Bài giảng Tâm lý học - Cao Văn Đạt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học - Cao Văn Đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tam_ly_hoc_cao_van_dat.pdf
Nội dung text: Bài giảng Tâm lý học - Cao Văn Đạt
- CAO VĂN ĐẠT TÂM LÝ HỌC
- ĐI VÀO TÂM LÝ HỌC Theo một số nhà tâm lý học (như Etienne Souriau) thì từ ngữ “Tâm lý học” (Psychologie - Psychology) có từ thế kỷ 16. Nhưng trước đó lâu nhiều nhà quan sát đã thâu lượm kiến thức về con người, con vật và cả về cây cối nữa. Người ta nghiên cứu, thái độ, cử chỉ (Comportement, behavior) của con người, con vật, cây cối Từ ngũ “Tâm lý học” đã được dùng nhiều từ thế kỷ 18 nhờ Christaian WOLFF (1676 - 1754) nhà tâm lý học người Đức. Ông đã dùng tâm lý học thực nghiệm (Psychologia empirica 1732) và tâm lý học duy lý (psychologia rationalis 1734). Trong một thời gian lâu tâm lý học được coi như khoa học về đời sống tinh thần, các hiện tượng và các điều kiện của nó (W. James 1890). Ngày nay tâm lý học được định nghĩa, nói cách tổng quát, là KHOA HỌC VỀ CÁCH SỐNG, cách cư xử (condiute, behavior) là nói tới tha1i độ có thể quan sát được và cũng nói tới hành động đối với môi trường xung quanh (chẳng hạn truyền thông), hành động tương giao của cơ quan và môi trường, hoạt động trên thân ác riêng (diễn trình sinh lý ý thức hoặc vô thức). Tâm lý học thực ra gồm nhiều môn học khác nhau. Tâm lý học chỉ được nhận như một khoa học khi tách khỏi Triết học và cuối thế kỷ 19. Dần dần Tâm lý học được xếp như môn học nhân văn đích danh, dù gặp phải những
- khủng hoảng nặng nề bên trong. Phương pháp của Tâm lý học so sách với các phương pháp của những khoa học khác là đặt những giả thuyết đối với các sụ kiện khách quan. Phương tiện cốt yếu là quan sát và thục nghiệm. Lúc đầu, ưu tâm đến con người bình thường, người lớn, văn minh , sau đó tâm lý học đã mở rộng những khám phá nơi bệnh nhân, trẻ em, những người bán khai, nhóm người trong xã hội và cả loài vật nữa. Do việc làm thực tế, cụ thể, tâm lý học đã chứng tỏ sự hiện hữu và chứng minh tầm quan trọng của mình. Phạm vi áp dụng tâm lý học dường như không bị giới hạn, luôn thêm mãi, luôn đổi mới vì luôn có những thay đổi. Hoạt động của con người luôn thay đổi, luôn có vấn đề mới, vì thế kỹ thuật trong môn tâm lý học cũng phải thay đổi, canh tân. Nhưng, cũng như tất cả các khoa học khác, tâm lý học có giới hạn của mình. Những trắc nghiệm (test) trí khôn, phương pháp dự toán, phỏng đoán (projectif) chỉ có giá trị tương đối vì đây không phải là máy móc đem lại kết quả tương đối chính xác. Một số người phản đối và nghi ngờ khả năng hành động của tâm lý học trước những dụng cụ khoa học mà tâm lý học sử dụng. Họ nghi ngờ các dụng cụ để tìm hiểu con người Tâm lý học cho thấy nỗi băn khoăn hiện sinh hay là nhân bản thuyết đích thực. Tân lý gia phục vụ con người trong khi phải
- tránh tối đa thành kiến đối với người khác và không dùng những phương tiện tâm lý vì những mục đích không chính đáng. Môn tâm lý học trưởng thành dần dần theo dòng thời gian và đã được định nghĩa khác nhau tùy theo quan điểm cũng như phương pháp khảo cứu của từng người hay của từng nhóm người. Tâm lý học là khoa học có đối tượng nghiên cứu là sự kiện tâm lý hay tâm linh. Khảo cứu đi từ chỗ quan sát đến xác định nguyên nhân, hiệu quả là xác định những định luật của những sự kiện tâm lý đó. Tâm lý học là một khoa học, không phải một mớ nhận thức hỗn độn; nhưng có hệ thống, có trình độ tổng quát và thống nhất (theo LALANDE). Tâm lý học khác với kinh nghiệm của tâm lý (do kinh nghiệm và tập quán cá nhân) và khác với khiếu tâm lý (có người có những nhận xét tinh tế, diễn tả trong tác phẩm hoặc nghệ thuật, văn nghệ ). Tâm lý học nghiên cứu sự kiện (thực tại, có thật) không phải ảo tưởng, tưởng tượng ra. Tâm lý học thuần lý (Duy lý tâm lý học) muốn tìm hiểu linh hồn bằng quan sát tâm lý. Tâm lý học ngày nay là thực nghiệm (sự kiện tâm lý, quan sát và xác định luật, tìm ra tương quan chứ không đề cập đến linh hồn). Tâm lý học thực nghiệm (Experimental Psychology - Psychologie Experimentale) tìm hiểu, học hỏi những điều có thực, chứ
- không bàn đến những điều nên có hay phải có. MỘT CÁI NHÌN Vũ trụ: nói chung (mặt trời, mặt trăng, các vì sao trái dất) Trời-Đất: Con người: đầu đội trời, chân đạp đất. Con người: tiếp xúc (nghe, thấy ) các vật trong vũ trụ, tinh tú Con người: gặp gỡ (tại trái đất và có khi ngoài trái đất) - Con người (người khác) - Động vật - Thảo mộc - Các vật khác (vô tri, vô giác) Con người, chủ thể, gặp gỡ, tiếp xúc với đối tượng ở ngoài mình. Con người lại vừa là chủ thể vừa là đối tượng của chính mình (như soi gương, xét mình ) Tâm lý học là môn học nghiên cứu, tìm hiểu về con người (chính mình hoặc người khác) - Đây là đối tượng chính của môn Tâm lý học. Nhưng với thời gian, do sự tiến triển khoa học, kỷ thuật nên đối tượng nghiên cứu của tâm lý học
- mở rộng ra: nghiên cứu thêm động vật, thí dụ: con kiến, vượn, khỉ, chim, ong và thảo mộc, thí dụ: hoa hướng dương, cây xấu hổ, cây hoa bắt ruồi, hoa 10 giờ Muốn nghiên cứu các đối tượng của môn tâm lý học thì phải dùng phương pháp nghiên cứu, tổng quát là nội quan và ngoại quan. MỘT LỜI DIỄN TẢ KHÁC. - Tâm lý học là khoa học về linh hồn. Theo quan niệm cổ điển, khởi đầu từ ARISTOTE (384 - 322 trước công nguyên, kitô), tâm lý học được coi như khoa học về linh hồn và những hành động của nó. - Tâm lý học là khoa học về thái độ, cử chỉ (Comportement, behavior). Đến thế kỷ 19 do ảnh hưởng của các học thuyết thực nghiệm, tâm lý học được coi như khoa học về các phản ứng thể lý, về cử chỉ con người, con vật, thực vật Tâm lý học ngày nay dùng phương pháp của khoa học thực nghiệm: quan sát, đặt giả thuyết kiểm chứng bằng dụng cụ khoa học để đặt các định luật tổng quát đích thực. Với tâm lý học thực nghiệm, tính chất chủ quan và siêu hình giảm đến mức thấp nhất. Nhưng lại gặp phải trở ngại là sự kiện tâm linh có thể trở thành hiện tượng máy móc, mất tính chất nhân linh.
- Tâm lý học là một môn học quan sát và cắt nghĩa các sự kiện tâm linh để xác định nguyên nhân và định luật chi phối. Một thời gian gần đây lại xuất hiện một hướng mới của tâm lý học là khoa học tương quan truyền thống, thông thi (con người với cpon người, giữa cá nhân và giữa tập thể nhỏ hoặc lớn ). Một nhận xét đáng suy nghĩ: tâm lý học vừa thực nghiệm vừa thuần lý (duy lý, siêu hình). Tâm lý học thực nghiệm nói đến sinh hoạt tâm linh, còn tâm lý học siêu hình thì trình bày chủ thể của sinh hoạt đó là LINH HỒN. Triết gia Hy lạp SOCRATE (470 - 399) đã khuyên “anh hãy tự biết anh” (connais - toi toi même). Hãy học tìm hiểu tâm lý học để biết mình hơn, để sống tốt hơn; biết người khác hơn để chia sẻ, phục vụ.
- PHẦN I CUỘC SINH HOẠT TÂM LÝ NÓI CHUNG CHƯƠNG I ĐỐI TƯỢNG TÂM LÝ HỌC Cảm giác, tri giác, ý tưởng, khái niệm, phán đoán, suy luận, yêu, ghét, khoái lạc, hy vọng, thất vọng, là những sự kiện tâm linh. Nếu đem so sánh chung với những sự kiện ngoại giới và vật chất, ta thấy chúng có nhiều đặc tính khác hẳn. Sau đây, một số đặc tính ấy. I. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA SỰ KIỆN TÂM LINH 1. Tính bất khả giác. Đặc tính đầu tiên của ngoại giới là khả giác, nghĩa là giác quan (thị giác, thính giác, v.v.) có thể nhận thức được. Do đó, ngoại giới là thế giới hữu hình, hữu sắc, hữu thanh, v.v Ngược lại, nội giới hay tâm giới có tính bất khả giác. a. Không dùng giác quan mà biết được Tâm giới là thế giời vô hình vo tượng, vô sắc, vô thanh, v.v ta phải dùng ý thức mới nhận ra nó được. Chỉ tôi mới trực tiếp biết tôi thấy gì, nghĩ gì. Trong đời sống hằng
- ngày giữa bạn hữu, ta thường nghe họ nói hiểu nhau, biết tâm tình nhau, tri âm, tri kỷ, chia sẻ vui buồn với nhau. Nhưng đó chỉ là những kiến thức gián tiếp. Tôi không thể biết được sự đau khổ của bạn nếu không qua những nguyên nhân hay hiệu quả của sự đau khổ đó. Tôi thấy cái chết người cha của bạn, tôi thấy bạn khóc, nên tôi biết bạn buồn qua cái chết và nước mắt. Đó là biết gián tiếp. Biết gián tiếp như, tôi rất có thể bị lầm. Người ta đã chẳng nói tới những “nước mắt cá sấu” là gì. b. Không thể trực tiếp định chỗ được. Một cảm giác chẳng hạn, có nghĩa là toàn thể con người tôi cảm thấy lạnh, mặc dầu tôi chưa có thể dịnh được chỗ nào đã làm tôi cảm thấy lạnh, như nơi tay cầm cục đá. Người ta thường nói ta tư tưởng trong óc hoặc ý tưởng trong đầu. Tôi tư tưởng, toàn thân tôi có ý tưởng còn bộ óc là điều kiện cần thiết cho con người tư tưởng như hiện giờ. Nó không có nghĩa là tư tưởng nào đó được định chỗ trong óc, cũng không có nghĩa là óc tư tưởng; và sau cùng, không có nghĩa là trong một hoàn cảnh nào khác, con người không thể tư tưởng được một khi xác không còn. Hồn con người sau khi chết, có thể còn tư tưởng được. c. Không thể trực tiếp đo lường được. Những kiểu nói: vui mừng lớn lao, trí khôn sâu rộng, tấm lòng quảng đại, v.v là những kiểu nói loại suy. Thực ra, người ta chỉ đo lường được những vật hữu chất có trường độ, có trọng lực. Các dụng cụ phòng thí nghiệm có thể đo lường
- được những hiệu quả bên ngoài của sự kiện tâm linh vì chúng được phát sinh nơi xác. Phương pháp trắc nghiệm tâm linh (Psychométrie) có thể cho ta biết một khoái lạc giảm bắp thịt bao nhiêu chứ không thể đo chính sự khoái lạc đó được. 2. Tính hữu ngã. Vì xuất hiện trong nội giới, những sự kiện tâm linh có tính hữu ngã nghĩa là luôn quan hệ với một bản ngã. a. Sự kiện tâm linh do một bản ngã. Tia sáng mặt trời do chính mặt trời phát xuất ra. Sự kiện tâm linh cũng thế. Chúng do một nguyên nhân nội tại, tức là do một bản ngã. Nói đau khổ phải luôn hiểu ngầm ai đau khổ, và cứ như thế đối với bất cứ sự kiện tâm linh nào: ai cảm giác, ai tri giác, ai nhớ, ai phán đoá, ai suy luận, ai tưởng tượng, ai hy vọng, ai thất vọng, ai khoa b. Sự kiện tâm linh thuộc về một bản ngã. Do một bản ngã phát xuất, sự kiện tâm linh còn thuộc về một bản ngã ấy như thuộc về chủ. Sự kiện vật lý, tự nó, không có chủ. Nó không tức khắc, thuộc về một ai. Nó có thể có sẵn đấy trước khi có chủ. Nếu nó có chủ đi nữa thời sở hữu chủ đó chỉ có tính pháp lý, hời hợ bên ngoài mà không dính líu gì tới bản thể của sự vật. Đàng khác, sở hữu chủ đó có thể mất đi được hay có thể thay thế. Cái nhà chẳng hạn, có thể mất chủ hay thay thế chủ bằng mua bán hay bằng tặng giữ. Sự kiện tâm linh, trái lại luôn có chủ, nghĩa là luôn thuộc về một bản
- ngã hay một chủ thể phát xuốt ra nó. c. Sự kiện tâm linh luôn quy trách nhiệm về một bản ngã. Nghĩa là trong phạm vi đạo đức luôn có một bản ngã chịu trách nhiệm về chúng: ai tư tưởng là có trách nhiệm về tư tưởng ấy. Nếu là tư tưởng tốt họ sẽ được thưởng và nếu là tư tưởng xấu họ sẽ bị phạt. Dĩ nhiên, có những trường hợp như những trường hợp tâm bệnh hay vô tri, trách nhiệm nói trên có thể giãm thiểu hay không có chút nào. 3. Tính liên tục hay tồn tục. Sự kiện vật lý có thể có sự liên tục. vì là vật chất nên nó có thể bị phân chia ra từng mảnh, từng quãng làm cho nó bị gián đoạn mất tính cách liên tục. Sự kiện tâm linh thời trái lại. a. Phải hiểu tính liên tục như thế nào ? Tính liên tục hay tính tồn tục nơi tâm giới, có nghĩa là cuộc sinh hoạt tâm lý một khi đã bắt đầu rồi không bao giờ ngừng lại nữa. Ở thế giới bên này, có thể dùng ý thức tâm lý để công nhận điều đó. Tôi tự ý thức tôi luôn luôn là tôi: lúc nhỏ, lúc lớn, lúc già, bất cứ ở đâu, bất cứ tâm trạng nào. Còn ở thế giới bên kia, vấn đề tính tồn tục không thể giải quyết được bằng kinh nghiệm, mà phải giải quyết một phần nào bằng suy luận hay bằng một giáo điều. Đây là vấn đề nhiêu khê về hồn bất tử nơi con người mà người bình dân vẫn tin tưởng: “thác là thể phách còn là tinh anh” (tức tâm hồn) (Nguyễn Du).
