Bài giảng Thôi miên nhìn từ góc độ tâm lý học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thôi miên nhìn từ góc độ tâm lý học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_thoi_mien_nhin_tu_goc_do_tam_ly_hoc.pdf
Nội dung text: Bài giảng Thôi miên nhìn từ góc độ tâm lý học
- THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC Tác giả: LÝ ƯNG Người dịch: TÔ THANH TÚ LỜI NÓI ĐẦU VĂN HÓA THẦN BÍ CỦA TRUNG HOA Văn hóa Trung Hoa không những có chiều dài về lịch sử mà còn phong phú về nội dung, là tinh cầu lấp lánh thu hút sự chú ý của học giả Đông, Tây. Trong nền văn hóa ấy có một mảng đề tài rất thú vị được gọi là văn hóa thần bí. Sở dĩ gọi là thần bí vì nó vừa thần kỳ vừa bí mật. Nó bắt đầu từ Tam Hoàng Ngũ Đế, bao gồm nhiều giới, nhiều phương diện học thuật như thuật sĩ đồng cốt, thần tiên ẩn dật, môn bang hội phái, tam giáo cửu lưu, mật tích kỳ thư, âm dương ngũ hành, thiên nhân cảm ứng, kỳ môn độn giáp, luyện thần dưỡng tinh, võ thuật khí công v.v
- Văn hóa thần bí là một bộ phận vô cùng quan trọng trong toàn bộ nền văn hóa Trung Hoa, nó quan trọng không kém văn hóa Nho gia. Nếu đặc điểm của văn hóa Nho gia là u nhã thì văn hóa thần bí mang đậm tính thông tục. Nếu văn hóa Nho gia mang dáng dấp quan quyền vua chúa thì văn hóa thần bí khoác áo bình dân trải khắp đời thường Trong tất cả các loại hình văn hóa, không có loại hình nào có khả năng thu phục tâm người như văn hóa thần bí này. Trong bài "Du tiên thi, Hoàng đế Võ Tắc Thiên có viết: "Thủy hoa cứu linh áo, dương tính trắc thần bí” Văn hóa thần bí là một kỳ quan mà ở đó các học giả, các nhà nghiên cứu sẽ tìm thấy ánh sáng rực rỡ của trí tuệ đưa con người vượt lên giới hạn của chính mình; các chính trị gia sẽ tìm thấy sách lược quyền mưu an bang tế thế, các thương gia nhìn thấy con đường tìm ra kim cương châu ngọc; người mê tín sẽ tìm thấy nơi nương tựa tinh thần; các y gia tìm được cách vận dụng các giá trị truyền thống vào phương pháp trị liệu hiện đại Nó thật sự là một kho tàng vô giá!
- Thế nhưng, cũng có điều đáng tiếc đã xảy ra, đó là một số người không đủ am hiểu về nhân tố thần bí, đã viết ra những cuốn sách đậm màu mê tín dị đoan, mê hoặc lòng người làm cho không ít người hiểu sai về văn hóa thần bí. Để tránh những đáng tiếc ấy tiếp diễn, chúng tôi đã xúc tiến nghiên cứu văn hóa thần bí, phá tan những tàn tích mê tín, giải phóng tư tưởng lạc hậu. Quyển sách này cũng nằm trong công trình ấy. Hy vọng nó sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về thuật thôi miên và những ảnh hưởng của nó lên khoa học, y học, đặc biệt là trong lãnh vực điều trị bệnh bằng tâm lý. Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU Chương 2. THUẬT ÁM THỊ Chương 3. THUẬT THÔI MIÊN Chương 4. CHÚC DO THUẬT Chương 5. Ý NIỆM THUẬT Chương 6. PHẢN THÔI MIÊN Chương 7. KHÉO ỨNG DỤNG THUẬT THÔI MIÊN Chương 8. KHOA HỌC GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG THÔI MIÊN Created by AM Word2CHM
- Created by AM Word2CHM
- Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC I. THUẬT THÔI MIÊN THỜI CỔ ĐẠI II. HIỆN TƯỢNG THÔI MIÊN TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY III. PHƯƠNG PHÁP NẮM VỮNG THUẬT THÔI MIÊN IV. NGHIÊM TÚC HỌC TẬP. NĂM VỮNG MỨC ĐỘ Created by AM Word2CHM
- I. THUẬT THÔI MIÊN THỜI CỔ ĐẠI THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU "Thôi miên", còn gọi là "Thôi hồn đại pháp", là phương pháp khống chế hành vi, tâm lý của con người. Trong thời cổ đại, con người cho rằng "linh hồn", "tâm" là thế lực điều phối hành vi, tâm lý của mình, họ chưa biết rằng trung tâm điều phối ấy chính là đại não, vì thế họ gọi hiện tượng khống chế hành vi, tâm lý của một người lên người khác là "thôi hồn", là "thôi miên". Mấy ngàn năm nay, "Thôi miên thuật" tồn tại trong nhân gian bằng diện mạo thần bí, con người biết đến nó phần lớn là thông qua tiểu thuyết, phim ảnh; nó được dùng để trang bị cho những nhân vật bàng môn tả đạo, thần bí, ma quái, vô hình; mang đến cho mọi người cảm giác hoang mang, sợ hãi, cuối cùng bị xem như một loại "yêu thuật". Chúng tôi cho rằng đã đến lúc nhìn "Thôi miên thuật" trên lập trường của khoa học hiện đại, trả về cho nó những giá trị vốn có. Lịch sử ứng dụng thuật thôi miên khá dài lâu, vốn có từ thời đại nguyên thuỷ. Nó có mối liên quan
- mật thiết với tôn giáo, chính trị và y học. Trong thời đại khoa học ngày nay, phạm vi sử dụng của nó ngày càng rộng rãi hơn. Nó chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong tâm lý học cổ kim. Không ít các nhà khoa học trên thế giới đã dày công nghiên cứu thuật thôi miên từ nhiều góc độ khác nhau. Họ sớm khẳng định tính khoa học và giá trị ứng dụng của thuật thôi miên vào y học trị liệu và đời sống hàng ngày, có thể nói "thần mật" của thuật thôi miên đã bị con người khám phá! Các bộ tiểu thuyết võ hiệp hiện đại thường có những cảnh thế này: Một đại hiệp sĩ đang đánh nhau với yêu quái đã sắp thắng, nhưng yêu quái bỗng lấy ra quả cầu bằng thuỷ tinh chiếu vào mắt hiệp sĩ, hiệp sĩ bị bất ngờ đánh mất tập trung trong giây lát. Chỉ chờ có vậy, yêu quái lập tức niệm chú, hiệp sĩ bị chú thuật ấy thôi miên, bị khống chế. Vậy thuật thôi miên có thật giống như thế không? Người nắm được thuật thôi miên có thể khống chế được người khác không? Chúng ta có nên học thuật thôi miên không?
- Muốn trả lời cho các câu hỏi này, chúng ta phải tìm hiểu thế nào là thuật thôi miên. Trong quyển sách này chúng tôi sẽ giải thích thuật thôi miên từ khi ra đời, quá trình phát triển và giá trị tồn tại của nó trong thời đại cổ xưa cũng như thời hiện đại. Người đọc có thể sẽ hỏi: - Tôi có thể học thuật thôi miên không? Chúng tôi khẳng định rằng có thể. "Nhiếp tâm” là chỉ sự khống chế tâm lý người khác. "Nhiếp tâm thuật" là chỉ cho các phương pháp thôi miên. Từ xưa đến nay người ta dùng thuật thôi miên vào nhiều mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn là thao túng thân tâm của người khác. Nói theo nghĩa rộng, từ ngày có nhân loại là đã có thuật thôi miên. Thời cổ đại đã có hai pháp môn thuật thôi miên, đó là chúc do thuật và thuật thôi miên. Ở Trung Quốc, chúc do thuật là một phương pháp thôi miên được sử dụng rộng rãi trong việc trị bệnh. Điều này còn được ghi chép lại trong bộ sách y học nổi tiếng của Trung Quốc là "Hoàng Đế Nội kinh". Ở các nước Âu, Mỹ, phương pháp thôi miên
- thường được gọi là "thuật thôi miên". Phạm vi ứng dụng của thuật thôi miên cũng vô cùng rộng lớn, nhưng được dùng nhiều nhất là trong tâm lý trị liệu. Đến thế kỷ XIX, thuật thôi miên được gọi chung là "vu thuật". Có học giả còn cho rằng thuật thôi miên là kỹ thuật thôi miên của người cổ đại, được các dân tộc thiểu số gìn giữ và lưu truyền ra thế giới bên ngoài. Trong thời cổ đại, chính trị, y học, nông nghiệp v.v đều liên quan mật thiết đến tôn giáo. Điều này chính là điểm hấp dẫn các nhà nghiên cứu hiện đại. Tại sao tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn như vậy? Muốn hiểu được điều này chúng ta hãy thử xem một vài hoạt động mê tín ở một số địa phương Trung Quốc. Đây là hoạt động mê tín của một số dân tộc thiểu số vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Quế Châu Khi gia đình có người chết, người ta lập tức mời vu sư đến cúng tế. Phục trang của vu sư như thần như quỷ, hết sức dị thường. Vu sư mang theo các đồ đệ, ngồi xung quanh linh cữu của người chết niệm thần chú, gõ thanh la, đốt hương, đốt giấy tiền, vàng bạc, v.v lúc khoảng 10 giờ đêm. Những người xun
- quanh nhìn, nghe cũng dường như đều bị hút hồn theo. Đột nhiên trong các đồ đệ của vu sư có người ngã ra bất tỉnh nhưng hai mắt vẫn mở trừng trừng. Có người thì ngậm miệng không nói, có người thì nói năng lung tung, có người lại tự xưng là Thiên cẩu tinh, Thái Bạch kim tinh v.v Hoặc nếu không xưng thì vu sư đến trước mặt người đồ đệ ấy hỏi: - Ngươi là ai? - Tôi là Diệu Đạo Chân Quân! - Ngươi đến đây làm gì? Ai bảo ngươi đến? Biết ngài là người tâm thành, kính đạo nên Ngọc Đế sai tôi đến. - Ta niệm một biến chú hiện hình, xin Chân Quân người hãy hiển linh giải tai giải nạn cho nơi này! Kế đến vu sư đọc chú, đánh thanh la v.v Lúc ấy khoảng 12 giờ đêm. Nghe nói đây là thời gian thần linh linh hiển nhất. Đọc xong chú, vu sư lại hỏi: - Người cha bệnh qua đời, con hiếu lo tang
- sự. Xin hỏi, con cái có thiếu sót gì không? - Mùng 8 tháng trước, vốn là ngày không được sát sánh, nhưng chúng nó đã cắt cổ một con gà nên đã phạm "huyết quang tinh". Thần linh bẩm cáo với Ngọc Đế, Ngọc Đế hạ lệnh trị tội. Cha các ngươi vốn có thể sống thêm một năm nữa nhưng vì tội này mà phải chết. Cũng có khi linh hồn của người cha nhập vào thân của một trong những người thân trong gia đình. Rồi những đứa con thi nhau hỏi cha mình lúc sống đã làm những gì, còn tài sản cất giấu ở nơi nào không v.v Đấy có phải quá thần bí không? Nếu hiểu thực chất của thuật thôi miên thì không khó giải thích các hiện tượng này. Đầu tiên, khi người thân đã quá mệt mỏi vì tang chế, phải quỳ suốt đêm, lại nghe tiếng thần chú, tiếng thanh la tất cả đều bị nhiếp hồn vào cảnh giới của âm thanh huyền bí, của khói hương mờ ảo, người mạnh khỏe thế nào cũng cảm thấy thần trí mơ hồ. Đúng lúc ấy họ bị vu sư thôi miên, đi vào trạng thái thôi
- miên. Thế là mọi người cứ cho đó là hồn nhập thân. Trạng thái tinh thần của người bị hồn nhập thân ấy không khác với trạng thái người có bệnh thái tâm lý, nói đúng hơn là một hiện tượng của bệnh thái tâm lý. Khi có một người nào đó hỏi: - Cha có biết chuyện năm năm trước con bị ngã từ trên núi xuống không? Chuyện này chỉ có người cha và người đang hỏi biết. Nhưng vì người đang bị thôi miên kia đang ở trong trạng thái tâm linh cảm ứng rất cao, có thể cảm ứng được những gì người đang hỏi kia nghĩ trong lòng, nên các câu trả lời đều chính xác. Tuy nhiên, vu sư không hề biết là các hành động, ngôn ngữ cử chỉ của mình trong buổi tế lễ đã vô tình dẫn dắt người xung quanh vào trạng thái thôi miên nên họ cũng tưởng thật mình đã "thần nhân hợp nhất" (thần và người hợp nhất), thật sự có năng lực thông linh. Ngay chính tác dụng của việc mình làm các vu sư còn không biết thì làm sao những người bình
- thường có thể đoán biết? Vì thế tất cả đều phó thác cho quỷ thần, lấy quỷ thần ra giải thích. Cho đến thời Đường, Nguyên thì Chúc do thuật đã trở thành một chuyên khoa thuộc y học. Đời Đường gọi là "Chú cấm", đời Nguyên gọi là "Chúc do", về sau được gọi là "chúc do khoa", là một trong 13 khoa của Trung y, đồng thời có chức danh riêng cho thầy thuốc khoa này, gọi là Chúc do sư. Từ cuối đời Thanh trở về sau, Chúc do thuật dường như chỉ còn lưu hành trong các hoạt động mê tín của dân gian. Khoảng nửa đầu thế kỷ XX, Trung y vẫn còn gọi ngành trị liệu tâm lý là "Chúc do". Nhưng từ đó về sau nữa thì Chúc do thuật bị gọi là vu thuật và hoàn toàn bị phủ nhận. Ngày nay muốn tìm lại giá trị thật của chúc do, của thuật thôi miên không phải là việc dễ vì thật sự có quá ít người hiểu biết về chúng. Thôi miên thuật của phương Tây, trước thế kỷ XIX cũng bị xem là vu thuật và được giới y học ứng dụng vào trị liệu. Năm 1841 bác sĩ ngoại khoa người Anh tên
- là Bleide đã ứng dụng thành công "vu thuật" ấy vào việc trị liệu, và đã đổi tên thành "thuật thôi miên". Qua nghiên cứu, ông khẳng định rằng không có thế lực quỷ thần nào trong quá trình thôi miên cả. Ông chỉ ra cách thức làm cho người bệnh đi vào trạng thái thôi miên. Ông cho người bệnh nhìn chăm chú vào một vật thể phát quang và chẳng bao lâu sau người ấy quả thật đã bị thôi miên. Ông đã trị bệnh cho họ ngay trong trạng thái bị thôi miên ấy. Đến năm 1943, quyển sách tổng kết thành quả nghiên cứa thuật thôi miên ra đời, tên sách là "Thần kinh thôi miên học". Kể từ đó, thuật thôi miên trở thành một chuyên ngành của y học từ châu Âu sang châu Mỹ, Nhật Bản v.v Cũng trong thời gian này, một khoa học gia người Liên Xô đã nghiên cứu và giải thích thôi miên theo hệ thống từ góc độ sinh lý. Tư tưởng học thuật này của ông đã trở thành cơ sở lý luận cho thôi miên học ở Đông âu. Created by AM Word2CHM
- II. HIỆN TƯỢNG THÔI MIÊN TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU Thôi miên không có gì là thần bí cả. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, hiện tượng này diễn ra rất thường xuyên, có thể nói chúng ta đã dùng nó trong trạng thái vô thức. Ví dụ, như muốn làm cho người chú ý, muốn thuyết phục người, muốn buôn bán thuận lợi v.v chúng ta thường dùng thuật thôi miên. Đây là thuật thôi miên ở khái niệm rộng. Như vậy, thuật thôi miên không chỉ giới hạn trong kỹ thuật thôi miên năm phút như sách vở đã ghi chép, mà nó đa dạng vô cùng, chỉ khác nhau ở trình độ, kỹ thuật mà thôi. Thôi miên rất đơn giản? Không hẳn như vậy. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thuật thôi miên là dùng một phương pháp để khống chế tâm lý của người khác, sau đó là khống chế luôn cả hành vi. Nó có tính bá đạo, cưỡng bức, có thể làm cho đối phương mất hết tự chủ, rơi vào trạng thái mơ hồ, chỉ biết nghe theo mệnh lệnh người khác mà hành động một cách vô ý thức. Còn thuật thôi miên hiểu theo nghĩa rộng là cách thuyết phục, thu phục lòng người của chúng ta trong
