Bài giảng Sinh lý học - Thần kinh cao cấp - TS. Đào Mai Luyến

ppt 42 trang phuongnguyen 4791
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh lý học - Thần kinh cao cấp - TS. Đào Mai Luyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_ly_hoc_than_kinh_cao_cap_ts_dao_mai_luyen.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh lý học - Thần kinh cao cấp - TS. Đào Mai Luyến

  1. THẦN KINH cao cấp Biên soạn: TS Đào mai Luyến Bộ môn: Sinh lý học
  2. HOẠT ĐỘNG CAO CẤP CỦA HỆ THẦN KINH • Khái niệm: - Hoạt động thần kinh cấp thấp: Dựa trên các phản xạ không điều kiện. - Hoạt động thần kinh cao cấp: Dựa trên phản xạ có điều kiện.
  3. Phân loại phản xạ theo điều kiện • Đặc điểm phản xạ không điều kiện: - Bẩm sinh, di truyền, mang tính chủng loài. - Ổn định tồn tại lâu dài. - Tác nhân kích thích phù hợp vào bộ phận nhận cảm thích hợp.
  4. Phân loại phản xạ theo điều kiện • Đặc điểm phản xạ có điều kiện: - Hình thành trong quá trình phát triển của các thể. - Dễ thay đổi, mất đi khi không đựơc củng cố. - Bất kỳ loại kích thích nào tác động vào bất kỳ cơ quan cảm thụ nào.
  5. • Điều kiện thành lập phản xạ: - Hình thành trên cơ sở phản xạ không ĐK. - Tác nhân gây phản xạ có ĐK sẩy ra trước. - Kích thích không ĐK mạnh hơn kích thích có ĐK về mặt sinh học. - Không có tác nhân ngoại lai. - Thần kinh hoàn toàn bình thường.
  6. Điểm đại diện trên vỏ: B’ A -Mỗi bộ phận cảm thụ: B -Các trung tâm dưới vỏ:
  7. Sự liên hệ giữa hai điểm hưng phấn B’ A Khi có hai điểm B cùng hưng phấn: Trung tâm mạnh thu hút các hưng phấn về phía nó.
  8. Đường liên lạc tạm thời B’ A Hai điểm cùng hưng phấn B trên vỏ lặp lại nhiều lần: Hình thành đường liên lạc tạm thời giữa hai điểm hưng phấn
  9. Cung phản xạ B’ A - Bộ phận nhận cảm: B - Đường hướng tâm: - Trung tâm: - Đường ly tâm: - Cơ quan đáp ứng;
  10. TƯ DUY • Tư duy cụ thể: Tạo ra khi các vật thể bên ngoài tác động vào giác quan (đau, hình ảnh, tiếng động ) • Tư duy trìu tượng: Là hệ quả của nhiều lần xử lý nâng cấp các thông tin. Các thông tin có thể từ bên ngoài vào nhưng chủ yếu là các thông tin đã có sẵn trong kho chứa của hệ thần kinh (bản năng, kinh nghiệm, giáo dục ).
  11. Ý THỨC • Ý thức là dòng chảy liên tục của độ thức tỉnh để biết ta đang tồn tại, đang tư duy trong môi trường bao quanh ta. • Ngủ là trạng thái không có ý thức. • Các cử động chủ động là có ý thức. • hoạt động của các tạng là không có ý thức
  12. NHỚ • Nhớ là một quá trình thần kinh diễn lại trên một mạch nơron. Mạch nơron lần đầu tiên truyền xung động do kích thích từ bên ngoài vào, khi xung động đã đi qua để lại dấu vết. Khi tâm trí nghĩ đến thì các xung động trên đường mòn được hoạt hóa để nhớ lại kích thích trước đây.
  13. NHỚ • Nhớ dương tính: Là hịện tượng lặp lại tư duy cũ những thông tin quan trọng. Cơ chế: tăng hưng phấn, tính nhậy cảm kiến cho dễ ràng tái hiện quá trình thần kinh cũ trên mạch nơron (tăng đường mòn dấu vết nhớ).
  14. NHỚ • Nhớ âm tính: Hàng ngày não bộ tràn ngập nhiều thông tin, nếu toàn bộ lượng thông tin này được lưu trữ thì chỉ vài phút là kho nhớ hết chỗ chứa. Vì vậy, não đã bỏ quan những thông tin không cần thiết bằng cơ chế ức chế con đường synap tương ứng.
  15. NHỚ • Nhớ tức thời: Nhớ tức thời liên quan đến mạch thần kinh dội lại. Nhớ tức thời chỉ tồn tại trong vài giây đến vài phút như nhớ số điện thoại
  16. NHỚ • Nhớ ngắn hạn (thí nghiệm Kandel): Nhớ ngắn hạn chỉ lưu giữ thông tin vài phút đến vài tuần sau đó mất đi hoặc trở thành trí nhớ dài hạn. - Cơ chế âm tính: do đóng các kênh Ca++ ở màng tận cùng. - Cơ chế dương tính: tăng truyền đạt xung động qua synap do tắc nghẽn hoạt động của các kênh K+ dẫn đến hoạt hóa kênh Ca++.