- b. Dòng ý thức. Dòng tâm linh không bao giời bị gián đoạn. Cả lúc bệnh, cả lúc ngủ, tâm hồn không phải hoàn toàn vô tri, không tuyệt đối trơ trơ như khúc gỗ. Các hình ảnh, các động lực,v.v vẫn tiếp tục xuất hiện. Chiêm bao là hình thức rõ rệt của tâm hồn trong lúc ngủ. Đàng khác, dẫu là quên hay nhớ những trạng thái tâm hồn lúc ngủ, lúc thức ta vẫn bắt lại ngay cầu nối liền với những hiện tượng trước. Đới sống buổi sáng lại được tiếp tục với những hoài niệm và dự định của ngày hôm trước. W.James viết: “Sấm nổ bất ưng có phải phân đôi ý thức của ta không ? Quả không, vì chính trong cảm giác tiếng sấm đã có cảm giác im lặng trước kia lẻn vào để tiếp tục. Trong tiếng sấm cái mà ta nghe thấy, không phải chỉ là tiếng sấm thuần túy, nó còn là tiếng náo động sự im lặng, nhưng nói theo chủ quan, ý thức về tiếng sấm bao hàm cả ý thức về im lặng lẫn ý thức về sự mất im lặng” (Principes of Psychology). H.Bergson còn tả một cách cụ thể hơn:"dòng ý thức là một câu duy nhất có nhiều dấu phết nhưng không có một chấm ngắt nào cả” (L'énergie spirituelle). c. Dòng thời gian tâm lý. Cần phải phân biệt hai thứ thời gian, thời gian vật lý và thời gian tâm lý. Thời gian vật lý có những phần, một khi qua đi, là thành hư vô. Còn thời gian tâm lý tiếp tục cái không còn ở trong cái còn. Thời gian thứ nhất mới đúng là thời gian
- theo nghĩa thông thường, còn thời gian sau chỉ là một tồn tục không phải là thời gian theo nghĩa hẹp. Cái dị biệt ở giữa hai thứ thời gian đó, được nổi bật do những phân tích mà các nhà tâm lý học đem ra như sau: Trước hết, hai từ hiện tại tùy ở mỗi thứ thời gian mà khác nghĩa. Hiện tại trong thời gian vật lý chỉ là một lúc, một đường chỉ phân giới hạn giữa cái quá khứ không còn nữa và cái tương lai chưa tới. Hiện tại chỉ tồn tục có một klúc hay nói đúng hơn là không tồn tại tí nào cả vì nó qua đi ngay. Trái lại, hiện tại của thời gian tâm lý là một sự tiếp tục: tiếp tục cái đã qua, và vươn mình tới cái sẽ có. Vừa là nhận thức quá khứ, vừa là quyết định cho tương lai sắp tới. Quá khứ là thời gian vật lý, không còn nữa. Chỉ còn những hiệu quả của những biến cố xảy ra trong thời gian quá khứ đó. Đêm khói lửa 19-12-1946 không còn nữa, (chỉ còn những hiệu quả) dầu còn lại những dấu vết vật chất của cuộc tàn sát ghe tởm. Trái lại, quá khứ tâm lý vẫn còn. Nó còn trong ký ức của những người đã chứng kiến sự việc đã xảy ra, đồng thời nó còn ở trong tưởng tượng, nhờ đó, nó bị thêm hay bị bớt đi. Người ta có thể sống lại những giây phút hồi hộp thoát chết trong sự nguy hiểm, cũng như có thể cải lão hoàn đồng trong nhiều giây phút thú vị. Một cách vô ý thức, ta bị ảnh hưởng của quá khứ, quá khứ của riêng ta, của dân tộc và quá khứ của thời đại hay khu vực ta sống. Nhờ ở sự tồn tục của quá lý, mà ta có thể thưởng thức được những tác phẩm tuyệt vời của nghệ thuật trong lãnh vực hội họa, điêu khắc, âm
- nhạc hay chiếu bóng. Vật chất không suy nghĩ, cũng không thể tưởng tượng ra tương lai được. Trái lại, một tương lai do ta tưởng tượng ra, dù chưa có trong thực tại, đã có thể chi phối đời sống của ta rồi. Nhiều khi ta nghĩ tới ngày mai hơn là hiện tại hay quá khứ, và việc hình dung ra một tương lai sán lạn, hay một lý tưởng huy hoàng, ảnh hưởng tới các ý thức về bản ngã thực sự hiện tại và không để ta ở ngã ba đường bất định nữa. 4. Tính mục đích. Cứ theo phương pháp đối chiếu, so sánh nguyên nhân phát hiện ra những sự kiện vật lý và nguyên nhân ảnh hưởng tới sự kiện tâm linh, ta thấy hai điểm này: sự kiện tâm linh không thể chỉ cắt nghĩa bằng nguyên nhân tác thành, còn phải cắt nghĩa bằng nguyên nhân mục đích. Người ta có thể nhờ nguyên nhân tác thành để cắt nghĩa những sự chuyển động của vật chất. Trái lại, muốn cắt nghĩa những sự chuyển động tâm linh, còn cần phải nhờ nguyên nhân mục đích. Không thể chỉ tìm những nguyên nhân có vẻ máy mọc nơi một tình cảm, phải tìm tới những mục đích hay những lý do của nó. Trong một buổi chơi, học sinh lao nhao cử động, thở hỗn hển. Có người đến hỏi: các anh làm gì thế ? nếu các anh thưa: vì bắp thịt chúng tôi, chân tay chúng tôi bị điều khiển do một trung tâm chuyển động. Nghe trả lời như thế, người hỏi chắc hiểu các anh nói đùa, chứ sự muốn cử động của các anh về tâm lý, còn phải cắt nghĩa câu trả lời: vận
- động như thế để khoẻ. Tóm lại, những sự kiện vật lý được cắt nghĩa xem nó xảy ra như thế nào. Hiện tượng tâm lý còn, phải xét xem chúng xảy ra để làm gì. 5. Tính bất định hay linh động. a. Lựa chọn và thích nghi Trong giới vật chất hay vật lý có luật tất định. Trong cùng một trường hợp, một vật phải phản ứng lại luôn thế. Nguyên nhân nào hiệu quả nấy; lửa châm vào rơm phải cháy. Trái lại, trong giới tâm linh, tất định thuyết không có tính tuyệt đối. Cũng một nguyên nhân mà nhiều khi sinh hiệu quả trái hẳn nhau. Thực ra, ý thức tâm linh có một sự lực chọn khá rộng rãi. Có một sự đào thảy trong đời sống tâm lý, có lúc yếu tố này được nổi bật, trong lúc yếu tố khác phải chui vào bóng tối. Khi tôi nghĩ tới tình yêu của người bạn, tất cả những nỗi cay chua của đời bớt phần ác nghiệt. Người ta còn đem ra một thí dụ: máy ảnh chụp ảnh, chụp tất cả những gì chạm tới mảnh phim, và luôn thế, trừ khi phim hỏng hay không đủ điều kiện ánh sáng. Trái lại, tôi thưởng thức một cảnh trời Thu: lúc thì để ý tới “lá thu rơi”, lúc lại thích nhìn vòm trời xanh biếc, khi lại chăm chăm nhìn lũ chim bay, lúc lại say mê những khúc lượn tài tình của bướm đùa với cỏ,hoa Cũng từng cảnh ấy được chụp vào ý thức tâm lý, mỗi cảnh thay đổi nhau chiếm chỗ danh dự trong tâm hồn. b. Phản ứng tâm lý mỗi lúc một khác nhau.
- b. Phản ứng tâm lý mỗi lúc một khác nhau. Trái với những vật hữu chất, luôn luôn phải phản ứng một chiều trong cùng trường hợp hay điều kiện lý hóa. Trạng thái tâm hồn mỗi lúc phản ứng mỗi khác, mỗi lúc lại đổi điệu. Ta có thể cảm giác cũng một đối tượng, nhưng chính cái cảm giác kia mỗi lúc một khác. William James đặt và thưa mấy câu hỏi có vẻ ngược lại: “Nhấn một phím đàn lúc nào cũng mạnh như nhau, phải chăng luôn nghe cùng một giọng ? Cùng một ngọn cỏ, phải chăng luôn làm cho ta có cùng một cảm giác xanh ? Cùng một trời, sao lại không làm cho ta có cảm giác xanh da trời ? Cũng một nước hoa Cologne, sao lại không phát sinh cùng một mùi, dầu ta ngửi nó nghìn lần? Nhưng cái mà t hiện hai lần, là cùng một đối tương. Cũng cùng một giọng ta nghe đi nghe lại, cũng cùng màu xanh ta xem nhiều lần, cũng cùng mùi thơm ta ngửi nhiều lúc, củng cùng một thứ ta đau khổ mà ta cảm thấy. Đó là những thực tại, cụ thể hay trừu tượng, vật chất hay tinh thần, xem ra đến trước ý thức ta luôn tin vào sự đồng nhất của đối tượng, ta vô tình tưởng rằng chúng được hình dung trong ta một cách chủ quan như nhau”. Nói khác đi, tưởng như thế là hão huyền, đối tượng khách quan không thay đổi, nhưng chủ quan nhận thức đối tượng luôn không đứng yên một chỗ. c. Bá nhân bá tính. Bất định tính của sự kiện tâm linh còn được đem ra ánh sáng, bằng câu nói thông thường ” bá nhân bá tính”. Mỗi người có sở thích riêng. mỗi người mỗi phản ứng khác, trước
- cùng một việc hay biến cố. Cái chết của người cha làm cho người em buồn, nhưng rất có thể gây một niềm vui nơi người anh, vì sắp hưởng gia tài của cha để lại. Cũng một danh từ Saigon, lại có thể gợi lên những liên tưởng khác nhau, tùy tâm trạng mỗi người, hay tùy lợi ích đang chi phối mỗi người II. PHÂN LOẠI CÁC SỰ KIỆN TÂM LINH. 1. Nguyên tắc: Phân chứ không tách. a. Nói cách tiêu cực So sánh với sự kiện vật lý, những sự kiện tâm linh tương tạo vào nhau, nghĩa là cuộc sinh hoạt tâm linh không gồm những thành phần tiếp cận bên nhau, cũng không gồm những thành phần tuy thấu nhập vào nhau như H và O là thành nước, nhưng lại có thể tách rời khỏi nhau, bằng điện giải chẳng hạn. b. Nói cách khác. Tính tương lai của những sự kiện tâm linh có nghĩa là chúng thấu nhập vào nhau một cách thân mật đến nỗi không thể có sự kiện này mà thiếu sự kiện kia. Giữa chúng luôn có mối quan hệ, các tác giả hiện đại gọi là siêu nghiệm, khác với mối quan hệ phạm trù. 2. Các loại sự kiện tâm linh. Dầu sao ngưòi ta cũng có thói quen phân tích cuộc
- sinh hoạt tâm lý làm ba: Cuộc sinh hoạt tri thức, cuộc sinh hoạt hoạt động và cuộc sinh hoạt tình cảm. Phân tích nói đây là một tác động của lý trí. Sở dĩ lý trí có thể phân biệt được vì chúng khác nhau. a. Loại sự kiện sinh hoạt tri thức. Sinh hoạt tri thức, giống việc ăn và tiêu hóa nơi bất cứ sinh hoạt nào, gồm việc: tiếp nhận, tinh luyện và đồng hóa. * Tiếp nhận: như sẽ có dịp bàn tới một cách chi tiết hơn, tri thức con người không có tính bẩm sinh mà có tính đắc thủ, nghĩa là phải vất vả tiếp thu từ ngoài vào, như một sinh vật tiếp thu đồ ăn thức uống để nuôi cơ thể. Có thể nói, đây là chặng đầu tiên của việc tri thức. Trí khôn mới là một khả năng, giống như một cuộn phim chụp ảnh. Sự vật sẽ loé sáng vào nó, và nó tiếp nhận ánh sáng của sự vật, dưới hình thức tâm linh. Không có ánh sáng của sự vật, trí khôn không bắt đầu sinh hoạt được. * Tinh luyện: Tâm hồn con người cũng là một “sinh hoạt”. Nó không thụ động tiếp nhận sự vật. Nó biến phản ứng lại một cách sinh động, tức là tinh luyện “thức ăn” của nó ! Sự vật tự nó có tính vật lý, ở ngoài con người. Với tính vật lý như vậy, nó không thể nhập tịch giới tâm linh. Muốn nó nhập tịch trí khôn phải làm một cuộc tinh luyện hay thanh luyện, rút lấy (tức là trừu tượng) phần tinh túy nhất của sự vật, đưa sự vật vào chính mình mà không phải “nhảy” ra ngoài để bắt lấy (saisir) sự vật, và sự vật vẫn còn nguyên vẹn ở ngoài mà
- không cần phải biến mất hay bị cắt bớt phần nào. Khả năng tri thức của con người là thế đấy. * Đồng hóa: Khả năng độc đáo của một sinh vật, là có thể tiêu hóa mọi thức ăn, thức uống, để chúng trở nên chính mình và phần nào mình trờ nên chúng. Tâm hồn cũng vậy. Nhờ sinh hoạt tri thức , nó có thể đồng hóa với sự vật và làm cho sự vật đồng hóa với mình, dĩ nhiên là sau khi đả đồng hóa chúng. Mỗi kiến thức nó thu nhập được làm nên một sợi chỉ trong muôn vàn sợi chỉ khác dệt thành một tấm vải đa màu đa sắc. Tấm vải đó, chính là tâm hồn. b. Loại sự kiện sinh hoạt hoạt động. Hoạt có nghĩa là sống, và hoạt động là hành động của một vật sống, do một nguyên sinh lực nội tại ngay trong vật sống. Trong số các khoa học thực nghiệm, có môn động học và môn động lực học thuộc nhóm vật lý học. Môn học trước học về chính sự chuyển động, và môn học sau về nguyên nhân gây nên chuyển động. Trong tâm lý học cũng vậy. * Có môn “Động học tâm linh”. Nói chung, là môn học về mọi chuyển động của tâm hồn hay của thể xác liên kết chặt chẽ với tâm hồn, tức là những cử động. * Có môn “Động lực học tâm linh”. Môn này bàn về những nguyên nhân gây nên những chuyển động nói trên. Tâm hồn con người là một khả năng đầy tính năng động, do nguồn nghị lực nội tại ngay trong chính mình. Nói “sinh hoạt
- hoạt động” là nói riêng về sinh hoạt tâm hồn dưới khía cạnh “nguồn nghị lực” này. Nó phát sinh và nuôi dưỡng những chuyển động khơng ngừng của mọi bộ phận của giới tâm linh. c. Loại sự kiện sinh hoạt tình cảm. Đây là một số điểm độc đáo của loại sự kiện tâm linh này, không thể giản lược vào giai đoạn trên. Tính chủ quan rất sâu đậm. Loại sự kiện tri thức, ít ra lúc đầu, phải hướng ra ngoài; loại sự kiện hoạt động, cũng phải hưóng tha. Hai loại này đều có tính hữu hướng hay ý hướng. Biết, là biết cái gì; muốn là muốn điều gì ? Sự kiện tình cảm lại như nằm lỳ trong chủ thể. Nó có tính chủ quan rất cao, và vì thế, rất khó thông tri cho người khác. * Biến đổi chủ thể. Tình cảm gây nên những trạng thái khoái lạc hay đau khổ, qua đó, nó làm cho chủ thể ra như “núng động”, bị “rung động” và trong trường hợp này, chủ thể ở trong một tình trạng hết sức “bị động”. Pháp ngữ có chữ “être affecté”, từ đó có những chữ “affection”, “affectivité” mà ta gọi là tình cảm. Những kiểu nói trên đây diễn tả rất đúng tình trạng sướng khổ của chủ thể, qua loại sự kiện tình cảm này. Trên đây là phân tích, và phân tích bằng lý trí mà thôi. Trong thực tế, hể có một ý tưởng (sự kiện thuộc sinh hoạt tri thức) là ý tưởng đó mang một hệ số động lực để trở thành khuynh hướng (sự kiện sinh hoạt hoạt động), rồi khuynh
- hướng đó được thoả mãn hay không mà có khoái lạc hay đau khổ (những sự kiện thuộc sinh hoạt tình cảm). Vì thế, việc phân chia như trên chỉ là theo quan điểm hay theo khía cạnh của một cuộc sinh hoạt tâm lý duy nhất. Mẫu câu hỏi gợi ý: 1. Nội giới là gì ? 2. Tại sao sự kiện tâm linh không thể đo lường được ? 3. Vai trò tâm lý và thời gian vật lý. 4. Vai trò của mục đích trong sinh hoạt tâm linh. 5. Gióng ý thứcluôn luôn chảy nghĩa là làm sao? 6. Thế nào là một sự kiện tri thức ? 7. Sự kiện tri thức và sự kiện hoạt động khác nhau làm sao ? 8. Đâu là tính độcđáo của sự kiện tình cảm ?
- CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ HỌC Cuộc sinh hoạt tâm lý vừa phức tạp vừa uyển chuyển. Muốn mô tả nó, người ta phải dùng đến nhiều phương pháp bổ sung cho nhau. Dùng phương pháp nội quan, ta có tâm lý học ngôi thứ nhất. Nếu nhìn vào người qua những cuộc đối thoại trựctiếp hay gián tiếp, để hiểu ta và hiểu người, có tâm lý học ngôi thứ hai. Nếu dùng phương pháp thực nghiệm như trong các phòng thí nghiệm, có tâm lý học ngôi thứ ba. Ta lần lượt nói về ba phương pháp. I. PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ HỌC NGÔI THỨ NHẤT: NỘI QUAN. Gọi là “ngôi thứ nhất”, vì chính “tôi"nghiên cứu “tôi”, chính tôi nhìn vào tôi, tôi nhìn vào trong tôi: đó là phương pháp Nội Quan. 1. Nội quan rất cần. Ribot (1839 - 1916), triết gia người Pháp đã viết: “Nội quan là phương pháp căn bản của tâm lý học, là điều kiện của các phương pháp khác”. a. Nội quan là cách biết trực tiếp. Nhờ nội quan, ta biết trực tiếp được đối tượng đặc biệt của khoa tâm lý, là sự kiện tâm linh. Người ta có thể bỏ ra từng thế kỷ để đo, để cân óc, nhưng không bao giờ biết thế nào
- là khoái lạc và đau khổ, nếu không nếm trước. Không bệnh, không hiểu được tâm lý của người bệnh. Ribot so sánh thế này: “Những nhà giải phẩu giống như người lái xe ngoài đường, họ biết phố, biết nhà, nhưng không biết gì xảy ra trong đó”. b. Nội quan là cách nhận thức chắc chắn hơn. Đối vời con người, biết rằng ý thức là biết chắc hơn biết bằng ngũ quan, vì nội quan bám sát đối tượng của mình (là những sự kiện tâm linh), hơn là ngũ quan của nhà vật lý học đốivới đối tượng khoa học của họ. Tạivì, đối tượng ta nhờ nội quan nghiên cứu là của riêng thuộc về chủ thể, là một đối tượng hữu ngã. Trái lại, đối tượng của vật lý học không là của riêng nhà bác học. c. Nội quan là cách biết sâu xa hơn. Nội quan là cách biết sâu xa hơn quan sát bằng giác quan. Ngũ quan,tự chúng chỉ đem lại cho ta những mớ sự kiện rời rạc,không liên lạc gì với nhau, mà chỉ nối tiếp nhau trong không gian và thời gian. Mà muốn biết sâu xa, phải biết cả những mối tương quan giữa những gì mình muốn biết, như tương quan nhân quả, tương quan mục đích. Điều này chỉ chính ta mớinhận ra khi dùng nội quan ta biết sự kiện tâm linh là do tôi, thuộc về tôi, quy về tôi d. Nội quan cần để hiểu tâm hồn người khác. Quan sát người khác và tự quan sát mình có thể là hai
- Quan sát người khác và tự quan sát mình có thể là hai việc đi đôi với nhau. Nhưng quan sát người khác chỉ có công hiệu khi ta đem đối chiếu với những gì ta quan sát nơi ta. Những dấu hiệu biểu lộ tâm tình người khác, nếu ta biết được chính nhờ quan sát trong ta, nên ta biết dấu hiệu đó chỉ cái gì. Những tâm lý tả trong tiểu thuyết được trình bày theo lối này. Tả được tâm lý phức tạp của cô Kiều, chính vì Nguyễn Du đã quan sát tâm lý mình trước. Những khúc đoạn trường của khách má hồng họ Vương, phải chăng là phản ánh những đau thương của chính Cụ Tiên Điền ? Ngoài ra, ta gán vẻ buồn cho “lá thu rơi”, chính là ta đem phơi tâm tình ủ rũcủa chúngta trên cành lá rụng. “Người buồn cảnh có vui đâu bào giờ” (Kiều). Biết cảnh vật chung quanh buồn, là vì ta biết ta buồn trước đã. 2. Nhược điểm của phương pháp nội quan. Nội quan rất cần, nhưng không thiếu những nhược điểm. a. Gặp nhiều trở ngại. * Trợ lực từ phía đối tượng nghiên cứu. Đối tượng này là những sự kiện tâm linh. Chúng uyển chuyển như dòng nước chảy, đú có dừng lại lúc nào để ta quan sát chính ta một cách ổn định. Chúng phức tạp thuộc loại tri thức, ý chí, hoạt động, tình cảm, chi chít vào nhau, tương tại trong nhau: lại còn bị chi phối bởi các sự kiện ngoại giới như vật lý, sinh lý, xã hội, môi sinh, v.v Chúng còn là vô chất, vô
- định, vô hình, vô tượng, vô thanh, vô xú, không thể cân đo được, thành thử không chính xác, rất khó kiểm soát. * Trợ lực từ phía chủ thể. Ta dùng ý thức để tự quan sát ta, tức là nội quan, nghĩa là hướng nội. Nhưng tinh thần con người là một tinh thần nhập thể sống dính vào một thân xác. Thân xác lại có ngũ quan thích hướng ngoại, trở thành những cửa sổ để tâm hồn tiếp xức với ngoại giới, bắt tâm hồn cũng phải hướng ngoại. Ngoài ra, nhìn vào mình, ta rất khó vô tư. Ta quen sống trong xã hội, thích quan tâm với dáng vẻ bên ngoài hơn là thực tại của chính ta; ưu giữ thể diện với người, ta cũng dễ giữ thể diện với chính cả ta. Ta khó thành thực đối với mình. Quen đóng kịch trước mặt người khác, ta trở thành diễn viên đóng trò trước chính mình. Như vậy, làm sao nội quan có giá trị khách quan được. b. Có nhiều thiếu sót. Nội quan có nhiều thiếu sót. * Nó thiếu tính phổ biến. Tôi tự quan sát tâm hồn tôi, tôi chỉ biết một mình tôi thôi. Dĩ nhiên, có thể “suy bụng ta ra bụng người” và đó là một luật chung trong khi xử thế: “Kỷ sở bất dục, vật chi ư nhân: điều mình không muốn đừng làm cho người ”. Tuy nhiên, một sự kiện khác không thể chối cãi được, là ai tới được chỗ biết mình biết người như thế, cũng đã chịu nhiều ảnh
- hưởng từ bên ngoài, do quan sát người khác, do tìm tòi trong sách vở. Ấy là chưa kể sự kiện này nữa, đó là ta bắt đầu quan sát người trước khi quan sát mình. * Thiếu tính toàn diện. Nhờ nội quan tôi chỉ thấy được những hiện tượng tâm linh hiện tại, còn quá khứ xa xăm, chìm sâu trong tiềm thức hay vô thức, tôi không ý thức được. Nhưng nhiều sự kiện quan trọng trong đời sống tâm linh lại là những sự kiện tiềm thức và vô thức. Khoa phân tâm học của Freud, với những thí nghịm kiểu khoa học, đem ra ánh sáng rất nhiều loại sự kiện đó, như trong môn tâm bệnh học, tâm lý trẻ con, tâm lý sơ khai. Những môn tâm lý này không dùng được nội quan, nhưng lại giúp hiểu tận nguồn đời sống tâm lý con người. Như vậy, nội quan không nhìn toàn diện tâm hồn ta được. * Nội quan không có sở trường. Để trực tiếp biết được những điều kiện vật lý, sinh lý và xã hội chi phối hoạt động tâm linh, người ta đã nghiên cứu tại sao người già không đỏ mặt lúc xấu hổ. Ngoài những nguyên nhân tâm lý, còn có điều kiện sinh lý mà người ta không hay ít chú ý đến, là: vì họ có chứng cứng động mạch. II. PHƯƠNG PHÁP KHÁCH QUAN (TƯƠNG ĐỐI) TRONG TÂM LÝ HỌC NGÔI THỨ BA. Tâm lý học ngôi thứ nhất còn thiếu sót, thiếu kết quả
- xác đáng nên một số nhà tâm lý học muốn tâm lý học phải có tính khoa học (khách quan hay thực nghiệm) và đã có tâm lý học ngôi thứ ba. 1. Tâm lý học ngôi thứ ba và cử chỉ. (Comportement - behavior) Khảo sát hoạt động nội tâm (hay ý thức) ta còn khảo sát đời tâm linh qua các điều kiện cũng như những biểu lộ bên ngoài. Đây là tâm lý học ngôi thứ ba, khảo sát cử chỉ hay phản ứng cơ thể. Trong tâm lý học ngôi thứ ba, con người là đối tượng thực nghiệm , mất tính cách chủ thể, sự kiện tâm linh trở thành những hiện tượng, phản ứng, cử chỉ trở thành tương tự sự kiện vật lý, sinh lý. Cử chỉ đã được định nghĩa như “toàn thể biểu lộ, phản ứng có thể quan sát được từ bên ngoài” (Watson - người Mỹ, 1878). Cử chỉ con người là những đáp trả thích nghi và gắn liền với kích thích nội giới hay ngoại giới. Cử chỉ có tính cách máy móc, là những phản ứng tự nhiên do kích thích, ý thức không giữ vai trò điều khuển quan trọng nào. Tâm lý học cử chỉ (ngôi ba) không lưu ý tới ý thức. Ở đây nghiên cứu những phản ứng một cách khách quan nên PIÉRON (Pháp, 1881-1964) gọi là “khoa học khách quan về phản ứng cơ thể” ; Còn Pierre JANET (Pháp 1859-1947) gọi là khoa học về thái độ (Science des conduites) có những phản xạ đáp ứng thục động và tâm lý học này khảo sát tương quan giữa kích thích và phản ứng. 2. Phương pháp khách quan (ngoại quan).
- Dùng toàn thể kỹ thuật (technics) hay kế thuật (phương thế) (Procedés - proceeding) để quan sát, mô tả, so sánh và đo lường biểu lộ bên ngoài, có thể đưa tới định luật tâm lý giúp giải thích sự kiện cùng loại. Trong phương pháp khách quan, người quan sát và đối tượng được quan sát phải là hai hữu thể phân biết. Khảo sát tâm lý người khác dựa vào sự kiện khách quan hay thực nghiệm. a. Kế thuật tâm lý loài vật. Phái Tâm cử chỉ (Behaviorisme) muốn đồng hóa tâm lý con người vơi con vật để khảo sát thực nghiệm, tìm nơi con vật thứ chủ quan tính phản ảnh sinh hoạt tâm linh con người. Đối với Tilquin thì tâm lý học về con người và con vật không có khác biệt về đối tượng và phương pháp. Thí nghiệm về phản xạ có điều kiện của Pavlov (Liên xô 1849-1939). Thử trí thông minh của khỉ bằng lối ngoắt ngoéo (Labyrinthe - Labyrinth) của Kohler (Đức 1887). b. Kế thuật tâm vật lý. Khảo sát tương quan hiện tượng vật lý và sự kiện tâm linh, giữa kích thích và cảm giác rồi có định luật tâm lý. Thí dụ định luật vật lý Weber (Đức 1795-1878) nghiên cứu cảm giác thính giác và cảm giác thị giác, có liên hệ chặt chẽ giữa sinh lý học và tâm lý học. c. Kế thuật tâm sinh lý. Nghiên cứu tương quan giữa sự kiện sinh lý và sự kiện
- tâm lý để giải thích tâm linh bằng các sự kiện có nguồn gốc sinh lý. Mosso (người Ý) cho thấy khi suy nghĩ thì máu chuyển nhiều lên não. Binet tìm tương quan giữa trí thông minh và hình thể của sọ. Eugène Dubois khảo sát óc hầu nhân (pithécanthropr) hóa thạch tại Java và đặt công thức về hệ số não bộ cho biết trí thông minh của sinh vật có liên hệ với trọng lượng của não so với trọng lượng của xác E K = Px0,56 (K = Hệ số bộ não người =2,8 Khỉ giả nhân = 0,7 (E = Trọng lượng của não (P = Trọng lượng của thân xác Phương pháp này (tâm sinh lý) giúp khảo sát, so sánh đặc tính tổng quát của sự kiện tâm linh với đặc tính tổng quát cơ quan sinh lý của cơ cấu và vận hành. d. Kế thuật tâm bệnh sinh lý. Giải thích sự kiện tâm linh bằng các sự kiện bệnh hoạn. Thường quan sát bệnh nhân có qua giải phẫu về não hay tuyến nội tiết xem có biến đổi tâm lý thế nào ?
- e. Kế thuật trắc nghiệm tâm lý. Khám phá khả năng giúp hướng nghiệp theo tiêu chuẩn đã khám phá. Theo Henri Pieron thì “Trắc nghiệm là khảo sát nhằm khẳng định một cá nhân về một phương diện nào đó”. Có hai thứ trắc nghiệm: trắc nghiệm khả năng (tests d'aptitude) và trắc nghiệm cá tính (tests de personnalité ou d'aptitude). Tâm lý học ngôi thứ ba lưu ý trắc nghiệm khả năng (hay trắc lượng tâm lý) nhiều hơn dựa trên thể lý để đo lường khả năng cá nhân: thính thị, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý. 3. Giá trị của phương pháp ngoại quan a. Ưu điểm. * Khách quan: Trắc lượng, đồ thị, luật tâm lý theo hình thức toán học nên kết quả phổ quát, tương đối đạt khách quan tính. Cố gắng quan sát chính xác phân biệt dữ kiện khách quan và chủ quan (P.Guillaume, Pháp 1878). * Khảo cứu rộng: không giới hạn chủ thể khảo sát, có thể áp dụng cho cá nhân và tập thể khác để tìm hiểu tâm lý. Người ta dùng trong tâm lý chuyên nghiệp, học đường, sư phạn, bệnh lý. b. Khuyết điểm. * Phiến diện: hời hợt, qua bề ngoài, chưa chắc. Thí dụ: người run (đau, sợ, giận). * Máy móc, giả tạo: dùng máy móc nhhiều quá, kết
- quả có khi do máy không phải do tâm linh. Tổng quát hóa và công thức hóa làm mất đặc tính dộcđáo, có phần gượng ép, giả tạo. 4. Giá trị tâm lý học ngôi thứ ba. a. Giới hạn Không hiểu tâm lý học khách quan theo nghĩa rộng mà hiểu theo nghĩa hẹp (thực nghiệm hay phòng thí nghiệm thôi): đừng hiểu là: khơng phải là nội quan thì khách quan cả. b. Ưu điểm * Thực hành: Có nhiều áp dụng thực tế, cụ thể và chuẩn bị cho tâm lý học liên chủ quan hay tâm lý học ngôi thứ hai. * Lý thuyết: Có thực nghiệm định luật, công thức nên đã đưa tâm lý học lên khoa học thực nghiệm, đòi phải đổi cách suy tưởng, theo tinh thần khoa học mà tìm kiếm và giải thích. c. Khuyết điểm. Có ưu tiên do thực nghiệm, nhưng vẫn có khuyết điểm. * Khách thể hóa con người: ý tưởng về con người có thể khách thể hóa thái độ khảo sát nhưng nếu quá thì con người mất chủ thể tính (trở nên) như vật ngoại giới, như sinh vật.
- * Tâm lý phải có ý thức: khảo sát tâm linh con người không phải là hiện tượng sinh lý, vật lý. Cần liên kết với một ý thức. * Ý niệm về cử chỉ: Cử chỉ đây không phải là cử động, phản xạ, phản ứng máy móc mà cón nói lên ý nghĩa nhân linh (con người). Cử chỉ biểu lộ nội tâm, con người. Nội tâm biểu lộ qua thể xác. Khảo sát sự kiện tâm linh cần cả nội và ngoại quan và có tên là phương pháp liên chủ quan (méthode intersubjective). TÂM LÝ HỌC THÚ VẬT (ĐỘNG VẬT) Tâm lý học ngôi thứ ba đặt cơ sở trên chức năng hay phản ứng sinh lý thuần túy và khách quan, cũng dựa trên thí nghiệm vào động vật từ vật dưới đến vật gần con người (Thí dụ: loài vượn) trong phạm vi thần kinh hệ. Tâm lý học động vật khởi đầu và thực hành bên Mỹ khoảng cuối thế kỷ 19, sau đó lan ra nhiều nước văn minh. a. Tâm lý học thú vật có thể có không ? Nói chung tâm lý học thường dành cho đời sống nội tâm con người hoặc thuần túy nội tâm hoặc biểu lộ ra ngoài - Vậy có thể áp dụng cho động vật không ? - Có người cho rằng thú vật có đời sống tâm linh như con người (không khác về bản tính, chỉ khác về cường độ, khả năng).
