Bài giảng Tài chính-Tiền tệ - Chương 5: Bảo hiểm - Ths. Vũ Hữu Thành

pdf 46 trang phuongnguyen 10560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính-Tiền tệ - Chương 5: Bảo hiểm - Ths. Vũ Hữu Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_tien_te_chuong_5_bao_hiem_ths_vu_huu_tha.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tài chính-Tiền tệ - Chương 5: Bảo hiểm - Ths. Vũ Hữu Thành

  1. Tài chính – Tiền tệ Vũ Hữu Thành - 2014
  2. 1. Thông tin giảng viên Giảng viên Ths. Vũ Hữu Thành. Nơi làm việc Khoa Tài chính – Ngân hàng, ĐH Mở Điện thoại 0938077776 Email thanh.vuh@gmail.com Tài chính – Tiền tệ
  3. 5 Bảo hiểm
  4. Nội dung chính chương 5 I Giới thiệu II Nguyên tắc của hoạt động bảo hiểm III Phân loại bảo hiểm IV Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
  5. WHY DO WE NEED INSURANCE?
  6. I Giới thiệu về bảo hiểm
  7. 1. Khái niệm và mục đích của bảo hiểm Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Khái niệm Bảo hiểm được xem như là một phương pháp chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm. Tài chính – Tiền tệ
  8. 1. Khái niệm và mục đích của bảo hiểm Mục đích của bảo hiểm Mục đích của bảo hiểm là việc chuyển giao rủi ro tài chính từ người mua bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Phân tích sâu hơn, do công ty bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm từ số đông thông qua phí bảo hiểm nên mục đích của nó là hoán đổi (chuyển giao) từng phần hoặc toàn bộ rủi ro sang số đông. Tài chính – Tiền tệ
  9. 2. Quản lý rủi ro và bảo hiểm Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả Rủi ro thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa Quản lý học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh rủi ro hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công. Bảo hiểm Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với và Quản những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, lý rủi ro nhân mạng, Tài chính – Tiền tệ
  10. Quy trình quản trị rủi ro
  11. 2. Quản lý rủi ro và bảo hiểm Quản lý rủi ro và bảo hiểm Bảo hiểm cho phép giúp quy tụ một số đông người, trong đó chỉ một số ít người gặp rủi ro và 1. Bảo hiểm là một bị tổn thất. phương thức hoán Họ sẽ được bảo hiểm bồi thường một số tiền lấy chuyển rủi ro từ quỹ bảo hiểm do số đông đóng góp dưới hình trong quản trị rủi thức phí bảo hiểm. ro Như vậy rủi ro được cả cộng đồng gánh chịu hay rủi ro được hoán chuyển từng phần nhỏ qua cộng đồng Tài chính – Tiền tệ
  12. 2. Quản lý rủi ro và bảo hiểm Quản lý rủi ro và bảo hiểm Do tập trung được số đông, kỹ thuật bảo hiểm có 2. Bảo hiểm là một thể thống kê tính toán tương đối chính xác khả phương thức giảm năng tổn thất trong tương lai. thiểu rủi ro trong quản trị rủi ro Mức độ chính xác càng cao, mức độ bất trắc càng giảm làm cho rủi ro cũng được giảm theo Tài chính – Tiền tệ
  13. 3. Vai trò xã hội của bảo hiểm Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống Đề phòng, bù đắp và hạn chế tổn thất Là một công cụ tín dụng Thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Tài chính – Tiền tệ
  14. II Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm
  15. 1. Quy luật số lớn và thống kê rủi ro Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong hoạt động bảo hiểm Quy luật Khi số lớn các đơn vị rủi ro tương tự nhau và độc lập với số lớn nhau tăng lên thì tính chính xác tương đối của các dự đoán về những kết quả tương lai dựa vào các đơn vị rủi ro đó cũng tăng lên Người bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho các sự kiện ngẫu nhiên, nếu xét riêng từng hợp đồng bảo hiểm đơn lẻ có thể giống như "trò chơi may rủi", song xét trên tổng thể nhiều hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn có thể dự đoán được về khả năng xảy ra sự kiện bảo hiểm ở mức độ chính xác có thể chấp nhận được Tài chính – Tiền tệ
