Bài giảng Sự tuyệt chủng

ppt 64 trang phuongnguyen 10251
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sự tuyệt chủng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_su_tuyet_chung.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sự tuyệt chủng

  1. I/ Sự tuyệt chủng là gì? • Một lòai bị xem là tuyệt chủng khi không còn một cá thể nào của lòai đó còn sống sót tại bất kì nơi nào trên thế giới. Chúng ta chỉ biết chúng qua những mẫu hóa thạch, xương, răng . • Nếu như một số cá thể của lòai còn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm sóat, chăm sóc, nuôi dưỡng của con người thì lòai này bị coi là đã tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã.
  2. II/Các cấp bậc tuyệt chủng Có 8 cấp bậc: 1)Tuyệt chủng 6 )Ít nguy cấp 2 ) Tuyệt chủng trong tự - phụ thuộc bảo tồn nhiên - sắp bị đe dọa 3) Cực kì nguy cấp - ít quan tâm 4 )Nguy cấp 7 ) Thiếu dữ liệu 5) Sắp nguy cấp 8 ) Không được đánh giá
  3. ▪ 1) IXITINCT (EX) ▪ Một lòai hoặc phân lòai bị coi là tuyệt chủng khi đã có những bằng chứng chắc chắn cá thể cuối cùng đã chết.
  4. ◼ 2) IXINTINCT IN THE ◼ Một lòai hoặc phân lòai WILD (EW) bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kĩ lưỡng ở sinh cảnh đã biết hoặc sinh cảnh mong muốn, vào những thời gian thích hợp (theo ngày,mùa,năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của chúng đều không ghi nhận được cá thể nào
  5. 3) Critical endangered (CE) • Một lòai được coi là cực kì nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao và trong một tương lai rất gần.
  6. Rùa biển Hổ mang chúa
  7. • 4) Endangered • Một lòai bị coi là nguy (EN) cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kì nguy cấp.
  8. Rái cá lông mượt
  9. 5) VULNERABLE (VU) • Một lòai hoặc nòi bị đánh giá là sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và EN nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa. • Cả 3 lọai CR,EN,VU đều có thể gọi chung là những lòai hoặc phân lòai bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên.
  10. Vượn đen má hung
  11. ► 6 ) LOWER RISK (LR) ► Một lòai hoặc phân lòai bị đánh giá là ít nguy cấp khi tình trạng của nó không thỏa mãn những tiêu chuẩn của bất cứ bậc nào trong những bậc trên. Các lòai thuộc hạng mục này có thể chia thành 3 hạng mục nhỏ hơn như sau :
  12. ◼ a) Phụ thuộc bảo tồn : Conservation dependent (CD): ◼ Các lòai hoặc phân lòai là những đối tượng của một chương trình đang được thực hiện bao gồm một sinh cảnh cụ thể hoặc bậc phân lòai cụ thể mà sự chấm dứt của chương trình đó có thể dẫn tới việc các đơn vị phân lòai này được xếp vào một trong hạng mục bị đe dọa nêu trên trong khỏang thời gian 5 năm.
  13. ◼ b) Sắp bị đe dọa: Near threaten (NT): Các đơn vị phân lọai không được xếp vào diện phụ thuộc Bảo tồn, nhưng đủ tiêu chuẩn để xếp vào bậc Sắp nguy cấp ◼ c) Ít quan tâm : Least Concern (IC): Các đơn vị phân lòai không đủ tiêu chuẩn để xếp vào lòai phụ thuộc Bảo Tồn hoặc sắp bị đe dọa.
  14. 7)Data deficient (DD) Một đơn vị là thiếu dữ liệu khi không có thông tin thích hợp để đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp nguy cơ tuyệt chủng của nó dựa trên sự phân bố hoặc tình trạng quần thể của chúng. Các lòai trong hạng mục này được nghiên cứu kĩ về sinh học nhưng lại thiếu dữ liệu về độ phong phú. Do đó, thiếu dữ liệu không phải là hạng mục bị đe dọa hay ít nguy cấp
  15. 8)Not Evaluated (NE) ◼ Một đơn vị phân lọai được coi là không được đánh giá khi nó chưa được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn đề ra.