- - Một nhóm khác chủ trương thú vật không thể có một đời sống tâm lý được, chỉ quan sát phản ứng hữu cơ (cơ thể). - Nhóm thứ ba cho rằng nghiên cứu đời sống động vật chỉ là một phương pháp khảo sát, dùng cách suy ra thôi. Về bản năng hay cửu chỉ tự động, con người và con vật có điểm giống nhau. b. Phương pháp. Dùng phương pháp khoa học thực nghiệm: quan sát, thí nghiệm và kiểm chứng. Quan sát động vật. Nơi các dân tộc người ta đã quan sát động vật từ lâu. Loại ong kiến được quan sát tỉ mỉ. Auguste POREL (Thụy Sĩ) sau thời gian quan sát loài khiến đã cho xuất bản bộ sách 5 quyển về “thế giới xã hội của loài kiến” (lưu ý đời sống tập đoàn và bản năng). Ông Claparède (Thụy sĩ 1873-1940) quan sát loài vượn và đưa ra kết luận: (Vượn Chimpanzé (hầu nhân) : đa huyết, thích chơi. (Vượn Ourang outang (đười ươi) : Đa sầu, dễ chán. (Vượn Gorille : Đa đạm, yên hàn, lạnh lùng (Chimpanzé : Tò mò, đập phá. (Gorille : Lãnh đạm, không tò mò (Chimpanzé : thích bắt chước người
- (Gorille : ghét bắt chước (Chimpanzé : thích dò dẫm, tìm hiểu, táy máy. (Gorille : Thích quan sát, suy nghĩ, tập trung lâu, tiết kiệm năng lượng. Trong phạm vi thí nghiệm. Ông BOUTAN (Pháp 1859-1918) cho khỉ và trẻ con sống chung với nhau. Ông nhận thấy cho tới ba tuổi trẻ con tìm cách mở hộp giống như khỉ: mò cho tới khi nắp hộp bật ra. Trên ba tuổi, trẻ con có phương pháp hơn và càng thêm tuổi càng bỏ xa con khỉ về cách xử sự dù khỉ nhanh nhẹn hơn. III. PHƯƠNG PHÁP LIÊN CHỦ QUAN TRONG TÂM LÝ HỌC NGÔI THỨ HAI 1. Tâm lý học ngôi thứ hai Tâm lý học ngôi thứ nhất cho biết về chính mình, tâm lý học ngôi thứ ba cho biết tâm lý người khác qua trung gian mẫu, dụng cụ định sẵn. Có quan điểm thứ ba , chủ thể quan sát bên ngoài mà không diệt chết phẩm tính tâm linh con người. Đây là một phương pháp thông hiểu (compréhensive) hay liên chủ quan. Đây là tâm lý học ngôi thứ hai. Ý thức là chủ thể trở thành khách quan, cũng vẫn là chủ thể, tự quan sát. Chủ thể được quan sát, không phải là đối tượng của phòng thí nghiệm. Người quan sát luôn tôn trọng chủ thể của người được quan sát. Tâm lý học ngôi thứ hai đặt căn bản trên thông cảm (comprendre) giữa các ý thức và thể diện giữa các chủ thể tư
- duy(Từ chủ thể này sang chủ thể khác) qua đối tượng cử chỉ (Objet comportement). 2. Phương pháp liên chủ quan. Sau đây là một ít phương pháp dùng trong tâm lý học ngôi thứ hai. 1. Nội quan thực nghiệm Nhờ người khác nữa (điều tra, phỏng vấn). a. Phương pháp hỏi viết Gởi câu hỏi tới người liên hệ, quen biết về người thứ ba. Henri de Man phân tích các bản trả lời của 78 thợ các ngành khác nhau và đưa ra kết luận “thợ chuyên môn thường yêu nghề và làm việc có hứng hơn những người không chuyên môn”. Không chuyên môn Bán chuyên môn Chuyên môn
- 35 44 b. Phương pháp phỏng vấn (hỏi miệng) Hỏi trực tiếp, tìm hiểu tâm tình, diễn tiến tâm lý (câu hỏi sẵn hay tự do) Phương pháp nội quan hay thực nghiệm được khai thác và Sigmund Freud (Áo 1856-1939) đã lập ra khoa phân tâm học (Psychanalyse). 2. Phân tâm học. Dựa vào nội quan thực nghiệm, Feund khám phá tâm linh con người, tìm những lực vô thức và đây cũng là phương pháp trị liệu một số tâm bệnh và bệnh thần kinh. Dặt câu hỏi chứ không dùng dụng cụ thí nghiệm trừ trường hợp phân tâm bằng thuốc mê. Dựa và ngôn ngữ, cử chỉ, dáng điệu để biết phần nào người được quan sát. 3. Tính tình học. Tìm hiểu tính tình dựa vào khoa tính tình học. a. Tâm lý nhân dạng.
- Theo diện mạo thể lý nói lên tính tình. Thí dụ: theo tiểu thuyết Tàu, người hung dữ, râu xồm, mắt xếch b. Tâm lý tư dạng hay bút tướng. đoán tính tình qua chữ viết hay chữ ký. 4. Trắc nghiệm cá tính. Tìn hiểu cách cá nhân, tìm hiểu cử chỉ toàn thể, bản ngã. Đây còn gọi là trắc nghiệm quy chiếu hay phóng ngoại vì người được trắc nghiệm phản chiếu bản ngã trên các câu hỏi, hình vẽ a. Vết mực loang của Rorschach (Thụy sĩ 1884- 1932) gồm 10 tấm hình mực loang, đen hay nhiều màu. Nhìn hình rồi theo khả năng tưởng tượng mà giải thích. Nhận định toàn thể hay từng phần của tấm hình, hình thể, màu sắc nhờ đó biết được phần nào cá tính của người đó. b. Trắc nghiệm Murray (Thematic aperception test) T.A.T (trắc nghiệm thông giác chủ đề). Gồm 30 hình chia làm 4 loại: đàn ông, đàn bà, con trai, con gái. Mỗi loại cảnh khác nhưng liên hệ khác nhau. Người được trắc nghiệm giải thích câu truyện theo xếp đặt các cảnh với ý nghĩ của mình. Thí dụ: hình đứa trẻ trai hai tay ôm đầu, ngắm vĩ cầm đặt trên bàn. Nhìn đó mà cắt nghĩa (biểu thị gì ? Có gì xảy ra trước ? , đưa kết kuận). Dựa vào lời giải thích đó bộc lộ cá tính của người được trắc nghiệm. c. Trắc nghiệm của Lonisa Duss (Thụy sĩ) dùng
- trong tâm lý nhị đồng, gồm 10 bài ngụ ngôn ngắn, kết bằng câu hỏi, các trẻ nhỏ trả lời. Thí dụ: chim bố, chim mẹ, bầy chim con đang ngủ trong tổ trên cành, gió nổi lên lay cây, tổ chim rớt, chim bố bay tới một cây thông, chim mẹ tới một cây thông khác. Các chim con làm gì ? Câu trả lời biết cá tính của đứa trẻ d. Trắc nghiệm của Szondi (Hungari) trong khoa tâm lý bệnh lý; có một số hình những bệnh nhân thuộc tâm bệnh. Đưa xấp hình, hỏi xem hình nào có cảm tình nhất, hình nào ghét nhất. Yêu ghét của người được trắc nghiệm cho biết phần nàonhân cách họ. e. Trắc nghiệm hình vẽ quy chiếu (test du dessin projectif) Tâm lý nhi đồng cho chọn vẽ: nhà, cây, cha mẹ hay ai tự ý. theo đó biết ý nghĩa thầm kín ảnh hưởng đến cá tính trẻ con. 3. Giá trị phương pháp liên chủ quan. 1. Ưu điểm. Bắt nguồn từ nhiều tư tưởng hiệm đại như hiện tượng học, nhân sinh thuyết phương pháp liên chủ quan tránh được nhiều thiếu sót của phân tích thuần chủ quan, quan sát thuần thực nghiệm. Phương pháp này đã thoát khỏi tâm lý phi ý thức” (không lưu ý về ý thức) cũng như không lệ thuộc hoàn toàn vào tâm lý “ý thức thuần túy”. Cử chỉ có nghĩa nhân linh (con người).
- 2. Khuyết điểm. Cả hai chủ thể (quan sát và được quan sát) có thể thiếu thành thực, lầm lẫn, bị ảo ảnh lôi cốn. Nhà tâm lý học vẫn có chủ quan tính. 4. Giá trị tâm lý học ngôi thứ hai. Tránh được khuyết điểm tâm lý học ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba mắc phải (ít nhất là lý thuyết). Tâm lý học ngôi thứ hai chấp nhận nguyên tắc TOÀN THỂ nên tôn trọng mọi yếu tố câú tạo con người. Con người không thể chỉ là ý thức thuần túy cũng không chỉ là phản ứng sinh lý - “con người là con người toàn diện” - Tâm lý học ngôi thứ hai quan niệm sinh hoạt toàn diện gồm nội tâm và ngoại tại.
- CHƯƠNG III NHỮNG HIỆN TƯỢNG SINH HOẠT TÂM LÝ CON NGƯỜI I. ĐIỀU KIỆN VẬT LÝ: TÂM VẬT LÝ HỌC (La psychopysique psychophysics) Con người là gồm Hồn-Xác. Học về tinh thần nhập thể là việc của môn tâm vật lý học. 1. Sự kiện vật lý khác sự kiện tâm lý. Giới vô cơ (không có sự sống) là giới vật lý theo nghĩa hẹp và khác với tinh thần con người. a. Nhìn theo môi trường phát hiện. Sự kiện vật lý ở trong môi trường vật chất, hữu hình, giác quan có thể thấy được, còn sự kiện tâm linh lại là nội giới, không trực tiếp định chỗ, đo lường được. b. Xét theo nguyên lý chi phối. Sự kiện vật lý bị chi phối theo nguyên lý nhân quả, có tính cách nhất định (tất yếu) (khói lửa). Sự kiện tâm linh còn có thể giải thích bằng nguyên lý cứu cánh hay mục đích. c. Xét theo cách cấu tạo.
- Sự kiện vật lý cấu tạo nhiều thành phần tách biệt, dù đôi lúc ảnh hưởng, gắn bó. Còn sự kiện tâm tương tại (tương quan nội tại vào nhau) vào nhau.
- 2. Vật lý và tâm lý ảnh hưởng lẩn nhau. Tuy khác nhau nhưng không mâu thuẫn, không loại trừ nhau mà ảnh hưởng lẫn nhau. a. Vật lý ảnh hưởng tới tâm lý. Sự kiện vật lý tạo môi trường cho tâm hồn hoạt động. Sự kiện vật lý có khi là điều kiện cần thiết cho sự kiện tâm linh. Địa dư, khi hậu, tiện nghi ảnh hưởng tới đời sống tinh thần khá nhiều. b. Tâm lý ảnh hưởng tới vật lý. Nhờ trí khôn hiểu biết mà sự kiện vật lý có ý nghĩa: Ý chí và năng khiếu con người thay đổi vũ trụ vật chất, hoàn cảnh sống. II. ĐIỀU KIỆN SINH HỌC (Psychophysiologie) Diễn biến tâm lý là một sinh hoạt tinh thần. 1. Tâm lý và sinh học có giống nhau. Cả hai đều là điều kiện sinh hoạt (đồng hóa, sinh sản ): thích nghi, đào thải, nhu cầu 2. Tâm lý và sinh vật có khác nhau. a. Theo tính cách ý thức. Sự kiện sinh vật (phản xạ, bản năng ) thuộc vô ý thức hay tiềm thức. Còn sự kiện tâm linh không phải luôn luôn vô
- ý thức. b. Theo sự thích nghi. Sự kiện sinh vật thích nghi nhỏ, còn bị luật tất yếu (tất định) chi phối. Còn sự kiện tâm linh thì lựa chọn và thích nghi rộng hơn vi có tự do (cũng chịu ảnh hưởng luật tất định phần nào). c. Lệ thuộc vào vật chất. Sự kiện sinh vật lệ thuộc vật chất nhiều. Còn sự kiện tâm lý lệ thuộc vật chất nhiếu điều kiện cần thiết, còn hoạt động theo đường lối và thân phận của tinh thần. 3. Tâm lý và sinh vật ảnh hưởng lẫn nhau. a. Sinh học ảnh hưởng tới tâm lý. Sự kiện sinh học là nền tảng cho sự kiện tâm lý. Những nhucầu, khuynh hướng là gốc rễ của đời tình cảm, đam mê, cảm xúc đến tình cảm tế nhị. b. Tâm lý ảnh hưởng tới sinh học. Sự kiện tâm lý đem đến cho sự kiện sinh học một định hướng cụ thể, hướng đi thực tế: ăn để sống chứ không phải sống để ăn. Còn tinh vi hóa nữa: ăn uống như người văn minh. III. ĐIỀU KIỆN SINH LÝ: TÂM SINH LÝ HỌC (La Psychophysiologie) Sinh học là học về căn bản sự sống liên quan tới khu
- vực, hoàn cảnh sống của sinh vật. Còn sinh lý học lại chuyện khảo cứu chức năng sinh hoạt, cơ quan: tuần hoàn tiêu hóa. 1. tâm lý và sinh lý khác nhau. a. Nơi nguồn gốc (trực tiếp). Nguồn gốc xa của hai sự kiện vẫn là một (chủ thể độc nhất). Còn nguồn gốc gần (trực tiếp) lại khác. Sự kiện sinh lý trực tiếp do thể xác, lệ thuộc xác như: hô hấp, tuần hoàn. Sự kiện tâm linh phải tìm nơi linh hồn.
- b. Khác nơi nhận thức. Sự kiện sinh lý có thể nhận thức do ngũ quan lành mạnh: (tuần hoàn, tin mạch ). Sự kiện tâm lý cũng dùng ngũ quan mà nhận thức, phải dùng chính ý thức. Có thể thấy vết thương của một người, nhưng không thể cảm thấy đau do vết thương. Ý thức tâm lý mới cảm thông được. c. Khác nơi môi trường. Sự kiện sinh lý cũng như sự kiện vật lyt1 thuộc mọi giới (xem thấy được ). Sự kiện tâm linh thuộc nội giới, nội tạng trong ý thức của tôi. 2. Tâm lý ảnh hưởng tới sinh lý. Trong sinh hoạt tri thức, ý chí, hoạt động và tình cảm tâm lý ảnh hưởng tới sinh lý. Thí dụ: một ý tưởng có thể làm ta chóng mặt ! Vì muốn mà nói, đi, viết vui quá mà khóc, bực quá mất ngủ, ăn. 3. Sinh lý ảnh hưởng tới sinh lý. Xác chi phối đời sống sinh lý, không chối được. - Xác là phương tiện hành động của hồn (trong và ngoài nữa). - Xác là phương tiện biểu lộ của hồn. Các dấu hiệu tỏ ra (cười, giơ tay ) - Xác là phương tiện cảm thông của hồn. Xác là nhịp cầu thông cảm (vũ trụ và hồn/ hồn và hồn/ hồn và Thượng đế).
- IV. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI (môi trưòng sống). Chúng ta cũng không thể chối cãi được chính điều kiện xã hội, môi trường sống ảnh hưởng đến đời sống tâm lý con người và ngược lại. TRÌNH BÀY MỘT VÀI THUYẾT VỀ SINH HOẠT TÂM LÝ Chúng ta nhận tâm lý ảnh hưởng tới sinh lý và sinh lý cũng ảnh hưởng tới sinh lý. Nhưng cắt nghĩa thế nào ? Theo quan niệm cổ điển, thể xác và tinh thần là hai dị chất, nhưng ảnh hưởng lẫn nhau. Xác hồn là hai dòng nước khác chiều, có nhiều khi gặp nhau có vẻ dễ chịu, nhưng đứng về phương diện tâm lý, có nhiều vấn đề không thể giải quyết như xác hồn dị chất thì làm sao ảnh hưởng lẫn nhau ? Nhiều nhà t6m lý hiện đại đem ra nhiều giả thiết, nhưng chưa thỏa mãn trí khôn. THUYẾT PHỤ TƯỢNG (épiphénoménisme) Theo khuynh hướng thực nghiệm, một số tư tưởng gia cho rằng ý thức chỉ là hiện tượng phụ thuộc. Các sự kiện tâm linh chỉ là phụ thuộc, thêm vào sự kiện sinh lý, không ảnh hưởng đến sự kiện sinh lý. Theo Maudsley (1835-1918) “ý thức chỉ là xa xỉ phẩm”. NHẬN XÉT: Đồng ý là cần thiết phải có sinh lý, môi trường thể
- hiện sự kiện tâm linh. Nhưng lời giải thích còn mơ hồ khó kiểm chứng ? Một số các nhà tâm lý học hiện đại cho rằng ý thức có ảnh hưởng đến cơ thể chứ không phải chỉ là phụ thuộc. Freud (Áo 1856-1939) trong khoa phân tâm học cho rằng khi các sự kiện tâm linh vô thức trở thành ý thức thì bệnh hoạn sẽ biến mất.
- THUYẾT TÂM SINH LÝ SONG HÀNH (parallélisme psychophysiologique) Hai sự kiện tâm linh và sinh lý phân biệt nhau nhưng song hành với nhau. Tâm lý và sinh lý luôn tương trùng. Taine (1828-1893) cho rằng “Sự kiện tinh tho hệ là một sự kiện duy nhất có hai mặt - tinh thần và thể lý/ ý thức nhận biết và giác quan nhận biết. Leibnitz: Xác hồn khác nhau, nhưng hễ hồn có hiện tượng nào thì xác cũng có hiện tượng tương xứng. Leibnitz cho rằng Thượng Đế đã tạo sự hòa điệu đó. NHẬN XÉT: Dùng thuyết tâm sinh lý song hành làm giả thuyết nghiên cứu thực tại tâm linh là rất hợp với phương pháp tâm lý hiện đại, nhưng không thể cắt nghĩa chính xác thực tại chảy nước mắt có thể là vui, buồn, tức giận. Không có tương quan song hành chặt chẽ giữa tâm giới và sinh lý giới. THUYẾT TÂM SINH LÝ ĐỒNG HÓA (assimiliationisme - psychophysiologique) Ngày nay còn có người nhận thuyết song hành theo Leibnitz, nhưng không nhận sự can thiệp của Thượng Đế. Họ cắt nghĩa là đồng hóa sinh lý với sinh lý. Tâm não và sinh lý có sự tương đương tuyệt đối. Một hiện tượng có hai mặt (ngũ quan và ý thức). Thuyết này vẫn chủ trương giữa hai hiện tượng hay sự kiện không có một mối dây nhân quả nào.
