Bài giảng Tâm lý học lao động - Chương 2: Những vấn đề Tâm lý học của việc tổ chức quá trình lao động - Ths.Hoàng Thế Hải

ppt 40 trang phuongnguyen 3170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học lao động - Chương 2: Những vấn đề Tâm lý học của việc tổ chức quá trình lao động - Ths.Hoàng Thế Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tam_ly_hoc_lao_dong_chuong_2_nhung_van_de_tam_ly_h.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý học lao động - Chương 2: Những vấn đề Tâm lý học của việc tổ chức quá trình lao động - Ths.Hoàng Thế Hải

  1. CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG I. Vấn đề phân công lao động II. Định mức lao động III. Xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý IV. Cải thiện các điều kiện lao động
  2. I VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG 1 Phân công lao động là gì? ❖ Khái niệm: Là sự tách riêng các loại lao động, loại công việc loại thao tác để giao cho mỗi người một việc hay một bộ phận của quá trình lao động. ❖ Mục đích: Phát huy cao độ sức làm việc của người lao động và đạt hiệu quả cao nhất.
  3. ❖ Ý nghĩa của phân công lao động: ➢ Tạo điều kiện để hình thành kỹ năng, kỹ xảo bền vững và hoàn thiện. ➢ Có điều kiện để nắm được tính năng và đặc điểm riêng của công cụ nhờ đó mà điều khiển và thực hiện các thao tác dễ dàng hơn. ➢ Là cách để nắm được những phẩm chất cá biệt của người lao động, trên cơ sở đó để chọn lọc nghề nghiệp chính xác.
  4. 21 Các hình thức phân công lao động ❖ Phân công theo quy trình gia công ❖ Phân công theo chức năng ❖ Phân công theo tay nghề ❖ Phân công theo tỷ số năng suất
  5. 3. CÁC GiỚI HẠN CỦA VIỆC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG Phải nhằm đảm bảo rút ngắn thời Việc phân gian của một chu trình lao động công lao động ➢ Sự đa dạng của công việc Tính ➢ Sự đa dạng của các phương thức Phụ súc thực hiện công việc Thuộc Chú tích ➢ Sự đòi hỏi hoạt động tích cực trọng của sáng tạo của con người đến lao Các động ➢ Hợp nhất nhiều thao tác ít súc tích thành yếu những thao tác phức tạp, đa dạng hơn. Sự tố ➢ Luân phiên người lao động làm các thao đơn tâm tác khác nhau điệu lý ➢ Thay đổi nhịp độ của các động tác trong ➢ Đưa chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý lao ➢ Sử dụng thể dục, âm nhạc trong lao động động ➢ Sử dụng khen thưởng hợp lý
  6. II ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 1 Định mức lao động là gì? ❖ Định mức lao động là đề ra tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng công việc phải đạt được trong một đơn vị thời gian ❖ Về nguyên tắc, định mức lao động là xác định sự hao phí cần thiết về thời gian để thực hiện một công việc.
  7. 21 Cơ sở để định mức lao động ❖ Dựa trên cơ sở kỹ thuật ❖ Dựa trên cơ sở kinh tế ❖ Dựa trên cơ sở tâm lý ❖ Dựa trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. ❖ Mang tính kế hoạch.
