Bài giảng Thanh toán quốc tế - Phan Thị Thu Trang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thanh toán quốc tế - Phan Thị Thu Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_thanh_toan_quoc_te_phan_thi_thu_trang.ppt
Nội dung text: Bài giảng Thanh toán quốc tế - Phan Thị Thu Trang
- BÀI GIẢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ Giảng viên: Phan Thị Thu Trang
- Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu và các khoản chi đối ngoại của một quốc gia của một nước đối với các nước khác để hoàn thành các mối quan hệ về kinh tế, thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, ngoại giao, xã hội giữa các nước
- CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
- 1.1. Tỉ giá hối đoái ⚫ Thanh toán quốc tế là hoạt động chi trả tiền phát sinh bởi các giao dịch kinh tế như thương mại, đầu tư, tín dụng giữa các chủ thể ở các nước khác nhau. Do phần lớn các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình nên thanh toán quốc tế thường dẫn đến việc chuyển đổi đồng tiền của nước này lấy đồng tiền của nước khác – được gọi là hối đoái (exchange) ⚫ Việc chuyển đổi một đồng tiền này ra một đồng tiền khác được thực hiện theo một tỷ lê nhất định đươc gọi là tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền đó.
- 1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái – exchange rate + Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia. Ví dụ: 1 USD= 116 JPY Ở VN: tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đồng Việt Nam VD: Ngày 25/2/2008 tỷ giá giao dịch liên ngân hàng tại Việt Nam 1USD = 16.195 VND 1GBP = 32.160 VND 1EUR = 20.050 VND
- • + Tỷ giá hối đoái biểu thị mối quan hệ so sánh trên thị trường giữa giá trị của 2 loại tiền tệ của 2 quốc gia với nhau. • VD: Ngày 25/2/2008 tại Vietcombank • Tỷ giá USD/VND = 16.150/16.195 • Giá trị của 1 USD so với giá trị của 1 VND được 16.160 lần và 16.195 lần
- 1.1.2. Phương pháp biểu thị tỉ giá (quotation) 1.1.2.1 Danh mục các mã chữ chính của ISO về đồng tiền của các quốc gia trên thế giới Quy tắc: 3 chữ cái trong đó : 2 chữ cái đầu chỉ tên nước 1 chữ cái sau chỉ tên tiền VD: USD, VND, JPY, GBP, CNY Ngoại lệ: EUR, SDR
- 1.1.2.2Phương pháp yết tỉ giá (quotation) Tỷ giá hối đoái là đại lượng được xác định cụ thể theo không gian và thời gian. Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, tỉ giá hối đoái thường được yết: Vd1:Ngày 2/9/2007 tại thị trường Singapore USD/SGD = 1,7585/1,7595 Vd2: Ngày 2/9/2007 tại thị trường New York, Mỹ EUR/USD = 1,2745/1,2775 Trong đó: – Đồng tiền đứng trước (USD trong vd 1, EUR trong vd 2) gọi là đồng tiền yết giá (quoted currency) và 1 đơn vị tiền tệ – Đồng tiền đứng sau (SGD trong vd 1, USD trong vd 2) gọi là đồng tiền định giá (quoting currency) được dùng để biểu hiện thị giá của đồng tiền yết giá → đóng vai trò tiền tệ
- Vd1:Ngày 2/9/2007 tại thị trường Singapore USD/SGD = 1,7585/1,7595 Vd2: Ngày 2/9/2007 tại thị trường New York, Mỹ EUR/USD = 1,2745/1,2775 Đứng dưới góc độ ngân hàng: • Tỷ giá đứng trước (1,7585 ở vd1 và 1,2745 ở vd2) là tỷ giá mua vào (BID RATE) • Tỷ giá đứng sau (1,7595 ở vd1 và 1,2775 ở vd2) là tỷ giá bán ra (ASK RATE) A/B = BID RATE/ASK RATE
- Có 2 phương pháp yết: Yết giá trực tiếp – Direct (certain) quotation Yết giá gián tiếp – Indirect (incertain) quotation * Trên thị trường ngoại hối quốc gia (trong tỉ giá có nội tệ) + Yết giá trực tiếp: là yết giá của một hoặc một số đơn vị ngoại tệ Ngoại tệ = x đơn vị nội tệ VD: Ngoại tệ Tỷ giá mua Tỷ giá bán USD 16050 16095 Tỷ giá các loại ngoại tệ áp dụng tại SGD NHNT-TW ngày 26/2/2008 Mã NT Mua Nhượng Bán AUD 14,461.03 14,548.32 14,817.32 EUR 23,165.91 23,235.62 23,665.25 GBP 30,568.17 30,783.66 31,415.63 JPY 143.37 144.82 148.09 USD 15,937.00 15,937.00 15,939.00
- + Yết giá gián tiếp : là nội tệ được yết giá bằng một số lượng ngoại tệ Chỉ áp dụng ở rất ít các quốc gia như Mỹ, Anh, Euro VD: Tại London tỷ giá sẽ được yết như sau USD= 1,7300/24 Tức là 1 bảng Anh bằng 1,7300/24 USD
- * Trên thị trường ngoại hối quốc tế VD: Tại Tokyo ngày 2/9/2007 : USD/GBP = 0,5770/80 Trong tỷ giá này đồng tiền yết giá là đồng tiền được yết giá trực tiếp; đồng tiện định giá là đồng tiền được yết giá gián tiếp. SDR, EUR, USD, GBP luôn được yết giá trực tiếp trên các thị trường ngoại hối
- 1.1.3. Phương pháp đọc tỉ giá • Trong giao dịch ngoại hối người ta thường lấy tên các nước mà ở đó là thị trường tiền tệ lớn trên thế giới như London-Anh, Tokyo-Nhật, New York- Mỹ VD: thay vì đọc “tỷ giá USD/GBP = 0,5124” người ta đọc “tỷ giá USD-London 0,5124” • Thông thường trong giao dịch mua bán ngoại hối, người ta chỉ đọc 4 chữ số sau phần lẻ thập phân: hai số thập phân đầu tiên được gọi là số (figure); hai chữ số thập phân sau gọi là điểm (point) Vd: USD/GBP = 0,5124 : năm mươi mốt số, hai mươi bốn điểm • Chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua (spread) thường ở phần điểm nên có thể yết : USD/GBP= 0,5124/50: Các nhà buôn bán ngoại tệ chuyên nghiệp có thể đọc: USD – London hai mươi sáu – hai mươi bốn đến năm mươi
- 1.1.4. Xác định tỉ giá theo phương pháp tính chéo • 1.1.4.1Tỷ giá chéo: • Tỷ giá chéo là tỷ giá của 2 đồng tiền bất kỳ được xác định thông qua đồng tiền thứ 3. VD: Có tỷ giá giữa đồng USD và đồng VND, tỷ giá giữa đồng GBP và VND → xác định tỷ giá giữa đồng USD và GBP-tỷ giá chéo
- 1.1.4.2Quy tắc tính tỷ giá chéo • Giả định có 3 đồng tiền A,B,C • Tỷ giá bán của ngân hàng là ASKn, tỷ giá mua của ngân hàng là BIDn • Tỷ giá bán của khách hàng là ASKk, tỷ giá mua của khách hàng là BIDk
- Quy tắc 1: Có tỷ giá A/B = eb A/C = ec ➔Tỷ giá chéo B/C = ec/eb VD: USD/JPY = 114,20/114,80 USD/VND = 16.050/16.090 ➔ JPY/VND = ? +Xác định tỷ giá ASKk JPY/VND (khách hàng bán JPY lấy VND) - Khách hàng bán JPY mua USD, tỷ giá áp dụng là BIDk USD/JPY = ASKn USD/JPY =114,80 - Khách hàng bán USD lấy VND, tỷ giá áp dụng là ASKk USD/VND = BIDn USD/VND = 16.050 ASKk JPY/VND = BIDn JPY/VND = 16.050/114,80 = 139,81
- + Xác định tỷ giá BIDk JPY/VND (Khách hàng mua JPY bằng VND) - Khách hàng mua USD bằng VND, tỷ giá áp dụng là BIDk USD/VND = ASKn USD/VND = 16.090 - Khách hàng mua JPY bằng USD, tỷ giá áp dụng là: ASKk USD/JPY = BIDn USD/JPY = 114,20 → BIDk JPY/VND = ASKn JPY/VND = 16.090/114,20 = 140,89 ➔ JPY/VND = 139,81/140,89
- A/B = eb / eb’ A/C = ec / ec’ eb e C/B = / b' ec' ec
- Quy tắc 2: Có tỷ giá A/C = ea B/C = eb Tỷ giá chéo A/B = ea:eb VD: EUR/VND = 20.050/20.090 USD/VND = 16.060/16.090 EUR/USD = ? + Xác định tỷ giá bán EUR lấy USD của khách hàng (ASKk EUR/USD ) - Bán EUR lấy VND, tỷ giá áp dụng ASKk EUR/VND = BIDn EUR/VND = 20.050 - Bán VND lấy USD, tỷ giá áp dụng BIDk USD/VND = ASKn USD/VND = 16.090 ➔ ASKk EUR/USD = BIDn EUR/USD = 20.050 : 16.090 = 1,2461 + Xác định tỷ giá mua EUR bằng VND ?
- A/C = ea / ea’ B/C = eb / eb’ A/B = ea:eb’ / ea’:eb
- Quy tắc 3: Có tỷ giá: A/B = ea B/C = ec Tỷ giá chéo: A/C = ea x ec C/A = 1 : (ea x ec) VD: GBP/USD = 1,8234/50 USD/ VND = 16.050/16.090 ➔ GBP/VND = ? + Xác định tỷ giá bán GBP lấy VND của khách hàng (ASKk GBP/VND) - Bán GBP lấy USD, tỷ giá áp dụng là ASKk GBP/USD = BIDn GBP/USD = 1,8234 - Bán USD lấy VND, tỷ giá áp dụng là ASKk USD/VND = BIDn USD/VND = 16.050 ➔ ASKk GBP/VND = BIDn GBP/VND = 1,8234 x 16.050 = 29.265,57 + Xác định tỷ giá mua GBP bằng VND?
- A/B = ea / ea’ B/C = ec / ec’ A/C = ea x ec / ea’ x ec’ C/A =1: (ea’ x ec’) / 1: (ea x ec)
- 1.1.5. Cơ sở xác định tỉ giá hối đoái 1.1.5.1 Trong chế độ bản vị vàng – Gold standard (Cơ chế tỷ giá cố định tự động – fixed exchange rate system) Chế độ bản vị vàng xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh vào năm 1870 và đến cuối thế kỷ 19 được áp dụng trên toàn châu Âu và Bắc Mỹ. Chế độ bản vị vàng có hai đặc điểm: ⚫ Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng và dựa vào hàm lượng vàng ⚫ Vàng được tự do xuất nhập khẩu giữa các nước
- Tỷ giá giữa các đồng tiền được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của chúng với nhau được gọi là ngang giá vàng (gold parity) và chỉ biến động xung quanh ngang giá vàng trong một biên độ nhất định được giới hạn bởi các điểm vàng (gold points) VD: 1 USD = 0,888671 gr vàng 1 GBP = 2,13281 gr vàng ➔ tỷ giá hối đoái GBP/USD = 2,13281: 0,888671 = 2,4
- + Điểm vàng là điểm mà ở đó nếu tỷ giá giữa các đồng tiền vượt qua hoặc bé hơn thì sẽ xảy ra hiện tượng xuất vàng hoặc nhập vàng để thanh toán hợp đồng mua bán ngoại thương. ⚫Giới hạn cao nhất (điểm vàng cao nhất): Điểm xuất vàng ⚫Giới hạn thấp nhất (điểm vàng thấp nhất): Điểm nhập vàng
- 1.1.5.2 Trong chế độ tỷ giá cố định trên cơ sở ngang giá USD (chế độ bản vị USD) Chế độ này được hình thành dựa trên hiệp định Bretton Woods vào năm 1944, nội dung cơ bản của hệ thống hối đoái Bretton Woods: • USD được đưa lên vị trí hàng đầu trong hệ thống tiền tệ thế giới, ngang với vàng • Áp dụng tỷ giá cố định trên cơ sở ngang giá USD: mỗi nước xác định tỷ giá chính thức đồng tiền của mình với USD (dựa trên ngang giá vàng), trên cơ sở đó xác định tỷ giá giữa các đồng tiền với nhau VD: 1 USD = 4 DM = 360 JPY → 1 DM = 90 JPY
- • Biên độ biến động của các tỷ giá chỉ ở mức +/- 1% so với tỷ giá chính thức. Ngân hàng TW các nước có nghĩa vụ can thiệp vào thị trường để duy trì tỷ giá ở mức biến động cho phép. • Mỹ cam kết đổi USD ra vàng cho các nước theo hàm lượng vàng 1 USD = 0,888671 gr tức là 35 USD/oz • Việc thay đổi tỷ giá chính thức chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của quỹ tiền tệ quốc tế IMF → trong chế độ này cơ sở chính để xác định tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ với nhau là việc so sánh hàm lượng USD của hai tiền tệ đó với nhau
- 1.1.5.3 Trong chế độ tỷ giá thả nổi Tỷ giá của các đồng tiền tự do biến động dưới các tác động của quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường Có hai cơ chế tỷ giá thả nổi (floating rate) • Thả nổi hoàn toàn (Clean floating): được áp dụng cho các nước có nền kinh tế đủ mạnh cho phép thị trường và các lực lượng thị trường quyết định tỷ giá • Thả nổi có quản lý (Managed floating): Nhà nước can thiệp thường xuyên vào thị trường để điều chỉnh tỷ giá nhất là khi thị trường có biến động về cung cầu.
- Trong hệ thống tỷ giá hiện đại này, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được xác định ngang giá sức mua của tiền tệ (Purchasing Power Parity- 3P) Quy luật một giá và lý thuyết ngang giá sức mua + Quy luật một giá (Law of one price) Nếu hai nước cùng sản xuất một loại hàng hóa như nhau, trong điều kiện mậu dịch tự do không tính đến chi phí vận tải, giá cả của các hàng hóa đó sẽ như nhau nếu tính cùng một loại tiền.
