Bài giảng Sức khỏe cộng đồng - Chương II: Giáo dục sức khỏe - Thân Thị Diệp Nga

pdf 41 trang phuongnguyen 6260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sức khỏe cộng đồng - Chương II: Giáo dục sức khỏe - Thân Thị Diệp Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_suc_khoe_cong_dong_chuong_ii_giao_duc_suc_khoe_tha.pdf

Nội dung text: Bài giảng Sức khỏe cộng đồng - Chương II: Giáo dục sức khỏe - Thân Thị Diệp Nga

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CHUYÊN ĐỀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DÀNH CHO LỚP CÔNG TÁC XÃ HỘI GV: THÂN THỊ DIỆP NGA
  2. Bạn có biết? Nghị quyết Trung ương 4 ( khóa VII ) nêu rõ : Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới cũng như tất cả các thành viên khác là : Sức khỏe cho mọi người( Health for People). Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi tất cả mọi thành viên trong cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh và cải thiện môi trường sức khỏe tốt cho cộng đồng
  3. CHƯƠNG II GIÁO DỤC SỨC KHỎE
  4. MỘT NỤ CƯỜI BẰNG MƯỜI THANG THUỐC BỔ
  5. NỘI DUNG: 1-Vị trí tầm quan trọng của GDSK 2- Xác định các mục tiêu của GDSK 3- Thực hiện truyền thông GDSK 4- Các kỹ năng truyền thông GDSK
  6. 1-Vị trí tầm quan trọng của GDSK 1.1- Định nghĩa giáo dục sức khỏe ( Health Education) Giáo dục sức khỏe cũng giống như giáo dục chung đó là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức , thái độ và thực hành của con người. Phát triển những thực hành lành mạnh mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người.
  7. GIÁO DỤC SỨC KHỎE Ba lĩnh vực của giáo dục sức khỏe Tri THÁI ĐỘ THỨC GIÁO DỤC VÌ VỀ SỨC KHỎE SỨC SỨC KHỎE KHỎE KỸ NĂNG THỰC HÀNH CỦA CON NGƯỜI VỀ SỨC KHỎE
  8. CHUNG TAY VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Như vậy : GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân , gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe
  9. CHUNG TAY VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Cũng từ định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình nên cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không phải là một công việc có thể làm một lần là xong. Vì vậy, để thực hiện công tác giáo dục sức khỏe chúng ta phải có sự đầu tư thích đáng, hết sức kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao.
  10. 1-Vị trí tầm quan trọng của GDSK 1.2. Khi nào cần GDSK cho cộng đồng? Ta thực hiện những chương trình GDSK cho cộng đồng khi có những vấn đề sức khỏe mang tính cộng đồng ảnh hưởng đến nhiều người hoặc tất cả mọi người trong cộng đồng. Nguyên nhân của vấn đề sức khỏe, ngoài các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên (như sống tập trung hoặc có nhiều nước đọng v.v ) còn là yếu tố chủ quan như nhận thức, tập quán, cách sống. Do đó trong GDSK cho cộng đồng việc tìm hiểu về các yếu tố tâm lý, văn hóa, xã hội của cộng đồng là hết sức quan trọng.
  11. 1-Vị trí tầm quan trọng của GDSK 1.2. Khi nào cần GDSK cho cộng đồng? Ta thực hiện những chương trình GDSK cho cộng đồng khi có những vấn đề sức khỏe mang tính cộng đồng ảnh hưởng đến nhiều người hoặc tất cả mọi người trong cộng đồng. Nguyên nhân của vấn đề sức khỏe, ngoài các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên (như sống tập trung hoặc có nhiều nước đọng v.v ) còn là yếu tố chủ quan như nhận thức, tập quán, cách sống. Do đó trong GDSK cho cộng đồng việc tìm hiểu về các yếu tố tâm lý, văn hóa, xã hội của cộng đồng là hết sức quan trọng.
