Bài giảng Tâm lý và huấn luyện cơ cấu và năngđộng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý và huấn luyện cơ cấu và năngđộng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tam_ly_va_huan_luyen_co_cau_va_nangdong.pdf
Nội dung text: Bài giảng Tâm lý và huấn luyện cơ cấu và năngđộng
- TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG Tác giả: A. CENCINI và MANENTI Chuyển ngữ: Lm. NGUYỄN NGỌC KÍNH, ofm LỜI GIỚI THIỆU BẢN DỊCH VIỆT NGỮ Tìm hiểu con người là một công việc khó khăn, nhưng là một công việc mà mọi người đều phải làm, hay đều phải trải qua. Ngay từ thời cổ đại, triết gia Socrates đã nói một câu bất hủ: “Hỡi con ngừời hãy tự biết mình.” Tự biết mình là một điều khó nhưng hiểu biết người khác lại càng khó hơn, nếu chính mình không biết chính mình. Sau nhiều năm làm công tác huấn luyện, tôi nhận ra rằng điều khó khăn nhất là giúp các ứng sinh nhận ra được chính con người thực của mình. Làm sao có thể giúp họ tự khám ra đâu là những động cơ thực thúc đẩy họ chọn lựa đời sống tu trì, đâu là những
- động cơ thúc đẩy họ hành động. Con người đúng là một huyền nhiệm, khó mà biết được những ngõ ngách, những uẩn khúc trong tiến trình thành nhân. Trong thế kỷ 20, tâm lý học đã có những bước tiến dài trong việc khám phá con người và những năng động cấu thành đời sống tâm linh và tâm lý. Nhưng khốn một nỗi là các lý thuyết nhiều khi đi ngược nhau và khó đi tìm một khởi điểm chung. Đã nhiều năm, các nhà tâm lý và huấn luyện Kitô giáo đã cố gắng đi tìm một nền tâm lý học Kitô giáo, nhưng xem ra điều đó thật khó khăn, vì tâm lý là chung cho tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo. Khoa Tâm Lý Học ngày nay cho ta thấy rằng mọi chiều kích tiến triển đều là một quá trình, hay nói đúng hơn là một tiến trình vẫn còn tiếp diễn. Mọi tiến trình đều đặt nền tảng trên sự tăng trưởng tâm-thể lý. Mọi tiến trình đều đòi hỏi thời gian và công trình tập luyện và giáo dục. Trong quá khứ, nhất là sau thời của Sigmund Freud có một số rạn nứt giữa Tâm lý và Tôn giáo - Tâm linh. Giáo hội đã từng lên án lý thuyết phân tâm của Freud là duy vật, là giải trừ tâm linh, và tiền thân của phong trào trần tục hoá. Một câu nói nổi tiếng của Freud đã được nhắc đi nhắc lại: “Tôn giáo có thể là rối nhiễu tâm lý ám ảnh phổ quát của nhân loại.” Các bạn bè và học trò của S.
- Freud đã kịp thời thay đổi và điều chỉnh lại những thái quá của Freud. Ngay từ thời của S. Freud, nhà Tâm thần học Roberto Assagioli đã nhấn mạnh đến khía cạnh tâm linh trong việc chữa trị tâm lý và đã sáng lập trường phái Tâm lý Tổng hợp (Psychosynthesis) nhằm cân bằng đời sống tâm lý và tâm linh. Ông đã đưa vào khoa học tâm lý ý niệm siêu thức, để nói lên phần cao cả của con người. Con người luôn vươn lên một cái ngã cao hơn cái ngã thường ngày. Carl Jung chú trọng đến vô thức tập thể, các nguyên mẫu, các ký hiệu, và nghiên cứu các hiện tượng tâm linh và tôn giáo; ông đã muốn hướng tới việc nghiên cứu nhân cách một cách toàn diện. Trong những thập niên 50 và 60 của thế kỷ 20, làn sóng “thứ 3” đã trổi dậy trong lịch sử Tâm lý học như là một phong trào phản kháng lại Phân tâm học và Thuyết hành vi. Trường phái Tâm lí học nhân văn và hiện sinh nhấn mạnh đến tính độc đáo duy nhất của mọi hữu thể, tự do và trách nhiệm của cá nhân trên cuộc đời của mình. Có lẽ cũng từ phong trào này Tôn giáo và Tâm lí dần dần đối thoại và xích lại gần nhau để đem lại hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc nhân sinh. Trong quá trình huấn luyện các tu sĩ và linh mục,
- việc học Triết học, Tâm lý, Văn hoá là điều hết sức cần thiết để hiểu các thực tại nhân sinh và con người và là kiến thức nền cho việc học Thần học. Tâm lý học hiện đại đã đóng góp một phần rất lớn trong việc tìm hiểu nhân cách và giáo dục nhân bản. Hai tác giả A. Cencini và A. Manenti là những nhà Tâm lý và Giáo dục Công giáo thời hiện đại đã có công chắt lọc những khám phá mới và những tinh túy của khoa tâm lý hiện đại và tổng hợp lại trong tác phẩm nổi tiếng Tâm Lý và Huấn Luyện, nhằm giúp những nhà huấn luyện và các ứng sinh có tài liệu hướng dẫn và phân tích. Các tác giả đã chọn lọc có phê phán các phát hiện của khoa phân tâm học và hành vi, và đã biến những khám phá của Freud về vô thức, về bản ngã, cơ chế tự vệ, động cơ thành những dụng cụ hữu hiệu để giúp khám phá chính mình, và đưa đến việc toàn nhập các cấp bậc của đời sống tâm linh. Có thể nói rằng A. Cencini và A. Manenti đã Kitô hóa và thăng hoa cho những khám phá của Freud và các nhà tâm lý Tân phân tâm. Các tác giả củng đã chắt lọc những tinh túy của các trường phái tâm lý nhân văn, hiện tượng luận và hiện sinh để làm nổi rõ sự cao cả của con người trong các chiều kích siêu việt và vượt
- ra ngoài qui luật tâm-vật lý và tâm-thể lý: con người tự do và siêu việt. Các tác giả cũng cho thấy rằng con người bị thúc đẩy bởi hai lực, nhiều khi đi trái ngược nhau. Lực đẩy của các động cơ vô thức và lực hút của các bản năng thô thiển ở phần vật chất. Nhưng con người cũng chịu lực kéo hay lực hút của những lý tưởng, của những giá trị nhân văn và tôn giáo. Đây quả là một cuốn sách và tài liệu rất quí và bổ ích cho công tác huấn luyện con người, đặc biệt cho công việc huấn luyện các ơn gọi. Tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được phổ biến khá rộng rải trong các chủng viện và đại học. Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Kính, OFM, đã thấy được sự ích lợi của cuốn sách này trong công việc linh hướng, nên đã dành nhiều thời gian và sức lực để dịch tác phẩm này ra Việt ngữ. Đây là một cố gắng và đóng góp đáng trân trọng của dịch giả cho nền tâm lý học nước nhà nói chung, và đặc biệt cho nền huấn luyện các ơn gọi trong các chủng viện và dòng tu nói riêng. Xin chân thành chúc mừng và cám ơn dịch giả về sự đóng góp quí báu này. Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm Tâm Lý và Huấn Luyện bằng Việt ngữ đến quí vị độc giả, đặc biệt
- là những người làm công tác huấn luyện và các ứng sinh. Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM Tiến sĩ Tham Vấn Tâm Lý LỜI GIỚI THIỆU Chúng tôi cùng nhau viết tập sách này, dựa trên những kinh nghiệm trong những năm tháng làm giáo sư, nhà tâm lý và huấn luyện các linh mục. Tập sách này gởi đến những ai tin rằng đào sâu việc hiểu biết bản thân và hướng về sự trưởng thành là điều đáng quan tâm. Tập sách này cũng hữu ích cho những ai nghiên cứu nhân cách con người. Vì thế, chúng tôi bắt đầu với hai câu hỏi sau đây: Con người là ai? Các chức năng con người vận hành như thế nào? Cả hai chúng tôi đều đã học xong chương trình huấn luyện tâm lý, gồm phần lý thuyết và thực hành trong việc phân tích con người và giám sát, tại Học viện Tâm lý thuộc Giáo hoàng Học viện Grêgôriô. Trước đây, chúng tôi học tại hai trường đại học khác nhau. Manenti học Triết tại Đại học Quốc gia, sau đó học Triết và Thần học tại Đại học thánh Grêgôriô.
- Cencini học tại Phân khoa Giáo dục thuộc Giáo hoàng Đại học Salêdiên, và tại Học viện Tâm lý Phân tích Trị liệu. Chúng tôi đã thực hiện các thí nghiệm trong lãnh vực tâm lý trị liệu trong nhiều năm với nhiều đối tượng khác nhau - giáo dân, tu sĩ, những người sống bậc độc thân, các đôi vợ chồng và gia đình - và những thí nghiệm đó quả là những chất liệu rất quý giúp chúng tôi chọn đề tài. Trước khi hoàn thành bản thảo cuối cùng này, chúng tôi đã thực nghiệm nhiều năm trong các khoá học tâm lý tại các Học viện Thần học Giáo dân, trường Thần học Liên Giáo phận Reggio Emilia (Manenti) và trường Thần học thánh Zeno tại Verona (Cencini). Chúng tôi cũng được khích lệ rất nhiều qua khoá học ba năm dành cho các nhà giáo dục mà chúng tôi khởi sự vào năm 1977. Đó là khoá huấn luyện dành cho giáo dân và tu sĩ nhằm giúp họ có khả năng trợ giúp người trẻ, ngõ hầu những người trẻ có thể đảm nhận một đời sống khả dĩ toàn nhập những chiều kích tâm lý trong đời sổng Kitô hữu của mình. Như thế, tập sách Tâm Lý và Huấn Luyện
- được viết dựa trên việc thực hành Tâm lý Trị liệu mà chúng tôi đã thử nghiêm trong khi giảng dạy, và đã được chứng thực qua hoạt động giáo dục. Tập sách này phát xuất từ kinh nghiệm sống, và sau khi đã được lượng giá, nó được trao lại cho cuộc sống. NHẬP ĐỀ "Mọi người đều có cơ may biết mình, nhưng cơ may đó vụt qua như một tia chớp” [Heroclitus] Chúng ta ý thức rằng biết mình là một mục tiêu mà một mình chúng ta không thể đạt tới, nhưng chúng ta cần một chuyên viên giúp đỡ. Chúng ta cũng xác tín rằng chúng ta không thể biết mình nguyên chỉ bằng cách đọc một cuốn sách tâm lý. Đọc sách quả là một tiến trình tạo nên nhiều cảm xúc và hiểu biết. Tuy nhiên, sự hiểu biết khách quan về cấu trúc và hoạt động nội tâm của mình là điều thiết yếu, nếu chúng ta muốn đạt tới một sự hiểu biết toàn diện và tích cực về bản thân. Vì lẽ đó, chúng tôi chia tập sách này thành hai
- phần: con người nội tâm và hoạt động của những chức năng con người. Phạm vi chính của tập sách này là cấu trúc và năng động tâm lý. * Cấu trúc nội tâm: Chúng ta sẽ khảo sát con người trong chiều kích nhân vị và nội tâm. Hiển nhiên đây chưa phải là con người toàn diện. Con người còn có chiều kích tương giao với người khác, với nhóm và cơ chế. Tuy nhiên, chúng tôi muốn tập chú vào mối tương quan của chúng ta với chính mình, bởi vì chúng tôi tin rằng điều quan trọng là khảo sát con người hiện sinh trước, sau đó mới đến các vấn đề tương quan và xã hội. Đối với chúng tôi, dấu hiệu đầu tiên của sự trưởng thành là con người biết cách sống tự trị - tự lập, tức là sống nhờ sức mạnh của xác tín nội tâm hơn là dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Nhờ sự duy nhất nội tâm mà người ta có khả năng tương tác tích cực với người khác. * Năng động tâm lý: Chúng tôi sẽ trình bày một vài ý niệm giúp hiểu rõ ý nghĩa của hành động. Chúng ta cần tìm hiểu động cơ của hành vi, ngõ hầu chúng ta không chỉ dừng lại ở "hành vi chúng ta đang làm," nhưng tìm hiểu "tại sao chúng ta hành động như thế.” Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến chiều kích vô
- thức của thế giới nội tâm, bởi lẽ chiều kích này ảnh hưởng sâu đậm trên hành vi cách chung (như Freud đã chỉ cho thấy) và trên hành vi liên hệ đến các giá trị (như chúng tôi đã kinh nghiệm trong quá trình trị liệu tâm lý). Chúng tôi nhấn mạnh đến vô thức, vì thực tại này không thể được xử lý bằng các phương tiện giáo dục thông thường. Một vài bạn đọc có thể cho rằng chúng tôi quá nhấn mạnh đến chủ đề giá trị và lý tưởng. Vâng, chúng tôi nhấn mạnh như thế để làm sáng tỏ những nét đặc trưng của khoa tâm lý trong hoàn cảnh cụ thể của một người tin rằng đời sống phải có ý nghĩa (bất kỳ ý nghĩa nào), và điều đó đòi phải khó nhọc tìm tòi một phương pháp chính xác. Với chọn lựa đó (không thiếu rủi ro và có lẽ còn mới lạ trong loại sách như thế này), chúng tôi muốn đào sâu đề tài này, bằng cách làm sáng tỏ khía cạnh huấn luyện của việc trưởng thành. Các ví dụ và quy chiếu ưu tiên nhắm đến sự năng động của người trẻ dấn thân chọn lựa đời sống Kitô hữu và thừa tác vụ. Làm như thế là vì chúng tôi đồng cảm và hiểu biết trực tiếp hoàn cảnh của họ. Qua những ví dụ cụ thể đó, chúng tôi hy vọng bạn đọc đủ thông minh để biết nắm bắt được điều cốt yếu và ý nghĩa hơn khi áp dụng trong
- bất kỳ bối cảnh và bậc sống nào. Vì lẽ đó chúng tôi cẩn thận sử dụng từ ngữ dễ hiểu và lối hành văn biện luận để các khái niệm trở nên dễ hiểu bao nhiêu có thể. Trong một vài trường hợp, nếu chúng tôi có nói đến các phạm trù thần học hay kinh nghiệm về Thiên Chúa, chúng tôi chỉ muốn tỏ cho thấy tâm lý học là một phương pháp có thể ứng dụng một cách cụ thể: Phương pháp tâm lý không chỉ là phương tiện giúp tinh thần mạnh khỏe hơn, nhưng hơn thế nữa, nó còn giúp đời sống đức tin trưởng thành hơn. Phương tiện này có giá trị cho mọi người và đặc biệt cần thiết trong việc huấn luyện linh mục như chỉ dẫn của Công Đồng Vaticanô II (Gaudium et spes, 65; Optatum totius, 3, 11, 20). Chúng tôi cũng khuyến khích độc giả trau dồi kiến thức liên quan đến nhiều khoa học khác nhau để có thể đối phó thích đáng với những vấn đề của con người, dù đó là vấn đề nội tâm và đời sống tương quan của mình, hay những vấn đề liên quan đến các chủng sinh mà "Quy Chế Học Vấn" của các đại chủng viện đã nói đến. Vì mục đích đó, chúng tôi sẽ tham khảo triết lý nhân học, đạo đức học và luân lý căn bản.
