Bài giảng Thuật tâm lý - Hoàng Xuân Việt

pdf 392 trang phuongnguyen 1910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thuật tâm lý - Hoàng Xuân Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuat_tam_ly_hoang_xuan_viet.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thuật tâm lý - Hoàng Xuân Việt

  1. THUẬT TÂM LÝ THUẬT TÂM LÝ Tác giả: Hoàng Xuân Việt LỜI NÓI ĐẦU Tâm lý con người là vấn đề hết sức tế nhị và cũng vô cùng phức tạp. Tâm lý có thể do di truyền nhưng phần nhiều người có tâm lý đứng đắn, hợp nhân tính, hợp khoa học đều phải đòi hỏi sự luyện tập, có khi phải ở mức độ cao. Cuốn THUẬT TÂM LÝ của tác giả Hoàng Xuân Việt sẽ giúp người đọc, trước hết hiểu đặc điểm chung của những vấn đề cơ bản thuộc tâm lý con người và có hướng dẫn những cách luyện (bài thực tập) để giúp tạo và tăng cường những tâm lý tốt, hạn chế và loại trừ những nét tâm lý tiêu cực trong mỗi con người. Tuy nhiên, hiểu hết là một chuyện, còn việc luyện tập lại là chuyện khác, nó đòi hỏi có tinh thần tự
  2. chủ, sự kiên trì. Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho mọi người cả trên phương tiện nghiên cứu và rèn luyện tinh thần, nhân cách. Đáp ứng nhu cầu của người đọc, chúng tôi tái bản và giới thiệu tập sách này. NHÀ XUẤT BẢN MŨI CÀ MAU DẪN NHẬP 1. “NGƯỜI”, CON VẬT “BÍ MẬT”. Alexis Carrel nói con người là một sinh vật bí mật. Ông nói không ngoa. Dưới cặp mắt quan sát khoa học tàng trữ nhiều bài toán vô cùng hóc búa. Lịch trình tiến hóa của nhân loại đã khá dài rồi. Khoa học đã bước những bước tiến khả quan rồi. Nhưng,hiện tại có ai đã dám tự hào am hiểu con người, đứng riêng trong lò tâm lý học, chúng ta thấy con người hiện ra như một vũ trụ âm u, huyền diệu mà nhờ những phương pháp nội quan hay thực nghiệm, chúng ta chỉ hiểu biết được chút ít chi tiết. Để cảm nhận sự bí mật mà chúng tôi nói, bạn hãy tự đặt cho mình vài câu hỏi giống vầy: Trong con người có bao nhiêu tế bào? Mỗi
  3. tế bào có ảnh hướng gì đến từng tác động tâm lý. Cảm xúc, ước vọng, tập quán trí tuệ, ý chí, ký ức; tưởng tượng, suy luận tất cả là cái gì, kết quả của nguyên do nào. Rồi tiềm thức, cái rừng hoang mà Freud mới khai phá ở bìa chép đó, ảnh hưởng bao nhiêu trên cuộc sống tâm lý của ta. Bergson đã chịu khó viết riêng một quyển sách để bàn cho chúng ta vấn đề “Cười”. Nhưng hiện giờ có ai dám bảo mình hiểu cái cười cho thấu đáo về mọi phương diện, vân vân và vân vân. Bạn có thể tự đặt cho mình trăm nghìn câu hỏi khác về tâm lý con người. Càng tự vấn, bạn càng thấy ý nghĩa thấm thía tên một văn phẩm của bác sĩ Alexis Carrel: “Người, sinh vật bí mật” 2. “NGƯỜI, CON QUÁI VẬT LO LẮNG” Không phải chúng tôi nói đâu: chính C. Péguy nói đấy. Trước bao nhiêu bài toán phức tạp của tâm lý con người, con người hay bồn chồn, lo lắng tìm hiểu. Hẳn có nhiều lần bạn ngạc nhiên hỏi mình: Tại sao tôi chiêm bao thường quá? Tôi bị ác mộng nữa và khi bị ác mộng tôi cũng cảm xúc như khi tôi tỉnh thức. Còn giận là cái gì? Tại sao ông giáo của tôi mỗi lần nổi cơn tam bành, mắt đỏ ngầu ngầu, môi run như cầy sấy và hay nói những tiếng rất nghịch cùng bài luân lý người
  4. dạy tôi lúc người điềm tĩnh? Cũng như bạn, chúng tôi nhiều phen lo lắng tìm hiểu: Sợ cái gì? Rồi yêu nữa? Yêu là cái gì? Sao nghe nó bí mật quá! Con người tự nhiên ưa thích cái chi? Tại sao ta thường gây ác cảm? Làm sao gieo thiện cảm? Làm sao biết tâm tính người ta? Sao có nhiều người bình thường xem nhu mì, lừ đừ mà lúc giận, cộc như gấu? Làm sao đọc tâm tính kẻ khác xuyên qua những cái ngó, cái liếc, nét cười, điệu bộ, lời nói họ? Rồi có những sự thật thường xảy ra mà ta không biết tại sao. Tại sao một thanh niên trước khi gặp tình nhân mình, chuẩn bị rất nhiều câu chuyên tâm tình đường mật mà rồi khi gặp mặt kẻ yêu, nói ra không đặng hay nói không hết? “Chuyện lòng rộn rịp trên đầu lưỡi, Song đến bên nàng nghĩ lại thôi.” Về nhà không thỏa mãn, tiếc và tức giận bể ngực. Nghe con nít học nói hoài. Mà làm sao nó nói được vậy? Rồi dần dần nó nói giỏi như ta nữa? 3. CẦN CÓ MỘT VỐN TÂM LÝ HỌC Con người bí mật. Con người lo lắng tìm hiểu tâm lý con người. Hai sự thật. Nhưng có một sự thật
  5. nữa không kém minh hiển là con người cần có một vốn tâm lý học. Nhu cầu này có do bản chất con người, do sứ mạng và do cuộc sống xã hội. Ở trên, bạn đã biết tự nhiên con người từ bản chất lo tìm hiểu những hiện tượng tâm lý. Chúng tôi ở đây chỉ bàn cùng bạn vấn đề sứ mạng con người và cuộc sống xã hội đòi hỏi con người vốn kiến thức về tâm lý thôi. 4. CON NGƯỜI CẦN BIẾT TÂM LÝ ĐỂ TỰ GIÁO LUYỆN Một trong những nhiệm vụ cột trụ của con người là làm người cho ra người. Mà muốn đến mục đích này phải tự giáo luyện cách riêng về đường tâm đức. Và việc tự giáo luyện này không thể hoàn bị, có kết quả khả quan nếu người ta không hiểu biết chút ít những hiện tượng tâm lý xảy ra trong đáy lòng con người cũng như ở ngoại thân con người. Muốn luyện não nhớ nên biết qua những yếu tố nào cấu thành ký ức; kỷ niệm Muốn tập tính điềm đạm cần biết, nguyên do nào trong cơ thể khiến con người lóc chóc, vụt chạc. Muốn tập can đảm cần hiểu nguyên căn nào khiến ta hay sợ. Muốn thành con người chí khí trước tiên phải biết ý chí là gì, đóng vai trò nào trong tòa nhà tâm lý con người, ảnh hưởng trên cảm xúc, ý tưởng
  6. làm sao. Biết tâm lý không phải liền trở thành người đường hoàng song và điều kiện tất yếu để tu tâm luyện tính. 5. BIẾT TÂM LÝ ĐỂ GIÁO DỤC NGƯỜI Vốn tâm lý học cần thiết cho ta thi hành xong sứ mạng tự giáo luyện của ta đã đành, mà nó còn giúp ta giáo dục kẻ khác có kết quả khả quan khi ta có bổn phận giáo dục. Nhờ quan sát chắc bạn dư biết nhiều cha mẹ, thầy giáo hay các nhà giáo dục nào khác coi việc giáo dục tâm lý không đến đâu. Họ dùng cường lực, cường quyền. Họ hống hách rầy mắng, ó ré, đánh đập. Họ cứ rắc rắc áp dụng kỷ luật. Họ lo lý phục và bắc con trẻ quỳ mọp vâng lời như cái máy, miễn bên ngoài con trẻ tỏ ra nhu mì, tuân luật, thưa dạ và vâng hết mọi điều họ nói thì họ cho là thành công. Muốn có cây tre ngay họ không cần biết măng là gì, học bất chấp việc uốn nắn. Họ cứ ôm chày vồ lại nện vào mông cho nó ngay! Giáo dục con trẻ họ không cần biết tâm tình con trẻ thuộc hạng loại nào, cần bí quyết nào cho riêng từng trẻ. Bên trong con trẻ có những đòi hỏi, nguyện vọng phản ứng nào? Họ bất chấp tìm hiểu. Họ chỉ lo tỉ mỉ bắt nhặt, bắt thưa lỗi lầm. Họ chuyên môn lo cấm, lo trừng trị mà quên phắt việc tích cực dãy
  7. dỗ, khuyên lơn. Hơn nữa, thường đóng vai trò giáo dục họ chuyên chú việc “trí dục” mà cẩu thả việc “tâm dục”. Họ có cao vọng cho đứa trẻ cường tráng với những bắp thịt hồng hào, cho đứa trẻ thông minh với bộ óc chữ là chữ. Còn khi bước chân ra trường đời, đứa trẻ có chí khí hay không, giàu lương tri, có nghệ thuật xã giao, có bí quyết dụng nhân, đắc nhân tâm, nói trước công chúng, tiếp vật, đối phó với nghịch cảnh hay không, họ bất cần. Và kết quả quan niệm giáo dục của họ, là trên đường đời có những đầu não thông thái thật, cấp bằng nhiều thật, có chức quyền cao nữa, nhưng thường làm công việc gì cũng thất bại, gieo ác cảm, oán thù, chia rẽ Nguyên do gây thất bại cho họ là sự dốt nát tâm lý con trẻ và vì đó là khi rẽ việc “tâm dục”. Muốn giáo dục một con người thành người đường hoàng nhà giáo dụ phải căn cứ tâm lý mà thi hành sứ mạng mình. Phải tùy sức phát triển của các cơ quan, tài năng. Phải am tường tâm tính con trẻ. Phải biết nguyên do nào cấu thành cơ cấu sinh lý và tâm lý của
  8. nó. Tiềm thức của nó sâu rộng không? Các cơ quan, tài năng của nó hoạt động điều hòa và có kết quả không? Con trẻ khi chịu giáo dục có những nguyện vọng đòi hỏi gì? Chế độ giáo dục của ta gây ảnh hưởng tâm lý nào cho nó? Nó có lý tưởng gì? Có khiếu về môn học nào? Có khiếu mà sở trường không? Nó có cảm mến, kính phục và tin cậy ta cách chân thành không? Đấy là vài vấn đề mà một nhà giáo dục chân chính cần lo giải quyết. Và trước khi giải quyết nên nghiên cứu tâm lý chung của loài người trước. Vẫn hiểu rằng mỗi cá nhân đều có cơ cấu tâm lý riêng nhưng cách chung con người có những nét tâm lý giống nhau. Nên biết đại yếu tâm lý nhân loại rồi nghiên cứu thêm từng tâm lý con trẻ thì công việc giáo dục mới có kết quả khả quan. 6. MỘT ĐIỀU KIỆN TỐI YẾU ĐỂ XỬ THẾ THÀNH CÔNG Trong cuộc sống xã hội muôn mặt muốn thành công, chúng ta cần biết tâm lý kẻ sống chung với ta. Dưới mái gia đình vợ chồng không biết tính tình nhau, gia đình có thể biến thành một lò tra tấn. Tiếp chuyện với ai cần biết kẻ ấy ưa vấn đề gì. Tìm hiểu coi họ thích chuyện nghiêm hay chuyện trào phúng. Họ là
  9. người khó tính hay dễ tính? Họ cẩn ngôn không? Ta có nói gì phật lòng họ không? Muốn có người cộng tác trung thành ta phải am tường nguyện vọng của kẻ giúp ta. Ta phải tra cứu tính tình của họ. Họ là người thật tâm hay giả dối. Họ có lương tâm nghề nghiệp chăng? Trong đời sống bạn bè người nào ích kỷ, dua nịnh, người nào trung thành, quảng tâm, quân tử. Làm sao biết kẻ tiểu nhân để tránh, biết kẻ học uyên thâm để làm giàu trí khôn. Thưa bạn, cho đặng giải quyết những vấn đề trên đây, chúng ta phải biết tâm lý con người. Ai rành tâm lý con người nhất thì xử thế thành công nhất. Ai dốt tâm lý con người thì đau thương thất bại. 7. MỘT PHƯƠNG THẾ TUYỆT DIỆU Sau hết biết tâm lý con người bạn sẽ nâng cao tâm trí suy nghĩ mình lên. Khi nghiên cứu những hiện tượng vô cùng phức tạp, kỳ lạ của tâm hồn nhân loại bạn sẽ chạm phải những vấn đề khiến bạn phải băn khoăn suy nghĩ. Từ miếng đất tâm lý học với khí cụ lý trí và phương pháp khoa học bạn sẽ bước tới bờ cõi vô cùng bao la. Nói vậy không phải chúng tôi có ý quảng cáo, mà chúng tôi chỉ đứng phạm vi khoa học
  10. để nhìn vào một sự thật đáng suy nghĩ. Bạn sẽ gặp lại vấn đề nào khi đọc về mấy phương pháp khoa học như diễn dịch, qui nạp bàn sau đây. 8. LÀM SAO CHO CÓ VỐN TÂM LÝ HỌC a) Tóm lại chúng ta cần có một vốn tâm lý học để làm người và xử thế thành công. Nhưng tiếc một điều là xưa nay ở Âu Mỹ cũng như ở bên Đông, sách dạy tâm lý thực hành không có bao nhiêu. Sách bàn về tâm lý cổ điển dẫy đầy những lý thuyết, bác luận thì có thể chất thành núi. Còn sách bàn về những hiện tượng tâm lý ta gặp đi gặp lại thường ngày thì rất kém cỏi. Nhưng kém cỏi không có nghĩa là không có. Ai gia công nghiên cứu thì cũng có thể lượm lặt trong những lò triết học cổ của Platon, Aristote, Socrate, Khổng, Lão, và gần đây trong những tác phẩm của Freud, Bergson, Janet Ở nước ngoài việc sưu tầm thường dễ dàng vì người ta gặp nhiều sách bàn về triết lý. Trong đó rải rác có bàn về tâm lý thực hành. Song ở nước ta, sách triết lý ít quá. Sách triết lý có chân giá trị lại càng ít hơn nữa. Muốn tìm hiểu tâm lý thực hành chúng ta làm sao? Hồi chưa học triết lý chúng tôi hy vọng khi học sẽ biết được khá tâm lý thực hành. Nhưng có ở đâu. Lượm lặt tâm lý thực hành ra trong
  11. biển triết học của nhà trường là một công cực khổ mà kết quả chẳng bao nhiêu. Rồi khi bước chân ra khỏi nhà trường, thấy vốn học tâm lý thực hành quá ư cần thiết chúng tôi đành phải bươi quàu trong sách bàn riêng vấn đề này để tự học. Chúng tôi như vậy và tưởng ai khác cũng không làm cách nào hơn. Và muốn giúp nhiều bạn trẻ về vốn học không có không được ấy chúng tôi cố gắng cho xuất bản tác phẩm này. b) Tưởng không cần nhắc lại cho bạn rằng mấy trang sau đây không cố ý bàn về thứ tâm lý học ở nhà trường. Mà là thứ tâm lý bạn cảm nhận mình có rất thường, bạn nhận thấy kẻ khác có rất thường. Điều bàn không dông dài, hoặc lý luận vô ích mà những mô tả, định nghĩa, nguyên tắc và thí dụ thực hành. Những điều trình bày có cái bạn bấy lâu biết là có thật song không biết là cái gì, tại sao có, gây kết quá thế nào? Và những hiện tượng ấy bạn đọc lấy làm thích thú bởi lẽ nó mật thiết đến đời sống tâm lý thực tại của bạn. Bạn đọc cũng không hao tốn thì giờ như khi đọc nhiều tác phẩm giáo dục khác. Vì trong đây những điều bạn cần thiết được tập trung trong mỗi trang. Bạn khỏi mất thời gian đọc hàng mấy trang đủ thứ lý luận, ví dụ, để rồi
  12. phải tóm lại một câu. Hơn nữa những điều bàn cùng bạn ở đây có liên lạc chặt chẽ với nhau. Chương này bổ khuyết chương kia, vấn đề này cắt nghĩa, vấn đề này cắt nghĩa vấn đề nọ. Toàn quyển sách là một hệ thống mà những yếu tố trì lôi nhau. Vì thế xin bạn đừng đọc đứt khúc hay bỏ khúc. Bạn kiên nhẫn đọc từ đầu đến cuối sách, chúng tôi tin bạn có một vốn kiến thức về tâm lý học thực hành khả quan. Bạn sẽ biết qua nhiều vấn đề thuộc tình cảm, tinh thần và tâm tình con người. Rồi nhờ vốn kiến thức ấy bạn xây dựng cho mình cuộc đời thành công và hạnh phúc. c) Nếu bạn đã khá thông tâm lý thực hành, thì quyển sách này có công cụ giúp bạn nhớ lại những điều mình đã học hỏi: Nếu bạn chỉ có cái vốn triết học để đi thi của nhà trường thì mấy trang sau đây giúp bạn bổ khuyết tòa nhà triết học của mình. Nếu bạn chỉ có học lực trung học thôi và đang đi tìm sách tâm lý để học thì bạn có thể coi các chương sau này là tri âm của bạn. Bạn sẽ thu lượm ở chúng nhiều kiến thức giúp bạn có bộ óc sâu sắc hơn để ngó nhìn rộng hơn về “con vật bí mật”. Bạn có thể đỡ tốn giờ đi đọc hàng lố tiểu thuyết tâm lý mà thường không bàn tâm lý bao nhiêu hay bàn sai lạc. Bạn có thể đỡ tốn tiền để coi
  13. hàng lô phim hầu học tâm lý bằng cách đọc vài chương sau đây. Sau hết chúng tôi cũng không nhằm nhấn mạnh lại sự tối cần của vốn học tâm lý thực hành. Thiếu nó chúng ta không thể sống sâu sắc, không thể tự luyện, giáo dục, xử thế và đắc lực được. d) Viết mấy dòng trên đây chúng tôi không có ý quảng cáo cho C. Mélinaud. Giá trị ngòi bút của ông ta trong mấy chương sau đây đủ quảng cáo cho ông cách hùng biện rồi, không cần gì chúng tôi. Chúng tôi viết cho bạn ít hàng trên là cố ý chuẩn bị cho bạn đọc sách có kết quả như ý. Chúng tôi thông dịch y nguyên văn của tác giả. Chúng tôi chỉ tóm lược đại ý và thêm vào những kiến thức đơn mọn của mình rồi viết theo tinh thần tiếng mẹ đẻ. Bạn đừng lấy làm lạ khi gặp trong đây nhiều ví dụ, nhiều lý thuyết, quy tắc mới về giáo dục tâm lý mà khi so sánh với nguyên văn bạn không gặp. Cung hiến bạn quyển sách này chúng tôi có ý cộng tác với tác giả, tập trung cho bạn nhiều nguyên tắc tâm lý mang màu sắc Tây phương lẫn Đông Phương. Nơi đây bạn gặp gỡ chẳng những Socrate, Aristote, Janet mà cả Khổng, Lão nữa. Làm vậy chúng tôi trông cậy giúp bạn đỡ tốn thì giờ tìm đọc nhiều sách vở. Và nhất là khỏi bị sai lạc theo nhiều
  14. ngòi bút thiên vị, chủ quan. đ) Khi đọc quyển sách này bạn vui lòng thực tập những bài chúng tôi gởi bạn sau mỗi chương. Cần thực tập., học vấn của mình mới bổ ích. Người ta nói học hành mà! Phải vậy không bạn? Trong một tác phẩm, quyển “Thuật sống dũng” chúng tôi có nhấn mạnh vấn đề thi hành luân lý. Trong khoa học nào người ta chỉ biết thôi còn được, chớ trong “vi nhân học”, một khoa học cực kỳ khó khăn, người ta chẳng những phải biết mà phải sống, phải thực hành hiểu biết của mình nữa: Bí quyết chúng tôi chỉ cho bạn thực tập đây căn cứ trên phương pháp “tự kỷ ám thị”. Nhờ sự đọc đi đọc lại nhiều lần, nhồi nhét luôn những điều chúng tôi cung hiến cho bạn, bạn sẽ ít nhiều thay đổi được cuộc đời, canh tân nó và đưa đẩy nó đến chỗ thiện mỹ hơn. Nếu có giáo sư tâm lý học và luân lý học, thiết tưởng bạn nên cho học trò mình học thuộc lòng những bài thực tập. Lúc học, có lẽ học viên nghe khổ. Song sau khi bỏ ghế học trường để bước chân vào chợ đời họ sẽ cảm quý ơn bạn. Riêng bạn, bạn học thuộc lòng được càng hay. Nhưng điều cốt tử là phải đọc chúng thường mỗi tối hay mỗi sáng càng hay.
