Bài giảng Tâm lý học căn bản

pdf 2123 trang phuongnguyen 4730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học căn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tam_ly_hoc_can_ban.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý học căn bản

  1. TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN Tác giả: Roberts Feldman Biên dịch: Minh Đức – Hồ Kim Chung LỜI NÓI ĐẦU Tâm lý học căn bản được biên dịch nhằm giới thiệu khái quát về bộ môn Tâm Lý Học. Tuy chú trọng đến các nền móng xây dựng, nhưng nó cũng trình bày sáng tỏ khía cạnh ứng dụng của tâm lý học vào cuộc sống hàng ngày của con người. Với ba mục tiêu chính: Thứ nhất, nó được soạn thảo nhằm bao quát các vấn đề chủ yếu thuộc lãnh vực tâm lý qua lý thuyết, các công trình nghiên cứu, cũng như các ứng dụng chính của môn tâm lý học. Thứ hai, nhằm giúp độc giả xây dựng nhận thức sâu sắc về cơ sở khoa học của bộ môn tâm lý,
  2. cũng như nhằm khích lệ óc tư duy sáng tạo có phê phán. Sau cùng, cuốn sách này thực sự hấp dẫn và gây cảm hứng để khơi dậy tính hiếu kỳ tự nhiên của độc giả đối với thế giới chung quanh. Nói chung Tâm Lý Học căn bản nhằm giúp bạn đọc là sinh viên, nghiên cứu sinh v.v cùng đông đảo độc giả phát huy khả năng vận dụng tâm lý học để tìm hiểu xã hội chúng ta đang sống. Các tài liệu được trình bày trong nhiều vấn đề rất trọn vẹn ý nghĩa và dễ hiểu. Một chương kết thúc bằng một tóm lược cô đọng và một loạt các câu hỏi ôn tập về nội dung. Độc giả sẽ có thể tự đánh giá mức độ tiếp thu cũng như sự am hiểu về nội dung đã học. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NXB VĂN HÓA - THÔNG TIN LỜI TỰA Không dễ gì giải trình được những điểm phức tạp và mâu thuẫn trong tác phong cư xử của con
  3. người. Chúng ta chứng kiến hành vi thiện cũng như ác; chúng ta đương đầu với lối cư xử hợp lý cũng như phi lý; và chúng ta tìm được sự cộng tác thiện chí cũng như gặp phải sự cạnh tranh thô bạo trong cái thế giới muôn màu muôn vẻ này. Bộ sách này được soạn thảo nhằm giới thiệu khái quát về môn tâm lý học. Tuy chú trọng đến các nền móng xây dựng bộ môn, nhưng nó cũng trình bày sáng tỏ khía cạnh ứng dụng của tâm lý học vào cuộc sống hàng ngày của con người. Với ba mục tiêu chính: Thứ nhất, nó được soạn thảo nhằm bao quát các địa hạt chủ yếu thuộc lãnh vực tâm lý qua việc giới thiệu các lý thuyết, các công trình nghiên cứu, cũng như các ứng dụng chính của môn tâm lý học. Thứ hai, nhằm giúp độc giả xây dựng nhận thức sâu sắc về cơ sở khoa học của bộ môn cũng như nhằm khích lệ óc tư duy có phê phán của họ. Sau cùng, bộ sách này thực sự hấp dẫn và gây cảm hứng để khơi dậy tính hiếu kỳ tự nhiên của độc giả đối với thế giới chung quanh. Nói chung, Tâm Lý Học Căn Bản được soạn
  4. thảo nhằm giúp độc giả phát huy khả năng vận dụng môn tâm lý học để tìm hiểu xã hội chúng ta đang sống. Dĩ nhiên, ba mục tiêu này tương thuộc lẫn nhau. Thực ra, tôi cho rằng nếu như tác phẩm Tâm Lý Học Căn Bản này thành công trong sứ mệnh truyền đạt chính xác nét tinh túy của môn tâm lý học, thì các mục tiêu tìm hiểu và quan tâm về lãnh vực tâm lý sẽ tự nhiên gặt hái được. Để đạt được mục đích đó, tôi đã chú trọng khá nhiều đến lối hành văn trong cuốn sách. Nó nhằm đóng góp một bài tường thuật cuộc tọa đàm của hai nhân vật về tâm lý học có bố cục giống như một bài luận văn. Khi viết "chúng ta", tôi có ý muốn đề cập đến hai người chúng ta - tôi, với tư cách là soạn giả và bạn, là độc giả. Ngoài ra, tập sách giáo khoa này có những bài đọc thêm đặc biệt để nêu bật khía cạnh ứng dụng môn tâm lý học vào cuộc sống thường ngày trong thế giới quanh chúng ta (các đoạn ứng dụng thực tiễn), thảo luận về các khám phá khoa học quan trọng vừa mới lạ vừa hấp dẫn trong lãnh vực tâm lý (các đoạn Trích Dẫn Thời Sự), và đưa ra các lời khuyên nhằm cải thiện ý nghĩa cuộc sống của chúng ta (các đoạn Thành quả của Tâm Lý Học).
  5. Nó cũng là một cuốn sách được soạn thảo công phu nhằm khích lệ việc học tập. Các tài liệu được trình bày trong nhiều đoạn trọn vẹn ý nghĩa và dễ sử dụng. Mỗi đoạn kết thúc bằng một tóm lược cô đọng (gọi là mục Tóm Tắt) và một loạt câu hỏi ôn tập về nội dung vừa được trình bày (gọi là mục Học ôn). Giải đáp các câu hỏi này - và sau đó kiểm tra thành tích ở trang kế tiếp - độc giả sẽ có thể đánh giá được mức độ tiếp thu, cũng như đặt nền móng để am hiểu và ghi nhớ lâu dài nội dung đã học hỏi được. Tóm lại, tác phẩm Tâm Lý Học Căn Bản được trình bày theo hình thức gần gũi với độc giả. Qua đó, nó không chỉ nhằm giới thiệu cho độc giả nội dung căn bản - và hứa hẹn - của môn học, mà còn tạo niềm hứng khởi sinh động đối với lãnh vực tâm lý. Tôi ước mong nỗ lực bước đầu này sẽ góp phần thắp sáng lòng nhiệt tình và niềm say mê của độc giả đối với lãnh vực tâm lý. KHÁI QUÁT TÁC PHẨM TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN Tâm Lý Học Căn Bản bao quát các chủ đề
  6. truyền thống thuộc lãnh vực tâm lý. Thí dụ, nó bao gồm các đề tài như Sinh học làm Nền tảng cho Hành vi ứng xử, Cảm giác và Nhận thức. Tiến trình học tập, Hoạt động trí tuệ. Phát triển nhân cách, Cá tính, Hành vi bất bình thường, và các Nền tảng Tâm lý Xã hội của Hành vi ứng xử. Tâm Lý Học Căn Bản là một bộ sách cô đọng ngắn gọn. Nó chú trọng đến tinh túy của môn Tâm Lý Học nhằm giới thiệu sơ bộ lãnh vực này. Nó cũng trình bày cách thức các lý thuyết và các nghiên cứu trong lãnh vực tâm lý ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống thường ngày của độc giả. Đặc biệt với giới sinh viên, nó phản ánh một số sắc thái độc đáo để giúp cho các bạn tiếp thu nhiều nhất những khái niệm, lý thuyết, sự kiện, và các loại thông tin khác trong lãnh vực tâm lý. Muốn lợi dụng được các đặc điểm ấy, các bạn nên thực hiện một số bước khi nghiên cứu tập sách này. Nhờ tuân thủ các bước này, không những sẽ tiếp thu nội dung cuốn sách nhiều nhất, mà các bạn cũng sẽ xây dựng được thói quen học tập giúp gặt hái được thành quả khả quan đối với các môn học khác cũng như phát huy óc sáng tạo hoặc phê phán đối với các tài liệu học tập nói chung.
  7. Sử dụng phương pháp học tập Mặc dù người ta trông đợi chúng ta ra sức học tập để tiếp thu rất nhiều điều trong suốt thời gian chúng ta ở trường lớp, nhưng hiếm khi chúng ta được truyền thụ các kỹ thuật có hệ thống nhằm giúp chúng ta học tập có hiệu quả hơn. Song le, giống như trường hợp chúng ta không mong muốn một bác sĩ học tập môn cơ thể học bằng phương pháp thử thách và sai lầm, chỉ những sinh viên phi thường mới có thể tình cờ tìm được một phương pháp học tập thực sự hữu hiệu. Thế nhưng các nhà tâm lý đã phát minh được những kỹ thuật tuyệt vời (đã kinh qua thử thách) nhằm cải tiến kỹ năng học tập, mà hai trong số đó được miêu tả ở đây. Nhờ sử dụng một trong hai kỹ thuật này - gọi tên theo phối hợp các mẫu tự đầu là SQ3R và MURDER - các bạn có thể tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ cũng như tư duy có phê phán, không chỉ trong lãnh vực môn tâm lý mà còn đối với tất cả các môn học khác nữa. Phương pháp SQ3R gồm một loạt 5 bước, gọi theo các mẫu tự S - Q-R - R - R. Bước đầu tiên là điều tra tìm hiểu (survey) tài liệu bằng cách đọc qua
  8. dàn bài, các nhan đề phân đoạn, các đoạn chú thích hình vẽ, các đoạn tóm tắt, đoạn triển khai chủ đề, và đoạn những điểm cần ghi nhớ để có một tổng quan về các điểm quan trọng trong bài học. Bước kế tiếp là - chữ Q trong SQ3R - nêu ra các câu hỏi (question). Đặt các câu hỏi - đọc to lên hoặc viết ra giấy - trước khi thực sự đọc vào các đoạn trong bài học. Thí dụ, nếu đã tìm hiểu đoạn này rồi, bạn có thể ghi ngay ra lề sách câu hỏi "SQ3R và MURDER có nghĩ là gì?" Các câu hỏi đã được nêu ra ở các đoạn triển khai chủ đề và các đoạn học ôn kết thúc một đoạn trong bài học cũng là các câu hỏi ngắn gọn rất hay. Nhưng đều quan trọng phải ghi nhớ là không nên hoàn toàn trông cậy vào chúng; tự đặt cho mình các câu hỏi mới là việc làm cần thiết. Tập sách này chừa lề rất rộng để bạn viết ra các câu hỏi ấy. Nêu ra những câu hỏi như thế vừa giúp bạn chú trọng đến các điểm then chốt trong bài học vừa đặt bạn vào tâm trạng ham học hỏi. Giờ đây đến bước kế tiếp, mẫu tự "R" thứ nhất, một bước tối quan trọng là đọc tài liệu (read). Hãy đọc thật cẩn thận, và đều quan trọng là, đọc với tâm trạng chủ động và phê phán. Thí dụ, trong khi đọc bạn hãy cố trả lời các câu hỏi do chính bạn đã đặt ra.
  9. Bạn sẽ thấy mình tiến bộ kịp các câu hỏi mới khi bạn đọc đến đoạn kế tiếp. Đó là triệu chứng tốt, bởi vì nó cho thấy bạn đang đọc với tâm trạng hiếu học và chú tâm đến bài học. Đánh giá có phê phán bài học bằng cách tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của những điều đang đọc, cân nhắc các ngoại lệ và các điểm mâu thuẫn có thể có, và thăm dò các giả định hậu thuẫn cho các khẳng định của tác giả. Bước tế tiếp - mẫu tự "R" thứ hai - là bước kỳ lạ nhất. Mẫu tự "R” có nghĩa là thuật lại (to recite), theo đó hãy cố tiếp thu nội dung bài học rồi miêu tả và giải thích cho chính mình hoặc cho một người bạn, tìm hiểu tài liệu vừa đọc được để giải đáp các câu hỏi mà bạn đã nêu ra trước đây. Hãy nói to lên. Đây là dịp để bạn tự đối thoại với bản thân, không có gì để hổ thẹn cả. Tiến trình thuật lại này giúp bạn xác định mức độ am hiểu nội dung bạn vừa đọc được. Ngoài ra, các nghiên cứu trong lãnh vực tâm lý đã chứng minh rằng việc truyền đạt lại cho người khác hoặc tự thuật lại cho mình sẽ giúp cho bạn học tập bài học theo một cách thức khác hẳn và sâu xa hơn - so với việc học tập không nhằm truyền đạt lại cho người khác. Như vậy, việc thuật lại nội dung bài học là một khâu quyết định
  10. trong tiến trình học tập. Mẫu tự "R" cuối cùng liên hệ đến việc ôn tập (review). Như sẽ thảo luận trong các chương 5 và 6, học ôn là điều kiện tiên quyết để học tập và ghi nhớ được toàn bộ những điều đã học được. Xem lại các thông tin; đọc lại các mục tóm tắt và các đoạn tóm lược trong phần Những Điểm Cần Ghi Nhớ: trả lời các câu hỏi trong các mục học ôn; và sử dụng bất cứ tài liệu nào có sẵn. Học ôn phải là một tiến trình chủ động, qua đó bạn xét xem liệu những mảng thông tin khác nhau sẽ ăn khớp với nhau ra sao để dệt thành bức tranh toàn diện về nội dung đã học. Một phương pháp học tập khác chọn dùng - mặc dù không phải là không tương đồng với phương Pháp SQ3R - là phương pháp MURDER của Dansereau (1978). Dù tên gọi có ý nghĩa chết chóc, MURDER là một phương Pháp học tập hữu hiệu. Phương pháp học tập MURDER Bước đầu tiên là chuẩn bị tâm trạng (mood) học tập thích hợp bằng cách đặt ra các mục tiêu cho mỗi học kỳ cũng như chọn thời điểm và địa điểm để việc học tập không bị xao lãng. Kế tiếp là đọc để hiểu
  11. (understanding), nắm được tài liệu học, qua đó lưu ý cẩn thận đến ý nghĩa bài học. Nhớ lại (recall) là cố gắng gợi trí nhớ ngay sau đó về tài liệu học tập mà không cần lật sách ra xem lại. Kế tiếp là sắp đặt (digesting) nội dung học tập một cách hệ thống. Trong bước này bạn nên đính chính bất kỳ đều sai sót nào trong bước gợi nhớ để nỗ lực sắp xếp và tích lũy nội dung mới học được vào ký ức. Kế đó, bạn nên chắt lọc (expanding) (Phân tích và đánh giá) nội dung mới học được, và cố gắng áp dụng nó vào các tình huống vượt ra ngoài phạm vi các ứng dụng đã đề cập trong bài giảng. Nhờ hội nhập những điều vừa học được vào một mạng lưới thông tin rộng lớn trong ký ức, bạn sẽ dễ dàng nhớ lại chúng sau này. Cuối cùng, bước chót là ôn tập (review). Giống như phương pháp SQ3R, hệ thống về nội dung đã học là điều kiện cần thiết để học tập thành công. Cả hai phương pháp SQ3R và MURDER đều đưa các phương pháp đã kinh qua thử thách nhằm tăng thêm hiệu quả học tập của bạn. Dù vậy, không nhất thiết phải lệ thuộc vào một phương pháp riêng biệt nào, bạn có thể dung hợp các yếu tố khác vào phương pháp học tập của riêng mình. Thí dụ, các gợi ý
  12. và phương pháp học tập để phát huy óc phê phán sẽ được trình bày trong suốt cuốn sách Tâm Lý Học Căn Bản này, như trong chương 6 khi thảo luận về cách sử dụng thuật ghi nhớ (mnemonics - các kỹ thuật ghi nhớ nhằm sắp xếp nội dung học tập giúp người ta dễ nhớ lại). Nếu các phương pháp này giúp bạn dễ dàng vận dụng nội dung mới học được, hãy tin cậy chúng. Sau cùng cần lưu ý là thời điểm và địa điểm học tập về mặt nào đó cũng quan trọng ngang với cách học tập. Một trong những điều hiển nhiên về lĩnh vực tâm lý là chúng ta sẽ học tập khả quan hơn, và ghi nhớ được lâu hơn khi chúng ta học những đoạn ngắn qua nhiều học kỳ, so với việc tập trung học tập trong một thời gian kéo dài. Điều này có nghĩa là học suốt đêm trước ngày thi sẽ kém hiệu quả hơn và bị mệt mỏi hơn so với cách học đều đặn. Ngoài việc chọn lọc ấn định thời điểm học tập, bạn nên tìm cho được một địa điểm đặc biệt để học tập. Địa điểm ở đâu không thành vấn đề, miễn là nó giảm đến mức độ tối thiểu tình trạng sao nhãng và là nơi chỉ dành riêng cho việc học tập của bạn, tìm ra được một "không gian" đặc biệt giúp bạn có tâm trạng hứng thú học tập ngay từ đầu, rất thích hợp cho việc
  13. học tập của bạn. Điều quan trọng hơn nữa là, bạn sẽ say mê với tâm trạng lạc quan khi học tập môn tâm lý học. Thật xứng đáng để nỗ lực bởi vì niềm hứng khởi, sự thách thức, và các hứa hẹn mà môn tâm lý học dành cho bạn quả thực là quan trọng. CÁC ĐẶC ĐIỂM TRONG TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN Sách này được soạn thảo nhằm phục vụ cho giới độc giả chủ yếu là các sinh viên. Như bạn sẽ thấy sự thể hiện trọn vẹn ở mọi chương sách, sách này dung hợp một số đặc điểm quan trọng về mặt giảng dạy. Đặt nền tảng trên lý thuyết và công trình nghiên cứu kiểu mẫu về phương pháp giảng dạy căn cứ vào tiến trình học tập và hoạt động tâm trí, các đặc điểm này nhằm giúp cho cuốn sách trở thành một công cụ học tập hữu hiệu, và đồng thời lôi cuốn cũng như khích lệ tinh thần hiếu học. Cách dàn ý cuốn sách cũng khá linh động. Mỗi chương được chia ra từ ba đến năm đoạn trọn vẹn ý nghĩa và dễ sử dụng, giúp cho các vị giáo sư tiện việc chọn lựa và bỏ bớt bất kỳ đoạn nào cho phù hợp
  14. với chương trình giảng dạy. Ngoài ra, các tài liệu về ứng dụng tâm lý cũng được phân bố đều khắp các chương sách, kể cả các đề tài có tính lý thuyết truyền thống nhất. Do đó, toàn bộ cuốn sách này phản ánh mối tương quan chặt chẽ giữa lý thuyết, nghiên cứu, và ứng dụng trong lĩnh vực tâm lý. * Dàn bài: Mỗi chương đều có một dàn bài là một phương tiện giúp chúng ta hiểu rõ mối tương quan giữa các ý chính trong bài học. Nó cũng đóng vai trò chiếc cầu nối liền giữa những điều mà độc giả đã am hiểu với nội dung của chương kế tiếp sau đó. * Mở đầu: Mỗi chương đều khởi đầu bằng một bài tường thuật về một tình huống trong cuộc sống thực tế liên hệ đến các khía cạnh chính của chủ đề chương sách. Những tình tiết này minh chứng mối tương quan giữa các nguyên tắc và khái niệm căn bản trong tâm lý học với các vấn đề và khó khăn trong cuộc sống thực tế. Thí dụ, Chương nói về Sinh học làm nền tảng cho hành vi ứng xử khởi đầu bằng bài tường thuật về trường hợp một bệnh nhân phải chịu một phẫu thuật khéo léo để khống chế các cơn động kinh; Chương nói về Hoạt động trí tuệ đề cập cách thức các kỹ sư NASA hoạch định công tác cứu nạn trong không
  15. gian; và Chương nói về Tâm lý xã hội khởi đầu bằng một bài tường thuật về thời kỳ bi thảm liên hệ đến việc sùng bái nhân vật David Koresh ở thành phố Waco thuộc tiểu bang Texas. * Triển khai chủ đề: Nối tiếp sau đoạn mở đầu, đoạn này nhằm minh định các đề tài và vấn đề chính, đồng thời liệt kê một loạt câu hỏi được giải đáp trong chương sách. * Ứng dụng thực tiễn: Đoạn này minh họa ứng dụng của các khám phá lý thuyết từ các cuộc nghiên cứu tâm lý để giải quyết các khó khăn trong cuộc sống thực tế. Thí dụ, Chương Sinh học làm Nền tảng cho Hành vi ứng cư xử có đoạn minh họa cách thức các nhà quảng cáo sử dụng các khám phá lý thuyết của nhà tâm lý để xây dựng các chương trình quảng cáo; Chương Các trạng thái ý thức khảo xét cách thức một nhà tâm lý phân tích giọng nói của vị thuyền trưởng chiếc tàu Valdez thuộc công ty Exxon, gây tai nạn đổ dầu nghiêm trọng ngoài khơi bờ biển Alaska ra sao để xác định xem ông này có ngộ độc rượu trong khi thi hành nhiệm vụ hay không?, và Chương 15 bàn về rối loạn tâm lý do stress sau khi bị chấn thương gây ra.
