Bài giảng Tâm lý học đại cương - Ngân Minh Phương

doc 119 trang phuongnguyen 3740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học đại cương - Ngân Minh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_tam_ly_hoc_dai_cuong_ngan_minh_phuong.doc

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý học đại cương - Ngân Minh Phương

  1. TÂMTÂM LÝLÝ HỌCHỌC ĐẠIĐẠI CƯƠNGCƯƠNG 1
  2. I-I- MỤCMỤC ĐÍCH,ĐÍCH, YÊUYÊU CẦUCẦU GiúpGiúp họchọc viênviên nắmnắm đượcđược nhữngnhững kiếnkiến thứcthức cơcơ bảnbản củacủa TâmTâm lýlý họchọc đểđể khôngkhông chỉchỉ ứngứng dụngdụng trongtrong cuộccuộc sốngsống màmà còncòn lĩnhlĩnh hộihội đượcđược nhữngnhững kiếnkiến thứcthức làmlàm cơcơ sởsở đểđể tiếptiếp cậncận chuyênchuyên đềđề TâmTâm lýlý họchọc quảnquản lýlý sausau này.này. HìnhHình thànhthành ởở họchọc viênviên khảkhả năngnăng vậnvận dụngdụng nhữngnhững kiếnkiến thứcthức đãđã họchọc vàovào trongtrong cuộccuộc sống,sống, côngcông tác.tác. 4545 tiếttiết HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PhầnPhần I:I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC Cung cấp cho học viên những kiến thức chung nhất của chương trình, đó là: Tâm lý là gì ? Tâm lý học là gì? Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của nó; bản chất của hiện tượng tâm lý người; chức năng của các hiện tượng tâm lý; phân; phân loại các hiện tượng tâm lý; ý thức là gì? Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học. Trên cơ sở những kiến thức chung đó, phần này đề cập tới những vấn đề cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của hiện tương tâm lý người; sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức nhằm phân tích một cách sâu sắc hơn bản chất của hiện tượng tâm lý người. Điều 2
  3. này rất quan trọng, giúp người học thấy được cơ chế chủ yếu của quá trình hình thành và phát triển tâm lý người là cơ chế di sản , cơ chế lĩnh hội nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp xã hội. Yêu cầu học viên nắm được những kiến thức cơ bản trong đó cần nắm vững: Bản chất của hiện tượng tâm lý người, cơ chế của sự hình thành và phát triển tâm lý, vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý. Bên cạnh những vấn đề chung, tài liệu này cũng đề cập tới những vấn đề cụ thể của tâm lý học, đó là các quá trình nhận thức, nhân cách và sự hình thành nhân cách, sự sai lệch của hành vi cá nhân và hành vi xã hội. HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 PHẦN II:CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC Cung cấp tri thức về các quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ), nhằm giúp học viên hiểu được các hiện tượng tâm lý nêu trên, nắm được cơ chế hình thành, diễn biến, các quy luật của các quá trình nhận thức này; từ đó rút ra được những ứng dụng cần thiết trong cuộc sống và công tác. PHẦN III: NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH Nhân cách là một trong những vấn đề trung tâm của Tâm lý học. Nghiên cứu về nhân cách không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn. Yêu cầu học viên cần phân biệt được khái niệm “nhân cách” với một số khái niệm khác như “con người”, “cá nhân”, “cá tính”. Trên cơ sở đó học viên thấy rõ: 3
  4. nhân cách là tổ hợp các đặc điểm, đặc điểm của nhân cách, các kiểu nhân cách, những phẩm chất và thuộc tính tâm lý của nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân cách. Nghiên cứu những phẩm chất tâm lý cơ bản của nhân cách (tình cảm và ý chí) học viên cần xác định rõ vai trò của tình cảm, mối quan hệ giữa “lý” và “tình” trong cuộc sống, công tác; thấy được những đặc điểm của tình cảm, các quy luật diễn biến và hình thành tình cảm; từ đó rút ra được những ứng dụng cần thiết trong cuộc sống. Nghiên cứu những thuộc tính tâm lý của nhân cách, yêu cầu học viên phân biệt được các khái niệm “khí chất”, “tính cách”, có nhận thức đúng đắn về năng lực, xu hướng của cá nhân để có thể vận dụng trong cuộc sống, công tác. PHẦN IV: SỰ SAI LỆCH HÀNH VI CÁ NHÂN VÀ HÀNH VI XÃ HỘI Yêu cầu học viên nắm được những kiến thức kiểu sai lệch hành vi cá nhân và xã hội, những biện pháp khắc phục những sai lệch đó. Phương pháp giảng dạy Để thực hiện mục đích, yêu cầu đặt ra, bên cạnh việc sử dụng phương pháp chủ yếu là thuyết trình trong quá trình giảng dạy cần sử dụng các phương pháp hỗ trợ như: thảo luận nhóm, làm bài tập, trắc nghiệm HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 4
  5. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CHƯƠNG I TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC I- ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC 1. Tâm lý và tâm lý học 1.1 Tâm lý là gì? Trong tiếng việt, thuật ngữ “tâm lý” đã có từ lâu. Từ điển tiếng Việt (1988) định nghĩa một cách tổng quát: “ Tâm lý là ý nghĩa, tình cảm làm thành thế giới nội tâm, thế giới bên trong của con người”. Trong cuộc sống hàng ngày chữ “tâm” thường được sử dụng ghép với các từ khác. Ta thường có các cụm từ “Tâm đắc”, “Tâm địa”, “tâm can”, “ tâm tình”, “tâm trạng”, “tâm tư” được hiểu là lòng người, thiên về mặt tình cảm. Mỗi cụm từ ghép đó phản ánh một nội dung đời sống tinh thần của con người trong hoàn cảnh cụ thể. Như vậy, khái niệm “tâm lý” được dùng để chỉ những hiện tượng tinh thần của con người. Khái niệm “tâm lý” trong tâm lý học bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, năng lực, lý tưởng sống hình thành trong đầu óc con người; định hướng điều chỉnh, điều khiển mọi hành động và hoạt động của con người. Nói một cách chung nhất: tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liến và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 • Nói một cách chung nhất: Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. 5
  6. • Hiện tượng tâm lý là sản phẩm hoạt động của mỗi người, tạo sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người. Các hiện tượng tâm lý là yếu tố định hướng, điều khiển, điều chỉnh mọi hoạt động, giúp con người thích ứng và cải tạo hoàn cảnh khách quan để tồn tại và phát triển. Cuộc sống đã chứng tỏ rằng trong nhiều trường hợp chính yếu tố tâm lý đã tạo nên sức mạnh phi thường giúp con người chiến thắng được hiểm nghèo, bệnh tật làm nên những kỳ tích. • 1.2. Tâm lý học là gì ? • Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý. Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh, vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động sống đa dạng, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Sự ra đời của tâm lý học với tư cách một khoa học độc lập là kết quả tất yếu của sự phát triển lâu dài của những tư tưởng triết học, những quan điểm tâm lý trong trường kỳ lịch sử và sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học khác. Vì vậy, trước khi nghiên cứu về đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học chúng ta cần điểm qua vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của nó. • 2. Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học • Thời cổ đại chưa có tâm lý học nhưng đã xuất hiện những tư tưởng về tâm lý con người. Khi con người còn bất lực trước tự nhiên thì tâm lý con người được coi là những hiện tượng thần linh bí ẩn. • HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 • Khái niệm linh hồn được hệ thống hóa lần đầu tiên trong các tác phẩm triết học Hy Lạp cổ. Những tri thức đầu tiên về tâm lý người đó đã được phản ánh cả trong hệ tư tưởng triết học duy vật và duy tâm. • 2.1. Quan niệm về tâm lý người trong hệ tư tưởng triết học duy tâm 6
  7. • Hệ tư tưởng duy tâm cho rằng “linh hồn” của con người do các lực lượng siêu nhiên như thượng đế, Trời, Phật tạo ra. “linh hồn” là cái thứ nhất, có trước, còn thế giới vật chất là cái thứ hai, có sau. • Thời cổ Hy lạp. Platôn (427-347 tr.CN) cho rằng thế giới “ý niệm” có trước, còn thế giới vật chất có sau và do thế giới “ý niệm” sinh ra. Linh hồn không phản ánh thế giới hiện thực, nó gắn bó với cái gọi là “trí tuệ toàn cầu”. Con người chỉ cần nhớ lại. Nguồn gốc của thế giới chân thực là hồi tưởng của linh hồn con người đối với thế giới “ý niệm”. • Vào thế kỷ thứ XVIII, Becơli (1685-1753), nhà triết học duy tâm chủ quan cho rằng thế giới vật chất chỉ là những cảm giác về màu sắc, âm thanh, mùi vị, hình dáng Mọi vật chỉ tồn tại trong chừng mực con người cảm thấy được vật đó. • Thuyết bất khả tri của Hium cho rằng con người không thể nhận biết được tồn tại khách quan và phủ nhận cơ sở vật chất của sự vật. • Quan niệm vê tâm lý con người trong hệ tư tưởng triết học duy vật. • Thời cổ đại đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa quan điểm duy tâm và duy vật về mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, giữa tâm và vật. • Người đầu tiên bàn về tâm hồn là Arixtôt (384-322 tr.CN). • HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 • Ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con người. Arixtôt cho rằng: Tâm hồn gắn liền với thể xác. Ông là người đã đóng góp nhiều nhất vào việc khẳng định và phát triển tư tưởng duy vật trong tâm lý học và là tác giả cuốn “Bàn về tâm hồn”. Đây là tác phẩm lớn đầu tiên trong lịch sử phát triển xã hội loài người bàn về thế giới tâm lý một cách có hệ thống. • Đại diện của quan điểm duy vật về tâm lý con người còn phải phải kể đến tên tuổi của các nhà triết học như: Talet (TK VII-VI tr.CN), Anaximen (TK V tr.CN) Heraclit (TK IV-V 7
  8. tr.CN), Các nhà triết học này cho rằng tâm lý, tâm hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như: nước, lửa, không khí đất. Đêmôcrit (460-370 tr.CN) cho rằng vạn vật đều do nguyên tử tạo thành. Linh hồn, tâm hồn cũng do nguyên tử tạo nên,nhưng đó là một loại nguyên tử rất tinh vi. Vật thể và linh hồn có lúc phải bị mất đi do nguyên tử bị tiêu hao. Vào các thế kỷ XVII-XIX luôn diễn ra cuộc đấu tranh rất quyết liệt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm về mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, giữa tâm lý và vật chất, giữa “hồn” và “xác”: Spinôda (1632-1667) coi tất cả vật chất đều có tư duy. Lametri, một trong những nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Pháp (1709-1751), thừa nhận chỉ có cơ thể mới có cảm giác. Còn Cabanic (1757-1808) cho rằng não tiết ra tư tưởng như kiểu gan tiết ra mật. • HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 Đến nửa đầu thế kỷ XIX, L. Phơbach (1804-1872) đã có công đưa chủ nghĩa duy vật lên đỉnh cao thời bấy giờ. Ông là nhà duy vật lỗi lạc bậc nhất trước khi chủ nghĩa Mác ra đời. Theo ông, tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não người, nó là sản phẩm của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não. Tâm lý là hình ảnh của thế giới khách quan. Ngoài hai hệ tư tưởng triết học nói trên còn thuyết nhị nguyên luận. Thuyết này cho rằng cơ sở của tồn tại khách quan được cấu tạo bởi hai thực thể vật chất và tinh thần. Hai thực thể này tồn tại độc lập với nhau và phủ định lẫn nhau. Học thuyết của R. Đêcac (1596-1650), đại diện cho phái “nhị nguyên luận” cho rằng vật chất và tinh thần là hai thực thể song song tồn tại. Cơ thể con người phản xạ như một cỗ máy, tâm lý, tinh thần của con người thì không thể biết được. Tuy nhiên, phát kiến của ông về phản xạ là cống hiến to lớn cho tâm lý học khoa học lúc bấy giờ. 2.3 Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập 8
  9. Thế kỷ XIX là thế kỷ tâm lý học trở thành một khoa học độc lập. Nền sản xuất đại công nghiệp phát triển mạnh đã thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, tạo tiền đề thúc đẩy tâm lý học trở thành một khoa học độc lập. Đó là thuyết tiến hóa của S. ĐácUyn (1809- 1882), nhà duy vật người Anh; thuyết tâm lý giác quan của Hemhôn (1821-1894), người Đức; Thuyết tâm vật lý học của Phecsne (1801- 1887) và Webr (1822-1911), người Anh; các công trình nghiên cứu về tâm thần học của Bác sỹ Sáccô (1875-1893), người Pháp và nhiều công trình khoa học khác. • HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 Có thể nói suốt thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX tâm lý học đã có tên gọi nhưng vẫn chưa tách ra khỏi triết học để trở thành một khoa học độc lập. Thành tựu của chính khoa học tâm lý lúc bấy giờ cùng với thành tựu của các lĩnh vực khoa học kể trên là điều kiện cần thiết giúp cho tâm lý học trở thành một khoa học độc lập. Đến cuối thế kỷ XIX, năm 1879 V. Wunt, nhà tâm lý học người Đức lần đầu tiên thành lập ở Laixic (Đức) một phòng thí nghiệm tâm lý học và một năm sau nó trở thành viện tâm lý học đầu tiên trên thế giới xuất bản các tạp chí tâm lý học. Tâm lý học lúc này được coi là một khoa học độc lập với triết học, có đối tượng, phương pháp nghiên cứu, chức năng nhiệm vụ riêng. Từ chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức chủ quan là đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chủ yếu của tâm lý học là phương pháp nội quan, tự quan sát, V.Wunt đã bắt đầu chuyển từ phương pháp mô tả các hiện tượng tâm lý sang nghiên cứu tâm lý một cách khách quan bằng phương pháp quan sát thực nghiệm. Sau này hàng loạt các phòng thí nghiệm tâm lý ở các nước khác cũng được thành lập. Trong vòng mười năm đầu của TK XX trên thế giới đã xuất hiện nhiều trường phái tâm lý học khách quan: tâm lý học hành vi, tâm lý học Géstalt, tâm lý học Freud (Phrơt). 9
