Bài giảng Thuốc giảm đau

pdf 32 trang phuongnguyen 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thuốc giảm đau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuoc_giam_dau.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thuốc giảm đau

  1. Thuốc giảm đau Bảng 1-Gdau/dh Chương 6. THUỐC GIẢM ĐAU A. THUỐC GIẢM ĐAU TRUNG ƯƠNG Gồm morphin và dẫn chất, gọi chung là các opioid. * Tác dụng: - Ức chế trung tâm đau TKTW, nâng cao ngưỡng đau; làm giảm hoặc mất đau (không đáp ứng kích thích). - Tạo cảm giác khoan khoái, tăng chịu thuốc; tăng liều và lệ thuộc khi dùng kéo dài (nghiện). Do đó gọi là "thuốc giảm đau gây nghiện". Chỉ định: Cơn đau dữ dội: Chấn thương, phẫu thuật, ung thư v.v * PHÂN LOẠI: Theo nguồn gốc chia ra hai nhóm: Nhóm 1. Opioid thiên nhiên và BTH: Xem bảng 6.1. Cấu trúc: Khung cơ bản morphinan (d/c phenanthrene) R3 2 1 2 3 HO 2 3 1 3 1 4 4 11 4 11 12 10 11 12 10 O 12 10 13 9 O 13 9 14 13 9 14 5 15 N R17 14 17 5 15 N H 16 5 15 N CH3 16 17 6 8 16 17 6 8 7 6 8 R6 7 7 HO Khung morphinan Công thức chung Morphine (phenantrene) Các chất khác nhau nhóm thế ở các vị trí R3, R6, R17 + chi tiết khác. MORPHIN: Là chất điển hình, tác dụng ≈ thuốc phiện. Nguồn gốc: Morphin là alcaloid đầu tiên được chiết suất từ thuốc phiện (nhựa quả cây Anh túc - Papaver somniferum).
  2. Tác dụng: - Phong bế TKTW làm giảm/mất cảm giác đau. - Co thắt cơ tròn gây táo bón, chống tiêu chảy. (thuốc phiện là thành phần thuốc chữa đau bụng, đi ngoài). - Ức chế trung tâm ho (giảm ho), trung tâm hô hấp và tuần hoàn. Morphin dược dụng: Muối hydroclorid (sulfat, tartrat và acetat). Tác dụng KMM: Gây nghiện; táo bón và nôn. Morphin lệ thuộc vào nguồn thiên nhiên (cây Anh túc). Các dẫn chất BTH của morphin chưa cải thiện tính gây nghiện. Quản lý: Thuốc hướng thần, gây nghiện. Bảng 2-Gdau/dh Bảng 6.1. Morphin và các dẫn chất BTH Tên thuốc Nguồn gốc Tác dụng * Thuốc giảm đau mạnh Morphine (M) Thiên nhiên Giảm đau, gây nghiện Heroin BTH Không sử dụng Diamorphine BTH G. đau, gây nghiện ≈ M Hydromorphone BTH G. đau, gây nghiện > M Oxymorphone BTH G. đau, gây nghiện ≈ M Nhóm 2. Opioid tổng hợp hóa học: Cấu trúc: Đa dạng. 1. D/c benzomophan: Xem chất điển hình pentazocine. 2. D/c phenylpiperidine: Xem chất điển hình pethidine. 3. D/c N-phenyl-4-piperidine: Fentanyl, alfentanyl, sulfentanil Công thức chung: R1 N N R2
  3. Me 4. D/c perhydroazepine: N . HCl Et Meptazinol .HCl Meptazinol OH N(Me) 2 . HCl 5. D/c cyclohexanol: Tramadol .HCl MeO OH 6. D/c diphenylheptane: Methadone và tương tự: Dextropropoxyphene Me Me Ph Ph N(Me) CH2 CH 2 CH CH2 N(Me)2 C . HCl C . HCl Ph CO Et Ph OCO Et Dextropropoxyphene 7. D/c phenanthrene (morphinan): Butorphanol, buprenorphine, levorphanol, oxycodone Tác dụng: Sự thay đổi cấu trúc morphin tạo ra các tác dụng: (bảng 6.2) - Giảm đau + tính gây nghiện thay đổi ít/nhiều. - Giảm đau + đối kháng opioid; gây nghiện. - Đối kháng opioid (tác dụng ngược morphin). Bảng 3-Gdau/dh opioid tổng hợp-tiếp - Giảm ho (ức chế trung tâm ho); tiềm tàng gây nghiện. - Gây nôn: Apomorphin. Ưu điểm: Nguồn thuốc không lệ thuộc vào thiên nhiên. Bảng 6.2. Thuốc giảm đau opioid tổng hợp hóa học
  4. Tên thuốc Chỉ định Liều dùng (NL) * Giảm đau mạnh Alfentanil Tiền mê IV: ≤ 0,5 mg/lần Fentanyl Đau nặng, tiền mê 0,05-0,10 mg/lần Levorphanol Đau nặng và tb U: 2 mg/3-8 h Methadone Đau nặng 2,5-10 mg/3-8 h Oxycodone Đau nặng và tb U, IV 1-10 mg/4 h Pethidine Đau nặng, tiền mê U, IM 25-50 mg/4 h Tramadol Đau nặng và tb U, tiêm 50-100mg/4h * Giảm đau trung bình Dextropropoxyphen Phối hợp giảm đau 65-100 mg/lần * Giảm đau + đối kháng opioid Buprenorphine Đau nặng và tb; tiền mê Tiêm 0,2-0,6 mg/6 h Butorphanol Đau nặng và tb; tiền mê Tiêm 1-4 mg/3-4 h Meptazinol Đau nặng và tb U, tiêm 200 mg/3-6 h Nalbuphine Đau nặng và tb; tiền mê 10-20 mg/3-6 h Pentazocine Đau nặng và tb; tiền mê U, tiêm 30-60 mg/3 h Chỉ định: - Thuốc giảm đau mạnh: Cơn đau dữ dội; tiền mê. - Thuốc giảm đau trung bình: Phối hợp với paracetamol, aspirin. - Giảm đau + đối kháng opioid: Đau trung bình và nhẹ; tiền mê; phối hợp cai nghiện. * THUỐC ĐỐI KHÁNG OPIOID Nguồn gốc: Bán tổng hợp từ morphine hoặc tổng hợp toàn phần. Tác dụng: Đối kháng thuốc giảm đau opioid. Chỉ định: Qúa liều (ngộ độc) thuốc giảm đau opioid. Hủy tác dụng thuốc giảm đau opioid sau phẫu thuật.