  16. * Trích dẫn thời sự. Các đoạn này phản ánh một kế hoạch nghiên cứu hiện đại là mối quan tâm hàng đầu của môn học - nêu ra các nghiên cứu mà lãnh vực tâm lý đang hướng đến. Chúng giúp độc giả hiểu được tinh hình phát triển và hoàn thiện của khoa tâm lý học. Thí dụ, Chương Tâm Sinh Lý đề cập đến các công trình nghiên cứu hiện đại về dị biệt giới tính thể hiện trong não bộ của nam và nữ giới; Chương Ký ức bàn về các chứng cứ xác nhận ký ức mặc nhiên trong lúc bị gây mê; Chương Phát triển nhân cách trình bày các khám phá liên hệ đến việc sử dụng dược phẩm để chữa trị chứng e thẹn bẩm sinh; và Chương Sống trong thế giới phồn tạp bàn về tệ nạn quấy rồi tình dục. * Thành quả của Tâm Lý Học: Mỗi chương đều có nhiều thông tin chọn lọc nhằm giúp cho độc giả vận dụng kiến thức tâm lý học hỏi được bằng cách trang bị khả năng đánh giá thành quả của tâm lý học. Thí dụ, các đoạn này đề cập các kế hoạch rèn luyện óc tư duy có phê phán (chương Hoạt động tâm trí), các phương pháp kiêng ăn thích hợp (chương Động cơ), và vấn đề chọn thầy thuốc (chương Chữa trị). * Tóm tắt và Học ôn: Các công trình nghiên
  17. cứu đều cho thấy tầm quan trọng của việc sắp xếp tỉ mỉ nội dung trong quyển sách giáo khoa sao cho tài liệu học tập được trình bày trong các đoạn tương đối ngắn gọn, và giúp người ta chủ động ôn tập các đều vừa học hỏi được. Do đó, mỗi chương đều được chia ra từ ba đến năm đoạn, một đoạn đều có một mục Tóm tắt và Học ôn. Tiểu mục Tóm tắt đúc kết các điểm then chốt trong đoạn vừa được trình bày, và tiểu mục Học ôn trình bày nhiều loại câu hỏi để sinh viên trả lời - bao gồm các câu hỏi chọn giải đáp, điền vào chỗ trống, trả lời ngắn gọn và đòi hỏi óc phê phán – nhằm trắc nghiệm khả năng ghi nhớ lẫn mức am hiểu nội dung bài học. * Những điểm cần ghi nhớ: Để đơn giản hóa việc học ôn các nội dung bài học và để giúp đỡ tổng hợp các thông tin đã trình bày, các đoạn Tóm tắt có đánh số được nêu ra ở cuối mỗi chương sách. Phần Tóm tắt này chú trọng đến các điểm then chốt trong bài học. Tác Giả Chương 1. TÌM HIỂU TÂM LÍ HỌC Chương 2. NỀN TẢNG SINH HỌC CỦA HÀNH VI
  18. Chương 3. CẢM GIÁC VÀ NHẬN THỨC Chương 4. CÁC TRẠNG THÁI Ý THỨC Chương 5. TIẾN TRÌNH HỌC HỎI Chương 6. KÝ ỨC Chương 7. TƯ DUY VÀ NGÔN NGỮ Chương 8. TRÍ THÔNG MINH Chương 9. ĐỘNG LỰC VÀ XÚC CẢM Created by AM Word2CHM
  19. Chương 1. TÌM HIỂU TÂM LÍ HỌC TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN DÀN BÀI Mở đầu: Triển khai chủ đề I. NGHIÊN CỨU HÀNH VI ỨNG XỬ VÀ CÁC TIẾN TRÌNH TÂM TRÍ: * Mắt xích chung nối kết các nhà tâm lý * Nhà tâm lý trong thực tiễn công tác 1. Nhà tâm sinh lý: sinh học làm nền tảng cho Tâm lý học. 2. Nhà tâm lý thực nghiệm: các tiến trình cảm giác, nhận thức, học hỏi, và tư duy. 3. Nhà tâm lý phát triển và nhà tâm lý về cá tính: tiến trình phát triển con người và các dị biệt về cá tính. 4. Nhà tâm lý y tế, điều dưỡng, và tư vấn: sức
  20. khỏe thể chất và tâm thần. 5. Nhà tâm lý xã hội, công nghiệp tổ chức, khách hàng và giao lưu văn hóa: tìm hiểu thế giới chung quanh trên bình diện xã hội. 6. Các chuyên ngành mới xuất hiện. TRÍCH DẪN THỜI SỰ: Tâm lý học trong lãnh vực không gian. 7. Bối cảnh làm việc của các nhà tâm lý. 8. Tóm tắt và học ôn I. II. NGÀNH KHOA HỌC ĐANG TIẾN TRIỂN: TLH TRONG QUÁ KHỨ VÀ TRONG TƯƠNG LAI 1. Nguồn gốc của TLH. 2. Nữ giới trong lãnh vực tâm lý: các bà mẹ sáng lập. 3. Các mô hình nhận thức đương đại. ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC: TLH và vấn đề ngăn ngừa bệnh AIDS. 4. Các mối liên hệ giữa các chuyên ngành và các mô hình nhận thức tâm lý.
  21. 5. Tương lai môn TLH. 6. Tóm tắt và học ôn II. III. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG LÃNH VỰC TÂM LÝ 1. Nêu ra câu hỏi thích hợp: Lý thuyết và giả thuyết. 2. Tìm giải đáp: Nghiên cứu trong lãnh vực tâm lý. 3. Tóm tắt và học ôn III. IV. CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU 1. Vấn đề đạo đức trong cuộc nghiên cứu 2. Các trở ngại đối với cuộc thí nghiệm: Kỳ vọng của nhà thí nghiệm và đối tượng cộng tác. THÀNH QUẢ CỦA TLH: Tư duy có phê phán về công cuộc nghiên cứu. 3. Tóm tắt và học ôn IV. V. NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ
  22. VI. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI MỞ ĐẦU LŨ LỤT Những cơn mưa thi nhau ập tới. Đến khi tạnh hẳn thì rất nhiều người đã bị nước cuốn đi mất, hàng trăm ngàn mẫu đất trồng tỉa bị ngập dưới làn nước mênh mông. Mọi dấu tích về sự sống đều bị hủy hoại sạch. Tai họa giáng xuống vùng Trung tây Hoa Kỳ vào mùa hè năm 1993 được mệnh danh là trận lụt của thế kỷ. Ở nhiều nơi, lũ lụt tràn ngập đất đai rồi rút đi, chỉ nhằm tràn ngập một vùng đất mà thôi. Còn ở các nơi khác, người dân bị lũ lụt đe dọa làm trắng tay, rồi sau đó lại bị đe dọa lần nữa. Toàn bộ các vùng lân cận đều bị tàn phá nặng nề, cùng với mọi của cải tích lũy của hàng vạn người. TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ Mặc dù nguồn gốc của nó chỉ là một hiện tượng thủy văn, trận lụt ở vùng Trung tây đã làm phát sinh nhiều mối ưu tư có bản chất đậm màu sắc tâm lý.
