Bài giảng Thiếu máu - ThS. Nguyễn Phúc Học

pdf 31 trang phuongnguyen 7430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thiếu máu - ThS. Nguyễn Phúc Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thieu_mau_ths_nguyen_phuc_hoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thiếu máu - ThS. Nguyễn Phúc Học

  1. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y THIẾU MÁU Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị một số bệnh lý thiếu máu thường gặp Nội dung 1. Đại cương về thiếu máu 4. Thiếu máu do thiếu acid folic 1. Nguyên nhân 1. Nguyên nhân thiếu acid folic a) Do giảm sinh hồng cầu 2. Triệu chứng b) Do tan máu 3. Điều trị c) C. do chảy máu 5. Thiếu máu tự miễn 2. Phân loại thiếu máu 1. Nguyên nhân 3. Triệu chứng của thiếu máu 2. Triệu chứng 2. Thiếu máu do thiếu sắt 3. Điều trị 1. Nguyên nhân thiếu máu do thiếu 6. Suy tủy sắt 1. Nguyên nhân 2. Triệu chứng 2. Triệu chứng 3. Điều trị 3. Điều trị 3. Thiếu máu do thiếu Vitamin B12 7. Thiếu máu trong 1. Nguyên nhân thiếu vitamin B12 8. các bệnh mạn tính Nguyên nhân 2. Triệu chứng 1. Triệu chứng 3. Điều trị 2. Điều trị 1
  2. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1. Đại cương về thiếu máu 2
  3. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.1 Nguyên nhân 3 nhóm nguyên nhân thiếu máu: - Thiếu máu do giảm sinh - Thiếu máu do tan máu - Thiếu máu do chảy máu 3
  4. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y a. Thiếu máu do giảm sinh - Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu: + Thiếu máu do thiếu sắt + Thiếu máu do thiếu acid folic, B12 + Thiếu máu do thiếu protein + Thiếu máu do sử dụng sắt kém - Thiếu máu do giảm sản và bất sản tủy: + Giảm sinh nguyên hồng cầu đơn thuần + Suy tủy toàn bộ bẩm sinh hay mắc phải + Thâm nhiễm tủy: Bạch cầu cấp, các ung thư di căn - Các nguyên nhân khác: + Suy thận mạn, thiểu năng giáp + Nhiễm khuẩn mạn tính, bệnh collagen 4
  5. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y b, Thiếu máu do tan máu - Tan máu do bất thường tại hồng cầu, di truyền: + Bất thường về hemoglobin + Bất thường ở màng hồng cầu + Thiếu hụt enzym hồng cầu - Tan máu do nguyên nhân nngoài hồng cầu, mắc phải: + Tan máu miễn dịch: bất thường nhóm máu mẹ con ABO, Rh, tự miễn + Sốt rét, nhiễm khuẩn máu + Nhiễm độc một số thuốc, hóa chất, nọc rắn + Cường lách 5
  6. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y c. Thiếu máu do chảy máu - Chảy máu cấp: + Chấn thương + Xuất huyết tiêu hóa + Xuất huyết não – màng não + Rối loạn quá trình cầm máu - Chảy máu mãn tính: + Giun móc + Loét dạ dày hành tá tràng + Trĩ, sa trực tràng 6
  7. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.2 Phân loại thiếu máu * Có rất nhiều cách phân loại thiếu máu như: 1.2.1- Phân loại theo tính chất tiến triển: - Thiếu máu cấp tính, - Thiếu máu mạn tính. 1.2.2 - Theo kích thước hồng cầu: - thiếu máu HC to, nhỏ, trung bình. 1.2.3. Theo tính chất thiếu máu: - Thiếu máu nhược sắc, - Thiếu máu đẳng sắc, - Thiếu máu ưu sắc 7