- VD: Một máy tính ở Mỹ có giá là 500 USD, tại VN có giá là 8.000.000 VND. Giả định máy tính Việt Nam và máy tính Mỹ là như nhau. Ngang giá sức mua giữa USD và VND là : 1 máy tính = 500 USD = 8.000.000 VND 1 USD = 16.000 VND →Tỷ giá hối đoái USD/VND = 16.000 → ngang giá sức mua của USD với VND đối với một mặt hàng cụ thể Ngang giá sức mua phải được xem xét trên nhiều mặt hàng khác nhau (đối với 1 “rổ” hàng hóa và dịch vụ - hàng hóa phổ biến và thiết yếu)
- + Lý thuyết ngang giá sức mua (The theory of purchasing power parity - PPP) Tỷ giá giữa bất kỳ hai đồng tiền nào cũng đều được xác định trên cơ sở so sánh mức giá cả của các hàng hóa và dịch vụ tại cả hai nước và sẽ thay đối khi có sự thay đổi trong mức giá cả tại hai nước
- 1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỉ giá hối đoái - Sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát ở hai nước hữu quan - Mối quan hệ giữa cung và cầu về ngoại hối trên thị trường - Các nhân tố khác
- 1.1.6.1 Sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát ở hai nước hữu quan Trong điều kiện hiện nay, tại hầu hết các quốc gia, tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở ngang giá sức mua. Giả sử tại Mỹ và Úc có điều kiện kinh tế giống nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do. Một hàng hóa A vào tháng 1 năm 2005 có giá bình quân ở Mỹ 1USD, ở Úc là 1,75 AUD ➔ Ngang giá sức mua của hai đồng tiền USD và AUD USD/AUD = 1,75:1 = 1,75
- ➔Tỷ giá hối đoái USD/AUD = 1,75 Nếu mức lạm phát năm 2005 ở Mỹ là 5% và ở Úc là 8%, nếu không tính đến các nhân tố khác, vào tháng 1/2006: giá hàng hóa A tại Mỹ là 1x(1+0,05), tại Úc là 1,75x(1+0,08). Khi đó ngang giá sức mua của đồng USD và AUD là 1,75(1+0,08) : 1x(1+0,05) > 1,75 Qua đó ta thấy tỷ giá có thể biến động do yếu tố lạm phát, trong ví dụ trên do lạm phát ở Úc (8%) lớn hơn lạm phát ở Mỹ (5%) nên tỷ giá USD/AUD có xu hướng tăng
- * KL: Nếu mức giá cả của một nước tăng lên tương đối so với nước khác (chỉ số lạm phát cao hơn) thì đồng tiền nước đó giảm giá so với ngoại tệ và ngược lại. 1 + lam phát B Tỷ giá cuối kỳ A/B = Tỷ giá đầu kỳ A/B x 1 + lam phát A
- 1.1.6.2 Mối quan hệ giữa cung và cầu về ngoại hối trên thị trường Trên các thị trường ngoại hối, cung cầu ngoại hối là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và nhạy bén tới sự biến động của tỷ giá + Cung ngoại hối (supply of currencies): những khoản tiền nhận được từ bên ngoài do xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhận đầu tư, đi vay, kiều hối + Cầu ngoại hối (Demand for currencies): những khoản tiền phải chi trả cho bên ngoài như thanh toán nhập khẩu, đầu tư ra bên ngoài, cho vay • Bất cứ một nhân tố nào làm ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối cũng dẫn đến sự thay đổi tỷ giá: Cán cân thanh toán quốc tế, mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia ? Việc giảm thuế NK cho hàng hóa và dịch vụ có tác động gì tới tỷ giá giữa đồng USD và VND ? FDI vào VN năm 2005 : 5,8 tỷ USD, Năm 2006 : 7 tỷ USD → tác động tới tỷ giá USD/VND như thế nào
- 1.1.6.3 Các nhân tố khác • Trên thực tế, tỷ giá còn chịu tác động của nhiều yếu tố có thể lường trước hoặc không lường trước được: bạo loạn, cú sốc kinh tế chính trị, tin đồn, các yếu tố mang tính chất tâm lý
- 1.1.7 Vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với tỷ giá hối đoái • Vì tỷ giá hối đoái có quan hệ chặt chẽ tới ngoại thương cũng như các biến động kinh tế vĩ mô, cho nên tất cả các nhà nước đều phải can thiệp vào tỷ giá thông qua ngân hàng trung ương khi cần thiết • Các biện pháp chủ yếu mà các quốc gia có thể áp dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái bao gồm: – Các biện pháp hành chính – Chính sách hối đoái – Chính sách chiết khấu – Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ
- 1.1.7.1 Các biện pháp hành chính • Nhà nước ban hành các chính sách, chế độ, quy định áp dụng đối với hoạt động mua bán ngoại hối và các đối tượng tham gia mua bán. • VD: quy định về số ngoại tệ tối đa mà một tổ chức, cá nhân có thể mang ra khỏi lãnh thổ quốc gia
- + Tác động tích cực: có hiệu lực tức thời, nhanh chóng lập lại trật tự trên thị trường ngoại hối + Tác động tiêu cực: • Đối nội: trong nền kinh tế quốc dân sẽ xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như buôn lậu, móc ngoặc, hối lộ • Đối ngoại: đi ngược lại thỏa thuận quốc tế, đi ngược lại với xu thế phát triển, có thể gặp phải biện pháp trả đũa, quan hệ quốc tế căng thẳng => Các biện pháp này chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết và trong ngắn hạn.
- 1.1.7.2 Chính sách hối đoái Chính sách hối đoái còn gọi là chính sách thị trường mở (open market policy) • Nhà nước thông qua ngân hàng trung ương trực tiếp mua bán ngoại hối trên thị trường để tác động vào cung cầu thị trường qua đó điều chỉnh tỷ giá hối đoái. • Chính sách hối đoái trên thực tế cũng chỉ có tác dụng rất hạn chế vì muốn thực hiện hiệu quả chính sách này, nhà nước phải có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào.
- 1.1.7.3 Chính sách chiết khấu Là việc nhà nước điều chỉnh lãi suất chiết khấu của ngân hàng TW từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ làm thay đổi cung cầu ngoại hối và tỷ giá hối đoái. • Khi ngân hàng TW tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất của các ngân hàng thương mại sẽ tăng, khi đó luồng vốn ngắn hạn trên thế giới có thể đổ vào quốc gia đó tăng làm cầu tiện tệ trong nước và cung ngoại hối tăng → tỷ giá hối đoái có xu hướng hạ xuống (đồng tiền trong nước tăng giá tương đối). • Và ngược lại.
- +Tác dụng của chính sách chiết khấu • Không phải lãi suất là yếu tố duy nhất quyết định sự vận động của luồng vốn giữa các nước tức là nó không phải là nhân tố duy nhất tác động tới cung cầu ngoại hối. Các yếu tố khác: - Lạm phát - Tình hình chính trị - Tăng trưởng kinh tế Chính sách chiết khấu thường được những nước có đồng tiền tự do chuyển đổi (như Mỹ) sử dụng thường xuyên
- 1.1.7.4 Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ + Phá giá tiền tệ (Devaluation) Phá giá tiền tệ là sự hạ thấp sức mua của tiền tệ của một nước so với ngoại tệ, tức là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ Mục đích: • Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện tình trạng cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế • Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài • Khuyến khich luồng vốn vào, hạn chế vốn ra
- + Nâng giá tiền tệ (Revaluation) Nâng giá tiền tệ là sự nâng cao sức mua của tiền tệ của một nước so với ngoại tệ, tức là hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ. Khi nâng giá tiền tệ, ảnh hưởng của nó sẽ hoàn toàn trái ngược với phá giá tiền tệ Việc nâng giá tiền tệ chỉ xảy ra khi: – Đồng tiền nước đó bị định giá quá thấp so với giá trị thực – Dưới sức ép của các nước bạn hàng lớn – Sử dụng trong trường hợp 1 nước muốn tăng NK để cân bằng cán cân thương mại, hạn chế lạm phát, hạn chế việc tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế – Thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài – Ngăn ngừa các đồng tiền mất giá chạy vào nước mình
- 1.2. Thị trường ngoại hối (foreign exchange market) 1.2.1. Khái niệm + Khái niệm về ngoại hối Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện thanh toán có giá trị được dùng trong trao đổi thanh toán giữa các quốc gia với nhau. - Ngoại tệ: foreign currency: đồng tiền của nước ngoài
- • Theo văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối của VN hiện nay, ngoại hối bao gồm: – Ngoại tệ tiền mặt và tiền kim loại – Các phương tiện thanh toán quốc tế được ghi bằng ngoại tệ – Vàng tiêu chuẩn quốc tế – Các chứng từ có giá được ghi bằng ngoại tệ (trái phiếu, cổ phiếu, công trái) – Đồng tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng làm công cụ thanh toán quốc tế
- + Khái niệm về thị trường ngoại hối: Thị trường ngoại hối là nơi tập trung cung cầu ngoại hối để hình thành nên tỷ giá hối đoái
- 1.2.2. Đặc điểm thị trường ngoại hối + Thị trường hoạt động liên tục 24/24 do sự chênh lệch múi giờ + Thị trường mang tính quốc tế: quốc tế hóa các đồng tiền yết giá: tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền không chênh lệch nhau quá lớn + Tỷ giá thị trường được xác định trên cơ sở cọ xát của cung và cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định
- Japanese Yen per USD per Euro USD
- + Những đồng tiền mạnh như USD,EUR, JPY, GBP, CHF giữ vị trí quan trọng nhất của thị trường, đặc biệt là đồng đôla Mỹ. Đa số các thị trường hối đoái các nước tỷ giá được quan tâm nhiều nhất là tỷ giá USD/bản tệ Most traded currencies[1] Currency distribution of reported FX market turnover ISO 4217 % daily share Rank Currency Symbol code (April 2004) 1 United States dollar USD $ 88.7% 2 Eurozone euro EUR € 37.2% 3 Japanese yen JPY ¥ 20.3% 4 British pound sterling GBP £ 16.9% 5 Swiss franc CHF Fr 6.1% 6 Australian dollar AUD $ 5.5% 7 Canadian dollar CAD $ 4.2% 8 Swedish krona SEK kr 2.3% 9 Hong Kong dollar HKD $ 1.9% 10 Norwegian krone NOK kr 1.4% Other 15.5% Total 200%
- + Thị trường ngoại hối được tổ chức dưới 2 hình thức: - Thị trường tập trung: có địa chỉ nhất định. Các thành viên của thị trường này phải là những thành viên đã đăng ký kinh doanh ở thị trường. Thị trường có địa điểm nhất định thường ở những trung tâm tài chính lớn (Frankfurt, New York) còn gọi là sở giao dịch hối đoái
- - Thị trường phi tập trung: sự gặp nhau giữa cung và cầu mà không có địa chỉ cụ thể, có thể thông qua các phương tiện thông tin liên lạc (điện thoại, telex, máy vi tính ) Thị trường ngoại hối phần lớn được giao dịch qua thị trường OTC (Over the Counter)
- 1.2.3. Vai trò của thị trường ngoại hối - Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại hối của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư - Tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận - Cung cấp phương tiện tự bảo hiểm cho các khoản thu chi bằng ngoại tệ của các nhà kinh doanh - Là nơi ngân hàng TW thực hiện chính sách can thiệp và điều chỉnh giá nhằm thực hiện những mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô
- 1.2.4. Đối tượng tham gia thị trường hối đoái Thị trường ngoại hối có 4 nhóm thành viên chủ yếu sau: * Các ngân hàng thương mại (Commercial banks) Đây là thành viên chủ yếu và quan trọng nhất của thị trường ngoại hối - Các ngân hàng thương mại tiến hành các giao dịch ngoại hối theo lệnh của khách hàng với tư cách là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng và giao dịch cho chính mình nhằm kiếm lợi nhuận khi tỷ giá thay đổi.
- - Các ngân hàng thương mại thực hiện việc bán buôn ngoại hối với nhau (hoạt động interbank) và bán lẻ cho khách hàng thường là người gửi tiền ở ngân hàng (các nhà xuất nhập khẩu, đầu tư ) Giao dịch của các ngân hàng với nhau thường được tiến hành trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau hoặc thông qua môi giới
- Source: Euromoney FX survey[5] Top 10 Currency Traders % of overall volume, May 2007 Rank Name % of volume 1 Deutsche Bank 19.30 2 UBS AG 14.85 3 Citi 9.00 4 Royal Bank of Scotland 8.90 5 Barclays Capital 8.80 6 Bank of America 5.29 7 HSBC 4.36 8 Goldman Sachs 4.14 9 JPMorgan 3.33 10 Morgan Stanley 2.86
- • Vì mục tiêu lợi nhuận mà các ngân hàng thương mại có thể thực hiện hành vi đầu cơ ngoại tệ (mua vào một lượng ngoại tệ lớn và liên tục) hoặc bán tháo ngoại tệ - tạo nên cung cầu ngoại tệ giả tạo cho thị trường. Để ngăn chặn hành vi này, thông thường Ngân hàng Trung ương sẽ quy định “Giới hạn về trạng thái ngoại hối” và bắt buộc các ngân hàng thương mại phải thực hiện.
- • Giới hạn trạng thái ngoại hối (Limit of Foreign currency position) là giới hạn cao nhất của trạng thái ngoại hối dương hoặc âm so với vốn tự có của ngân hàng: Trang thái ngoai hôi Ty lê quy đinh • Giới hạn trạng thái ngoại hối = Vôn tu có cua ngân hàng Trong đó: Trạng thái ngoại hối là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ ngoại tệ • VD: Ở Việt Nam hiện nay giới hạn song thái quy định là không quá 30% vốn tự có đối với tổng trạng thái ngoại hối.