  5. Bảng 6.3. Một số thuốc đối kháng opioid Tên thuốc Chỉ định Liều dùng (NL) Naloxone .HCl Giải độc opioid IV: 0,4-2 mg/lần Nalorphine. HCl Giải độc opioid IV:5-10 mg/lần Nalmefene .HCl Giải độc opioid IV: 250 nanogam/kg Naltrexone .HCl Củng cố cai nghiện U: 25-50 mg/24 h Bảng 4-Gdau/dh * Một số thuốc MORPHINE HYDROCLORID Công thức: HO 2 3 1 4 11 12 10 . HCl . 3 H O O 2 13 9 14 5 15 N CH3 16 17 6 8 7 HO Tên KH: 3,6-Dihydroxy-4,5-epoxy-7,8-dehydro-17-methyl morphinan .HCl Điều chế: Qui trình chung chiết suất alcaloid. Tính chất: Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể hình kim, không màu. Dễ biến màu; mất nước trong không khí khô. Tan/nước, glycerin, d.d. kiềm mạnh; khó tan/ethanol 96%. Hóa tính: Tính khử (do -OH phenol + dây Δ); tính base. Định tính: + Tính khử: Với Kali fericyanid → kali ferocyanid, tạo màu xanh lơ với Fe3+.
  6. + Phản ứng OH phenol: Tạo màu xanh tím với FeCl3. + Dung dịch cho phản ứng của ion Cl-. + Hấp thụ UV: λMAX 285 nm (d.d. nước). + Sắc ký hoặc phổ IR, so với chuẩn. Định lượng: Acid-base/CH3COOH; HClO4 0,1M; đo điện thế. Dược động học: Phát huy tác dụng: Uống chậm hơn tiêm. Thuốc vào được bào thai, sữa mẹ và não. Chỉ định: Đau dữ dội (sỏi mật, ung thư giai đoạn cuối, nhồi máu cơ tim, đau phẫu thuật v.v ). Mất ngủ do đau. NL,Tiêm dưới da 10 mg/lần; có thể tới 100 mg/24 h. TE > 5 tuổi, tiêm dưới da 2-10 mg/24 h. Tác dụng KMM: Ức chế trung tâm hô hấp → nhịp thở chậm và sâu. Gây nghiện sau khi dùng thuốc vài ngày -1 tuần. Buồn nôn, giảm nhu động ruột → bị táo bón, chán ăn. Ngộ độc: Liều cao làm mất tri giác, liệt trung tâm hô hấp gây tử vong. Giải độc: Bằng thuốc đối kháng opioid: naloxon v.v Chống chỉ định: Tổn thương hoặc phẫu thuật sọ não. Bảng 5-Gdau/dh Morphin-tiếp Suy hô hấp; thiểu năng gan, thận. Phụ nữ có thai và thời kỳ cho con bú. TE < 5 tuổi. Bảo quản: Tránh ánh sáng. Thuốc độc bảng A, gây nghiện. LEVORPHANOL TARTRAT Tên khác: Methorphinan tartrat, lemoran tartrat (HD I) Nguồn gốc: Tổng hợp toàn phần. Công thức: HO 2 1 3 COOH 4 H 11 OH 12 10 HO H O . 2 H2O . 13 9 COOH 14 5 15 N CH3 16 17 6 8 7
  7. So với morphin: Mất Δ7,8; mất OH (6) Tên KH: 3-Hydroxy-17-methyl morphinan tartrat Tính chất: Bột kết tinh màu trắng; bị biến màu/không khí, ánh sáng. Tan trong nước, ether; khó tan/ethanol; không tan/cloroform. Tác dụng: Giảm đau; uống hoặc tiêm đều hiệu qủa. Chỉ định: Đau dữ dội. NL, tiêm d.da, IM: 1-2 mg/lần; nhắc lại sau 6-8 h; hoặc uống 2 mg/lần; nhắc lại sau 3-8 h. Tối đa 16 mg/24 h. Tác dụng phụ: Tương tự morphin. Bảo quản: Tránh ánh sáng; thuốc gây nghiện. PETHIDINE HYDROCLORID Tên khác: Meperidine hydroclorid Biệt dược: Dolargan; Dolosal Nguồn gốc: Opiat tổng hợp. Công thức: COO C2H5 H3C N . HCl Tên KH: N-Methyl-4-phenyl-4-carbethoxy piperidin hydroclorid Điều chế: Phương pháp thông dụng tiến hành theo các bước: - Ngưng tụ benzyl clorid (I) với diethanolamine (II), clorid hóa tạo (III) Bảng 6-Gdau/dh Pethidine-tiếp - Ngưng tụ (III) với benzyl cyanid, tạo (IV). - Ester hóa (IV), > khử hóa H2/Pt và HCHO, tạo pethidine base (V). HCl C6H5CH2Cl + NH(CH2CH2OH)2 6 CH5CH2N(CH2CH2OH)2 (I) (II) SOCl2 C6H5CH2N(CH 2CH2OH)2 6 HC5CH2N(CH 2CH2Cl)2 thinyl clorid (III) HCl CN C6H5CH2N(CH2CH2Cl)2 + C6H5CH2CN C6H5CH2 N (III) benzyl cyanid (IV ) C6H5
  8. - Trung hòa (V) bằng HCl, tạo pethidine hydroclorid. Tính chất: Bột kết tinh màu trắng, vị chua đắng; biến màu/AS, KK. Dễ tan trong nước, ethanol; không tan trong ether. Hóa tính: Tính khử; base. Định tính: - D.d./nước cho phản ứng Cl-. - Phổ IR hoặc SKLM, so với pethidin hydroclorid chuẩn. - Hấp thụ UV: λMAX 251; 257 và 263 nm (nước). Định lượng: Acid-base/Et-OH 96%; NaOH 0,1M; đo thế. Tác dụng: Giảm đau: trên 5 tuổi: uống, tiêm IM 0,5-2 mg/kg/lần. Dạng bào chế: Ống tiêm 25; 50 và 100 mg/ml. Tác dụng KMM: Gây nôn, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi. Qúa liều: Trụy hô hấp, tuần hoàn.