  8. XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG VÀ III NGHỈ NGƠI HỢP LÝ Sự mệt mỏi Sức làm việc Thời gian giải lao
  9. Sự mệt mỏi ➢ Là kết quả của sự quá tải trong lao động ➢ Tác động của nhiều yếu tố: cường độ Khái niệm mạnh, nhịp độ nhanh, làm việc quá lâu, sự đơn điệu, chế độ dinh hưỡng không hợp lý ❖ Giảm khả năng và năng suất lao động ❖ Những biến đổi sinh lý: nhịp tim tăng, nhịp thở tăng, khẳ năng nín thở giảm Biểu hiện ❖ Những biến đổi tâm lý: tăng số lỗi, khả năng bao quát trường thị giác, vận động hạn chế ✓ Là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với hoạt động nhằm ngăn Bản chất ngừa sự phá hủy cơ thể ✓ Mệt mỏi là hiện tượng khách quan, khi có làm việc là có mệt mỏi
  10. Sự mệt mỏi ➢ Mệt mỏi chõn tay 3 loại ➢ Mệt mỏi trớ úc mệt mỏi Phân loại ➢ Mệt mỏi cảm xỳc ❖ Nhân tố cơ bản: tổ chức lao động không hợp lý Nguyên ❖ Nhân tố bố sung: do bất tiện trong nhân giao thông khi đi làm, bực bội khi mua sắm, sự cạnh tranh ❖ Nhân tố thúc đẩy: trạng thái cơ thể, vệ sinh nơi sản xuất, sự đông đúc, Biện tiếng ồn pháp ✓ TỔ CHỨC HỢP LÝ QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG ✓ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG, HOÀN CẢNH, ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
  11. 2. SỨC LÀM ViỆC Sức làm việc nói lên khả năng làm việc Khái niệm dẻo dai, lâu bền, không biết mệt mỏi sớm Nhân ➢ Những yêu cầu của lao động Sức tố bên ➢ Những điều kiện môi trường vật làm việc ngoài lý và xã hội của lao động phụ thuộc vào các Nhân ➢ Trạng thái thần kinh, tâm lý nhân tố bên ➢ Trạng thái mệt mỏi tố trong ➢ Giai đoạn khởi động (đi vào công việc) ➢ Giai đoạn sức làm việc tối đa Chu kỳ (sức làm việc ổn định) sức làm việc ➢ Giai đoạn sức làm việc giảm sút (sự mệt mỏi phát triển)
  12. Nghỉ trưa Biểu đồ về sự biến đổi sức làm việc trong một ngày lao động b c a b c a d Nghỉ trưa 0 1 2 3 4 5 6 7 8 giờ lao động
  13. 31 NGHỈ GIẢI LAO a. Quy luật chung khi xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi ❖ Lần giải lao đầu tiên mang tính chất dự phòng: giải lao sau khi đã làm việc được 1giờ 30 – 2 giờ. ❖ Lần giải lao thứ hai trong nửa sau của ngày làm việc sau khi đã làm việc được 1giờ - 1giờ 30. ❖ Thời gian các giờ giải lao phụ thuộc vào mức độ của gánh nặng thể lực và tâm lý. ❖ Nhiều lần nghỉ giải lao ngắn tốt hơn ít lần nghỉ giải lao dài ❖ Sự quyết định thời gian nghỉ giải lao trong ngày làm việc được thực hiện sau khi đã nghiên cứu sức làm việc của người lao động ở một bộ phận sản xuất cụ thể.
  14. b. Chế độ lao động và nghỉ ngơi trong một ngày đêm Xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi trong một ngày đêm phải căn cứ vào những yếu tố cụ thể: ➢ Thể lực ➢ Sự căng thẳng thần kinh ➢ Tốc độ làm việc ➢ Tư thế lao động ➢ Tính đơn điệu của lao động ➢ Các điều kiện của nơi làm việc
  15. c. Chế độ lao động và nghỉ ngơi hàng tuần, hàng năm o Sau 5 – 6 ngày làm việc cần có thời gian nghỉ ngơi để khôi phục khả năng lao động. Đó là ngày nghỉ hàng tuần. o Hàng năm, mỗi người lao động lại được bố trí một số ngày nghỉ theo chế độ hiện hành của nhà nước quy định.
