Bài giảng Sinh lý động vật - Chương 5: Sinh lý bài tiết

ppt 29 trang phuongnguyen 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh lý động vật - Chương 5: Sinh lý bài tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_ly_dong_vat_chuong_5_sinh_ly_bai_tiet.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh lý động vật - Chương 5: Sinh lý bài tiết

  1. CHƯƠNG 5. SINH LÝ BÀI TIẾT 1
  2. BÀI TIẾT Là quá trình thải các chất cặn bã, các chất thừa, ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể không bị nhiễm độc và luôn giữ cân bằng nội môi. 2
  3. Động vật có xương sống và người 6
  4. CHƯƠNG 5. SINH LÝ BÀI TIẾT 8
  5. Cấu tạo thận Đơn vị thận 9
  6. ĐƠN VỊ THẬN • Là cấu truc thực hiện chức năng lọc máu, tạo nước tiểu để thải ra ngoài • Gồm 2 phần: • Cầu thận: nang Bowman (túi bao bọc) và quản cầu Malpigi (50 mao mạch xếp song song thành khối cầu) • Ống thận: ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa. 10
  7. Đường đi của dịch lọc Từ nang Bowman, dịch lọc chay qua ống lượn gần, qua quai Henle, ống lượn xa và đổ vào ống góp 11
  8. Ống thận Hệ mạch của thận 12
  9. Chức năng lọc máu - tạo nước tiểu của thận 1.Sự lọc máu của thận – tạo nước tiểu đầu -Lượng máu chảy qua thận nhiều gấp 20 lần cơ quan khác -Thận lọc 60l/giờ tạo thành 7,5l dịch lọc tạo thành 0,07l nước tiểu. -Tạo 180l dịch lọc/ ngày đêm, tạo 1-2l nước tiểu. 13
  10. Chức năng lọc máu - tạo nước tiểu của thận 1.Sự lọc máu của thận – tạo nước tiểu đầu -Sự lọc của quản cầu thận phụ thuộc vào hai yếu tố là màng lọc và áp suất lọc. + Màng lọc + Áp suất lọc: PL = Ph - (Pk + Pb) + Thành phần của dịch lọc 14
  11. 2.Sự tái hấp thu ở ống thận Ở ống lượn gần 15
  12. Ở quai Henle 16
  13. Ở ống lượn xa Ở ống góp 17
  14. 3. Thành phần nước tiểu • 95-96% nước + 4-5% chất khô (ure, muối, khoáng) • pH 5-6 • Nước tiểu màu vàng nhạt, tỷ trọng 1,010- 1,025 • Lượng nước tiểu thay đổi theo thời gian, loài, thành phần thức ăn, lượng nước uống, 19
  15. 4. Sự tích tụ nước tiểu ở bàng quang và sự thải nước tiểu ra ngoài cơ thể. • Sức chứa bàng quang: 500ml • Lượng nước tiểu 200ml, áp suất 15cm cột nước phản xạ tiết nước tiểu xuất hiện • Trẻ em tiểu tiện: phản xạ ko điều kiện • Vỏ não điều khiển vòng cơ thắt vân, kìm hãm phản xạ tiểu tiện 20
  16. Chức năng điều hoà nội dịch của thận 21
  17. 1. Sự điều hoà nước Sự điều hoà nước trong cơ thể có sự tham gia của hai yếu tố cơ bản là áp suất thẩm thấu và áp suất thuỷ tĩnh của máu. a. Sự giảm khối lượng nước nội dịch Sự giảm khối lượng nước trong cơ thể dẫn đến: tăng áp suất thẩm thấu và giảm áp suất thuỷ tĩnh. Áp suất thẩm thấu tăng: → thụ quan nhận cảm ở hypothalamus → tăng cảm giác khát + thuỳ sau tuyến yên tăng GP ADH → tăng hấp thu nước ở ống thận. Áp suất thuỷ tĩnh giảm: → tăng giải phóng ADH + gây co mạch thận → giảm lọc máu thận + tăng tái hấp thu. Kết quả tăng cường uống nước + lượng nước tiểu hình thành ít và đặc. 22
  18. CHƯƠNG 5. SINH LÝ BÀI TIẾT Chức năng điều hoà nội dịch của thận b. Sự tăng khối lượng nước nội dịch Sự tăng khối lượng nước trong cơ thể dẫn đến: giảm áp suất thẩm thấu và tăng áp suất thuỷ tĩnh. Sự giảm áp suất thẩm thấu → thụ quan nhận cảm ở hypothalamus → giảm cảm giác khát + giảm bài tiết ADH (→ giảm tái hấp thu nước ở ống thận) Áp suất thuỷ tĩnh tăng: → kích thích thụ quan mạch→ gây giãn mạch thận → tăng cường lọc máu thận + giảm bài tiết ADH. Kết quả giảm uống nước + lượng nước tiểu hình thành nhiều và loãng. 2. Sự điều hoà muối Muối NaCl là thành phần chủ yếu tạo ra áp suất thẩm thấu của máu. Việc điều hoà muối thực chất là điều hoà Na+. -Nước nội dịch giảm → tăng hàm lượng Na+ (tăng áp suất thẩm thấu) -Nước nội dịch tăng → hàm lượng Na+ giảm → Aldosteron được tiết ra → tăng tái hấp thu Na+ ở ống thận. Hormon này thiếu → giảm tái hấp thu Na+. 23
  19. CHƯƠNG 5. SINH LÝ BÀI TIẾT 3. Sự điều hoà pH Sau quá trình TĐC, acid sinh ra (HA) đi vào máu, nhờ hệ thống đệm của máu (dự trữ kiềm NaHCO3) để trung hoà acid và giữ pH ổn định. Tại thận Na+ được giữ lại trả cho máu, khôi phục lượng kiềm dự trữ → giữ ổn định pH của máu. Tóm lại, thận có vai trò quan trọng trong điều việc điều hoà nhằm duy trì các hằng số nội dịch như: - điều hoà áp suất thẩm thấu - điều hoà huyết áp - điều hoà pH - điều hoà khối lượng máu - điều hoà cảm giác khát. 25
  20. CHƯƠNG 5. SINH LÝ BÀI TIẾT Cấu tạo và chức năng của da 1. Cấu tạo chung Da gồm có: +Lớp biểu bì + Lớp da chính thức + Lớp dưới da + Các cấu trúc đặc biệt dẫn xuất từ da. * Các cơ quan cảm giác * Lông * Móng * Các tuyến da 26
  21. CHƯƠNG 5. SINH LÝ BÀI TIẾT 2. Chức năng của da 2.1.Sự bài tiết mồ hôi và muối khoáng 2.2.Sự bài tiết chất nhờn 29