Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 2: Giao dịch điện tử - Phần 7: Thanh toán điện tử - ThS. Vũ Trọng Luật

pdf 47 trang phuongnguyen 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 2: Giao dịch điện tử - Phần 7: Thanh toán điện tử - ThS. Vũ Trọng Luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuong_mai_dien_tu_ths_vu_trong_luat.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 2: Giao dịch điện tử - Phần 7: Thanh toán điện tử - ThS. Vũ Trọng Luật

  1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (e-Commerce) ThS. Vũ Trọng Luật Email: luatvt@hcmute.edu.vn; luatvt@yahoo.com ĐT: 0909836920 – 0906836920 Facebook.com/ec1313ec Email: ec1313ec@gmail.com Website: ec1313.wordpress.com 03/10/2015 Thương mại điện tử 1
  2. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7. Thanh toán điện tử 7.1. Tổng quan về thanh toán điện tử 7.2. Một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến 7.3. Ứng dụng thanh toán điện tử qua PayPal 7.4. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 2
  3. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7. Thanh toán điện tử 7.1. Tổng quan về thanh toán điện tử Thuật ngữ “Thanh toán điện tử” (ePayment) đề cập tới việc thực hiện quá trình thanh toán thông qua các phương tiện điện tử. Nói cách khác, một người hoặc một tổ chức có thể gửi tiền qua phương tiện điện tử tới người nhận. Ví dụ, sản phẩm mua trên cửa hàng ảo sẽ được thanh toán theo phương thức này. 7.1.1. Khái niệm về thanh toán điện tử Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ thương mại: Thanh toán điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt. Theo nghĩa hẹp: thanh toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 3
  4. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.1.2. Khái niệm về thanh toán điện tử (tt) Các phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến hiện nay bao gồm: - Thẻ thanh toán - Thẻ thông minh - Ví điện tử - Tiền điện tử - Thanh tóan qua điện thoại di động - Thanh toán điện tử tại các kiốt bán hàng - Séc điện tử - Thẻ mua hàng - Thư tín dụng điện tử - Chuyển tiền điện tử (EFT – Electronic Fund Transfering) 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 4
  5. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.1.2. Khái niệm về thanh toán điện tử (tt) Trong các phương tiện thanh toán điện tử trên, thì thẻ thanh toán được coi là phương tiện phổ biến nhất, đặc biệt là thẻ tín dụng do tính tiện lợi và phổ dụng của nó (nhất là tại Mỹ và các nước phát triển). Ba loại thẻ thanh toán phổ biến gồm: thẻ tín dụng (credit card, là thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu tới một hạn mức tín dụng nhất định), thẻ ghi nợ (debit card, là thẻ chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi) và thẻ mua hàng (charge card, là thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu và tiến hành thanh toán các khỏan chi tiêu đó định kz, thường vào cuối tháng). Các nhà cung cấp thẻ nổi tiếng và được chấp nhận nhất hiện nay là Visa, MasterCard, American Express Card và EuroPay. Trong 3 loại thẻ trên, thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm khoảng 90% tổng giá trị các giao dịch qua mạng internet. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 5
  6. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.1.3. Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến trải qua các bước sau: - Người mua hàng sau khi lựa chọn sản phẩm, quyết định mua hàng sẽ nhập vào các thông tin thẻ tín dụng lên trang web của người bán. - Các thông tin thẻ tín dụng được gửi thẳng tới Ngân hàng mở merchant account (hoặc bên cung cấp dịch vụ thanh toán) mà không lưu tại máy chủ của Người bán - Ngân hàng mở merchant account gửi các thông tin thẻ tín dụng tới Ngân hàng cấp thẻ tín dụng. - Ngân hàng cấp thẻ tín dụng sau khi kiểm tra các thông tin sẽ phản hồi lại cho Ngân hàng mở merchant account. Phản hồi có thể là chấp nhận thanh toán (ghi có cho tài khoản của Người bán) hoặc từ chối. - Dựa trên phản hồi của Ngân hàng cấp thẻ tín dụng, người bán sẽ thực hiện đơn hàng hoặc từ chối. Toàn bộ quá trình trên chỉ diễn ra trong vài giây và do đó, người mua sẽ bị trừ tiền trên tài khoản đồng thời người bán cũng sẽ nhận được khoản thanh toán trong vài giây. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 6
  7. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Hình 2.1. Quy trình thanh toán điện tử bằng thẻ tín dụng qua mạng 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 7