  23. Chẳng hạn, hãy xét một vài góc độ từ đó để nhà tâm lý chuyên ngành khác nhau có thể nhận định về trận thiên tai ấy. - Nhà tâm lý chuyên nghiên cứu hành vi ứng xử trên nền tảng sinh học có thể khảo sát các biến chuyển của sinh hoạt nội vi cơ thể nhằm thích nghi với đe dọa xảy ra những trận lụt trong tương lai. - Nhà tâm lý chuyên về vấn đề học hỏi và ký ức có thể tìm hiểu các loại chi tiết nào liên quan đến các trận lụt đáng để học hỏi và nhớ lại sau này. - Nhà tâm lý chuyên về các tiến trình tư duy của con người có thể tìm hiểu cách thức con người đối phó với các rủi ro do nạn lụt gây ra sau khi bị buộc phải di tản gia đình họ ra khỏi nơi bị thiên tai. - Nhà tâm lý phát triển chuyên nghiên cứu về thiếu nhi có thể tìm hiểu xem tình trạng thiếu an toàn do sự tàn phá của lụt lội sẽ ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành và mức phát triển sau này của thiếu nhi. - Nhà tâm lý phục vụ trong ngành y tế chuyên nghiên cứu một liên hệ giữa các yếu tố thể chất và tâm lý có thể tìm hiểu xem các stress phát sinh do hậu quả
  24. của nạn lụt sẽ gây ra những bệnh tật nào trong tương lai. - Nhà tâm lý điều dưỡng và tư vấn chuyên đề ra các liệu pháp có thể tìm hiểu các biện pháp giúp làm giảm bớt mối lo âu của những người đã đối đầu với nạn lụt. - Nhà tâm lý xã hội chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến mối tương tác giữa các cá nhân trong xã hội có thể thăm dò các nguyên nhân đằng sau tình trạng bất lực và lòng hào hiệp của một số người, cũng như thái độ tham lam vô cảm của một số người khác đã lợi dụng cảnh tàn phá do lũ lụt để cướp đi những tài sản còn sót lại của nạn nhân. I. NGHIÊN CƯU HÀNH VI ỨNG XỬ VÀ CÁC TIẾN TRÌNH TÂM TRÍ II. NGÀHH KHOA HỌC ĐANG TIẾN TRIỂN - TÂM LÝ HỌC TRONG QUÁ KHỨ VÀ TRONG TƯƠNG LAI III. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG LÃNH VỰC TÂM LÝ IV. CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU V. NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ VI. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI ÔN TẬP Created by AM Word2CHM
  25. I. NGHIÊN CƯU HÀNH VI ỨNG XỬ VÀ CÁC TIẾN TRÌNH TÂM TRÍ TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN à Chương 1. TÌM HIỂU TÂM LÍ HỌC * Mắt xích chung nối kết các nhà tâm lý Mặc dù rất nhiều khảo hướng khác nhau đã được sử dụng để tìm hiểu trận lụt ấy, nhưng chúng có một điểm chung là mỗi khảo hướng đều tượng trưng cho một địa hạt thuộc phạm vi một lãnh vực nghiên cứu tổng quát gọi là tâm lý học. Tâm lý học (Psychoheresy) là một khoa học nghiên cứu về hành vi ứng xử và các tiến trình tâm trí của con người Định nghĩa này tuy sáng tỏ nhưng lại quá đơn giản đến mức dễ gây nhầm lẫn. Để bao quát được tầm rộng lớn của lĩnh vực nghiên cứu, cụm từ "hành vi ứng cư xử và các tiến trình tâm trí” phải được hiểu theo nhiều nghĩa. Nó không chỉ bao gồm những hành vi do con người thực hiện mà còn bao gồm cả những ý tưởng, tình cảm, nhận thức, các tiến trình lý luận, ký ức, và cả đến các hoạt động sinh lý giúp cho cơ thể con người thực hiện thức năng của nó nữa. Khi các nhà tâm lý nói đến "nghiên cứu" hành
  26. vi ứng cư xử và các tiến trình tâm trí thì mối quan tâm của họ khá bao quát. Đối với các nhà tâm lý, việc làm này không đơn thuần là miêu tả hành vi ứng xử. Như mọi ngành khoa học khác, - và hiển nhiên, các nhà tâm lý xem bộ môn nghiên cứu của họ là một ngành khoa học tâm lý học nỗ lực giải thích, dự đoán, cải biến, và sau cùng hoàn thiện cuộc sống con người và thế giới họ đang sống nữa. Nhờ ứng dụng các phương pháp khoa học, các nhà tâm lý tìm ra được lời giải đáp cho các câu hỏi về bản chất hành vi ứng xử của con người có giá trị hơn nhiều so với các nhận định chỉ đơn thuần do trực giác và phỏng đoán. Và các câu hỏi do các nhà tâm lý nêu ra lại cực kỳ bao la. Chẳng hạn như: Làm cách nào chúng ta thấy được các màu sắc? Trí thông minh là gì? Lối cư xử bất bình thường có thể chữa trị được không? Phải chăng cơn mê man do thôi miên giống như giấc ngủ? Tuổi thọ của con người có thể kéo dài được không? Stress ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta? Cách học tập hiệu quả nhất là gì? Hành vi tình dục bình thường là gì? Những câu hỏi này - bạn sẽ hiểu rõ câu trả lời khi đọc xong cuốn sách này - chỉ là gợi ý về rất nhiều
  27. đề tài khác nhau sẽ được trình bày khi chúng ta thăm dò lãnh vực của môn tâm lý học. Các thảo luận của chúng ta sẽ duyệt qua một phổ gồm những điều đã khám phá được về hành vi ứng xử và các tiến trình tâm trí. Đôi khi chúng ta sẽ rời bỏ lãnh vực con người để thăm dò hành vi phản ứng của loài vật, bởi vì nhiều nhà tâm lý nghiên cứu thế giới loài vật để xác định các qui luật tổng quát chi phối hành vi ứng xử của mọi loài sinh vật. Như vậy, hành vi của loài vật đã cho các manh mối quan trọng giúp giải đáp các câu hỏi về hành vi ứng xử của con người. Nhưng chúng ta sẽ luôn luôn quay về với lợi ích của môn tâm lý học trong việc giúp giải quyết các vấn đề thường nhật mà mọi người chúng ta đều phải đối mặt. Trong chương dẫn nhập này, chúng ta sẽ thảo luận một số đề tài trọng tâm trong việc tìm hiểu môn tâm lý học, miêu tả các chuyên ngành tâm lý khác nhau và nhiều vai trò khác nhau của các nhà tâm lý. Kế đó, chúng ta xem xét các khảo hướng quan trọng và các mô hình dùng làm chỉ nam hướng cho các nhà tâm lý. Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét các phương pháp khảo cứu mà các nhà tâm lý đã sử dụng để tìm kiếm giải đáp cho các câu hỏi nêu ra về hành vi ứng xử
  28. của con người. Cuốn sách này nhằm giới thiệu một bản mô phỏng hai nhân vật đang trao đổi về tâm lý học, nhưng nội dung lại giống như một tập luận văn. Khi viết "chúng ta", tôi muốn nói đến - độc giả và tác giả. Căn cứ vào những nguyên tắc do các nhà tâm lý chuyên về vấn đề học tập và ký ức đã xây dựng, cuốn sách trình bày các thông tin dưới dạng các đoạn tương đối ngắn gọn, theo đó mỗi chương sách gồm từ ba đến năm đoạn. Mỗi đoạn kết thúc bằng mục Tóm tắt và Học ôn liệt kê các điểm then chốt đã được thảo luận và yêu cầu bạn trả lời một loạt câu hỏi. Một số câu hỏi trắc nghiệm ngắn để giúp trí nhớ sẽ được giải đáp ở trang kế tiếp sau đó. Còn các câu hỏi khác dành để "Bạn tự vấn" là những câu hỏi mở rộng vấn đề nhằm giúp bạn nỗ lực rút ra được một luận giải quan trọng về các thông tin đã trình bày. Loại bài tập giải đáp ngay này sẽ giúp bạn dễ dàng học tập và sau này nhớ lại những điều đã học. Nhờ vậy, đọc xong chương này bạn sẽ đủ sức giải đáp các câu hỏi sau: - Tâm lý học là gì và tại sao nó là một bộ môn
  29. khoa học? - Lãnh vực tâm lý học gồm các chuyên ngành nào? - Các nhà tâm lý được tuyển đụng để đảm nhận các công việc gì - Tâm lý học có nguồn gốc lịch sử ra sao? - Các nhà tâm lý sử dụng các mô hình nhận thức chủ yếu nào? - Phương pháp khoa học là gì và các nhà tâm lý vận dụng lý thuyết theo cách thức nào để tìm ra giải đáp cho các vấn đề quan trọng? - Các nhà tâm lý sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau nào - Các nhà tâm lý làm cách nào để thiết lập được các mối tương quan nhân quả trong các công trình nghiên cứu? - Các vấn đề quan trọng nào làm nền tảng cho tiến trình thực hiện cuộc nghiên cứu? * Nhà tâm lý học trong thực tiễn công tác
  30. Cần nhân sự: Giáo sư phụ giảng ở trường đại học văn khoa qui mô nhỏ. Phụ trách các khóa học chương trình Cử nhân tâm lý học, cùng các khóa học chuyên biệt như hoạt động trí tuệ, nhận thức, và tiến trình học hỏi chẳng hạn. Tận tâm giảng dạy đạt hiệu quả và sẵn sàng cố vấn cho sinh viên khi cần. Ứng viên phải nộp chứng nhận về trình độ học vấn và năng lực nghiên cứu. Cần nhân sự: Nhà tâm lý tư vấn công nghiệp/tổ chức. Công ty quốc tế cần tuyển dụng các nhà tâm lý đảm nhiệm chức vụ tư vấn, để tham mưu cho ban giám đốc. Ứng viên phải có khả năng thiết lập được mối quan hệ hữu hiệu với các quản trị viên kinh doanh cao cấp để hỗ trợ họ trong việc phát huy sáng kiến, công tác chuyên môn, và tìm ra được các giải pháp có hiệu quả về mặt tâm lý đối với các vấn đề liên quan đến nhân sự và tổ chức. Cần nhân sự: Chuyên viên tâm lý phục vụ ở bệnh viện có bằng tiến sĩ, kinh nghiệm nội trú bệnh viện. Bệnh viện đa khoa cần tuyển các chuyên gia tâm lý để chữa trị cho thiếu nhi và người trưởng thành. Cho cá nhân và từng nhóm người, đánh giá về mặt tâm lý, cắt cơn khủng hoảng tâm thần, và xây dựng phác đồ
  31. điều trị về mặt hành vi tâm lý trên cơ sở đội công tác gồm các chuyên viên thuộc nhiều lãnh vực y học khác nhau. Ưu tiên cho ứng viên có kinh nghiệm phong phú về các vấn đề lạm dụng thuốc kích thích. Nhiều người cho rằng hầu hết các chuyên gia tâm lý đều chỉ có nhiệm vụ phân tích và chữa trị các trường hợp hành vi ứng xử bất bình thường. Thế nhưng, như các bảng mô tả công tác trích dẫn trên đây cho thấy lãnh vực ứng dụng của bộ môn tâm lý có phạm vi rộng rãi hơn nhiều so với quan niệm thường tình. Chúng ta sẽ xem xét các chuyên ngành chủ yếu thuộc bộ môn tâm lý bằng cách miêu tả chúng theo thứ tự tổng quát được đề cập ở các chương sau đây. 1. Nhà tâm sinh lý: sinh học làm nền tảng cho tâm lý học Theo ý nghĩa căn bản nhất, con người là một sinh vật hữu cơ; và một số nhà tâm lý chú trọng tìm hiểu xem các chức năng sinh lý và cơ quan thân thể phối hợp ra sao để tác động đến hành vi ứng xử của chúng ta. Tâm sinh lý học (biopsychology) là một
  32. ngành thuộc tâm lý học nghiên cứu các nền tảng sinh học của hành vi ứng xử. Các nhà tâm sinh lý tuy nghiên cứu rất nhiều chủ đề nhưng đều đặt trọng tâm vào hoạt động của não bộ và hệ thần kinh. Thí dụ, họ có thể khảo cứu để tìm hiểu xem các vị trí đặc biệt trong não bộ có liên hệ ra sao đến một dạng rối loạn tâm thần nào đó như bệnh Parkinson chẳng hạn (xem chương 2), hoặc họ có thể nỗ lực xác định xem các cảm giác cơ thể liên hệ ra sao đến tình cảm của con người (xem chương 9). 2. Nhà tâm lý thực nghiệm: các tiến trình cảm giác, nhận thức, học hỏi, và tư duy Nếu bạn đã từng tự hỏi thị giác của bạn tinh nhuệ đến mức nào, bạn kinh nghiệm ra sao về cơn đau đớn, hoặc bạn làm cách nào để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập, thì bạn đã nêu lên các câu hỏi được các nhà tâm lý thực nghiệm giải đáp thích đáng nhất. Tâm lý học thực nghiệm (experimenta/ psychology) là một ngành thuộc bộ môn tâm lý chuyên nghiên cứu về các tiến trình cảm giác, nhận thức, học hỏi, và tư duy về thế giới chúng ta đang sống.
  33. Công việc của nhà tâm lý thực nghiệm có phần trùng lắp với công việc của nhà tâm sinh lý cũng như của các nhà tâm lý chuyên ngành khác. Thực ra, thuật ngữ "nhà tâm lý thực nghiệm" (experimental psychologist) dễ khiến người ta hiểu lầm, bởi vì các nhà tâm lý thuộc mọi chuyên ngành đều sử dụng các kỹ thuật thực nghiệm (experimental techniques), và chính nhà tâm lý thực nghiệm cũng không tự hạn chế mình để chỉ sử dụng các phương pháp thực nghiệm mà thôi. Một số phân ngành đã nảy sinh từ ngành tâm lý thực nghiệm để trở thành các chuyên ngành có lãnh vực nghiên cứu riêng của chúng. Một thí dụ về một trong các chuyên ngành ấy là ngành tâm lý về hoạt động trí tuệ (cognitive psychology) Ngành này chuyên nghiên cứu về các tiến trình tâm trí cao cấp, bao gồm tư duy (thinking), ngôn ngữ (language), ký ức (memory), giải quyết vấn đề (problem solving), tìm hiểu (knowing) lý luận (reasoning), phán đoán (iudging) và đề ra quyết định (decision making). Chẳng hạn, khi phân tích hành vi ứng xử của con người, các nhà tâm lý này đã nhận diện được những cách ghi nhớ hữu hiệu hơn cũng như tìm ra được các
  34. chiến lược ưu thắng hơn nhằm giải quyết các vấn đề liên hệ đến lôgic (như sẽ được thảo luận ở chương 6 và 7). 3. Nhà tâm lý học phát triển và nhà tâm lý về cá tính: tiến trình phát triển con người và các dị biệt về cá tính Trẻ thơ cất tiếng cười đầu tiên trong đời chập chững những bước đi đầu tiên thốt ra tiếng bập bẹ học nói. Các biến cố này tuy có thể được xem là biểu trưng cho các mốc phổ biến trong tiến trình phát triển, nhưng cũng được xem là lạ thường và độc đáo đối với mỗi con người. Như sẽ được thảo luận đầy đủ ở chương 10, công việc của nhà tâm lý phát triển là theo dõi các chuyển biến về hành vi ứng xử và về các khả năng căn bản của con người trong suốt cuộc đời của họ. Như vậy, ngành tâm lý phát triển (developmental psychology) là một chuyên ngành thuộc bộ môn tâm lý nghiên cứu về cách thức con người trưởng thành và biến đổi qua suốt dòng đời của họ. Một chuyên ngành khác là ngành tâm lý về cá tính (personality psychology) nỗ lực lý giải tính nhất trí lẫn
  35. tính biến chuyển trong hành vi ứng xử của con người qua thời gian, cũng như nỗ lực giải thích các đặc điểm cá nhân giúp phân biệt hành vi ứng xứ của người này với người khác khi cả hai cùng lâm vào các tình huống giống như nhau. Những vấn đề chủ yếu liên hệ đến nghiên cứu về cá tính con người sẽ được xét ở chương 11. 4. Nhà tâm lý y tế, điều dưỡng, và tư vấn về sức khỏe thể chất và tâm thần Nếu bạn gặp khó khăn trong cuộc sống hài hòa với người khác, cảm thấy bất hạnh kéo dài trong cuộc sống, hoặc nảy sinh một nỗi sợ hãi ngăn cản bạn sinh hoạt bình thường, bạn có thể nhờ ý kiến giúp đỡ của các nhà tâm lý chuyên nghiên cứu về sức khoẻ thể chất và tâm thần. Đó là các nhà tâm lý y tế, nhà tâm lý điều dưỡng, và nhà tâm lý tư vấn. Ngành tâm lý y tế (Health psychology) thăm dò mối tương quan giữa các yếu tố tâm lý và các cơn bệnh thể xác. Chẳng hạn, nhà tâm lý y tế quan tâm tìm hiểu liệu sự căng thẳng kéo dài (một nhân tố tâm lý) có thể gây ảnh hưởng ra sao đến sức khoẻ con người. Họ cũng lưu tâm tìm hiểu các biện pháp khích lệ hành
  36. vi có lợi cho sức khoẻ (như tăng cường tập thể dục) hoặc các biện pháp giảm bớt hành vi có hại cho sức khoẻ như hút thuốc lá chẳng hạn. Còn trọng tâm hoạt động của nhà tâm lý đều dưỡng nhắm vào việc chữa trị và ngăn ngừa các rối loạn tâm lý. Ngành tâm lý điều dưỡng (clinical psychology) nhằm nghiên cứu, chẩn đoán, và chữa trị các trường hợp hành vi ứng xử bất bình thường. Nhà tâm lý đều dưỡng được huấn luyện để chẩn đoán và chữa trị các loại rối loạn tâm lý từ tình trạng khủng hoảng trong đời sống hàng ngày, như cơn đau khổ dằn vặt do cái chết của người yêu thương cho đến các trường hợp nghiêm trọng hơn, như mất cảm giác về thực tại (loss of touch with reality) chẳng hạn. Một số nhà tâm lý đều dưỡng cũng nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề từ cách nhận diện các dấu hiệu ban đầu của các dạng rối loạn tâm lý cho đến một tương quan giữa cung cách cư xử giữa các thành viên trong gia đình với các chứng bệnh rồi loạn tâm lý ấy. Như sẽ thấy khi thảo luận về hành vi ứng xử bất bình thường và cách chữa trị ở các chương 12 và 13, công tác của nhà tâm lý điều dưỡng rất đa dạng. Chính các nhà tâm lý này tổ chức và đánh giá các trắc
