. Tổ chức vận tải: Sản phẩm có thể phân chia thành hai loại, hàng hóa số hoá và hàng hóa không số hoá được. Đối với hàng số hoá được, mặt hàng này thường luôn sẵn sàng do bản chất đặc thù của hàng số hóa, tuy nhiên việc giao ngay hay không giao ngay còn phụ thuộc một số yếu tố khác như: bản quyền, tốc độ đường truyền Đối với hàng hóa hữu hình, việc phân phối có thể do người bán tự tổ chức thực hiện hoặc thuê dịch vụ của các công ty chuyên về phân phối, giao nhận hàng hóa. Bước 4. Mua bảo hiểm: Trong một số trường hợp, hàng hoá cần được mua bảo hiểm. Thông tin để mua bảo hiểm cần được trao đổi với công ty bảo hiểm và khách hàng. Bước 5. Sản xuất hàng: Sau khi nhận được đơn đặt hàng, hàng hoá có thể được sản xuất, lắp ráp hoặc mua từ nhà sản xuất. Việc sản xuất có thể được tiến hành trong doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng thuê bên ngoài sản xuất. Bước 6. Dịch vụ: Bên cạnh việc tổ chức thu mua hay sản xuất, cần tổ chức cung cấp các dịch vụ kèm theo như hướng dẫn sử dụng, bảo hành, nâng cấp. Bước 7. Mua sắm và kho vận: Nếu người kinh doanh thương mại điện tử là người bán lẻ như trường hợp của www.amazon.com hay www.walmart.com, việc tổ chức mua lại hàng hoá từ những nhà sản xuất 24
  28. là cần thiết. Một số mô hình có thể được áp dụng, hoặc là hàng hoá được lưu trong kho của chính người kinh doanh, ví dụ như cách Amazon.com lưu kho những cuốn sách bán chạy nhất. Tuy nhiên, đối với những quyển sách chỉ có một số đơn hàng thì tất nhiên việc phân phối sẽ được thực hiện từ kho của trung gian hay nhà xuất bản. Bước 8. Liên hệ với khách hàng: Tập hợp thông tin khách hàng để sử dụng trong những lần giao dịch sau và chào bán các sản phẩm khách hàng yêu cầu. Bước 9. Xử lý hàng trả lại: Trong một số trường hợp, khách hàng muốn đổi hay trả lại hàng, người bán cần có hệ thống để nhận và xử lý hàng trả lại hiệu quả. Theo số liệu thống kê của Bayles năm 2001, ở Mỹ khoảng 30% các hàng hoá mua trên mạng có liên quan đến trả lại người bán. Cũng từ đây phát sinh một hoạt động hỗ trợ thực hiện các HĐĐT B2C gọi là “reverse logistics” hay giao nhận và vận tải hàng trả lại. 4. So sánh hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống Hợp đồng truyền thống là những hợp đồng được ký kết theo những phương thức truyền thống như các bên trực tiếp gặp gỡ, đàm phán và giao kết hợp đồng trực tiếp bằng lời nói, bằng văn bản, thậm chí bằng hành vi cụ thể hoặc giao kết hợp đồng thông qua trao đổi thư từ, tài liệu giao dịch bằng đường bưu điện. Còn hợp đồng điện tử là hợp đồng giao kết bằng phương tiện điện tử. * Sự giống nhau: Thương mại điện tử không làm thay đổi khái niệm thương mại truyền thống. Thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh mới, kinh doanh qua một cách thức mới trên cơ sở áp dụng các công nghệ hiện đại. Vì vậy hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống có nhiều điểm giống nhau cơ bản: - Chúng đều là hợp đồng, mà hợp đồng được hiểu “là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau” - điều 308 Bộ luật dân sự Việt Nam đã khẳng định. - Cả hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử khi giao kết và thực hiện chúng đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định và tuân thủ những quy định liên quan đến hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có. * Sự khác nhau: 25
  29. Bên cạnh những điểm giống nhau cơ bản nêu trên, hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống cũng có nhiều điểm khác nhau. Những điểm khác biệt đó là: - Về các chủ thể tham gia vào việc giao kết hợp đồng điện tử: Trong giao dịch điện tử, ngoài các chủ thể tham gia vào giao kết như đối với thương mại truyền thống (người bán, người mua, ) đã xuất hiện các bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Những bên thứ ba này có nhiệm vụ chuyển đi, lữu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng có thể đóng vai trò trong việc xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử. Với đặc thù được giao kết dưới dạng phi giấy tờ, việc giao kết hợp đồng điện tử sẽ gặp rủi ro nếu không có các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm duy trì hệ thống mạng (mạng nội bộ của doanh nghiệp cũng như mạng quốc gia) luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt với cơ chế 24/24 giờ. Hệ thống mạng trục trặc lập tức sẽ ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng điện tử. Cơ quan chứng thực chữ ký điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tạo ra được một cơ chế sao cho các hợp đồng điện tử không thể bị giả mạo và không thể bị phủ nhận khi tranh chấp phát sinh. Những người thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. - Về nội dung: hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt so với hợp đồng truyền thống: + Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thường (địa chỉ bưu điện) hợp đồng điện tử còn có địa chỉ email, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu, Những địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chu thể của việc giao kết hợp đồng điện tử. + Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử. Ví dụ như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng Internet. 26
