Bài giảng Sinh lý động vật - Chương 1: Sinh lý máu

ppt 108 trang phuongnguyen 4570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh lý động vật - Chương 1: Sinh lý máu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_ly_dong_vat_chuong_1_sinh_ly_mau.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh lý động vật - Chương 1: Sinh lý máu

  1. Sinh lý động vật TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sinh học cơ thể động vật, Trịnh Hữu Hằng, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội 2. Giải phẫu sinh lý người, Nguyễn Quang Mai, NXB GD 3. Sinh học người, Nguyễn Như Hiền, NXB Khoa học KT 4. Sinh lý người và động vật, Tạ Thúy Lan, NXB GD 5. Campbell Biology 1
  2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU • Cấu tạo, chức năng của các cơ quan trong cơ thể: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, nội tiết, cơ, thần kinh, giác quan, • Nghiên cứu cơ chế của các quy luật cấu tạo và chức năng giúp hiểu rõ được khả năng tự điều hòa và điều chỉnh của sinh giới. 2
  3. Sinh lý động vật Tổ chức cấu tạo cơ thể động vật Tế bào →Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể 3
  4. Sinh lý động vật Nhân Ty Synap thể Sợi nhánh 4
  5. Sinh lý động vật BIỂU MÔ 5
  6. MÔ LIÊN KẾT Loose connective tissue Fibrous Connective tissue Bone 6
  7. MÔ LIÊN KẾT • Tế bào, • Sợi, Chất nền ngoại • Chất căn bản bào 7
  8. MÔ LIÊN KẾT • Mô liên kết chính thức giữ vai trò nâng đỡ và liên kết các mô lại với nhau. • Mô liên kết chuyên biệt giữ vai trò cấu trúc và chức năng chuyên biệt. 8
  9. TẾ BÀO MÔ LIÊN KẾT 1. Tế bào trung mô 2. Tế bào sợi – nguyên bào sợi 3. Đại thực bào 4. Tương bào 5. Masto bào (dưỡng bào) 6. Chu bào 7. Tế bào nội mô 8. Tế bào sắc tố 9. Tế bào mỡ 9
  10. Sinh lý động vật 10
  11. Mô liên kết có các đặc điểm sau: • Giàu acid hyaluronic • Không tiếp xúc môi trường ngoài • Chứa nhiều mạch máu • Chất gian bào phong phú. • Có tính phân cực rõ rệt 14
  12. Mô liên kết đặc có định hướng: • Có thể có trong gân • Thành phần cấu tạo chủ yếu là nguyên bào sợi • Thành phần cấu tạo chủ yếu là chất căn bản • Chứa nhiều masto bào hơn các mô liên kết khác • Là mô thường gặp nhất ở vỏ bao của các cơ quan 15
  13. Mô liên kết có các đặc điểm sau: • Giữ vai trò trao đổi chất và bảo vệ cơ thể • Phân thành hai nhóm: mô liên kết chính thức và không chính thức • Là mô duy nhất có chứa mạch máu để nuôi bản thân và các mô khác • Hầu hết có nguồn gốc từ trung bì phôi • Giữ vai trò tổng hợp hormone 16
  14. - Mô cơ Skeletal muscle 17
  15. Sinh lý động vật 18
  16. Sinh lý động vật 19
  17. CƠ VÂN • Cơ bám xương (trừ cơ vân đường tiêu hoá: miệng, lưỡi, thực quản, cơ thắt hậu môn) • Hoạt động theo ý muốn • Dưới KHV QH: vân sáng và tối • Cấu tạo: bắp → bó → sợi → vi sợi → siêu sợi 20
  18. CƠ VÂN • Tế bào lớn, nhiều nhân (trung bình có khoảng 7000 nhân → hợp bào), có vân, bào tương chứa Ca++, ATP, Mg++, ti thể, bộ ba (2 ống dọc và ống T), myoglobin • Cấu tạo: bắp → bó → sợi → vi sợi → siêu sợi 22
  19. CƠ VÂN • Vi sợi cơ: ➢ Myosin: phần nặng và phần nhẹ (gắn kết ATP và actin) ➢ Actin: chuỗi xoắn tạo bởi actin G, tropomyosin, troponin (I, C, T) 23