  8. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.2.4 - Phân loại theo nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh. Theo cách này người ta chia thiếu máu làm 4 loại sau: - Thiếu máu do chảy máu: + Cấp tính: sau chấn thương, chảy máu dạ dày- tá tràng + Mạn tính: do giun móc, trĩ chảy máu - Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu: Các chất cần thiết cho tạo máu hay bị thiếu thường là: sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin C, protein, nội tiết thường hay gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng. - Thiếu máu do rối loạn tạo máu: + Suy nhược tủy xương. Loạn sản tủy xương . + Tủy xương bị lấn át, chèn ép do các tổ chức ác tính hoặc di căn ung thư vào tủy xương. - Thiếu máu do huyết tán: + Nguyên nhân tại HC: thiếu hụt men (G6PD ), rối loạn HST (thalasemie, bệnh HC hình lưỡi liềm ) + Nguyên nhân ngoài HC: như miễn dịch, nhiễm độc, nhiễm trùng, bỏng 8
  9. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.3 Triệu chứng của thiếu máu 1.3.1 Thiếu máu cấp tính: Nguyên nhân: - Chấn thương mất máu nặng. Lâm sàng: - Da, niêm mạc: da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay trắng bệch. - Tim mạch: nhịp tim nhanh, có thể có tiếng thổi tâm thu do thiếu máu. - Huyết áp: Mất >1l, HA động mạch giảm dưới mức bình thường. Mất >1.5l, trụy mạch hay không đo được HA. - Hô hấp: Khó thở, nhịp thở nhanh. - Thần kinh: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Thoáng ngất hoặc ngất. - Cơ và khớp: mỏi các cơ, đi lại khó khăn. 9
  10. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.3.2 Thiếu máu mãn tính. Nguyên nhân: - Trĩ. Xuất huyết tiêu hóa. - Rong kinh, đa kinh Lâm sàng - Da, niêm mạc: da xanh xảy ra từ từ, niêm mạc nhợt nhạt. - Móng tay: khô, mất bóng, có khía, có thể có móng tay lõm hình thìa. - Tim mạch: nhịp tim nhanh, có thể có thổi tâm thu thiếu máu. Người già: thiếu máu nuôi tim , cơn đau thắt ngực. - Hô hấp: khó thở khi gắn sức, nhịp thở nhanh. - Thần kinh: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thoáng ngất. Bệnh nhân thường có những cơn buồn bã liên miên do thiếu O2 não. - Cơ xương khớp: mệt mỏi, đi lại khó khăn. - Tiêu hóa: Ăn kém, gầy sút. - Sinh dục: nữ có rối loạn kinh nguyệt. Nam: sinh lý kém hoặc mất. Nhìn chung, triệu chứng của thiếu máu mạn cũng giống thiếu máu cấp, chỉ khác ở chỗ triệu chứng xảy ra từ từ, nên bệnh nhân có thời gian để thích nghi. 10
  11. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.3.3 Cơn tan máu cấp tính Nguyên nhân: - Bẩm sinh: Màng hồng cầu: + Bệnh hồng cầu hình cầu ( thiếu spectin), hồng cầu hình elip + Rối loạn chuyển hóa hồng cầu: thiếu G6PD, thiếu Pyruvate kinase. + Rối loạn Hemoglobin: bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia. - Mắc phải: + Thiếu máu tan máu tự miễn: Tiên phát: bệnh Lupus ban đỏ, Hội chứng Evans ( kháng thể kháng tiểu cầu, và kháng thể gây tan máu). + Tan máu ở trẻ sơ sinh: Bất đồng Rh. Bệnh tan máu do hệ ABO ở trẻ sơ sinh. + Phản ứng truyền máu bất đồng nhóm máu. + Thuốc: Penicilline. Methyldopa. 11
  12. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Lâm sàng ⁻ Thiếu máu đột nhiên tăng lên. ⁻ Sốt cao kèm rét run. ⁻ Đau bụng. ⁻ Vàng da, vàng mắt tăng lên rõ rệt. ⁻ Lách to ra. ⁻ Có thể có biến chứng thận và tim. ⁻ Nước tiểu sẫm màu. ⁻ Phân vàng. Các triệu chứng của cơn tan máu cấp tính giống như các triệu chứng của thiếu máu cấp. Kèm theo đó là các triệu chứng do sự có quá nhiều hemoglobin trong máu gây độc cho thận, và sự chuyển nó thành bilirubin tự do và sau đó là bilirubin liên hợp: vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân vàng. 12