  37. nghiệm tâm lý, đồng thời họ cũng phục vụ với tư cách thầy thuốc ở các trung tâm sức khỏe tâm thần của cộng đồng. Giống như nhà tâm lý điều dưỡng, các nhà tâm lý tư vấn giải quyết các vấn đề tâm lý của con người, nhưng các vấn đề này lại thuộc loại đặc biệt. Ngành tâm lý tư vấn (counseling psychology) chủ yếu nhắm vào các vấn đề giáo dục, xã hội, và chọn nghề. Hầu hết các trường đại học đều có một trung tâm tư vấn do các nhà tâm lý tư vấn đảm nhiệm. Ở đó sinh viên có thể nhận được lời khuyên về loại nghề nghiệp nào thích hợp với họ nhất, về các phương pháp học tập hữu hiệu, và về biện pháp giải quyết các khó khăn thường ngày, từ các rắc rối với người bạn cùng phòng ở ký túc xá cho đến các mối lo âu về cách đánh giá học tập của một vị Giáo sư nào đó. Nhiều công ty lớn cũng sử dụng các nhà tâm lý tư vấn giúp đỡ công nhân viên chức giải quyết các vấn đề liên hệ đến bối cảnh lao động. Hai ngành gần gũi với ngành tâm lý tư vấn là ngành tâm lý giáo dục và ngành tâm lý học đường. Ngành tâm lý giáo dục (educational psychology) khảo xét xem tiến trình giáo dục ảnh hưởng ra sao đến sinh
  38. viên; chẳng hạn, nó quan tâm đến các phương thức tìm hiểu trí thông minh, xây dựng các kỹ thuật giảng dạy hữu hiệu hơn, và tìm hiểu mối tương tác giữa thầy và trò. Ngược lại, ngành tâm lý học đường (school psychology) chuyên đánh giá các khó khăn về học đường hoặc các khó khăn về đời sống tình cảm mà các học sinh trung tiểu học gặp phải, để tìm ra giải pháp giúp các em vượt qua các khó khăn ấy. 5. Nhà tâm lý xã hội, công nghiệp tổ chức, khách hàng và giao lưu văn hóa: tìm hiểu thế giới trên bình diện xã hội Không ai trong chúng ta sống biệt lập với mọi người; thật ra, mọi người đều tham dự vào một hệ thống các mối quan hệ tương tác phức tạp nào đó. Các hệ thống tương tác với tha nhân và xã hội ấy nói chung là trọng tâm nghiên cứu của các nhà tâm lý thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Như sẽ thấy ở chương 14, ngành tâm lý xã hội (social psychology tìm hiểu xem tư tưởng, tình cảm, và hành động của con người bị ảnh hưởng ra sao bởi những người khác. Các nhà tâm lý xã hội chú trọng đến các chủ đề đa dạng như nghiên cứu tâm
  39. trạng hiếu chiến (human aggression) của con người, tìm hiểu xem tại sao con người thiết lập các mối quan hệ với tha nhân, và xác định xem chúng ta bị ảnh hưởng ra sao bởi tha nhân. Ngành tâm lý công nghiệp – tổ chức (industrial - Orsanizational psychology) quan tâm đến tâm lý con người trong bối cảnh lao động. Đặc biệt, nó khảo xét các vấn đề liên quan đến năng suất, sự hài lòng về công việc làm, và cách đề ra quyết định kinh doanh. Một ngành có liên quan là ngành tâm lý khách hàng (consumer psychology). Ngành này khảo xét các tập quán mua sắm của con người và ảnh hưởng của quảng cáo đối với tác phong mua sắm của khách hàng. Nhà tâm lý công nghiệp tổ chức có thể đặt câu hỏi như: "Bạn gây ảnh hưởng đến mức nào đối với công nhân để cải thiện chất lượng các mặt hàng do họ sản xuất ra?". Còn nhà tâm lý khách hàng sẽ đặt câu hỏi tương ứng như: "Chất lượng mặt hàng sẽ tác động ra sao đến quyết định mua sắm mặt hàng ấy?" Sau cùng, ngành tâm lý giao lưu văn hóa (cross-cultural psychology) khám phá các điểm tương đồng và dị biệt trong vai trò tâm lý ở nhiều nền văn hóa và nhóm chủng tộc khác nhau. Như sẽ bàn trong suốt
  40. cuốn sách này, các nhà tâm lý chuyên khảo cứu các vấn đề giao lưu văn hóa tìm cách giải đáp các câu hỏi như: Những cách thức thành công hay thất bại ở học đường của những người thuộc các nền văn hóa khác biệt nhau sẽ dẫn đến khác biệt nào trong thành tích học tập (một nhân tố có thể lý giải cho các khác biệt về thành tích học vấn giữa các sinh viên Mỹ và Nhật) Các tập quán nuôi dạy trẻ, khác biệt rất lớn giữa nền văn hóa dị biệt, ảnh hưởng ra sao đến thang giá trị và thái độ sống sau này khi chúng trưởng thành? Và tại sao các nền văn hóa lại có các tiêu chuẩn thẩm mỹ cơ thể khác biệt nhau? 6. Các chuyên ngành mới xuất hiện Vì lãnh vực tâm lý đang trên đà phát triển nên số chuyên ngành cứ tiếp tục tăng lên (Schneider, 1990). Thí dụ, ngành tâm lý môi trường (environmental psychology) khảo xét một tương quan giữa con người với môi trường vật lý chung quanh. Ngành tâm lý pháp luật (forensic psychology) chú trọng đến các vấn đề pháp lý, như xác định xem nên đánh giá tình trạng mất trí hay điên loạn về mặt pháp lý của một cá nhân theo tiêu chuẩn nào và liệu bồi thẩm đoàn gồm nhiều hay ít người mới đưa ra các phán quyết công bằng hơn. Con
  41. số các nhà tâm lý quan tâm đến việc thẩm định chương trình (program evaluation) ngày càng tăng thêm. Các nhà tâm lý này quan tâm đánh giá các chương trình có qui mô lớn, thường do nhà nước đều hành, để quyết định xem liệu các chương trình ấy có hữu hiệu trong việc đáp ứng các mục tiêu đã đề ra không (xem đoạn tích dẫn thời sự về một chuyên ngành mới xuất hiện khác: ngành tâm lý không gian). Tính đa dạng của tâm lý học. Bộ môn tâm lý không những đa dạng về mặt phân ngành mà còn phồn tạp về mặt nhân sự nữa. Một vài con số thống kê dân số phản ảnh thực trạng đó. Thí dụ, khoảng 2/3 số nhà tâm lý Mỹ là nam giới và 1/3 còn lại là nữ giới. Nhưng các con số này không phải là không biến động. Trong số các nhà tâm lý vừa mới nhận bằng tốt nghiệp, tỷ lệ nam so với nữ đã gần bằng nhau, và trên thực tế mới đây con số nữ giới ghi danh vào các trường đại học tâm lý đã trội hơn nam giới. Một địa hạt trong đó tính đa dạng tương đối không đáng kể là địa hạt nguồn gốc chủng tộc và sắc dân. Theo các số liệu do Hiệp hội Tâm lý Mỹ (American Psychology Association) thu thập được, trong số các nhà tâm lý tự khai báo về nguồn gốc
  42. chủng tộc và sắc dân trong các cuộc đều tra - và một phần ba các nhà tâm lý không chịu trả lời phỏng vấn - gần 95% là người da trắng, 2% là người Mỹ gốc Phi và 2% là dân Hispanic, trong khi người gốc châu Á chiếm tỷ lệ 1%. Mặc dù số nhà tâm lý gốc da màu tốt nghiệp mới đây đã cao lên, gần 11%, nhưng các con số ấy vẫn chưa phản ánh đầy đủ tỷ lệ các cộng đồng thiểu số trong xã hội nói chung. Tình trạng số nhà tâm lý thấp so với dân số thuộc các nhóm chủng tộc và sắc dân trong xã hội như thế đáng được quan tâm vì một số lý do. Trước hết, lãnh vực tâm lý học có thể chịu thiệt thòi vì tình trạng thiếu quan điểm và tài năng đa dạng đóng góp bởi các thành viên thuộc các nhóm dân thiểu số ấy. Ngoài ra, các nhà tâm lý thuộc các nhóm thiểu số đóng vai trò những điển hình quan trọng cho mọi thành viên trong các cộng đồng ấy noi theo, và tình trạng thiếu đại biểu của họ trong phạm vi nghề nghiệp có thể ngăn cản các thành viên khác tìm cách đóng góp vào lãnh vực tâm lý. Cuối cùng, các thành viên thuộc các nhóm dân thiểu số thường thích được chữa trị và cố vấn tâm lý bởi các nhà tâm lý thuộc cùng chủng tộc với họ hơn. Do đó, tình trạng khá khan hiếm các nhà tâm lý thuộc
  43. các nhóm sắc tộc thiểu số có thể là mặt hạn chế, khiến cho các nhóm thiểu số ấy mất đi cơ hội được chữa trị thành công. Hậu quả là, người ta đang dành rất nhiều nỗ lực nhằm tăng thêm số nhà tâm lý thuộc các nhóm sắc tộc để đạt được tình trạng cân đối. TRÍCH DẪN THỜI SỰ TÂM LÍ HỌC TRONG LÃNH VỰC KHÔNG GIAN Các nhà viết truyện phim "Star trek: The Next Generation” đã đi đúng hướng khi họ đưa một chuyên gia tâm lý vào phi hành đoàn của con tàu vũ trụ Enterprise. Khi các chuyến bay vào vũ trụ trở thành sự kiện bình thường (vào đầu thế kỷ tới khoảng 1.000 người sẽ được đưa lên không gian) và các chuyến bay vũ trụ kéo dài ngày hơn, thì các ưu tư tâm lý của các nhà du hành sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Một vài khía cạnh, từ các yếu tố sinh lý đến xã hội, trong nỗ lực thám hiểm vũ trụ bên ngoài đã phát sinh các vấn đế thuộc lãnh vực tâm lý. Dưới đây là các yếu tố quan trọng nhất. - Các chuyến du hành vũ trụ dự định sẽ kéo
  44. dài hơn - chẳng hạn, sứ mệnh đáp xuống sao Hỏa trong tương lai dự kiến sẽ kéo dài đến 3 năm. Ngoài ra, phi hành đoàn dự kiến ngày càng đa dạng hơn về mặt tuổi tác, giới tính, và sắc tộc. Vì thời gian du hành và tính phức tạp của phi hành đoàn tăng lên, nên khả năng xảy ra xung đột do sự chung đụng trong một nơi chật hẹp cũng tăng lên. Hậu quả là cần phải nghiêm ngặt theo dõi các phi hành gia về mặt tâm lý để loại trừ những người nào dễ bị tổn thương nhất. - Chứng bệnh sau chuyến bay (space sickness), gần giống chứng bệnh do đi ô tô (motion sickness), là dạng bệnh thường thấy ở các nhà du hành vũ trụ. Các triệu chứng xuất hiện dưới dạng một pha trộn kỳ quặc gồm các tình trạng như bợn dạ, nôn mửa, nửa mê nửa tỉnh, và các cơn nhức đầu; chúng tấn công khoảng phân nửa tổng số các nhà du hành. Mặc dù các triệu chứng này thường tan biến đi sau vài ba ngày. Nhưng lạc quan mà nói, cơn bệnh sau chuyến bay khiến người ta không thích bay vào không gian; và bi quan mà nói, nó gây trở ngại cho việc hoàn thành sứ mệnh của chuyến bay. Tuy nhiên, các nhà tâm lý đã xây dựng được
  45. một phương pháp huấn luyện các phi hành gia tương lai khống chế được phản ứng sinh lý của họ. Nhờ sử dụng các kỹ thuật phản hồi sinh học (biofeedback techniques) mà chúng ta sẽ bàn ở chương 2, theo đó người ta học cách khống chế các phản ứng cơ thể, giúp cho 2/3 các nhà du hành vũ trụ có đủ sức tránh khỏi các triệu chứng của cơn bệnh này. - Các nghiên cứu trong ngành tâm lý môi trường đã chứng minh rằng một trong những phương cách nhờ do phi hành đoàn đối phó được với stress là nhìn ra bên ngoài và quan sát mặt đất phía dưới. Hiện nay các thành viên trong phi hành đoàn chỉ mới được nhìn ra bên ngoài con tàu vũ trụ mà thôi. Ngoài ra, nhà tâm lý môi trường Yvonne Clearwater đang phụ trách một đội ngũ chuyên gia tìm cách tạo thêm điều kiện sinh hoạt ở các trạm không gian trong tương lai (Clearwater, 1985). Cho đến nay, nghiên cứu của bà đã khám phá rằng cách bố trí bên trong các phi thuyền hoặc trạm không gian rộng rãi thoáng về chiều cao - và giúp cho con người nhìn ra ngoài dễ dàng - là điều kiện tối cần thiết. Bà khẳng định rằng cách phối hợp màu sắc bên trong
  46. con tàu cũng quan trọng không kém, không phải một màu sắc nào đó tốt hơn màu sắc khác, mà điều cần thiết là phối hợp hài hòa màu sắc. - Các nhóm người sống trong hoàn cảnh cô lập có thể không tránh khỏi tình trạng đưa ra các quyết định thiếu sáng suốt, một hiện tượng gọi là "tư duy tập thể, (group think) làm giảm khả năng tư duy sắc bén. Do đó, các quyết định từ các phi hành gia đưa ra trong chuyến bay phải được theo dõi thật sát để bảo đảm tính hữu hiệu của chúng. - Cuối cùng là vấn để tình dục (sex): một phi hành đoàn gồm thành phần giới tính phức tạp rất dễ phát sinh các rắc rối về tình dục cần phải được quan tâm. Trên những chuyến bay dài ngày, các căng thẳng và thậm chí các liên hệ tình dục có thể xảy ra, và như chúng ta sẽ khảo xét ở chương 15, các nhà tâm lý có thể góp phần giải quyết các trường hợp này. - Các vấn đề nêu trên cho thấy các nhà tâm lý sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chương trình thám hiểm không gian. Thực ra, người ta có thể mạnh dạn nói rằng các sách giáo khoa tâm
  47. lý học trong tương lai sẽ liệt "ngành tâm lý không gian" (space psychology) vào số các chuyên ngành thuộc bộ môn tâm lý học. 7. Bối cảnh làm việc của các nhà tâm lý Nhà tâm lý có thể làm được rất nhiều việc, nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy các nhà tâm lý được tuyển dụng ở rất nhiều môi trường làm việc khác nhau. Nhiều nhà tâm lý làm việc ở các viện đại học, các trường cao đẳng, và các trường y khoa, hoặc làm việc với tư cách các bác sĩ tâm lý công tác độc lập, hoặc làm việc tại các bệnh viện, các dưỡng đường chuyên khoa, các trung tâm y tế tâm thần của cộng đồng, và các trung tâm tư vấn. Các môi trường làm việc khác bao gồm các tổ chức nhân đạo, các công ty nghiên cứu và tư vấn, các doanh nghiệp, và các công ty sản xuất thuộc mọi ngành nghề. Tại sao rất nhiều nhà tâm lý phục vụ ở các tổ chức giáo dục? Câu trả lời là ba nghề chủ yếu mà nhà tâm lý đảm nhận trong xã hội - giáo sư, khoa học gia, và bác sĩ – khiến họ dễ dàng cống hiến công sức cho lãnh vực giáo dục. Rất nhiều vị giáo sư tâm lý đóng góp vào các công trình nghiên cứu hay phục vụ khách
  48. hàng. Nhưng dù ở chức vụ nào, các nhà tâm lý cũng đều giúp cho cá nhân cũng như xã hội nói chung có đời sống tốt đẹp hơn. 8. Tóm tắt và học ôn I A. TÓM TẮT: - Tâm lý học là bộ môn nghiên cứu khoa học về hành vi ứng xử (behavior) và các tiến trình tâm trí (mental processes). - Các nhà tâm lý thuộc các chuyên ngành chủ yếu là: nhà tâm sinh lý (biopsychologigts), nhà tâm lý thực nghiệm; nhà tâm lý về hoạt động trí tuệ; nhà tâm lý phát triển và nhà tâm lý cá nhân; nhà tâm lý y tế, điều dưỡng, và tư vấn; nhà tâm lý giáo dục và học đường, và nhà tâm lý giao lưu văn hóa. - Nhiều nhà tâm lý được tuyển dụng phục vụ ở các ngành, trường giáo dục cao cấp và hầu hết số còn lại phục vụ ở các bệnh viện, các dưỡng đường chuyên khoa, và các trung tâm y tế cộng đồng hoặc ngành nghề độc lập. B. HỌC ÔN:
  49. 1). Nền tảng của tâm lý học hiện đại là: a. Trực giác (intuition) b. Quan sát và thực nghiệm (observation and experimentation) c. Thử thách và sai lầm (trial and error) d. Siêu hình (metaphysics) 2). Việt xem xét hành vi của loài vật khi bạn quan tâm tìm hiểu hành vi ứng xử của con người quả là vô ích. Đúng hay sai? __ 3). Phần lớn các nhà tâm lý phục vụ ở các ngành, trường giáo dục bởi vì đó là môi trường giúp họ dễ dàng đảm nhiệm các vai trò như___ và___. 4). Cặp đôi mỗi chuyên ngành tâm lý với các vấn đề hoặc câu hỏi nêu ra dưới đây. ___a. Tâm sinh lý (biopsychology) ___b. Tâm lý thực nghiệm (experimental psychology) ___c. Tâm lý về hoạt động trí tuệ (cognitive
  50. psychology) ___d. Tâm lý phát triển (developmental psychology) ___e. Tâm lý cá tính (personality psychology) ___f. Tâm lý y tế (health psychology) ___g. Tâm lý điều dưỡng (clinical psychology) ___h. Tâm lý tư vấn (counselling psychology) ___i. Tâm lý giáo dục (educational psychology) ___j. Tâm lý học đường (school psychology) ___k. Tâm lý xã hội (social psychology) ___l. Tâm lý công nghiệp (industrial psychology) ___m. Tâm lý khách hàng (consumer psychology) 1. Joan, một sinh viên năm thứ nhất đại học, đang hoảng lên. Cô muôn biết kỹ năng sắp xếp giờ giấc và thói quen học tập hữu hiệu hơn để thích nghi
  51. được các yêu cầu ở bậc đại học. 2. Thông thường ở độ tuổi nào trẻ mới bắt đầu có hành vi cố chiếm trọn vẹn tình cảm của cha chúng? 3. Người ta cho rằng các phim khiêu dâm (pomographich films) phát họa các cảnh bạo lực đối với phụ nữ có thể khơi dậy hành vi gây hấn (aggressive behavior) ở một số nam giới. 4. Loại hóa chất nào sản sinh trong cơ thể con người do hậu quả của một biến cố đầy căng thẳng? Chúng có tác dụng gì đối với hành vi ứng xử? 5. John có cử chỉ khá bất bình thường khi phải đối phó với các tình huống khẩn trương, thậm chí với một tâm trạng bình thản và một quan điểm tích cực. 6. Công chúng rất dễ mua sắm các mặt sản phẩm nào được quảng cáo bởi các diễn viên quyến rũ và thành đạt. 7. Các giáo viên của bé Jack 8 tuổi đểu lo lắng rằng mới đây em đã bắt đầu xa lánh người chung quanh và tỏ ra ít quan tâm đến việc học tập.