  17. NHỚ • Nhớ dài hạn: - Biến đổi cấu trúc synap: Nhớ là một quá trình làm tăng số lượng các synap nhưng không làm thay đổi số lượng các nơron.
  18. Biến đổi cấu trúc synap
  19. NHỚ - RNA đóng vai trò khuôn trí nhớ (Connel): RNA đóng vai trò quyết định trong cơ chế nhớ, RNA là chất trung gian tiếp nhận thông tin từ ngoài chuyển đến tế bào rồi tổng hợp phân tử protein.
  20. RNA đóng vai trò khuôn trí nhớ
  21. HỌC Theo quan điểm Pavlov:
  22. HỌC • Theo Skener:
  23. CẢM XÚC Cảm xúc là một hành vi tình cảm thể hiện là: mừng, giận, thương yêu, ghét, sợ, muốn. Cảm xúc thể hiện thông qua những vùng ở vỏ não gây đáp ứng tự động, hệ viền, vùng dưới đồi, các đường chiếu nên của thân não và tủy sống. Dưới đồi là cơ quan tích hợp các hiện tượng thân thể và các hiện tượng nội tạng trong cảm xúc. Ở loài người còn có sự điều tiết cao cấp và phức tạp hơn của ước lệ xã hội, ký ức, giáo dục, học vấn.
  24. CẢM XÚC - Sự thể hiện cảm xúc: - Cơn cuồng dại: - Tác dụng ức chế của vùng dưới đồi: - Tác dụng kiềm chế của vỏ não:
  25. GIẤC NGỦ Ngủ là một dạng thích nghi của cơ thể có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh, tạo điều kiện cho các tế bào thần kinh nghỉ ngơi và phục hồi chức năng. • Biến đổi sinh lý: - Các giác quan ngưng liên hệ với thế giới bên ngoài. - Các cơ quan hoạt động ở mức thấp nhất.
  26. GIẤC NGỦ • Điện não trong giấc ngủ: Trong giấc ngủ các sóng điện não luôn biến đổi từ hưng phần sang ức chế và từ ức chế sang hưng phấn.
  27. PHÂN LOẠI SÓNG ĐIỆN NÃO - Sóng nhanh: tần số 7 chu kỳ/giây. + 7 – 12 chu kỳ/giây. +  > 12 chu kỳ/giây. - Sóng chậm: tần số < 7 chu kỳ/giây. +  3 – 7 chu kỳ/giây. +  < 3 chu kỳ/giây.
  28. A. Sleep stage I EEG sample.
  29. B. Sleep stage II EEG sample.
  30. C. Sleep stage III EEG sample.
  31. D. Sleep stage IV EEG sample.
  32. E. Sleep stage V EEG sample.
  33. P.Rapid eye movement sleep EEG sample.
  34. • Chu kỳ ngủ: - Pha ngủ nhanh: Giai đọan P (15 – 20 ph) + Có sóng nhanh. + Cử động nhãn cầu (REM). - Pha ngủ chậm: GĐ A → E (1g30 – 2 g) + Không cử động nhãn cầu (No REM). → CHU KỲ NGỦ: (1g30 – 2 g)
  35. CÁC HỌC THUYẾT GIẤC NGỦ • Thuyết độc tố. • Thuyết ức chế • Thuyết trung tâm gây ngủ
  36. CƠ CHẾ GIẤC NGỦ
  37. GIẤC NGỦ • Ý nghĩa sinh học: - Loại bỏ các chất độc hại phát sinh khi thức. - Phục hồi hoạt động các tế bào thần kinh. - Loại trừ các thông tin không cần thiết tạo điều kiên tiếp nhận thông tin mới. - Chuyển trí nhớ ngắn thành trí nhớ dài hạn. - Tạo giấc chiêm bao, giải quyết cảm xúc.
  38. CHIÊM BAO Chiêm bao là sự kết hợp chưa hề sẩy ra giữa các hiện tựơng đã sẩy ra. Cơ chế: là sự tồn tại các điểm canh gác (là những điểm hưng phấn mạnh mà trong giấc ngủ không bị ức chế hoàn toàn).
  39. THÔI MIÊN Thôi miên là một giấc ngủ không hoàn toàn. Người thôi miên dùng tín hiệu để chỉ huy người bị thôi miên. Người bị thôi miên trong khi ngủ vẫn tiếp nhận được các tín hiệu từ người chỉ huy
  40. THÔI MIÊN Các giai đoạn của quá trình thôi miên: - Giai đoạn buồn ngủ. - Giai đoạn mê ngủ. - giai đoạn miên hành.