  15. e) Bây giờ khởi sự đọc về tâm lý Song trước khi dẫn dắt bạn vào cung tương cõi hồn con người, đi qua nào ý thức, tiềm thức, cảm xúc, trí tuệ, v.v chúng tôi muốn bạn có sơ vài khái niệm về định nghĩa tâm lý học và về những phương pháp khoa học đã được áp dụng để nghiên cứu tâm lý nhân loại từ đầu đến cuối trong quyển sách này. Xin bạn hãy lấy bút mực và thẻ văng ra, rồi đọc và ghi nốt. g) Người ta thường định nghĩa tâm lý học là khoa học nghiên cứu những hiện tượng của tâm thần như tâm tình, tư tưởng, ước vọng, dục tình Đó là định nghĩa cổ điển. Ngày nay người ta có một định nghĩa mới. Tâm lý học là khoa học nghiên cứu cách cư xử, hạnh kiểm, nghĩa là các tác động của con người. Hai định nghĩa này bổ khuyết cho nhau. Muốn am tường hạnh kiểm con người cần biết các tâm trạng. Và muốn am hiểu tâm trạng cần am tường những phản ứng ngoại tại và xã hội của con người. h) Cũng như các khoa học hiện tượng khác, về mặt phương pháp, tâm lý học gồm hai công vụ gốc rễ là mô tả và diễn nghĩa.
  16. 1. Nhà tâm lý học mô tả bằng nhiều phương cách. Bằng quan sát nội tâm tức là nội quan. Bằng quan sát khách quan. Người ta cũng dùng phương pháp thí nghiệm. Việc trắc nghiệm là lợi khí sắc bén thường dùng để quan sát chu đáo. Nhà tâm lý học cũng dùng việc quan sát bệnh lý học để tìm hiểu tâm trạng những bệnh nhân nhất là những kẻ đau thần kinh hệ, đau óc não 2. Cho đặng diễn nghĩa người ta nhằm trước hết phương diện sinh lý. Những cơ quan đại hệ trong cơ thể như óc não, thần kinh hệ được đặc biệt nghiên cứu và vạch rõ tác dụng, ảnh hưởng. Kế đó, người ta cắt nghĩa những ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội trên, các tâm trạng. Ngoài việc diễn nghĩa các ảnh hường trên, nhà tâm lý học đặc biệt tìm hiểu chính những tác động của tâm thần. Họ tìm hiểu bản chất, cơ cấu của tình trạng. Nhờ tâm trạng này họ hiểu tâm trạng kia Họ không quên ảnh hưởng của huyết tộc. Vì đó có phương pháp nghiên cứu những di truyền và các tập quán đặng truy căn tường tận. Sau hết đi từ những hiện tượng tâm lý tự nhiên nhà tâm lý học gặp một lực lượng huyền bí ảnh hưởng chi phối các tác động tâm thần con người. Lực
  17. lượng ấy họ chỉ nhìn nhận có và nhìn nhận là quan hệ thôi. Còn việc tìm hiểu bản chất, tác động cách tỉ mỉ thì thuộc nhà siêu hình học. i) Tất cả những phương pháp trên đây được áp dụng trong mấy chương sau này. Điều được chú trọng bạn đọc những trang tâm lý thực dụng chứ không phải là những lời bàn gọi là tâm lý học mà kỳ thiệt chỉ là luận lý học hoặc luân lý học. Lỗi lầm này có nhiều ngòi bút triết lý đã thường phạm. Họ không mô tả, diễn nghĩa cho người đọc chính những sự kiện, hiện tượng tâm lý như chúng xảy ra trong tâm hồn hay ngoài thân con người, mà họ muốn, khiến chúng phải như thế này, như thế nọ hay họ nói chúng có thể vầy có thể khác. Đọc nát óc mà chả biết được bao nhiêu tâm lý học. Lỗi lầm ấy chúng tôi đã xa tránh. Hy vọng bạn sẽ dược thỏa mãn với những nghiên cứu chính thực về tâm lý con người. k) Bạn sẽ tuần tự tìm hiểu chu đáo những vấn đề sau đây: 1. Những tác động gồm ý thức, tập quán thụ động, ý chí. 2. Những xúc động gồm ước vọng, xu hướng,
  18. cảm xúc, thịnh nộ, sợ hãi, nhát gan, dục tình, khoái lạc, thống khổ. 3. Những sự kiện tinh thần gồm chú ý, tri giác ngoại giới, ký ức, tưởng tượng, ý tưởng tổng quát, phán đoán, suy luận, thác ngộ, ngôn ngữ. Sau hết có một chương dành riêng cho một vấn đề quan hệ là Nhân cách. Trong đó bạn sẽ nghiên cứu cách riêng Bản ngã và Tâm tính con người. Nhờ sự nghiên cứu các tâm trạng trong thấy chương trên và sự nghiên cứu Nhân cách ở chương này, bạn có một vốn tâm lý thực nghiệm gọi được là khả quan để sống đời sâu sắc, bảo đảm cho thành công và hạnh phúc của đời bạn. CHƯƠNG 1. NHỮNG HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ CHƯƠNG 2. HÀNH VI VÔ THỨC CHƯƠNG 3. TẬP QUÁN THỤ ĐỘNG CHƯƠNG 4. Ý CHÍ CHƯƠNG 5. ƯỚC VỌNG CHƯƠNG 6. KHUYNH HƯỚNG CHƯƠNG 7. CẢM XÚC CHƯƠNG 8. THỊNH NỘ CHƯƠNG 9. SỢ HÃI Created by AM Word2CHM
  19. Created by AM Word2CHM
  20. CHƯƠNG 1. NHỮNG HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ THUẬT TÂM LÝ I. Ý THỨC 1. Ý thức là gì? Theo tâm lý học cổ điển, ý thức là sự kiện tâm lý, là đặc tính chung của các hiện tượng tinh thần. Song theo tâm lý học hiện đại nó là đặc tính chung của các hiện tượng tâm lý, là sự cảm hiểu trực tiếp, nhanh lẹ nhất. Bạn bị phỏng lửa. Tức tốc bạn cảm nhận rằng bạn “đau”. Đấy, bạn có ý thức về đau rát nơi bạn đây. Thấy biết sự vật gì là có ý thức rằng sự vật ấy có hình ảnh trong óc não. Bao nhiêu những hiểu biết khác sâu rộng hơn về sự vật ấy đều nhờ ý thức làm trung gian. Ý thức có tính chất đặc biệt là chủ quản. Chỉ có chủ thể cảm nhận, có ý thức những hình ảnh hay cảm giác trong mình chớ không ai khác làm thế được. Bạn nhức đầu. Bạn ý thức rằng bạn đau khổ, khó chịu. Dầu tôi có thiện cảm với bạn cách mấy cũng không làm sao ý thức thế bạn nổi nhức đầu.
  21. Bởi vậy mỗi cá nhân, người ta có thể nói là một vũ trụ đóng kín, bí mật. Trong người bạn xảy ra bao nhiêu cảm tình, cảm giác, ý tưởng, ý muốn rồi biến tan đi. Chỉ một mình bạn chứng kiến sự “sinh tử” của chúng chớ không có ai khác cũng có ý thức được. Nhiều khi người ta hiểu ý thức là tâm thần hay tâm hồn. Như bạn nói: “Hiện tượng ấy ở trong ý thức tôi, hay như chúng tôi nói “Hiện tượng ấy ở ngoài ý thức bạn”. Ý thức đây hình như có nghĩa là tâm thần. Song kỳ thiệt ý thức chỉ là tính chất của những sự kiện tâm lý. Còn tâm thần là cơ quan chứa đựng ý thức. Ý thức của chúng ta rất tùy thuộc đầu não chúng ta. Bạn bị chụp thuốc mê để giải phẫu. Bạn không có ý thức khổ đau của bạn vì đầu não hiểu là trung tâm thần kinh hệ của bạn bị thuốc mê làm tê liệt đi. Song không phải vì đó mà ta kết luận một cách vô lý rằng bộ óc sáng tạo ra ý thức và cũng không phải là không phán khoa học nếu ta chối rằng ý thức không cần thiết óc não. Vật này không hẳn là mẹ đẻ của ý thức nhưng là điều kiện tất yếu để nó nảy sinh. Ý thức còn tùy thuộc một phần ở trạng thái đối nghịch của những sự kiện tâm lý Tay của bạn vừa buông quyển sách ra, đụng vật gì ở gần đó, bạn liền có ý thức ngay
  22. rằng mình đang đá động một vật khác hơn là quyển sách. Tại sao bạn biết không? Có lạ gì. Lúc bạn cầm quyển sách ban đầu thì có ý thức. Song cầm lâu bạn làm một việc liên tục, đều đều bất biến không đối nghịch gì. Đến khi bỏ sách, rờ chạm vật khác, bạn đổi việc làm trên. Sự thay đổi ấy khích giục bạn có ý thức, nhưng không phải nó đẻ ra ý thức. 2. Ý thức mà chúng tôi bàn cùng bạn nãy giờ có hai thể cách mà bạn cần phân biệt. Tức ý thức đơn thuần cũng gọi là tự phát và ý thức hồi cố. “Ý thức đơn thuần” là ý thức bạn cùng chúng tôi bàn luận trên. Còn “ý thức hồi cố” là sự chú ý sự tập trung tinh thần để nhận thức những hiện tượng tâm lý. Sự chú ý này chúng ta ít làm, mà làm thường việc ý thức đơn thuần, làm như cái máy và không cần tưởng đến. II. TIỀM THỨC 1. Tiềm thức là gì? – Vừa biết được ý thức chắc trong óc bạn đâm ra câu hỏi: “Còn tiềm thức là gì? Thưa bạn, trong hai ba thế kỷ trước, người ta cãi nhau để tìm coi có tiềm thức không. Song từ đầu thế kỷ XVIII, từ ngày Leibnitz đầu tiên chứng giải sự hiện hữu của tiềm thức
  23. đến giờ, vấn đề cơ hồ như không còn ai băn khoăn bàn cãi nữa. Người ta đã công nhận có một địa hạt sâu kín trong vùng tâm lý của con người là Tiềm–thức. Bạn nên biết nó. Các hiện tượng xảy ra trong bạn hay xung quanh bạn, bạn thực hiện nhận với nhiều trình độ khác nhau. Có hiện tượng rõ rệt, ý thức chú ý, kỹ lưỡng, có hiện tượng bạn ý thức ít rõ rệt hơn, mơ màng, hơi hơi vậy. Vài ví dụ đây giúp bạn rõ điều chúng tôi nói. Bạn nghe một bài thơ hay. Chúng tôi nói bạn có ý thức rõ rệt, ý thức chú ý về việc bạn cảm hiểu hay. Bạn ý thức ý tưởng, tâm tình, âm điệu và các câu, các vế của bài thơ. Bạn đi qua lại nói chuyện chơi với bè bạn, gặp miếng chai bể bạn tránh chân mình qua một bên. Viết bài chính tả, bạn tránh lỗi. Chúng tôi nói bạn có ý thức chú ý về những việc làm này. Tránh miếng chai hay tránh lỗi không phải bạn không hay biết không ý thức song ý thức không nhiều, không rõ rệt. Phải vậy không bạn! Rồi ví dụ này nữa. Trên bàn giấy bạn có đồng hồ đánh thức. Nó đi nghe ức tắc. Bạn ngồi viết cả nửa giờ mà không nghe tiếng ức tắc này. Phải vậy không? Tại sao thế? Tại vì bạn quá chăm chỉ việc của mình. Những tiếng “ức tắc” vẫn có, vẫn dội vào tai bạn,
  24. song bạn ý thức rất ít, rất kém. Nhưng sự vô thức nhất thời hay ý thức không chú ý ấy sẽ thành ý thức rõ rệt nếu bạn dùng ý chí gom tinh thần chú ý để nghe lắng nghe. Có những hiện tượng nữa mà bạn cố gắng chú ý nhiều song rất khó ý thức. Bạn hãy đọc ví dụ này của Leibnitz. Ông nói chúng ta dù cố gắng ý thức thế nào cũng khó ý thức được việc nghe từng tiếng sóng rền khi biển gào thét. Song dù ta không nghe, từng đợt sóng vẫn động nhẹ và riêng biệt. Nếu không vậy thì không có hiện tượng biển ba đào gào thét và các số không cộng lại sẽ là mấy đó chớ không phải vẫn số không. Hồi đó giờ, bạn học, bạn quan sát bạn có biết bao nhiêu kiến thức. Bạn bây giờ đâu có ý thức chúng từng cái riêng biệt. Dù vậy chúng vẫn có trong tâm não bạn. Nếu không vậy thì sao bạn biết được? Xin bạn tự trả lời. Do ví dụ trí nhớ này, bạn có thể phân biệt ý nghĩa riêng của mấy tiếng Tiềm thức và Vô thức. Tiềm thức là những hình ảnh, tư tưởng tâm tình, v.v không lộ dạng, bạn không nhận thức song vẫn hiện diện dưới ý thức của bạn, chực hờ ảnh hưởng, chi phối ý thức bạn. Nhờ nó khi bạn nhớ mài mại vật gì,
  25. người nào bỗng nhiên nhớ rõ được. Còn vô thức là những kỷ niệm tâm tình, ý tưởng, v.v chìm lặng trong ta, nằm yên, không hiện diện trong đầu óc ta, chúng ta không nhận thức nó được. Bạn có thể nói Vô thức là cái gì không ý thức. Tiếng ấy chỉ có một ý nghĩa hoàn toàn tiêu cực thôi, cũng như ý thức là cái gì mà bạn nhận biết, có một ý nghĩa tích cực. 2. Trong mấy trang sau, bạn sẽ thấy chúng tôi đề cập nhiều đến vấn đề vô thức. Bạn sẽ thấy nói về cảm giác, cảm tình, ý tưởng, hình ảnh, luân lý, ước vọng vô thức. Việc phân loại từ chi tiết những sự kiện vô thức rất phức tạp mà không cần. Bạn chỉ nên biết có hai hạng loại vô thức cột trụ là: a) Vô thức bình thường và bị Vô thức bệnh hoạn. A. Những sự kiện vô thức bình thường 1. Tập quán – Bạn đọc bài, đi, viết, đánh đờn. Bạn làm những việc này ban đầu với ý thức rõ rệt, với chú ý song rồi theo thời gian bạn làm quen, bạn có tập quán, thực hành chúng cách vô thức, gần như máy. Thế là tập quán biến những tác động ý thức thành những tác động vô thức mà bạn không hay dè.