  13. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2. Thiếu máu do thiếu sắt 2.1 Nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt: Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu sắt và được phân loại theo 3 nhóm như sau: a, Không cung cấp đủ nhu cầu sắt - Do tăng nhu cầu sắt: Tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai - Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, người nghiện rượu, người già ; - Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước uống có ga b, Mất sắt do mất máu mạn tính - Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột ; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung ; - Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm. c, Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh (Hypotransferrinemia): Xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh rất hiếm gặp. 13
  14. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.2 Triệu chứng Người bị bệnh thiếu máu, thiếu sắt thường có triệu chứng da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy. Bản thân người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực. Về mặt triệu chứng lâm sàng, bệnh thiếu máu thiếu sắt diễn biến từ từ qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Chỉ giảm sắt dự trữ nên người bệnh chưa bị thiếu máu, thường có một số triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt. - Giai đoạn 2: Đã cạn sắt dự trữ và giảm sắt vận chuyển, người bệnh chưa có biểu hiện rõ tình trạng thiếu máu, có triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt; bắt đầu có triệu chứng của thiếu sắt như: Mất tập trung, mệt mỏi . - Giai đoạn 3: Thiếu máu và thể hiện là có cả triệu chứng của thiếu máu và thiếu sắt. Tuy nhiên, ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng. 14
  15. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Xét nghiệm a. Xét nghiệm xác định mức độ và tính chất thiếu máu: Số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố và tỷ lệ hematocrit giảm, hồng cầu nhỏ, nhược sắc. b. Xét nghiệm đánh giá mức độ thiếu sắt: Sắt huyết thanh giảm, ferritin giảm, transferrin tăng; khả năng gắn sắt toàn thể tăng; độ bão hòa transferrin giảm. c. Một số xét nghiệm tìm nguyên nhân: Soi dạ dày, soi đại tràng, siêu âm ổ bụng, tìm ký sinh trùng đường ruột (trứng giun móc trong phân); CD55, CD59 (chẩn đoán bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm), 15
  16. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.3 Điều trị Nguyên tắc: Hạn chế truyền máu, khuyến khích bổ sung sắt dạng uống. Chỉ định sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch trong các trường hợp: + Thiếu máu thiếu sắt nặng, rất nặng; + Không dùng được dạng uống: Cắt đoạn ruột, dạ dày, bệnh bẩm sinh; + Thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển. - Giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu: Bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt. - Thời gian bổ sung sắt: Kéo dài, nên tiếp tục bổ sung sắt thêm ba tháng sau khi lượng huyết sắc tố trở đã về bình thường. - Phối hợp với điều trị nguyên nhân: Cần tìm được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu thiếu sắt. Các chế phẩm thuốc bổ sung sắt - Dạng uống: Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate; 16