  10. 3. Các quan điểm cơ bản trong tâm lý học hiện đại 3.1. Tâm lý học hành vi Chủ nghĩa hành vi nhà tâm lý học Mỹ J.Oatsơn (1878-1958) sáng lập. Ông có ý định xây dựng một “nền tâm lý học tối tân và khoa học”, chỉ có đối tượng nghiên cứu là hành vi của con người và ở động vật, không tính đến các yếu tố nội tâm • HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 Chính vì lẽ đó mà phái này có tên gọi là Hành vi chủ nghĩa. Theo quan điểm của trường phái này, hành vi của con người, cũng như ở động vật, được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó. Như vậy, chủ nghĩa hành vi đã quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi của con người, đồng nhất phản ứng bên ngoài với nội dung tâm lý bên trong. Sau này, Toommen, Hulơ, Skinơ , những đại biểu của chủ nghĩa hành vi mới có giải thích thêm hành vi của con người bằng một số yếu tố như: nhu cầu, kinh nghiệm sống, trạng thái cơ thể Tuy nhiên, về cơ bản, chủ nghĩa hành vi mới vẫn mang tính máy móc, thực dụng của chủ nghĩa hành vi cũ của J.Oatsơn. 3.2 Phân tâm học Học thuyết “phân tâm học” của S.Phrơt (1859-1939), một Bác sĩ người Áo, cho rằng không thể chỉ nghiên cứu ý thức mà bỏ qua “vô thức”. Ông cho rằng chính yếu tố vô thức mới là yếu tố quyết định nhất trong tâm lý con người. S.Phrơt cho rằng nhân cách của con người gồm ba phần: Vô thức, ý thức, siêu thức. Phần vô thức chứa đựng các bản năng sinh vật, trong đó bản năng tình dục là trung tâm. Những bản năng sinh học đó là nguồn cung cấp năng lượng cơ bản cho hoạt động của con người. Những bản năng này tồn tại theo nguyên tắc đòi hỏi và được thỏa mãn. 10
  11. Phần ý thức gồm những cách ứng xử và suy nghĩ đã được hình thành trong cuộc sống thông qua những kinh nghiệm để đối phó với thế giới bên ngoài, nhằm giúp con người thích nghi với hoàn cảnh thực tế của cuộc sống. • • HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 Phần siêu thức gồm những kiềm chế thu được trong quá trình phát triển nhân cách. Đó là sự kiềm chế các hoạt động của phần vô thức và phần ý thức. Siêu thức ngăn không cho phần ý thức thực hiện những sai trái để thỏa mãn những các bản năng. Phần siêu thức gần giống như cái mà chúng ta vẫn gọi là lương tâm. 3.3. Tâm lý học Gésta (còn gọi là tâm lý học cấu trúc) Học thuyết “Tâm lý học Gésta” ra đời ở Đức thuộc trường phái tâm lý học duy tâm khách quan. Các tâm lý học cấu trúc cho rằng bản chất của các hiện tượng tâm lý đều vốn có tính cấu trúc, vì vậy nghiên cứu tâm lý phải theo xu hướng tổng thể với cả một cấu trúc chỉnh thể. Thực chất, tính cấu trúc của các hiện tượng tâm lý người chỉ là sự phản ánh cấu trúc của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan, chứ không phải vốn có. Họ đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật tư duy. Trên cơ sở thực nghiệm của các nhà tâm lý học, Géstalt đã khẳng định rằng, tâm lý, ý thức của con người được nảy sinh do sự biến động của “sự phân phối lực trường” vốn có sẵn ở não người, không có quan hệ gì với ngôn ngữ, với hiện thực khách quan và hoạt động của con người. Cả ba học thuyết này đều có những đóng góp có giá trị nhất định cho tâm lý học, song đều có những sai lầm chung là đưa ra những nguyên lý cục bộ làm nguyên lý chung cho khoa học tâm lý. Điều đó đã dẫn đến những sai lầm trong việc tìm đối tượng đích thực của tâm lý học. Ngoài ba trường phái nói trên còn có những trường phái tâm lý khác như tâm lý học nhân văn, tâm lý học nhận thức, tâm lý học hoạt động. 11
  12. • HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 3.4 Tâm lý học nhân văn Đại biểu là C.Rôgiơ (1902-1987) và H.Maslow. Họ cho rằng, bản chất của con người vốn tốt đẹp, có lòng vị tha, có tiềm năng sáng tạo. Tâm lý học cần phải giúp cho con người tìm được bản ngã đích thực của mình. Con người cần phải đối xử với nhau một cách tế nhị cởi mở, biết thông cảm với nhau. Tuy nhiên, tâm lý học nhân văn tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội, chú ý tới mặt nhân văn trừu tượng trong con người. Họ không thấy được nguồn gốc hình thành “tính nhân văn” đó ở trong hoạt động sống của mỗi người trong xã hội loài người. Họ đề cao những thể nghiệm, cảm nghiệm chủ quan của bản thân mỗi người, tách con người ra khỏi các mối quan hệ xã hội. 3.5. Tâm lý học nhận thức Học thuyết này do G.Piagiê (Thụy sĩ) và Brunơ sáng lập. Trường phái tâm lý này lấy hoạt động nhận thức của con người làm đối tượng nghiên cứu của mình. Họ đã nghiên cứu tâm lý của con người , nhận thức của con người trong mối quan hệ của môi trường, với cơ thể và bộ não người. Họ phát hiện nhiều quy luật của tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ. Trường phái này đã có những đóng góp xuất sắc cho tâm lý học TK XX, nhất là đã xây dựng được nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể cho tâm lý học. 3.6. Tâm lý học liên tưởng Trường phái tâm lý học này ra đời gắn liên với tên tuổi của nhà triết học người Anh như Milơ (1806-1873), Spenxơ (1820-1903), Bert (1818- 1903). Họ cho rằng cần phải đưa tâm lý học về gần với sinh lý học và thuyết tiến hóa, xây dựng tâm lý học theo mô hình của các khoa học tự nhiên. • HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 • 3.7 Tâm lý học hoạt động 12
  13. Trường phái này do các nhà tâm lý học Liên xô (cũ) như L.X Vưgôtxki (1893-1934). X.L. Lubinstein (1902-1979), A. A. Lêônchiev (1903-1979), A. R. Luira (1902-1977) cùng với nhiều nhà tâm lý học các nước Đức, Pháp, Bungaria sáng lập. Trường phái tâm lý này lấy triết học Mác –Leenin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận, coi tâm lý là phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua hoạt động. Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội. Với sự ra đời của trường phái này, một nền tâm lý học khách quan thực sự ra đời, được gọi là tâm lý học hoạt động. 4. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học 4.1. Đối tượng của tâm lý học Như trên đã trình bày, sự hình thành và phát triển của tâm lý học khoa học thực sự khách quan gắn liền với việc tìm tòi đối tượng nghiên cứu của nó. Nói tới đối tượng nghiên cứu của một khoa học tức là đặt ra và giải quyết vấn đề: khoa học ấy nghiên cứu cái gì? Trong tác phẩm Phép biện chứng của tự nhiên F.Ănghen đã chỉ rõ: thế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận động của thế giới. Các nhà khoa học nghiên cứu các dạng vận động của thế giới tự nhiên thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Các nhà khoa học nghiên cứu các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm các nhà khoa học xã hội. Các nhà khoa học trung gian (lý sinh học, hóa sinh học, tâm lý học ) nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh sang vận động xã hội, từ thế giới khách quan vào não mỗi con người sinh ra hiện tượng tâm lý. • HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 • Như vậy, tâm lý học có đối tượng nghiên cứu của mình là là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra, gọi chung là hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự nảy sinh, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý. • 4.2. Nhiệm vụ của tâm lý học • Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là nghiên cứu: 13
  14. • Bản chất củ hiện tượng tâm lý người; • Những yếu tố chủ quan, khách quan tạo nên tâm lý người; • Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lý: cơ chế sinh lý thần kinh, cơ chế xã hội hóa hình thành, phát triển của các hiện tượng tâm lý: - Cấu trúc, nội dung của các hiện tượng tâm lý, mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý với nhau. - Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người. Tóm lại, có thể nêu lên ba nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học là: 1. Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về số lượng, chất lượng 2. Phát hiện các quy luật nảy sinh, hình thành và phát triển tâm lý. 3. Tìm ra cơ chế, diễn biến và thể hiện của các hiện tượng tâm lý. Tâm lý học giới thiệu thế giới nội tâm của con người bằng một hệ thống các khái niệm, sự kiện, quy luật; cung cấp những tri thức cần thiết để vận dụng vào việc tổ chức cuộc sống muôn hình muôn vẻ, đa dạng và cực kỳ phong phú của con người làm cho quan hệ giữa người và người ngày càng văn minh hơn, cao đẹp hơn. 5. Tâm lý học có quan hệ chặt chẽ với các khoa học khác Nhà tâm lý học người Nga B.G.Ananhiep đã sơ đồ hóa vị trí của tâm lý học như sau: •TRIẾT HỌC KHOA HỌC •KHOA HỌC TỰ NHIÊN •XÃ HỘI 14
  15. • Vị trí đó cho thấy tâm lý học có quan hệ với nhiều khoa học, đặc biệt có quan hệ mật thiết với triết học, sinh lý học thần kinh cấp cao và với giáo dục học. • - Tâm lý học và triết học: Mỗi lý thuyết tâm lý học đều dựa trên cơ sở phương pháp luận của một thứ triết học nào đó. Tâm lý học Mácxit lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận, định hướng cho việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý . Luận điểm cơ bản của triết học Mác-Lênin đã chỉ ra phương hướng chung nhất để giải quyết những vấn đề cụ thể của khoa học tâm lý. Chẳng hạn tư tưởng của C.Mác và F.Ăngghen trong các tác phẩm “Bản thảo kinh tế triết học” (1844) “Luận cương về Phơbach”, “Hệ tư tưởng Đức”, “ Phép biện chứng tự của nhiên” là nền tảng vững chắc về lý luận nhận thức, nhân cách của tâm lý học Mácxit. • HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 • Trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất xã hội, bản chất hoạt động của con người, nhà tâm lý học Xô viết X. L. Rubinstêin đã nêu lên một luận điểm cơ bản của tâm lý học về sự thống nhất giữa ý thức và hoạt động. Ngược lại, những thành tựu của khoa học tâm lý đã góp phần khẳng định các quy luật của tự nhiên, xã hội thông qua hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. • - Tâm lý học có quan hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên, đặc biệt với sinh lý học thần kinh cấp cao. Có thể nói học thuyết về hoạt động thần kinh cấp cao là cơ sở tự nhiên của tâm lý học. Thành tựu của sinh vật học, di truyền học, hóa sinh góp phần làm sáng tỏ sự hình thành phát triển của các hiện tượng tâm lý. 15
  16. • - Tâm lý học với các khoa học xã hội. • Nhiều kết quả của tâm lý học được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội như; giáo dục học, quản lý xã hội, pháp lý • Ngược lại, các thành tựu của khoa học xã hội góp phần giúp tâm lý học lý giải bản chất của các hiện tượng tâm lý người. Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâm lý học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác. • - Các ngành của tâm lý học: Tâm lý học mới chỉ ra đời từ nửa đầu TK XIX. Lúc đầu tâm lý học nằm trong triết học, rồi liên kết với vật lý học, sinh học, giải phẫu sinh lý người Các lĩnh vực của tâm lý học ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống xã hội. Cho tới nay đã có tới gần 60 ngành tâm lý học khác nhau. • HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 • BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ • 1. Bản chất của tâm lý người • Tâm lý là hiện tượng tinh thần. Vậy bản chất của hiện tượng tâm lý là gì? Cho đến nay, trải qua bao nhiêu thời gian tìm tòi, nghiên cứu, tâm lý con người vẫn là một trong những điều phức tạp, đầy bí ẩn. Tâm lý học duy tâm cho rằng tâm lý người do thượng đế sinh ra, một số quan điểm duy vật máy móc thì cho rằng tâm lý do não sinh ra như kiểu gan tiết mật. • Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã hội lịch sử. • 1.1 Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào nào người thông qua hoạt động của mỗi người • Các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại và phát triển trong hiện thực khách quan. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động và phát triển. Đó là dấu vết còn để lại sau khi 16