  26. 2. Vô ý – Đi rút xuống bắc hay tại bến xe, bạn chen giữa đám đông người, bạn lấn vài ba người nào đó để đi lẹ. Đang hăng hái nói chuyện với bè bạn, bỗng bạn thấy đồng hồ tay thình chết. Bạn liền lên giây đồng hồ nhưng vẫn nói chuyện rất hăng và thao thao bất tuyệt. Những công việc trên của bạn, chúng tôi gọi là những việc vô ý. Nó đối nghịch với việc thực sự hữu ý do ý muốn trầm tĩnh chỉ huy. 3. Ước vọng – Thanh niên nam nọ sốt ruột sốt gan yêu tình nhân mình. Đúng bảy giờ tối chàng phải lại nhà người yêu như lời hứa hẹn nhau. Quả đúng bảy giờ chàng gặp người yêu mình mà không dè. Và chúng tôi nói chàng bị một ước vọng chi phối. Ước vọng tuy vô thức song phát diễn cách tiềm thức: Nó ngấm ngầm hoạt động nhất là khi nó bị dồn ép. Chúng ta nhiều khi bị nó điều động mà không biết nguyên do ở đâu. 4. Cảm hứng – Bạn, một chiều nọ, quơ bút viết “một hơi” một bài thơ tuyệt bút. Bạn có cảm hứng đấy. Có lẽ bạn
  27. nói nhờ cảnh gợi thơ, nhờ sự thúc đẩy của ai khuyên bảo song phần lớn do tiềm thức của bạn. Bao nhiêu ý thơ, ý nhạc, ý tưởng, tâm tình dồn nhét đâu trong tiềm thức bạn từ lúc nào, chúng nằm ở trạng thái vô thức, bỗng nhờ một kích thích ngoại giới nào đó từ địa vị tiềm thức nhẩy ra làm ý thức Thêm bạn cảm hứng, bạn thả thơ Đấy, trở lên tất cả là những trạng thái vô thức bình thường. B. Những vô thức bệnh hoạn Còn những vô thức bệnh hoạn là những tình trạng của kẻ bị bệnh thần kinh. Thường là bệnh thần kinh thất giác. Nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu, bàn cãi nhau về những vô thức bệnh hoạn thường xảy ra cho những người có chứng bệnh ấy. Công trình đầu tiên chúng ta nên kể là công trình của P.Janet (Tự động tính tâm lý – Tâm trạng kẻ loạn thần kinh). Những hành động vô thức được các bậc tâm lý học khám phá thật kỳ lạ. Có người bị thất giác. Họ bị tê liệt đi một bắp chân chẳng hạn. Bạn lấy kim chích chỗ tê, họ không cảm biết. Song giá bạn thôi miên họ, rồi bạn hỏi họ coi bạn có chích họ không? Họ nhớ kỹ rằng họ đã bị chích. Thì họ đã cảm biết một cách vô thức mình bị chích mà lúc tỉnh trí họ không hay.
  28. Có người bị thôi miên và bị sai khiến một giờ sau đi tắm. Một chút tỉnh dậy đi làm việc này việc nọ mà không nhớ gì đến việc tắm. Song đúng một giờ sau họ tự nhiên, ngoan ngoãn đi tắm. Hành động của họ là một hành động vô thức chắc chắn và bất thường. III. HẠ Ý THỨC 1. Hạ ý thức là gì? – Hạ ý thức tức tiềm thức và vô thức mà bạn vừa biết trên, đóng một vai trò hệ trọng trong đời sống tâm thần của bạn. Hạ ý thức ảnh hưởng khí sắc của bạn một phần lớn. Bạn có biết vậy không? Bạn vui tính hay khó tính có lẽ bạn không dè là do bởi nhiều tình ý âm thầm, chìm lặng trong kho tâm lý của bạn. Cơ thể bạn mạnh khỏe. Bạn có những tình ý khoan khoái, lạc quan. Khí sắc bạn bộc lộ ra vui vẻ và bạn rất yêu đời. Song khi bạn đau gan, nhức răng, con người bạn có những tình ý hắc ám, u buồn, bi quan. Khi sắc của bạn vì đó diễn lộ ra ảm đạm, sầu chán, ghét đời. Tình trạng cơ thể ảnh hưởng khí sắc bạn đã đành mà cuộc sống luân lý, xã hội cũng chi phối nó
  29. không ít, làm việc gì bạn bị dư luận chỉ trích, bạn tỏ ra với người xung quanh một khí sắc thiên sầu địa thảm. Rồi mới buồn sầu hồi nãy, bỗng bạn đọc một cột báo trong ấy có một cán bút phê bình tán dương văn phẩm của bạn, bạn khoái trá, hứng chí lên, cảm thấy đời không xấu lắm, Khí sắc bạn bấy giờ là cả một mùa xuân hoa nở. Những hiện tượng chúng tôi vừa kể trên cho bạn là những hiện tượng có thật như một với một là hai. Song có lẽ bạn không mấy khi để ý. Chúng tôi nói chúng là những tác động “hạ ý thức” mà. Bạn không để ý. Chúng tôi hay ai khác cũng không hơn gì bạn. Riêng về đường tính tình, hạ ý thức cũng ảnh hường sâu đậm như ảnh hưởng khí sắc. Tình cờ gặp một người lạ, bạn thấy thích họ, có thiện cảm với họ. Sau khi từ giã, lòng bạn thấy lâng lâng mến tiếc, nhớ nhung Có lẽ bạn không biết tại sao chắc. Khó thiệt. Nhưng nếu am hiểu đời sống của hạ ý thức thì bạn dư biết rằng trong kho tâm lý bạn đã có một lố kỷ niệm thân yêu, tâm tình, ý tưởng, hình ảnh khêu gợi những cử chỉ, lời nói, việc làm của kẻ nào bạn yêu mến đó. Khi gặp người lạ, có những thái độ, hành vi giống kẻ bạn yêu thì những hạ ý thức trên phát hiện. Thế là bạn
  30. thích mến người lạ như người bạn ngày xưa bạn giàu thiện cảm sâu xa. Có nhiều kẻ, nếu không phải là tất cả loài người, chỉ biết một số chi tiết về tính tình mà lại ngu dốt bản chất và đại cương của nó. Tính tình lộ dạng trong đầu óc một phần nhỏ, một góc cạnh nào đó thôi. Họ am tường góc cạnh ấy mà mù quáng phần to lớn ẩn núp mé sau ý thức. Trong sách phúc âm có một dụ ngôn tỏ ra rất sành tâm lý học. Bạn nhớ dụ ngôn gì không? Dụ ngôn người nọ chỉ lo dòm ngó mảnh rác trong con mắt kẻ khác, còn khúc gỗ nằm ì ở mắt mình lại không thấy. Trong đời sống xã hội hẳn bạn gặp thiếu gì người một cách vô tội, chân thành tự nhiên xưng mình là thành thật song kỳ thực rất mực gian trá, láo xược. Có nhiều tên đại gian ác vẫn cho mình là kẻ có nhân đức. Tào Tháo vẫn xưng mình là bậc nhân nghĩa như thường. Philatô đã từng rửa tay tỏ ra mình vô tội trong việc làm đổ máu thánh Giê su. Thì ra chúng ta thấy tính tình của con người phần lớn nằm ở trạng thái hạ ý thức, tức vô thức và tiềm thức. Những trạng thái này ẩn núp không cho ta biết song vẫn có, vẫn chực hờ, chờ cơ hội bộc lộ ra và bộc lộ có khi ta không ngờ. Người xung quanh nhận thấy chúng rất dễ,
  31. còn ta vô ý không hay biết chúng. Chúng ta chỉ biết và biết một phần nào đó những ý thức của chúng ta. Bạn có thể so sánh phần hạ ý thức và ý thức cùng cục nước đá ngâm trong ly nước lã. Phần nước đá nổi lên rất ít còn “phần chìm” chìm ngầm dưới nước rất nhiều. Ở trên ngó xuống tưởng không có. Song kỳ thiệt rất dồi dào. 2. Tới đây bạn đã có một ít khái niệm về đời sống tâm lý của con người, của bạn cũng như của chúng tôi. Bạn đã biết ý thức, vô thức, tiềm thức và những hành động phức tạp của chúng. Song có lẽ bạn hỏi: “Mà rồi tôi biết chi vậy?” Bạn biết để tự giáo luyện tâm thần mình và giáo luyện tâm thần kẻ bạn có bổn phận đào tạo. A. Tự giáo luyện tâm thần mình. Bạn đã nhận thấy vai trò hệ trọng của hạ ý thức. Tiềm thức và vô thức súc tích dồi dào trong cung tưởng tâm lý bạn, nằm đó chờ cơ hội kích thích sẽ chỉ huy các thái độ, cử chỉ, nét mặt, lời nói, hành vi của bạn. Bấy lâu trước có lẽ bạn tưởng do sự ngẫu nhiên, do ngoại cảnh khiến bạn có tính tình này, tính tình nọ phát lộ ra bằng những phương thế trên: Thái độ, lời
  32. nói cũng có, cũng do những điều kiện ngoại giới song phần cốt tử, sâu đậm, mãnh liệt, hiệu quả nhất chính là Hạ ý thức. Vậy trong cuộc tu luyện tâm thần của bạn, nếu muốn được kết quả viên mãn, chúng tôi tưởng bạn nến giáo luyện hạ ý thức của mình. Bạn muốn tập tính tự chủ chẳng hạn. Nếu bạn cứ lo tập những việc hoàn toàn bên ngoài thì khó bề bạn thành công: Bạn tập tự chủ cả năm sáu năm trời. Bỗng một giờ phút nọ bạn vì một cơn thử thách nào đó, nổi tam bành lên, nói làm xằng bậy. Sau bạn hối hận và ngã lòng công phu luyện tính của mình. Song bạn ngã lòng vậy xem ra vô lý. Việc luyện tập cốt yếu là luyện hạ ý thức bạn không quan tâm mà chỉ lo làm những việc vụn vặt bắt chước kẻ khác bên ngoài thì không thất bại làm sao được. Muốn tự chủ đường hoàng, luôn mãi bạn hãy dùng tự kỷ ám thị nhồi nhét vào tận đáy giếng tâm lý những hạ ý thức về tự chủ. Tức là những ý tưởng, những gương mẫu, những câu chuyện, những tâm tình, những thành công, thất bại biến cố có liên hệ đến đức tự chủ. Bạn hãy chờ thời gian cho chúng vào tận sâu con người bên trong của bạn. Chúng vào đó nằm núp, không tiêu trầm đi đâu, mà sống ẩn tàng,
  33. khắc sâu vào tâm não bạn sự ham mê vẻ đẹp của đức tự chủ, rồi chi phối cả đời sống bạn từ cử chỉ đến lời nói, hành vi đều đượm nhuần sự tự thắng. Tập luyện những việc gì khác về sự đào luyện tâm thần bạn cũng hãy thi hành phương pháp ấy. Chúng tôi xin nhấn mạnh cùng bạn sự quan hệ của phương pháp tự kỷ ám thị. Trong một tác phẩm chúng tôi đã bàn rộng “ngón thần” này. Muốn biết rõ xin bạn hãy tìm đọc quyển “Ngón thần để luyện tâm”. Ở đây chúng tôi thiết tha yêu cầu bạn dùng nó. Rèn luyện hạ ý thức mà không dùng tự kỷ ám thị thì đừng trông thành công vì hạ ý thức là một kho tàng hình ảnh, ý tứ cấu thành nên bằng thời gian và bởi sự dồn nhét tâm lý. Rèn luyện tính tình mà không rèn luyện hạ ý thức thì cũng chỉ làm một công việc vô ích vì hạ ý thức làm rường cột điều động tính tình là sự phát lộ tính tình. B. Giáo luyện hạ ý thức kẻ mình có bổn phận giáo dục Đám học viên hay ti chức thiếu nhi, nam thanh nữ thanh mà bạn có phận sự giáo dục, xin bạn hãy quan tường cách riêng việc giáo luyện hạ ý thức chúng. Bạn đã dư biết như chúng tôi vừa nói trên rằng hạ ý thức đóng vai trò hệ trọng trong đời sống tâm linh
  34. và xã giao của con người. Bạn muốn chuẩn bị cho cuộc đời ngày mai, một số phần tử tốt đẹp à? Bạn muốn có cả một thế hệ tương lai vào xã hội với thân hình cường tráng, với lương tâm trong sạch thánh đức với chí khí hiên ngang, với bao nhiêu đức tính tự chủ, tự tin, tự cường, điềm đạm, bác ái, thành tâm à? Bạn muốn đào tạo những người cha, người mẹ gia đình gương mẫu, những công dân biết rõ quyền lợi và làm xong nghĩa vụ mình với quê hương à? Bạn muốn rồi đây nhân loại sẽ có được một số người làm lịch sử, xây dựng những gì mới mẻ, bổ ích cho muôn họ và tiếng dậy ngàn cây nội cỏ à? Xin chân thành thưa bạn hãy dùng phương pháp “ám thị” nhồi nhét những đức tính quý đẹp vào tận đáy tâm lý kẻ bạn giáo dục. Bạn nên dùng đủ phương thế: Sách báo, phim tuồng, vô tuyến điện, diễn thuyết, mít–ting, nhạc hội song tất cả quy vào mục đích duy nhất giáo luyện hạ ý thức từng lớp thụ giáo của bạn cho nên tốt đẹp. Hơn ai hết, là nhà giáo dục, bạn có cơ hội thuận tiện và phải áp dụng phương pháp này. Đầu não tuổi xanh dễ thu nhận, thu nhận sâu đậm những điều bạn nhồi nhét. Bạn đừng sợ chúng lớn lên quên mất. Không, những gì bạn nhồi nhét, khi chúng còn măng thơ, chúng vẫn chôn giữ trong đáy lòng và mang luôn ra trường đời để
  35. xài. Trong quyển “Thuật sống dũng” chúng tôi bàn rộng phương pháp giáo dục hạ ý thức. Xin bạn tìm đọc để rộng đường tư tưởng. Riêng đây chúng tôi chỉ bàn qua và nhấn thạnh cùng bạn vai trò hệ trọng trong đời sống con người và khi giáo dục ai, nếu muốn thành công thỏa mãn, nhất định phải lo rèn hạ ý thức của họ. Bạn có tưởng tượng thành công được không, một người muốn có chiếc xe hơi chạy mau bền mà không lo làm bộ máy xe và chỉ lo sơn xe cho có màu mè tốt đẹp thôi. Cũng hơi giống vậy, chúng ta không thể tự tu tâm dưỡng tính hay đào tạo ai thành công nếu chúng ta cứ lo làm những việc bên ngoài. Ví dụ muốn đào tạo một lớp cán bộ tinh hoa để đưa ra giữa trường đời đầy trở lực hầu thi hành một sứ mạng cao cả nào đó, mà ngay trong thời gian dài dằng dặc chúng ta dùng uy quyền đanh thép, ác nghiệt ó ré, bắt giữ kỷ luật cho có hình thức, hễ có bản ngã nào lộ dạng thì lo “tề”, chúng ta gò ép, uốn đúc trong một cơ chế giáo dục có phần lạc hậu, ích kỷ, trưởng giả, xa cách quần chúng. Bên trong những người đó chúng ta không cần biết. Miễn bên ngoài tỏ ra ngoan ngoãn, dễ trị là chúng ta thỏa mãn. Chúng ta tự đắc nói là thành công. Nhưng rồi khi bước ra trường đời chúng ta không có vốn hạ ý