  8. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.1.4. Rủi ro chấp nhận thanh toán thẻ trực tuyến Mặc dù doanh nghiệp bán hàng có thể đã sử dụng SSL để bảo mật, doanh nghiệp vẫn có thể phải chịu các rủi ro nếu chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến. Các rủi ro này không phụ thuộc vào bảo mật các thông tin trong quá trình giao dịch mà nằm ngay ở các yếu tố thông tin đầu vào và các nghiệp vụ giao dịch thanh toán điện tử. - Sử dụng thẻ bất hợp pháp: Nếu thẻ thanh toán bị sử dụng trái phép, người chủ thẻ không chấp nhận các khoản thanh toán đó. Khi đó ngân hàng phát hành thẻ sẽ ghi có lại cho chủ thẻ và đòi lại tiền từ người bán. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 8
  9. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.1.4. Rủi ro chấp nhận thanh toán thẻ trực tuyến (tt) - Người mua thay đổi quyết định mua hàng: Nếu khách hàng trước đó đồng ý thanh toán nhưng sau đó từ chối, và ngân hàng phát hành thẻ đồng ý với từ chối đó, người bán sẽ phải chịu thiệt hại. Người bán có thể tránh những trường hợp tương tự như vậy bằng cách đưa ra bằng chứng chủ thẻ đã xác nhận thanh toán và nhận hàng. Hoặc giao dịch được thực hiện với chữ ký số, tuy nhiên hình thức xác nhận này rất đắt và rườm rà đối với hầu hết các giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến. - Mất trộm các thông tin của thẻ: Các trường hợp hacker đột nhập vào máy tính của doanh nghiệp nơi chứa các dữ liệu về thông tin thẻ tín dụng. Doanh nghiệp có thể tránh trường hợp này bằng cách lưu trữ các dữ liệu này trên một máy tính độc lập, không thể truy cập trực tiếp được từ internet. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 9
  10. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.2. Một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến 7.2.1. Thanh toán bằng dịch vụ của PayPal (www.paypal.com) PayPal, được thành lập năm 1998, là công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho các doanh nghiệp và cá nhân. Năm 2002, eBay đã mua lại PayPal. Hiện nay PayPal hiện nay là công ty thành viên của eBay nhưng vẫn cung cấp dịch vụ thanh toán dưới tên PayPal. PayPal cho phép khách hàng chuyển tiền ngay lập tức và an toàn tới bất kz ai có một địa chỉ email, có thể là một doanh nghiệp hoặc nhận tiền từ một người khác chuyển đến. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 10
  11. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.2. Một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến 7.2.1. Thanh toán bằng dịch vụ của PayPal (www.paypal.com) PayPal là một lựa chọn thuận tiện cho những người mua hàng, trả tiền cho các món hàng mua bằng hình thức đấu giá, còn người bán hàng đấu giá cũng muốn lựa chọn PayPal để giảm thiểu rủi ro do những hình thức thanh toán trực tuyến khác có thể gây ra. Các giao dịch qua PayPal được xử lý tức thời, do đó tài khoản của người gửi tiền bị khấu trừ và tài khoản người nhận tiền được ghi có ngay khi giao dịch xảy ra. Một chủ tài khoản PayPal bất kz có thể rút tiền mặt từ tài khoản PayPal này vào bất kz khi nào bằng cách yêu cầu PayPal gửi họ séc hoặc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản gửi tiền của họ. Để sử dụng PayPal, doanh nghiệp hoặc cá nhân trước hết phải đăng ký tài khoản ở PayPal. Tài khoản này không yêu cầu số dư tối thiểu, và tiền được chuyển vào tài khoản thông qua chuyển tiền từ tài khoản thanh toán hoặc từ thẻ tín dụng. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 11
  12. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.2. Một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến 7.2.1. Thanh toán bằng dịch vụ của PayPal (www.paypal.com) Thông tin tài khoản Bên A 1 Bên B Giao h ng 7 à 2 5 6 Xác nhận và Xác nhận Xác nhận việc nhập thông tin thanh toán nhận thanh thanh toán Ghi nợ toán khoản 3 thanh toán Tài khoản A Tài khoản B trên PayPal trên PayPal 4 Trả lời Khẳng định Hình 2.2. Quy trình thanh toán giữa hai cá nhân của PayPal 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 12
  13. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.2.2. Thanh toán điện tử sử dụng thẻ thông minh Thẻ thông minh là thẻ có gắn bộ vi xử lý trên đó (chip). Bộ vi xử lý này có thể kết hợp thêm một thẻ nhớ, cũng có trường hợp trên thẻ thanh toán chỉ gắn thêm thẻ nhớ mà không có phần lập trình nào kèm theo. Bộ vi xử lý có thể lưu trữ, xóa hoặc thay đổi thông tin trên thẻ trong khi thẻ nhớ chỉ có chức năng như một giống thẻ tín dụng. Mặc dù bộ vi xử lý có thể chạy được các chương trình giống một máy vi tính, song nó phải được dùng kết hợp với các thiết bị khác như máy đọc thẻ, máy ATM (Automatic Teller Machine). Thẻ thông minh hiện nay ngày càng được sử dụng rộng rãi vì các ứng dụng phong phú của nó, trong đó có những ứng dụng điển hình liên quan đến thanh toán điện tử như: - Thẻ dịch vụ khách hàng - thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ mua chịu - Thẻ công nghệ thông tin - Thẻ y tế và phúc lợi xã hội 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 13