  9. Giải độc bằng các thuốc đối kháng opioid: Naloxon Chống chỉ định: Người đang dùng thuốc ức chế TKTW. Thiểu năng gan, thận; phụ nữ kỳ cho con bú. Bảo quản: Tránh ánh sáng; thuốc độc bảng A, gây nghiện. Bảng 7-Gdau/dh FENTANYL CITRAT Biệt dược: Sublimaze; Leptanal Công thức: COC2H5 COOH CH2CH2 N N CH2 HO COOH . CH2 COOH Tên KH: N-(1-Phenethyl-4-piperidyl) propionanilid citrat (1:1) Điều chế: Tổng hợp hóa học. Tính chất: Bột kết tinh trắng, không mùi, bền/không khí. Tan/nước (1 g/40 ml); tan nhẹ/ethanol; khó tan trong ether. Tác dụng: Giảm đau nhanh, ngắn hạn (10 phút-1 h). t1/2 = 4 h. Thuốc thâm nhập não, bào thai và sữa mẹ. Chỉ định: Liều dùng tính theo fentanyl base. (175 μg fentanyl citrat ≈ 100 fentanyl base). - Tiền mê: NL, tiêm IV 50-100 μg/30-60 phút trước gây mê. Phối hợp với droperidol (chống nôn) giảm đau nhanh và giảm độc. - Đau hậu phẫu: NL, tiêm IM 25-100 μg/h. - Đau ung thư: NL, tiêm IM, IV chậm 200 μg/15 phút. Dạng bào chế: Thuốc tiêm 0,05 mg/ml; ống 2 và 10 ml. Thuốc tiêm hỗn hợp fentanyl + droperidol (xem droperidol). Tác dụng KMM: Có thể gây co cơ, hạ HA tạm thời, kích ứng chỗ tiêm. Qúa liều sẽ ức chế hô hấp; giải độc bằng naloxon.
  10. Chống chỉ định: Mang thai; người suy hô hấp, tuần hoàn. Bảo quản: Thuốc độc bảng A, gây nghiện. PENTAZOCINE HYDROCLORID Công thức: HO 9 8 10 7 1 . HCl 6 CH3 2 H3C CH3 5 11 3 N CH2 CH C 4 CH 3 Tên KH: 3-(3-Methyl-2-butenyl)-1,2,3,4,5,6-hexahydro-6,11-dimethyl- -2,6-methano-3-benzazocin-8-ol Tính chất: Bột kết tinh màu trắng; biến màu chậm/ánh sáng, không khí. Bảng 8-Gdau/dh Pentazocine-tiếp Tan/nước, ethanol, cloroform; hầu như không tan trong ether. Hóa tính: Tính khử và tính base. Định tính: Phổ IR hoặc SKLM, so với chuẩn. Định lượng: Acid-base/CH3COOH khan; HClO4 0,1 M; đo thế. Tác dụng: Thuốc opioid dẫn chất benzomorphan. Giảm đau (chủ yếu), đối kháng opioid yếu. Gây nghiện: < morphin. Chỉ định: Đau trung bình và nặng. Liều dùng: Tính theo pentazocin base. Uống sau ăn: NL: 50-100 mg/3-4 h. TE 6-12 tuổi: 25 mg/3-4 h. Phối hợp với paracetamol để giảm đau trung bình. Tiêm (IM, IV, dưới da): Dung dịch pha từ pentazocine lactat, tính theo pentazocine base: NL, 30-60 mg/3-4 h. Tác dụng KMM: Buồn nôn và nôn; an thần kinh; tăng HA. Đau đầu, khô miệng, táo bón, giảm hô hấp, tim đập nhanh.
  11. Tiêm: Gây hoại tử chỗ tiêm. Dùng kéo dài vẫn đề phòng gây nghiện. Thận trọng: Người suy tim, tăng huyết áp. Nên dùng pentazocine tiếp sau morphin hoặc pethidin (do tác dụng kháng opioid yếu). Bảo quản: Tránh ánh sáng. Đọc thêm: DEXTROPROPOXYPHENE HYDROCHLORIDE Công thức: CH3 . HCl C22H29NO2 .HCl Ph CH CH2 N(CH3)2 ptl : 375,9 C OOC C2H5 Ph CH2 Tên KH: (+)-1-Benzyl-3-(dimethylamino)-2-methyl-1-phenylpropyl propioate hydrochloride Tính chất: Bột kết tinh màu trắng. Dễ tan tron nước, ethanol. Tác dụng: Giảm đau do nâng ngưỡng chịu đau ở TKTW; hiệu lực trung bình. Giảm ho: Hiệu lực < levopropoxyphene (đồng phân tả tuyền). Chỉ định: Đau nhẹ và trung bình. Liều dùng: Người lớn, uống 65 mg/lần × 3-4 lần/24 h. Phối hợp với paracetamol hoặc aspirine tăng hiệu lực giảm đau. Bảng 9-Gdau/dh Dextropropoxyphene-tiếp Ví dụ biệt dược: Di-ANTAVIC (Roussel Việt nam) Viên nang; hộp 20 viên. Thành phần: Dextropropoxyphene .HCl 30 mg Paracetamol 400 mg Tá dược vđ 1 viên
  12. Chỉ định: Đau nhiều, sau khi dùng paracetamol chưa hiệu qủa. Người lớn, uống vào bữa ăn 1-2 viên/lần × 2-3 lần/24 h. Tác dụng KMM: Chung của thuốc giảm đau opioid, mức thấp hơn morphin. Mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn thần kinh có thể xảy ra. Qúa liều có thể gây tử vong do suy hô hấp. Thận trọng: Vận hành máy, lái xe; phụ nữ mang thai và kỳ cho con bú. Bảo quản: Tránh ánh sáng. NALOXONE HYDROCLORID Biệt dược: Nalone HO Công thức: O OH . HCl N CH 2 CH CH2 O Tên KH: 3,14-Dihydroxy-4,5-epoxy-N-allyl morphinan-6-on Tính chất: Bột kết tinh màu trắng; biến màu / AS, không khí. Tan/nước, acid loãng và kiềm mạnh; tan nhẹ/ethanol; không tan trong cloroform, ether. Tính base, tính khử. Định tính: Phổ IR hoặc SKLM, so với chuẩn. Phản ứng của ion Cl-. Định lượng: Acid-base/Et-OH 96%; NaOH 0,1 M; đo điện thế. Tác dụng: Kháng opioid bằng phong bế cạnh tranh trên receptor. Tiêm IV phát huy t/d sau 2 phút, kéo dài 1-4 h (phụ thuộc liều) Chỉ định: Khắc phục ức chế TKTW của thuốc giảm đau opioid. Liều dùng: NL, tiêm IV 0,4-2 mg/lần; nhắc lại sau 2-3 h. TE, tiêm IV: 10-100 μg/kg/lần.