  30. + Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số, để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng. + Việc thanh toán trong các hợp đồng điện tử cũng thường được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Vì vậy, trong hợp đồng điện tử thường có những quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử. Ví dụ: thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử, - Về quy trình giao kết hợp đồng điện tử: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống. Một hợp đồng truyền thống, đặc biệt là hợp đồng thương mại truyền thống, sẽ được giao kết bằng việc các bên gặp trực tiếp nhau hay trao đổi với nhau bằng các phương tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký bằng chữ ký tay. Còn một hợp đồng điện tử sẽ được giao kết bằng phương tiện tử và hợp đồng sẽ được “ký” bằng chữ ký điện tử. Hai phương thức giao kế hoàn toàn khác nhau sẽ làm phát sinh những điểm khác biệt lớn liên quan đến quy trình giao kết: việc xác định thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng điện tử sẽ trở nên khó khăn hơn so với hợp đồng truyền thống vì thời điểm “gửi” và “nhận” một thông điệp dữ liệu (chính là một chào hàng hay một chấp nhận chào hàng) trở nên khó xác định trong môi trường điện tử. - Về luật điều chỉnh: Về mặt pháp lý, ngoài các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự sẽ được áp dụng cho cả hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử, do tính chất đặc thù của hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử và do những vấn đề pháp lý đặc biệt nảy sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng điện tử, mà loại hợp đồng này thường còn phải được điều chỉnh bởi một hệ thống quy phạm pháp luật đặc thù, dành riêng cho hợp đồng điện tử. Ngày nay, ở nhiều nước, bên cạnh các đạo luật về hợp đồng truyền thống, người ta đã phải ban hành Luật Giao dịch điện tử, Luật về Giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử, Luật về Chữ ký điện tử, 5. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử * Hình thức Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Hợp đồng điện tử có thể là hợp đồng được thảo và gửi qua thư điện tử hoặc là hợp đồng “Nhấn nút đồng ý” (Click, type and browse) qua các trang web bán hàng. * Nội dung 27
  31. Nội dung của hợp đồng điện tử bao gồm các điều khoản thỏa thuận giữa các chủ thể. Cách hiển thị nội dung của hợp đồng điện tử - Hiển thị không có đường dẫn: “without hyperlink”, người bán thường ghi chú ở cuối mỗi đơn đặt hàng rằng: “Hợp đồng này tuân theo các điều khoản tiêu chuẩn của Công ty”. Tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là chưa đủ mạnh để thu hút sự chú ý của khách hàng và nếu khách hàng có để ý đi nữa thì họ cũng không biết tìm các điều khoản của công ty ở đâu. - Hiển thị có đường dẫn: “with hyperlink”: Ở trường hợp này, cũng có sự ghi chú giống trường hợp trên nhưng có đường dẫn đến trang web chứa các điều khoản tiêu chuẩn của công ty. Cách thức này được phần lớn người bán trực tuyến sử dụng. Nhược điểm của phương pháp này là chưa chắc khách hàng đã vào trang web để đọc các điều khoản nói trên. - Hiển thị điều khoản ở cuối trang web: theo cách hiển thị này, thay vì đường dẫn tới một trang web khác thì người bán trực tuyến để toàn bộ điều khoản ở cuối trang. Khách hàng muốn xem hết trang web thì buộc phải thực hiện thao tác cuộn trang và buộc phải đi qua các điều khoản. Tất nhiên, việc đọc hay không tùy thuộc vào chính bản thân khách hàng nhưng nó cũng thể hiện rõ thiện chí của người bán trong việc muốn cung cấp, chuyển tải và đưa nội dung hợp đồng đến tay khách hàng. - Hiển thị điều khoản ở dạng hộp thoại (Dialogue box): khách hàng muốn tham gia giao kết hợp đồng phải kéo chuột qua tất cả các điều khoản ở cuối trang rồi mới tới được hộp thoại “tôi đồng ý” hoặc “tôi đã xem các điều khoản hợp đồng”. Khi click chuột vào hộp thoại này thì coi như hợp đồng đã được giao kết. Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên ở chỗ: khi khách hàng click chuột vào hộp thoại có nội dung như trên, họ sẽ tự có nhu cầu và phải đọc những điều khoản mà họ đồng ý ràng buộc bản thân. Tuy nhiên, cách thể hiện nội dung này không phải là không có nhược điểm, đó là người truy cập sẽ cảm thấy nản khi phải đọc những điều khoản dài ở cuối trang. Họ có thể bỏ cuộc giữa chừng, đặc biệt là khi mua bán những mặt hàng có giá trị thấp. Trong các cách hiển thị nói trên, hiển thị ở dạng hộp thoại được sử dụng nhiều hơn cả. Trường hợp người mua vào kho hàng trực tuyến của người bán để đặt hàng cũng vậy. Sau khi chọn lựa hàng hóa, họ chỉ có thể gửi được đơn đặt hàng sau khi đã cuộn hết trang web để đọc toàn bộ điều khoản liên quan đến nội dung của hợp đồng và click chuột vào hộp thoại “Gửi đơn đặt hàng và đồng ý với mọi điều khoản ở trên”. 28
  32. 6. Một số điểm cần lƣu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử 6.1. Vấn đề bản gốc và lƣu trữ hợp đồng Trong thương mại truyền thống, các hợp đồng thường được kết thúc với nội dung sau “hợp đồng này thường được chia thành 4 bản có giá trị ngang nhau”, có nghĩa là có 4 bản gốc hợp đồng. Bản gốc là thể hiện tính toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản, đảm bảo thông tin trong tài liệu không bị thay đổi, là bằng chứng có tính quyết định về sự tồn tại hợp đồng giữa các bên. Đối với hợp đồng điện tử, vì được thể hiện qua thông điệp dữ liệu nên có thể sao, lưu, phát tán trên mạng, do đó mà có thể tạo ra nhiều bản gốc. Vì thế, khái niệm “bản gốc” và “lưu trữ” trong hợp đồng điện tử trở nên khó khăn hơn. Hợp đồng điện tử thường được lưu trữ trong hệ thống thông tin của các bên dưới dạng thông điệp số. Nếu các thông điệp số đó bị sửa đổi thì không thể xác định được đâu là bản gốc. Để giải quyết được các vấn đề này, thì trước tiên cần phải sử dụng một số biện pháp nhất định để đảm bảo các thông điệp số không bị thay đổi, đảm bảo được sự nguyên vẹn và tính chính xác. Đây là công việc phức tạp, đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ cả vấn đề kỹ thuật công nghệ với vấn đề pháp lý mà các bên giao kết không thể bỏ qua nếu muốn có đủ chứng cứ hợp lệ cho một vụ tranh chấp. Sau đây là một số điều luật điều chỉnh vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng điện tử: - Theo Luật giao dịch điện tử: Điều 12. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản: “Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết”. Điều 13. Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc: “Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây: 1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu; 2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được 29