- b.) Các nhà môi giới hối đoái (exchange broker) • Chức năng của những người môi giới hối đoái là ráp nối những người có nhu cầu mua bán thực sự lại với nhau, làm cho cung cầu tiếp cận nhau góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường.
- • Những người môi giới là những người có trình độ chuyên môn cao, am hiểu thị trường, nắm bắt thông tin về sự biến động của tỷ giá cho khách hàng. Họ có thể tư vấn cho khách hàng để tiến hành các giao dịch thuận lợi, không bị hớ giá. Thu nhập của người môi giới là một khoản % nhất định tính trên giá trị giao dịch (hoa hồng môi giới)
- • Hiện nay giao dịch qua môi giới giảm đi do sự phát triển của công nghệ thông tin nên người mua và người bán có thể trực tiếp liên hệ với nhau nhưng vai trò của người môi giới vẫn rất quan trọng. Nhiều giao dịch vẫn qua môi giới vì giao dịch qua môi giới thuận lợi và nhanh chóng hơn so với giao dịch trực tiếp, bên cạnh đó nguồn gốc của các giao dịch sẽ được giữ bí mật cho tới khi kết thúc.
- c.) Ngân hàng trung ương (Central Bank) Các ngân hàng TW tham gia thị trường với 2 danh nghĩa: - Một mặt như mọi ngân hàng khác tức là nhằm phục vụ cho khách hàng của mình (các cơ quan hành chính, các tổ chức quốc tế, các ngân hàng thương mại, ) - Mặt khác Ngân hàng TW tham gia thị trường với tư cách là cơ quan giám sát thị trường: can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm duy trì trật tự của thị trường hoặc nhằm điều chỉnh biến động của thị trương theo xu hướng mà NHTW thấy cần thiết
- d.) Các nhà kinh doanh hối đoái (exchange dealers/traders) Các nhà kinh doanh hối đoái là các khách hàng mua bán lẻ, được chia thành các nhóm: - Các nhà đầu cơ: chuyên kinh doanh ngoại hối: Họ là những người thông thạo những kỹ thuật thị trường, am hiểu và biết đánh giá đúng đắn tình hình kinh tế khiến cho thị trường có tính thanh khoản rất cao. Họ thường là những nhà tỉ phú rất có thế lực trên thị trường quốc tế. Hoạt động đầu cơ của họ có thể có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường ngoại hối, thị trường tài chính nói chung.
- - Các nhà kinh doanh XNK, các nhà đầu tư, các công ty đa quốc gia Mặc dù lúc đầu họ tham gia mua bán ngoại hối để thực hiện việc thanh toán quốc tế và tránh rủi ro hối đoái (tự bảo hiểm), nhưng trong quá trình đó, họ nhận thấy buôn bán ngoại tệ cũng có thể tạo ra lợi nhuận nên họ sẵn sàng tiến hành các giao dịch đầu cơ ngoại tệ để kiếm lời
- - Các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính tham gia thị trường thoạt đồng nhằm mục đích ngăn ngừa rủi ro do biến động tỷ giá. Sau đó họ mua bán ngoại hối để kiếm lời từ những khoản tiền nhàn rỗi
- 1.3. Các nghiệp vụ hối đoái
- 1.3.1. Nghiệp vụ giao ngay (Spot) • Nghiệp vụ Spot là hoạt động mua bán ngoại tệ mà theo đó việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay, theo tỷ giá đã được thỏa thuận. • Thông thường giao ngay tức là việc giao nhận và thanh toán sẽ được thực hiện vào ngày làm việc thứ hai sau ngày cam kết mua bán. – Gọi N là ngày cam kết mua bán (ngày ký hợp đồng – date of contract) – Thì N+2 sẽ là ngày giao nhận ngoại tệ và thanh toán, được gọi là ngày giá trị (value date) 2 ngày là khoảng thời gian cần thiết để thực hiện các bút toán, kế toán của ngân hàng và do có sự chênh lệch múi giờ.
- VD1: Giao dịch ngày thứ 2 Ngày giá trị: thứ 4 (eligible valua date – ngày giá trị có hiệu lực) VD2: Giao dịch ngày thứ 5 Ngày giá trị : thứ 7 – không có hiệu lực (non – eligible value date) Ngày giá trị có hiệu lực là ngày làm việc kế tiếp: thứ 2 Ngày giá trị là ngày làm việc của hai nước có đồng tiền giao dịch có hiệu lực mà không phụ thuộc vào địa điểm giao dịch vì tất cả các đồng tiền biến động thể hiện trên tài khoản ở ngân hàng của nước có đồng tiền đó.
- VD3: Một giao dịch mua bán USD với VND được thực hiện tại thị trường Singapore được thỏa thuận ngày 30/8 vào thứ 3. Giả định ngày 1/9 là ngày lễ của Mỹ 2/9 là ngày lễ của Việt Nam Ngày giá trị có hiệu lực là ngày mấy? Theo nguyên tắc N+2 → Ngày 1/9 (Thứ 5) → non - eligible 2/9 (thứ 6) → non – eligible 3/9 (thứ 7)→ không làm việc ở Singapore ➔ Ngày hiệu lực là thứ 2 tuần sau TK có đồng Việt Nam được ngân hàng VN nắm giữ TK có đồng USD được ngân hàng Mỹ nắm giữ chứ không phải do ngân hàng Singapore nắm giữ
- N+1 → N+7 : có thể coi là giao dịch giao ngay N+3 → N+7: long spot
- * Tác dụng của giao dịch giao ngay: - Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trước mắt cho các đơn vị (các ngân hàng, các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế) để thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn hoặc nhập khẩu trả ngay cho các đối tác nước ngoài.
- - Tạo điều kiện cho các đối tượng của thị trường hối đoái thực hiện việc bán ngoại tệ, để chuyển hóa thành đồng bản tệ nhằm tiếp tục sản xuất kinh doanh một cách bình thường đồng thời qua đó loại bỏ được rủi ro do tỷ giá hối đoái giảm trong tương lai
- - Giao dịch giao ngay là giao dịch phổ biến của các ngân hàng thương mại không những để thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng mà còn thực hiện kinh doanh ngoại tệ để thu lời. Ngoài ra, nhờ giao dịch giao ngay mà các NHTM có thể điều chỉnh trạng thái ngoại hối của mình.
- 1.3.2. Nghiệp vụ Ácbít/ chuyển hối (Arbitrage) Là giao dịch hối đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường để thu lợi theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất. Trên thị trường ngoại hối, cùng một thời điểm tỷ giá ở thị trường này có sự chênh lệch so với tỷ giá ở thị trường do các yếu tố về cung cầu. Khi đó, người kinh doanh ngoại hối áp dụng nghiệp vụ acbit: mua ở nơi có giá rẻ, bán ở nơi đắt để kiếm lời Nghiệp vụ acbit là ứng dụng của nghiệp vụ giao ngay
- * Phân loại: + Nghiệp vụ ac-bit đơn giản (ac-bit 2 điểm) tiến hành ở hai thị trường giữa hai đồng tiền VD1: Ở Băng cốc, 1USD = 40,9 THB, trong lúc đó ở Hồng Kông 1USD = 41,4 THB ➔ Quyết định: Mua USD ở Bawngkok và lập tức bán lại USD ở Hongkong, nhà kinh doanh ngoại hối thu được chênh lệch tỉ giá 0,5THB cho 1 USD (chưa tính phí giao dịch)
- VD2: Ở Singapore: 100JPY/SGD = 1,1268/88 Ở Tokyo SGD/JPY = 88,8650/89,00 Thông qua cách tính tỷ giá nhà kinh doanh xác định tỷ giá ở Tokyo 100JPY/SGD =1,1236/ 1,1253 ➔ Mua ở JPY ở Tokyo, giá 1,1253 SGD Bán JPY ở Singapore, giá 1,1268 Chênh lệch tỷ giá 0,0015 SGD mỗi 100JPY
- VD3: Tỷ giá ở Singapore: 100JPY/SGD = 1,1268/88 Tỷ giá ở Tokyo: SGD/JPY = 88,70/88,80 → không có cơ hội kinh doanh (ở Tokyo 100JPY/SGD = 1,1261/74) Cdkq8a 26/3/2008
- + Nghiệp vụ acbit phức tạp: tiến hành giữa nhiều đồng tiền ở nhiều thị trường VD4: Singapore: USD/SGD = 1,5625/50 Tokyo: USD/JPY = 129,45/130,50 HongKong: SGD/JPY = 86,20/86,50 Tính tỷ giá chéo qua hai thị trường Singapore và Tokyo SGD/JPY = 82,7157/83,52 Nhà kinh doanh hối đoái bán 10 triệu SGD ở HongKong lấy JPY(86,2), dùng JPY mua USD ở Tokyo (130,5), bán USD ở Singapore lấy SGD (1,5625) Kết quả thu được 10.320.881,22 SGD (Chênh lệch 320 881,22 SGD) → Nghiệp vụ này được gọi là ac-bit đầu cơ, ac-bit chênh lệch
- * Giao dịch ac-bít được sử dụng với 2 mục đích + Kiếm lời: được gọi là ac-bit đầu cơ hay ac-bít chênh lệch (speculative arbitrage) + Vì nhu cầu khác: ac-bit cân đối (equilibrium arbitrage): Ac-bit cân đối thể hiện việc tìm kiếm giá cả thuận lợi nhất cho một giao dịch hối đoái để tiến hành thanh toán quốc tế, đầu tư hay để bảo toàn vốn. VD: Tiếp VD4 Nhà kinh doanh XNK Nhật cần bán 1 triệu USD lấy JPY Nếu bán ở Nhật sẽ thu được: 129,45 triệu JPY Nếu bán ở Singapore thu được 1,5625 triệu SGD. Bán số SGD này ở HongKong thu được 134,6875 triệu JPY (> 129,45 triệu JPY) →Ac-bit cân đối
- Căn cứ vào hành động của nhà kinh doanh acbit để xác định xem acbit đầu cơ hay acbit cân đối: - Ac-bit đầu cơ: Nhà đầu cơ xuất phát từ một đồng tiền và đồng tiền cuối cùng là đồng tiền đó - Ac-bit cân đối: Đồng tiền bắt đầu và cuối cùng khác nhau
- 1.3.3. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có thời hạn (Forward) Là nghiệp vụ mua bán một lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá xác định. Việc giao nhận và thanh toán sẽ được thực hiện sau một kỳ hạn do các bên thỏa thuận. Ngày ký hợp đồng: N Ngày giá trị giao dịch kỳ hạn = N + kỳ hạn + 2 ngày Giao dịch kỳ hạn được thỏa thuận với kỳ hạn bất kỳ, tuy nhiên trên thị trường ngoại hối, người ta thường tiến hành các giao dịch với kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng (tỷ giá của các kỳ hạn này thường được công bố)
- VD: Công ty A NK 1 lô hàng máy móc thiết bị trị giá 2 triệu USD, trả chậm 6 tháng. Làm thế nào để tính toán hiệu quả của thương vụ và hạn chế rủi ro khi USD biến động tỷ giá? Họ sẽ tiến hành mua với 1 ngân hàng thương mại 2 triệu USD kỳ hạn 6 tháng với tỷ giá xác định: 1USD= 16.025 VND →Tính được trị giá của thương vụ này bằng đồng VND cho dù tỷ giá tới thời hạn đáo hạn có biến động 1USD > 16.025VND thì họ chỉ mua với tỷ giá đã xác định ➔ Nghiệp vụ kỳ hạn giúp tính toán ngay được hiệu quả của thương vụ và hạn chế rủi ro khi có biến động tỷ giá. Tỷ giá trong giao dịch này gọi là tỷ giá kỳ hạn (forward rate)
- * Cách xác định tỷ giá kỳ hạn: Tỷ giá có kỳ hạn sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay, thời hạn giao dịch và lãi suất của hai đông tiền đó. Công thức: 1+ K.L TK = TS x B (1) 1 + K.L Trong đó: A A: đồng tiền yết giá B: Đồng tiền định giá TK: Tỷ giá có kỳ hạn A/B TS: Tỷ giá giao ngay A/B K: Thời gian, thời hạn thỏa thuận (ngày, tháng, năm) LA: Lãi suất của đồng tiền A (ngày, tháng, năm) LB: Lãi suất của đồng tiền B (ngày, tháng, năm)
- Từ công thức (1) biến đổi: TK = TS x 1+ K.LB 1 + K.LA 1+ K.L + K.L − K.L TK = TS x A B A 1 + K.LA K.L − K.L TK = TS x (1 + B ) A 1 + K.LA LB − LA TK = TS + TS x K x ( ) 1 + K.LA Để đơn giản công thức cho K.LA=0 Do đó ta có công thức: TK = TS + TS x K x (LB- LA) (2) Trong đó TS x K x (LB- LA): Tỷ giá SWAP (SWAP Rate): chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay.
- Tỷ giá kỳ hạn khác với tỷ giá giao ngay theo 2 hướng: + LB>LA: Tk>TS: phần chênh lệch gọi là điểm gia tăng (premium point) + LB<LA: Tk < TS: phần chênh lệch gọi là điểm khấu trừ (discount point)
- VD: Ngày N, tỷ giá EUR/USD = 1,4235/50 Lãi suất của 2 đồng tiền như sau (lãi suất năm) Đồng tiền L/S tiền gửi L/S cho vay EUR 4,5% 6% USD 3% 5% Hãy xác định tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của EUR/USD? Bài giải Tỷ giá mua kỳ hạn 3 tháng = 1,4235 + 1,4235 x 3 x 3% − 6% = 1,4235 + (- 0,0107) 12 = 1,4128 Cdkq8a 2/4/2008 5% − 4,5% Tỷ giá bán kỳ hạn 3 tháng = 1,4250 + 1,4250 x 3 x = 1,4250 + (0,0018) 12 = 1,4268 Như vậy EUR/USD kỳ hạn 3 tháng = 1,4128/1,4268
- * Cách yết tỷ giá kỳ hạn: Trên thị trường ngoại hối tỷ giá kỳ hạn được yết theo 2 cách: + Yết giá đầy đủ: outright quotation (Ngân hàng với khách hàng): yết tỷ giá của 2 đồng tiền theo những kỳ hạn cụ thể Giao ngay 1 tháng 3 tháng GBP/USD 1,6755/90 1,6720/60 1,6650/95 USD/CAD 1,3854/64 1,3875/90 1,3914/34
- + Yết tỷ giá SWAP: Yết số điểm gia tăng, khấu trừ vào tỷ giá giao ngay cho mỗi kỳ hạn (chủ yếu cho thị trường liên ngân hàng) VD: GBP/USD = 1,6755/90 giao ngay Kỳ hạn 90 ngày: 32 – 38 pm
- * Tác dụng của giao dịch kỳ hạn: + Đảm bảo cho người mua, người bán thực hiện việc mua hoặc bán ngoại tệ một cách hoàn toàn chắc chắn. + Là công cụ để phòng chống rủi ro hối đoái + Là công cụ để tìm kiếm lợi nhuận.