  14. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.2.2. Thanh toán điện tử sử dụng thẻ thông minh (tt) * Thanh toán điện tử bằng thẻ thông minh: - Visa Cash: Visa Cash là một thẻ trả trước, dùng để thanh toán cho những giao dịch có giá trị nhỏ. - Visa Buxx: Là thẻ trả trước được thiết kế cho thanh niên. - Mondex: Là thẻ gắn bộ vi xử lý của MasterCard, có chức năng tương tự như Visa Cash. Thẻ có thể được sử dụng để thanh toán tại bất cứ nơi nào có biểu tượng Mondex. Hơn nữa, sử dụng thẻ Mondex có thể chuyển được tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Không giống thẻ Visa Cash, thẻ Mondex có thể lưu tài khoản tiền của 5 loại tiền khác nhau. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 14
  15. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.2.3. Thanh toán điện tử bằng ví điện tử Ví điện tử là một phần mềm trong đó người sử dụng có thể lưu trữ số thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân khác. Khi mua hàng trên mạng, người mua hàng chỉ đơn giản kích vào ví điện tử, phần mềm sẽ tự động điền các thông tin khách hàng cần thiết để thực hiện việc mua hàng. Hiện nay, Visa, MasterCard, Yahoo, AOL, Microsoft đều cung cấp dịch vụ ví điện tử. Cách thức vận hành của ví điện tử như sau: - Người mua (người sử dụng ví điện tử) đặt hàng qua mạng - Phần xác minh/đăng ký của ví điện tử tạo ra một cặp khóa. Phần này sẽ mã hóa một khóa với khóa công khai của người mua đi liền với ví điện tử. Ví điện tử cũng tạo ra một thông điệp (vé) gồm khóa thứ hai và tên người mua. Vé sau đó được mã hóa cùng với khóa công cộng của người bán. Cả hai phần mã hóa được gửi cho người mua cùng với thông điệp. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 15
  16. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.2.3. Thanh toán điện tử bằng ví điện tử (tt) - Người mua giải mã thứ nhất bằng cách sử dụng khóa bí mật của mình. Người mua sau đó tạo ra một thông điệp mới, bao gồm tên người mua, và mã hóa thông điệp này bằng khóa thứ nhất và gửi thông điệp này cùng với vé cho người bán - Người bán giải mã vé sử dụng mã bí mật của mình, lấy được tên người mua và khóa thứ hai. Sử dụng khóa này, người bán giải mã được thông điệp người mua gửi và có được tên người mua. Nếu 2 tên này trùng nhau, người bán sẽ biết người mua là chân thực Sau lần giao dịch đầu tiên thành công, từ lần thứ hai, người mua và người bán đó có thể thực hiện những giao dịch an toàn khác sử dụng các chìa khóa để mã hóa các liên lạc. Toàn bộ quy trình chỉ thực hiện trong vài giây, và hoàn toàn tự động với chi phí tối thiểu. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 16
  17. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.2.4. Thanh toán điện tử bằng thẻ mua hàng Các nhà cung cấp dịch vụ thẻ hàng đầu hiện nay như Visa, MasterCard và American Express đều đang đưa ra các loại thẻ mới sử dụng với các khoản mua hàng thường xuyên và có giá trị nhỏ của các doanh nghiệp là thẻ mua hàng. Thẻ mua hàng là các loại thẻ đặc biệt dùng cho nhân viên các công ty, chỉ được dùng để mua các mặt hàng thông dụng như văn phòng phẩm, máy tính, bảo trì máy móc, Quy trình vận hành của thẻ mua hàng tương tự như các loại thẻ khác khi mua hàng trực tuyến hoặc thông thường. Lợi ích chính của thẻ mua hàng là tính hiệu quả do doanh nghiệp không phải thanh toán cho từng giao dịch nhỏ lẻ, và dễ dàng tổng hợp các hóa đơn thanh toán để thanh toán gộp cho ngân hàng vào cuối kz thông qua phương thức chuyển tiền điện tử. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 17
  18. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.2.5. Sử dụng séc điện tử trong thanh toán điện tử Séc điện tử là phiên bản điện tử hoặc yêu cầu xuất trình điện tử đối với séc giấy thông thường. Séc điện tử chứa các thông tin tương tự như séc thường và có thể sử dụng trong mọi trường hợp và séc giấy có thể sử dụng với khung pháp lý điều chỉnh tương tự nhau. Về cơ bản, quy trình vận hành của séc điện tử tương tự như séc giấy, nhưng thực hiện toàn bộ thông qua các phương tiện điện tử, do đó nhanh hơn, ít chi phí hơn và có thể an toàn hơn. Séc điện tử được coi là phù hợp với thực tiễn kinh doanh hiện nay, vừa tận dụng được năng lực của các ngân hàng, vừa giảm thiểu các quy trình xử lý phức tạp. Với công nghệ bảo mật cao hiện nay, séc điện tử có thể được sử dụng cho mọi doanh nghiệp có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hệ thống thanh toán séc điện tử phổ biến hiện nay là eCheck Secure (của CheckFree), eCash. 03/10/2015 Thương mại điện tử 18