  13. Tiêm sau phẫu hủy tác dụng của thuốc giảm đau: 100-200 μg. Tác dụng phụ: Liều điều trị ít có biểu hiện đáng kể. Bảo quản: Tránh ánh sáng. Bảng 10-Gdau/dh Đọc thêm: Nalorphine .HCl (HD I) * NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU GÂY NGHIỆN 1. Chỉ sử dụng các thuốc giảm đau khi có các cơn đau dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. 2. Thực hiện đúng quy chế sử dụng và quản lý thuốc gây nghiện. 3. Chống lạm dụng hoặc sử dụng thuốc sai mục đích. B. THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT, CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID Cấu trúc ≠ steroid (NSAID = Nonsteroidal Anti-inflammatory Drugs). (Phân biệt với hormon vỏ thượng thận chống viêm, cấu trúc steroid) Tác dụng: Giảm đau, hạ nhiệt, chống viêm. Thuốc tác dụng ngoại vi. Cơ chế tác dụng: Ức chế cyclo-oxygenase (COX), enzym xúc tác sinh tổng hợp prostaglandin (PG). Hai loại COX: COX-1 ở thành dạ dày, thành mạch, thận. COX-2 ở tổ chức mô tổn thương. - Các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm truyền thống có tác dụng lên cả COX-1 và COX-2. - Thuốc thế hệ mới ức chế chọn lọc COX-2, hạn chế tác dụng phụ. Tác dụng KMM chung: - Do ức chế sinh tổng hợp PG: Làm mất điều hòa tái hấp thu muối khoáng ở ống thận, giữ nước gây phù. - Ức chế COX-1 gây viêm loét dạ dày-tá tràng. Điển hình là aspirin. - Giảm ngưng kết tiểu cầu; thiếu máu - Rối loạn hệ thống enzym chuyển hóa ở gan, gây hoại tử gan.
  14. - Gây trầm cảm, lẫn lộn, loạn thị, mệt mỏi, ù tai hoặc điếc. - Một số chất ảnh hưởng tới hoạt động tim-mạch. - Phân bố mỡ bất thường: mặt, bụng phì đại, chân teo (cushing giả). (Mức độ paracetamol. - Độc gan: Phenacetin > paracetamol > aspirin. 2. Thuốc không salicylat (các NSAID thực thụ). Tác dụng trội: Giảm đau, chống viêm (hạ nhiệt yếu). Chỉ định: Đau viêm khớp, đốt sống, thấp gout (xem bảng 6.4) Bảng 6.4. So sánh chỉ định của corticoid và thuốc NSAID thực thụ Chỉ định Corticoid NSAID Điều trị thay thế + - Viêm + + Shock phản vệ + -
  15. Rối loạn da + - Đau xương khớp, mô mềm +/- + Sốt (tăng thân nhiệt) - +/- Hen phế quản + - Loạn công thức máu + - Huyết khối - +/- Ghi chú: + : lựa chọn +/- : có thể chỉ định Bảng 6.5. Dược động học, liều dùng của một số thuốc NSAID thực thụ Tên thuốc Đường dùng t1/2 (h) Thải trừ Liều (24h) Diflunisal Uống 8-12 nước tiểu 0,5-1,0 g Diclofenac natri Uống, tiêm 150 mg Fenoprofen natri Uống 3 nước tiểu 0,3-0,6 g Ibuprofen Uống 2 nước tiểu 0,3-0,4 g Indomethacin Uống 3-11 Mật-ruột 100-150 mg Meclofenamat natri Uống 3 thận, mật 200-400 mg Naproxen Uống 13 nước tiểu 0,5-1,0 g Oxyphenylbutazon Uống 72 nước tiểu 0,3-0,6 g Phenylbutazon Uống 84 nước tiểu 0,3-0,4 g Piroxicam Uống 50 nước tiểu 20 mg Sulindac Uống 16 0,4 g Tolmetin natri Uống 1 nước tiểu ≤ 2 g Nimesulid Uống nước tiểu 100 mg/48h Nabumeton Uống 12-36 nước tiểu 1 g Bảng 12-Gdau/dh Bảng 6.6. So sánh tác dụng KMM của corticoid và NSAID
  16. Tác dụng KMM Corticoid NSAID Xốp xương + +/- Ức chế miễn dịch + - Loét dạ dày + + Suy thượng thận + - Chuyển hóa mỡ (Cushing) + - Giữ nước gây phù + +/- Giảm liên kết tiểu cầu - + Protein/ niệu - +/- Ảnh hưởng thai nhi - +/- Glaucom, đục thủy tinh thể + - Trẻ chậm lớn + - Viêm tụy cấp, tăng glucose/máu + - Độc gan - +/- Ghi chú: + : Có tác dụng - : Không tác dụng +/- : Có chất tác dụng. * Một số thuốc: - Dẫn chất acid salicylic (acid o-hydroxybenzoic): ASPIRIN Tên khác: Acid acetylsalicylic COOH Biệt dược: pH 8; Aspégic OCOCH3 Công thức: Điều chế: Ester hóa acid salicylic với anhydrid acetic. Tính chất: Bột/bột kết tinh màu trắng, không mùi/mùi dấm nhẹ. Thủy phân chậm ở không khí ẩm.