  12. 1.3. Phương pháp thực hiện GDSK cho cộng đồng Vì là một hoạt động tác động đến nhiều người nên cần chú ý đến những việc sau: a. Tranh thủ sự hỗ trợ của các vị “lãnh đạo quan điểm” b. Tranh thủ sự tham gia của các tổ chức địa phương c. Thành lập Ủy ban Sức khỏe d. Xây dựng mạng lưới nhân viên sức khỏe cộng đồng e. Phương pháp từ điểm đến đại trà
  13. 1.4- Vị trí và mối liên quan của GDSK trong CSSKBĐ Mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới cũng như của tất cả các thành viên là: Sức khỏe cho mọi người. Mục tiêu này có thể đạt được chỉ khi tất cả các thành viên trong cộng đồng cũng như cán bộ y tế cùng cố gắng nổ lực thực hiện trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Trong những năm gần đây, vai trò của GDSK ngày càng có vị trí quan trọng công tác chăm sóc sức khỏe.
  14. 1.4- Vị trí và mối liên quan của GDSK trong CSSKBĐ - CSSKBĐ được coi như một phương tiện hữu hiệu để đạt được mục tiêu này. CSSKBĐ đáp ứng những nhu cầu sức khỏe thiết yếu của đại đa số nhân dân với giá thành thấp nhất có thể được. - Thực hiện CSSKBĐ là trách nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ sở y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng. - Trong nội dung CSSKBĐ, truyền thông và giáo dục sức khỏe có vị trí hết sức quan trọng.
  15. 1.4. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe: - Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe. - Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. - Nếu GDSK đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm tỷ lệ mắc bệnh , tỷ lệ tàn phế và tỷ vong. - Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế. So với các giải pháp dịch vụ tế khác. GDSK là một công tác khó làm và khó đánh giá kết quả , nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất , nhất là ở tuyến Y tế cơ sở
  16. 2. Mục tiêu giáo dục sức khỏe: Mục tiêu cơ bản của giáo dục sức khỏe là giúp cho mọi người: - Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ. - Hiểu rõ những điều gì họ có thể làm được để giải quyết những vấn đề sức khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bằng những khả năng của chính họ cũng như sự giúp đỡ từ bên ngoài - Quyết định những hành động thích hợp nhất để tăng cường cuộc sống khỏe mạnh.
  17. 3. Một số nội dung cần GDSK tại cộng đồng. 3. 1. Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em 3.2. Giáo dục dinh dưỡng: 3.3. Giáo dục sức khỏe ở trường học 3.4. Giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường 3.5. Giáo dục vệ sinh lao động, phòng chống tại nạn và bệnh nghề nghiệp. 3. 6. Giáo dục phòng chống bệnh tật nói chung
  18. 4- KỸ NĂNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE Giáo dục sức khỏe không chỉ đơn thuần là hoạt động cung cấp kiến thức mà hơn thế nữa còn nhằm hướng đối tượng đến những hành vi có lợi cho sức khỏe. Hành vi con người là là kết quả của sự tác động của rất nhiều yếu tố trong đó có yếu tố tâm lý, kinh tế, văn hóa, xã hội Vì thế trong GDSK ta cần quan tâm đến những cảm xúc, những suy nghĩ của đối tượng cũng như về hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của họ.
  19. 4- KỸ NĂNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE Giáo dục sức khỏe không phải là thuyết phục người ta làm theo mình mà làm sao giúp đối tượng tự nhận thức và tự quyết định những phương cách thực hiện phù hợp, do đó kỹ năng GDSK không phải đơn thuần là kỹ năng truyền đạt mà bao gồm nhiều nhóm kỹ năng: 1. Kỹ năng giao tiếp 2. Kỹ năng truyền thông 3. Kỹ năng khơi dậy
  20. 4.1. KỸ NĂNG GIAO TiẾP Mục đích của giao tiếp là nhằm xây dựng mối quan hệ tốt tạo điều kiện cho quá trình truyền thông cũng như góp phần giúp đối tượng tự tin hơn, giúp khơi dậy. Một điều lưu ý giao tiếp không chỉ đơn thuần là kỹ năng mà thật sự còn đặt nền tảng trên một mối quan hệ trong đó người giáo dục viên thể hiện chính mình
  21. 4.1. KỸ NĂNG GIAO TiẾP Mục đích của giao tiếp là nhằm xây dựng mối quan hệ tốt tạo điều kiện cho quá trình truyền thông cũng như góp phần giúp đối tượng tự tin hơn, giúp khơi dậy. Một điều lưu ý giao tiếp không chỉ đơn thuần là kỹ năng mà thật sự còn đặt nền tảng trên một mối quan hệ trong đó người giáo dục viên thể hiện chính mình
  22. 4.1. KỸ NĂNG GIAO TiẾP Những đức tính quan trọng của người giáo dục viên bao gồm: - Thấu cảm: đặt mình vào hoàn cảnh của đối tượng để hiểu đối tượng - Chấp nhận: chấp nhận đối tượng là chính đối tượng, không phán xét, đổ lỗi - Chân thành: đến với đối tượng bằng tấm lòng thật muốn giúp đỡ - Trung thực: không nói dối, nói đại cho được chuyện - Cởi mở: không định kiến, tiên kiến.