  17. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3. Thiếu máu do thiếu Vitamin B12 3.1 Nguyên nhân thiếu vitamin B12 Thiếu máu thiếu Vitamin B-12 (thiếu máu ác tính) Không ăn thịt và sữa chứa rất nhiều vitamin B-12. Ăn chay nghiêm ngặt có thể rơi vào loại này. Có bệnh đường ruột, tăng trưởng bất thường của vi khuẩn trong dạ dày, hoặc phẫu thuật dạ dày ruột hoặc cản trở sự hấp thu vitamin B-12. Thiếu yếu tố nội tại. Hầu hết mọi người với chẩn đoán thiếu máu thiếu vitamin B-12 do thiếu yếu tố nội tại - protein được tiết ra từ dạ dày cần thiết cho việc hấp thu vitamin B-12. Thiếu yếu tố nội tại có thể do phản ứng tự miễn hoặc khiếm khuyết di truyền. Dùng thuốc nhất định. Thuốc kháng acid và một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường type 2 có thể ảnh hưởng sự hấp thu Vitamin-B12. Rối loạn tự miễn dịch. Những người có liên quan đến nội tiết rối loạn tự miễn dịch, như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, có thể có nguy cơ phát triển bệnh thiếu máu ác tính. 17
  18. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.2 Triệu chứng Triệu chứng lâm sàng: thiếu máu do thiếu vitamin B12 ít gặp, xảy ra từ từ với các triệu chứng; thiếu máu từ từ, da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt; rối loạn tiêu hoá như chán ăn, hay nôn, tiêu chảy, viêm lưỡi, gan có thể to, loạn thần kinh nhẹ như mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn cảm giác sâu, đau mỏi, run tay, chân, Biểu hiện huyết học của thiếu máu do thiếu vitamin B12 gần giống thiếu máu do thiếu axit folic, thiếu máu hồng cầu to, tiểu cầu giảm nhẹ, trong máu tủy có nhiều nguyên hồng cầu khổng lồ. Định lượng vitamin B12 thấy giảm dưới 100 pg/ml (bình thường: 150-1000 pg/ml). 18
  19. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.3 Điều trị Thiếu máu thiếu Vitamin B-12 (thiếu máu ác tính). Có thể điều trị thiếu vitamin B-12 liên quan đến chế độ ăn uống nghèo nàn với những thay đổi trong chế độ ăn và bổ sung vitamin B-12. Nếu cơ thể không thể hấp thu vitamin B-12, Cần thuốc tiêm vitamin B- 12 hoặc dạng xịt B 12 cả đời. Lúc đầu, cần tiêm hoặc thuốc xịt thường xuyên. Cuối cùng cần tiêm hoặc xịt chỉ một lần một tháng. Điều trị là rất quan trọng, bởi vì các biến chứng thần kinh trở thành thường trú nếu thiếu B-12 không được điều trị thành công trong vòng vài tháng. 19
  20. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4. Thiếu máu do thiếu acid folic (folate-deficiency anemia) Có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu folate nếu: Đang mang thai, và không dùng hỗn hợp đa vitamin có chứa axit folic. Vấn đề về đường ruột gây cản trở hấp thu folate. Lạm dụng rượu, vì rượu cản trở sự hấp thu folate. Dùng thuốc theo toa nhất định, chẳng hạn như một số loại thuốc chống động kinh, có thể ngăn chặn sự hấp thu folate. Đang trải qua chạy thận nhân tạo cho suy thận. Hãy hỏi bác sĩ xem cần bổ sung acid folic để ngăn chặn sự thiếu hụt. Đang trải qua điều trị ung thư. Một số loại thuốc dùng để điều trị ung thư có thể cản trở sự trao đổi chất của folate. 20
  21. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4.1 Nguyên nhân thiếu acid folic Thiếu máu thiếu Folate. Folate, còn được gọi là vitamin B-9, là chất dinh dưỡng chủ yếu trong trái cây và rau lá xanh. Chế độ ăn uống thiếu những thực phẩm này có thể dẫn đến thiếu hụt. Những người có các bệnh ruột non, như bệnh Crohn, bệnh celiac, hoặc những người đã phẫu thuật loại bỏ hoặc nối tắt bỏ qua phần lớn ruột non, có thể khó hấp thụ folate hoặc tổng hợp folic acid. Rượu giảm hấp thu folate, do đó, uống rượu quá mức có thể dẫn đến thiếu hụt. Một số thuốc chống động kinh, có thể cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng này. Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú , người chạy thận nhân tạo đều có thể dẫn đến thiếu hụt. 21