  17. Khó tan/nước; dễ tan/ethanol 96%; tan trong ether, cloroform; tan trong các dung dịch kiềm hydroxyd và carbonat. Hóa tính: Tính acid. Định tính: - Thủy phân aspirin/NaOH 10%; kết tủa bằng HCl: Phần tủa cho màu xanh tím với FeCl3 5% (acid salicylic) Bảng 13-Gdau/dh COOH COONa COOH OCO CH3 O H OH +H2O HCl o NaOH , t Trung hòa dịch lọc, thêm FeCl3 5%: màu hồng-đỏ (acetat) - Phổ IR, so với acid acetylsalicylic chuẩn. Định lượng: Acid-base/ethanol-nước; NaOH 0,1 M; phenolphtalein. Tác dụng: (ức chế COX -1, 2 + giãn mạch ngoại vi tăng thoát nhiệt). Giảm đau, hạ nhiệt, tăng thải trừ acid uric qua nước tiểu. Chỉ định và liều lượng: - Đau đầu do cảm sốt; đau mình mẩy. NL, uống 0,3-0,9 g/lần/4-6 h; tối đa 4 g/24 h. TE < 6 tuổi, uống 50-65 mg/kg/4-6 h. - Huyết khối (tiểu cầu tập kết gây cục máu đông): NL, uống 100-500 mg/lần/24 h. Hạn chế dùng aspirin cho trẻ em do thần kinh chưa ổn định. (bị ù tai, điếc, ra mồ hôi nhiều, nôn, loạn thần- hội chứng Reye). - Dung dịch ASA, bôi trị hắc lào, lang ben, nấm da khác. Dạng bào chế: Viên bao tan trong ruột 100; 250 và 500 mg. Tác dụng KMM: Như đã nói ở phần chung. Chống chỉ định: Viêm loét dạ dày-tá tràng; chảy máu khó cầm. Thuốc không dùng khi đang uống aspirin:
  18. Chống đông máu, hướng thần, NSAID và glucocorticoid (GC). Bảo quản: Để chỗ mát, tránh ánh sáng và ẩm. * Một số dẫn chất của aspirin giảm kích ứng khi uống : - Calci acetylsalicylat: Giảm kích ứng, cung cấp calci cho cơ thể. - Phức nhôm-acetylsalicylat (aloxiprin): Ngưng tụ Al2O3 với aspirin. - Lysin acetylsalicylat (Bd. Aspégic): Liên kết lysin với aspirin. METHYL SALICYLAT COOCH Biệt dược: Salonpas; Mialgin 3 Công thức: OH Tên KH: 2-Hydroxybenzoat methyl Tính chất: Chất lỏng không màu/vàng cam nhạt, mùi đặc trưng; bị biến màu khi tiếp xúc với ánh sáng. Tỷ trọng (25oC) = 1,84. Khó trộn lẫn với nước, trộn lẫn với ethanol (96%), dầu béo. Tác dụng: Giảm đau khớp, cơ, bong gân v.v Dễ thấm qua biểu bì vào sâu bên trong phát huy tác dụng. Bảng 14-Gdau/dh Methylsalicylat-tiếp Chỉ định: Bào chế các dạng thuốc dùng ngoài: xoa bóp khi đau cơ, khớp, bong gân, đau lưng, căng cơ, ví dụ: Methyl salicylat 25%/dầu lạc: bôi 3-4 lần/ngày. Băng dính Salonpas (methyl salicylat 15%): dán chỗ đau. Tác dụngKMM: Bôi liên tục, liều cao sẽ hại thị giác do giải phóng alcol methylic trong cơ thể, dù chỉ là dùng ngoài. Một số b/n không chịu được mùi; Mẫn cảm với methyl salicylat. Bảo quản: Tránh ánh sáng. * Dẫn chất p-hydroxyanilin: PARACETAMOL
  19. Tên khác: Acetaminophen Công thức: HO NHCO CH3 Tên KH: p-Hydroxyacetanilid Tính chất: Bột kết tinh trắng, vị đắng nhẹ; biến màu chậm/AS, KK. Khó tan/nước; tan trong ethanol, dung dịch kiềm . Hóa tính: Tính khử (-OH phenol) Định tính: - D.d./nước cho màu xanh tím với FeCl3 5% (-OH phenol). - Thủy phân, giải phóng p-hydroxyanilin, cho phản ứng đặc trưng của amin thơm I (phẩm màu nitơ): +H O HO NHCO CH3 2 HO NH2. HCl t o HCl , Paracetamol - Phổ IR hoặc SKLM, so với paracetamol chuẩn. - Hấp thụ UV: λMAX 250 nm (Et-OH); 257 nm (NaOH 0,1 M) Định lượng: 1. Quang phổ UV: Đo ở 257 nm (NaOH 0,1 M). 2. Đo nitrit: Sau thuỷ phân cho p-hydroxyanilin (amin thơm I). Tác dụng: Giảm đau, hạ nhiệt. t1/2 = 1-4 h. Giảm đau mạnh và kéo dài hơn aspirin. Kích ứng đường tiêu hóa < aspirin Hấp thu khi uống; sản phẩm ch/h độc với gan (< phenacetin). Chỉ định: Sốt, đau đầu, dây thần kinh, đau cơ, thấp khớp. NL, uống 0,3-0,6 g/lần/4-6 h; tối đa 4 g/24 h. TE < 5 tuổi, uống 60-250 mg/lần. Dạng bào chế: Panadol 0,1; 0,2 và 0,5 g paracetamol.
  20. Bảng 15-Gdau/dh Paracetamol- tiếp Biệt dược Decolgen, Thành phần: Paracetamol 500 mg Phenylpropanolamin .HCl 25 mg Clopheniramin maleat 2 mg Tá dược vừa đủ 1 viên Phối hợp paracetamol với clopheniramin và phenylpropanolamin chống sổ mũi, làm thông đường hô hấp. Chỉ định: Cảm sốt kèm viêm mũi, xuất tiết màng nhầy. NL, uống 1-2 viên/lần; 3-4 lần/ngày. TE, uống 1/2-1 viên/lần. Chống chỉ định: Bệnh tim-mạch, cường giáp, đái tháo đường. (liên quan đến phenylpropanolamin). Ngộ độc paracetamol: Khi uống ≥ 10 g paracetamol/24 h. Triệu chứng xuất hiện chậm: Tái nhợt, buồn nôn, đau bụng, chán ăn. Ngộ độc gan: hôn mê, phù não, có thể tới tử vong. Giải độc: Tiêm hoặc uống antidote: acetylcystein, methionin. (chỉ hiệu qủa trong vòng 15 h sau khi xuất hiện ngộ độc). Chống chỉ định: Suy gan, thận; mẫn cảm với paracetamol. Bảo quản: Tránh ánh sáng. Đọc thêm: DIFLUNISAL COOH Biệt dược: Dolobid; Difludol F OH Công thức: F Tên KH: Acid 2',4'-difluoro-4-hydroxy-[1,1'-biphenyl]-3-carboxylic Tính chất: Bột kết tinh màu trắng; biến màu chậm/ánh sáng, không khí. Không tan/nước; tan nhiều/alcol, dm hữu cơ; tan trong NaOH. Tác dụng: Giảm đau, chống viêm, hạ nhiệt (ức chế sinh tổng hợp PG)