- Hợp đồng mua bán kỳ hạn ngoại tệ VCB
- BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1, Một cty XNK Singapore ký hợp đồng vào ngày 31/12/2007, mua 1500 tấn hạt điều của cty Agrexport-VN với giá 850USD/tấn. Việc giao hàng sẽ được tiến hành trực tiếp với cty M.C-Anh là người mua lại lô hàng trên với giá 532GBP/tấn. Trong tổng số hàng hóa có 500T được giao trong tháng 1. Số còn lại giao vào cuối tháng 2. Việc thanh toán cho Ag-VN sẽ được thực hiện ngay sau mỗi chuyến giao hàng, còn cty mua hàng Anh quốc sẽ được trả chậm sau mỗi chuyến giao hàng 1 tháng. Cty Singapore nói trên nên tiến hành các giao dịch ngoại hối với ngân hàng của mình như thế nào để có thể tính toán trước được hiệu quả của thương vụ và tránh được rủi ro do biến động tỷ giá?
- 2. Công ty Tocontap của Việt Nam vào ngày 16/4/2008 ký một hợp đồng mua 1000 tấn cao su của công ty AL của Lào với giá 2200 USD / tấn. Việc giao hàng sẽ được tiến hành trực tiếp với công ty Yokohama của Nhật bản là người mua lại lô hàng trên với giá 420000 JPY/tấn. Lô hàng sẽ được giao vào 4 lần bằng nhau vào tháng 6,8,10,12. Việc thanh toán cho AL sẽ được thực hiện ngay sau mỗi chuyến giao hàng, còn cty mua hàng Yokohama sẽ được trả chậm sau mỗi chuyến giao hàng 1 tháng. Cty Tocontap nói trên nên tiến hành các giao dịch ngoại hối với ngân hàng của mình như thế nào để có thể tính toán trước được hiệu quả của thương vụ và tránh được rủi ro do biến động tỷ giá?
- 1.3.4. Nghiệp vụ hoán đổi (Swap) Là một nghiệp vụ ngoại hối kết hợp đồng thời cả hai giao dịch mua và bán cùng một lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá xác định với kỳ hạn thanh toán và giao nhận khác nhau.
- Bao gồm 2 loại + Giao dịch hoán đổi giao ngay/kỳ hạn: spot/forward swap: Là giao dịch mua (bán) giao ngay kết hợp với bán (mua) kỳ hạn cùng một lượng ngoại tệ nhất định. VD: Bán 100.000 USD giao ngay đồng thời mua 100.000USD kỳ hạn 3 tháng
- + Giao dịch hoán đổi kỳ hạn/ kỳ hạn: forward/ forward swap: Giao dịch kết hợp mua và bán cùng một lượng ngoại tệ với những kỳ hạn khác nhau. VD: Mua 500.000USD kỳ hạn 2 tháng đồng thời bán 500.000USD kỳ hạn 6 tháng
- * Tác dụng của giao dịch hoán đổi: + Giao dịch hoán đổi có tác dụng kép như giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn, tức là đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trước mắt và kỳ hạn cho khách hàng + Vừa đáp ứng yêu cầu kinh doanh lại vừa duy trì trạng thái vốn (bằng ngoại tệ và bản tệ) khi kết thúc hợp đồng + Là công cụ kinh doanh có hiệu quả và là một công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái hữu hiệu cho các nhà kinh doanh
- 1.3.5. Nghiệp vụ quyền chọn ( Currency Option) • Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ là một thỏa thuận giữa người mua và người bán về quyền chọn mua hay quyền chọn bán một loại ngoại tệ nhất định với số lượng cụ thể trong một khoảng thời gian hoặc tại thời điểm xác định trong tương lai theo một tỷ giá được xác định tại thời điểm giao dịch. • Người mua quyền chọn phải trả cho người bán một khoản tiền nhất định gọi là phí quyền chọn và có quyền chọn mua hay quyền chọn bán ngoại tệ theo thỏa thuận hoặc từ bỏ quyền đó nếu thấy bất lợi. Người bán quyền có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận theo lựa chọn của người mua.
- • Khoản tiền mà người mua quyền chọn phải trả cho người bán gọi là phí quyền chọn hay giá của quyền chọn: option cost/ option money/ premium cost. Mức phí quyền chọn được xác định theo những căn cứ sau: – Thời hạn hiệu lực của quyền chọn – Tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn tại thời điểm ký kết hợp đồng – Tỷ giá thực hiện – Kiểu quyền chọn (Mỹ hay Châu Âu) – Lãi suất 2 đồng tiền giao dịch – Mức độ biến động tỷ giá của 2 đồng tiền giao dịch dự kiến trong tương lai
- • Người mua quyền chọn (buyer/taker) thường là các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh XNK, • Người bán quyền chọn (seller/ writer/ grantor) thường là các ngân hàng thương mại
- * Hình thức giao dịch: - Tự do (không thông qua sở giao dịch - OTC): đây là hình thức chủ yếu - Tại các sở giao dịch: các hợp đồng quyền chọn được chuẩn hóa về giá trị, kỳ hạn tiêu chuẩn (1,3,6,9,12 tháng) và các ngày giá trị tiêu chuẩn. VD: Sở giao dịch Philadenphia
- * Phân loại quyền chọn + Phân loại theo đối tác mua quyền chọn: - Quyền chọn mua (Call Option): cho phép khách hàng (Người mua quyền chọn) được quyền mua ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết, hoặc không mua ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết nếu thấy điều đó là có lợi cho bản thân mình
- VD: Công ty A mua quyền chọn mua của ngân hàng B một lượng ngoại tệ là 100.000 USD, theo giá thỏa thuận (exercise price/ strike price) 1USD = 16.000 VND, thời hạn là 3 tháng, giá quyền chọn (premium) là 100 VND cho 1 USD. Có đồ thị sau: Người mua Call Option Lãi (Công ty A) 16.100 16.000 Tỷ giá tại thời điểm giao nhận USD Lỗ Người bán Call Option (Ngân hàng B) Call Breakeven = Strike + Premium
- - Quyền chọn bán (Put Option): cho phép khách hàng (Người mua quyền chọn) được quyền bán ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết, hoặc hủy bỏ hợp đồng nếu diễn biến thị trường hối đoái có lợi cho mình.
- VD: Công ty A mua quyền chọn bán của ngân hàng B một lượng ngoại tệ là 100.000 USD, theo giá thỏa thuận (exercise price/ strike price) 1USD = 16.000 VND, thời hạn là 3 tháng, giá quyền chọn (premium) là 100 VND cho 1 USD. Có đồ thị sau: Người mua Put Option (Công ty A) Lãi 16.000 15.900 Tỷ giá tại thời điểm giao nhận USD Lỗ Người bán Put Option (Ngân hàng B) Put Breakeven = Strike - Premium
- + Phân loại theo tính chất quyền chọn: - Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Options): Chỉ cho phép người mua quyền chọn thực hiện hợp đồng vào ngày đáo hạn hợp đồng. - Quyền chọn kiểu Mỹ (American Options): Cho phép người mua quyền chọn thực hiện quyền của mình vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn của hợp đồng quyền chọn
- * Tác dụng của giao dịch quyền chọn: + Cho phép khách hàng đảm bảo nhu cầu ngoại tệ trước mắt hoặc trong tương lai và giúp họ lựa chọn phương án giao dịch tối ưu + Là công cụ phòng chống rủi ro hối đoái đồng thời là công cụ kinh doanh ngoại tệ linh hoạt và có hiệu quả hơn + Nhà kinh doanh có thể kinh doanh ngoại tệ với một số vốn nhỏ.
- 1.3.6. Nghiệp vụ tương lai (Futures contract) • Là giao dịch mua bán 1 lượng ngoại tệ với tỷ giá được xác định, việc giao nhận và thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời gian ấn định tại sở giao dịch hối đoái
- * Đặc điểm - Giao dịch tương lai chỉ được diễn ra tại các sở giao dịch hối đoái. - Người mua và người bán không trực tiếp giao dịch với ngân hàng mà qua phòng thanh toán bù trừ (clearing house) - Các hợp đồng giao sau được chuẩn hóa về loại ngoại tệ, trị giá và thời hạn giao nhận (tháng 3,6,9,12)
- - Các bên tham gia hợp đồng tương lai phải đóng một khoản tiền ký quỹ (margin) cho clearing house. Tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nhằm mục đích đảm bảo vật chất cho việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký quỹ biến động hàng ngày theo sự biến động của tỷ giá giao dịch. - Nếu số tiền ký quỹ giảm xuống mức quy định thì người tham gia hợp đồng phải nộp thêm tiền vào. - Nếu tiền ký quỹ tăng lên người tham gia hợp đồng có thể rút ra bằng tiền mặt để sử dụng cho mục đích khác.
- - Cuối mỗi ngày, các hợp đồng giao sau đều được đánh giá lại. Việc thanh toán chênh lệch được thực hiện hàng ngày nếu có sự chênh lệch giữa tỷ giá hợp đồng với tỷ giá thị trường – Nếu tỷ giá hợp đồng > tỷ giá thị trường thì người mua hợp đồng phải thanh toán số chênh lệch tính theo đơn vị giao dịch (lỗ) – Nếu tỷ giá hợp đồng < tỷ giá thị trường thì người mua nhận được số chênh lệch tính theo đơn vị giao dịch (Lãi)
- - Phần lớn các hợp đồng tương lai thường được kết thúc trước thời hạn quy định bằng nghiệp vụ offsetting trade với việc hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm kết thúc đó.
- VD: Công ty G.E cần 1 triệu AUD để thanh toán cho khách hàng vào tháng 3/2008. Ngày 10/1/2008, G.E quyết định mua 10 hợp đồng AUD tháng 3, mỗi hợp đồng trị giá 100.000 AUD với tỷ giá 1 AUD = 0,7650 USD. Số tiền ký quỹ là 1500 USD x 10 = 15.000 USD. Mức ký quỹ duy trì cho giao dịch là 1250 USD x 10 = 12.500 USD. - Cuối ngày 10/1 giá AUD tháng 3 tăng 15 điểm, G.E được lời 0,0015 x 100.000 x 10 = 1500 USD Số tiền này được bổ sung vào tài khoản ký quỹ hoặc được rút ra. Với việc thanh toán này giá hợp đồng AUD tháng 3 là 0,7665 USD. - Cuối ngày 11/1 giá AUD giảm 5 điểm, G.E lỗ 0,0005 x 100.000 x 10 = 500 USD Khoản lỗ này được trừ vào tài khoản ký quỹ (16.500 – 500 = 16.000 USD). Hợp đồng này bây giờ có giá là 0.7660 USD.
- - Cuối ngày 12/1 giá hợp đồng AUD tiếp tục giảm 20 điểm G.E lại bị lỗ 0,0020 x 100.000 x 10 = 2000 USD. Tài khoản ký quỹ chỉ còn: 16.000 – 2000 =14.000 USD. Hợp đồng này bây giờ có giá là 0,7640 USD - Cuối ngày 13/1, giá AUD tiếp tục giảm 20 điểm G.E tiếp tục lỗ: 0,0020 x 100.000 x 10 = 2000 USD Tài khoản ký quỹ còn: 14.000 – 2000 = 12.000 USD < 12.500, G.E phải bổ sung cho đủ số ký quỹ ban đầu là 15.000 USD. Hợp đồng bây giờ chỉ có giá là 0,7620 USD
- * Tác dụng của giao dịch tương lai - Giao dịch tương lai thu hút được rất nhiều người tham gia do không cần phải có vốn lớn, là công cụ kinh doanh hiệu quả - Là công cụ giúp các nhà kinh doanh bảo hiểm về rủi ro tỷ giá
- 1.3.7. Nghiệp vụ trên thị trường tiền gửi ngoại tệ (Eurocurrency) • * Khái niệm thị trường tiền gửi • Thị trường tiền gửi là nơi tiến hành các hoạt động vay và cho vay bằng ngoại tệ với những thời hạn xác định kèm theo một khoản tiền lời thể hiện qua lãi suất. • Lãi suất: – LIBOR: "London Inter-Bank Offered Rate." Lãi suất dựa trên lãi suất mà những ngân hàng ở London đưa ra cho tiền gửi của các ngân hàng đó với nhau – PIBOR: Paris Interbank Offered Rate. – NIBOR: Norwegian InterBank Offered Rate – FIBOR: Frankfurt Interbank Offered Rate – SIBOR: Singapore Interbank Offered Rate – ZIBOR: Zurich Interbank Offered Rate
- * Các loại giao dịch trên thị trường tiền gửi + Giao dịch qua đêm (J + 1, Overnight, O/N) Tức là giao dịch mà ngày vay vốn là ngày hôm nay (ngày J), ngày trả nợ là ngày hôm sau (J + 1). + Giao dịch ngày mai (J + 2, Tomorrow/next, Tomnext, T/N) Tức là ngày thỏa thuận là ngày hôm nay (ngày J), ngày giao vốn là ngày mai (J + 1), ngày trả nợ là ngày J + 2.