  52. 8. Công việc của Janet đòi hỏi rất nhiều công sức và căng thẳng. Cô băn khoăn rằng liệu lối sống này có khiến cho cô dễ mắc một số bệnh như ung thư và đau tim không. 9. Nhà tâm lý bị hấp dẫn bởi sự kiện một người có tính nhạy cảm đối với kích thích gây đau đớn nhiều hơn so với những người khác. 10. Tâm trạng quá sợ hãi đám đông khiến người phụ nữ trẻ tuổi đi tìm biện pháp chữa trị rối loạn tâm lý của bà ấy. 11. Cần phải có kế hạch tâm trí nào hữu hiệu nhất để giải quyết các khó khăn do ngôn ngữ phức tạp gây ra? 12. Các phương pháp giảng dạy nào hữu hiệu nhất để khích lệ các em học sinh tiểu học hoàn thành tốt các nhiệm vụ ở học đường? 13. Jessica được yêu cầu xây dựng một chiến lược quản trị nhằm khích lệ các tập quán lao động an toàn hơn ở một nhà máy sản xuất hàng loạt. C. CÂU HỎI TỰ VẤN
  53. Hãy tưởng tượng bạn có một đứa con 7 tuổi đang gặp khó khăn trong việc học đọc. Ngoài ra, giả sử bạn muốn nhờ bao nhiêu nhà tâm lý tư vấn cũng được. Mỗi loại chuyên viên tâm lý sẽ dùng hướng nào để giúp bạn giải quyết vấn đề ấy? Trực giác và kiến thức tổng quát có đủ sức giúp người ta tìm hiểu động cơ tại sao con người hành động theo cách thức họ thường làm hay không? Tại sao phương pháp khoa học lại thích hợp để nghiên cứu các hành vi ứng xứ của con người. (Giải đáp câu hỏi học ôn cuối chương) Created by AM Word2CHM
  54. II. NGÀHH KHOA HỌC ĐANG TIẾN TRIỂN - TÂM LÝ HỌC TRONG QUÁ KHỨ VÀ TRONG TƯƠNG LAI TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN à Chương 1. TÌM HIỂU TÂM LÍ HỌC Khoảng nửa triệu năm trước đây, người cổ sơ cho rằng các rối loạn tâm lý do ma quỉ gây ra. Muốn xua những hồn ma này đi người ta thực hiện một dạng phẫu thuật gọi là khoan lỗ (trephining). Phẫu thuật khoan lỗ gồm thao tác đục lỗ trên xương sọ với các dụng cụ bằng đá rất thô sơ. Bởi vì các nhà khảo cổ đã tìm thấy các xương sọ có dấu hiệu vết thương hàn gắn, nên chúng ta có thể nghĩ rằng đôi khi các bệnh nhân ấy vẫn còn sống sau cuộc chữa trị. Vị thầy thuốc nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại là Hippocrates cho rằng cá tính mỗi người hình thành do phối hợp gồm 4 tâm trạng: yêu đời (sourgulne - vui tính và tích cực), ưu sầu (melancholic), hay cáu gắt (choleric - phẫn nộ và gây hấn), và lãnh cảm (phlegmatic – điềm tĩnh và thụ động). Các tâm trạng này phát sinh bởi sự hiện hữu các "chất dịch (humors) trong cơ thể. Thí dụ, người ta cho một người yêu đời là người có nhiều máu hơn những người khác.
  55. Franz Josef Gall, một nhà khoa học sống vào thế kỷ 18, lập luận rằng một nhà quan sát được huấn luyện có thể phân biệt được các nét độc đáo về trí tuệ tâm hồn lương thiện, và những cá tính khác do hình dạng và số lượng các khối u trên xương sọ của mỗi người. Học thuyết của ông làm nảy sinh "khoa" não tướng học (science of phrenology) được nhiều người áp dụng để hành nghề xem tướng trong thế kỷ 19. Theo triết gia Descartes, dây thần kinh là các ống rỗng, qua đó các "ý chí động vật" (animal spirits) điều khiển các xung lực giống như nước truyền qua một đường ống. Khi người ta để ngón chân chạm vào ngọn lửa, sức nóng được truyền đi theo ý chí đó qua ống rỗng thẳng đến não bộ. Mặc dù các kiến giải "khoa học" này có thể không hợp lý đối với chúng ta ngày nay, nhưng đã một thời chúng đại biểu cho tư duy tiến bộ nhất về lãnh vực có thể gọi là tâm lý học của thời đại. Dù không am tường lắm về tâm lý học hiện đại, bạn cũng có thể đoán biết rằng công cuộc tìm hiểu hành vi ứng xử đến nay đã tiến bộ rất nhiều kể từ khi các quan điểm đầu tiên này hình thành. Thế mà hầu hết các bước tiến bộ này chỉ mới đạt được gần đây, bởi vì khi các bộ môn
  56. khoa học thịnh hành thì tâm lý học chỉ mới là một trong các bộ môn non trẻ. Mặc dù nguồn gốc của nó có thể truy nguyên ở các dân tộc Hy Lạp và La Mã cổ đại, và mặc dù các triết gia đã tranh luận trong vài trăm năm về cùng những vấn đề mà các nhà tâm lý ngày nay đang vật lộn, nhưng nói chung mọi người đều thừa nhận rằng môn tâm lý học chính thức khai sinh vào năm 1879. Trong năm đó, phòng thí nghiệm đầu tiên dành riêng cho nghiên cứu thực nghiệm về các hiện tượng tâm lý được Wilhelm Wundt thiết lập ở Đức. Gần như cùng lúc ấy, William lames ở Mỹ đã lập một phòng thí nghiệm ở thành phố Cambridge thuộc tiểu bang Massachusetts. Trong suốt khoảng 11 thập niên hiện hữu chính thức, môn tâm lý học đã không ngừng tiến bộ, phát triển thành một bộ môn khoa học thực sự. Trong cuộc tiến hóa này xuất hiện một số mô hình nhận thức (conceptual models), đó là các hệ thống gồm những ý tưởng và khái niệm liên hệ hỗ tương được dùng để lý giải các hiện tượng, định hướng công cuộc nghiên cứu. Một số mô hình ấy đã bị loại bỏ như quan điểm của Hyppocrates và Descartes chẳng hạn - còn các
  57. mô hình khác đã phát triển thành lý thuyết của một bộ bản đồ hướng dẫn cho các nhà tâm lý học. Mỗi mô hình đóng góp một phương hướng nhận thức riêng biệt, chú trọng đến các yếu tố khác biệt nhau. Cũng giống như chúng ta dùng nhiều loại bản đồ để tìm con đường đi đến một vùng đất nào đó - một bản đồ chỉ đường, một bản ghi rõ các gốc ranh giới chính, và một bản vẽ lại các đồi núi và thung lũng - các nhà tâm lý cũng nhận thấy nhiều khảo hướng sẽ hữu ích cho việc tìm hiểu hành vi ứng xử của con người. Vì phạm vi và tính phức tạp như thế của hành vi ứng xử, không một mô hình riêng lẻ nào nhất định sẽ đưa ra được lời giải thích tối ưu - nhưng phối hợp lại các mô hình có thể giúp cho chúng ta một phương tiện để giải thích tính bao quát cực kỳ của hành vi ứng xử. 1. Nguồn gốc của tâm lý học Khi Wilhelm Wundt thiết lập phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên vào năm 1879, ông quan tâm nghiên cứu các khối cấu trúc của trí tuệ. Chính thức định nghĩa tâm lý học là bộ môn nghiên cứu kinh nghiệm hữu thức (conscious experience), ông xây dựng một mô hình nhận thức được mệnh danh là lý thuyết kết cấu.
  58. Lý thuyết kết cấu (structurism) chú trọng đến các yếu tố căn bản làm nền tảng cho tư duy, ý thức, tình cảm, và các trạng thái cùng các hoạt động tâm trí khác. Muốn biết các cảm giác căn bản phối hợp với nhau ra sao để giúp chúng ta nhận thức được thế giới chung quanh, Wundt và các lý thuyết gia khác đã dùng phương pháp nội quan (introspection) để nghiên cứu cấu trúc tâm trí. Theo phương pháp này, con người tiếp nhận một kích thích - như một vật màu xanh lá cây tươi hoặc một câu nói in sẵn trên thiệp chẳng hạn - sau đó anh ta được yêu cầu dùng lời lẽ riêng và theo các chi tiết mà anh ta nhận thức được để miêu tả kinh nghiệm xảy ra khi anh ta tiếp nhận kích thích ấy. Wundt cho rằng các nhà tâm lý có thể hiểu rõ được cấu trúc tâm trí của một người thông qua các báo cáo của người ấy về phản ứng của mình. Nhưng lý thuyết kết cấu của Wundt không đứng vững được trước thử thách của thời gian, bởi vì ngày càng có nhiều nhà tâm lý không chấp nhận giả thuyết phương pháp nội quan vốn có thể khám phá được các yếu tố căn bản của tâm trí. Một mặt, người ta gặp khó khăn trong việc miêu tả một số kinh nghiệm nội tâm, như các phản ứng tình cảm (thí dụ, sau này
  59. khi nổi giận bạn hãy cố gắng phân tích và giải thích các yêu tố của loại tình cảm bạn đang cảm nhận được). Mặt khác, chia cắt các đối tượng quan sát thành các đơn vị tâm trí căn bản nhất đôi khi có vẻ là việc làm khá kỳ quặc. Chẳng hạn, một cuốn sách không thể được miêu tả như là một cuốn sách đơn thuần, thay vào đó nó được chia cắt ra nhiều thành tố khác nhau như chất liệu bìa sách, màu sắc, các kiểu chữ in, và vân vân. Cuối cùng, phương pháp nội quan không phải là một kỹ thuật thực sự có tính khoa học; quan sát viên khó lòng chứng minh tính chính xác của các nhận thức nội quan từ đối tượng thí nghiệm. Các nhược điểm đó đã thúc đẩy người ta đi tìm các mô hình nhận thức mới để thay thế cho thuyết kết cấu. Tuy vậy, điều thú vị là các thành quả quan trọng của lý thuyết kết cấu vẫn còn tồn tại. Như chúng ta sẽ thấy ở chương 7, hai mươi năm qua người ta đã chứng kiến sự hồi sinh của quan điểm chú trọng đến cách diễn đạt các kinh nghiệm nội tâm của con người. Tập trung vào các tiến trình tâm trí cao cấp như tư duy, ký ức, và giải quyết bài toán chẳng hạn, các nhà tâm lý chuyên về hoạt động trí tuệ (Cognitive psychologists) đã xây dựng được các kỹ thuật tiên tiến để tìm hiểu
  60. kinh nghiệm hữu thức của con người. Các kỹ thuật này đã khắc phục được những nhược điểm vốn có của phương pháp nội quan. Mô hình thay thế gần như hoàn toàn cho lý thuyết kết cấu trong quá trình tiến hóa của bộ môn tâm lý học là lý thuyết chức năng. Thay vì chú trọng đến các thành tố của tâm trí, lý thuyết chức năng (functionalism) tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ do tâm trí thực hiện - các chức năng hoạt động tâm trí. Các lý thuyết gia phái chức năng, mà mô hình của họ bắt đầu nổi tiếng vang dội vào đầu những năm 1900, nêu ra câu hỏi rằng hành vi hoặc tác phong cư xử đóng vai trò gì để giúp con người thích nghi hữu hiệu hơn với hoàn cảnh sống của mình. Dẫn đầu bởi nhà tâm lý Mỹ William James, thay vì nêu ra các câu hỏi trừu tượng hơn về các tiến trình hành vi tâm trí, các lý thuyết gia phái chức năng đã khảo xét những hành vi ứng xử giúp cho con người đáp ứng nhu cầu của mình. Nhà giáo dục Mỹ nổi tiếng John Dewey đã vận dụng khảo hướng chức năng để xây dựng ngành tâm lý học đường, đề xướng lý thuyết phương thức đáp ứng tối ưu nhu cầu của sinh viên thông qua hệ thống giáo dục.
  61. Một phản ứng khác đối với lý thuyết kết cấu là sự phát triển ngành tâm lý Gestalt vào đầu những năm 1990. Tâm lý học Gestalt (Gestalt psychology) là một mô hình nhận thức trong tâm lý học chú trọng am hiểu cách thức hình thành nhận thức (perception). Thay vì khảo xét riêng các thành phần tạo nên hoạt động tư duy (thinking), các nhà tâm lý Gestalt chọn con đường ngược lại, tập trung tìm hiểu cách thức con người xem các yếu tố riêng ấy như là các đơn vị hoặc các toàn thể. Tín điều "Cái toàn thể lớn hơn so với tổng các thành phần của nó" của họ có nghĩa là khi xem xét gộp chung lại thì các thành phần căn bản hình thành nhận thức của chúng ta về các sự vật nảy sinh một sự vật gì đó to lớn hơn và có ý nghĩa hơn so với tổng cộng các thành tố riêng ấy. Như chúng ta sẽ thấy khi thảo luận vấn đề nhận thức ở chương 3, đóng góp của các nhà tâm lý Gestalt vào việc tìm hiểu tiến trình nhận thức quả thực to lớn. 2. Nữ giới trong lãnh vực tâm lý: các bà mẹ sáng lập Mặc dù các ràng buộc xã hội đã hạn chế nữ giới tham gia vào nhiều loại nghề nghiệp - và lãnh vực tâm lý cũng không có ngoại lệ - một số phụ nữ đã
  62. đóng góp lớn lao cho môn tâm lý học trong những năm đầu. Chẳng hạn, hồi đầu thế kỷ này Lete Stetter Holling Worth đặt ra thuật ngữ "được thiên phú" (gifted) để nói về những đứa trẻ thông minh kỳ lạ, và cuốn sách của bà về tuổi thiếu niên đã trở thành một tác phẩm kinh điển. Bà cũng là một trong những nhà tâm lý đầu tiên chú trọng đặc biệt đến các vấn đề của nữ giới. Thí dụ, bà đã tập trung dữ kiện để bác bỏ quan điểm phổ biến vào đầu những năm 1900 cho rằng năng lực của nữ giới thường giảm đi trong suốt phần lớn chu kỳ kinh nguyệt. Một nhân vật có ảnh hưởng lớn khác là June Etta Downey, bà là người phát động công cuộc nghiên cứu về các nét đặc trưng cho cá tính con người vào những năm 1900. Bà cũng đã xây dựng được một trắc nghiệm về cá tính được phổ biến rộng rãi, và trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo phân khoa tâm lý ở một viện đại học tiểu bang. Dù có nhiều đóng góp của phụ nữ, nói chung tâm lý học vẫn là một lãnh vực do nam giới ngự trị trong những năm đầu. Ngoài ra, tuy con số phụ nữ tham gia không nhiều lắm, nhưng tỷ lệ số phụ nữ nổi danh trong lãnh vực tâm lý lớn hơn nhiều so với các
  63. lãnh vực khoa học khác. Hơn nữa, lịch sử đã trải qua một bước ngoặt đầy ấn tượng trong thập niên vừa qua, và như chúng ta đã đề cập trên đây, số phụ nữ tham dự vào bộ môn này đã tăng lên nhanh chóng trong mấy năm qua. Do đó, khi các sử gia tương lai viết về lịch sử tâm lý học trong thập niên 1990, rất có thể họ sẽ ghi lại lịch sử ấy là lịch sử của nam giới và nữ giới vậy. 3. Các mô hình nhận thức đương đại Nguồn gốc ban sơ của tâm lý học phức tạp và đa dạng như thế, nên người ta không ngạc nhiên rằng ngày nay lãnh vực này quá ư phong phú và đa dạng. Song le, người ta vẫn có thể bao quát toàn diện bộ môn tâm lý học chỉ với một vài mô hình căn bản làm công cụ nhận định mà thôi. Mỗi mô hình nhận thức khái quát ấy, dù vẫn còn tiến triển, chú trọng đến những khía cạnh khác biệt nhau về hành vi ứng xử và các tiến trình tâm trí, nên sẽ lèo lái tư duy của các nhà tâm lý về các phương hướng hơi khác nhau chút ít. Năm mô hình nhận thức chủ yếu góp phần hình thành lãnh vực tâm lý là mô hình sinh vật, động cơ tâm lý, hoạt động trí tuệ, tác phong và nhân bản.