  16. 1. Quy luật số lớn và thống kê rủi ro Quy luật Mọi hoạt động bảo hiểm chỉ an toàn nếu tập hợp số đông số lớn và đối tượng tham gia bảo hiểm có cùng tính chất rủi ro, số hoạt động đông càng lớn thì việc ước lượng xác suất rủi ro có độ bảo hiểm chính xác càng cao. Ảnh hưởng của nguyên tắc tới phí bảo hiểm Nguyên tắc này tác động đến những người tham gia BH, nếu có nhiều người tham gia BH thì mỗi người chỉ trả mức phí trung bình hợp lý, phí thu được của số đông tham gia được dùng bù đắp cho số ít người tham gia gặp tổn thất Tài chính – Tiền tệ
  17. 2. Nguyên tắc sàng lọc Là việc donh nghiệp bảo hiểm phải phân nhóm các đối Nguyên tượng bảo hiểm và rủi ro được bảo hiểm theo những tiêu tắc sàng thức phù hợp để có thể sắp xếp được các rủi ro có tính lọc đồng nhất trong cùng một nhóm và định phí bảo hiểm theo từng nhóm đó. Quá trình đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm cho phép doanh nghiệp bảo hiểm sàng lọc được rủi ro, hạn chế sự lựa chọn bất lợi và có được quyết định đúng đắn. Tài chính – Tiền tệ
  18. 3. Nguyên tắc phân chia, phân tán rủi ro Nguyên Là phương pháp mà người bảo hiểm sử dụng để đối phó tắc phân với hiện tượng tích tụ, tập trung rủi ro trong một khu vực tán rủi ro địa lý Nguyên Là phương pháp mà người bảo hiểm sử dụng nhằm tránh khả năng phải tự mình gánh chịu một tổn thất quá lớn, tắc phân tránh trường hợp không đủ khả năng thanh toán vì những chia rủi ro lý do nhất định. Có hai phương pháp phân chia rủi ro: Đồng bảo Tái bảo hiểm hiểm Tài chính – Tiền tệ
  19. Đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm Trường hợp đồng bảo hiểm sẽ có nhiều doanh nghiệp bảo Đồng bảo hiểm cùng đảm bảo cho một rủi ro, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm hiểm chịu một phần trách nhiệm theo một tỷ lệ đã thỏa thuận. Tái bảo hiểm là nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để Tái bảo chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được hiểm bảo hiểm cho người bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho người đó một phần phí bảo hiểm. Tài chính – Tiền tệ
  20. III Phân loại bảo hiểm
  21. Phân loại bảo hiểm Bảo hiểm nhân thọ Phân loại Bảo hiểm phi nhân thọ bảo hiểm Bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận Tài chính – Tiền tệ
  22. 1. Bảo hiểm nhân thọ Là loại bảo hiểm bao hàm những cam kết mà sự thực hiện những cam kết đó phụ thuộc vào tuổi thọ của con người. của doanh nghiệp bảo hiểm. Khái niệm Có hai loại cam kết chủ yếu trong bảo hiểm nhân thọ, đó là cam kết đóng phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết trả tiền bảo hiểm hoặc trả trợ cấp định kỳ của doanh nghiệp bảo hiểm. Một số loại hình bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm hỗn hợp: Bảo hiểm Bảo hiểm Bảo hiểm Bảo hiểm kết hợp bảo sinh kỳ tử kỳ có kỳ hạn trọn đời hiểm và tiết kiệm Tài chính – Tiền tệ
  23. 1. Bảo hiểm nhân thọ Đảm bảo an toàn về tài chính cho những người phụ thuộc Thực hiện chức năng tiết kiệm Vai trò Tạo sự ổn định và phát triển bền vững cho xã hội bảo hiểm với vai trò là một hình thức an sinh xã hội bổ sung nhân thọ Huy động quỹ tài chính tập trung dưới hình thức phí BH Là kênh đầu tư sinh lời thông qua loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư Tài chính – Tiền tệ
  24. 2. Bảo hiểm phi nhân thọ Là sự cam kết giữa người tham gia bảo hiểm với người bảo hiểm mà trong đó, người bảo hiểm sẽ trả cho người tham Khái niệm gia hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm một số tiền nhất định khi có các sự kiện đã định trước xảy ra, còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn Một số loại hình bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo Bảo Bảo Bảo Bảo hiểm Bảo hiểm tín hiểm hiểm tài hiểm tai hàng hoá hiểm dụng và thiệt hại sản nạn vận cháy, nổ rủi ro tài kinh chuyển chính doanh Tài chính – Tiền tệ
  25. 2. Bảo hiểm phi nhân thọ Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống Đề phòng, bù đắp và hạn chế tổn thất Vai trò bảo hiểm Tạo ra các quỹ tiền tệ tập trung dưới hình thức phí phi nhân rủi ro thọ Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Tài chính – Tiền tệ