  22. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4.2 Triệu chứng Gồm các triệu chứng của bệnh là căn nguyên gây thiếu acid folic (thường là thiếu dinh dưỡng), hội chứng thiếu máu và tiêu hóa, suy nhược, da niêm mạc nhợt nhạt, viêm lưỡi, ỉa chảy, dạ dày không tiết acid clorhydric (không nhất thiết), nhưng không có hội chứng thần kinh-thiếu máu như trong trường hợp thiếu máu ác tính. Xét nghiệm cận lâm sàng: huyết đồ giống với huyết đồ thiếu máu ác tính và những thể thiếu máu khác do thiếu vitamin B12, đặc biệt là sự xuất hiện những nguyên hồng cầu khổng lồ và những bạch cầu hạt nhân tăng phân múi ở trong tủy xương. Tuy nhiên, hồng cầu to kém rõ hơn và hiếm thấy những hồng cầu khổng lồ trong máu ngoại vi. - Folat trong huyết thanh và trong hồng cầu: giảm folat trong hồng cầu (<250/ng/ml) - Test Shilling: hấp thu vitamin B12 bình thường 22
  23. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4.3 Điều trị - Acid folic uống, 1 mg mỗi ngày cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm Nếu bằng đường uống không hiệu quả, thì tiêm bắp thịt acid folic. - Trong trường hợp thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do bệnh spru hoặc do hội chứng kém hấp thu, thì bắt đầu diều trị bằng acid folic tiêm bắp thịt, với liều 10mg/ngày, tiếp theo bởi liều duy trì 1mg uống mỗi ngày. Thường cần phối hợp vơi vitamin B12 và muối sắt, đôi khi sử dụng corticoid cũng có ích. Chú ý: thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ kháng vitamin B12 và kháng acid folic có thể do những nguyên nhân hiếm dưới đây gây ra: - Nguyên nhân di truyền - Tác động đến tổng hợp AND của một số thuốc chống ung thư: 23
  24. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5. Thiếu máu tan máu tự miễn 5.1 Nguyên nhân Thiếu máu huyết tán tự miễn (do tự kháng thể bám vào hồng cầu gây huyết tán). Trong thiếu máu huyết tán tự miễn có hai loại: Thiếu máu huyết tán tiên phát và thiếu máu huyết tán thứ phát - Thiếu máu huyết tán tự miễn tiên phát thường xuất hiện đột ngột không có căn nguyên và do hai loại kháng thể thuộc lớp IgG và IgM gây nên. Trong đó kháng thể thuộc lớp IgG hoạt động ở nhiệt độ 370C nên được gọi là huyết tán tự miễn do kháng thể nóng, còn lớp kháng thể thuộc lớp IgM hoạt động ở nhiệt độ < 40C nên gọi là huyết tán do kháng thể lạnh. - Thiếu máu huyết tán tự miễn thứ phát thường xuất hiện trong các bệnh cảnh Lupus ban dỏ, suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng, nhiễm độc do thuốc và một số bệnh máu ác tính 24
  25. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5.2 Triệu chứng Bệnh xẩy ra đột ngột, hoặc có thể từ từ. Người bệnh thiếu máu thường xanh xao, nhợt nhạt, cảm giác mệt mỏi, huyết áp tụt, mạch nhanh, xương khớp bị đau nhức, nhức đầu, hay bị chóng mặt. Có trường hợp sốt cao, rét run, cũng có bệnh nhân không bị sốt. Mắt người bệnh vàng, da vàng nhạt, lách to, mềm. Gan cũng có thể bị to ra; nước tiểu sẫm mầu, số lượng ít. 5.3 Điều trị a. Methylprednisolone - Liều dùng: 1 - 2mg/kg/ngày. Khi có đáp ứng (huyết sắc tố > 80G/L) thí giảm liều dần (30% liều/ tuần). - Trường hợp cơn tan máu rầm rộ, nguy cơ đe doạ tình mạng có thể dùng liều cao (bolus): + 1g/ngày trong 3 ngày sau đó. + 3-4mg/kg/ngày trong 3-5 ngày. + Sau đó dùng liều 1-2mg/kg/ngày. - Có thể ngừng thuốc khi huyết sắc tố của người bệnh trở về bính thường với liều duy trí ở mức thấp (khoảng 0.1mg/kg/ngày hoặc thấp hơn) trong vòng 1 năm mà không có tái phát. 25