  36. thức tốt đẹp để sống động mà chỉ có cái vốn hạ ý thức khốn nạn gồm bằng những gương xấu của ta, là con đẻ của lối sử dụng ác quyền của chúng ta. Trên đường đời, trong đó số ít chịu huấn luyện lo tự giải thoát cách khôn khéo để thu hút tinh hoa ở đâu khác và bồi dưỡng hạ ý thức mình thì thành công. Còn đa số thì làm công việc gì “vẽ cọp cũng không ra hùm” lôi cuốn một đời sống ngáp nguội, đầy những cử chỉ, lời nói, thái độ, hành vi đáng tội nghiệp và cũng đáng phê phán. Thí dụ ấy giúp bạn sáng rõ điều chúng tôi nói trên. Những sự luyện tập việc này việc nọ bên ngoài không phải là nòng cốt chi phối con người sống động tốt đẹp. Nếu quả vậy thì bạn một hai lần nghe giảng thuyết về khoa học làm người, chúng tôi chỉ nói vài lần với đám học sinh của mình về luân lý thì bạn và các học sinh của chúng tôi cả đời tốt đẹp rồi. Vả lại trên trường sống bạn cũng dư biết rằng hạng am hiểu luân lý không phải ít mà thi hành lề luật luân lý thì không nhiều gì lắm! Sao vậy? Có gì lạ đâu! Biết điều lành đẹp là một chuyện, còn thâm hiểm, say mê, áp đụng điều lành đẹp là một chuyện khác. Một chuyện có tính chất tạm thời, hình thức. Một chuyện có tính chất trường
  37. giang, ăn rễ, thâm nhập vào tận tâm lý và điều động nhân sinh. Tóm lại, đọc mấy điều chúng tôi viết cho bạn trở lên bạn từ đây già tâm việc rèn đúc phần hạ ý thức của mình và nếu có phận sự giáo dục ai thì đừng quên chuẩn bị cho họ một vốn hạ ý thức tốt đẹp để sau này họ có thể xài luôn trên đường đời. Để giúp bạn rèn đúc hạ ý thức của mình chúng tôi xin cung hiến bạn bài thực tập này. BÀI THỰC TẬP A. Bạn tự nói, lầm thầm mỗi ngày chừng vài chục lần vào lúc thân thể khỏe khoắn, tâm trí thảnh thơi và ở chỗ yên tịnh: “Tôi rèn đúc hạ ý thức. Nó ảnh hưởng rất mạnh đến cuộc sống tâm thần, xã giao của tôi. Để nó bị tiêm nhiễm bói những gương xấu, sách báo, tuồng phim, câu chuyện xấu tôi sẽ nói năng hành động xấu Tôi xa lánh các thứ bệnh dịch này. Đầu óc tôi luôn thâu nhận những tâm tình, ý tưởng cao siêu, tốt đẹp, chân thật Tôi luôn nuôi dưỡng hạ ý thức bằng những chất luân lý lành mạnh, thánh đức. Tôi cố gắng luôn ý thức những lời nói, thái độ, hành động của tôi để kiểm soát chúng, để tự chủ, điều khiển chúng, hướng về lý tưởng đời tôi. Tôi quyết luôn là con
  38. người dè dặt, nói làm cái gì đều biết mình, nói, làm. Trừ ra những tác động quá nhỏ nhặt về đường sinh lý, tôi không có ý thức được, song tôi trông cậy nhờ sự giáo luyện hạ ý thức, chúng cũng tốt đẹp. Tôi hơn bao nhiêu người khác là nhờ biết được vai trò hệ trọng của hạ ý thức. Tôi đã gia công luyện rèn nó. Tôi đã khá thành công rồi. Nhờ những kết quả khả quan đã thu lặt, tôi mỗi ngày rèn đúc hạ ý thức tôi tốt đẹp hơn. Cuộc đời ngày mai của tôi nhờ đây sẽ đầy thành công và hạnh phúc”. B. Những tư tưởng, tâm tình, hình ảnh nào tốt đẹp mà bạn thu hoạch được bạn nên mỗi chiều tối, trước khi ngủ, khêu gợi chúng lại. Bạn tưởng tượng chúng, phơi bày chúng lại trong đầu óc bạn. Nếu biết chúng thoáng qua có thể chúng tiêu tan hay chìm quá sâu trọng hạ ý thức mà ít khi bị kích thích biến thành ý thức hầu bổ ích cho bạn. Chi bằng bạn lặp đi lặp lại chúng. Chúng vào kho tâm lý bạn song chực hờ sẵn, chờ cơ hội nhào lên phần ý thức cả phối hành vi, ngôn ngữ, thái độ bạn. Thực tập này không cần làm lâu. Chừng năm bảy phút mỗi ngày cũng đủ. Làm vậy được nhiều năm, bạn sẽ thấy đời sống bạn tốt đẹp hơn vì bộ não bạn dồi dào kiến thức và tâm hồn sáng rỡ đức
  39. hạnh tốt lành. Created by AM Word2CHM
  40. CHƯƠNG 2. HÀNH VI VÔ THỨC THUẬT TÂM LÝ 1. TẬP QUÁN Bàn luận về tâm lý thực hành ta không thể đề cập hững hành vi vô ý thức. Và nói đến những hành vi vô ý thức tất nhiên nói những tập quán trước hết. Tập quán là khuynh hướng thúc đẩy ta lặp lại dễ dàng những việc ta đã làm rồi nhiều lần. Hầu hết những hành vi vô ý thức của ta đều là những tập quán dưới hình thức khác nhau. Tập quán quả là một định luật chi phối rắc rối đời sống con người như bạn sẽ thấy sau đây. 2. KẾT QUẢ CỦA TẬP QUÁN Chắc bạn tự hỏi: những tập quán là gì? Suy xét kỹ những hành động của bạn, bạn sẽ dễ đàng nhận thấy tập quán gây trong bạn hai thứ kết quả. Kết quả thứ nhất là hành động của bạn xảo diệu tăng tiến lần lần. Sự xảo điệu này nếu có ít, nếu khác thường thì bạn cho là kỳ lạ, bằng nếu có nhiều và
  41. thông thường thì bạn thấy mà không ngạc nhiên gì cả. Song kỳ thiệt những thói quen nào cũng là việc kỳ lạ. Bạn thấy hàng ngày bạn làm biết bao nhiêu việc kỳ lạ. Song bạn coi thường các tác động ấy vì bạn thấy chúng có nhiều quá và nhiều kẻ khác cũng thực hiện như bạn. Rồi bạn đi coi hát xiếc: Bạn thấy người nọ cắm cả chục con dao sáng bén xung quanh, sát lẻm mặt một người nọ mà không “sẩy tay” cái nào cả. Bạn chắt lưỡi hít hà khen hay và cho là kỳ lạ. Song kỳ thực cũng như những việc làm kỳ lạ của bạn trên thôi. Có, khác chút là những tác động này hiếm có vì thế được cho là quá kỳ lạ. Ba đức tính của sự xảo diệu này là dễ dàng, nhanh chóng và vững chắc. Làm một công việc gì ban đầu bạn cũng phải cố gắng dần đần thấy dễ, thấy bớt ngượng nghịu, làm lanh lẹ và dần dần bớt sợ thất bại, làm thành công. Ngoài kết quả căn bản của tập quán là sự xảo diệu bạn còn nhận thấy kết quả tùy tòng này nữa. Là có giảm tiêu dần dần ý muốn và ý thức. Thì trong biết bao nhiêu việc bạn làm hằng ngày giữa xã hội, khi bạn có ý thức rõ rệt thì ý thức sáng rõ. Ai cho bạn món quà gì, như cái máy bạn nói “cám ơn”. Đọc cả trang nhật trình
  42. to, bạn nào có ý thức rằng bạn đã đọc từng chữ. Viết chính tả, ban đầu suy luận luật văn phạm, câu cú, v.v Song sau thời gian làm quen, bạn tránh lỗi, viết đúng mà không hay biết gì. Tất cả những tác động ấy là tác động của tiềm thức được lặp đi lặp lại thành tập quán. Chúng giảm tiêu dần dần ý muốn và ý thức của bạn trong rất nhiều công việc thường nhật của bạn. 3. MỨC CÙNG CỦA TẬP QUÁN Bao nhiêu tập quán của bạn không sớm thì muộn đều đi tới chỗ khiến bạn hành động cách tự động như cái máy. Hầu hết những tác động thường ngày của bạn chỉ là một chuỗi dài dấu hiệu và những phản ứng. Hơi khó hiểu hả bạn? Chúng tôi lấy vài ví dụ, bạn hiểu ngay. Đi dọc đường bị nắng (dấu hiệu) bạn giương dù che (phản ứng), lỡ vấp gót một người bộ hành kế bạn (dấu hiệu) bạn liền nói “xin lỗi” (phản ứng). Thoạt đầu các công việc này có lẽ bạn làm vô ý thức. Song vì tập quán, dần dần bạn làm như một cái máy. Những con vật được luyện tập cũng hành động cách máy móc như bạn và chúng tôi. Nhà tập vật khắc vào óc con vật rằng sau những qui hiệu nào đó thì phải
  43. có phản động nào đó. Một tài tử xiếc búng tay (dấu hiệu) thì tự động như cái máy, con khỉ lên xe máy chạy (phản ứng). Tóm lại, đa số, nếu không phải là tất cả, những hành động của chúng ta đều do tập quán đưa đẩy đến cho tự động. Chúng đều được báo hiệu bởi những việc làm ra lệnh nào đó, rồi tự nhiên vâng lời hành động đối đáp lại. 4. NGUYÊN DO CỦA TẬP QUÁN Nói về nguyên do của tập quán, bạn nên phân biệt hai thứ. Nguyên do tiên khởi và nguyên do gia lực. Ví dụ bạn viết lẹ, nguyên do tiên khởi của tác động viết lẹ là việc viết ban đầu bạn không biết viết. Bạn tập viết, bạn viết thường, viết nhiều rồi viết lẹ. Việc viết lặp đi lặp lại đến viết nhanh chóng là nguyên do gia lực vậy. Cho nên trong bất cứ công việc nào bạn làm thành tập quán rồi thì đều bởi hai nguyên do trên. Không thể nói đến tập quán mà không hiểu ngầm việc sơ khởi và sự lặp đi lặp lại của việc bởi lẽ dễ hiểu là hai việc này là mẹ đẻ của tập quán. 5. BẢN CHẤT CỦA TẬP QUÁN Những tập quán của chúng ta phải chịu là chúng ở trong cơ thể, ở trong thần kinh hệ của chúng
  44. ta. Vậy muốn hiểu bản chất của chúng ta phải nhờ ánh sáng của hai khoa giải phẫu học và sinh lý học. Khi học về giải phẫu và sinh lý học hiện đại bạn chắc có nghe người ta bàn về những thần kinh nguyên. Lý thuyết thần kinh nguyên đã được sáng tạo bởi Golgi, Ramony, Cajal từ 1873 đến 1898 rồi sau được phổ truyền khắp nơi. Theo lý thuyết này thì thần kinh hệ gồm bằng những yếu tố cách biệt nhau gọi “thần kinh nguyên”. Thần kinh nguyên phải hiểu là tế bào với những thụ trạng và nguyên trụ của nó. Những thần kinh nguyên không dính liền nhau mà chỉ tiếp cận nhau thôi. Giữa nhau có cách khoảng. Những thụ trạng của một thần kinh nguyên này gần gũi những thụ trạng thần kinh nguyên kia như những cành cây trong rừng gần gũi nhau. Bị có những khoảng cách này, nên khi ta gây một tác động đầu tiên, xuyên qua các thần kinh nguyên không có một đường lối thần kinh rõ rệt. Việc làm thoạt tiên trong thần kinh ta có thể không do một đường lối duy nhất mà chạy lung tung qua nhiều đường lối khác nhau giữa các thần kinh nguyên. Song sau nhờ lặp đi lặp lại tác động các thụ trạng của các thần kinh nguyên giao liền nhau. Thế là có một đường lối vạch ra rõ rệt, trực tiếp. Tác động của ta được điều khiển vững chắc, nhanh chóng. Và khi đến trình độ này
  45. nó biến thành tập quán mà ta không dè. Một em bé ban đầu tập viết chẳng những với bàn tay mà cả thân mình uốn éo, cả lưỡi le tia và mắt trợn dọc. Người chạy xe máy lúc chưa quen chạy quơ tay, uốn mình cách vô ích. Tại sao vật: Tại vì lúc ban đầu trong bộ thần kinh của các kẻ này những thần kinh nguyên chưa giao liền nhau. Họ còn làm nhiều tác động vô ích. Song khi viết thường, tập xe máy thường, những thụ trạng của các thần kinh nguyên họ đụng chạm nhau làm thành một đường lối điều khiển các tác động họ qui về một mục đích chính. Tác động sơ khởi, thế là do sự gặp lại điều khiển bởi con đường thần kinh này biến thành tập quán. Lý thuyết thần kinh nguyên chưa quả là một chân lý trăm phần trăm, song chưa có giả thuyết giải phẫu sinh lý học nào mới mẻ, vượt thẳng nó để cắt nghĩa nhưng hành động tâm linh. Nếu nó đúng sự thật thì bản chất của tập quán chắc chắn như ta bàn trên. Sau hết bạn cũng nên biết khi bạn ngủ thì những con đường thần kinh trên biến mất. Các thụ trạng của những thần kinh nguyên không giao liền nhau. Ngoại giới không liên lạc gì với nội tâm bạn. Và bạn ngáy.
  46. 6. VÀI TÁC ĐỘNG VÔ Ý THỨC Nhờ sự hiểu biết những khái niệm về tập quán bạn sẽ hiểu dễ dàng những tác động vô ý thức của con người hay của con vật vì trong những tác động này những hành động “dấu hiệu và phản động” làm đầu não. Giữa những việc thuần túy do tập quán và những việc bản năng những xung động chỉ khác nhau chút ở chỗ việc tập quán lâu hơn, bền chắc hơn thôi. Bạn nên biết sơ qua về các tác động này. a. Xung động: Xung động là những tác động sinh lý hết sức thông thường trong hết mọi người. Như máu lưu thông, thở ra vào là những xung động. Xung động là những phản động hết sức máy móc, phát sinh do sự kích thích nào đó mà bạn không thể ngăn cản được. Cổ bạn ngứa thì bạn ho. Bị sáng quá thì con người bạn thu lại. Tay bạn đụng lửa thì giựt lại. Một hiện tượng xung động xảy ra bạn có thể phân tích ba yếu tố. Sự kích thích (lửa nóng). Trung tâm thần kinh của tủy bị kích động (tay cảm nóng do thần kinh báo hiệu), sau cùng là sự phản ứng ấy móc
  47. (thần kinh khiến tay giựt lại). Vậy thì bạn thấy hiện tượng này giống hiện tượng do tập quán trên. Nghĩa là hiện tượng phát sinh bởi dấu hiệu (kích thích) và phản ứng (tác động nào đó) Những xung động là những tác động bắt nguồn tận trong cốt tủy con người. Chúng làm gốc các tác động sinh lý khác và lưu truyền theo huyết tộc. b. Bản năng: Sau các xung động, bản năng là những tác động máy móc sơ đẳng nhất. Theo nghĩa thông thường và bản năng là việc hết sức tự nhiên, có tự bản chất người, vật, chớ không do sự luyện tập. Người thấy rắn sợ. Chó thấy roi chạy. Tất cả là những việc bản năng. Song theo cách hiểu đúng hơn, thì bản năng thường chỉ những việc xảo diệu tự bẩm sinh của loài vật. Chim vồng vóc lót ổ khéo chẳng hạn, là nó có bản năng đặc biệt khả quan. So sánh xung động với bản năng, bạn sẽ thấy bản năng có hành động phức tạp hơn xung động. Như cuộc lót ổ của vồng vóc gồm nhiều công việc khác nhau, rất khéo léo mà nó biết tự nhiên để thu đạt mục đích là hoàn thành ổ.