  16. Cá Thái Hổ
  17. Top 10 lòai thực vật có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất 1) Amorphophallus titanum : Lòai thực vật này là một trong những lòai cây kì lạ nhất từng được phát hiện tại khu bảo tồn rừng nhiệt đới Princess of Wales Conservatory. Nó chỉ có 1 bông hoa khổng lồ nổi lên trên mặt đất. Cùng với đặc điểm li kì này là 1 mùi hôi thối không thể tả nổi khiến nó trở thành 1 trong những lòai hoa quý hiếm nhất trên thế giới
  18. • 2) Rafflesia arnoldii: Là một thành viên thuộc họ Rafflesia, nổi tiếng với khả năng tạo ra những bông hoa đơn lớn nhất thế giới. Lòai hoa này chỉ xuất hiện ở những khu rừng nhiệt đới Sumatra và Borneo thuộc vùng lãnh thổ Indonesia
  19. Dracuunculus vulgaris Nepenthes Tanax
  20. Hoa Aigrette Venus flytrap ( Vệ nữ bẫy ruồi)
  21. Drosera capensis
  22. Tacca chantrieri
  23. Strangler fig
  24. Lunaria annua
  25. III/ Con người có gây nên sự tuyệt chủng trên Trái Đất không? ◼ Họat động đầu tiên của con người gây nên sự tuyệt chủng là VIỆC TIÊU DIỆT CÁC LÒAI THÚ LỚN TẠI CHÂU ÚC, BẮC VÀ NAM MỸ cách đây hàng ngàn năm khi bắt đầu chế độ thực dân tại những châu lục này. Trong một thời gian rất ngắn, sau khi con người khai phá những vùng đất này đã có 74%-86% các lòai động vật lớn (có trọng lượng cơ thể trên 44 kg) ở đây bị tuyệt chủng mà một trong những nguyên nhân trực tiếp là do việc săn bắt và gián tiếp do việc đốt phá rừng.
  26. ⚫ Theo thống kê, có khỏang 85 lòai thú và 113 lòai chim đã bị tuyệt chủng từ năm 1600. ⚫ Rất nhiều lòai về nguyên tắc vẫn chưa bị tuyệt chủng nhưng đang tiếp tục là đối tượng săn bắt của con người và chỉ còn tồn tại với một số lượng rất ít như tê giác, hổ ở Việt Nam. Những lòai này có thể coi như đã bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học vì số lượng của chúng ít đến nỗi không đóng vai trò gì trong cơ cấu quần xã. Nguy cơ đối với các lòai cá nước ngọt và động vật thân mềm cũng đáng lo ngại. ⚫ Các lòai thực vật cũng bị đe dọa, nhóm thực vật hạt trần và cọ là những nhóm đặc biệt dễ bị tuyệt chủng.
  27. Lá kim của cây vân sam Trắng Cây bạch quả
  28. ◼ Trong lịch sử các thời kì địa lý trước đây, đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa tiến hóa để hình thành lòai mới và sự tuyệt diệt lòai cũ. Tuy vậy, những họat động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng vượt xa nhiều lần tốc độ hình thành lòai. Sự mất mát các lòai xảy ra như trong thời gian hiện nay đã không theo bất kì một quy luật nào và hậu quả trong tương lai là không lường và không thể nào cứu vãn nổi
  29. Một số thực vật đang bên bờ tuyệt chủng ở Việt Nam
  30. • Cây Cẩm Lai: Chi Cẩm lai hay chi Trắc, là một chi lớn của các loài cây thân gỗ có kích thước từ nhỏ đến trung bình hay các loại cây bụi và dây leo trong phân họ Đậu. là các loại cây lấy gỗ quan trọng, có giá trị vì các tính chất trang trí của chúng cũng như vì mùi thơm của gỗ, do chúng chứa nhiều tinh dầu thơm
  31. Cây gõ đỏ ◼ Gõ đỏ, các tên gọi khác như hổ bì, cà te, là loài thực vật thuộc họ Đậu, mọc tại một số nước Đông Nam Á. ◼ Cây gỗ lớn, vỏ màu xám trắng, sần sùi nhiều. Phân cành thấp. Lá kép lông chim chẵn, phiến lá chét hình trái xoan, đầu có mũi lồi tù, đuôi gần tròn. Hoa tự hình chùm, hoa lưỡng tính, tràng hoa màu trắng, có 1 cánh, hình tròn có móng dài. Quả đậu hình bao kính. Vỏ quả khi chín hoá gỗ màu đen. Hạt hình trụ có cạnh, vỏ hạt cứng màu đen, dây rốn cứng màu vàng nhạt. ◼ Cây sinh trưởng chậm, ưa sáng, phân bố trong rừng thường xanh hoặc rừng nửa rụng lá, mọc trên đất bằng hoặc sườn thoát nước, tầng đất sâu, thành phần cơ giới của đất trung bình.