  33. dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.” -Theo nghị định về Thương mại điện tử: Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc: “1. Chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau: a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là chứng từ điện tử hay dạng khác. b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. 2. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử. 3. Tiêu chuẩn về sự tin cậy được xem xét phù hợp với mục đích thông tin được tạo ra và mọi bối cảnh liên quan.” 6.2. Thời điểm hình thành hợp đồng Thời gian giao kết hợp đồng là yếu tố quan trọng để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khi không có một thỏa thuận nào khác của các bên. Còn địa điểm giao kết hợp đồng là một trong những căn cứ để xác định luật điều chỉnh các giao dịch trong hợp đồng quốc tế. Theo luật giao dịch điện tử Việt Nam quy định: Điều 17. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau: 1. Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo; 2. Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. Điều 19. Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như 30
  34. sau: 1. Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận; 2. Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. Bên cạnh đó, việc xác định áp dụng pháp luật nước nào để ký kết, thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp là vấn đề rất phức tạp trong tố tụng, đặc biệt là trong thương mại điện tử. Theo Luật Thương mại Việt Nam thì hợp đồng thương mại được ký kết, thực hiện tại Việt Nam hoặc có chủ thể tham gia là cá nhân, pháp nhân Việt Nam thì sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. 7. Thanh toán điện tử 7.1. Tổng quan về thanh toán điện tử Thanh toán chính là khâu hoàn thiện quy trình kinh doanh và việc đẩy nhanh quá trình quay vòng vốn là việc vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Lợi ích to lớn mà thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp đó là phương thức thanh toán điện tử an toàn và nhanh chóng. Thanh toán điện tử là một trong những vấn đề cốt yếu của thương mại điện tử. Thiếu hạ tầng thanh toán, chưa thể có thương mại điện tử hoàn toàn được. Do vậy, hệ thống thanh toán điện tử hiện nay là tâm điểm phát triển của các công ty nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn với chi phí thấp hơn. Những cải tiến trong thanh toán hàng hóa và dịch vụ hứa hẹn đem lại những cơ hội kinh doanh mới mẻ cho các doanh nghiệp. 7.1.1. Cuộc cách mạng về thanh toán Theo Sapsford (xuất bản năm 2004): “một đồng tiền có thể sẽ là tất cả nếu con người muốn như thế”. Thế kỷ thứ 10 trước công nguyên, thực phẩm thường được đem ra trao đổi với nhau. Các đồng tiền bằng kim loại đã xuất hiện tại Hy lạp và Ấn độ khoảng giữa thế kỷ thứ 10 và 6 trước công nguyên và được dùng trong mua bán trong 2000 năm. Vào thời Trung cổ, các thương nhân Ý đã dùng phương thức thanh toán bằng Séc. Tại Mỹ, tiền giấy được phát hành tại bang Massachusetts vào năm 1960. 31
  35. Đến năm 1950, thẻ tín dụng được hãng Diners Club giới thiệu đến công chúng. Đến tận bây giờ, tiền giấy đã được sử dụng phổ biến nhất, còn Séc thì phổ biến trong việc thanh toán phi tiền mặt. Ngày nay, chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng thanh toán, với phương thức thanh toán bằng thẻ điện tử đang dần thay thế cho thanh toán bằng tiền mặt và Séc. Năm 2003, việc sử dụng kết hợp giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trong nội bộ công ty lần đầu tiên đã chiếm lĩnh ưu thế hơn việc thanh toán bằng tiền mặt và Séc ( theo thống kê năm 2004 của Cục dự trữ liên bang Mỹ). Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng chiếm khoảng 52% thanh toán nội bộ, còn lại là tiền mặt. Từ năm 1999 đến năm 2003, việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán đã tăng lên từ 21% đến 31%, trong khi thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống từ 39% còn 32% (theo thống kê năm 2004 của Cục dự trữ liên bang Mỹ). Một số hình thức thanh toán yêu cầu cần có phần mềm và phần cứng để có thể hoạt động. Hầu hết các hình thức đó yêu cầu người sử dụng phải cài đặt các phần mềm chuyên dùng để có thể chấp nhận thanh toán. 7.1.2. Khái niệm về thanh toán điện tử Khi kinh doanh trên mạng Internet doanh nghiệp và cá nhân có thể tiến hành và quản lý mọi giao dịch thông qua một hệ thống thanh toán mà chỉ cần một chiếc máy tính với một trình duyệt và kết nối mạng. Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ thương mại: Thanh toán điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt. Theo nghĩa hẹp: thanh toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet. Các phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến hiện nay bao gồm: - Thẻ thanh toán - Thẻ thông minh - Ví điện tử - Tiền điện tử - Thanh tóan qua điện thoại di động - Thanh toán điện tử tại các kiốt bán hàng - Séc điện tử 32
  36. - Thẻ mua hàng - Thư tín dụng điện tử - Chuyển tiền điện tử (EFT – Electronic Fund Transfering) Trong các phương tiện thanh toán điện tử trên, thì thẻ thanh toán được coi là phương tiện phổ biến nhất, đặc biệt là thẻ tín dụng do tính tiện lợi và phổ dụng của nó (nhất là tại Mỹ và các nước phát triển). Ba loại thẻ thanh toán phổ biến gồm: thẻ tín dụng (credit card, là thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu tới một hạn mức tín dụng nhất định), thẻ ghi nợ (debit card, là thẻ chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi) và thẻ mua hàng (charge card, là thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu và tiến hành thanh toán các khỏan chi tiêu đó định kỳ, thường vào cuối tháng). Các nhà cung cấp thẻ nổi tiếng và được chấp nhận nhất hiện nay là Visa, MasterCard, American Express Card và EuroPay. Trong 3 loại thẻ trên, thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm khoảng 90% tổng giá trị các giao dịch qua mạng internet. Chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng giúp các doanh nghiệp xây dựng được niềm tin với khách hàng