  16. IV CẢI THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG Yếu tố tâm sinh lý Yếu tố vệ sinh môi trường Yếu tố thẩm mỹ Yếu tố tâm lý xã hội
  17. 1 Yếu tố tâm sinh lý lao động a. Các tải trọng thể lực ❖ Giá trị của trọng tải thể lực lao động thường được xác định bằng một trong các chỉ tiêu sau: ✓ Công (tính bằng kg/m) ✓ Sự tiêu hao năng lượng (tính bằng kcalo) ✓ Công suất của sự phát lực (tính bằng oát)
  18. 1 Yếu tố tâm sinh lý lao động b. Các tải trọng thần kinh tâm lý ❖ Giá trị của tải trọng thần kinh tâm lý phụ thuộc vào khối lượng và tính chất của thông tin mà người lao động phải tiếp nhận từ các nguồn khác nhau: ✓ Tài liệu ✓ Đối tượng lao động ✓ Các phương tiện lao động ✓ Những người có liên quan trong quá trình lao động ❖ Trọng tải thần kinh tâm lý được xác định bằng: ✓ Mức độ căng thẳng của sự chú ý ✓ Mức độ căng thẳng của các chức năng phân tích ✓ Mức độ căng thẳng do cảm xúc
  19. 21 Yếu tố tâm vệ sinh môi trường ❖ Bụi và nhiễm độc hóa chất ❖ Điều kiện ánh sáng ❖ Điều kiện nhiệt độ ❖ Tiếng ồn ❖ Các chấn động sản xuất
  20. a. BỤI VÀ NHIỄM ĐỘC HÓA CHẤT ❖ Trong lao động ➢ Trong lao động thường thường gặp nhiều gặp nhiều loại chất hóa học. loại bụi. ➢ Chất hóa học thâm nhập ❖ Tiếp xúc với bụi và cơ thể bằng 3 con dễ sinh ra nhiều đường: Hô hấp, tiêu hóa, bệnh. qua da rồi vào máu. ❖ PHÒNG NGỪA BỤI VÀ NHIỄM ĐỘC HÓA CHẤT: ✓ Phun nước tưới ✓ Thiết lập những máy hút bui, khí độc tại chỗ ✓ Cấm ăn uống ở những nơi có bụi, có khí độc, chất độc ✓ Sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động
  21. b. ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG ❖ Trong sản xuất thường sử dụng 3 hệ thống chiếu sáng: ✓ Chiếu sáng tại chỗ để chiếu sáng trực tiếp vào chỗ làm việc ✓ Chiếu sáng chung để chiếu toàn bộ địa điểm sản xuất ✓ Chiếu sáng hỗn hợp (kết hợp chiếu sáng chung và tại chỗ) ❖ Sự chiếu sáng trong sản xuất: ✓ Chiếu sáng tự nhiên ✓ Chiếu sáng nhân tạo ❖ Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo được quy định ở mức độ khác nhau tùy theo độ chính xác của công vệc dùng đến mắt.
  22. c. ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ ❖ Nhiệt độ quá cao hoặc thấp, vượt quá tiêu chuẩn sẽ: ✓ Gây rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể. ✓ Tác động mạnh đến trạng thái tâm lý: căng thẳng, bực bội, mệt mỏi, giảm khả năng chú ý, tạo ra nguy cơ tai nạn. ✓ Chiếu sáng hỗn hợp (kết hợp chiếu sáng chung và tại chỗ) ❖ Nhiệt độ thích hợp khi làm việc: 22 – 25 0C. ✓ Chiếu sáng tự nhiên ✓ Chiếu sáng nhân tạo ❖ Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo được quy định ở mức độ khác nhau tùy theo độ chính xác của công vệc dùng đến mắt.
  23. d. TIẾNG ỒN ❖ Tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe người lao động: ✓ Viêm tai ✓ Tăng huyết áp ✓ Rối loạn thần kinh, ngễnh ngãng ✓ Loét dạ dày ✓ Điếc nghề nghiệp ❖ Tác hại của tiếng ồn đối với năng suất lao động: ✓ Khi tăng mức độ tiếng ồn từ 75db đến 85db thì năng suất lao động giảm 15%. ✓ Tiếp đó cứ mỗi khi tiếng ồn tăng 5db thì năng xuất lao động giảm 5%.
  24. d. TIẾNG ỒN ❖ Mức độ ồn cho phép trong LĐSX: ✓ Tiếng ồn tần số thấp: 90db ✓ Tiếng ồn tần số trung bình: 75db ✓ Tiếng ồn tần số cao: 65db ❖ Mức độ tiếng ồn không thể chấp nhận được: ✓ Tiếng ồn tần số thấp: trên 115db ✓ Tiếng ồn tần số trung bình: trên 100db ✓ Tiếng ồn tần số cao: trên 90db
  25. d. TIẾNG ỒN ❖ Biện pháp chống tiếng ồn trong LĐSX: ✓ Thay đổi quá trình sản xuất ✓ Bố trí những thiết bị ồn nhất ở khu vực riêng ✓ Sử dụng các vật liệu để hạn chế tiếng ồn trong phạm vi chỗ làm việc bằng các vật liệu cách âm. ✓ Trang bị bảo hộ cho những người làm việc ở nơi có tiếng ồn. ✓ Bố trí cho người làm việc ở nơi có tiếng ồn được nghỉ nhiều lần trong ngày.