- cuộc sống hàng ngày. Cũng có thể hiểu nó như một lực hút, một lực hấp dẫn giữa người với người vậy. Một quyển sách hay, một bộ phim làm cảm động lòng người, có thể khiến cho người xem lúc vui, lúc buồn, theo tình tiết câu chuyện thì bản thân nó đã có thuật thôi miên. Hoặc với các đoạn phim quảng cáo, người làm phim luôn tận dụng mọi kỹ xảo để hấp dẫn người xem. Không ít người sau khi nghe quảng cáo đã không ngần ngại mua ngay sản phẩm ấy, nhưng khi mang về nhà thì mới nhận ra là mình không cần nó. Tôi còn nhớ khi giảng về "thuật thôi miên" (thuật thôi miên đôi mắt) tại học viện y ở Bắc Kinh, có một đồng nghiệp đã hỏi tôi: "Tôi đã yêu thầm một cô sinh viên cuối khóa, nhưng chưa từng nói chuyện gì với nhau, làm sao để cô ấy chú ý đến tôi đây?". Tôi đã trả lời anh ấy rằng: "Nếu anh viết thư, chưa chắc cô ấy nhận, vì hai người chưa quen biết nhau, các cô gái lại hay e thẹn sẽ không nhận cách tiếp cận này. Tốt nhất là dùng nghệ thuật ám thị. Đầu tiên anh nên tìm hiểu về tên tuổi, gia cảnh, nơi ở của cô ấy rồi rủ một người bạn đi cùng, đến làm quen cô ấy, dĩ nhiên là với một lý do khéo léo nào đó mà cô ấy có thể thấp nhận được. Ví dụ cô ấy giỏi đánh cầu lông, anh nên lấy lý do đó
- mời cô ấy đánh cầu chung. Dù cô ấy có đồng ý hay từ chối thì anh cũng đã thành công, vì anh đã để lại một ấn tượng nào đó trong lòng cô ấy. Sau đó vài hôm, anh lại đến tìm, như hỏi cô ấy về cách đánh cầu lông, v.v Đấy là phương pháp dùng thuật thôi miên theo nghĩa rộng. Thế còn theo nghĩa hẹp thì sao? Có một người quen kể cho tôi nghe câu chuyện. Anh ấy làm biên tập viên tho một nhà xuất bản. Lần nọ, anh ấy gặp một nhà khí công, hai người cùng nhau đến nhà hàng ăn cơm. Người phục vụ mang đũa bát sạch đến, thức ăn mang ra sau. Khi ấy, có một nữ phục vụ khác đi thu gom bát đĩa dơ. Cô ta cứ gom, gom từ bàn này qua bàn khác, gom đến bàn của anh ấy, chuẩn bị lấy đi bát đũa sạch vừa được dọn ra. Nhà khí công mỉm cười nói: "Cô làm sao thế? Chúng tôi vẫn chưa dùng bữa đấy!". Nữ phục vụ giật mình, nói: "Thành thật xin lỗi!", nhưng một lúc sau, khi cô ta thu dọn bát đĩa ở nơi khác thì lại tiếp tục đến bàn của anh ấy, định gom bát ra như lần trước. Nhà khí công bèn lớn tiếng quát: "Chẳng phải đã bảo cô rồi sao, chúng tôi vẫn chưa dùng bữa!". Nữ phục vụ lại giật mình, xin lỗi. Đây là trường hợp hiếm hoi, chưa từng xảy ra trước đó. Khi
- anh bạn tìm hiểu thì mới biết nhà khí công kia đã dùng thuật thôi miên với cô ấy. Có thể thấy, thuật thôi miên có sức cương bách mạnh vô cùng. Nếu dùng nó để thực hiện tội ác thì quả rất đáng sợ. Gần đây có hiện tượng dùng thuật thôi miên để gạt lấy của cải của người lương thiện. Ví dụ có một người phụ nữ 55 tuổi đang đứng đón xe buýt, một phụ nữ khác tầm 35 tuổi đến nói nhỏ với bà ta rằng: "Tôi có thuốc trị ung thư rất hiệu nghiệm, chị có cần không?". Người phụ nữ lớn tuổi đáp: "Không cần!", nhưng ngay lúc đó, có một người đàn ông khoảng 40 đi ngang, vỗ vai người phụ nữ 55 tuổi kia, nói: "Mua đi!", thế là người phụ nữ ấy dốc hết tiền trong túi ra mua lọ thuốc chống ung thư giả ấy. Khi về đến nhà, người phụ nữ này mới biết là mình đã bị lừa. Đấy chính là mặt nguy hại của thuật thôi miên. Từ xưa đến nay, thuật thôi miên được quy vào phạm trù mê tín, và nó cũng được dùng rất nhiều trong lĩnh vực này. Sau thập niên 80 của thế kỷ XX lại xuất hiện một loại mê tín khác, gọi là "mê tín hiện đại", như "truy cầu ngoại khí", "tiên nhân trị bệnh", "tiếp nhận tin tức của người ngoài hành tinh" v.v Những điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến y học và đời sống của con
- người hiện đại. Created by AM Word2CHM
- III. PHƯƠNG PHÁP NẮM VỮNG THUẬT THÔI MIÊN THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU Nói "nhiếp tâm thuật" có lẽ nhiều người không biết, nhưng nếu nói "thuật thôi miên" thì nhiều người có lẽ đã nghe qua. Gần đây có những công trình nghiên cứu về "chúc do thuật", "ý niệm thuật", "tư duy truyền cảm thuật" (tâm linh cảm ứng thuật) v.v , nhưng các thuật ấy không phổ biến bằng thuật ám thị. Trong cuộc sống hàng ngày, hoặc cố ý, hoặc vô ý, chúng ta thường dùng đến thuật ám thị, chẳng qua là chưa hệ thống lại và nâng cấp về mặt lý luận mà thôi. Ám thị thuật và thuật thôi miên có mối quan hệ mật thiết với nhau, có người còn cho rằng chúng có cùng phương pháp, bởi thuật thôi miên từ đầu đến cuối đều dùng thuật ám thị, vì thế họ cho rằng "ám thị là mẹ của thuật thôi miên". Người quan niệm như thế là đã bỏ sót một yếu tố rất quan trọng: tuy thuật thôi miên dùng ám thị nhưng với mục đích là đưa đối phương nhập vào trạng thái thôi miên, sau đó trong trạng thái thôi miên lại dùng thuật ám thị thao túng hành vi, tâm lý của đối phương, hoàn thành cả quá
- trình trong trạng thái thôi miên. Còn thuật ám thị chủ yếu khống chế người trong trạng thái người ấy hoàn toàn sáng suốt, chỉ dùng ám thị để truyền đạt ý muốn của mình, làm cho người khác bất giác thi hành theo ý mình muốn, không cần thiết phải đưa đối phương vào trạng thái mơ hồ như thuật thôi miên. Đấy chính là điểm khác nhau giữa ám thị thuật và thuật thôi miên. Ám thị thuật là cơ sở, là nền tảng của thuật thôi miên. Trong cuộc sống, con người thường dùng thuật ám thị với người khác và bị người khác ám thị. Nếu người nào cao tay ám thị hơn thì sẽ có nhiều biện pháp thu phục người khác hơn, mối quan hệ xã hội của họ cũng tốt hơn. Người lãnh đạo nếu biết sử dụng thuật ám thị thì hiệu quả của mình cũng được nâng cao hơn. Trong trạng thái sáng suốt, năng lực nhận thức của con người rất lớn nên cần phải có thủ thuật ám thị cao minh mới khiến người khác làm theo ý mình, bất tri bất giác rơi vào trạng thái thôi miên. Trong trạng thái thôi miên, nhận thức của con người dần dần yếu đi. Học thuật thôi miên khó là cách dùng thuật ám thị này.
- "Chúc do thuật" cũng đặt nền tảng trên thuật ám thị. Nhưng chúc do thuật dùng mê tín quỷ thần để ám thị người. Có lúc chúc do thuật khiến cho con người nhập vào trạng thái hoang mang, sau đó tiếp tục dùng thuật ám thị để khống chế. Có lúc dùng thần chú để ám thị. Cho dù phương pháp nào thì chúc do thuật cũng phải dùng đến ám thị. "Ý niệm thuật" dường như không liên quan gì đến thuật ám thị, nhưng kỳ thực nó cũng dùng đến thuật ám thị. Khi tiến hành ý niệm thuật, lúc mới bắt đầu không dùng thuật ám thị thì có thể dùng ý niệm trực tiếp tác động lên đối phương, làm cho đối phương rơi vào trạng thái hoang mang, tinh thần bất định, sau đó dùng tâm linh truyền cảm chỉ thị cho đối phương. Nhưng muốn cho đối phương tiếp tục làm theo sự sắp đặt của mình thì phải dùng đến thuật ám thị. Khí công đạo dẫn thuật lưu hành trong nhân gian với hai hình thức. Một là hoàn toàn dùng hành vi để ám thị, ngoại khí căn bản không tồn tại. Hai là dùng ngoại khí để truyền đạt tin tức đến đối phương. Hai hình thức này luôn đối kháng với nhau, không có con đường nào hòa hợp.
- Muốn nắm vững thuật thôi miên thì phải có can đảm thực hành, thành công hay thất bại đều là những kinh nghiệm tốt. Trước tiên phải hiểu rõ cách làm việc và cách nói chuyện của mình, sau đó lồng nghệ thuật ám thị vào trong đó. Phải chú ý, ám thị không phải là dùng lời nói để ra lệnh mà là khiến cho đối phương nghe theo mình mà không hề nhận ra điều đó. Khi trình độ ám thị cao thì mới biết được thế nào là bản chất thực sự của thuật thôi miên. Created by AM Word2CHM
- IV. NGHIÊM TÚC HỌC TẬP. NĂM VỮNG MỨC ĐỘ THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU Học thuật thôi miên không được nuôi ý tưởng học để lợi mình hại người. Đây là điều tiên quyết! Khi người bị ám thị đánh mất khả năng tự khống chế, muốn họ dốc hết tiền bạc của cải ra, họ cũng làm, sau đó còn có thể xóa sạch đoạn ký ức ấy của họ, do đó dùng thuật thôi miên để phạm tội là khả năng có thể xảy ra. Đấy không phải là mục đích của thuật thôi miên. Học thuật thôi miên là để điều chỉnh cho người những nhận thức, những cách nhìn không đúng đắn về sự vật, hiện tượng, giúp điều trị những chứng bệnh về thần kinh, về tâm lý. Với mục đích học trong sáng thì thuật thôi miên là một môn học vô cùng cần thiết cho mọi người, có lợi cho xã hội. Còn nếu bạn học thuật thôi miên để lợi mình hại người thì thật đáng tiếc cho cuộc đời của bạn, vì chính bạn đang tự đào hố chôn mình. Chị A là người kinh doanh, không ngại tốn
- nhiều tiền để học vài "chiêu" thôi miên, nghĩ rằng sẽ áp dụng vào việc buôn bán của mình, có thể mua giá thấp, bán giá cao v.v kết quả là sau khi học xong, không thực hành được gì cả. Nguyên nhân là do chị A đã xem nhẹ việc thôi miên một con người. Khi hai bên thảo luận giá cả, con người ở trạng thái bị kích động mạnh, rất khó thôi miên được. Sinh viên thường có mơ ước học được thuật thôi miên. Nếu học thuật thôi miên với mục đích chân chính thì rất có lợi cho việc học và sinh hoạt của họ. Nhưng cũng đáng buồn cười là một số sinh viên học thuật thôi miên chỉ để có được người yêu trong mộng mà thôi! Có người hỏi: "Có thể dùng thuật thôi miên để khiến người làm việc cho mình không?" Tôi đáp: "Nếu vì lợi mình hại người, phản lại quy luật sống, trái với quy tắc hành vi, quy luật bình thường thì sẽ bị phê phán, lên án, có khi còn bị truy cứu hình sự nữa!. Tuy nhiên trong một vài tình huống đặc biệt nào đó, như phải khống chế các nhân viên quá khích, điều tra tội phạm thì có thể dùng thuật thôi miên để thu phục họ. Khi dùng thuật thôi miên, đối tượng có thể
- làm theo lời sai khiến của nhà thôi miên (người thực hiện việc thuật thôi miên), nhưng chúng ta có thể sử dụng nó vào những việc lớn như ký kết hợp đồng kinh doanh có được không? Vấn đề này rất phức tạp, chúng tôi cho rằng nếu thuyết phục đối phương hợp tác để hai bên cùng có lợi thì có thể, nhưng nếu chỉ nghĩ đến mình thì không nên. Mặt khác, nếu hợp đồng của bạn làm tổn hại lợi ích đối phương quá lớn thì đối phương bị kích thích mạnh, khó làm cho họ rơi vào trạng thái mơ hồ được; mà nếu làm được, khi đối phương trở lại trạng thái bình thường cũng sẽ hiểu hết mọi việc, liệu bạn còn có thể đứng chân trên thị trường nữa không? Chọn lựa điều kiện để thực hành thuật thôi miên rất quan trọng. Điều kiện quyết định bạn có thể đưa đối phương dần dần rơi vào trạng thái mơ hồ hay không? Anh B muốn thay đổi việc làm vì phát hiện công việc hiện tại không thích hợp với mình, anh muốn làm thợ điện và đã có trình độ thích hợp với công việc này, nhưng anh không thể thuyết phục lãnh đạo cho anh thay đổi công tác. Sau đó, anh đến bệnh viện để xin giấy chứng nhận sức khỏe của anh không phù hợp với công việc hiện tại. Bác sĩ dĩ nhiên không đồng ý,
- nhưng cũng gợi ý cho anh: - Công ty của anh hiện nay có phân xưởng điện không? - Có hiện đang thiếu người. - Quản lý phân xưởng điện có đồng ý cho anh gia nhập không? - Đồng ý. Ông ấy rất thân với tôi. - Vậy thì anh hãy về nói với quản lý phân xưởng điện làm một bản báo cáo gửi lên lãnh đạo xin thêm thợ điện. Khi nhận được đơn yêu cầu, lãnh đạo chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến anh. Anh ta về làm theo lời khuyên của vị bác sĩ nọ, quả nhiên chỉ vài ngày sau là đã được chuyển công tác. Ví dụ này thể hiện rõ ràng rằng, thuật thôi miên trên căn bản là sử dụng thuật ám thị, còn thuật thôi miên chân chính là để đối phương rơi vào trạng thái mơ hồ, nghe theo bất kỳ lời sai khiến nào của nhà thôi miên. Chúng ta không thể tùy tiện dùng thuật thôi miên với người khác, bởi nó không có lợi cho cả ta lẫn
- người vì cả hai đều bị tổn hao tinh lực. Tinh lực mỗi người đều có hạn, vì thế dù là một nhà thôi miên cũng phải hạn chế tần số sử dụng thuật thôi miên. Nếu so sánh đối tượng bị dùng thuật thôi miên thì người nữ dễ rơi vào trạng thái mơ hồ hơn nam giới. Người trẻ dễ bị thôi miên hơn người già, người trình độ văn hóa thấp dễ rơi vào trạng thái mơ hồ hơn người trí thức Cá tính của từng người cũng tác động lên quá trình thôi miên. Về việc phân loại cá tính của người, hiện nay vẫn không có hệ thống, không có tiêu chuẩn nào rõ ràng. Khoa học hiện đại phát hiện trong cơ thể người có những vi lượng hóa học điều tiết sự xung đột của tinh thần. Một loại là huyết thanh tố, một loại là thượng thận tố. Nếu cả hai hoạt động không bình thường, mất cân đối sẽ làm cho tâm tính con người trở nên bất thường, dễ buồn vui nóng giận vô cớ. Điều này cũng giải thích tại sao tính tình của mỗi người mỗi khác, người có huyết thanh tố nhiều, khứ giáp thận thượng tuyền tố ít thì tính tình dễ bị kích động. Còn huyết thanh tố ít, khứ giáp thận thượng tuyền tố nhiều thì tính tình sẽ ngược lại. Vì thế trước khi tiến hành thuật thôi miên thì phải nói chuyện, tiếp xúc đối phương để tìm hiểu tính cách của họ để quyết định
- nên thực hiện thôi miên ở mức độ nào. Created by AM Word2CHM
- Chương 2. THUẬT ÁM THỊ THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC I. LỰC KHỐNG CHẾ VÔ HÌNH II. BẢN CHẤT CỦA ÁM THỊ III. Ý THÚC VÀ TIỀM THÚC IV. PHÂN LOẠI ÁM THỊ V. KHỐNG CHẾ ĐỐI TƯỢNG MỘT CÁCH TỰ NHIÊN – KỸ XẢO ÁM THỊ VI. ĐIỀU KIỆN TẤT YẾU ĐỂ ÁM THỊ THÀNH CÔNG VII. ÁM THỊ BẰNG VĂN CHƯƠNG Created by AM Word2CHM
- I. LỰC KHỐNG CHẾ VÔ HÌNH THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 2. THUẬT ÁM THỊ Đứa con gái nhỏ của tôi đang chơi bên cạnh tôi, bỗng khóc rấm rức, tôi hỏi tại sao, bé nói: "Con đau bụng?". Tôi nói: "Đến đây ba xoa cho con!". Bé chạy đến, tôi lấy tay xoa xoa trên bụng bé, bé cười nói: "Không còn đau nữa". Sau đó, chạy đi chơi, không kêu đau cũng không khóc nữa. Bất kỳ cha mẹ nào cũng biết cách trị đau như thế. Đối với trẻ con, lực ám thị của cha mẹ có tác động rất lớn đến cảm giác của chúng. Trong chữa trị bệnh tật, việc ám thị của bác sĩ đối với bệnh nhân cũng có lắm điều thú vị và đáng được nghiên cứu. Nếu bác sĩ khám qua loa thì bệnh nhân sẽ không tin vào toa thuốc của bác sĩ, bệnh sẽ chậm khỏi. Nếu bác sĩ khám kỹ lưỡng, tận tình thì bệnh nhân có cảm giác bác sĩ đã hiểu rõ bệnh tình, kê toa chính xác, uống thuốc với lòng tin tuyệt đối tất nhiên bệnh sẽ khỏi rất nhanh, chính vì thế bệnh nhân thường có tâm lý tìm đến các bác sĩ giàu kinh nghiệm, khám chữa bệnh tận tình. Trong cuộc sống của mình, chúng ta thường bị người khác dùng thuật ám thị.