  21. Hấp thu tốt khi uống; phát huy t/d chậm; t1/2 = 8-12 h. Chỉ định, liều dùng: - Đau nhẹ và trung bình: NL, uống 1 g/12 h; tiếp theo 500 mg/12 h. - Đau viêm xương: NL, uống 0,5-1 g/24 h; chia 2 lần. Tác dụng KMM: Kích ứng, gây viêm loét dạ dày-tá tràng. Chống CĐ: Viêm loét dạ dày-tá tràng, suy thận; Không dùng đồng thời với thuốc NSAID khác. Bảo quản: Tránh ánh sáng. Bảng 16-Gdau/dh - Thuốc NSAID thực thụ: INDOMETHACIN Biệt dược: Dolcidium; Indocin Công thức: CO Cl 7 N 6 1 2 CH3 5 3 4 H3CO CH2 COOH Tên KH: Acid 1-(4-clorobenzoyl)-5-methoxy-2-methylindol-3-yl acetic Điều chế: Xem HD I. Tính chất: Bột kết tinh màu trắng ánh vàng; biến màu/ánh sáng. Không tan/nước; dễ tan/ d.d. kiềm (tạo muối) và thủy phân. tan trong ethanol, aceton. Bền/pH ≤ 7. Tính Acid yếu. Định tính: Phổ IR hoặc SKLM, so với chuẩn; - Hấp thụ UV: λMAX 318 nm (Me-OH/HCl)
  22. - D.d./ethanol; thêm hydroxylamin + HCl + FeCl3: Hồng tím. Định lượng: 1. Acid-base/aceton-nước; NaOH 0,1 M; phenolphtalein (-COOH). 2. Quang phổ UV hoặc HPLC Tác dụng: Chống viên, giảm đau mạnh; (hạ sốt là thứ yếu). Hấp thu ở đường tiêu hóa và trực tràng, kém với trẻ sơ sinh. Chỉ định: - Đau mình mẩy, xương khớp, thần kinh : NL, uống 25-50 mg/lần; 2-3 lần/24 h. - Bệnh gout: Uống 100 mg/lần; tiếp sau 50 mg/lần × 3 lần/24 h. Dạng bào chế: Viên nang 25; 50 và 75 mg; thuốc đạn 50 mg. Tác dụng KMM: Chung của thuốc NSAID. Chống chỉ định: Chung của thuốc NSAID. Bảo quản: Tránh ánh sáng. IBUPROFEN Biệt dược: Femafen; Mofen Công thức: COOH H3C CH CH2 CH CH3 H3C Tên KH: Acid 2-(4-isobutylphenyl) propionic Tính chất: Bột kết tinh màu trắng/ tinh thể không màu. Không tan/nước; dễ tan/ether, methanol, dung dịch kiềm. Bảng 17-Gdau/dh Ibuprofen-tiếp Hóa tính: Acid yếu (-COOH) Định tính: Phổ IR hoặc SKLM, so với chuẩn; Định lượng: 1. Acid-base/MeOH-nước; NaOH 0,1 M; phenolphtalein. 2. Quang phổ UV hoặc HPLC.
  23. Tác dụng: Thuốc NSAID. Thuốc dẫn chất acid propionic. Giảm đau hiệu lực trung bình. Hấp thu ở đường tiêu hóa và trực tràng; t1/2 = 2 h. Chỉ định và liều lượng: - Viêm khớp, thoái hóa đốt sống, đau bụng kinh, đau hậu phẫu, đau nửa đầu, sốt nhẹ. NL, uống 1,2-1,8 g/24 h; chia 2-3 lần. Tối đa 2,4 g/24 h. Nên uống cùng sữa hoặc thức ăn. Dạng thuốc giải phóng chậm, uống 1viên/lần/ngày. TE, uống 20-30 mg/kg/24 h; chia 2-3 lần. - Giảm đau tại chỗ: Bôi thuốc mỡ, kem 5% hoặc thuốc phun 10%. Tác dụng KMM: Thuốc NSAID nói chung. Bảo quản: Đựng trong bao bì kín (bền/ánh sáng, KK). DICLOFENAC NATRI Biệt dược: Difenac; Voltaren COONa Công thức: CH2 Cl NH Tên KH: 2-(2,6-Dicloroanilino) Cl phenylacetat natri Tính chất: Bột kết tinh màu trắng, hút ẩm. Biến màu/ánh sáng. Tan trong nước, methanol, ethanol; ít tan trong aceton. Hấp thu tốt ở đường tiêu hóa, trực tràng; t1/2 = 1-2 h. Hóa tính: Tính khử (amin II); dung dịch nước pH kiềm. Định tính: Phổ IR hoặc SKLM, so với chuẩn. - D.d./Me-OH, thêm HNO3 đặc: Màu đỏ nâu. - Cho phản ứng ion Na+. Định lượng: Acid-base
  24. Tác dụng: Thuốc NSAID dẫn chất acid phenylacetic. Chỉ định và liều lượng: Đau do viêm khớp, thắt lưng, đau thần kinh, đau bụng kinh NL, uống 75-150 mg/24 h; chia 3 l; đặt trực tràng 100 mg/lần. Tiêm IM sâu, chậm: 75 mg/lần; 1-2 lần/24 h; đợt 2 ngày. TE, uống hoặc đặt trực tràng 1-3 mg/kg/24 h; chia 2-3 lần. Bôi tại chỗ giảm đau: Thuốc mỡ 10%. Bảng 18-Gdau/dh Diclofenac-tiếp Dạng bào chế: Viên 25; 50 và 75 mg; ống tiêm 75 mg; Kem 10%. Tác dụng KMM: Chung của thuốc NSAID. Bảo quản: Tránh ánh sáng. NIMESULID Biệt dược: Mesulid; Novolid NH SO2CH3 Công thức: O Tên KH: 2-Phenoxy-4-nitromethansulfonanilid NO 2 Tính chất: Bột kết tinh màu vàng nhạt. Khó tan trong nước; tan/aceton, cloroform; tan nhẹ trong ethanol tuy. Tác dụng: NSAID thế hệ mới. Ức chế chọn lọc COX-2: Giảm đau, chống viêm. Gần như không gây loét dạ dày-tá tràng; an toàn hơn với thận. Ức chế giải phóng histamin, chống dị ứng. Chỉ định và liều lượng: Viêm đa khớp, viêm xương, đau gân, đau bụng kinh, đau răng, huyết khối tĩnh mạch. NL, uống100 mg/lần/48 h. TE, uống 5 mg/kg/24 h. Đặt trực tràng thuốc đạn100 mg: 1 viên /24 h.