  19. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.2.5. Sử dụng séc điện tử trong thanh toán điện tử (tt) Thông tin thanh toán và đặt hàng Người mua 1 Người bán Giao h ng 6 à 2 5 Thông tin thanh toán Giấy từ người mua biên nhận và người bán Yêu cầu 3 x c nhận Ngân hàng đại á Ngân hàng đại diện người mua diện người bán 4 Trả lời xác nhận Hình 2.3. Quy trình thanh toán với SÉC 03/10/2015 Thương mại điện tử 19
  20. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.2.6. Thanh toán trong thương mại điện tử B2B Có nhiều lựa chọn thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Khi phải thanh toán cho nhà cung cấp hoặc để chấp nhận thanh toán từ đối tác, hầu hết các doanh nghiệp lớn thường chọn giải pháp Chuyển tiền điện tử hoặc các phương thức thanh toán “phi điện tử” (như séc thông thường), hoặc thẻ mua hàng. Đối với các giao dịch xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vẫn sử dụng hình thức thanh toán quốc tế truyền thống như dùng thư tín dụng (L/C) hoặc điện chuyển tiền (TTR). * Sự khác biệt giữa thư tín dụng (L/C) điện tử với L/C thông thường Thư tín dụng là một cam kết của Ngân hàng để thanh toán cho người bán một khoản tiền nhất định trên cơ sở bộ chứng từ người bán phải xuất trình theo yêu cầu của L/C. Như vậy, thực hiện L/C thường có 5 bước: phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận L/C, chuyển L/C và chiết khấu (thanh toán) L/C. Hiện nay một số ngân hàng đã bắt đầu cung cấp thư tín dụng điện tử với các bước trên được thực hiện trực tuyến. Điều này có nghĩa là Ngân hàng cung cấp dịch vụ cho phép nhà nhập khẩu soạn bản thảo L/C từ máy tính của nhà nhập khẩu, truyền bản thảo này đến ngân hàng để kiểm tra và xử lý. L/C sẽ được phát hành chỉ trong vòng vài giờ. Dịch vụ này cũng cho phép nhận được các L/C xuất khẩu và kiểm tra chúng từ máy tính của nhà xuất khẩu. Và các chứng từ xuất trình có thể là chứng từ điện tử. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 20
  21. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.2.6. Thanh toán trong thương mại điện tử B2B (tt) Một câu hỏi đặt ra là liệu thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cũng dùng những hình thức thanh toán qua thẻ thanh toán, thẻ thông minh và ví điện tử như trên? Câu trả lời với đa số trường hợp là Không, vì các giao dịch B2B thường có giá trị lớn, không thích hợp với các phương thức trên. Thông thường, thanh toán trong các giao dịch B2B thực hiện qua: Séc điện tử, Thẻ mua hàng, Thư tín dụng, hoặc chuyển khoản. Từ năm 2007 đến nay thanh toán điện tử đã có bước phát triển mạnh với một số đặc điểm chính sau: - Mở rộng đối tượng triển khai và ứng dụng thanh toán trực tuyến - Kết nối sâu rộng của các liên minh thẻ - Đa dạng hoá các loại hình thanh toán điện tử 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 21
  22. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.3. Ứng dụng thanh toán điện tử qua PayPal (tt) PayPal là hệ thống thanh toán qua thẻ tín dụng, một dịch vụ thanh toán điện tử được 50 triệu người sử dụng trên khắp thế giới. Tài khoản của các thành viên được kết nối với tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản thẻ tín dụng của họ và vì thế các khoản thanh toán dễ dàng được thực hiện giữa các tài khoản của cá nhân và tổ chức. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 22
  23. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.3. Ứng dụng thanh toán điện tử qua PayPal Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, PayPal là dịch vụ dễ sử dụng và tích hợp với website thương mại điện tử. Mặc dù PalPal chấp nhận các thanh toán bằng thẻ tín dụng, PayPal không đóng vai trò cổng thanh toán điện tử. Do đó, khi người bán muốn sử dụng PayPal để nhận các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng từ khách hàng, họ không phải trình hồ sơ về khả năng tín dụng, đặt cọc, lắp đặt các thiết bị đặc biệt hay cài đặt những phần mềm chuyên dụng, hoặc ký kết các hợp đồng chặt chẽ với ngân hàng. Thêm vào đó, người bán cũng không cần phải thu thập thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng hay những thông tin tài chính nhạy cảm khác. Người bán chỉ cần lập một tài khoản với PayPal, truy cập vào tài khoản này, sử dụng PayPal Merchant Account để tạo một công cụ thanh toán (thực chất là một trang HTML với mẫu form để khách hàng điền thông tin thanh toán), sau đó copy toàn bộ trang web này lên website thương mại điện tử của mình. Tất cả thời gian chỉ mất vài phút. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 23
  24. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.3. Ứng dụng thanh toán điện tử qua PayPal (tt) Hiện nay, đa số các giao dịch thương mại điện tử được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đối với người bán, phí dịch vụ xử lý thanh toán điện tử vẫn khá cao. Chi phí giao dịch, cộng với rủi ro hoàn lại tiền do gian lận thẻ tín dụng, chi phí quản lý và duy trì các website thương mại điện tử an toàn, chi phí bảo mật các thông tin thanh toán của khách hàng khiến tỷ suất lợi nhuận ngày càng thấp đi. Trong những năm qua, một số dịch vụ thanh toán điện tử đã xuất hiện thay thế hoặc hỗ trợ các thanh toán điện tử bằng thẻ tín dụng như Digital Cash, PayMe.com, Bank One’s eMoneyMail, Flooz, Beenz, Wells Fargo’s, eBay’s Billpoint và Yahoo’s PayDirect. Vì nhiều lý do, PayPal đã rất thành công trong cả thanh toán B2C và B2B. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng có rất nhiều dịch vụ thanh toán điện tử được triển khai, số lượng thành công ở trên chỉ là số rất ít trong các dịch vụ này. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 24
  25. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.3. Ứng dụng thanh toán điện tử qua PayPal (tt) Các trang web bán lẻ có thể áp dụng nhiều hình thức thanh toán trực tuyến khác nhau như thanh toán bằng thẻ thanh toán (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ vay nợ), thẻ thông minh hay ví điện tử. Thẻ thông minh là các loại thẻ lưu trữ thông tin, gồm giá trị tiền và thông tin chủ thẻ. Ngoài ra, thẻ thông minh có thể lưu trữ các thông tin khác thông qua một bộ vi xử lý gắn trong thẻ. Không giống thẻ thanh toán, thẻ thông minh yêu cầu người cung cấp dịch vụ phải lắp đặt các thiết bị đọc thẻ chuyên biệt. Thẻ thanh toán, một loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán điện tử hiện nay, thực chất là tập hợp các thông tin của chủ thẻ và mã số sử dụng thẻ. Để sử dụng thẻ thanh toán trong thanh toán điện tử, doanh nghiệp cần có tài khoản merchant account mở tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính hoặc cơ quan có cung cấp dịch vụ này. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức séc điện tử, chuyển tiền điện tử, L/C điện tử, để thực hiện thanh toán tiền hàng hóa với giao dịch B2B. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 25
  26. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam 7.4.1. Yêu cầu của thương mại điện tử đối với hệ thống thanh toán Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ ngày 01/3/2006, cùng với các nghị định hướng dẫn dưới Luật đã tạo hành lang pháp lý cơ bản để thương mại điện tử đi vào cuộc sống. Trong đó, các nghị định hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và hoạt động tài chính đã góp phần định hình một hướng phát triển mới cho các lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 26
  27. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4. Thanh toán đối với thương mại điện tử tại Việt Nam 7.4.1. Yêu cầu của thương mại điện tử đối với hệ thống thanh toán (tt) Tốc độ phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong những năm qua đang đặt ra nhu cầu về một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại để hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng tận dụng tối đa lợi ích của phương thức kinh doanh mới này. Thanh toán điện tử không chỉ là nhân tố thúc đẩy thương mại điện tử mà còn đóng một vai trò quan trọng trong công tác hiện đại hoá hệ thống thanh toán, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ trong ngành ngân hàng, tài chính tại Việt Nam. Năm 2007 là năm thứ hai trong lộ trình thực hiện Dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” của Ngân hàng Nhà nước và cũng là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 27