  48. So sánh với hành vi nhân linh, bản năng cũng khác vì nó không suy nghĩ và có kết quả không sai, kết quả luôn vững chắc. Bạn coi có nhiều loài sâu bọ để phòng đúng ngày trứng của chúng nở mà chúng không suy xét, biết trước để lo làm cho kịp và lo chuẩn bị vật thực cho đủ đầy nhất là vào mùa đông. Hơn nữa những hành vi bản năng có sự tương đối nhất định Chúng ít khi thay đổi như những hành vi nhân linh. Và thưa bạn, tất cả những hành vi do xung động hay bản năng đều bởi tập quán cả. Chúng diễn phát như những tập quán. Hễ có một dấu hiệu thì có một phản động. Bồ câu đẻ hết trứng rồi thì tự nhiên lo ấp. Nghe mùa đông sang thì chim én ở xứ lạnh di cư. c. Bắt chước: Bắt chước cũng là một hình thức hành động máy móc do tập quán. Nó cũng khởi đầu bằng một dấu hiệu, rồi hoàn thành bằng một phản động. Có khác chút, là riêng cho việc bắt chước, dấu hiệu là gương mẫu của người chung quanh ta. Ở trong lớp học, lúc giáo sư vô, tất cả học viên đứng dậy (dấu hiệu gương mẫu) bạn và chúng tôi là học viên cũng đứng
  49. dậy theo đoàn thể (phản ứng) Tác động của đoàn thể ở trường hợp này cũng có giá trị như dấu hiệu tự nhiên trong trường hợp những tập quán hay bản năng. Trong một quân đội quy tắc bắt chước cũng không hơn không hẳn. Thủ lĩnh ra lệnh, tất cả quân sĩ vâng lời. Cả đến việc liên tưởng, bạn cũng có thể cắt nghĩa dễ dàng bằng lề luật “Dấu hiệu – Phản động”. Thấy khói bạn liên tưởng đến lửa. Thấy lầu chuông bạn liên tưởng đến chùa chiền. Có hai loại liên tưởng chính. Liên tưởng tiếp cận và liên tưởng tương tự. “Liên tưởng tiếp cận” là khi có hai khái niệm được luôn luôn hay thường thường tư tưởng chung nhau. Như khói, lửa. “Liên tưởng tương tự” là khi có hai khái niệm, dù không tư tướng chung nhau, song có tính chất cộng đồng nhau. Cái ngó của một người lạ khiến bạn nhớ một người bạn thân mình cũng có cái ngó giống vậy. Loại liên tưởng thứ nhất thuộc hẳn các tập quán bởi vì bạn thường thấy khói với lửa chớ không mấy khi thấy khói không (lửa có khi bị che khuất vì xa song vẫn có, nên khói báo hiệu).
  50. Loại liên tưởng thứ hai xem ra ít thuộc các tập quán, song kỳ thực cũng giống như tập quán. Tại sao thấy người lạ bạn nhớ bằng hữu. Nhờ cái ngó. Tại sao cái ngó khêu gợi sự nhớ nhung ấy. Tại vì cái ngó ấy bạn đã nhận được thường trên đôi mắt bạn của bạn. Cho nên nhờ tập quán, cái ngó này khiến bạn liên tưởng cái ngó của người bạn của bạn, rồi từ cái ngó bạn liên tưởng đến khuôn mặt toàn thân bạn mình. Vậy tóm lại, việc liên tưởng cũng chịu định luật “Dấu hiệu – Phản động” của tập quán. Ý tưởng này báo hiệu phản ứng của ý tưởng kia. Hình ảnh kia báo hiệu phản ứng của hình ảnh nọ. Định luật này rất quan hệ. Nó chi phối đời sống sinh lý và tâm lý của ta mạnh mẽ. Để sự hiểu biết của mình bổ ích, xin bạn hãy thực hành cho chu đáo bài thực tập dưa đây. BÀI THỰC TẬP Nếu tật xấu là những tập quán xấu thì đức tính cũng là những tập quán tốt. Tật xấu thường xuyên thi phối đời sống một người khiến nhân cách người ấy đê hạ và khiến họ luôn thất bại. Đức tính cũng thường xuyên chi phối đời sống người nào tập nó, khiến kẻ ấy có nhân cách cao thượng và thành công vẻ vang trên
  51. đời. Vậy thì trong những hành động sơ khởi trên, con đường luyện tâm, bạn hãy làm chu đáo và làm đi làm lại thường để tập cho mình những thói quen tốt tức là những đức tính. Bạn cứ dừng phương pháp “tự ký ám thị” để chiếm đoạt mục đích này. Tập đức tính nào phương pháp này vẫn có hiệu quả. Nó tiêm nhiễm tận não tủy của bạn sự hay đẹp của các đức tính, thúc đẩy thần kinh hành động và bắt những tác động sinh lý vâng lời huấn lệnh của thần kinh. Bạn mỗi ngày nên đọc chừng mười lần như sau: “Đời sống tôi phần nhiều bị chi phối bởi những tập quán. Tôi cố gắng có những tập quán tốt đẹp. Cuộc sống tôi sẽ được những tập quán tốt đẹp điều động. Tôi thi hành các đức tính như Điềm đạm – Tự chủ – Tự tin dễ dàng. Tôi nhờ tập quán tốt gieo ảnh hướng đẹp ở người chung quanh. Tôi sẽ thu được nhiều thành công và hạnh phúc”. Created by AM Word2CHM
  52. CHƯƠNG 3. TẬP QUÁN THỤ ĐỘNG THUẬT TÂM LÝ 1. TẬP QUÁN THỤ ĐỘNG LÀ GÌ? Trong chương trên, bạn đã biết những tập quán tác động. Như tập quán đi, tập quán viết. Bây giờ chúng tôi bàn cùng bạn một thứ tập quán khác có tính cách thụ động: Nó thu nhận những ấn tượng bên ngoài đưa đến. Như tập quán chịu lạnh, chịu nực. Người ta còn gọi thứ tập quán này bằng một tên khác là quen chịu. 2. BA SỰ KIỆN Có ba sự kiện đại hệ cần xét khi bàn về tập quán thụ động. A. Quen chịu: Quen chịu là thái độ coi thường ấn tượng mà lúc đầu ta tiếp nhận cách khó chịu. Với thời gian, với sự lặp đi lặp lại mãi của nó, ta lãnh đạm lần lần. Có hai thứ quen chịu đáng để ý:
  53. 1. Quen chịu thể chất: Bạn là người xứ nhiệt đới, qua xứ hàn đới, ban đầu khó chịu. Song dần dần bạn quen sự lạnh. Không phải không còn lạnh mà bạn chịu được. Song bạn coi thường sự lạnh và bạn thấy nó không vi hại sức khỏe của bạn. Bạn lãnh đạm dần dần đối với nó. Có người mất ngủ, được chích một mũi thuốc ngủ, ngủ ngon lành. Song sau khi chích nhiều lần, thuốc hành động hết hiệu quả. Thuốc vẫn hành động song bạn không ngủ được là vì bạn đã quen chịu nó rồi. Lề luật quen chịu này có thừa trừ. Tức là việc phản tập quán mà những bác sĩ gọi là “Quá mẫn tính”. Ví dụ cho một bệnh nhân, chích mũi thuốc đầu có ích, chích mũi thứ hai tử. Thuốc thay vì “quen” với bệnh nhân lại tàn hại. 2. Quen chịu tâm thần: Lề luật quen–chịu vẫn chi phối cảm tình của chúng ta. Theo luật chung, những cảm tình của chúng ta dần dần giảm bớt những tập quán. Một đồ vật mới thấy, bạn ngạc nhiên. Thấy nó nhiều lần, bạn coi
  54. thường. Một thủy thủ mới ra biển lần đầu gặp vũ bão sợ gặp nhiều lần xem thường. Niềm vui của chúng ta cũng giảm tan vì sự lặp đi lặp lại hay kéo dài. Bạn coi hài kịch, thột vai nào dù diễn tài thế nào mà cự diễn đi diễn lại mãi một trò, bạn ban đầu cười bẻ ruột song rồi sau cũng chán ngắt. Sự sợ hãi cũng khum đầu chịu định luật khắc nghiệt này. Nhiều bà phước ở nhà thương ban đầu thấy thây ma tái mặt, sợ hãi, song ở lâu quá trong ấy coi cái chết như bèo. Việc hối hận lỗi lầm cũng vậy. Kẻ thụ giáo bị phạt một hai lần hối hận lỗi mình lắm. Song sau khi quá bị đấm cứ hăm dọa ra chai lì. Xin những nhà giáo dục chú ý kỹ hiệu quả này của luật: Quen chịu. Song về phương diện tâm thần, cũng vẫn có một thứ phản tập quán như về phương diện thể chất mà bạn thấy trên. Bởi vì theo kinh nghiệm, có những trường hợp mà cảm tính do sự lặp đi lặp lại, không giảm tiêu mà gia tăng. Như vài lỗi lầm của kẻ xung quanh bạn, bạn chịu đôi lần được. Song họ cứ tái diễn các lỗi lầm ấy lại thì bạn bực dọc hơn lên Rồi có nhiều trường hợp hai luật Quen chịu và Phản tập quán
  55. vẫn có hiệu quả như trong trường hợp yêu thương chẳng hạn. Một người bạn cười duyên một cái, bạn khoái, cười tiếp vài ba cái bạn nhàm: “Quen chịu”. Người bạn nọ đánh bạn trên vai một cái rất mạnh bạn không buồn, còn thương y như thường. Song nếu vố thêm cho bạn một đấm nữa cũng mạnh như đấm trước, bạn nổi tam bành và ghét y. Luật “Quá mẫn tính” này càng có hiệu quả rõ rệt trong trường hợp bạn bực dọc một người cùng đến nghe diễn thuyết với bản mà đến trễ và kẻo ghế ra om sòm. Song bạn “Quen chịu”. Y đến trễ kẻo ghế vô tội mà phải chịu sự oán ghét của bạn: Đấy là kết quả của luật Quá mẫn tính. Sự sợ có khi không vì tập quán mà giảm tiêu trái lại gia tăng phi thường. Trong trận giặc thiếu gì người lính càng nghe bom nổ, càng hồn bỏ lạc xác rụng rời tay chân. Trong khi tập con trẻ dạn, đừng lầm lẫn bắt chúng đi trong đêm tối. Có khi chúng hết sợ như trường hợp những người lính càng nghe tiếng súng càng hăng. Song phần nhiều chúng thêm sợ hãi và có thể sợ hãi cả đời. B. Cảm giác dần suy giảm:
  56. Cho một vài cơ quan chúng ta nhận thấy sự kiện này là: Chúng ta cảm giác bớt dần những ấn tượng mà chúng ta thụ nhận ở ngoại giới. Cho cảm giác sự nóng chúng ta thấy luật này đúng. Thí dụ vào trong một cái phòng nóng bức quá dần dần chúng ta nghe bớt nóng. Về mùa đông bạn tắm nước nóng. Mới xối gáo nước đầu bạn nghe nước nóng hổi. Song xối một hồi bạn hết cảm thấy nóng lắm. Cho cảm giác sự lạnh có hơi khác chút. Mới vào đông bạn khó ở, sổ mũi! Dần dần nhờ “quen chịu bạn hết sổ mũi. Song bạn cũng cảm thấy mùa đông lạnh, không lạnh lắm như mới lập đông, song vẫn lạnh. Cho cảm giác đụng chạm thì luật trên đúng gắt. Tay bạn để im trên vật gì lâu coi, bạn không còn cảm giác đang đụng chạm nó. Bạn phải rục rịch, tay mới cảm thấy mình đang rờ một vật gì. Bạn bây giờ có khó chịu vì cảm giác đụng chạm quần áo nữa không? Mặc đồ lâu quá, hồi nhỏ đến giờ quen rồi Cho vị giác luật trên không hoàn toàn trúng. Như bạn tập ăn mặn cho quen. Người ta cho bạn liên
  57. tiếp nhiều món ăn thực mặn mòi. Bạn ít nghe mặn. Dầu vậy sự nghe mặn mặn không hết. Bạn ăn bánh mì chắc nhiều lần rồi chứ? Mà chúng tôi dám chắc bây giờ bạn nhai nó không cũng vẫn mãi nghe mặn. Cho cảm giác mùi, luật hoàn toàn đúng. Lấy một cái bông thơm bạn vừa ngửi cách mũi bạn một khoảng bạn sẽ hết nghe thơm. Mà làm mấy lần cũng vậy. Sự lặp đi lặp lại không quan hệ. Quan hệ là mùi thơm đừng bị gián đoạn mà nối liền nhau. Cho việc nghe, luật hoàn toàn sai. Ngồi làm việc ở bàn giấy, ban đầu nghe tiếng đồng hồ đi ức tắc. Ngồi bao lâu cũng nghe một giọng ức tắc như lúc ban đầu. Cho việc thấy cũng vậy. Vách tường trắng bạn thấy ban đầu hay thấy mãi tường vẫn trắng. Vậy với những kinh nghiệm trên, bạn thấy tùy ở cơ quan một, cảm giác của chúng ta thay đổi hành động. Bạn có lẽ nhận thấy sự suy giảm của cảm giác không căn cứ gì trên luật tập quán. Mà tùy chỗ của cảm giác và tùy vật đối nghịch của vật mà ta cảm giác. Ví dụ trên một vách tường trắng có một ít đen. Bạn thấy vết đen này rõ rệt hơn khi nó ỏ chỗ nghịch màu với nó. Vật
  58. nào bạn sờ biết nóng là khi tay bạn lạnh hơn nó. Thì ra không có gì lạ lắm. C. Sáng tạo nhu cầu: Tập quán thụ động có kết quả nữa là sáng tạo nhu cầu. Song kết quả này rất thường. Một điều thật có lẽ bạn nhận thấy là khi quen với một ấn tượng nào rồi, ta khó bỏ nó. Song điều đó không thật luôn vì có nhưng ấn tượng ta rất quen song khi vắng, ta không thấy khô gì. Ghiền thuốc, không có thuốc chúng tôi thấy khổ. Còn bạn quen nghe tiếng máy đèn chạy ở gần nhà mình, nay dời đi chỗ khác, tiếng máy không còn nữa, bạn không thấy khổ gì. Thường những vật kích thích gây tập quán hay sáng tạo ra những nhu cầu. Vắng một kích thích mình quá quen, bạn bị “hành hạ”. Ví dụ có ghiền rượu, rủi hết rượu nghe bợn dạ và phải kiếm ớt ăn hay thuốc hút cho đỡ đỡ Thế là tập quán thụ động sáng tạo nhu cầu. Sau hết về kết quả này, bạn nên để ý đến hai điều sau đây: 1. Là không phải chỉ vật kích thích của thể xác
  59. đòi hỏi nhu cầu thôi. Những kích thích tinh thần cũng vậy. Có người học đến nỗi ghiền học, vắng sách thì họ cũng quơ qua cho được giấy tờ gì đó để đọc. Những người quen hoa nguyệt khó bề ở yên khi thèm nguyệt hoa. 2. Là sự quen chịu mà bạn biết trên kia công tác gây kết quả với sự sáng tạo nhu cầu. Nhờ quen chịu, nạn nhân dần dần quen với sự mình say mê. Rồi một khi đã ghiền, đòi hỏi gia tăng những nhu cầu. Thì ra cả hai yếu tố nay buộc nạn nhân nô lệ triệt để vật mình ghiền và có thể chịu những kết quả thê thảm. Tóm lại với những nhận xét từ đầu chương đến dây, bạn nên có những phân biệt này. Bạn nên hiểu Tập quán là những Tập quán hành động: còn tiếng quen chịu hãy hiểu là Tập quán thụ động. Và những thay đổi, suy giảm của cảm giác hay tính chất vô chừng mực của việc sáng tạo nhu cầu có giá trị tương đối. Chúng không phải là những định luật tuyệt đối mà tùy cơ quan, tùy loại thứ kích thích thôi. Bạn đã nhận thấy rõ rệt vai trò hệ trọng của những tập quán thụ động trong đời sống sinh lý và tâm lý hằng ngày của tá. Chúng tôi muốn bạn do sự nhận xét ấy, rút ra một bài học luyện tâm bổ ích.