- Cuối cùng, chúng tôi muốn nói về chức năng hội nhập của khoa tâm lý. Trong phạm vi huấn luyện, chúng tôi nghĩ khoa tâm lý không chỉ có chức năng huấn luyện sự trưởng thành nhân bản và chuyên biệt (giáo dân hay giáo sĩ) hay đào tạo những nhà giáo dục có nhiều khả năng hơn, hay như một chuyên ngành giáo dục. Tất cả những mục tiêu đó đều tốt, nhưng không đủ. Nếu khoa tâm lý học chỉ có thế, thì sự đóng góp của nó bị hạn chế trong lãnh vực giáo khoa, hoàn toàn khác biệt và tách rời với việc huấn luyện sự trưởng thành đúng nghĩa, hay cũng chỉ là một môn học cung cấp những kỹ thuật và phương tiện mới để làm việc. Trái lại, khoa tâm lý đóng góp rất lớn cho sự trưởng thành toàn diện của con người, tức là giúp người ta sống điều mình tin tưởng cách sâu sắc hơn. Đó là một tiến trình hội nhập tiệm tiến giữa cơ cấu tâm linh của nhân cách và những đòi hỏi của lý tưởng. Đó là tiến trình mà mọi người phải thực hiện trong cuộc đời mình, bất kể mình đi theo con đường nào. Như đã nói ngay từ đầu, tất cả những xác tín đó là hoa quả của suy tư và kinh nghiệm thực tế. Để làm cho những xác tín đó trở nên chín mùi, chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đồng nghiệp trong công tác
- giảng dạy và hoạt động giáo dục. Chúng tôi cảm ơn sự cộng tác chân thành của họ và cám ơn các sinh viên đã đặt ra những vấn đề kích thích chúng tôi suy tư. Cách riêng, chúng tôi muốn nhắc đến công trình nghiên cứu của Luigi Rulla, S.J. thuộc Viện Tâm Lý Grêgôriô: Thật vậy, lược đồ tổng quát của tập sách này phần lớn dựa trên giáo trình mà ngài giảng dạy tại đại học trên. Chúng tôi ghi ơn và cảm tạ cha, cùng với Franco Imoda, S.J., và xơ Joyce Ridick, S.S.C. Phần 1. CON NGƯỜI NỘI TÂM Phần 2. CÁCH VẬN HÀNH CỦA CHỨC NĂNG Created by AM Word2CHM
- Phần 1. CON NGƯỜI NỘI TÂM TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG Chúng ta hãy bắt đầu với một nhận xét tổng quát: Nếu chúng ta mở mắt và nhìn kỹ, chúng ta có thể có ngay một vài thông tin sơ khởi về con người. Thứ nhất, con người là một hữu thể có những nhu cầu trên bình diện thể lý, xã hội và trí tuệ (chương 1). Thứ hai, đôi lúc con người hành động một cách chủ ý, đôi lúc thì thiếu suy nghĩ và không biếi tại sao mình hành động như thế (chương 2). Thứ ba, ngay cả khi quyết định và hành động cách chủ ý, con người có thể hành động vì xác tín hay chỉ dựa trên cảm xúc, cảm nghĩ (chương 3). Chúng ta tự hỏi tại sao con người hành động như thế và rồi hãy xem xét nội tâm để tìm ra nguyên nhân mà chúng ta không thể thấy ngay được. Chúng ta sẽ thấy con người được thúc đẩy bởi hai nguồn năng lực bên trong (chương 4). Hai nguồn năng lực này gắn liền với cấu trúc của bản ngã tức là trung tâm điều khiển đời sống tâm linh con người (chương 5).
- Chương 1. BA CẤP BẬC ĐỜI SỐNG TÂM LINH Chương 2. BA CẤP BẬC CỦA Ý THỨC Chương 3. TIẾN TRÌNH QUYẾT ĐỊNH: ƯỚC MUỐN CẢM TÍNH VÀ ƯỚC MUỐN LÝ TÍNH Chương 4. NỘI DUNG CỦA BẢN NGÃ (EGO) Chương 5. CƠ CẤU BẢN NGÃ KẾT LUẬN: LÒNG TỰ TRỌNG Created by AM Word2CHM
- Chương 1. BA CẤP BẬC ĐỜI SỐNG TÂM LINH TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG à Phần 1. CON NGƯỜI NỘI T ÂM Nếu chúng ta xem xét mình một cách tường tận, chúng ta đi đến kết luận đầu tiên này, đó là con người có thể sống trên ba cấp bậc khác nhau: tâm lý- thể lý, tâm lý-xã hội và lý tính-tinh thần. Ba cấp bậc này thường liên kết chặt chẽ với nhau và có thể nhận diện qua hành vi cụ thể của con người, trong đó cấp bậc này có thể chiếm ưu thế hơn cấp bậc kia. Thuật ngữ "cấp bậc" muốn nói đến giới hạn của sự hiểu biết và quan tâm của chúng ta, là độ cao từ đó chúng ta quan sát bản thân và thế giới. Khi chúng ta thay đổi cao độ, tầm nhìn chúng ta cũng thay đổi, tương tự như khi chúng ta leo lên các tầng lầu khác nhau. Trên tầng ba, toàn cảnh mà chúng ta nhìn khi ở tầng một được mở rộng hơn, những yếu tố mới được thêm vào và những yếu tố khác thu nhỏ lại, bởi vì các yếu tố đó được sáp nhập vào một tầm nhìn rộng lớn hơn. Ví dụ, ở cấp bậc tâm-thể lý thuần tuý, con người thấy mình có nhu cầu tính dục; nhưng khi ở cấp tâm lý-xã hội, con người cũng thấy mình có nhu cầu
- chia sẻ với người khác; và khi ở cấp lý tính, tất cả nhu cầu đó lại nhắm đến việc hoàn thành các mục tiêu và mục đích. Khi chúng ta tiếp tục leo lên, các chiều kích trước không bị loại bỏ, nhưng được hội nhập vào một tầm nhìn rộng lớn và có ý nghĩa hơn. Tại mỗi cấp bậc, yếu tố tâm linh luôn luôn hiện diện, nhưng với mức độ và phẩm chất khác nhau. Bây giờ chúng ta sẽ mô tả ba cấp bậc trong đời sống tâm linh và sau đó nêu lên một vài lãnh vực để hòa nhập ba cấp bậc với nhau. A. MÔ TẢ CÁC CẤP BẬC 1. Cấp Bậc Tâm sinh Lý Cấp bậc này bao gồm những sinh hoạt tâm linh gắn chặt với tình trạng thể lý khỏe mạnh hay đau yếu. Việc thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu thể lý của cơ thể như đói, khát, ngủ, tồn tại và mạnh khỏe quyết định tình trạng sức khỏe thể lý. Nguồn gốc và cùng đích của các sinh hoạt này được biểu hiện qua cảm giác thiếu hụt hay thỏa mãn trên bình diện bản năng. Động cơ chi phối cấp bậc này là sự thỏa mãn các nhu cầu ấy. Người ta giải
- tỏa sự căng thẳng và thỏa mãn ước muốn này bằng những mục tiêu đặc thù, cụ thể và ở bên ngoài con người. Con người cảm thấy toại nguyện khi "chiếm hữu” đối tượng một cách nào đó. Bởi thế, có một chuyển động đi từ chủ thể đến đối tượng và rồi quay về với chủ thể. Động tác tìm kiếm một đối tượng để thỏa mãn là một hành động thủ đắc; nhưng động tác đó khởi sự với một tiến trình sinh học nhất định. Tiến trình đó thúc đẩy người ta tìm kiếm một sự thỏa mãn hoàn toàn và ngay tức khắc. Do vậy, hành động đó luôn luôn có tính chất tự động. Ở cấp bậc này, người ta nhận thức thực tại một cách rời rạc và phiến diện. Thật thế, người ta xem xét thực tại trong tương quan trực tiếp hay gián tiếp với nhu cầu thể lý của mình. Nhận thức đó bị giới hạn trong phạm vi hữu hình, thể lý và hữu ích. Nhận thức đó hoàn toàn chủ quan. Bên cạnh các nhu cầu khác nhau của thể lý, còn có một nhu cầu cơ bản hơn và được xem như động cơ đích thật thúc đẩy con người tồn tại và bảo toàn bản thân. Nhu cầu này gắn liền với việc diễn giải
- tổng quát về thực chất của đời sống, có tính vị lợi và cá nhân hơn. 2. Cấp Bậc Tâm Lý- Xã Hội Cấp bậc này bao gồm những hoạt động của đời sống tâm linh liên kết với nhu cầu phát huy những tương quan xã hội, tức là nhu cầu "sống với". Là sinh vật mang tính xã hội, con người cảm thấy cần tăng cường tình bạn, cần giúp đỡ và được giúp đỡ và cảm nhận mình là thành viên của cộng đồng nhân loại, v.v Các hoạt động tâm linh này không bắt nguồn từ sự thiếu hụt trên bình diện thể lý hay do bản năng. Chúng không tương ứng với chuyển động thể lý, nhưng cũng có thể nhận diện được và để lại dấu vết trong hệ thần kinh. Động cơ trực tiếp thúc đẩy con người hành động chính là ý thức về sự giới hạn và bất toàn của mình trong tư cách là một ngôi vị. Vì sự giới hạn và bất toàn này, chúng ta cảm thấy cần đến người khác. Đối tượng mang lại sự toại nguyện không phải là những đối tượng cụ thể như trong cấp bậc thứ nhất, vì ở cấp bậc tâm lý- xã hội chúng ta đối phó với những tình huống liên hệ đến con người. Đối tượng luôn luôn ở
- ngoài, mà chủ thể không bao giờ có thể đem vào trong cơ thể mình hay chiếm hữu như ở cấp bậc tâm-sinh lý, bởi lẽ người khác không phải là một vật thể. Con người thủ đắc một phương pháp thỏa đáng là lặp đi lặp lại những hành động tỏ ra hữu hiệu trong việc đạt tới mục tiêu. Ngay cả trên cấp bậc này, cách vận hành cũng mang ít nhiều tính chất tất định (determinism). Đó là một sự tất định tương đối, chứ không hoàn toàn tuyệt đối như trong cấp bậc 1. Sự tất định này có tính xã hội, qua đó con người bị thúc bách phải đi tìm một loại tương quan nhất định làm cho mình được thỏa mãn, hay khi đứng trước những tác nhân kích thích, sự tất định đó làm nẩy sinh nơi con người một sự đáp ứng ít nhiều tự động. Về phương diện nhận thức đối với thực tế, chủ thể chú ý và bị thu hút không phải vì đối tượng có những cấu tố hay giá trị nội tại của một ngôi vị, mà vì chủ thể xem đối tượng như một chức năng tạo nên tương giao tích cực. Tầm nhìn về thực tại tuy còn phiến diện và một chiều, nhưng cũng giả thiết là chủ thể đã có một khả năng nhất định trong việc diễn giải nhận thức mà mình đã trải nghiệm. Nhờ tầm nhìn đó, người ta có thể mở rộng nhận thức của mình, kể cả những
- chức năng khác và tiềm năng của con người. Điều đó muốn nói rằng mọi người đều cảm thấy ("lương tri") các mối tương giao liên vị là nền tảng của việc sống chung, ít nữa như một thiên hướng muốn nhận biết công ích. Ngay trong cấp bậc này, ngoài nhu cầu cần có người khác và tương giao, chúng ta có thể nhận ra một điều gì đó cơ bản hơn: Đó là nhu cầu mở rộng và thể hiện bản thân thông qua người khác. Theo Nuttin, đó là cách biểu lộ bản chất tinh thần của con người; con người là một hữu thể hiện hữu trong tương quan lệ thuộc với người khác. 3. Cấp bậc Lý Tính - Tinh Thần Cấp bậc này bao gồm những hoạt động tinh thần liên kết với nhu cầu muốn biết sự thật và khả năng của con người trong việc hiểu biết bản chất sự vật, nhờ việc suy diễn từ các dữ kiện khả giác. Nhờ khả năng này, chúng ta khác biệt với mọi sinh vật khác và có khả năng hiểu biết yếu tính của các sự vật, nghĩa là nhờ khả năng trừu tượng hóa mà chúng ta biết được yếu tính của sự vật từ các dữ kiện khả giác. Khi quan sát các dữ kiện, con người có thể rút ra những nguyên
- tắc tổng quát, tức là những khái niệm và quy luật trừu tượng chi phối và giải thích các dữ kiện khả giác. Khả năng này là "tinh thần" con người, một thực tại tương phản với vật chất, không thể đo lường, không thể phân chia, vượt trên không gian và thời gian. Nhờ khả năng này, con người có thể định nghĩa những khái niệm, biết được các sự vật trừu tượng, phán đoán và siêu vượt cái "ở đây và bây giờ" để khẳng định và theo đuổi các giá trị tinh thần. Động cơ nền tảng của hoạt động trí óc không hệ tại sự khiếm khuyết của các mô hay ý thức về sự bất toàn, nhưng nằm trong ước nuốn-nhu cầu muốn biết và giải quyết các vấn đề cơ bản như biết mình, chỗ đứng của mình trong thế giới, ý nghĩa cuộc sống và sự chết Đồng thời, ước muốn-nhu cầu đó được hỗ trợ nhờ khả năng sử dụng chức năng - phương tiện của mình (instrumental-functional capacity) để nắm bắt ít là một phần, sự thật của các sự vật. Đàng khác, ước muốn-nhu cầu đó còn được duy trì khi con người nhận thấy bị lôi cuốn hướng về sự thật, một sự lôi cuốn vượt xa ước muốn đơn thuần và chủ quan, và chỉ cho thấy ơn gọi của mọi người là tìm kiếm sự thật. Đối tượng thỏa mãn khát vọng hiểu biết của
- con người được trình bày bằng những hạn từ hoàn toàn khác biệt với hai cấp kia (cho dù không loại bỏ chúng), cả về khía cạnh đặc trưng hay cụ thể (không phải là vật chất như hai cấp trên) và mối quan hệ giữa chủ thể với đối tượng thỏa mãn khát vọng của chủ thể. Con người không thể chiếm hữu đối tượng như ở cấp bậc thứ nhất (vd. thực phẩm) và cũng không thể giải thích và phát biểu tùy tiện theo nhu cầu của mình như trong cấp bậc thứ hai (vd. kết bạn để khỏi cảm thấy cô đơn). Trong cấp bậc lý tính - tinh thần, đối tượng cũng trở nên thành phần của con người và căn tính của mình, bởi vì đối tượng đáp ứng nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất của con người. Đàng khác, trên cấp bậc này con người không lặp đi lặp lại những hành động theo một kế hoạch đã học được nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Một đàng, con người không bao giờ hoàn toàn toại nguyện trong việc tìm kiếm chân lý như Frankl đã nói: "Con người không thể trả lời cho câu hỏi về ý nghĩa tuyệt đối." Đàng khác, mỗi người có một cách tìm kiếm chân lý độc đáo của mình, người này không giống người kia và trong mức độ nào đó, ngay trong mỗi người thì cách thức tìm kiếm chân lý cũng thay đổi.
- Sự mãn nguyện hay thỏa mãn trên cấp bậc này thì phức tạp và cũng ít máy móc hơn hai cấp bậc kia. Sự mãn nguyện phát sinh từ chính việc tìm kiếm chân lý và từ sự tương hợp giữa bản thân mình và sự thật, rõ ràng là sự tương hợp đó không bao giờ trọn vẹn được. Cách thức vận hành ở cấp bậc này cũng rất khác biệt với hai cấp bậc kia và rất đặc trưng của "con người”. Thật thế, trên cấp bậc này con người có khả năng không tán thành những đòi hỏi tức thời của bản năng và xã hội, và vượt lên trên sự tất định kèm theo những đòi hỏi đó. Khi con người sử dụng những khả năng thượng đẳng, con người có thể nhận biết bản chất của sự vật và mối liên hệ nhân quả. Con người có thể nắm bắt ý nghĩa của đối tượng và những tình huống thường đem lại thỏa mãn cho hai cấp bậc trên đây, bằng cách vượt trên chức năng thỏa mãn đơn thuần của chúng và tháp nhập vào một bối cảnh tổng quát và khách quan hơn. Bằng cách đó, con người ta kiến tạo một quan hệ mới với môi trường chung quanh, đó một mối quan hệ tôn trọng và tự do: Con người tôn trọng các sự vật và tự do đối với sự vật. Con người tôn trọng sự vật,
- bởi vì con người có khả năng “biết" sự vật như đã nói ở trên, đó là những nguyên tắc và quy luật tổng quát gắn liền với bản chất của chính sự vật. Nhờ hiểu biết thực tại mà con người có thái độ trân trọng đối với các sự vật và con người. Thật vậy, khi con người nhận thấy ý nghĩa của sự vật, con người không thể sử dụng chúng vì lợi ích riêng của mình (cấp bậc 1 và 2), đồng thời đặt mình trong tư thế tự do đối với chúng. Hành động như thế là hoàn toàn hợp lý; bởi vì khi tôi không còn nhóm các sự vật theo tiêu chuẩn có lợi hay không có lợi cho tôi, bấy giờ tôi được giải thoát không còn bị lệ thuộc vào chúng, hay ít nữa là không còn bị chi phối bởi sự tất định có thể khiến tôi làm nô lệ cho chúng. Có thể nói nếu chúng ta có khả năng gọi đúng tên của sự vật, thì đó là dấu hiệu của nguồn mạch của tự do. Sự tự do này là nền tảng cho những sự tự do khác. Chúng ta hãy kể ra đây một vài ví dụ. Chẳng hạn khi một người biết "giải mã" các sự vật một cách chính xác ông có thể mở rộng quỹ đạo kiến thức của mình, không phải về mặt số lượng nhưng về mặt phẩm chất. Nhờ khả năng trừu tượng hóa, ông không chỉ có khả năng khái niệm hóa các sự vật hữu hình, nhưng còn hiểu biết những điều trừu tượng như khái
- niệm nhân đức, thiện hảo và công lý. Tất cả những khái niệm đó thì không đo lường được về mặt không gian và thời gian (cấp 1) nhưng mang lại cho ông một sự giải thích thỏa đáng và khôn ngoan vượt trên tiêu chuẩn lợi ích cá nhân, sự mãn nguyện trong tương quan xã hội và công bình giao hoán (cấp 2). Một hệ quả khác là khả năng hiểu biết và sử dụng biểu tượng và ngôn ngữ biểu tượng. Khả năng đó không chỉ thể hiện sự nhận thức sâu sắc về thực tại và tự do đối với thực tại, mà còn là phương tiện hợp lý để truyền đạt kiến thức một cách hữu hiệu hơn, để thiết lập mối quan hệ và so sánh hợp lý, và để có được những kiến thức mới và thâm sâu hơn. Tất cả những điều này hoàn toàn vượt trên lối nhận thức rời rạc trong hai cấp bậc trước. Cuối cùng, con người càng có óc sáng tạo, thì càng dễ tách rời khỏi sự thúc bách hoàn toàn tất định của những phản xạ khả giác (cấp 1) hay các nhu cầu xã hội có tính tất định tương đối (cấp 2). Qua những ví dụ trên đây, chúng ta đủ thấy rằng khuynh hướng thật sự, vốn là nguồn gốc của mọi hành vi, nằm tại cấp bậc lý tính - tinh thần. Khuynh
- hướng đó không chỉ là một bản năng tự bảo toàn nhờ nhu cầu "tiêu thụ," cũng không phải là một thúc bách thể hiện mình qua trung gian người khác, nhưng là một khuynh hướng siêu việt (self-transcendencc). Mọi hoạt động trên cấp bậc này vượt qua ranh giới của sự kiện xảy ra ngay trước mắt và hữu hình: Chúng là những hoạt động "tinh thần”. Như thế, các hoạt động đó được thực hiện bởi "bản ngã tinh thần" có khả năng siêu việt nhân tính và những hoàn cảnh ghi dấu bởi những giới hạn, để hướng tới tha nhân với thái độ vị tha và quên mình, hay khám phá được ý nghĩa và giá trị làm cho đời sống mình trở nên chân thực. Frankl tìm thấy bản chất của con người trong sự siêu việt ấy: "Làm người chủ yếu là hướng về một đối tượng siêu việt chúng ta, ở bên ngoài và bên trên chúng ta. Nghĩa là chúng ta hướng tới một điều gì hay một người nào đó: Một mục tiêu phải đạt tới hay một người mà ta phải gặp và yêu mến. Vì thế, con người là chính mình trong mức độ vượt qua chính mình và quên mình. Một lần nữa, chúng ta buộc phải quay lại vấn đề tự do: Chính khi chúng ta xem xét khả năng siêu việt của con người mà chúng ta mới có thể hiểu tự do phát xuất từ đâu và làm cách nào để có tự do. Chỉ khi
- nào con người tái khẳng định và nỗ lực chinh phục bản thân mà con người mới có thể kiểm chứng là mình có tự do thắng vượt mọi sự tất định, một sự tự do ít nhiều bị che dấu. Bởi đó, chỉ khi nào con người có tự do để tự siêu việt, con người mới có thể nghe được tiếng gọi, khám phá những chiều kích mới của đời sống và quyết định đáp lời. Khi con người đáp lời, con người trở thành một tác nhân luân lý và nhận thấy mình có trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chưa muốn bàn đến những vấn đề liên hệ đến luân lý và mối liên hệ mật thiết giữa tự siêu việt, - tự do - trách nhiệm, mà chỉ muốn lưu ý rằng cấp bậc thứ 3 là cấu tố nền tảng của đời sống tâm linh và là điều kiện mà con người không thể tránh được. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần nhận định về lịch sử của vấn đề. Chúng ta tin rằng khoa tâm lý học hiện đại là một khám phá tiệm tiến những tiềm năng khác nhau của đời sống tâm linh, đó là một chuyển động đi từ những dấu hiệu trên cấp bậc tâm thể lý đến những điểm nhấn tổng quát hơn của cấp lý tính-tinh thần. Thật vậy khi chúng ta sử dụng nguyên tắc này để đọc và tìm hiểu quá trình phát triển của khoa tâm lý, chúng ta đi từ một quan điểm cơ giới đến một quan
- điểm mở ra với thế giới tinh thần. Như thế là đủ thấy quan điểm duy sinh vật của Freud ít nhiều mang tính phiếm tính dục (pan-sexual). Quan điểm này đã làm cho nhiều người phản ứng ngay lập tức, trong đó có Jung và Adler. Hai nhà tâm lý này đã công khai chống đối thuyết giản hóa luận vật chất của nhà sáng lập khoa tâm lý học hiện đại. Ngay cả hôm nay, trong phạm vi tâm lý học vẫn còn có một khuynh hướng theo thuyết tất định, mặc dầu hoàn toàn đa dạng: Đó là tâm lý học hành vi của Watson và Skinner, tân tâm lý học hành vi của Hull, trường phái phản xạ của Pavlov và tân thuyết sinh học của Louwen. Tuy nhiên, quan điểm của Jung và Alder cũng chấp nhận một lối giải thích ít tính chất tất định hơn về đời sống tâm linh. Các nhà tâm lý học nhân văn đã đi theo quan điểm của Adler một cách minh nhiên hay mặc nhiên, trong số đó đứng đầu là Allport, Fromn, Maslow, Goldstein. Ngoài ra còn có Roger với khoa tâm lý học nhân văn-hiện tượng và những tác giả đề cao tự do của con người trong một khái niệm toàn diện về con người và dứt khoát loại bỏ quan điểm duy sinh vật và bi quan của Freud. Nhưng nổi bật hơn cả là quan điểm duy linh
- của Jung. Quan điểm của ông đã vượt trội quan điểm ban đầu của Freud và những thuyết tất định khác liên kết với quan điểm của Freud, nhờ sự phát triển và những cách trình bày hoàn toàn mới (về quan điểm của Jung) của các tác giả như Frankl với khoa ý nghĩa trị liệu (logotherapy), Nuttin với lý thuyết tương quan, Thomae với các nghiên cứu về quyết định của con người, Goldin và Vergote với tâm lý tôn giáo, Caruso với tâm lý nhân cách chiều sâu, và nhiều tác giả khác. Về điểm này, lời khẳng định của L. Rangel thật ý nghĩa. Tháng 7 năm 1975 tại Luân đôn, nhà phân tâm học nổi tiếng của trường phái Freud đã phát biểu tại Hội nghị Quốc tế các Nhà Phân tâm học: "Những vấn đề như sự toàn vẹn, quyết định và hành động chắc chắn đưa chúng ta đến cốt lõi của vấn đề trách nhiệm của con người và khía cạnh ẩn khuất trong hành vi con người. Khía cạnh đó đã từng bị quên lãng và che khuất trong quá khứ nay có cơ hội trở lại nhờ khoa phân tâm học”. Ông tiếp tục khắng định nếu khoa phân tâm học muốn phục vụ sự nghiệp thăng tiến con người, nó phải luôn ý thức về những vấn đề như sự quyết định, việc nội tâm hóa và các giá trị. Nếu dùng hình ảnh biểu tượng như Freud,
- chúng ta có thể nói rằng lịch sử khoa tâm lý học đã có một bước tiến đi từ nguyên tắc khoái lạc đến nguyên tắc thực tế (reality principle). B. CẤP BẬC CỦA TIẾN TRÌNH TOÀN NHẬP Mọi hoạt động của đời sống tâm linh thường chứa đựng và bộc lộ ba cấp bậc. Mặc dầu ba cấp bậc đó thể hiện trong những mức độ khác nhau, nhưng "trong thực chất thì gắn kết với nhau trong hành vi cụ thể của con người." Chúng ta cũng đã thấy rằng cấp bậc lý tính-tinh thần là cấp bậc đặc trưng dành riêng cho con người, trong khi cấp bậc 1 và một phần cấp bậc 2 thuộc về thú vật. Do đó, giữa các cấp bậc có một trật tự tự nhiên mà chúng ta phải tôn trọng, trong khi vẫn phải xem xét các thuộc tính, các chức năng và quy luật mà chúng ta không thể giản lược như Nuttin đã lưu ý. Tuy nhiên, trật tự các cấp bậc còn tùy thuộc sự tự do của con người, khi con người quyết định đặt toàn thể đời sống tâm linh dưới sự hướng dẫn của cấp bậc nào và con người đứng ở cấp bậc nào để giải thích về mình và thế giới. Cấp bậc lý tính-tinh thần vốn chiếm chỗ đứng ưu tiên, nhưng trên thực tế, nếu người ta sắp xếp cấp bậc lý tính-tinh thần ở một vị trí nhằm phục vụ hai cấp bậc kia và tùy thuộc hai cấp bậc kia,
- bấy giờ trật tự các cấp bậc bị đảo lộn. Căn tính mỗi người cũng tùy thuộc trật tự những cấp bậc của mình: Căn tính mỗi người thì tương ứng với cấp bậc ưu tiên mà người ta dành cho nó. Nói một cách chính xác hơn, nếu con người không có tự do để xác lập thứ tự ba cấp bậc, bấy giờ con người bị thúc ép phải đi theo một lối sống bị chi phối bởi sự xếp đặt ngẫu nhiên giữa ba cấp bậc. Ba cấp bậc ấy được xếp đặt dưới sức ép của các nhu cầu hơn là sự tự do chọn lựa. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, không ai có thể bỏ qua những đòi hỏi và những yếu tố riêng của mỗi cấp bậc. Bởi đó, sự trường thành đích thật nằm ở chỗ này: Làm sao người độc thân có thể sử dụng thân xác để mở rộng tương quan và sử dụng khả năng tư duy để toàn nhập những chiều kích khác nhau nơi bản thân mình? Chúng ta có thể nói ngay rằng người ta cần phải hội nhập các chiều kích một cách hài hòa, không thiên lệch cũng không loại trừ và có một điểm quy chiếu rõ ràng để làm cho toàn thể đời sống có trật tự và ý nghĩa. Thật thế, sự trưởng thành và toàn nhập không phải là hiện tượng tự phát, nhưng là một tiến trình qua đó người ta nỗ lực thiết lập một sự quân bình giữa
- những chiều kích và khám phá căn tính của mình, luôn ghi nhớ tính chất phức tạp của con người. 1. Quân bình Ngoại Giới và Nội Giới: Nguyên Tắc Toàn Diện Sự quân bình này là một đòi hỏi cơ bản, bởi vì ba cấp bậc đều cùng hiện diện trong mỗi hành vi của chúng ta. Có một điều gì đó thể hiện nơi hành vi con người, bởi vì con người là một thực thể duy nhất bao gồm các chiều kích thể lý, tương quan và lý tính, và biểu lộ bản chất phức hợp của mình qua mỗi hành động. Trước hết, đó là sự hài hòa ngoại giới, tức là mối tương quan giữa ba cấp bậc. Mọi biểu hiện của đời sống tâm linh không chỉ biểu lộ bản chất phức hợp của con người, nhưng còn cho chúng ta thấy rằng chúng ta chỉ có thể đạt được sự hài hòa ngoại giới khi tiềm năng của các cấp bậc cùng hiện diện và bổ túc cho nhau. Ví dụ, chúng ta không thể suy tư hay quyết tâm hành động, nếu thân xác không được nghỉ ngơi đầy đủ và những nhu cầu cơ bản nhất định của thân xác chưa được đáp ứng. Lại nữa, tư tưởng và sự quyết chí không chỉ tùy thuộc tình trạng sức khỏe nội tâm
- (mạnh khỏe hay ốm yếu) mà còn tùy thuộc mối tương quan xã hội tích cực (hay tiêu cực) của chúng ta. Dàng khác, cách sống của chúng ta trên cấp bậc lý tính-tinh thần cũng chi phối tình trạng thể lý và tương quan xã hội xã của chúng ta, theo một cách khác và tinh tế hơn. Chẳng hạn sau khi chúng ta đã giải quyết những vấn đề cơ bản hay đem lại ý nghĩa cho đời sống, chúng ta được bình an trong tâm hồn. Mỗi ngày chúng ta đều nhận thấy cấp bậc này tác động lên cấp bậc kia. Chúng ta cũng có thể kết luận như thế, nếu chúng ta xem xét sự tương thuộc chức năng giữa cấp bậc này với cấp bậc khác. Nếu chúng ta muốn suy tư hay làm việc tổ chức cho hiệu quả, thì không những chúng ta cần đến hai cấp bậc kia, mà còn cần một bộ não có cơ cấu sinh học lành mạnh và hoạt động tốt, nhờ đó trí tuệ có thể suy tư, ký ức có thể ghi nhớ và lời nói có thể diễn tả tư tưởng và thi hành chức năng của mình trong xã hội. Đó là những quy luật tự nhiên. Chúng ta cũng cần có một sự quân bình nội giới, tức là sự hài hòa giữa những yếu tố trong mỗi cấp bậc. Mỗi cấp bậc có những đòi hỏi và đặc tính thiết yếu mà chúng ta cần phải tôn trọng. Đó là nguyên tắc toàn diện (totality), nhờ đó mà nội giới được quân
- bình. Chúng ta hãy quan sát những hiện tượng xảy ra trên cấp bậc sinh lý. Chủ thể có thể nhận biết tác nhân kích thích (đói, buồn ngủ, v.v ) khi có sự phối hợp giữa các tế bào, các mô, các phản ứng hóa học và cảm nhận của cơ quan nội tạng. Cao điểm của tiến trình nhận thức là chủ thể nhờ giác quan mà biết được tác nhân kích thích và đáp lại cách tương ứng. Cơ thể con người được tổ chức một cách tỉ mỉ (như khoa sinh học cho biết) và tổ chức đó tuân theo tiêu chuẩn là sự ổn định và năng động của toàn cơ thể con người và thiết lập một sự quân bình giữa sự khỏe mạnh của mỗi thành phần và sự khỏe mạnh chung của toàn cơ thể. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong trường hợp "cấp cứu”. Chẳng hạn khi một bộ phận của cơ thể bị tổn thương hay bị nhiễm trùng, thì những bộ phận khác liền cứu viện ngay tức khắc, bằng cách tăng cường hoạt động để sản sinh nhiều tế bào và nội tiết tố hơn, nhằm khâu lại vết thương hay chữa trị bộ phận bị nhiễm trùng. Tóm lại, cơ thể chúng ta có một hệ thống quy luật bẩm sinh nhằm làm cho cơ thể được mạnh khỏe tối ưu và vì lợi ích của toàn cơ thể. Hệ thống quy luật đó cũng phối hợp các bộ phận với nhau
- và "bắt buộc" các bộ phận phải hoạt động vì mục tiêu chung và "từ bỏ" mục tiêu riêng của mình. Nguyên tắc toàn diện vốn bắt nguồn từ cơ thể con người và là một nguyên tắc rất quan trọng, bởi vì nó cho thấy chính thiên nhiên đã cho thân xác chúng ta một cách thức hiện hữu. Vì thế, chúng ta cũng có thể nhận thấy nguyên tắc toàn diện ở các cấp bậc khác, dĩ nhiên là theo một cách thức khác. Trong bất cứ trường hợp nào, thì nguyên tắc toàn diện vẫn là điều kiện để thiết lập sự quân bình ngoại giới. Như vậy trên cấp bậc tâm lý-xã hội, chúng ta cũng cần có sự quân bình nội giới tương tự như thế, đó là hoa quả của tình trạng cân đối giữa tinh thần cá nhân và ý thức thuộc về nhóm. Trên cấp bậc này, chúng ta cũng nhận thấy các yếu tố có khuynh hướng giữ cân bằng theo nguyên tắc toàn diện, cho dù các yếu tố đó không vận hành một cách bộc phát như trong cấp bậc 1 (trên thực tế thì vẫn có một sự căng thẳng nhất định), nhờ khuynh hướng đặc trưng đó và nhờ ý thức về sự bất toàn của mình cũng như sự thu hút của người khác, con người được thúc đẩy phải ra khỏi mình để trao ban, đón nhận, sống với nhau, tìm thấy mình qua tha nhân và ý thức mình là thành phần của
- toàn thể. Mỗi người đều mang trong mình khát vọng đó, và nếu không có khát vọng đó thì không có xã hội và cũng không có con người. Lại nữa, khi năng lực “xã hội” thúc giục con người phá vỡ ranh giới của mình mà không trở nên xa lạ với tha nhân, năng lực đó cũng tuân theo tiêu chuẩn toàn diện, tức là sự ổn định và năng động của toàn thể xã hội. Thật vậy, người trưởng thành thì sống hài hòa và không có xung đột giữa ý thức cá vị tính của mình và ý thức thuộc về nhóm. Trong khi họ ý thức mình là thành phần của toàn thể nhóm, họ không cảm thấy cá vị tính mình bị xem nhẹ hay xúc phạm. Mặt khác, tuy họ thấy mình là một cá thể độc đáo, nhưng họ không cảm thấy bị cô lập. Họ biết phải làm gì để là chính mình và để thiết lập tương giao với người khác. Trong khi họ cảm thấy mình là thành phần tích cực và có trách nhiệm của một toàn thể, họ góp phần xây dựng toàn thể và làm cho toàn thể trở nên nguồn mạch thiện hảo cho mọi người. Đó là một quy luật tự nhiên mà chúng ta dễ nhận thấy trong hoàn cảnh cụ thể. Vì quy luật đó mà con người có thể hoạt động vì công ích, và nếu cần thì có thể dẹp bỏ lợi ích riêng tư để phục vụ lợi ích của mọi người, nhất là trong những hoàn cảnh đặc biệt. Họ thực hiện quy luật đó một cách quân bình tương tự như sự cân đối trong cơ
- thể con người. Nguyên tắc toàn diện luôn luôn là điều kiện để có sự quân bình nội giới bên trong mỗi cấp bậc và giữa các cấp bậc với nhau. Nêu chúng ta tiếp tục xem xét cấp bậc lý tính- tinh thần, chúng ta cũng nhận thấy một mối quan hệ như thế. Tuy nhiên, mối quan hệ này có lẽ căng thẳng hơn và ít tính bộc phát hơn hai cấp bậc kia: Đó tương quan giữa bản ngã và sự thật. Một mặt, tôi ước muốn và có nhu cầu biết mình và chỗ đứng của mình trong cuộc sống, mặt khác tôi phải đối diện với sự thật siêu việt tôi và bao trùm toàn thể thực tại. Đó là một nhu cầu mà con người không thể loại bỏ và thúc bách con người (mọi người chứ không chỉ các triết gia) đi tìm sự thật. Từ đó mà phát sinh mối quan hệ giữa sự thật của tôi và sự thật tự tại, và vì thế mà có vấn đề. Tuy nhiên, chính nguyên tắc toàn diện lại chỉ cho chúng ta thấy con đường "tự nhiên” để biến sự căng thẳng thành cơ hội sinh hoa trái và sự quân bình. Nguyên tắc toàn diện cũng cho tôi nhận thấy chân lí toàn diện là một thực tại làm tôi say mê hoàn toàn, thúc giục tôi phát huy tối đa khả năng tư duy và thúc đẩy tôi vượt lên chính mình. Đo là cách đi tìm sự thật. Nói một cách cụ thể, tôi ý thức mình là một con người đang đi tìm sự
- thật, chứ không làm ra vẻ là mình đã đạt tới mục tiêu hay đã biết hết mọi sự. Tôi nhận biết các giới hạn tự nhiên của mình và vì thế tôi không xem trực giác của mình là tuyệt đối, nhưng sẵn sàng đón nhận sự đóng góp của người khác hay ít nữa là chấp nhận một sự đối đầu biện chứng với người khác. Nếu chúng ta đi tìm sự thật theo cách thức đó, bấy giờ chúng ta sẽ cởi mở trí óc và nhạy bén trong nhận thức trực giác, để không biến một phần sự thật thành những quy luật chung. Cuối cùng, đó cũng là những đặc tính cơ bản mà khoa học tri thức đòi hỏi như những điều kiện tiên quyết, nếu chúng ta muốn hiểu biết một cách chắc chắn. Tóm lại, dù đứng trên cấp bậc nào của đời sống tâm linh, chúng ta đều có thể nhận thấy nguyên tắc toàn diện và khả năng siêu việt hiện diện trong các cấp bậc khác nhau. Trong mỗi cấp bậc, chúng ta đều được thúc đẩy để "vượt lên”. * Cấp bậc 1: Vượt lên sự mạnh khỏe thể lý của mỗi thành phần. * Cấp bậc 2: Vượt lên sự hạnh phúc của tôi. * Cấp bậc 3: Vượt lên nhận thức của tôi về
- chân lý. Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý rằng tiêu chuẩn toàn diện hay năng lực siêu việt là một nguyên tắc tự nhiên. Tuy nhiên, nếu nguyên tắc đó xuất phát từ cấp bậc 1, thì đương nhiên là nó sẽ vận hành kém hiệu năng và con người phải vận dụng tự do và trách nhiệm để can thiệp mạnh mẽ hơn. 2. Định Nghĩa Bản Thân Và Các Cấp Bậc Tùy ưu thế của mỗi cấp bậc (tâm-thể lý, tâm lý-xã hội hay lý tính-tinh thần) trong đời sống tâm linh mà con người sẽ có một hình ảnh bản thân nhất định. Nếu chúng ta thường sống ở một cấp bậc nào đó, chúng ta sẽ gắn bó mật thiết với nội dung tương ứng của cấp bậc ấy. Như thế, nếu chúng ta dành ưu tiên cho cấp bậc tâm-thể lý chúng ta sẽ gắn bó mật thiết với thân xác và những đặc điểm bên ngoài của thân xác như thể hình và vẻ đẹp mà chúng ta nhận thấy trước mắt. Vì thế, chúng ta sẽ quan tâm quá mức đến sức khỏe và vẻ đẹp, sự cường tráng và sự trẻ trung của thân xác. Chúng ta khó chấp nhận bất cứ khiếm khuyết nào về mặt thẩm mỹ, bệnh tật hay tình trạng suy yếu mà cơ thể không sao tránh được. Nếu chúng ta
- dành ưu tiên cho cấp bậc tâm lý-xã hội, chúng ta sẽ xác định căn tính của mình dựa trên những năng khiếu và tài năng của chúng ta: Trí thông minh, sự hòa đồng, tính quyết đoán khi làm việc và nhân đức cuối cùng, nếu chúng ta dành ưu tiên cho cấp bậc lý tính - tinh thần, chúng ta sẽ vượt lên những lợi ích trước mắt và khả năng tinh thần của mình, để định nghĩa bản thân dựa trên dự phóng đời sống mà chúng ta tự do chọn lựa. Thiết lập dự phóng đời sống và thực hiện dự phóng cho đến cùng, đó là nguồn mạch của lòng tự trọng. Nếu chúng ta muốn thiết lập một đẳng cấp giữa các cấp bậc, thì rõ ràng là cấp bậc 3 phải đảm nhận chức năng hướng dẫn và tham chiếu. Chức năng này quả là điều cần thiết, nếu chúng ta muốn cho mọi hành động trở nên "nhân bản”, tính chất tự động của cơ thể và khuynh hướng xã hội được phối hợp và ăn khớp với nhau để con người được hạnh phúc toàn diện, bởi vì con người không hiện hữu chỉ vì thân xác hay vì tương quan. Qua kinh nghiệm hằng ngày, chúng ta thấy rằng con người không thể viên thành, nếu con người chỉ biết đáp lại những tác nhân kích thích cơ thể của
- mình hay trôi nổi trong xã hội như một xác chết. Chúng ta có thể hành động như thế, nếu chúng ta đặt những hoạt động đó trong một dự phóng khả thi. Nghĩa là chúng ta cần có là một khung định hướng hoạt động như một mắt xích liên kết những cấp bậc khác nhau và quan tâm đến bản tính con người. Nhờ tiêu chuẩn toàn diện, chúng ta làm cho mỗi cấp bậc có được sự quân bình nội giới và những cấp bậc khác lệ thuộc cấp bậc thứ ba. Điều đó có nghĩa là sự thiện của mỗi cấp bậc phải phục vụ sự thiện toàn diện của con người. Như vậy, chúng ta áp dụng nguyên tắc toàn diện không chỉ theo chiều ngang (để mỗi cấp bậc có thể vận hành tốt), mà còn theo chiều dọc, để quy hướng mọi cấp bậc về một mục tiêu, đó là sự thiện toàn diện của con người chứ không phải là sự thiện riêng của mỗi cấp bậc. Thật thế, khi chúng ta gắn bó mật thiết với cấp bậc thứ ba, chúng ta đứng trên một "điểm quan sát” bao quát hơn nhờ tiêu chuẩn toàn diện và có được một "điểm quy chiếu” ổn định và có ý nghĩa hơn. Chúng ta không có được lợi điểm đó khi chúng ta gắn bó với những cấp bậc thấp hơn, bởi vì những cấp bậc đó chỉ có thể cho chúng ta thấy được một phần của sự thiện và vì thế mà chúng ta chưa có được một căn tính trọn vẹn. Đàng khác, khi chúng ta xem sự thiện thể lý hay
- sự thiện xã hội là sự thiện tuyệt đối và tối hậu, bấy giờ sẽ sinh ra sự mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn đó cũng là nguyên nhân gây ra xung đột trong ý thức căn tính. Bấy giờ chúng ta sẽ giảm trừ những biểu hiện, ước muốn và đòi hỏi của cấp bậc cao hơn; và hậu quả là chúng ta thổi phồng và bóp méo sự thiện tương đối và căn tính chúng ta trở nên khuếch tán. Mọi năng động giảm trừ đều có nghĩa: a) Tuyệt đối hóa sự thiện thấp kém hơn và bắt mọi sự thiện khác phải lệ thuộc vào sự thiện đó. b) Sự thiện cao hơn được giải thích theo chiều hướng giảm trừ để có thể tuyệt đối hóa sự thiện thấp kém hơn. c) Miệt mài tìm kiếm sự thiện thấp kém hơn. d) Không chắc là có thể chiếm được sự thiện thấp kém đó hay không thể chiếm được sự thiện đó. e) Thất vọng và có thể loại bỏ sự thiện đó để đi tìm điều trái ngược. Ví dụ, nếu chúng ta sống trên cấp bậc 1, thì sự mạnh khỏe thể lý trở thành mục đích của đời sống.
- Bấy giờ chúng ta tập trung vào việc chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ, đồng thời tránh mọi nguy cư có thể gây thiệt hại cho sức khỏe thể lý (tuyệt đối hoá). Chúng ta quan hệ với mọi sự vật theo não trạng duy tiêu thụ và khi chúng ta chiếm hữu các sự vật, chúng ta có cảm tưởng mình là chủ nhân của số phận mình và sở hữu là bảo đảm cho hạnh phúc cuối cùng (giảm trừ thứ 1). Chúng ta cũng tương giao với tha nhân theo chiều hướng đó, bởi vì chúng ta tương giao với tha nhân là để tìm kiếm thú vui thể xác một cách trực tiếp hay gián tiếp. Con người bị "phi nhân hóa" và tính dục hóa thành món hàng tiêu thụ. Theo chiều hướng đó, cái tôi lý tính trở thành công cụ phục vụ cho việc giản hóa, bằng cách biện minh cho sự hợp lý của việc giản hóa (giảm trừ thứ 2). Thế nhưng, khi chúng ta nhận thấy mình không có khả năng chấp nhận quy luật tự nhiên - nghĩa là cơ thể buộc phải suy yếu dần dần, và không thể tìm thấy ý nghĩa của bệnh tật và sự chết, bấy giờ sự mẫu thuẫn sẽ bộc bộ trong trật tự các cấp bậc mà chúng ta đã thay đổi. Khi sự mạnh khỏe trở thành cùng đích tự tại, chúng ta sẽ tìm kiếm sự mạnh khỏe một cách tùy tiện, và sẵn sàng vất bỏ mọi sự để được mạnh khỏe (giảm trừ thứ 3). Tuy nhiên, sớm hay muộn thì chúng ta cũng phải nhận thấy sự mạnh khỏe là một
- sự thiện mong manh (giảm trừ thứ 4). Bấy giờ, chúng ta cảm thấy thất vọng vì không thể đạt được sự thiện, khi nó trở thành bất khả thi. Hoặc ngược lại, chúng ta sẽ sử dụng ma tuý hay bất cứ thứ gì có thể giúp chúng ta lẫn tránh vấn đề hay tìm thấy một thú vui khác; thậm chí chúng ta có thể đi đến chỗ muốn chết, cho dù chúng ta vẫn yêu đời (giảm trừ thứ 5). Khi chúng ta tuyệt đối hóa sự thiện tương đối, chúng ta sẽ rước họa vào thân. Hiện tượng đó cũng có thể xảy ra trên cấp bậc tâm lý-xã hội. Khi chúng ta tìm kiếm hạnh phúc trong quan hệ xã hội và khẳng định những phẩm chất của mình là điều tối quan trọng, bấy giờ chúng ta xem tương quan giữa mình với người khác là quan trọng và không ngừng khao khát tương giao với người khác. Điều chúng ta hằng tìm kiếm là được yêu thương, kính trọng và tán thành. Một khi chúng ta bị bó buộc phải thành công, chúng ta đồng hóa mình với hình ảnh xã hội của mình và chỉ quan niệm tích cực về bản thân trong mức độ chúng ta được người khác yêu thương và quan tâm. Mặc dù mọi người cần phải tương giao với tha nhân, nhưng ở đây tương giao có nguy cơ trở thành một sự lệ thuộc mà chúng ta không bao giờ
- mãn nguyện. Ngoài cơ chế "hợp lý hoá" thường được sử dụng (trong những trường hợp này), chúng ta còn sử dụng trí tuệ để tạo ra những hy vọng hão huyền liên quan đến vai trò và mối quan hệ của mình trong xã hội. Chính cái "tôi" mơ ước và hy sinh toàn thân vì những phần thưởng rẻ tiền và cố định. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thất vọng vì các ước mơ đó không thể thực hiện được, bởi vì chúng ta buộc phải cho nhiều hơn nữa rồi mới có thể có được phần thưởng, hay vì chúng ta buộc phải quên mình thay vì đặt mình ở trung tâm mọi sự. Đến lúc ấy, chúng ta có thể chọn lựa thái độ đối nghịch, nghĩa là chúng ta tự cô lập, lên án và gây hấn với những kẻ không đáp ứng sự chờ đợi của chúng ta và gây hấn với xã hội nói chung. Nouwen đã nói: "Ranh giới giữa thân mật và bạo lực thì rất mong manh. Chúng ta đã từng thấy hay nghe nói về sự tàn ác giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau. Từ đó, chúng ta thấy rằng ai thèm muốn được yêu dữ dội thì thường rơi vào những tương quan thô bạo. Qua những câu chuyện xâm phạm tính dục, huỷ hoại thân thể và giết người đăng trên nhật báo, chúng ta thấy được một xã hội gồm những người ôm ghì và giữ chặt lấy nhau, khóc lóc và kêu gào tình yêu, nhưng
- chẳng nhận được gì ngoại trừ bạo lực." Một lần nữa, chúng ta lại thấy rằng nếu một sự thiện nằm ngoài tầm nhìn toàn diện của con người, nó sẽ bất khả thi và chống lại chính con người. Tôi tưởng rằng chỉ khi nào chúng ta tham chiếu dự phóng toàn diện (cấp bậc thứ 3), bấy giờ chúng ta mới có thể khám phá bản chất đích thật của con người và rút ra được sự thiện có thể làm cho chúng ta thỏa mãn "hoàn toàn." Khi chúng ta định nghĩa bản thân trên cấp bậc lý tính-tinh thần, chúng ta không có ý loại bỏ hai cấp bậc kia, nhưng sử dụng những đòi hỏi của hai cấp bậc đó như phương tiện để theo đuổi những mục tiêu đưa đến sự thiện toàn diện. Nhờ đó, chúng ta sẽ thiết lập được một tương quan mới với mình và thực tại, đặt nền tảng trên sự tôn trọng, tự do và sáng tạo. Chẳng hạn, trong khi chúng ta tôn trọng các nhu cầu thể lý, các đặc tính tâm lý và các yêu cầu của xã hội, chúng ta hoàn toàn tự do chứ không bị bó buộc phải theo đuổi những sự thiện đó bằng mọi giá và xem chúng là sự thiện lớn nhất. Đàng khác, chúng ta sử dụng óc sáng tạo để giải thích những sự thiện đó sao cho phù hợp với sự thiện toàn diện của mình.
- 3. Tính Ưu Việt của Lý Trí? Tuy vậy, nếu chúng ta chỉ dựa vào cấp bậc thứ 3, thì liệu có đủ để phối hợp các cấp bậc trong đời sống tâm linh và hướng đến sự thiện đích thật không? Nhiều người trả lời có, nhưng trên thực tế thì không. Trước hết, nếu đời sống tâm linh con người có ba cấp bậc, thì điều đó chứng tỏ rằng con người không thể bị giảm trừ vào khả năng quyết định thuần thúy. Trong hai cấp bậc thứ nhất và thứ hai, chúng ta đã thấy việc đáp ứng mang tính tự động; cơ chế tự động chiếm vị thế áp đảo tuyệt đối ở cấp bậc 1 và vị thế áp đảo tương đối ở cấp bậc 2. Sự đáp ứng tự động rõ ràng cho thấy tính thụ động, sự lặp đi lặp lại và sự tất định; những tính chất đó hoàn toàn trái nghịch với sự quyết định. Vì thế, nếu lối sống chúng ta thường dừng lại ở những cấp bậc này (nhất là cấp bậc 1), chúng ta sẽ không biết quyết định, nhưng luôn luôn ở trong tư thế quy phục. Khi chúng ta chỉ dựa trên những cấp bậc này mà "chọn lựa (nhất là khi những chọn lựa đó hoàn toàn hướng về sự thiện phiến diện), bấy giờ tác nhân kích thích chính là tác nhân định đoạt sự chọn lựa của chúng ta. Chúng ta đáp lại tác nhân kích thích mà không chú tâm vào việc chúng ta làm, thậm chí không
- ý thức. Chúng ta quy phục cuộc sống như nó diễn ra và có nguy cơ thiếu khả năng lấy quyết định nghiêm túc. Chúng ta không bao giờ bị bó buộc phải quyết định theo lẽ phải, cho dù chúng ta có thể quyết định như thế. Nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh đến lẽ phải mà thôi, thì lẽ phải vẫn không đủ để giúp chúng ta loại bỏ những điều trái nghịch với lẽ phải. Thứ hai, ba cấp bậc tự sắp xếp một cách nào đó để cho cấp bậc này trổi vượt hơn những cấp bậc khác và cấp bậc thứ 3 không đương nhiên vượt trội hơn cấp bậc 1 và 2. Cấp bậc thứ ba có thể được sắp xếp lệ thuộc hai cấp bậc kia và chúng ta không thể nào thay đổi trật tự đó khi chúng ta chỉ biết mình có khả năng suy luận mà thôi. Thứ ba, lẽ phải cũng có thể bị che khuất hay bị bóp méo. Sau khi chấp nhận vai trò ưu tiên của lý trí, chúng ta còn phải xem xét chức năng của lý trí trong cơ cấu đời sống tâm linh. Cho dù chúng ta đứng trên cấp bậc thứ 3, chúng ta vẫn có thể nhận thức và giải thích lệch lạc; chúng ta vẫn có thể sử dụng lý trí để tìm một sự thiện phiến diện và biến nó thành thần tượng, mặc dầu chúng ta không muốn. Thật vậy, người ta có thể đi tìm sự thật mà chỉ dựa trên trí năng của mình, viện lẽ
- mình là chủ nhân của số phận mình. Thậm chí cũng có những kinh nghiệm tôn giáo không khác gì việc thờ ngẫu tượng: Người ta sử dụng Thiên Chúa như công cụ để thực hiện những điều mình khao khát. Người ta cũng có thể đi tìm sự thật mà không hề quan tâm đến những đòi hỏi của cấp bậc một và hai, cho nên người ta không đi sát thực tế của con người và không bắt kịp tình trạng thực tế của con người. Tính ái kỷ, thuyết ngộ đạo và thuyết duy linh là những nguy cơ phá hỏng tiến trình đi tìm sự thật và toàn nhập. Tóm lại, có một sự xung khắc giữa cấp bậc này với cấp bậc kia và giữa sự thiện của các cấp bậc. Sức khỏe thể lý đôi khi xung khắc với sức khỏe tâm lý- xã hội. Nhu cầu tương quan với tha nhân đôi khi xung khắc với việc theo đuổi các mục tiêu. Và chúng ta không thể nào khẳng định là cấp bậc lý tính-tinh thần sẽ chiến thắng trong cuộc chiến xung đột đó. Có người cho rằng nếu chúng ta biết sử dụng những khả năng thượng đẳng, bấy giờ chúng ta có khả năng lấy quyết định. Ý kiến đó quả không vững. Những người ủng hộ quyền tuyệt đối của "nữ thần lý trí" muốn nói rằng khi con người sử dụng khả năng của mình để đi tìm sự thật, con người luôn thống nhất
- với chính mình. Quan điểm đó bắt nguồn từ thời đại Khai Sáng và hiện nay đã biến mất. Kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta dường như trái ngược với quan điểm đó. Cuộc cách mạng của Freud, nếu chúng ta muốn gọi như thế, muốn chứng minh rằng ngay cả lý trí con người cũng không thoát khỏi sự xung đột. Toàn nhập không phải là một tiến trình tự động mà chúng ta chỉ cần quy chiếu cấp bậc lý tính- tinh thần là được Hành động tự do và có trách nhiệm không chỉ tùy thuộc sự kích hoạt của lý trí. Trong những hành động đó còn có những nhân tố khác: Đứng đầu là vô thức và cảm xúc. Đó là những đề tài mà chúng ta sẽ bàn trong hai chương sau. Created by AM Word2CHM
- Chương 2. BA CẤP BẬC CỦA Ý THỨC TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG à Phần 1. CON NGƯỜI NỘI TÂM Với tiêu đề "Ba cấp bậc của ý thức," chúng tôi muốn nói đến những cách thức khác nhau mà con người hiện diện với chính mình: Từ tình trạng ý thức tối đa đến việc thiếu cảnh giác. Chúng ta sẽ bàn đến việc vận hành của ba cấp bậc ý thức trong chương 2 của phần II. Ở đây chúng tôi giới hạn đề tài trong việc mô tả các cấp bậc của ý thức, đặc biệt nhấn mạnh đến khái niệm vô thức. Thật thế, mục tiêu của chúng tôi là tìm hiểu tâm lý chiều sâu. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng con người không bao giờ nhận thức đầy đủ bản chất trọn vẹn của mình. Tất cả chúng ta đều trải qua những biến cố trong quá khứ và hiện nay đang có những nhu cầu thường rất có ý nghĩa, nhưng lại nằm ngoài ý thức. Dầu vậy, những yếu tố đó vẫn là thành phần trong bản ngã chúng ta và vì thế, chúng góp phần định hướng cho hành vi chúng ta hiện nay, cho dù chúng ta không thể chỉ rõ hay mô tả chúng. Phần lớn những điều quan trọng trong bản thân chúng ta đã đi vào lãnh vực mà chúng ta không biết, không thể xác
- định rõ ràng và không thể dẫn chứng. Khái niệm vô thức dù được chấp nhận trên lý thuyết, song cũng làm cho chúng ta có phản ứng bất đồng. Làm sao một con người thông minh, có tinh thần trách nhiệm, thậm chí thông thạo triết học, lại có thể lấy những quyết định dựa trên những động cơ mà mình không biết? Quả khó chịu khi phải thừa nhận rằng hành động của chúng ta khó hiểu đến nỗi chính chúng ta đôi khi cũng không biết nguyên nhân và định hướng. Nhìn nhận ảnh hưởng của vô thức lại khó khăn hơn nhiều. Khi chúng ta chọn lựa các giá trị, thì một phần nào đó, có thể là để đáp ứng những nhu cầu mà chúng ta không thể chấp nhận được. Khái niệm về con người có lý trí, độc lập, khách quan và hoàn toàn vô tư không còn đứng vững nữa. Vô thức nhắc cho chúng ta biết rằng tính khách quan và tự do của con người phải chịu những giới hạn nhất định. A. ĐỊNH NGHĨA Sự đối lập giữa hai cực ý thức - vô thức hệ tại mức độ nội quan, nhờ đó chúng ta có thể tiếp cận hay nhận biết hành vi của mình, nghĩa là tùy mức độ mà chúng ta có thể nói một cách chính xác về hoạt động
- của mình. Chúng ta nhận biết ngay những hoạt động có ý thức; còn các hoạt động vô thức chỉ được biết gián tiếp nhờ suy diễn. Chúng ta chỉ có thể nói là mình bị chi phối bởi vô thức, một khi những lý do hay những động cơ minh nhiên và có ý thức không thể giải thích thỏa đáng những cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình. Vì vậy, chúng ta có thể đưa ra những định nghĩa sau đây. * Ý thức: Phạm vi mà chúng ta nhận biết mình hay các sự vật như chúng đang hiện diện. Do đó, ý thức bao gồm tất cả những gì hiện diện trước mắt hay có thể đi vào vùng nhận thức của ta. * Tiềm thức: Là một vùng bao gồm những kinh nghiệm của đời sống tâm linh mà hiện nay chúng ta không nhận biết và không thể đưa lên vùng ý thức được. Như thế, tiềm thức là tất cả những gì chúng ta không biết được. Tiềm thức gồm có tiền ý thức và vô thức, tùy mức độ sâu hay cạn. * Tiền ý thức: Bao gồm những nội dung của đời sống tâm linh hiện nay không hiện diện trong ý thức của chúng ta, nhưng có thể được đưa lên vùng ý thức qua các phương tiện thông thường (suy nghĩ, nội
- quan, xét mình, chiêm niệm ). Chẳng hạn khi chúng ta cố gắng nhớ lại tựa đề một tác phẩm hay một tên mà chúng ta muốn nhắc đến trong khi nói chuyện, nhưng chúng ta không thể nhớ ngay được. Tuy nhiên, ngay hôm sau khi chúng ta không nghĩ đến nó nữa, thì nó bất ngờ xuất hiện trong tâm trí chúng ta. Thậm chí một trực giác về mình từ lâu đã mất nay bỗng xuất hiện, hay khuôn mặt một người bỗng xuất hiện trong tâm trí mà chúng ta không biết tại sao. * Vô thức: Gồm những nội dung của đời sống tâm linh mà chúng ta chỉ có thể đưa lên vùng ý thức nhờ các phương pháp chuyên nghiệp (ví dụ: Kỹ thuật trị liệu tâm lý). Chúng ta nhận ra vô thức một cách gián tiếp qua tác động của nó. Tất cả các sách giáo khoa tâm lý học đều đưa ra những bằng chứng thuyết phục nhất về sự hiện diện của vô thức. Ở đây, chúng ta chỉ có thể khẳng định là có vô thức và chấp nhận nó như một chuyện đương nhiên. Freud đã chứng minh sự hiện diện của vô thức trong tác phẩm Bệnh Tâm Lý Trong Cuộc Sống Hằng Ngày, một trong những tác phẩm quan trọng của ông.
- * Hành vi triệu chứng (symptomatic act): Đó là hành vi mà chủ thể thực hiện cách tự động mà không suy nghĩ hay nhận biết: Ví dụ đôi tay vân vê cúc áo, miệng ngâm nga một giai điệu một cách vô thức. Bề ngoài mà xét thì những cử chỉ đó là những hành vi vô nghĩa, nhưng đối với Freud, chúng là biểu hiện của những tiến trình thâm sâu trong đời sống tâm linh. Xuất phát từ vô thức, các hành vi này có mục đích, nhưng chủ thể và người khác hoàn toàn không biết. * Hành vi lúng túng (disturbed act): ở đây có một sự xung khắc giữa hai thế lực tinh thần độc lập. Hành vi lúng túng không phải là hành vi triệu chứng, tức là hành vi xuất phát từ vô thức, nhưng là sự giao thoa (interference) giữa một động có ý thức và một động cơ vô thức mạnh mẽ như nhau. Chẳng hạn sơ suất khi đọc khi viết, lỡ lời. Theo Freud, tất cả những sơ suất đó hoàn toàn được quyết định và là biểu hiện của những ý định đã bị chủ thể kiềm chế. Chúng cũng có thể là hậu quả của sự xung đột giữa hai ý định, trong đó có một ý định vô thức tạm thời hay vĩnh viễn. * Hành vi ức chế (repressed tiết): Đó là "tính hay quên chủ động." Chúng ta quên một điều gì đó không phải vì kém trí nhớ, mà vì sự ức chế của một lực
- phản kháng trong vô thức. Một người chồng lỡ hẹn với vợ vì tính hay quên có chọn lựa; ông trì hoãn cuộc hẹn, bởi vì ông phải đối phó và chống đỡ trước sức ép của những cảm xúc quá lớn. Nguyên nhân của các hành động bất thành và bất ngờ có thể là do người ta ức chế sự phiền muộn trong tinh thần, nhưng không trọn vẹn. Sự phiền muộn đó tuy đã bị loại ra khỏi ý thức, nhưng vẫn chưa mất hẳn khả năng bộc lộ ra ngoài. * Thôi miên: Sau khi bị thôi miên, chủ thể có thể thực hiện các mệnh lệnh mà mình đã tiếp nhận trong khi bị thôi miên, mà không biết mình đang làm gì, bởi vì chủ thể đã bị người thôi miên điều khiển. Người bị thôi miên có thể nhận biết hành vi của mình, nhưng không biết nguyên nhân. * Nhận thức tri giác khi mất cảm giác (anaesthetic perception): Binet làm một thí nghiệm nổi tiếng. Ông đặt một đĩa kim loại chạm nổi lên phần thân thể được gây tê của một cô gái mắc chứng loạn cảm. Dĩ nhiên cô gái không nhìn thấy bức hình và không thể nhờ xúc giác mà biết được những gì chạm trên đĩa, bởi vì ông đặt đĩa lên phần cơ thể đã bị gây tê (phía sau gáy). Sau đó, ông yêu cầu cô gái vẽ lại bức hình được khắc trên đĩa. Ông hết sức bất ngờ, bởi vì cô đã
- vẽ lại bức hình một cách chính xác. Thế rồi ông làm thí nghiệm đó với cô gái bình thường, cô này vẽ không chính xác bằng cô gái trên kia. Ba năm sau, ông dùng một đĩa chạm hình nổi khác và làm thí nghiệm với cô gái mắc chứng loạn cảm, cô cũng vẽ lại rất chính xác. Như vậy, ông nhận thấy một nghịch lý: Trong khi cô gái loạn cảm có những vùng mất nhạy cảm và ít nhạy cảm hơn cô gái bình thường, thì những vùng bị gây tê lại nhạy cảm hơn cô gái bình thường. Dù không có xúc giác, cô vẫn có thể tiếp nhận thông tin. Điều đó chứng tỏ cô đã tiếp nhận thông tin từ vô thức. * Đa nhân cách: Đây là một rối loạn lâm sàng khá hiếm và đã từng kích thích trí tưởng tượng của nhiều nhà văn. Bác sĩ Jekyll và ông Heyde trong tác phẩm của R. L. Stevenson là hai trường hợp kinh điển nhất. Tác giả mô tả những phản ứng bất nhất nghiêm trọng của một bệnh nhân có hai cuộc sống khác biệt hay mâu thuẫn với nhau. Khoảng 200 trường hợp đã được công bố. Trường hợp cô Beauchamp do Prince nghiên cứu là một ví dụ kinh điển. Trong sáu năm đi học, cô sinh viên này đã bộc lộ ba nhân cách khác nhau. Một là con người "thánh thiện." Cô xem lời ăn tiếng nói thô
- tục và dối trá là tội nên cô phải đền tội bằng cầu nguyện và ăn chay. Hai là một "phụ nữ" đầy tham vọng và khao khát quyền lực Ba là một người độc ác và ấu trĩ. Chính cô gán cho nhân cách thứ ba này tên gọi "Sally." Cô lần lượt thể hiện ba nhân cách ấy, và vì thế mà hành vi của cô mâu thuẫn với nhau và không thể hiểu được. Sally (cấp bậc vô thức) biết những việc cô Beauchamp đã làm Nhưng cô Beauchamp (cấp bậc ý thức) không biết gì về Sally. Qua đó, chúng ta có thể thấy một phần nhân cách của cô nằm ngoài cấp bậc ý thức và tiếp tục chi phối hành vi của cô, đồng thời trong việc trao đổi thông tin giữa vô thức và ý thức, thì phần lớn thông tin là do vô thức cung cấp cho ý thức, chứ không phải do ý thức cung cấp cho vô thức. * Nhận thức dưới ngưỡng cảm giác (subliminary perception): Xem phần II, chương 1: tri giác nhận thức. * Giấc mơ: Freud xem giấc mơ là con đường vương giả để tìm hiểu vô thức, bởi vì khi người ta ngủ thì cơ quan kiểm duyệt nội tâm không hoạt động. Chúng ta có 4-5 giấc mơ mỗi đêm, mặc dầu chúng ta không thể nhớ những gì mình đã mơ. Giấc mơ là người bảo vệ giấc ngủ. Thật thế, các nhà khoa học có
- thể tìm thấy bằng chứng về giấc mơ nhờ sự biến đổi của cơ thể xảy ra trong khi người ta ngủ. Qua điện não đồ, người ta nhận thấy giấc ngủ có 4 giai đoạn sâu cạn khác nhau. Nói chung thì vào đầu đêm, giấc ngủ sâu hơn và độ sâu dần dần suy giảm. Trong một vài trường hợp, người ta có giấc ngủ sâu thứ hai trong khoảng từ nửa đêm đến sáng. Giấc mơ thường xuất hiện trong giấc ngủ "nông” (trung bình mỗi đêm có 5 giấc ngủ "nông”). Như vậy, chúng ta có 5 giấc mơ mỗi đêm, và càng về sáng thì giấc mơ càng dài hơn. Trong những giai đoạn này, điện não đồ có thể ghi nhận những đặc điểm của loại thứ nhất (giấc ngủ "nông"): Cơ bắp gia tăng hoạt động và mắt cử động nhanh (REM). Thật vậy, giấc mơ liên kết với cử động nhanh của mắt: Người ta ghi lại chuyển động của đôi mắt nhờ máy điện cực truyền dẫn và phóng đại chuyển động của mắt. Những hoạt động trong giấc mơ tương ứng với chuyển động của mắt, rất khác với chuyển động chậm mà người ta có thể quan sát được khi chúng ta không mơ. Nếu chúng ta chợt tỉnh giấc đang khi mắt chuyển động nhanh, chúng ta biết mình đang mơ (giấc mơ kéo dài trung bình từ 10 đến 15 phút). Nếu giấc mơ của chúng ta bị cản trở liên
- tục trong nhiều ngày, thì vào ban ngày, chúng ta có thể cảm thấy đau đớn vì những triệu chứng tâm bệnh, thậm chí rối loạn tâm thần. Theo Freud, giấc mơ được hình thành nhờ 5 quy trình: 1) Cặn bã trong ngày: Chất liệu làm nên hình ảnh trong giấc mơ thì không tự tạo, nhưng xuất phát từ cuộc sống ban ngày. 2) Ức chế. (sẽ nói trong phần II, chương 4: cơ chế tự vệ) 3) Biểu tượng hóa. Những biểu thị mà ý thức rất muốn đón nhận (đối với Freud, phần lớn là biểu thị tính dục và gây hấn), sẽ đi vào giấc mơ dưới hình ảnh biểu tượng (thay thế), và biểu hiện như thế thì vô hại. Để có thể giải mã giấc mơ, chúng ta phải đi từ nội dung được biểu thị đến nội dung tiềm ẩn. Đó là một nhiệm vụ khó khăn hơn rất nhiều so với việc mô tả nội dung giấc mơ, 4) Cô đọng: Nhiều hình ảnh trong đời sống hòa tan với nhau và tạo nên một hình ảnh duy nhất trong giấc mơ. Trong tư duy của giấc mơ, hai yếu tố rất
- khác nhau như "căn nhà" và "cha tôi" có thể đồng nhất. Căn nhà là căn nhà và đồng thời cũng là cha tôi. Trong giấc mơ thì hai thực tại đó không mâu thuẫn. Đàng khác, chúng ta có thể hiện diện ở hai nơi khác nhau trong cùng một lúc hay vừa là khán giả vừa là diễn viên. Trong giấc mơ, không gian và thời gian có tính chất tự kỷ, nghĩa là không bị ràng buộc bởi quy luật xã hội. 5) Chuyển vị: Có những chi tiết chẳng có ý nghĩa gì khi chúng ta thức, nhưng trong giấc mơ lại có một chức năng cảm xúc quan trọng, hay những nhận thức giác quan (xúc giác, nóng, đau đớn, v.v ) có thể biến thành hình ảnh trong giấc mơ. Ví dụ, nếu một giọt nước rơi trên trán, tôi có thể mơ mình đang toát mồ hôi hay đang uống nước nơi một giòng suối. Không bao giờ có thể chụp hình ảnh trong giấc mơ. Thật vậy, khi tôi từ từ trở về lãnh vực của tư duy hợp lý tôi cũng đưa trật tự có lô-gic vào trong giấc mơ, và khi thuật lại giấc mơ, tôi "hiệu đính" giấc mơ, đó là một quá trình kiểm duyệt và chọn lọc mà chính tôi cũng không ý thức. Điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý là: Về
- phương diện cảm xúc, tiến trình của giấc mơ tuân theo những quy luật của vô thức hơn những suy tư khi chúng ta thức, và gần gũi với trung tâm vô thức chứ không gần với tình trạng ý thức. Qua giấc mơ, những xung động ức chế có cơ hội bộc lộ, kể cả những xu hướng hay những sở thích mà chúng ta không biết rõ. Qua giấc mơ, chúng ta có cơ hội bộc lộ một vài khía cạnh vô thức của bản ngã, không chỉ những khía cạnh bị khiển trách như quan điểm của Freud, mà cả những tình cảm chúng ta chưa biết đầy đủ như quan điểm của Jung. Theo thuyết nhận thức của ông, giấc mơ biểu hiện khát vọng hiểu biết. Như vậy, giấc mơ hẳn là phương tiện giúp chúng ta khám phá những khía cạnh quan trọng trong việc phát triển nhân cách hiện còn nằm trong bóng tối. B. NỘI DUNG CỦA VÔ THỨC Mọi người đều biết rằng chúng ta thường hành động vì những lý do mà chúng ta không hiểu và lòng chúng ta cũng ấp ủ những tình cảm, mà nếu chúng ta biết thì cũng không khỏi ngạc nhiên. Tuy nhiên, người ta thường tỏ thái độ tiêu cực đối với vô thức và xem vô thức chẳng khác gì một thùng rác. Những điều cao thượng và xinh đẹp mới có giá trị, còn
- vô thức thì xấu xa bởi vì vô thức ở nơi sâu kín của lòng người. Thế nhưng, vô thức có thể hữu ích, chắc hẳn là trung dung, không tốt cũng không xấu. Khi xây nhà, nếu chúng ta cần có nơi làm nhà kho hay đặt hệ thống sưởi, thì trong cấu trúc con người cũng như vậy. Thứ đến, chúng ta cần làm sáng tỏ điều này: Vô thức không chỉ có chức năng là sinh ra xung đột, hậu quả của các chấn thương và các kinh nghiệm khó chịu. Sau nữa, trong vô thức không chỉ có những kinh nghiệm tính dục, nhưng còn có những kinh nghiệm khác. Trên thực tế, chúng ta có thể tìm thấy những kinh nghiệm sau: 1) Những kinh nghiệm hay kỷ niệm bị ức chế, vì chúng gây đau đớn và khó chịu (kho chứa đựng ký ức). Ví dụ, một đứa bé bắt đầu nói cà lăm sau một tai nạn mà nó không thể nhớ được. 2) Những năng lực tinh thần mà chúng ta không sử dụng, bởi vì chúng ta không tin là mình có những năng lực đó, vì không dám sử dụng chúng, vì chúng ta nghĩ những năng lực đó chưa chín mùi hay chẳng quan trọng (kho năng lực). Ví dụ nhiều tài năng
- và năng lực chưa được sử dụng. 3) Các xung động chưa được toàn nhập hoàn toàn hay bị ức chế, bởi vì chúng gây ra xung đột (địa hạt xung đột). Ví dụ lãnh vực tính dục, gây hấn, hay cảm xúc tự ti. 4) Các khuynh hướng thúc đẩy chúng ta hành động hay cách thức chúng ta thường hành động, chúng luôn luôn có tính chất máy móc hơn (nguồn gốc tác phong). Ví dụ: Khuynh hướng đồng tính tiềm ẩn, khuynh hướng phô trương thâm căn, hay khuynh hướng sẵn sàng và chân thành phục vụ tha nhân. Để đối phó với vô thức, không những chúng ta cần nhận ra sự ức chế khiến chúng ta đau đớn, nhưng còn phải giải phóng những đam mê, khả năng sáng tạo và tính bộc phát. Nếu không có những yếu tố đó, cuộc sống chúng ta sẽ trở nên nhạt nhẽo. Muốn được như thế, chúng ta cần phải lớn lên trong tự do. C. QUY LUẬT CỦA VÔ THỨC 1. Trong Vô Thức Không Có Mâu Thuẫn Cho dù các yếu tố vô thức mâu thuẫn với nhau, chúng có thể cùng tồn tại mà không đối chọi với
- nhau. Trong lãnh vực này, các yếu tố vô thức thì độc lập và không xung khắc, cho dù chúng có thể gây xung đột trong tương quan với ý thức. Trong cấp bậc ý thức, nếu A khác B, thì A không thể là B. Trái lại, các yếu tố trong vô thức không loại trừ nhau: trắng và đen, yêu và ghét, tha thứ và trả thù, khiêm tốn và phô trương có thể cùng tồn tại mà không loại trừ nhau. Khi con người sống trên cấp bậc ý thức và quan hệ với mình và với tha nhân mà vẫn sống trên thực tại của vô thức, bấy giờ sẽ nẩy sinh mâu thuẫn. Quy tắc này rất quan trọng trong việc hiểu biết hành vi con người. a. Ý nghĩa khách quan của một hành vi không đương nhiên tương ứng với ý nghĩa chủ quan mà chủ thể gán cho nó một cách vô thức: Ví dụ hành vi tính dục có ý nghĩa trao ban cho nhau, có thể được sử dụng như phương tiện giải tỏa sự gây hấn hay sự thống trị vô thức. b. Hành vi có thể biểu hiện những khuynh hướng đối nghịch và mẫu thuẫn cùng một lúc: Ví dụ, chọn đời sống hôn nhân vì giá trị chia sẻ (yếu tố phát sinh sự lựa chọn) và đồng thời vì sợ phải cạnh tranh
- trong xã hội, vì bất an, vì ái kỷ (các yếu tố dễ tổn thương). c. Đối với một người, hành vi trưởng thành có thể mang ý nghĩa tự vệ và công cụ (instrumental). Chẳng hạn hành vi tôn giáo có mục đích bảo vệ người ta khỏi những xu hướng không thể chấp nhận (cảm xúc tội lỗi, thiếu lòng tự trọng) hay thỏa mãn những xu hướng khác, nếu không thì mình bị xa lánh (hành vi thiếu quân bình được xem như đoàn sủng riêng). Câu hỏi "tại sao tôi hành động như thế? thì quan trọng hơn câu hỏi "tôi đang làm gì?” 2. Vô Thức Không Bị Chi Phối Bởi Thời Gian Các yếu tố vô thức không được sắp xếp trong thời gian cũng không bị biến đổi theo dòng thời gian. Chúng hiện hữu độc lập với thực tại bên ngoài. Chúng ta không thể hy vọng, với thời gian và kinh nghiệm, các yếu tố vô thức sẽ tự động trở thành yếu tố ý thức. Người ta có thể thay đổi vai trò, môi trường, bạn bè, và niềm hy vọng; nhưng với những yếu tố đó thì họ vẫn không thể thay đổi nhận thức về các vấn đề sâu kín, hay cải thiện những khả năng mà họ chưa sử dụng. Trong lãnh vực này, kinh nghiệm không phải là thầy
- dạy. 3. Vô Thức Không Quan Tâm Đến Thực Tại, Nhưng Ảnh Hưởng Trên Thực Tại Vô thức có lô-gic riêng của mình, khác với lô- gic của thế giới ý thức (tuân theo nguyên tắc không mâu thuẫn). Do đó, tình cảm bất an trong vô thức là nguyên nhân của hành vi cảm thấy có tội. Bởi lẽ chủ thể biết hành vi có tội là không có thực (không thể chứng minh qua sự luận), nhưng chủ thể vẫn cảm thấy có tội và biến thành cảm xúc có tội thành hành vi mặc cảm tội lỗi. Như vậy, vô thức ảnh hưởng trên ý thức, chứ ý thức không ảnh hưởng trên vô thức. 4. Vô Thức Có Một Sức Năng Động Nhằm Tự Bảo Toàn Vô thức chống lại việc tự vấn, bởi vì vô thức luôn luôn phản ứng mạnh mẽ nhằm tự bảo toàn. Nếu không phải là nhà tâm lý, chúng ta khó hiểu tại sao con người không muốn cải thiện. Trên lý thuyết, con người là sinh vật có lý trí, cho nên chúng ta hy vọng con người sẽ tích cực và hăng say đón nhận cơ hội giúp biết rõ mình hơn, nhờ đó mà có tự do và trách nhiệm hơn. Thế nhưng, con người lại tính toán thế nào
- cho phù hợp với lô-gic của vô thức, mà vô thức thì thích bảo toàn, liên tục và giữ nguyên trạng. Do đó, vô thức không chỉ chống lại sự xuất hiện của chấn thương, mà cả những tiềm năng phát triển mà con người đã không sử dụng trong quá khứ. Freud còn đưa ra những quy luật khác của vô thức. Sau đây là 3 quy luật mà các nhà tâm lý còn đang tranh luận: a. Vô thức chỉ bị điều khiển bởi nguyên tắc khoái lạc. b. Trong vô thức thì không có phủ nhận, hồ nghi hay bất nhất. c. Năng lực vô thức thì tự do luân chuyển, có thể liên kết hay tách rời với các ý tưởng vô thức khác cách ngẫu nhiên như trong giấc mơ, trong đó nhờ sự chuyển vị và cô đọng mà nội dung các giấc mơ được tạo ra. Trái lại lô-gic ý thức phải nỗ lực rất nhiều để duy trì sự đồng nhất của mỗi ý tưởng. D. VÔ THỨC ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO 1. Nhờ quá trình chuyển vị trực tiếp từ ý thức sang vô thức: Đối tượng bị ức chế có thể là những kinh
- nghiệm quá khứ (nhất là các chấn thương), các bản năng-nhu cầu cơ bản và cảm xúc. Ba nội dung này được nối kết với nhau. Freud cho rằng các bản năng thì đầy năng lực; do đó, những đối tượng, hoạt động hay kỷ niệm có liên hệ với bản năng thì trở nên mạnh mẽ nhờ năng lực bản năng. Nói theo các nhà chuyên môn thì những đối tượng đó được cung cấp một năng lực thúc bách (cathexis). Như một cây đinh tiếp xúc với nam châm thì có từ tính, một đối tượng của kinh nghiệm khi tiếp xúc với bản năng thì cũng có năng lực (cathexised). Chẳng hạn, vì bản năng tính dục mà người ta "dành” cho người mình yêu một giá trị nhất định và bất luận điều gì liên hệ với người mình yêu (hình ảnh, kỷ niệm, khăn tay ) đều có giá trị. Khi chúng ta ức chế các đối tượng liên hệ đến bản năng, bấy giờ tiến trình cung cấp năng lực bị cản trở: ức chế là chống lại các đối tượng được cung cấp năng lực thúc bách (cathexis), chống lại bản năng và cảm xúc. Ức chế là một tiến trình tự động, chứ không do con người cân nhắc chọn lựa. Người ta có thể ức chế một đối tượng, nhưng không thể tiêu diệt nó. Đối tượng bị ức chế vẫn tồn tại trong vô thức, nhưng không sút giảm sức mạnh. Đúng ra thì đối tượng có thể
- mạnh mẽ hơn. Căn cứ trên quy luật hoạt động của vô thức, thì chất liệu bị ức chế không thay đổi, nhưng bị cô lập vì nó không đi vào quỹ đạo bình thường khi con người phải liên tục tái cơ cấu các kinh nghiệm. Năng lực cảm xúc có thể trở về với hành vi, bằng cách di chuyển cảm xúc đó sang những hành động khác; những hành động này tuy khác biệt trong bản chất, nhưng nhờ những tác nhân mà nối kết với phần cốt lõi bị ức chế. Chất liệu bị ức chế này có thể kết hợp với chất liệu bị ức chế khác và lôi cuốn chất liệu phụ thuộc đến với mình. "Khuynh hướng ức chế không đạt được mục tiêu trừ phi trước đó đã có sự ức chế, sẵn sàng đón nhận điều mà lương tâm loại bỏ." Chất liệu bị ức chế luôn luôn đòi hỏi chủ thể phải lãng phí năng lực. "Chúng ta không nên hình dung tiến trình ức chế như một sự kiện xảy ra một lần mà thôi và đưa đến nhưng hậu quả không thay đổi, giống như cái xác của một người bị giết. Trái lại, sự ức chế cần sử dụng năng lực liên tục, và nếu năng lực đó buộc phải ngưng, thì cần phải có một hành động ức chế mới. Chúng ta có thể nói rằng sự ức chế không ngừng gây áp lực đối với ý thức; và chúng ta luôn luôn cần một sự đối-áp lực (counter-pressure) để cân bằng
- với áp lực đó. Do đó, duy trì ức chế là tiêu hao năng lực và loại trừ ức chế là tiết kiệm năng lực. Ví dụ một người đã ức chế một nhu cầu (nhất là nhu cầu phô trương) và bị nhu cầu đó thúc bách: Trong trường hợp đó, người ta không thể phân biệt những động cơ thực sự đang thúc đẩy mình hành động. Động cơ thúc đẩy có thể là một cảm xúc liên hệ với nhu cầu bị ức chế, nhưng người đó lại mang một cảm xúc khác. Người ta không thể biện phân những cảm xúc và xem lo âu là nhiệt. tâm. Khi một nhu cầu và/hay cảm xúc liên hệ với nhu cầu đó bị ức chế, người ta càng thực hiện nhiều hành động mâu thuẫn (phô trương) mà không biết mối quan hệ giữa những hành động đó và các nhu cầu ẩn khuất. 2. Qua tiến trình cô đọng tiệm tiến, các đối tượng được chuyển dịch từ ý thức sang vô thức có thể vẫn là các bản năng-nhu cầu. Dựa trên các bản năng- nhu cầu, qua một tiến trình chậm rãi bao gồm những giai đoạn mà chúng ta sẽ phân tích sau (phần II, chương 2), các đối tượng đó dần dần thoát khỏi sự kiểm soát của ý thức cho đến khi trở thành các động cơ vô thức của hành vi. Ví dụ nếu một người sống ở cấp bậc tâm-thể lý, người đó sẽ dần dần bộc lộ
- khuynh hướng thường xuyên sống theo mô hình của cấp bậc đó, và luôn luôn bị lôi cuốn theo mô hình đó. Chúng ta cũng có thể áp dụng trong chiều hướng tích cực: Vô thức có thể là phương tiện củng cố nhân đức; khi một kiểu sống trở thành thói quen, chúng ta sẽ cư xử có đạo đức. Đó là những năng động mà chúng ta sẽ xem xét khi bàn về ký ức cảm xúc và thái độ cảm xúc và tri thức (phần I, chương 3,C,1e). E. TOÀN NHẬP BA CẤP BẬC Ý THỨC Luft và Ingham phác hoạ một lược đồ gọi là Cửa Sổ Johari - Johari là tổng hợp các chữ đầu của tên hai tác giả. Cửa sổ Johari có thể giúp chúng ta hiểu các cấp bậc của nhận thức trong hoạt động của tinh thần. Bảng 1. Cửa Sổ Johari Tôi biết Tôi không biết Người khác biết
- A Phạm vi công khai
- B Phạm vi mù tối Người khác không biết
- C Phạm vi bí mật
- D Phạm vi vô thức Bốn hình chữ nhật A,B,C,D tượng trưng cho 4 phạm vi của bản thân: A. Phạm vi công khai: gồm những điều tôi biết và người khác cũng biết. B. Phạm vi mù tối: gồm những điều tôi không biết, nhưng người khác biết. C. Phạm vi bí mật: gồm những điều tôi biết, nhưng người khác không biết. D. Gồm những điều tôi không biết và cả người khác cũng không biết: Đó là phạm vi tiềm thức, nhất là vô thức và tiền ý thức. Ví dụ sau đây có thể giúp chúng ta hiểu hoạt động của năng động tâm lý. Một người tự mình, hay nhờ người khác mà nhận biết nhu cầu - một thái độ thống trị: Chính anh ta nhận thấy có nhu cầu đó và người khác thấy anh ta thường có khuynh thường áp đặt (phạm vi công khai). Khi anh ta tỏ thái độ áp đặt,
- người khác thấy rằng anh ta được lắng nghe, người khác xúc động và ngỡ ngàng (khuynh hướng phô trương trong phạm vi mù tối). Hơn nữa, vì tính gây hấn của mình mà anh ta ngấm ngầm muốn áp đảo người khác (phạm vi bí mật). Mặc dù anh ta không bao giờ tâm sự với ai, anh ta biết lòng mình đang mâu thuẫn. Ba khuynh hướng thống trị - phô trương - gây hấn làm cho anh ta trở nên kiêu căng và quá tự tin. Anh ta thống trị và buộc người khác lệ thuộc tâm trạng của anh ta. Tuy nhiên, có lẽ sự cạnh tranh ấu trĩ đó chỉ là hậu quả của một nguyên nhân sâu xa và quan trọng hơn: Nhu cầu sỉ nhục mà anh ta đang tự vệ (phạm vi D). Anh ta kiêu căng bởi vì anh ta thiếu lòng tự trọng, và khi anh ta áp bức người khác, anh ta muốn bù đắp cho giá trị kém cỏi mà mình hằng lo sợ. Trong giáo dục, lãnh vực tiềm thức là nhân tố quyết định. Nếu chúng ta không quan tâm đến lãnh vực đó, chúng ta sẽ không thể giáo dục hiệu quả được. Nếu nhà giáo dục chỉ nhìn thấy phạm vi thứ nhất và chỉ trích ứng sinh vì ứng sinh kiêu căng mà ông cho là tự phụ, ông sẽ làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn: Khi ứng sinh bị khiển trách, anh ta càng cảm thấy bị sỉ nhục và vì thế mà anh ta càng bị thúc ép phải bù đắp cho sự sỉ nhục bằng
- cách gia tăng sự thống trị. Nếu nhà giáo dục không giúp ứng sinh giải quyết nguyên nhân của cảm xúc bị sỉ nhục, anh ta sẽ tìm những lối thoát mới để tiếp tục lối sống của mình. Ví dụ sau đây không nói đến hành vi tự vệ, nhưng nói đến sự thỏa mãn vô thức (phạm vi D). Một người thường giúp đỡ những người khác (A), được xem là người có lòng nhân ái (B), quan tâm đến việc hợp tác (C), vì thế mà anh ta luôn luôn sẵn sàng. Tuy nhiên, nếu trong phạm vi D có nhu cầu lệ thuộc cảm xúc, thì cấu trúc năng động tâm lý thay đổi. Nguồn gốc thật sự của thái độ sẵn sàng giúp đỡ người khác không phải là lòng nhân ái nhưng thực ra đó là biểu hiện của nhu cầu được yêu thương và được nhìn nhận. Anh ta hy sinh bản thân, bởi vì trong tiềm thức anh ta có nhu cầu muốn nhận lãnh. Anh ta hiến mình phục vụ tha nhân mà không hề biết rằng anh ta đang ở trong giai đoạn ấu trĩ và đang nỗ lực tìm kiếm bản thân. Do đó, khi lòng nhiệt tình buổi đầu nguôi ngoai, hay sự tận hiến đòi hỏi anh ta phải hy sinh, bấy giờ anh ta sẽ gặp nhiều thử thách trong việc kiên trì. Qua các ví dụ trên đây, chúng ta có thể thấy vô thức là một thực tại ẩn mình cách tinh vi và cũng là
- nguyên nhân của những hành vi trái nghịch với cái lô- gic mà chúng ta có ý mong đợi. Dầu sao đi nữa, vô thức cũng không thể biến con người thành con rối bị các sức mạnh vô hình thao túng. Vấn đề này sẽ được bàn trong chương 2 phần II. Tới đây, chúng ta đã thấy khi con người phán đoán, lấy quyết định, chọn lựa các giá trị, con người khó tránh khỏi lệch lạc. Những trường hợp như thế quả không hiếm và cũng không phải là bệnh lý. Như vậy, khi tìm hiểu con người, chúng ta không thể giới hạn khái niệm vô thức trong việc giải thích các trường hợp tâm bệnh. Created by AM Word2CHM
- Chương 3. TIẾN TRÌNH QUYẾT ĐỊNH: ƯỚC MUỐN CẢM TÍNH VÀ ƯỚC MUỐN LÝ TÍNH TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG à Phần 1. CON NGƯỜI NỘI T ÂM Trên bình diện hiện tượng luận, chúng ta quan sát khía cạnh thứ ba: Con người có cảm xúc và lý trí, và khi con người lấy quyết định thì những yếu tố của cảm xúc và lý trí tương tác với nhau. Mỗi ngày chúng ta đều lấy quyết định dù trong việc lớn hay việc nhỏ: Quyết định mua chiếc áo len mà tôi thấy trong cửa hàng, tổ chức một buổi họp, lên chương trình một ngày, cam kết trọn đời Lý do thúc đẩy tôi lấy quyết định có thể là tình hình hiện tại, ở đây và ngay lúc này, hay một khát vọng do tôi tưởng tượng hay phóng chiếu. Cũng có thể là tôi lấy quyết định để ngăn ngừa một biến cố có thể xảy ra, ví như hai chiếc xe sắp va chạm nhau. Lý do thúc đẩy tôi lấy quyết định có thể ở quá khứ chẳng hạn tôi nhớ lại một sự xúc phạm tôi phải chịu trong quá khứ. Lý do thúc đẩy tôi lấy quyết định cũng có thể là một điều gì đó do tôi tưởng tượng như nguy cơ bị mất việc. Dù gì đi nữa, không bao giờ có những quyết định vô cảm phát xuất từ lý trí mà thôi. Các quyết định luôn luôn "liên quan" đến
- chúng ta, nghĩa là các quyết định đòi hỏi chúng ta phải xem xét cái tôi của mình, một cái tôi gồm có cảm xúc và lý trí. Trước khi chúng ta quyết định hành động, thì trong nội tâm có một diễn biến: Chúng ta thấy, nhớ lại quá khứ chờ đợi kết quả, chúng ta đánh giá, lượng giá lại và quyết định. Đây thường là một quá trình tự động và diễn tiến rất nhanh. Chúng ta thử làm chuyển động đó chậm lại để có thể quan sát và tìm hiểu tiến trình xảy ra trước khi hành động. Chúng ta hãy nhớ lại thí nghiệm của M. Arnold. Hơn ai hết, ông là người đã nghiên cứu vấn đề này một cách rõ ràng. Trước khi hành động, chúng ta cần có kinh nghiệm, đánh giá và phê phán. Tiến trình quyết định luôn luôn bắt đầu với một "ước muốn cảm tính” và có thể kèm theo "một ước muốn lý tính." Sự tiếp cận đầu tiên với thực tại luôn luôn tạo nên cảm xúc. Khi một sự vật đụng chạm và thu hút tâm trí chúng ta, trước tiên chúng ta cảm nhận, sau đó mới lý luận. Do đó, có một sự tương tác giữa cảm xúc và lý trí. Dựa trên tác phẩm của các nhà tâm lý học Lonergan và Petters, Rulla, McGuire, Rokeach và Arnold, cũng như lý thuyết của B. Liely và Bresciani, chúng ta có thể xác định hai loại tiến
- trình làm cơ sở cho việc quyết định: * Ước muốn cảm tính: Đó là sự đánh giá đối tượng ngay tức khắc, dựa trên tiêu chuẩn "tôi thích / tôi không thích ở đây, tiến trình hoạt động trên cấp bậc tâm-sinh lý và tâm lý-xã hội. Đó là tiến trình của cảm xúc, tuân theo tiêu chuẩn sở thích: Chủ thể đánh giá và hành động theo những tiêu chuẩn chỉ liên kết với "nơi đây và lúc này". Đối tượng được đánh giá là đáng ưa hay đáng ghét vào một thời điểm và nơi chốn nhất định, bởi vì chủ thể sử dụng trực giác để nhận biết đối tượng có thể thỏa mãn nhu cầu của mình hay không. Nếu đánh giá đối tượng là đáng yêu, người ta bị thúc bách hướng về đối tượng. Nếu đánh giá là đáng ghét, người ta có xu hướng lẫn tránh đối tượng. * Ước muốn lý tính: Đây là sự đánh giá thứ phát và có suy nghĩ, dựa trên tiêu chuẩn "có lợi/ không có lợi cho tôi." Trong trường hợp này, tiến trình hoạt động trên cấp bậc lý tính. Ở đây, chúng ta không đánh giá đối tượng dựa trên sự thích thú tức thời của cảm xúc, mà dựa trên các giá trị và mục tiêu mà chúng ta đã đề ra. Lý trí tuân theo tiêu chuẩn phổ quát và không mâu thuẫn: Lý trí tìm hiểu tương tác và đánh giá đối tượng dưới ánh sáng của các giá trị trừu tượng.
- Bảng II: Ước muốn cảm tính và ước muốn lý tính Ước muốn cảm tính Tri giác nhận thức -> ký ức cảm xúc -> tưởng tượng về tương lai -> đánh giá theo trực giác -> cảm xúc -> (thúc bách hành động) Ứớc muốn lý tính Phán đoán có suy nghĩ và phê phán tiến trình ước muốn cảm tính -> cảm xúc tiêu biểu của con người -> (hành động chín chắn) A. ƯỚC MUỐN CẢM TÍNH 1. Tri Giác Nhận Thức Trước khi hành động, chúng ta cần nhận thức đối tượng một cách nào đó, thậm chí không phải lúc nào cũng chính xác. Chúng ta sẽ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng trên nhận thức trong phần II, chương 1. Ở đây, chúng ta có thể nói tri giác nhận thức nắm bắt chính sự vật, không lệ thuộc bất cứ phản ứng cảm xúc
- nào của chủ thể. Đó là sự hiểu biết đơn thuần về một đối tượng (yếu tố nhận thức). Chẳng hạn nếu tôi thích chiếc áo len đỏ trưng bày trong cửa hàng, điều đó chứng tỏ tôi không chỉ biết chiếc áo, nhưng tôi cũng biết mối quan hệ của nó với tôi. Nếu tôi nghĩ nó đáng yêu, thì tôi bị thúc đẩy mua chiếc áo theo bản năng. Để có thể suy nghĩ cân nhắc, chúng ta cần một hoạt động cao hơn tri giác nhận thức. Hoạt động này không thể giản lược với việc sử dụng một giác quan hay tất cả giác quan. Đó là việc đánh giá tiên phát hay đánh giá nhờ trực giác. 2. Đánh Giá Bằng Trực Giác Chúng ta chưa bước lên cấp bậc suy nghĩ mà chỉ dừng ở chức năng cảm nhận và thống nhất. Việc đánh giá này tiếp nối và hoàn thành việc tri giác nhận thức, đánh giá mối quan hệ giữa đối tượng và chủ thể. Đây chưa phải là một sự đánh giá có kiểm chứng như phán đoán, nhưng chỉ là một sự lôi cuốn - ghê tởm đối với đối tượng hay tình huống. Khi tôi nhận thức và đánh giá mức độ đối tượng gây ảnh hưởng trên tôi, điều đó chỉ có nghĩa là tôi tập hợp những thông tin: Chủ thể vẫn còn thụ động.
- Khi một cảm xúc xuất hiện và bảo tôi nên chiếm đoạt hay tránh né đối tượng, thì trong tôi liền nảy sinh xu hướng đến gần đối tượng hay xa rời đối tượng, tùy theo đối tượng được xem là tốt hay xấu. Việc đánh giá đó kích hoạt một xu hướng hay một thúc bách hướng về đối tượng hay chống lại đối tượng. Đó là sự lôi cuốn - ghê tởm mà chủ thể không đa cố ý và chưa kịp suy luận (yếu tố tình cảm). Khi tôi nhìn chiếc áo len, nếu tôi thấy nó là một trang phục độc đáo, phù hợp với thị hiếu của tôi, hay tôi cảm thấy lạnh, thì tôi liền đánh giá chiếc áo là đáng yêu và tôi bị thôi thúc phải mua. 3. Cảm Xúc Khi tôi đánh giá một sự vật là tốt / xấu, tôi liền có xu hướng đến gần hay tránh xa sự vật đó. Như thế là có một chuỗi hành động nối tiếp nhau: Tri giác nhận thức - đánh giá theo trực giác - cảm xúc. Cảm xúc là xu hướng đến gần đối tượng mà trực giác đánh giá là tốt hay tránh xa đối tượng mà trực giác đánh giá là xấu (yếu tố ý chí). Trong đó có một yếu tố tĩnh (thiện cảm / không thiện cảm đối với đối tượng) và một yếu tố động (thu hút bởi đối tượng vừa ý và xa rời đối tượng không vừa ý). Tất cả những hoạt động đó thường kèm theo một loạt phản ứng của cơ thể: Run vì sợ, cứng đờ vì
- tức giận, phấn kích vì thích thú Chúng ta có thể nói cảm xúc là một hình thức hiểu biết: Chúng ta quan sát tình huống với con mắt thích / không thích. Chúng ta cảm thấy sợ hãi khi trông thấy tình huống nguy hiểm. Tự mãn là thích nhìn điều mình sở hữu. Thèm muốn là nhìn thấy điều người khác sở hữu và cũng là điều tôi khao khát. Ghen tị là nhìn thấy người khác chiếm đoạt một đối tượng mà tôi có quyền sở hữu. Tất cả những cảm xúc đó bao hàm một sự đánh giá và cách thức đánh giá có thể thay đổi. Như vậy, sợ hãi khác với tức giận: Sợ hãi là nhìn với con mắt bất lực sự đe dọa của một người có chức quyền, và tức giận là nhìn với con mắt bạo lực chống lại sự đe doạ. Cảm xúc xét như một xu hướng thì không đương nhiên đưa tới hành động. Một người mắc bệnh tiểu đường có thể thích ăn bánh kẹo, nhưng anh ta cũng có thể kiềm chế sở thích của mình, nếu anh nghĩ đến những hậu quả tai hại. Một người nghiện thuốc lá biết những nguy hiểm của thuốc lá, nhưng vẫn tiếp tục hút thuốc, hy vọng mình là người may mắn trong số những người hút thuốc lá. Quyết định cuối cùng có thể không phải chọn lựa lôi cuốn nhất hay khôn ngoan
- nhất: Trong cả hai trường hợp, chủ thể suy nghĩ, cân nhắc các chọn lựa. Sự đánh giá của trực giác tùy thuộc sự phán đoán có suy nghĩ. B. ƯỚC MUỐN LÝ TÍNH Người ta thường hành động theo khuynh hướng mang lại cho mình sự thích thú, trừ phi lý trí ra tay can thiệp. Đó là một tiến trình thẩm tra nhằm sàng lọc những kết quả đã gặt hái được. Con người khác loài vật, bởi vì loài vật hoàn toàn bị điều khiển bởi bản năng sinh học và đáp ứng theo khuôn mẫu có sẵn. Ngoài ước muốn cảm tính, con người còn có một cách thức đáp ứng đặc trưng, có khả năng đưa ra những phán đoán có suy nghĩ. Chúng ta có thể nhận biết hai loại ước muốn trên đây khi chúng ta thấy đánh giá này thì tích cực và đánh giá kia thì tiêu cực. Chúng ta có thể nói với một đứa bé là con gấu không thể sổ chuồng và nó tin tưởng có cha mình đang đứng bên cạnh, tuy nhiên nó vẫn sợ hãi vì con gấu quá lớn, bất chấp sự phán đoán có suy nghĩ của mình. Một người đi bơi và biết rằng chẳng có gì nguy hiểm, bởi vì nước cạn và ông mặc phao cứu hộ, nhưng ông vẫn cứ sợ. Người mắc bệnh
- thần kinh thì còn vô lý hơn nữa. Anh không ngớt rửa tay vì sợ nhiễm vi khuẩn, anh vẫn rửa tay ngay cả khi anh nhận thức là anh lo sợ quá đáng và việc rửa tay chẳng ích lợi gì mà chỉ làm anh thêm sợ hãi. Điều đó cho thấy rằng anh sợ hãi là do sự đánh giá của trực giác trong vô thức và sự đánh giá có ý thức của lý trí không đủ khả năng vượt qua sự sợ hãi đó. 1. Đánh Giá Có Suy Nghĩ Khi con voi dùng chân kiểm tra mặt đất, nó phán đoán theo giác quan. Khi nhà vật lý thử nghiệm các giả thuyết, ông phán đoán bằng lý trí. Sự đánh giá thứ nhất giới hạn trong việc tình kiếm các dữ liệu do cảm giác cung cấp và nối kết chúng với từng đối tượng. Trái lại, sự đánh giá thứ hai dựa trên việc lý giải các dữ liệu và từ đó rút ra một vài điều tổng quát (cấp bậc 3 của đời sống tâm linh). Sự đánh giá bằng trực giác không được kiểm chứng một cách có ý thức, mà chỉ là xu hướng có thiện cảm / không thiện cảm với một sự vật làm cho ta thích thú / không thích thú. Trái lại, sự đánh giá lý tính thì có ý thức và đối tượng mà chủ thể đánh giá là toàn thể quá trình phán đoán theo bản năng, được duyệt lại dưới ánh sáng của tiêu chuẩn "có lợi/ không có lợi cho tôi”. Đây là một tiêu
- chuẩn mà chúng ta không được hiểu theo nghĩa vụ lợi, mà là đánh giá đối tượng trong tương quan với việc thực hiện các giá trị và mục tiêu mà chủ thể đã chọn: Điều làm tôi thích thú lúc này đây có hữu ích cho tôi không (Đó là một câu hỏi mà chúng ta thường không đặt ra, bởi vì nó làm chúng ta bối rối). Do vậy, ước muốn lý tính thì có khả năng siêu việt tình huống và các lợi ích tức thời của giây phút hiện tại; để đánh giá các dữ kiện dưới một tiêu chuẩn phổ quát hơn (nguyên tắc toàn diện). Tiêu chuẩn tốt/xấu đối với tôi, mà tôi dùng để đánh giá không có cùng một ý nghĩa đối với ước muốn cảm tính và ước muốn lý tính. Đối với ước muốn cảm tính, chủ thể cảm thấy đối tượng làm cho mình hài lòng / không hài lòng, chấp nhận được / không chấp nhận được. Đối với ước muốn lý tính, chủ thể chọn lựa không chỉ dựa trên sự thu hút của đối tượng, mà còn dựa trên sự thích đáng của đối tượng đối với chủ thể hay có hại cho chủ thể, cho dù chủ thể cảm thấy đối tượng đáng yêu. Tiêu chuẩn "có lợi” cho tôi vượt lên trên lợi ích phiến diện của cái tức thời. Hành vi ý chí không chỉ là một khuynh hướng đi đến hành động nhờ sự phán đoán trực quan, nhưng cũng đòi chủ thể phải lấy một quyết định
- có suy nghĩ trước khi hành động. 2. Cảm Xúc Sự đánh giá có suy nghĩ làm phát sinh một cảm xúc (khuynh hướng muốn hành động), cảm xúc này có bản chất lý tính. Đó là một loại cảm xúc mà thú vật không có. Chủ thể cảm nghiệm một sự bình an và tự do nội tâm sau khi nhận thấy mình đã làm điều tốt và mình là tạo vật có lý trí và tự do. Trong trường hợp chủ thể không làm điều tốt bấy giờ chủ thể cảm thấy có tội; đó là một cảm xúc lành mạnh và có suy nghĩ. Tuy nhiên, không phải mọi sự đánh giá lý tính đều biến thành cảm xúc. Người ta có thể đánh giá cao đời sống hôn nhân, nhưng vì nghĩ rằng đời sống hôn nhân không tốt cho mình vào lúc này, bấy giờ người ta sẽ chẳng có cảm xúc gì và sẽ không hề bị thôi thúc phải kết hôn với người khác. Chủ thể chỉ có cảm xúc sau khi óc phán đoán đánh giá "điều này tốt hay xấu cho tôi vào lúc này," dù đó là sự phán đoán do trực giác hay do suy nghĩ. Những cảm xúc này thường cũng kèm theo những phản ứng thể lý. C. CÁC BIẾN TỐ (VARIABLE) TRUNG GIAN Do đó, việc quyết định diễn tiến như sau: Tri
- giác nhận thức - đánh giá bằng trực giác - cảm xúc có xu hướng đi đến hành động - đánh giá có suy nghĩ - xu hướng đi đến hành động. Tuy nhiên, quá trình quyết định không đơn giản như thế. Mỗi quyết định đều được tháp nhập với sự phát triển của con người và đặt trong bối cảnh hiện nay của toàn thể nhân cách. Hôm nay chịu ảnh hưởng của quá khứ (ký ức) và tương lai (hy vọng). Ngoài ra, mọi quyết định mà chúng ta đã lấy thì không biến mất, nhưng để lại dấu vết trong chúng ta. Bởi thế, trong tương lai chúng ta sẽ dễ đi theo những đánh giá tương tự như trong quá khứ (thái độ). Tiến trình quyết định còn bị chi phối bởi những biến tố mà chúng ta sẽ khảo sát dưới đây. 1. Ký ức Chất liệu chủ yếu giúp chúng ta suy tư và lý luận là ký ức. Nếu kinh nghiệm quá khứ chẳng để lại gì cho chúng ta, thì chúng ta không thể học hành. Ký ức là kho lưu trữ thông tin, nhờ đó mà chúng ta có thể hồi tưởng những sự kiện đã qua. Nhờ ký ức mà chúng ta có thể sử dụng khái niệm thời gian, khi chúng ta dựa vào quá khứ mà xem xét hiện tại và dự báo tương lai.
- Mỗi tình huống mới làm chúng ta nhớ lại những tình huống tương tự chúng ta đã trải nghiệm trong quá khứ và những tác động của chúng đối với chúng ta. Nhớ lại tức là đưa ra một vài chỉ dẫn mà chúng ta đã học được trong việc đối phó với các tình huống trong quá khứ, để có thể áp dụng cho tình huống hiện nay. Có nhiều loại ký ức: a. Ký Ức Phục Hồi (re-integrating) Sử dụng một phần các dấu hiệu hiện tại để dựng lại một kinh nghiệm cũ. Hôm nay có một điều gì đó khiến chúng ta "nhớ lại" một giai đoạn trong quá khứ. Chúng ta không chỉ dựng lại nội dung của giai đoạn đó, mà cả mối liên hệ với thời gian và không gian. b. Nhận Ra (recognition) Đó là một cảm giác quen thuộc khi chúng ta nhận ra điều mà chúng ta đã thấy trước đây: "Bài hát này quen thuộc đối với tôi, nhưng tên bài hát là gì?" "Tôi chắc là chúng ta đã gặp nhau trước đây rồi, nhưng tôi không nhớ ở đâu (có sự nhận ra, nhưng không có ký ức phục hồi). Đó là lý do tại sao chúng ta có khả năng phán đoán một đối tượng dựa trên sự đồng nhất
- của nó (thật sự hay phỏng đoán) với đối tượng mà chúng ta đã thấy trước đây. Đó là một hình thức tổng quát hóa những kinh nghiệm quá khứ. c. Hồi Tưởng (recalling) Đó là duy trì một hoạt động mà chúng ta đã học trong quá khứ và hôm nay chúng ta có thể lặp lại. Chúng ta có thể đọc lại một bài thơ mà không nhớ mình đã học được trong hoàn cảnh nào. Chúng ta nhớ cách đi đứng hay chạy xe đạp mà chẳng cần quy về quá khứ; chúng ta chỉ cần cưỡi lên xe và đạp. Nếu không có khả năng lặp lại một động tác đã học trong quá khứ, chúng ta sẽ không bao giờ biết đi xe đạp và mỗi lần chúng ta bước đi, chúng ta phải nghĩ tới động tác mình đang thực hiện. d. Học Lại (re-learning) Nếu chúng ta học lại một điều quen thuộc, chúng ta có thể thuộc nhanh hơn điều hoàn toàn mới. Cho dù tôi đã quên tiếng Hy-lạp hoàn toàn, nhưng khi học lại thì e dễ dàng hơn, vì trước đây tôi đã học. e. Ký Ức Cảm Xúc (affective memory) Một khi chúng ta đã trải nghiệm một cảm xúc
- nào đó, thì chúng ta dễ cảm nghiệm lại cảm xúc đó. Điều đó giúp ích cho việc quyết định. Vì thế, chúng ta sẽ tập trung vào loại ký ức này. Khi chúng ta đánh giá một tình huống hiện nay, chúng ta cũng nhớ lại những điều đã xảy ra trong tình huống tương tự, những điều đã tác động trên chúng ta và chúng ta đã đối phó với chúng như thế nào. Rồi chúng ta hình dung ra những điều hiện nay đang tác động trên chúng ta và chúng ta xem xét (theo bản năng hay bằng lý trí) liệu chúng có gây thiệt hại cho chúng ta hay không. Do đó, ký ức cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá và diễn giải mọi sự chung quanh chúng ta. Nhờ ký ức cảm xúc mà phản ứng cảm xúc trong quá khứ trở nên sắc bén hơn. Bởi thế, khi người ta trải qua một tình huống tương tự như trong quá khứ, người ta dễ có những phản ứng cảm xúc mà mình đã trải qua trong hoàn cảnh ấy. (1) Ký ức cảm xúc bắt nguồn từ đâu? Mọi kinh nghiệm mà chúng ta đã trải qua đều để lại dấu ấn cảm xúc trong tâm trí mà chúng ta không đương nhiên ý thức. Chúng ta có thể quên diễn biến, thời gian và nơi chốn của kinh nghiệm đó, nhưng cảm xúc kèm theo kinh nghiệm đó thì vẫn tồn tại trong