  28. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.2. Thực trạng của hoạt động thanh toán * Lượng tiền mặt lưu thông còn cao: Thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong các giao dịch hàng ngày của người dân. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân. * Số tài khoản cá nhân ngày càng tăng: Từ năm 2000 đến nay, số tài khoản cá nhân trong toàn hệ thống ngân hàng đã có bước phát triển nhảy vọt. Tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm vào khoảng 150% đối với số tài khoản cá nhân và 120% đối với số dư tài khoản. Số lượng tài khoản tăng nhanh là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành ngân hàng trong việc phát triển các dịch vụ thanh toán. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu để giảm lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán thời gian tới. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 28
  29. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.2. Thực trạng của hoạt động thanh toán (tt) * Mở rộng đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán: Thị trường dịch vụ thanh toán đang trở nên cạnh tranh hơn khi đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ không chỉ giới hạn ở ngân hàng mà được mở rộng sang các tổ chức khác như Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các công ty cung cấp giải pháp thanh toán, Như vậy, hoạt động thanh toán thời gian qua đã có những bước tiến khá rõ nét. Việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch vẫn cao nhưng đã có xu hướng giảm dần. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 29
  30. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.3. Tiền đề của hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam * Sự phát triển của thị trường thanh toán thẻ: Thanh toán thẻ được coi là giải pháp bước đầu cho hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam. Theo Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN ngày 03/7/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng có thể phát hành một loại thẻ thanh toán mới, đó là thẻ trả trước vô danh với hạn mức 5 triệu đồng. Hình thức thẻ này ra đời với mục tiêu giảm lượng tiền mặt trong thanh toán. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 30
  31. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.3. Tiền đề của hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam (tt) * Liên minh thẻ ngân hàng: Trong bối cảnh số lượng tài khoản cá nhân ngày một tăng, mạng lưới thanh toán, loại hình thẻ ngày một mở rộng theo nhu cầu của người tiêu dùng, vấn đề khó khăn chính là việc liên kết các hệ thống thanh toán của nhiều ngân hàng khác nhau nhằm cắt giảm chi phí và tăng tính tiện dụng cho khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành nói chung. Ví dụ: Ngày 21/4/2007, hệ thống thanh toán thẻ Việt Nam được đánh dấu bằng việc kết nối thành công 3 ngân hàng bao gồm Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank) thông qua dịch vụ kết nối chuyển mạch của Banknetvn. Theo Banknetvn, hệ thống kết nối của Banknetvn giúp chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch tại gần 25 nghìn máy ATM trong hệ thống Banknetvn, chiếm khoảng 60% tổng số ATM trên toàn quốc. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 31
  32. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.4. Định hướng của Nhà nước về phát triển thanh toán điện tử Ngày 29 tháng 12 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Mục tiêu của Đề án là hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, đồng thời thúc đẩy phát triển các phương thức thanh toán điện tử trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này, Đề án vạch ra 6 nhóm đề án nhánh như sau: Nhóm đề án 1: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế theo hướng tạo lập môi trường công bằng, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, ứng dụng công nghệ trong thanh toán. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 32
  33. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.4. Định hướng của Nhà nước về phát triển thanh toán điện tử (tt) Nhóm đề án 2: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công. Giải pháp này bao gồm quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và trả lương, trợ cấp ưu đãi xã hội qua tài khoản. Nhóm đề án 3: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tập trung xây dựng và ứng dụng thanh toán điện tử, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 33
  34. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.4. Định hướng của Nhà nước về phát triển thanh toán điện tử (tt) Nhóm đề án 4: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư thông qua phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, tăng lượng tài khoản cá nhân, mở rộng mạng lưới máy ATM và đơn vị chấp nhận thẻ. Nhóm đề án 5: Phát triển hệ thống thanh toán thông qua việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng; xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động và trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 34