hơn, nâng cao doanh thu bán hàng do cung cấp giải pháp thanh toán tiện lợi và tiết kiệm cho doanh nghiệp thời gian và công sức để xử lý nghiệp vụ thanh toán. Tại Việt Nam, hiện nay thanh toán điện tử qua mạng vẫn chưa phổ biến. Thanh toán điện tử đang được coi là một trở ngại lớn cho sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam. Một trong các nguyên nhân đó là chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh vấn đề thanh toán điện tử: các ngân hàng Việt Nam chưa liên kết được với các Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng quốc tế để thanh toán qua mạng, hoặc các Ngân hàng Việt Nam chưa đủ khả năng công nghệ để cung cấp tài khoản thanh toán qua mạng cho khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp thương mại điện tử phải áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, kể cả kết hợp với các phương thức truyền thống như Dưới đây là ví dụ về một doanh nghiệp bán lẻ qua mạng sử dụng một số hình thức thanh toán điện tử điển hình tại Việt Nam: Các phƣơng thức thanh toán của nhà sách Sông Hƣơng Website của nhà sách Sông Hương (www.songhuong.com.vn) chấp nhận các loại hình thanh toán như sau: 1) Thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp: Chỉ áp dụng cho khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. 2) Chuyển khoản qua ngân hàng, thẻ ATM 3) Gửi tiền qua đường bưu điện 33
  37. Sau khi khách hàng đã chuyển tiền vào tài khoản hoặc gửi tiền qua bưu điện, cần thông báo cho Nhà Sách để nhà sách kiểm tra và tiến hành giao hàng. 4) Thanh toán bằng thẻ tín dụng (credit card) Phương thức này được áp dụng cả trong và ngoài nước. Khi sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng, khách hàng sẽ được chuyển đến một giao diện mới, đó là trang thanh toán của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử mà nhà sách sử dụng 2 CheckOut. Tại đây, khách hàng cần nhập một số thông tin về thẻ tín dụng của mình và những thông tin này được thực hiện thông qua giao thức bảo mật tuyệt đối SSL. Khi nhận được thông tin thanh toán, 2 CheckOut sẽ tiến hành kiểm tra thẻ tín dụng. Sau đó, khách hàng sẽ nhận được thông báo chấp nhận hay không chấp nhận từ phía 2 CheckOut. Về phía Nhà Sách, khi nhận được thông báo chấp nhận thẻ tín dụng từ 2 CheckOut, Nhà Sách sẽ gửi hàng theo địa chỉ của khách hàng yêu cầu. Tất nhiên, nhà sách sẽ phải trả một khoản phí cho 2 CheckOut khi sử dụng dịch vụ này. 5) Thanh toán qua Western Union Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh của Western Union bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, cheque hoặc bằng tài khoản (nếu có) để thanh toán cho các đơn đặt hàng ở Nhà Sách. Khách hàng đến bất kỳ dịch vụ nào của Western Union và điền vào phiếu gửi tiền địa chỉ của Nhà Sách. Khi đó, khách hàng sẽ nhận được biên lai với mã số chuyển tiền (gồm 10 số). Hoàn tất thủ tục chuyển tiền, khách hàng gửi email thông báo cho Nhà sách về các thông tin như: người gửi, nước gửi, số tiền và mã số chuyển tiền. Sau khi nhận được email, Nhà Sách sẽ gửi hàng theo yêu cầu của khách hàng. Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt nam 2005 của Bộ Thương mại Trong các hình thức thanh toán trên, hình thức thanh toán sử dụng thẻ tín dụng là nhanh nhất do khách hàng có thể đặt hàng qua mạng và thực hiện các giao dịch thanh toán ngay lập tức. 7.1.3. Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến trải qua các bước sau: - Người mua hàng sau khi lựa chọn sản phẩm, quyết định mua hàng sẽ nhập vào các thông tin thẻ tín dụng lên trang web của người bán. - Các thông tin thẻ tín dụng được gửi thẳng tới Ngân hàng mở merchant account (hoặc bên cung cấp dịch vụ thanh toán) mà không lưu tại máy chủ của Người bán 34
  38. - Ngân hàng mở merchant account gửi các thông tin thẻ tín dụng tới Ngân hàng cấp thẻ tín dụng. - Ngân hàng cấp thẻ tín dụng sau khi kiểm tra các thông tin sẽ phản hồi lại cho Ngân hàng mở merchant account. Phản hồi có thể là chấp nhận thanh toán (ghi có cho tài khoản của Người bán) hoặc từ chối. - Dựa trên phản hồi của Ngân hàng cấp thẻ tín dụng, người bán sẽ thực hiện đơn hàng hoặc từ chối. Toàn bộ quá trình trên chỉ diễn ra trong vài giây và do đó, người mua sẽ bị trừ tiền trên tài khoản đồng thời người bán cũng sẽ nhận được khoản thanh toán trong vài giây. Hình 2.1. Quy trình thanh toán điện tử bằng thẻ tín dụng qua mạng thanh toán trực tiếp, thanh toán bằng chuyển tiền bƣu điện, hoặc thanh toán qua thẻ ATM hay phát hành thẻ thanh toán trả trƣớc Tham khảo thêm các phƣơng thức thanh toán tại: & www.chodientu.com Nguồn: Turban, Ecommerce, 2004, Prentice hall * Phân bổ chi phí trong quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng: Với những giao dịch thông thường, nếu giao dịch có giá trị 100 USD thì doanh nghiệp sẽ chỉ thu phí xử lý 0.16 USD và 2.5 USD cho Ngân hàng phát hành thẻ. Với những giao dịch có giá trị nhỏ (khoảng 35
  39. dưới 20 USD, ví dụ mua bài báo điện tử, trò chơi hay tải nhạc), các chi phí giao dịch tối thiểu có thể được áp dụng (thường là 25-35 cent hoặc 2%-3% giá trị giao dịch). * Điều kiện để có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng Để chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, doanh nghiệp cần đảm bảo tính bảo mật qua mạng đối với các thông tin thanh toán thông qua giao thức SSL và SET . Tiếp theo, doanh nghiệp cần có Tài khoản chấp nhận thanh toán điện tử (Merchant Account) mở tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng và cổng thanh toán điện tử (Payment Gateway). Merchant account là một tài khoản đặc biệt, cho phép chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này. Payment gateway là một chuơng trình phần mềm cho phép chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng. Giao thức SSL (Secure Socket Layer) là giao thức sử dụng các chứng thực điện tử để xác thực và mã hóa thông điệp dữ liệu nhằm đảm bảo tính riêng tư hay bí mật của các thông tin dùng trong thanh toán điện tử Quy trình