- Vậy ám thị là gì? Nó có sức mạnh thế nào? "ám" có nghĩa là không tỉnh táo, "thị" là sự chỉ thị có ý đồ. Vậy "ám thị" tức là làm cho đối phương làm theo ý của người chỉ thị mà không hề biết mình đang làm theo ý người đó. Cứ tưởng mình làm là vì mình nên làm, muốn làm. Ám thị không phải là ra lệnh cho đối phương thực hiện chỉ thị của mình mà khiến họ thực hiện mệnh lệnh ấy một cách tự nhiên, xem mệnh lệnh ấy như xuất phát từ trong tư tưởng của chính họ. Có một vị phu nhân nọ luôn cho mình thông minh tài trí hơn người, lúc nào cũng sống trong trạng thái hưng phấn. Một hôm, bà bỗng bị mất ngủ. Đến nhiều thầy thuốc để chữa trị nhưng vẫn không khỏi. Cuối cùng, bà tìm đến chỗ của tôi. Sau khi tìm hiểu, tôi biết rằng chỉ cần bà ta thay đổi cá tính háo thắng của mình một chút thì sẽ hết bệnh ngay. Tôi tùy tiện hỏi bà một câu: - Bà bị chứng hôi miệng lâu chưa? Bà ta kinh ngạc, tự nhiên xê dịch ra khỏi chỗ của tôi một chút, nói: - Hôi miệng? Tôi đâu có bị bệnh này!
- Với một người tự tôn như bà ta, một câu hỏi mất lịch sự như vậy đả kích rất lớn vào tâm lý, nhưng không dùng biện pháp mạnh thì khó khống chế được tâm lý hưng phấn của bà, tức không thể giúp bà sửa đổi tính tình. Qua một thời gian uống thuốc, trị liệu, bệnh tình của bà dần dần khỏi hắn, tính tình cũng trầm tĩnh hơn, khi nói chuyện không còn hoa chân múa tay, không còn lớn tiếng nữa. Trước khi trị bệnh cho bà, tôi khẳng định là sẽ trị cả chứng mất ngủ lẫn hôi miệng, bà rất vui mừng. Tuy bà không bị chứng hôi miệng nhưng tôi phải mượn cớ để thay đổi tính tình của bà và đã thành công. Các loại thuốc trị đau, trị mất ngủ, thuốc an thần, kính cận thị, viễn thị, đều thuộc phạm trù ám thị ở diện rộng. Mỗi bệnh tật của con người đều liên quan đến tâm lý, có bệnh hoàn toàn phát sinh từ yếu tố tâm lý. Não người là một hệ thống phức tạp nên hoạt động tâm lý là sự biến hóa phức tạp của hệ thống ấy. Bệnh mất ngủ, đau đầu cũng do yếu tố tâm lý tác động lên thân thể. Nếu không chữa trị sớm sẽ tạo gánh nặng cho cả thân tâm, bệnh càng thêm bệnh, tạo thành
- bệnh mạn tính khó chữa trị. Phương pháp ám thị ở diện rộng luôn bắt đầu từ tâm lý của người bệnh làm cho tâm trạng họ tốt hơn, tinh thần cân bằng, ổn định hơn. Người dùng ám thị cũng phải tự ám thị mình rằng: "Ta dùng phương pháp này để trị bệnh, bệnh nhất định sẽ khỏi", bởi khi bạn có lòng tin với chính bạn mới làm cho người khác tin bạn được. Có vị hiệu trưởng của một trường chuyên nọ vừa nhận chức, chế định một loạt nội quy mới cho trường bao gồm ở tất cả các mặt như: thưởng, phạt, giờ giấc làm việc ông còn "giết gà dọa khỉ" (phạt người này cho người kia sợ) đã xử phạt một lúc nhiều em học sinh cá biệt. Sau việc ấy, nề nếp của nhà trường quả nhiên có quy củ hơn một thời gian. Nhưng sau đó, giáo viên bắt đầu đình công, học sinh bắt đầu nổi loạn không chịu học hành. Hiệu trưởng càng siết chặt kỷ cương hơn, nhưng càng siết chặt trường càng loạn, cuối cùng ông cảm thấy thật sự bất lực. Khi ấy, một giáo sư tâm lý học đặt lên bàn hiệu trưởng một tập tài liệu về tâm lý học giáo dục. Hiệu trưởng tiện tay lật xem, càng xem càng thấy có ý nghĩa, cuối cùng hiểu được rằng khích lệ sẽ có tác dụng nhiều hơn những hình phạt cứng nhắc, làm việc trong không khí hòa
- hợp, phát huy tính năng động của mọi người sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Xử phạt chẳng qua chỉ là biện pháp, có tác dụng tạm thời, vì thế hiệu trưởng quyết định thay đổi cách làm việc, tình hình trường lớp dần ổn định lại. Dùng hình phạt tức ám thị rằng: "Các ngươi không ai tốt cả, chỉ có trừng phạt mới thích đáng!". Người bị trừng phạt sẽ nghĩ: "Lãnh đạo chẳng xem chúng ta ra gì, thì chúng ta cứ làm loạn lên vậy! Quan niệm này luôn tồn tại tiềm ẩn trong mỗi con người và sau đó là chi phối hành vi của họ. Vì thế, cách tốt nhất là nên khuyến khích, động viên, không nên lạm dụng hình phạt. Ám thị có tác dụng rất lớn trong mọi mặt của cuộc sống. Nắm rõ được quy luật ám thị, ám thị người khác một cách thông minh để đạt thành ý nguyện của mình mà không làm tổn hại người khác, ấy mới là người học ám thi một cách chân chính. Created by AM Word2CHM
- II. BẢN CHẤT CỦA ÁM THỊ THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 2. THUẬT ÁM THỊ Khi tôi còn là sinh viên, một lần, sinh viên trường chúng tôi bị ngộ độc thức ăn. Có khoảng 200 người vừa nôn mửa, vừa tiêu chảy. Qua vài ngày điều trị thì bệnh khỏi nhưng không ngờ lần bệnh ấy đã ảnh hưởng tới thói quen ăn uống của tôi đến tận 10 năm sau. Chỉ cần ngồi vào bàn tiệc uống rượu với bạn bè, ăn vài gắp thức ăn thì chưa đầy nửa tiếng đồng hồ sau, hệ tiêu hóa của tôi lại có vấn đề. Xem ra, tiềm thức của tôi đã bị sức mạnh vô hình ám thị mà chính tôi cũng không biết. Đây là một điển hình của tự thân ám thị. Trên phương diện hình thức, người bị ám thị là người bị chỉ huy. Nhưng nếu phân tích chi li hơn, sẽ phát hiện bất cứ người nào cũng vậy, đều do đại não chi phối hành vi. Khi người khác ám thị chúng ta, đầu tiên tín hiệu ám thị đó phải được chúng ta tiếp nhận thì việc ám thị mới có tác dụng. Mỗi con người điều có ý thức chủ quan. Khi
- bạn kích thích vào người khác một lực nào đó thì chính bạn cũng nhận một kích thích tương ứng, còn người ám thị chỉ có tác dụng khi nào người bị ám thị đồng ý tiếp nhận tín hiệu ám thị. Vì thế trên một góc độ nhất định nào đó thì bản chất của ám thị chính là "tự ngã ám thị"(tự mình ám thị). Quá trình ám thị chia làm hai giai đoạn: - Thông qua ngôn ngữ hay hành vi, làm cho người bị ám thị sản sinh ý niệm để tiếp nhận ám thị. - Dưới sự chi phối của tín hiệu ám thị, tiến hành thực thi động tác theo hiệu lệnh ám thị. Sự khác nhau trong nhận thức của hai giai đoạn trên hình thành hai định nghĩa cho ám thị. Một định nghĩa đặt trọng tâm vào giai đoạn một: "Ám thị là hiện tượng chi phối hành vi của người khác". Một định nghĩa đặt trọng tâm vào giai đoạn hai: "Ám thị là hiện tượng từ quan niệm thể hiện thành hành vi". Có những loại ám thị do ngoại giới kích thích,
- không phải do con người kích thích. Ví dụ như người ruột yếu, lần đầu ăn thức ăn tươi sống vào thì tiêu chảy, hay ăn thức ăn lạnh, hàn vào thì viêm dạ dày cấp tỉnh, thế là luôn tâm niệm rằng: "bụng mình yếu, ăn thức ăn tươi sống hay lạnh, hàn thì sẽ bị đau”. Ý tưởng này dần dần ghi khắc vào đại não, sau đó hễ ăn thức ăn tươi sống hay lạnh vào thì bị đau, khiến cho người bệnh không dám ăn thức ăn ấy nữa. Trường hợp này y khoa gọi là "Vị trường thần kinh quang năng chứng” (bệnh thần kinh quang năng của vị trường) đây là trường hợp ám thị xảy ra từ đầu đến cuối, đều do thể nghiệm chủ quan, gọi là "tự ngã ám thị". "Tự ngã ám thị" chỉ có giai đoạn hai, tức giai đoạn từ quan niệm thể hiện thành hành vi, loại ám thị này hình thành từ sự kích thích của ngoại giới, nhưng không phải do con người mà là do các điều kiện về môi trường, vật chất Cuối thế kỷ XIX, ở phương Tây xuất hiện trường phái dùng ám thị để trị bệnh và rèn luyện ý chí, chú trọng đến “tự ngã ám thị", thậm chí những người theo trường phái này còn cho rằng không có ám thị nào khác ngoài "tự ngã ám thị". Có người cho rằng, trong trạng thái thôi miên không có tự ngã ám thị, bởi người bị ám thị đã ở trong trạng thái mơ hồ, mất hết
- nhận thức, tất cả ám thị đều do người khác thực thi lên mình. Nếu nghĩ như vậy là chưa thật sự hiểu về quá trình hình thành vận động của người bị ám thị trong giai đoạn bị thực thi ám thị, hoặc đã quá nghiêng về giai đoạn một của ám thị là hình thành quan niệm ám thị. Nêu một ví dụ thực tế. Có một người nghiện rượu muốn tự mình cai rượu, tôi giúp anh ta bằng ám thị thôi miên. Đầu tiên, làm cho anh ta rơi vào trạng thái bị thôi miên, sau đó đưa một hũ rượu đến trước mũi anh ta bảo: “Hãy ngửi mùi rượu này". Anh ta cẩn thận ngửi vài hơi. Tôi lại nói: "Trong rượu có mùi thối anh hãy ngửi lại thử xem", anh ta hít thêm vài cái nữa rồi nhăn mặt khó chịu như đang ngửi phải thứ gì đó rất hôi thối. Tôi tiếp tục ám thị rằng: "Uống đi, chẳng khác nào uống nhầm nước tiểu vậy!” rồi rót cho anh ta một ly đưa đến miệng, anh ta vội quay mặt tránh qua một bên. Tôi bảo: "Không phải anh thích rượu sao, hãy uống đi". Nhưng anh ta cắn chặt răng lại không chịu uống, chỉ có đôi môi là mấp máy mà thôi. Xét từ góc độ thực nghiệm thì đã thất bại, nhưng nếu nhìn theo nghĩa tích cực có thể thấy, dù trong trạng thái bị thôi miên, anh ta vẫn có ý thức chủ
- động của mình, nhất định không chịu uống dù tôi cố hết sức ám thị như thế nào. Từ đó, cũng có thể thấy, khi kích thích bằng biện pháp mạnh hay trái với quy luật sinh hoạt thường ngày (bình thường không ai uống nước tiểu cả) thì sẽ phát sinh những phản ứng miễn cưỡng từ người bị ám thị, từ chối tiếp nhận ám thị. Vì vậy, đối tượng bị ám thị đang ở trong trạng thái nào thì đầu tiên cũng phải làm cho họ tiếp nhận tín hiệu ám thị. Đấy là tiền đề của ám thị. Bản chất của ám thị không bao giờ thay đổi, chỉ khác nhau ở phương pháp ám thị và trạng thái tinh thần của người bị ám thị mà thôi. Có thể nói, sự sản sinh ra tự ngã ám thị đều chịu ảnh hưởng từ điều kiện khách quan, hình thành trong vô thức. Vì thế muốn ám thị người, thì phải làm cho người rơi vào tình trạng "vô ý thức". Nếu không, một khi người nhận ám thị nhận thức được thì tín hiệu ám thị trở thành mệnh lệnh không còn là ám thị nữa. Con người luôn có ý thức độc lập, tự chủ, không thích bị người khác sai khiến. Muốn làm cho người vô ý thức thì phải tạo lòng tin ở người, làm cho người tin tuyệt đối vào bạn. Có lòng tin của họ là đã thành công được bước đầu. Ám thị không thuộc lý tính
- mà mang tính cưỡng bách, làm cho người bị ám thị tiếp nhận tín hiệu ám thị mà không có suy xét, nhận định gì cả. Vì thế, làm cho đối tượng tin vào bạn là điều vô cùng quan trọng. Con người có xu hướng tin vào quỷ thần, vì thế lợi dụng quỷ thần ám thị chữa bệnh sẽ có hiệu quả rất cao. Đây là dùng tín ngưỡng làm điều kiện tiên quyết để ám thị. Ví dụ anh trúng phong là do chạm phải luồng gió của quỷ thần, lúc tỉnh lúc mê là do bị quỷ thần quở trách nhưng với người không tin vào quỷ thần thì cách ám thị này không có tác dụng gì với họ cả. Còn một loại tự ngã ám thị khác nữa, tức là cố ý ám thị bản thân mình. Ám thị, như đã trình bày ở trên, là người bị ám thị không ý thức được rằng mình đang nhận ám thị, mới đích thực là ám thị, nhưng còn chuyện tự cố ý ám thị mình thì sao? (tức ý thức được mình đang bị ám thị). Kỳ thật, mỗi con người đều có kinh nghiệm tự ngã ám thị như thế. Ví dụ, sáng mai phải đến ga xe lửa lúc 5 giờ Trước khi đi ngủ, tự mình nhắc đi nhắc lại rằng phải dậy trước 5 giờ, sáng hôm sau quả nhiên giật mình thức dậy trước 5 giờ, dù đấy không phải thời gian thức dậy hàng ngày. Đấy là trước khi ngủ bạn đã tự ám thị cho mình, khi bạn ngủ say,
- đại não vẫn làm việc nên giúp bạn thức dậy trước 5 giờ như đã định. Anh C và anh D quan hệ rất tốt, nhưng không hiểu sao gần đây cả khoa đều ghét anh C, nói xấu anh C trước mắt anh D nhiều lần. Ban đầu anh D rất khó chịu, nhưng lâu dần anh cũng phát hiện ra anh C quả nhiên có các điểm xấu nói trên, càng nghĩ càng thấy anh C quả là người xấu từ đó bắt đầu ghét anh C, tham gia vào những cuộc trò chuyện sau lưng C, vạch lỗi xấu của C như bao người khác. Đây là trường hợp không hiếm trong cuộc sống hàng ngày, đó chính là tự ngã ám thị trong tình trạng vô ý thức hóa. Nguyên lý luyện khí công cũng giống như vậy. Người luyện "xích dương công” (mặt trời đỏ) khi luyện công tập trung quán tưởng rằng cả thân thể mình phát nhiệt, phát hồng quang, lâu ngày trí tường tượng biến thành sự thật không những toàn thân phát đỏ mà thân nhiệt cũng tăng lên. Những vật thuộc lĩnh vực ý thức làm sao có thể biến thành vô ý thức, sau đó chi phối hành vi con người?