  23. 4.1. KỸ NĂNG GIAO TiẾP Kỹ năng giao tiếp không lời + Ăn mặc lịch sự, hòa đồng + Cử chỉ, dáng điệu, vẻ mặt, giọng nói biểu lộ một sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe + Phong cách thoải mái, thư giãn, tự nhiên để đối tượng cũng cảm thấy thoải mái, thư giãn, tự nhiên. + Vị trí đứng, ngồi phù hợp: ta nên chọn vị trí đứng, ngồi sao cho không có vật cản giữa mình và người tham dự.
  24. 4.1. KỸ NĂNG GIAO TiẾP * Kỹ năng giao tiếp bằng lời Ngoài những diễn đạt không lời, thái độ quan tâm, tôn trọng cũng cần thiết trong đối thoại. Lắng nghe, không cắt lời, không lên giọng kẻ cả, phán xét, đổ lỗi, cũng như không tỏ thái độ thương hại, ban ơn. - Qui tắc “Người của mình”: Nói chuyện với một đối tượng nào đó ta nên cố gắng tìm những đặc điểm chung nào đó giữa ta và đối tượng, chẳng hạn đến với người cùng phái: “chị em chúng ta” hoặc” cánh đàn ông chúng ta”, đến với người lớn “là bậc cha mẹ, chúng ta ”, để tạo sự đồng cảm.
  25. 4.2. Kĩ năng truyền thông GDSK - Thông tin: Chủ yếu là cung cấp thông tin một chiều từ nguồn phát đến người nhận tin, thường khó thu thập được thông tin phản hồi từ người nghe, người nhận đến nguồn phát tin. - Tuyên truyền: Là lặp đi lặp lại một loại thông tin 1 chiều nhưng nhiều lần, vào nhiều thời điểm khác nhau, nhiều dạng khác nhau mang tính hấp dẫn khiến cho đối tượng lúc đầu chưa tin nhưng rồi lâu dần cũng phải tin. Một trong những dạng đó là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  26. CHUNG TAY VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình truyền thông và quá trình thông tin sức khỏe là việc thu thập các thông tin phản hồi : -Cho biết các đáp ứng thực tế của đối tượng GDSK (tức là hiệu quả của giáo dục). - Giúp cho người làm GDSK kịp thời điều chỉnh mục tiêu, nội dung và phương pháp GDSK cho thích hợp hơn với từng đối tượng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe cũ có hại để hình thành hành vi sức khỏe mới có lợi cho sức khỏe - Điều mong muốn của người làm GDSK
  27. Các thành phần của một tiến trình truyền thông
  28. CHUNG TAY VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Có thể gói gọn mô hình truyền thông bằng những từ sau đây: AI NÓI (Nguồn truyền - S: Source) NÓI GÌ (Thông điệp - M: Message) CHO AI (Người nhận - R: Receiver) NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ (Hiệu quả - E: Efect) BẰNG CON ĐƯỜNG NÀO (Kênh - C: Channel) LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT KẾT QUẢ (Phản hồi F: Feedback)
  29. CHUNG TAY VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Các phần tử của mô hình truyền thông đều quan trọng và gắn bó mật thiết với nhau. Nếu thiếu bất kỳ phần tử nào thì quá trình truyền thông hoặc sẽ không diễn ra, hoặc nếu diễn ra sẽ không có hiệu quả.