- + Giao dịch ngày kia (J + 3, Spotnext, S/N) Tức là ngày thỏa thuận là ngày hôm nay (ngày J), ngày giao vốn là ngày J+2, ngày trả nợ là ngày J + 2 + 1 + Giao dịch cho kỳ hạn thứ n Là giao dịch mà ngày thỏa thuận là ngày hôm nay (ngày J), ngày giao vốn là ngày J+2, ngày trả nợ là ngày J + 2 + n.
- Sinh viên tự đọc chương: Những điều kiện thanh toán quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương Câu hỏi: 1. Phân biệt tiền tệ tính toán và tiền tệ thanh toán? 2. Các điều kiện đảm bảo hối đoái? 3. Trả tiền trước nghĩa là gì? 4. Trả tiền ngay là gì? 5. Trả tiền sau là gì?
- CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ •Hối phiếu •Séc •Lệnh phiếu •Thẻ nhựa
- • Phương tiện thanh toán là các công cụ mà người ta sử dụng để thanh toán cho nhau các khoản nợ nần phát sinh trong giao dịch thương mại, đầu tư, tín dụng, • Trong thanh toán quốc tế loại phương tiện thanh toán thường được sử dụng nhiều nhất là hối phiếu và séc.
- 2.1 Hối phiếu (Bill of Exchange) BILL OF EXCHANGE No. HS-071016-2 2007.10.16 Vietnam AT SIGHT OF THIS ORIGINAL BILL OF EXCHANGE (DUPLICATE UNPAID) PAY TO THE ORDER OF WOORI BANK, HOCHIMINH CITY BRANCH USD 196,560.00 THE SUM OF SAY US DOLLARS ONE HUNDRED NINETY SIX THOUSAND FIVE HUNDRED AND SIXTY ONLY VALUE RECEIVED AND CHARGE THE SAME TO ACCOUNT OF NEXEN TIRE CORPORATION DRAWN UNDER LETTER OF CREDIT No. DATED ISSUED BY M4518708ES00203 2007.08.24 CITIBANK KOREA INC SEOUL TO CITIKRSXXXX CITIBANK KOREA INC SEOUL Authorized Signature And Seal
- Để thống nhất việc lưu thông hối phiếu, các nước tư bản đã ban hành các luật hối phiếu như: • Luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA). • Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 “Uniform Commercial Codes of 1962” (UCC) • Công ước Giơ-ne-vơ (Geneva) đợc các nước ký kết năm 1930.Đó là luật thống nhất về hối phiếu “Uniform Law for Bills of exchange” (ULB). ULB mang tính chất khu vực thuộc Châu Âu. Pháp tham gia công ước Geneva năm 1930, nhưng chính thức áp dụng luật ULB vào năm 1930. Việt Nam là thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ, nên cũng áp dụng luật này từ năm 1937 cho đến nay. Vì vậy ngày nay để giải thích về hối phiếu ở nước ta cũng dựa vào ULB.
- 2.1.1 - Khái niệm: Theo Pháp lệnh thương phiếu 1999 của Việt Nam thì “Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”. • Luật các công cụ chuyển nhượng quy định:Điều 4, khoản 2,3: 2. Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. 3. Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng
- • Định nghĩa hối phiếu của luật các nước không như nhau. Nhìn chung có thể định nghĩa như sau: “Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người cầm phiếu.”
- 2.1.2 Đặc điểm của hối phiếu +Tính trừu tượng của hối phiếu: Ở trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán khi nào,
- +Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: Người trả tiền của hối phiếu phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả tiền không được viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với đạo luật chi phối nó. VD: Một nhà nhập khẩu đặt mua hàng, sau khi ký hợp đồng thì nhà nhập khẩu này nhận được một hối phiếu đòi tiền hàng và nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận trả tiền vào tờ phiếu do nhà xuất khẩu gửi đến, hối phiếu đó đã được chuyển sang tay người thứ ba thì nhà nhập khẩu bắt buộc phải trả tiền cho người cầm phiếu này, ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng không giao hàng cho nhà nhập khẩu.
- + Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Sở dĩ có được đặc điểm này là nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu.
- 2.1.3 Việc thành lập hối phiếu: • Để hối phiếu hợp lệ, khi lập hối phiếu cần đảm bảo tuân thủ về mặt nội dung và hình thức
- + Hình thức của hối phiếu: - Hối phiếu phải làm thành văn bản, hối phiếu nói, điện tín, điện thoại đều không có giá trị pháp lý. • Theo Pháp Lệnh Thương Phiếu Việt Nam, hình mẫu hối phiếu có thể do Ngân hàng nhà nước ban hành • Theo luật các nước thì do người phát hành tự định đoạt bởi vì hình mẫu hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu.
- - Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hối phiếu được viết tay hay in sẵn theo mẫu đều có giá trị như nhau. Thông thường người ta sử dụng hối phiếu in sẵn có những khoảng trống để cho người ký phát điền vào những nội dung cần thiết. - Ngôn ngữ tạp lập hối phiếu bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất với ngôn ngữ in sẵn trên hối phiếu, thông thường là bằng tiếng Anh.
- - Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực dễ phai, mực đỏ. - Hối phiếu được lập thành một hay nhiều bản, thông thường là hai bản, mỗi bản được đánh số thứ tự: bản thứ nhất ghi số “1”, bản thứ hai ghi số “2” và có giá trị ngang nhau, nhưng chỉ có một bản được thanh toán, trong thanh toán bản nào đến trước sẽ được thanh toán trước. Hối phiếu không có bản chính, bản phụ.
- + Nội dung hối phiếu: Theo luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung sau: - Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ hối phiếu (Bill of Exchange). Hoặc nếu không ghi tiêu đề thì trên tờ hối phiếu phải có chữ hối phiếu - Địa điểm ký phát hối phiếu: trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm ký phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát là địa điểm thành lập hối phiếu. Nếu trên hối phiếu thiếu cả địa chỉ ký phát thì hối phiếu vô giá trị - Địa điểm trả tiền: nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu.
- - Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện: Trên hối phiếu phải ghi rõ: trả theo lệnh của (pay to order of ). - Số tiền và loại tiền: số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ. Chú ý: * Nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ * Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền ghi trên L/C.
- - Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu: + Trả tiền ngay: Hối phiếu ghi: trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này (At sight of first (second) Bill of Exchange). +Trả tiền sau: Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At 30 days after sight). Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: trả 30 ngày sau khi ký vận đơn (At 30 days after Bill of Lading date). Trả sau một số ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu: trả sau 30 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu (At 30days after Bill of Exchange date).
- - Người hưởng lợi hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Đối với hối phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khách do người hưởng lợi chỉ định. - Người trả tiền hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền hối phiếu vào góc dưới bên trái của hối phiếu.
- - Người ký phát hối phiếu: người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc bên phải của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu, mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý. Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự ủy quyền. Người được ủy quyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự ủy quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình. Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự ủy quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự ủy quyền về việc thành lập hối phiếu đó.
- 2.1.4 Quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liên quan đến hối phiếu: * Người ký phát (thường là người xuất khẩu): - Có trách nhiệm ký phát cho đúng luật, ký tên vào mặt trước góc phải của tờ hối phiếu - Phải hoàn trả tiền lại cho những người hưởng lợi của tờ hối phiếu trong trường hợp hối phiếu được chuyển nhượng nhưng bị từ chối trả tiền; - Có quyền được hưỏng lợi số tiền ghi trên hối phiếu và quyển chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho người khác.
- * Người trả tiền hối phiếu (là người nhập khẩu hoặc là một người khác do người nhập khẩu chỉ định) Có trách nhiệm trả tiền hối phiếu, nếu là hối phiếu có kỳ hạn thì phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu khi hối phiếu được xuất trình. Có quyền từ chối trả tiền khi chưa ký chấp nhận. * Người hưởng lợi hối phiếu : có quyền được nhận số tiền của hối phiếu * Người chuyển nhượng hối phiếu: là người đem quyền hưởng lợi của mình chuyển cho người khác bằng thủ tục ký hậu.
- SƠ ĐỒ PHÁT HÀNH HỐI PHIẾU. Người ký phát (Drawer) (1) (2) Người trả Người thụ tiền hưởng (3) (Drawee) (Beneficiary) (1) Chuyển giao hối phiếu (2) Xuất trình hối phiếu (3) Trả tiền hối phiếu
- 2.1.5 CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HỐI PHIẾU • 2.1.5.1 Chấp nhận hối phiếu: • 2.1.5.2 Ký hậu hối phiếu: • 2.1.5.3 Bảo lãnh hối phiếu: • 2.1.5.4 Kháng nghị (Protest): • 2.1.5.5 Chiết khấu hối phiếu (Discount):
- 2.1.5.1 Chấp nhận hối phiếu: - Hối phiếu sau khi ký phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người này ký chấp nhận trả tiền, đối với những hối phiếu có kỳ hạn. - Thông thường hối phiếu được gửi tới người trả tiền để người này ký chấp nhận bất cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu.
- Thời hạn chấp nhận được xác định theo 2 trường hợp: + Trong trường hợp nếu hai bên quy định rõ với nhau trong hợp đồng mua bán hoặc trong thư tín dụng thời hạn cụ thể phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận, thì hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn đó. VD: Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 45 ngày, hay là hết hạn 20 ngày kể từ sau ngày giao hàng thì thời hạn chấp nhận hối phiếu chỉ trong vòng 20 ngày đó, nếu quá 20 ngày đó, tức là L/C hết hiệu lực, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán tờ hối phiếu gửi đến (nếu là trả tiền ngay) hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu (nếu là trả tiền sau). + Nếu 2 bên không có quy định gì khác thì thời hạn chấp nhận hối phiếu được xác định theo ULB (12 tháng kể từ ngày ký phát hối phiếu)
- MẪU HỐI PHIẾU ĐÃ CHẤP NHẬN. No.30/1/92 BILL OF EXCHANGE EXCHANGE FOR USD 5,000 Singapore,20th February Ninety (90) days after sight of this FIRST exchange (SECOND of the same tenor and date being unpaid). Pay to the order of the chartered bank, London the sum of five thousand United States dollars only. To: MITSUI Co; LTD Viettai Co. Ltd Tokyo ( Signed) Acceptance for USD 5,000 only (Signed)
- • Hình thức chấp nhận – Ký chấp nhận trên mặt trước của hối phiếu – Chấp nhận bằng một văn thư riêng biệt
- Có bốn cách ký chấp nhận: – Chấp nhận ngắn: người chấp nhận chỉ ghi tên đơn vị của mình và ký tên Ví dụ: Alice (kí tên) – Chấp nhận đầy đủ: Người chấp nhận ghi số tiền đã ghi trên hối phiếu, địa điểm thanh toán , ngày ký chấp nhận và ký tên Ví dụ: Chấp nhận 1000.000 USD (acceptance for USD 100,000) Ngày tháng năm (kí tên)
- – Chấp nhận một phần: Người chấp nhận ghi số tiền mình chấp nhận và ký tên. Thường xảy ra trong trường hợp giao thiếu hàng Ví dụ: Chấp nhận 95.000 USD (acceptance for USD 95,000) Ngày tháng năm (kí tên) – Chấp nhận bảo lãnh: Người chấp nhận hối phiếu không trực tiếp ký chấp nhận mà nhờ người thứ ba có uy tín hơn chấp nhận bảo lãnh cho mình trên hối phiếu VD: Chấp nhận bảo lãnh cho (kí tên) Sự chấp nhận được ghi vào mặt trước của tờ hối phiếu
- 2.1.5.2 Ký hậu hối phiếu: • Ký hậu là một thủ tục pháp lý dùng để chuyển nhượng hối phiếu. Người hưởng lợi muốn chuyển nhượng hối phiếu cho người khác thì phải ký vào mặt sau của tờ hối phiếu rồi chuyển hối phiếu cho người đó. Người ký hâu không cần phải nêu lý do của sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhựợng đó.
- • Hành vi ký hậu có những ý nghĩa pháp lý như: – Thừa nhận sự chuyển quyền lợi hối phiếu cho người khác được qui định trong mặt sau của tờ hối phiếu. Sự ký hậu này mang tính chất trừu tượng, có nghĩa là người ký hậu không cần phải nêu lý do của sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhượng đó, mà người được chuyển nhượng hiển nhiên trở thành người hưởng quyền lợi hối phiếu đó. – Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với những người hưởng lợi hối phiếu đó. Người ký hậu không những đảm bảo rằng người trả tiền hối phiếu có mắc nợ số tiền ghi trên hối phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽ trả tiền hối phiếu đó cho những người được chuyển nhượng nếu như người trả tiền từ chối thanh toán hối phiếu đó.
- Các loại ký hậu: • Ký hậu để trắng (Blank endorsement): trong hình thức này, người chuyển nhượng chỉ đơn giản là ký tên vào mặt sau và không chỉ định người được hưởng quyền lợi hối phiếu. – Với cách ký hậu này, người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người được hưởng lợi hối phiếu và việc chuyển nhượng kế tiếp của người cầm phiếu này không cần phải ký hậu nữa, chỉ cần trao tay là đủ. – Người cầm phiếu có thể chuyển hình thức ký hậu để trắng này sang hình thức ký hậu khác bằng cách ghi thêm câu “trả theo lệnh ông (bà) ” nếu là ký hậu theo lệnh hoặc “chỉ trả cho ông (bà) ” nếu là ký hậu hạn chế,
- • Ký hậu theo lệnh (To order endorsement) hay còn gọi là ký hậu đặc biệt (Special endorsement): Với cách ký hậu này người chuyển nhượng chỉ định một cách suy đoán người hưởng lợi hối phiếu. – Người ký hậu chỉ ghi câu “trả theo lệnh ông (bà) X” (Pay to order of Mr (Mrs) X) và ký tên. – Như vậy, người hưởng lợi hối phiếu trong trường hợp này chưa quy định rõ ràng, cần phải suy đoán ý chí của ông (bà) X. Nếu ông (bà) X ra lệnh trả cho một người khác thì người đó sẽ trở thành người hưởng lợi hối phiếu, nếu ông (bà) X im lặng thì người hưởng lợi hối phiếu đương nhiên là ông X. – Với cách ký hậu này, hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi nào người hưởng lợi cuối cùng không ký hậu chuyển nhượng nữa, nhưng phải trước khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Vì vậy ký hậu theo lệnh là loại ký hậu rất thông dụng trong thanh toán quốc tế.