  60. Bài Thực Tập Bạn biết luật quen chịu ảnh hưởng thể xác và cảm giác làm sao rồi. Thì bạn hãy dùng nó tập cho mình thói quen ăn chịu những đau khổ đưa đến bởi tự nhiên, dùng nó trấn áp những cảm tình bồng bột, xấu bậy. Bạn đã biết các công việc ấy chỉ là vấn đề tập quán. Ban đầu nghe khó làm. Song theo thời gian bạn sẽ quen đi. Nhờ sự cố gắng lợi dụng định luật ấy, bạn có thể rèn luyện chí khí cứng rắn. Việc sáng tạo nhu cầu dạy cho ta bài học khôn sâu xa. Ta nên đề phòng những vật kích thích nên rượu mạnh, cà phê, á phiện có thể gây ác họa cho đời mình. Bạn có thể, tự kỷ ám thị bằng những câu sau đây: “Tôi muốn có chí khí cường dũng. Tôi cố gắng tập chịu khó. Tôi tự chủ: Tôi trấn áp những cảm tình quá bồng bột trong tôi. Đời tôi không nô lệ một bệnh ghiền nào cả. Tôi là con người ý chí sắt đá. Vật gì tôi muốn dùng là dùng, không muốn là thôi. Không vật gì không tất yếu thiếu mà tôi phải khổ”. Created by AM Word2CHM
  61. Created by AM Word2CHM
  62. CHƯƠNG 4. Ý CHÍ THUẬT TÂM LÝ 1. Ý CHÍ LÀ GÌ? Bạn đã biết tập quán là cái gì có sẵn và máy móc cấu thành với khoảng thời giờ dài trong ta, bởi ta hay bởi tổ tiên ta lưu truyền. Còn ý chí là cái gì nghịch hẳn tập quán. Nó căn cứ trên sự canh tân, thi hành những việc mới mẻ chứ không lặp lại những việc cũ. Công việc của ý chí có thể đi trước tập quán nhưng không phải là tập quán. Bạn muốn giỏi dương cầm. Bạn học chơi nó. Chơi lâu ngày có tập quán và đánh giỏi. Trong đời sống hằng ngày bạn làm biết bao việc do tập quán, không do ý chí hay ngược lại. Vào nhà thương, bạn nói chuyện thường là bạn làm một việc do tập quán. Còn bạn ráng nói nhỏ để cho bệnh nhân được yên ổn là bạn làm việc ý chí. Từ những việc nhỏ nhặt ấy đến những đại sự, bạn có thể phân biệt dễ dàng sự khác biệt của hai lối tác động này. Ba má bạn qua đời. Bạn buồn. Là bạn làm
  63. việc tập quán. Bạn cương quyết chế ngự sự buồn để tự lập cuộc đời là bạn gây tác động ý chí. Theo P. Janet những con người nhược chí chỉ biết làm những việc mà tập quán điều khiển. Việc gì quá quen với họ, họ làm như cái máy bấy lâu thì họ hay làm đi làm lại. Chứ tự họ, họ không đủ nghị lực canh tân công việc, không thể làm được một cái gì mới. Vậy tóm lại những công việc trong đời sống có thể sắp vào hai hạng loại. Việc có sẵn, tức là việc vô ý và vô chú ý. Việc cải tân tức là việc hữu ý và chú ý. Do những nhận xét trên, bạn có thể nói trong một đoàn thể, cá nhân nào có sáng kiến nhiều nhất, sáng kiến trong ngôn ngữ cũng như trong hành động, là cá nhân ấy có ý chí nhiều nhất. Trái lại những con ngươi nào ù lì, cặm cụi sống động bình thường theo tập quán là những con người nhược chí. 2. ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG Ý CHÍ Điều kiện tất tu của một việc ý chí là “ngừng hãm” công việc phát động tự nhiên dễ dàng bởi tập quán và bản năng. Bất cứ trong công việc nào, hễ có
  64. sự hãm thắng làm việc là có tính chất ý chí. Đời sống của bạn hằng ngày đòi hỏi biết bao nhiêu việc làm của ý muốn. Mà khổ là tác động của ý muốn rất khó. Bạn có một khát vọng nào đó. Chiều theo tiếng gọi của bản năng thì dễ song thắng hãm khát vọng ấy không dễ gì. Những con người không ý chí mạnh mẽ, nhược chí, dễ dàng vâng lời ước vọng của mình. Trái lại những con người ý chí, dám tự thắng và chờ đợi. Nếu ước vọng xấu họ từ khước luôn. Con nít lúc chưa có ý chí hay nói cho đúng hơn lúc ý chí chưa hoạt động, như con vật nó ngoan ngoãn nô lệ tập quán bản năng. Song dần dần ý chí lộ dạng, nó có khát vọng vì biết cầm mình lại. Khóc la một chút có khi tự nó nó nín. Đó là nó tỏ ra có ý chí, ý chí ở thời măng xuân. Trong cuộc sống không biết làm sao tả nổi sự cần thiết của tác động ý chí. Bạn coi có bao nhiêu cử chỉ, thái độ lời nói, hành vi, mà tôn giáo, luân lý, phép xử thế cản ngăn. Nếu không tuân mệnh lệnh ý chí, ta tha hồ nói, làm theo tập quán, bản năng thì sao? Giá mà bản chất con người hoàn toàn di thì chứng ta không cần thiết ý chí. Song con người có
  65. những xu hướng xấu nên sự thắng hãm của ý chí luôn không có không được cho ta. 3. HÌNH THỨC CỦA TÁC ĐỘNG THẮNG HÃM Nếu thử phân tích lịch trình của tác động ý chí, bạn sẽ thấy tài năng này qua nhiều giai đoạn mới đến chỗ quyết định. Khi phải quyết định một vài vấn đề gì bạn bắt đầu quan niệm vấn đề ấy, bạn tìm những gì nghịch thuận, lợi hại, phụ chính, v.v Thay vì làm nô lệ cho dục tính, bản năng để tiến cấp tốc đến thực hành, bạn tư tưởng vấn đề. Bạn tự ngừng lại để lấy tư tưởng thế cho một hành động trong một thời gian. Trong thời gian này bạn suy nghĩ, xét đoán giá trị của những điều bạn đã quan niệm. Bạn thường bị nhiều lực lượng như của nghĩa vụ, của thành kiến, của dư luận, của tình dục xôn xao ảnh hưởng việc xét đoán của mình. Bạn lưỡng lự một chút. Bây giờ bạn lựa chọn. Bạn bài trừ ý tưởng nào bạn phản đối và quyết định chọn ý tưởng nào mình ưa thích. Bạn tự cho mình một huấn lệnh và tự buộc vâng theo. Thế là bạn đã làm một công việc tự hãm. Công việc hãm thắng này là nòng cốt của việc quyết định của bạn. Quyết định, bạn đã làm một chuyện rất khó. Bạn
  66. phải đánh lui những cái mà bạn cảm thấy không nên theo. Bạn phải từ khước, song chúng cứ kẻo trì, khiến bạn phải mạnh mẽ lắm mới quyết định được. Thái độ quyết định mạnh mẽ, dứt khoát này là đặc tính của những người thủ lãnh thiên tài. Họ dám hy sinh những quyến rũ có hại để lựa chọn những gì bổ ích cho đoàn thể. Họ đã tự thắng anh dũng. Nên khi ra lệnh, họ ra lệnh quả quyết và tin chắc lệnh phải thi hành. Ai có vai trò thủ lãnh mà thiếu thái độ quyết định này, sẽ thất bại và thất bại. Sau quyết định của ý chí, bạn bước sang thực hành. Trên đường thực hành, bạn cũng còn bị những lôi kéo của bản năng, tình dục hay những quyến rũ của ngoại giới khiến bạn từ khước quyết nghị của mình. Bạn phải anh dũng tự hãm thắng nữa và tự hãm thắng luôn. Cho nên người ta nói rất đúng những con người ý chí là những con người trường kỳ tự hãm thắng. 4. VAI TRÒ ĐIỀU ĐỘNG CỦA Ý CHÍ Muốn nhận thấy sự hãm thắng quan hệ thế nào trong đời sống con người bạn nên tìm biết vai trò điều động của ý chỉ. Theo nhiều tâm lý gia danh tiếng hiện đại
  67. như Maine de Biran chẳng hạn, thì ý chí chuyển động gián tiếp có thể. Mà thật vậy. Trước hết, chúng ta nhận thấy rằng cơ thể con người không cần ý chí để chuyển động. Đó là một điều rõ như ban ngày mà không mấy người để ý. Thể xác con người chỉ cần tình dục, tập quán, phản động, ước vọng làm lực lượng động chuyển mình mà không cần sự can thiệp của ý chí gì hết. Hơn nữa, có thể ta thấy nhiều tác động của cơ thể có màu sắc ý chí, song chỉ bằng một trong những cách sau đây: a) Là tác động ban đầu do bản năng bỗng bị hãm thắng lại rồi tiếp hành. Tác động ấy chỉ có màu sắc ý chí vì bị tự hãm thôi. b) Một tác động bản năng nào đó bị hãm thắng, nhường chỗ cho tác động mới có vẻ ý chí, nhưng chỉ có nhờ sự hãm thắng của tác động bản năng. c) Và sau hết là tác động ý chí phát sinh do một ý tưởng hay một hình ảnh nào đó đã bị hãm thắng và in khắn vào tâm não ta, khiến cơ thể ta động
  68. chuyển. Thì ra bạn thấy ý chí không trực tiếp lay động cơ thể. Mà chỉ gián tiếp ảnh hưởng thôi. Yếu tố cột trụ chuyển động cơ thể con người là ước vọng đang khi ý chí là cái phanh hãm ước vọng lại. Công việc của ý chí trong trường hợp thứ ba vừa nói trên bạn nên để ý thêm chút. Chúng tôi đã nói có khi tác động của ý chí chỉ là một kết quả của hình ảnh hay ước vọng bị kiềm hãm. Cùng một tác động có thể hoàn thành một cách vô ý hay hữu ý. Vô ý khi nó là một việc phản động máy móc của một dấu hiệu như chúng tôi đã bàn cùng bạn ở chương trước. Như ngứa cổ thì bạn ho. Hữu ý khi tác động bị ngưng hãm, suy nghĩ rồi quyết định làm. Đang rung đùi bỗng bạn ngưng rồi quyết không rung nữa hay rung liên tiếp Người ta bảo ý chí động chuyển cơ thể cách gián tiếp là đấy Hằng ngày bạn thở, đó là bạn làm việc của khả năng, tập quán. Ý chí không ăn thua gì. Song khi vâng lệnh thầy thuốc, mỗi sáng bạn thở năm sáu hơi dài để dưỡng phổi, chúng tôi nói bạn làm vậy là bắt ý chí can thiệp sự chuyển động cơ thể. Do sự phân tích trên, chúng ta thấy cho đặng
  69. có tác động ý chí, phải có một hình ảnh đóng khắn trong trí đang khi bao nhiêu hình ảnh khác bị hãm thắng. Bạn có để ý những cử động của con nít không. Hồi còn rất măng sữa, đứa trẻ nằm trong nôi, làm rất nhiều cử động một lượt mà chúng không hay biết cử động. Đã có một thời gian dài chúng ngạc nhiên nhìn thấy cứ động của tay mình. Chúng không biết cái gì mà “ngo ngoe” thế. Song rồi khi ý chí chúng phát triển, chúng dẹp đi những ước vọng ngo ngoe tay tứ phía. Chúng chỉ giữ lại một hình ảnh cử động nào đó thôi. Rồi chúng tự hãm không để mình quơ tay cùng mà cố ý quơ cách nào đó, quơ cũng giống như tập quán dạy song với một mục đích và tự biết mình quơ. Bây giờ đứa trẻ làm một cử động hữu ý mà trước kia nó làm cách vô ý. Tuy chúng ta không thấy và đứa trẻ không để ý chớ trong mấy năm đầu, con trẻ phải làm một cuộc chinh phục trường kỳ trên thân thể của nó, trước khi có sự can thiệp của ý chí thì thân thể của nó làm không biết bao nhiêu cử động vô ý và vô mục đích. Rồi theo thời gian nó phải dùng ý chí hãm mình lại và cử động theo huấn lệnh của ý mình muốn. 5. ĐỨC TỰ CHỦ
  70. Do những điều nghiên cứu trên, bạn chắc chắn nhận thấy việc giáo luyện ý chí mà tự chủ là công việc cốt trụ. Nếu bản chất con người là hoàn toàn thì không cần đức tính này. Song trong con người có những lực lượng xấu hay thúc đẩy ta làm xằng, nói bậy. Ta phải vì đó tự chủ, tự thắng để có một đời sống tốt đẹp đáng phục. Cho con nít, thường đức tự chủ được rèn đúc tiêu cực bằng những huấn lệnh cấm. Bạn chắc đã thấy nhiều trẻ em la khóc, giận dữ. Chúng tha hồ khóc giận cho đã sự đòi hỏi của bản năng. Chúng có quan tưởng gì đến sự kiềm hãm những việc làm ấy. Song nhờ cha mẹ, chị anh ó rầy, đánh phạt chúng chúng tập nín nhịn lần lần. Chúng tự hãm và tỏ ra mình có tự chủ, tự chủ cách tiêu cực. Riêng chúng ta, người lớn, chúng ta cũng có những lực lượng ngăn cấm, khiến ta tự chủ cách tiêu cực. Những lực lượng ấy không thiếu gì: xã hội, dư luận, tôn giáo, luân lý, pháp luật, v.v tất cả rất mạnh mẽ trì hãm tính dục của chúng ta. Cũng có nhiều khi ta tự hãm, tự chủ không làm việc này nói lời nọ; có thái độ kia chỉ vì ta sợ có kết
  71. quả thê thảm của chúng. Thái độ sợ này không phải luôn trì lôi ta tự chủ có hiệu quả song vẫn là một phương thế để ta chiến thắng những khuynh hướng không đẹp của tập quán, bản năng. Nhưng dù rất có ích cả hai phương thế giúp tự chủ trên chỉ có giá trị tiêu cực. Ta cần phải biết tự chủ cách tích cực. Chúng ta hãy dám ra lệnh cấm và bảo ta. Ta ra lệnh rồi cũng chính ta vâng lời. Vừa khi ta có một ước vọng chi, ta hãy hãm nó lại ngay, xét đoán giá trị nó. Xong rồi mới quyết định thi hành hay sa thải nó. Trong cuộc sống hằng ngày của ta, không phải chỉ có những ước vọng xấu phải bài trừ mà còn có rất nhiều ước vọng tuy không xấu mà vô ích, nhiều tư ý kỳ dị phải tàn nhẫn hãm thắng lại nữa. Ta có biết bao nhiêu cơ hội để luyện chí. Hãm khẩu chẳng hạn là một lò rèn đúc ý chí đắc lực. Ngứa miệng thèm nói vô ích. Ta làm thinh. Nổi giận ta thuốn nói chua chát, móc lò. Ta làm thinh. Ta nói lời dịu ngọt, chậm rãi. Muốn tiết lộ thột bí mật cho vui câu chuyện, cho đã thèm miệng ngứa nói. Ta làm thinh. Nói một việc rất cần, ta có thể nói nửa giờ, nếu liệu nói chừng một khắc dù là ta bớt câu chuyện ngay. Đấy sơ sơ vài trường hợp bạn cần tỏ ra là người làm chủ lấy mình. Lẽ dĩ nhiên là bạn đừng vì lẽ luyện chí mà quên những lề luật xã giao. Chúng ta đừng tỏ
  72. ra con người kỳ dị bi quan khi làm những tác động rèn chí trên. Hãy làm cách kín đáo chừng nào hay chừng ấy. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bạn đã biết ý chí là gì. Bạn đã biết vai trò của ý chí trong đời sống con người và bạn đã nhận thấy sự hệ trọng của việc rèn luyện ý chí. Bây giờ bạn hãy dùng kiến thức ấy để luyện tâm tính. Bạn hãy mỗi ngày tự kỷ ám thị như vầy: “Tôi là con người ý chí. Tôi biết và dám làm những việc mới mẻ tự tôi. Tôi không nô lệ lặp đi lặp lại những việc không cần, vi hại của bản năng tính dục. Tôi là con người quyết định. Trong bất luận vấn đề nào nhỏ mọn hay đại hệ của đời sống, tôi quan niệm, suy nghĩ, xét đoán kỹ giá trị của từng điều rồi quyết định dứt khoát. Tôi không phải là con người nhược chí, lưỡng lự. Tôi có ý chí sắt thép để quyết nghị cũng như dẻo dai tranh đấu thực hiện quyết nghị của mình. Cả ngày tôi hay tìm cơ hội để luyện ý chí. Tôi thấy đức tự chủ tối hệ để nên người đàng hoàng. Tôi rất gớm thứ người làm mồi ngon cho tính dục: Họ dễ giận hờn, nỗi cộc. Họ dễ phán đoán do in trí, bói tướng, thành kiến, quyền lợi.
  73. Tôi rất gớm thứ người thày lay, nói liên thanh. Tôi là người làm chủ thần kinh, bản năng mình. Tôi điềm đạm từ lối đi, cách ngồi, điệu bộ, lời nói, hành vi. Gương mặt tôi luôn bình thản dù gặp nghịch cảnh, sầu buồn, vui vẻ. Tôi kiểm soát gắt gao từng lời nói của mình. Tôi ra lệnh cho tôi phải nói, phải làm cái gì. Và tôi tự mình vâng lời rắc rắc. Trong cuộc xử thế, tôi nhồi mình cho mềm, dẻo như sáp để len lỏi vào ngoài đời, song luôn có tâm hồn cứng rắn không để ai chi phối ảnh hưởng mình. Tôi mềm như chuối mà cũng cứng như sắt”. Created by AM Word2CHM
  74. CHƯƠNG 5. ƯỚC VỌNG THUẬT TÂM LÝ 1. ƯỚC VỌNG LÀ GÌ Ở đây chúng tôi bàn riêng ước vọng chớ không phải xu hướng. Xu hướng là một tiếng thường có nghĩa rất trống và không chỉ cái gì. Có nghĩa rất trống vì nó vừa chỉ những xu hướng đắc thú như tập quán vừa chỉ những xu hướng bẩm sinh như bản năng. Rồi nó cũng rất thường chỉ những xu hướng khích động, những xu hướng tình cảm. Nó có khi không chứa đựng ý nghĩa gì. Vì nó là cái gì thầm kín, trừu tượng không thể quan sát được. Nói cho đúng nó là nguyên do ẩn núp dưới những hành vi hay cảm xúc của chúng ta. Những hành vi hay cảm xúc của ta có thể nhận biết được, còn nó thì không. Xu hướng có nghĩa là việc xúc động khi mà việc xúc động ấy được cảm nhận và là một sự thèm muốn như muốn ho, muốn cười ở trong trường hợp này, nó biến thành sự kiện quan sát được. Song như
  75. vậy thì nó không còn là một việc tiên khởi của tác động nữa. Vì những lý do này, chúng ta loại chữ xu hướng ra, bàn riêng việc ước vọng và coi ước vọng là nguyên do của hành động và cảm xúc. Cho đặng nghiên cứu chu đáo ước vọng, chúng ta phải dùng quan sát khách quan và quan sát nội tâm hay là phương pháp nội quan. A. Quan sát khách quan. Một đứa bé thấy cái bánh trên tay mẹ nó. Nó với tay lấy. Quan sát sự kiện này, bạn nhận thấy đứa bé ước muốn bánh và lấy bánh. Giá phái phân tích thì bạn thấy chúng như đầu và đuôi của một hành vi duy nhất. Đầu là muốn bánh. Đuôi là lấy bánh. Song cả hai chỉ là thực hiện việc chiếm đoạt bánh thôi. Bạn có thể nói trong ví dụ này ước vọng là hành động mới chớm nở. Song giá tay đứa bé bị cản trở. Đứa bé hiểu là cỡ ba bốn tuổi. Nó chồm tới, vượt trở lực để chụp bánh. Và nó thắng trở lực, giật bánh cách khoái vui song trường hợp này bạn thấy ước vọng không chỉ là một tác động chớm nở thường mà còn tìm cách để tự thực hiện, để biến thành hành động hoàn toàn.