  20. CƠ TIM • Co duỗi không theo ý muốn • Có vân ngang • Tế bào phân nhánh tạo thành lưới → khoang Henlé • Tế bào hình trụ, phân nhánh, có một hoặc vài nhân, vạch bậc thang 28
  21. CƠ TIM • Cấu trúc phân tử: – Actin và myosin – Cấu trúc sarcomer – Chỉ có vân ngang 29
  22. CƠ TRƠN • Không có vân • Co duỗi không theo ý muốn • Hình thoi dài, có thể phân nhánh 2 đầu, có một nhân giữa TB • Có actin, myosin, không sarcomer • Hợp thành bó nhỏ / nằm rải rác 32
  23. CƠ TRƠN Protein co thắt xếp thành bó bắt chéo trong bào tương, đầu tận cùng đính vào những điểm neo – cấu trúc giống với thể liên kết dính và được phân bố ở mặt trong màng tế bào. 33
  24. CƠ TRƠN ➢ Ca++ kết hợp với calmodulin, là một loại protein có vai trò tương tự như troponin-C. Phức hợp Ca++- Calmodulin kích hoạt kinase của chuỗi nhẹ trên myosin, enzym này sẽ phosphoryle hóa chuỗi nhẹ myosin và cho phép chuỗi này gắn kết với actin. ➢ Actin và myosin sẽ tương tác với nhau tạo ra sự co cơ lúc này giống như sự co cơ vân. 34
  25. Cơ vân Cơ tim Cơ trơn Hình Trụ, to, dài Trụ, phân Thoi, ngắn dáng nhánh, ngắn Nhân Nhiều, bầu 1-3 nhân, Một nhân, dục, ngoại bầu dục, dài, mảnh, Biên trung tâm trung tâm Bào Vân dọc và Vân ngang Không tương vân ngang 35
  26. Cơ vân Cơ tim Cơ trơn Kết hợp Thành bó Lưới Bó nhỏ hoặc rải rác Vỏ bao Mô liên kết Khoang Collagen đặc Henlé type I / III Liên kết Độc lập Vạch bậc Không / liên tế bào thang kết khe 36
  27. Sinh lý động vật Tế bào TK chính thức 38
  28. Sinh lý động vật Các dạng tế bào thần kinh 39
  29. Sinh lý động vật 40
  30. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Cân bằng Bảo Vận vệ CT chuyểnĐiều hòa nước + nhiệt khoáng Chức năng Máu Nhóm máu Bệnh về 41 máu
  31. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.1. Ý nghĩa sinh học và chức năng của máu ❖ Chức năng vận chuyển: ▪O2 và CO2 + chất dinh dưỡng + chất thải + hormon + chuyển nhiệt → thải nhiệt 42
  32. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.1. Ý nghĩa sinh học và chức năng của máu ❖ Chức năng cân bằng nước và muối khoáng ▪Điều hoà pH nội môi + điều hoà lượng nước trong tế bào ❖ Chức năng điều hoà nhiệt ▪ Máu có khả năng vận chuyển nhiệt và có khả năng làm nguội nước trong máu. 43
  33. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.1. Ý nghĩa sinh học và chức năng của máu ❖ Chức năng bảo vệ ▪ Máu bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhờ ẩm bào, thực bào. 44
  34. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.1. Ý nghĩa sinh học và chức năng của máu ❖ Chức năng bảo vệ Đại thực bào nuốt chửng những tế bào bạch cầu bị vi khuẩn lao tấn công. Đại thực bào nuốt chửng vi khuẩn E.coli 45
  35. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.1. Ý nghĩa sinh học và chức năng của máu ❖ Chức năng bảo vệ Đại thực bào tấn công vi khuẩn Đại thực bào tấn công ấu trùng 46
  36. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.1. Ý nghĩa sinh học và chức năng của máu ❖ Chức năng bảo vệ ▪ Máu bảo vệ cơ thể nhờ miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào 47
  37. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.1. Ý nghĩa sinh học và chức năng của máu ❖ Chức năng bảo vệ ▪ Máu có khả năng tự cầm máu, giúp tránh mất máu khi mạch bị tổn thương 48