- • Ký hậu hạn chế (Restrictive emdorsement): là việc ký hậu chỉ định đích danh người hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi. Người ký hậu ghi câu “Chỉ trả cho ông (bà) X” và ký tên. Đối với loại ký hậu này, chỉ có ông (bà) X mới nhận được tiền của hối phiếu, do đó ông (bà) X không thể chuyển nhượng tiếp hối phiếu này cho người khác bằng thủ tục ký hậu nữa.
- • Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement): là việc ký hậu mà người ký hậu ghi câu “Miễn truy đòi người ký hậu” với một trong ba loại ký hậu nêu trên. Ví dụ: “Trả tiền theo lệnh ông (bà) X, miễn truy đòi” và ký tên. – Đối với loại ký hậu này, một khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì ông (bà) X không được truy đòi lại tiền của người ký hậu trực tiếp của mình. – Nếu hối phiếu có nhiều người ký hậu theo lệnh đều ghi chữ “Miễn truy đòi” vào chỗ ký hậu của mình, còn có một hay nhiều người không ghi chữ “Miễn truy đòi” đó, thì đương nhiên những người này không được hưởng quyền miễn truy đòi, khi hối phiếu bị từ chối thanh toán, họ phải đứng ra thanh toán cho người hưởng lợi kế tiếp. – Ký hậu miễn truy đòi cũng là một loại ký hậu được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế.
- • Ký hậu bảo lưu (Conditional endorsement): là việc ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho một người nếu người này thực hiện những quy định do người ký hậu đề ra.
- 2.1.5.3 Bảo lãnh hối phiếu: - Khái niệm: Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba về khả năng thanh toán của hối phiếu cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn. Người đứng ra bảo lãnh thông thường là những ngân hàng lớn, có uy tín theo yêu cầu của người trả tiền.
- - Bảo lãnh có hai cách: + Bảo lãnh ghi trực tiếp trên tờ hối phiếu: Nếu ghi trực tiếp trên tờ hối phiếu có hai cách: ghi mặt trước và ghi mặt sau. Nếu ghi mặt trước, người bảo lãnh ghi: “ Good as aval” Kí Nếu ghi mặt sau của hối phiếu, người bảo lãnh ghi: “ Receipted of aval” Kí.
- + Bảo lãnh bằng chứng thư bảo lãnh: - Bảo lãnh bằng một chứng thư bảo lãnh mà không ghi trực tiếp vào hối phiếu. Cách bảo lãnh này biểu hiện bằng một thư bảo lãnh của người kí bảo lãnh gửi cho người xin bảo lãnh. Cách bảo lãnh này còn được gọi là bảo lãnh mật. - Sỡ dĩ có hình thức bảo lãnh này là do người trả tiền không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của mình đến mức cần phải bảo lãnh, nếu sự bảo lãnh được ghi ngay trên hối phiếu. Chỉ có một số người cần thiết có liên quan mới được thông báo có sự bảo lãnh đó và sự bảo lãnh này có lợi ích đối với họ. Thư tín dụng là một hình thức “bảo lãnh riêng biệt” đối với hối phiếu nằm trong bộ chứng từ thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ.
- 2.1.5.4 Kháng nghị (Protest): Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu mà người trả tiền từ chối, hoặc thanh toán thiếu thì người hưởng lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị. - Bản kháng nghị phải do người hưởng lợi lập ra trong thời hạn không quá hai ngày làm việc tiếp sau ngày hết hạn của hối phiếu(ULB). - Sau khi lập xong bản kháng nghị, trong vòng 4 ngày làm việc (ULB), người bị từ chối trả tiền phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để đòi tiền hoặc có thề đòi tiền bất cứ người nào đã ký hậu chuyển nhượng hối phiếu hoặc đòi người ký phát hối phiếu.
- - Nếu không có bản kháng nghị về việc bị từ chối trả tiền thì những người được chuyển nhượng được miễn trách nhiêm trả tiền hối phiếu, nhưng người ký phát hối phiếu và người chấp nhận vẫn phải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị. VD: A là người ký phát hối phiếu, B,C,D là những người được chuyển nhượng tiếp theo, E là người được chuyển nhượng cuối cùng. Khi E bị từ chối trả tiền, E sẽ chuyển hối phiếu đòi tiền D kèm theo một bản tính tiền gồm số tiền của hối phiếu, chi phí làm thủ tục kháng nghị và các chi phí khác. D hoàn trả tiền cho E và truy đòi ngược lại C, và cứ như vậy cho tới A. Cuối cùng A trực tiếp đòi tiền ở người mắc nợ.
- 2.1.5.5 Chiết khấu hối phiếu (Discount): - Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ của ngân hàng. Trong đó người hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho ngân hàng để lấy tiền ngay với một giá thấp hơn số tiền ghi trên tờ hối phiếu. - Nếu hai bên đồng ý, người hưởng lợi hối phiếu sẽ thực hiện nghiệp vụ ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu đó cho ngân hàng. Chênh lệch giữa số tiền ghi trên tờ hối phiếu với số tiền ngân hàng bỏ ra mua tờ hối phiếu đó gọi là lợi tức chiết khấu.
- 2.1.6 CÁC LOẠI HỐI PHIẾU. 2.1.6.1. Căn cứ vào chủ thể lập hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai loại: - Hối phiếu thương mại: là hối phiếu do người xuất khẩu kí phát đòi tiền người nhập khẩu (đối với phương thức thanh toán nhờ thu) hay đòi tiền ngân hàng mở L/C (đối với phương thức tín dụng chứng từ) trong nghiệp vụ về thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ cho nhau. - Hối phiếu ngân hàng: là hối phiếu do ngân hàng kí phát ra lệnh cho ngân hàng đại lí của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu.
- 2.1.6.2. Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm ba loại: Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm hối phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ. Hối phiếu trả tiền ngay sau một số ngày nhất định, thường từ 5-7 ngày: người có nghĩa vụ trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm phiếu xuất trình thì tiến hành kí chấp nhận trả tiền, sau đó từ 5-7 ngày thì trả tiền hối phiếu đó. Hối phiếu có kì hạn: Sau một thời gian nhất định (tính từ ngày kí phát hối phiếu, hoặc tính từ ngày chấp nhận hối phiếu, hoặc vào ngày quy định cụ thể), người có nghĩa vụ trả tiền phải trả tiền hối phiếu.
- 2.1.6.3. Căn cứ vào bộ chứng từ giao hàng có đi kèm theo hối phiếu hay không, người ta chia làm hai loại: Hối phiếu trơn: Loại hối phiếu này được kí phát đòi tiền người trả tiền không có kèm theo chứng từ thương mại. Trong thanh toán quốc tế, loại hối phiếu trơn này dùng để thu tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, thưởng phạt hoặc dùng để đòi tiền người mua hàng của những thương nhân nhập khẩu quen biết, tin cậy. Hối phiếu kèm chứng từ: Là loại hối phiếu đòi tiền người có nghĩa vụ trả tiền kèm theo bộ chứng từ thương mại. Hối phiếu kèm chứng từ có hai loại: + Loại hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay (Documents against Payment (D/P)). + Loại hối phiếu kèm chứng từ ký chấp nhận (có kỳ hạn) (Documents against Acceptance (D/A)).
- 2.1.6.4. Căn cứ vào tính chất kí chuyển nhượng, hối phiếu chia làm ba loại: - Hối phiếu vô danh: Là loại hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi, ai cầm phiếu, người đó là người hưởng lợi. Loại này không cần kí chuyển nhượng. Hối phiếu ghi: “trả cho người cầm phiếu.” - Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi, không kèm theo điều khoản “trả theo lệnh”. Ví dụ: Hối phiếu ghi “90 ngày kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu này, trả cho ông X một số tiền là ”. Hối phiếu đích danh không được chuyển nhượng. - Hối phiếu theo lệnh: Là loại hối phiếu “trả theo lệnh” của người hưởng lợi. Ví dụ: Hối phiếu ghi: “ ngày sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả theo lệnh của ông X một số tiền là ” Hối phiếu theo lệnh được chuyển nhượng bằng hình thức kí hậu theo luật định. Đây là loại hối phiếu được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
- 2.2 Séc (Cheque) 2.2.1 - Khái niệm • Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. • Theo Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 “ Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.”
- 2.2.2 Các đối tượng liên quan đến séc + Người phát hành séc: là người ra lệnh cho người trả tiền, nơi có tiền của anh ta, trả một số tiền nào đó theo chứng từ. Đối với người kí phát phải có đủ tiền trong tài khoản. Thông thường, số tiền ghi trên tờ séc không được vượt quá số dư có trong tài khoản đó, ngoại trừ trường hợp người chủ tài khoản được ngân hàng cho vay theo thể thức rút vượt. Công ước 1931 qui định, lúc kí phát séc, không nhất thiết phải có đủ tiền ghi trên tờ séc nhưng lúc ngân hàng trích tiền trả thì phải có đủ tiền trong tài khoản của người kí phát.
- + Người trả tiền (Người thụ lệnh ): thông thường người trả tiền là một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng. Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện, không phải là một thỉnh cầu, vì vậy khi nhận được séc, ngân hàng phải chấp hành lệnh vô điều kiện, miễn là tài khoản của người ký phải có đủ tiền và chữ kí trên tờ séc phù hợp với chữ kí mẫu của người kí phát. + Người nhận tiền: có thể là người hưởng lợi séc, người được chuyển nhượng séc hoặc chính bất cứ ai cầm séc
- 2.2.3 Điều kiện để được sử dụng séc + Có tài khoản vãng lai tại ngân hàng + Trên tài khoản có đủ số dư có hoặc được cấp một khoản tín dụng + Có quyền sử dụng sổ séc thông qua một hợp đồng séc
- 2.2.4 Hình thức và nội dung của Séc: + Hình thức: Séc là những bản mẫu in sẵn của ngân hàng. Theo luật các công cụ chuyển nhượng 2005 của Việt Nam: “Điều 59. Kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc 1. Kích thước séc và việc bố trí vị trí các nội dung trên séc do tổ chức cung ứng séc thiết kế và thực hiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Trung tâm thanh toán bù trừ séc quy định về kích thước séc, nội dung và vị trí các nội dung trên séc đối với séc thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc.”
- Khi phát hành, chủ tài khoản chỉ cần điền thêm những nội dung cần thiết theo nguyên tắc: – Sử dụng ngôn ngữ thống nhất trên séc – Dùng bút mực không phai – Không được tẩy xóa
- Nội dung Theo Công ước Giơ-ne-vơ về séc năm 1931: • Tiêu đề Séc • Chỉ dẫn nhất định về việc trả một khoản tiền nhất định • Ngân hàng thanh toán (nơi người ký phát séc có tài khoản) • Nơi thanh toán (địa chỉ ngân hàng thanh toán, trương hợp thiếu chỉ dẫn được coi như tại trụ sở chính) • Ngày và nơi phát hành séc • Chữ ký của người phát hành séc (nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó nếu có)
- • Số séc, số tài khoản, số hiệu của ngân hàng • Số tiền: ghi rõ ràng bằng chữ và bằng số, có ký hiệu tiền tệ. Nếu giữa số và chữ có sự khác nhau thì ngân hàng có quyền từ chối trả tiền, nhưng cũng có thể căn cứ vào số tiền nhỏ hơn để trả. • Người nhận tiền: có thể là người thứ 3 hoặc chính người ký phát séc. Trường hợp không ghi tên người nhận tiền thì người cầm séc là người hưởng lợi.
- – Thời hạn hiệu lực của Séc: trên Séc không ghi rõ thời hạn hiệu lực nhưng thực chất thời hạn hiệu lực của séc được xác định tùy thuộc vào phạm vi không gian mà séc được lưu hành và luật pháp các nước quy định • Theo công ước Genève 1931 quy định thời hạn hiệu lực của séc là – 8 ngày nếu lưu hành trong 1 nước, – 20 ngày nếu lưu hành trong 1 Châu và – 70 ngày nếu là lưu hành ở các nước không cùng một Châu. • Luật séc của Anh - Mỹ yêu cầu séc phải xuất trình để lãnh tiền trong "thời hạn hợp lý" do ngân hàng xác định.
- • Theo luật các công cụ chuyển nhượng 2005 của Việt Nam: “Điều 69. Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc và địa điểm xuất trình 1. Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là ba mươi ngày, kể từ ngày ký phát. 2. Người thụ hưởng được xuất trình yêu cầu thanh toán séc muộn hơn, nếu việc chậm xuất trình do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra. Thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán.”
- Theo luật các công cụ chuyển nhượng 2005 Điều 58. Các nội dung của séc 1. Mặt trước séc có các nội dung sau đây: a) Từ "Séc" được in phía trên séc; b) Số tiền xác định; c) Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát; d) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ; đ) Địa điểm thanh toán; e) Ngày ký phát; g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát.
- 2. Séc thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát. 3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý của các bên như số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác. 4. Trường hợp séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của Trung tâm thanh toán bù trừ séc. 5. Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc. 6. Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán.
- 2.2.5 Các điều kiện đặc biệt trong việc sử dụng phương tiện thanh toán séc + Đối với người sử dụng séc • Chỉ có ký phát hành những mẫu séc của các tổ chức tín dụng phát hành mới được chấp nhận thanh toán. • Các mẫu séc phải được bảo vệ cẩn thận. Nếu mất các bản mẫu séc hoặc giấy biên nhận phải thông báo ngay cho tổ chức tín dụng. Khi kết thúc hợp đồng séc, phải gửi trả những bản mẫu chưa sử dụng • Các bản mẫu séc phải được ghi rõ ràng, không tẩy xóa gạch. Giá trị séc phải được ghi bằng chữ và bằng số và thống nhất với nhau.