  17. có sự tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này và hệ thống vật chất khác. Phản ánh tâm lý là một dạng phản ánh đặc biệt, khác với các dạng phản ánh khác, ở chỗ: phản ánh tâm lý diễn ra trong não người, là sản phẩm của sự hoạt động tích cực của cá nhân đối với các sự vật, hiện tượng đang vận động và phát triển trong hiện thực khách quan. Có thể nói, do là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, tổ chức cao nhất của vật chất. Phản ánh tâm lý là phản ánh đặc biệt tích cực, mang tính sinh động, sáng tạo. Tính chủ thể của phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ: cùng hoạt động trong một hoàn cảnh như nhau, song tâm lý của mỗi người có cái riêng (mang sắc thái riêng), không hoàn toàn giống nhau. • HỌC VIÊN: Ngân Minh Phương Lớp KH8 TC 55 • • Sự khác nhau về tâm lý giữa các cá nhân là do: • - Mỗi người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. • - Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục khác nhau. • - Mức độ tích cực trong hoạt động và giao lưu trong cuộc sống của mỗi cá nhân khác nhau v.v. • 1.2 Tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử • Con người sống trong một xã hội nhất định, chịu sự chi phối của các quan hệ xã hội (các quan hệ giữa người với người, quan hệ địa phương, giai cấp, dân tộc, quốc gia ) • Tâm lý con người là sự phản ánh các mối quan hệ ấy, mang nội dung lịch sử-xã hội loài người. Đó chính là những kinh nghiệm xã hội, lịch sử loài người đã biến thành cái riêng của từng người thông qua hoạt động và giao tiếp. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội. • Tâm lý của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịc sử dân tộc và cộng đồng. Vì vậy con người khi sinh ra nhưng không sống trong xã hội loại 17
  18. người, trong các mối quan hệ người – người thì sẽ không có tâm lý người bình thường. • Tóm lại, tâm lý người là hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người thông qua hoạt động và giao lưu tích cực của mỗi con người trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định. Nó có bản chất xã hội, có tính lịch sử và mang tính cụ thể. • 2. chức năng tâm lý • Mỗi hành động, hoạt động của con người đều được định hướng, điều khiển, điều chỉnh bởi các hiện tượng tâm lý. • Cụ thể là; • - Định hướng hoạt động của con người. • - Điều khiển, kiểm tra hoạt động của con người. • - Là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục khó khăn vươn tới mục tiêu. • Cuối cùng, tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế cho phép. • Tóm lại, tâm lý điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. Chính vì vậy, nhân tố tâm lý giữ vai trò cơ bản, có tính quyết định trong hoạt động của con người. • 3. Phân loại hiện tượng tâm lý • Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý: • 3.1 Dựa trên thời gian tồn tại và vị trí tương đối của các hiện tượng tâm lý trong nhân cách • Theo cách này, người ta chia các hiện tượng tâm lý thành ba loại sau: • - Các quá trình tâm lý; • - Các trạng thái tâm lý; • - Các thuộc tính tâm lý. • Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong tời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng. 18
  19. • Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý. Tâm trạng. • Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Có thể biểu diễn mqh giữa các hiện tượng tâm lý bằng sơ đồ sau: TÂM LÝ CÁC QUÁ TRÌNH CÁC TRẠNG THÁI CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ TÂM LÝ TÂM LÝ • 3.2 Dựa trên sự có ý thức hay chưa được ý thức của các hiện tượng tâm lý • - Các hiện tượng tâm lý có ý thức; • - Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức. • Trong cuộc sống hàng ngày có vô số sự vật, hiện tượng tác động vào các giác quan, tạo nên những hình ảnh tâm lý (hiện tượng tâm lý) trong não. Trong số những hình ảnh tâm lý đó có những hình ảnh được chúng ta nhận thức (nhận biết) gọi là những hiện tượng tâm lý có ý thức; cũng có những hình ảnh tâm lý đang xuất hiện trong não, nhưng không được chúng ta nhận biết (nhận thức) gọi là hiện tượng tâm lý chưa được ý thức (chưa kịp ý thức). Có thể trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó nó sẽ được chúng ta nhận biết, nghĩa là trở thành những hiện tượng tâm lý có ý thức. • 3.3 Người ta còn phân biệt các hiện tượng tâm lý thành • - Hiện tượng tâm lysw sống động, thể hiện qua những hành vi, hoạt động. • - Hiện tượng tâm lý tiềm tàng, tích đọng trong sản phẩm của hoạt động. 19
  20. • 3.4 Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý của cá nhân với hiện tượng tâm lý xã hội (phong tục tập quán, định hình xã hội, tin đồn, dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, “mốt”). • Như vậy thế giới tâm lý của con người vô cùng đa dạng và phức tạp. • Các hiện tượng tâm lý có nhiều mức độ cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen vào nhau chuyển hóa cho nhau. • III- CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ 1. Các nguyên tắc phương phương pháp luận của tâm lý học 1.1. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng Nguyên tắc này khẳng định tâm lý học có nguồn gốc là thế giới khách quan (trong đó yếu tố xã hội là yếu tố quan trọng nhất) tác động vào bộ não con người thông qua “lăng kính chủ quan” của con người. Khi đã xuất hiện trong não, chính hiện tượng tâm lý định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi của con người tác động trở lại thế giới. Do đó, khi nghiên cứu tâm lý ta cần thấm nhuần nguyên tắc quyết định luận, duy vật biện chứng để tránh rơi vào duy tâm. 1.2. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý thức, nhân cách; đồng thời tâm lý, ý thức nhân cách lại điều hành hoạt động. Chúng thống nhất với nhau. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tâm lý chính trong hoạt động và qua sản phẩm hoạt động của cá nhân. 1.3. Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng Nguyên tắc này đòi hỏi cần phải xem xét, nhìn nhận các hiện tượng tâm lý trong sự vận động và phát triển không ngừng. Không nên coi các hiện tượng tâm lý là “nhất thành bất biến”. • 1.4. Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau và với các hiện tượng khác • Các hiện tượng tâm lý không tồn tại một cách biệt lập mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chuyển hóa cho nhau, 20
  21. đồng thời chúng chi phối và chịu sự chi phối của các hiện tượng khác. • 1.5 Nguyên tắc nghiên cứu tâm lý trong một con người cụ thể, một nhóm người cụ thể sống và hoạt động trong xã hội nhất định • Không nghiên cứu tâm lý một cách chung chung, nghiên cứu tâm lý ở một con người trừu tượng, một cộng đồng trừu tượng, tách khỏi hoạt động sống của họ trong những điều kiện xã hội cụ thể. • Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học • Có nhiều phương pháp nghiên cứu tâm lý. Đó là phương pháp quan sát, thực nghiệm, trắc nghiệm, trò chuyện, điều tra, nghiên cứu sản phẩm, hoạt động, phân tích tiểu sử cá nhân • 2.1. Phương pháp quan sát • Phương pháp quan sát là một trong những phương pháp cơ bản của tâm lý học. • Quan sát là tri giác có chủ định, có kế hoạch, có sử dụng những phương tiện cần thiết nhằm thu nhập thông tin về đối tượng nghiên cứu qua một số biểu hiện như: hành động, cử chỉ, cách nói năng, nét mặt của con người. • Các hình thức quan sát: quan sát toàn diện (hay còn được gọi là quan sát toàn bộ), quan sát bộ phận, quan sát có trọng điểm. • Cùng với phương pháp quan sát khách quan, trong tâm lý học còn có phương pháp tự quan sát. Phương pháp tự quan sát là phương pháp tự thể nghiệm, tự mô tả diễn biến tâm lý của bản thân. • Một số yêu cầu khi tiên hành quan sát: • - Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát. • - Tiến hành quan sát cẩn thận, có hệ thống. • - Ghi chép tài liệu quan sát một cách khách quan, trung thực. • 2.2. Phương pháp thực nghiệm • Thực nghiệm là phương pháp tác động vào đối tượng một cách chủ động trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo 21
  22. đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu. • Các loại thực nghiệm: • Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Là phương pháp thực nghiệm được tiến hành dưới điều kiện không chế một cách nghiêm ngặt các ảnh hưởng bên ngoài. Người nghiên cứu tự tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu. Vì vậy có thể tiến hành nghiên cứu chủ động hơn so với quan sát và thực nghiệm tự nhiên. • - Thực nghiệm tự nhiên: là phương pháp thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện sống và hoạt động bình thường hằng ngày, như vui chơi, học tập, làm việc. Khác với phương pháp quan sát, trong thực nghiệm tự nhiên người nghiên cứu chủ động gây ra các biểu hiện tâm lý ở đối tượng bằng cách khống chế một số nhân tố không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật những yếu tố cần thiết giúp cho việc tìm hiểu các nội dung cần thực nghiệm. Tùy theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm tự nhiên được phân thành hai loại: • 1. Thực nghiệm nhận định: là thực nghiệm nhằm xác định thực trạng vấn đề nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể (thông thường diễn ra trước và sau khi tiến hành những biện pháp tác động vào đối tượng ở thực nghiệm hình thành). • 2. Thực nghiệm hình thành (còn gọi là thực nghiệm giáo dục): là thực nghiệm, trong đó người nghiên cứu tiến hành các tác động giáo dục, rèn luyện nhằm hình thành một phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng bị thực nghiệm. • Tuy nhiên, dù là thực nghiệm trong phòng thí nghiệm hay thực nghiệm tự nhiên thì cũng khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm. Điều này đòi hỏi phải tiến hành thực nghiệm nhiều lần, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác. • 2.3. Phương pháp trắc nghiệm (test) 22
  23. • Là một phép thử dùng để “đo lường” một hoặc nhiều hiện tượng tâm lý nào đó mà trước đó đã được chuẩn hóa trên một số lượng nghiệm thể đáng tin cậy trong tâm lý học đã có một hệ thống test về nhận thức, năng lực, test nhân cách. Ví dụ: test trí tuệ của Binê- ximông, test trí tuệ của Oastlơ, test trí tuệ của Raven, test nhân cách của Aayzen, Rôssat, Murây. • Ưu điểm của test: • - Có khả năng làm cho hiện tượng tâm lý cần đo trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài tập test. • - có khả năng tiến hành tương đối đơn giản bằng giấy, bút, tranh vẽ. • - Có khả năng lượng hóa, chuẩn hóa chỉ tiêu tâm lý cần đo. • Khó khăn, hạn chế: • - Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hóa. • - Test chủ yếu cho kết quả, ít bộ lộ quá trình suy nghĩ của đối tượng để đi đến kết quả. • Phương pháp này cần được sử dụng như một trong những cách chẩn đoán tâm lý của con người ở một thời điểm nhất định. • 2.4. Phương pháp đàm thoại (trò chuyện) • Đây là phương pháp người nghiên cứu đặt câu hỏi cho đối tượng và dựa vào câu trả lời của họ để trao đổi, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu. Câu hỏi cớ thể hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp, tuy theo nhiệm vụ nghiên cứu và sự liên quan của đối tượng với điều cần biết có thể hỏi thẳng hay hỏi đường vòng. • Để đàm thoại có kết quả tốt cần: • - xác định rõ mục đích, yêu cầu của đàm thoại; • - Tìm hiểu trước thông tin (đặc điểm) về đối tượng đàm thoại; • Đặt nhiều “hướng” đàm thoại để đối tượng có thể tự do thoải mái trình bày, diễn đạt nhằm thu được thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu mà vẫn tạo được sự hứng thú, thoải mái ở đối tượng nghiên cứu. • - Khi tiến hành đàm thoại cần phải chú ý tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa người nghiên cứu với người được nghiên cứu. • - Cần linh hoạt trong việc “hướng lái” câu chuyện sao cho vừa đảm bảo tính loogic, vừa đáp ứng được yêu cầu của người nghiên cứu. 23
  24. • Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác không cao vì kết quả dựa vào những câu trả lời. Vì vậy dùng phương pháp đàm thoại phải có sự hỗ trợ của các phương pháp khác. • 2.5. Phương pháp điều tra (AnKét) • Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Câu hỏi được sắp xếp theo hệ thống, được soạn thảo theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã định trước. Có thể trả lời viết hoặc trả lời miệng và có người ghi lại. Phương pháp này thường được dùng trong nghiên cứu dư luận xã hội. Câu hỏi dùng để điều tra có thể là câu hỏi đóng (là dạng câu hỏi có sẵn đáp án để đối tượng lựa chọn phương án trả lời), cũng có thể là câu hỏi mở để họ tự trả lời. • Ưu điểm của phương pháp này giúp cho nhà nghiên cứu trong một thời gian ngắn có thể thu thập được ý kiến của rất nhiều người. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là ở chỗ, các ý kiến thu thập được là những ý kiến chủ quan của người được nghiên cứu. • Để phương pháp này đạt được hiệu quả cao khi sử dụng cần: • - Câu hỏi soạn thảo phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của đối tượng được nghiên cứu. • - Soạn kỹ bản hướng dẫn điều tra viên- người sẽ phổ biến câu hỏi điều tra cho các đối tượng. Vì, nếu những người này giải thích một cách tùy tiện thì kết quả sẽ rất khác nhau và không có giá trị khoa học. • - Khi xử lý số liệu cần sử dụng các phương pháp toán xác suất thống kê để tránh sự sai sót, đảm bảo độ tin cậy cao. • 2.6. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động • Là phương pháp dựa vào các sản phẩm (vật chất, tinh thần) của hoạt động do cá nhân làm ra để nghiên cứu đặc điểm tâm lý của người đó. Bởi vì trong mỗi sản phẩm hoạt động do con người làm ra chứa đựng “dấu vết” tâm lý của người đó. C. Mác viết: “Lịch sử của công nghiệp và sự tồn tại đối tượng hóa đã hình thành của công nghiệp là quyển sách đã mở ra những lực lượng bản chất nhất của con 24
