Bài giảng Sinh lý động vật - Chương 2: Sinh lý tuần hoàn máu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh lý động vật - Chương 2: Sinh lý tuần hoàn máu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_sinh_ly_dong_vat_chuong_2_sinh_ly_tuan_hoan_mau.ppt
Nội dung text: Bài giảng Sinh lý động vật - Chương 2: Sinh lý tuần hoàn máu
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU I. Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn 1
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 5
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU Đại cương về cấu tạo hệ tuần hoàn Cấu tạo của tim 6
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 1. Vị trí và cấu tạo ngoài - Nằm trong lồng ngực, lệch trái, bao bọc bằng mô liên kết. - Gốc tim nằm giữa xương ức, mỏm tim nằm lệch trái khoảng 400 so với trục CT = cách trục CT 8 - 10cm. Mỏm tim nằm giữa khoảng gian sườn thứ 5 và 6. - Tim dài khoảng 12cm, nặng 300g ở nam, 250 ở nữ (VN: 267/240). 8
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 1. Vị trí và cấu tạo ngoài - Bổ dọc tim: Tim = 4 ngăn = 2 ngăn trên (tâm nhĩ) + 2 ngăn dưới (tâm thất) - Giữa hai tâm nhĩ có vách liên nhĩ, giữa hai tâm thất có vách liên thất. - Tâm nhĩ phải thông với tâm thất phải = van 3 lá → nửa phải của tim. - Bào thai, trên vách liên nhĩ có ống Botal. Sau sinh ống này dần đóng lại vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 11, lỗ Botal đóng hẳn sau 6 tháng đến một năm. - Tâm nhĩ trái thông với tâm thất trái = van 2 lá 9 → nửa trái của tim. Nửa trái = 2/3 tim.
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU II. Cấu tạo của tim Tâm nhĩ trái Vị trí, cấu Tâm nhĩ tạo ngoài phải Van hai lá Van tổ Cấu tạo Van tổ chim chim trong Vách liên Tim Van ba thất lá Tâm thất Van tim Tâm thất trái phải Hệ thống dẫn truyền Mấu lồi cơ 10
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU Van tim 11
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU Hệ thống dẫn truyền của tim Quai động mạch chủ Hạch xoang nhĩ Nhĩ trái Hạch nhĩ thất Thân bó His Nhĩ phải Thất phải Nhánh His trái và phải Thất trái Mạng Purkinje 12
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU III. Cấu tạo hệ mạch Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch 13
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU Hệ mạch 14
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 1. Cấu tạo của động mạch 15
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU Cấu tạo của động mạch Cơ vòng và mô đàn hồi Động mạch nhỏ Màng đáy Lớp ngoài Nội mô 16
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 2. Cấu tạo của tĩnh mạch 17
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU Sự khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch Tĩnh mạch Động mạch Lớp trong Van Màng đàn hồi Lớp giữa Lớp ngoài 18
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 3. Cấu tạo của mao mạch Nhánh tiểu Tiểu ĐM ĐM Kênh ưu tiên Mao Cơ thắt mạch ĐM tiền MM Mao mạch TM Tiểu tĩnh mạch 19
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU IV. Chức năng của tim 1. Chu kỳ tim -Tiếng tim: tiếng tâm thu và tiếng tâm trương - Chu kỳ tim: 0,8 giây/chu kỳ - Nhịp tim - Thể tích co tim - Lưu lượng tim 2. Tính hưng phấn của cơ tim -GĐ trơ tuyệt đối -GĐ trơ tương đối - Ngoại tâm thu - Quy luật tất cả hoặc không - Rung tim (bệnh loạn nhịp tim) 3. Tính hưng tự động của tim 22
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 2. Tính hưng phấn của cơ tim -GĐ trơ tuyệt đối -GĐ trơ tương đối - Ngoại tâm thu - Quy luật tất cả hoặc không - Rung tim (bệnh loạn nhịp tim) 23
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 3. Tính tự động của tim Quai động mạch chủ Nút xoang nhĩ Nhĩ trái Nút nhĩ thất Thân bó His Nhĩ phải Nhánh His trái và phải Thất phải Thất trái Mạng Purkinje 24
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 4. Điện tim
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU Điện tim 26
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU Điện tâm đồ Biên độ các sóng (mV) Khoảng thời gian (giây) P Q R S T R-R P-Q QRS QRST 0,2 -0,1 1-1,4 -0,1 0,3 0,66 0,12 0,08 0,34 28