  32. Cây gõ đỏ
  33. Cây Hòang Đàn ◼ Họ Hoàng đàn hay họ Bách , là một họ thực vật hạt trần phân bổ rộng khắp thế giới. Chúng là các loài cây thân gỗ hay cây bụi, có cơ quan sinh dục hoặc là đơn tính cùng gốc, ), hoặc là đơn tính cận khác gốc , Vỏ cây của các cây trưởng thành nói chung có màu từ nâu da cam tới nâu đỏ với kết cấu có thớ. Lá của chúng mọc thành vòng xoắn ốc hoặc vòng xoắn chữ thập. ◼ Quả nón của chúng hoặc là dạng gỗ, dai như da, hoặc là dạng giống như quả mọng và nhiều thịt, với một hoặc nhiều noãn trên một vảy.
  34. Cây và quả Hòang Đàn Lá Hòang Đàn
  35. Cây mun ◼ Mun (danh pháp khoa học Diospyros mun) là một loài thực vật thân gỗ trung bình. cao 7-18 m, đường kính đến 0,3 m hay hơn, cành nhánh nhẵn, tán rậm. Vỏ ngoài đen, nứt dọc nông. Mun là loài cây ưa sáng, mọc chậm, sống lâu.
  36. Thông nước ▪ Thông nước hay thủy tùng, là Cây gỗ trung bình đến to, thân cao đến 30m hay hơn, đường kính thân 0,6 - 1m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Lá có 2 dạng: ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài 0,6-1,3 cm, xếp thành 2-3 dãy và rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy, dài 0,4 cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành. Nón cái hình quả lê, mỗi vảy mang 2 noãn.
  37. Thông nước
  38. Top 20 lòai động thực vật bị đe dọa nhiều nhất ⚫ 1) Khỉ sóc đầu bông Mura Lòai khỉ này được phát hiện ở khu rừng nhiệt đới Tây Bắc Brazil. Tên Mura được đặt theo tên bộ lạc Mura ở Ấn Độ, sinh sống ở khu vực sông Purus và Madeira
  39. • 2) Ếch đốm Oregon • Ếch đốm Oregon có tên khoa học là Rana Pretiosa, có nghĩa là “ếch quý báu”, sống trong phạm vi các hạt Deschutes, Lane thuộc tiểu bang Oregon, Hoa Kì, hiện tại nó cũng được tìm thấy ở Canada.
  40. ▪ 3) Bọ cánh cứng ăn xác thối ▪ Sở dĩ gọi là bọ cánh cứng ăn xác thối vì chúng là những công nhân quét đường, làm sạch sẽ môi trường khi ăn hết những xác chết động vật, hiện chúng chỉ còn sống ở bang Oklahoma và đảo Rhode, Hoa Kì
  41. 4) Cá sấu Trung Quốc Hiện nay, lòai cá sấu này chỉ sống tại khu vực đảo Sùng Minh, thuộc cửa sông Dương Tử, Trung Quốc
  42. 5) Dẽ Hoa Kì Dẽ Hoa Kì thuộc họ Sồi, là cây thân gỗ lớn thay lá hàng năm được tìm thấy nhiều nhất ở Đông Bắc Mĩ, chúng từng che phủ 90% các khu rừng khắp bang ở Hoa Kì. Tuy nhiên, đầu thế kỉ 20, chúng bị đe dọa nghiêm trọng, bắt đầu chết gần hết do 1 lọai bào tử nấm độc tấn công gây bệnh cháy lá
  43. 6) Cò đầu gỗ Những con cò đầu gỗ đặc hữu của vùng đầm lầy Corkscrew, bang Florida, Hoa Kì, rất quý hiếm và có nguy cơ tuyệt diệt cao khi vùng đầm lầy sinh sống của chúng đang bị thu hẹp dần.