  25. người, là tâm lý con người bày ra trước mắt chúng ta một cách cảm tính”. (C.Mác và F.Ăngghen, tuyể tập tiếng nga, tập 3, tr.628). • Qua việc phân tích kết quả của hoạt động có thể phán đoán được năng lực, kỹ xảo, thái độ, tính cảm của cá nhân. Tuy nhiên, cần chú ý: các kết quả của hoạt động phải được xem xét trong mối liên hệ với những điều kiện tiến hành hoạt động. Trong tâm lý học có chuyên ngành “phát kiến học” (ơrixtic) nghiên cứu quy luật về cơ chế tâm lý của tư duy sáng tạo trong khám phá, phát minh. • 2.7.Phương pháp nghiên cứu tiền sử cá nhân • Tài liệu về đời sống và hoạt động của cá nhân có ý nghĩa nhất định trong việc nghiên cứu tâm lý của người đó. Những tài liệu này có thể là tự thuật, nhật ký, thư từ, hồi ký hoặc có thể là những tư liệu do người khác viết về cá nhân cần nghiên cứu. Người nghiên cứu có thể đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân thông qua việc phân tích tiểu sử cuộc sống của cá nhân đó, góp phần cung cấp một số tư liệu cho việc chẩn đoán tâm lý. Phương pháp này cần cho việc phát hiện những biểu hiện của hoạt động tâm lý khi chúng đã xảy ra trong quá khứ, không thể quan sát và làm thực nghiệm được. • Như vậy, phương pháp nghiên cứu tâm lý rất đa dạng và phong phú. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Để có thể nghiên cứu tâm lý con người một cách khoa học và chính xác, người nghiên cứu cần phải: • - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu. • - Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương để có được các kết quả khách quan, chính xác và toàn diện ChươngChương 22 25
  26. CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ NGƯỜI Tâm lý không tự nhiên mà có, tâm lý không phải do trời ban cho. Tâm lý là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của vật chất và lịch sử xã hội loài người. Tâm lý người có cơ sở tự nhiên và xã hội. CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA TÂM LÝ NGƯỜI 1. Não và tâm lý Giữa não và tâm lý có mối quan hệ như thế nào? Để lý giải cơ sở tự nhiên,cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lý người đòi hỏi chúng ta phải phân tích mối quan hệ này. Xung quanh mqh giữa tâm lý và não cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm duy vật biện chứng coi hiện tượng sinh lý và hiện tượng tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau; hiện tượng tâm lý có cơ sở vật chất là hoạt động của bộ não, nhưng hiện tượng tâm lý không song song và không đồng nhất với hiện tượng sinh lý . • Như ở chương I đã trình bày, tâm lý là hình ảnh của sự vật hiện tượng khách quan: thông qua hoạt động, các thuộc tính của sự vật, hiện tượng tác động vào giác quan chuyển thành các xung động thần kinh và được dẫn truyền vào não. Lúc đó, trên vỏ não đồng thời diễn ra hai loại quy luật tâm lý và sinh lý không tách rời khỏi nhau, dẫn tới hình thành hình ảnh tâm lý. Tâm lý có quan hệ chặt chẽ với vật chất, • V.I. Lê nin đã viết: “Tâm lý (cảm giác, tư duy, ý thức )là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức theo một cách nhất định là não” (V.I. Lê nin. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán). Không phải tự nhiên mà có các hiện tượng tâm lý. Tâm lý là kết quả của sự phát triển của vật chất từ vô cơ đến hữu cơ từ chox chưa có sự sống đến chỗ có sự sống, từ chỗ sự sống chưa có tâm lý đến sự sống có tâm lý. Từ khi có hệ thần kinh mấu (hạch) bắt đầu có mầm mống tâm lý. Trong lịch sử tiến hóa, sự nảy sinh và phát triển 26
  27. của tâm lý, ý thức gắn liền với sự nảy sinh và phát triển của hệ thần kinh với đỉnh cao cuối cùng là não người. • Chỉ khi có hoạt động của não người, tâm lý người mới xuất hiện. Bằng các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh tiền đề vật chất của tâm lý qua quá trình phát triển chủng loại, cá thể và y học lâm sàng. • Vỏ não cùng các bộ phận dưới vỏ não là cơ sowr vật chất, là nơi tồn tại của cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, ý thức không có não và vỏ não (hoặc não và vỏ não không bình thường) thì không có tâm lý (hoặc có tâm lý không bình thường). Tâm lý gắn liền với hoạt động của não, thực chất tâm lý là chức năng của não, nhờ có hoạt động của phản xạ có điều kiện. • 2. Vấn đề khu chức năng tâm lý trong não • Giữa nào và tâm lý có mối quan hệ như thế nào? • Có từng nhóm tế bào thần kinh, từng trung khu thần kinh điều khiển từng chức năng tâm lý riêng biệt không? • Đây là vấn đề hết sức phức tạp. Từ trước đến nay đã có nhiều quan điển khác nhau về vấn đề này. Trước hết, cần xem xét cấu tạo của não. Hệ thần kinh trung ương gồm não tủy (tủy sống) và não bộ. Não bộ hợp bởi hành não, tiểu não, não giữa, não trung gian, các mấu dưới vỏ và vỏ não. (Hình 1 và 2) • • A: miền thùy chẩm (thị giác); B Miền vận động (phía trước của thủy đỉnh): C: miền nhận cảm (phía sau) của thủy đỉnh; D miền thính giác (thùy thái dương); E: miền trán • Các xung động thần kinh đi từ các giác quan (tai mắt, da mũi, các cơ quan nội tạng ) qua các trung khu thần kinh tương ứng, một đường qua thể võng mạc (thể lưới nằm khắp hành tủy), não giữa, não trung gian, lên tất cả các vùng (thùy) của vỏ não, giúp vỏ não có trường lục, chuẩn bị sẵn sàng thực 27
  28. hiện các chức năng lập các phản xạ có điều kiện và các hình ảnh tâm lý, giúp vỏ não tạo ra trạng thái tích cực hay thờ ơ, tỉnh táo hay ủ rũ, vui tươi hay u sầu Đường thứ hai dẫn các xung động thần kinh vào từng vùng tương ứng: các xung động thị giác vào vùng thị giác, các xung động thính giác vào vùng thính giác, các xung động xúc giác vào vùng xúc giác, • các xung động vận động vào vùng vận động. Giữa các vùng này có các thùy trung gian liên kết các vùng tương ứng lại với nhau. Các vùng này nằm ở nửa sau của hai bán cầu vừa liên hệ với các giác quan theo nguyên tắc bắt chéo, bán cầu trái điều khiển nửa thân bên phải và ngược lại Ở vỏ não người còn có các trung khu ngôn ngữ nằm ở bán cầu trái. Bán cầu não phải tiếp nhận các tín hiệu âm nhạc. Vùng trán trong bán cầu não trái là vùng định hướng, vùng chú ý, vùng điều khiển tất cả các vùng khác. • Có nhiều căn cứ khoa học coi vùng trán giữ vai trò chính trong mối liên kết tất cả các vùng khác nhau trên vỏ não tạo nên cơ sở vật chất của ý thức và các vùng khác nhau dưới vỏ não tạo nên cơ sở vật chất của vô thức. • Các vùng (vùng thính giác, vùng thị giác ) là phần cuối cùng của các bộ máy phân tích và là đại diện trên vỏ não, của các trung khu thần kinh tương ứng của các bộ phận dưới vỏ não. Mỗi một miền là cơ sở vật chất chủ yếu của mỗi loại cảm giác tương ứng. Còn đối với tri giác thì có sự tham gia của nhiều miền, trong đó có miền tương ứng giữ vai trò chủ yếu. Tóm lại, mỗi miền, mỗi trung khu trong vỏ não tham gia vòa nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau, lúc tham gia vòa hiện tượng tâm lý này, lúc vào hiện tượng tâm lý khác, hoặc cùng một lúc tham gia vào nhiều hiện tượng tâm lý. Các trung khu thần kinh cùng tham gia vào mà hiện tượng tâm lý họp lawij thành một hệ thống. Hệ thống này được tạo lập và hoạt động tùy theo não thực hiện chức năng tâm lý này hay chức năng tâm lý khác và khi không cần lại tạm nghỉ, khi cần lại hoạt động. Anôkhin và Luria đã gọi các hệ thống này là hệ thống chức năng cơ động là kết 28
  29. quả tự tạo thông qua hoạt động và giao lưu của mỗi cá nhân chứ không phải là sự bộc lộ tự nhiên của thần kinh hay mộ tổ chức tế bào thần kinh ở miền này hay miền kia trong não. Hệ thống các trung khu thần kinh hoạt động một cách cơ động, chứ không phải là bất di bất dịch. Cần lưu ý rằng, sự phức tạp của các hệ thống chức năng cơ động không những phụ thuộc vào sự đặc trưng của từng hiện tượng tâm lý, mà còn phụ thuộc vào cuộc sống riêng của từng người và trình độ phát triển chung của dân tộc. • 3. Phản xạ có điều kiện và tâm lý • Hoạt động tâm lý vừa có bản chất phản ánh vừa có bản chất phản xạ. Cơ sở tự nhiên của tâm lý là não, toàn bộ hoạt động của não là hoạt động phản xạ có phản xạ. Xêtrênốp- nhà sinh lý học nổi tiếng người Nga đã chỉ ra rằng, tình cảm và suy nghĩ đều có cơ sở sinh lý là phản xạ. Có hai loại phản xạ: phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. • Phản xạ không điều kiện • Là cơ sở sinh lý của bản năng ở động vật và con người. Mỗi bản năng hoạt động đều dựa vào sự phối hợp hoạt động của một số phản xạ không có điều kiện như bản năng dinh dưỡng, bản năng tự vệ, bản năng sinh dục. Tuy nhiên, ở người, phản xạ không điều kiện cũng chịu sự chi phối của sự phát triển lịch sử, xã hội. • Phản xạ không điều kiện có trung khu thần kinh ở các phần dưới vỏ não và có đại diện trên vỏ não. • 3.2. Phản xạ có điều kiện • Là phản xạ tự tạo của từng người đối với tác động của loại giới, được hình thành trên cơ sở hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não. Đường liên hệ thần kinh tạm thời là đường liên hệ tạm thời giữa trung khu của phản xạ có điều kiện với đại diện trên vỏ não của trung khu phản xạ không có điều kiện tương ứng. Nếu không xảy ra phản xạ không có điều kiện tương ứng để củng cố mối liên hệ tạm thời này thì dần dần phản xạ có điều kiện đã được hình thành sẽ bị mất đi. • Tất cả các hiện tượng tâm lý đều có cơ sơ sinh lý là các phản xạ có điều kiện. Hoạt động phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích ứng với 29
  30. môi trường luôn luôn thay đổi. Trung khu phản xạ có điều kiện nằm trong vỏ não và các mấu dưới vỏ não. Các bộ phận này haotj động trong mối liên hệ chặt chẽ của các vùng trong vỏ não với nhau cũng nhuw giữa vỏ não với võng trạng và các bộ phận dưới vỏ não. • Đặc điểm phản xạ có điều kiện; • - Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo. Lúc mới sinh ra động vật và người chưa có phản xạ có điều kiện được hình thành trong quá trình sống và hoạt động cụ thể. Có thể nói toàn bộ tri thức, vốn hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống của con người đều có cơ sở sinh lý thần kinh là những phản xạ có điều kiện và những hệ thống phản xạ có điều kiện. Quá trình diễn biến của phản xạ có điều kiện và là quá trình thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu nhận kích thích có điều kiện và đại diện trên vỏ não của trung khu trực tiếp thực hiện phản xạ không điều kiện. Cơ sở giải phẫu của phản xạ có điều kiện nằm trong vỏ não. Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào cơ thể. - Phản xạ có điều kiện được thành lập với kích thích bất kỳ. Đối với con người, tiếng nói là một loại kích thích đặc biệt có thể thành lập bất kỳ một phản xạ có điều kiện nào. Vì vậy, phản xạ có điều kiện chuẩn bị cho một hoạt động sắp xảy ra. Không phải lúc nào phản xạ có điều kiện cũng xuất hiện. Có lúc phản xạ có điều kiện tạm ngừng trệ hoặc bị kìm hãm không hoạt động. Đó là hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện. Như vậy, phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo của cơ thể với tác động của ngoại giới. Phản ứng ấy được tạo nên do sự tham gia chủ yếu của vỏ não với sự hỗ trợ của các bộ phận khác của não. Phản xạ có điều kiện giúp cá thể tồn tại và phát triển được trong môi trường luôn luôn thay đổi. Tất cả các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lý là phản xạ có điều kiện. • 4. Quy luật hoạt động thần kinh cao cấp • 4.1. Quy luật hệ thống động hình • Muốn phản ánh sự vật một cách trọn vẹn các trung khu trong các miền của vỏ não phải phối hợp hoạt động với nhau để tập hợp các kích thích thành từng nhóm, thành bộ hoàn chỉnh. Hoạt động tổng hợp của bán cầu đại não 30