  38. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.2. Khối lượng, thành phần cấu tạo và tính chất lý hoá của máu ◆ Tính chất lý hóa của máu: - Máu là một loại mô liên kết đặc biệt gồm chất cơ bản là chất lỏng (huyết tương) và phần tế bào (huyết cầu). - Máu động mạch có màu đỏ tươi (giàu O2), máu tĩnh mạch có màu đỏ sẫm (nghèo O2). a. Tỷ trọng của máu b. Độ nhớt của máu c. Áp suất thẩm thấu của máu d. Phản ứng của máu 49
  39. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.2. Khối lượng, thành phần cấu tạo và tính chất lý hoá của máu ◆ Khối lượng máu: - Ở người, khối lượng máu trong cơ thể chiếm khoảng 7-9% trọng lượng cơ thể. Người trưởng thành, trung bình có 75-80ml máu/1kg trọng lượng cơ thể có khoảng 4 - 5 lít máu. Trẻ sơ sinh, có khoảng 100ml máu/1kg trọng lượng CT, sau đó giảm dần → 2 - 3 tuổi lại tăng dần → tuổi trưởng thành thì hằng định. 50
  40. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.2. Khối lượng, thành phần cấu tạo và tính chất lý hoá của máu ◆ Khối lượng máu: - Khối lượng máu thay đổi theo giới tính. - Khối lượng máu thay đổi theo loài: - Khối lượng máu thay đổi theo trạng thái sinh lý của cơ thể: máu tăng sau bữa ăn, khi mang thai; giảm khi đói, cơ thể mất nước. Lượng máu giảm đột ngột → nguy hiểm đến tính mạng. - Ở trạng thái sinh lý bình thường, có khoảng ½ máu lưu thông trong mạch, ½ ở dạng máu dự trữ (lách 16%, gan 20%, dưới da 10%) 51
  41. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Tỷ lệ % máu so với trọng lượng cơ thể ở một số loài động vật TT Loài động vật Tỷ lệ % máu so với KL CT 1 Cá 3,0 2 Ếch 5,7 3 Mèo 6,6 4 Thỏ 5,5 5 Bồ câu 9,2 6 Ngựa 9,8 7 Lợn 4,6 8 Bò 8,0 9 Gà 8,5 10 Chó 8-9 52
  42. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU ◆ Thành phần cấu tạo máu 53
  43. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Tỷ trọng của máu: Máu người: 1,051-1.060; Hồng cầu 1,09 - 1,10; huyết tương: 1,028 - 1,030 Độ nhớt (độ quánh): so với nước là 5; huyết tương 1,7-2,2 Độ nhớt do Hồng cầu + protein huyết tương quyết định Độ nhớt tăng khi nào? Hậu quả? Biện pháp xử lý 54
  44. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Áp suất thẩm thấu (ASTT) của máu - ASTT : chỉ tiêu sinh lý quan trọng và luôn được duy trì ở 1 hằng số. - ASTT của máu người: 7,6 - 8,1 atmotphe. - ASTT = muối vô cơ (chủ yếu) + protein hòa tan (ASTT thể keo: 20- 30mmHg). - ASTT được duy trị ở 1 hằng số → sự tồn tại hồng cầu, ổn định của dịch thể + các quá trình sinh học diễn ra bình thường. Ứng dụng? Số phận của hồng cầu sẽ như thế nào khi ta đặt chúng trong các dung dịch: đẳng trương, ưu trương và nhược trương? 55
  45. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Phản ứng của máu (pH của máu) - pH máu phụ thuộc vào hàm lượng OH- và H+ trong máu. - Máu người có phản ứng kiềm yếu: pH = 7,36 - pH máu động mạch: 7,4 (7,38 - 7,43); pH máu tĩnh mạch: 7,37 (7,35 - 7,40) Khi pH 7,43 nhiễm kiềm dẫn đến co giật và chết. Giá trị pH chỉ thay đổi trong phạm vi nhỏ ± 0,2 đã có thể gây rối loạn nhiều quá trình sinh học trong cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong. 56