  26. E. CÁC CHẤN ĐỘNG SẢN XuẤT ❖ Chấn động lên toàn thân: ✓ Do sự rung động của sàn nhà. ✓ Do hậu quả hoạt động của các thiết bị, động cơ ❖ Sự chấn động tại chỗ (một bộ phận của cơ thể): Xảy ra khi làm việc với các dụng cụ: ✓ Máy nén ✓ Máy cưa ✓ Máy bào ✓ Máy tiện ✓ Các loại khoan
  27. E. CÁC CHẤN ĐỘNG SẢN XuẤT ❖ Tác hại của chấn động đến sức khỏe người lao động: ✓ Có thể gây đau khớp và cơ ✓ Làm rối loạn các phản xạ vận động của cơ thể ✓ Làm di lệch các phủ tạng ở trong người. ✓ Đối với phụ nữ: gây rối loạn kinh nguyệt, đau đớn khi hành kinh, đẻ non
  28. E. CÁC CHẤN ĐỘNG SẢN XuẤT ❖ Các biện pháp để chống rung chuyển: ✓ Hợp lý hóa về mặt kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị. ✓ Trang bị những dụng cụ bảo hộ (găng tay, giày, ghế) ✓ Đào rảnh lộ thiên để cách ly sự lan truyền độ rung ✓ Những người tiếp xúc với rung chuyển tới 80 – 90% thời gian làm việc trong ca cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi riêng. ✓ Sau ca làm việc cho công nhân ngâm tay vào nước ấm dưới vòi hoa sen từ 8 – 10 phút, vừa ngâm vừa co duỗi, vận động các ngón tay.
  29. 31 VẤN ĐỀ THẨM MỸ HÓA TRONG LĐSX ❖ Màu sắc ❖ ÂM nhạc
  30. 1 MÀU SẮC TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT ❖ Tác động của màu sắc trong lao động: ➢ Xúc cảm của con người. ➢ Cảm giác của con người. ➢ Sinh lý của con người ➢ Kết quả lao động (số lượng và chất lượng)
  31. TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM SINH LÝ CẢM GIÁC LIÊN TƯỞNG ĐƯỢC TẠO RA Màu Kích Nặng Thanh Nóng Lạnh Nhẹ Nặng Gần thích Xa nề thản Trắng X X Xám nhạt X Xám sẫm X X Đen X X Đỏ X X X X Da cam X X X Vàng X X X X Lục X X X Lam X X X X Chàm X X X Tím X X X X
  32. Màu Tạo cảm Tác động đến tâm lý Ý nghĩa báo hiệu giác trong công việc - Tăng sức căng của bắp thịt, do đó - Chỉ báo tín hiệu nguy Cảm giác làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim. hiểm: Bức xạ, cháy Đỏ nóng - Màu của sinh lực hành động, kích - Thông báo dừng lại thích hành động - Chỉ báo tín hiệu nguy Rực rỡ, -Tác dụng làm nóng. Da cam hiểm với nhiệt độ cao. hăng say - Tác dụng kích thích - Chỉ báo guy hiểm dừng lại - Gây kích thích đối với thị giác - Nguy hiểm cơ học Vàng Tươi vui, - Làm dịu bớt thần kinh quá căng - Thông báo chú ý sảng khoái thằng - Sơn các vật sắc nhọn, động cơ máy móc - Làm cho trí óc được thư giản Lục Tươi mát, - Chữa các bệnh về tinh thần: Báo hiệu an toàn dịu dàng Hysteria, suy nhược thần kinh - Giúp con người thêm kiên nhẫn Lam Trong - Giảm sức căng của cơ bắp -Tạm thời không nguy hiểm sáng, tươi - Hạ huyết áp, nhịp tim và nhịp thở - Thông báo cho phép cầm mát - Kích thích sự suy nghĩ nhưng cần chú ý
  33. a. Vai trò của màu sắc trong lao động 1. Tạo điều kiện tối ưu cho tri giác nhìn. 2. Tạo điều kiện tối ưu cho các hoạt động lao động. 3. Nâng cao sức làm việc cho người lao động. 4. Cải thiện điều kiện nơi làm việc 5. Hỗ trợ cho sự tập trung chú ý vào đối tượng của công việc. 6. Sử dụng báo hiệu bằng màu sắc nhằm bảo đảm an toàn lao động 7. Làm giảm sự tác động không có lợi của môi trường vật lý.