  31. giúp tập hợp các kích thích thành nhóm, thành bộ, tập hợp các mối liên hệ thần kinh tạm thời thành hệ thống chức năng để trả lời một số các kích thích này hay các kích thích khác gọi là hoạt động theo hệ thống. Trừ bản năng và một vài cảm giác đơn giản, tất cả các hiện tượng tâm lý như tính nhạy cảm trong tri giác nói riêng, tri giác sự vật, hiện tượng cho tới tư duy đều có cơ sở sinh lý là các vùng trong não, các trung khu của các phản xạ có điều kiện tập hợp thành hệ thống. • Một biểu hiện rất quan trọng của quy luật hoạt động có hệ thống là động hình. • Động hình là một chuỗi phản xạ có điều kiện kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định đã được lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi một phản xạ có điều kiện trong chuỗi đó xảy ra thì phản xạ này kéo theo các phản xạ khác trong chuỗi cũng xảy ra. Động hình là cơ sở sinh lý thần kinh của các kỹ xảo, xúc cảm, tình cảm • Động hình có thể xóa bỏ đi hoặc xây dựng mới khi cá thể rơi vào điều kiện sống mới. • 4.2. Quy luật lan tỏa và tập trung • Hưng phấn và ức chế là hai quá trình cơ bản phổ biến của hệ thần kinh. • Từ một kích thích nào đó, hưng phấn hoặc ức chế nảy sinh ở một điểm trong hệ thần kinh, từ đó lan tỏa sang các điểm khác của hệ thần kinh gọi là hưng phấn và ức chế lan tỏa. Sau đó, hai quá trình này thu về một điểm nhất định nào đó trên vỏ não, tạo hưng phấn và ức chế tập trung. Nhờ có ức chế lan tỏa mà có trạng thái thôi miên. Ngược lại, quá trình ức chế từ lan tỏa đến tập trung tạo nên cơ sở sinh lý thần kinh cho trạng thái tỉnh táo, bảo đảm trương lực cho các trung khu thần kinh có thể hoạt động được, con người từ trạng thái ngủ chuyển sang trạng thái thức. Nhờ có hưng phấn tập trung con người có thể chú ý tốt vào một hay hai đối tượng; hưng phấn tập trung giúp con người có thể phân tích sâu kỹ sự vật hiện tượng. Nhờ có hưng phấn lan tỏa mới có thể hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời, thành lập phản xạ có điều kiện. • 4.3. Quy luật cảm ứng qua lại • Hai quá trình thần kinh cơ bản (hưng phấn và ức chế) có ảnh hưởng qua lại với nhau. Quy luậ này có các dạng biểu hiện như sau: • - Cảm ứng qua lại đồng thời (cảm ứng qua lại giữa nhiều trung khu): là hưng phấn ở điểm này gây ra ức chế ở điểm khác hoặc ngược lại. • - Cảm ứng qua lại tiếp diễn (xảy ra trong một trung khu) : là trường hợp ở trong một điểm hưng phấn chuyển sang ức chế ở chính điểm ấy hay ngược lại. 31
  32. • Cảm ứng dương tính: Khi hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn, hay ngược lại ức chế làm cho hưng phấn mạnh hơn. • Cảm ứng âm tính: Khi hưng phấn gây ra ức chế, hoặc hưng phấn làm giảm ức chế, ức chế làm giảm hưng phấn. • Tóm lại, hai quá trình thần kinh cơ bản có ảnh hưởng qua lại với nhau theo quy luật: quá trình thần kinh này có thể tạo ra quá trình thần kinh kia, chúng có thể làm tăng hay giảm hoạt động của nhau. • 4.4 Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích • Trong trạng thái bình thường của vỏ não, kích thích mạnh có thể gây ra phản ứng mạnh, kích thích trung bình gây ra phản ứng trung bình, kích thích yếu gây ra phản ứng yếu. Như vậy, trong trạng thái bình thường của vỏ não, độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích. Quy luật này phù hợp với hoạt động của não động vật bậc cao và người. Tuy nhiên, quy luật này chỉ có ý nghĩa tương đối với con người vì con người có ngôn ngữ nên độ mạnh của phản ứng ở người không hoàn toàn phụ thuộc vào độ mạnh của kích thích mà chủ yếu phụ thuộc vào ý nghĩa của kích thích đối với sự phát triển tồn tại của nó. • 5. Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lý • Học thuyết về hai hệ thống tín hiệu là một bộ phận rất quan trọng trong học thuyết về hoạt động thần kinh cấp cao của Páplốp. •Ở động vật chỉ có hệ thống tín hiệu thứ nhất. Ở loài người ngoài hệ thống tín hiệu thứ nhất còn có hệ thống tín hiệu thứ hai. • Hệ thống tín hiệu thứ nhất là hệ thống bao gồm những tín hiệu do bản thân các sự vật, hiện tượng khách quan và cả những thuộc tính của chúng tạo ra cùng với các hình ảnh do các tín hiệu đó tác động vào não gây ra. • Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở sinh lý của hoạt động cảm tính, trực quan đồng thời cũng là cơ sở sinh lý của tư duy cụ thể của người cũng như của động vật. • Hệ thống tín hiệu thứ hai chi có ở người (ở một vài động vật bậc cao như ở khỉ và vượn người cũng có mầm mống của loại tín hiệu này). Đó là hệ thống tín hiệu về tín hiệu thứ nhất hay còn gọi là tín hiệu của tín hiệu. Những tín hiệu này do tiếng nói và chữ viết (ngôn ngữ) 32
  33. tạo ra. Tiếng nói và chữ viết là những kích thích có tác dụng khác hẳn với các loại kích thích khác. Tiếng nói chữ viết tác động vào vỏ não người trước hết gây ra một hình ảnh về sự vật, hiện tượng và thuộc tính của sự vật và hiện tượng. Ngoài ra, tiếng nói chữ viết còn có thể tạo nên những hình ảnh về quan hệ giữa sự vật này với sự vật khác, về bản chất bên trong của các sự vật hiện tượng. Nếu gọi bản thân sự vật, hiện tượng, các thuộc tính và hình ảnh của chúng trong các bán cầu đại não là những tín hiệu thứ nhất thì ngôn ngữ là tín hiệu của những tín hiệu thứ nhất. • Hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, ý thức và tình cảm. • Hai hệ thống tín hiệu có quan hệ qua lại, chặt chẽ với nhau. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở, tiền đề cho sự ra đời của hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở, tiền đề cho sự ra đời của hệ thống tín hiệu thứ hai. Sự phát triển hệ thống tín hiệu thứ hai làm cho con người nhận thức rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng so với hệ thống tín hiệu thứ nhất. • II- CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ NGƯỜI • Sự hình thành và phát triển của tâm lý người không chỉ chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên mà chủ yếu chịu sự chi phối bởi các quy luật xã hội, lịch sử (trong đó có các mối quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội, các phương thức hoạt động và giao tiếp của người trong xã hội) • 1. Quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội và tâm lý • Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định: tâm lý con người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. Tâm lý con người có nguồn gốc và nội dung xã hội. Nó phản ánh toàn bộ mối quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân sống và hoạt động. Chủ nghĩa Mác cho rằng, các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người. Trong luận cương về Phơbách, Mác chỉ rõ: “ bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại đối với từng cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Quan hệ xã hội trước hết là quá trình sản xuất, quan hệ kinh tế, chế độ xã hội, chính trị, quan hệ con người-con người, qua hệ đạo đức, pháp quyền v.v • Nếu cơ chế di truyền là cơ chế chủ yếu trong sự hình thành và phát triển tâm lý động vật thì cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý con người lại là cơ chế lĩnh hội nền văn hóa xã hội. Nhờ có lao động và giao tiếp mà con người có ngôn ngữ, bằng lao động, ngôn ngữ, giao tiếp mà động vật (cao cấp) chuyển hóa thành người và xã hội loại người xuất hiện. Trong suốt 33
  34. mấy chục vạn năm, từ khi loại người xuất hiện tới nay, nhất là từ khi con người có lý trí (Hômôsapie) xuất hiện, loài người đã tích lũy được cả một kho tàng đồ sộ những kinh nghiệm và tri thức ấy được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (bằng quá trình lĩnh hội), trên cơ sở đó làm cho nền văn hóa phong phú thêm. Quá trình mỗi người lĩnh hội những yếu tố của nền văn hóa xã hội bằng hoạt động và giao lưu là quá trình hình thành và phát triển tâm lý của chính bản thân họ. • 2. Hoạt động và tâm lý • Tâm lý người hình thành và phát triển chủ yếu theo các quy luật xã hội-lịch sử. Cuộc sống của con người là một dòng liên tục và đan xen lẫn nhau của các hoạt động và giao tiếp. Tâm lý học Mác xít lấy phạm trù hoạt động làm đối tượng để nghiên cứu các quy luật nảy sinh, hình thành và phát triển tâm lý và ý thức. • 2.1. Khái niệm hoạt động • Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động: • Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. • Triết học và tâm lý học quan niệm: haotj động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hoạt động tạo nên mqh tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan (TGKQ) và với chính bản thân mình, qua đó tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới (khách thể), cả về phía con người (chủ thể). • Hoạt động là phương thức tồn tại của con người thể hiện ở hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. • - cấp vi mô là cấp hoạt động của cơ thể, các giác quan, các bộ phận tuân theo quy luật sinh học. Nhờ có hoạt động này mà con người có thể tồn tại và phát triển. Nhưng hoạt động ở cấp độ này không phải là đối tượng của tâm lý học. • Cấp vĩ mô là hoạt động có đối tượng của con người với tư cách là chủ thể của hoạt động có mục đích. Đây chính là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học. Cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động. 34
  35. • Cuộc đời con người là một quá trình các hoạt động kế tiếp nhau. Con người sống là con người hoạt động, hoạt động để tồn tại và phát triển. Đối với con người, tồn tại là hoạt động, hoạt động của xã hội, tập thể, gia đình và bản thân. Hoạt động là phương thức để tồn tại của con người trong thế giới. Bằng hoạt động và trong các hoạt động mỗi cá nhân hình thành và phát triển năng lực, tính cách, đạo đức. • Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa mình với thế giới bên ngoài- thế giới tự nhiên và xã hội, với người khác và với chính bản thân. Trong mqh đó có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau: • - Quá trình thứ nhất là quá trình đối tượng hóa. Nhờ đó mà tâm lý con người (chủ thể) được khách quan hóa và kết tinh lại ở sản phẩm do con người làm ra. • - Quá trình thứ hai là quá trình chủ thể hóa. Trong quá trình này, con người tiếp thu lấy những tri thức đã phát hiện ra ở đối tượng (khi tác động vào nó trong hoạt động). Nhờ đó mà tâm lý con người hình thành và phát triển. Quá trình này gọi là quá trình nhập tâm. • Như vậy, trong quá trình hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình. Nói cách khác tâm lý, ý thức vừa được bộ lộ, vừa được hình thành trong hoạt động. • 2.2. Đặc điểm của hoạt động • 2.2.1. Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng • Hoạt động bao giờ cũng hướng tới một sự vật, hiện tượng nào đó của TGKQ, được gọi là đối tượng của hoạt động. Đối tượng này bao giờ cũng được cá nhân nhận thức (ý thức). Đối tượng của hoạt động là cái mà con người cần phải chiếm lĩnh để thỏa mãn nhu cầu của mình. Vì vậy, bản thân khái niệm hoạt động đã bao hàm cả đối tượng của hoạt động. Không có hoạt động nào lại không có đối tượng. Nói một cách đầy đủ thì phải nói khái niệm hoạt động có đối tượng. • 2.2.2. Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành • Bất cứ hoạt động nào cũng phải có con người với tư cách là một chủ thể thực hiện. Chủ thể có thể là một hay nhiều người. Có thể nói, 35
  36. chủ thể và đối tượng là hai “nửa” làm thành một hoạt động. Một hoạt động không thể thiếu một trong hai “nửa” đó. • 2.2.3. Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích • Mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể) và biến đổi bản thân chủ thể (con người). Tính mục đích bao giờ cũng gắn liền với tính đối tượng. • 2.2.4.Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp • Trong khi hoạt động bao giờ con người cũng dùng phương tiện, công cụ để tác động vào đối tượng. Công cụ, phương tiện được sử dụng trong hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng hoạt động tạo ra tính chất gián tiếp của hoạt động. Công cụ được sử dụng trong hoạt động có thể là công cụ vật chất hoặc công cụ tâm lý, ngôn ngữ. • 2.3. Các loại hoạt động • Có nhiều cách phân loại hoạt động. Mỗi cách phân loại dựa trên những căn cứ riêng. • 2.3.1. Cách phân loại tổng quát nhất • Loài người có hai loại hoạt động: lao động và giao tiếp. Cách phân loại này căn cứ vào quan hệ giữa người với vật thể (khách thể chủ thể) và quan hệ giữa người với người (chủ thể và chủ thể). • 2.3.2. Xét trên phương diện cá thể • Người ta thấy trong đời người có ba loại hình hoạt động kế tiếp nhau. Đó là các hoạt động: vui chơi, học tập, lao động. Ở từng giai đoạn, lứa tuổi con người có hoạt động chủ đạo khác nhau. • Ví dụ: Trước tuổi học, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Đến tuổi học sinh, học tập là hoạt động chủ đạo. Đối với con người ở giai đoạn trưởng thành, bước vào cuộc sống lao động thì lao động là hoạt động chủ đạo. • 2.3.3. Căn cứ vào sản phẩm hoạt động tạo ra là vật chất hay tinh thần • Có thể chia làm hai loại: • - Hoạt động thực tiễn (còn gọi là hoạt động bên ngoài): là hoạt động tác động vào sự vật, vật thể làm biến đổi chúng tạo ra sản phẩm vật thể cảm tính, thấy được. 36