đăng ký tài khoản ngƣời bán (merchant account) để chấp nhận thanh toán điện tử Doanh nghiệp có thể có chấp các khoản thanh toán điện tử bằng thẻ thông qua tài khoản người bán (merchant account) được cấp bởi các nhà cung cấp merchant account sau đây: * Nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ thanh toán điện tử Đó là các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Những đơn đặt hàng đã hoàn tất sẽ được gửi từ website của người bán đến ngân hàng thông qua Payment Gateway. Tuy nhiên, ngân hàng thường là những nhà cung cấp rất thận trọng trong việc chứng nhận cho bất kỳ thương nhân nào chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Vì người bán hoàn toàn có khả năng biết các thông tin về thẻ tín dụng của người mua. Để đảm bảo an toàn, các ngân hàng thường yêu cầu người bán khi mở tài khoản merchant accout phải thực hiện một khoản đặt cọc lớn, thêm vào đó là phí tối thiểu hàng tháng và các phí thu trên những giao dịch được thực hiện. Do vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng nên trực tiếp mở merchant account. * Nhà cung cấp trung gian dịch vụ thanh toán điện tử Hoạt động với tư cách là một trung gian giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp trực tiếp. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ này và phải trả 36
  40. một tỷ lệ chiết khấu từ 2% đến 3%. Tỷ lệ chiết khấu là khoản tiền mà bạn phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đối với từng giao dịch. Ví dụ: Nếu như số tiền bạn thu được từ một giao dịch nào đó là 100 USD, tỷ lệ chiết khấu 2%. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian sẽ thu 2 USD của giao dịch đó. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, các ngân hàng chưa cung cấp dịch vụ này do còn thiếu các định chế về pháp lý. * Bên thứ ba cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử Nhà cung cấp thứ ba chuyển quá trình thanh toán thẻ tín dụng từ đơn đặt hàng trên trang web của bạn bằng chính tài khoản của họ. Khi doanh nghiệp ký kết với nhóm các nhà cung cấp này, việc thanh toán của khách hàng sẽ được thực hiện thông qua tài khoản của nhà cung cấp Merchant Account. Doanh nghiệp sẽ không cần phải quan tâm đến tính chân thực của những người sở hữu thẻ tín dụng vì các nhà cung cấp dịch vụ sẽ là những người trực tiếp bán hàng, còn bạn với vai trò của một người bán hàng, bây giờ bạn sẽ là đại lý cung cấp hàng. Những dịch vụ này thường được những nhà kinh doanh trực tuyến với quy mô nhỏ quan tâm, đặc biệt là những người mới bắt đầu tiếp cận với hình thức kinh doanh này. Rất đơn giản bởi vì, tuy chi phí cho các giao dịch kiểu này thường cao hơn chi phí phải trả cho những nhà cung cấp trực tiếp, nhưng doanh nghiệp sẽ không phải trả phí dịch vụ tối thiểu hàng tháng và không phải đặt cọc bất kỳ một khoản tiền nào mà chỉ phải trả chi phí trên những giao dịch được thực hiện. 7.1.4. Rủi ro chấp nhận thanh toán thẻ trực tuyến Mặc dù doanh nghiệp bán hàng có thể đã sử dụng SSL để bảo mật, doanh nghiệp vẫn có thể phải chịu các rủi ro nếu chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến. Các rủi ro này không phụ thuộc vào bảo mật các thông tin trong quá trình giao dịch mà nằm ngay ở các yếu tố thông tin đầu vào và các nghiệp vụ giao dịch thanh toán điện tử. - Sử dụng thẻ bất hợp pháp: Nếu thẻ thanh toán bị sử dụng trái phép, người chủ thẻ không chấp nhận các khoản thanh toán đó. Khi đó ngân hàng phát hành thẻ sẽ ghi có lại cho chủ thẻ và đòi lại tiền từ người bán. - Ngƣời mua thay đổi quyết định mua hàng: Nếu khách hàng trước đó đồng ý thanh toán nhưng sau đó từ chối, và ngân hàng phát hành thẻ đồng ý với từ chối đó, người bán sẽ phải chịu thiệt hại. Người bán có thể tránh những trường hợp tương tự như vậy bằng cách đưa ra bằng chứng chủ thẻ đã xác nhận thanh toán và nhận hàng. Hoặc giao dịch được thực hiện với chữ ký số, tuy nhiên hình thức xác nhận này rất đắt và rườm rà đối với hầu hết các giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến. 37
  41. - Mất trộm các thông tin của thẻ: Các trường hợp hacker đột nhập vào máy tính của doanh nghiệp nơi chứa các dữ liệu về thông tin thẻ tín dụng. Doanh nghiệp có thể tránh trường hợp này bằng cách lưu trữ các dữ liệu này trên một máy tính độc lập, không thể truy cập trực tiếp được từ internet. 7.2. Một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến 7.2.1. Thanh toán bằng dịch vụ của PayPal Paypal là một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử tương tự như: 2checkout (www.2checkout.com), InternetSecure(www.internetsecure.com), Clickbank (www.clickbank.com) PayPal (www.paypal.com) PayPal, được thành lập năm 1999, là công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho các doanh nghiệp và cá nhân. Hiện nay PayPal hiện nay là công ty thành viên của eBay nhưng vẫn cung cấp dịch vụ thanh toán dưới tên PayPal. PayPal cho phép khách hàng chuyển tiền ngay lập tức và an toàn tới bất kỳ ai có một địa chỉ email, có thể là một doanh nghiệp hoặc nhận tiền từ một người khác chuyển đến. PayPal là một lựa chọn thuận tiện cho những người mua hàng, trả tiền cho các món hàng mua bằng hình thức đấu giá, còn người bán hàng đấu giá cũng muốn lựa chọn PayPal để giảm thiểu rủi ro do những hình thức thanh toán trực tuyến khác có thể gây ra. Các giao dịch qua PayPal được xử lý tức thời, do đó tài khoản của người gửi tiền bị khấu trừ và tài khoản người nhận tiền được ghi có ngay khi giao dịch xảy ra. Một chủ tài khoản PayPal bất kỳ có thể rút tiền mặt từ tài khoản PayPal này vào bất kỳ khi nào bằng cách yêu cầu PayPal gửi họ séc hoặc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản gửi tiền của họ. Để sử dụng PayPal, doanh nghiệp hoặc cá nhân trước hết phải đăng ký tài khoản ở PayPal. Tài khoản này không yêu cầu số dư tối thiểu, và tiền được chuyển vào tài khoản thông qua chuyển tiền từ tài khoản thanh toán hoặc từ thẻ tín dụng. PayPal đã tăng trưởng nhanh chóng bằng cách phục vụ những nhu cầu của cả người bán và người mua trên các trang web bán đấu giá như eBay, Yahoo! Auctions và Amazon Auctions. Thành công này và tiềm năng thu lời của PayPal chính là lý do khiến eBay mua lại PayPal. 38