  30. Các công việc chuẩn bị cho buổi truyền thông nhóm nhỏ. Cần trả lời các câu hỏi sau: + Nói để làm gì? (Mục đích của buổi truyền thông). + Nói cái gì ? (Mình biết đến đâu, có cần xem thêm gì không? Có cần trợ giúp không ?). + Nói cho ai? (Đối tượng là ai, khả năng họ biết vấn đề đến đâu ) + Nói bằng cách nào? (Phương tiện, kênh ). + Nói ở đâu (Địa điểm) + Làm thế nào để biết kết quả (Kiểm tra các câu hỏi, bảng lấy ý kiến phản hồi). Lưu ý: Chuẩn bị càng chu đáo thì càng chủ động và buổi truyền thông càng có kết quả.
  31. 4.3. Các kỹ năng truyền thông GDSK Thiết kế thông điệp. Một thông điệp có sức thuyết phục thì cần phải được thiết kế như thế nào ? - Ngắn gọn, càng đơn giản càng tốt: chỉ nên chứa đựng một vài ý tưởng. - Thông tin phải xác thực và hoàn chỉnh. - Nhắc lại ý tưởng nhiều lần. - Khuyến nghị thay đổi hành vi phải chính xác. - Chỉ rõ mối liên quan giữa vấn đề sức khỏe và hành vi mới. - Sử dụng dạng khẩu hiệu hoặc có nhịp điệu.
  32. 4.2. Các kỹ năng truyền thông GDSK - Đảm bảo chắc chắn thông điệp được đưa ra bởi một nguồn tin cậy. - Trình bày các yếu tố, nội dung với tính trực tiếp, thẳng thắn. - Sử dụng sự biểu cảm dương tính. - Sử dụng lối hài hước nhưng không làm tổn hại đến bất cứ ai. - Tập trung vào phần phòng bệnh.
  33. 4.3. Hình thức truyền thông GDSK I. Mời báo cáo viên nói chuyện chuyên đề. II. Phương pháp trình diễn hướng dẫn thao tác. - III. Phương pháp đóng vai: -IV. Lồng ghép nội dung GDSK vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ. -V. Đọc tài liệu trên loa truyền thanh cơ sở. VI. Một số hình thức khác: Câu lạc bộ.Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu.Pano, áp phích.Míttinh, diễu hành, đi bộ Bảng tin nơi công cộng
  34. 4.4 . Các bước thực hiện chương trình GDSK - GDSK là một tiến trình liên tục nhằm giúp người dân thay đổi hành vi để có được sức khỏe tốt. GDSK ngoài những hoạt động không chính thức diễn ra trong đời sống thường ngày còn được chính thức thực hiện bằng các chương trình GDSK nối tiếp nhau. Kết thúc của một chương trình này là khởi đầu của một chương trình khác, nói một cách khác các chương trình GDSK thường tạo thành những chu trình.
  35. 4.4 . Các bước thực hiện chương trình GDSK Thông thường ta có thể chia một chu trình GDSK ra làm 4 giai đoạn: - Chẩn đoán cộng đồng - Xây dựng kế hoạch - Triển khai chương trình - Lượng giá - Đánh giá.
  36. Một số điểm lưu ý trong việc thực hiện một chương trình giáo dục sức khỏe Vận động càng nhiều người càng tốt tham gia công tác GDSK - Phối hợp các phương pháp tác động vào KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, DƯ LUẬN XÃ HỘI - Lôi cuốn đối tượng bằng HÚT (thu hút mọi người đến với mình - lồng ghép chương trình giáo dục với các chương trình đem lại nguồn lợi (chương trình thực phẩm bổ sung, chương trình tín dụng ) và ĐẨY (mời gọi). HÚT tốt hơn ĐẨY. -
  37. Một số điểm lưu ý trong việc thực hiện một chương trình giáo dục sức khỏe - Lôi cuốn CỘNG ĐỒNG vào toàn bộ chương trình: đại diện cộng đồng tham gia phân tích vấn đề sức khỏe, tham gia lập kế hoạch, tham gia thực hiện chương trình, tham gia lượng giá, đánh giá. - Xác định mục tiêu tốt và lượng giá chương trình là 2 bước hết sức quan trọng nhưng thường bị bỏ quên.
  38. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về Công tác Chăm sóc và BVSK nhân dân 1- SK và con người 2- Công bằng trong CSSK CÁC QUAN 3- Dự phòng tích cực và chủ động ĐIỂM 4- Kết hợp YHHĐ VÀ YHCT 5- Đa dạng hóa các hình thức CSSK