- Created by AM Word2CHM
- III. Ý THÚC VÀ TIỀM THÚC THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 2. THUẬT ÁM THỊ Cuối thế kỷ XIX, khoa học đã vượt qua quan niệm "lý tình chi phối hành vi” để tiếp cận với tiềm thức, khẳng định sự tồn tại của tiềm thức, có những thứ trong con người mà lý tính không thể khống chế được, đó là những thứ xuất sinh từ tiềm thức, mà đa phần thuộc bản năng. Bản năng từ tiềm thức này thao túng cuộc sống của mỗi người chúng ta, làm cho chúng ta biết được rằng không phải lúc nào mình cũng có thể làm chủ bản thân mình. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, các kinh nghiệm tuổi ấu niên sẽ ảnh hưởng đến tinh thần khi chúng ta trưởng thành. Chúng tạo ra một lực lượng vô cùng mạnh mẽ và tiềm tàng trong tiềm thức rồi đột nhiên chi phối tâm lý, tình cảm, hành vi của chúng ta. Tiềm thức, còn được gọi là "thâm tầng tâm lý học” (tâm lý học ở tầng sâu), có các mặt chủ yếu sau: - Cho rằng hành vi và tâm lý của con người có quan hệ nhân quả với nhau.
- - Hoạt động của ý thức có thể phân thành: ý thức, tiền ý thức, tiềm thức. - Nhân cách con người tạo thành từ ba ngã là: nguyên ngã, tự ngã, siêu ngã. Đa số hành vi con người xuất phát từ dục vọng của nguyên ngã. Trong sự quan sát, lựa chọn, phê phán của siêu ngã, tự ngã chấp hành những gì thích ứng với hiện thực cuộc sống. Để thích ứng với sự tranh đấu của nội tâm và trắc trở của ngoại cảnh, tự ngã có sự phòng ngự tâm lý đặc thù gọi là cơ chế tâm lý tự vệ. - Cho rằng dục vọng của con người là nguồn gốc, động lực cho hành vi. Dục vọng có thể tiềm ẩn dưới nhiều hình thức và nó liên tục thay đổi diện mạo để được thể hiện ra ngoài. Trong quá trình phát triển nhân cách, dục vọng nguyên ngã phát triển tuần tự, mỗi giai đoạn đều có những dục vọng đặc thù, phương thức thỏa mãn và thích ứng với nó cũng tuần tự phát triển. Trong quá trình phát triển nhân cách, mỗi giai đoạn gặp trắc trở sẽ phát sinh những nhược điểm và phương pháp phòng ngự đặc thù, hình thành những bệnh thái tâm lý đặc thù, được thể hiện bằng những hành động, hành vi bất thường hoặc những triệu chứng bệnh tật khác thường của thân thể, của
- tinh thần. Muốn trị được những bệnh này phải căn cứ vào từng thời kỳ trưởng thành, phát triển của bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân chính xác. Các nhà y học hiện đại khi phát hiện sự tồn tại của tiềm thức đã lợi dựng thuật thôi miên để chữa bệnh cho người. Trong quá trình trị liệu, các nhà khoa học phát hiện rằng, người bị thôi miên sẽ nói ra một số sự việc mà họ đã từng trải qua trong quá khứ. Những sự việc này tác động rất lớn đến họ và vẫn còn tiềm ẩn bên trong họ, dù đã trải qua thời gian khá lâu, nó vẫn còn sức mạnh chi phối rất lớn lên tâm tư, tình cảm, hành vi của con người. Dùng thuật thôi miên có thể tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh tật và quá trình phát triển của nó. Bệnh nhân được khỏi bệnh cũng nhờ vào sự chi phối của tầng sâu tâm lý, tức sức mạnh từ tiềm thức. Vậy ý thức là gì? Tiềm thức là gì? Nghiên cứu ý thức, tiềm thức giúp ích gì cho chúng ta. Chúng ta thường nói đến từ "tâm lý", và chúng ta có thể tìm hiểu nghĩa của nó trong các cuốn từ điển. Nhưng khi nói đến tâm lý, chúng ta thường nghĩ đến các ý kiến, cảm giác hoặc năng lực cảm giác v.v
- Không thể dùng sơ đồ giải phẫu để thể hiện tâm lý. Tâm lý thuộc lĩnh vực trừu tượng, không có giới hạn, không có định nghĩa chính xác tuyệt đối, các nhà tâm lý học cũng không thống nhất với nhau về định nghĩa tâm lý. Nhưng có một định nghĩa đáng chú ý: "tâm lý là quá trình bao hàm các loại cảm giác tư tưởng và nguyện vọng”. Định nghĩa này bao hàm cả tư tưởng và nguyện vọng của tiềm thức, là một phần của hành động tâm lý. Ý thức giúp chúng ta ghi nhớ từ mới của tiếng Anh, cho chúng ta biết đau, biết nóng, biết lạnh, biết đặt thái độ của mình trong từng sự việc, biết xử lý các vấn đề trong cuộc sống, nó cũng làm cho chúng ta biết mình đang muốn gì hoặc cảm thấy như thế nào. Chính vì thế đôi lúc tâm lý bị nhầm với ý thức. Sự thực thì ý thức chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong toàn bộ nhân cách của con người. Trong ý thức cũng ẩn tàng những tâm lý rất quan trọng. Ý thức là một bộ phận tâm lý mà chúng ta có thể nhận biết được, hiểu được. Nó không giống như tim, thận có một vị trí, chiếm một không gian nhất định trong cơ thể, mà nó thuộc về nhân cách. Chúng ta biết được nó và có thể khống chế nó. Nó là bộ phận tâm lý giúp chúng ta duy trì cuộc sống được bình
- thường. Chúng tôi tin rằng tâm lý bao hàm cả tiềm thức, liên quan mật thiết đến cuộc sống của chúng ta. Tiềm thức là một bộ phận vô cùng quan trọng để cấu thành cái gọi là con người này, nó là nguồn gốc tâm lý cố định nhưng vô cùng linh hoạt, bình thường chúng ta không thấy được sự tồn tại của nó, nhưng nó chính là sức mạnh thúc giục bạn hành động để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. Tiềm thức chứa đựng rất nhiều các ký ức tuổi ấu thơ của chúng ta. Có những việc chúng ta tưởng đã quên lãng theo thời gian, nhưng thực tế nó không mất mà khởi nguồn cho mọi cảm xúc, tình cảm của chúng ta trong hiện tại. Những cảm xúc đa phần làm cho chúng ta không thoải mái, không được người khác tiếp nhận được ẩn tàng trong tiềm ức (tiềm ức là một phương pháp tự vệ của cá nhân trong cuộc sống, nó ngăn cản chúng ta đối diện với một số cảm giác trầm trọng. Những tiềm ức này được quy nạp vào tiềm thức nhưng vẫn hoạt động rất linh hoạt trong tầm sâu tâm lý. Tiềm ức là một loại giám sát của tự ngã, nó ẩn tàng những dục niệm không được xã hội chấp nhận, giúp chúng ta giữ gìn hình tượng của mình trong cuộc
- sống). Những cảm giác không thoải mái ấy tách ly khỏi phạm trù ý thức nó bị chôn sâu trong tiềm thức vì thế đôi lúc con người không biết rằng, trong bản thân mình vốn có sẵn những dục vọng và quan niệm phi đạo đức như vậy. Nếu một ai đó chỉ thẳng cho họ thấy thì hoặc là họ không tin hoặc là nổi giận, phản đối. Khi chúng ta tỉnh giấc, ký ức tiềm thức ảnh hưởng đến hành vi thường ngày của chúng ta, nó ảnh hưởng đến tư duy, cảm giác và cách thức hành động. Khi chúng ta ngủ, nó xuất hiện trong giấc mộng. Nó cũng ảnh hưởng đến việc chọn lựa nghề nghiệp, chọn lựa bạn đời, tình trạng sức khỏe của chúng ta. Tiềm thức của mỗi con người đều có một bí mật lớn: "Tại sao ta lại là ta của hiện nay?”. Ví dụ với người bình thường, tâm lý ý thức bao hàm tất cả cảm giác và tư tưởng của họ. Chúng ta xem các cảm giác, tư tưởng này là sự khởi đầu cho một sự nghiệp kinh doanh của cơ quan nào đó, tình hình nội bộ đều được các nhân viên hiểu thấu đáo. Còn tiềm thức là bộ phận mà nhân viên không thể biết được, nó giống như những tổ chức thượng tầng có thể
- khống chế, chi phối đường hướng kinh doanh của công ty nhưng người trong công ty không hiểu điều đó, cứ tưởng mọi kế hoạch kinh doanh của mình đều do mình quyết định. Tiềm thức không để ý đến các giá trị đạo đức, không quan tâm đến các quy định xã hội, nhưng lại mang một sức mạnh phi thường, có thể thao túng con người trong mọi tư tưởng, cảm xúc. Có những việc chúng ta nhầm tưởng rằng do ý thức quyết định nhưng thực ra nó đang chịu tác động của tiềm thức. Các nhà thôi miên nếu nắm rõ cơ chế tâm lý này của đối tượng thì hiệu quả việc thôi miên, ám thị sẽ được như ý muốn. Created by AM Word2CHM
- IV. PHÂN LOẠI ÁM THỊ THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 2. THUẬT ÁM THỊ Ám thị được phân loại từ nhiều góc độ khác nhau. Căn cứ vào ý nghĩa, tính chất có thể phân ám thị thành các loại ám thị tích cực và ám thị tiêu cực. Căn cứ vào hình thức có thể phân thành "tự ngã ám thị" và "tha nhân ám thị" (bị người khác ám thị). Căn cứ vào trạng thái tinh thần của người bị ám thị thì có thể phân thành tỉnh giác ám thị (nhận ám thị trong trạng thái vẫn còn nhận thức) và thôi miên ám thị (mất hết nhận thức). Căn cứ vào hành động của người bị ám thị có thể phân thành dương tính ám thị và âm tính ám thị. Mỗi loại ám thị có phương pháp thực hiện và tác dụng khác nhau. Anh C hiếu khách, nhiệt tình, đặc biệt rất chu đáo với phụ nữ. Đây là một đức tính tốt, thế nhưng vợ của C lại hẹp hòi, ích kỷ, không thích C chiêu đãi bạn bè nữ giới sau đó lại hoài nghi chồng mình tư tình với người phụ nữ khác. Anh C lại không thay đổi được cá tính của mình, nhưng rất yêu vợ, rất khổ tâm vì sự hoài
- nghi của vợ. Xem ra chỉ còn cách nhường vợ một bước để giữ hạnh phúc gia đình. Để có thể nhường vợ, anh C phải tự ám thị. Một hôm anh C nói với tôi: - Đúng là có gia đình có thêm nhiều chuyện ràng buộc. Nhìn những đứa con thì có muốn ly hôn cũng không được. Xem ra, anh C rất yêu con. Tôi lập tức mượn con cái của anh làm tiền đề để ám thị. Tôi nói: - Đúng là có con rồi thật khó giải quyết, nhưng trên phương diện tình cảm, thích người khác giới là bản năng của con người. Tôi nghĩ rằng quan hệ trên mức bình thường với phụ nữ là chuyện bình thường thôi. Anh C nói: - Thật ra tôi cũng rất cẩn thận với các nữ đồng nghiệp từ trước đến nay chưa bao giờ nghĩ đến những chuyện vượt quá giới hạn, chỉ tại vợ tôi hay ghen thôi? Tôi đáp: - Điều này cũng không thể trách chị ấy. Dù sao thì vợ ghen vẫn tốt hơn không ghen. Chị ấy còn
- ghen là còn yêu anh! Anh gật đầu đáp: - Tôi biết vợ tôi rất tốt, nhưng không hiểu cho tôi, thật là khổ tâm! Xem ra anh C đã bắt đầu nhận ra chỗ sai của mình, có ý muốn được vợ tha thứ. Tôi bèn tiếp lời: - Làm gì có chuyện đó! Nếu chị ấy đi tìm một người đàn ông khác, chẳng lẽ anh có thể không nổi giận sao? Tôi nghĩ tốt nhất là anh về nhận lỗi với chị ấy. Phụ nữ mà, ai không muốn tiếp cận họ chứ? Nhưng nếu vì tiếp cận họ mà làm mất hạnh phúc gia đình thì thật không đáng. Đấy là tôi đã dùng ám thị để dẫn dắt đối phương nhận ra sai lầm của mình. Ám thị này là vì lợi ích của người, là ám thị tích cực. Cho đến hôm nay, tôi chỉ có một lần dùng ám thị tiêu cực, đó là lúc chúng tôi còn là sinh viên ở khoa Y, giáo sư bảo thi nhưng không giới hạn phạm vi ôn tập nên chúng tôi rất lo. Nếu thi không đạt tiêu chuẩn thì thật phiền hà. Chúng tôi dẫn nhau đến nhà giáo sư bày tỏ sự lo lắng của
- mình, tôi thưa: - Thưa thầy, chúng em nghe nói lần này thầy ra đề thi rất khó, phạm vi lại rộng. Chúng em đang rất lo lắng không biết có làm bài tốt được không. Giáo sư trả lời: - Khó thì có khó đó, nhưng chỉ cần các em nắm vững kiến thức cơ bản thì đủ điểm đậu thôi! Chúng tôi tiếp tục thăm dò: - Lúc trước các thầy ra đề cho lớp trên thường tập trung vào lý thuyết. Nghe nói năm nay chuyển sang tiêu chuẩn hóa, nếu thật như thế thì quá tốt ạ! Nói như thế là để cho thầy nói ra quan điểm của thầy về cách ra đề thi, tức giới hạn đề tài. Giáo sư đáp: - Tiêu chuẩn hóa đề thi có ưu điểm là kiểm tra kiến thức sinh viên ở bề rộng, nhưng không giúp sinh viên đào sâu chuyên môn và nâng cao khả năng lý luận. Ra đề như thế nào thì phải chờ các thầy họp bàn lại rồi mới quyết định. Rõ ràng giáo sư không thích ra đề dạng tiêu
- chuẩn hóa. Phạm vi ôn tập đã thu hẹp được một nửa. Chúng tôi quyết định tiếp tục "tấn công”: - Chúng em sợ nhất là bệnh ở hệ thống thần kinh và tâm khí quản. Chúng thật phức tạp. Thầy dẫn giải: - Quan trọng là các em nắm vững kiến thức cơ bản và thực tập nhiều với bệnh nhân. Có rất nhiều chứng bệnh, nguyên nhân bệnh mà hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng các thầy sẽ không làm khó các em đâu. Có thể đoán rằng "không làm khó" tức là không ra đề về lĩnh vực này. Như vậy là đề thi nghiêng về hô hấp, tiêu hóa, tiểu đường Chúng tôi quyết định đi sâu hơn vào mục tiêu: - Viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường ruột là những bệnh có triệu chứng khá phức tạp, chúng em lại ít có dịp tiếp xúc với các bệnh nhân này. Thầy bảo: - Nếu ngay những bệnh này mà các em còn không nắm vững thì học y để làm gì? Đừng nghĩ rằng
- mình thông minh, phải chăm chỉ học tập một cách toàn diện. Như thế là đã rõ sinh viên muốn làm tốt bài thi kỳ này phải nắm vững kiến thức cơ bản; về chuyên sâu thì có một số bệnh trạng như đã nói ở trên; về hình thức thì đề thi tiêu chuẩn hóa chiếm 30%, phần còn lại đều là vấn đáp. Trong tình huống này, tôi cho rằng mình đã dùng ám thị tiêu cực nhưng lúc ấy chúng tôi đã thực sự rất lo lắng cho kỳ thi của mình. Còn ám thị tích cực thì rất nhiều, như thôi miên để chữa bệnh, ám thị để giúp người cai rượu, cai thuốc v.v Như phần trên chúng tôi đã nói, bản chất của ám thị là làm cho người bị ám thị tự nguyện đi vào trạng thái tự ngã ám thị. Nếu người bị ám thị vẫn còn tỉnh táo thì ám thị sư có thể dễ dàng khiến họ làm theo ý mình. Nhưng thuật ám thị thì ở trong 99% trường hợp phải ám thị với những đối tượng vẫn còn tỉnh táo, thậm chí với những người điên, người ngốc cũng khó ám thị được họ. Khi tinh thần của người bị ám thị ở trạng thái thôi miên thì dễ dàng khiến họ hành động theo lời của
- ám thị sư. Như bảo họ là chim, họ sẽ hót tiếng chim, bảo họ là chó, họ sẽ sủa như chó. Với những người tinh thần đang trong trạng thái hoang mang, dao động, lo lắng, bất an cũng dễ dàng bị khống chế bởi thuật thôi miên. Trạng thái này như người bị say sau khi hút heroin. Lúc đó họ không còn khả năng ý thức hay phân biệt nữa, cũng không khống chế được hành vi của bản thân, từ đó phát sinh ảo giác dương tính (vật không có nói có) và âm tính ảo giác (vật có nói không) và đánh mất cảm giác như không còn biết đau. Người ám thị khi muốn dùng thuật ám thị với ai đó mà có lý do xác đáng, được gọi là chủ quan ám thị. Cũng có khi trong quá trình ám thị xảy ra những hiệu quả ngoài dự đoán. Ví dụ anh E quyết định mua cho người yêu một món quà sinh nhật. Anh định mua một chiếc váy rất xinh và đưa bạn gái theo để cô ấy tự chọn. Hai người qua nhiều gian hàng, cuối cùng cô gái cũng nhìn thấy chiếc váy mà mình yêu thích và mua ngay chiếc váy ấy sau khi đã mặc thử. Anh E cũng thấy chiếc váy ấy đẹp, bèn hỏi giá
- cả. Sau khi suy nghĩ, anh cho là không đắt, quyết định mua. Nhưng anh lại là người cẩn thận, sợ mua nhằm hàng giả nên cầm chiếc váy xem xét cẩn thận và hỏi thêm nhiều chi tiết Bạn gái của anh ban đầu chỉ nhìn, nhưng sau đó có cảm giác khó chịu, không hiểu sao anh cứ chọn đi chọn lại mãi thế, bèn kẻo tay anh, nói: - Chúng ta hãy đến cửa hàng khác vậy! Anh E ngạc nhiên hỏi: - Không phải là em rất thích chiếc váy này sao? Cô gái bảo: - Nó đắt quá! Không cần thiết phải mua một chiếc ấy đắt như vậy! Anh E không hiểu, lẩm bẩm: - Cô này, thật không hiểu ra sao cả, đang vui vẻ thế này, nổi giận chuyện gì chứ? Thế là váy không mua được, sinh nhật cũng không vui vẻ. Đấy là trường hợp khách quan ám thị và thường xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Anh E đã cẩn thận quá sức nên đã tạo thành hiệu ứng ám thị:
- "Đắt quá! Với giá tiền này phải xem thật kỹ trước khi mua!" khiến cho bạn gái của anh không vui. Cũng có khi ban đầu là chủ quan ám thị nhưng sau là hiện thành một kết quả trái ngược. Cô B không được xinh lắm nhưng lại rất thích trang điểm và ăn mặc lòe loẹt. Có anh chàng nọ nhìn thấy bộ váy hồng đậm của cô B không vừa mắt, nhưng không tiện nói thắng, bèn ám thị rằng: - Quần áo của cô bộ nào cũng đẹp, nhưng bộ này hình như không đúng kích cỡ và màu sắc không hợp với cô. Nếu chị của cô mặc vào thì rất xinh Ý anh chàng là muốn cô B nên tùy theo cơ thể của mình mà chọn quần áo. Cô B nghe xong, không vui, bảo: - Tôi mặc đẹp hay xấu đâu phải để cho anh xem. Sao anh lắm lời thế? Ý tốt của anh chàng bị hiểu thành ý tò mò tọc mạch. Từ những ví dụ trên có thể hiểu rằng khách quan ám thị là những ám thị của điều kiện khách quan. Loại ám thị này xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống.
- Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, khéo đàm phán kinh doanh là vấn đề cần thiết để gặt hái thành công, vì thế phải hết sức chú ý đến khách quan ám thi này để tránh những hiểu lầm đáng tiếc của hai bên. Có người xem khách quan ám thị như một loại phản xạ có điều kiện. Ví dụ trong sân khấu, điện ảnh, nhìn cách ăn mặc, hành vi của ai đó thì có thể đoán biết họ thuộc loại nhân vật nào, như gian thần có cách hóa thân đặc thù của gian thần, trung lương có cách ăn mặc của trung lương v.v Cuối cùng chúng tôi xin nói một chút nữa về âm tính ám thị và dương tính ám thị. Người bị ám thị có thể nhận tín hiệu ám thị để chấm dứt một hành động, một thói quen nào đó gọi là âm tính ám thị. Còn nhận tín hiệu để hành động thì gọi là dương tính ám thị. Trên nghĩa rộng, người ám thị luôn tác động lên người bị ám thị để họ có những phản ứng nào đó, bất luận là trên phương diện tâm lý, sinh lý, hay hành vi nghĩa là đều thuộc một quá trình vận động nào đó nên có thể nói mọi ám thị đều thuộc dương tính nhưng có phân ra âm dương là đứng từ
- góc độ tương đối để đặt tên mà thôi. Cũng có người cho rằng ám thị lên người nam gọi là dương tính, ám thị lên người nữ gọi là âm tính ám thị. Tuy nhiên mọi sự phân loại đều ở mức độ tương đối. Created by AM Word2CHM
- V. KHỐNG CHẾ ĐỐI TƯỢNG MỘT CÁCH TỰ NHIÊN – KỸ XẢO ÁM THỊ THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 2. THUẬT ÁM THỊ Một nữ doanh nhân gọi một chiếc taxi đúng vào giờ cao điểm, xe cộ chật như nêm, bà lại phải đến ga xe lửa cho kịp giờ nên đề nghị tài xế taxi chạy con đường khác ít kẹt xe hơn. Thế nhưng tài xế taxi nổi giận nói: - Tôi lái xe đã 15 năm nay, bà nghĩ rằng tôi không biết chạy con đường nào là tiện hơn sao? Nữ doanh nhân phân trần là bà không có ý gì, nhưng tài xế vẫn nổi nóng, bà biết là có nói thêm cũng vô ích, bèn thay đổi giọng điệu bảo: - Anh đúng là rất rành đường, tôi thật hồ đồ, còn cho rằng anh không biết phải đi tắt qua con đường này để đi đến ga xe lửa nhanh nhất. Tài xế ngạc nhiên, anh ta khẽ tiếc qua kính chiếu hậu để nhìn vị hành khách của mình rồi lái xe rẽ con đường tắt. Nếu nữ doanh nhân kia không khéo ám thị thì tài xế không những không hạ hỏa mà bà
- cũng trễ chuyến xe lửa quan trọng của mình. Đấy cũng là kỷ xảo, là sự khéo léo trong giao tiếp, điều động người khác một cách tự nhiên, không hề khiến cho người bị ám thị cảm thấy có chút áp lực nào. Có rất nhiều kỹ xảo ám thị. Ngoài ví dụ trên chúng ta có thể dùng các cách sau đây: Phóng niệm pháp: Khi gặp những đối tượng có tâm lý phản kháng mạnh thì nên chuyển mục tiêu chú ý của họ sang hướng khác, tạm thời đừng "xuất đầu lộ diện" để đối phương không có mục tiêu phản ứng, rồi nương theo lập luận của đối tượng bảo rằng "anh nói đúng đấy!", "có lẽ là như vậy!” để làm cho tình hình dịu đi, sau đó dẫn dắt đề tài sang hướng khác. Khi đang thảo luận những vấn đề khác, bạn nên nắm bắt thời cơ, chầm chậm chen vào các quan điểm ban đầu của mình. Tục ngữ có câu “Dục tốc bất đạt”, bạn nên lùi một bước để rộng đường tiến lên. Lợi dụng pháp: Lấy việc tán thành ý kiến của đối phương làm tiền đề hết lòng khen ngợi ý kiến họ để thoả mãn tâm
- háo thắng của những người quá tự tôn. Trong lúc đối phương đang phiêu diêu trên mây, nhẹ nhàng dẫn họ vào lộ trình mà chúng ta định sẵn. Tôi gặp một người bạn cũ, đang có việc định nhờ anh ấy giúp bèn chào hỏi: - Dạo này anh sống thế nào? Anh bạn tôi bắt đầu kể ra đủ chuyện rắc rối của anh ấy, nào vợ phải đi công tác xa, gia đình không ai chăm nom, nào giá cả leo thang, khó tìm công ăn việc làm Tôi chỉ còn cách đẩy thuyền theo nước: - Ôi con người ở thế gian là như vậy đấy! chúng ta phải đối phó với bao chuyện rắc rối! Làm người thật không dễ. Anh bạn tôi dịu lại hỏi: - Dạo này anh ra sao? Ngay từ đầu tôi đã thể hiện thành ý lắng nghe hết những lời phàn nàn, bực bội quanh cuộc sống của anh ấy, nên anh ấy cũng tỏ ý quan tâm đến tôi, vì thế nếu tôi khéo léo gợi ý thì anh ấy sẵn sàng giúp tôi
- những việc mà tôi nhờ. Khai đạo pháp (phương pháp mở đường): Tránh đi trực diện vào vấn đề vì như thế dễ làm cho đối phương phản đối. Tiểu Trần năm nay 28 tuổi đã tốt nghiệp đại học 5 năm trước, nay đã có công ăn việc làm, nhân cách cũng tốt thế nhưng vẫn chưa có bạn gái vì anh ta rất kén chọn. Tôi có quen một cô gái 24 tuổi, tính tình tốt lại xinh đẹp, bèn giới thiệu cho anh. Tiểu Trần vui vẻ đồng ý gặp mặt. Sau lần gặp mặt đó, Tiểu Trần nói muốn tiếp tục làm quen với cô gái ấy, và cô gái cũng đồng ý làm quen với anh ta. Nhưng ngay tối hôm sau, Tiểu Trần bảo tôi: - Tôi đã phân tích tình hình rồi, không thể tiếp tục làm quen với cô ấy. Cá tính của cô ấy quá nghiêm khắc, sau này nếu có con, tôi phải chăm lo hết mọi việc trong nhà sao? Tôi nghe xong lập tức nổi giận. Tôi phải nói sao với cô gái ấy đây? Tiểu Trần phân trần với tôi:
- - Trước đây tôi cũng đã hẹn với một cô gái như thế. Cô ấy rất tốt nhưng luôn bận công việc, cuối cùng tôi không chịu nổi trước nhiệt tình của cô ấy dành cho công việc. Dường như ngoài công việc ra cô ấy không quan tâm gì kể cả tôi. Xem ra Tiểu Trần có lý. Anh ta đã ám thị tôi thành công, chỉ với một ví dụ đơn giản anh ấy đã làm cho tôi nhận ra rằng nếu tiếp xúc thêm một thời gian nữa rồi mới chia tay, như vậy cả hai càng tổn thương hơn. Trắc trở pháp: Đầu tiên kiên quyết ngăn chặn sự phản kháng của dối phương. Người khó đối phó không phải là người dễ nỗi nóng hay dễ hờn giận. Đôi khi người khó đối phó lại là người luôn ôm một mối hoài nghi, không tin ai, không tin việc gì cả. Cũng có người dương dương tự đắc, luôn luôn cho mình là đúng. Khi gặp những người ấy phải làm sao để ám thị họ? Có một triết gia đã nói rằng, nếu có ai đó phê bình bạn thì nên lập tức tiếp nhận ý kiến của anh ta. Nếu người đó là người quen thân của bạn thì bạn cần phải bày tỏ rằng mình còn rất nhiều thiếu sót, cần
- được chỉ bảo. Đây chính là cầu thắng trong bại. Đầu tiên thỏa mãn lòng tự tôn của người khác, sau đó làm cho họ dốc sức vì mình. Triết gia kia đã nắm chắc nhược điểm của con người, là dù có chết cũng phải giữ thể diện. Ngày xưa có một quân tử nọ định tự sát, anh quyết định dùng dây thừng treo cổ. Khi không tìm được dây thừng đột nhiên anh nhớ lại mình có sợi dây lưng đang thắt trên người. Anh lập tức tháo dây lưng ra cột lên cành cây đang định đưa cổ vào anh chợt nghĩ, nếu đang lúc treo lơ lửng mà quần tuột xuống thì sao? Thật không ra sao cả khi phơi bày thân thể như vậy. Anh ta kiên quyết nắm chặt lưng quần rồi mới đưa cổ vào thòng lọng. Dùng biện pháp thoả mãn lòng tự tôn của đối phương là cách tốt nhất để ám thị những kẻ tự cao tự đại, luôn cho rằng mình đúng, mình hơn người. Tóm lại, có rất nhiều cách để tiến hành ám thị, dùng cách thức nào là phải tùy vào tình hình cụ thể và tố chất của đối tượng được ám thị. Người thực hành ám thị phải biết uyển chuyển thay đổi phương thức để không rơi vào những tình huống đáng tiếc làm kết quả
- ngược lại với những gì mình mong muốn. Created by AM Word2CHM
- VI. ĐIỀU KIỆN TẤT YẾU ĐỂ ÁM THỊ THÀNH CÔNG THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 2. THUẬT ÁM THỊ Muốn biến ám thị của mình thành hành động của đối phương, trước tiên phải tranh thủ sự tín nhiệm của họ. Nhân tố thứ hai là phải có lòng tự tin. Tự tin là bước đầu tiên để thực hiện bất cứ việc gì. Có nhiều người mà cách nghĩ của họ bị người khác xem là hoang đường, cuồng vọng, đấy là vì mọi người không nhìn nhận sự việc từ một góc độ, không cùng trình độ tiếp nhận sự việc. Có sinh viên hỏi tôi: - Thưa thầy, thầy có thể thôi miên bất kỳ ai phải không? Tôi đáp: - Đúng vậyl Thực ra có 20% số người tôi đã thôi miên cho tôi cảm giác đầu tiên là tôi không thể khống chế được
- họ!. Thế nhưng tôi một mực tin tưởng rằng khi tôi quyết tâm thì sẽ làm được. Kết quả là tôi đã làm được. Có lòng tự tin sẽ tạo thành lực hấp dẫn rất cao, có thể mê hoặc lòng người. Có người nói với tôi: - Tôi muốn học thôi miên nhưng lại sợ học không thành. Tôi bảo: - Chỉ cần muốn học là đủ rồi, còn học thành hay không là việc về sau. Ám thị người khác, nếu có chút thiếu tự tin sẽ bị đối tượng phát hiện ra ngay, ám thị sẽ bị thất bại. Khi muốn khống chế đối phương, trước hết bạn phải khống chế chính mình. Trong trạng thái tập trung cao độ nếu trong tâm bạn có chút dao động thì hai bên sẽ không cảm ứng được với nhau nói chi đến việc khống chế đối phương vào trạng thái vô ý thức. Tuy nhiên, vững lòng tự tin thì rất tốt, nhưng nếu tự tin thái quá sẽ thành tự cao tự đại. Tự cao tự đại hoàn toàn không có lợi cho thôi miên vì bạn không phải vì đang muốn giúp ích gì đó cho đối phương mà là đang muốn chế phục họ, dễ dàng làm họ phản
- cảm. Đôi lúc thôi miên cũng cần có chút chứng tỏ uy quyền, đó là quyền uy ám thị. Lời nói của quyền uy bất cứ trong trường hợp nào cũng hiệu lực hơn người bình thường. Đây là thứ quyền uy áp đảo: "chưa ra trận đã giết được giặc” như người xưa đã nói. Khi đối phương đang tập trung chú ý vào một vấn đề, một việc nào đó càng dễ thực hành ám thị với họ. Đầu tiên bạn nên đề xuất một vấn đề họ cảm thấy lý thú, làm cho tư duy của họ hướng vào đó. Một khi có một trạng thái tâm lý nào đó đang hoạt động cực kỳ hưng phấn thì các tâm lý khác sẽ bị ức chế, dừng hoạt động. Khi tâm lý ấy càng hưng phấn, phạm vi bị ức chế càng rộng, càng triệt để. Ăn mặc tươm tất, cử chỉ ung dung lịch thiệp của nhà ám thị cũng ảnh hưởng đến hiệu quả ám thị, vì nó tạo ra uy thế và làm cho đối phương chú ý đến bạn. Một người áo quần xốc xếch, dơ bẩn có thể làm tăng hiệu quả ám thị không? Không, chỉ có phản tác dụng thôi.