- • Nếu không muốn thanh toán séc sau khi đã phát hành, người phát hành séc cần thông báo cho ngân hàng thanh toán. Ngân hàng thanh toán được ủy quyền việc không thanh toán séc cho một cơ quan bảo vệ tín dụng về kinh tế • Việc hủy bỏ chỉ được theo dõi khi việc hủy bỏ được thông báo kịp thời cho người giữ tài khoản, để cho việc theo dõi của họ có thể được thực hiện trong phạm vi và thời hạn quy định • Người chủ tài khoản chịu mọi hậu quả của các hành vi chống lại các điều kiện trên cũng như các rủi ro của việc mất, lạm dụng, giả mạo séc, mẫu séc và giấy biên nhận. Ngân hàng thanh toán chỉ chịu trách nhiệm đối với những sai lầm trong phạm vi có liên quan tới những nguyên nhân khác gây ra những tổn hại cho chủ tài khoản
- + Đối với ngân hàng thanh toán séc: • Ngân hàng thanh toán séc được ủy quyền kiểm tra quyên của người xuất trình séc hoặc của giấy biên nhận • Ngân hàng thanh toán sẽ thanh toán các séc được xuất trình đúng thời hạn từ số dư của chủ tài khoản mà không cần phải hỏi trước chủ tài khoản • Ngân hàng thanh toán được ủy nhiệm thanh toán séc ngay cả trong trường hợp tài khoản của chủ tài khoản không có đủ số dư (chỉ thực hiện thanh toán một phần giá trị ghi trên séc) • Ngân hàng thanh toán phải theo dõi séc cấm chi trong phạm vi 6 tháng sau khi hết hạn xuất trình, tính từ ngày hủy. Sau đó ngân hàng thanh toán có thể thanh toán các séc xuất trình, chừng nào người phát hành không kéo dài việc cấm thanh toán bằng văn bản 6 tháng tiếp theo
- • + Đối với người nhận séc: • Khi nhận séc phải kiểm tra tính hợp lệ của séc: về hình thức, nội dung, chữ ký, thời hạn hiệu lực • Phải xuất trình để thanh toán trong thời hạn của séc. • Đối với séc bị từ chối thanh toán phải truy đòi séc
- 2.2.6 Các loại séc * Căn cứ vào người hưởng lợi: - Séc theo lệnh (to order cheque): là loại séc chi trả theo lệnh của người hưởng lợi được ghi rõ trên tờ séc. Loại séc này được chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu - Séc để trống (séc vô danh – nameless cheque or cheque to bear): Là loại séc không ghi tên người hưởng lợi, trả cho bất cứ người nào cầm séc người cầm séc - Séc đích danh (named cheque): Là loại séc ghi đích danh tên người hưởng lợi, không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu
- * Căn cứ vào cách thanh toán: - Séc tiền mặt (cash cheque): Ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt - Séc chuyển khoản (transferable cheque): ngân hàng thanh toán ghi có vào tài khoản người hưởng lợi. Séc này thường là séc đích danh
- * Căn cứ vào người phát hành séc: - Séc cá nhân: séc do chủ tài khoản ký phát trực tiếp để trả. - Séc bảo chi hay còn gọi là séc xác nhận (confirmed – certified cheque): Là loại séc ngân hàng bảo đảm trả tiền. Mục đích của việc xác nhận này là đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc. Kể từ ngày xác nhận séc ngân hàng sẽ phong tỏa số tiền séc trên tài khoản của người ký phát hoặc chuyển số tiền sang một tài khoản khác gọi là tài khoản séc xác nhận cho đến khi hết thời hạn hiệu lực của tờ séc.
- * Một số loại đặc biệt khác: - Séc gạch chéo (crossed cheque): là loại séc mà trên mặt trước của tờ séc có hai đường gạch chéo song song, thường dùng để chuyển khoản. Có 2 loại séc gạch chéo: Séc gạch chéo thường – séc gạch chéo để trống (general crossed cheque): giữa hai gạch song song không ghi tên ngân hàng lĩnh hộ tiền Séc gạch chéo đặc biệt: ghi tên ngân hàng vào giữa gạch song song: chỉ có ngân hàng đó mới có quyền lĩnh hộ tiền - Séc du lịch
- 2.2.7.SƠ ĐỒ LƯU THÔNG SÉC QUỐC TẾ. 1. Lưu thông séc qua một ngân hàng. Ngân hàng (3) (5) (4) (2) Người XK Người NK (1) (1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu. (2) Người nhập khẩu ký phát sec trả tiền. (3) Người xuất khẩu, trong thời hiệu của sec nộp séc vào ngân hàng để yêu cầu thanh toán. (4) Ngân hàng ghi Có vào tài khoản người xuất khẩu. (5) Ngân hàng ghi Nợ vào tài khoản người nhập khẩu.
- 2. Lưu thông séc qua hai ngân hàng. (5) Ngân hàng bên xuất khẩu Ngân hàng bên nhập khẩu (4) (5) (3) (6) (2) Người xuất khẩu Người nhập khẩu (1) (1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu. (2) Người nhập khẩu ký Séc thanh toán (3) Trong thời hiệu của Séc, người xuất khẩu nộp séc vào ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ghi trên séc. (4) Ngân hàng bên người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng bên người nhập khẩu thanh toán tiền Séc. (5) Ngân hàng bên người nhập khẩu trích tài khoản của người nhập khẩu trả cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng bên người xuất khẩu. (6) Quyết toán Séc giữa ngân hàng và người nhập khẩu.
- 2.3 - Lệnh phiếu: Ngược lại với hối phiếu, lệnh phiếu do con nợ viết ra để hứa cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Với tính thụ động trong thanh toán như trên, trong thanh toán quốc tế, lệnh phiếu ít thông dụng hơn hối phiếu. Lệnh phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập hối phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó.
- Một số đặc thù: • Kỳ hạn lệnh phiếu được quy định trên nó • Một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi. • Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính. Sự bảo lãnh này đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu. • Khác với hối phiếu thường gồm hai bản, lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ phát ra để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó.
- 2.4 Thẻ thanh toán (Payment card)
- 2.4.1 Bản chất của thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Sử dụng: thẻ thanh toán chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng, không thích hợp cho việc mua bán hàng hóa giá trị lớn
- Hiện nay trên thế giới có nhiều mạng thẻ thanh toán khác nhau song nổi bật nhất là các mạng thẻ + VISA + MASTER CARD + AMERICAN EXPRESS (AMEX) + DINNER’S CLUB + JCB
- 2.4.2 Phân loại thẻ thanh toán + Thẻ tín dụng (Credit card): Là loại thẻ dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mà khi chủ thẻ sử dụng thẻ, ngân hàng chỉ ghi nợ vào tài khoản của khách hàng và gửi cho chủ thẻ một bảng kê hóa đơn để yêu cầu chủ thẻ tham chiếu thanh toán. Mỗi thẻ có hạn mức tín dụng riêng.
- + Thẻ ghi nợ (Debit card): Là loại thẻ được dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền nhưng khi chủ thẻ sử dụng thẻ thì ngay lập tức sẽ bị ghi nợ vào tài khoản. Chủ thẻ phải ký quỹ đầy đủ trước khi thanh toán và mỗi thẻ chỉ có một hạn mức thanh toán mà chủ thẻ không được vượt quá mức này
- 2.4.3 Hình thức của thẻ Làm bằng nhựa cứng, có kích thước tiêu chuẩn là 96mm x 54mm x 0,76mm
- 4.2.2.4 Nội dung của thẻ + Mặt trước: - Các huy hiệu của các tổ chức phát hành thẻ, tên của thẻ như: VISA. Master Card, AMEX, JCB
- - Biểu tượng của thẻ
- - Số thẻ: Được in nổi lên mặt thẻ: tùy theo từng loại thẻ thì số lượng các chữ số khác nhau và cấu trúc theo nhóm khác nhau CARD TYPE Prefix Length MASTERCARD 51-55 16 VISA 4 13, 16 34 AMEX 15 37 300-305 Diners Club/ 36 14 Carte Blanche 38 Discover 6011 16 2014 enRoute 15 2149 JCB 3 16 2131 JCB 15 1800
- - Ngày hiệu lực của thẻ được in nổi thông thường theo 2 cách Từ ngày . Đến ngày Đến ngày - Họ tên của chủ thẻ - Thông tin phụ khác tùy thuộc từng loại thẻ
- + Mặt sau: - Băng từ - Chữ ký của chủ thẻ - Số thẻ - Tên, địa chỉ phát hành thẻ
- CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
- Đề tài 1. Trình bày nghiệp vụ quyền chọn và thực trạng nghiệp vụ quyền chọn tại các NH ở Việt Nam 2. NHững rủi ro đối với phương thức tín dụng chứng từ và cách phòng tránh rủi ro 3. So sánh những điểm khác biệt của UCP 600 và UCP 500 4. Đặc điểm, nguyên tắc hoạt động và phương thức hoạt động của thị trường hối đoái Việt Nam. 5. So sánh điểm giống và khác biệt giữa ULB 1930 và luật các công cụ chuyển nhượng của VN đối với các quy định về hối phiếu 6. So sánh điểm giống và khác biệt giữa UCC 1931và luật các công cụ chuyển nhượng của VN đối với các quy định về Séc
- • 3.1 Bản chất của phương thức thanh toán quốc tế Phương thức thanh toán quốc tế xác định quy trình kỹ thuật về vấn đề thực hiện việc thanh toán của người mua cho người bán với tư cách là các đối tác trong lĩnh vực thương mại quốc tế, là nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- 3.2 Phương thức chuyển tiền (Remittance) 3.2.1 Định nghĩa Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người cần chuyển tiền - Remitter) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi – beneficiary) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
- 3.2.2 Các bên tham gia Thông thường tham gia vào nghiệp vụ chuyển tiền có 4 bên - Người cần chuyển tiền (remitter, payer): là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài - Người hưởng lợi (beneficiary, payee): là người được nhận tiền chuyển - Ngân hàng chuyển tiền (remitting bank): Là ngân hàng ở nước người chuyển tiền - Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền: ngân hàng ở nước người hưởng lợi (beneficiary’s bank, corresponding bank)
- 3.2.3 Quy trình thanh toán • (1) Người cần chuyển tiền cần chuyển một khoản tiền cho người hưởng lợi vì Quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền một lý do nào đó: mua hàng, sử dụng dịch vụ, đầu tư Ngân hàng Ngân hàng • (2) Người cần chuyển tiền viết đơn yêu chuyển tiền 3 đại lý cầu chuyển tiền: Chuyển tiền tới ngân hàng đại lý Yêu cầu • Nếu không có tài khoản tại ngân hàng chuyển Chuyển tiền chuyển tiền thì phải đem tiền mặt đến tiền tới người 2 hưởng lợi 4 • Nếu có tài khoản mở tại ngân hàng thì họ phải lập ủy nhiệm chi hay lệnh chuyển tiền (payment order) Người Phát sinh nhu cầu chuyển tiền Người • (3) Ngân hàng chuyển tiền chuyển tiền chuyển tiền 1 hưởng lợi tới ngân hàng đại lý ở nước ngoài • Trên thực tế ngân hàng chuyển tiền chỉ yêu cầu ngân hàng đại lý trả tiền cho người hưởng lợi và ghi có cho tài khoản của ngân hàng đại lý ở ngân hàng mình. • (4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người được hưởng lợi
- 3.2.4 Các yêu cầu khi chuyển tiền Khi người mua hay người cần chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền thì người đó cần phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu do ngân hàng quy định: lệnh chuyển tiền hay ủy nhiệm chi (payment order). Ở một số ngân hàng có thể dùng tiêu đề: giấy chuyển tiền ra nước ngoài (Application of foreign remittance) Nội dung của yêu cầu chuyển tiền: - Tên và địa chỉ của các bên có liên quan - Số tiền chuyển (bằng chữ và bằng số) - Lí do chuyển - Hình thức chuyển - Các yêu cầu khác - Ký tên, đóng dấu
- * Hình thức chuyển: + Bằng điện – Telegraphic Transfer Remittance (TT/TTR) Ưu: Thời gian chuyển rất nhanh Nhược: Ngoài phí trả cho ngân hàng, phải trả thêm tiền điện phí + Bằng thư – Mail Transfer Remittance (M/T / MTR) Ưu: Tiết kiệm chi phí điện tín Nhược: Lâu chuyển Muốn chuyển theo hình thức nào, người yêu cầu chuyển tiền chỉ việc đánh dấu vào mẫu của ngân hàng. Hiện nay, khi thanh toán chuyển tiền, các bên thường chọn cách chuyển tiền bằng điên, việc chuyển tiền bằng thư hầu như không còn được áp dụng nữa.
- 3.2.5 Trường hợp áp dụng phương thức chuyển tiền + Trả tiền nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ + Thanh toán cho các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ + Chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư hoặc chi tiêu phi thương mại + Chuyển kiều hối * Điều kiện tiên quyết khi áp dụng phương thức chuyển tiền: 2 bên có sự tin cậy tuyệt đối, có quá trình làm ăn lâu dài Các ngân hàng thương mại khuyên chỉ nên áp dụng phương thức chuyển tiền cho những hợp đồng có giá trị nhỏ, và thời hạn hợp đồng ngắn
- 3.3 Phương thức ghi sổ (Open account) 3.3.1 Định nghĩa Phương thức ghi sổ là một phương thức thanh toán mà người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu.