  64. Chúng ta sẽ lần lượt thảo luận qua về từng mô hình. a. Mô hình sinh học: Máu, mồ hôi, và các cơn sợ hãi. Xét về mặt các điểm căn bản nguyên sơ thì hành vi được thực hiện bởi các sinh vật có cấu trúc da thịt và nội tạng. Theo mô hình sinh học (biological model), hành vi ứng xử của con người cũng như của các loài động vật phải được xem xét từ góc độ thực thi chức năng sinh vật của chúng: các tế bào thần kinh nối kết với nhau ra sao, sự thừa hưởng một số đặc điểm di truyền của cha mẹ và tổ tiên ảnh hưởng thế nào đến hành vi ứng xử, tình trạng sinh lý có thể ảnh hưởng ra sao đối với các niềm hy vọng và các nỗi sợ hãi trong cuộc sống, và loại hành vi nào phát sinh do bản năng, và vân vân. Cả đến những loại hành vi phức tạp hơn - các phản ứng tình cảm như lo âu chẳng hạn - cũng được các nhà tâm lý vận dụng mô hình sinh học xem như là có các nhân tố sinh học quyết định. Bởi vì ở một mức độ nào đó, một hành vi đều có thể bị chia cắt thành các yếu tố sinh học nên mô hình này có sức lôi cuốn mãnh liệt. Các nhà tâm lý tán thành mô hình nhận thức này đã đóng góp lớn vào công cuộc tìm hiểu và cải thiện cuộc sống nhân loại, từ việc xây dựng các biện pháp chữa trị một vài dạng
  65. bệnh điếc cho đến việc khám phá được các loại dược phẩm chữa trị các bệnh nhân bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. b. Mô hình động cơ tâm lý: tìm hiểu con người nội tâm. Đối với nhiều người chưa từng học qua một khóa học tâm lý nào, thì tâm lý học khởi đầu và kết thúc bằng mô hình cộng cơ tâm lý (psycho-dynamic model). Những người đề xướng mô hình này tin tưởng rằng hành vi hay tác phong cư xử bị thôi thúc bởi các lực lượng nội tâm (inner forces) mà cá nhân khó lòng kiểm soát hay khống chế được. Các giấc mơ và các trường hợp nói nhỡ lời được xem là các dấu hiệu về những điều mà con người thực sự đang cảm nhận bên trong bối cảnh sôi sục của hoạt động tâm lý thuộc tầng tiềm thức (subconscious psychic activity). Quan điểm động cơ tâm lý liên hệ mật thiết đến một nhân vật, Sigmund Freud. Freud là một bác sĩ điều trị ở thành Vienna vào đầu những năm 1900. Những khái niệm về các nhân tố thuộc tầng vô thức (unconscious deteminnants) quyết định hành vi cư xử đã gây ảnh hưởng làm đảo lộn tư tưởng trong thế kỷ 20, không chỉ trong lãnh vực tâm lý học mà cả trong các lãnh vực liên hệ nữa. Tuy nhiều nguyên tắc căn
  66. bản thuộc quan điểm động cơ tâm lý đã bị chỉ trích toàn diện, nhưng mô hình nhận thức phát sinh từ công trình nghiên cứu của Freud đã cống hiến một phương tiện phục vụ không chỉ cho công cuộc chữa trị các chứng rối loạn tâm thần mà còn cho việc tìm hiểu các hiện tượng thường ngày như định kiến (prejudice) và tính gây hấn (agsression) chẳng hạn. c. Mô hình hoạt động trí tuệ:Quán triệt các nguồn gốc của tiến trình tìm hiểu. Con đường dẫn đến việc tìm hiểu hành vi ứng xứ khiến cho một số nhà tâm lý tiến thẳng đến lãnh vực tâm trí. Như chúng ta đã đề cập trên đây, tiến hóa phần nào từ lý thuyết kết cấu về vấn đề nhận diện các thành tố của tâm trí, mô hình hoạt động trí tuệ (cognitive model) chú trọng đến cách thức con người nhận biết, tìm hiểu, và tư duy về thế giới chung quanh: Mặc dù trọng tâm khảo cứu đã chuyển từ việc tìm hiểu kết cấu của bản thân trí tuệ sang việc tìm hiểu cách thức con người học hỏi để ý thức và biểu thị ngoại giới giữa họ với nhau và cách thức tìm hiểu này ảnh hưởng ra sao đến hành vi cư xử của họ. Các nhà tâm lý tin tưởng vào mô hình này đã nêu lên nhiều vấn đề, từ câu hỏi liệu người ta có thể
  67. đồng thời vừa xem TV vừa nghiên cứu một cuốn sách được không (câu trả lời là "có lẽ không được") cho đến câu hỏi con người làm cách nào để tự mình tìm hiểu được các nguyên nhân gây ra hành vi của tha nhân. Các khảo hướng vận dụng mô hình hoạt động trí tuệ đều có hai đặc điểm chung: thứ nhất, đều chú trọng vào cách thức con người tìm hiểu và tư duy về thế giới chung quanh; và thứ hai, việc diễn tả các mẫu mực và qui tắc chi phối hoạt động của tâm trí. d. Mô hình tác phong:Quan sát con người ngoại điện. Trong khi các khảo sát tâm sinh lý, động cơ tâm lý, và hoạt động trí tuệ nhìn vào bên trong cơ thể sinh vật để xác định các nguyên nhân gây ra hành vi hoặc hành vi ứng xử, thì mô hình hành vi (behavioral model) chọn một khảo sát hoàn toàn khác hẳn. Mô hình hành vi nẩy sinh từ việc không thừa nhận rằng tâm lý học đặt trọng tâm chủ yếu vào các vận hành bên trong của tâm trí, mô hình này cho rằng hành vi ứng xử quan sát được mới là trọng tâm của môn học. John B. Watson là nhà tâm lý Mỹ nổi tiếng, là người đầu tiên đề xướng khảo sát hành vi. Tiến hành nghiên cứu vào những năm 1920, Watson tin chắc rằng người ta có thể hoàn toàn hiểu rõ một hành vi
  68. nhờ tìm hiểu và cải biến hoàn cảnh sinh hoạt của con người. Thực ra, ông tin tưởng hơi lạc quan rằng nhờ khống chế đúng mức hoàn cảnh sinh hoạt của con người, người ta có thể tiếp nhận được bất kỳ loại hành vi ứng xử mong muốn, như chính lời nói ông minh chứng: "Hãy cho tôi một chục đứa trẻ khoẻ mạnh, xinh đẹp, và một thế giới đặc biệt cho riêng tôi để nuôi dưỡng chúng, tôi bảo đảm sẽ chọn tình cờ một đứa bé để huấn luyện nó thành bất cứ loại chuyên viên nào theo ý muốn - bác sĩ, luật sư, nghệ sĩ, doanh nhân, và thậm chí đến kẻ đi xin hay tên trộm, bất kể thiên phú, thiên hướng, xu thế, năng lực, và chủng tộc của ông cha đứa bé ấy". Trong thời gian gần đây, người dẫn đầu mô hình hành vi là B.F.Skinner. Cho đến lúc qua đời năm 1990, Skinner vẫn là nhà tâm lý đương đại nổi tiếng nhất. Nhiều kiến thức của chúng ta về cách thức con người học hỏi, rèn luyện hành vi ứng xử mới mẻ đều căn cứ vào mô hình hành vi. Như chúng ta sẽ thấy, mô hình hành vi nảy sinh ở mọi lãnh vực chưa được thăm dò thuộc bộ môn tâm lý. Cùng với ảnh hưởng do nó gây ra trong lãnh vực các tiến trình học hỏi. Mô hình hành vi cũng đã đóng góp vào nhiều lãnh vực khác nhau như vấn đề
  69. chữa trị các chứng rối loạn tâm thần, biện pháp trấn áp tính gây hấn, giải pháp đối với các vấn đề tình dục, và cả đến biện pháp cai nghiện ma túy nữa. e. Mô hình nhân bản:Các phẩm chất độc đáo của nhân loại. Mặc dù đã xuất hiện vài thập niên trước đây, mô hình nhân bản (humanistic model) vẫn được xem là nghiên cứu mới mẻ nhất trong các nghiên cứu tâm lý chủ yếu. Bác bỏ các quan điểm cho rằng hành vi ứng xử được quyết định phần lớn bởi các lực sinh học (biological forces) có tính tự động, bởi các tiến trình vô thức, hoặc chỉ đơn thuần bởi hoàn cảnh tác động, mô hình nhận thức này chủ trương rằng con người kiểm soát được cuộc sống của mình. Các nhà tâm lý theo quan điểm nhân bản cho rằng con người có khuynh hướng tự nhiên phát triển đến mức trưởng thành và thỏa mãn các ước vọng cao cả hơn; và nếu có cơ hội, con người nhất định sẽ vươn đến mức toàn bích. Như vậy, trọng tâm của mô hình nhận thức này là ý chí tự do (free will), là khả năng đề ra lý tưởng cuộc sống của bản thân con người. Hơn bất cứ một nghiên cứu nào khác, mô hình nhân bản nhấn mạnh đến vai trò của bộ môn tâm lý trong việc phong phú hóa cuộc sống con người và
  70. giúp cho con người đạt đến tình trạng tự hoàn thiện bản thân. Dù không bao quát mọi vấn đề như một số mô hình nhận thức tổng quát khác, quan điểm nhân bản đã gây được ảnh hưởng quan trọng đối với các nhà tâm lý, nó nhắc nhở họ luôn luôn nhớ đến lời cam kết phục vụ cá nhân con người cũng như xã hội. Điều quan trọng là không được để cho các tính chất trừu tượng của mô hình nhân bản, cũng như của các mô hình nhận thức mà chúng ta đã thảo luận, khiến cho bạn nghĩ rằng chúng chỉ thuần túy có tác dụng về mặt lý thuyết mà thôi. Các mô hình nhận thức này làm nền tảng cho các công trình nghiên cứu hiện hành thuộc lãnh vực tâm lý vốn có những nội dung rất thực tiễn; và các nội dung ấy sẽ là mối quan tâm của chúng ta trong suốt quyển sách này. Để khởi đầu, hãy xem xét đoạn ứng dụng tâm lý học dưới đây. 4. Các mối liên hệ giữa các chuyên ngành và các mô hình nhận thức thuộc bộ môn tâm lý Khi khảo sát các lĩnh vực và mô hình nhận thức thuộc nhiều chủ đề khác nhau cấu thành bộ môn tâm lý, hẳn bạn thấy rằng dường như đó là một môn học phân ra nhiều ngành thiếu liền lạc nhau. Bạn có
  71. thể cho rằng lãnh vực nghiên cứu này bao gồm một loạt nhiều chủ đề rời rạc, không liên hệ mật thiết với nhau giống như sự liên hệ giữa môn vật lý với môn hóa học vậy. Thực ra, kết luận như thế không hợp lý mặc dù môn tâm lý học quả có bao quát quá nhiều lãnh vực, từ các chủ đề có trọng tâm nhỏ hẹp như ảnh hưởng sinh hóa vi thể đối với hành vi ứng xử chẳng hạn cho đến hành vi xã hội theo ý nghĩa rộng nhất của nó. Tuy bề ngoài dường như dị biệt giữa các chủ đề và mô hình nhận thức như thế, nhưng các điểm khác biệt ở một số mức độ chỉ là biểu kiến chứ không phải là thực sự. Lãnh vực tâm lý trên thực tế có tính thống nhất bởi vì năm mô hình nhận thức ấy thực sự góp phần hợp nhất nhiều chuyên ngành khác nhau thuộc bộ môn. Do đó, một nhà tâm lý thuộc bất kỳ chuyên ngành nào cũng đều có thể chọn một hoặc nhiều mô hình nhận thức để làm công cụ nghiên cứu. Chẳng hạn, nhà tâm lý phát triển có thể tán thành mô hình động cơ tâm lý hoặc mô hình hành vi hoặc bất kỳ một mô hình nhận thức nào khác. Tương tự, nhà tâm lý điều dưỡng có thể sử dụng mô hình hành vi hoặc mô hình hoạt động trí tuệ hoặc một trong
  72. số các mô hình nhận thức khác. Các nhà tâm lý có thể sử dụng các mô hình nhận thức ấy theo những phương thức khác nhau, nhưng với điều kiện là các giả thuyết của một mô hình nào đó sẽ không bị thay đổi dù cho mô hình ấy được áp dụng vào chuyên ngành nào cũng vậy. Bảng 1-1 trình bày các mô hình nhận thức tâm lý chủ yếu nào được các nhà tâm lý thuộc chuyên ngành nào sử dụng. Nhưng, hãy nhớ rằng trên lý thuyết thì nhà tâm lý thuộc bất kỳ chuyên ngành nào có thể chọn dùng được bất cứ mô hình nào cũng được BẢNG 1-1 CÁC MÔ HÌNH NHẬN THỨC CHỦ YẾU ĐƯỢC CHỌN DÙNG BỞI CÁC NHÀ TÂM LÝ THUỘC CÁC CHUYÊN NGÀNH KHÁC NHAU Nhà tâm lý thuộc Mô hình a chuyên ngành Động Hoạt Sinh Hành Nhân cơ động học vi bản tâm lý trí tuệ
  73. Tâm sinh lý
  74. X X Tâm lý thực nghiệm
  75. X Hoạt động trí tuệ
  76. X Tâm lý phát triển
  77. X Tâm lý cá tính
  78. X Tâm lý y tế
  79. X Tâm lý điều dưỡng x
  80. X X Tâm lý tư vấn
  81. X X Tâm lý giáo dục
  82. X Tâm ly học đường
  83. X Tâm lý xã hội
  84. X Tâm lý công nghiệp/tổ chức
  85. X X Tâm lý khách hàng
  86. X X Tâm lý giao lưu văn hóa
  87. X x ỨNG DỤNG THỰC TIỄN TÂM LÍ HỌC VÀ VẤN ĐỀ NGĂN NGỪA BỆNH AIDS Câu chuyện khởi đầu từ trường hợp một phụ nữ hay bị mệt và mẩn ngứa không dứt ở vùng bẹn. Bác sĩ đã khám cho bà thật cẩn và nói rằng không có gì là quá nghiêm trọng. Nguyên nhân do bà đã làm việc quá sức. Còn về chứng ngứa ngáy, thì vớ nylon và khí trời ẩm ướt không ngớt là nguyên nhân gây bệnh thông thường của thời tiết mùa hè. Song le, chứng mẩn ngứa khiến ông bực bội nhất, ông ra lệnh xét nghiệm máu cho bệnh nhân. Ông bảo: "Vậy, hãy cho tôi biết về đời sống tình dục của bà". Bà mất trinh hồi 20 tuổi, trễ nhất trong số bạn bè của bà, và kết hôn với người đàn ông đầu tiên mà bà có quan hệ tình dục, rồi li dị ông ta hai năm sau đó. Sự thất vọng đã thui chột mọi xúc cảm của bà, và bà đã "trở nên phóng túng" trong thời gian khoảng hai năm. Tuy sống độc thân
  88. trong chín tháng trước khi khám bệnh, nhưng trước đó bà đã từng chung sống lần lượt với 15 người đàn ông. Nói chung, họ là bạn bè rồi trở thành tình nhân hoặc là tình nhân rồi trở thành bạn bè. Và họ thấy không cần phải phòng ngừa bằng bao cao su. Đến nay, không có lý do gì để cho rằng bất kỳ ai trong số đó là đồng tính luyến ái, hoặc tiêm chích ma túy, hoặc thường xuyên mua dâm. Vị bác sĩ đề nghị bà xét nghiệm HIV. Ông không có lý do gì để đề nghị như thế ngoài mối băn khoăn về thời cuộc. Việc xét nghiệm được thực hiện hai lần trong vài tuần lễ sau đó, và lần nào kết qua cũng như nhau: người phụ nữ đó đã nhiễm HIV. Câu chuyện này không phải là một trường hợp hiếm thấy. Hiện nay, cứ 500 sinh viên đại học có một người bị AIDS, và năm 2000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ đã có đến một triệu trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nạn dịch AIDS không hẳn là không được đẩy lùi. Chứng cứ cho thấy tỉ lệ gia tăng các ca nhiễm bệnh đã bắt đầu hạ thấp khi các nhà khao học thuộc nhiều lãnh vực bắt đầu dốc hết năng lực nhằm đối