- Cũng có một loại trang phục làm tăng hiệu quả ám thị đó là trang phục đầy màu sắc thần bí. Đối tượng vừa nhìn thấy các trang phục này đã lập tức chú ý và bị vẻ thần bí mê hoặc. Thái độ cách ăn nói cũng làm cho đối phương chú ý. Thái độ hòa nhã làm cho đối phương có cảm giác dễ gần, lời nói dịu dàng vui vẻ tạo nên sức cuốn hút êm dịu. Ngày nay muốn thành công trong cuộc sống, dù đang làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, chúng ta đều phải có thái độ hòa nhã, lời nói ôn hòa để tạo mối quan hệ tốt trong xã hội, mới có thể thành công với sự nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những người làm cho đối phương run sợ để tiến hành ám thị. Họ thường dùng không khí vừa bí ẩn, vừa trang nghiêm trầm mặc để áp chế tâm lý đối tượng. Tuy một người trong trạng thái cực kỳ hưng phấn hoặc cực kỳ khiếp sợ rất dễ dàng bị thôi miên, nhưng làm cho người khác hoảng sợ thì không tốt chút nào. Với các bác sĩ thì càng không được làm cách này. Khi nhà ám thị có những sáng tạo độc đáo trong kiến giải của mình cũng tạo hiệu quả tốt cho ám
- thị. Kiến giải độc đáo này phải phù hợp với thực tế, phải có lợi ích thiết thực, không được chỉ để phô trương lừa bịp người khác. Quan hệ qua lại giữa nhà ám thị và đối tượng quá thân mật sẽ làm cho việc ám thị khó khăn hơn, bởi khi hai bên đã hiểu nhau quá rõ, đối tượng không dễ dàng tuân phục các tín hiệu ám thị của nhà ám thị. Sau khi đã thực hành xong ám thị, bạn cần giải thích hợp lý cho đối tượng hiểu, nhưng không được nói ra hết mọi việc, vì nếu đối tượng hiểu hết mọi việc của bạn thì lần sau bạn không thể nào ám thị họ được nữa. Created by AM Word2CHM
- VII. ÁM THỊ BẰNG VĂN CHƯƠNG THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 2. THUẬT ÁM THỊ Ám thị bằng văn chương là một nghệ thuật ám thị rất cao, rất thú vị. Viết văn, viết thư, sáng tác văn chương v.v đều là phương tiện để tác giả thổ lộ tâm tư nguyện vọng của mình. Có người viết văn thích bày tỏ thẳng mọi tâm tình, có người lại thích hàm ẩn, theo dạng "ngôn tại ý ngoại".Các tạp văn trào phúng, những tác phẩm của triết gia v v là những áng văn chương làm cho con người phải tưởng tượng nhiều nhất nên nó thuộc loại văn chương mang tính ám thị cao nhất. Tính ám thị của cách ngôn rất rộng, chỉ một câu cách ngôn nhưng ngàn người đọc sẽ được hiểu theo ngàn cách khác nhau. Ví dụ câu: "Khi chưa kết hôn, mở to cả hai mắt. Sau khi kết hôn, nhắm một bên mắt" nên hiểu theo cách nào? Chắc chắn mỗi người sẽ hiểu mỗi cách khác nhau theo cảm nhận và hoàn cảnh sống của mình. Chính vì thế mới cho rằng, nếu từ góc độ ám thị mà phân tích văn chương hoặc văn cú thì tính ám thị của cách ngôn là rộng nhất.
- Truyện cười, trào phúng v.v khiến người đọc phải bật cười cũng mang tính ám thị rất cao vì nó khiến cho trí tường tượng của con người hoạt động rất mạnh. Ở đây chúng tôi xin nói về nghệ thuật ám thị trong văn chương giúp ích cho cuộc sống hiện đại của chúng ta. Từ nhỏ đến lớn, không biết chúng ta đã phải viết bao nhiêu lần bản lý lịch trích ngang như đi xin việc, xin nhập học, làm hồ sơ v.v Khi viết, chúng ta đều muốn thể hiện các mặt tốt, các năng lực đặc biệt của mình để ám thị rằng chúng ta có thể phát huy tốt khả năng của mình để gây sự chú ý cho người xét tuyển. Vậy chúng ta nên ám thị cách nào là tốt nhất? Chị Y tốt nghiệp trung cấp ngành kế toán, đến một công ty lớn xin việc. Chị hỏi thăm và biết công ty chỉ tuyển người có trình độ đại học trở lên. Chị phải viết gì vào lý lịch của mình? Chị biết mình không có bằng đại học nhưng lại có những ưu điểm khác, chị ghi "giỏi giao tiếp, nhạy bén, nhiệt tình với mọi người, biết giữ
- chừng mực, ôn hòa, có thể giao tiếp rộng v.v ", cuối cùng chị được tuyển. Chị Y hiểu rằng với xã hội hiện đại, các ưu điểm của chị là những gì mà một công ty lớn rất cần ở thư ký, kế toán của họ. Chính vì vậy chị đã thành công ngay từ lá đơn đầu tiên đi xin việc. Có nhiều người suốt ngày than thở mình bất tài. Kỳ thực không phải họ không có tài mà là vì họ chưa nhận ra ưu điểm của bản thân. Có người lại than mình không gặp vận may, kỳ thực là họ không tìm đến vận may, chỉ ngồi một chỗ chờ sung rụng. Hãy chủ động tìm vận may, hãy ám thị vào đơn xin việc của mình những điều sau đây: - Nói rõ sức khoẻ tốt, thân thể cường tráng. - Biết tuân lệnh cấp trên nhưng cũng có tư duy độc lập, có năng lực và sáng kiến riêng. - Có phương pháp làm việc riêng nhưng không có ý tách rời phương pháp làm việc của tập thể. Đơn xin việc nếu hội đủ những điều kiện này thì rất dễ được xét tuyển. Trong đơn xin việc đừng viết những gì quá lố, đừng ra vẻ ta hơn người thái quá dễ
- gây phản cảm. Nhưng cũng không nên thể hiện thái độ thiếu tự tin hoặc khiêm tốn quá mức vì chẳng ai muốn tuyển người kém năng lực cả. Khi tiếp thị sản phẩm, lời lẽ trên quảng cáo luôn mang sức hấp dẫn, thuyết phục người tiêu dùng. Chỉ trong vài câu ngắn vừa giới thiệu công dụng đặc biệt của sản phẩm, vừa thuyết phục người tiêu dùng, quả không phải là việc dễ. Trong các quảng cáo, dường như quảng cáo nào cũng có hàm ý ám thị, lợi dụng triệt để sức tưởng tượng của mọi người để đưa sản phẩm của mình vào tâm trí người tiêu dùng. Nhịp sống càng hối hả thì điều này càng được áp dụng nhiều hơn. Một thương nhân người Nhật có lần đã đăng quảng cáo trên báo chí với hình thức quảng cáo rất đặc biệt: phía trên là vài dấu chấm hỏi to tướng, phía dưới là một khoảng màu đen, không có chữ nghĩa, hình ảnh gì cả. Quảng cáo liên tục như thế mấy ngày, người xem báo không biết là họ đang quảng cáo cái gì. Đến khi nghi vấn của người đọc lên đến mức cao độ thì họ mới tung ra hình ảnh về sản phẩm của họ. Thư bày tỏ tình cảm giữa nam và nữ nên viết
- như thế nào để đối phương cảm động? Điều này cũng cần phải có kiến thức. Nếu quan hệ giữa hai người đã thật sự thân thiết thì dùng nhiều ám thị sẽ không tốt, lúc ấy nên dùng các lời nói chân tình, thẳng thắn sẽ hay hơn, bởi ám thị là để đối phương hiểu được mình lúc hai người mới quen nhau, để có thể công khai hóa mối quan hệ, còn khi đã công khai rồi thì không cần dùng nữa. Nhờ người giúp đỡ là việc thường xuyên và cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Nếu là giữa những người bạn tốt với nhau thì chỉ cần nói thẳng, nhưng nếu muốn nhờ người không thân lắm hoặc phải nhờ cấp trên thì phải dùng đến ám thị. Quế Châu (Trung Quốc) là vùng nhiều đồi núi. Đường đi chính cũng quanh co trên các dãy núi. Hành khách khi đi trên những con đường ấy chỉ có biết giao sinh mạng mình cho tài xế. Ở một khúc quanh nguy hiểm, tôi bất ngờ đọc được câu này: "Người thân đang chờ bạn trở về!". Nếu để câu cảnh báo "đoạn đường nguy hiểm, cẩn thận tay lái" v.v thì quá nhàm chán. Chính câu "người thân đang chờ bạn trở về!" này có sức mạnh rất lớn tác động đến các tài xế, bởi hơn ai
- hết họ là thững người xa nhà thường xuyên và rất muốn đoàn tụ cùng gia đình. Trào phúng, đả kích cũng là một phương cách ám thị rất tốt. Có một nữ bác sĩ dạy đứa con vừa tốt nghiệp đại học Y khoa rằng: - Con phải cố gắng nâng cao năng lực quan sát mới có thể tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh tật. Đứa con nghe lời. Một hôm anh ta cùng mẹ mình đến nhà người quen để thăm bệnh. Khi đẩy cửa vào thì thấy bà chủ nhà đang nằm trên giường với vẻ gần như ngất đi. Anh hoảng hốt lay dậy, sau đó rút nhiệt kế ra chuẩn bị đo thân nhiệt cho bà, không may nhiệt kế rơi xuống đất, liền khom người nhặt lên. Sau khi khám xong, anh nói với chủ nhà: - Cô nên nghỉ ngơi nhiều, không nên tham gia quá sâu vào công việc chính trị. Nếu cô còn hoạt động chính trị sâu hơn nữa thì bệnh sẽ nặng hơn! Vị bác sĩ kia nghe con nói vậy nên trên đường về nhà, hỏi: - Sao con biết bà ấy tham gia chính trị?
- Đứa con thưa: - Thì con làm theo lời mẹ, nâng cao năng lực quan sát. Khi con làm rớt nhiệt kế, cúi xuống nhặt, đã thấy thị trưởng của chúng ta đang nằm dưới gầm giường! Anh chàng bác sĩ trẻ này đã dùng ám thị để khuyên chủ nhà hãy bớt chuyện phong lưu đi và cũng ám thị rằng anh dường như đã phát hiện ra chuyện xấu của bà ta. Câu chuyện vừa có tính trào phúng, vừa mang tính đả kích. Ám thị như thế này cũng là một cách hay. Cuộc sống hàng ngày luôn buộc chúng ta phải khéo ứng xử, nên thường xuyên phải dùng ám thị. Nhưng không phải bất cứ trường hợp nào cũng dùng ám thị được mà phải tùy theo trường hợp cụ thể, nếu dùng ám thị sai sẽ phản tác dụng, đôi khi làm quan hệ của chúng ta với đối tượng càng thêm xấu. Vì thế học ám thị không đơn thuần là học để khống chế người khác, mà học làm sao để biết cách làm người sao cho tốt hơn.