  37. • - Hoạt động lý luận (hoạt động tinh thần, hoạt động bên trong): Loại hoạt động này được tiến hành nhờ các biểu tượng (hình ảnh về các sự vật, hiện tượng (SVHT), • các ký hiệu tượng trưng) xảy ra trong đầu óc con người, để tìm tòi quy luật vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, để mô tả, trừu tượng hóa, khái quát hóa về mqh giữa các sự vật hiện tượng (SVHT). Sản phẩm của hoạt động lý luận có thể coi là hoạt động định hướng. Chức năng chung của hoạt động lý luận là chuẩn bị cho hoạt động thực tiễn. • Ngoài ra còn có cách phân loại khác chia hoạt động của con người thành bốn hoạt động sau: • - Hoạt động biến đổi; • - Hoạt động nhận thức; • - Hoạt động định hướng giá trị; • - Hoạt động giao tiếp. • Hoạt động biến đổi: dạng điển hình nhất của hoạt động biến đổi là lao động (thường gọi là lao động sáng tạo). Hoạt động biến đổi bao gồm cả hoạt động biến đổi thiên nhiên (vật thể), biến đổi xã hội (hoạt động xã hội, chính trị) hoạt động cách mạng cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới), hoạt động quản lý (xã hội, kinh tế) và hoạt động biến đổi con người như hoạt động giáo dục và tự giáo dục (cũng có thể xếp vào loại hoạt động tinh thần). • Hoạt động nhận thức: là một loại hoạt động tinh thần, không làm biến đổi các vật thể thực, quan hệ thực. Nó chỉ p.á sự vật qh ,mang lại cho chủ thể các hình ảnh và tri thức về các sự vật, quan hệ ấy. Hoạt động nhận thức là cơ sở trí tuệ cho các loại hoạt động khác. • Hoạt động định hướng giá trị: là một hoạt động tinh thần. Đây là hoạt động nhằm xác định ý nghĩa của thực tại đối với bản thân chủ thể tạo ra phương hướng của hoạt động. Hoạt động định hướng giá trị có thể coi là thành tố của các hoạt động khác. Đối với xã hội, hoạt động định hướng giá trị là một bộ phận của hệ tư tưởng xã hội, từ đó hình thành thang giá trị xã hội. • Hoạt động giao tiếp: là hoạt động thiết lập và vận hành các mqh người – người (nghiên cứu ở phần sau). 37
  38. • 2.4. Cấu trúc của hoạt động • Phạm trù hoạt động với tư cách là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học được A.N. Leônchiep phân tích sâu sắc trong tác phẩm Hoạt động, ý thức và nhân cách. Ông đã đưa ra cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố này. Sáu thành tố này cùng với các mqh giữa chúng tạo thành cấu trúc của hoạt động. • Cấu trúc của hoạt động có thể được khái quát như sau: • Chủ thể Khách thể • Hoạt động cụ thể Động cơ Hành động Mục đích Thao tác Phương tiện Sản phẩm Hoạt động được hợp hành bởi các hành động. Các hành động diễn ra bằng các thao tác. Hoạt động luôn luôn hướng vào động cơ. Đó là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Mục đích chung đó được cụ thể hóa bằng những mục đích cụ thể (mục đích bộ phận). Để đạt được mục đích, con người phải sử dụng những công cụ, phương tiện. Các thao tác để tiến hành hành động hướng tới mục đích sẽ tùy thuộc vào điều kiện, phương tiện có được. Như vậy, khi tiến hành hoạt động, về phía chủ thể bao gồm ba thành tố và mqh giữa ba thành tố đó là: hoạt động, hành động, thao tác. Về phía khách thể (đối tượng của hoạt động) cũng bao gồm ba thành tố và mqh giữa chúng với nhau là: động cơ mục đích và phương tiện. 3. Giao tiếp và tâm lý 3.1. Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Bất cứ ở đâu, làm gì, con người đều có quan hệ với người khác, với xã hội. Ngay cả khi lao động một mình, khi chơi một mình, hay ngồi đọc sách một mình, ta cũng đều thấy như vậy. Các quan hệ giao tiếp luôn 38
  39. luôn vận động trong mọi hoạt động của con người được cá nhân, nhóm, tập thể thực hiện bằng các thao tác cụ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, do một hệ thống động cơ nào đó thúc đẩy. Giao tiếp là sự tiếp súc tâm lý giữa ngừi với người, thông qua đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Nói cách khác, giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mqh người – người để hiện thực hóa các mối qhxh giữa con người với nhau, giữa chủ thể này với chủ thể khác. • Mối quan hệ (mqh) giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau: • - Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân • - Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm • - Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng. • 3.2. Chức năng của giao tiếp • Có thể chia các chức năng của giao tiếp thành 2 nhóm: chức năng thuần tuý xã hội và chức năng tâm lý xã hội. • - Chức năng thuần tuý xã hội là chức năng giao tiếp phục vụ cho nhu cầu chung của xã hội hay một nhóm người. Ví dụ, từ thời xa xưa khi cùng khêng vác một vật nặng, người ta đã “hò dô ta” với nhau để thông tin, tổ chức, điều khiển, động viên nhau, phối hợp hoạt động lao động tập thể. Giao tiếp còn có chức năng thông tin. Muốn quản lý một xã hội phải có thông tin hai chiều: từ trên xuống và từ dưới lên, thông tin giữa các nhóm tập thể • - Chức năng tâm lý xã hội là chức năng của giao tiếp phục vụ các nhu cầu của từng thành viên trong xã hội , đáp ứng nhu cầu quan hệ giữa bản thân với người khác. Đối với con người, trạng thái cô đơn, cô lập là một trong những trạng thái đáng sợ nhất. Trạng thái “bị đứt mạch”, bị cô lập với cộng đồng, tập thể, gia đình, người thân bạn bè có thể làm nảy sinh trạng thái tâm lý không bình thường, nhiều khi dẫn tới tình trạng bệnh hoạn. Khi “nối được mạch”(quan hệ trở lại sau khi bị gián đoạn) người ta cảm thấy sung sướng, hạnh phúc. Chức năng này của giao tiếp gọi là chức năng nối mạch (tiếp 39
  40. xúc) với người khác, với nhóm, tập thể và xã hội. Trong các quan hệ, quan hệ nhóm giữ một vai trò đặc biệt. • 3.3. Phân loại giao tiếp • Có nhiều cách phân loại giao tiếp. • 3.3.1. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp • - Giao tiếp vật chất: là giao tiếp thông qua hành động với vật thực. Ví dụ, thông qua đồ chơi, người lớn giao tiếp với trẻ nhỏ; người ta tặng nhau những vật kỷ niệm để nhớ nhau, để gửi gắm thái độ, tình cảm, suy nghĩ cho nhau. - Giao tiếp ngôn ngữ: là giao tiếp được thực hiện thông qua tiếng nói và chữ viết. Đó là phương tiện giao tiếp phổ biến ở con người. - Giao tiếp phi ngôn ngữ: là giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, hành động, ánh mắt, nụ cười để biểu hiện sự đồng tình, phản bác. 3.3.2. Căn cứ vào khaỏng cách của đối tượng và chủ thể trong quá trình giao tiếp - Giao tiếp trực tiếp: là quá trình giao tiếp xảy ra tại một thời điểm có mặt hai hay nhiều người trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau. Đây là loại giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể giao tiếp trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau. - Giao tiếp gián tiếp: là giao tiếp mà đối tượng giao tiếp không có mặt trong tời điểm cần tiếp xúc (vắng mặt). Đây là loại giao tiếp được thực hiện qua các phương tiện trung gian như thư từ, báo, điện thoại, truyền thanh, truyền hình, fax v.v Loại này còn gọi là giao tiếp trung gian. 3.3.3. Căn cứ vào quy cách và nội dung giao tiếp - Giao tiếp chính thức: là loại giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, được tiến hành theo những nghi thức, thể thức giao tiếp được dư luận xã hội, phong tục tập quán quy định. - Giao tiếp không chính thức: là loại giao tiếp giữa các cá nhân với nhau dựa trên nhu cầu, thị hiếu, hứng thú, cảm xúc, không bị ràng buộc bởi nghi thức nào cả, hoàn toàn tự nguyện, tự giác. Đó là những câu chuyện tâm sự riêng tư, đối tượng giao tiếp không chỉ nhằm thông báo cho nhau thông tin mà muốn cùng nhau tỏ thái độ • Lập trường đối với thông tin đó, chia sẻ, thông cảm, đồng cảm với nhau. • 3.4. Giao tiếp và sự phát triển tâm lý 40
  41. • Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Trong các cơ chế hình thành tâm lý, bên cạnh cơ chế sinh lý thần kinh (phản xạ) là nguồn gốc tự nhiên của mọi hiện tượng tâm lý thì cơ chếư thứ hai là quá trình xã hội hoá (cơ chế di sản xã hội). Hạt nhân của cơ chế di sản xã hội là quá trình giao tiếp. Tâm lý con người được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp. Tâm lý con người là kinh nghiệm xã hội, lịch sử của loài người chuyển thành kinh nghiệm của bản thân, thông qua hoạt động và giao tiếp. • Tóm lại, tâm lý người (năng lực, phẩm chất, thái độ, cách ứng xử )do tồn tại khách quan quy định, nảy sinh nhờ hoạt động và giao tiếp. • Có thể sơ đồ hoá kết luận đó như sau: Xã hội các quan hệ xã hội Con người (tâm lý nhân cách) - chủ thể hoạt động Đối tượng giao giao tiếp tiếp Hoạt động Đối tượng hoạt động • CHƯƠNG III •SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ, Ý THỨC • Chương này trình bày sự nảy sinh và hình thành tâm lý trên phương diện chủng loại và phương diện cá nhân. Đây là một trong những vấn đề cơ bản của tâm lý học. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu kỹ hơn những vấn đề đã nghiên cứu ở trang trước, thấy rõ hơn đặc thù của tâm lý con người. •SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ • 1. Sự nảy sinh, hình thành tâm lý về phương diện loài người • Tâm lý ý thức là kết quả của sự phát triển lâu dài của vật chất, gắn liền với sự sống. Sự phát triển này trải ưqua ba giai đoạn lớn: • - Từ vật chất vô sinh (chưa có sự sống) phát triển thành vật chất hữu sinh (có sự sống). 41
  42. • - Từ vật chất hữu sinh chưa có cảm giác phát triển thành sinh vật có cảm giác (hiện tượng tâm lý đơn giản nhất), dần dần xuất hiện các hiện tượng tâm lý khác. • - Từ động vật cấp cao chưa có ý thức phát triển thành con người có ý thức. • Tìm hiểu ba giai đoạn đó tức là tìm hiểu ba vấn đề: nguồn gốc sự sống, sự nảy sinh của tâm lý và sự nảy sinh của ý thức con người. Ba vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau. Sự sống ra đời chấm dứt giai đoạn thứ nhất, mở đầu giai đoạn thứ hai của quá trình phát triển vật chất. Giai đoạn thứ hai sẽ kết thúc bằng sự nảy sinh hiện tượng tâm lý, dần dần phát triển đến hiện tượng tâm lý phức tạp nhất là ý thức. • 1.1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý • Sự sống ra đời cách đây khoảng 2.500 triệu năm với hình thứuc đầu tiên là giọt Prôtít (côaxecva). Từ hình thức đơn giản ấy phát triển thành thế giới sinh vật. Điểm khác nhau cow bản giữa sinh vật và vật vô sinh là sinh vật có tính chịu kích thích. Đó là khả năng hoạt động của cơ thể trả lời các tác động ngoại giới có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Nghĩa là trả lời các tác động trực tiếp ảnh hưởng tới sự sống, bảo vệ sự sống của cá thể và phát triển nòi giống. Tính chịu kích thích đã có ở những sinh vật chưa có tế bào thần kinh hoặc có mạng thần kinh phân tán khắp cơ thể. Tính chịu kích thích là cơ sở đầu tiên cho tính nhạy cảm (tính cảm ứng) xuất hiện. Trên cơ sở tín chịu kích thích, ở các loài côn trùng (giun, ong ) xuất hiện tính cảm ứng. Tính cảm ứng (còn gọi là tính nhạy cảm) là năng lực của cơ thể đáp lại những kích thích gián tiếp (thông báo sẽ diễn ra kích thích có ảnh hưởng trực tiếp) đối với sự tồn tại của cơ thể. Tính nhạy cảm được coi là mầm mống đầu tiên của tâm lý (cảm giác). Ở những động vật có tính cảm ứng, các tế bào thần kinh phân tán đã tập trung đã tập trung thành những hạch (mấu) thần ksinh. Tính cảm ứng của động vật xuất hiện cách đây khoảng 600 triệu năm. Từ cảm giác dần dần phát triển thành các hiện tượng tâm lý khác phức tạp hơn. • 1.1. Các thời ký phát triển của tâm lý 42
  43. • Sự phát triển tâm lý của loài người được nghiên cứu theo hai phương diện: • 1.2.1. Dựa vào mức độ phản ánh tâm lý • Theo phương diện này, tâm lý của loài người trải qua ba thời kỳ: Cảm giác, tri giác và tư duy (bằng tay và ngôn ngữ) • - Thời kỳ cảm giác: Ở thời kỳ này con vật mới có khả năng phản ánh từng kích thích riêng lẻ của sự vật, hiện tượng đang tác động vào nó. Các động vật ở các bậc thang tiến hoá cao hơn và ở loài người đều có thời kỳ cảm giác. Trên cơ sở cảm giác mà xuất hiện các thời kỳ phản ánh tâm lý cao hơn là tri giác và tư duy. • Thời kỳ tri giác: là thời kỳ phản ánh tâm lý cao hơn cảm giác. Động vật ở thời kỳ này có khả năng phản ánh một tổ hợp các kích thích riêng lẻ của sự vật, hiện tượng đang tác động vào cơ thể nó thành một chỉnh thể tron vẹn. • Thời kỳ tư duy: là thời kỳ p.á tâm lý cao hơn tri giác. Thời kỳ này được chia thành hai thời kỳ nhỏ: • + Thời kỳ tư duy bằng tay: Các động vật ở thời kỳ này có khả năng phản ánh những mối quan hệ khá phức tạp của các sự vật, hiện tượng. Ở loài vượn người Ôtralopictec (cách đây khoảng 10 triệu năm) có vỏ não phát triển trùm lên các phần khác của não. Con vượn đã biết dùng “hai bàn tay” để sờ mó, lắp ráp, giải quyết các tình huống cụ thể ở trước mắt. Páplôp gọi hiện tượng đó là hiện tượng tư duy bằng tay (tư duy cụ thể). • + Thời kỳ tư duy bằng ngôn ngữ: Đây là thời kỳ p.á tâm lý cao hơn rất nhiều so với tư duy bằng tay, có chất lượng hoàn toàn mới, nảy sinh khi loài người xuất hiện và chỉ có ở người. Tư duy ngôn ngữ p.á giao tiếp, khái quát mối liên hệ bản chất và quy luật của các sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà các quá trình p.á trước đó không p.á được. Nhờ có tư duy ngôn ngữ mà hoạt động của con người có tính mục đích, tính kế hoạch, giúp cho con người không chỉ nhận thức và cải tạo thế giới mà còn nhận thức, cải tạo chính bản thân mình. • Sau đây là bảng tổng kết về sự phát triển tâm lý trong quá trình tiến hoá động vật (bảng 1) 43
