Bài giảng Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất - Chương 9: Sử dụng, quản lý đất bền vững

ppt 27 trang phuongnguyen 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất - Chương 9: Sử dụng, quản lý đất bền vững", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_su_dung_va_bao_ve_tai_nguyen_dat_chuong_9_su_dung.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất - Chương 9: Sử dụng, quản lý đất bền vững

  1. CHƯƠNG 9 SỬ DỤNG, QUẢN LÝ ĐẤT BỀN VỮNG
  2. 1. KHÁI NIỆM ⚫ Khái niệm về tính bền vững bao gồm sự ghi nhận về những giới hạn của dự trữ nguồn lực, tác động đến môi trường, tính kinh tế, đa dạng sinh học và tính hợp pháp (Tikell. 1993). ⚫ Bền vững là một khái niệm động, bền vững ở nơi này có thể không bền vững ở nơi khác, bền vững ở thời điểm này có thể không còn bền vững ở thời điển khác. Mặc dù đo lượng trực tiếp tính bền vững là một điều kiện khó khăn, nhưng sự đánh giá nó có thể thực hiện được dựa vào những biểu hiện và chiều hướng của các quá trình chi phối chức năng của một hệ nhất định ở một địa phương cụ thể (Dumanski và Smith, 1993).
  3. 1. KHÁI NIỆM ⚫ Nhóm công tác về khung đánh giá quản lý đất bền vững (Nairobi, 1991) đưa ra định nghĩa sau: ⚫ “ Quảm lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời: ⚫ Duy trì hoặc nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất); ⚫ Giảm rủi ro sản xuất (an tòan); ⚫ Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất và nước (bảo vệ); ⚫ Có hiệu quả lâu dài (lâu bền); và ⚫ Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận) “
  4. 1. KHÁI NIỆM ⚫ 1.1. Hiệu quả sản xuất (Productivity) ⚫ Việc quản lý sử dụng đất phải đảm bảo nuôi dưỡng người sử dụng trong thực tại. Lợi ích do hệ thống quản lý đất bền vững phải vượt qua năng suất vật chất của sự sử dụng nông nghiệp và bao hàm cả các mục tiêu bảo vệ và mỹ học. ⚫ 1.2. An toàn (Security) ⚫ Là phương pháp quản lý đất đai phải thúc đẩy sự cân bằng giữa việc sử dụng đất và các điều kiện môi trường, giảm rủi ro sản xuất. Nói cách khác, phương pháp quản lý không làm mất ổn định các quan hệ địa phương và không làm rủi ro.
  5. 1. KHÁI NIỆM ⚫ 1.3. Tính bảo vệ (Protection) ⚫ Các họat động sử dụng không làm hại cho việc sử dụng trong tương lai, bảo vệ các tiềm năng và môi trường sống. ⚫ 1.4. Tính lâu bền (Viability) ⚫ Hệ thống sử dụng phải tồn tại và phát triển được trong môi trường chung thay đổi. Nếu sự sử dụng đất không có sức sống sẽ không thể tồn tại được ở địa phương. ⚫ 1.5. Tính chấp nhận (Acceptability) ⚫ Quản lý sử dụng đất chấp nhận được về mặt xã hội, phù hợp với lợi ích của các bên tham gia quản lý, lợi ích quốc gia, cộng đồng và người sử dụng. Lưu ý rằng tác động kinh tế và xã hội đối với các cộng đồng dân cư là không như nhau.
  6. 1. KHÁI NIỆM ⚫ Quan hệ giữa tính bền vững và tính thích hợp : Tính bền vững được coi là tính thích hợp được duy trì lâu dài với thời gian. ⚫ Quan hệ giữa tính bền vững và tính ổn định : Các yếu tố môi trường đã rất khác nhau về tính ổn định. Một số yếu tố khá ổn định (như địa chất), một số khác về kinh tế như lợi nhuận, sâu bệnh rất không ổn định. Tính ổn định được xem như một môi trường của sự biến đổi trong khi tính bền vững là sự cân bằng giữa những biến đổi tích cực và tiêu cực.