  42. 7.2.2. Thanh toán điện tử sử dụng thẻ thông minh Một trong những công nghệ hỗ trợ thanh toán trực tuyến khác là thẻ thông minh. Thẻ thông minh là thẻ có gắn bộ vi xử lý trên đó (chip). Bộ vi xử lý này có thể kết hợp thêm một thẻ nhớ, cũng có trường hợp trên thẻ thanh toán chỉ gắn thêm thẻ nhớ mà không có phần lập trình nào kèm theo. Bộ vi xử lý có thể lưu trữ, xóa hoặc thay đổi thông tin trên thẻ trong khi thẻ nhớ chỉ có chức năng như một giống thẻ tín dụng. Mặc dù bộ vi xử lý có thể chạy được các chương trình giống một máy vi tính, song nó phải được dùng kết hợp với các thiết bị khác như máy đọc thẻ, máy ATM (Automatic Teller Machine). Thẻ thông minh hiện nay ngày càng được sử dụng rộng rãi vì các ứng dụng phong phú của nó, trong đó có những ứng dụng điển hình liên quan đến thanh toán điện tử như: - Thẻ dịch vụ khách hàng: sử dụng thẻ thông minh để định ra những khách hàng trung thành và cấp những quyền ưu tiên nhất định cho chủ thẻ. Các loại thẻ này phổ biến trong mua vé máy bay, mua sắm, thẻ tín dụng, Ví dụ: Thẻ gold card của Vietnam Airlines. - Ứng dụng trong ngành tài chính: Các tổ chức tài chính, hiệp hội thanh toán, và các nhà phát hành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ mua chịu, đều đang sử dụng thẻ thông minh để mở rộng các dịch vụ thanh toán bằng thẻ truyền thống. Các ứng dụng đa chức năng như thẻ tín dụng, các chương trình ưu đãi, xác minh số và tiền điện tử đang được cung cấp. - Thẻ công nghệ thông tin: Hầu hết các nhà phát hành thẻ sẽ tận dụng chức năng an toàn của thẻ thông minh để ngày càng mở rộng từ thế giới thẻ hiện vật sang thế giới ảo. Thẻ thông minh cho phép các cá nhân có thể lưu các thông tin cá nhân và sử dụng trong chứng thực để thực hiện các thanh toán điện tử. - Thẻ y tế và phúc lợi xã hội: Nhiều nước với hệ thống chăm sóc y tế quốc gia đang đánh giá và ứng dụng thẻ thông minh để giảm các chi phí liên quan tới việc thực hiện các dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội. Do trên thẻ thông minh có bộ vi xử lý để lưu các thông tin chứng thực người sở hữu thẻ, kết hợp với các mã số bí mật do chủ thẻ nắm giữ, thẻ thông minh được dùng để lưu trữ các thông tin dịch vụ y tế, phúc lợi xã hội, cho mọi công dân ơ các nước phát triển như Đức, Pháp, Anh, Ý, * Thanh toán điện tử bằng thẻ thông minh - Visa Cash: Visa Cash là một thẻ trả trước, dùng để thanh toán cho những giao dịch có giá trị nhỏ. Card gắn vi mạch này có thể sử dụng trong giao dịch thông thường hoặc giao dịch trực tuyến. Khi thanh toán, chi phí mua hàng sẽ được trừ vào giá trị tiền còn trên thẻ. Thẻ này chỉ sử 39
  43. dụng được với những điểm chấp nhận thanh toán có lô gô Visa Cash hoặc bộ đọc thẻ Visa Cash kết nối với máy tính. - Visa Buxx: Là thẻ trả trước được thiết kế cho thanh niên. Thẻ Visa Buxx trông giống thẻ thông thường, nhưng an toàn hơn vì nó có bộ nhớ không lớn. Người dùng có thể sử dụng thẻ để mua sắm và rất hiệu quả đối với thanh niên vì hạn mức chi phí. Thẻ có thể nạp tiền tự động hàng tháng. - Mondex: Là thẻ gắn bộ vi xử lý của MasterCard, có chức năng tương tự như Visa Cash. Thẻ có thể được sử dụng để thanh toán tại bất cứ nơi nào có biểu tượng Mondex. Hơn nữa, sử dụng thẻ Mondex có thể chuyển được tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Không giống thẻ Visa Cash, thẻ Mondex có thể lưu tài khoản tiền của 5 loại tiền khác nhau. 7.2.3. Thanh toán điện tử bằng ví điện tử Một người mua hàng trên mạng có thể tiến hành mua nhiều hàng hóa tại nhiều website khác nhau. Để đơn giản hóa việc nhập thông tin thẻ tín dụng và thông tin cá nhân để ghi hóa đơn hoặc gửi hàng người ta sử dụng phần mềm “ví điện tử”. Tuy nhiên, với mỗi người bán khác nhau thì khách hàng cần lập một tài khoản ví điện tử khác nhau. Ví điện tử là một phần mềm trong đó người sử dụng có thể lưu trữ số thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân khác. Khi mua hàng trên mạng, người mua hàng chỉ đơn giản kích vào ví điện tử, phần mềm sẽ tự động điền các thông tin khách hàng cần thiết để thực hiện việc mua hàng. Hiện nay, Visa, MasterCard, Yahoo, AOL, Microsoft đều cung cấp dịch vụ ví điện tử. Cách thức vận hành của ví điện tử như sau: - Người mua (người sử dụng ví điện tử) đặt hàng qua mạng - Phần xác minh/đăng ký của ví điện tử tạo ra một cặp khóa. Phần này sẽ mã hóa một khóa với khóa công khai của người mua đi liền với ví điện tử. Ví điện tử cũng tạo ra một thông điệp (vé) gồm khóa thứ hai và tên người mua. Vé sau đó được mã hóa cùng với khóa công cộng của người bán. Cả hai phần mã hóa được gửi cho người mua cùng với thông điệp. - Người mua giải mã thứ nhất bằng cách sử dụng khóa bí mật của mình. Người mua sau đó tạo ra một thông điệp mới, bao gồm tên người mua, và mã hóa thông điệp này bằng khóa thứ nhất và gửi thông điệp này cùng với vé cho người bán - Người bán giải mã vé sử dụng mã bí mật của mình, lấy được tên người mua và khóa thứ hai. Sử dụng khóa này, người bán giải mã được 40