- Created by AM Word2CHM
- Chương 3. THUẬT THÔI MIÊN THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC I. THẾ NÀO LÀ THUẬT THÔI MIÊN II. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA VIỆC THÔI MIÊN III. NHŨNG ĐỐI TƯỢNG DỄ THÔI MIÊN IV. THÔI MIÊN GIA VÀ THUẬT THÔI MIÊN V. ĐIỀU KIỆN TẤT YẾU ĐỂ THÔI MIÊN THÀNH CÔNG VI. KỸ THUẬT THÔI MIÊN VII. PHƯƠNG PHÁP GỌI TỈNH LẠI SAU THÔI MIÊN Created by AM Word2CHM
- I. THẾ NÀO LÀ THUẬT THÔI MIÊN THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 3. THUẬT THÔI MIÊN Dưới hình thức ngủ này, các cảm tri về ngoại cảnh của con người bị giảm đến mức tối thiểu, tư duy cũng bị ngưng trệ, việc tác động của đại não lên tứ chi giảm xuống rất nhiều. Đấy chính là trạng thái của cơ thể quá độ giữa lúc con người tĩnh táo và ngủ. Theo giấc ngủ ngày càng sâu, ý thức sẽ càng bị đình trệ, đến một mức độ nhất định ý thức bị ngưng trệ triệt để. Khi ấy được gọi là đã tiến vào trạng thái đặc thù của giấc ngủ - trạng thái thôi miên. Với một người đã thực sự bị thôi miên, khi bạn bảo anh ta giơ tay lên rồi nói: - Này, tay của anh không thể hạ xuống được. Anh hãy thử hạ xuống thử xem! Đối tượng lập tức thử hạ tay xuống nhưng không làm được, tay cứ phải giơ lên giữa không trung. Sau đó bạn bảo: - Giờ thì anh có thể hạ tay xuống rồi. Rất dễ,
- anh thử hạ tay xem sao? Thế là đối tượng hạ tay xuống một cách nhẹ nhàng. Khi bạn nói: - Xe lửa đang đến gần, âm thanh ồn ào quá, chịu không được nữa rồi. Anh có nghe thấy tiếng xe lửa không? Đối tượng sẽ trả lời: - Đúng? Tiếng xe ồn quá, tôi không chịu được nữa, hãy bảo nó đi khỏi đây! Trạng thái đặc biệt này, đối tượng sẽ làm theo lời bạn như cái máy, không hề có tư duy, ý thức gì cả! thậm chí bạn bảo họ kể ra những cảm nhận của họ khi ở trong bào thai của mẹ, nói về những chuyện kiếp trước họ đã làm, họ đều sẽ kể lại rành mạch. Thật sự có kiếp trước không? Chúng ta không thể biết được. Nhưng rất có thể đối tượng đang lúc bị thôi miên đã kể ra một số chuyện mà họ đã từng trải trong cuộc sống rồi ngộ nhận đó là chuyện kiếp trước. Đây là những hiện tượng thường gặp khi đối
- tượng bị thôi miên, họ chỉ tuân theo tín hiệu ám thị của nhà thôi miên, không hề có sự tham gia của ý thức, của tư duy phân biệt. Từ đó có thể thấy, đưa đối tượng đi vào trạng thái thôi miên là một nghệ thuật và nghệ thuật này trở thành điều cốt yếu của thuật thôi miên. Một con người đang sống sờ sờ ra đấy với đầy đủ sự sáng suốt của tư duy, ý thức mà muốn họ rơi vào trạng thái thôi miên quả là không dễ dàng gì. Nếu đối tượng tự nguyện hợp tác với nhà thôi miên vì một mục đích nào đó mà họ chấp nhận được thì hiệu quả thôi miên mới có thể được nâng cao. Chính vì thế chúng ta cần phải học thôi miên, cả nghệ thuật và đạo đức làm người. Created by AM Word2CHM
- II. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA VIỆC THÔI MIÊN THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 3. THUẬT THÔI MIÊN 1. Thôi miên không giống với ngủ và thức Để dỗ dành một đứa bé đang khóc để bé ngủ, chúng ta thường một tay vỗ nhè nhẹ lên lưng bé, miệng hát ầu ơ vài câu không đầu không đuôi, chẳng bao lâu bé sẽ ngủ. Có những ca khúc được gọi là "thôi miên khúc" được xem là những bài ca chuyên để ru bé ngủ và hỗ trợ giấc ngủ cho những người khó ngủ. Vì thế khi nói đến "thôi miên" người ta lại liên tưởng đến việc làm cho con người đi vào giấc ngủ. Sự thật không phải như vậy. Tuy thôi miên có thể giúp chúng ta đi vào giấc ngủ nhưng "thuật thôi miên" là chỉ trạng thái thôi miên. Nghĩa thôi miên rất rộng, rất sâu sắc vì trong trạng thái thôi miên, đối tượng có nhiều hành vi vượt ra ngoài giới hạn bình thường. Vấn đề này đang được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Thôi miên không giống với ngủ vì trạng thái thôi miên, tác dụng của đại não bị ức chế nhưng
- không hoàn toàn, ít nhất nó vẫn tiếp nhận những tín hiệu ám thị của nhà ám thị vẫn cảm thấy hứng thú với những ám thị và đáp lại bằng những hành động vượt ngoài hành vi thường nhật. Thôi miên chỉ là trạng thái ngủ cục bộ của đại não. Thật sự đại não không ngủ hoàn toàn. Tuy nhiên khi con người thức đại não cũng có nhiều bộ phận bị ức chế nhưng phạm vi ức chế rất nhỏ so với lúc bị thôi miên. Độ sâu của ức chế cũng không bằng. Có một vị tướng quân đội kể lại rằng, trong những năm chiến tranh ác liệt, chiến sĩ của ông phải hành quân trên tục, vừa đánh trận này xong phải đi hàng trăm cây số để đánh trận khác. Chiến sĩ vô cùng mệt mỏi nhưng không có thời gian nghỉ ngơi, chỉ còn cách vừa đi vừa ngủ. Đôi lúc nhận được lệnh tạm đừng chân, thế là họ cứ đứng lại tại chỗ mà ngủ, có người còn ngáy khi đứng ngủ. Chúng ta thường nghe nói ngủ là trạng thái thả lỏng toàn thân, cả thân thể đều đang căng thẳng làm sao ngủ. Chỉ có thôi miên mới đứng, ngồi thôi. Vậy việc ngủ đứng và thôi miên này có giống nhau
- không? Hoàn toàn không! Đứng ngủ chỉ là tình trạng quá mệt mỏi gây ra, sinh lý cân bằng, cần bổ sung cấp bách, là kết quả nhu cầu sinh tồn của nhân loại. Ngủ khi ấy là một giấc ngủ đơn thuần, không phải là thôi miên. Tuy ý thức đã bị ức chế nhưng trong tiềm thức của người chiến sĩ đều đang rung động lời kêu gọi giữ nước nên dù có ngủ, họ vẫn sẵn sàng chiến đấu. Nói cách khác, khi họ hành quân, ngủ tạm khi đứng là do tiềm thức chi phối chứ không phải là do ý thức nữa. Điều này thật dễ hiểu. Ví dụ trước khi đi ngủ, bạn thường cân nhắc mình nhiều lần rằng sáng mai bạn sẽ dậy lúc năm giờ để ra bến xe đón người thân. Thế là sáng mai bạn sẽ dậy đúng năm giờ mà không cần đồng hồ báo thức. Đấy là tác dụng của tiềm thức! Năng lực ứng phó việc khẩn cấp của con người rất lớn. Vì sự sống còn bản thân, con người đôi khi xuất hiện những tiềm năng mà bình thường chúng ta không ngờ đến. Đôi lúc tính cách, tự trọng, đạo đức đều bị thay đổi theo nhu cầu khẩn cấp để bảo tồn sinh mạng. Ví dụ một nhà đạo đức suốt đời tuyên giảng đạo đức cho người nhưng nếu bị đói suốt ba ngày thì sẽ dễ dàng biến thành tên trộm chỉ vì cái bánh
- bao. Đối với một người đang ngủ say bạn dùng kim châm vào họ, họ sẽ giật mình đẩy tay bạn ra, nhưng với người bị thôi miên thì dù bạn có mang lửa đốt chân, họ cũng sẽ không cảm thấy nóng. Trong trạng thái thôi miên, họ chỉ nghe theo sự ám thị của nhà thôi miên, không hề có cảm giác về ý thức. Sự tồn tại của ý thức khi ngủ và khi bị thôi miên khác nhau rất xa, khi ngủ ý thức bị thất tán, phản ứng đau chỉ là phản ứng bản năng. Khi bị thôi miên, ý thức đình trệ nhưng vẫn còn nghe hiểu được ám thị của nhà ám thị. Tín hiệu của ám thị có thể khống chế mọi cơ quan cảm giác của họ như thị giác, xúc giác, thính giác Tuy khi bị thôi miên đối tượng vẫn còn ý thức nhưng rất khác với ý thức khi người còn sáng suốt. Nếu với một người tỉnh táo bình thường, bạn chỉ ra trời đang nắng, bảo: - Hôm nay trời mưa nhiều quá! Lập tức bạn sẽ được xem như một người bệnh tâm thần, nhưng nếu bạn nói như thế với một
- người đang bị thôi miên, họ sẽ tin ngay. Trạng thái khi con người bị thôi miên là đã hoàn toàn bị mất ý thức chủ động trong phân biệt phán đoán. Khi bị thôi miên, nhà ám thị nói gì, đối tượng vẫn nghe hiểu nhưng vì ý chí hoạt động tự phát không còn nên họ chỉ biết làm theo lời ám thị. Còn khi ngủ thì đã không nghe hiểu nên cũng không làm theo. Đôi khi không nhất thiết phải dìu dắt đối tượng vào trạng thái thôi miên. Mỗi người đều có những lúc không khống chế được mình, thường chỉ kéo dài trong vài phút, đa phần là do phải chịu ảnh hưởng từ sự kích thích đột xuất nào đó, đặc biệt là khi quá hoảng sợ. Có một người bệnh kể, một đêm nọ cô đang ngủ thì giật mình tỉnh giấc vì vài tiếng động lạ. Khi mở mắt ra thì thấy tên trộm đang đứng bên cửa sổ, cô muốn hét to lên "ăn trộm" nhưng không thể nào phát ra âm thanh, chân tay cũng không thể cử động được. Khoảng ba giây sau mới hoàn hồn được. Hiện tượng tán thất ý chí đã được các nhà thôi miên chú ý đến và lợi dụng. Khoảnh khắc mất ý chí ấy được gọi là khoảnh khắc trong trạng thái bị thôi miên tạm thời. Nhà thôi miên thường lợi dụng khoảnh khắc này để thực hiện
- mục đích của mình. Người xưa còn ghi lại một kỹ thuật được gọi là "âm thân thuật”, đại khái có liên quan đến việc thất tán ý chí trong sát na vừa kể trên. Khi biểu diễn thuật thôi miên, chúng tôi cũng từng thử qua. Tôi nói với mọi người: - Tôi duỗi cánh tay, mọi người nhìn rõ rồi nhé. Tôi ho lên một tiếng, tay tôi sẽ mất đi một ngón. Thế là tôi đưa thẳng cánh tay ra cho mọi người nhìn rõ, sau đó ít lâu bỗng hét to lên một tiếng rồi hỏi: - Các vị thấy ngón tay nào của tôi bị mất? Có người nói là ngón cái, có người nói là ngón giữa, thậm chí có người còn nói là cả năm ngón đều mất. Nếu họ đang trong trạng thái bị thôi miên thì tôi có thể làm cho họ thấy cả thân hình tôi đều biến mất. Không những khác nhau trên phương diện tâm lý mà thôi miên và ngủ còn khác nhau cả về phương diện sinh lý.
- Sinh lý ở trạng thái thôi miên của số liệu theo sóng não thì giống như người vừa mới ngủ, không giống như người ngủ sâu. Người bị thôi miên, vỏ đại não bị ức chế không hoàn toàn, còn khi ngủ sâu thì thực sự đã bị ức chế ở tầng sâu. Khi bị thôi miên con người không thể chiêm bao, còn trao đổi chất, hô hấp, tim mạch đều hoạt động bình thường. Còn khi ngủ thì mọi việc lại khác. Nói tóm lại, bị thôi miên và ngủ là hai trạng thái tâm sinh lý khác nhau. 2. Trạng thái thôi miên cạn Thôi miên có hai trạng thái sâu, cạn khác nhau và sẽ nảy sinh những hiện tượng tâm lý khác nhau. Ví dụ trong trạng thái thôi miên sơ kỳ chỉ nhìn thấy hành động tay chân của đối tượng tuân theo ám thị, khi bị thôi miên sâu mới tác động đến tri giác, ký ức của họ. Vì thế biết rõ đối tượng đã được thôi miên ở mức độ cạn hay sâu rất quan trọng với nhà thôi miên. Đây là lý luận cơ bản của thuật thôi miên. Theo cách phân biệt hiện đại thì thôi miên
- được chia thành ba mức độ: cạn, trung bình, sâu. Càng tiếp cận với giấc ngủ sâu, thôi miên càng tiến đến mức độ sâu. Cũng có người phân thôi miên thành năm giai đoạn, tức chia từng giai đoạn cạn, sâu ra thành những giai đoạn nhỏ hơn. Chúng ta sẽ nhìn thấy những hiện tượng nào trong giai đoạn thôi miên cạn? Khi học sinh đang tập trung nghe giảng bài, thầy giáo vô tình quay người nhìn ra cửa sổ, học sinh cũng vô tình quay nhìn theo thầy giáo. Đấy là kết quả bị thôi miên bởi thầy giáo vì vậy có thể nói, khi sức chú ý tập trung cao độ là trạng thái cạn của thôi miên. Mỗi người tùy theo quan niệm của mình về sự vật hiện tượng mà dẫn đến những hành động khác nhau. Trạng thái thôi miên cạn có một đặc trưng rất thú vị là do bị ám thị mà sản sinh ra những quán niệm hành động khác nhau. Thuật thôi miên và loại vận động này liên quan mật thiết với nhau. Phương pháp thiết thực của nó là lợi dụng quán niệm vận động để dẫn dắt đối tượng vào trạng thái thôi miên. Dùng một
- sợi dây dài 20-30cm, một đầu cột dính vào đồng tiền lơ lửng trên không trung, phía dưới để một cái ly trống không. Chỉ cần nghĩ thầm: "đồng xu nhất định sẽ dao động và chạm vào thành ly bốn lần" thì nó sẽ chuyển động y như vậy. Đây chính là kết quả của việc ám thị, làm dẫn khởi quán niệm vận động. Quán niệm vận động còn thể hiện ở cảm giác của tự thân, nếu chỉ nhìn bên ngoài sẽ không biết được nhưng nó thật sự tồn tại, ví dụ như cảm giác đau đớn, buồn nôn, chán ăn , các hiện tượng này được bác sĩ gọi là "tâm lý chứng". Cô Châu vốn rất sạch sẽ, một hôm đi dã ngoại bị vài con sâu rơi xuống cổ áo, cô nhờ người lấy xuống nhưng cảm giác sâu vẫn còn bám trên áo. Khi về đến nhà, cô tắm rửa sạch sẽ, song vẫn đôi lần lấy tay sờ lên cổ áo vì cảm giác lành lạnh, rờn rợn vẫn còn. Đây chính là tự thân cảm giác làm dẫn khởi quán niệm vận động. Chỉ cần lực chú ý của chúng ta tập trung vào một quán niệm, không cho tán thất sang quán niệm khác sẽ xuất hiện những hành động tương ứng với những quán niệm đó. Nếu dùng thôi miên để dẫn dắt thì quán niệm vận động sẽ càng tăng lên. Ví dụ thôi miên một người đang đứng, bảo anh ta giơ
- cánh tay lên khỏi đầu, hai mắt nhìn thẳng về phía trước, sau đó nói: - Chốc lát tay anh hạ xuống nhưng hạ đến ngang tầm mắt của anh thì dừng lại. Quả nhiên tay anh ta hạ xuống nhưng đến ngang tầm mắt thì không hạ được nữa. Tiếp tục ám thị cho anh ta giơ tay lên, hạ xuống nhiều lần như vậy, anh ta càng nghe lời nhanh hơn, tốc độ cũng nhanh hơn. Đấy là vì một lần đã nghe lời thì quán niệm vận động đã hình thành nên những lần sau dễ dàng thực hiện hơn. Và cũng trong trạng thái này, nếu bạn bảo họ giơ một tay, quay tay họ đều dễ dàng nghe lời. Khi ấy đối tượng đang tiến vào trạng thái thôi miên cạn. Quán niệm vận động là giai đoạn trung gian giữa lúc tỉnh thức và thôi miên. Trong trạng thái tỉnh thức, chúng ta luôn thông qua ám thị để dụ dẫn đối phương hành động (tâm lý cảm thọ biến hóa cũng là một loại vận động), còn quán niệm vận động một khi sản sinh thì thông qua sự chỉ dẫn của ám thị, nó sẽ càng mãnh liệt hơn, cuối cùng tiến vào trạng thái thôi miên. Các nhà thôi miên cho rằng một khi quán niệm vận động sản sinh, trong một trình độ nào đó là đã tiến
- nhập vào trạng thái thôi miên cạn. Sau đó không ngừng gia tăng ám thị thì quán niệm vận động càng dễ thực hiện, đối phương sẽ được dẫn dắt vào cảnh giới thôi miên ngày càng sâu. Các hiện tượng khi bị thôi miên cạn rất bình thường, và cũng thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nhắm mắt lại, không nghĩ gì cả, tức “nhắm mắt dưỡng thần” là trạng thái thôi miên cạn nhất. Người học khí công đứng thẳng, toàn thân thả lỏng, ý thủ đan điền, điều hòa hô hấp cũng là đang tiến vào trạng thái thôi miên. Trong trạng thái tỉnh thức, chỉ cần có thể nắm chắc được lực chú ý của đối phương trong mọi lúc thì lực ám thị của bạn lên đối phương càng cao. Thôi miên cạn có đặc trưng đặc biệt là khiến cho đối tượng vận động bằng thân thể như đứng, ngồi, quơ tay nhưng không gồm sự vận động trong nội tạng. Còn có các đặc trưng khác của thôi miên cạn mà theo ý của mỗi người, nó sẽ khác nhau, tuy nhiên, về bản chất thì chúng chỉ là một. Ví dụ có người cho rằng, khi tập trung chú ý vào một việc gì đó thì được gọi
