Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử - ThS. Vũ Trọng Luật
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử - ThS. Vũ Trọng Luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_thuong_mai_dien_tu_chuong_1_tong_quan_ve_thuong_ma.pdf
Nội dung text: Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử - ThS. Vũ Trọng Luật
- ThS. VŨ TRỌNG LUẬT BÀI GIẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ EC Chương 1 Tổng quan về thương mại điện tử
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. VŨ TRỌNG LUẬT Bài giảng THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Chương 1 Tổng quan về thƣơng mại điện tử THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015
- LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới ngày nay đã tác động và xâm nhập vào mọi hoạt động kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Công nghệ thông tin đã xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp đã góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Những mô hình kinh doanh mới này được hiểu theo nhiều khái niệm khác nhau do việc áp dụng những mô hình kinh doanh mới mang lại đó chính là khái niệm “thương mại điện tử”. Thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và giúp cho người tiêu dùng mua sắm thuận tiện các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường ở mọi nơi trên thế giới. Bài giảng “Thương mại điện tử” là một trong những tài liệu giảng dạy các môn học nghiệp vụ thuộc nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử và ứng dụng cho một số chuyên ngành khác của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Khi biên soạn Bài giảng “Thương mại điện tử”, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước với mục đích đưa ra một tài liệu giảng dạy phù hợp với đối tượng người học. Bài giảng được viết theo quan điểm cung cấp những kỹ năng, kiến thức, các điều kiện thực hiện công việc trên cơ sở sử dụng các phương tiện điện tử, phần mềm, mạng internet, điện thoại, máy fax, các phương tiện thanh toán điện tử và máy tính có nối mạng internet, và việc áp dụng Luật giao dịch điện tử để thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại như mua, bán, thanh toán, lập các báo cáo, thống kê doanh số, hàng hóa phục vụ đúng mục đích của mình và doanh nghiệp. Bài giảng này gồm các nội dung như sau: - Lời nói đầu - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử - Chương 2: Giao dịch điện tử - Chương 3: Marketing điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử - Chương 5: Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp - Chương 6: Luật về thương mại điện tử Tác giả xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình biên soạn tài liệu này. Nhưng trong quá trình biên soạn, lĩnh hội các quan điểm, khái niệm mới của nghề “Thương mại điện tử” không ngừng phát triển, nên không thể tránh được những thiếu sót. 3
- Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của độc giả để luôn cập nhật cho bài giảng được hoàn thiện hơn. Thông tin Tác giả Tác giả Email: luatvt@hcmute.edu.vn ĐT: 0906836920 Website: hcmute.edu.vn ThS. Vũ Trong Luật thuvienspkt.edu.vn thuvien.hcmute.edu.vn Website thương mại điện tử Hợp tác: vecom.vn ybook.vn sachweb.com m.alezaa.com sachbaovn.vn anybook.vn vinabook.vn 4
- MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5 1. Khái niệm chung về thƣơng mại điện tử 5 1.1. Sự ra đời và phát triển của Internet 5 1.2. Khái niệm thương mại điện tử 6 1.3. Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử 10 1.4. Hệ thống các hoạt động cơ bản trong thương mại điện tử 12 1.5. Quá trình phát triển thương mại điện tử 13 1.6. Các vấn đế chiến lược trong thương mại điện tử 15 2. Đặc điểm, phân loại thƣơng mại điện tử 17 2.1. Đặc điểm của thương mại điện tử 17 2.2. Phân loại thương mại điện tử 18 3. Lợi ích và hạn chế của thƣơng mại điện tử 20 3.1. Lợi ích của thương mại điện tử 20 3.2. Hạn chế của thương mại điện tử 23 4. Ảnh hƣởng của thƣơng mại điện tử 24 4.1. Tác động đến hoạt động marketing 24 4.2. Thay đổi mô hình kinh doanh 25 4.3. Tác động đến hoạt động sản xuất 25 4.4. Tác động đến hoạt động tài chính, kế toán 26 4.5. Tác động đến hoạt động ngoại thương 27 4.6. Tác động của thương mại điện tử đến các ngành nghề khác 27 5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển thƣơng mại điện tử 30 5.1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách (vĩ mô) 31 5.2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông 34
- 5.3. Xây dựng hạ tầng kiến thức - chính sách về đào tạo nhân lực 35 5.4. Xây dựng hệ thống bảo mật trong thương mại điện tử 35 5.5. Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử 36 5.6. Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp 37 5.7. Xây dựng nguồn nhân lực cho thương mại điện tử 37 5.8. Áp dụng phù hợp các phần mềm quản lý tác nghiệp 38 6. Thực trạng phát triển thƣơng mại điện tử tại Việt Nam và trên Thế giới 38 6.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới 38 6.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam 42 6.2.1. Tình hình ban hành các luật và văn bản pháp quy liên quan 42 6.2.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp 46 6.2.3. Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
- DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH Tên Nội dung Trang Bảng 1.1. Các quan hệ đối tác chủ yếu 20 Bảng 1.2. Những hạn chế của thương mại điện tử 23 Bảng 1.3. Số lượng người dùng internet theo khu vực và 39 mức độ phát triển kinh tế Bảng 1.4. Tỷ lệ người sử dụng internet theo khu vực và 40 mức độ phát triển kinh tế Bảng 1.5. Doanh số bán lẻ từ hoạt động thương mại điện tử 41 của Mỹ năm 2000-2003 Bảng 1.6. Cơ cấu đầu tư CNTT trong doanh nghiệp 47 Bảng 1.7. Tỷ lệ sử dụng các phần mềm tác nghiệp 47 Bảng 1.8. Tình hình ứng dụng các phần mềm trong doanh 49 nghiệp Hình 1.1. Ứng dụng thương mại điện tử trong các giai đoạn 13 của chuỗi giá trị Hình 1.2. Sơ đồ phát triển kinh doanh điện tử 15 Hình 1.3. Các bước triển khai thương mại điện tử 16 Hình 1.4. Mô hình đào tạo trực tuyến 28 Hình 1.5. Mô hình kinh doanh bảo hiểm khi chưa có 29 internet Hình 1.6. Doanh nghiệp tiến hành nhận gửi đơn hàng qua 42 mạng
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Khái niệm chung về thƣơng mại điện tử 1.1. Sự ra đời và phát triển của Internet Internet là mạng liên kết các mạng máy tính với nhau. Mặc dù mới thực sự phổ biến từ những năm 1990, internet đã có lịch sử hình thành từ khá lâu: 1962: J.C.R. Licklider đưa ra ý tưởng kết nối các máy tính với nhau, ý tưởng liên kết các mạng thông tin với nhau đã có từ khoảng năm 1945 khi khả năng hủy diệt của bom nguyên tử đe dọa xóa sổ những trung tâm liên lạc quân sự, việc liên kết các trung tâm với nhau theo mô hình liên mạng sẽ giảm khả năng mất liên lạc toàn bộ các mạng khi một trung tâm bị tấn công. 1965: Mạng gửi các dữ liệu đã được chia nhỏ thành từng packet, đi theo các tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies); Lawrence G. Roberts đã kết nối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở California qua đường dây điện thoại. 1967: Lawrence G Roberts tiếp tục đề xuất ý tưởng mạng ARPANet (Advanced Research Project Agency Network) tại một hội nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển gói tin - packet switching technology đem lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể chia sẻ thông tin với nhau; Phát triển mạng máy tính thử nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANet. 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của Internet; Internet - liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng máy tính được kết nối với nhau. 1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson). 1973: ARPANet lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại học London. 1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP (Transmission Control Protocol và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ; được chia thành sáu loại chính bao gồm .edu -(education) cho lĩnh vực giáo dục, .gov - (government) thuộc chính phủ, .mil - (miltary) 5
- cho lĩnh vực quân sự, .com - (commercial) cho lĩnh vực thương mại, .org - (organization) cho các tổ chức, .net - (network resources) cho các mạng. 1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới, mọi người đều có thể sử dụng, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Internet vào mục đich thương mại. 1991: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language) ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol), Internet đã thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt các dịch vụ mới. World Wide Web (WWW) ra đời, đem lại cho người dùng khả năng tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú. WWW chính là hệ thống các thông điệp dữ liệu được tạo ra, truyền tải, truy cập, chia sẻ thông qua Internet. Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả. Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm 1994, Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995. Công ty IBM giới thiệu các mô hình kinh doanh điện tử năm 1997 Dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam chính thức từ năm 1997 mở ra cơ hội hình thành và phát triển thương mại điện tử. Năm 2003, thương mại điện tử chính thức được giảng dạy ở một số trường đại học tại Việt Nam. 1.2. Khái niệm thƣơng mại điện tử Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, tức là doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử. Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. 6
- - Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp: Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và internet. Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm như: - TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997). - TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997). - TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000). Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), cá nhân với nhau (C2C); Ví dụ: Alibala.com; Amazon.com, eBay.com Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng: Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm theo nghĩa rộng về thương mại điện tử như: - EU: TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình). - OECD: TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đó được số hoá thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL). - Thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hoá được; chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử - EST (electronic share trading); vận đơn điện tử - E B/L (electronic bill of lading); đấu giá thương mại - Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm 7
- các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến - Online procurement; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khi bán, - UNCTAD: * Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp. Trên góc độ doanh nghiệp “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử”. Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Khái niệm này được viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó: M - Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua internet). S - Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng). D - Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng). P - Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng). Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh toán thì được coi là tham gia thương mại điện tử. * Dưới góc độ quản lý nhà nước, thương mại điện tử bao gồm các lĩnh vực: I - Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT (I) M - Thông điệp (M) B - Các quy tắc cơ bản (B) S - Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực (S) A - Các ứng dụng (A) Mô hình IMBSA này đề cập đến các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển TMĐT như sau: + I: Infrastructure: Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông. Một ví dụ điển hình là dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL. Tại nước ta, theo thống kê năm 2008 của Cục Thương mại điện tử, có đến 99% doanh nghiệp đã kết nối internet, trong đó 98% doanh nghiệp là 8