- TÂM LÝ THUYẾT (psychologisme) Theo thuyết này thì hiện tượng tâm lý, kể cả tâm lý quần chúng đều do tâm lý cá nhân dễ bắt chước nhau. Xã hội không có ảnh hưởng nào đối với cá nhân. Nếu có, cũng do sự bắt chước. Thuyết này nhận được, miễn là con người không lấn át cả triết học. XÃ HỘI THUYẾT (Sociologisme) Theo thuyết này thì sinh hoat tâm lý hoàn toàn do xã hội chi phối. Thuyết này do Émile Durkheim (1858-1917) khởi xướng. Ông cho rằng xã hội là một pháp nhân riêng đối với các cá nhân tạo thành xã hội. Ông chủ trương xã hội có đời sống riêng, ý tưởng, ngôn ngữ riêng Những gì thuộc con người, giá trị thiêng liêng và siêu việt do xã hội sản xuất ra. Durkheim vẫn nhận sự kiện tâm linh cá nhân, nhưng là hạ tầng và lệ thuộc cơ thể. NHẬN XÉT: Xã hội thuyết có lý nếu bảo xã hội ảnh hưởng đến sự kiện tâm lý. Nhưng sai, nếu nói rằng toàn thể sinh hoạt tâm lý đều do xã hội.
- CHƯƠNG IV ĐỊNH LUẬT VÀ TRIẾT THUYẾT TRONG TÂM LÝ HỌC. I. LIỆT KÊ VÀ GIẢI THÍCH CÁC LOẠI ĐỊNH LUẬT. Định luật là công thức diễn tả mối tương quan cố định (hay tương đối cố định) giữa hai hay nhiều sự kiện hoặc hiện tượng. Khoa học nào cũng có một số định luật. Định luật làm căn bản, nền tảng hoặc diễn xuất từ những định luật trên. Tâm lý học là môn học gồm những định luật cắt nghĩa tương quan giữa các sự kiện tâm linh. Tâm hồn - đối tượng của tâm lý học là tinh thần nhập thể nên có nhiều định luật khác nhau. 1. Định luật sinh học. Tâm hồn là một sinh hoạt, nguyên sinh lực cho nhiều sự kiện nơi con người. Định luật sinh học chi phối cho tâm hồn. Đây là một ít định luật. a. Định luật nhu cầu. Để bảo tồn và phát triển, tâm hồn có nhiều nhu cầu đòi hỏi thảo mãn: tri thức (biết, quan sát, tìm hiểu ), Hoạt động (tiếp xúc ngoại giới), tình cảm (yêu điều mình thích ) Thông tri
- b. Định luật lợi thú. Hoạt động nào cũng có một lợi ích hấp dẫn. Dù có xả kỷ đến đâu cũng có cái lợi pha vào (cá nhân, đoàn thể, nhỏ, lớn ). Luật nhu cầu và lợi thú là luật có hai mặt: đẩy hoạt động (nhu cầu), hấp dẫn hoạt động (lợi ích). c. Định luật thích nghi. Sống là thích nghi (hoàn cảnh bên trong và bên ngoài). Tâm hồn để thích nghi nhờ tự do tính, đời sống ý thức có lựa chọn rộng rãi, không bị luật tất yếu chi phối. 2. Định luật tâm lý hỗn hợp. a. Định luật tâm vật lý. Đây diễn tả tương quan sự kiện tâm linh và vật lý, bắt nguồn từ ảnh hưởng hỗ tương giữa tâm hồn và vũ trụ ngoại giới. * Định luật về kích thích. Luật Weber (1795-1878) của Fechener (1801-1887), của Piéron (1881-1964). Kích thích tăng theo cấp số nhân. Cảm giác tăng theo cấp số cộng. Thí dụ: Kích thích 10 - 100 - 1000 Cảm giác 1 - 2 - 3
- * Định luật về đối tượng của giác quan Muốn phát hiện cảm giác, kích thích phải theo tối thiểu hai định luật: kích thích thuộc sở trường của mỗi giác quan. Thí dụ: Mắt nhận màu sắc. Kích thích có cường độ đủ (cảm thấy được). * Định luật về khí hậu địa dư Có tương quan tâm lý, địa dư, khí hậu, nhất là phạm vi tính tình. Thí dụ: khí hậu nóng bức tăng trực cảm tính và giảm gián phản tính. b. Định luật tâm sinh lý Có nhiều định luật tâm sinh lý (xác hồn phối hiệp mật thiết). * Phạm vi tôn giáo. “Có thực mới vựa sược đạo” không phải đề cao sinh sống hơn tôn giáo, nhưng chỉ có ý nói: sống sã mới giữ đạo được). * Phạm vi đạo đức. Phú quý sinh lễ nghĩa - bần cùng sinh đạo tặc - Đói ăn vụng, túng làm liều. * Phạm vi giáo dục và y khoa. Tâm lý thực nghiệm áp dụng trong giáo dục và y khoa.
- “Trí khôn minh mẫn trong một thân xác tráng kiệt' (Mens sana in corpore sano). “Xem mặt mà bắt hình dong” c. Định luật tâm xã hội. Tương quan xã hội và tâm lý khá rõ rệt. Hoàn cảnh, nơi sống có thể làm thay đổi tính tình. 3. Định luật tâm lý thuần túy. Chỉ áp dụng sự kiện này cho những tâm lý thuần túy (một sự kiện hoặc nhiều sự kiện liên quan). a. Áp dụng cho từng sự kiện tâm lý. Thí dụ: muốn nhớ phải lặp đi lặp lại cách hữu ý và có phương pháp. Trẻ con sống hiện tại, thanh niên hướng tương lai. Người già lão sống với dĩ vãng. b. Áp dụng cho nhiều sự kiện tâm lý. Thí dụ: trí giác trước tiên là sự nhớ lại. (vô tri bất mộ). Liên tưởng củng cố đam mê đối với vật được liên tưởng. Con người tư tưởng trở thành ảnh tượng. II.GIÁ TRỊ TÂM SINH LÝ. Định luật và phương pháp của môn học theo đối tượng của môn học ấy. Sự kiện tâm linh là đối tượng của tâm lý học nên định luật tâm lý khác định luật khoa học thực nghiệm
- 1. Tất định (tất yếu) hay bất định: Sự kiện tâm lý có đặc tính nội giới, hữu ngã, uyển chuyển Vì thế, định luật tâm lý không có tính tất định (tất yếu) như định luật lý hóa. Nguyên nhân mục đích được đề cao, nên tính cách bất định của nguyên lý nhân quả phải giảm. 2. Định phẩm hay định lượng. Vật ngoại giới có thể đo lường được. Do đó, định luật của môn vật lý thuộc lượng (công thức toán học). Còn tâm lý học không thể có những định luật trực tiếp thuộc lượng, mà dựa trên định luật PHẨM. Có khi có định luật diễn tả bằng [1] công thức toán. Thí dụ: công thức E.Dubois . Nhưng tính cách lượng đó áp dụng cho sự kiện tâm linh, không trực tiếp áp dụng cho sự kiện của ý thức. III. NHỮNG TRIẾT THUYẾT TRONG TÂM LÝ HỌC. Thực tại vật lý và tâm lý đều phức tạp. Nhưng nhìn một khía cạnh riêng có lẽ thực tại tâm lý phức tạp hơn vì rất khó nhìn đối tượng cách toàn diện được. Những thuyết triết học ĐỘC ĐOÁN. Chúng ta diễn tả bằng một tên chung: DUY. Còn khi nhấn mạnh một khía cạnh mà không chối những khía cạnh khác thì gọi là CHỦ. Để hiểu triết sử, chúng ta phân biết DUY và CHỦ. Sau đây, chúng ta dựa vào một số tiên chuẩn để xếp
- đặt các triết thuyết chính. 1. Xét theo khía cạnh CHỦ THỂ Đây là chủ thể tâm lý. a. Xét theo chủ thể Có những thuyết: DUY giác :(chỉ nhận khả năng giác quan); CHỦ giác :(nhấn mạnh khả năng giác quan). Duy cảm : chỉ nhận cảm năng nơi con người. Chủ cảm : nhấn mạnh cảm năng nơi con người. Duy lý : chỉ nhận khả năng suy luận nơi con người. Chủ lý : nhấn mạnh khả năng suy luận. Duy trí : chỉ nhận trí năng. Chủ trí : nhấn mạnh khả năng trí năng. Duy ý chí : Chỉ nhận có ý chí. Chủ ý chí : đề cao ý chí. b. Xét theo tác động của chủ thể. Chúng ta nhận thấy có các thuyết: Duy cảm giác hay chủ cảm giác. Duy nghiệm hay chủ nghiệm Duy trực giác hay chủ trực giác.
- Duy luận hay chủ luận. 2. Xét theo đối tượng và ảnh hưởng a. Xét theo đối tượng. Theo tiêu chuẩn này, chúng ta gặp thuyết Suy sinh lý: chỉ nhận ý yếu tố sinh lý nơi con người. Chủ sinh lý: Nhấn mạnh yếu tố sinh lý nơi con người. Duy sinh lý và chủ sinh lý cho rằng tâm lý và sinh lý liên kết bền chắc đến đồng hóa và tâm lý nhường chỗ cho sinh lý hay tâm lý là phụ thôi. Ngược lại, nghĩa là sinh lý là phụ thì chúng ta gặp thuyết duy tâm lý và chủ tâm lý. b. Xét theo ảnh hưởng. Nói đến ảnh hưởng và đời sống tâm lý, chúng ta gặp thuyết Duy xã hội: chỉ có ảnh hưởng xã hội là chính. Chủ xã hội: Nhấn mạnh ảnh hưởng xã hội. Xã hội điều khiển đời sống tâm lý và bắt nguồn từ xã hội. Duy lợi: Chỉ có lợi (ích) chi phối con người. Chủ lợi: Nhấn đến lợi (ích). Vì lợi ích mà người ta sống như vậy.
- PHẦN II SINH HOẠT TRI THỨC TRI THỨC là tiếp nhận, tinh luyện và đồng hóa. Ba động tác này, như theo ba giai đoạn tiếp nối: giai đoạn giác quan, tưởng tượng và trí năng. TRI THỨC qua giác quan Con người sống trong thế giới hữu hình, ngoại giới. Như vậy, trong pphạm vi tri thức, con người tiếp xúc với đối tượng ngoại giới qua giác quan. Nhìn theo sự phát triển của con người từ nhỏ đến lớn, trẻ con hướng ngoại rồi dần dần mới hướng nội. Nhìn theo tiến triển của nhân loại thì con người tìm hiểu vũ trụ xung quanh trước khi tìm hiểu chính mình. Trong sinh hoạt tri thức cần nói đến tri thức ngoại giới gồm chuẩn bị bằng cảm giác (cảm thấy nhờ giác quan) và chính việc nhận ra ngoại giới là tri giác (biết nhờ giác quan cảm giác).
- CHƯƠNG V CẢM GIÁC: CHUẨN BỊ NHẬN THỨC NGOẠI GIỚI CẢM GIÁC LÀ GÌ ? Theo quan niệm phân tích, cảm giác là một hiện tượng tâm sinh lý xuất hiện theo một quá trình nhất định với một số điều kiện cần thiết. Theo quan điểm tổng hợp, cảm giác là tác động tâm linh có tính toàn diện do một chủ thể tâm lý phát xuất ra. I. CẢM GIÁC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG TÂM SINH LÝ. Theo quan niệm phân tích thì có thể định nghĩa: cảm giác là một hiện tượng tâm sinh lý xuất hiện khi một giác quan bị kích thích. 1. Yếu tố vật lý: kích thích Giác quan yêu tĩnh sẽ không có cảm giác, phải có kích thích. Thí dụ: mầu (thị giác), âm thanh (thính giác), mùi thơm (khứu giác), chạm tới (xúc giác). a. Bản tính vật lý của kích thích
- a. Bản tính vật lý của kích thích Bản tính vật lý của kích thích thuộc phạm vi lý hóa. Kích thích giác quan tùy từng cơ quan. Thí dụ: cảm khí trong khứu giác (ngửi), chấn động trong thính giác b. Tâm vật lý học Khoa tâm vật lý học có nhiệm vụ khảo sát những tương quan giữa hiện tượng vật lý và tâm lý, nhất là giữa một kích thích và một cảm giác hay tình cảm. Biên giới sai biệt là một han phân tích giữa hai cuộc tăng kích thích. tăng nhiều cho ta cảm giác mới, tăng ít không phân biệt được. Biên giới tuyệt đối là mức độ kích thích tăng mà không có cảm giác mới. 2. Yếu tố sinh lý Kích thích đánh thức giác quan và giác quan chuyển - cơ quan ngoại biên chuyển trước - tiếp theo là hoạt động của dây thần kinh nối ngoại biên với trung ương ở tủy hoặc não. Dây thần kinh liên lạc hai đường thần kinh từ ngoài về (hướng tâm) và từ trong ra (ly tâm). Chế biến kích thích thành phản ứng thần kinh rồi chuyển vào bắp thịt, tuyến sở trung ương (bán cầu não) tinh lkuyện để làm thành cảm giác. 3. Tương quan giữa sự kiện vật lý - sinh lý và cảm giác. Kích thích là kích động nghị lực tiềm ẩn Kích thích là điều kiện phải có. Yếu tố sinh lý thì sao ? Giác quan góp phần vào cảm giác. Không có giác quan không có cảm giác Yếu tố
- sinh lý trong cảm giác là yếu tố cấu thành. (Tại sao bị đếc thì nghe không được ? Mắt mù không thấy được). II. CẢM GIÁC LÀ MỘT TÁC ĐỘNG TÂM LÝ. Cảm giác là một hiện tượng và còn là một tác động tâm lý. Cảm giác tiếp nhện phản ứng thể xác, còn chức năng tri thức giúp liên lạc với vũ trụ. 1. Cảm giác: chức năng tri thức. Bị kích thích, giác quan tiếp xúc ngay với ngoại giới và có cảm giác: tiếp nhện lại còn tinh luyện và đồng hóa nữa (việc tri thức).
- a. Cảm giác tinh luyện (vai trò tinh luyện). Kích thích bên ngoài muốn vào trong phải qua giác quan tinh luyện. Cảm giác làm việc tinh luyện này. Thí dụ: nóng (nhiệt lực tâm linh - biết nóng do đâu ?). Nguyên giác quan thì chưa rõ nóng do đâu. b. Cảm giác đồng hóa (vai trò đồng hóa). Tinh luyện chưa phải là nhận thức, còn phải đồng hóa (ở đây cảm giác đồng hóa kích thích với chủ thể bị kích thch - tôi, anh, nó nóng). 2. Cảm giác, một chức năng liên lạc. Cảm giác giữ vai trò liên lạc giữa chủ thể và khách thể (vật ở ngoài). Vai trò thông tin của cảm giác có tính tương đối (có khi sai). III. PHÂN LOẠI CẢM GIÁC. Có nhiều cảm giác vì có nhiều cơ quan, giác quan. Động - Tây đều nhận có 5 giác quan Khoa tâm sinh lý học khám phá nhiều chức năng giác quan mới, có khi gấp đội con số 5. Khoa này nhận xúc giác là giác quan cơ bản. Thị, thích, khứu giác cũng là xúc giác. 1. Liệt kê các loại cảm giác. Nhiều người chia làm hai loại chính: Cảm giác ngoài và cảm giác trong. Cảm giác ngoài thuộc ngũ quan: vị, khứu,
- thính, thị, xúc giác. 2. Cấp bậc các loại cảm giác Theo quan điểm tri thức: thị giác đứng đầu và xúc giác đứng cuối. Theo quan điềm tình cảm: xúc giác đứng đầu và thị giác đứng cuối: thị, thính, khứu, vị, xúc giác. IV.GIÁ TRỊ CỦA CẢM GIÁC. Trình bày một vài thuyết rồi đưa ra nhận định. 1. Coi thường cảm giác. Platon coi cảm giác là tác động của tinh thần mà thôi. Các cơ quan của xác cho những hiện tượng hoàn toàn máy móc. Đối với Platon Hồn và Xác không có gì liên kết chặt chẽ. Vì vậy, trong việc nhận thức sự vật, cảm giác bị coi nhẹ. DESCARTES cũng chủ trương giống như thế, giác quan cho biết các vật lợi, hại cho ta. 2. Đề cao cảm giác. Duy giác thuyết (Sensualisme) cho rằng cảm giác là nguồn độc nhất của mọi nhận thức, không phải mọi nhận thức nơi con người đều phải bắt ngồn nơi giác quan, nhưng hiểu rằng không có kinh nghiệm giác quan thì nhận thức không có giác trị. Condillac nghĩ ra một tượng bằng đồng hay đá rồi có một tinh thần nhập vào mà không có ý tưởng nào cả. Nếu các giác quan mở ra (nhìn, nghe, ngửi ) thì tượng đó có các nhận thức. Những hiện tượng tâm lý khác như chú ý, hoài niệm,
- phán đoán từ những ảm giác đó mà ra. Condillac gọi là cảm giác biến hóa. Chúng ta không nhận quan niệm cực đoan trên được. 3. Có thái độ nào ? Cần đánh giá đúng cảm giác bằng cách nêu lên ưu và nhược điểm. a. Giá trị thực của cảm giác. Lý thuyết mà nói, cảm giác là giai đoạn đầu của nhận thức, là nền tảng của các nhận thức sau. Tinh luyện và đồng hóa ở giác quan phải có trước tinh luyện do tinh thần, trí năng. Tất cả tiến bộ của Triết học, khoa học đều là quảng diễn cảm giác đầu tiên đó. Thực tế mà nói, cảm giác đóng vai trò chỉ dẫn (theo H.Piéron), bảo cho biết cái gì lợi hay bất lợi cho đời sống thể xác. Giác quan còn có giá trị nghệ thuật đưa vào hình thể (điêu khắc), màu sắc (hội họa), âm thanh (ca nhạc), tất nhiên còn nhờ tinh thần sáng tạo. b. Nhược điểm của cảm giác. Có những nhược điểm mà điểm yếu đầu tiên phải kể là chưa xác định rõ. Cảm giác mới là nhận thức mông lung, chưa rõ ràng. Cảm giác mới là rạng đông của nhận thức (ánh sáng còn yếu, lu mờ). Phải chờ đến chính ngọ của nhận thức là TRI GIÁC. Cảm giác là nguồn sinh ảo tưởnng, sai lầm. Cảm giác tự mình không sai lầm, nhưng có thể làm dịp cho TRI GIÁC sai
- lầm. KÍCH THÍCH GIÁC QUAN CẢM GIÁC (nguồn) (Thị, thính, vị (Có cảm giác) khứu, xúc) cảm thấy nhờ giác quan (Rạng đông) NHẬN THỨC (mông lung) (Tri giác) TRI GIÁC Biết nhờ giác quan- (cảm giác)
- CHƯƠNG VI TRI GIÁC: Ý THỨC VỀ NGOẠI GIỚI TRI GIÁC Là tác động tâm lý phức tạp nhờ can thiệp và chịu ảnh hưởng của tác động tâm lý. Tri giác (Perception P và A.Văn) là bắt lấy, là tiếp thu những vật ở ngoài vào trong trí thức. Đây là biết bằng ngũ quan hay giác quan. I. ĐỊNH NGHĨA - PHÂN LOẠI. Dựa vào đối tượng hay chủ thể, người ta có những định nghĩa khác nhau. 1. Định nghĩa a. Căn cứ vào đối tượng - Trí giác là nhận thức ngoại vật. Ý thức là trực tiếp nhận thức nội giới. b. Căn cứ vào chủ thể. Tri giác là tác động của chủ thể tìm hiểu những ấn tượng do ngũ quan tiếp thu, giải thích và quy về đối tượng ở ngoài. - Một định nghĩa ngắn hơn: Tri giác là ý thức ngoại vật do giác quan (vật kích thích đánh thức trí khôn qua giác quan,
- nhận kích thích và ý thức vật đó ở ngoài mình).