  26. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y b. Các thuốc ức chế miễn dịch: Chỉ định khi bệnh không đáp ứng với corticoid. Có thể sử dụng các thuốc sau: - Azathioprine (Immurel): Liều dùng: 50-100mg/ngày trong 4 tháng. - Cyclophosphamid: Liều dùng: 50-200mg/ngày trong 3-6tháng. - Cyclosporin A: Liều dùng: 50-200mg/ngày trong 3-6 tháng. - Vincristin: 1mg/tuần tối thiểu 3 tuần. c. Gamma globulin: Chỉ định trong trường hợp cấp cứu: Cơn tan máu rầm rộ, đáp ứng kém với truyền máu và corticoid. d. Cắt lách: Điều trị 3-6 tháng bằng corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch thất bại e. Rituximab : khi ức chế miễn dịch và cắt lách không có hiệu quả. f. Điều trị hỗ trợ - Truyền máu 26
  27. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 6. Suy tủy 27
  28. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 6.1 Nguyên nhân 6.1.1.Suy một dòng tế bào tủy: a/ Suy dòng hồng cầu: là thường gặp hơn hết. Gồm nhiều loại: Bẩm sinh: Bất sản hồng cầu đơn thuần, hội chứng Aase Thứ phát: do thuốc, nhiễm khuẩn nặng, suy dinh dưỡng nặng, u tuyến ức Mắc phải: giảm nguyên hồng cầu ở trẻ em tạm thời Không rõ nguyên nhân b/ Suy dòng bạch cầu: Mất bạch cầu hạt di truyền ở trẻ em c/ Suy dòng tiểu cầu: Hội chứng TAR 6.1.2.Suy ba dòng tế bào tủy: Bẩm sinh Loạn sừng bẩm sinh, thiếu máu bất sản với bất thường nhiễm sắc thể Mắc phải Không rõ nguyên nhân 28
  29. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 6.2 Triệu chứng Biểu hiện của các triệu chứng giảm toàn bộ tế bào máu ngoại biên : ⁻ Thiếu máu : da xanh, niêm nhạt. Mức độ thiếu máu biểu hiện từ từ, mức độ thường nặng, khó hồi phục. Nhưng đôi khi, triệu chứng bệnh diễn ra rầm rộ, thường do ngộ độc tủy xương. - Xuất huyết : Có đặc điểm của xuất huyết do giảm tiểu cầu, chấm, nốt, mảng bầm máu ở da, chảy máu ở niêm mạc, có thể ở nội tạng - Bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng, do tình trạng giảm bạch cầu hạt. - Gan, lách, hạch không to. 6.3 Điều trị a. Điều trị nội khoa: – Corticoid ; Cyclosporin A – Androgen: trong trường hợp bệnh Fanconi – ALG (Globulin chống lympho) – Truyền khối hồng cầu, khối tiểu cầu, kháng sinh dự phòng b. Điều trị ngoại khoa: cắt lách c. Ghép tế bào gốc 29
  30. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 7. Thiếu máu trong các bệnh mạn tính 7.1 Nguyên nhân Viêm hoặc nhiễm khuẩn mãn tính, ung thư, bệnh gan .làm giảm đời sống hồng cầu, trong khi tủy xương không sinh đủ hồng cầu để bù Bệnh thận mãn tính: thiếu máu do giảm erythropoietin giảm sinh hồng cầu và ứ đọng các chất độc trong máu làm giảm đời sống hồng cầu 7.2 Triệu chứng Các triệu chứng bệnh mãn tính đã biết kèm them biểu hiện thiếu máu: - Định lượng sắt huyết thanh thấp - Khả năng gắn sắt toàn phần của huyết thanh thấp - Ferritin huyết thanh bình thường hoặc tăng, - Hematocrit giảm (rõ nhất trong suy thận). MCV bình thường 7.3 Điều trị - Truyền khối hồng cầu khi có thiếu máu nặng - Erythrôpietin tônggr hợp tiêm dưới da. 30
  31. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ CHƯƠNG 7 CÁC BỆNH VỀ MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU 31