  25. Giảm đau tại chỗ: Bôi kem 3%. Dạng bào chế: Viên nén, viên tan sủi 100 mg. Thuốc đạn 100 mg. Kem, gel 3%. Tác dụng KMM: Thấp so với các thuốc NSAID thế hệ trước. Trẻ sơ sinh bị suy gan, thận nặng nếu mẹ dùng nimesulid. Chống CĐ: Phụ nữ mang thai; trẻ sơ sinh. Bảo quản: Tránh ánh sáng. Tự đọc: Acid mefenamic, Piroxicam, Naproxen, Caprofen, Ketoprofen, Etodolac, Fenoprofen calci. Bảng 19-Gdau/dh Phụ lục: Bảng 6.7. Đau và lựa chọn thuốc giảm đau hợp lý Bệnh lý đau Giảm Thuốc NSAID Thuốc khác đau TW giãn cơ trơn Đau co thắt mật Pethidin(2) + + (1) Đau sỏi thận Pethidin + (1) (2)
  26. Đau ung thư + (1) + (2) Chấn thương + (1) Ketamin Đau bụng kinh + + Đau đầu Paracetamol Đau đẻ +/- + + Ngửi N2O + O Đau tủy sống + Thuốc tê Đau tụy Pethidin + (1) (2) Đau thắt lưng + (1) Đau đa vùng + (2) Thuốc tê, động kinh. Ghi chú: + (1) : Lựa chọn 1 + (2) : Lựa chọn 2 + : Lựa chọn +/- : Đau vừa dùng NSAID; đau nặng dùng pethidin. Bổ sung: THUỐC HẠ MỨC ACID URIC/MÁU VÀ CHỐNG GOUT * GOUT Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của purine trong cơ thể, dưới xúc tác của enzym xanthine oxydase:O O N HN 6 NH NH HN1 5 7 HN [O] 8 [O] 2 4 O N Xath. oxydase 3 9 Xath. oxydase N O N N O N NH H H 1H-purine Xanthine Acid uric
  27. Khi qúa ngưỡng tái hấp thu ở ống thận, nồng độ urat mononatri /máu tăng, gọi là chứng tăng acid uric/máu (peruricaemia). Khi mức acid uric/máu cao, các tinh thể urat mononatri monohydrat sẽ hình thành ở tổ chức, đặc biệt trong hoạt dịch khớp và thận. Bảng 20-gout/dh - Tinh thể urat ở khớp: Xuất hiện sớm nhất ở khớp ngón cái (chân, tay); lan tỏa ra khớp khác và vùng quanh khớp; gọi là bệnh "gout". Các tinh thể urat sắc nhọn, gây đau khi chuyển động, gây cứng khớp. - Urat mononatri kết tinh ở thận: Gây sỏi thận urat. Mức urat/máu tăng: - Nam: > 0,42 mmol/lít huyết tương (7 mg/100 ml). - Nữ: > 0,36 mmol/lít huyết tương (6 mg/100 ml). * Nguyên nhân gây tăng mức acid uric/máu: - Tăng hấp thu acid nucleic → tăng nguồn purine. - Tăng huyết áp, suy thận làm giảm thải trừ acid uric khỏi huyết tương. - Tăng hoạt tính xanthine oxydase. - Hóa trị liệu ung thư. - Uống loại thuốc tăng urat/máu: Thuốc lợi tiểu thiazid . - Có thể là hậu qủa của tăng lipid/máu, nghiện rượu. * ĐIỀU TRỊ GOUT Mục đích: - Giảm đau thấp gout cấp. - Phòng tái phát gout. - Hạ mức (cao) acid uric/máu. 1. Gout cấp: Xuất hiện đau lần đầu. Thuốc: - NSAID liều cao lần đầu; giảm liều những lần sau. - Nếu thuốc NSAID bị chống chỉ định, thay bằng colchicine. - Khi không dùng được NSAID và colchicine: Tiêm corticoid vào khớp. Thận trọng:
  28. - Thuốc salicylat có thể giảm đau gout, nhưng làm tăng acid uric/máu. - Không dùng thuốc trị gout mạn tính (allopurinol) ở giai đoạn gout cấp. 2. Gout mạn tính: Đau liên tục, kèm tăng mức acid uric/máu. THUỐC PHÒNG, CHỐNG GOUT: 1. Loại phong bế xanthine oxydase, giảm sinh acid uric: Allopurinol. 2. Thuốc tăng thải acid uric qua nước tiểu (uricosuric): Probenecid, sulfinpyrazone. Benzbromarone (độc, hạn chế sử dụng). Cách dùng: + Đầu tiên uống allopurinol. + Khi allopurinol kém hiệu qủa: Phối hợp / thay bằng thuốc uricosuric. + Sau khi khỏi, uống colchicine hoặc NSAID/3-4 tháng phòng tái phát. Thận trọng: Sỏi thận urat uống allopurinol không hiệu qủa. * Một số thuốc: N NH ALLOPURINOL N HN Công thức: O C5H4N4O ptl: 136,11 Tên KH: 1,5-Dihydro-1H-pyrazolo[3,4-d] pyrimidine-4-one Bảng 21-gout/dh Allopurinol-tiếp Tính chất: Bột kết tinh trắng đục, mùi nhẹ; bền trong không khí. Tan ít trong nước, ethanol; tan trong NaOH, KOH loãng; không tan trong cloroform, ether. Định tính: - Hấp thụ UV: λMAX 250 nm; λMIN 231 nm (HCl). - 0,3 g/NaOH loãng; thêm AgNO3 5%, lắc: Tủa trắng, không tan/NH3. - Phổ IR hoặc sắc ký, so với allopurinol chuẩn. Định lượng: HPLC (nguyên liệu). Quang phổ UV (viên). Tác dụng: Phong bế xanthine oxydase, giảm sinh acid uric → hạ mức acid uric/máu.
  29. DĐH: Uống dễ hấp thu (SKD 90%). Chuyển hóa thành oxipurinol hoạt tính. t1/2 oxipurinol ≥ 15 h. Thải chậm qua nước tiểu. Chỉ định: 1. Gout mạn tính; mức acid uric/máu cao. Liều dùng: Uống sau ăn. + Người lớn: Tuần đầu 100 mg/lần/24 h. Tuần thứ 2: 200 mg/lần/24 h; tới đạt [urat] /máu ≤ 0,36 mmol/lít. Liều thường dùng: 100-300 mg/24 h. + Trẻ em < 15 tuổi: 10-20 mg/kg/4 h. Tối đa 400 mg/24 h. 2. Phòng tạo acid uric ở thận khi hóa trị liệu ung thư. Người lớn, uống trước thuốc chống ung thư 30 phút: 10-20 mg/kg/24 h. Tối đa 400 mg/24 h. Tiêm IV allopurinol natri, hòa trong glucose 5%: Tối đa 400 mg/24 h. (116,2 mg allopurinol natri ≈ 100 mg allopurinol). Dạng bào chế: Viên 100 và 300 mg; thuốc tiêm allopurinol natri. Tác dụng phụ: Độc gan; thiếu máu tan huyết; giảm tiểu cầu, bạch cầu. Uống có thể nôn, tiêu chảy; mệt mỏi. Có thể dị ứng. 5 MeO 4 6 3 H Chống chỉ định: Gout cấp; sỏi thận oxalat. 7 1 NHCOMe Thận trọng: Người suy gan, thận; dễ chảy máu. MeO OMe 8 Bảo quản: Tránh ánh sáng; tránh ẩm. 12 9 10 O COLCHICINE OMe Công thức: C22H25NO6 ptl: 399,44 Tên KH: N-(5,6,7,9-Tetrahydro- -1,2,3,10-tetramethoxy-9- oxobenzo[a] heptalen-7-yl) acetamid Nguồn gốc: Alcaloid từ vỏ và hạt một số loài Colchicum. Tính chất: Bột màu vàng/vàng-xanh lục nhạt; bến màu trong ánh sáng. Dễ tan trong ethanol, cloroform; tan trong nước (1 g/25 ml).