  44. • Bảng tóm tắt sự phát triển tâm lý trong quá trình tiến hoá động vật Thời gian xuất hiện Trình độ phát Cấp động vật Tổ chức thần kinh (và sinh sống) triển tâm lý Từ 2000 triệu năm Động vật Chưa có tế bào thần kinh Có tính chịu (trước đại dương nguyên sinh, hoặc mới có mạng thần kích thích nguyên thuỷ) bọt bể kinh phân tán khắp cơ thể Từ 600-500 triệu năm Động vật Có tính nhạy (trước đại dương chân có đốt Xuất hiện hạch thần kinh cảm (xuất hiện nguyên thuỷ) (tiết túc) cảm giác) Từ 350-300 triệu Có hệ thần kinh trung Bắt đầu nhận biết năm (trước đại Lớp cá ương, mầm mống vỏ não (tri giác đơn giản) dương nguyên thuỷ) Từ 200 – 100 triệu Tri giác phát Bộ não phát triển, năm (trước đại Lớp bò sát triển có khả xuất hiện vỏ não dương nguyên thuỷ) năng chú ý Từ 50-30 triệu Lớp có vú Bán cầu não lớn và Có biểu tượng năm trước bậc thấp vỏ não phát triển của trí nhớ Vỏ não phát triển, Khoảng 10 triệu năm Họ khỉ, người vượn Bắt đầu tư duy bằng tay có trùm lên các phần khác mầm mống trí tưởng tượng và trước Ôxtralôpitec của vỏ não hành vi tinh khôn Biết lao động và các Người vượn Vùng não mới phát 1 triệu năm hoạt động phức tạp Pitêcantơrop triển các nếp nhăn khác Khúc cuộn não phát 70-50 vạn năm Người vượn Bắc kinh triển mạnh Người vượn Ý thức, tư duy trừu Hâydenbec, trượng, ngôn ngữ, ý Nêandectan và người chí, giao tiếp và tâm lý Xuất hiện hệ thống tín 40-10 vạn năm Homo Habilis (người xã hội, tâm lý tiềm hiệu thứ hai khéo léo), Homo tàng, tâm lý sống động Sapiens (người trí tuệ, của cá nhân người tinh khôn) • 1.2.2. Dựa vào nguồn gốc nảy sinh các hành vi • Theo phương diện, này tâm lý của loài người trải qua ba thời kỳ: bản năng, kỹ xảo và trí tuệ. • - Thời kỳ bản năng: Bản năng là hành vi bẩm sinh, mang tính di truyền và có cơ sở sinh lý là những phản xạ không điều kiện. Từ loài côn trùng trở đi bắt đầu có bản năng. Ví dụ: con ong xây tổ, vịt con nở ra đã biết bơi. Những hành vi này nhằm thoả mãn các nhu cầu của cơ thể như ăn, ở, uống, tự vệ v.v Ở động vật có xương 44
  45. sống và con người đều có bản năng. Nhưng bản năng của người khác xa về bản chất so với bản năng của con vật. Bản năng của con người mang tính xã hội và lịch sử loài người, có sự tham gia của tư duy, ý thức. • - Thời kỳ kỹ xảo: Hoàn cảnh sống ngày một thay đổi, tổ chức cơ thể ngày một tinh vi hơn, tạo điều kiện thích nghi với hoàn cảnh mới. Kỹ xảo là một hình thức hành vi mới, xuất hiện sau bản năng- một hành vi có cá thể tự tạo. Hành vi kỹ xảo là các thao tác hành động do cá thể tự tạo nên bằng cách tập luyện lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục, trở thành định hình trong não. Kỹ xảo có cơ sở sinh lý là các phản xạ có điều kiện, đảm bảo cho sự thích ứng có tính chất phân hoá của động vật đối với những điều kiện của môi trường. So với bản năng hành vi kỹ xảo có tính chất mềm dẻo và có khả năng biến đổi lớn. • - Thời kỳ hành vi trí tuệ: Hành vi trí tuệ là hành vi cao hơn kỹ xảo và bản năng, là hành vi đặc trưng cho các động vật bậc cao (như khỉ, cá heo, voi) nhưng còn ở trình độ thấp. Hành vi trí tuệ phát triển đặc biệt mạnh và là hành vi đặc trưng của con người. Đây là kiểu hành vi mềm dẻo và hợp lý trong những điều kiện sống luôn luôn biến đổi. • Hành vi trí tuệ là kết quả của tập luyện, do cá thể tự tạo trong đời sống của nó. Chính nhờ hành vi trí tuệ con người có thể thích ứng và cải tạo thế giới khách quan (tự nhiên và xã hội), đồng thời cải tạo chính bản thân con người; làm cho xã hội loài người (và bản thân con người) không ngừng phát triển. Hành vi trí tuệ của con người gắn liền với ngôn ngữ, là hành vi có ý thức • 2. Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể • Sự phát triển tâm lý của con người từ lúc sinh ra đến khi qua đời trải qua nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, lứa tuổi, tuy có nhiều loại hình hoạt động nhưng trong đó vẫn có một hoạt động đóng vai trò chủ đạo. Hoạt động chủ đạo là hoạt động đóng vai trò chủ yếu nhất đối với sự hình thành những đặc điểm tâm lý mới quy định những 45
  46. biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và những nét căn bản, đặc trưng cho giai đoạn hoặc thời kỳ lứa tuổi. Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi: • 2.1. Giai đoạn tuổi sơ sinh và hài nhi • - Thời kỳ từ 0 đến 2 tháng đầu (sơ sinh): là tuổi “ăn, ngủ”, phối hợp với phản xạ bẩm sinh, động tác bột phát thực hiện chức năng sinh lý người. • - Thời kỳ từ 2 đến 12 tháng (hài nhi): Hoạt động chủ đạo là giao tiếp cảm xúc trwcj tiếp với người lớn, trước hết là với người mẹ. • 2.2. Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) • Hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật: trẻ bắt trước các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh. • 2.3. Giai đoạn tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) • Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Ở lứa tuổi này ý thức xuất hiện, trẻ lĩnh hội các chuẩn mực hành vi, có sự rung cảm đạo đức và thẩm mỹ, xuất hiện tư duy trực quan hình tượng, bắt đầu có tw duy ngôn ngữ, phát triển hành vi có chủ định. • 2.4. Giai đoạn tuổi đi học • Tuổi nhi đồng 7-12 tuổi: Hoạt động chủ đạo là học tập. • - Tuổi thiếu niên từ 12-15 tuổi: Hoạt động chủ đạo là học tập và giao tiếp nhóm. Đây là lứa tuổi dậy thì, nhiều phẩm chất tâm lý mới xuất hiện như lòng tự trọng, năng lực đánh giá, nhu cầu tình bạn, tự khẳng định • - Tuổi vị thành niên, học sinh 15-18 tuổi: Hoạt động chủ đạo là học tập và hoạt động xã hội. Tuổi thanh niên đã hình thành thế giới quan, định hướng để chuẩn bị nghề nghiệp, ham hoạt động xã hội, nhu cầu có bạn thân, phát triển nhân cách với tư cách là một thành viên của xã hội. • 2.5. Giai đoạn tuổi trưởng thành (từ 18-25 tuổi trở đi) • Hoạt động chủ đạo là học tập và lao động. Đây là giai đoạn phát triển toàn diện về thể chất, tâm lý, ý thức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong các giai đoạn lứa tuổi. • 2.6. Giai đoạn tuổi già (60 tuổi trở đi) 46
  47. • Đây là giai đoạn nghỉ ngơi, con người phản ứng chậm dần, phản ứng hành vi không còn chính xác như trước. • II- SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý THỨC • 1. Khái niệm chung về ý thức • 1.1. Ý thức là gì ? • Ý thức là một khái niệm chỉ một cấp độ phát triển đặc biệt trong tâm lý con người. • Ý thức là hình thức p.á tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Nhờ có ngôn ngữ mà những hình ảnh tâm lý đã được hình thành ở trong não được con người nhận thức lại. Hiện tượng đó được gọi này là ý thức. Đó là khả năng hiểu các tri thức (hiểu biết) mà con người đã tiếp thu được từ trước. Ý thức là tri thức về tri thức, p.á của p.á, nhận thức của nhận thức • Có thể nói ý thức là tồn tại của nhận thức • 1.2. Các thuộc tính cơ bản của ý thức • 1.2.1. Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới • Ý thức giúp con người: • Nhận thức cái bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ. • - Dự kiến trước kế hoạch, kết quả của hành vi, làm cho hành vi mang tính có chủ định. • 1.2.2. Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới • Ý thức không chỉ nhận thức sâu sắc thế giới mà còn bao hàm tháí độ đối với thế giới. • 1.2.3. Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người • 1.2.4. Khả năng tự ý thức • Con người không chỉ ý thức về thế giới, mà ở mức độ cao hơn, con người có khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, hoàn thiện mình. • 1.3. Cấu trúc của ý thức • Ý thức là một chỉnh thể phức tạp bao gồm nhiều mặt thống nhất với nhau, đó là: • 1.3.1. Nhận thức 47
  48. • Bao gồm: • - Các quá trình nhận thức cảm tính. • - Các quá trình nhận thức lý tính • 1.3.2. Thái độ của ý thức: Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể đối với thế giới. • 1.3.3.Sự năng động của ý thức • Sự năng động của ý thức • Ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người làm cho hoạt động của con người có ý thức. Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến cả bản thân. Mặt khác, ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc các hoạt động quy định cấu trúc của ý thức. • 2. Sự hình thành và phát triển ý thức của con người • 2.1. Sự hình thành ý thức của con người về phương diện loài người • Các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ: trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ là hai động lực chủ yếu đã biến bộ não vượn thành bộ não người. Đây cũng chính là yếu tố hình thành, phát triển ý thức của con người. • 2.1.1. Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức. • Yếu tố trước tiên có ý nghĩa quyết định làm cho con vật trở thành con người là lao động sản xuất. Mác và Ăng ghen đã chỉ rõ rằng, sự khác nhau cơ bản giữa con người và động vật được giải thích bằng lao động: “ Trong lao động con người đã thay đổi thiên nhiên, thay đổi cấu tạo cơ thể, thay đổi chức năng của các cơ quan, thay đổi cách hoạt động và đồng thời thay đổi cả bản tính của mình nữa”. (C.Mác. Tư bản. Nxb Sự thật. Hà Nội, 1963. Tập 1, tr. 247). • Nhờ các động tác lao động đơn giản nhất vượn người không dùng hai chi trước để đi nữa mà chỉ dùng để cầm nắm, sờ mó, để lấy thức ăn, cầm hòn đá, nắm cành cây Bàn tay xuất hiện và qua lao động cấu tạo của tay thay đổi: trên bàn tay tách biệt ra ngón cái và ngón trỏ, ống xương cánh tay ngắn lại, cánh tay trở nên mềm mại, co duỗi nhẹ nhàng, lanh lẹ, có thể tạo ra các cử động khéo léo, tinh tế nhất. 48
  49. Việc sử dụng ngón cái và ngón tay trỏ chỉ có ở con người, động vật khác không có được. Cấu tạo và chức năng của tay thay đổi làm cho cơ thể thay đổi. Từ chỗ chuyển động bằng bốn chi đến chỗ đi bằng hai chân, tổ tiên loài người biết đi thẳng, làm thay đổi xương ống, xương sọ, thay đổi cả cấu tạo cơ thể, nhất là mặt. • Thế đi thẳng bắt con người nhìn thẳng, tầm mắt trở nên rộng lớn, đối tượng của thị giác nhiều thêm, làm cho chức năng của mắt phong phú hơn và thúc đẩy sự phát triển của não. Đó là một bước quyết định chuyển vượn thành người. Hai chi trước biến thành bàn tay biết sử dụng, giữ gìn rồi chế tạo công cụ để tạo ra những sản phẩm không có sẵn trong tự nhiên nhằm thoả mãn những nhu cầu ngày càng nhiều của mình. Hoạt động lao động có ý nghĩa quyết định với sự hình thành ý thức ở con người, bởi vì: • - Hoạt động lao động đòi hỏi con người phải hình dung trước mô hình của cái cần làm • Hoạt động lao động đòi hỏi con người phải hình dung trước mô hình của cái cần làm với cách làm ra cái đó trên cơ sở huy động toàn bộ vốn hiểu biết, năng lực, trí tuệ của bản thân của công việc đó- tức là con người phải ý thức được những cái mình sẽ làm ra. C.Mác đã nói rằng, một con ong làm tổ còn khéo hơn một kiến trúc sư, nhưng điều khác biệt trước tiên là ở chỗ, người kiến trúc sư (cho dù là tồi nhất) trước khi xây dựng ngôi nhà trong hiện thực thì anh ta đã hình dung ra ngôi nhà đó ở trong óc của mình. Hình ảnh ngôi nhà ở trong óc được biểu hiển ra ngoài dưới hình thức bản vẽ (thiết kế). Trong quá trình xây nhà, từng phần đã được xây xong luôn được đối chiếu với thiết kế ban đầu (nghĩa là luôn diễn ra quá trình nhận thức lại – ý thức). • Trong lao động con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tiến hành các thao tác và hành động lao động tác động vào đối tượng để làm ra sản phẩm. Qua đó nhận thức của con người được mở mang, tri thức, vốn kinh nghiệm tăng dần, ý thức con người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động. • - Kết thúc quá trình lao động con người đối chiếu sản phẩm của mình làm ra đối với mô hình tâm lý về sản phẩm đã hình dung từ 49
  50. đầu, đánh giá sản phẩm đó. Có thể nói, ý thức được hình thành và biểu hiện trong suốt quá trình lao động của con người. • Như vậy, lao động đòi hỏi phải có ý thức, hay nói cách khác, ý thức ra đời trong lao động. • 2.1.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự hình thành ý thức • Trong lao động những thành viên cùng tham gia phải thống nhất hành động và hướng hành động vào giải quyết nhiệm vụ chung. Vì thế họ cần trao đổi với nhau, nói với nhau những ý nghĩ của mình. • Nhu cầu đó đã nảy sinh ra ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ hai), giúp con người có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác hành động lao động để cùng làm ra sản phẩm. Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu, đánh giá sản phẩm mà mình làm ra. • Hoạt động lao động là hoạt động tập thể, mang tính xã hội. Nhờ ngôn ngữ, con người giao tiếp với nhau trong một tập thể để tồn tại và phát triển. Chính trong tập thể này mỗi người được giao một trách nhiệm và xác định được vị trí của mình. Con người khẳng định được vị trí của mình trong tập thể. Nhờ ngôn ngữ, giao tiếp con người hiểu biết lẫn nhau, do đó ý thức được hình thành. Ý thức chính là biết người biết ta. Nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà con người ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác. Trong lao động, nhờ ngôn ngữ và giao tiếp con người thông báo và trao đổi thông tin với nhau, phối hợp động tác với nhau để cùng làm ra sản phẩm chung. • 2.2. Sự hình thành ý thức và ý thức của cá nhân • 2.2.1. Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân • Khi nghiên cứu về hoạt động của con người chúng ta đã khẳng định: trong hoạt động, cá nhân huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực, hứng thú, nguyện vọng của mình để làm ra sản phẩm. Trong sản phẩm của hoạt động chứa đựng mặt tâm lý, ý thức cá nhân. Mặt khác, tâm lý, ý thức cá nhân hình thành, phát triển thông qua hoạt động rất phong phú, đa dạng trong thực tiễn cuộc sống. 50