- c. Định nghĩa cực đoan. Thiên hẳn về duy nghiệm: Tri giác là hiện tượng tâm lý nhờ đó trí khôn nhận thế giới cách thụ động hoàn toàn. Thiên hẳn về duy lý (rationaliste): Tri giác là tác động nhờ đó ý thức tự tạo một thế giới hay chủ thể đặt trước mình một khách thể, khác với mình. Quá chủ động và cho ý thức năng lực sáng tạo không hợp với trí khôn có hạn của con người. 2. Phân loại tri giác Theo Thomas Reid (1710-1796), Các nhà tâm lý học thường phân biệt hai loại tri giác: tri giác tự nhiên, bẩm sinh (perception naturelle, innéé) và tri giác đặc thủ (acquise). Trong giáo dục có thể biết cái gì vẫn có, và cái gì do giáo dục. Nơi người lớn, sự phân biệt có tính cách lý thuyết. Thí dụ: thị giác thu nhận ánh sáng màu Thính giác nhận âm thanh. Người lớn khi nhận ánh sáng, màu sắc là do đâu, của vật gì. II. ĐẶC TÍNH CỦA TRI GIÁC. 1. Chủ thể tính hay khách thể tính. Người ta thường cho cảm giác mang chủ thể tính còn tri giác mang khách thể tính. Cảm giác đổi tâm sinh lý, bản ngã, tùy thuộc chủ thể nên có tính cách tương đối, chủ quan. Tri giác cho biết ngoại vật, có thực. Yếu tố cá nhân và tình cảm
- giảm nhiều. Nhìn khía cạnh khác, cảm giác sơ khai khách quan tùy mỗi giác quan Tri giác là tác động của chủ thể tư duy, có khi phán đoán sai, cộng thêm yếu tố tình cảm nữa.
- 2. Thụ động tính hay chủ động tính. Thường thường cảm giác có tính thụ động, ý thức tiếp nhận hơn là tinh luyện. Còn tri thức là tác động tích cực. Sau khi dùng tác động tâm lý khác (như chú ý, phân tích, tổng hợp) thì tri giác phán đoán. Chủ thể xây dựng, chinh phục ngoại giới. Nhưng tri giác còn là tiếp thu ấn tượng kha giác. Tự mở để đón nhận để yểu vũ trụ. Vậy rất khó định ranh giới cho cảm giác và tri giác. Thụ dộng hay chủ động tới mức nào tùy mức độ hiểu ngoại giới. 3. Phong phú hay nghèo nàn. Cảm giác là chưa xác định nhưng phong phú, tổng quát. Tri giác nhìn vật nhất định, phần nào kém phong phú. Nhưng xét về bề sâu thì tri giác phong phú hơn (phong phú về phẩm, tinh vi). 4. Phân tích hay tổng hợp. Vai trò tng tri giác. Tri giác là một phân tích ở giữa hai tổng hợp. a. Tri giác: một phân tích giữa hai tổng hợp. Nghĩa là đi từ tổng hợp lu mờ, chưa rõ tới minh bạch qua phân tích trung gian.
- * Tổng hợp lu mờ: chưa rõ (lúc rạng đông, tổng quát, người mù từ lúc mới sinh được khỏi). Đầu tiên là nhìn đại cương. * Giai đoạn phân tích: từng phần (to nhỏ, phần này trong phần khác đủ mặt thử hết ). * Giai đoạn tổng hợp rõ rệt (minh bạch) tổng hợp lại, phân biệt phần nhìn toàn thể. Nhận ra một phần là nhận ra toàn thể. Đây có thể nói tri giác là nhớ lại hay là liên tưởng. b. Tri giác: Phân biệt vật này với vật khác. Biết rõ một vật cần phân biệt với vật khác: bản ngã nhện thức, thân thể của chủ thể, với vật chung quanh. Xác con người, là trung gian giữa hồn và vật ngoại giới. III. TRI GIÁC: GIẢI THÍCH SỰ VẬT Đã nhìn qua diễn tiến tri giác, nhưng trí tuệ còn đóng vai trò quyết liệt: giải thích sự vật bằng phán đoán. 1. Một tri giác là một phán đoán. a. Tương quan tri giác - phán đoán. Không thể nói mọi phán đoán là một tri giác (vì có phán đoán thuần lý, siêu việt), nhưng nói được rằng mọi tri giác là một phán đoán. Cả hai thuộc phạm vi tri thức (tiếp nhận, tinh luyện, đồng hóa) cần ý thức can thiệp. Nhưng cũng có khác nhau. Phán đoán là tác động của
- trí khôn mà thôi. Tri giác là tác động của thể xác, tinh thần. Tri giác nhằm ngoại vật là đối tượng, phán đoán trực tiếp nhằm dây liên lạc giữa các sự vật. b. Có loại phán đoán trong tri giác. Có nhiều thứ phán đoán tùy theo đối tượng: phán đoán về bản tính, giá trị. Trong tri giác, các phán đoán thuộc phán đoán về thực tại, khách thể tính sự vật. Tri giác vật nào là phán đoán vật đó, có thực ở ngoài, và phán đoán, nó là cái gì nhất định. Vậy câu phán đoán then chốt trong tri giác là phán đoán thực tại: tri giác là nhìn nhận thực tại của sự vật. c. Phán đoán trong tri giác. Vấn đề siêu hình: vật ta tri giác có thực không ? Vấn đề tâm lý: có thực thì nhận ra bằng cách nào ? * Vấn đề siêu hình Duy tâm trả lời: Vật được tri giác tự chúng không có thực mà chỉ là biểu thị do trí khôn. Duy thực: Vật được tri giác có thực, tự lập ở ngoài trí khôn. Nghĩ sao ? Duy thực có lý phần nào, nhưng phải nhận khả năng nhận thức ở nơi con người. * Vấn đề tâm lý: Nhận ra vật có thực bằng cách nào ? - Bằng suy luận (gián tiếp) dựa trên nhân quả: (ngoài vào/ trong ra).
- - Bằng trực giác (trực tiếp). Suy luận: dựa trên nguyên lý nhân quả (có kết quả, có nguên nhân), có cảm giác phải có kích thích (ngoài vào), chủ thể cố gắng ý thức (trong ra). Nghĩ sao ? Không thực tế, suy luận chỉ để kiểm chứng thôi. Trực giác: biết trực tiếp không qua trung gian. Bergon: “Tri giác là thông cảm với sự vật ở ngoài”. Hiện tượng luận: Nhấn mạnh đến cách bổ túc giữa chủ thể và đối tượng. Xác là trung gian nội và ngoại giới. Kết luận: ta nhận thức ngoại giới trực tiếp không qua trung gian, theo quan niệm thông thường về người mang kính, không xem kính mà xem trực tiếp. 2. Ảo tưởng và biết sai trong tri giác. Ảo tưởng là khi không có mà lại bảo có. Biết sai là khi vật này lại bảo là vật khác. Giác quan tự nó không sai lầm, sai lầm là do phán đoán. a. Lý do về phía đối tượng (vật tri giác) * Kích thích thiếu cường độ: ánh sáng, âm thanh. * Theo luật vị trí: Vật được nhận ra trong vị trí nhất định (đường thẳng đứng xem ra dài hơn đường thẳng nằm)
- b. Lý do về phía củ thể * Tương đối tính của tri giác: co giãn và thích nghi (nhúng tay vào thùng nước lạnh / ấm ấm / hay ấm ấm - lạnh). * Toàn diện tích của tri giác: Tri giác là tổng hợp (đối tượng và chủ thể nên dễ làm sai lạc đi). IV. TRI GIÁC VÀ NHỮNG HIỆN TƯỢNG NỘI GIỚI, THUỘC SINH HOẠT TRI THỨC. 1. Hình ảnh: tiền tri giác Quan niệm cổ điển cho rằng tiền ý thức trở về với ảnh tượng hay hình ảnh để tri giác ngoại vật. Theo hiện tượng luận (J.P.Sartre 1905 - 1980), tri giác và hình ảnh mâu thuẫn nhau. Đã nhìn hình ảnh thì bỏ thế giới sự vật mà đã nhìn mọi vật thì bò hình ảnh. Xét cho cùng, tri giác vẫn phải nhờ đến hình ảnh như một tiền tri giác. Hình ảnh có khi giúp ta tri giác có khi làm dịp cho ta tri giác sai. 2. Tri giác: dịp nhớ lại. Tri giác và ký ức là hai động tác tâm lý khác nhau. Tri giác đòi có đối tượng ngoại giới. Còn ký ức thì không cần đối tượng ở ngoài (nhớ lại hình ảnh, ý tưởng). Ký ức nhận ra quá khứ. Tri giác và ký ức gắn bó đến nỗi Bergson nhận xét: “Trong nhiều trường hợp tri giác chỉ là dịp nhớ lại”. 3. Tri giác và sinh hoạt tình cảm.
- 3. Tri giác và sinh hoạt tình cảm. a. Tình cảm: Tiềm thức của tri giác, trào lưu tình cảm, có khi vô ý thức ảnh hưởng tới tri giác. * Tình cảm động lực của tri giác: trào lưu tình cảm (tình cảm làm tăng thêm tiềm lực chú ý, tri giác đúng hơn ), thích thì lưu ý hơn - quan sát kỹ * Tình cảm giúp thấu hiểu sự vật (mặn mà, thắm thiết), bạn bè b. Tình cảm làm sai tri giác (Thí dụ: Chai rượu nàng hương thực tế là nước lạnh ). Tình cảm phủ màu trên sự vật, không tri giác rõ, mà còn xây đối tượng tri giác theo hướng tình cảm của mình. Tri giác lúc này rất chủ quan và gần với cảm giác. TRI THỨC QUA TƯỞNG TƯỢNG Bỏ thế giới bên ngoài để nhìn vào nội giới, nơi diễn ra hiện tượng tâm lý phức tạp, linh động, hòa nhịp, uyển chuyển. Đ6y là sinh hoạt tâm lý tri thức. Cùng với sinh hoạt hoạt động và tình cảm, sinh hoạt tri thức này làm nên dòng ý thức dồi dào phong phú. Nhận thức rồi, sự vật vẫn tiếp tục sống trong nội giới dưới hình thức hình ảnh hay ảnh tượng hoặc hình vẽ về quá khứ (hoài niệm trong ký ức) hay là tưởng tượng tái diễn hoặc hình ảnh về tương lai (tưởng tượng sáng tạo).
- CHƯƠNG VII HÌNH ẢNH VÀ TƯỞNG TƯỢNG I. ĐỊNH NGHĨA 1. Theo quan niệm cổ điển. a. Hình ảnh: Căn bản của cảm giác. Theo quan niệm cổ điển thì hình ảnh là căn bản của cảm giác qua hai giai đoạn sinh lý và tâm lý. Ảnh tượng được coi là cảm giác do kích thích sinh lý tại chính trụ sở trung ương, không phải ở ngoài vào. Trong giai đoạn tâm lý thì người ta cho ảnh tượng là cái hình dung một vật do thị giác nhận thức. Thường mà nói thì “ảnh” áp dụng cho hình vẽ, còn “tượng” lại chì hình đắp bằng đất, thạch cao hay tạc bằng gỗ Tâm lý học không phân biệt như vậy nên gọi chung là hình ảnh và trong giai đoạn tâm lý thì hiành ảnh được định nghĩa là biểu thị khả giác của một vật. Do đ1o, có bao nhiêu thứ giác quan thì có bấy nhiêu thứ hình ảnh. Những gì có thể cảm giác được đều có thể tiếp tục sống trong tâm linh dưới hình thức hình ảnh. Tuy nhiên, sống lâu hay chóng còn tùy thuộc ở cường độ cảm giác. b. Tương quan hình ảnh và cảm giác. So sánh hình ảnh và cảm giác để làm nổi quan điểm cổ
- điển, hình ảnh được coi là cảm giác bị giảm bớt. Điểm giống: hình ảnh giữ được phẩm chất của cảm giác. Điểm khác: hình ảnh non nớt, yếu hơn cảm giác. Cảm giác như những làn sóng kế tiếp nhau dồn dập nên hình ảnh khó sống lâu.
- c. Phải nghĩ thế nào ? Nhận xét chung: Điểm hay của quan niệm cổ điểm là nhấn mạnh nguồn gốc sơ khởi của hiện tượng tâm lý. Hình ảnh tùy thuộc cảm giác. Nhưng quan niệm này duy nghiệm quá, biến tri khôn thành thụ động, đề cao cảm giác quá (như Taine và Condillac). Cảm giác và hinh ảnh còn khác nhau nơi tính chất nữa. Điểm khác sâu xa: Cảm giác cần đến kích thích (sự vật, thể xác), còn hình ảnh vượt thế giới hữu hình, thuộc tâm linh hơn cảm giác. cảm giác cố định và hướng tâm còn hình ảnh thì ly tâm, do trí tuệ, từ trong ra. 2. Định nghĩa theo quan niệm hiện đại a. Hình ảnh là một thái độ của ý thức cảm hứng theo hiện tượng luận. J.P.Sartre đi ngược quan niệm cổ điển và cho rằng hình ảnh không phải là một đối tượng nội giới mà là thái độ của ý thức đặt ra đối tượng không tưởng Chúng ta rút ra vài hệ luận: - Hình ảnh và cảm giác ngược chiều nhau. Hình ảnh và cảm giác hay tri giác khử trừ nhau. Tưởng tượng nhằm thế giới ảo, còn tri giác nhằm thế giới thực. Hình ảnh là ảo nhưng không bịa đặt vì ý thức rồi, ý thức tự quy (hồi cố). - Dữ kiện khả giác chỉ là vật liệu.