- 3.3.2 Quy trình thanh toán 1 Hai bên đối tác ký hợp đồng Quy trình thanh toán của phương kinh tế thức ghi sổ 2. Người bán giao hàng hoặc Ngân hàng Ngân hàng cung ứng dịch vụ cùng bên bán 4 bên mua với chứng từ hàng hóa dịch vụ 3. Người bán báo nợ trực tiếp 4 4 4. Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền khi đến định kỳ Người bán 1 Người mua thanh toán 2 3
- 3.3.3 Ðặc điểm và trường hợp áp dụng * Đặc điểm - Ðây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các Ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. - Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản đa song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản chỉ là để theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên.
- • * Trường hợp áp dụng - Thường dùng cho thanh toán nội địa - Hai bên phải thực sự tin cậy lẫn nhau - Dùng cho phương thức mua bán hàng đổi hàng, nhiều lần, thường xuyên trong một thời kỳ - Phương thức này chỉ có lợi cho người nhập khẩu - Dùng cho thanh toán tiền gửi bán hàng ở nước ngoài - Dùng trong thanh toán tiền phi mậu dịch: tiền cước phí vận tải, bảo hiểm
- * Chú ý khi áp dụng - Căn cứ ghi nợ của người xuất khẩu thường là hoá đơn thương mại - Căn cứ nhận nợ của người nhập khẩu , hoặc là dựa vào trị giá hoá đơn giao hàng, hoặc là dựa vào kết quả nhận hàng ở nơi nhận hàng - Phương thức chuyển tiền hoặc là bằng thư, hoặc là bằng điện cần phải được thoả thuận thống nhất giữa hai bên - Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán tiền ngay
- 3.4. Phương thức nhờ thu (Collection Of Payment) 3.4.1 Khái niệm Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ kí phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. Phương thức nhờ thu là nghiệp vụ xử lý của ngân hàng đối với các chứng từ quy định theo đúng chỉ thị nhận được nhằm để: – Chứng từ đó được thanh toán hoặc được chấp nhận thanh toán. – Chuyển giao khi chứng từ được thanh toán hoặc được chấp nhận thanh toán. – Chuyển giao chứng từ theo đúng các điều khoản và điều kiện khác.
- • Chứng từ (Documents) bao gồm: – Chứng từ tài chính (Financial Documents) bao gồm: hối phiếu, lệnh phiếu, séc – Chứng từ thương mại (Commercial Documents) bao gồm: hóa đơn, vận đơn, giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, phiếu đóng gói, phiếu kiểm dịch vệ sinh
- 3.3.2. Các loại nhờ thu 3.3.2.1. Nhờ thu trơn (Clean Collection) • Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu sau khi giao hàng cho tổ chức nhập khẩu, chỉ kí phát tờ hối phiếu (hoặc nhờ thu tờ sec) đòi tiền tổ chức nhập khẩu và yêu cầu ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó, không kèm theo một điều kiện nào cả của việc trả tiền.
- Quy trình nghiệp vụ • Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương tổ chức xuất khẩu giao hàng cho tổ chức nhập khẩu đồng thời gửi thẳng bộ chứng từ hàng hóa cho tổ chức nhập khẩu để nhận hàng • Bước 2: Trên cơ sở giao hàng và chứng từ hàng hóa gửi bên nhập khẩu, tổ chức xuất khẩu kí phát hối phiếu, gửi Ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ. • Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gửi (6)TT • thư ủy nhiệm kèm theo hối phiếu Ngân hàng Ngân hàng • của tổ chức xuất khẩu sang Ngân (3)HP • hàng đại lý tại nước nhập khẩu (5) Lệnh chi (2) Hối phiếu (4) Hốiphiếu • để nhờ thu hộ. (6) Báo Có • Bước 4: Ngân hàng đại lý gửi hối NHÀ NHÀ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU • phiếu cho tổ chức nhập khẩu theo HH + BCT • đúng địa chỉ ghi trên hối phiếu (1) • để yêu cầu thanh toán. • Bước 5: Sau khi kiểm tra, đối chiếu hối phiếu với bộ chứng từ hợp đồng nếu thấy hợp lý, tổ chức nhập khẩu ra lệnh cho Ngân hàng phục vụ mình thanh toán hoặc kí chấp nhận lên hối phiếu. Trường hợp không hợp lý, tổ chức nhập khẩu sẽ không thanh toán. • Bước 6: Ngân hàng đại lý thực hiện các bút toán chuyển tiền và gửi báo có hoặc hối phiếu đã chấp nhận về Ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu.
- • Phương thức này không thích hợp trong thanh toán quốc tế bởi không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian là người thu hộ-không chịu trách nhiệm nếu bên nhập không thanh toán :người nhập khẩu không tốt thì họ có thể nhận hàng nhưng lại gây khó khăn trong việc trả tiền cho người xuất khẩu, • Có thể rủi ro đối với người nhập khẩu: người mua trả tiền hối phiếu (đối với hối phiếu trả tiền ngay) nhưng họ không biết người bán giao hàng như thế nào vì chứng từ gửi kèm không đi kèm hối phiếu. • Chính vì vậy trong ngoại thương, người ta ít dùng phương thức này, chỉ trong thanh toán phi mậu dịch như thu cước vận tải, phí bảo hiểm, hoa hồng phương thức này mới được áp dụng hoặc trong trường hợp tín nhiệm hoàn toàn tổ chức nhập khẩu.
- 3.3.2.2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) • Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ Ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì Ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người nhập khẩu để họ nhận hàng. Trường hợp đơn vị nhập khẩu không đồng ý trả tiền thì Ngân hàng không giao bộ chứng từ tức hàng hóa đã cung cấp qua nước nhập khẩu vẫn thuộc quyền sở hữu của tổ chức xuất khẩu.
- Các phương thức nhờ thu kèm chứng từ: • D/P (Delivery Of Documents Against Payment) – nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ gồm: + D/P at sight – thanh toán trả tiền ngay: khi nhận được tiền thanh toán nhờ thu của khách hàng (người nhập khẩu), thanh toán viên của Ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng, yêu cầu khách hàng kí nhận. + D/P at X days sight (Delivery Of Documents Against Payment Of A Draft Drawn Payable Of Future Date) – thanh toán hối phiếu thời hạn: nhận đươc chứng từ nhờ thu theo hình thức này, thanh toán viên thông báo cho khách hàng đến chấp nhận hối phiếu có thời hạn. Chứng từ chỉ được giao khi B/E đã được chấp nhận và được thanh toán (khách hàng có thể kí quĩ 100% trị giá B/E để được nhận ngay chứng từ hoặc thanh toán vào ngày đáo hạn để nhận chứng từ).
- Phương thức này được sử dụng trong trường hợp mua hàng gửi tiền ngay. Sau khi thu được tiền, Ngân hàng đại lí chuyển số tiền thu được cho Ngân hàng ủy thác để giao cho người xuất khẩu, đồng thời thu thủ tục phí thu hộ và các chi phí khác liên quan. Chi phí này thông thường do người xuất khẩu chịu.
- • D/A (Delivery Of Documents Against Acceptance) – nhờ thu chấp nhận thanh toán giao chứng từ: Phương thức này được sử dung trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người nhập khẩu. Khi khách hàng có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc kí chấp nhận thanh toán B/E vào ngày đáo hạn, thì thanh toán viên của ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng. Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người nhập khẩu công nhận trách nhiệm thanh tóan hợp pháp vô điều kiện của mình theo các điều kiện của hối phiếu.
- Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương tổ chức xuất khẩu giao hàng cho tổ chức Quy trình nghiệp vụ nhập khẩu đồng thời gửi thẳng bộ chứng từ hàng (7): Thanh toán NGÂN hóa hóa cho tổ chức nhập khẩu để nhận hàng NGÂN Bước 2: Trên cơ sở giao hàng tổ chức xuất khẩu kí HÀNG (3):Hối phiếu +BCT HÀNG HÀNG phát hối phiếu đòi tiền tổ chức nhập khẩu kèm theo (8) Báo (2) Hối phiếu (4) HốiNHÀ (5) (6) bộ chứng từ hàng hóa gửi đến Ngân hàng phục vụ Có + Bộ chứng từ phiếuNHẬP KHẨULệnh chi BCT mình để nhờ thu hộ. Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gửi hối phiếu,bộ chứng NHÀ Hàng hóa NHÀ từ hàng hóa kèm theo chỉ thị nhờ thu gửi Ngân XUẤT KHẨU (1) NHẬP KHẨU hàng đại lý tại nước nhập khẩu để nhờ thu hộ. Bước 4: Ngân hàng nhờ thu giữ lại bộ chứng từ gốc gửi hối phiếu và toàn bộ bản sao chứng từ cho tổ chức nhập khẩu. Bước 5: Sau khi kiểm tra, đối chiếu hối phiếu với bộ chứng từ mà qiuyết định đồng ý hay ừ chối thanh toán. Bước 6: Ngân hàng đại lý chuyển giao chứng từ hàng hóa cho tổ chức nhập khẩu để nhận hàng hóa (Ngân hàng đã nhận được sự chấp nhận thanh toán). Bước 7: Ngân hàng đại lý thực hiện các bút toán chuyển tiền và gửi giấy báo có hoặc hối phiếu đã chấp nhận về Ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu. Hoặc thông báo về sự từ chối của tổ chức nhập khẩu. Bước 8: Ngân hàng tiến hành thanh toán cho tổ chức xuất khẩu hoăc chuyển hối phiếu đã chấp nhận hoặc thông báo sự từ chối thanh toán của bên nhập khẩu.
- • So với phương thức nhờ thu trơn, phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo hơn, vì Ngân hàng đã thay mặt người xuất khẩu khống chế chứng từ. Tuy vậy phương thức này vẫn còn nhiều bất lợi cho người xuất khẩu như: – Người nhập khẩu có thể từ chối không nhận chứng từ vì lý do nào đó như giá hàng đã hạ xuống chẳng hạn. Tuy nhiên quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về người xuất khẩu, song hàng đã gửi đi rồi, giải quyết tiêu thụ ra sao? – Thời gian thu tiền về quá chậm, nên vốn của người bán vẫn còn ứ động.
- 3.3.2.3. Ưu và nhược điểm của phương thức nhờ thu *Ưu điểm: • Đối với nhà xuất khẩu: – Sử dụng cách này tương đối dễ và không tốn kém. – Được ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi được đảm bảo thanh toán. • Đối với người nhập khẩu: không có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa có cơ hội để kiểm tra các chứng từ và cả hàng hóa trong một số trương hợp (như khi kiểm tra trong một kho hải quan)
- * Nhược điểm: • Đối với người xuất khẩu: – Người nhập khẩu không chấp nhận hàng được gửi bằng cách không chấp nhận chứng từ. – Rủi ro tin dụng. – Rủi ro chính trị ở nước nhập khẩu. – Rủi ro hàng có thể bị hải quan giữ. – Mặc dù hàng hóa vẫn thuộc về người xuất khẩu, song hàng hóa đã gửi đi không có người nhận sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và tiền thu về chậm, người xuất khẩu có thể gạp khá khăn về vốn. • Đối với người nhập khẩu: chỉ chịu rủi ro trong nhờ thanh toán đổi chứng từ là hàng được gửi không giống như đã ghi trên hóa đơn, vận đơn.
- 3.3.2.4. Những điểm cần lưu ý trong áp dụng phương thức nhờ thu • Trong trường hợp đơn vị chúng ta là tổ chức xuất khẩu thì chỉ nên dùng phương thức nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/P. • Khi lập hối phiếu đòi tiền tổ chức nhập khẩu, thì cần lưu ý, tổ chức nhập khẩu là người trả tiền chứ không pahỉ là ngân hàng vì vây hối phiếu phải ghi tên người trả tiền là nhà nhập khẩu với đầy đư chi tiết tên, địa chỉ • Chi phí nhờ thu trả cho ngân hàng do bên nào chịu? Nếu thu không được thì bên xuất khẩu phải thnah toán cho cả hai ngân hàng. • Trong trường hợp tổ chức nhập khẩu không chịu thanh toán tiền thì cách giải quyết lô hàng đó như thế nào?
- 3.4 Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD – COD) (Cash Against Document) – (Cash On Delivery) 3.4.1. Khái niệm • CAD là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác (Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.
- 3.4.2. Quy trình nghiệp vụ HĐNT (3) HH XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU NHẬP KHẨU (5) (4) (2) (1) (6) Gửi BCT NGÂN HÀNG Bước 1: Trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương, tổ chức nhập khẩu yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác (Trust Account). Số dư tài khoản này bằng 100% giá trị hợp đồng và nó dùng để thanh toán cho tổ chức xuất khẩu. Bước 2: Ngân hàng thông báo cho tổ chức xuất khẩu. Bước 3: Tổ chức xuất khẩu cung ứng hàng sang nước nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trên hợp đông. Bước 4: Trên cơ sở giao hàng tổ chức xuất khẩu xuất trình chứng từ. Bước 5: Ngân hàng kiểm tra chứng từ, đối chiếu với bản ghi nhớ trước đây, nếu đúng thì thanh toán tiền cho đơn vị xuất khẩu từ tài khoản tín thác của đơn vị nhập khẩu. Bước 6: Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhập khẩu và quyết toán tài khoản tín thác.
- Trường hợp áp dụng: • Quan hệ bạn hàng tốt và thân tín giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, nhà nhập khẩu có văn phòng đại diện tại nước xuất khẩu. Đặc biệt người nhập phải rất tin tưởng người xuất khẩu. • Khi bán những mặt hàng khan hiếm trên thị trường và nhà xuất khẩu muốn có đảm bảo chắc chắn trong thanh toán.
- 3.5 Phương thức tín dụng chứng từ (Document Credit) • Trong các phương thức thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ được người ta sử dụng nhiều hơn cả. Nội dung của phương thức tín dụng chưng từ được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Customs And Practice For Document Credits) do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành và sửa đổi mới nhất mang số hiệu UCP600 gốm 39 điều. • UCP600 nhấn mạnh đến việc thanh toán chỉ dựa vào chứng từ, chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế không áp dụng trong thanh toán nội địa. • UCP600 là mọt văn bản pháp lý quốc tế mang tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Nếu áp dụng thì phải dẫn chiếu điều ấy trong thư tín dụng của mình.