  30. Định tính: - Hấp thụ UV: λMAX 243 và 350 nm (ethanol). - 30 mg/1 ml ethanol; thêm 3 giọt FeCl3 5%: Màu đỏ-nâu nhạt. - Phổ IR hoặc sắc ký, so với chuẩn. Bảng 22-gout/dh Colchicine-tiếp Định lượng: 1). Môi trường khan (alhydrid acetic + toluen); HClO4 0,1M. 2). Quang phổ UV (dạng bào chế). Tác dụng: Giảm đau thấp gout cấp. Không có tác dụng hạ acid uric/máu. Cơ chế tác dụng: Chưa xác định đầy đủ. Chỉ định: - Thấp gout cấp: Người lớn, uống lần đầu 1 mg/2-3 h; liều tiếp sau: 0,5 mg/2-3 h tới hiệu qủa và chưa đau dạ dày. Sau 3 ngày uống phải tạm ngừng thuốc. Có thể tiêm IV nhanh: Liều đầu 1-2 mg; > liều bổ sung 0,5-1 mg/6-24 h. Tổng liều ≤ 4 mg/24 h. Giảm liều với người suy thận. - Phòng ngắn hạn gout: uống 0,5-0,6 mg/lần × 1-3 lần/24 h. - Chỉ định khác(không nhất thiết): Mẩn đỏ da do giảm tiểu cầu, viêm màng ngoài tim, xơ gan nhẹ, viêm mủ hoại thư Tác dụng phụ: Liên quan liều cao, uống kéo dài. Xuất huyết dạ dày; ức chế tủy xương gây thiếu máu; hại gan, thận Kích ứng tổ chức nơi tiêm. Độc tính qúa liều: Nôn, tiêu chảy, cảm giác nóng ở họng, dạ dày. Có thể tử vong do ngừng tim, ngừng thở. Chống chỉ định: Mang thai; tiêm dưới da và tiêm bắp (kích ứng). Thận trọng: Người gìa; bệnh tim mạch; suy gan, thận; loét dạ dày. Bảo quản: Tránh ánh sáng. PROBENECID CH 3 7 HOOC SO2 N C3H7
  31. Công thức: C13H19NO4S ptl: 285,36 Tên KH: Acid 4[(Dipropylamin)sulfonyl] benzoic Tính chất: Bột kết tinh màu trắng. Khó tan trong nước; tan trong NaOH loãng, ethanol, aceton, cloroform. Tác dụng: Phong bế acid yếu tái hấp thu ở ống thận, bao gồm acid uric. Tăng thải acid uric qua nước tiểu làm giảm acid uric/máu. Không hiệu qủa giảm acid uric/máu khi hóa trị liệu ung thư. Chỉ định: - Gout mạn tính và chứng tăng acid uric/máu. Người lớn, uống tuần đầu 250 mg/lần × 2 lần/ngày; từ tuần thứ 2 tăng liều gấp đôi, tới khi acid uric/máu đạt mức bình thường (≤ 0,36 mmol/lít). Giảm liều từ từ, tới liều duy trì thấp nhất. - Phối hợp với penicillin và cephalosporin, kéo dài thời gian KS/máu. Người lớn, uống 500 mg/lần × 4 lần/ngày. - Phối hợp với kháng sinh chữa lậu: Uống 1 g, trước tiêm kháng sinh 30 phút. Tác dụng phụ: Ảnh hưởng xấu chức năng gan và cơ quan tạo máu. Cản trở thải trừ một số thuốc khác. Bảng 23-gout/dh Probenecid-tiếp Ngộ độc qúa liều: Co cơ; có thể tử vong do trụy hô hấp. Chống chỉ định: Gout cấp; suy thận, sỏi thận urat; rối loạn máu. Trẻ em < 2 tuổi; hóa trị liệu ung thư. Thận trọng: Viêm loét dạ dày. Uống kèm NaHCO3 để kiềm hóa nước tiểu. SULFINPYRAZONE Công thức: O CH2CH2 S C H N O S ptl: 404,48 23 20 2 3 O D/c pyrazolon. N O Ph N Ph
  32. Tên KH: 1,2-Diphenyl-4- -(2-phenylsulphinylethyl) pyrazolidine-3,5-dione Điều chế: Tính chất: Bột kết tinh màu trắng. Khó tan trong nước, ethanol; tan/NaOH. Định tính: - Hấp thụ UV: λMAX 260 nm (NaOH 0,1 M). - 10 mg/3 ml aceton; thêm FeCl3 loãng: Màu đỏ-tím. Định lượng: Acid-base (aceton); NaOH 0,1 M. Tác dụng: Phong bế tái hấp thu, tăng thải acid uric ở thận, hạ mức acid uric/máu. Giảm ngưng kết tiểu cầu. Chỉ định: Gout mạn tính; tăng acid uric/máu. Liều dùng: Uống cùng thức ăn. Người lớn: 100-200 mg/lần; 1-2 lần/24 h. Sau 1-3 tuần, tăng liều, tới tối đa 600 mg/24 h. Khi đạt [acid uric]/máu bình thường, giảm liều, tới duy trì 200 mg/24 h. Uống kèm NaHCO3 để kiềm hóa nước tiểu. Dạng bào chế: Viên 100 và 200 mg. Tác dụng phụ: Viêm loét dạ dày; thay đổi công thức máu, dễ chảy máu. Tăng men gan, suy thận cấp. Chống chỉ định: Loét dạ dày; gout cấp; hóa trị liệu ung thư; rối loạn máu; suy gan, thận; bệnh tim-mạch. Bảo quản: Tránh ánh sáng.