  34. b. Một số lưu ý khi sử dụng màu sắc 1. Cần có sự phù hợp về hệ số phản chiếu. 2. Phòng làm việc nên sử dụng những màu mà không phân tán sự chú ý và giữ được sạch (màu ghi, màu ve xanh). 3. Nên sử dụng gam màu nóng (đỏ, da cam) cho những phòng lạnh, và gam màu lạnh cho những phòng nóng (xanh). 4. Các màu của tường phong làm việc và máy nên tương phản với nhau. 5. Máy phải được sơn những màu khác nhau. 6. Các bộ phận điều khiển, ký hiệu phải được mã hóa bằng màu sắc để dễ phân biệt.
  35. 21 ÂM NHẠC TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT a. Vai trò của âm nhạc trong lao động ❖ Âm nhạc tác động đến con người trên 2 mặt: 1.Tạo ra một tâm trạng tốt. 2.Tạo ra nhịp điệu lao động cao, ổn định ➢ Điều này dẫn đến hạ thấp độ mệt mỏi trong lao động
  36. Đường biểu diễn sự mệt mỏi của người lao động khi sử dụng âm nhạc trong sản xuất
  37. b. Một số lưu ý khi sử dụng âm nhạc 1. Thời gian sử dụng nhạc tối ưu trong 1 ngày là 1 giờ - 2 giờ 30 phút. Nhỏ giọt các lần mở nhạc trong một ngày sẽ tốt hơn. 2. Tính chất của âm nhạc trong lao động: ✓ Nhịp độ và âm độ của âm nhạc phải điều chỉnh theo mức độ tập trung chú ý của người lao động. ✓ Phải tính đến thị hiếu và trình độ hiểu biết âm nhạc của người lao động.
  38. b. Một số lưu ý khi sử dụng âm nhạc 3. Nội dung của âm nhạc trong LĐSX ▪ Không dùng nhạc có lời vì gây mất tập trung chú ý ▪ Không dùng nhạc Jazz có nhịp độ và âm độ thay đổi thường xuyên vì tăng sự mệt mỏi. ▪ Không nên dùng 1 bản nhạc 2 lần/1 tuần. ▪ Trong một ngày làm việc nội dung của bản nhạc phải phù hợp với sức làm việc. ▪ Giờ giải lao dùng nhạc sinh động, vui tươi (có lời và không lời).
  39. 41 YẾU TỐ TÂM LÝ XÃ HỘI a. Lao động theo ca, kíp ❖ Để tận dụng công suất của máy móc, thiết bị người ta tổ chức lao động theo ca, kíp. ❖ Lao động theo ca, kíp có nhiều ảnh hưởng không tốt đến người lao động: 1.Ảnh hưởng đến việc tổ chức đời sống hàng ngày 2.Gây xáo trộn việc sinh hoạt, học hành, chăm sóc con cái, vui chơi giải trí 3.Ảnh hưởng xấu đến nhịp sinh học ❖Phải tổ chức lao động sản xuất và bố trí ca, kíp hợp lý, khoa học.
  40. 41 YẾU TỐ TÂM LÝ XÃ HỘI b. Quan hệ tập thể ❖ Đoàn kết, thân thiện trong tập thể tạo sự hưng phấn sáng tạo, đưa tới năng suất cao. ❖ Quan hệ hợp tác, dân chủ giữa người quản lý và người lao động tạo sự hiểu bết, tin tưởng lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu cho lợi ích chung của doanh nghiệp. ❖ Sự đãi ngộ đúng mức, phù hợp với sự đóng góp tạo sự ổn định về nhân lực và cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp. ❖ Những yếu tố xã hội khác: đời sống vật chất, thu nhập, quan hệ gia đình, hôn nhân đều có ảnh hưởng đến thành tích lao động của cá nhân và tập thể.