  44. thông điệp người mua gửi và có được tên người mua. Nếu 2 tên này trùng nhau, người bán sẽ biết người mua là chân thực. Sau lần giao dịch đầu tiên thành công, từ lần thứ hai, người mua và người bán đó có thể thực hiện những giao dịch an toàn khác sử dụng các chìa khóa để mã hóa các liên lạc. Toàn bộ quy trình chỉ thực hiện trong vài giây, và hoàn toàn tự động với chi phí tối thiểu. 7.2.4. Thanh toán điện tử bằng thẻ mua hàng Các nhà cung cấp dịch vụ thẻ hàng đầu hiện nay như Visa, MasterCard và American Express đều đang đưa ra các loại thẻ mới sử dụng với các khoản mua hàng thường xuyên và có giá trị nhỏ của các doanh nghiệp là thẻ mua hàng. Thẻ mua hàng là các loại thẻ đặc biệt dùng cho nhân viên các công ty, chỉ được dùng để mua các mặt hàng thông dụng như văn phòng phẩm, máy tính, bảo trì máy móc, Quy trình vận hành của thẻ mua hàng tương tự như các loại thẻ khác khi mua hàng trực tuyến hoặc thông thường. Lợi ích chính của thẻ mua hàng là tính hiệu quả do doanh nghiệp không phải thanh toán cho từng giao dịch nhỏ lẻ, và dễ dàng tổng hợp các hóa đơn thanh toán để thanh toán gộp cho ngân hàng vào cuối kỳ thông qua phương thức chuyển tiền điện tử. 7.2.5. Sử dụng séc điện tử trong thanh toán điện tử Séc điện tử là phiên bản điện tử hoặc yêu cầu xuất trình điện tử đối với séc giấy thông thường. Séc điện tử chứa các thông tin tương tự như séc thường và có thể sử dụng trong mọi trường hợp và séc giấy có thể sử dụng với khung pháp lý điều chỉnh tương tự nhau. Về cơ bản, quy trình vận hành của séc điện tử tương tự như séc giấy, nhưng thực hiện toàn bộ thông qua các phương tiện điện tử, do đó nhanh hơn, ít chi phí hơn và có thể an toàn hơn. Séc điện tử được coi là phù hợp với thực tiễn kinh doanh hiện nay, vừa tận dụng được năng lực của các ngân hàng, vừa giảm thiểu các quy trình xử lý phức tạp. Với công nghệ bảo mật cao hiện nay, séc điện tử có thể được sử dụng cho mọi doanh nghiệp có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hệ thống thanh toán séc điện tử phổ biến hiện nay là eCheck Secure (của CheckFree), eCash. 7.2.6. Thanh toán trong thƣơng mại điện tử B2B Có nhiều lựa chọn thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Khi phải thanh toán cho nhà cung cấp hoặc để chấp nhận thanh toán từ đối tác, hầu hết các doanh nghiệp lớn thường chọn giải pháp Chuyển tiền điện tử hoặc các phương thức thanh toán “phi điện tử” (như 41
  45. séc thông thường), hoặc thẻ mua hàng. Đối với các giao dịch xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vẫn sử dụng hình thức thanh toán quốc tế truyền thống như dùng thư tín dụng (L/C) hoặc điện chuyển tiền (TTR). Với các doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay, điều cơ bản phải cân nhắc trước hết là sự sẵn có của dịch vụ và những tiện ích của dịch vụ đó ở Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra là liệu thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cũng dùng những hình thức thanh toán qua thẻ thanh toán, thẻ thông minh và ví điện tử như trên? Câu trả lời với đa số trường hợp là Không, vì các giao dịch B2B thường có giá trị lớn, không thích hợp với các phương thức trên. Thông thường, thanh toán trong các giao dịch B2B thực hiện qua: Séc điện tử, Thẻ mua hàng, Thư tín dụng, hoặc chuyển khoản. Sự khác biệt giữa thư tín dụng (L/C) điện tử với L/C thông thường Thư tín dụng là một cam kết của Ngân hàng để thanh toán cho người bán một khoản tiền nhất định trên cơ sở bộ chứng từ người bán phải xuất trình theo yêu cầu của L/C. Như vậy, thực hiện L/C thường có 5 bước: phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận L/C, chuyển L/C và chiết khấu (thanh toán) L/C. Hiện nay một số ngân hàng đã bắt đầu cung cấp thư tín dụng điện tử với các bước trên được thực hiện trực tuyến. Điều này có nghĩa là Ngân hàng cung cấp dịch vụ cho phép nhà nhập khẩu soạn bản thảo L/C từ máy tính của nhà nhập khẩu, truyền bản thảo này đến ngân hàng để kiểm tra và xử lý. L/C sẽ được phát hành chỉ trong vòng vài giờ. Dịch vụ này cũng cho phép nhận được các L/C xuất khẩu và kiểm tra chúng từ máy tính của nhà xuất khẩu. Và các chứng từ xuất trình có thể là chứng từ điện tử. Từ năm 2005 trở về trước, các website thương mại điện tử Việt Nam chủ yếu chỉ cung cấp thông tin sản phẩm và dịch vụ. Các giao dịch B2C và C2C tự phát triển theo nhu cầu của thị trường một cách nhỏ lẻ do thiếu sự bảo hộ về pháp luật. Lúc đó, cơ sở hạ tầng cho thanh toán điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử chưa được xây dựng. Đến năm 2006, khung pháp lý về thương mại điện tử cơ bản đã hình thành, thanh toán điện tử bắt đầu được nhắc đến, một số ngân hàng tiên phong triển khai thanh toán điện tử nhưng vẫn có tính chất đơn lẻ, manh mún với dịch vụ thanh toán hoá đơn qua ATM, dịch vụ ngân hàng trực tuyến chỉ dừng lại ở tiện ích cung cấp thông tin. Tuy nhiên, từ đầu năm 2007, thanh toán điện tử đã có bước phát triển mạnh với một số đặc điểm chính sau: * Mở rộng đối tượng triển khai và ứng dụng thanh toán trực tuyến: Tháng 2/2007, Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines và 42
  46. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) cùng triển khai dịch vụ bán vé máy bay qua mạng Internet, áp dụng giải pháp thanh toán điện tử qua thẻ tín dụng. Tháng 4/2007, mạng thanh toán điện tử Công ty Mạng thanh toán Vina (PayNet) ra mắt, cung cấp các giao dịch thanh toán hoá đơn điện nước, Internet, điện thoại, bảo hiểm, v.v qua máy ATM, điểm chấp nhận thẻ (POS) và ePOS. Dịch vụ Fast-Vietpay của Ngân hàng Kỹ Thương và thẻ đa năng Ngân hàng Đông Á cho phép chủ thẻ thanh toán tiền mua hàng trực tuyến tại một số website. Tháng 10/2007, Công ty Giải pháp thanh toán Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ thanh toán VnTopUp qua điện thoại di động. * Kết nối sâu rộng của các liên minh thẻ: 27 ngân hàng liên kết tạo nên mạng thanh toán Smartlink cùng với việc kết nối thành công của 4 ngân hàng lớn trong Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) đã giúp thị trường thẻ phát triển mạnh và mang lại nhiều tiện ích hơn cho người tiêu dùng. Hai mạng thanh toán này chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước đã ký cam kết hợp tác và đang nỗ lực cho ra mắt loại thẻ thanh toán có thể thực hiện mọi giao dịch cần đến thanh toán điện tử. * Đa dạng hoá các loại hình thanh toán điện tử: các kênh thanh toán điện tử phổ biến bao gồm thanh toán thẻ qua hệ thống ATM/POS, thanh toán trực tuyến qua Internet và thanh toán qua tin nhắn SMS. Hiện các kênh thanh toán này đã có giao dịch thực tế, nhưng mỗi kênh đều tồn tại những nhược điểm riêng cần khắc phục. Kênh thanh toán qua ATM/POS bước đầu ứng dụng cho thanh toán hoá đơn, trả phí dịch vụ, mua thẻ trả trước, nhưng còn gặp trục trặc ở việc kết nối giữa các đơn vị hay nhiều POS chỉ chấp nhận thẻ quốc tế. Điểm yếu này đòi hỏi các mạng thanh toán hay liên minh thẻ nói trên đẩy nhanh tiến trình liên thông hệ thống giữa các ngân hàng thành viên và với các liên minh khác. Kênh thanh toán qua SMS vẫn bị hạn chế do quy mô giao dịch còn nhỏ và phải nhớ cú pháp khi phát lệnh. Được kỳ vọng nhất là kênh thanh toán qua Internet. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến bắt đầu phát huy thế mạnh của mình khi bổ sung thêm nhóm tiện ích thanh toán. Thanh toán trực tiếp bằng thẻ qua mạng Internet cũng là nhu cầu lớn không chỉ của các website bán hàng mà còn của số đông người tiêu dùng nhưng cho đến nay vẫn được cung cấp khá hạn chế. 43