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU V. Chức năng của hệ mạch 1. Chức năng của động mạch a. Quy luật vận chuyển máu trong mạch: Máu lưu thông trong mạch máu tuân theo những quy luật huyết động học. - Ðịnh luật Poiseulle: Q = (P1-P2) r4 / 8lη Trong đó: - Q: là lưu lượng chất lỏng - P: hiệu số áp lực - r: bán kính ống dẫn - η: là độ quánh chất lỏng - l: là chiều dài ống dẫn Nếu gọi 8ηl/π.r4 là sức cản (R) thì Q = Δ p/R - Ứng dụng định luật trên đối với hệ thống mạch - Áp lực máu tại động mạch phụ thuộc: lưu lượng tim, sức cản ngoại vi. 29
- b. Ðặc tính sinh lý của động mạch -Tính đàn hồi của mạch máu: • Các mạch máu có tính giãn nở, đó là khả năng của mạch giãn phình ra tùy theo sự thay đổi áp suất trong lòng mạch. • Ở động mạch chủ, tim đập ngắt quãng, nhờ tính đàn hồi, máu vẫn chảy liên tục. • Trong thời kỳ tâm thu, máu được tống vào động mạch với áp suất lớn khiến cho nó giãn ra, lúc này thành mạch nhận được một thế năng. • Trong kỳ tâm trương, mạch máu trở lại trạng thái ban đầu, do thế năng của thành động mạch chuyển thành động năng đẩy máu, làm cho máu chảy liên tục. • Khả năng đàn hồi giảm theo tuổi, do sự tăng độ cứng thành mạch
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU b. Ðặc tính sinh lý của động mạch - Tính co thắt của cơ trơn • Lớp cơ trơn của thành mạch được chi phối bởi thần kinh, có thể chủ động thay đổi đường kính, nhất là ở các tiểu động mạch. • Ðặc tính này khiến lượng máu được phân phối đến cơ quan tùy theo nhu cầu. 31
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU c. Huyết áp động mạch Huyết áp (HA) là áp suất máu trong động mạch. Máu chảy được trong động mạch là kết quả của hai lực đối lập, lực đẩy máu của tim và lực cản của mạch máu, trong đó lực đẩy máu của tim thắng nên máu chảy được trong động mạch với một tốc độ và áp suất nhất định. -Huyết áp tối đa – huyết áp tâm thu: thường từ 90-140mmHg. -Huyết áp tối thiểu – huyết áp tâm trương: 50-90mmHg. - Huyết áp hiệu số Là chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu, là điều kiện cần cho tuần hoàn máu. Bình thường khoảng 40 - 50mmHg. Bệnh huyết áp cao – huyết áp thấp 32
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 2. Chức năng của tĩnh mạch a. Nguyên nhân của tuần hoàn tĩnh mạch - YẾU TỐ TIM Tim bơm máu vào đại tuần hoàn, tạo nên huyết áp. Huyết áp giảm dần từ động mạch qua mao mạch đến tĩnh mạch huyết áp giảm rất nhiều, nhưng cũng đủ đưa máu trở về tim. Trong thời kì tâm thất thu, áp suất tâm nhĩ giảm xuống đột ngột do van nhĩ- thất bị hạ xuống về phía mỏm tim làm buồng nhĩ giãn rộng, tác dụng này làm hút máu từ tĩnh mạch trở về tâm nhĩ. - VAN TĨNH MACH - SỨC CO CƠ VÂN Khi cử động, sự co của các cơ xung quanh, ép vào tĩnh mạch, phối hợp với các van khiến cho máu chảy về tim. Do đó sự vận cơ giúp máu về tim tốt hơn. Khi các van suy yếu, sẽ ứ máu ở tĩnh mạch gây phù. 34
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 2. Chức năng của tĩnh mạch a. Nguyên nhân của tuần hoàn tĩnh mạch - CỬ ĐỘNG HÔ HẤP Khi hít vào, cơ hoành hạ thấp, các tạng trong bụng bị ép, áp suất tăng lên và ép máu về tim. Ðồng thời, áp suất trong lồng ngực càng âm hơn ( từ - 2,5mmHg đến -6mmHg), khiến cho áp suất tĩnh mạch trung ương dao động từ 6mmHg thì thở ra đến gần 2mmHg khi hít vào. Sự giảm áp suất này làm tăng lượng máu trở về tim phải. - ẢNH HƯỞNG CỦA TRỌNG LỰC Ở tư thế đứng trọng lực có ảnh hưởng tốt tới tuần hoàn tĩnh mạch ở trên tim và lại không thuận lợi cho tuần hoàn tĩnh mạch ở bên dưới tim. 35
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 2. Chức năng của tĩnh mạch b. Ðộng lực máu trong tuần hoàn tĩnh mạch Máu chảy trong tĩnh mạch là do các nguyên nhân của tuần hoàn tĩnh mạch. Máu chảy trong tĩnh mạch có một áp suất gọi là huyết áp tĩnh mạch. Huyết áp tĩnh mạch được đo bằng áp kế nước và có trị số thấp, áp suất máu trong tĩnh mạch khuỷu tay là 12 cmH20, ở tĩnh mạch trung tâm nơi tĩnh mạch chủ đổ về tâm nhĩ phải có giá trị thấp bằng trong tâm nhĩ phải là 0 mmHg. Huyết áp tĩnh mạch tăng thường gặp trong suy tim phải hoặc suy tim toàn bộ hoặc khi có trở ngại trên đường máu trở về tim, có khi lên đến 20 cmH20. Huyết áp tĩnh mạch giảm trong shock vì mao mạch giãn rộng, chứa một lượng máu lớn. 37