  7. 1. KHÁI NIỆM ⚫ Sử dụng đất được coi là bền vững khi nó duy trì được một cân bằng dương theo thời gian giữa những tương tác này. Về thời gian, người ta thường phân ra : ⚫ Mức độ bền vững Giới hạn thời gian ⚫ - Bền vững lâu dài > 25 năm ⚫ - Bền vững trung hạn 15 – 25 năm ⚫ - Bền vững ngắn hạn 7 – 15 năm ⚫ Không bền vững ⚫ - Ít bền 5 – 7 năm ⚫ - Không bền 2 – 5 năm ⚫ - Rất không bền < 2 năm
  8. 2. Phát triển nông nghiệp bền vững ⚫ Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững trong sự phát triển của xã hội lòai người mới chỉ hình thành rõ nét trong những năm 1990 qua các hội thảo và xuất bản (Edvards et all, 1990). ⚫ Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi trường để giữ gìn những tài nguyên cơ bản nhất cho thế hệ sau. Có rất nhiều định nghĩa về nông nghiệp bền vững tùy theo tình hình cụ thể.
  9. 2. Phát triển nông nghiệp bền vững ⚫ Theo FAO, Nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (FAO, 1989). ⚫ Theo Canada: Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống chó đời sau (Baier, 1990).
  10. 2. Phát triển nông nghiệp bền vững ⚫ Các định nghĩa có thể có nhiều cách hiển thị khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản như sau: ⚫ Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường. ⚫ Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người cả cho đời sau. ⚫ Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
  11. 2. Phát triển nông nghiệp bền vững ⚫ Định nghĩa của Piere Croson (1993): một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về ăn và mặc thích hợp có hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với việc tăng phúc lợi trên đầu dân. ⚫ Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng cần đưa vào định nghĩa vì sản lượng nông nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ tới. Phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của đa số dân trên thế giới đều còn rất thấp.
  12. 2. Phát triển nông nghiệp bền vững ⚫ Trong tất cả các định nghĩa, điều quan trọng nhất là biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng giữa các thế hệ và hạn chế rủi ro. ⚫ Khái niệm về quản lý đất bền vững được nhận biết trong khung khái niệm về nông nghiệp thế giới (CGIAR). Trong thực tế mọi người thường nhầm lẫn giữa bảo vệ đất và quản lý đất bền vững. Quản lý đất bền vững phải được hiểu với khái niệm rộng, bao gồm toàn bộ họat động nông nghiệp và các tác động đến các thống kê về đất.
  13. 3. Nguyên tắc đánh giá bền vững ⚫ Để đánh giá tính bền vững dựa trên các nguyên tắc sau: ⚫ - Tính bền vững được đánh giá cho một kiểu sử dụng đất nhất định; ⚫ - Đánh giá cho một đơn vị lập thể cụ thể; ⚫ - Đánh giá là một họat động liên ngành; ⚫ - Đánh giá về cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường; ⚫ - Đánh giá cho một thời hạn nhất định; ⚫ - Dựa trên quy trình và dữ liệu khoa học, những tiêu chuẩn và chỉ số phản ảnh nguyên nhân và dấu hiệu. ⚫ Hiện nay để đánh giá sử dụng đất bền vững chỉ mới có các chỉ tiêu mang tính khuôn khổ chung như một đơn vị địa lý – nhân văn rộng, cho nên đối với nỗi nước, mỗi kiểu sử dụng đất cần có các tiêu chí riêng và tiêu chí cụ thể.
  14. 3. Nguyên tắc đánh giá bền vững ⚫ 3.1. Nhóm tiêu chí bền vững về kinh tế ⚫ - Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năn suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ phẩm (đối với cây trồng là gỗ, củi, quả, hạt, sợi và tàn dư để lại; đối với vật nuôi là thịt, sữa, phân bón ). So sánh giữa các hệ đều là so sánh tương đối, do vậy cần lấy năng suất bình quân của vùng. Một hệ có bền vững được phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường.