  35. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.4. Định hướng của Nhà nước về phát triển thanh toán điện tử (tt) Nhóm đề án 6: Các giải pháp hỗ trợ để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu 6 đề án nhánh nêu trên được triển khai thành công, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán có thể giảm xuống không quá 18% vào năm 2010 và 15% vào năm 2020. Đồng thời, số tài khoản cá nhân sử dụng cho thanh toán cũng tăng lên 20 triệu vào năm 2010 và 45 triệu vào năm 2020, số thẻ phát hành đạt mức 15 triệu đến cuối năm 2010 và 30 triệu cho tới năm 2020.81 Ngân hàng Nhà nước hiện đang tích cực triển khai Đề án xây dựng Trung tâm Chuyển mạch thẻ thống nhất. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những chỉ đạo cụ thể để các liên minh tăng cường hợp tác với nhau, cùng chia sẻ cơ sở hạ tầng thanh toán thẻ, qua đó chi phí sẽ giảm và tạo thuận lợi hơn cho các chủ thẻ trong giao dịch cá nhân. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 35
  36. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.4. Định hướng của Nhà nước về phát triển thanh toán điện tử (tt) * Lợi ích của việc trả lương qua tài khoản Đánh giá của các chuyên gia ngành tài chính, ngân hàng cho rằng việc trả lương qua tài khoản thực sự mang lại những hiệu quả tương tác “3 trong 1” vô cùng lớn. Đó như một bước đệm quan trọng cho công cuộc phòng, chống tham nhũng lãng phí của Chính phủ và tiến tới triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010. Quyết định phê duyệt Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo đà cho thanh toán điện tử phát triển bền vững và trở thành một hình thức thanh toán phổ biến đối với mọi đối tượng từ doanh nghiệp đến cá nhân người tiêu dùng. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 36
  37. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.5. Ngân hàng với thanh toán điện tử Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking): bao gồm quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán, mở, sửa L/C, chuyển tiền ra nước ngoài, yêu cầu giải ngân hoặc trả nợ, đăng ký sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, thanh toán qua website. Ngân hàng trực tuyến chính là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời giúp các ngân hàng cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả hơn, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, xu hướng phát triển của ngân hàng trực tuyến được dự đoán khả quan trong bối cảnh hội nhập và bùng nổ Internet như hiện nay. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 37
  38. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.6. Dịch vụ tin nhắn ngân hàng (SMS Banking) Cùng với ngân hàng trực tuyến, dịch vụ tin nhắn ngân hàng ra đời như một bước tiếp theo trong tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng. Tận dụng sự phổ biến của điện thoại di động, nhiều ngân hàng đã bổ sung thêm tiện ích mới này nhằm phục vụ khách hàng ở mức tốt hơn. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 38
  39. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.6. Dịch vụ tin nhắn ngân hàng (SMS Banking) (tt) Các tiện ích dịch vụ tin nhắn ngân hàng đang được triển khai bao gồm: * Nhóm cung cấp thông tin: - Số dư tài khoản; - Liệt kê giao dịch của tài khoản. - Lãi suất tiết kiệm; - Tỷ giá tiền tệ; - Địa điểm đặt máy ATM và phòng giao dịch. - Hạn mức tín dụng; - Tình hình hoạt động tín dụng; - Thông tin về L/C và chứng từ thanh toán XNK. * Nhóm thanh toán: - Chuyển khoản. - Thanh toán thẻ tín dụng; - Thanh toán hoá đơn; - Mua hàng trực tuyến. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 39
  40. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.7. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử Danh sách các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử (Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2007, Bộ Công Thương) Stt Công ty Dịch vụ 1 CTCP dịch vụ thẻ Smartlink Thanh toán điện tử; Thẻ trả trước; Chuyển mạch ATM và POS 2 CTCP Dịch vụ & Thương mại Giải pháp thanh toán, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng trực tuyến Onepay 3 CTCP mạng thanh toán Thanh toán qua POS; ePOS và mPOS; Thẻ trả trước; Dịch vụ PayNet top-up 4 CTCP chuyển mạch tài chính Chuyển mạch ATM và POS; Dịch vụ Mr.Top-up Quốc gia Việt Nam Banknet 5 CTVASC Payment Thanh toán trực tuyến cho các chủ tài khoản tại NH Ngoại Thương và Kỹ Thương tại địa chỉ www.paygate.com.vn 6 CTCP giải pháp thanh toán Dịch vụ top-up; Thanh toán các loại hóa đơn Việt Nam VnPay 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 40