  89. đầu với tai họa này. Đã đến lúc người ta tin rằng tâm lý học đóng một vai trò then chốt trong cuộc chiến chống lại nạn dịch AIDS. Các nhà tâm lý đã nỗ lực chặn đứng tình trạng lây lan và đối phó với hậu quả của loại bệnh nguy hiểm này. Người ta có thể chứng kiến việc làm của họ ở một số mặt trận: - Tư vấn và chữa trị những bệnh nhân HIV. Những người biết mình nhiễm phải virus HIV sẽ đối đầu với các khó khăn tâm lý lớn lao ngoài các khó khăn về mặt y học. Họ phải quyết định nên thổ lộ cho ai biết kết qua xét nghiệm của mình, họ có thể đối diện với sự xua đuổi của người thân và mất đi mọi thứ bảo hiểm, và - căn bản nhất là - phải thích nghi với sự bất trắc của chứng bệnh và cái chết không thể tránh được trong tương lai cận kề. Muốn vượt qua được mọi hoàn cảnh khủng khiếp như thế, người bệnh buộc phải được điều trị quan trọng về mặt tâm lý, và các nhà tâm lý đang phát minh ra những kỹ thuật chữa trị hữu hiệu. - Tìm hiểu cơ sở sinh học của chứng bệnh AIDS. Sử dụng mô hình sinh học, một số nhà tâm lý
  90. đang ra sức tìm hiểu sâu rộng hơn về các khía cạnh sinh lý của chứng bệnh này. Thí dụ, các bệnh nhân ở giai đoạn bệnh phát triển trầm trọng đôi khi biểu lộ các dấu hiệu não bộ bị huỷ hoại, đưa đến tình trạng mất năng lực tư duy. Việc lý giải cách thức các tiến trình phát triển bệnh ngày càng liên hệ đến não bộ có thể góp phần cải thiện các kế hoạch chữa trị và làm chậm đà phát triển của virus. - Ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm HIV. Mặc dù thuật ngữ "tình dục an toàn" đang trở thành quen thuộc, nhưng người ta không muốn hành động như vậy. Các nhà tâm lý, đặc biệt những người vận dụng các mô hình hoạt động trí tuệ và mô hình hành vi, đã đi tiên phong trong việc xây dựng các biện pháp hướng dẫn mọi người cải sửa tập quán tình dục để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus HIV. Ngoài ra, các nhà tâm lý đang nghiên cứu tìm hiểu các phương tiện lây truyền virus trên thực tế và khả năng chế tạo một loại vaccine miễn dịch đối với bệnh AIDS. - Hỗ trợ quyết định hợp lý trong việc chấp nhận xét nghiệm bệnh AIDS. Những người cảm thấy mình có nguy cơ bị nhiễm bệnh có nên đi xét
  91. nghiệm không, hay họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với ý nghĩ mình chưa chắc thực sự bị nhiễm bệnh? Có nên cưỡng bách xét nghiệm đối với một số người như các công nhân được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không? Các câu hỏi đại loại như thế cần phải được sự trợ giúp của các nhà tâm lý nghiên cứu các vấn đề như quan hệ xã hội, tiến trình chọn quyết định, và vấn đề đạo đức. Các nhà tâm lý này chủ yếu được hướng dẫn bởi mô hình hoạt động trí tuệ. Như bạn thấy, các nhà tâm lý đang đóng vai trò quan trọng và khá đa dạng trong cuộc chiến chống lại nạn dịch AIDS. Và đây không phải là vấn đề xã hội duy nhất mà khả năng chuyên môn của họ được động viên nhằm làm giảm bớt nỗi đau của nhân loại. Như chúng ta sẽ thấy ở các đoạn ứng dụng tâm lý học trong suốt cuốn sách này, các nguyên tắc căn bản thuộc bộ môn tâm lý được vận dụng để giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội. 5. Tương lai của môn tâm lý học Chúng ta đã khảo sát qua các nền tảng xây đựng bộ môn tâm lý học. Nhưng tương lai của bộ môn này sẽ ra sao? Mặc dù ai cũng đều biết rằng khuynh
  92. hướng phát triển của bất kỳ bộ môn khoa học nào cũng đều khó lòng đoán biết trước được, nhưng trong một tương lai không xa dường như người ta có thể biết trước được một số xu thế như: - Tâm lý học sẽ ngày càng chuyên biệt hóa hơn. Trong một lãnh vực mà những người phục trách phải là các chuyên viên về các đề tài đa dạng đến mức như các quan điểm phức tạp về sự dẫn truyền các xung lực điện hóa qua các đầu dây thần kinh và về các kiểu mẫu thông đạt giữa các công nhân trong các tổ chức có quy mô lớn, chẳng hạn, thì không ai có thể hy vọng am tường hết mọi khía cạnh trong lãnh vực ấy cả. Do đó, rất có thể hiện tượng chuyên biệt hóa sẽ tăng lên khi các nhà tâm lý mở ra các lĩnh vực mới mẻ. - Các mô hình nhận thức mới sẽ nảy sinh. Là một bộ môn khoa học đang phát triển, các nhà tâm lý sẽ sáng tạo được các mô hình nhận thức mới nhằm thay thế cho các khảo hướng hiện hành. Ngoài ra, các mô hình cũ có thể pha trộn lẫn nhau để hình thành các mô hình nhận thức mới. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng khi các nhà tâm lý tích lũy được nhiều kiến thức hơn, thì càng ngày họ càng trở nên thành thạo hơn trong việc tìm hiểu hành vi ứng xử và các tiến
  93. trình tâm trí. - Việc chữa trị các rắc rối tâm lý sẽ trở nên dễ dàng hơn khi số lượng chuyên viện tâm lý tăng lên. Ngoài ra, các nhà tâm lý ngày càng hoạt động năng nổ hơn với tư cách là cố vấn cho các đoàn thể tự nguyện và tự lực nhằm giúp cho đoàn viên tự mình giải quyết các khó khăn riêng tư ngày càng hữu hiệu hơn. Hiện tượng này đang trở nên ngày càng phổ biến trong xã hội. - Ảnh hưởng của môn tâm lý học đối với các vấn đề được công chúng quan tâm sẽ tăng lên. Mọi vấn đề lớn trong thời đại chúng ta - như vấn đề thành kiến chủng tộc và sắc tộc thiểu số, vấn đề nghèo đói, các tai họa do môi trường và tiến bộ kỹ thuật gây ra - đều mang đậm các sắc thái tâm lý. Tuy một mình môn tâm lý sẽ không đủ sức giải quyết các vấn đề ấy, nhưng thành tích to lớn của nó trong quá khứ (sẽ được dẫn chứng ở các chương sau) báo trước rằng các nhà tâm lý sẽ có nhiều đóng góp trong việc giải quyết chúng. 6. Tóm tắt và học ôn II A. TÓM TẮT
  94. - Người ta có thể thấy được dấu ấn của các lý thuyết kết cấu, chức năng, và Gestalt ngày xưa hiện diện trong các mô hình nhận thức chủ yếu được vận dụng bởi các nhà tâm lý hiện đại. - Các mô hình nhận thức tâm lý ưu thắng bao gồm các khảo sát sinh học, động cơ tâm lý, hoạt động trí tuệ, hành vị và nhân bản. - Các chiều hướng tương lai cho thấy rằng bộ môn tâm lý sẽ ngày càng chuyên biệt hóa hơn, công cuộc chữa trị tâm lý sẽ ngày càng thuận lợi hơn, và ảnh hưởng của tâm lý học đối với các vấn đề được công chúng quan tâm sẽ tăng lên. B. HỌC ÔN: 1/ Wundt đã miêu tả tâm lý học là bộ môn nghiên cứu và kinh nghiệm hữu thức, và mô hình nhận thức do ông đề xướng được gọi là___ 2/ Các nhà tâm lý ban đầu nghiên cứu tâm trí bằng cách yêu cầu người ta diễn tả lại kinh nghiệm trải qua khi tiếp nhận nhiều loại kích thích khác nhau. Kỹ thuật này được gọi là___ 3/ Mô hình nhận thức trong tâm lý học thay thế
  95. hoàn toàn cho lý thuyết kết cấu (Structuralism) là ___, mô hình này chú trọng đến các mục đích của hoạt động tâm trí. 4/ Câu phát biểu: "Muốn tìm hiểu hành vi ứng xử của con người, chúng ta phải xem xét nhận thức trên bình diện toàn thể chứ không xem xét các thành tố của nó" do cá nhân tán thành mô hình nhận thức tâm lý nào nói? 5/ Bác sĩ điều trị yêu cầu Jeanne thuật lại một giấc mơ bạo lực cô vừa trải qua để ông tìm hiểu sâu hơn về các lực lượng vô thức tác động đến hành vi ứng xứ của cô. Thầy thuốc của Jeanne đang vận dụng mô hình ___ 6/ "Chính hành vi có thể quan sát được mới đáng được nghiên cứu tìm hiểu, chữ không phải các vận hành nội tâm đáng nghi ngờ", rất có thể câu phát biểu của một cá nhân tán thành quan điểm của: a. Mô hình hoạt động trí tuệ (cognitive model) b. Mô hình sinh học (biological model)
  96. c. Mô hình nhân bản (humanistic model) d. Mô hình hành vi (behavioral model) 7/ Các công trình nghiên cứu mới đây về bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia) đã nhận diện cách sắp xếp khác thường các tế bào não của bệnh nhân, có thể do di truyền, đáng ngờ là nguyên nhân gây ra loại bệnh tâm thần ấy. Nghiên cứu đại loại như vậy tiêu biểu cho mô hình___ 8/ "Thầy thuốc của tôi thật tuyệt vời! Bà ấy luôn luôn khám phá các đặc điểm tích cực của tôi. Bà luôn luôn nhấn mạnh đến tính độc đáo và sức mạnh của cá nhân tôi. Tôi cảm thấy tin tưởng hơn vào bản thân - dường như tôi đang thực sự phát triển và sẽ vươn tới sự toàn bích của mình". Vị thầy thuốc này đang vận dụng mô hình___ 9/ Mỗi chuyên ngành tâm lý đều có một mô hình nhận thức đặc thù cho nó. Đúng hay sai? ___ 10/ Tâm lý học hiện nay đang có xu hướng
  97. ngày càng chuyên môn hóa hơn và cá biệt hóa hơn. Đúng hay sai?___ C. CÂU HỎI TỰ VẤN Các mô hình nhận thức tâm lý ngày nay liên quan như thế nào với các lý thuyết kết cấu, chức năng, và Gestalt ngày xưa? (Giải đáp các câu hỏi học ôn ở cuối chương) Created by AM Word2CHM
  98. III. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG LÃNH VỰC TÂM LÝ TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN à Chương 1. TÌM HIỂU TÂM LÍ HỌC Hôm ấy là một buổi tối mùa xuân ấm áp ở một thành phố nhỏ bé thuộc vùng New England. Chính ở thời gian và địa điểm ấy, Erica Morris đã bị cưỡng hiếp một cách dã man (Để tôn trọng bí mật của nạn nhân, dĩ nhiên đây không phải là tên thực của cô). Không cần phải nói vụ cưỡng hiếp ấy đã là đề tài giật gân cho các nhật báo phát hành ngày hôm sau đó, mà điều khiến cho công chúng kinh hoàng nhất chính là sự kiện vụ cưỡng hiếp đã xảy ra trước sự chứng kiến của rất nhiều kẻ bàng quan - không ai trong bọn họ động lòng trắc ẩn trước những lời van xin kêu cứu của Morris. Như sau này nạn nhân tường thuật tỉ mỉ biến cố, cơn ác mộng bắt đầu khi cô tìm cách rời khỏi quán rượu. Một tên đàn ông chặn cô lại ngay cửa rồi xé toạc quần áo của cô, chỉ còn lại chiếc áo lót. Cô chống cự để tìm cách thoát thân, gào thét cầu xin ai đó trong cái quán đông đúc ấy ra tay cứu giúp. Nhưng kết quả của các lời kêu cứu của cô chỉ làm cho một vài tên khác
  99. gia nhập vào cuộc tấn công mà thôi. Bọn chúng vác cô đến một bàn bị da, rồi thay phiên nhau cưỡng hiếp cô. Theo biên bản của cảnh sát, cô "đã la lên, khẩn cầu, và van xin cứu giúp - vậy mà không một ai chịu giúp cô". Người duy nhất muốn giúp cô là một người khách quen của quán đã cố gọi cảnh sát. Nhưng ngay cố gắng này cũng tỏ ra vô ích, tại vì ông ta gọi nhầm số rồi ngưng luôn. Nhân viên đứng quầy yêu cầu mọi người không nên hưởng ứng lời van xin của cô bởi vì những kẻ tấn công Morris đã ngăn chặn những người có thể ra tay giúp đỡ bằng một con dao trét bơ. Sau cùng, Morris vùng vẫy thoát khỏi bọn cưỡng dâm rồi chạy ra khỏi quán, gần như trần truồng và hoảng hốt. Nhưng lần này cô gặp may. Một người lái xe ngang qua đó đã cho cô lên xe, chở đến buồng điện thoại để kêu cứu. Nếu đây là một biến cố hiếm khi xảy ra thì chúng ta có thể miễn cưỡng cho rằng thái độ của những kẻ bàng quan ấy là sửng sốt trước tình huống bất ngờ. Nhưng bất hạnh thay, các biến cố giống như thế - đã trở thành chất liệu cho một cuốn phim nhan đề
  100. là Bị cáo (The Accused), do Jodle Foster thủ vai chính - lại không phải là không thường xảy ra. Chẳng hạn, trong một trường hợp khác được khá nhiều người biết đến, một phụ nữ tên là Kitty Genovese bị tấn công gần một cao ốc chung cư ở New York vào khoảng giữa thập niên 1960. Khi bị hành hung Genovese đã vùng vẫy thoát chạy được trong 30 phút. Trong thời gian đó cô kêu thét không ngừng “Chúa ơi. Nó đâm tôi. Cứu tôi!" Trong đêm tĩnh mịch, không dưới 38 người sống quanh đó đều nghe được tiếng kêu cứu của cô. Những cánh cửa sổ mở ra và ánh đèn bật lên. Một cặp vợ chồng đã kéo ghế đến bên cửa sổ và tắt đèn đi để xem cho rõ hơn. Có ai đó la lên: "Thả cô ấy ra!” Nhưng tiếng la đó không đủ sức làm tên sát nhân khiếp sợ. Hắn thản nhiên đuổi bắt cô, liên tiếp đâm cô thêm tám nhát dao rồi tiếp tục cưỡng hiếp cô trước khi bỏ cô nằm chết. Bao nhiêu trong số 38 người chứng kiến đã đến tiếp cứu cô? Giống như trường hợp Erica Morris. không có ai ra tay giúp đỡ cô cả. Các trường hợp Erica Morris và Kitty Genovese đều là các thí dụ khiến người ta thất vọng và hoang mang về "thực trạng thiếu lòng vị tha". Công
  101. luận cũng như các nhà tâm lý đều thấy khó lòng lý giải được nguyên nhân nào khiến cho quá nhiều người chứng kiến như thế lại nỡ đứng xuôi tay bàng quan chứ không chịu đến giúp đỡ các nạn nhân đáng thương ấy. Các nhà tâm lý đặc biệt bối rối đối với vấn đề này trong nhiều năm và sau cùng họ đã đi đến một kết luận không ai ngờ đến là: cả hai cô Erica Morris và Kitty Genovese lẽ ra sẽ may mắn hơn nếu chỉ có ít người chứng kiến hoặc nghe được tiếng kêu cứu của họ. Thực ra, nếu chỉ có một người chứng kiến trong một trường hợp ấy, thì xác suất người chứng kiến can thiệp có lẽ sẽ khá cao. Hóa ra, càng ít người chứng kiến trong một tình huống giống như hai trường hợp nghiên cứu thì nạn nhân càng có nhiều cơ hội nhận được sự giúp đỡ hơn. Nhưng làm thế nào các nhà tâm lý đã đi đến một kết luận kỳ lạ như vậy? Dù sao, logic và cảm nghĩ thông thường hiển nhiên sẽ cho rằng càng có nhiều người chứng kiến thì xác suất một người nào đó ra tay giúp đỡ nạn nhân càng lớn hơn. Nghịch lý biểu kiến này - và cách lý giải của các nhà tâm lý - minh chứng một công việc tối quan trọng trong lãnh vực tâm lý: nỗ
  102. lực nêu ra và lý giải các câu hỏi thích hợp. 1. Nêu ra câu hỏi thích hợp: lý thuyết và giả thuyết Nỗ lực nêu ra được câu hỏi thích hợp và giải đáp hợp lý câu hỏi ấy thực hiện được nhờ sử dụng phương pháp khoa học. Phương pháp khoa học (Scientific method) là phương pháp được những người hành nghề tâm lý, cũng như các chuyên viên thuộc các bộ môn khoa học khác, vận dụng để tiến hành tìm hiểu thế giới chung quanh. Như minh họa ở Hình 1-2, phương pháp này gồm có ba bước chủ yếu: (1), xác lập câu hỏi thích hợp, (2) hình thành cách giải thích, và (3) thực hiện cuộc nghiên cứu nhằm minh chứng hoặc bác bỏ cách giải thích ấy. Hình 1-2: Các bước thực hiện phương pháp khoa bọc. Xác lập câu hỏi thích hợp -> Hình thành cách giải thích: Xây dựng lý thuyết; Xây dựng giả thuyết -> Thực hiện cuộc nghiên cứu: Toán tử hóa giả thuyết; Chọn lựa phương pháp nghiên cứu; Thu thập dữ kiện; Phân tích dữ kiện
  103. a/ Xây dựng lý thuyết: Định rõ cách lý giải khái quát. Khi vận dụng phương pháp khoa học, các nhà tâm lý khởi đầu công việc bằng cách quan sát hành vi ứng xử quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Nếu bạn đã từng tự hỏi tại sao một vị giáo sư của bạn lại quá dễ nổi cáu, tại sao một người bạn nào đó cứ luôn luôn trễ hẹn, hoặc làm cách nào để con chó hiểu được các mệnh lệnh của bạn, ấy là bạn đã nêu ra các câu hỏi về hành vi ứng xử. Cũng vậy, các nhà tâm lý nêu ra các câu hỏi về bản chất và nguyên nhân gây ra các hành vi, dù các câu hỏi của họ thường trừu tượng hơn so với các câu hỏi của bạn. Một khi đã nêu ra được câu hỏi thích hợp rồi, bước kế tiếp trong phương pháp khoa học là xây dựng lý thuyết để giải thích hiện tượng đã được quan sát. Lý thuyết (theory) là cách giải thích và dự đoán khái quát về hiện tượng nghiên cứu. Xuất phát từ các mô hình nhận thức tâm lý khác nhau đã đề cập trên đây, các lý thuyết sẽ khác biệt nhau cả về tầm bao quát lẫn mức độ sử dụng chi tiết của chúng. Thí dụ, một lý thuyết có thể tìm cách giải thích và dự đoán một hiện tượng khái quát như một kinh nghiệm xúc cảm nói chung nào đó
  104. chẳng hạn. Một lý thuyết có tầm bao quát hẹp hơn có thể nhằm dự đoán cách biểu lộ vô ngôn một cảm giác sợ hãi sau khi người ta bị đe dọa. Một lý thuyết còn cụ thể hơn nữa có thể nỗ lực giải thích các cơ trên khuôn mặt vận động liên tục ra sao để biểu lộ cảm giác sợ hãi khi người ta ở trong tâm trạng sợ hãi. Tất cả chúng ta đều đã xây dựng cho riêng mình các lý thuyết không chính thức về hành vi ứng xứ, như "con người có tính bổn thiện" hoặc "Hành vi của con người thường có động cơ vị kỷ". Nhưng các lý thuyết do các nhà tâm lý xây dựng lại có tính hợp thức và có mục tiêu rõ rệt hơn. Chúng được thiết lập trên cơ sở am hiểu tường tận các lý thuyết và các nghiên cứu tâm lý liên hệ đã được thực hiện trước đây, cũng như trên cơ sở kiến thức tổng quát của nhà tâm lý về lãnh vực khoa học của mình. Thí dụ, các nhà tâm lý Bibb Latané và John Darley xúc động trước các thảm trạng điển hình của trường hợp Erica Morris và Kitty Genovese đã xây dựng một lý thuyết căn cứ vào một hiện tượng mà họ mệnh danh là khuếch tán trách nhiệm (diffusion of responsibility). Theo lý thuyết này càng có nhiều người chứng kiến một biến cố cần đến hành vi giúp đỡ thì
  105. cảm nghĩ tránh né trách nhiệm cứu giúp của tất cả những người chứng kiến ấy càng mạnh. Như vậy, do cảm nghĩ tránh né trách nhiệm này mà càng nhiều người có mặt tại hiện trường khẩn cấp thì mỗi người ở đó cảm thấy mình càng ít trách nhiệm cá nhân - và xác suất một cá nhân đơn độc nào đó ra tay cứu giúp càng thấp đi. b/ Giả thuyết: Khéo léo đề ra các dự đoán kiểm chứng được. Mặc dù một lý thuyết dễ hiểu như vậy, nhưng nó chỉ mới biểu thị giai đoạn khởi đầu trong tiến trình nghiên cứu của Latané và Dasley mà thôi. Bước kế tiếp của họ là hoạch định một đường lối để kiểm chứng xem liệu lập luận đưa ra có chính xác không. Muốn vậy, họ cần đưa ra một giả thuyết. Giả thuyết (hypothesis) là một dự đoán được phát biểu sao cho người ta có thể kiểm chứng nó trong thực tế. Giống như khi xây dựng các lý thuyết khái quát riêng cho mình về ngoại giới, chúng ta cũng đưa ra giả thuyết về sự tương quan giữa các biến cố với hành vi (từ những sự việc tầm thường như tại sao vị giáo viên Anh ngữ của chúng ta lại có hành vi lập dị như thế, cho đến những sự việc tế nhị như phương pháp nào giúp
  106. người ta học tập hữu hiệu nhất). Mặc dù hiếm khi kiểm chứng các giả thuyết ấy một cách có hệ thống, chúng ta quả cũng đã nỗ lực xác định xem chúng đúng hay sai. Chẳng hạn, để kiểm chứng một phương pháp học tập chúng ta có thể thử hạn định giờ giấc học tập trong một kỳ thi rồi kéo dài thời gian học tập trong một kỳ thi khác. Qua đánh giá các thành quả, chúng ta đã xây dựng được một phương pháp so sánh hai kế hoạch học tập ấy. Giả thuyết của Latané và Darley là một suy luận trực tiếp từ một lý thuyết tổng quát hơn của họ về hiện tượng khuếch tán trách nhiệm: càng có nhiều người chứng kiến có mặt tại hiện trường khẩn cấp thì nạn nhân càng ít cơ hội được cứu giúp hơn. Dĩ nhiên, hai ông có thể chọn một giả thuyết khác (thí dụ, những người có tài năng đặc biệt rơi vào tình huống khẩn cấp như thế sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của những kẻ khác), nhưng suy luận ban đầu của họ đường như nhằm giúp cho lý thuyết được kiểm chứng trực tiếp. Có một số lý do khiến nhà tâm lý tin cậy vào các lý thuyết và giả thuyết được xây dựng đúng theo yêu cầu khoa học. Một mặt, các lý tuyết và giả thuyết
  107. như vậy giúp họ nhìn thấy các điều quan sát rời rạc và các mảnh vụn thông tin có một ý nghĩa nào đó bằng cách đặt chúng vào một cơ cấu mạch lạc và cố kết. Ngoài ra chúng còn giúp cho nhà tâm lý có dịp vượt ra ngoài các sự kiện đã được biết về thế giới chung quanh để đưa ra được các kết luận về các hiện tượng đến nay chưa được lý giải. Bằng cách này, các lý thuyết và giả thuyết hợp qui cách đem đến một kim chỉ nam hợp lý để định hướng cuộc điều tra cần phải thực hiện trong tương lai. Tóm lại, lý thuyết và giả thuyết giúp nhà tâm lý nêu ra được các câu hỏi thích hợp. Nhưng làm thế nào để giải đáp các câu hỏi ấy? Như chúng ta sẽ thấy, các giải đáp có được nhờ cuộc nghiên cứu (research), là một điều tra thăm dò có hệ thống nhằm khám phá các kiến thức mới mẻ. 2. Tìm giải đáp: Nghiên cứu trong lãnh vực tâm lý Giống như khi xây dựng lý thuyết và giả thuyết để giải thích một hiện tượng đặc biệt nào đó, chúng ta cũng có thể sử dụng rất nhiều biện pháp chọn lựa khác nhau để tiến hành cuộc nghiên cứu. Nhưng dù
  108. sao, việc làm trước tiên là phải phát biểu lại giả thuyết theo thủ tục gọi là toán tử hóa để cho giả thuyết ấy có thể kiểm chứng được. Toán tử hóa (operationalization) là tiến trình diễn dịch một giả thuyết thành các công thức cụ thể, kiểm chứng được bằng cách đo đạc và quan sát. Để toán tử hóa một giả thuyết, người ta không bị buộc phải tuân thủ một đường lối nhất định nào. Việc làm này tùy thuộc vào lôgic, vào thiết bị và phương tiện sẵn có, vào mô hình nhận thức tâm lý được vận dụng, và sau cùng tùy thuộc vào tài trí của nhà nghiên cứu. Chúng ta sẽ khảo sát một số công cụ chủ yếu được nhà tâm lý sử dụng trong nghiên cứu của mình. a . Nghiên cứu tài liệu lưu trữ (Archival Reseach). Giả sử giống như các nhà tâm lý Latané và Darley, bạn quan tâm tìm hiểu nhiều điều hơn nữa về các tình huống khẩn cấp trong đó những người chứng kiến đã không chịu ra tay cứu giúp nạn nhân. Một trong những địa chỉ đầu tiên mà bạn phải hướng đến có lẽ là các tư liệu. Thí dụ, nhờ các bản tin tường thuật của báo chí bạn có thể tìm được chứng cứ biện minh cho
  109. quan điểm chủ trương rằng sự giảm thiểu hành vi ra tay cứu giúp nạn nhân đã đi đôi với sự gia tăng số người chứng kiến có mặt tại hiện trường khẩn cấp. Việc sử dụng các bài báo là một thí dụ về biện pháp nghiên cứu tư liệu lưu trữ. Trong biện pháp nghiên cứu tư liệu lưu trữ các hồ sơ và tư liệu có sẵn như các dữ kiện đều tra dân số (census data). Các giấy khai sinh, hoặc các mẫu báo lưu trữ chẳng hạn, được xem xét cẩn thận để xác minh một giả thuyết. Nghiên cứu tư liệu lưu trữ là một biện pháp kiểm chứng giả thuyết tương đối ít tốn kém, bởi vì người khác đã làm công việc thu thập dữ kiện căn bản cho bạn rồi. Dĩ nhiên, việc sử dụng các dữ kiện sẵn có như thế có một vài nhược điểm. Một mặt, các dữ kiện có thể không ở dạng cho phép nhà nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết một cách toàn diện. Mặt khác, thông tin ấy có thể chưa hoàn chỉnh, không đầy đủ, hoặc đã được thu thập một cách tình cờ mà thôi. Dù sao, trong hầu hết mọi trường hợp thì biện pháp nghiên cứu tư liệu lưu trữ đều bị bế tắc do một sự kiện đơn giản là các hồ sơ lưu trữ các thông tin cần thiết thường không có sẵn. Gặp phải các trường hợp này, nhà nghiên cứu thường quay sang một phương
  110. pháp nghiên cứu khác là quan sát theo phương pháp áp dụng trong khoa học tự nhiên. b. Phương pháp quan sát áp dụng trong khoa học tự nhiên (Naturalistic Observation). Theo phương pháp này, nhà nghiên cứu chỉ việc quan sát một hành vi nào đó khi nó xảy ra một cách ngẫu nhiên và không ra tay can thiệp vào diễn biến của tình huống. Thí dụ, nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu hành vi ra tay cứu giúp có thể tìm đến một khu vực có mức độ phạm pháp cao trong thành phố để quan sát cách thức giúp đỡ mà các nạn nhân trong các vụ phạm pháp nhận được. Điểm quan trọng cần ghi nhớ về phương pháp quan sát này là nhà nghiên cứu phải có thái độ thụ động và chỉ đơn thuần ghi nhận tỉ mỉ những gì đang xảy ra ở hiện trường mà thôi. Mặc dù ưu điểm của phương pháp quan sát này là hiển nhiên - chúng ta lấy một mẫu gồm những hành vi mà con người thực hiện trong "bối cảnh sống tự nhiên" (natural habitat) - nhưng cũng có một nhược điểm quan trọng: đó là không thể khống chế được bất cứ một nhân tố quan trọng nào cả. Thí dụ, chúng ta có thể chỉ khám phá được quá ít trường hợp trong đó
  111. hành vi cứu giúp xảy ra một cách tự nhiên, nên sẽ không thể rút ra được bất kỳ một kết luận nào có tính thuyết phục. Bởi vì phương pháp quan sát này ngăn cấm thực hiện các thay đổi cần thiết trong một tình huống đã xảy ra, nên nhà nghiên cứu phải chờ đợi cho đến khi các điều kiện thích hợp xảy ra. Tương tự, nếu người ta biết được mình bị theo dõi, có thể họ sẽ phản ứng khác đi khiến cho hành vi của họ không tiêu biểu thực sự cho mẫu quan sát. c. Nghiên cứu điều tra (Survey Research) Không một phương pháp nào nhằm tìm hiểu xem con người tư duy, cảm nhận và hành động đều gì trực tiếp bằng phương pháp đặt câu hỏi ngay với họ. Vì lý do này, các cuộc đều tra được xem là phương pháp nghiên cứu quan trọng. Trong nghiên cứu điều tra (survey research), một nhóm người được chọn tiêu biểu cho một dân số (population) lớn hơn nhóm ấy được yêu cầu trả lời một loạt câu hỏi về hành vi (behavior), ý nghĩ (thoughts), hoặc thái độ (attitudes) của chính họ. Các phương pháp điều tra đã tiến bộ tinh vi đến mức thậm chí chỉ cần sử dụng một mẫu rất nhỏ cũng đủ để suy luận khá chính xác về cách thức phản ứng của một khối dân số lớn hơn mẫu (sample)
  112. rất nhiều. Thí dụ, chỉ cần chọn mẫu gồm vài ngàn cử tri là đủ để dự đoán với sai số khoảng 0,01 hoặc 0,02% ai sẽ là người thắng cuộc trong cuộc tranh cử Tổng thống - với điều kiện mẫu điều tra được chọn thật cẩn thận. Nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu hành vi ra tay cứu giúp có thể mở một cuộc điều tra để phỏng vấn những người chứng kiến về lý do khiến họ không muốn ra tay cứu giúp một cá nhân khác. Tương tự, các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu tập quán tình dục đã thực hiện nhiều cuộc điều tra để tìm hiểu tập quán nào phổ biến và tập quán nào không phổ biến, rồi vẽ biểu đồ diễn tả biến chuyển quan điểm luân lý về vấn đề tình dục trong vài thập niên trước đây. Tuy việc phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu hành vi của đối tượng về một số mặt có vẻ là con đường ngắn nhất, nhưng phương pháp nghiên cứu điều tra cũng có một vài nhược điểm. Một mặt, các đối tượng có thể cung cấp thông tin thiếu chính xác vì trí nhớ nhầm lẫn hoặc vì họ không muốn cho nhà nghiên cứu biết rõ quan điểm hay niềm tin thực sự của họ về một vấn đề đặc biệt nào đó. Ngoài ra, đôi khi các đối tượng đưa ra câu trả lời mà họ cho rằng nhà nghiên cứu