- Quan niệm hiện đại nhận dữ kiện khả giác là một kích thích tạm thời, đánh thức trí tuệ từ tĩnh sang động và hoạt động tự lập, biến hoá muôn hình
- b. Phải nghĩa thế nào ? Quan niệm hiện đại bổ túc cho quan niệm cổ điển mở rộng phạm vi trí tưởng tượng. Cổ điển nhấn mạnh tưởng tượng phục hồi hay tái diễn, còn hiện tại nhấn mạnh tưởng tượng sáng tạo. Cổ điển cho rằng nhìn vật trước rồi tưởn tượng ra. Hiên đại thì chủ trương tưởng tượng không phải chỉ là tái diễn mà còn sáng tạo, tìm thực tại Quan niệm hiện đại nhấn động tính của tưởng tượng và nâng tính uyển chuyển của đời sống tâm lý con người, luôn đổi mới. II. GIÁ TRỊ CỦA HÌNH ẢNH. 1. Giá trị nhận thức của hình ảnh. Chúng ta lưu ý đến giá trị nhận thức của hình ảnh và giá trị siêu việt. a. Hình ảnh giúp ta nhận thức nói chung Hình ảnh giúp ta nhận thức vật hiện tại trong tri giác. Tri giác có ý thức về ngoại vật hay sự gặp gỡ giữa chủ thể và khách thể qua trung gian hình ảnh. Hình ảnh là tiền tri giác, giúp nhận ra quá khứ trong ký ức. Một vật đã thấy, có thể xuất hiện , diễn lại trên sân khấu ý thức dưới dạng hình ảnh. Ngồi ở thành phố hình dung lại biển Vũng Tàu hay ho Than Thở Đà lạt. Hình ảnh gợi tri giác cũ (gặp bạn ở đường). Hình ảnh giúp nhà bác học tìm tòi khám phá. Tưởng tượng cho hình ảnh về tương lai như có thực là quê hiện tại (cô bán sữa nghĩ đến tương lai nên nhảy múa làm đổ cả bình sữa).
- b. Hình ảnh giúp ta tư tưởng. Tư tưởng là nhận thức cấp cao nơi con người. Nói theo trừu tượng: Platon cho rằng tư tưởng mà không nhờ tới hình ảnh. Theo Platon: con người chỉ là một tinh thần kết hợp với xác cách cưỡng bách, lỏng lẻo. Platon cho rằng cảm giác và hình ảnh không giúp vào tư tưởng, chỉ giúp nhớ lại là cùng. Nói theo cụ thể: Ribot quả quyết: giả thuyết cho rằng có tư tưởng thuần túy không hình ảnh, không ngôn ngữ thì khó tin và chưa chứng minh được. Nói cụ thể, con người tư tưởng phải nhờ tới hình ảnh. Hình ảnh là nguyên liệu để tư tưởng thành hình. Hình ảnh đỡ tư tưởng, tư tưởng bám vào hình ảnh để được bảo tồn. Thí dụ: Hình ảnh về tráci cam giúp có tư tưởng về nó 2. Giá trị siêu việt của hình ảnh: a. Hình ảnh giúp ta siêu thoát. Có hình ảnh giúp ta nhận thức, cũng có hình ảnh hoàn toàn hướng nội. Chỉ ở nội giới làm phong phú dòng ý thức, ở trong khuôn khổ tâm linh. Hình ảnh này có thể phai mờ nếu không được khêu gợi lại. Hình ảnh này có lúc giúp ta thoát khỏi thực tế phũ phàng để vào đời sống thần tiên dù rất ngắn. Hình ảnh do trí khôn sáng tạo ra giúp ta sống tương lai. Theo J.P.Sartre hình ảnh tưởng tượng còn chứng minh tự do của con người, không bị đóng khung b. Hình ảnh giúp ta tiến tới siêu việt thể.
- b. Hình ảnh giúp ta tiến tới siêu việt thể. Hình ảnh và trí tưởng tượng giúp ta vươn tới Thượng Đế là ý tưởng và thực tại. Ở đây hình ảnh có giá trị tôn giáo.
- CHƯƠNG VIII HOÀI NIỆM VÀ TƯỞNG TƯỢNG PHỤC HỒI (KÝ ỨC) I. ĐỊNH NGHĨA Hình ảnh hoài niệm (gọi tắt là hoài niệm) là hình ảnh giúp ta nhận ra quá khứ. Tưởng tượng phục hồi (hay ký ức) là tác động khêu gợi (gợi lại) cái đã qua. 1. Danh từ a. Tưởng tượng phục hồi (tái diễn) ở đây muốn được coi như là ký ức. Có tác giả lại muốn dùng ký ức khi nói về việc bảo tồn tri thức. Ký ức thường chỉ tải năng ghi hiện tượng. Có tính cách tĩnh. Tưởng tượng phục hồi gồm ý của danh từ ký ức, vừa diễn tả tính cách động. Thực sự ký ức cũng động chứ không hoàn toàn tĩnh (bảng sống động, linh động ). b. Riêng danh từ ký ức: dùng như danh từ, chỉ tài năng nhớ hay đối tượng được nhớ lại. c. Hoài niệm và kỷ niệm: có thể dùng như động từ hay danh từ (tôi nhớ tưởng ). Nghĩa chủ quan ghi sâu kỷ niệm
- vào ký ức. Nghĩa khách quan: kể lại kỷ niệm.
- 2. Các quan niệm triết học về ký ức. a. Quan niệm xã hội hôc về ký ức. Hoài niệm luôn là một quá khứ được phục hồi. Hoài niệm theo nghĩa khách quan, Phục hồi lệ thuộc vào những điều kiện xã hội cũng như khi ghi nhận hoài niệm. Quan niệm này có phần nào đúng vì xã hội ảnh hưởng đời sống tâm lý, nói riêng là ký ức. Hoàn cảnh xã hội gợi nhớ hay củng cố ký ức. Thí dụ: lặp lại kỷ niệm hằng năm. Những dấu chỉ bên ngoài mà thôi chưa đủ, hoài niệm còn màu sắc cá nhân và chủ quan. b. Quan niệm chủ sinh lý về ký ức. Theo Ribot, thì ký ức là một chức năng tổng quát của thần kinh hệ. Ông dựa vào bệnh lý của ký ức do thần kinh hệ bị hư. Dựa vào việc ghi hoài niệm trong lúc ngủ. Ông nhấn mạnh vào sinh lý. Chúng ta không hoàn toàn đồng ý vì trí tuệ và tinh thần con người giữ quyền ưu tiên. Nhớ lại đòi có tư tưởng. Thần kinh hệ góp phần tạo thành ký ức tập quán (máy móc). Quá khứ đâu có sống lại hoàn toàn như cũ, mà lẫn với dòng ý thức luôn đổi mới. c. Quan niệm duy linh về ký ức. Bergson đồng hóa ký ức với ý thức và cho ký ức là chính tinh thần. Ông phân biệt ký ức tập quán và ký ức hoài niệm hoặc tập quán. Ký ức tập quán là lặp đi lặp lại, khi cần là gợi lại. Ký ức hoài niệm mới thực danh, làm thành phần đời sống nội tâm.
- Quan niệm này hợp với trào lưu tâm lý hiện đại nhấn mạnh chủ động tính và chủ quan tính của ký ức. Nhưng không nên đồng hóa ký ức với tinh thần vì tinh thần còn là lý trí, tự do
- 3. So sánh ký ức với động tác tương tự. Có vài động tác tương tự với động tác ký ức, như tập quán, biết. Tương tự vì thuộc sinh hoạt tri thức mà vẫn có những điểm khác. a. Ký ức và tập quán. Một số nhà tâm lý cho ký ức và tập quán là một. Hoài niệm, kỷ niệm và tập quán là do lặp đi lặp lại. Thực sự tập quán thiên về thực hành hơn như tài khéo chân tay. Còn hoài niệm là hiện tượng tri thức. b. Nhớ và biết. Nhớ va biết hay là ký ức và nhận thức. Hai việc thường theo nhau. Không nhớ thì không nhận thức. Mất trí nhớ thì không tiến trên đường học vấn được. Nhớ và biết liên kết mật thiết nhưng không đồng nhất. Biết thì tổng quát hơn. Còn nhớ là biết một hiện tượng xảy ra rồi. Đối tượng ký ức vừa khách quan vừa chủ quan. Còn đối tượng của nhận thức hay khoa học ít tính cách hữu ngã, ai học thì biết. II. PHÂN LOẠI KÝ ỨC. Có thể phân loại ký ức theo nhiều quan điểm. 1. Theo cơ năng. Nhớ là việc của chủ thể con người. Ở đây phân loại ký ức theo cơ năng trực tiếp can thiệp việc nhớ nhiều.
- a. Ký ức chuyển động. Cơ quan chuyển động giúp ta nhớ, cần thiết là việc phát âm. Thí dụ: phát âm và ngậm miệng nói tiếng ĐI.
- b. Ký ức cảm giác. Ký ức cảm giác thiên về giác quan, nhất là thị giác và thính giác. có người lại có ký ức về khứu vị, hay xúc giác c. Ký ức tinh thần. Ký ức tinh thần là kha năng nhớ lại, ý tưởng đứng riêng hay liên đới nhiều ý tưởng. 2. Phân loại ký ức theo thời gian. Ký ức hồi quá, gợi nhớ lại quá khứ. Tâm lý học cổ điển thiên về ký ức này, nhưng vẫn nhận sự liên lạc của ký ức tương lai, tức là ký ức hướng tương lai. Thực sự hiện tại đòi quá khứ và hiện tại hướng tới tương lai. Ký ức có thể coi như một cơ năng thống nhất đời sống tâm linh. 3. Phân loại ký ức theo đối tượng. Theo cái được nhớ có thể có hai cặp ký ức: ký ức nhất đẳng, nhị đẳng và ký ức cụ thể, trừu tượng. a. Ký ức nhất đẳng và nhị đẳng. * Ký ức nhất đẳng: đặt quá khứ vào hiện tại. Nhận ra người đã gặp. (nơi con vật cũng có). * Ký ức nhị đẳng: nhớ điều quá khứ. Thí dụ: nhớ lại cuộc vui. Theo một số nhà tâm lý học thì ký ức nhất đẳng chỉ là tập quán, phản xạ có điều kiện. Ký ức nhị đẳng mới thực sự
- của con người. b. Ký ức cụ thể và trừu tượng. * Ký ức cụ thể: Nhớ lại tất cả hay rất nhiều chi tiết của việc đã qua. * Ký ức trừu tượng: giúp nhớ lại vài điểm quá khứ thôi, hơi lạnh lùng, trung lập. Ký ức cụ thể sống động, còn ký ức trừu tượng coi như chết, mất sắc. 4. Phân loại ký ức theo phương pháp. Có hai loại: tự nhiên và nhân tạo. a. Ký ức tự nhiên: đây tự nhiên nhớ lại (hoặc có lợi hoặc có hại). b. Ký ức nhân tạo: Tìm cách nhớ lại như máy, không dính với đời sống. Tâm lý học thực nghiệm chú ý tới ký ức này tại học đường, phòng thí nghiệm. Ký ức nhân tạo cầm cho đời sống học đường (trí thức), còn ký ức tự nhiên cần cho đời sống thường nhật. Nay đời sống phức tạp, vậy cần lưu ý đến ký ức nhân tạo mới thành công. III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KÝ ỨC. 1. Ghi nhận hoài niệm.
- Ghi giữ hoài niệm không thể quan sát trực tiếp. Nhờ tác động gợi lại mà biết. Cần lưu ý nguyên nhân và cách thế việc lưu giữ. Lặp đi lặp lại và lợi ích là hai nguyên nhân ghi giữ hoài niệm và cũng tùy thuộc mỗi cá nhân. a. Lặp đi lặp lại. Đây là tập quán cử động (làm đi làm lại), nhưng tập quán này không thể là nguyên nhân độc nhất cho ghi giữ hoài niệm. Muốn có ích rất cần những điều kiện luân lý sau: - Theo một phương pháp: từ đơn giản đến phức tạp, nên chia ra từng đoạn bài để ghi vào ký ức. - Cần có ý lặp đi lặp lại: làm như máy hay khi có cơ hội, không kết quả nhiều. Rất cần chú ý học, chú ý nhớ. Chú ý nhiều sẽ dể gợi lại và diễn tả. Có ý tìm điều gì mà khi tìm được thì nhớ lâu. Còn tình cờ gặp thì mau quên. - Cần có quãng cách: Ghi nhớ càng kỹ nếu có quãng cách thời gian, hãy để cho tri không có thời giờ nghỉ, khắc ghi. Thay đổi môn học, việc làm cũng có kết quả tốt. b. Lợi ích Việc gì có ích, có lợi càng dễ nhớ và nhớ lâu. Yếu tố chủ quan cũng giữ vai trò quan trọng. Những gì có lợi mong đợi lâu thì được ghi đậm. Cần biết liên kết kiến thức đã có với kiến thức mới. Sẽ làm nhớ lâu, chắc nếu biết hệ thống lại. Những gì mang lại niềm vui, nỗi buồn thường dễ ghi trong ký ức hơn những gì chung chung. Đau khổ dễ nhớ hơn khoái lạc.
- Đời sống tập thể giúp ta ghi nhớ hoài niệm dễ hơn và hay kể lại. 2. Gợi lại hoài niệm. Hoài niệm xuất hiện trên sân khấu kiến thức. a. Gợi ý tự phát. Tự đến với ta, không mệt mọi, không mất sức vận dụng tưởng tượng. Nhiều ảnh tượng hay ý tưởng đến một lúc nên dễ sai. Phải moi móc mãi mới nhớ ra thì không phai là nhớ tốt. Nhớ tự nhiên là nhớ tốt. b. Gợi nhớ bó buộc (phản ý). Có lúc hoài niệm tấn công ồ ạt, bắt phải nhớ lại. Ta đã bị ám ảnh do những hoài niệm. c. Quên Ngược lại với gợi nhớ là quên. Quên là một hoài niệm không thể hay không được gợi ra. Quên khong là tác động hữu ý. Thường ta không nói: có ý quên. Nếu có ý quên đi nữa thì có ý trái gợi lại hoài niệm. Tại sao lại quên ? Vì khu vực ý thức có hạn, giữ cái này mất cái khác. (Cái mới đẩy cái cũ vào chỗ vô thức). Còn lúc cần quên và quên có lợi vì giữ những gì cần, có ích. Quên sẽ giúp tưởng tượng, bù đắp vào chỗ trống của ý thức. Định luật: Có hai định luật:
- Hoài niệm năng được nhắc tới, càng nhắc hoài niệm mới càng chóng quên. Thí dụ: Cụ già kể chuyện cũ rất rõ, nhưng lại quên là mới kể hôm qua và đã kể nhiều lần. Hoài niệm không được nhắc tới thì hoài niệm cũ quên trước, mới quên sau. Thời khắc biểu hôm nay dễ nhớ hơn thời khắc biểu cách đây vài ba ngày. Bệnh quên: quên có khi còn do bệnh rối loạn thần kinh hệ. Có ba loại: - Không nhớ được nữa (ngũ quan không nhận ra được cảm giác). - Không thể bắt chước lại được. - Ký ức loạn, nhớ quá không dễ quên (yên trí). Rất khó sống trong thực tế. 3. Nhận ra hoài niệm a. Nhận ra tri giác và hoài niệm Có hai động tác để nhận ra hoài niệm: Đồng hóa biểu thị hiện tại với quá khứ. Đồng hóa rồi, còn phải phân biệt cái gì là hiện tại, cái gì là quá khứ. Đồng hóa tri giác hoài niệm với hiện tại (tức là phần còn lại) của tri giác trước (tri giác quá khứ). Đây gọi là nhận ra tri giác. Có khi đồng hóa hoài niệm trong ký ức với một tri giác đã qua. Thí dụ: tôi hình dung bằng tưởng tượng ngôi nhà tôi đã sống với gia đình lâu năm. Đây là nhận ra hoài niệm. b. Nhận ra bằng cách nào ?
- b. Nhận ra bằng cách nào ? Những tác động trên thực hiện bằng suy luận hay trực giác? Cách trực tiếp hay gián tiếp ? Đáp: tùy môn phái. Bằng suy luận: Có người cho rằng bằng suy luận, cách gián tiếp. Nhận ra tri giác và hoài niệm đều do suy luận và cách gián tiếp. Bằng trực giác (tri giác trực tiếp): Một số bác bỏ nhận ra tri giác và hoài niệm băng suy luận. Theo họ thì trực giác giúp nhận ra và nhận biết cái nào là tri giác mới hay tri giác cũ. Phải nghĩ thế nào ? Người ta có thể kiểm chứng bằng nhiều cách: cách làm - thí dụ: tài xế nhận ra còi xe bằng cách ấn nó, cảm thấy hay suy nghĩ là so sánh tri giác cũ và mới. So sánh hoài niệm và ảnh tượng giúp nhận ra hoài niệm. 4. Định chỗ hoài niệm a. Phải hiểu thế nào ? Hoài niệm đây phải hiểu theo nghĩa khách quan hơn chủ quan. Định chỗ hoài niệm là đặt biến cố mà tôi nhớ vào thới gian và không gian đúng như đã xảy ra. Thường nghiệm mà nói, định chỗ rất đơn giản. Thí dụ: đặt mấyy niên hiệu, chỗ rồi đặt hoài niệm vào. (Thí dụ: 9.2.87 - tại Đại Chủng Viện). Theo quan niệm tâm lý, phức tạp hơn vì hoài niệm còn có nghĩa chủ quan. Như vậy, sự kiện tâm linh không thể nào định chỗ được. Các sự kiện tâm linh ăn khớp với nhau, không
- tiếp cận nhau. b. Cách định chỗ hoài niệm. Có hai cách: * Tự phát khi hoài niệm xuất hiện đã ở sẵn trong khuôn khổ thời gian và không gian, có chỗ nhất định bên cạnh những biến cố khác, vật khác. * Hồi cố là phải cố gắng nhớ lại, đặt hoài niệm vào khuôn khổ. Có khi nhớ hiện tượng trước rồi mới nhớ khuôn khổ sau. Thí dụ: Nhớ là đã gặp anh mà không nhớ gặp khi nào, ở đâu. Kiểm thảo trong đời sống tu đức theo cách hồi cố (nhớ ngày, giờ, nơi mình làm ).