  15. 3. Nguyên tắc đánh giá bền vững ⚫ - Xu thế năng suất phải tăng dần, khi năng suất giảm thì hệ không thể bền vững. Chiều hướng năng suất có ý nghĩa hơn năng suất tức thời. ⚫ - Về chất lượng sản phẩm, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu thị trường. Việc giải quyết ách tắc về thị trường phải bắt đầu ngay từ khâu sản xuất: chọn giống thích hợp, giống tốt, hợp thị hiếu người mua. Cần phải tính toán để rải vụ để bán được giá nhất (giống chín sớm, chính vụ, chín muộn ).
  16. 3. Nguyên tắc đánh giá bền vững ⚫ - Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Các lọai sản phẩm khác nhau đóng góp vào thu nhập đều được tính đến. Tổng giá trị trong một giai đọan hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì có nguy cơ người chủ sử dụng sẽ không thể có lãi. Lãi suất phải vay vốn ngân hàng. ⚫ - Giảm rủi ro: Hệ thống cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Về tiêu thụ, trước hết sản phẩm phải bán được ở thị trường địa phương hay nội địa nếu không bán được xa hay xuất khẩu. Sản phẩm ưu tiên phải là sản phẩm dể bảo quản, để được lâu, ít hư hao, thối hỏng. Tránh cho người sản xuất không bị người mua độc quyền ép giá.
  17. 3. Nguyên tắc đánh giá bền vững ⚫ 3.2. Nhóm tiêu chí và chỉ tiêu tính chấp nhận xã hội ⚫ - Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều phải quan tâm trước, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường ). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu sống hàng ngày. Từ tự túc mới vươn lên sản xuất hàng hóa. ⚫ - Hệ thống muốm bền vững phải không vượt quá năng lực mà nông hộ có thể để đảm bảo tính khả thi. Điều này cũng có nghĩa nội lực và nguồn lực của địa phương phải được phát huy. ⚫ - Nguồn vốn vay được ổn định có lãi suất và thời hạn phù hợp từ tín dụng hoặc ngân hàng. ⚫ - Tính bền vững được thể hiện trong sự tham gia triệt để vào quản lý đất từ bước quy họach đến tiêu thụ sản phẩm.
  18. 3. Nguyên tắc đánh giá bền vững ⚫ - Về xã hội, tính bền vững đòi hỏi việc sử dụng đất góp phần giải phóng phụ nữ, cải thiện vị trí của họ. Không lạm dụng sức lao động của trẻ em và tước đi quyền học tập của trẻ em. ⚫ - Quản lý sử dụng đất phải mang tính hợp hiến, phù hợp với luật pháp và quy họach của cộng đồng ⚫ - Sử dụng đất bền vững phải phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương.
  19. 3. Nguyên tắc đánh giá bền vững ⚫ 3.3. Nhóm tiêu chí bền vững môi trường sinh thái ⚫ - Giữ đất, chống xói mòn. ⚫ - Bảo vệ và duy trì độ phì nhiêu của đất. ⚫ - Duy trì và bảo vệ nguồn nước. ⚫ - Đảm bảo độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an tòan sinh thái (35%). ⚫ - Đảm bảo sự đa dạng sinh học. ⚫ - Quỹ Gen được duy trì, phục tráng và bổ sung nhiều lòai mới.
  20. 4. Hiện trạng tài nguyên đất ⚫ Hiện trạng tài nguyên đất là kết quả của quá trình khai thác sử dụng và chọn lọc lâu dài của con người đối với tài nguyên đất. ⚫ Kể từ thập kỷ 1970, loài người ngày càng nhận thức rõ hậu quả của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức tác động xấu tới môi trường sống và làm việc của của mình cuối cùng sẽ kìm hãm phát triển kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên là tài sản của nhiều thế hệ, nếu các thế hệ trước tăng trưởng tối đa bằng cách hy sinh nguồn tài nguyên thiên nhiên thì thế hệ sau sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng bền vững. Con đường phát triển hợp lý nhất là khai thác phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường.
  21. 4. Hiện trạng tài nguyên đất ⚫ Tài nguyên đất. Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên, diện tích đất đã sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội là 18,881 triệu ha chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp 7,384 triệu ha tương đương với 22,20% diện tích đất tự nhiên và 38,92% diện tích đất đang sử dụng. Hiện còn 14,217 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm 43,96% quỹ đất tự nhiên.