- sử dụng dịch vụ băng thông rộng ADSL truy cập Internet với tốc độ đủ cao để giao dịch qua mạng. Suy cho cùng, nếu không phổ cập dịch vụ Internet thì không thể phát triển thương mại điện tử được. Chính vì vậy, UNCTAD đưa ra lĩnh vực đầu tiên cần phát triển chính là Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông, tạo lớp vỏ đầu tiên cho TMĐT. + M: Message: Các vấn đề liên quan đến Thông điệp dữ liệu. Thông điệp chính là tất cả các loại thông tin được truyền tải qua mạng, qua Internet trong thương mại điện tử. Ví dụ như hợp đồng điện tử, các chào hàng, hỏi hàng qua mạng, các chứng từ thanh toán điện tử đều được coi là thông điệp, chính xác hơn là “thông điệp dữ liệu”. Tại các nước và tại VN, những thông điệp dữ liệu khi được sử dụng trong các giao dịch TMĐT đều được thừa nhận giá trị pháp lý. Điều này được thể hiện trong các Luật mẫu của Liên hợp quốc về giao dịch điện tử hay Luật TMĐT của các nước, cũng như trong Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam. + B: Basic Rules: Các quy tắc cơ bản điều chỉnh chung về TMĐT: chính là các luật điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến TMĐT trong một nước hoặc khu vực và quốc tế Ví dụ: ở Việt Nam hiện nay là Luật Giao dịch điện tử (3/2006), Luật Công nghệ Thông tin (6/2006). Đối với khu vực có Hiệp định khung về TMĐT của các khu vực như EU, ASEAN, Hiệp định về Công nghệ thông tin của WTO, về Bảo hộ sở hữu trí tuệ, và về việc thừa nhận giá trị pháp lý khi giao dịch xuyên “biên giới” quốc gia. + S: Sectorial Rules/ Specific Rules: Các quy tắc riêng, điều chỉnh từng lĩnh vực chuyên sâu của TMĐT như chứng thực điện tử, chữ ký điện tử, ngân hàng điện tử (thanh toán điện tử). Thể hiện dưới khía cạnh pháp luật ở Việt Nam có thể là các Nghị định chi tiết về từng lĩnh vực. Hay các tập quán thương mại quốc tế mới như Quy tắc về xuất trình chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế (e-UCP), hay quy tắc sử dụng vận đơn điện tử (của Bolero). + A: Applications: Được hiểu là các ứng dụng TMĐT, hay các mô hình kinh doanh thương mại điện tử cần được điều chỉnh, cũng như đầu tư, khuyến khích để phát triển, trên cơ sở đã giải quyết được 4 vấn đề trên. Ví dụ như: Các mô hình Cổng TMĐT quốc gia (ECVN.gov), các sàn giao dịch TMĐT B2B (Vnemart.com) cũng như các mô hình B2C (golmart.com.vn, Amazon.com), mô hình C2C (Ebay.com), hay các website của các công ty XNK, đều được coi chung là các ứng dụng TMĐT. 9
- - WTO: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua internet dưới dạng số hóa. - AEC (Association for Electronic Commerce): Thương mại điện tử là làm kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử, định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là thương mại điện tử. Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996) định nghĩa: Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. “Thông tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuận điện tử, bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản thiết kế, hình đồ hoạ, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hoá đơn, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm thanh, “Thƣơng mại” được hiểu theo nghĩa rộng, bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn ở, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Mặc dù môn học có tên gọi thương mại điện tử nhưng phạm vi nghiên cứu rộng hơn bao trùm lên cả các mô hình và các vấn đề kinh doanh điện tử với mục đích trang bị các kiến thức, kỹ năng về thương mại và kinh doanh điện tử để người học áp dụng trong mọi lĩnh vực kinh doanh và các tổ chức liên quan. 1.3. Các phƣơng tiện thực hiện thƣơng mại điện tử Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử (hay còn gọi là phương tiện điện tử) bao gồm: điện thoại, fax, truyền hình, điện thoại không dây, các mạng máy tính có kết nối với nhau, và mạng Internet. Tuy nhiên, thương mại điện tử phát triển chủ yếu qua Internet và thực sự trở nên quan trọng khi mạng Internet được phổ cập. Mặc dù vậy, gần đây 10
- các giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử đa dạng hơn, các thiết bị điện tử di động cũng dần dần chiếm vị trí quan trọng, hình thức này được biết đến với tên gọi thương mại điện tử di động (Mobile- commerce hay M-commerce). - Điện thoại: là một phương tiện phổ thông, dễ sử dụng, và gần như xuất hiện sớm nhất trong các phương tiện điện tử được đề cập. Một số dịch vụ có thể cung cấp trực tiếp qua điện thoại như dịch vụ bưu điện, ngân hàng, hỏi đáp, tư vấn, giải trí. Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn. Nhưng điện thoại có một hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh và mọi cuộc giao dịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ. Ngoài ra, chi phí giao dịch bằng điện thoại, nhất là giao dịch điện thoại đường dài, còn khá đắt. Thương mại điện tử vẫn sử dụng điện thoại như một công cụ quan trọng, tuy nhiên “điện thoại” được hiểu theo nghĩa rộng, không giới hạn ở điện thoại cố định mà được hiểu là tất cả các hình thức giao tiếp bằng giọng nói thông qua các phương tiện điện tử: điện thoại qua Internet, “voice chat”, “voice message” qua Yahoo Messenger (YM) hay Skype, Đây cũng chính là lợi thế nổi bật của Internet với các ứng dụng truyền thoại qua môi trường này và các thiết bị điện tử như máy tính được sử dụng trong giao dịch thương mại điện tử này. Ví dụ: đàm phán, ký kết hợp đồng qua YM & thư điện tử. - Máy fax: Có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Tuy nhiên hạn chế của máy fax là chỉ truyền được văn bản viết, không truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều. Fax qua Internet là một dịch vụ mới được ứng dụng khá rộng rãi để giảm chi phí trong giao dịch điện tử. Thiết bị điện tử cũng không giới hạn ở máy fax truyền thống mà mở rộng ra máy vi tính và các thiết bị điện tử khác sử dụng các phần mềm cho phép gửi và nhận văn bản fax. Hoạt động này cũng làm mở rộng khái niệm thương mại điện tử và những quy định về văn bản gốc, bằng chứng, văn bản do bản gốc của fax trước đây là văn bản giấy, bản gốc của fax qua máy vi tính có thể là văn bản điện tử. Ví dụ: sử dụng winfax gửi văn bản word từ máy vi tính đến máy fax của đối tác. - Truyền hình: ngày nay, truyền hình trở thành một trong những công cụ điện tử phổ thông nhất. Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong thương mại, nhất là trong quảng cáo hàng hóa. Song truyền hình mới chỉ là một công cụ truyền thông một chiều, qua truyền hình, khách hàng không thể tìm kiếm được các chào hàng, không thể đàm phán với người bán về các điều khoản mua bán cụ thể. Gần đây, khi máy thu hình được kết nối với máy tính thì công dụng của nó được mở rộng hơn. Việc 11
- giao dịch và đàm phán bằng “video conference” thực hiện qua Internet trở nên quan trọng và đẩy mạnh thương mại điện tử khi tiết kiệm được thời gian và chi phí của các bên mà vẫn có hiệu quả như đàm phán giao dịch trực tiếp truyền thống. Ví dụ: e-learning sử dụng video-conference và net-meeting. - Máy tính và mạng Internet: thương mại điện tử chỉ thực sự có vị trí quan trọng khi có sự bùng nổ của máy tính và internet vào những năm 90 của thế kỷ 20. Máy tính và Internet giúp doanh nghiệp tiến hành giao dịch mua bán, hợp tác trong sản xuất, cung cấp dịch vụ, quản lý các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, liên các các doanh nghiệp trên toàn cầu, hình thành các mô hình kinh doanh mới. Không chỉ giới hạn ở máy tính, các thiết bị điện tử và các mạng viễn thông khác cũng được ứng dụng mạnh mẽ vào thương mại làm đa dạng các hoạt động thương mại điện tử từ việc sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán điện tử, mobile phone trong các giao dịch điện tử giá trị nhỏ, hệ thống thương mại điện tử trong giao thông để xử lý vé tàu điện, xe bus, máy bay đến giao dịch chứng khoán, tài chính, ngân hàng điện tử, hai quan điện tử trong nước và quốc tế. Những tập đoàn toàn cầu cũng chia sẻ thông tin trong hoạt động thương mại qua mạng riêng của mình hoặc qua internet. Ví dụ: ngân hàng điện tử (e-banking), mua sắm điện tử (e-procurement). 1.4. Hệ thống các hoạt động cơ bản trong thƣơng mại điện tử Theo Micheal Porter, thương mại điện tử có thể ứng dụng vào tất cả các giai đoạn trong chuỗi giá trị. Tất nhiên, khi ứng dụng sâu và rộng thương mại điện tử ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, trở thành kinh doanh điện tử. 12
- Mua sắm trực tuyến Outbound logistics Dịch vụ sau bán - Mua nguyên liệu trực - Quản trị đặt hàng hàng tuyến (sản xuất ô tô, trực tuyến - Theo dõi bán hàng máy bay ) - Ký kết hợp đồng tự trực tuyến - Đấu thầu trực tuyến động qua mạng - Hỗ trợ khách hàng để mua nguyên liệu - Cho phép khách trực tuyến - Kết nối ERP giữa các hàng truy xuất tới - Quản trị quan hệ công ty và các nhà danh mục sản phẩm khách hàng cung cấp mới và thời hạn giao - Quản trị bán phụ - Chia sẻ thông tin hàng kiện/hàng thay thế nguyên liệu sản xuất - Quản trị quá trình cho nhà cung cấp thực hiện hợp đồng Marketing Sản phẩm Inbound Xử lý Outbound & Bán hàng Dịch vụ nghiệp vụ và Dịch Logistics Logistics 5 Sau vụ 2 3 4 bán hàng 1 6 R&D điện tử Sản xuất điện tử Marketing điện tử - R&D trực tuyến - Sản xuất theo - Marketing theo đối - Thiết kế sản đơn hàng của tượng khách hàng phẩm mới quần khách hàng - Nghiên cứu thị trường áo, máy tính - Hợp tác giữa nhà điện tử - Phát triển sản sản xuất linh kiện - Quảng cáo điện tử phẩm mới nhanh và lắp ráp - Tương tác với khách hơn (ô tô) - Chia sẻ kiến hàng thức - Bán hàng trực tuyến - Kế hoạch hoá - Xử lý giao dịch trực việc sử dụng các tuyến nguồn lực - Định giá tương tác Hình 1.1. Ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các giai đoạn của chuỗi giá trị Nguồn: Marketing Management, Porter M.E. 2001 1.5. Quá trình phát triển thƣơng mại điện tử Thương mại điện tử phát triển qua 3 giai đoạn chủ yếu: * Giai đoạn 1: Thương mại thông tin (i-commerce). 13
- Giai đoaṇ này đa ̃ có sư ̣ xuất hiêṇ của Website . Thông tin về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp cũng như về bản thân doanh nghiệp đã đươc̣ đưa lên web . Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính giớ i thiêụ và tham khảo . Viêc̣ trao đổi thông tin , đàm phán về các điều khoản hơp̣ đồng, giữa doanh nghiêp̣ vớ i doanh nghiêp̣ hay giữa doanh nghiêp̣ vớ i khách hàng cá nhân chủ yếu qua email , diêñ đàn, chat room Thông tin trong giai đoaṇ này phần lớ n chỉ mang tính môṭ chiều , thông tin hai chiều giữa ngườ i bán và mua còn haṇ chế không đáp ứ ng đươc̣ nhu cầu thưc̣ tế . Trong giai đoạn này người tiêu dùng có thể tiến hành mua hàng trực tuyến, tuy nhiên thì thanh toán vẫn theo phương thức truyền thống. * Giai đoạn 2: Thương mại giao dịch (t-commerce). Nhờ có sư ̣ ra đờ i của thanh toán điêṇ tử mà thương maị điêṇ tử thông tin đã tiến thêm một giai đoạn nữa của quá trình phát triển thương mại điện tử đó là thương mại điện tử giao dịch . Thanh toán điêṇ tử ra đờ i đa ̃ hoàn thiêṇ hoaṭ đôṇ g mua bán hàng trưc̣ tuyến . Trong giai đoaṇ này nhiều sản phẩm mớ i đa ̃ đươc̣ ra đờ i như sách điêṇ tử và nhiều sản phẩm số hóa. Trong giai đoạn này các doanh nghiêp đã xây dựng mạng nội bộ nhằm chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như ứng dụng các phần mềm quản lý Nhân sự, Kế toán, Bán hàng, Sản xuất, Logistics, tiến hành ký kết hợp đồng điện tử. * Giai đoạn 3: Thương mại cộng tác (c-Business). Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của thương mại điện tử hiện nay. Giai đoaṇ này đòi hỏi tính côṇ g tác , phối hơp cao giữa nôị bô ̣doanh nghiêp̣ , doanh nghiêp̣ vớ i nhà cung c ấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước. Giai đoaṇ này đòi hỏi viêc̣ ứ ng duṇ g công nghê ̣thông tin trong toàn bô ̣chu trình từ đầu vào của quá trình sản xuất cho tớ i viêc̣ phân phối hàng hóa. Giai đoạn này doanh nghiệp đã triển khai các hệ thống phần mềm Quản lý khách hàng (CRM), Quản lý nhà cung cấp (SCM), Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP). 14
- Hình 1.2. Sơ đồ phát triển kinh doanh điện tử Nguồn: UNCTAD, E-commerce development 2003 1.6. Các vấn đế chiến lƣợc trong thƣơng mại điện tử Theo nghiên cứu của UNCTAD năm 2003, để phát triển thương mại điện tử có 25 hoạt động các nước cần triển khai từ thấp đến cao. Đối với các nước phát triển có hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến thì việc triển khai thương mại điện tử sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Theo như nghiên cứu của UNCTAD, để phát triển thương mại điện tử các nước cần quan tâm, chú trọng nhất vào 4N trong thương mại điện tử bao gồm: Nhận thức, Nối mạng, Nhân lực và Nội dung. Thương mại điện tử là một lĩnh vực hoàn toàn mới nên việc nâng cao nhận thức về vai trò của thương mại là vô cùng quan trọng. Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử sẽ giúp cho việc triển khai và phát triển thương mại điện tử được nhanh chóng hơn. Ngoài ra thương mại điện tử là một lĩnh vực rất rộng đòi hỏi sự phối hợp cao nên cần phải có sự kết nối tốt giữa đẩy nhanh hoạt động thương mại với phát triển công nghệ thông tin. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ giỏi chuyên môn. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với thương mại điện tử gồm: thanh toán trực tuyến, an ninh, bảo mật trong giao dịch thương mại điện tử, chứng thực điện tử quốc tế. 15
- - Hạ tầng viễn thông. - Truy cập được vào Internet. - Đội ngũ nhân lực. - Các thiết bị có khả năng truy cập Internet (như máy tính cá nhân, PDA). Mối quan tâm - Chính sách và kế hoạch của Chính phủ về phát triển ngành công nghệ thông tin. của các nƣớc - Những mối đe dọa do tự do hóa mang lại. đang phát triển - Sử dụng các phần mềm phù hợp (hợp pháp, gọn nhẹ và chi phí thấp). - Máy tính có thể hiển thị ngôn ngữ địa phƣơng. - Những nội dung đã đƣợc địa phƣơng hóa. - Các cổng thông tin. - Chính phủ điện tử - các cơ sở hạ tầng do chính phủ cung cấp. - Các tiêu chuẩn về sản xuất, an toàn lao động và sức khỏe. - Luật pháp về công nghệ thông tin (các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, tội phạm máy tính). - Vấn đề an ninh - thông tin, tính hệ thống, hệ thống mạng. - Vấn đề chứng thực, mã khóa. - Truy cập Internet bằng băng thông rộng (tại doanh nghiệp, gia đình). Mối quan tâm - Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. của các nƣớc - Hợp tác về hệ thống mạng. phát triển và - Các cơ hội do tự do hóa và khu vực hóa mang lại. các tập đoàn - Các chợ điện tử. công nghiệp - Cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện thanh toán qua hàng đầu mạng. - Bảo vệ ngƣời tiêu dùng. - Vấn đề chấp nhận xác thực liên kết quốc gia. - Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. - Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân. Hình 1.3. Các bƣớc triển khai thƣơng mại điện tử 16
- 2. Đặc điểm, phân loại thƣơng mại điện tử 2.1. Đặc điểm của thƣơng mại điện tử - Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT. Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực ICT như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng. - Về hình thức: Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng. Trong hoaṭ đôṇ g thương maị truyền thống các bên phải găp̣ gỡ nhau trưc̣ tiếp để tiến hành đàm phán , giao dic̣ h và đi đến ký kết hơp̣ đồng. Còn trong hoạt động thương mại điện tử nhờ việc sử dụng các phương tiêṇ điêṇ tử có k ết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet , mà giờ đây các bên tham gi a vào giao dic̣ h không phải găp̣ gỡ nhau trưc̣ tiếp mà vâñ có thể đàm phán , giao dic̣ h đươc̣ vớ i nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất cứ quốc gia nào . Ví dụ như trướ c kia muốn mua môṭ quyển sách thì b ạn đọc phải ra tâ ṇ của hàng để tham khảo, chọn mua một cuốn sách mà mình mong muốn . Sau khi đa ̃ chọn được cuốn sách cần mua thì ngư ời đọc phải ra quầy thu ngân để thanh toán mua cuốn sách đó . Nhưng giờ đây vớ i sư ̣ ra đờ i của thương mại điện tử thì chỉ cần có một chiếc mày tính và mạng internet , thông qua vài thao tác kích chuôṭ , người đọc không cần biết măṭ của ngườ i bán hàng thì h ọ vâñ có thể mua môṭ cuốn sách mình mong muốn trên các website mua bán trưc̣ tuyến như amazon.com; vinabook.com.vn. - Phạm vi hoạt động: Trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội. - Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tổi thiểu ba chủ thể tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được tham gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ 17
- các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch Thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử. - Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch. - Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường. Trong thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng. Còn trong thương mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng. Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet, mạng extranet .để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng. Ví dụ giờ đây các doanh nghiệp thương mại muốn tìm kiếm các đối tác trên khắp toàn cầu thì chỉ cần vào các trang tìm kiếm như google, yahoo hay vào các cổng thương mại điện tử như trong nước là ecvn.com hay của hàn quốc là ec21.com. 2.2. Phân loại thƣơng mại điện tử Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các hình thức/ mô hình Tmdt như: + Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động (không dây), thương mại điện tử 3G. + Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử. + Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: Thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác + Phân loại theo đối tượng tham gia: Có bốn chủ thế chính tham gia phần lớn vào các giao dịch thương mại điện tử: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E). Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình thương mại điên tử khác nhau. Dưới đây là một số mô hình thương mại điện tử phố biến nhất hiện nay: 18
- - Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C): Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua mạng như www.Amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, ngồi ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng. Hiện nay, số lượng giao dịch theo mô hình thương mại điện tử B2C rất là lớn, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thương mại điện tử ngày nay, chiếm khoảng 5%. Trong tương lai thương mại điện tử theo mô hình B2C sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa. Mô hình thương mại điện tử B2C còn được gọi dưới cái tên khác đó là bán hàng trực tuyến (e-tailing). - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B): B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch Thương mại điện tử B2B (emarketplaces), Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.alibaba.com. Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh. Ngày nay, số lượng giao dịch thương mại điện tử B2B còn rất khiêm tốn chỉ khoảng 10%, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm rất cao, trên 85% giá trị giao dịch thương mại điện tử hiện nay. - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G): Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. Ví dụ như 19
- hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ, - Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C): Đây là mô hình Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử, đặc biệt là internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có. Giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử C2C chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử. Ebay.com là một ví dụ thành công nhất trên thế giới cho mô hình thuơng mại điện tử C2C. - Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C): Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên cũng có thể mang những yếu tố của thương mại điện tử. Ví dụ như hoạt động đóng thuế cá nhân qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ, Bảng 1.1. Các quan hệ đối tác chủ yếu Government Business Customer Government G2G G2B G2C Business B2G B2B B2C Customer C2G C2B C2C 3. Lợi ích và hạn chế của thƣơng mại điện tử 3.1. Lợi ích của thƣơng mại điện tử - Lợi ích đối với tổ chức: + Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn. + Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. + Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay 20
- thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ trong ngành sản xuất ô tô (GM, Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho. + Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. + Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp. + Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này. + Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường. + Giảm chi phí thông tin liên lạc: email tiết kiệm hơn fax hay gửi thư truyền thống. + Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%). + Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành. + Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả, đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. + Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. + Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. 21
- - Lợi ích đối với ngƣời tiêu dùng: + Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới. + Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn. + Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất. + Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet. + Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) giúp quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt hơn. + Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới. + Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng. + “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng. + Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng. - Lợi ích đối với xã hội: + Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. + Nâng cao mức sống: Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ tạo áp lực giảm giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao mức sống. 22
- + Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng đào tạo qua mạng cũng nhanh chóng giúp các nước này tiếp thu công nghệ mới. + Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép được cấp qua mạng, dịch vụ tư vấn y tế, là các ví dụ thành công điển hình. 3.2. Hạn chế của thƣơng mại điện tử Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỹ thuật, một nhóm mang tính thương mại. Bảng 1.2. Những hạn chế của thƣơng mại điện tử HẠN CHẾ CỦA THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Hạn chế về kỹ thuật Hạn chế về thƣơng mại 1. Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về 1. An ninh và riêng tư là hai cản trở chất lượng, an toàn và độ tin cậy. về tâm lý đối với người tham gia TMĐT. 2. Tốc độ đường truyền Internet 2. Thiếu lòng tin và TMĐT và vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu người bán hàng trong TMĐT do của người dùng, nhất là trong không được gặp trực tiếp. Thương mại điện tử. 3. Các công cụ xây dựng phần 3. Nhiều vấn đề về luật, chính sách, mềm vẫn trong giai đoạn đang phát thuế chưa được làm rõ. triển. 4. Khó khăn khi kết hợp các phần 4. Một số chính sách chưa thực sự mềm TMĐT với các phần mềm hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát ứng dụng và các cơ sở dữ liệu triển. truyền thống. 5. Cần có các máy chủ thương mại 5. Các phương pháp đánh giá hiệu điện tử đặc biệt (công suất, an quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư. hoàn thiện. 23
- 6. Chi phí truy cập Internet vẫn còn 6. Chuyển đổi thói quen tiêu dùng cao. từ thực đến ảo cần thời gian. 7. Thực hiện các đơn đặt hàng 7. Sự tin cậy đối với môi trường trong thương mại điện tử B2C đòi kinh doanh không giấy tờ, không hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn. tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian. 8. Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi). 9. Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT. 10. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com 4. Ảnh hƣởng của thƣơng mại điện tử 4.1. Tác động đến hoạt động marketing Thương mại điện tử là việc ứng dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông để tiến hành các hoạt động thương mại, mà ở đây chủ yếu chính là việc tiến hành hoạt động thương mại thông qua website. Chính vì vậy mà hoạt động marketing trong thương mại điện tử có nhiều thay đổi so với hoạt động marketing truyền thống. Trong hoạt động thương mại truyền thống chủ yếu triển khai chiến lược marketing “ đẩy” thì trong hoạt động thương mại điện tử chủ yếu là triển khai hoạt động marketing “ kéo”. Hàng hóa trong thương mại điện tử có tính cá biết hóa cao do thông qua website doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp với một lượng khách hàng lớn ở cùng một thời điểm, như vậy doanh nghiệp sẽ biết được thị hiếu của người tiêu dùng cũng như những thay đổi về thị hiếu người tiêu dùng để từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất đáp ứng cao nhất nhu cầu người tiêu dùng. Điều này đồng nghĩa với việc vòng đời sản phẩm sẽ rút ngắn lại. Ngoài ra thương mại điện tử còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí phân phối, chi phí bán hàng xuống tới mức thấp nhất do loại bớt được các thành phần trung gian tham gia vào hoạt động marketing. Đặc biệt là đối với hàng hóa số hóa thì việc mua bán, trao đổi và thanh toán diễn ra cùng một lúc cho dù người mua và bán ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. 24
- 4.2. Thay đổi mô hình kinh doanh Một mặt, các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của Thương mại điện tử phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh thương mại điện tử hoàn toàn mới được hình thành. Ví dụ như: - Dell được biết tới là một trong số các nhà sản xuất thành công nhất trên thế giới. Năm 1996, Dell bắt đầu bán máy tính qua mạng. Năm 2000, công ty đã bán được trên 50 sản phẩm mỗi ngày qua mạng. Dell là công ty đầu tiên xây dựng một hệ thống sản xuất theo yêu cầu của khách hàng( BTO). Với mô hình kinh doanh mới, Dell đã đem lại cho khách hàng nhiều sự chọn lựa với những sản phẩm tốt nhất, và sản phẩm mang tính cá biệt cao. Nhờ việc ứng dựng internert vào trong hoạt động kinh doanh mà giờ đây công ty đã bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối cùng mà không phải sủ dụng tới các nhà phân phối trung gian. - Amazon.com: là doanh nghiệp thương mại điện tử đầu tiên trên thế giới. Ngay từ ngày đầu thành lập công ty đã xây dựng cho mình một mô hình kinh doanh đó là bán hàng hoàn toàn trực tuyến trên mạng ( click and motor). Thay vì xây dựng các gian hàng ngoài đời thực thì công ty xây dựng các gian hàng ảo trên trang web của công ty là amazon.com, nơi mà ngừoi tiêu dùng có thế vào tìm kiếm thông tin sản phẩm, tiến hành việc mua hàng và thanh toán tại trang web công ty. Amazon.com được đánh giá là trang web bán lẻ lớn nhất trên thế giới hiện nay và nó có một tầm ảnh hưởng lớn tới hầu hết các cửa hàng bán lẻ. - Cisco: là công ty sản xuất các thiết bị kết nối, router và switch hàng đâu trên thế giới. Năm 1994, công ty đã triển khai việc bán hàng trực tuyến. Công ty cũng xây dựng một mô hình kinh doanh gần giống Dell đó là sản xuất theo yêu cầu của khách hàng bằng cách triển khai một hệ thống hỗ trợ trực tuyến có tên là “Cisco Connection Online” - CCO. Dịch vụ hỗ trợ trực tuyến này được rất nhiều khách hàng và đối tác của công ty quan tâm. 85% dịch vụ khách hàng trực tuyến là được triển khai qua hệ thống này. 4.3. Tác động đến hoạt động sản xuất Thương mại điện tử đã làm thay đổi hoạt động sản xuất từ sản xuất hàng loạt thành sản xuất đúng lúc và theo nhu cầu. Trong thương mại điện tử, hê thống sản xuất được tích hợp với hệ thống tài chính, hoạt động marketing, và các hệ thống chức năng khác trong và ngoài tổ chức. Giờ đây nhờ ứng dụng thương mại điện tử mà doanh nghiệp có thể hướng dẫn khách hàng đặt hàng theo nhu cầu của từng cá nhân chỉ trong vài giây bằng cách sử dụng phần mềm ERP trên nền website. Vòng đời 25
- của một số sản phẩm đã được rút ngắn khoảng 50% nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Ví dụ như: - Li&Fung là một doanh nghiệp thương mại điện tử chủ yếu theo mô hình B2B chuyên sản xuất quần áo, hàng dệt may, đồ thủ công, đồ chơi, đồ thể thao và các sản phẩm cho gia đình. Thành công của Li&Fung ngày hôm nay có được là nhờ doanh nghiệp đã biết ứng dụng thương mại điện tử vào trong chuỗi cung ứng nhằm tạo ra được nhiều giá trị gia tăng trong môi trường sản xuất không biên giới. Công ty là doanh nghiệp đầu tiên triển khai mạng intranet toàn cầu cho hoạt động sản xuất vào năm 1995. Việc triển khai mạng intranet đã giúp cho doanh nghiệp mua và vận chuyển nguyên phụ liệu đúng lúc, kiểm tra trực tuyến quá trình sản xuất thông qua hình ảnh số hóa ghi được từ nhà máy. Ngoài ra vào năm 1997, công ty đã xây dựng được một mạng extranet nhằm kết nối công ty với các đối tác và khách hàng. Mạng extranet của công ty cho phép phát triển sản phẩm trực tuyến cũng như theo dõi đơn hàng trực tuyến, xóa bỏ các công việc giấy tờ. - Ford là công ty sản xuất oto lớn thứ hai trên thế giới, hoạt động trên 40 quốc gia với 114 nhà máy sản xuất và hơn 350.000 nhân viên. Công ty đã tiến hành thay đổi hoạt động kinh doanh bằng cách ứng dụng công nghệ cao và internet vào trong hoạt động sản xuất cũng như phân phối sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng một cách nhanh nhất, tốt nhất và hiệu quả tối đa. Nhờ việc sử dụng website để liên lạc và giao tiếp với các nhà cung cấp và nhà phân phối mà công ty đã tiết kiệm được khoảng 25% giá thành xe oto. Ford cũng cho phép khách hàng thiết kế ra các kiểu xe trên web và từ đó sản xuất dựa trên những thiết kế này. 4.4. Tác động đến hoạt động tài chính, kế toán Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà hoạt động tài chính và kế toán trong lĩnh vực này có những đặc trưng riêng. Khác biệt lớn nhất giữa hoạt động tài chính, kế toán trong lĩnh vực thương mại điện tử so với truyền thống chủ yếu là nằm ở hệ thống thanh toán điện tử. Giờ đây hệ thống thanh toán truyền thống là không còn hiệu quả với hoạt động thương mại điện tử, thay vào đó là việc triển khai các giải pháp thanh toán trực tuyến. Giải pháp thanh toán trực tuyến đã giúp cho khách hàng và doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian đồng thời đẩy nhanh tốc độ giao dịch trong hoạt động tài chính, kế toán. Hiện này, trong lĩnh vực thương mại điện tử đã xuất hiện nhiều thuật ngữ mới như ví điện tử, tiền điện tử, Hay ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng đã hình thành và phát triển nhiều hoạt động mới như: ngân hàng trực tuyến, 26
- thanh toán thẻ tính dụng trực tuyến, thành toán bằng thẻ thông minh, ngân hàng di động, 4.5. Tác động đến hoạt động ngoại thƣơng Thương mại điện tử có một đặc điểm đó là thị trường toàn cầu, phi biên giới cho nên hoạt động ngoại thương trong giai đoạn này có những điểm khác biệt so với hoạt động ngoại thương trước đấy. Nhờ việc ứng dụng thương mại điện tử mà việc tiến hành các hoạt động ngoại thương ngày càng trở lên dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa số hóa như sách điện tử, bản nhạc, phim, ảnh .hay dịch vụ như dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải, Ngoài ra thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi phí và thời gian bao gồm chi phí đi lại, chi phí giao dịch, chi phí cho trung gian. Hiện nay thương mại điện tử được xem là một công cụ hữu hiệu cho việc tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Triển khai thương mại điện tử, hay ở đây là việc dùng internet vào trong hoạt động kinh doanh đã giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng tới tất cả thị trường trên toàn cầu với chi phí thấp nhất mà không phải qua bất cứ trung gian nào. Mỹ là quốc gia đầu tiên tiến hành các hoạt động thương mại điện tử và đã thu được nhiều lợi ích to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Hiện nay, hoạt động thương mại điện tử của Mỹ chiếm khoảng 4/5 tổng số giao dịch thương mại điện tử trên toàn cầu. Trong khi đó năm 2007 tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm khoảng 1/9 tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của toàn thế giới. Qua đây thấy rằng thương mại điện tử có tác động to lớn tới hoạt động ngoại thương của nước Mỹ. 4.6. Tác động của thƣơng mại điện tử đến các ngành nghề khác - Tác động của Thương mại điện tử đến ngành giáo dục: Với sự phát triển của công nghệ điện tử và đặc biệt là sự ra đời và phát triển của internet, ngành giáo dục đã cung cấp những hình thức đào tạo mới: ngoài đào tạo trực tiếp trên giảng đường hay đào tạo từ xa truyền thống còn có hình thức đào tạo điện tử (e-learning). Đào tạo điện tử có thể là đào tạo trực tuyến (online education) hoặc hỗn hợp (blended learning). Đào tạo điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử (như đài, tivi, CD/DVD, máy tính hay email, web) để thực hiện các hình thức đào tạo. Đào tạo trực tuyến là một phần của đào tạo điện tử, trong đó chủ yếu sử dụng internet để cung cấp các khóa học trực tuyến trong đó cho phép trao đổi giữa giáo viên và người học qua mạng. Đào tạo hỗn hợp là sự kết hợp của các hình thức trên, tuy trên thực tế chủ yếu là sự kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và hướng dẫn trực tiếp. 27
- Hình 1.4. Mô hình đào tạo trực tuyến Đào tạo trực tuyến đã phát triển mạnh. Nguyên nhân, đó chính là công nghệ internet tạo ra những động lực cho việc đầu tư và phát triển hình thức đào tạo này: - Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ đào tạo: Internet cho phép tiếp cận được với nhiều đối tượng học hơn ở những vùng địa lý xa hơn, khó có điều kiện sử dụng dịch vụ đào tạo truyền thống. - Nâng cao chất lượng học: Học trực tuyến cho phép tăng cường khả năng cá biệt hóa với từng người học, mềm dẻo hơn và tăng sự lựa chọn cho người học, từ đó nâng cao chất lượng học. - Tăng cường khả năng tiếp cận: Đào tạo điện tử có thể cung cấp các giải pháp hữu hiệu đối với những vấn đề về tiếp cận giáo viên. - Hiệu quả về chi phí: Đào tạo điện tử có khả năng làm tăng năng lực cung cấp dịch vụ và tăng khả năng tiếp cận của sinh viên, do đó có khả năng tiết kiệm chi phí (cung cấp dịch vụ cho nhiều người học hơn với chi phí thấp hơn) thông qua việc giảm chi phí đối với từng học viên, từ đó nâng cao vị thế tài chính của tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, tính kinh tế quy mô của đào tạo trực tuyến trên thực tế còn chưa thể hiện rõ vì đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng khá cao, và bước khởi đầu cần nhiều thời gian. - Tăng cường khả năng nắm giữ các kỹ năng và cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, từ đó đẩy mạnh việc tiếp cận đến nền kinh tế tri thức. - Chiến lược marketing và cạnh tranh: Vì đào tạo trực tuyến chính là thuộc về tương lai, nên các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo phải đầu tư vào hạ tầng cho đào tạo trực tuyến để có thể cạnh tranh và tồn tại được. 28
- - Hiện nay, rất nhiều trường đại học trên thế giới, cả ở những nước phát triển và những nước đang phát triển đã cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến: University of Monterrey (Mexico); Mauritius University; National University (Lesotho); Indira Gandhi Open University (Ấn Độ); UK Open University; LEAD (Anh); UN University (UNCTAD TrainForTrade); Finnish Virtual University; UK eUniversity; Malaysia University of Science and Technology; Massachusetts Institute of Technology (Mỹ); Doanh số đào tạo trực tuyến trên thế giới năm 2002 là 6.6 tỷ USD (5,6 tỷ từ nước Mỹ) và dự kiến năm 2006 là 23.7 tỷ USD) và sẽ còn tăng cao. Việt Nam: Chỉ số sẵn sàng cho đào tạo trực tuyến: xếp hạng 57 thế giới (3.7 điểm). - Tác động của Thương mại điện tử đến ngành Bảo hiểm: Cùng với sự ra đời của internet, ngành bảo hiểm cũng có hình thức kinh doanh Bảo hiểm điện tử và cấu trúc của ngành bảo hiểm cũng thay đổi. Khi chưa có internet, cấu trúc ngành bảo hiểm hầu như theo chiều ngang, trong đó, các khách hàng – người được bảo hiểm (cá nhân hoặc công ty) chuỷển rủi ro sang cho người bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm. Việc chuyển rủi ro có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua trung gian là các đại lý hay môi giới bảo hiểm. Khách hàng Ngƣời bảo hiểm Trung gian Tái bảo hiểm Hình 1.5. Mô hình kinh doanh bảo hiểm khi chƣa có internet Khi thị trường và ngành bảo hiểm hoạt động dựa trên nền internet, mô hình trên đã thay đổi. Đường chuyển rủi ro và thông tin từ người mua bảo hiểm sang người bảo hiểm/tái bảo hiểm đã không còn. Người mua bảo hiểm có thể có nhiều cách để có được thông tin về các dịch vụ bảo hiểm và chính sách bảo hiểm. Nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm cũng như 29
- đại lý và trung gian bảo hiểm cũng mở rộng thị trường hơn thông qua việc hiện diện trên internet. Một điểm mới, đó là việc sử dụng các tiêu chuẩn trong ngành bảo hiểm (ACORD), tạo thuận lợi hơn trong giao dịch và thỏa thuận bảo hiểm. Một điểm mới nữa là sự xuất hiện của phần mềm tương tác (middleware), cho phép chia sẻ nguồn thông tin và dữ liệu giữa các nhà bảo hiểm với nền kinh tế internet. - Tác động của Thương mại điện tử đến Chính phủ điện tử: Chính phủ của hầu hết các quốc gia hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, cũng đang có những bước đi tích cực để tiến tới xây dựng một Chính phủ điện tử, trong đó các dịch vụ công của chính phủ và các giao dịch với chính phủ được thực hiện qua mạng, thương mại hoặc phi thương mại. Các dịch vụ phi thương mại thường bao gồm: thông tin công cộng (xuất bản các kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin y tế trực tuyến, đào tạo công trực tuyến), thuận lợi hóa việc thanh toán (nộp tờ khai thuế điện tử, nộp phạt,) hoặc các dịch vụ khác. Các dịch vụ thương mại của chính phủ bao gồm: những hoạt động xác nhận danh tính (hộ chiếu, chứng minh thư, ), bằng cấp (bằng lái xe, đăng ký ô tô xe máy), cũng như đăng ký thu thuế điện tử. Tất cả các giao dịch trên đều có thể sử dụng với sự hỗ trợ của phương tiện điện tử, đặc biệt là internet. Thương mại điện tử cũng có tác động mạnh đến quy trình mua sắm của chính phủ. Với sự khác biệt rõ nét trong mua sắm tư (kinh doanh thương mại) và mua sắm công, quy trình mua sắm công cần phải đảm bảo tất cả những nhà cung cấp tiềm năng đều phải được thông báo về cuộc đấu thầu, và không có nhà cung cấp nào có thể có thông tin lợi thế hơn người khác, ví dụ nhờ vào “thông tin bên trong”. Ngoài ra, yếu tố trong sạch, trong đó các quy định mời thầu phải rõ ràng và dễ hiểu để dễ chấm thầu, và việc quyết định trúng thầu cũng phải theo những trình tự đã được thiết lập, thống nhất và rõ ràng trên giấy tờ. Và Chính phủ điện tử cũng phải đảm bảo thực hiện được những tiêu chuẩn trên cho việc mua sắm. Hiện nay, chiến lược mua sắm điện tử đáp ứng các yêu cầu trên đang được các quốc gia nghiên cứu và nhiều nước đã đưa vào áp dụng. Một chiến lược điển hình là mô hình của Phần Lan. 5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển thương mại điện tử Theo nghiên cứu của CommerceNet (commerce.net), 10 cản trở lớn nhất của TMĐT tại Mỹ nói riêng và các nước trên thế giới nói chung theo thứ tự là: 1. Dễ mất an toàn. 2. Thiếu tin tưởng và rủi ro. 30
- 3. Thiếu nhân lực về TMĐT. 4. Khác biệt văn hóa. 5. Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế). 6. Nhận thức của các tổ chức về TMĐT còn chưa cao. 7. Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng, ). 8. Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng. 9. Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống . 10. Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT. Vậy để hạn chế những rào cản nói trên nhằm phát triển thương mại điện tử hơn nữa thì cần phải quan tâm tới những vấn đề dưới đây: 5.1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách (vĩ mô) Để TMĐT phát triển, trước hết cần có một hệ thống pháp luật và chính sách vững vàng, tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch TMĐT. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức tham gia vào TMĐT; tạo lòng tin và bảo vệ người tiêu dùng. TMĐT với đặc trưng có hạ tầng công nghệ phát triển rất nhanh, do đó xây dựng cơ sở pháp lý cho TMĐT không những phải đạt được mục tiêu tạo thuận lợi cho các hoạt động TMĐT, mà còn phải mang tính mở để tạo điều kiện ứng dụng những công nghệ mới cho TMĐT ngày càng phát triển hơn. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách cho TMĐT phải giải quyết được những vấn đề chính sau: (i) Thừa nhận giá trị pháp lý cho tất cả những giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Điều này đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia TMĐT, trong khuôn khổ cho phép, tính hợp pháp khi thực hiện những hoạt động thương mại điện tử. (ii) Hài hóa hóa giữa các quy định có liên quan của pháp luật liên quan đến TMĐT: Ngoài việc thừa nhận giá trị pháp lý cho các giao dịch TMĐT, các vấn đề liên quan như: giá trị như văn bản, vấn đề bản gốc, vấn đề chữ ký và con dấu, vấn đề giá trị làm chứng cứ, mà trong các luật chung hoặc luật chuyên ngành yêu cầu đối với các giao dịch truyền thống, phải được quy định cụ thể đối với giao dịch TMĐT. (iii) Có chính sách để tạo ra môi trường cạnh tranh nhất để phát triển những nền tảng cho TMĐT như: chính sách đầu tư và phát triển đối 31
- với thị trường ICT, chính sách ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ ICT vào trong hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, (iv) Có chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng. Hiện nay, việc xây dựng cơ sở pháp lý cho Thương mại điện tử đang rất được quan tâm ở trên cả phạm vi quốc tế và phạm vi quốc gia: a. Các tổ chức Quốc tế (Nguồn: Ecommerce Legal kit – Volume 1) - UNCITRAL - Ủy ban của LHQ về Luật Thương mại Quốc tế: đi đầu trong việc đưa ra Luật mẫu về Thương mại điện tử vào năm 1996 - OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: đi đầu về các nghiên cứu, điều tra một số lĩnh vực của Thương mại điện tử như thuế, bảo vệ người tiêu dùng và riêng tư cá nhân, tác động của ICT đến tăng trưởng kinh tế. - WIPO - Tổ chức Bảo vệ Sở hữu trí tuệ: đi đầu về các lĩnh vực bản quyền, nhãn hiệu thương mại và các vấn đề liên quan đến tên miền - ICANN - giải quyết các tranh chấp về tên miền quốc tế. - WTO - giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản thương mại điện tử quốc tế. - Phòng Thương mại quốc tế ICC: ra bản phụ trương của UCP (eUCP) quy định các vấn đề liên quan đến việc xuất trình chứng từ điện tử. b. Các nƣớc Trên thế giới và Khu vực: - EU: Năm 2000 đưa ra hướng dẫn chung về thương mại điện tử “Directive on electronic commerce”. - Mỹ: Luật giao dịch điện tử thống nhất UETA (Uniform Electronic Transactions Act) - Canada: Luật giao dịch điện tử - Australia: Luật giao dịch điện tử các bang - Singapore: Luật giao dịch điện tử, năm 1998 c. Việt Nam - Về chính sách: Việt Nam cũng đã sớm nhận ra những lợi ích về thương mại điện tử đem lại cho nền kinh tế, thể hiện sự quan tâm đinh hướng của chính phủ trong chính sách phát triển kinh tế từ những năm 2005 trở lại đây như sau: 32
- + Chính sách quan trọng nhất, liên quan trực tiếp tới hoạt động thương mại điện tử là “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010”. + Chính sách liên quan đến phát triển hạ tầng chung về công nghệ thông tin như “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011-2020”( gọi tắt là “ Chiến lược cất cánh”) + Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin như “Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010” + Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử đến năm 2010 + Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nghành thương mại đến năm 2010 + Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam + - Về luật pháp: Trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã tích cực xây dựng, hoàn chỉnh và bổ sung các quy định pháp luật liên quan tới thương mại điện tử. Nhà nước đã ban hành rất nhiều luật chi tiết cùng nghị định và thông tư hướng dẫn + Tháng 12/2005 Việt Nam đã ban hành Luật giao dịch điện tử (có hiệu lực từ 1/3/2006) + Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử + Nghị định số 26/2007/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số. + Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính + Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt đọng ngân hàng + Thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dẫn nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử + Ngoài ra thì Việt Nam đang dự thảo thông tư hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực chứng khoán. Bên cạnh những luật, nghị đinh điều chỉnh chi tiết các hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, thì 33
- thương mại điện tử tại nước ta còn chịu sự điểu chỉnh của các nguồn luật chung như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hải quan, Luật Công nghệ, 5.2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông TMĐT là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng internet. Do đó, để TMĐT có thể phát triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là không thể thiếu. Các yếu tố trong hạ tầng CNTT và truyền thông bao gồm: - Ngành công nghiệp thiết bị ICT (máy tính, thiết bị mạng, ). Đây là các yếu tố thuộc về “phần cứng” trong đầu tư cho TMĐT. - Ngành công nghiệp phần mềm. - Ngành viễn thông (các hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động, ). - Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền internet. - Bảo mật, an toàn và an ninh mạng. - Xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông để TMĐT phát triển phải đạt được những mục tiêu sau: - Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị CNTT và truyền thông như máy tính và các thiết bị xử lý. - Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản và internet với giá rẻ. Ngoài ra, mọi doanh nghiệp, cộng đồng và công dân đều được kết nối và tiếp cận tới cơ sở hạ tầng băng rộng và mobile. - Thiết lập được các hệ thống mạng viễn thông cố định và không dây mạnh. Nâng cao năng lực đường tuyền với hệ thống băng thông rộng, cho phép các tổ chức và doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào các ứng dụng TMĐT của mình với chi phí chấp nhận được. Ngoài việc đâu tư mới cho các thiết bị, việc nâng cấp các hệ thống thiết bị hiện thời là điều không thể thiếu, vì các ứng dụng TMĐT ngày càng phức tạp hơn, dung lượng dữ liệu cần truyền tải ngày càng lớn hơn, do đó, yêu cầu về mặt thiết bị và công nghệ cũng cao hơn. 34
- 5.3. Xây dựng hạ tầng kiến thức – chính sách về đào tạo nhân lực TMĐT liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch thương mại. Do đó, để có thể triển khai được hoạt động thương mại điện tử thì đòi hỏi nguồn nhân lực cho hoạt động này cần phải hiểu rõ những kiến thức cơ bản về thương mại điện tử. Điều này đồng nghĩa với việc phải có chính sách về tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, phổ biến kiến thức chung cho mọi người dân về việc sử dụng cũng như vận hành các phần mềm TMĐT. Thương mại điện tử lại là một lĩnh vực còn rất mới nhưng lại phát triển nhanh chóng do vậy đào tạo nhân lực nhằm phát triển thương mại điện tử hơn nữa là rất cần thiết. Ngoài ra, trong hoạt động thương mại điện tử thị trường là toàn cầu, và chỉ có duy nhất một giá cho một loại sản phẩm ở tất cả các thị trường khác nhau, do vậy mà con người là nhân tố quyết định tạo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà đào tạo nguồn lực thương mại điện tử là một yếu tố tối quan trọng tới sự thành công của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như tới sự phát triển của hoạt động thương mại nói chung. 5.4. Xây dựng hệ thống bảo mật trong thƣơng mại điện tử Trong bối cảnh lượng thông tin và giao dịch trao đổi qua mạng tăng nhanh, vấn đề an toàn, an ninh mạng nói chung và cho thương mại điện tử nói riêng đang ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Việc xây dựng hệ thống bảo mật trong TMĐT phải đạt được những mục tiêu cơ bản: - Chống lại các cuộc tấn công với mục đích lấy cắp thông tin: Thông tin trong các giao dịch TMĐT rất nhạy cảm và cần thiết phải được bảo vệ. Có rất nhiều dạng tấn công nhằm nắm bắt nội dung thông tin: tấn công trên đường truyền dữ liệu, ngăn chặn các thông báo giữa máy chủ và máy khách, hoặc truy cập vào máy chủ/máy khách, là các điểm nguồn và đích của thông báo, để đọc được nội dung của các thông báo. Dù ở dạng nào, các hệ thống cũng cần phải có các biện pháp thích hợp để phản ứng và ngăn chặn các cuộc tấn công trên. - Bảo đảm tính bí mật của thông tin: chỉ những người có quyền mới được phép xem và sửa đổi nội dung thông tin. Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm có thể bị xâm phạm bất hợp pháp và điều này có thể gây ra những hậu quả rất lớn nếu không được ngăn chặn. Ví dụ, các thỏa thuận hợp đồng giữa công ty A và công ty B là hoàn toàn riêng tư và chỉ những người có trách nhiệm liên quan ở hai công ty là được biết. Trường hợp một người của công ty đối thủ cạnh tranh với các công ty trên biết được và muốn gây hại, họ có thể đọc và sử dụng thông tin này trong cuộc cạnh 35
- tranh trên thương trường. Điều này có thể gây thiệt hại lớn cho cả hai công ty A và B. Những trường hợp tương tự cần được loại bỏ trong một hệ thống TMĐT. - Bảo đảm tính tính toàn vẹn của thông tin: Thông tin đi từ nguồn tới đích không bị sửa đổi. Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm bị đối thủ chặn lại trên đường đi, tìm cách sửa đổi nội dung rồi tiếp tục gửi đến địa chỉ đích mà người nhận hoàn toàn không biết về việc sửa đổi này. Do vậy, hệ thống TMĐT cần có những giải pháp kiểm soát thông tin, nhằm phát hiện ra sự mạo danh cũng như sự không toàn vẹn của thông tin. - Bảo đảm tính sẵn sàng của dữ liệu: khi người sử dụng cần đến thông tin, chúng phải có và ở trạng thái có thể khai thác được. Trên thực tế, tin tặc có thể dùng nhiều hình thức để làm giảm tính sẵn sàng của hệ thống, hoặc nghiêm trọng hơn, làm tê liệt hệ thống với cách thức đơn giản nhất là tạo ra một số lượng lớn các gói tin yêu cầu được xử lý trong cùng một thời gian, làm cho hệ thống không có khả năng đáp ứng. Để đạt được những mục tiêu trên, mỗi tổ chức hay cá nhân đều phải nghiên cứu đầu tư, xây dựng một chiến lực an toàn mạng cho chính mình. Bước đầu tiên cho chiến lược này, đó chính là xác định những ”tài sản” hay những thông tin gì cần phải bảo mật (ví dụ số thẻ tín dụng của các khách hàng). Sau đó, xác định quyền truy cập những thông tin đó thuộc về những ai trong công ty hay tổ chức của mình, và cuối cùng, tìm kiếm những nguồn lực và giải pháp để bảo vệ những thông tin ấy. Những nguồn lực ấy có thể là: tự xây dựng hoặc mua các phần mềm bảo mật, phần cứng, các thiết bị bảo vệ, 5.5. Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử Một trong những khâu cơ bản trong quy trình thực hiện thương mại điện tử là khâu thanh toán. Sự phát triển của hoạt động thanh toán trong thương mại điện tử đã giúp cho hoạt động thương mại trở lên dễ dàng và là một chu trình khép kín. Thanh toán điện tử có sử dụng đến các phương tiện điện tử kết nối mạng viễn thông cho nên thanh toán trong thương mại điện tử cũng có những đặc thù riêng, trong đó hoạt động thanh toán điện tử không nhất thiết phải gắn liền với một ngân hàng hay tổ chức tài chính truyền thống mà có thể thông qua một tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng. Thanh toán điện tử phát triển giúp đẩy nhanh hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia với nhau, không chỉ trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn thúc đẩy hoạt động mua bán giữa các scá nhân với nhau. Hiện nay hoạt động thanh toán điện tử rất phát triển tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada. 36
- 5.6. Xây dựng chiến lƣợc và mô hình kinh doanh phù hợp Mọi hoạt động trong đời sống kinh tế muốn phát triển đều phải có chiến lược cụ thể cho từng bước đi. Vậy muốn phát triển thương mại điện tử thì trước hết doanh nghiệp thương mại điện tử cần phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể. Để xây dựng một chiến lược thương mại điện tử thành công trước hết phải xây dựng một chiến lược cho phát triển công nghệ thông tin, mà ở đây chính là xây dựng cở sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn lực cho nghành công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho hoạt động thương mại điện tử. Phần lớn các giao dịch thương mại điện tử chủ yếu là thực hiện qua internet thông qua các website. Do vậy để phát triển thương mại điện tử, trước hết các doanh nghiệp cần phải có chiến lược xây dựng và quảng bá website. Ngoài ra các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng cần phải xác định được mô hình kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh hiệu quả sao cho phù hợp với khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp. Ví dụ như xác định xem là doanh nghiệp sẽ hướng tới mô hình hoạt động đấu giá C2C( ebay.com) hay hướng tới mô hình hoạt động bán hàng trực tuyến B2C (Amazon.com), B2B( Dell.com), 5.7. Xây dựng nguồn nhân lực cho thƣơng mại điện tử So với nhiều hoạt động kinh tế thì thương mại điện tử còn rất non trẻ. Thương mại điện tử mới chỉ hình thành trong khoảng 20 năm trở lại đây. Chính vì lẽ đó mà xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử là rất cần thiết. Nguồn nhân lực cho lĩnh vực thương mại điện tử đòi hỏi không chỉ nẵm vững kiến thức về kinh tế mà còn cần phải nắm vững kiến thức về công nghệ thông tin. 37
- 5.8. Áp dụng phù hợp các phần mềm quản lý tác nghiệp Cộng đồng Chính phủ Cá nhân Doanh nghiệp Nền kinh tế điện tử Việt Nam Các website Tính Cơ Dịch Chuẩn Công Đổi Lòng Cung kết sở vụ bị, nghệ mới trong Tin cấp nối hạ tài ý thương kinh Và bằng rộng tầng chính thức mại doanh sự phương giao và và điện và tin tiện thông thanh phát tử quản cậy điện toán triển và lý để tử các trực kỹ ứng hỗ dịch tuyến năng dụng trợ vụ thương của mại chính điện phủ tử Truy cập Internet với giá cả hợp lý Cơ sở hạng tầng của mạng Internet Một môi trường tốt (IPR, tính riêng tư, bảo vệ dữ liệu, an ninh) 6. Thực trạng phát triển thƣơng mại điện tử tại Việt Nam và trên Thế giới 6.1. Thực trạng phát triển thƣơng mại điện tử trên thế giới - Số lượng người sử dụng Internet trên thế giới, theo khu vực: Từ năm 2000 đến nay, số lượng người sử dụng internet trên thế giới liên lục tăng nhanh (xem bảng). Đến cuối năm 2006, tổng số người sử dụng internet là hơn 1tỷ người, trong đó hầu hết thuộc khu vực Châu Á và Châu Âu. Mỹ vẫn là quốc gia có số lượng người sử dụng internet lớn nhất thế giới với 185 triệu người, gấp 2 lần nước đứng thứ 2 là Trung Quốc. Số người sử dụng internet tại các nước đang phát triển cũng đang dần dần bắt kịp với các nước phát triển. 38
- Xét về tốc độ tăng trưởng, trong giai đoạn 2002-2006, Châu Phi và Châu Á vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất, tốc độ tăng trưởng trưng bình ở mức 43.5% và 23.9%, trong khi Châu Âu đã vượt lên Bắc Mỹ với tỷ lệ tăng trưởng 20.7%. Bảng 1.3. Số lƣợng ngƣời dùng internet theo khu vực và mức độ phát triển kinh tế Nguồn: UNCTAD trên số liệu của trung tâm quốc tế về viễn thông,2007 Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là dịch vụ internet băng thông rộng với tốc độ truy cập khá cao – một điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các hoạt động TMĐT, đã được sử dụng rất rộng rãi tại tất cả các nước, kể cả các nước đang phát triển. - Tỷ lệ người sử dụng Internet trên thế giới, theo khu vực: Vào cuối năm 2006, toàn thế giới đã có 17.3% dân cư sử dụng internet, tuy nhiên có sự phân bổ không đều giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển mặc dù số người sử dụng internet tại các nước đang phát triển đã tăng mạnh. 39
- Bảng 1.4. Tỷ lệ ngƣời sử dụng internet theo khu vực và mức độ phát triển kinh tế - Tốc độ phát triển thương mại điện tử trên thế giới: Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên khắp toàn cầu, đặc biệt là tại các nước đang phát triển nơi bắt nguồn của thương mại điện tử. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%. Tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp đến là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Tây Âu. Tại Châu Á có hai nước Singapore và Trung Quốc là có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh chóng và theo kịp với các nước Bắc Mỹ. Còn những nước còn lại ở Châu Á, thương mại điện tử có phát triển tuy nhiên còn rất là chậm. Mỹ là nước có trình độ thương mại điện tử phát triển nhất trên thế giới. Hiện này hoạt động thương mại điện tử của Mỹ chiếm khoảng trên 70% tỷ lệ thương mại điện tử của toàn cầu. Doanh số bán lẻ của nước này từ hoạt động bán hàng trực tuyến tăng đều hàng năm và năm sau cao hơn năm trước. Chỉ trong vòng bảy năm từ 1999-2006 doanh số bán lẻ trực tuyến của nước này tăng gần 10 lần. Tốc độ tăng doanh số bán lẻ trực tuyến của Mỹ năm sau cao hơn năm trước. Trong đó năm 2006 được đánh dấu là năm có tốc độ phát triển nhất, tăng 24.8% so với cùng kỳ năm 2005. 40