  76. Còn là ước vọng khi còn nỗ lực. Một khi trở lực bị vượt thắng ước vọng thành hành vi. Có nhiều khi ước vọng bị dồn ép mà bên ngoài bạn khó bề quan sát được. Nó bị dồn ép thường bởi những lề luật luân lý, xã giao, v.v Tới giờ bạn phải đi vì một công việc làm ăn quan hệ. Bỗng một người đến, nằm ì trên chiếc võng trong phòng bạn rồi “tán chuyện” thao thao bất tuyệt. Ước vọng sâu kín của bạn là muốn cho người bạn ấy đi về cho rảnh. Nhưng ước vọng này không được diễn lộ ra bằng thực hành vì phép lịch sự cản ngăn. Giá ở gần bạn lúc ấy, chúng tôi khó bề nhận biết ước vọng của bạn. Nhưng biết chắc ước vọng bị bóp nghẹt ấy làm gì cũng rạo rực, bồn chồn đòi biến thành hành động. Và nếu người khách của bạn có cặp mắt quan sát tinh vi sẽ thấy bạn mình thỉnh thoảng ngó liếc đồng hồ, rục rịch chân, tỏ ra muốn đứng dậy để Phải vậy không bạn? Sau hết có trường hợp mà ước vọng không mong gì biến thành thực hành. Trong đời sống xã hội biết bao nhiêu lá ví dụ. Bạn có người thân yêu vừa chết. Chúng tôi bị cháy nhà. Thế là chúng ta có thể có
  77. hai ước vọng. Bạn ước vọng gặp mặt người thân của mình. Nhưng làm sao? Tôi ước vọng còn lại được cái nhà cũ đầy đủ kỷ niệm. Nhưng làm sao? Trong thâm tâm chúng ta, những ước vọng ấy nồng nhiệt lắm nhưng không mong thực hành vì đó không bạch lộ ra như thứ ước vọng đầu tiên của hành vi. Một dạng của ước vọng là cầu nguyện. Nếu bạn là người chánh đạo ban cầu nguyện Thượng đế cho sau này bên kia cái chết mình gặp đặng kẻ mình thân yêu. Nếu chúng tôi là tín đồ Phật thì chúng tôi cũng van nài lòng từ bi của Đức Thích Ca giúp tôi xây dựng lại cơ đồ Ngoài ra thái độ ấy, bên ngoài thiên hạ không còn dấu hiệu gì để nhận thấy ước vọng “tuyệt vọng” của chúng ta. Muốn am hiểu cần có phương pháp nội quan. B. Quan sát nội tâm. Dùng quan sát nội tâm, bạn sẽ thấy ước vọng nội tâm sẽ không được thành tựu bằng hành vi thực tế, sẽ rạo rực trong con người bạn, bằng hành vi tưởng tượng. Trong ví dụ trên, bạn không đứt câu chuyện của người khách để lùng đùng ra đi vì công việc gấp, song trong óc bạn, bạn đã tưởng tượng mình đi ra cửa, đi nhanh để lo công việc.
  78. Bạn đừng lộn tác động tưởng tượng này của ước vọng với sự tưởng tượng thường. Bạn tướng tượng sự có mặt của người bạn tâm phúc đã qua đời khác ước vọng tưởng tượng tha thiết sự hiện diện của kẻ ấy. Bởi lẽ là sự ước vọng có sự nồng nhiệt tìm kiếm thực hiện thực tế. Bạn dường như biến thành tác động ước vọng của mình sống ở trong tâm não thôi. Thiếu gì người trên đời có trong gan ruột những ước vọng vĩ đại song không thành tựu bằng hành vi được chỉ vì thiếu phương thế. Ước vọng ở những trường hợp có giá trị như tác động. Ước vọng giết người của tên sát nhân hụt, của đồng tội như phát súng của kẻ hạ một mạng người. Trong ước vọng có một nỗ lực mạnh mẽ song nỗ lực ấy bị bất lực vì trở lực. Trong lúc người khách nói chuyện thao thao bất tuyệt cõi lòng bạn chắc chắn vang lên những tiếng “Ra về cho rảnh! Già hàm quá! Công việc của ” ở trường hợp của bạn chúng tôi hay ai khác cũng như bạn, cũng phải có ước vọng nồng nhiệt, cố gắng phát biểu ra bằng hành động để thỏa mãn. Về vấn đề này có điều bạn cần để ý là thường thường người ta sống ở hai thế giới. Thế giới cụ thể thực tế và thế giới mộng tưởng tượng. Có nhiều kẻ
  79. sống thế giới mộng bằng không biết bao nhiêu cuộc phiêu lưu tưởng tượng. Những nhà viết tiểu thuyết phiêu lưu là những con người thuộc hạng người này. Tưởng tượng đây không phải thứ tưởng tượng thường thức. Mà là một thứ khát vọng, trạo trực, đòi được thực hành. Nếu ở thời đại Jule Verne có những tài liệu, khí cụ ông ước muốn biết đâu ông không cụ thể hóa rất nhiều ước vọng của ông mà sau này nhiều bậc thông thái khác đã làm. Bởi nhận thấy vai trò và công hiệu của ước vọng tự nghìn xưa trong nhiều tôn giáo bên Đông phương và nhất là trong công giáo người ta coi ước vọng ngoại tình cũng có tội tà dâm như người ngoại tình thật sự. Sau hết bạn nên biết rằng ước vọng và mơ mộng vẫn bà con nhau. Mơ mộng dưới hình thức nào cũng chỉ là con đẻ của ước vọng. Bạn sẽ am hiểu vấn đề này khi chúng tôi bàn cùng bạn việc khát vọng bị dồn ép. Tổng kết ước vọng chúng ta biết là một tác động bị cản trở bởi ngoại giới hay ý chí, lương tâm và nó luôn bồn chồn tìm cách để biểu lộ bằng hành vi
  80. thực tế hay bằng tường tượng. 2. ƯỚC VỌNG BỊ DỒN ÉP Một khi trở lực được đả phá đi thì ước vọng chồm ra thực tế. ước vọng bây giờ nhường bước cho hành động. Chủ động cảm thấy khoái trá, thỏa lòng. Song một khi trở lực không dẹp được, ước vọng không chết mà bị dồn ép xuống trạng thái tiềm thức. Bây giờ nó cũng nồng nhiệt mạnh mẽ và “xì” ra bằng những dấu hiệu kỳ lạ: Tất cả những dấu hiệu ấy có mục đích thực hiện cách miễn cưỡng ước vọng mà chủ thể không biết. Ước vọng bị dồn ép đẻ ra hai thứ kết quả: Kết quả tức thời và kết quả thời gian lâu. A. Kết quả tức thời Dồn ép sinh đau khổ. Một ước vọng khi không nhảy ra thực tế để thành hành vi bồng bột, biến thành mơ mộng. Song trong giai đoạn này, tuy có sự tưởng tượng làm thỏa mãn, vẫn cam khổ vì không thỏa mãn hoàn toàn. Dồn ép cũng sinh tức giận. Khi có một ý muốn nào làm trở lực thì ước vọng biến thành tức
  81. giận. Con nít không lấy được cục kẹo của cha mẹ nó để trong chai kẹo và cần ăn thì nó nổi cáu lên, ó rẻ, khóc la. Người lớn nào không có tính tự chủ, cũng hành động không hơn không kém con nít. Thái độ tức giận ấy không làm cho chúng ta ngạc nhiên vì nó chỉ là sức lực phát lộ một phấn nào ước vọng bị dồn ép. Có khi ước vọng sinh rầu buồn nữa. Ở tình trạng rầu buồn ước vọng bị dồn ép triệt để. Nó, chẳng những bị nhiều trở lực không cho thực hiện, mà còn không cho tồn tại. Người rầu buồn không những chẳng được thỏa mãn điều mình ước ao bằng hành động mà phải bị cấm ngăn khát vọng nữa. Khi mơ ước điều gì liền bị một lực lượng của lý tường hay lương tâm tấn công, mơ mộng bị chặn đứng cách đau thương. Trường hợp này hay xảy ra cho những nhà đạo đức, tu trì, thường chế dục bằng giáo lý, luân lý và cũng hay xảy ra cho bất cứ ai hay mơ ước những gì đã hỏng mà vô phương tái tạo được. Thường thường vì lẽ đó nỗi sầu buồn có chất tuyệt vọng làm nòng cốt. Sau hết, chúng ta cũng nhận thấy ước vọng bị sồn ép sinh lúng túng. Có tình trạng ấy là khi ước vọng này bị ước vọng kia làm trở lực. Cả hai xô đẩy, dồn ép nhau. Tâm trạng lúng túng là tâm trạng của người nhát
  82. sợ và khiêm ti. Người nhát sợ làm nạn nhân cho cuộc vật lộn của hai ước vọng đối nghịch nhau. Một ước vọng tỏ ra mình chi chi và một ước vọng không muốn cho thiên hạ biết tới mình. Người khiêm ti cũng bị hai thứ khát vọng “trâu trắng trâu đen” giày xéo. Một mặt họ muốn được khen mặt khác không muốn chê. Tất cả hai tâm trạng của hai thứ người này đều bị dồn ép và trở nên lúng túng. B. Kết quả trường gian Ước vọng lâu ngày bị dồn ép, phát sinh nhiều kết quả mà ta rất khó hiểu. Trên kia chúng tôi đã nói nó là mẹ đẻ của mơ mộng và xét cho kỹ nữa, nó cũng là nguồn cội của chiêm bao như bạn sẽ biết rõ ở chương XIV sau này. Ở đây ta nên nhận xét vài kết quả dễ nhận thấy, nếu kỹ lưỡng quan sát nội tâm. 1. Ước vọng dồn ép phát sinh mê khoái tiểu thuyết, tuồng kịch, nghệ thuật. Bạn chắc đã thấy thiếu gì người xung quanh hay dùng những thứ này như món ăn thỏa mãn óc tưởng tượng của mình. Những văn nghệ phẩm nào xa cách thực tế làm họ hoan nghênh nhất, điều kiện là trả lời được những ước vọng của họ, những ước vọng không thực hiện nhưng
  83. trường tồn, bồng bột, gào thét trong tưởng tượng liên miên. 2. Ước vọng dồn ép biến thành hành vi hay cách sống kỳ lạ, chẳng những cho kẻ xung quanh mà cho chính chủ thể nữa. Con người có óc ước vọng bị lâu năm dồn ép có thể thi hành nhiều việc tự ý mình và rất đại hệ như việc trở lại đạo của một người bấy lâu vô đạo hay bất đạo. Tác động này chỉ là thành tựu của một ước vọng về đạo bấy lâu vì nguyên do tâm lý hay ngoại cảnh nào đó, cản trở, dồn ép. Nếu không thi hành những việc vĩ đại thì con người bị thời gian lâu dồn ép phải khổ tâm, bực dọc và nếu yếu nghị lực sẽ bị bệnh thần kinh. 3. Ước vọng thường xuyên bị dồn ép có thể mặc nhiều lốt ước vọng khác. Ví dụ như ước vọng chinh phục, có bản chất tham lam song có thể biến thành ước vọng từ tâm, bác ái. Thiếu gì người trong xã hội tận thám tâm, muốn đạp trên đầu trên cổ kẻ khác, muốn chinh phục, làm chủ, sai khiến thiên hạ nhưng không được. Họ vô tình hoặc hữu ý thi ân bố đức. Gây tác động bác ái này không phải họ có lòng yêu người chân chính mà chỉ vì những ước vọng đáng ghét trên. Ước vọng chinh phục còn mặc lốt ái tình, tình tâm giao
  84. nữa. Yêu ở trường hợp này phát nguồn từ muốn làm lớn, chi phối, điều khiển. 4. Ước vọng lâu năm bị dồn ép có thể sinh ra chứng bối rối, đa nghi. Nó khiến nại nhân sợ hãi, sợ mãnh liệt và vô lý. Trong tâm não nạn nhân có luôn ý tưởng “Tránh tội, dầu làm gì cũng lo tránh tội”. Thế rồi trong cuộc sống, gặp cái gì “sái” lưu tâm họ, họ cho là tội, rồi bối rối, lo sợ và nhất là sầu buồn thấm thía. Đa nghi là một thứ bệnh chớ không phải là thái độ kỹ lưỡng, dè dặt của lương tâm. Sau hết ước vọng thời gian lâu bị dồn ép còn làm một yếu tố cột trụ cấu thành tính tình của mỗi người. Vẫn hiểu tính tình của một người cấu thành bởi nhiều tập quán, bởi tính khí, bởi điều kiện sinh hoạt cá biệt, bởi giáo dục song nhất là bởi một khát vọng nào đó, khát vọng luôn đòi hỏi được thỏa mãn. Nhưng trong nhiều người, nó bị dồn ép. Nó gặp trở lực biến thành ảo mộng rồi chìm sâu tận tiềm thức trở thành vô thức. Những trở lực khiến nó sống tình trạng này thường là đạo lý, luân lý, pháp luật, cha mẹ, nhà giáo dục, lý tưởng Phải dồn ép song nó mạnh mẽ và nếu ai chịu khó quan sát nội tâm mình sẽ thấy nó mạnh mẽ, sẽ thấy nó làm chủ điều khiển đời sống tâm linh,
  85. thể xác và xã giao của mình cách cường dũng, cường dũng mà tiềm tàng, bí mật. BÀI TẬP THỰC HÀNH Đọc xong chương này bạn đã am hiểu bản chất của ước vọng, bạn đã thấu triệt những hình thức, tác động của ước vọng trong con người. Do sự thấu hiểu ấy, bạn nên thi hành bài thực tập này. Bạn hãy thường quan sát nội tâm. Nên chọn một thời giờ nào đó sau bữa cơm tối chẳng hạn ngồi một mình nơi phòng vắng, giữa bầu không khí yên lặng của đêm, bạn kiểm xét thâm tâm mình. Bạn coi trong người mình có những ước vọng gì, những ước vọng ấy tốt hay xấu, được thỏa mãn hay bị dồn ép. Chúng bị dồn ép gây kết quả lợi hại cho mình ra sao? Hãy tìm cho kỳ được một ước vọng sâu kín, cột trụ chi phối tòa nhà tâm lý bạn, ảnh hưởng thể xác và cuộc sống xã giao của bạn. Và xin bạn vui lòng thi hành bài tự kỷ ám thị này: “Tôi biết rõ vai trò của ước vọng trong đời tôi. Những ước vọng của tôi luôn tốt đẹp tùy lúc tùy người làm thỏa mãn chúng. Nếu không thỏa mãn liền thì tôi bình tâm chờ cơ hội. Tôi không để. mình bị dồn ép rồi mơ màng viển vông vô ích. Tôi là người chí khí. Tôi biết tự chủ, làm chủ các ước vọng của mình”.
  86. Created by AM Word2CHM
  87. CHƯƠNG 6. KHUYNH HƯỚNG THUẬT TÂM LÝ CÁC KHUYNH HƯỚNG HAY LÀ NHỮNG ƯỚC VỌNG CHÍNH MÌNH Ở đây chúng tôi xin bàn cùng bạn những khuynh hướng cá nhân, những khuynh hướng xã hội và những khuynh hướng “vô ngã”. 1. NHỮNG KHUYNH HƯỚNG CÁ NHÂN Các khuynh hướng này chia ra nhiều hạng loại khác nhau. A. Khuynh hướng bảo tồn sinh mạng: Con người ai không quý tử tham sinh. Ai cũng lo củng cố, phát triển đời sống của mình cả. Quan sát các hành động của nhân loại cách chung bạn thấy việc tìm của thực ẩm là gốc. Qua nhiều thế hệ rồi, đến thời đại văn minh này việc sản xuất cũng làm nòng cốt cho mọi hoạt động. Thì ra chúng ta thấy có một sự thật quá hiển nhiên trên đời làm ai cũng lo bảo tồn sinh mạng, phát triển cuộc sống của mình.