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 3. Chức năng của mao mạch a. Ðộng lực máu trong mao mạch Máu chảy trong mao mạch là do sự chênh lệch áp suất từ tiểu động mạch đến tiểu tĩnh mạch. Huyết áp giảm rất thấp khi qua mao mạch (20 - 40mmHg), đến tiểu tĩnh mạch chỉ còn 10-15mmHg. Trong trường hợp bệnh lý, mao mạch giãn ra, huyết áp thấp hơn huyết áp tĩnh mạch, máu sẽ bị ứ lại trong mao mạch, huyết tương thấm qua mao mạch, gây phù. Lưu lượng máu qua mao mạch tùy thuộc vào sự hoạt động của tổ chức đó và được điều hòa bởi cơ thắt tiền mao mạch cũng như sức cản của động mạch nhỏ và tiểu động mạch đến tổ chức. Khi nghỉ ngơi, các cơ thắt này chỉ mở 5-10% các mao mạch để cho máu đi qua, trái lại khi hoạt động (co cơ), máu tràn ngập mao mạch. Máu không chảy liên tục qua mạng mao mạch mà thường ngắt quãng, do sự co, giãn của cơ thắt tiền mao mạch và cơ trơn thành mao mạch. Trong các mao mạch nhỏ hồng cầu phải biến dạng để đi qua mao mạch, do đó có những đoạn của mao mạch chỉ có hồng cầu, có những đoạn chỉ có huyết tương. Máu chảy qua mao mạch rất chậm, tốc độ < 0,1 cm/giây, điều này thuận lợi cho sự trao đổi chất. 38
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 40
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU b. Sự trao đổi chất qua mao mạch Sự trao đổi chất diễn ra ở các mao mạch thực sự. Có 5% tổng lượng máu (khoảng 250ml) ở hệ mao mạch tham gia trao đổi chất. Dưỡng chất, oxy và những chất khác trong máu sẽ đi qua thành mao mạch, vào dịch kẽ, rồi vào tế bào. Tế bào thải các chất theo hướng ngược lại. Sự qua lại này được thực hiện theo 3 con đường: khuếch tán, vận chuyển theo lối ẩm bào và sự lọc. - SỰ ẨM BÀO Những chất có trọng lượng phân tử tương đối lớn như các protein không hòa tan trong mỡ, không thể qua các lỗ của thành mao mạch mà được vận chuyển bởi các bọc ẩm bào. - KHUYẾCH TÁN Cách thức trao đổi qua mao mạch quan trọng nhất là sự khuếch tán đơn giản. Các chất như oxy, carbonic, glucose, acid amin, hormon và những chất khác khuyếch tán qua thành mao mạch theo sự chênh lệch nồng độ. Các chất hòa tan trong lipid, oxy, carbonic và ure đi qua trực tiếp màng bào tương của tế bào nội mạc, các chất ít hòa tan trong lipid như Na+, K+, Cl- 41 và glucose khuếch tán qua các lỗ giữa tế bào nội mô.
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU b. Sự trao đổi chất qua mao mạch - SỰ LỌC Nước và các chất hòa tan đi qua các lỗ giữa tế bào nội mạc bằng sự lọc, phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài mao mạch. Mặc dù cách thức trao đổi này tương đối bé (ngoại trừ ở thận), nhưng quan trọng duy trì thể tích máu tuần hoàn. Sự trao đổi này phụ thuộc vào áp suất thủy tĩnh và áp suất keo. Mỗi ngày, trung bình 24 lít dịch được lọc qua mao mạch (chiếm 0,3% lưu lượng tim); 85% dịch lọc được tái hấp thu trở lại mao mạch, còn lại qua hệ bạch huyết về tim. Bất kỳ nguyên nhân nào gây thay đổi áp suất ở mao mạch hoặc áp suất keo đều biểu hiện bệnh lý. Ví dụ: HA mao mạch tăng do bị cản trên đường về tim thì nước bị đẩy ra dịch kẽ gây phù, hoặc protid máu giảm nước cũng thoát ra khỏi mao mạch gây phù. 42
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU Sơ đồ tuần hoàn máu 43
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 44
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU Sự điều hoà hoạt động tim mạch 45
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 46
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU Tuần hoàn bạch huyết 47
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 48
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 49
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 50
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 51
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU 52
- CHƯƠNG 2. SINH LÝ TUẦN HOÀN MÁU Một số bệnh tim - mạch 54