- Bảng 1.5. Doanh số bán lẻ từ hoạt động thƣơng mại điện tử của Mỹ năm 2000-2003 Nguồn: Cục thống kê của Mỹ, 2005 Thương mại điện tử tại các nước Châu Mỹ La tinh phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua. Trong năm 2005 hoạt động thương mại điện tử tại khu vực này đã thu về 5 tỷ đô la, năm 2006 là 7.78 tỷ đô la, năm 2007 là 10.9 tỷ đô la, tăng 121% so với năm 2005. Venezuela là nước có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất trong khu vực, tăng 224% trong vòng hai năm từ 2005 – 2007. Sau Venezuela là các nước Chile, Mexico, Brasil có tốc độ phát triển thương mại điện tử tương ứng là 183%, 143%, 116% . Chi tiêu cho hoạt động thương mại điện tử tại khu vực này trong năm 1998 chỉ là 167 triêu đô la nhưng đến năm 2003 đã là 8 tỷ đô. Hoạt động thương mại điện tử đã đóng góp 0.32% vào tổng thu nhập quốc dân( GDP) của toàn khu vực. Hinh thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất của nước này đó là thẻ tín dụng. Thương mại điện tử B2B chiếm 80% giá trị giao dịch thương mại điện tử tại Châu Mỹ La tinh. Brasil là nước có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất trong khu vực, tiếp theo đó là Mexico, Argentina. Hiện nay, 88% các website thương mại điện tử B2B trong khu vực là của Brasil. Trong những năm gần đây, tại các nước đang phát triển, tỷ lệ các doanh nghiệp gửi và nhận đơn hàng qua internet cũng tăng. Phần Lan là nước có tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành các đơn hàng qua mạng internet 41
- nhiều nhất; tiếp đến là Thụy Điển, Đan Mạch và Đức. Singapore là một trong số rất ít các nước trong khu vực Châu Á mà có tỷ lệ doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử cao, thể hiện qua việc các doanh nghiệp của quốc gia này tiến hành nhận gửi đơn hàng qua mạng rất nhiều. Hình 1.6. Doanh nghiệp tiến hành nhận gửi đơn hàng qua mạng 6.2. Thực trạng phát triển thƣơng mại điện tử tại Việt Nam 6. 2.1. Tình hình ban hành các luật và văn bản pháp quy liên quan Trong bối cảnh công tác xây dựng pháp luật năm 2005 được đẩy mạnh để đáp ứng các yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại điện tử cũng bước đầu được hình thành và bổ sung ở Việt Nam: * Luật Giao dịch điện tử Ngày 29/11/2005, Luật Giao dịch điện tử đã được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006. Luật quy định về thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử. 42
- Luật Giao dịch điện tử đã thừa nhận thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý, có giá trị như văn bản, bản gốc và làm chứng cứ. Luật cũng công nhận hợp đồng điện tử và các loại thông báo được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Tuy đã tạo ra nền tảng pháp lý cho các giao dịch điện tử trong thương mại, nhưng Luật Giao dịch điện tử vẫn không thể thể hiện hết những đặc trưng riêng của thương mại điện tử, do vậy cần có văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết. * Luật Thƣơng mại Luật Thương mại (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Luật Thương mại mới đã mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Luật Thương mại năm 1997, không chỉ bao gồm mua bán hàng hóa mà còn điều chỉnh cả cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại. Nhiều loại hình hoạt động thương mại mới cũng được đề cập như dịch vụ logistics, nhượng quyền thương mại, bán hàng đa cấp, mua bán qua sở giao dịch hàng hóa, Luật Thương mại là văn bản pháp lý nền tảng cho các hoạt động thương mại, trong đó có thương mại điện tử. Điều 15 (Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại) của Luật ghi nhận: "Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản." Ngoài ra, một điều khoản khác liên quan đến thương mại điện tử là khoản 4, Điều 120 (Các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ), trong đó coi "Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên Internet" là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. * Bộ luật Dân sự Bộ luật Dân sự được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2006 là một văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Khoản 1, Điều 124 "Hình thức giao dịch dân sự" đã thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản: "Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản". Bên cạnh các quy định về giao dịch dân sự, tài sản và các hình thức sở hữu, Bộ luật Dân sự dành một nội dung quan trọng cho hợp đồng dân sự. Các quy định về hợp đồng dân sự là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng nói chung, trong đó có hợp đồng thương mại. 43
- Bộ luật Dân sự đưa ra quy định cụ thể về các trường hợp giao kết, sửa đổi, thực hiện, hủy bỏ hợp đồng. Theo đó, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Đối với hợp đồng bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Đây là những khái niệm quan trọng cần tính đến khi xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến giao kết hợp đồng trong môi trường điện tử. * Luật Hải quan Luật Hải quan (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. So với Luật Hải quan năm 2001, luật này bổ sung một số quy định mở đường cho áp dụng hải quan điện tử (trình tự khai hải quan điện tử, địa điểm khai, hồ sơ hải quan điện tử). Điều 39 quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng thương mại điện tử. Luật Hải quan là một văn bản pháp luật có đóng góp tích cực vào việc triển khai chính phủ điện tử và thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay. * Luật Sở hữu trí tuệ Được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2006, Luật Sở hữu trí tuệ thể hiện một bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ có một số điều khoản liên quan đến thương mại điện tử, ví dụ quy định về các hành vi bị xem là xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường điện tử: cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền của mình; cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm; dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan. Tuy không có quy định cụ thể liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử, nhưng các nguyên tắc trong Luật Sở hữu trí tuệ có thể áp dụng đối với môi trường mới này. Ví dụ: hành vi sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trái phép trên Internet vẫn bị coi là hành vi vi phạm quyền độc quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá của chủ sở hữu như hành vi vi phạm trong môi trường truyền thống. 44
- Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới đây, cùng với sự khác biệt về bản chất của đối tượng sở hữu trí tuệ trong môi trường điện tử, ví dụ: bản sao (tác phẩm được bảo hộ theo luật về bản quyền) trong môi trường điện tử không có sự khác biệt với bản gốc, việc sử dụng meta tag là nhãn hiệu hàng hoá của người khác, ) có thể khiến cho việc áp dụng luật của các cơ quan tư pháp sẽ gặp khó khăn. Do đó, trong thời gian tới, việc ban hành một số văn bản dưới luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử là rất cần thiết để tạo ra sự minh bạch, thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. * Luật Công nghệ thông tin Điều 23 "Thiết lập website" quy định tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập website và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khi quy định tương tự do Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành trước đây vẫn chưa được dỡ bỏ thì quy định này (dù chỉ là "đăng ký" chứ không phải "xin phép") vẫn là một thủ tục phiền phức không đáng có và khó có khả năng áp dụng thực tế, nhất là khi nhu cầu thiết lập website cho hoạt động kinh doanh ngày càng tăng cao. Đặc biệt, Luật Công nghệ thông tin dành hẳn một mục về thương mại điện tử, bao gồm các Điều từ 32 đến 40, trong đó có những quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng (Điều 34), website bán hàng (Điều 35), trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng trên môi trường mạng (Điều 36), đặt hàng trên môi trường mạng (Điều 37), quảng cáo trên môi trường mạng (Điều 39). Các quy định trên có nội dung đề cập trực tiếp đến hoạt động thương mại điện tử, tuy nhiên còn chưa đầy đủ do không thể bao quát hết các vấn đề của thương mại điện tử trong khi lại có những nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác, ví dụ vấn đề quảng cáo, thanh toán, hoặc bảo vệ thông tin cá nhân (Điều 17). Về vấn đề này, tại một số cuộc họp và hội thảo, đại diện Bộ Thương mại cũng như một số cơ quan khác cho rằng Luật Công nghệ thông tin không nên quy định quá chi tiết về từng lĩnh vực ứng dụng như thương mại điện tử, chữa bệnh từ xa, đào tạo trực tuyến mà chỉ nên đưa ra những quy định chung để khuyến khích các hoạt động này phát triển. * Các văn bản pháp quy khác + Nghị định về thương mại điện tử + Nghị định về chữ ký số và chứng thực điện tử 45
- + Các văn bản về thanh toán điện tử + Nghị đinh 101/2001/NĐ-CP ngày 31/6/2001 quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan 6. 2.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp * Kết nối Internet Trong cuộc điều tra với hơn 500 doanh nghiệp trên toàn Việt Nam của Bộ TM, 89% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã có kết nối Internet. Trong số những doanh nghiệp đã kết nối Internet, tỷ lệ sử dụng dịch vụ băng thông rộng tiếp tục tăng (99% so với 66% của năm 2004). Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp truy cập Internet bằng ADSL chiếm đến trên 92%, tăng hơn hẳn so với mức 54% của năm 2004, cho thấy sự phát triển của dịch vụ ADSL tiếp tục là một trong những động lực thúc đẩy ứng dụng Internet trong doanh nghiệp. Với chi phí ngày càng giảm và chất lượng được cải thiện hơn, ADSL đang được lựa chọn ngày càng nhiều như một phương thức hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu thông tin, giao dịch của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số yếu tố gây trở ngại đối với việc triển khai ứng dụng Internet trong doanh nghiệp như vấn đề công nghệ, chi phí, chất lượng đường truyền, an toàn bảo mật * Đầu tƣ CNTT Kết quả điều tra tổng quan tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp cho thấy tỷ trọng đầu tư cho CNTT trên tổng chi phí hoạt động thường niên vẫn còn tương đối thấp: 70% các công ty được khảo sát chi dưới 5% cho việc triển khai ứng dụng CNTT, bao gồm cả chi phí viễn thông, đầu tư phần mềm, bảo dưỡng hệ thống, và đào tạo ứng dụng CNTT. Chỉ có khoảng 6% số công ty cho biết đang dành trên 15% chi phí hoạt động thường niên để đầu tư cho CNTT, tuy nhiên con số này không tăng so với năm 2004. Kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp cho thấy xu hướng trong vòng 1-2 năm tới vẫn chưa thay đổi, đa phần doanh nghiệp chọn phân bổ khoảng trên dưới 5% chi phí hoạt động thường xuyên của mình cho đầu tư ứng dụng CNTT. Phân tích sâu hơn cơ cấu đầu tư CNTT trong các doanh nghiệp được khảo sát, có thể thấy tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều so với năm 2003 và 2004. Đầu tư cho phần cứng vẫn chiếm tỷ trọng lấn át trong tổng đầu tư CNTT của doanh nghiệp, bình quân đạt xấp xỉ 77%, so với 23% dành cho phần mềm và 12,4% dành cho đào tạo. Đặt trong tương quan với thế giới, cơ cấu đầu tư nặng về phần cứng và coi nhẹ phần mềm 46
- này còn nhiều điểm bất hợp lý, đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy quản lý cũng như nhận thức về ứng dụng CNTT của doanh nghiệp. Bảng 1.6. Cơ cấu đầu tƣ CNTT trong doanh nghiệp Khoản mục đầu tư Tỷ trọng bình quân Tối thiểu Tối đa Phần cứng 76,8% 25% 100% Phần mềm 22,9% 0% 65% Đào tạo 12,4% 0% 20% Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam, Bộ Công thương Nhìn vào kết quả khảo sát, có thể thấy một trong những lý do giải thích cho tỷ trọng đầu tư thấp về phần mềm là doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm triển khai các ứng dụng chuyên sâu nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị mình. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng phần mềm tác nghiệp được doanh nghiệp đưa vào sử dụng hiện còn rất hạn chế. Phổ biến nhất hiện nay là phần mềm kế toán, với gần 80% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã triển khai ứng dụng ở các cấp độ khác nhau. Phần mềm quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa và quản lý khách hàng, mặc dù đã bước đầu được các doanh nghiệp quan tâm (trên 20% số doanh nghiệp điều tra cho biết đang nghiên cứu triển khai) nhưng trong đó các phần mềm chuyên dụng chiếm số lượng không nhiều. Bảng 1.7. Tỷ lệ sử dụng các phần mềm tác nghiệp Quản Quản Quản Phần Quản lý lý lý Tài chính lý mềm Hàng Khác Công Nhân Kế toán Khách lập Kế hóa văn sự hàng hoạch 17,1% 25,8% 78,9% 26,4% 21,8% 10,5% 13,1% Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam, Bộ Công thương Kết quả điều tra này cũng phù hợp với thực tế hiện nay của Việt Nam. Phần mềm kế toán hiện là loại phần mềm tác nghiệp hàng đầu được các công ty dịch vụ phần mềm và giải pháp CNTT triển khai nghiên cứu, thương mại hóa và đưa vào kinh doanh một cách hiệu quả. Một số công ty chuyên về phần mềm kế toán như MISA, FAST, Bravo, đã xác lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, xây dựng được mạng lưới 47
- đối tác thường xuyên và có doanh thu ổn định. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu mở rộng nghiên cứu để xây dựng các bộ giải pháp trọn gói về quản trị doanh nghiệp (ERP). Từ khía cạnh cung, có thể đánh giá tương đối khả quan về triển vọng phát triển cầu. Trong vòng 1-2 năm tới, khi lợi ích của các phần mềm tác nghiệp đối với bài toán quản lý đã được doanh nghiệp nhận thức rõ, khi các phần mềm quản trị doanh nghiệp trở nên thông dụng và phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam, sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn triển khai các sản phẩm phần mềm chuyên nghiệp từ những nguồn chính thống. Đầu tư cho phần mềm do đó sẽ tăng, phù hợp hơn với mặt bằng chung của thế giới. * Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT và thƣơng mại điện tử Mặc dù mặt bằng chung về mức độ đầu tư cho đào tạo CNTT của doanh nghiệp năm 2005 chưa có nhiều thay đổi (tỷ trọng của đào tạo trong tổng đầu tư CNTT năm 2005 bình quân là 12,4%, so với 12,3% của năm 2004), nhưng nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề này đã có tiến bộ đáng kể. Năm 2004, gần 30% doanh nghiệp được hỏi cho biết không áp dụng bất cứ hình thức đào tạo CNTT nào cho đội ngũ nhân viên của mình. Năm nay con số này đã giảm xuống còn 20%. Mặc dù hình thức đào tạo vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp (gần 60% số doanh nghiệp được hỏi chọn phương thức đào tạo tại chỗ, nghĩa là nhân viên tự học hỏi và hướng dẫn lẫn nhau khi phát sinh vấn đề trong công việc), nhưng tỷ lệ doanh nghiệp kết hợp được một cách bài bản các phương thức đào tạo khác nhau cũng đã tăng hơn so với năm 2004. So với 30% doanh nghiệp có gửi nhân viên đi tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về CNTT năm 2004, con số 40% của năm 2005 cho thấy một dấu hiệu đáng khích lệ về sự phát triển nhu cầu đào tạo CNTT trong doanh nghiệp. 6. 2.3. Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp Thương mại điện tử đã xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây kể từ khi internet được triển khai vào năm 1997. Tuy nhiên, Ứng dụng thương mại điện tử mới chỉ thực sự phổ biến trong khoảng gần 4 năm trở lại đây kể từ khi luật giao dịch điện tử được ban hành vào tháng 12/2005 và có hiệu lực vào tháng 3/2006. Luật giao dịch điện tử được ban hành được xem là một bước ngoặt cho phát triển thương mại điện tử tại nước ta. Điều này cho thấy rằng chính phủ Việt Nam đã thực sự thấy được vai trò của thương mại điện tử đối với phát triển kinh tế và xã hội. Bên cạnh việc ban hành luật, chính phủ còn đưa ra “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010”. Mục tiêu của kế hoạch là: 48
- - 60% DN có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình DN với DN (B2B); - 80% DN vừa và nhỏ biết tới tiện ích của TMĐT và tiến hành giao dịch TMĐT loại hình DN với người tiêu dùng (B2C) hoặc DN với DN (B2B); - 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT loại hình DN với người tiêu dùng (B2C) hoặc người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C); - Các chào thầu mua sắm của Chính phủ được công bố trên trang tin điện tử của các cơ quan chính phủ và ứng dụng giao dịch TMĐT trong mua sắm chính phủ (B2G). Sau 4 năm ban hành luật cũng như kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử, tại nước ta thương mại điện tử đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất; mua bán hàng hóa và dịch vụ; dịch vụ tài chính, ngân hàng; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch; dịch vụ công và trong lĩnh vực đào tạo với qui mô rộng khắp cả nước. Trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, các doanh nghiệp đã triển khai các phần mềm thương mại điện tử vào trong quản trị doanh nghiệp như: phần mềm quản trị kế toán, phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp, phần mềm quản trị nguồn cung ứng, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng. Bảng 1.8. Tình hình ứng dụng các phần mềm trong doanh nghiệp Phần mềm quản trị doanh nghiệp 2006 2007 Tài chính, kế toán 71,3% 77,7% Nhân sự 41,8% 53,7% Quản lý kho 33,1% 34,8% Quan hệ khách hàng (CRM) 26,9% 30,8% Quản lý hệ thống cung ứng (SCM) 10,1% 12,5% Lập kế hoạch nguồn lực (ERP) 8,9% 10,6% Phần mềm khác 7,3% 1,2% Không có 8,8% 4,5% Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam, Bộ Công thương Nhìn vào bảng trên thấy rằng việc ứng dụng các phần mềm thương mại điện tử trong các doanh nghiệp tăng theo năm, năm sau nhiều hơn năm trước. Công ty Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp đã triển 49
- khai xây dựng một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng SAP CRM và quản trị nguồn cung ứng của Oracle. Việc triển khai các ứng dụng này đã giúp cho ban quản trị của công ty có được những thông tin chính xác và trực tuyến về tình hình hoạt động kinh doanh trên toàn quốc. Ngoài ra các phần mềm này còn giúp cho nhân viên công ty nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất. Thêm vào đó, các phần mềm này còn giúp công ty quản lý xuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối. Còn trong lĩnh vực mua bán trực tuyến, số lượng các sàn giao dịch, hay chợ ảo tăng lên nhanh chóng. Theo nghiên cứu của cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin - Bộ Công Thương, tính đến cuối năm 2007 số lượng sàn thương mại điện tử B2B tại nước ta là 40 sàn, B2C là 100 sàn. Sàn thương mại điện tử C2C cũng phát triển nhanh. Tốc độ phát triển sàn thương mại điện tử C2C trong những năm 2006-2007 chậm hơn so với năm 2003-2004. Tuy nhiên chất lượng của các sàn giao dịch C2C được cải thiện rất là nhiều. Số lượng sàn thương mại điện tử B2B ít hơn B2C nhưng tốc độ tăng doanh thu từ sàn giao dịch B2B lại cao hơn. Tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp kí kết được nhiều hợp đồng hơn. Năm 2008, trong số các doanh nghiệp tham gia vào sàn thương mại điện tử có 69,7% doanh nghiệp kí kết được hợp đồng từ sàn giao dịch thương mại điện tử , cao so với tỷ lệ 63% của năm 2007. Doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử B2B chiếm 67% tổng doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử, C2C là 33%. Nhìn vào cơ cấu hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên các website doanh nghiệp, có thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử - viễn thông, dịch vụ du lịch và hàng tiêu dùng. Năm 2008 được xem là năm phát triển nóng của hoạt động bán lẻ hàng điện tử viễn thông, thể hiện ở chỗ các siêu thị điện tử viễn thông mọc lên như nấm. Cùng theo xu thế phát triển của nghành hàng điện tử viễn thông thì số lượng các website kinh doanh mặt hàng này cũng tăng mạnh trong năm 2008. Đây là một kênh mua sắm mới cho người tiêu dùng bên cạnh kênh mua sắm truyền thống. Trong năm 2006 số lượng website kinh doanh mặt hàng điện tử viễn thông chỉ chiểm 13.4% tổng số website thương mại điện tử; 2007 là 12.6% nhưng đến năm 2008 con số này đã là 17.4%. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng, nước ta đã triển khai được hoạt động ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử. Những tiện ích mà mà người tiêu dùng hưởng lợi từ hoạt động ngân hàng điện tử như truy vấn thông tin tài khoản, thông tin ngân hàng, in sao kê, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, thanh toán hóa đơn. Người tiêu dùng có thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua mạng internet (internet banking) hay qua mạng di động (SMSbanking). Còn trong lĩnh 50
- vực chứng khoán điện tử, người tiêu dùng có thể truy vấn thông tin thị trường, thông tin tài khoản, đăng kí mở tài khoản, quản lý danh mục đầu tư, đặt lệnh giao dịch cũng như là nhận thông tin về kết quả giao dịch. Vào tháng 9 năm 2008, lần đầu tiên hệ thống quyết toán chứng khoán kết với với hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Điều này đã đem lại sự tiện lợi cho các nhà đầu tư chứng khoán, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia vào hoạt động đầu tư chứng khoán. Trong lĩnh vực vận tải hành khách, các công ty vận tải hành khách, đặc biệt là vận tải đường sắt và hàng không, đã triển khai hoạt động bán vé trực tuyến. Việc triển khai hoat động bán vé điện tử trong lĩnh vực hàng không là đòi hỏi tất yếu khi tham gia vào hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA). Jestar Pacific, mà tiền thân là Pacific Airlines, là hãng bay Việt Nam đầu tiên đã tiến hành hoạt động bán vé điện tử vào tháng 3 năm 2006. Sau đó 2 năm vào tháng 7 năm 2008 hãng hàng không quốc gia Việt nam(Vietnam Airline) cũng đã hoàn tất việc triển khai bán vé máy bay điện tử. Tính đến tháng 10 năm 2008, Vietnam Airline đã kết nối được vé điện tử với 59 hãng hàng không đối tác trên thế giới. Tính đến hết năm 2008, Việt Nam đã triển khai được một số dịch vụ công trực tuyến như: khai báo hải quan điện tử, cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử, kê khai thuế điện tử, mua sắm công trực tuyến, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép thành lập văn phòng đại diện điện tử, đăng ký con dấu trực tuyến. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến giúp cho chính phủ triển khai kế hoạch “một cửa” một cách nhanh chóng. Ngoài ra còn tạo môi trường minh bạch và công khai cho tất cả các dịch vụ công. Đối với hoạt động cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, Việt nam đã triển khai hệ thống eCoSys theo quyết định số 0519/QĐ-BTM về đề án Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Qui trình cấp CO điện tử đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện đã giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và nhân lực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Quan trọng hơn nữa, eCoSys giúp đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu tại nước ta. Ngoài ra nước ta cũng đã triển khai hoạt động hải quan điện tử theo quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tỷ trọng kim nghạch xuất khẩu hàng hóa thông qua thủ tục hải quan điện tử tăng dần theo các năm, từ 8% năm 2006 lên trên 16% năm 2007 và 9 tháng đầu năm 2008 đã đạt 17.5% tổng kim nghạch xuất khẩu. Sau hơn 3 năm triển khai hoạt động hải quan điện tử, nước ta đã đạt được một những kết quả khả quan trong thúc đẩy xuất nhập khẩu, tuy nhiên thì vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Cho đến nay thủ tục thông quan điện tử mới chỉ thực sự thuận lợi với các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu thuộc luồng xanh. Còn đối với hàng 51