  41. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.7. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử (tt) Danh sách các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử (Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2007, Bộ Công Thương) Stt Công ty Dịch vụ 7 CTCP Công nghệ thanh Giải pháp thanh toán thẻ toán thông minh SmartPay 8 CTCP Dịch vụ thương mại Vgold dùng để mua bán trực tuyến tại điện tử VietPay www.nhansu.com, www.timban.com.vn, www.vcards.vn, www.market4gamer.net 9 CTCP phát triển công nghệ Ví điện tử (Sử dụng tài khoản PayViet để HW PayViet mua bán và thanh toán trực tuyến tại ww.hwmarket.vn, www.chovieclam.com.vn, 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 41
  42. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.7. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử (tt) Danh sách các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử (Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử 2007, Bộ Công Thương) Stt Công ty Dịch vụ 10 CTTNHH Là tôi Cổng thanh toán điện tử Toipay 11 CTdịch vụ xử lý dữ liệu Tiến Cổng thanh toán điện tử 68pay Thành 12 CTCP viễn thông Sài Gòn – Ví điện tử (e-wallet) Saigon Tel 13 CTCP dịch vụ giá trị gia tăng Cổng thanh toán điện tử Mobivi trên mạng Việt Phú – Mobivi 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 42
  43. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.8. Triển vọng kết nối dịch vụ thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử * Cổng thanh toán điện tử và vai trò của cổng thanh toán điện tử - Cổng thanh toán điện tử là nhân tố nền tảng để tạo nên một hệ thống thanh toán điện tử có tính liên thông cao, đáp ứng các yêu cầu phát triển của thương mại điện tử. - Sự phát triển của thương mại điện tử luôn gắn chặt và đòi hỏi có sự tham gia của cổng thanh toán điện tử. Đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, sự ra đời cổng thanh toán điện tử và sự tiện lợi của các hình thức thanh toán điện tử sẽ là đòn bẩy giúp tăng lượng khách hàng cũng như giao dịch. - Do vai trò thiết yếu của cổng thanh toán điện tử cũng như xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp đã có những phản ứng khá tích cực bằng việc đưa ra một số mô hình được xây dựng theo các cách tiếp cận khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là tạo ra “cầu nối” giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 43
  44. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7.4.9. Một số mô hình ứng dụng thanh toán điện tử * Pacific Airlines triển khai bán vé máy bay trực tuyến: Đầu năm 2007, ngành hàng không Việt Nam bắt tay vào triển khai hệ thống vé điện tử. Sau khi chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần và hàng không giá rẻ, hãng hàng không Pacific Airlines áp dụng hình thức bán vé máy bay điện tử trực tuyến với mục đích cắt giảm chi phí hệ thống đại lý, tăng hiệu quả công tác quản lý lịch bay, xóa bỏ chi phí in vé, Đối với người tiêu dùng, sự tiện dụng và chủ động trong việc đặt vé là một lợi ích khó phủ nhận và đã có nhiều phản hồi khả quan từ khách hàng đối với phương thức bán vé này. * 123mua.vn với thanh toán điện tử: 123mua.vn được biết đến như một website B2C khá trẻ nhưng hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 44
  45. Chương 2: GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 7. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Câu hỏi ôn tập 1. Thanh toán điện tử là gì? Nêu một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay. 2. Nêu qui trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trong thương mại điện tử. 3. So sánh L/C điện tử và L/C truyền thống. 4. Nêu những lợi ích của việc triển khai thanh toán điện tử. 5. Nêu những rủi ro trong thanh toán điện tử đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp. 6. Nêu các hình thức thanh toán điện tử phổ biến trong mô hình thương mại điện tử B2B tại Việt Nam. 7. Nêu các điều kiện cần thiết để triển khai thanh toán điện tử. 8. Nêu thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam hiện nay. 9. Giải pháp thanh toán là gì? Nêu một số nhà cung cấp giải pháp thanh toán phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay. 10. So sánh thẻ thông minh với thẻ tín dụng truyền thống. 12/9/201503/10/2015 Thương mại điện tử 45
  46. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (e-Commerce) Thương mại điện tử 46
  47. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (e-Commerce) Thương mại điện tử 47