- CHƯƠNG IX TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO I. ĐỊNH NGHĨA 1. Danh từ và ý nghĩa. Theo nghĩa chuyên môn triết học sáng tạo là làm ra vật gì từ hư không, vật chưa có, vật liệu làm ra nó cũng chưa có. Như vậy, việc con người sản xuất không gọi được là sáng tạo. Ở đây tưởng tượng sáng tạo hiểu theo kiểu loại suy, tương đối, nghĩa rộng. Tưởng tượng sáng tạo phải dựa vào các dữ kiện đã có trước, có khi rời rạc hay đã tổng hợp để có tổng hợp mới. Tưởng tượng cần trong đời sống con người. Chính con người tưởng tượng chứ không phải tưởng tượng sáng tạo hay trí không sáng tạo. 2. Động tác của việc sáng tạo. Phân tích chúng ta thấy: a. Phải tri giác hay trực giác cho thật nhiều. Nói chung muốn sáng tạo phải học trước nhiều. Chúng ta có luật trừ đối với thần đồng, rất ít thôi. b. Phải phân tích và lựa chọn. Trực giác là đã phân tích và lựa chọn. Cần lựa chọn hữu hiệu, giữ lại những gì cần. c. Tổng hợp. Tổng hợp với toàn thể mới gồm những
- yếu tố đã phân tích và chọn lọc. II. PHÂN LOẠI Hoạt động trí thức và hoạt động thục tiễn cần đến tưởng tượng sáng tạo. 1. Tưởng tượng sáng tạo cấp cao a. Tưởng tượng sáng tạo thông thường. - Tưởng tượng khoa học. Nhà khoa học có những tưởng tượng và rồi đi vào trừu tượng, xa tưởng tượng dần. Tưởng tượng là cần, dù cho là tạm thời. - Tưởng tượng nghệ thuật giữa lý thuyết và thực tiễn. Tưởng tượng gần nghệ thuật. - Tưởng tượng nghệ thuật tạo hình co giãn,, sáng sủa, nhưng thích nghi. - Tưởng tượng nghệ thuật lu mờ có nhiều yếu tố tình cảm. - Tưởng tượng thực tiễn: nhu cầu đời sống kinh doanh, làm việc. - Tưởng tượng khám phá, đối lập với óc thủ cựu và bắt chước. b. Tưởng tượng sáng tạo phi thường hay thiên tài (génie) - Thiên tài là gì ? Thiên tài khác với năng khiếu
- (talent). - Năng khiếu là tiềm năng, phải học, huấn luyện mới có kết quả. - Thiên tài là năng khiếu bẩm sinh khác người, làm ít kết quả nhiều. - Thiên tài bởi đâu ? Người thì bảo do sinh lý, bệnh thần kinh. Có khi ta gặp thiên tài dở người. Đây là thuyết chủ hoặc duy sinh lý. Bác sĩ Grasset lại cho rằng bệnh thần kinh là hậu quả của thiên tài khác thường. Thuyết xã hội cho thiên tài do chủng tộc, địa thế, chính trị, xã hội. Thuyết tâm lý thì cho thiên tài do thiên phu (trời cho). Thí dụ: nhạc, hội họa. Có phần di truyền. Thì dụ: gia đình Bach. Di truyền đây không phải truyền khả năng nhưng chuyển điều kiện sinh lý, xã hội giúp nảy nở nhân tài. 2. Tưởng tượng sáng tạo cấp thấp. Vì ít có giá trị nên vọi là cấp thấp. Tự phát, không do lý trì kiểm và điều khiển. Chiêm bao, mơ tưởng hay mơ màng và bệnh lý. a. Tưởng tượng trong chiêm bao. Chiêm bào là việc xây dựng của tưởng tượng trong lúc ngủ, cơ năng giác quan thôi làm việc. Khó quan sát chiêm bao
- và thường phán đoán về chiêm bao tùy theo hoài niệm còn nhớ lúc thức dậy. Phân tích hiện tượng chiêm bao. Thường thường bao gồm nhiều hình ảnh không ăn khớp với nhau, không có luận lý lúc chiêm bao, không hệ thống hóa theo đúng lý luận. Lúc nửa tỉnh nửa mơ thì có thể quan sát được phần nào. Nhiều yếu tố làm nên chiêm bao: nhật ký, sinh lý, tâm lý. Ngoại vật làm ta mơ. Thí dụ: mền (chăn) nặng làm mơ bị ngạt, tay (chân) để trên ngực tim đập không đều mơ bị đuổi ngã. Chân tay bị tê làm mơ không chạy thoát được nguy hiểm. Đau một phần nào thể xác mơ bị người ta đánh. Có những chiêm bao tưởng tượng khi tiềm thức trở về ý thức tự phát lúc ngủ. Theo Freud, ước vọng không được thoải mái (ẩn ước: refoulement) khêu gợi lại lúc chiêm bao. Có khi hoài niệm bị quên, nhờ lúc ý thức trống rỗng (thất nghiệp!) liền xuất hiện. Thuyết của Freud về tính dục (libido) có vẻ giả tạo và độc đoán. Chiêm bao phong phú và có khi cao thượng hơn nhiều. Ý nghĩa của chiêm bao. Người ta nói “làm sao chiêm bao làm vậy”. Có người tin hễ chiêm bao là đúng. Chúng ta nhận chiêm bao biểu lộ phần nào nhân cách thâm sâu của ta. Chiêm bao thỏa mãn ước vọng vùi dập trong lúc thức. Chiêm bao là phương tiện giải thoát làm ta vượt thực tế đi vào trong thế giới tưởng tượng. Chiêm bao đảm bảo tính liên tục của dòng ý thức. Đờii sống luôn đòi hình ảnh sống động mới, khi
- không có thì “hai lại” hình ảnh cũ. Chiêm bao có thể là dấu chỉ trạng thái sâu kín của tâm hồn. b. Tưởng tượng trong mơ màng. Mơ màng là gì ? Là tình trạng tâm lý mà ý thức bị lôi cuốn theo ảnh tượng, không chú ý đổi hướng theo đường khác. Mơ màng khác với chiêm bào: sống bằng ảnh tượng nhưng người mơ màng coi như mình sống trong thực tế. Điều kiện để mơ màng: không phải ai lúc nào cũng mơ màng được. phải tùy người, tùy giờ, tùy nơi. Phải có điều kiện, tóm tắt mấy điều kiện sau đây: - Điều kiện vật lý: không nghỉ cũng không động quá, liên tục và không quá mạnh gió hiu hiu, sóng ào ào lên, tiếng xe lửa đều đều , rất dễ làm mơ tưởng. - Điều kiện sink lý: thấy mình trầm trệ, uỷ mị, thiếu cố gắng thường là những người nhiều ít có bệnh tự nhiên hoặc nhân tạo (Thí dụ: uống rượu, hút nha phiến). - Điều kiện tâm lý: không mơ màng khi nghe hát vui, xem kịch diễn. Thêm vào đó muốn thảo mãn ước vọng chưa được thảo mãn, sống cao vọng, sống lý tưởng. Giá trị của mơ màng: Có mơ màng thụ động: vô ích có hại trong phạm vi luân lý, làm cho lười biếng, uỷ mị, không hành động. Muốn nhiều, nhiều chương trình nhưng không đem thực hành. Mơ màng hữu ích: Các nhà bác học tìm tòi, khám
- Mơ màng hữu ích: Các nhà bác học tìm tòi, khám phá, chinh phục Người ta hành cũng cầm mơ ước đời sống cao thượng hơn, lý tưởng hơn. Ước mơ tốt là chuẩn bị, và nâng đỡ hành động. 3. Bệnh lý tưởng tượng Xác có bệnh trầm trệ ảnh hưởng tới chức năng sinh lý và ảnh hưởng tới óc tưởng tượng = ảo ảnh (halllucination) và hoang chứng (mythomanie). a. Chứng ảo tưởng Danh từ: Ảo tưởng là tri giác một đối tượng mà không thực, không có đối tượng (hllucination) hay có đối tượng mà làm sai đối tượng (illusion sai tưởng). Nhiều người đồng ý sai nhiều là ảo tưởng. Nguyên nhân tật bệnh này phức tạp, có khi là tật sinh lý, có khi là tâm lý hay cả hai. b. Hoang chứng (chứng hoang đường). Danh từ: hoang chứng là lời nói trong mộng hay nói láo, nói bậy. Trong tâm bệnh lý học, hoang chứng là chứng tích xuyên tạc sự thực hay tạo ra những chuyện không đâu. Ngụ ngôn: tạo ra đẻ vui, dạy đời. Có ba thứ hoang chứng: hoang chứng khoe khoang (tạo ra để khoe, để người ta thương), hoang chứng độc ác hay đổ vạ cáo gian, hoang chứng bất chính: bị áp lực do những nguyên nhân không trong sạch. Nói ảo tưởng và hoang chứng là tâm bệnh, khá phổ
- biến thì (không sai mấy) có phần đúng. Nhờ giáo dục sẽ bớt đi nhiều, sống chân thực, không xuyên tạc.
- CHƯƠNG X NHỮNG CHUỖI HÌNH ẢNH VÀ LIÊN TƯỞNG Đời sống tâm linh là một dòng nước luôn chảy. Với tưởng tượng, tâm hồn như bộ máy tiêu hóa, đồng hóa những gì trí khôn thâu nhận và tinh luyện. Với liên tưởng, đời sống tâm linh càng linh động hơn. Hiện tượng tâm lý giằng co, liên kết với nhau, lôi kéo lẫn nhau. Đấy là tác động liên tưởng. I. ĐỊNH NGHĨA LIÊN TƯỞNG 1. Danh từ Liên tưởng dịch từ Pháp ngữ Association des idées (do trường Ecossais). Theo trường phái này, liên tưởng là một tài năng hay là chức năng của trí khôn con người có khả năng liên kết các ý tưởng lại. Nay danh từ ý tưởng có nghĩa đặc biệt là biểu thị tinh thần của sự vật. Vậy liên tưởng không còn phải chỉ là đặc tính của ý tưởng. Nhưng liên tưởng là đặc điểm của bất cứ biểu thị nào, của tất cả sự kiện đời sống tâm linh liên tưởng hay liên tượng ảnh), liên cảm. Hãy hiểu liên tưởng theo nội dung tổng quát hơn. 2. Định nghĩa - Liên tưởng là đặc điểm thuộc đối tượng ở ngoài ý
- thức, có thể khêu gợi ra những đối tượng khác mà giữa chúng có mối tương quan. - Định nghĩa khác: Liên tưởng là tác động nhờ có một trạng thái tâm lý khêu gợi ra trạng thái tâm lý khác, hoặc liên kết thành một khối hoặc trạng thái nọ theo trạng thái kia. Đây thiên về sự kiện tâm linh về phía chủ thể. Đây là kiểu nói thông thường. 3. Liên tưởng với tác động tương tự a. Liên tưởng và ký ức Liên tưởng và ký ức có mối tương quan chặt chẽ, có thể có người cho rằng liên tưởng và ký ức là một. Ký ức hoài niệm và ký ức tập quán có liên quan mật thiết vì cả hai thành hình do liên tưởng. “Thuộc bài” là nhờ chuỗi liên tưởng nối tiếp. Quên là vì dây liên tưởng bị đứt. Ký ức và liên tưởng vẫn có thể phân biệt được (liên tưởng nhờ giống nhau). Thí dụ: nhìn A nhớ tới B, cả hai liên hệ với nhau. Ký ức liên hệ đến quá khứ, còn liên tưởng trong hiện tại hơn. b. Liên tưởng và tập quán Giống nhau ở chỗ có thể thực hiện cách máy móc nào đó. Nhưng liên tưởng có tính cách lý thuyết (tư tưởng), còn tập quán có tính cách thực tiễn (hoạt động). c. Liên tưởng, phán đoán, suy luận Phán đoán là liên lạc giữa nhiều ý tưởng. Suy luận là là
- liên lạc giữa nhiều phán đoán. Có khi liên tưởng là tác động chuẩn bị phán đoán và suy luận. Thực ra trong phán đoán và suy luận đã có liên tưởng. Có khi liên tưởng, phán đoán, suy luận chen lẫn vào nhau và khó phân biệt. Nói lên một vài khác biệt đó thì liên tưởng có tính cách ý thức, nhưng còn kém phán đoán, vì phán đoán là tác động hoàn toàn ý thức. Liên tưởng có tính ý thức hơn tập quán, nhưng kém phán đoán và suy luận. II. PHÂN LOẠI LIÊN TƯỞNG Có hai thứ liên tưởng: liên tưởng ghi nhận (affociation fixative) hay đồng thời (simultanée) và liên tưởng gợi lại (affociation évocative) hay kết tiếp (successive). 1. Liên tưởng ghi nhận (đồng thời) Hợp nhiều trạng thái tâm linh, tạo thành một khối, ghi nhận cùng lúc có liên lạc mật thiết, các sự kiện lôi kéo nhau. Thí dụ nghe tiếng là hiểu 2. Liên tưởng gợi ý (gợi lại) kế tiếp Liên tưởng gợi lại là hiện tượng nhờ một sự kiện tâm linh gợi ra sự kiện tâm linh khác, và sứ thế tiếp diễn (thứ 3, thứ 4 ) III. ĐỊNH LUẬT CỦA LIÊN TƯỞNG Liên tưởng gợi lại thuộc một số định luật sau đây: 1. Định luật về phía đối tượng
- Nhiều yếu tố tạo nên liên tưởng, nhưng thu gọi trong ba yếu tố sau: a. Định luật tiếp giáp (contiquité) Có khi đối tượng liên kết vào nhau (thời gian, hay không gian). Thí dụ: trẻ đang khóc thấy mẹ bước vào cầm bình sữa là ngưng liền. b. Định luật tương tự (ressemblance) Liên kết với nhau vì giống nhau (phạm vi biểu thị, tình cảm ) c. Định luật tương phản (contraste) Hai hiện tượng tương phản nhau thường liên kết với nhau. Thí dụ: nghèo, giàu; nóng, lạnh; khỏe yếu 2. Định luật về phía chủ thể Một số tâm lý gia cận đại không thích định luật cổ điển có vẻ vật chất và định lượng, vì các sự kiện tâm linh tạo thành hiện trạng tâm lý độc nhất chủ thể duy nhất). a. Khả năng tìm mối tương quan Có nhiều dây liên lạc trong một khối duy nhất. Nghĩ đến thành phần này lại nghĩ đến thành phần khác. Tri giác với những dây liên lạc. Liên tưởng do nhu cầm bẩm sinh là tìm kiếm, tìm hiểu, tìm dây liên lạc, liên tưởng đưa tới phán đoán và suy luận. Kiểu cắt nghĩa này nhận được. b. Luật trở lại (hoàn nguyên)
- b. Luật trở lại (hoàn nguyên) Đây là hiện tượng chung cho vật sống. Thí dụ: bóc vỏ cây, lại mọc ra, mất miếng da tay, lại có miếng da non Đời sống tâm lý là một toàn thể do nhiều thành phần phức tạp. Một thành phần được gợi lên thì thành phần khác bị lôi theo luôn, có khi tự phát. Gợi lại dễ hay khó còn tùy ở kinh nghiệm và hình ảnh rõ hay mờ. c. Luật lợi ích và mục đích Ý tưởng và hình ảnh được gợi do lợi ích hiện tại có thể thuộc phạm vi tình cảm hoặc phạm vi tinh thần, trí thức. IV. VAI TRÒ CỦA LIÊN TƯỞNG 1. Có người quá đề cao vai trò liên tưởng, và cho là có thể cắt nghĩa tất cả đời sống tâm lý bắng liên tưởng (Thí dụ trường phái Ecosse với thuyết liên tưởng). Thuyết này chủ trương liên tưởng là một hiện tượng hoàn toàn máy móc, họ loại bỏ vai trò trí tuệ và cho tinh thần không chủ động. Vào cuối thế kỷ 19, William James và Bergson đã phê bình thuyết này kịch liệt vì thuyết này đi ngược lại kinh nghiệm tâm lý, duy nhất tính của tinh thần, làm mất tính uyển chuyển và sáng tạo của tinh thần, ngược lại mục đích tính của đời sống tâm lý (luôn có một hướng tới). 2. Liên tưởng cũng có một chỗ đứng trong sinh hoạt tri thức thí dụ việc ghi nhận, định chỗ hoài niệm và trong phán đoán. Cả trong sinh hoạt tình cảm , thí dụ thích một vật kỷ