- là đang tiến nhập vào trạng thái thôi miên, nhưng cũng có người cho rằng tập trung chú ý cao độ vào sự việc nào đó là trạng thái tinh thần bình thường của con người, nếu cho đó là trạng thái thôi miên sẽ làm cho thôi miên không còn mang tính đặc trưng riêng nữa. Hai quan niệm này có vẻ chống đối nhau, nhưng thực chất không có gì sai biệt, vì trên phương diện sinh lý, hai trạng thái này không làm cho sinh lý thay đổi hoặc khác nhau gì cả. Từ những ví dụ trên, chúng ta có thể thấy, thôi miên cạn là những hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, và nó được nhìn nhận chủ yếu qua hai đặc trưng: quán niệm cuộc sống và thân thể vận động. 3. Thôi miên vừa Với một đối tượng đã đi vào trạng thái thôi miên cạn, nếu nhà thôi thiên tiếp tục tăng cường độ thôi miên thì đối tượng dễ dàng đi vào trạng thái thôi miên vừa. Trong trạng thái thôi miên vừa, đối tượng sẽ xuất hiện khá nhiều hiện tượng tâm sinh lý được gọi là "thần kỳ". Những hiện tượng này cũng là đặc trưng của trạng thái thôi miên vừa. Khi đối tượng đã tiến vào giai đoạn bị thôi
- miên vừa, không cần phải ám thị gì cả, bạn vỗ tay thật lớn bên tai của họ và hỏi họ có nghe không, họ sẽ trả lời không nghe gì cả. Nếu dùng kim châm vào lưng bàn tay, họ cũng không biết đau. Như vậy tri giác trong giai đoạn này đã bị đình trệ đến mức nghiêm trọng. Nhưng nếu nhà ám thị đưa ra tín hiệu ám thị thì tình hình sẽ khác. Nhà ám thị bảo: "tai anh rất thính, anh có thể nghe được âm thanh rất xa", thế là họ có thể nghe được tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ tay cách đó hai mét. Như vậy tri giác của đối tượng hoàn toàn không bình thường. Và đây là hiện tượng thường thấy ở mức độ thôi niên vừa. Trong trạng thái thôi miên vừa này, chúng tôi cũng đã thực nghiệm thị giác của đối tượng, họ có thể đọc rành mạch những bài văn có cỡ chữ rất nhỏ mà trên căn bản với mức bình thường không thể đọc được, hoặc cũng có đối tượng nhìn xuyên qua hai hay ba lớp giấy. Có thể trong trạng thái tinh thần đặc biệt này, vật phẩm đã bị che lại nhưng đối tượng đã nhìn thấy bằng tiềm thức hay cảm giác. Hành vi của đối tượng được chi phối bằng tiềm thức chứ không còn bằng ý
- thức nữa. Tuy nhiên, đặc trưng tính chất của thôi miên vừa cũng thay đổi theo cá tính của đối tượng. Cá tính của con người hình thành từ nhiều phương diện, thường thì được chia thành hướng nội và hướng ngoại. Nếu một người có cá tính hướng nội từ nhỏ đến lớn thì dù có thôi miên cách nào họ cũng không thể biến thành hướng ngoại, và ngược lại. Nhưng nếu trước đây tinh thần họ rất phóng khoáng nhưng do một nguyên nhân nào đó làm họ trở nên khép kín thì sau nhiều lần thôi miên, ám thị họ sẽ tự tin hơn, sống phóng khoáng trở lại. Thôi miên cũng có thể trị bệnh háo ăn, biếng ăn hoặc vực dậy tinh thần cho người luôn đau khổ, thất tình. Một người khi nóng giận thì huyết áp tăng, tim đập nhanh, mồ hôi ra nhiều, thôi miên có thể giúp họ điều hoà tâm lý, làm cho tinh thần ổn định. Thôi miên có những hiện tượng rất khó giải thích, ví dụ trong trạng thái bị thôi miên, đối tượng nghe nhà ám thị bảo:
- - Sau này hễ anh thấy nước là mắc tiểu, quả thật sau khi thoát khỏi trạng thái bị thôi miên người kia hễ thấy nước là đi tiểu. Hoặc nhà ám thị bảo: - Tôi dùng dao khoét trên da anh một một lỗ nhỏ, nó sẽ không ngừng chảy máu. Quả đúng như lời nhà ám thị nói. Nhà ám thị đã khống chế hoạt động của huyết quản Như vậy ám thị đã tác động rất mạnh lên tâm sinh lý của đối phương. 4. Thôi miên ở mức độ sâu Đặc điểm của thôi miên sâu là làm cho ký ức thay đổi, ký ức có thể được tăng cường hoặc có thể bị giảm đi. Thôi miên có khi để đối tượng trở về trạng thái tinh thần khi họ còn thơ ấu, sau đó so sánh mối quan hệ tinh thần thời thơ ấu đến hiện tại. Từ đó giúp bệnh nhân nhận ra những gì mình cần phải thay đổi để trị liệu. Sự trở về tuổi ấu thơ phải thực hiện từng
- bước, như giảm đi 5 năm rồi 10 năm, 20 năm cho người bệnh tự nhớ lại những việc mà họ đã quên từ lâu theo một trật tự nhất định. Phương pháp này được gọi là "thôi miên phân tích". Khi bị thôi miên sâu, nhà ám thị không cần ra ám thị nào thì ký ức của đối tượng cũng đã bị đình trệ ở mức độ sâu. Thế nhưng nếu ám thị cho họ nhớ lại những việc quá khứ 10-20 năm thì họ sẽ nhớ được ngay. Thậm chí có người còn nhớ được cảm giác khi ở trong bào thai mẹ hoặc các việc đã làm trong kiếp trước. Tuy nhiên đó là những việc không thể chứng thực được nên hiện nay vấn đề "kiếp trước" vẫn đang được nghiên cứu tìm hiểu. Việc sau khi bị thôi miên sẽ nhớ lại các chuyện quá khứ có lẽ là do đối tượng khi ấy đang ở trạng thái tập trung cao độ, không hề bị bất cứ tư tưởng hay ngoại cảnh nào chi phối, đại não đang hưng phấn chỉ với một vấn đề vì thế hiệu quả hồi ức vô cùng cao. Có người cho rằng giai đoạn đầu tiên dẫn dắt đối tượng vào trạng thái thôi miên là khó nhất, đối
- tượng có thể sẽ phản ứng lại, làm cho nhà thôi miên không thể nào thực hiện được các tín hiệu ám thị. Thế nhưng theo tôi, khó nhất lại là ở những trạng thái thôi miên sâu, bởi chúng ta khó nắm bắt được độ sâu của nó ở chừng mực nào. Muốn dẫn dắt một đối tượng từ trạng thái thôi miên sơ kỳ đến trạng thái mộng du cần phải có kỹ thuật cao, và muốn duy trì hiệu quả ám thị ngay cả khi đối tượng tỉnh dậy càng cần có trình độ cao hơn nữa. Ngày xưa, thôi miên được xem là lĩnh vực thần bí. Nhưng thật ra nó không khó học và nếu giải thích theo khoa học thì mọi người vẫn có thể hiểu được. Created by AM Word2CHM
- III. NHŨNG ĐỐI TƯỢNG DỄ THÔI MIÊN THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 3. THUẬT THÔI MIÊN Cảm thọ của mỗi người về thôi miên sẽ khác nhau tùy theo tố chất của cơ thể và cá tính của từng người. Có thể cho rằng thôi miên là việc phát huy tác dụng từ ám thị. Người dễ bị ám thị là người dễ bị thôi miên. Chọn đối tượng để thôi miên vô cùng quan trọng, phải nhìn vào hành vi, ngôn ngữ mà chọn đối tượng thích hợp. Có nhiều người hỏi tôi: - Tôi có phải là người dễ dàng bị thôi miên không? Gặp những trường hợp như vậy, tôi nói: - Anh hãy giơ thẳng tay phải lên khỏi đầu rồi nhìn vào mắt tôi, tay anh sẽ tự động hạ xuống và chỉ vào mắt tôi. Anh ta giơ tay lên, nhìn vào mắt tôi, cố gắng không hạ tay xuống, nhưng chỉ duy trì được chưa đến một phút đã hạ tay xuống chỉ vào mắt tôi. Rất ít người duy trì đến mức cuối cùng.
- Cảm thọ về thôi miên cũng thay đổi theo tuổi tác. Thường từ 7-10 tuổi là dễ thôi miên nhất, dễ bị dẫn dắt vào tầng thôi miên sâu nhất. Còn trẻ dưới 7 tuổi dường như không thể bị thôi miên VÌ trí lực của chúng còn quá hạn chế, không hiểu tín hiệu ám thị. Hơn nữa, chúng luôn hiếu kỳ với mọi vật xảy ra xung quanh nên lực chú ý không thể tập trung cao độ được. Đương nhiên, với những đứa trẻ thông minh lanh lợi thì vẫn có thể bị rơi vào trạng thái thôi miên sâu. Trẻ dưới 10 tuổi khi bị thôi miên dễ sinh ảo giác hơn trẻ trên 10 tuổi. Tuổi càng lớn càng ít thấy hiện tượng khác lạ khi bị thôi miên. Trẻ đến 15 tuổi vì trí phán đoán đã cao nên cũng rất khó dẫn dắt chúng vào trạng thái thôi miên. Trên 20 tuổi, sự hoài nghi của con người hình thành vững chắc, người đã trưởng thành, trí phán đoán rất cao, vì thế rất khó thôi miên. Nếu họ không phối hợp với chúng ta thì khó đưa họ vào trạng thái thôi miên. Khi con người trên 5o tuổi, cơ thể đã có nhiều thay đổi. Là thời kỳ quá độ từ tuổi trung niên sang lão niên, tính cảm thọ đối với thôi miên của họ cũng cao
- hơn. Từ 70 tuổi trở về sau, dường như không thể bị thôi miên nữa, bởi kinh nghiệm, tri thức của họ quá dày dặn và dường như họ cũng chẳng quan tâm gì đến mọi việc xung quanh, tư tưởng tự nhiên trở nên đơn giản hóa, không thể thôi miên được họ. Về giới tính thì nữ dễ bị thôi miên hơn nam, đấy có lẽ vì nữ giới làm việc cảm tính hơn, không giống như nam giới khi làm việc gì cũng đặt câu hỏi: "Tại sao?", hơn nữa, nữ giới dễ tin hơn, còn nam giới luôn tỏ thái độ hoài nghi. Nữ giới có tính phục tùng cao, đây cũng là lý do họ dễ bị thôi miên hơn. Về cá tính, người hướng nội dễ bị thôi miên hơn người hường ngoại. Người có tính thích dựa dẫm dễ bị thôi miên hơn người có tính tự lập. Người có bệnh về thần kinh dễ bị thôi miên hơn người có thần kinh mạnh mẽ. Người điên, người khùng đương nhiên không thể bị thôi miên.
- Người bị bất cứ bệnh gì, nhưng nếu tinh thần của họ không thể tập trung được thì cũng không dễ bị thôi miên. Người mê tín dễ bị thôi miên. Người có trí phán đoán cao, tri thức rộng, nhưng nếu họ chịu hợp tác thì vẫn có thể thôi miên được. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, bên ngoài là phối hợp nhưng bên trong luôn nghi ngờ, hiếu kỳ nên không dễ bị thôi miên. Một lần nọ, có ký giả nói với tôi: - Tôi nghe nói về thôi miên đã lâu và cũng tin đây là một học thuật mang tính khoa học. Tôi muốn thử nghiệm trên chính bản thân mình, anh hãy thôi miên tôi xem sao? Nghe nói thế, tôi bèn bảo anh ta ngồi xuống ghế, sau đó dùng ám thị: "tay anh không thể nhấc lên được", quả nhiên tay anh ta không hề cử động. Tôi lại ra thêm vài ám thị quán niệm vận động, anh ta đều nhất nhất làm theo. Tôi tưởng rằng anh ta dường như đã bị dẫn dắt vào trạng thái thôi miên vừa. Thế nhưng
- khi tôi nói "Có một mùi hương rất thơm bay đến, anh hãy ngửi thử xem!" thì anh lắc đầu bảo: "Tôi chẳng ngửi được gì cả!”. Tôi lại bảo: "tay anh không thể cử động được!" thì tay anh ta bắt đầu cử động v v Thì ra ban đầu anh ta chẳng hề bị thôi miên, chỉ hành động theo ám thị một cách có ý thức, tinh thần anh ta hoạt động mạnh mẽ, linh hoạt, chứa đựng một mối hoài nghi và hiếu kỳ cao tột độ nên không bị thôi miên. Cuối cùng tôi phải dùng thôi miên cưỡng chế tính để thôi miên anh ta, từ đó anh ta mới bị đưa vào trạng thái thôi miên sâu. Thông thường, mọi người đều có thể bị thôi miên nhưng mức độ sâu cạn khác nhau, chỉ khoảng 1/4 số người bị thôi miên tiến vào trạng thái thôi miên sâu. Sau đây là tỷ lệ người có thể hoặc không thể bị thôi miên: a/ Người không thể bị thôi miên: 5% b/ Người có thể bị thôi miên cạn: 35% c/ Người có thể bị thôi miên vừa: 35% d/ Người có thể bị thôi miên sâu: 25% Con đường dẫn đến trạng thái bị thôi miên
- như thế nào? Khi mới bắt đầu, nhà thôi miên lấy niệm vận động làm ám thị thôi miên chính. Ví dụ ám thị sư nói: - Hai tay của anh sẽ tự nhiên nắm lấy nhau. Đối tượng sẽ tự nhiên hành động theo tín hiệu ám thị. Sau đó là dẫn dắt họ vào trạng thái cơ nhục vận động, tức hành động của thân thể. Trong giai đoạn này, đối tượng dễ dàng hành động theo nhà thôi miên một cách mù quáng. Đối tượng biểu hiện như kẻ ngu ngơ, không hề có ý thức tự chủ. Đối tượng đã tiến vào trạng thái thôi miên cạn. Tiếp đến dẫn dắt đối tượng vào trạng thái thôi miên vừa. Đầu tiên là dẫn dắt tri giác, thường thông qua xúc giác, tức ám thị xúc giác của đối tượng cảm nhận sai. Nếu thành công thì tiếp tục ám thị đến thị giác. Tuy nhiên, cũng có những đối tượng không thể thực hiện trên cơ quan cảm giác này, lúc ấy nhà ám thị sẽ thực hiện trên cơ quan cảm giác khác. Nếu sau nhiều lần thử vẫn thất bại, rõ ràng đối tượng vẫn chưa được đưa vào trạng thái thôi miên vừa. Muốn biết đối tượng đã tiến vào trạng thái thôi miên sâu chưa, có thể thử bằng cách xem họ đã bị tán
- thất ký ức hay chưa. Đầu tiên hỏi họ về tuổi tác, tên họ, nếu họ không nhớ được có thể tiến hành chi phối ký ức của họ, đưa họ trở về những sự việc xảy ra của quá khứ, tức họ đã chìm vào trạng thái thôi miên sâu. Dĩ nhiên, thuật thôi miên không phải đơn giản. Qua mấy ngàn năm hình thành, phát triển và không ngừng hoàn thiện, ngày nay nó đã trở thành một học thuật mang tính khoa học rất cao. Tình trạng cơ thể của từng cá nhân ảnh hưởng rất lớn đến việc thôi miên, thế nhưng nhà thôi miên có làm tốt việc thôi miên hay không điều quan trọng là phải xem kỹ năng thôi miên của họ có cao hay không. Dù cho đối tượng là một người có tính cảm thọ thôi miên cao nhưng nếu nhà thôi miên kỹ thuật thấp kém cũng không thể thôi miên được họ. Ngược lại, khi nhà thôi miên có kỹ thuật cao siêu thì có thể thôi miên những đối tượng ít có cảm tho thôi miên nhất. Created by AM Word2CHM
- IV. THÔI MIÊN GIA VÀ THUẬT THÔI MIÊN THÔI MIÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC à Chương 3. THUẬT THÔI MIÊN Nhiều người mới học thôi miên lo lắng mình không thể trở thành một nhà thôi miên chân chính. Họ cho rằng nhà thôi miên phải có những tính chất đặc thù nào đó, ví dụ như ánh mắt, cử chỉ, lời nói v.v đều thể hiện sự cao thâm khó lường, luôn làm tho người khác có cảm giác e sợ. Quả thật đúng như vậy, nhà thôi miên luôn bảo rằng thôi miên rất đơn giản, nhưng khi mới học thì thất bại rất nhiều lần qua nhiều cuộc thử nghiệm. Một trong những lý do thất bại là ánh mắt và lời nói của họ không đủ sức mạnh để ám thị đối tượng. Có lần tôi giảng về thôi miên, khi gọi một nữ sinh viên lên thực nghiệm, mắt tôi cứ nhìn chằm chằm vào mắt cô ấy. Thấy cô ấy có vẻ bất an, tôi bèn xòe bàn tay phải ra, nói: - Khi em nhìn vào lòng bàn tay tôi, lúc nó đặt ngay tầm mắt em, nó sẽ trở nên to lớn hơn!
- Tôi nói xong, cô ấy bỗng đứng trân nhìn vào lòng bàn tay tôi. Sau đó, cô nói: - Ánh mắt của thầy khiến em lo sợ. Sau khi nghe thầy nói, trong đầu em như có một tiếng "bùng", mọi việc xung quanh em không còn biết gì nữa. Rõ ràng ánh mắt của nhà thôi miên phải có thần lực, thường được gọi là "thần nhãn" mới có thể nhiếp phục được đối tượng. Điều này cũng không có nghĩa rằng nhà thôi miên có cấu tạo sinh lý khác với người thường: Có khác biệt chăng chỉ là họ luyện tập rất nhiều, ngay cả khi họ không thực hiện thôi miên, mọi người cũng xem họ như những nhân vật "khác người". Bất cứ người bình thường nào cũng có thể trở thành một nhà thôi miên, chỉ cần thực lòng học hỏi, nắm vững quy luật ám thị để làm nền tảng tiếp tục học sâu vào thuật thôi miên. Muốn khiến một người đồng ý làm việc gì đó không khó, ví dụ muốn họ giúp đỡ, muốn họ thay đổi một số tư tưởng, quan niệm v.v những điều này dễ dàng thực hiện ngay khi đối tượng vẫn đang tỉnh giấc. Thế nhưng có những yêu cầu mà họ không thể chấp