  44. ◼ 7) Sơn dương sừng thẳng Ả Rập ◼ Lòai sơn dương này thích nghi cao với cuộc sống ở sa mạc và những thảo nguyên rộng lớn thuộc vùng bán đảo Ả Rập. Người ta nghi ngờ chúng đã tuyệt chủng từ năm 1930 do nạn săn bắn nhưng hiện nay số lượng của chúng đang có dấu hiệu phục hồi ở vùng Trung Đông nhờ nỗ lực bảo tồn của các nhà khoa học.
  45. 8) Bướm xanh El Segundo ◼ Lòai bướm này đang được bảo tồn trong 1 khu đất rộng lớn cạnh sân bay quốc tế Los Angeles, là lòai côn trùng đầu tiên được đưa vào danh sách các chủng loạicó nguy cơ bị tuyệt chủng của liên bang vào năm 1976. Đây là loài bướmnhỏ, cánh mỏng manh và rất yếu ớt.
  46. 9) Hổ Siberia • Trên thế giới chỉ còn chừng 200 con hổ Siberia, đa số sống trong các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc các vườn bách thú. Đây là loài vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, do mất nơi cư trú và bị săn lùng.
  47. 10). Đồi mồi khổng lồ • Lòai đồi mồi này Sống ở Địa Trung hải và Hắc hải cũng như Đại Tây dương, đồi mồi khổng lồ là mục tiêu săn bắt để bán cho các khách sạn lớn xây dựng ngay trên nơi cư trú của chúng với giá cực đắt để lấy thịt và trứng chế biến thành những món đặc sản. Khả năng sống sót của loài bò sát to lớn này cực kỳ thấp.
  48. 11) Chim cánh cụt "đần độn" ◼ Chim cánh cụt "đần độn" (jackass penguin) là loài chim chậm chạp một cách lạ lùng ở bờ biển Nam Phi. Hai mối đe dọa đối với chúng là ô nhiễm dầu trên biển và bọn hải cẩu phàm ăn, dồn chúng vào chỗ “tuyệt đường sinh lộ”.
  49. 12) Tê giác đen ◼ Sống ở Tây Phi, tê giác đen đang biến mất từng con một trong tổng “số dân” không quá 2.500 con cuối cùng sống hoang dã. Nguyên nhân dẫn chúng đến diệt vong chính là cặp sừng của chúng, với giá đắt hơn vàng cả chục lần.
  50. 13) Dơi yên ngựa ▪ Số dơi yên ngựa sống trong thiên nhiên hiện nay theo ước đoán chỉ còn từ 4.000 đến 6.500 con. Loài vật này chẳng có gì đặc biệt để người ta săn lùng mà chỉ là nạn nhân tình cờ của các loại thuốc trừ sâu mà chúng quá mẫn cảm khi nếm vào một con côn trùng nào đó bị nhiễm thuốc.
  51. 14) Linh trưởng lớn ▪ Họ linh trưởng lớn bao gồm khỉ đột, hắc tinh tinh, khỉ bonobo, ở châu Phi và đười ươi (dã nhân) ở châu Á. Nguyên nhân làm chúng giảm “dân số” khá nhiều: chiến tranh (những cuộc nội chiến và đánh nhau triền miên giữa các nước láng giềng ở lục địa đen), nạn săn bắt, bệnh tật và mất nơi cư trú (do phá rừng và cháy rừng).