  22. 4. Hiện trạng tài nguyên đất ⚫ Hiện tại có 2 chiều hướng xảy ra trong sử dụng tài nguyên đất: ⚫ Làm cho tài nguyên đất ngày càng phong phú, gia tăng độ phì nhiêu và hiệu quả sản xuất. Đây là chiều hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất. Song song với việc sử dụng tài nguyên có đi kèm với bảo vệ và bồi dưỡng đất. ⚫ Bóc lột tài nguyên đất, làm cho tài nguyên môi trường đất ngày càng cạn kiệt, từ đó đất sẽ mất đi ý nghĩa là “ một cơ thể sống”.
  23. 5. Một số vấn đề liên quan đến tài nguyên đất ⚫ Hiện nay, ở nước ta tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Suy thóai tài nguyên môi trường đất là vấn đề hết sức nghiêm trọng, vì đất là vật mang của hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, là mặt bằng để phát triển tòan diện nền kinh tế quốc dân. ⚫ Măc dù, con người đã nhận thức được mặt trái của sự can thiệp của mình vào tài nguyên đất, nhưng do các nhu cầu về lương thực, về phát triển kinh tế, cho nên con người đã không từ chối bất cứ hình thức nào để can thiệp vào nguồn tài nguyên này.
  24. 5. Một số vấn đề liên quan đến tài nguyên đất ⚫ Trong những năm gần đây, dân số thế giới đã có sự tăng trửong nhanh chóng. Chỉ tính trong vòng một thập niên từ 1980 đến 1990, dân số đã tăng 19%. ⚫ Theo dự báo, cuối năm 2000 dân số thế giới sẽ là 6,3 tỷ và cuối thế kỹ 21 là 14,2 tỷ.
  25. 5. Một số vấn đề liên quan đến tài nguyên đất ⚫ Hiện tại, sản lượng lương thực của thế giới là 2.071 tỷ tấn và dự báo năm 2000 là 2094 tỷ (FAO/GIWS-food outlook No3-june 2000) đã đáp ứng cơ bản nhu cầu dân số tuy còn một số vùng ở châu phi vẫn còn thiếu đói. ⚫ Trong những năm tới, cùng với việc gia tăng dân số, nhu cầu về lương thực cũng ngày càng tăng lên. Theo Dyson, nhà nghiên cứu về dân số Đại học Kinh tế Luân Đôn thì đến năm 2020 sản lượng ngũ cốc cần phải đạt 3 tỷ tấn/năm mới đáp ứng đũ nhu cầu lương thực cho con người.
  26. 5. Một số vấn đề liên quan đến tài nguyên đất ⚫ Diên tích đất gieo trồng cây lương thực trên thế giới ngày càng giảm dần. ⚫ Nếu tính từ 1970 đến nay, thì cứ sau 10 năm, diện tích gieo trồng cây lương thực bình quân/người giảm đi khỏang 10%. ⚫ Như vậy để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, không còn cách nào khác là phải tăng vụ, dùng giống mới năng suất cao, chất lượng tốt, đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng.
  27. 5. Một số vấn đề liên quan đến tài nguyên đất ⚫ Việt Nam cũng nằm trong viễn cảnh chung của thế giới, với dân số 76.618.000 (năm 1999) và nếu tốc độ tăng dân số vãn giữ được mức 1,53%/năm, thì đến năm 2020 dân số nước ta sẽ đạt khỏang 110 triệu người. ⚫ Năm 1999 sản lượng lương thực quy thóc đạt 34.254 triệu tấn, xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo (6,4 triệu tấn thóc) và tiêu thụ nội địa 27.854 triệu tấn, như vậy bình quân lương thực cho nội tiêu là 363 kg/người/năm. ⚫ Để giữ được an ninh lương thực như năm 1999 thì vào năm 2020 nước ta cần đạt khỏang 40 triệu tấn lương thực quy thóc cho nhu cầu nội địa và 6,4 triệu tấn cho xuất khẩu, tức sản lượng cần tăng 1,5 lần so với hiện nay.