  26. 3. Bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận 1. Bảo hiểm 2. Bảo hiểm xã hội tiền gửi Tài chính – Tiền tệ
  27. 3.1. Bảo hiểm xã hội Là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của Khái niệm người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động Chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam Trợ cấp tai nạn Trợ cấp Trợ cấp Trợ cấp Trợ cấp LĐ, bệnh ốm đau thai sản hưu trí tử tuất nghề nghiệp Tài chính – Tiền tệ
  28. 3.1. Bảo hiểm xã hội Góp phần ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm Thể hiện chính sách an sinh xã hội của chính phủ Bảo hiểm xã hội Tạo ra các quỹ tiền tệ tập trung Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Tài chính – Tiền tệ
  29. 3.1. Bảo hiểm tiền gửi Là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham Khái niệm gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Các chủ thể tham gia bảo hiểm tiền gửi Người Tổ chức Tổ chức được bảo tham gia bảo hiểm hiểm tiền bảo hiểm tiền gửi gửi tiền gửi Tài chính – Tiền tệ
  30. IV Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
  31. 1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm Khái niệm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp với các rủi ro được bảo hiểm. Tài chính – Tiền tệ
  32. 1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm là những sự cố dự tính, nếu xảy ra gây thiệt hại hoặc ảnh Rủi ro hưởng tới đối tượng bảo hiểm sẽ phát sinh trách nhiệm bồi được bảo thường hoặc trả tiền bảo hiểm. Những rủi ro được bảo hiểm hiểm thường được nêu trong phạm vi bảo hiểm của quy tắc bảo hiểm Phạm vi là phạm vi giới hạn những rủi ro mà theo đó thỏa thuận nếu những rủi ro đó xảy ra người tham gia bảo hiểm sẽ bảo hiểm chịu trách nhiệm Tài chính – Tiền tệ
  33. 1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm là người có thân thế, tài sản trách nhiệm dân sự cần được Người bảo hiểm hoặc là người có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm tham gia theo quy định của pháp luật. Để được hưởng quyền lợi bảo bảo hiểm hiểm, người tham gia bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm là người có thân thế, tài sản trách nhiệm dân sự cần được Phí bảo bảo hiểm hoặc là người có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Để được hưởng quyền lợi bảo hiểm hiểm, người tham gia bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm Tài chính – Tiền tệ
  34. 1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm là sự kiện khách quan, do các bên dự liệu trong hoạt động Sự kiện bảo hiểm hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy bảo hiểm ra trên thực tế thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người có quyền hưởng quyền lợi bảo hiểm từ quỹ bảo hiểm là quỹ được hình thành từ phí bảo hiểm được dùng để bồi thường, bù đắp cho những trường hợp thuộc diện được bảo Quỹ bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Chính nhờ phương thức hiểm thu phí bảo hiểm của số đông và chỉ chi trả khi có sự cố bảo hiểm xảy ra trên thực tế mà tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp bảo hiểm. Tài chính – Tiền tệ
  35. 1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm 1 Hoạt động trên nguyên tắc số đông 2 Chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn 3 Thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối 4 Nguyên tắc bồi thường: Đảm bảo vị trí tài chính cho người được bảo hiểm như trước khi có tổn thất xảy ra. 5 Nguyên tắc thế quyền 6 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn phải có dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm 7 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn gắn liền với hoạt động đầu tư Tài chính – Tiền tệ