  51. • 2.2.2. Ý thức cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp của cá nhân với người khác, với xã hội • Con người là con người của xã hội. Ý thức là sản phẩm của các mqh giữa con người với con người trong xã hội. Phần trên khi trình bày về mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động đã ít nhiều cho chúng ta thấy việc hình thành ý thức không thể tách rời mqh giữa con người với con người trong hoạt động. Lao động bao giờ cũng mang tính chất tập thể, xã hội. Trong giao tiếp mỗi cá nhân có có sự so sánh mình với người khác, người khác với mình và với chuẩn mực đạo đức xã hội. Chính qua sự so sánh ấy cá nhân thấy rõ được mình hơn. Trong giao tiếp, người này là gương soi của người kia. Ý thức dần dân nảy sinh và phát triển trong quá trình giao tiếp giữa con người với nhau. • C. Mác và F.Ăngghen đã viết: “sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều cá thể khác mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp”. C. Mác - F.Ăngghen Toàn tập, tr. 23, tr. 62) • 2.2.3. Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội • Ý thức cá nhân không chỉ p.á kinh nghiệm của mình được hình thành trong hoạt động, giao tiếp xã hội mà còn là kết quả của việc lĩnh hội, tiếp thu tri thức mà loài người đã phát hiện được. Thông qua các hình thức hoạt động đa dạng, nhất là thông qua con đường dạy học và giao tiếp trong các quan hệ xã hội cá nhân lĩnh hội các chuẩn mực xã hội, các định hướng giá trị xã hội chứa đựng trong nền văn hoá dân tộc và nhân loại để hình thành ý thức cá nhân. • 2.2.4. Ý thức của cá nhân dược hình thành bằng con đường nhận thức, tự phân tích hành vi của mình • Ý thức cá nhân được hình thành thông qua các hạot động đa dạng, được biểu hiện ở các sản phẩm do cá nhân làm ra trong quá trình hoạt động. Sự hình thành ý thức cá nhân cần được thực hiện chính trong quá trình cá nhân tự tách mình ra thành đối tượng • xem xét, suy nghĩ của chính bản thân mình. Đó là quá trình cá nhân tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình, từ đó rút ra những điều cần thiết để tự điều chỉnh và tự hoàn thiện mình theo yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. 51
  52. Đó là quá trình tự ý thức về mình- một nhân tố vô cùng quan trọng để cá nhân không ngừng hoàn thiện nhân cách của bản thân. • 3. Các cấp độ của ý thức • Các hiện tượng tâm lý định hướng, điều khiển, điều chỉnh các hành vi và hoạt động của con người ở các mức độ khác nhau. Căn cứ vào mức độ sáng tỏ, tính tự giác, phạm vi bao quát của chúng, người ta phân chia các hiện tượng tâm lý của con người thành ba cấp độ: • - Cấp độ chưa ý thức. • - Cấp độ ý thức và tự ý thức. • - Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể. • 3.1. Cấp độ chưa ý thức • Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những hiện tượng tâm lý chưa ý thức chi phối hoạt động của con người. Đó là những hiện tượng tâm lý diễn ra mà cá nhân chưa nhận thức được. Hiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được trong tâm lý học gọi là vô thức. • Vô thức là hiện tượng tâm lý ở tầng bậc thấp dưới ý thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình. Vô thức có các đặc điểm như sau: • - Cá nhân không nhận thức được hiện tượng tâm lý, các hành vi, cảm nghĩ của mình, không diễn đạt dược bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác hiểu. Vì vậy, vô thức không kèm theo sự dự kiến trước, không có chủ đích. Sự xuất hiện hành vi vô thức thường đột ngột, bất ngờ, nảy sinh trong thời gian ngắn. Hình ảnh tâm lý trong vô thức hoà quyện với quá khứ, hiện tại, tương lai, không theo quy luật hiện thực. Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau như: • - Vô thức ở tầng bản năng: vô thức (bản năng dinh dưỡng, tự vệ ) tiềm tàng ở tầng sâu, dưới ý thức, mang tính bẩm sinh di truyền. • - Các hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng ý thức (dưới ý thức hay tiền ý thức). Ví dụ: cảm thấy thích một cái gì đó nhưng chưa rõ rệt, không hiểu vì sao thích; lúc thích, lúc không. • Tâm thế: Hiện tượng tâm lý dưới ý thức hướng ta tới sự sẵn sàng chờ đợi, tiếp nhận một điều gì đó, ảnh hưởng đến tính linh hoạt và tính ổn định của hoạt động. • - Có những loại hoạt động tâm lý vốn là có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần chuyển thành dưới ý thức đó là tiềm thức. Tiềm thức thường trực, chỉ đạo tư duy, hành động tới mức không cần ý thức tham gia. • 3.2. Cấp độ ý thức và tự ý thức • Hoạt động của con người chủ yếu do ý thức điều khiển. Ở cấp độ ý thức của con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước hành vi của mình, làm cho hành vi trở nên có ý thức. 52
  53. • Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức bắt đầu hình thành từ tuổi lên ba. Tự ý thức là năng lực nhận thức về bản thân mình. Thông thường tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau: • - Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến tâm hồn, những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội (qhxh). • - Có thái độ với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá. • - Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác. • - Cá nhân có khả năng tự giáo dục và khả năng tự hoàn thiện mình. • Tự ý thức là điều kiện để con người trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội. • 3.3. Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể • Trong hoạt động và giao tiếp với người khác, với những nhóm xã hội nhất định, ý thức của cá nhân sẽ phát triển đến cấp độ ý thức xã hội, ý thức, ý thức nhóm, ý thức tập thể. Ví dụ: ý thức về gia đình, ý thức về dòng họ, ý thức về dân tộc, ý thức nghề nghiệp. Ở cấp độ này, con người hoạt động không đơn thuần theo nhu cầu, hứng thú, quan điểm của cá nhân mình, mà còn hoạt động với ý thức mình là đại diện cho một cộng đồng, vì lợi ích, danh dự của một nhóm người. • Trong cuộc sống, khi người ta hành động với ý thức cộng đồng, ý thức tập thể, mỗi con người có thêm sức mạnh tinh thần mới để vượt lên cao hơn bản thân mình. • Các cấp độ của ý thức luôn tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau làm tăng thêm tính đa dạng và sức mạnh của ý thức. • 4. Chú ý- điều kiện của hoạt động có ý thức • 4.1. Khái niệm • Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm các sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh- tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả. • Chú ý được coi là trạng thái tâm lý “đi kèm” với các hoạt động tâm lý, đặc biệt là với hoạt động nhận thức, giúp cho các hoạt động tâm lý đó diễn ra có kết quả. Nó được coi như cái “nền”, “phông”, là điều kiện của hoạt động có ý thức. C.Mác coi chú ý như một nhân tố tâm lý làm cho hoạt động của cá nhân đạt kết quả cao, đặc biệt là những hoạt động lao động ít hấp dẫn về nội dung cũng như phương thức thực hiện. 53
  54. • 4.2. Phân loại chú ý • Có ba loại chú ý, đó là: chú ý không chủ định, chú ý có chủ định, chú ý sau chủ định. • 4.2.1. Chú ý không chủ định • Là loại chú ý không có mục đích đặt ra trước, không cần sự nỗ lực của bản thân xảy ra chủ yếu do đặc điểm của những tác động bên ngoài gây ra, phụ thuộc vào các đặc điểm của kích thích bên ngoài như: • - Độ mới lạ của kích thích: Vật kích thích càng mới lạ càng dễ gây ra chú ý không chủ định. Yếu tố bất ngờ dễ gây ra chú ý không chủ định; ngược lại, kích thích cũ quen thuộc thường không gây ra chú ý không chủ định. • - Cường độ kích thích: Kích thích mạnh thì càng dễ gây ra sự chú ý không chủ định. • - Sự trái ngược giữa vật kích thích và bối cảnh. • - Độ hấp dẫn ưa thích: chú ý còn phụ thuộc vào nhu cầu, xúc cảm, hứng thú của chủ thể. Những sự vật có liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu, phù hợp với hứng thú, thái độ, cảm xúc đều dễ gây ra chú ý không chủ định. • Chú ý không chủ định thường nhẹ nhàng, ít căng thẳng nhưng kém bền vững, khó duy trì lâu dài. • 4.2.2. Chú ý có chủ định • Là loại chú ý có mục đích định trước, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của bản thân. • Chú ý có chủ định được hình thành trong quá trình hoạt động, đòi hỏi cá nhân phải có mục đích định trước. Chú ý có chủ định liên quan chặt chẽ với hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai, với ý chí, tình cảm, xu hướng cá nhân. • Chú ý có chủ định và chú ý không chủ định có liên quan chặt chẽ với nhau, chúng bổ sung và chuyển và chuyển hoá lẫn nhau, giúp con người p.á đối tượng có kết quả. • 4.2.3. Chú ý sau chủ định • Là loại chú ý lúc đầu do mục đích định trước, đòi hỏi cá nhân phải nỗ lực ý chí (làm việc căng thẳng), sau đó do hứng thú với hoạt 54
  55. động mà chú ý có chủ định phát triển đến mức chủ thể khong cần cớ sự nỗ lực của ý chí, làm việc thoải mái mà vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động, đem lại hiệu quả cao. • 4.3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý 4.3.1. Sức tập trung chú ý Là khả năng gạt bổ những gì không liên quan đến hoạt động, tập trung, tập trung ý thức cao độ vào một phạm vi đối tượng tương đối hẹp, cần thiết cho hoạt động lúc đó. • Khái niệm “Sức tập trung của chú ý” liên quan mật thiết với khái niệm “khối lượng chú ý”. Số lượng các đối tượng mà sức tập trung của chú ý bao quát được gọi là khối lượng chú ý. Khối lượng chú ý phụ thuộc vào đawcj điểm của đối tượng khác, cũng như vào nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động. • 4.3.2. Sự phân phối chú ý • Là khả năng đồng thời cùng một lúc tập trung chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định. Sự phân phối chú ý không phải là sự chia đều sức chú ý cho nhiều đối tượng, hoạt động. Nhiều nghiên cứu của tâm lý học đã chứng minh rằng, chú ý chỉ tập trung vào một số đối tượng, còn các đối tượng khác chỉ cần một sự chú ý tối thiểu nào đó. • 4.3.3. Sự di chuyển chú ý • Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động sự di chuyến chú ý là sức chú ý được thay thế có ý thức. • 4.3.4. Sự bền vững của chú ý • Là khả năng duy trì lâu dài sự tập trung chú ý vào một hoặc một số đối tượng. Ngược với độ bền vững là sự phân tán chú ý. • Biểu hiện của sự phân tán chú ý là: cá nhân không có khả năng duy trì lâu dài chú ý của mình vào một (hoặc vài) đối tượng nào đó, luôn di chuyển một cách không chủ định chú ý của mình sang đối tượng khác không cần cho hoạt động lúc đó, làm cho hoạt động không đạt được kết quả mong muốn. Sự phân tán hoặc sự yếu đi theo chu kỳ của chú ý gọi là sự dao động chú ý. Hiện tượng này xảy ra ngay cả khi hành động rất chăm chú. • Các thuộc tính của chú ý có mqh chặt chẽ với nhau. Mỗi thuộc tính của chú ý có thể giữ vai trò tích cực hay tiêu cực tuỳ theo mỗi người chúng ta biết sử dụng mỗi loại thuộc tính hay phối hợp các thuộc tính theo yêu cầu của hoạt động • PHẦN II CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC 55
  56. NỘI DUNG • Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức- tình cảm và hành động). Đó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của con người. • Cho Vd . • Nhờ hoạt động nhận thức, chúng ta không chỉ p.á hiện thực xung quanh mà cả hiện thực của bản thân, không chỉ p.á cái bên ngoài mà cả bản chất bên trong, các mqh mang tính quy luật chi phối sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng; không chỉ p.á cái hiện tại mà cả cái đã qua và cái sẽ tới. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ p.á hiện thực khác nhau (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng ) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khác quan (hình ảnh, hình tượng, khái niệm). • Cho Vd . • Căn cứ vào tính chất p.á có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai mức độ: nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác) và nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng). Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có qh chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau, thống nhất trong quá trình nhận thức. CHƯƠNG IV CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC I- CẢM GIÁC 1. Khái niệm chung về cảm giác 1.1. Cảm giác là gì ? Mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh ta có hàng loạt thuộc tính bề ngoài liên quan chặt chẽ với nhau như: màu sắc (xanh, đỏ, tím ) kích thước (cao, thấp, vuông, tròn, ), trọng lượng (nặng, nhẹ ), khối lượng (to, nhỏ, nhiều ít ), tính chất (nóng, lạnh, đắng, cay, ). Những thuộc tính đó được bộ não của chúng ta p.á nhờ cảm giác. KN Cảm giác là mức độ p.á tâm lý đầu tiên đơn giản nhất mở đầu cho hoạt động nhận thức và cũng mở đầu cho đời sống tâm lý của con người. 56