  52. 15) Cá heo sông Dương Tử ⚫ Loài cá heo nước ngọt có chiếc mũi dài và vểnh lên, chiếc vây hình tam giác đang mất dần chốn nương thân vì sông Dương Tử là một trong những nơi đang trở thành đô thị nhộn nhịp nhất Trung Quốc và cửa sông ô nhiễm nhất thế giới. Những nghiên cứu cho thấy sự tuyệt chủng của chúng gần như không tránh khỏi trước sự phát triển đô thị và công nghiệp của nước này
  53. 16) Thỏ ven sông • Sống ở sa mạc Karoo của Nam Phi, thỏ ven sông đang mất dần lãnh thổ sinh sống vì sự phát triển trang trại. Người ta dự tính số lượng loài thỏ này chỉ còn không quá 250 con, nên chúng được liệt vào danh sách 10 loài vật hàng đầu trong số đang bị tuyệt chủng. Với số lượng ít ỏi như thế, chắc chắn chúng không thể phục hồi.
  54. 17) Lạc đà hai bướu ▪ Các điều tra cho thấy trên hành tinh của chúng ta còn lại chưa đầy 1.000 con lạc đà hai bướu ở những vùng khô cằn trên sa mạc Gobi. Dù chúng sống một cách kham khổ, thường xuyên đói ăn mà vẫn bị săn đuổi, đẩy tới bờ vực của sự diệt vong.
  55. 18) Sơn dương Đông Phi ▪ Loài sơn dương có nguy cơ tuyệt chủng của châu Phi (hirona) đã có thời rất phổ biến ở Đông Phi. Vậy mà số lượng chúng giảm một cách khủng khiếp đến mức ước tính chỉ còn 600 con. Mất nguồn lương thực và nơi cư trú, lại không có kế hoạch bảo tồn, chúng đang đối mặt với sự diệt vong.
  56. 19) Dơi khổng lồ ▪ Pteropus vampyrus - loài dơi ăn quả lớn nhất hành tinh – thường được gọi là “cáo bay”. Chúng có sải cánh lên tới 1,5 m và có vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở châu Á. ▪ Theo tính toán, mỗi năm có khoảng 22.000 dơi khổng lồ bị giết. Những nhà khoa học lạc quan nhất cho rằng số lượng dơi khổng lồ tại bán đảo Malaysia chỉ còn khoảng 500.000.
  57. 20) Voi Châu Phi ▪ Nguyên nhân voi châu Phi sắp có nguy cơ tuyệt chủng, theo các chuyên gia bảo tồn động vật, là do nạn buôn bán ngà voi ngày càng phổ biến. ▪ Theo thống kê, mỗi năm tổng đàn voi châu Phi - hiện giờ là 600.000 con – “thất thoát” khoảng 38.000 con và có thể 15 năm nữa voi châu Phi có thể không còn
  58. Bảo vệ động thực vật quý hiếm, mấu chốt chính là người dân chúng ta. ⚫Theo báo cáo thống kê cho thấy tỉ lệ lòai bị tuyệt chủng hiện nay vượt trội hơn bất kì trong lịch sử tồn tại của lòai người, nguyên nhân của tình trạng này, một phần do sự hiểu biết của người dân và một phần do thái độ, sự thiếu trách nhiệm của một số người đối với việc tiêu thụ sản phẩm từ động, thực vật quý hiếm.
  59. Làm thế nào để giảm nguy cơ tuyệt chủng đang đe dọa các lòai? ◼ Nhằm ngăn chặn họat động buôn bán trái phép, hàng lọat biện pháp đã được thực hiện như nâng cao cơ chế thực thi luật pháp, các họat động giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ động thực vật hoang dã, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng. VD: khuyến khích người dân tham gia kí kết bảo vệ gấu bằng cách không sử dụng mật gấu và các sản phẩm làm từ gấu, giúp cho mọi người có cơ hội tìm hiểu thêm về tình trạng của lòai gấu.
  60. ◼ Khi không còn nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã, họat động buôn bán trái phép chắc chắn sẽ chấm dứt.