  36. 2. Đại lý và môi giới bảo hiểm Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm. Đại lý BH tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm của Đại lý bảo Cty mình và tư vấn cho KH. Đồng thời được công ty BH ủy hiểm quyền đại diện công ty BH về mặt pháp lý ký hợp đồng BH với KH. Đại lý BH không hưởng lương mà được hưởng phần trăm hoa hồng trên phí BH thu được từ KH cũng như mọi quy chế tiền thưởng tùy mỗi công ty BH dưới sự kiểm soát của Bộ tài chính Tài chính – Tiền tệ
  37. 2. Đại lý và môi giới bảo hiểm Môi giới Bảo hiểm là một tổ chức trung gian BH tư vấn cho khách hàng của mình (người tham gia BH) và thu xếp BH cho khách hàng đó Môi giới bảo hiểm Môi giới BH là người trung gian giữa công ty BH với khách hàng, đại diện cho quyền lợi của khách hàng và có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, thu xếp các hợp đồng BH cho họ. Môi giới BH được khách hàng ủy quyền và hành động vì quyền lợi khách hàng Tài chính – Tiền tệ
  38. 3. Bồi thường bảo hiểm Là việc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện việc chi trả tiền Bồi bảo hiểm khi sự kiện rủi ro sảy ra theo hợp đồng đã ký kết. thường Việc bồi thường nằm trong giới hạn bồi thường, là số tiền bảo hiểm tối đa mà công ty bảo hiểm sẽ trả cho người được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra thuộc những rủi ro được bảo hiểm Việc bồi thường và chi trả có liên quan mật thiết với công Giám tác giám định thiệt hại. Việc giám định sẽ chỉ ra nguyên định tổn nhân gây ra sự kiện bảo hiểm, là do lỗi khách quan hay chủ thất quan, mức độ thiệt hại bao nhiêu và nằm trong phạm vi nào của hợp đồng Tài chính – Tiền tệ
  39. 4. Doanh thu doanh nghiệp bảo hiểm Doanh thu Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để BH giảm thu phát sinh trong kỳ. Hai loại hình doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm Doanh thu từ Doanh thu từ hoạt động kinh hoạt động đầu doanh tư tài chính Tài chính – Tiền tệ
  40. 4.1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh Doanh thu phát sinh tăng trong Các khoản chi giảm thu phát kỳ sinh trong kỳ . Hoàn phí bảo hiểm; . Giảm phí bảo hiểm; . Thu phí bảo hiểm gốc; . Phí nhượng tái bảo hiểm; . Thu phí nhận tái bảo hiểm; . Hoàn phí nhận tái bảo hiểm; . Thu hoa hồng nhượng tái bảo . Giảm phí nhận tái bảo hiểm; hiểm . Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo . Thu phí về dịch vụ đại lý hiểm; . Thu phí giám định tổn thất . Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm Tài chính – Tiền tệ
  41. 4.2. Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính . Thu hoạt động đầu tư: mua trái phiếu, cổ phiếu, kinh doanh bất động sản . Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; . Thu lãi trên số tiền ký quỹ; . Thu cho thuê tài sản; Tài chính – Tiền tệ
  42. 5. Chi phí doanh nghiệp bảo hiểm Chi phí là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã BH trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ Hai loại hình chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm Chi phí cho Chi phí cho hoạt động kinh hoạt động đầu doanh tư tài chính Tài chính – Tiền tệ
  43. 6. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp BH Cơ sở Doanh nghiệp bảo hiểm hình thành được nguồn quỹ thông hoạt động qua phí bảo hiểm. đầu tư Do đặc thù của hoạt động bảo hiểm là có một khoảng cách thời gian từ thời điểm nhận phí bảo hiểm đến thời điểm chi của doanh trả bảo hiểm. Nên nguồn quỹ này được dùng để thực hiện nghiệp hoạt động đầu tư khi chưa phải dùng để chi trả. Đặc điểm hoạt động đầu tư của doanh nghiệp BH DN BH có ưu Việc đầu tư phải Yêu cầu an toàn thế về nguồn đảm bảo an luôn được đặt vốn nhàn rỗi, do toàn, hiệu quả lên hàng đầu đó quy mô đầu và đáp ứng đối với hoạt tư của doanh được yêu cầu động đầu tư của nghiệp bảo chi trả hợp doanh nghiệp hiểm sẽ rất lớn đồng bảo hiểm bảo hiểm Tài chính – Tiền tệ
  44. 6. Phân loại đầu tư - Sinh lời; Theo mục đích đầu - Bảo toàn vốn, phân tán rủi tư ro; - Đảm bảo tính thanh khoản Phân loại Theo phương thức - Đầu tư trực tiếp; đầu tư đầu tư - Đầu tư gián tiếp. Theo tài sản đầu Chứng khoán, cho vay, góp tư vốn, gửi tiền, bất dộng sản Tài chính – Tiền tệ
  45. Kết thúc Chương 5
  46. Câu hỏi ôn tập