  47. 7.3. Case study: Flylady ứng dụng thanh toán điện tử qua PayPal Cơ hội và hiểm họa Vài năm trước đây. Marley Cilley đã thành lập một e-mail group để hỗ trợ trực tuyến đến từng khách hàng. Trong một thời gian ngắn, số lượng khách hàng tham gia nhóm thư điện tử này lên đến 60,000. Đến thời điểm này, Marley quyết định đưa các sản phẩm của mình chào bán trên mạng qua website: www.flylady.com. Ban đầu. FlyLady sử dụng một tài khoản để chấp nhận thanh toán điện tử. Vấn đề phát sinh là phí xử lý khá cao, 4,9% giá trị giao dịch. Tổng phí chiếm một khoản khá lớn trong doanh thu bán hàng khiến FlyLady thực sự băn khoăn. Mặc dù chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng là hoạt động khá phổ biến vào lúc đó đối với các cửa hàng thương mại điện tử. Tuy nhiên, đối với một cửa hàng nhỏ như FlyLady, mức phí của dịch vụ xử lý thanh toán điện tử trên có thể làm ranh giới giữa lãi và lỗ đối với FlyLady như hẹp lại. Bên cạnh đó, chi phí đảm bảo an toàn cho cửa hàng thương mại điện tử B2C càng làm cho ranh giới này nhỏ hơn. FlyLady đã nhận được tư vấn từ chính khách hàng của mình cho vấn đề này: sử dụng dịch vụ của PayPal. Giải pháp PayPal từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với những người đã từng tham gia đấu giá trên eBay. Năm 2002, eBay đã mua lại PayPal, một dịch vụ thanh toán điện tử được 50 triệu người sử dụng trên khắp thế giới. Tài khoản của các thành viên được kết nối với tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản thẻ tín dụng của họ và vì thế các khoản thanh toán dễ dàng được thực hiện giữa các tài khoản của cá nhân và tổ chức. Năm 2003, PayPal xử lý các giao dịch trị giá 12,2 tỷ USD. Trong đó 70% thanh toán của các giao dịch đấu giá trực tuyến. Mặc dù các giao dịch thanh toán ngoài đấu giá còn chiếm tỷ lệ nhỏ, tốc độ gia tăng của những giao dịch này khá lớn, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2004 tăng 58%. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, PayPal là dịch vụ dễ sử dụng và tích hợp với website thương mại điện tử. Mặc dù PalPal chấp nhận các thanh toán bằng thẻ tín dụng, PayPal không đóng vai trò cổng thanh toán điện tử. Do đó, khi người bán muốn sử dụng PayPal để nhận các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng từ khách hàng, họ không phải trình hồ sơ về khả năng tín dụng, đặt cọc, lắp đặt các thiết bị đặc biệt hay cài đặt những phần mềm chuyên dụng, hoặc ký kết các hợp đồng chặt chẽ với ngân hàng. Thêm vào đó, người bán cũng không cần phải thu thập thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng hay những thông tin tài chính nhạy cảm khác. Người bán chỉ cần lập một tài khoản với PayPal, truy cập vào tài khoản này, sử dụng PayPal Merchant Account để tạo một công cụ thanh 44
  48. toán (thực chất là một trang HTML với mẫu form để khách hàng điền thông tin thanh toán), sau đó copy toàn bộ trang web này lên website thương mại điện tử của mình. Tất cả thời gian chỉ mất vài phút. PayPal thu phí đối với dịch vụ này là 30 cent phí cố định và 1,9% đến 2,9% trị giá giao dịch. Kết quả Sau khi quyết định lựa chọn dịch vụ của PayPal, FlyLady đã tạo ra công cụ thanh toán “Buy Now” trong vòng một giờ. Quá trình thực hiện đơn hàng của FlyLady dựa trên báo cáo của PayPal. Mỗi ngày, nhân viên của FlyLady truy cập vào tài khoản của mình trên PayPal và download file quản lý các giao dịch. Nội dung file được xử lý và chuyển thành các đơn hàng và hồ sơ để giao hàng, những hồ sơ này được chuyển cho bộ phân phân phối hàng để thực hiện. Bên cạnh đó, FlyLady còn sử dụng thêm dịch vụ của PayPal để phân tích, theo dõi các xu hướng mua hàng hàng ngày. Cũng giống như các website thương mại điện tử khác, FlyLady đặc biệt quan tâm đến phòng tránh rủi ro trong thanh toán. Tuy nhiên, các thông tin này hoàn toàn được thu nhận và xử lý trên website của PayPal. Trên thực tế, FlyLady không bao giờ nhận được các thông tin này. Ngày nay, doanh thu của FlyLady đạt 5 triệu USD/năm. Đồng thời, PayPal giảm phí cho FlyLady từ 2,9% xuống còn 1,9% giúp hoạt động thương mại điện tử của FlyLady ngày càng hiệu quả hơn. Bài học kinh nghiệm Đa số các giao dịch thương mại điện tử được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đối với người bán, phí dịch vụ xử lý thanh toán điện tử vẫn khá cao. Chi phí giao dịch, cộng với rủi ro hoàn lại tiền do gian lận thẻ tín dụng, chi phí quản lý và duy trì các website thương mại điện tử an toàn, chi phí bảo mật các thông tin thanh toán của khách hàng khiến tỷ suất lợi nhuận ngày càng thấp đi. Trong những năm qua, một số dịch vụ thanh toán điện tử đã xuất hiện thay thế hoặc hỗ trợ các thanh toán điện tử bằng thẻ tín dụng như Digital Cash, PayMe.com, Bank One‟s eMoneyMail, Flooz, Beenz, Wells Fargo‟s, eBay‟s Billpoint và Yahoo‟s PayDirect. Vì nhiều lý do, PayPal đã rất thành công trong cả thanh toán B2C và B2B. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng có rất nhiều dịch vụ thanh toán điện tử được triển khai, số lượng thành công ở trên chỉ là số rất ít trong các dịch vụ này. Tóm lại, Các trang web bán lẻ có thể áp dụng nhiều hình thức thanh toán trực tuyến khác nhau như thanh toán bằng thẻ thanh toán (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ vay nợ), thẻ thông minh hay ví điện tử. Thẻ 45