  88. B. Khuynh hướng tìm hạnh phúc. Theo nhiều triết gia khuynh hướng này là khuynh hướng đầu não. Họ cho hạnh phúc là cứu cánh của loài người. Ở đây không phải chỗ chúng ta bình phẩm quan niệm của họ trúng hay trật. Song một điều chúng ta phải công nhận là mỗi cá nhân đều tự nhiên khao khát hạnh phúc và tận tụy tìm nó. Khát vọng hạnh phúc có thể là khát vọng một tình trạng vượt hắn tình trạng hiện tại. Ở đó người ta hy vọng bớt khổ và được nguồn sướng vui. Thường người ta tìm hạnh phúc như vậy với hai đường lối khác nhau hoặc người ta chỉ mong tìm lạc thú nên lo cân đo sự lợi hại của kết quả hoặc trấn áp cõi lòng đau khổ để tìm thú lạc bình an hầu đương đầu với những thử thách của đời sống. Vậy dù theo đường lối nào chúng ta cũng nhận thấy con người khát vọng một tình trạng sống vững chắc, ít khổ đau và có nhiều lạc thú hơn. C. Khuynh hướng quyền thế. Trong mọi tâm não con người đều có khát vọng sâu kín, mạnh mẽ về quyến thế. Mỗi chúng ta đều
  89. muốn chiếm một địa vị đáng để ý, muốn cai quản nếu không nhiều lắm thì cũng một số người nào đó. Nhìn kỹ lịch trình tiến hóa nhân loại, bạn thấy loài người luôn luôn tiến bộ về quyền thế. Con người tiến mạnh mẽ về sự chế. ngư vũ trụ. Với những phát minh khoa học. Con người ngày càng không để cho thiên nhiên chi phối mình như ở thời đại cổ sơ mà cố gắng đấu tranh với nó, ảnh hưởng quyền thế của mình trên nó. Vậy tóm lại theo nhận xét này chúng ta thấy con người có khuynh hướng quyền thế và theo Auguste Comte, nhân loại là một hữu thể vĩ đại mà đặc sắc là khát vọng quyền thế. D. Khuynh hướng được khen ngợi: Anh chị em với khuynh hướng này là những ước vọng thành công, danh tiếng Tiếng dùng để chỉ khuynh hướng được khen ngợi là lòng tự ái, và một khi lòng tự ái đi quá lố biến thành tự kiêu. Trong bất kỳ công việc gì của loài người nhất là trong những đại sự khuynh hướng này là yếu tố thúc đẩy con người hành động, không nhiều thì ít. Nếu xét kỹ bạn thấy nó có tính chất xã hội, vị tha. Người ta ưa được khen ngợi bởi kẻ khác, kẻ xung
  90. quanh mình. Song đó là điều sai lầm. Mục đích của chúng ta vì tự ca ngợi, còn sự ca ngợi của kẻ khác chỉ là một phương thế thôi. Bạn có thấy điều đó lạ không? Bạn coi. Kẻ nọ người kia nghe ai khen, khoái trá vì thấy kẻ khác nhận giá trị mình. Trái lại họ nghe ai chỉ trích thì phật lòng vì chỉ trích là tỏ ra coi rẻ giá trị họ. Vậy thì đâu phải họ đòi hỏi sự khen ngợi của kẻ khác mà chính sự khen ngợi của riêng họ đấy. Họ muốn tự ngoạn mục, tự hoan nghênh. Họ vậy, còn chúng tôi và bạn hay ai khác cũng không khác gì. Chúng ta có thể gọi tính tự ái này là tính kiêu ngạo. Con người cảm thấy mình “to”, quan hệ, muốn làm bật mình lên, nên dùng lời khen ngợi của kẻ khác như một phương thế để rồi tự mình ngắm mình, khoái mình, tin tưởng rằng mình cũng là “chi chi”. Thì ra bạn thấy thứ khát vọng mạnh mẽ nhất của con người là Kiêu ngạo. Con người ai không muốn đập mạnh vào đầu óc thiên hạ ý tưởng mình có cá trị, mình không phải tệ đối với ai. D. Khuynh hướng làm giàu: Tức là khát vọng gom góp tiền bạc, chen lấn, đua tranh, thâu tính tài sản. Trừ ra con người hà tiện mà hà tiện sái đường, ưa thích tiền bạc chỉ vì tiền bạc thì bất luận ai khác, đều có khuynh hướng làm giàu tùy
  91. những mục đích khác nhau. Có người vật lộn với với cuộc sống để hạnh phúc. Có người làm giàu để gây thế lực. Người khác kiếm bạc để làm việc bác ái Cho nên chúng ta có thể nói khát vọng làm giàu có tùy thuộc nhiều khát vọng khác. E. Khuynh hướng máy động: Sau hết có thứ khuynh hướng ít người biết song rất quan hệ là khuynh hướng máy động. Để ý đi bạn sẽ thấy con người luôn tìm cách tự kích thích để máy động. Bao nhiêu vật kích thích như rượu, thuốc, cà phê đều là những yếu tố dùng để thúc đẩy con người máy động. Rồi cũng bao nhiêu công việc như văn chương, khoa học, nghệ thuật, thể thao, ca nhạc đều là những công việc khiến con người “không ở yên”. Đọc “Tư tưởng” của Pascal bạn nghe ông nói khi ông nghiệm xét hết những hành động của con người, quan sát những nguy hiểm khổ cực ông thấy tại con người quá hiếu động, không chịu ở yên trong phòng mình. Con người có khuynh hướng đặc biệt là tìm giải trí và hoạt động vì cảm thấy mình luôn nghèo khổ và cũng có bản năng bí mật khiến tự nhận rằng hạnh phúc con người ở trong yên nghỉ, và đời sống kéo dài như vậy mãi. Khi tìm được một yên nghỉ người ta lại
  92. thấy trớ lực nổi lên. Rồi phải thắng trở lực để yên nghỉ ấy hoàn toàn. Hết trở lực này đến trở lực khác. Tới khi liệu thấy bớt bớt trở lực thì bị nỗi sầu buồn xâm chiếm tâm hồn và khiến cuộc đời đắng cay chua xót. 2. CÁC KHUYNH HƯỚNG XÃ HỘI (Khuynh hướng hoặc thiện cảm hoặc vị tha) Trong những khuynh hướng xã hội có khuynh hướng bám chặt vào đoàn thể và khuynh hướng bám chặt vào cá nhân. Trong xã hội nào bạn cũng nhận thấy một sức cố gắng để trường tồn. Những xã hội như gia đình, bộ lạc, quốc gia, giáo hội, học đường đều có tính chất ấy như nhau cả. Một đoàn thể cũng muốn sống, muốn phát triển y như cá nhân. Bởi vậy, người ta thường tìm thấy trong xã hội những khuynh hướng cá nhân. Mỗi dân tộc cũng như mỗi người đều tìm thanh phú, hạnh phúc, quyền thế. Mỗi dân tộc đều có tự ái tự kiêu. Nói tắt mỗi đoàn thể đều sống động như mỗi cá nhân. Nghiên cứu kỹ nội bộ của từng đoàn thể bạn nhận thấy có ba điều kiện này:
  93. 1. Cộng tác: Không thể có một xã hội không có sự cộng tác. Mỗi cá nhân đều phái tượng phù, tác động cho một mục đích. Việc cộng tác hoặc đơn giản hoặc phức tạp, song vẫn tối cần. Đơn giản là khi ai cũng làm công việc giống nhau. Phức tạp là khi có chuyện phân công. 2. Bắt chước: Giữa các phần tử của đoàn thể có sự bắt chước, có sự giống nhau về nhiều phương diện. Nhờ tính chất thống nhất đoàn thể mới trường tồn. 3. Sau hết là thiện cảm: Những cá nhân cấu thành một xã hội không sống rời rạc, bất thuận nhau. Mà cảm mến nhau, thông chia nỗi buồn nhau. Nhờ đó sự hy sinh đắc lực để giúp nhau phát triển. Còn nếu bạn nghiệm xét những khuynh hướng trong những cá nhân thì bạn phải nhận rằng tình yêu của người mẹ là nổi bật lên nhất, có tính chất vị tha nhất. Với tình yêu này bạn thấy người mẹ một cách hết sức tự nhiên đi từ tính ích kỷ đến tính vị tha, đi từ tình yêu mình đến tình yêu kẻ khác. Người mẹ chia
  94. sớt xương thịt, đời sống của mình cho đứa con thân yêu một cách không bận tâm gì cả, một cách tự nhiên tự bẩm sinh Sau tình yêu của người mẹ bạn có thể kể ái tình với ý nghĩa tâm giao, ái tình đắm mê, khuynh hướng yêu và thèm được yêu. Quả có một khát vọng mạnh mẽ chẳng kém các khát vọng bảo tồn sự sống và mưu cầu quyền thế. Có ai cắt nghĩa nỗi sức lực của tiếng “ái tình”? Trước nhất nó có nghĩa là cảm khoái sự hiện diện của người mình vừa ý. Yêu ai tức là thích thấy người ấy. Nếu vắng mặt ai mà không thấy khổ thì không gọi được là yêu họ. Ái tình ở bất cứ hạng người nào thường được diễn lộ ra bằng những dấu hiệu như vui cười, mở rộng mắt nhìn, đưa tay chào đón và hôn hít nựng nịu Trái lại nếu ghét thì có những dấu hiện ngược lại. Một đứa bé ghét ai: nó nhăn mặt la ó, ngó ngoái đi chỗ khác, rải phủi tay Vậy tất cả những khuynh hướng bạn vừa biết trên đều là những khuynh hướng xã hội. Song bạn dừng quên để ý rằng có rất nhiều trường hợp những
  95. khuynh hướng này pha lẫn màu sắc khuynh hướng cá nhân. Tuy nhiên chúng ta dễ đàng phân biệt vì nếu khuynh hướng mà nhiều, mạnh hơn thì nó ảnh hưởng, gia giảm hay biết tính khuynh hướng kia. 3. NHỮNG KHUYNH HƯỚNG VÔ NGÃ Khuynh hướng “vô ngã” tức là những khuynh hướng lôi kéo ta đến lý tưởng chân, thiện, mỹ. A. Xu hướng về lý tưởng Chân Tinh thần phân tích chân giả không phải có từ thời cổ sơ mà chỉ có ở thời đại văn minh. Nó cơ hồ dành riêng cho những người được luyện lọc nhiều bởi thời gian, kinh nghiệm. Thường những bậc thông thái mới có tinh thần này, một thứ tinh thần phán đoán, phẩm bình. Còn có một tác động tinh thần, rất đại đồng, phổ cập ở mọi không gian và thời gian là việc tìm biết nguyên do sự vật và tìm cách cắt nghĩa. Con nít cũng như người lớn nếu có đủ trí khôn lành mạnh đều có nhu cầu về những việc này. Con nít thấy mưa nó hỏi má nó tại sao và má nó phải trả lời, cắt nghĩa, cắt nghĩa trúng trật không cần lắm mà phải cắt nghĩa Thấy bão tố, người nhà quê tự hỏi: Tại sao, rồi cũng tìm biết cho được Nói tắt, tất cả mọi người tự nhiên
  96. có xu hướng về lý tường chân. Nhưng phân tích được chân hay không là vấn đề khác. B. Xu hướng về lý tưởng Thiện Xu hướng này mới rồi bình thường đều có. Xét tận nguồn gốc nó, ta thấy xu hướng này chỉ là sức lực thúc đẩy con người càng thoát ly khỏi tình trạng thú vật chừng nào hay chừng nấy. Con người nỗ lực triền miên tiến đến chỗ “Người” hơn. Không có một ai bằng lòng yên phận sống tình trạng người thấp kém, người còn nhiều tính chất dã man, thú vật. Trong thâm tâm mỗi người đều ghét cái ác, cái tà. Những kẻ hưng gian ở thời nào và ở đâu cũng bị khi rẻ và kết án. Chính việc thăng tiến đến “Người” như vậy ta gọi là Văn minh. C. Xu hướng về lý tưởng Mỹ Muốn nhận chân xu hướng về lý tưởng mỹ, đừng căn cứ ở những nhận xét của cá nhân. Có những người hay nói cái này đẹp, cái kia đẹp, nhưng không có một quan niệm thẩm mỹ chân chính. Có khi học “lóm” cách nói của kẻ khác. Có khi cái họ cho là đẹp chỉ có dáng đẹp thôi và pha trộn đủ màu sắc ích kỷ, thiên kiến, tình dục đa cảm Muốn biết xu hướng thẩm mỹ, hãy căn cứ ở hành động chung của nhân
  97. loại. Nhờ xu hướng thẩm mỹ ra đời các công trình mỹ thuật: Bạn thấy nào ảnh tượng, lâu đài, tranh vẽ, văn thơ, ca nhạc, họa lại vẻ đẹp của vũ trụ tự nhiên. Và nghệ thật tức là công trình sáng tác của loài người căn cứ trên cái đẹp muôn hình vạn trạng của tự nhiên. D. Xu hướng về lý tưởng tôn giáo Phải chịu rằng mọi con người đều tự nhiên có xu hướng tôn giáo. Không lệ thuộc thời gian và không gian, hễ là người thì trong thâm tâm không nhiều thì ít, tự nhiên có xu hướng sùng kính một đấng nào vô hình, cao cả, quyền phép đó. Lòng sùng kính này nếu bồng bột thì phát diễn ra bằng những phụng vụ lễ giáo, kinh nguyện, cúng tế. Tổng luận, bạn đã thấy trong con người có ngần ấy xu hướng. Và những xu hướng ấy là những lực lượng chi phối đời sống con người, điều khiển thế giới. Trong con người lành mạnh hoàn toàn, thì các xu hướng này ăn khớp nhau: Tính ái–kỷ tuân phục Tính ái–tha. Và cả hai tính đều phục các lý tưởng Chân, Thiện, Mỹ.
  98. Trong mỗi con người xu hướng nào làn chủ não thì quyết định việc cấu thành tính tình của kẻ ấy. Bạn nên tìm hiểu rộng vấn đề này ở chương XXII. Bài Thực Hành Bạn hãy tự nhồi nhét vào óc não: “Tôi hiểu tôi hơn ai hết. Tôi thấu đáo những khuynh hướng con người tôi. Tôi biết phát triển những khuynh hướng cao cả tốt đẹp và trừ diệt vững khuynh hướng làm ố gỉ nhân cách tôi. Tôi không phải là người ích kỷ. Mà có tinh thần vị tha. Tôi biết tự trọng song vẫn kính quyền lợi của đoàn thể. Tôi luôn phát triển những xu hướng chân, thiện, mỹ và lo mình có một tín ngưỡng chính đáng”. Created by AM Word2CHM
  99. CHƯƠNG 7. CẢM XÚC THUẬT TÂM LÝ 1. CẢM XÚC LÀ GÌ Người ta có thể định nghĩa cảm xúc là náo động tâm thần và thể xác mà sinh ra bởi hiện diện của một hoàn cảnh thích hợp hoặc là phản đối những ước vọng của ta. Gặp nguy hiểm: bạn cảm xúc. Được tin tang chế: chúng tôi cảm xúc. Trong tất cả những trường hợp này, chúng ta đều cảm xúc nhưng có khác là cảm xúc hoặc vui hoặc buồn. Nên phân biệt cảm xúc với tâm tình. Cảm xúc có tính chất nhất thời khi hiện tượng kích thích xảy ra. Còn tâm tình là những tác động vui buồn của ngày tháng của cõi lòng. Đối với con nít, cảm xúc đơn giản phát sinh theo thứ tự thời gian. Sự sợ hãi phát sinh lối thần đầu. Đến bốn tháng những cảm xúc vui buồn nảy nở. Lên sáu tháng: Hờn giận. Rồi mười tháng: yêu mến. Do các cảm xúc đơn giản này phát lộ những cảm xúc phức tạp: Phân bì, ghen ghét, thương tâm, nhát sợ,
  100. luân lý, đạo đức Lẽ dĩ nhiên cường độ của cảm xúc chúng ta không thể biết cách nhất định vì nó tùy cuộc phát triển sinh lý, tâm lý và nhất là giáo dục của đứa trẻ. Từ khi có những công trình nghiên cứu của W. J lmes, Langes, người ta hay hỏi “cảm xúc xảy ra trong óc não hay chỉ là một hiện tượng có thể xảy ra trong tạng phủ con người?” Ngày xưa có nhiều triết gia chủ trương rằng cảm xúc phát động trong tâm hồn, trong não óc. Đến năm 1880 và 1884 hai nhà thông thái trên đưa ra lý thuyết ngoại biên để chứng nhận cảm xúc phát động trong tạng phủ của ta. Chúng ta nên nghiên cứu lý thuyết này. 2. LÝ THUYẾT NGOẠI BIÊN A. Đại khái lý thuyết Muốn am hiểu lý thuyết ngoại biên không cách nào hay hơn bằng tìm biết quan niệm chung về vấn đế cảm xúc để sánh đối hầu nhận chân dễ dàng sự thật. Theo quan niệm chung: