Bài giảng Tâm lý học trẻ em và giáo dục cho trẻ em

pdf 229 trang phuongnguyen 3110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học trẻ em và giáo dục cho trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tam_ly_hoc_tre_em_va_giao_duc_cho_tre_em.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý học trẻ em và giáo dục cho trẻ em

  1. PHẦN 1 NỘI DUNG 1: QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM A. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC VIÊN CẦN NẮM VỮNG 1. Sự phát triển tâm lý của trẻ em Phần này có 02 nội dung: Nguyên lý phát triển và Trẻ em là gì? 2. Những quy luật phát triển tâm lý của trẻ em Phần này gồm 5 nội dụng chính: - Ảnh hưởng của nền văn hóa đối với sự phát triển của trẻ em Sự phát triển như là một quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm loài người trong nền văn hóa; vai trò của nền văn hóa xã hội với sự phát triển tâm lý của trẻ em; vai trò đặc biệt của văn hóa gia đình đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. - Ảnh hưởng của hoạt động đối với sự phát triển của trẻ em Hoạt động là động lực phát tiển tâm lý của trẻ em; cơ chế nhập tâm tạo nên sự phát triển tâm lý của trẻ; tính chất của hoạt động quy định tính chất của sự phát triển tâm lý; hoạt động chủ đạo. - Ảnh hưởng của điều kiện sinh học đối với sự phát triển tâm lý của trẻ Những điều kiện và vai trò của ảnh hưởng sinh học. - Ảnh hưởng của giáo dục đối với sự phát triển của trẻ Giáo dục là gì? Tác động của giáo dục đến sự phát triển tâm lý của trẻ. - Tính không đồng đều của sự phát triển 3. Phân định thời kỳ phát triển tâm lý theo lứa tuổi B. GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI Câu 1: Thế nào là sự phát triển tâm lý trẻ em? Gợi ý: 1. Nguyên lí phát triển Tâm lí học trẻ em, với tư cách là khoa học nghiên cứu những quy luật 5
  2. của sự phát triển tâm lí trẻ em. Đây chính là nguyên lí phát triển trong phạm trù triết học, từ đó soi sáng khái niệm phát triển trong phạm trù tâm lí học trẻ em. Nguyên lí phát triển thừa nhận mọi sự vật đều vận động không ngừng, không ngừng chuyển hóa lẫn nhau để luôn tạo ra cái mới, chưa hề có. Cái mới này là kết quả phát triển tất yếu của quá khứ, là sự kế thừa quá khứ theo phương thức phủ định. Nói cách khác, cái mới không nảy sinh từ bản thân nó, cái mới chỉ có thể nảy sinh bằng cách phủ định cái trước đó, để rồi tự hình thành và hoàn thiện bản thân mình trên cơ sở của chính mình. Một cái mới đồng thời cũng có một phương thức vận động mới. Như vậy, nguyên lí phát triển chi phối toàn bộ quá trình phát triển và trong từng giai đoạn của nó. Nếu coi là một thể thống nhất thì tại bất cứ thời điểm nào của quá trình, ta cũng có một thể thống nhất hoàn chỉnh đang ở trình độ ấy và đang phát triển. Cần đưa quan điểm phát triển này vào việc xem xét quá trình lớn lên thành người của trẻ em, trong phạm trù người. Với con người, phát triển là quá trình tự tạo ra cho mình những cái mới, lấy từ trong nền văn hóa - xã hội do các thế hệ trước tạo ra bằng chính những hoạt động của mình. Sự phát triển của trẻ em là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử của nhân loại bằng hoạt động của bản thân trẻ để phát triển thành người lớn. 2. Trẻ em là gì? Sinh viên cần trả lời đúng và đủ 2 quan niệm về trẻ em: - Trẻ em là một khái niệm lịch sử. Trẻ em là trẻ em, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Xã hội càng văn minh, tuổi thơ càng được kéo dài hơn và ở một trình độ văn minh nhất định thì loại hình hoạt động đầu tiên của trẻ em là chơi rồi đến học tập, sau đó mới là lao động sản xuất. - Trẻ em là một thực thể đang phát triển: “trẻ em vẫn là một thực thể đang sinh thành và tồn tại trong sự sinh thành ấy. Chính sự tồn tại trong sự sinh thành ấy tạo ra sự phát triển của chính nó” (Hồ Ngọc Đại). 6
  3. Câu 2: Văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển tâm lý trẻ em? Gợi ý: - Sự phát triển như là quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm loài người trong nền văn hóa Tâm lí con người và động vật luôn luôn biến đổi. Tuy nhiên tính chất và nội dung của quá trình biến đổi trong thế giới động vật và ở con người khác nhau về chất. Cơ chế chủ yếu của tâm lí động vật là sự truyền kinh nghiệm bằng con đường di truyền sinh học. Sự thích nghi cá thể đối với môi trường bên ngoài được triển khai trên cơ sở kinh nghiệm đó. Đặc điểm của các chức năng tâm lí người là chúng được phát triển trong quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử được loài người ghi giữ lại trong nền văn hóa. Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói tới xã hội loài người cùng với toàn bộ thành tựu phát triển của nó. Nói tới văn hóa là nói tới việc nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Cũng như mọi sinh thể khác trong vũ trụ, con người là một bộ phận của vũ trụ, chịu sự quy định chặt chẽ của thế giới tự nhiên. Nhưng khác với các sinh vật khác, "một thiên nhiên" thứ hai do chính con người tạo ra bằng bàn tay, trí óc của mình. Thiên nhiên thứ hai này chính là văn hóa, và "thiên nhiên" này nuôi dưỡng toàn bộ đời sống tinh thần của con người. - Vai trò của nền văn hóa xã hội với sự phát triển tâm lí của trẻ Xét quá trình hình thành lịch sử xã hội loài người thì con người là chủ nhân sáng tạo ra toàn bộ sản phẩm văn hóa, những sản phẩm này hợp thành thế giới văn hóa, tự nhiên. Cùng với thế giới tự nhiên, văn hóa thường xuyên tác động đến con người, nó bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện ý chí và tôi luyện nên nhân cách con người. Xét về quá trình phát triển của một đứa trẻ, thì ngay từ khi ra đời, trẻ đã có sẵn một thế giới văn hóa của loài người, trẻ chưa phải là người sáng tạo ra nó và cũng chưa thể biến đổi nó. Song nền văn hóa xã hội là nguồn gốc của sự phát triển tâm lí của trẻ. Không được sống trong xã hội loài người thì đứa trẻ không thể trở thành người. Khi sinh thành ra, đứa trẻ được 7
  4. thừa hưởng bộ não người cơ quan quan trọng nhất để phản ánh hiện thực khách quan làm nảy sinh cái tâm lí. Văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử của mỗi dân tộc. Không bao giờ có thể cắt đứt con người với lịch sử, nên cũng không thể tách con người khỏi văn hóa, vì văn hóa cũng là bản thân lịch sử của con người, là mỗi người. Trong nền văn hóa xã hội chứa đựng toàn bộ kinh nghiệm quý báu, những tri thức của loài người, và đó là nội dung cơ bản để phát triển trí tuệ, nhân cách cho trẻ. Hơn nữa văn hóa xã hội chứa đựng cả những chuẩn mực đạo đức, những giá trị thẩm mĩ nó giúp cho con người vươn tới chân, thiện, mĩ. Trẻ sinh ra, sự phát triển tâm lí của nó bị khống chế bởi nền văn hóa mà nó tiếp xúc. Nền văn hóa xã hội, những kinh nghiệm lịch sử xã hội là nguồn gốc và nội dung của sự phát triển tâm lí. Văn hóa lạc hậu, chậm phát triển sinh ra những con người lạc hậu, văn hóa hiện đại sẽ sản sinh ra những con người văn minh. Như vậy, do điều kiện, hoàn cảnh kinh tế và tiến bộ xã hội khác biệt có thể tạo nên trình độ phát triển khác nhau của trẻ em các dân tộc sống ở các miền khác nhau trên thế giới và giữa các vùng trong cùng một đất nước. Sự khác biệt giữa các nền văn hóa tạo ra sự khác biệt tâm lí giữa trẻ với nhau. Song ở cùng một nền văn hóa như nhau mỗi đứa trẻ cũng khác nhau, bởi vì mỗi đứa trẻ tiếp nhận nền văn hóa ấy theo cách riêng của mình. - Vai trò đặc biệt của văn hóa gia đình đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Lúc mới sinh ra, tất cả trẻ em đều được cha mẹ nuôi dưỡng trong tổ ấm, đến một độ tuổi nào đó mới ra hoà nhập được vào cộng đồng xã hội. Tổ ấm của trẻ em là gia đình, là môi trường văn hóa, được tạo dựng nên trên cơ sở tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của những người ruột thịt trong gia đình gọi là văn hóa gia đình. Văn hóa gia đình là một môi trường đặc biệt rất phù hợp với sự phát triển của trẻ thơ. Trước hết vì đó là môi trường an toàn, trong đó đứa trẻ lớn lên bên cạnh những người ruột thịt, luôn được thương yêu ấp ủ ; môi trường đó tạo nên ở trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lí và an toàn về mặt thể chất. Nhờ có cảm giác an toàn đó, đứa trẻ mới cảm thấy yên tâm, mới vui tươi hồn nhiên, mới mạnh dạn thăm dò, thử nghiệm, tìm cách tác động lên sự vật 8
  5. xung quanh để phát huy những khả năng về sinh lí và tâm lí đang sinh sôi nảy nở. Mất đi cái cảm giác an toàn, đứa trẻ luôn sợ hãi, dễ co mình lại, giảm tính tích cực năng động và thường xuyên rơi vào tình trạng thụ động, buồn bã. Gia đình còn là một môi trường phong phú. Trong nhà thường có ông bà, cha mẹ, anh chị em, tạo ra những mối quan hệ đa dạng giữa nhiều người ở những thế hệ và độ tuổi khác nhau. Thế giới đồ vật trong nhà, từ những đồ dùng hằng ngày đến vật nuôi, cây trồng đều muôn màu muôn vẻ. Có thể nói văn hóa gia đình là môi trường an toàn và phong phú, trong đó trẻ được nuôi dưỡng và dạy dỗ theo một phương thức đặc biệt. Phương thức gia đình khác với phương thức nhà trường. Phương thức tác động của gia đình đối với trẻ em có những đặc điểm sau đây: 1) Gia đình chăm sóc trẻ em bằng tình thương yêu ruột thịt. 2) Người lớn trong gia đình dạy trẻ bằng giao tiếp trực tiếp và thường xuyên với nó. Người lớn dạy trẻ thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc, trong các tình huống của cuộc sống thực ở xung quanh. Có thể nói đứa trẻ đã lớn lên và học làm người một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. 3) Gia đình không tiến hành tác động đồng loạt với trẻ em trong nhóm hay trong tập thể, mà chăm sóc dạy dỗ từng cháu một (kể cả với các trẻ sinh đôi), đáp ứng kịp thời các nhu cầu phù hợp với thể trạng và nét tâm lí riêng của từng cháu. 4) Tác động gia đình thường bằng nhiều hình thức mang tính chất tích hợp và đượm màu sắc nghệ thuật. Nhờ phương thức tác động đặc biệt này, gia đình có ảnh hưởng tuyệt đối trong quá trình phát triển của trẻ thơ. Trẻ em đã tiếp thu văn hóa gia đình một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà hiệu quả lại cao. Văn hóa gia đình để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn đứa trẻ, khiến đôi khi ta tưởng như đó là bản năng thứ hai của con người. Tất nhiên, hiệu quả của giáo dục gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ văn hóa của mỗi thành viên trong gia đình mà họ đã tiếp thu được của nền văn hóa dân tộc và nhân loại đặc biệt là trình độ văn hóa của người mẹ. 9
  6. Tuy nhiên, gia đình, nhất là gia đình cổ truyền, cũng tồn tại nhiều nhược điểm do những hạn chế mang tính lịch sử của nó. Gia đình cổ truyền thường là một môi trường khép kín, ít có điều kiện để trẻ tiếp xúc rộng rãi với đời sống xã hội bên ngoài. Hơn nữa, những người trong gia đình, đặc biệt là người mẹ, số đông lại ít được trang bị những kiến thức cần thiết về khoa học nuôi dạy trẻ, do đó việc nuôi dạy trẻ trong gia đình thường mang tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa, tính chất tùy tiện và còn không ít tập tục lạc hậu chi phối, nhất là ở nông thôn và miền núi. Câu 3: Hoạt động ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em như thế nào? Gợi ý: Hoạt động là động lực phát triển tâm lí của trẻ Hoạt động là phương thức tác động qua lại giữa con người và thế giới, qua đó làm thay đổi thế giới và biến đổi cả con người. Cuộc sống của con người là một dòng hoạt động, chính ở đó tâm lí nhân cách con người được hình thành và phát triển. Hoạt động của trẻ bao giờ cũng diễn ra trong xã hội và dưới sự hướng dẫn của người lớn để hình thành nên tâm lí của mình. Có hai loại hoạt động: - Hoạt động đối tượng. - Hoạt động giao tiếp (hay giao tiếp). Khi nói đến hoạt động là nói đến cả hai loại hoạt động: hoạt động đối tượng và hoạt động giao tiếp (hay gọn hơn là giao tiếp). Trong chuỗi hoạt động của con người lúc này thì hoạt động đối tượng nổi lên hàng đầu, lúc khác thì giao tiếp lại nổi lên hàng đầu. Chỉ thông qua hoạt động và bằng thoạt động trẻ mới chuyển được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người thành kinh nghiệm và năng lực của bản thân để hình thành và phát triển tâm lý. - Cơ chế nhập tâm (sự chuyển hóa từ hoạt động bên ngoài vào hoạt động bên trong) tạo nên sự phát triển tâm lí của trẻ Cơ chế nhập tâm là con đường cơ bản để thế hệ sau tiếp thu kinh nghiệm của thế hệ trước để lại. Sự nhập tâm ấy được thực hiện bắt đầu từ hoạt động đối tượng bên ngoài hoặc sự giao tiếp giữa cá nhân (giữa trẻ em 10
  7. với người lớn). Nhờ đó, kết quả là tâm lí được hình thành trong cá thể (trẻ em). Do đó khi nói về tâm lí thì trước hết phải nghiên cứu các hoạt động có đối tượng bên ngoài và tiếp đó bằng sự chuyển hóa mà có hoạt động tâm lí. Theo Vưgôtxki thì hoạt động tâm lý (hoạt động bên trong) của mỗi người được xây dựng theo mẫu của hoạt động bên ngoài. Hoạt động bên trong được thực hiện nhờ các phương tiện trung gian là ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu và dấu hiệu (âm thanh) và tâm lý. A. N. Lêônchiev khẳng định bằng thực nghiệm sự phụ thuộc đa dạng của tâm lý vào các hình thức hoạt động trên đối tượng bên ngoài theo cơ chế chuyển vào trong(nhập tâm). - Tính chất của hoạt động quy định tính chất của sự phát triển tâm lí Nhân cách được tạo ra bởi hoàn cảnh khách quan thông qua hoạt động của cá nhân để thực hiện các quan hệ của nó với thế giới. Những đặc điểm của hoạt động này cũng tạo thành các quy định kiểu loại của nhân cách, vì con người tác động đến thế giới khách quan không như nhau. "Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy" (C. Mác). Chính vì vậy, con người càng tích cực tác động tới thế giới khách quan bao nhiêu hay càng tích cực hoạt động bao nhiêu thì thế giới khách quan tác động trở lại con người càng tích cực bấy nhiêu, tức là tâm lí càng phát triển phong phú và đa dạng. Hoạt động của con người càng đi sâu tìm hiểu bản chất của sự vật hiện tượng, quan hệ xung quanh mình thì con người càng hiểu sâu sắc thế giới ấy, sự phát triển tâm lí càng bền vững. - Hoạt động chủ đạo Có những hoạt động giữ vai trò chủ yếu trong sự phát triển, có những dạng giữ vai trò phụ thuộc. Nhưng sự phát triển tâm lí phụ thuộc không phải vào những hoạt động nói chung mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo. ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo nhất định, đó là hoạt động có những đặc điểm sau đây: a) Là hoạt động có đối tượng mới mẻ, chưa hề có trước đó. Chính đối tượng mới này tạo ra những cái mới (hay những cấu tạo mới) trong tâm lí, tức là tạo ra sự phát triển (theo đúng nghĩa của thuật ngữ này). b) Là hoạt động có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ. Những quá trình tâm lí của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này. 11
  8. c) Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác diễn ra đồng thời và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lí của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển. Tóm lại, "Hoạt động chủ đạo đó là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lí và trong các đặc điểm tâm lí của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó" (A.N. Lêônchiev). Vì vậy, nếu trong giai đoạn hoặc thời kì phát triển nào đó, hoạt động chủ đạo không được thực hiện tốt thì dù các hoạt động khác có thể được tổ chức tốt đến mấy cũng không bù đắp được sai sót của giai đoạn ấy và ảnh hưởng cả đến sự phát triển của giai đoạn sau. Câu 4: Điều kiện sinh học ảnh hưởng đối với sự phát triển tâm lí của trẻ em như thế nào? Gợi ý: - Điều kiện sinh học là gì ? Điều kiện sinh học là cơ sở vật chất, cơ sở di truyền mà trẻ nhận được từ cha mẹ mình. Ngoài những yếu tố di truyền ra, điều kiện sinh học còn bao gồm những yếu tố bẩm sinh. Đặc điểm bẩm sinh thường hình thành trong quá trình phát triển của bào thai. Cách sống của cha mẹ, cách ăn uống, chế độ nghỉ ngơi, lao động, bệnh tật, những cơn xúc động thần kinh, ảnh hưởng của tia phóng xạ, chất độc hóa học, virút HIV từ cha mẹ v.v đều có thể ảnh hưởng đến con cái. Tất cả sự dao động của "môi trường cha mẹ" đó gây ra những sự thay đổi trong chức năng và đôi khi trong cấu trúc giải phẫu của cơ thể thai nhi. Như vậy, khi sinh ra đứa trẻ có những đặc điểm di truyền từ cha mẹ, tổ tiên của mình và có những đặc điểm bẩm sinh hình thành trong quá trình phát triển của bào thai. Đó là điều kiện sinh học của sự phát triển tâm lí. - Vai trò của điều kiện sinh học đối với sự phát triển tâm lí của trẻ Ngay từ khi lọt lòng đứa trẻ đã có một hệ thần kinh của con người, có một bộ não có khả năng trở thành cơ quan hoạt động tâm lí cực kì quan trọng và phức tạp chỉ riêng con người mới có. Bộ não của con người cùng với đặc điểm các cơ quan của cơ thể là tiền đề vật chất để một cá thể trở thành một con người. 12
  9. Cấu tạo của bộ não người và động vật khác xa hẳn nhau. Bộ não người với hơn 15 tỉ tế bào thần kinh ở vào cấp độ cao nhất trong các động vật, đã trở thành một cơ quan có khả năng tạo nên những cơ quan chức năng. Chính chúng là thực thể vật chất của những năng lực và chức năng chuyên biệt hình thành trong quá trình con người lĩnh hội thế giới sự vật và hiện tượng những công trình văn hóa do nhân loại sáng tạo ra. Điều kiện sinh học là tiền đề vật chất, là phương tiện để nảy sinh và phát triển tâm lí của trẻ ở mức độ nào là điều vẫn còn được tranh cãi nhiều, phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống và giáo dục. Ngày nay, chúng ta thừa nhận rằng tính di truyền có thể bất lợi đối với sự phát triển năng lực trí tuệ. Bởi vì sự phát triển của quá trình nhận thức chủ yếu tùy thuộc vào điều kiện học tập và giáo dục của họ. Một trong những đặc điểm của các cơ quan chức năng của vỏ não đặc biệt ở trẻ em khi hệ thần kinh còn mềm dẻo là chúng có khả năng cải tổ lại và từng thành phần của chúng có thể bị thay đổi bởi thành phần khác, nhưng khi đó hệ thống chức năng ấy vẫn còn như một thể hoàn chỉnh. Nói cách khác chúng có khả năng bù trừ cao vô cùng. Ví dụ người mù thì phát triển chức năng thính giác và xúc giác, trẻ câm phát triển khẩu hình v.v Dựa vào đặc điểm này của các cơ quan chức năng của não người ta có thể tiến hành phục hồi chức năng cho những trẻ bị khiếm khuyết một số cơ công tác bù trừ quan chức năng nào đó, càng sớm càng tốt (can thiệp sớm). Câu 5: Giáo dục ảnh hưởng đối với sự phát triển tâm lí của trẻ em như thế nào? Gợi ý: - Giáo dục là gì ? Giáo dục là quá trình mà thế hệ cha anh truyền lại kinh nghiệm lịch sử xã hội cho các thế hệ mới nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống và lao động để bảo đảm sự phát triển hơn nữa của xã hội và của cá nhân. Như vậy, theo nghĩa rộng, nói đến giáo dục là nói đến sự tác động tới con người của toàn xã hội và của thực tiễn xung quanh. Đối với trẻ thơ, giai đoạn đầu tiên của đời người (từ lọt lòng đến 6 tuổi) giáo dục nhằm phát triển các chức năng tâm lí, hình thành những cơ sở 13
  10. ban đầu của nhân cách con người, chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển sau được thuận lợi. - Tác động của giáo dục đến sự phát triển tâm lí của trẻ A.N. Lêônchiev khẳng định "Sự phát triển lịch sử xã hội loài người không thể thiếu sự truyền thụ tích cực cho thế hệ trẻ những thành tựu văn hóa của loài người, không thể thiếu sự giáo dục". Trẻ em không đứng một mình đối diện với thế giới xung quanh nó. Để lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội, lúc đầu đứa trẻ có thể hoàn thành hành động dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ của người lớn sau đó thì hoàn thành một mình. Giáo dục phải hướng vào "vùng phát triển gần nhất" của trẻ làm sao cho trẻ hôm nay còn phải có sự giúp đỡ của người lớn, ngày mai nó đã tự làm một mình. Việc tính đến trình độ phát triển mà trẻ đạt được như vậy và đồng thời sự định hướng vào vùng gần nhất "ngày mai" của những khả năng là đặc biệt quan trọng, vì lẽ chúng không chỉ vạch ra mối quan hệ qua lại đúng đắn của giáo dục và phát triển mà còn xác nhận vai trò chủ đạo của sự tác động của người lớn, của giáo dục. Để quá trình giáo dục mang lại hiệu quả cao thì người ta cần nghiên cứu xác định xem dạy trẻ những cái gì và dạy trẻ như thế nào ở các giai đoạn khác nhau của tuổi ấu thơ. Nhưng không phải mọi sự giáo dục đều kéo theo sự phát triển. Có nghĩa là nếu sự giáo dục quá xa vời đối với trẻ hoặc quá dễ đối với trẻ thì nó không có tác dụng đối với sự phát triển. Giáo dục luôn đi trước sự phát triển. Giáo dục bao giờ cũng tính đến mọi yếu tố sinh học cũng như yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách trẻ. Giáo dục có thể giúp trẻ rèn luyện làm thay đổi điều kiện sinh học, tạo ra hoàn cảnh tốt, đặc biệt là tổ chức cho trẻ hoạt động để thực hiện mục đích của giáo dục. Giáo dục còn tác động qua lại rất mật thiết với tất cả những ảnh hưởng xuất phát từ môi trường, nó nắm vai trò chủ đạo trong việc sử dụng các điều kiện xã hội thuận lợi, cũng như trong việc loại trừ hoặc làm suy yếu những ảnh hưởng và tác động bất lợi bắt nguồn trong một số trường hợp từ môi trường mà trẻ sống. Nhà giáo dục có thể tạo ra những điều kiện tốt giúp trẻ phát triển thuận lợi, có thể định hướng phát triển tâm lí của trẻ em. 14
  11. Chúng ta đánh giá cao vai trò của giáo dục song chúng ta không cho "giáo dục là vạn năng". Bởi mọi sự tác động từ bên ngoài đều phải qua cái bên trong, thông qua điều kiện vật chất, tiền đề làm nảy sinh và phát triển tâm lí. Giáo dục luôn tính đến đặc điểm tâm lí, sinh lí của trẻ ở từng giai đoạn, vào đặc điểm cá biệt của từng trẻ. ý nghĩa của giáo dục còn ở chỗ, nó có thể thay đổi điều kiện bẩm sinh của trẻ, thay đổi yếu tố di truyền không có lợi cho sự phát triển như các dị tật, bằng phương pháp tập luyện đặc biệt và phát triển những mầm mống năng khiếu đặc biệt của trẻ. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và phát triển năng khiếu ở trẻ. Câu 6: Phân tích quy luật phát triển không đồng đều của trẻ? Gợi ý: - Xét trong tiến trình phát triển của mỗi cá thể Sự phát triển không phải là sự tăng lên về lượng một cách đồng đều theo một con đường thẳng tắp êm ả; trái lại, sự phát triển của mỗi cá thể mang tính không đồng đều. Trong tiến trình đó, có những giai đoạn sự phát triển được thực hiện với một tốc độ rất nhanh chóng, lại có những giai đoạn tốc độ phát triển chậm chạp hơn. Đặc biệt, tuổi càng nhỏ thì sự phát triển càng nhanh. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi) thì tốc độ phát triển nhanh đến mức mà sự thay đổi có thể tính được trong hằng tháng, thậm chí trong hàng tuần. Tốc độ phát triển đó về sau khó tìm thấy ở những giai đoạn khác. Trong tiến trình phát triển người ta còn tìm thấy những giai đoạn phát cảm của một vài chức năng tâm lí. Phát hiện ra những thời kì phát cảm để giúp nhà giáo dục tìm mọi cách phát triển một chức năng tâm lí nào đó thật đúng lúc. Nếu để chậm hoặc sớm quá thì sự phát triển sẽ khó thực hiện. Ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mĩ phát triển khá nhanh, còn sau 10 tuổi thì số đông không nhạy cảm như thế nữa. - Xét sự phát triển giữa trẻ này với trẻ khác Tất cả trẻ em đều trải qua những giai đoạn phát triển giống nhau theo một trình tự nhất định. Những giai đoạn này có thể ví như những bậc thang. Muốn trèo đến bậc trên cùng đứa trẻ phải lần lượt trèo từng bậc một. Tuy nhiên mỗi trẻ em trải qua con đường phát triển theo cách riêng của mình với những tốc độ, nhịp độ, khuynh hướng riêng. 15
  12. Bên cạnh những khác biệt về nhịp độ và tốc độ phát triển, ở trẻ em còn bộc lộ những khác biệt trong các phẩm chất tâm lí cá nhân như tính cách, năng lực, hứng thú Có thể nói mỗi đứa trẻ là một con người riêng biệt. - Nguyên nhân của sự phát triển không đồng đều giữa những đứa trẻ Tính không đồng đều trong sự phát triển tâm lí được quy định bởi sự tác động của rất nhiều điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài thường xuyên dao động gây nên, đồng thời tạo ra tính mâu thuẫn tất nhiên đối với sự phát triển tâm lí của bất kì đứa trẻ nào. Sự phát triển tâm lí của trẻ phụ thuộc vào môi trường sống và giáo dục. Ngay cả trong cùng một điều kiện sống và giáo dục, cùng trong một gia đình thì hai đứa trẻ cũng vẫn không giống nhau về sự phát triển tâm lí. Sự phát triển tâm lí của trẻ còn phụ thuộc vào mức độ tích cực của trẻ tham gia hoạt động. Tính chất của hoạt động quy định tính chất của sự phát triển tâm lí. Hoạt động của mỗi đứa trẻ bị thúc đẩy bởi những động cơ khác nhau. Mỗi đứa trẻ có nhu cầu riêng của mình và nó tạo ra thế giới bên trong rất riêng không như nhau ở tất cả mọi đứa trẻ. Các biểu hiện tâm lí của con người được hình thành dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh, bao giờ cũng được khúc xạ qua điều kiện cá nhân bên trong của mỗi người, là kết quả, sản phẩm của sự tác động qua lại ấy. Cái điều kiện bên trong thì không bao giờ giống nhau hoàn toàn ở mọi đứa trẻ và ngay cả đối với hai anh chị em sinh đôi cùng trứng. Tuy nhiên hoàn cảnh phát triển vẫn là nguyên nhân chính trong sự phát triển không đồng đều ấy. Tuy nhiên sự phát triển không đồng đều trong hoạt động tâm lí của trẻ làm cơ sở tạo ra những nhân cách có một không hai và những nhân cách này góp phần tạo nên một xã hội phong phú và thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. Trong công tác giáo dục chúng ta không nên rập khuôn, áp đặt trẻ, hãy tôn trọng cá tính riêng của trẻ. Câu 7: Trình bày cách phân chia các thời kỳ phát triển tâm lý theo lứa tuổi? Gợi ý: Căn cứ vào sự thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt động của trẻ, căn cứ vào những thay đổi trong cấu trúc tâm lý và sự trưởng thành cơ 16
  13. thể của trẻ em, các nhà tâm lý đã chia ra một số thời kỳ chủ yếu trong sự phát triển tâm lý trẻ em: - Tuổi sơ sinh: mới sinh đến 2 tháng. - Tuổi hài nhi: 2 tháng đến 12 tháng. Hoạt động chủ đạo: Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn. - Tuổi nhà trẻ ( ấu nhi): 1 tuổi đến 3 tuổi. Hoạt động chủ đạo: Hoạt động với đồ vật. - Tuổi mẫu giáo: 3 tuổi đến 6 tuổi. Hoạt động chủ đạo: vui chơi (trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề). - Tuổi nhi đồng: 6 tuổi đến 11 tuổi. Hoạt động chủ đạo: Học tập. - Tuổi thiếu niên: 11 tuổi đến 15 tuổi. Hoạt động chủ đạo: Học tập và giao lưu nhóm bạn thân. - Tuổi đầu thanh niên: 15 tuổi đến 18 tuổi. Hoạt động chủ đạo: Học tập gắn với xu hướng nghề nghiệp, hoạt động xã hội. 17
  14. NỘI DUNG 2: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM TRONG NĂM ĐẦU TIÊN (Từ lọt lòng đến khoảng 15 tháng) A. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN SINH VIÊN CẦM NẮM VỮNG 1. Đặc điểm sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh (từ lọt lòng đến 2 tháng tuổi) Vai trò của phản xạ không điều kiện; Tình trạng bất phân: cảm giác, cảm xúc chưa phân định; Sự phát triển các nhu cầu. 2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ hài nhi (từ 2 đến 15 tháng tuổi) Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi; Sự phát triển vận động, hoạt động với đồ vật và định hướng vào môi trường xung quanh; Hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ. B. GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI Câu 1: Vai trò của phản xạ không điều kiện ở trẻ sơ sinh Gợi ý: Đời sống của em bé trong môi trường mới được đảm bảo nhờ có những cơ chế di truyền có sẵn: hệ thống thần kinh đã sẵn sàng thích nghi với điều kiện bên ngoài, những hệ thống cơ bản của cơ thể (như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa) bắt đầu khởi động. Nhờ đó trong những ngày đầu tiên các phản xạ tự vệ được thực hiện. Bên cạnh phản xạ tự vệ, còn có phản xạ định hướng, tức là những phản ứng của trẻ hướng tới những kích thích mới lạ. Phản xạ định hướng không phải là bẩm sinh mà nó được nảy sinh trên cơ sở những phản xạ tự vệ bẩm sinh, nhờ có những kích thích của thế giới bên ngoài và đặc biệt là những tác động do người lớn tạo ra. Phản xạ định hướng là cơ sở ban đầu của hoạt động tìm tòi của trẻ. Tuy nhiên sự tìm tòi của trẻ còn bị hạn chế bởi các giác quan còn quá non nớt. Trong những ngày đầu tiên của cuộc sống trẻ đã được trang bị một số phản xạ không điều kiện giúp trẻ thích ứng với hoàn cảnh sống mới. Phản xạ thở, phản xạ mắt, phản xạ bú mút, phản xạ về nhiệt độ, phản xạ nắm v.v đều là những phản xạ bẩm sinh được thực hiện sau khi sinh ra. Như vậy so với con vật non thì đứa trẻ yếu ớt hơn rất nhiều, vì mới sinh ra nó 18
  15. chưa có sẵn bất kì một hình thái hành vi nào của con người. Điều này tưởng là điểm yếu, nhưng thực ra đây chính là thế mạnh của đứa trẻ. Mới sinh ra đứa trẻ hầu như bất lực, không tự phát triển được nhưng lại có khả năng tiếp nhận kinh nghiệm và hành vi đặc biệt của con người. Bộ não của em bé mới sinh ra nặng khoảng 400g (bằng 1/4 não của người lớn) số lượng tế bào thần kinh lúc lọt lòng đã đầy đủ, nhưng các sợi dây thần kinh chưa được miêlin hóa, còn phải nhiễm chất miêlin mới hoạt động được. Sự miêlin hóa ấy tiến đến đâu thì giác quan và vận động mới phát triển đến đấy. Sự thành thục thần kinh (maturation nerveuse) là tiền đề của mọi sự phát triển, không có không được. Câu 2: Phân tích tình trạng bất phân ở trẻ sơ sinh Gợi ý: Theo Renne N. Spitz (một nhà tâm lí học Mĩ), trẻ sơ sinh trong tình trạng bất phân khi cảm nhận mọi vật. Chẳng hạn vú mẹ, em bé tưởng là thuộc bản thân. Trong tháng đầu trẻ hầu như chưa tiếp nhận rõ ràng kích thích từ bên ngoài, chỉ có nội cảm và tự cảm, chỉ khi nào kích thích bên ngoài quá mạnh mới nhận ra. Ban đầu nội cảm chiếm ưu thế, liên quan tới hoạt động của hệ thần kinh thực vật, biểu hiện qua cảm xúc, cảm giác mang tính tràn lan không phân định. Đối lập là ngoại cảm có phân định thành những cảm giác rõ rệt, qua những giác quan ngoại vi. Hết tuần đầu, em bé bắt đầu có những phản ứng phân định. Cho đến tuần thứ 6, em bé có thể cảm nhận được một số kích thích từ môi trường bên ngoài, tuy nhiên khi cảm giác khó chịu tràn ngập thì có đặt đầu vú vào mồm em bé cũng không cảm nhận được. Trạng thái căng thẳng phải được giải tỏa (la khóc cựa mình) rồi mới có khả năng cảm nhận. Đặc biệt trẻ sớm nhận ra mặt người. ở giai đoạn này cảm xúc và cảm giác còn hỗn hợp, nội cảm lấn át ngoại cảm. Nhưng ở vùng môi miệng và họng, là nơi mà một kích thích bên ngoài tạo ngay một phản ứng đặc trưng: tìm bú. Nơi đây tập trung mọi thứ cảm giác: xúc giác, vị giác, khứu giác Đây là cảm giác ở gần, khác với cảm giác từ xa như mắt thấy tai nghe. Tuy nhiên, ngay từ đầu, 3 bộ phận khác cũng đã hoạt động: tay, tiền đình, da. Tất cả những cảm giác kể trên đều chưa phân định rõ ràng, còn mang tính hỗn hợp và dính liền với cảm xúc dễ chịu hay khó chịu. 19
  16. Đứng về mặt nghiên cứu phát triển cảm giác vận động, theo Piaget thì khởi đầu, em bé mới sinh ra chưa thấy, chưa nghe, chưa cảm giác rõ gì ở ngoài bản thân. Em bé sống trong thời kì cảm giác vận động: cảm và nhận thế giới qua cảm giác vận động và vận động càng mở rộng, càng được tổ chức. Đói khát dẫn đến phản xạ mút, bú, nuốt, lặp đi lặp lại nhiều lần thành những vận động quen thuộc, rồi từ cảm nhận vận động của mình tiến tới nhận ra sự tồn tại một cái gì đó ngoài mình, không phải mình. Thị giác của trẻ sau ba tuần đã có được sự hội tụ của hai nhãn cầu, giúp cho cái nhìn có khả năng tập trung, đảm bảo sự ổn định nào đó cho những cảm giác thị giác. Hai tháng, trẻ đã có thể nhìn theo một vật chuyển động chậm, một nguồn sáng di động, nhận ra vài đối tượng Dù còn rất sơ khai nhưng hoạt động của thị giác có ý nghĩa to lớn. Câu 3: Phân tích sự phát triển các nhu cầu ở trẻ sơ sinh Gợi ý: - Nhu cầu - yếu tố thúc đẩy sự phát triển Nhu cầu tạo nên tính tích cực của con người, thúc đẩy con người hoạt động để thỏa mãn. Sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu đưa đến những trạng thái tâm lí khác nhau: dễ chịu hay khó chịu, thoải mái hay căng thẳng, vui vẻ hay ấm ức Trẻ em có những nhu cầu sinh lí thiết yếu, đầu tiên là nhu cầu dinh dưỡng: ăn uống đủ chất để đảm bảo cơ thể phát triển bình thường, khỏe mạnh. Nếu không thỏa mãn nhu cầu này trẻ sẽ suy dinh dưỡng, sinh bệnh tật. Nhu cầu về nhiệt độ: phải sống trong môi trường nhiệt độ thích hợp, không quá nóng hay quá lạnh để cơ thể có thể chịu được; nhu cầu về không khí trong lành Cùng với những nhu cầu sinh lí trẻ có những nhu cầu tâm lí xã hội: an toàn về thể chất và về tâm lí, có quan hệ tình cảm xã hội đầy đủ, được hoạt động về tay chân và trí óc, được tự khẳng định bản thân Nếu không được thoả mãn những nhu cầu này trẻ không thể phát triển bình thường về tâm lí, không thể hình thành nhân cách. Sự phát triển của trẻ em được đánh giá về hai mặt cơ bản: sự tăng trưởng về cơ thể và sự phát triển về tâm lí. Cả hai mặt này chỉ đạt được trên cơ sở trẻ được thỏa mãn các nhu cầu, được phát triển nhu cầu. Để trẻ em phát triển, việc quan tâm đến các nhu cầu của trẻ và thỏa mãn nó một cách hợp lí, tạo điều kiện cho nó phát triển một cách phù hợp là rất cần thiết. 20
  17. - Vai trò của sự thỏa mãn các nhu cầu sinh học Trong những ngày tháng đầu tiên của cuộc đời, các nhu cầu sinh học được thỏa mãn có ý nghĩa lớn. Trước hết là nhu cầu ăn uống. Với trẻ sơ sinh, tiếng khóc là "phương tiện" có ý nghĩa nhất giúp trẻ biểu hiện nhu cầu của bản thân. Người lớn căn cứ vào đây để biết tình trạng của trẻ. Ngoài nhu cầu ăn uống trẻ còn phải được sống trong môi trường nhiệt độ thích hợp. Sự thỏa mãn nhu cầu về sinh học, trước hết là nhu cầu dinh dưỡng, phải thông qua người lớn. Điều này không chỉ có ý nghĩa tồn tại về mặt cơ thể mà quan trọng hơn, nó còn giúp trẻ phát triển về tâm lí. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngày, từ ngày này sang ngày khác có tính chu kì của các cảm giác, cảm xúc, của các đối tượng, các tình huống có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu cơ thể có ý nghĩa lớn: nó tạo ra ở trẻ những kinh nghiệm đầu tiên. Mới đầu, trẻ chỉ ngừng khóc khi bắt đầu bú. Về sau, chỉ cần mẹ bế lên là đã thôi khóc. Đến đây, mức độ đầu tiên của một cấu trúc về tâm lí đã được hình thành. Sự thỏa mãn các nhu cầu sinh học của trẻ em thông qua người lớn có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của trẻ em. Các nhu cầu sinh học và chủ yếu là những nhu cầu này được người mẹ và người thân thỏa mãn, trong những ngày tháng đầu tiên của trẻ không chỉ giúp trẻ tồn tại và lớn lên về mặt cơ thể mà còn là điều kiện để trẻ phát triển về mặt tâm lí. - Nhu cầu an toàn Nhu cầu an toàn về vật chất và về tâm lí là một nhu cầu cơ bản của trẻ em. Trẻ em phải được bảo đảm an toàn tuyệt đối về mặt vật chất: thức ăn phải vệ sinh, tránh lửa, điện, nước sôi, tránh ngã từ trên cao Không được an toàn về vật chất dẫn đến những tổn thương về mặt cơ thể, nguy hiểm về tính mạng. Người lớn cần hết sức quan tâm để trẻ được an toàn về mặt này. An toàn về mặt tâm lí cũng quan trọng không kém. Trẻ muốn phát triển bình thường phải cảm thấy được che chở, nâng niu, được sống trong môi trường quen thuộc đầy tình yêu thương của cha mẹ và người thân. Bất lực, yếu ớt về mặt sinh học, trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác. Khi bị mất an toàn, đứa trẻ rơi vào tình trạng ấm ức, hẫng hụt và lo lắng. Đây là nguyên nhân của nhiều bất ổn trong quá trình phát triển của trẻ, cả về mặt sinh lí lẫn tâm lí. 21
  18. Với trẻ sơ sinh, người mẹ là người quan trọng nhất thỏa mãn trẻ mọi nhu cầu, mang lại cảm giác an toàn cho trẻ. Mẹ là tác nhân quan trọng nhất giúp các cảm giác và kinh nghiệm được hình thành. Sự dịu dàng, yêu thương của mẹ, đức tính sẵn sàng vì con vô cùng cần thiết đối với trẻ. Để trẻ cảm thấy an toàn nên tạo ra và giữ một nếp sinh hoạt ổn định cho trẻ, cho trẻ được sống trong môi trường đầy đủ tình yêu thương. - Nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng từ thế giới bên ngoài Để tồn tại và phát triển, mối quan hệ giữa đứa trẻ với thế giới bên ngoài cần được thiết lập. Đó là một trong những nhu cầu được nảy sinh sớm nhất trong thời kì sơ sinh nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng từ thế giới bên ngoài. Nhu cầu này gắn liền với phản xạ định hướng. Lúc đầu trẻ chỉ có phản ứng nhìn khi một vật sáng để gần và chỉ có phản ứng khi nghe tiếng động to. Dần dần đứa trẻ đã có thể phân biệt được các âm thanh và mùi vị khác nhau. Đặc điểm quan trọng của trẻ sơ sinh là thị giác và thính giác phát triển nhanh hơn các cử động của thân thể. Ngay trong thời kì mới ra đời, ở trẻ có thể hình thành những phản xạ có điều kiện để thiết lập mối liên hệ giữa trẻ với môi trường bên ngoài. Nhờ đó việc thu nhận những ấn tượng bên ngoài được thuận lợi. Chỉ trong vài tuần lễ đầu khu vực hoạt động của thị giác trên vỏ não đã tăng lên 50%. Ngoài sự phát triển của bộ não thì điều quan trọng là do ảnh hưởng của các kích thích từ thế giới bên ngoài, nếu không có những kích thích đó thì bộ não cũng không thể phát triển được. Các giác quan là những "cửa sổ" mở ra đón nhận những kích thích từ bên ngoài vào. Không có những cảm giác do các giác quan đưa lại trẻ không thể nhận rõ thế giới. Do đó người lớn cần chú ý tạo ra và tổ chức các ấn tượng bên ngoài cho trẻ tiếp nhận, như đem đồ vật lại gần trẻ, cúi xuống trò chuyện với trẻ, phát ra các âm thanh nhẹ nhàng cho trẻ nghe v.v để phát triển nhanh các phản xạ định hướng của trẻ vào thế giới xung quanh. - Nhu cầu gắn bó với người khác Lọt lòng trẻ em đã có những ứng xử làm cho người lớn, nhất là người mẹ phải quan tâm như mút, bám níu, khóc, mỉm cười, muốn được ôm ấp vỗ về, thể hiện một nhu cầu muốn gắn bó với người lớn. Chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng: vắng mẹ từ những ngày đầu mới ra đời là nỗi bất hạnh to lớn đối với trẻ em. Lúc mới sinh ra, cái mà trẻ 22
  19. nhận ra đầu tiên chính là mẹ mình. Trước khi nhận ra đồ vật xung quanh thì hình ảnh của mẹ đã in vào đầu óc non nớt của bé làm cho nó gắn bó một cách hết tự nhiên với hình ảnh ấy. Mặt mẹ, mùi da thịt của mẹ tất cả những thứ đó tạo ra cho bé một cảm giác an toàn, dễ chịu, mà cuộc sống của trẻ không thể thiếu những điều đó được. Trong mối quan hệ gắn bó mẹ con ở cả hai phía, mẹ và con đều phát ra tín hiệu cho nhau. Tín hiệu của mẹ được biểu hiện ở những cử chỉ, động tác, nét mặt, giọng nói hướng về đứa con nhằm gợi cho nó phản ứng đáp lại. ở đứa con, tuy chưa có lời nói hay cử chỉ hướng về mẹ một cách chủ định, nhưng ở trẻ cũng có thể phát ra những tín hiệu khiến cho người xung quanh chú ý đến mình như la khóc, vặn mình, cọ quậy tay chân Nhờ đó mà người xung quanh, trước hết là người mẹ, nhận ra và đáp ứng được nhu cầu của bé như cho bú, thay tã lót, ôm ấp vỗ về, tạo ra sự gắn bó với trẻ. Thông qua những tín hiệu phát ra từ mẹ và con, nhiều công trình nghiên cứu đã tổng kết được 4 kiểu quan hệ gắn bó mẹ con. Tạo được mối quan hệ gắn bó mẹ con ngay từ những ngày đầu trẻ mới ra đời là một cách phòng ngừa tốt nhất, tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển và lệch lạc về sinh lí cũng như tâm lí sau này. Ngày lại ngày ở trẻ hình thành nên những phản ứng vận động xúc cảm đặc biệt hướng tới người lớn. Phản ứng này được gọi là "phức cảm hớn hở". Sự xuất hiện phức cảm hớn hở cũng là kết thúc thời kì sơ sinh để bước sang thời kì mới: tuổi hài nhi. Các nhu cầu của trẻ trên đây còn tiếp tục được đáp ứng ở những giai đoạn phát triển sau. Câu 4: Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn mang lại những gì cho sự phát triển tâm lí của trẻ hài nhi ? Gợi ý: Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi. Cuộc sống của trẻ hài nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn: người lớn cho ăn, cho mặc, người lớn tạo ra những ấn tượng bên ngoài cho trẻ thu nhận v.v Do đó giao tiếp với người lớn là một nhu cầu bức thiết của trẻ. Sở dĩ có nhu cầu đó là do yêu cầu khách quan của cuộc sống trẻ em. Để cho trẻ 23
  20. cảm thấy dễ chịu, người lớn phải đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ, giúp cho trẻ có được tiền đề phát triển nhân cách sau này. Trong phức cảm hớn hở đã thể hiện rõ rệt thái độ xúc cảm tích cực của trẻ đối với người lớn. Trẻ rất vui mừng khi được giao tiếp trực tiếp với người lớn. Thái độ đó tiếp tục phát triển mạnh suốt trong thời kì hài nhi. Giao tiếp trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lí của trẻ. Đặc biệt là về mặt xúc cảm. Vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8, ở trẻ xuất hiện một hiện tượng mới: lúc có người lạ đến gần trò chuyện với em bé, bé không mỉm cười ngay như trước nữa mà tỏ ra sợ hãi, từ chối không muốn giao tiếp, có bé cúi mặt xuống, lấy tay che mặt hoặc chui đầu vào chăn hay la khóc ầm lên. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc. Trong những ngày đầu ở trẻ chỉ có phản ứng cảm xúc thô sơ khi có một nhu cầu nào đó được thỏa mãn hoặc không được thỏa mãn. Dần dần phản ứng ấy được phân định rõ nét hơn, em bé tỏ ra biết sử dụng một số dấu hiệu khác nhau để yêu cầu điều này, điều khác hoặc tỏ ra khó chịu hay sợ hãi. Hiện tượng sợ hãi đứng trước một người lạ không giống với nỗi sợ hãi khi gặp một kinh nghiệm đau đớn, mà đây là sự so sánh của em bé giữa hình ảnh của người lạ với hình ảnh quen thuộc của người mẹ đã được ghi lại rõ nét. Spitz gọi sự xuất hiện này là mốc tổ chức thứ 2 trong quá trình phát triển (mốc thứ nhất là nhu cầu gắn bó). Cùng lúc ấy, sự thành thục của hệ thần kinh cho phép có những cảm giác rõ rệt hơn, thực hiện được một số vận động, điều khiển tư thế trong vận động, xuất hiện một bản ngã thô sơ (cũng có thể gọi là cái "tôi" tuy còn rất mờ nhạt). Cùng với giao tiếp trực tiếp với người lớn, dần dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các đồ vật. Một quan hệ tay ba (trẻ em người lớn đồ vật) được hình thành. Sau đó em bé có khả năng chuyển tình cảm với mẹ sang đồ vật, gọi đồ vật là quá độ (Object transitionnel). Trong khi hoạt động phối hợp với trẻ, người lớn có thể giúp trẻ biết hành động một cách hợp lí với đồ vật. Nhờ hoạt động phối hợp với người lớn, ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn. Khả năng này là điều kiện quan trọng để trẻ tiếp thu những điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ. Khả năng bắt chước những hành động 24
  21. của người lớn được phát triển mạnh trong suốt thời kì hài nhi, đến 7 - 8 tháng đứa trẻ đã biết chăm chú theo dõi các hành động của người lớn và bắt chước những hành động ấy. Nhưng thông thường trẻ không làm lại ngay mà phải sau một thời gian nào đó, có khi sau vài giờ. Đến cuối tuổi hài nhi thì sự bắt chước tăng lên rõ rệt, trẻ chải tóc giống mẹ, đọc sách giống bố, lau bàn giống chị Rõ ràng những hành động của người lớn xung quanh đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành những phẩm chất tâm lí của trẻ. Việc bắt chước một người lớn nào đó (thường là người nhà) khiến cho thái độ của trẻ đối với sự vật và với người xung quanh luôn luôn lệ thuộc vào thái độ người lớn đó, người đó yêu thích thì trẻ cũng yêu thích. Như vậy là quan hệ của trẻ đối với hiện thực ngay từ đầu đã là quan hệ xã hội. Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ, bằng con đường đó, đứa trẻ dần dần hình thành được những thói quen tốt và học được cách ứng xử đúng đắn. Tất nhiên trẻ chỉ sẵn sàng giao tiếp với người lớn khi nó cảm thấy an toàn và thoải mái về tình cảm. Rõ ràng trong suốt một thời kì hài nhi nếu không có sự tiếp xúc với người lớn thì sự phát triển tâm lí của trẻ sẽ không thực hiện được. Giao tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trẻ lớn lên thành người. Câu 5: Đặc điểm và vai trò của sự phát triển vận động và hành động với đồ vật ở trẻ hài nhi. Gợi ý: Sự phát triển vận động, hành động với đồ vật và định hướng vào môi trường xung quanh "Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi", có thể coi là sự đúc kết của nhân dân ta về quá trình phát triển vận động từ thấp đến cao của đứa trẻ trong năm đầu tiên. Cùng với sự vận động ấy, đứa trẻ còn biết sờ mó, cầm nắm các đồ vật xung quanh rồi hành động với chúng như ném xuống đất hay gõ vào nhau tất cả những vận động và hành động đó (manipulation) là bậc thang đầu tiên để dần dần trẻ có thể nắm được những hình thức hành vi của con người. 25
  22. Bò là các vận động đầu tiên của trẻ, khoảng chừng 7 - 8 tháng trẻ bắt đầu bò. Lúc này trẻ cố gắng vươn tới đồ vật đang thu hút nó. Thoạt tiên là trườn, sau đó là bò lồm cồm cả hai chân hai tay. Trước khi biết đi, trẻ phải trải qua một thời gian dài để học cách đứng dậy trên hai chân có vịn rồi không cần vịn tay, đi men rồi sau cố chập chững từng bước một. Trong những tháng đầu tiên trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng thị giác, thính giác và cả vị giác. Từ tháng thứ ba, trẻ bắt đầu dùng hai tay để sờ mó đồ vật. Từ tháng thứ tư, trẻ bắt đầu nắm lấy đồ vật. Từ tháng thứ sáu trở đi thì động tác nắm được cải thiện hơn, bàn tay hướng về đồ vật, ngón tay cái đối lập với các ngón tay khác, nhờ đó trẻ đã cầm đồ vật bằng các ngón tay. Càng về cuối năm tuổi đầu tiên, động tác nắm càng chính xác hơn. Một khi đứa trẻ có thể cầm nắm đồ vật trong tay thì nó bắt đầu thao tác với đồ vật bằng tay. Những thao tác đầu tiên rất đơn giản như cầm lấy rồi buông ra. Sau đó thao tác trở nên phức tạp hơn, tạo ra những kết quả nhất định. Những thao tác bằng tay của trẻ đối với đồ vật tiến bộ rất nhanh từ chỗ chú ý của trẻ chỉ hướng tới đồ vật đến chỗ biết hướng chú ý tới kết quả. Nhờ đó sự định hướng vào đồ vật và không gian xung quanh rõ ràng hơn. Có thể nói rằng định hướng của trẻ vào thế giới xung quanh trước hết bằng sự vận động và thao tác đối với đồ vật, trên cơ sở đó mà phát triển quá trình tâm lí, rồi sau mới có sự định hướng bằng các quá trình tâm lí. Trong giai đoạn phát triển đầu thì mắt có thể nhìn thấy đồ vật, nhận các ấn tượng từ đồ vật đó, song chưa thể xác định được khoảng cách và phương hướng. Ngoài 6 tháng, ta nhận thấy khi đưa tay tiếp cận đồ vật, mắt trẻ đã biết nhìn ra tay và cuối cùng biết được vị trí của đồ vật đó. Khoảng một năm thì mắt của trẻ mới xác định được vị trí của đồ vật trong không gian và mới điều khiển, điều chỉnh cử động của tay một cách tương đối chính xác. Quá trình cầm nắm và thao tác bằng tay với đồ vật giúp trẻ biết được các thuộc tính khác nhau của chúng như hình dáng, trọng lượng, độ dày, độ cứng. Nhờ người lớn hướng dẫn, tổ chức sự vận động và thao tác với đồ vật, đứa trẻ có những biểu tượng đầu tiên về thế giới xung quanh làm xuất hiện những hình thái đầu tiên của hoạt động tâm lí giúp trẻ định hướng được vào thế giới và tạo nên những tiền đề để trẻ tiếp nhận các loại kinh nghiệm lịch sử xã hội khác nhau ở những giai đoạn sau này. 26
  23. Quá trình nhận biết một số đối tượng như là một vật thể khách quan tồn tại thường xuyên có những thuộc tính nhất định cũng được Piaget nghiên cứu, theo ông sự nhận biết ấy được hình thành qua một quá trình kéo dài từ sơ sinh đến 18 tháng với 6 giai đoạn: - Hai giai đoạn đầu là phản xạ, rồi một số vận động được lặp lại thành quen thuộc (chủ yếu ở trẻ sơ sinh và đầu tuổi hài nhi). - Giai đoạn 3: xuất hiện phản ứng quay vòng, một vận động tạo ra một kết quả, như lắc một đồ vật tạo ra tiếng kêu rồi lắc lại để tìm nghe tiếng kêu ấy, em bé lắc lại đồ vật đó. - Giai đoạn 4: đang tìm một vật gì, thấy vật đó biến mất trẻ có ý tìm nhưng không có hướng tìm. - Giai đoạn 5: đang tìm một vật gì, thấy biến mất, tìm ngay chỗ em bé thấy đồ vật biến mất. - Giai đoạn 6: dù có thấy hay không thấy đồ vật khi biến mất, em bé vẫn tìm. So với con vượn thì đến đây trẻ đã vượt hơn vượn. Lúc này nhận ra đối tượng là một phức hợp nhiều cảm giác. Quá trình này Piaget đã mô tả như việc xây dựng một tòa nhà, hết tầng này đến tầng khác. Người ta có cảm tưởng như một trình tự có sẵn. Thực ra trong quá trình đó cảm xúc tác động rất lớn, cảm xúc đã quyện vào đó. Câu 6: Phân tích những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ ở trẻ và vai trò của người lớn Gợi ý: Nhu cầu giao tiếp với người lớn và sự định hướng vào môi trường xung quanh ngày càng tăng đã làm nảy sinh khả năng nói ở trẻ. Khi giao tiếp trẻ bắt chước những âm thanh trong lời nói của những người xung quanh. Đứa trẻ thường thích thú chăm chú lắng nghe lời người lớn nói với mình. Sau 3 tháng, một đứa trẻ bình thường có thể phát ra những âm thanh nhỏ "gừ gừ". Những âm thanh này trở nên mạnh hơn khi được người lớn cúi xuống "trò chuyện". Trong khi giao tiếp với người lớn đứa trẻ có thể bắt chước những âm thanh mà người lớn thường ru nó hay nựng nó. Cuộc "chuyện trò" giữa người lớn với trẻ hài nhi khi nhìn bề ngoài tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng thực ra nó đã khêu gợi ở đứa trẻ trạng 27
  24. thái cảm xúc tích cực, sự thích thú được giao tiếp với người lớn và bắt đầu có những phản ứng lại với sắc thái tình cảm khác nhau trong lời nói của người lớn. Càng về cuối năm đứa trẻ lại càng thích giao tiếp với người lớn hơn, thông qua âm bập bẹ của mình. Nếu được người lớn đáp ứng thì đứa trẻ thích thú phát ra nhiều âm thanh bập bẹ hơn. Âm bập bẹ này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này. Trong tiếng bập bẹ trẻ học cách sử dụng môi, lưỡi và hơi thở để chuẩn bị cho việc học nói. Sự thông hiểu lời nói của của người lớn ở trẻ xuất hiện trên cơ sở của sự phối hợp hoạt động của tri giác nhìn và nghe. Lúc đầu, trẻ hài nhi nghe ngôn ngữ như nghe những âm thanh nào đó. Ngữ âm là yếu tố đầu tiên quyết định thái độ phản ứng của trẻ cũng tức là quyết định sự hiểu ngôn ngữ của trẻ. Cuối tuổi hài nhi, mối liên hệ giữa tên đối tượng và chính bản thân đối tượng trở nên rõ ràng và phong phú hơn. Đó là hình thức đầu tiên của sự thông hiểu ngôn ngữ. Lúc này trẻ có thể chỉ ra đúng đối tượng mà người lớn hỏi, được người lớn khích lệ đứa trẻ hết sức vui mừng, làm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp. Vai trò của người lớn đối với khả năng lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ: Người lớn đưa trẻ vào những tình huống giao tiếp, trong đó ngôn ngữ được dùng như một phương tiện giao tiếp. Khơi gợi ở trẻ sự thích thú được giao tiếp với người lớn, hứng thú với lời nói của người lớn. Giúp trẻ hình thành mối liên hệ giữa âm thanh của ngôn ngữ với nghĩa của từ, từ đó trẻ thông hiểu ngôn ngữ. Khích lệ và làm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ. 28
  25. NỘI DUNG 3: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ ẤU NHI (15 tháng đến 36 tháng) A. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC VIÊN CẦN NẮM VỮNG 1. Sự phát triển hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi; Các loại hoạt động với đồ vật của trẻ ấu nhi: hoạt động công cụ, hoạt động thiết lập các mối tương quan. 2. Sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi Sự phát triển ngôn ngữ: nghe hiểu lời nói, hình thành ngôn ngữ tích cực (nói); Sự phát triển trí tuệ: sự phát triển tri giác và sự hình thành biểu tượng về các thuộc tính của đồ vật, sự phát triển tư duy, sự phát triển tình cảm. 3. Sự xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách Sự hình thành cấu tạo tâm lý bên trong, sự xuất hiện của tự ý thức, nguyện vọng độc lập và khủng hoảng của tuổi lên 3. B. GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI Câu 1: Tại sao nói hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi? Các loại hành động với đồ vật của trẻ ấu nhi? Gợi ý: Ngay trong thời kì hài nhi, trẻ em đã thực hiện những hoạt động khá phức tạp với các đồ vật. Khi bước vào tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồ vật được thay đổi đáng kể. Đồ vật lúc này đối với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn chứa đựng trong đó một chức năng nhất định và có một phương thức sử dụng tương ứng. Với sự hướng dẫn của người lớn đứa trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật. Cứ như vậy nó lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội được kết tính vào trong các đồ vật. Do đó hoạt động đồ vật của trẻ ngày càng giống với cách sử dụng của người lớn (như cầm 29
  26. bút, cầm thìa, gõ trống, tháo mở hộp). Hoạt động này của trẻ được gọi là hoạt động với đồ vật (là một loại hoạt động đối tượng). Ở trẻ ấu nhi, hoạt động với đồ vật trở thành chủ đạo. Chính nhờ vậy mà tâm lí của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ. Điều quan trọng là trong khi lĩnh hội những hành động sử dụng các đồ vật sinh hoạt hằng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những quy tắc hành vi trong xã hội. Thái độ của người lớn lúc này đồng tình hay phản đối là hết sức quan trọng để củng cố việc nắm vững quy tắc hành vi xã hội cho trẻ. Do nắm được phương thức hành động với một số đồ vật mà sự định hướng của trẻ vào thế giới đồ vật có một bước phát triển mới. Đó là những hành vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lí của trẻ. Tuy nhiên trong vô số đồ vật mà trẻ muốn hành động với chúng, có rất nhiều đồ vật dễ bị hư hỏng (như cốc dễ bị vỡ, sách dễ bị rách ) hoặc gây nguy hiểm (dao dễ làm đứt tay). Tình hình này dễ làm mâu thuẫn giữa tính tích cực hoạt động của trẻ với sự "bảo vệ" cấm đoán của người lớn. Do đó đồ chơi ra đời là để giải quyết mâu thuẫn này. Trẻ không hành động với đồ vật thật thì hành động với đồ chơi (là mô hình của đồ vật thật). Đồ chơi đối với trẻ lúc này hết sức cần thiết chẳng khác nào cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, phòng thí nghiệm đối với nhà bác học. Đứa trẻ ấu nhi như là một "nhà hoạt động thực tiễn" hay một "nhà thực nghiệm" bởi vì chỉ bằng hoạt động với đồ vật trẻ mới có thể khám phá được chức năng của chúng và phương thức hành động tương ứng. Tuy vậy hành động đối với đồ vật thật vẫn mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó người lớn cũng cần mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc với đồ vật thật (nếu không gây nguy hiểm), và dạy cho trẻ hành động đúng với các đồ vật ấy, mặt khác lại phải tạo ra cho trẻ nhiều đồ chơi để trẻ có thể hành động với chúng như là đồ vật thật, đặc biệt là loại đồ chơi chứa đựng nhiều yếu tố kích thích trẻ hành động giúp cho sự phát triển tâm lí của trẻ thuận lợi. Các loại hành động với đồ vật của trẻ ấu nhi Đối với mỗi loại đồ chơi hay đồ vật thật, trẻ đều cố gắng tìm kiếm một phương thức hành động tương ứng. Sự tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng rộng thì phương thức hành động với đồ vật cũng ngày càng phong phú. Trong số những hành động với đồ vật mà trẻ nắm được ở lứa tuổi ấu nhi thì những hành động thiết lập các mối tương quan và những hành 30
  27. động công cụ là những hành động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ hơn cả. a) Hành động công cụ là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử dụng như một công cụ để tác động lên các đồ vật khác. Chẳng hạn dùng thìa để xúc cơm, dùng dao để thái rau. Công cụ là khâu trung gian giữa bàn tay con người với đồ vật cần tác động tới, và tác động đó diễn ra như thế nào lại tùy thuộc vào cấu tạo của công cụ. Dùng thìa để xúc cơm khác xa với dùng tay bốc cơm vào mồm. Vì vậy việc sử dụng công cụ đòi hỏi thay đổi hoàn toàn động tác của tay, làm cho bàn tay phải phục tùng cấu tạo của công cụ. Cuối cùng, chỉ khi nào bàn tay thích nghi đầy đủ với cấu tạo của công cụ thì mới xuất hiện hành động công cụ đích thực. Hành động công cụ mà trẻ nắm được ở lứa tuổi ấu nhi chưa phải là hoàn toàn thành thạo, còn phải tiếp tục hoàn thiện thêm. b) Hành động thiết lập các mối tương quan Đó là những hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng (hoặc các bộ phận của chúng) vào những mối tương quan nhất định trong không gian. Chẳng hạn hành động chồng các khối gỗ thành hình tháp, hoạt động lắp ráp các đồ chơi. Những hành động thiết lập mối tương quan mà trẻ bắt đầu lĩnh hội ở tuổi ấu nhi đòi hỏi phải tính đến những thuộc tính của đối tượng. Đây là những hành động khá phức tạp đối với trẻ ấu nhi, bởi vì những hành động này phải được điều chỉnh bằng chính kết quả thu được. Người lớn cần phải giúp trẻ đạt được kết quả đúng bằng cách làm mẫu cho trẻ và giúp trẻ thực hiện cách hành động để dần dần trẻ nắm được hành động đó. Sự lĩnh hội những hành động thiết lập các mối tương quan của trẻ phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ. Cách tốt nhất là dạy trẻ nhìn trước bằng mắt để chọn các đối tượng thích hợp theo một tương quan nhất định rồi tổ chức các hành động thiết lập các tương quan cho đúng. Nhờ hành động thiết lập các mối tương quan như vậy, các chức năng tâm lí của trẻ như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy được phát triển mạnh, đặc biệt là tư duy trực quan - hành động, làm cơ sở cho sự phát triển 31
  28. các kiểu tư duy cao hơn sau này (như tư duy trực quan - hình tượng và tư duy lôgic). Câu 2: Sự phát triển tâm lí của trẻ ấu nhi thể hiện ở những mặt nào? Gợi ý: Sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi thể hiện qua hai nội dung sau: 1. Sự phát triển ngôn ngữ Hứng thú ngày càng tăng của trẻ đối với hoạt động kích thích trẻ hướng tới người lớn, mở rộng giao tiếp với họ để mong được họ giúp đỡ trong việc nắm vững cách thức sử dụng đồ vật xung quanh. Đó chính là yếu tố làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ. Sự xuất hiện ngôn ngữ nói là sự kiện quan trọng. Ngôn ngữ vừa là vật thay thế cho đồ vật, vừa là phương tiện giao tiếp. Ngôn ngữ đã tách tư duy ra khỏi hành động. Nhờ đó tư duy phát triển theo quy luật của nó. Đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, việc tích luỹ các hiện tượng do hoạt động với đồ vật mang lại có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các hiện tượng đó tạo ra cơ sở để lĩnh hội nghĩa của các từ và để liên kết chúng với hình ảnh của các sự vật và hiện tượng trong thế giới xung quanh. Tuy vậy việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở tuổi này phần lớn là tùy thuộc vào sự dạy bảo của người lớn. Những đứa trẻ mà người lớn ít giao tiếp hay ít được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp thì thường nói rất chậm. Để kích thích trẻ nói người lớn cần đòi hỏi trẻ phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói mới đáp ứng nguyện vọng đó. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi theo hai hướng chính: hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực của trẻ. - Nghe hiểu lời nói: Trong khi hoạt động với đồ vật trẻ em thường gặp tình huống cụ thể, trong đó các đồ vật và các hành động với đồ vật chưa thể tách rời khỏi nhau. Trong nhận thức của trẻ dường như chúng liên kết với nhau thành một tình huống trọn vẹn khiến cho trẻ không thể lĩnh hội các từ biểu đạt đồ vật riêng, hành động riêng mà trẻ có thể lĩnh hội ngôn ngữ biểu đạt cả tình huống trọn 32
  29. vẹn ấy. Lời nói kết hợp với tình huống cụ thể mới tạo thành tín hiệu hành động đối với trẻ lên hai tuổi. Tình huống cụ thể + Lời nói = Tín hiệu hành động của trẻ. Sự kết hợp giữa lời nói với tình huống cụ thể được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần đứa trẻ hiểu được lời nói mà không phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa. Việc nghe và hiểu lời nói vượt ra khỏi tình huống cụ thể là một thành tựu rất quan trọng của trẻ ấu nhi. Nó giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ là phương tiện cơ bản để nhận thức thế giới. - Hình thành ngôn ngữ tích cực (nói): Trẻ lên hai hoạt động với đồ vật ngày càng phong phú thì giao tiếp với những người xung quanh ngày càng được mở rộng, đặc biệt từ 20 tháng trở đi đứa trẻ trở nên mạnh dạn hơn, có nhiều sáng kiến hơn, điều đó không chỉ thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ, thông hiểu lời nói của những người xung quanh mà còn kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ tích cực. Đây là thời kì phát cảm ngôn ngữ. Trẻ không chỉ luôn luôn đòi hỏi biết được tên các đồ vật mà còn cố gắng phát ra các âm để gọi tên các đồ vật đó. Tuy nhiên ở trẻ ta thường bắt gặp những lời nói của trẻ ít giống với lời nói của người lớn. Người ta gọi loại ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ tự trị. Lên 3, ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ rất thích nói và hỏi luôn mồm suốt ngày. Nhờ đó việc sử dụng các hình thức ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ đạt tới một bước tiến bộ đáng kể. Đến cuối tuổi thứ 3, trẻ nói được những câu khá phức tạp. Lời nói của trẻ thường gắn liền với quá trình tri giác và như là tạo cho mình một cú pháp riêng khác với người lớn. Có thể coi đây là loại cú pháp chuyển tiếp đến cú pháp chuẩn mực với hai đặc điểm: Thứ nhất là cấu trúc ngữ pháp tương đương với trình tự trẻ tri giác được (cái gì nhìn thấy trước thì nói trước). Thứ hai là trẻ thường đặt lên đầu cái gì trẻ thấy thật cần thiết hay mong muốn tức thời. Nói đúng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ là thể hiện trẻ đã đạt tới một trình độ cao trong sự phát triển ngôn ngữ. Những quá trình tâm lí của trẻ như tri giác, tư duy, trí nhớ được cải tổ dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ. Đồng thời sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chịu ảnh hưởng của các quá trình tâm lí đó. Nhờ trí tuệ phát triển, việc lĩnh hội ý nghĩa của các từ cũng biến đổi. 33
  30. Theo nhiều công trình nghiên cứu và quan sát hằng ngày, người ta nhận xét rằng sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mang đặc điểm giới tính rõ nét: bé gái học nói nhanh hơn bé trai ; ngược lại bé trai học nói chậm hơn nhưng lại tỏ ra hiểu lời nói của người khác tốt hơn. 2. Sự phát triển trí tuệ Những dạng hành động tri giác và những dạng hành động tư duy mới đang được hình thành là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phát triển trí tuệ ở trẻ ấu nhi. - Sự phát triển tri giác và sự hình thành những biểu tượng về các thuộc tính của đồ vật: Tri giác của trẻ được tinh vi, đầy đủ dần chính là nhờ trẻ được hoạt động với đồ vật, nhất là hành động công cụ và hành động thiết lập các mối tương quan. Việc nắm vững hành động định hướng bên ngoài không diễn ra ngay lập tức mà phụ thuộc vào sự dạy dỗ của người lớn. Những đồ chơi như thế đã dạy trẻ hình thành những hành động định hướng bên ngoài nhằm giúp trẻ tìm hiểu các thuộc tính của các đối tượng. Từ sự đối chiếu, so sánh những thuộc tính của các đối tượng bằng các hành động định hướng bên ngoài, trẻ chuyển sang so sánh, đối chiếu các thuộc tính của các đối tượng bằng mắt. Một kiểu hành động tri giác mới được hình thành. Việc tích luỹ biểu tượng về thuộc tính của đồ vật tuỳ thuộc vào mức độ trẻ làm chủ được sự định hướng bằng mắt trong quá trình hành động với đồ vật. Nghe độ cao của âm thanh tức là tri giác mối quan hệ giữa các âm thanh theo độ cao cũng được phát triển tốt ở trẻ ấu nhi, nhưng với điều kiện có sự giáo dục chu đáo. - Sự phát triển tư duy: Cuối tuổi hài nhi ở nhiều trẻ đã xuất hiện những hành động có thể coi là mầm mống của tư duy. Nhưng sự biểu hiện của hoạt động tư duy đích thực là chỉ khi trẻ biết xác lập mối quan hệ chưa có sẵn giữa các đồ vật để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn nào đó. Điều quan trọng trong tuổi ấu nhi là trẻ học được những hành động xác lập mối quan hệ giữa các đồ vật để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn nào đó. Việc đó chỉ có thể thực hiện được trong khi hoạt động với đồ vật nhờ sự giúp đỡ của người lớn. Người lớn đưa ra những mẫu hành động cho trẻ bắt chước. Quá trình thực hiện những hành động công cụ và hành động 34
  31. xác lập những mối tương quan chính là cơ sở để hình thành những hành động tư duy ở trẻ. Việc chuyển từ biết sử dụng mối liên hệ có sẵn hay những mối liên hệ do người lớn chỉ ra sang biết xác lập những mối liên hệ mới giữa các đối tượng là một bước rất quan trọng đối với sự phát triển tư duy ở trẻ. Trong thời kì đầu việc xác lập những mối quan hệ mới này được thực hiện bằng các phép thử thực tế, trong đó ngẫu nhiên trẻ tìm ra cách làm. Trẻ đã tìm ra phương tiện mới bằng tư duy trực quan - hành động. Đó là dấu hiệu của khả năng "Bỗng nhiên hiểu ra" (insight) tức là đạt tới kết quả một cách ngẫu nhiên bằng cách hành động bằng tay. Tư duy ở giai đoạn này của trẻ ngang tầm với trí khôn của khỉ trưởng thành. Nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra khả năng "bỗng nhiên hiểu ra" và tìm ra lời giải cho bài toán của trẻ. J. Piaget gọi trí khôn đó là trí khôn cảm giác vận động hay giác động (intelligence sensori motrice). Tư duy của trẻ được thực hiện nhờ những hành động định hướng bên ngoài gọi là tư duy trực quan - hành động. Cuối tuổi ấu nhi, trên cơ sở tư duy trực quan hành động đang phát triển mạnh, bắt đầu có sự xuất hiện một số hành động tư duy được thực hiện trong óc, không cần những phép thử bên ngoài. Đó chính là kiểu tư duy trực quan - hình tượng, là kiểu tư duy mà trong đó việc giải các bài toán được thực hiện nhờ hành động bên trong với các hình ảnh. Kiểu tư duy này là một trình độ phát triển cao hơn kiểu tư duy trực quan - hành động, và sẽ được phát triển đầy đủ ở lứa tuổi mẫu giáo. ở thời kì ấu nhi trẻ sử dụng tư duy trực quan - hình tượng trong trường hợp giải các bài toán đơn giản nhất, còn chủ yếu là sử dụng tư duy trực quan - hành động. Có thể nói rằng trẻ nắm được từ chỉ đồ vật mang ý nghĩa khái quát theo chức năng hoặc từ chỉ hành động mang ý nghĩa khái quát theo mục đích chủ yếu là thông qua hoạt động với đồ vật. Đó là một nhận định có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. 3. Sự phát triển tình cảm Sự trưởng thành về tình cảm của trẻ em gắn liền với sự phát triển cảm giác, vận động, sự phát triển của ngôn ngữ và khả năng nhận thức, cùng với sự nhận thức và khẳng định bản thân. Từ những xúc cảm tràn lan, không 35
  32. phân định xuất hiện kèm theo các nhu cầu được thỏa mãn hay không thỏa mãn của lứa tuổi bế bồng, theo thời gian phát triển, xúc cảm, tình cảm của trẻ ngày càng được biệt hóa, được phân định rõ rệt. Trẻ ấu nhi dễ xúc cảm, đặc điểm này có từ giai đoạn tuổi trước nhưng đến tuổi này những phản ứng cảm xúc ổn định hơn. Mặc dù tính chất của cảm xúc vẫn mạnh, có tính bột phát, mãnh liệt, nhưng đã hướng tới một đối tượng khá rõ rệt và ổn định. Tuy nhiên, nhìn chung trẻ chưa làm chủ được cảm xúc của mình. Xúc cảm tình cảm của trẻ tuổi này vẫn là vô thức. Trẻ chưa tự nhận ra được tính chất của xúc cảm tình cảm của mình với người khác. Tuy vậy, trẻ cảm nhận khá chính xác tính chất những phản ứng xúc cảm của người khác và biết cách ứng xử vừa lòng người khác hoặc bắt người khác chiều theo ý mình. Lứa tuổi này, một hiện tượng cảm xúc hay gặp ở trẻ là lo lắng. Càng lớn trẻ càng có nhiều hơn sự lo lắng, nhiều khi nó in dấu khá sâu đậm trong trí trẻ, làm mất đi cảm giác an toàn, khiến trẻ trở nên sợ hãi. Đối tượng sợ hãi thường là các con vật, bóng tối, người lạ, thầy thuốc, các hiện tượng tự nhiên như giông bão Trong tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu có tình yêu đối với những người gần gũi như bố mẹ, anh chị, ông bà. Bước sang tuổi ấu nhi tình yêu lại có thêm những hình thái mới tình cảm tự hào và tình cảm xấu hổ. Tất nhiên sự phát triển tính tự trọng, tự hào và xấu hổ không có nghĩa rằng trẻ đã điều khiển được một cách thường xuyên hành động của mình dưới ảnh hưởng của các tình cảm đó. Đứa trẻ ở tuổi này sống trong một thế giới kì diệu của những câu chuyện thần tiên, ở đó mọi cái đều có thể diễn ra. Trong thế giới này, cỏ cây, con vật, suy nghĩ và cảm nhận những tình cảm giống như của trẻ. Thế giới này khác với thế giới của người lớn, nơi mà mọi cái đều có vị trí của mình, nơi mà giữa cái có thể và không thể, giữa tưởng tượng và thực tế có một sự phân biệt khá rõ ràng. Câu 3: Phân tích đặc điểm tự ý thức của trẻ ấu nhi? Gợi ý: - Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách là sự xuất hiện tự ý thức (còn gọi là ý thức bản ngã, tức là tự nhận thức về bản thân mình). 36
  33. Các nhà tâm lí học chứng minh được rằng tự ý thức thường xuất hiện từ lúc trẻ lên 3. Một trong những thời điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ là lúc trẻ bắt đầu ý thức được rằng mình là một con người riêng biệt, khác với những người xung quanh, có những ý muốn riêng biệt có thể hợp hay không hợp với ý muốn của người lớn. - Trong sự hình thành nhân cách, tên gọi có một tầm quan trọng không thể coi nhẹ. Mọi sự giao tiếp với trẻ đều bắt đầu từ tên gọi. Tên gọi được nhắc đến khi khuyến khích cũng như khi ngăn ngừa trẻ làm một việc gì. Nhưng chỉ vào tuổi lên 3 trẻ mới nhận ra tên của mình là gắn liền với bản thân mình. - Trẻ thường sớm đồng nhất bản thân mình với tên gọi và không thể chấp nhận được mình mà không có tên. Có thể nói rằng tên người là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhân cách. Đứa trẻ bảo vệ quyền có tên riêng và thường tỏ ra bực mình nếu bị gọi bằng tên khác. Tên gọi giới thiệu trẻ như là một người riêng biệt khác hẳn với những trẻ cùng tuổi và phân định nó như là một cá nhân. Trẻ bắt đầu nhận ra mình vào tuổi lên 2 (2 - 3 tuổi). Đầu tiên trẻ để ý đến hình dáng bên ngoài của mình rồi sau đó mới đến những ý nghĩ bên trong. - Ý thức về bản thân là nguồn gốc làm nảy sinh những ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác, bộc lộ ở chỗ trẻ bắt đầu nói đến mình, không phải theo ngôi thứ ba mà theo ngôi thứ nhất. Từ tình trạng hòa mình vào những người khác, trẻ chuyển sang tự khẳng định mình trong thế giới xung quanh, trên thực tế trẻ đã làm được nhiều điều và nhận ra mình là một chủ thể. - Cũng trong thời gian này trẻ tiếp tục hiểu cơ thể của mình. Nó quan tâm đến các bộ phận: mắt, mũi, chân tay , cả những đặc điểm về giới tính. ở tuổi lên 3 trẻ thường phát hiện ra mình qua việc tự soi gương. - Bước cao hơn của sự tự ý thức là trẻ tự nhận xét, đánh giá được mình. Ở tuổi này, sự chê trách hoặc không đồng ý của người lớn đều làm cho trẻ đau khổ và sự xa cách hay thờ ơ cũng làm cho trẻ buồn nản. Nhu cầu được “khen” đó dẫn đến sự phát triển tinh thần tự trọng và có tác dụng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp. 37
  34. - Sự định hướng trong thời gian cũng là tự nhận thức, tự ý thức. Tuy nhiên sự định hướng về thời gian của trẻ lên ba còn rất mơ hồ, mông lung. Đặc biệt là sự cảm nhận về khoảng cách thời gian vẫn còn chưa chính xác. Nhưng điều này đối với trẻ chưa phải là quan trọng, mà cái có ý nghĩa đối với sự hình thành nhân cách là trẻ nhận ra được đâu là quá khứ, đâu là hiện tại và đâu là tương lai. Câu 4: Phân tích nguyên nhân, biểu hiện của hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3? Gợi ý: - Khi trẻ tách được mình ra khỏi người khác và có ý thức về những khả năng của chính mình thì đồng thời cũng xuất hiện một thái độ mới đối với người lớn. Trẻ muốn trở thành người lớn ngay tức khắc. Điều này biểu lộ ở nguyện vọng được độc lập. Tính độc lập xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn hành động độc lập là rất lớn, để khẳng định mình. Nhu cầu tự khẳng định là một động lực mạnh mẽ, thúc đẩy trẻ bước sang một giai đoạn phát triển mới. Nhu cầu này nhiều khi còn lấn át các nhu cầu khác cũng đang phát triển mạnh ở trẻ. Đây là dấu hiệu của sự trưởng thành rất đáng mừng. Nhưng cùng với nó, ở trẻ lên 3 lại xuất hiện tính bướng bỉnh do muốn làm theo ý mình, tự mình làm tất cả. Đồng thời đứa trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng giành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển, các nhà tâm lí gọi đó là thời kì khủng hoảng của trẻ lên 3. - Trẻ không chỉ tỏ ra bướng với người lớn mà còn làm những việc người lớn ngăn cấm hoặc bảo một đằng làm một nẻo. - Trẻ thường không lượng được sức mình, muốn làm mọi việc như người lớn. Biểu hiện tập trung của cuộc khủng hoảng này là ở một số đặc điểm trong tính nết của trẻ: bướng bỉnh, ích kỉ, hỗn láo đặc biệt đối với người lớn. - Đối với những đứa trẻ đang ở vào tình trạng khủng hoảng, người lớn thường gặp khó khăn trong quan hệ với trẻ mà trở ngại lớn nhất là tính bướng bỉnh và ngang ngạnh của nó. Nếu được giáo dục đúng đắn, nếu người lớn kịp thời nhận thấy những khả năng mới của trẻ và thoả mãn nhu cầu muốn độc lập tự chủ của nó và tạo ra những hình thức hoạt động mới, những quan hệ mới với người lớn thì sự khủng hoảng sẽ được rút ngắn và 38
  35. vượt qua một cách nhẹ nhàng. Nếu người lớn còn quá coi thường cuộc khủng hoảng này thì sự khủng hoảng của tuổi lên 3 sẽ kéo suốt thời thơ ấu, để lại những dấu vết nặng nề về sau này. Nhưng mặt khác lại cần thấy rằng cuộc khủng hoảng của tuổi lên 3 là một hiện tượng tạm thời mang tính chất chuyển tiếp. Những bước phát triển mới sẽ gắn liền với nó. Sự tách được bản thân ra khỏi người khác, sự tự nhận thức về mình, mong được độc lập tự chủ là một bước ngoặt trong sự phát triển tâm lí, tạo tiền đề cho sự hình thành nhân cách của trẻ ở giai đoạn tiếp theo. Chính hoạt động vui chơi là nơi trẻ thể hiện được tốt nhất tính độc lập của mình và là nơi thỏa mãn được nhu cầu tự khẳng định. 39
  36. NỘI DUNG 4: CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO A. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC VIÊN CẦN NẮM VỮNG 1. Hoạt động vui chơi Các học thuyết về hoạt động vui chơi; Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ em; Trò chơi đóng vai theo chủ đề; sự phát triển hoạt động vui chơi. 2. Các dạng hoạt động khác của trẻ mẫu giáo Sự nảy sinh những yếu tố của hoạt động học tập; Những kiến thức sơ đẳng của hoạt động lao động. B. GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI Câu 1: Các học thuyết về hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo? Gợi ý: Chơi là hoạt động rất tự nhiên của con người, nó xuất hiện trong đời sống x• hội từ thuở xa xưa. Thế nhưng việc nghiên cứu hiện tượng đó chỉ có thể tính từ thế kỉ XIX. Từ đó đến nay học thuyết về hoạt động vui chơi của trẻ em xuất hiện khá nhiều. Có rất nhiều học thuyết đáng kể, nổi bật nên là những học thuyết gắn liền với tên tuổi của F. Siller, G. Spenxer, K. Groos, G.V. Plêkhanôv, K.D. Usinxki, L.X. Vưgốtxki, A.N. Lêônchiep, B.Đ. Encônin, P.G. Xamarucôva, J. Piaget, M. Parten Sinh viên khi học phần này cần chú ý đến quan điểm về hoạt động vui chơi của các tác giả sau: - J. Piaget (1896 - 1980) nghiên cứu về trò chơi tượng trưng, trò chơi này gợi lên ở trẻ biểu tượng về một đồ vật hay một sự kiện vắng mặt nào đó. Ông cũng coi chơi là một cách trẻ từ chối việc thích nghi với xã hội người lớn, với những lợi ích và quy tắc do họ đặt ra, vì trẻ còn quá non nớt, còn bị chi phối bởi hiện tượng tự kỉ trung tâm (egocentrisme). Do đó trẻ cần phải dựa vào sự cân bằng về tình cảm và trí tuệ để có một lĩnh vực hoạt động mà động cơ không phải là thích nghi với cái hiện thực, trái lại đó là sự đồng hoá cái hiện thực với cái tôi, như thế trẻ vừa không bị gò bó, vừa không bị phạt - đó là hoạt động vui chơi. 40
  37. Phát hiện ra tính tượng trưng của hành động chơi trong trò chơi tượng trưng cũng là chỉ ra một trong những đặc trưng cơ bản phân biệt hành động chơi với hành động thực. Đó là đóng góp hết sức quan trọng của Piaget vào việc nghiên cứu lĩnh vực vui chơi của trẻ em. Theo Piaget, có ba loại trò chơi chính lần lượt xuất hiện trong quá trình phát triển của trẻ. Đó là: trò chơi hành động chức năng, trò chơi tượng trưng (bao gồm trò chơi mô phỏng và trò chơi xây dựng) và sau cùng là trò chơi có quy tắc. Đến nay cách phân loại này vẫn còn có ý nghĩa đối với việc tổ chức chơi cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, Piaget chưa thấy rõ bản chất xã hội của trò chơi và chưa thấy hết vai trò của giáo dục đối với hoạt động vui chơi của trẻ em. Đây là một cách nhìn chưa thật đầy đủ của về trò chơi trẻ em. Không loại trừ hoàn toàn yếu tố sinh vật của hoạt động vui chơi, trong nhiều công trình của các nhà tâm lí học Xô - viết trước đây (đại diện cho tâm lí học Mac -xit) đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà tâm lí học tiến bộ ở nhiều nước trên thế giới như M.Parten (Mĩ), Sara Smilanski (Do Thái), trong đó có các nhà tâm lí học, giáo dục học Việt Nam. Học thuyết về hoạt động vui chơi của tâm lí học Mac - xit đã khẳng định bản chất xã hội của hoạt động vui chơi của trẻ em. Chơi được xem như là một dạng hoạt động mang tính xã hội cả trong nguồn gốc ra đời, lẫn trong xu hướng phát triển về nội dung và cả về hình thức biểu hiện. - G.V. Plêkhanôv (1856 - 1918) đã chú ý đến trò chơi trẻ em. Khi phân tích trò chơi trẻ em của nhiều dân tộc khác nhau (chủ yếu ở thời đại nguyên thuỷ) ông đã nhận xét rằng, trong lịch sử loài người, trò chơi và nghệ thuật xuất hiện sau lao động và trên cơ sở của lao động. Trò chơi phản ánh đời sống của con người, khi chơi trẻ bắt chước lao động của người lớn: em trai thì bắt chước đàn ông, còn em gái thì bắt chước phụ nữ. Các em lĩnh hội một cách thực tế những kĩ năng lao động và cả thói quen của họ. Từ nhận xét đó, G.V. Plêkhanốp xem trò chơi là sợi dây nối liền các thế hệ với nhau và để truyền đạt kinh nghiệm, thành quả văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Nhà tâm lí học Nga kiệt xuất L.X. Vưgốtxki (1896 - 196), người đặt nền tảng lí luận đầu tiên cho việc nghiên cứu hoạt động vui chơi của trẻ em qua các tác phẩm “Mô phỏng và sự sáng tạo của trẻ nhỏ” (1930), “Vai trò của hoạt động vui chơi trong sự phát triển” (1933) với tư tưởng chủ đạo 41
  38. cho rằng trò chơi tạo ra “vùng cận phát triển gần nhất”. Trên cơ sở đó các nhà tâm lí học Xô-viết (trước đây) như A.N. Lêônchiep (với “Cơ sở tâm lí học của trò chơi”, Đ. B. Encônin (với “Tâm lí học trò chơi”), F.I. Fratkina (cộng sự của Encônin) đã nghiên cứu lịch sử phát triển trò chơi trong mối quan hệ với chính sự phát triển của xã hội loài người, bổ sung và phát triển đầy đủ hơn tư tưởng của Vưgốtxki về hoạt động vui chơi của trẻ. Như vậy, chơi của trẻ em là một hiện tượng mang đậm bản chất xã hội, tất nhiên bên cạnh còn có những yếu tố sinh vật. Trong lịch sử các dân tộc, dân tộc nào cũng có một kho tàng trò chơi trẻ em được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Trong khi chơi, một mặt trẻ được giải trí, mặt khác trẻ tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh, làm quen với những phương thức hoạt động của loài người mà hoàn thiện những khả năng của mình. Về vấn đề này A.X. Macarencô nhà giáo dục Nga nổi tiếng đã từng viết: Chơi có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của đứa trẻ chẳng khác gì công việc, sự phục vụ của người lớn. Đứa trẻ thể hiện ra như thế nào trong trò chơi thì sau này trong phần lớn trường hợp nó cũng thể hiện ra như thế trong công việc. Vì vậy một nhà hoạt động tương lai trước hết phải được giáo dục trong trò chơi. Vậy toàn bộ lịch sử của mỗi con người riêng biệt là một nhà hoạt động có thể quan niệm như một quá trình hoạt động chơi, một sự chuyển dịch dần từ sự tham gia vào các trò chơi sang sự thực hiện các công việc. Cũng vì vậy mà chúng ta có quyền gọi chơi là trường học của cuộc sống”. Nhấn mạnh hơn về ý nghĩa đó, Văn hào Nga Maxim Gorki viết: “Trò chơi là con đường dẫn trẻ em đến chỗ nhận thức cái thế giới mà các em có sứ mệnh phải cải tạo sau này”. Bản chất xã hội của hoạt động chơi còn thể hiện ở sự phụ thuộc của trò chơi vào những điều kiện mà mỗi xã hội tạo ra cho trẻ em. - M. Parten đã xem xét sự phát triển và phân loại trò chơi trẻ em trên bình diện các mối quan hệ xã hội. Theo bà trò chơi của trẻ em phải trải qua 5 giai đoạn cũng là 5 kiểu quan hệ xã hội (social categories of play), đó là không chơi, xem người khác chơi, chơi một mình, chơi cạnh người khác và cùng nhau chơi chung một trò chơi. Nghiên cứu của Parten không chỉ bổ sung thêm một cách phân loại trò chơi trẻ em mà còn làm nổi bật quan hệ xã hội của trẻ trong khi chơi. Kết 42
  39. quả nghiên cứu của bà đã được vận dụng rộng rãi vào thực tiễn giáo dục trẻ em ở nhiều nước trên thế giới. - S.Smilanski đã phát hiện ra sự gia tăng đáng kể của các trò chơi đóng vai trong hoạt động vui chơi, giúp giáo viên khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân trẻ và biến chúng thành chất liệu của trò chơi. Câu 2: Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ em? Gợi ý: Nguyễn Ánh Tuyết đã khái quát lên thành nhận định về một số đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ như sau: 1) Hoạt động vui chơi của trẻ em mang tính chất vô tư, có nghĩa là khi chơi trẻ không chủ tâm nhằm vào một lợi ích thiết thực mang tính thực dụng nào cả. Có thể nói vui là thuộc tính vốn có của chơi, chính vì lẽ đó mà chơi thường đi kèm với vui và được gọi là hoạt động vui chơi. 2) Hoạt động vui chơi của trẻ là sự mô phỏng hoạt động của người lớn, mô phỏng những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với xã hội. Do đó hoạt động này mang tính tượng trưng, khi chơi trẻ có thể dùng các vật thay thế, làm nảy sinh và phát triển trí tưởng tượng và chức năng kí hiệu - tượng trưng, một chức năng tâm lí mới rất cần cho cuộc sống, học tập và lao động của mỗi người. 3) Hoạt động vui chơi của trẻ em mang tính tự do, thể hiện ở tính tự nguyện khi tham gia vào trò chơi. 4) Hoạt động vui chơi của trẻ em là một hoạt động độc lập và tự điều khiển. Một biểu hiện độc đáo của tính độc lập là sự tự điều chỉnh hành vi khi chơi cho phù hợp với trò chơi và với bạn chơi. Nhờ đó trẻ cảm thấy tự tin và mạnh dạn phát huy mọi khả năng sinh lí và tâm lí của mình. 5) Hoạt động vui chơi của trẻ mang màu sắc xúc cảm chân thực mạnh mẽ Trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ em chính là vì nó thâm nhập một cách dễ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm, mà tình cảm đối với trẻ em lại là động cơ thúc đẩy hành động mạnh mẽ nhất. Sắc thái xúc cảm chân thực mạnh mẽ mà trẻ bộc lộ trong trò chơi là một đặc điểm rất dễ nhận ra, khiến cho cả những nghệ sĩ tài ba cũng mong có được trong hoạt động nghệ thuật của mình. 43
  40. Do những đặc điểm này, hoạt động vui chơi đã tạo ra cho trẻ những giây phút sung sướng nhất. Bởi lẽ khi chơi chính là lúc trẻ thể hiện ước mơ với tất cả thân thể của mình. Câu 3: Phân tích trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò chủ đạo của nó đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo? Gợi ý: Khái niệm về trò chơi đóng vai theo chủ đề: Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mà khi chơi trẻ mô phỏng một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào (hay còn gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ bằng những hành động mang tính tượng trưng. Trò chơi này có ý nghĩa đặc biệt - chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo và đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Khi nói vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, có nghĩa là hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề đã gây ra những biến đổi về chất, tạo ra cấu tạo mới trong đời sống tâm lí của trẻ, chứ không hẳn là vì trẻ dành nhiều thời gian để chơi. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là hình thức tiếp xúc độc đáo của trẻ em với cuộc sống xã hội, được trẻ ưa thích, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Trong khi tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, lần đầu tiên những mối quan hệ giữa người với người được hiện ra một cách khách quan trước trẻ, qua đó trẻ có thể hiểu được mỗi người lớn trong xã hội đều có quyền lợi và nghĩa vụ đối với bản thân cũng như đối với mọi người xung quanh như thế nào. So với các loại trò chơi khác (trò chơi xây dựng, trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ ) thì trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mang đầy đủ nhất, rõ nét nhất những đặc điểm của trò chơi nói chung và so với trò chơi phản ánh sinh hoạt (được hình thành từ tuổi ấu nhi) thì trò chơi đóng vai theo chủ đề được phổ biến nhất ở trẻ mẫu giáo, mang bản chất xã hội sâu sắc hơn, có cấu trúc phức tạp hơn nhiều, bao gồm những thành phần sau đây: 1) Chủ đề chơi: đó là một mảng nào đó của cuộc sống được phản ánh vào trò chơi dựa trên biểu tượng sinh động của chính trẻ em về cuộc sống xung quanh đang diễn ra hàng ngày hoặc qua sách báo, phim ảnh, ti vi như 44
  41. sinh hoạt gia đình, trường học, mua bán, giao thông vận tải Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì chủ đề chơi càng phong phú bấy nhiêu và trẻ càng lớn thì chủ đề chơi càng trở nên sâu rộng hơn. 2) Hoàn cảnh chơi: Sự phản ánh cuộc sống vào trò chơi không còn giữ nguyên như nó vốn có trong đời thực, ở trò chơi mọi cái đều là mô phỏng (nói một cách nôm na là “giả bộ” hay “giả vờ”), đó là một hoàn cảnh chơi, còn gọi là hoàn cảnh tưởng tượng. Hoàn cảnh chơi chính là kết quả của sự mô phỏng cuộc sống thực được tạo ra bằng chính hành động chơi mang tính tượng trưng rõ nét. 3) Vai chơi: Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề bao giờ cũng có vai và hành động chơi chủ yếu nhất được thể hiện trong trò chơi này là đóng vai, tức là trẻ ướm mình vào một người lớn nào đó để mô phỏng những hành động nhằm thực hiện chức năng xã hội của họ. Vai chơi là linh hồn của trò chơi này, chính nhờ đóng vai mà trẻ có thể trải nghiệm được những xúc cảm vui buồn, sung sướng, khổ đau mới nhận biết được như thế nào là mẹ, là cô bán hàng, là bác lái xe, là chú bộ đội qua nhiều cách ứng xử trong trò chơi, tất nhiên là bằng con mắt và tâm hồn của trẻ thơ, nhưng đó lại là điều hết sức cần thiết để qua đó trẻ học làm người. 4) Các mối quan hệ: đối với trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ mẫu giáo không thể chơi một mình mà phải chơi theo nhóm và có nhiều thành viên trong nhóm cùng chơi với nhau mới vui. Vì đây là trò chơi mô phỏng cuộc sống của người lớn mà hoạt động của họ trong xã hội bao giờ cũng mang tính hợp tác. Từ đó một “xã hội trẻ em” được hình thành với nhiều mối quan hệ, đôi khi cũng khá phức tạp, nhưng nổi bật lên hết là tính hợp tác giữa các trẻ em cùng chơi với nhau. Tính hợp tác là một nét phát triển mới, một nét khá tiêu biểu trong nhân cách của trẻ mẫu giáo vừa mới được hình thành chính ngay trong trò chơi này. Đó cũng chính là các mối quan hệ xã hội giữa trẻ em. Có thể chia các mối quan hệ trong cái “xã hội trẻ em” này thành hai loại: - Những mối quan hệ thực: Đó là những mối quan hệ qua lại giữa những đứa trẻ cùng tham gia vào trò chơi như những người cùng thực hiện một công việc chung. - Những quan hệ chơi: Đó là những mối quan hệ qua lại giữa các vai trong trò chơi theo một chủ đề nhất định, là sự mô phỏng những mối quan 45
  42. hệ giữa người lớn trong xã hội được trẻ quan tâm và trở thành phương tiện định hướng cho trẻ vào cuộc sống xã hội. Từ đó có thể nói rằng hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Bởi lẽ nhờ đó nhân cách - một cấu tạo tâm lí mới của trẻ dễ dàng được hình thành và lứa tuổi mẫu giáo được coi là thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển - giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách của mỗi người - với một lẽ đương nhiên là nhân cách chỉ có thể hình thành trong những mối quan hệ xã hội. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong sự phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo Những phẩm chất tâm lí và những đặc điểm nhân cách của trẻ em mẫu giáo được phát triển mạnh mẽ nhất trong hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ). 1) Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính chủ định của quá trình tâm lí. 2) Tình huống trò chơi và những hành động của vai chơi ảnh hưởng thường xuyên tới phát triển của hoạt động trí tuệ của trẻ mẫu giáo. Trò chơi góp phần rất lớn vào việc chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài (tư duy trực quan - hành động) vào bình diện bên trong (tư duy trực quan - hình tượng). Trò chơi còn giúp trẻ tích luỹ biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy. 3) Vui chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. 4) Trò chơi ĐVTCĐ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo. Trò chơi đã giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng thành hình thức hướng nội, còn gọi là tưởng tượng ngầm, hay tưởng tượng bên trong. Đây mới là dạng tưởng tượng đích thực. 5) Trò chơi ĐVTCĐ tác động rất mạnh đến sự phát triển của đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo. Khi phản ánh vào trò chơi những mối quan hệ đó thì những rung động mang tính người được gợi lên ở trẻ. Những rung động đó trong khi chơi giúp đời sống tình cảm của trẻ ngày càng phong phú và sâu sắc. 6) Những phẩm chất ý chí của trẻ mẫu giáo được hình thành mạnh mẽ qua trò chơi ĐVTCĐ. Khi tham gia vào trò chơi bằng những quan hệ với 46
  43. các bạn cùng chơi buộc trẻ phải đem những hành động của mình phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn từ ý đồ chung của cuộc chơi. Từ đó mà trẻ biết điều tiết hành vi của mình theo chuẩn mực xã hội thông qua vai mình đóng, biết điều khiển hành vi của mình bằng ý chí, đặt ý riêng phục tùng mục đích chung của nhóm chơi. Qua trò chơi, trẻ còn được hình thành những phẩm chất ý chí, như tính mục đích, tính kỉ luật, tính dũng cảm. Những đức tính này do nội dung trò chơi và vai chơi quy định. Như vậy hoạt động vui chơi, mà là trung tâm trò chơi ĐVTCĐ ở tuổi mẫu giáo thực sự đóng vai trò chủ đạo. Thông qua vai chơi và hành động chơi với những mối quan hệ giữa bạn bè cùng chơi, trẻ tiếp thu kinh nghiệm xã hội loài người, mở ra một chặng đường phát triển mới về chất: Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Trò chơi là phương tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, qua việc phát triển các chức năng tâm lí - như đã trình bày ở trên - mà phát triển các mặt của nhân cách: thể chất, thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ. Trò chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo vì nó tạo ra những nét tâm lí đặc trưng cho tuổi mẫu giáo, mà nổi bật hơn hết là tính hình tượng và tính dễ xúc cảm, khiến cho nhân cách của trẻ mẫu giáo mang tính độc đáo khó tìm thấy ở các lứa tuổi khác. Khi xác nhận rằng vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo thì việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ. Trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người. Câu 4: Phân tích sự thay đổi trong hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo bé? Gợi ý: Hoạt động vui chơi đã xuất hiện ở cuối thời kì ấu nhi, làm kéo theo sự nảy sinh những đặc điểm tâm lí mới ở trẻ em, nhưng đó mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu và còn hết sức đơn giản - dạng sơ khai của trò chơi ĐVTCĐ. Quan sát thực tế ở giai đoạn trước chúng ta thấy rõ là trẻ ấu nhi thường chơi một mình với đồ vật. Nhưng khi trò chơi ĐVTCĐ xuất hiện để mô phỏng lại cuộc sống của người lớn thì việc chơi một mình không đủ thỏa 47
  44. mãn đứa trẻ nữa, vì trẻ nhận thấy người lớn thường hoạt động cùng với những người khác. Vậy việc chơi bây giờ phải có nhiều người để chơi với nhau, hoạt động cùng nhau đến được với nhau là một bước phát triển cơ bản trong hoạt động của trẻ. Cũng từ đây, việc chơi với nhau mới giống như thật được. Tuy nhiên, vì mới được chuyển sang vị trí chủ đạo nên hoạt động vui chơi chưa thể đạt tới dạng chính thức (classique) mà chỉ mới dạng sơ khai của nó. Chính vì vậy mà hoạt động vui chơi ở độ tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) có những đặc điểm sau đây: - Do vốn sống của trẻ còn quá ít ỏi nên việc mô phỏng lại đời sống xã hội của người lớn còn rất bị hạn chế. Có thể nói rằng chủ đề và nội dung chơi của trẻ mẫu giáo bé còn chật hẹp, nghèo nàn. - Nét đặc trưng của trò chơi ĐVTCĐ mới bắt đầu chuyển sang vị trí chủ đạo nhưng vẫn còn bị hoạt động với đồ vật chi phối mạnh. Ở tuổi mẫu giáo bé, khi mà trò chơi đóng vai trò theo chủ đề vừa mới xuất hiện còn rất non yếu, nó bắt đầu tạo ra ở trẻ một cấu tạo tâm lí, một nhân cách với cấu trúc hết sức đơn giản, nhưng đó lại chính là xu hướng phát triển cơ bản của trẻ. Do đó việc giáo viên tập trung mọi cố gắng để làm cho hoạt động vui chơi phát triển thật mạnh mẽ, đó là một công việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa giáo dục lớn lao. Câu 5: Phân tích sự hoàn thiện hoạt động vui chơi và hình thành xã hội trẻ em ở trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn? Gợi ý: Ở cuối tuổi mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi của trẻ đã phát triển mạnh, đặc biệt là sự phát triển trò chơi ĐVTCĐ. Tuy nhiên phải đến tuổi mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi thì các trò chơi mới đạt tới dạng chính thức. Có thể nói rằng hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) mới phát triển tới mức hoàn thiện, được thể hiện ở những đặc điểm sau đây: - Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thể hiện rõ rệt tính tự lực, tự do và chủ động. Tính tự lực, tự do của trẻ biểu hiện ở các điểm như sau: + Trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi. 48
  45. + Trong việc lựa chọn các bạn cùng chơi. + Trong việc tự do tham gia vào trò chơi mà mình thích và tự do rút ra khỏi những trò chơi mà mình đã chán. Trẻ thể hiện rõ tính tự lực, tự do và tính chủ động trong khi chơi là vì: Thứ nhất là bản thân hoạt động vui chơi, một hoạt động không mang tính chất bắt buộc, do đó nó hoàn toàn chấp nhận được tính tự do và tự lực của trẻ. Thứ hai là trẻ đã nhận ra được điều đó. ở lứa tuổi này trẻ em đã biết đâu là thật, đâu là chơi. Trẻ biết tất cả những gì đang diễn ra trong trò chơi chỉ là vui đùa thôi, mặc dù trò chơi chính là cuộc sống thực của trẻ. Chính nhờ đó mà trẻ chủ động và khả năng tự lực tiến bộ rõ rệt. + Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi: Một “xã hội trẻ em” được hình thành. Ở cuối tuổi mẫu giáo lớn, việc đặt mục đích cho hành động và lập kế hoạch để thực hiện hành động thường được thể hiện rất rõ nét. Trước đây khi tham gia vào các trò chơi, động cơ hoạt động của trẻ nằm chính trong quá trình chơi. Trẻ em mải mê chơi mà không cần biết đến kết quả của việc chơi sẽ đi đến đâu. ở cuối tuổi mẫu giáo, bên cạnh trò chơi ĐVTCĐ, xuất hiện khá nhiều trò chơi có luật. Khi tham gia loại trò chơi này, động cơ hoạt động của trẻ không chỉ nằm ở quá trình chơi mà cả trong kết quả chơi nữa, nghĩa là động cơ hoạt động của trẻ đang di chuyển từ quá trình chơi đến kết quả chơi, nhờ đó các hoạt động tâm lí bên trong được biến đổi một cách rõ rệt, từ những quá trình tâm lí không chủ định sang những quá trình tâm lí có chủ định, như tri giác có chủ định, chú ý có chủ định, ghi nhớ có chủ định, Chính đó là tiền đề làm nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập. Câu 6: Hãy trình bày các dạng hoạt động khác của trẻ mẫu giáo? Gợi ý: Ngoài hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo còn có các dạng hoạt động khác: Sự nảy sinh những yếu tố họat động học tập; Những hình thức sơ đẳng của hoạt động lao động. 1. Sự nảy sinh những yếu tố của hoạt động học tập: Hoạt động học tập là hoạt động lấy tri thức khoa học làm đối tượng, động cơ của hoạt động này là chiếm lĩnh tri thức khoa học. Học tập là hoạt 49
  46. động chủ đạo của học sinh và nó chỉ phát triển để đạt tới dạng hoàn chỉnh trong quá trình học ở trường phổ thông. Đặc điểm của hoạt động học tập là tính hệ thống của đối tượng chiếm lĩnh, được thể hiện trong chương trình của các môn học và các môn học đó được cấu tạo theo lôgic nội tại của các ngành khoa học tương ứng (như toán, lí, hoá, văn, sử, địa, ). Học tập không phải là một hoạt động tự do mà là một hoạt động có chủ đích rõ ràng, mang tính chất bắt buộc. Điều đó thể hiện ở những nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện. Nó đòi hỏi học sinh phải phân biệt được nhiệm vụ học tập với những nhiệm vụ khác, phải có kĩ năng và thói quen hoạt động trí óc, hứng thú nhận thức bền vững, biết tự kiểm tra, tự đánh giá và được tiến hành trong các hình thức trên lớp, ngoài trời, trong xưởng máy hay ngoài đồng ruộng, và tiết học được coi là hình thức cơ bản nhất. Hoạt động học tập với ý nghĩa đầy đủ của nó chưa thể có được ở trẻ tuổi mẫu giáo, chưa có đủ những điều kiện để bảo đảm thái độ sẵn sàng học tập, tiếp thu các tri thức một cách hệ thống trong các môn học. Đối với trẻ mẫu giáo, có thể dựa vào những yếu tố vừa mới nảy sinh như lòng ham hiểu biết, tính bền vững của hứng thú nhận thức, khả năng phán đoán, đặc biệt là tính chủ định trong hoạt động tâm lí (tri giác có chủ định, ghi nhớ có chủ định, ) để nâng dần việc học lên một bước mới: học có ý thức, có chủ định - hoạt động học tập - tuy còn đang ở dạng sơ khai. Để hình thành tính chủ định, hứng thú nhận thức bền vững và những kĩ năng hoạt động trí tuệ chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông, ngoài việc tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi, hoạt động khám phá, người ta còn dạy cho trẻ những hình thức có tổ chức đặc biệt, gọi là “tiết học mẫu giáo”. “Tiết học mẫu giáo” chủ yếu là để giúp trẻ bổ sung thêm, chính xác hoá hay để hệ thống hoá những tri thức về đời sống và nhất là những tri thức tiền khoa học (L.X Vưgốtxki gọi là tri thức tiền khái niệm) mà trẻ đã thu lượm được trong hoạt động vui chơi, hoạt động khám phá hay trong sinh hoạt hàng ngày nhưng còn rất tản mạn. “Tiết học mẫu giáo” chưa thể coi là hình thức dạy học cơ bản như tiết học ở trường phổ thông, nhưng lại có một vai trò đặc biệt. “Tiết học mẫu 50
  47. giáo” vẫn còn ở dạng sơ khai, chưa được chặt chẽ như tiết học phổ thông, với cách tổ chức nhẹ nhàng, linh hoạt, mang tính tích hợp cao (tiết học mẫu giáo không phải dành cho một bộ môn khoa học chuyên biệt nào đó mà nội dung của những lĩnh vực giáo dục được lồng ghép, đan xen vào nhau trong hoạt động của trẻ) và trong đó việc sử dụng trò chơi cần phải được coi là phương pháp dạy học chủ yếu. Do đó mọi hình thức tiết học y như tiết học phổ thông (tức là bị phổ thông hoá) đều không phù hợp với quy luật phát triển, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ mẫu giáo. 2. Những hình thức sơ đẳng của hoạt động lao động Lao động là một loại hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị cho cuộc sống của con người. Đó là hoạt động cơ bản của người đã trưởng thành. Nó đòi hỏi những điều kiện thể lực và tâm lí phát triển đầy đủ. Hoạt động lao động theo đúng nghĩa chưa thể có được ở trẻ mẫu giáo, vì sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ chưa được như người đã trưởng thành. Nói đúng hơn, ở tuổi mẫu giáo các cháu chỉ có những hình thức hoạt động để học lao động, chỉ tham gia vào những hình thức lao động sơ đẳng, vừa sức, đặc biệt là những công việc tự phục vụ. Trong các dạng hoạt động nói trên của trẻ đều có sự tham gia của hoạt động giao tiếp và hoạt động đối tượng. Đó là hai mặt cơ bản của một hoạt động, chúng kết hợp chặt chẽ với nhau khi trẻ tiến hành bất cứ một hoạt động nào và tuỳ theo tình huống mà một trong hai mặt (hoạt động giao tiếp hay hoạt động đối tượng) được nổi lên. Ngay trong hoạt động vui chơi cũng vậy, đối với trò chơi đóng vai theo chủ đề thì mặt giao tiếp giữa người với người được nổi lên hàng đầu, còn hoạt động với đồ vật lại chìm xuống ở hàng thứ hai ; đối với trò chơi có luật như trò chơi vận động hay trò chơi trí tuệ thì ngược lại, hoạt động đối tượng lại nổi lên hàng đầu. 51
  48. NỘI DUNG 5: SỰ HÌNH THÀNH MẶT XÃ HỘI TRONG NHÂN CÁCH TRẺ MẪU GIÁO A. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC VIÊN CẦN NẮM VỮNG 1. Sự hình thành và phát triển ý thức về bản thân ở trẻ mẫu giáo Học viên cần nắm vững được những kiến thức sau: - Những bước phát triển mới về ý thức bản thân ở trẻ mẫu giáo bé Độ tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã, nên trong ý thức đó còn mang những đặc điểm sau đây: + Trẻ chưa phân biệt thật rõ đâu là ý muốn, ý đồ chủ quan của mình và đâu là tính chất khách quan của sự vật. Chính vì vậy thường xảy ra tình trạng là trẻ đòi làm những việc rất vô lí. + Trẻ còn chưa nhận rõ đâu là ý muốn, nhu cầu chủ quan của mình với những quy định, những luật lệ, những quy tắc trong xã hội, do đó nhiều em thường có những đòi hỏi vô lí mà người lớn không thể đáp ứng được. - Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn + Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tự tách mình ra khỏi người khác đã được hình thành từ cuối tuổi ấu nhi. Tuy nhiên phải trải qua một quá trình phát triển thì ý thức bản ngã của trẻ mới được xác định rõ ràng. + Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội. + Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực hiện các hành động có chủ tâm hơn. Nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt. 2. Sự phát triển động cơ hành vi và hình thành hệ thống thứ bậc các động cơ ở trẻ mẫu giáo Trong mục này, học viên cần nắm vững những nội dung sau đây: - Sự xuất hiện động cơ hành vi 52
  49. Cuối tuổi mẫu giáo bé, trong hành vi của trẻ đã xuất hiện những loại động cơ khác nhau, nhưng những động cơ ấy còn mờ nhạt, yếu ớt, tản mạn. Thường khi hành động, trẻ bị kích thích bởi những động cơ sau đây: + Những động cơ gắn liền với ý muốn được như người lớn. + Những động cơ gắn liền với quá trình chơi. + Những động cơ nhằm làm cho người lớn vui lòng và yêu mến. - Sự hình thành hệ thống thứ bậc các động cơ + Ở lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ bậc của các động cơ, được gọi là hệ thống thứ bậc các động cơ. Đó là một cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo. + Trong hệ thống thứ bậc này, các động cơ được sắp xếp theo ý nghĩa quan trọng của mỗi động cơ đối với bản thân đứa trẻ. Trước một công việc, mỗi trẻ em đều có thể có một hệ thống thứ bậc các động cơ thúc đẩy. 3. Sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo Học viên cần nắm vững 2 nội dung sau đây: - Vai trò của tình cảm đối với trẻ em mẫu giáo + Hơn cả trẻ em ở các lứa tuổi nhỏ, trẻ mẫu giáo rất thèm sự trìu mến thương yêu, đồng thời rất lo sợ trước những thái độ thờ ơ lạnh nhạt cũng những người xung quanh đối với mình. + Nhu cầu được yêu thương của trẻ mẫu giáo thật là lớn, nhưng điều đáng lưu ý hơn là sự bộc lộ tình cảm của chúng rất mạnh mẽ đối với những người xung quanh, trước hết là với bố mẹ, anh chị, cô giáo - Biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo Nhìn chung xúc cảm và tình cảm của trẻ phong phú nhưng có những đặc điểm sau đây: + Nhiều tình cảm cấp cao được hình thành và phát triển. + Dễ dao động, dễ thay đổi, dễ khóc, dễ cười. + Xúc cảm chi phối mạnh vào các hoạt động tâm lý, vì vậy hiện thực đối với trẻ bao giờ cũng mang màu sắc cảm xúc mạnh mẽ. 4. Sự phát triển ý chí ở trẻ mẫu giáo Học viên cần nắm vững 2 nội dung sau: 53
  50. - Vai trò của ý chí đối với trẻ mẫu giáo + Ý chí xuất hiện giúp trẻ điều chỉnh có ý thức đối với hành vi của bản thân. + Ý chí giúp trẻ bắt đầu điều khiển hoạt động tâm lý của mình như: chú ý, tri giác, trí nhớ, - Mối quan hệ giữa mục đích, động cơ và ngôn ngữ trong sự phát triển ý chí của trẻ mẫu giáo Trong sự phát triển hành động ý chí ở tuổi mẫu giáo, có thể kể ra 3 mặt tác động qua lại với nhau: Thứ nhất là đặt ra mục đích của hành động hoặc chấp nhận mục đích do người khác đặt ra (mẹ hoặc cô giáo) ; Thứ hai là sự xác lập quan hệ giữa mục đích hành động và động cơ và thứ ba là tăng cường vai trò điều chỉnh của ngôn ngữ trong việc thực hiện những hành động. B. GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI Câu 1: Phân tích sự phát triển về tự ý thức ở trẻ mẫu giáo bé? Gợi ý: - Ý thức về bản thân được chớm nảy sinh từ cuối tuổi ấu nhi khi trẻ biết tách mình ra khỏi mọi người xung quanh để nhận ra chính mình, biết mình có một sức mạnh và một thẩm quyền nào đó trong cuộc sống. Nhưng ý thức về bản thân của trẻ cuối tuổi ấu nhi còn mờ nhạt. - Cùng với năm tháng qua đi, việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài được mở rộng dần ra. Trẻ biết được nhiều điều lý thú trong thiên nhiên, trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới của chính con người và dần dần khám phá ra được rằng xung quanh có nhiều mối quan hệ chằng chịt giữa người và người. Trẻ mẫu giáo rất muốn phát hiện ra những mối quan hệ ấy, nhập vào đó để học làm người lớn. Trò chơi ĐVTCĐ là một dạng hoạt động đặc biệt giúp trẻ thực hiện được điều đó một cách có hiệu quả nhất. - Khi nhập vào những mối quan hệ trong trò chơi, điều quan trọng là trẻ phát hiện ra mình trong nhóm bạn bè cùng chơi, có dịp đối chiếu, so sánh những bạn cùng chơi với bản thân mình. Trẻ thấy được vị trí của mình trong nhóm chơi, khả năng của mình so với bạn ra sao, cần phải điều chỉnh hành vi như thế nào để phục vụ mục đích chơi chung. Tất cả những điều đó dần dần sẽ giúp trẻ nhận ra được mình. 54