  46. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Phản ứng của máu (pH của máu) TT Loài pH TT Loài pH 1 Người 7.36 5 Chó 7.36 2 Ngựa 7.4 6 Gà 7.42 3 Bò 7.5 7 Thỏ 7.58 4 Lợn 7.97 8 Dê 7.49 57
  47. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Yếu tố duy trì cân bằng pH: hệ đệm của máu, thận, phổi + Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/NaHCO3 (KHCO3) VD: thừa acid: HCl + NaHCO3 → NaCl + H2CO3 + - H2CO3 → H + HCO3 HCO3 → H2O + CO2 (phổi thải ra ngoài) Thừa Kiềm: NaOH + H2CO3 → NaHCO3 (Thải bởi thận) + H2O + Hệ đệm Photphat : BH2PO4/B2HPO4 + Hệ đệm Protein: Hb tương là quan trọng nhất - - R-COOH + OH → R-COO + H2O + + Hoặc: R-NH2 + H → R-NH3 58
  48. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.3. Huyết tương Loại protein Tỷ lệ g/1000ml Tỷ lệ % so với thuyết tương Protein toàn phần Pr toàn phần 68 - 72 100 Albumin 42 60 Globulin toàn phần 24 35 Globulin 1 3,5 5 Globulin 2 5 7 Globulin  8 11 Globulin  7,5 11 59 Fibrinogen 2 - 4 4 - 5
  49. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.3. Huyết tương - Huyết tương có độ nhớt: 1,7 - 2,2 -Thành phần huyết tương: 90 - 92% nước 8 - 10% chất khô: P, G, L, hormon, VTM, a. Protein huyết tương muối khoáng, các chất thải, - phân tử lớn, trọng lượng phân tử cao (tính theo Dalton), albumin: 69000, fibrinogen: 340000 v.v - Thành phần và tỷ lệ của các protein huyết tương có ý nghĩa quan trọng. - Ở người tỷ lệ thành phần các protein quan trọng như sau: - Tỷ số Albumin/globulin = hằng số = hệ số protein = 1,7 60
  50. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.3. Huyết tương a. Protein huyết tương - Protein huyết tương ở một số loài động vật Loài Albumin (%) Globulin (%) Lợn 4,4 3,9 Bò 3,3 4,1 Chó 3,1 2,2 Ngựa 2,7 4,6 61
  51. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU a. Protein huyết tương Chức năng 62
  52. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.3. Huyết tương b. Chất hữu cơ không phải protein Chất H/C không phải protein chứa N Loại chất Hàm lượng mg/l Loại chất Hàm lượng mg/l Ure 300 Acid amin TD 500 Uric 45 Creatin, Creatinin 30 Bilirubin 5 Amoniac 2 Chất H/C không phải protein không chứa N Loại chất Hàm lượng g/l Loại chất Hàm lượng g/l Glucose 1 Lipid 5 Cholesterol 2 Phospholipid 1,5 Acid lactic 0,1 Amoniac 2 63
  53. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.3. Huyết tương c. Thành phần Cation và anion của huyết tương Hàm lượng Hàm lượng Cation Anion mg/100ml mg/100ml Na+ 300 - 540 Cl- 360 - 390 + - K 18 - 20 PO4 9,5 - 10,5 2+ 2- Ca 10 SO4 2,2 - 4,5 2+ - Mg 2,5 HCO3 160 Cu2+ 1,8 - 2,0 Iot 0,007 Zn2+ 0,3 Fe2+ 0,1 64
  54. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.3. Huyết tương c. Thành phần Cation và anion của huyết tương - Các chất vô cơ giữ vai trò chủ yếu trong điều hòa áp suất thẩm thấu, điều hòa pH máu và tham gia vào các chức năng của tế bào. - Áp suất thẩm thấu chủ yếu do Na+ và Cl- quyết định (95%), ngoài ra - + ++ còn một số chất khác như: HCO3 , K , Ca , HPO4 , glucose, protein, ure, acid uric, cholesterol, SO4 - Áp suất thẩm thấu giữ nước ở vị trí cân bằng. 65
  55. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Thành phần hữu hình của máu 66
  56. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.4. Hồng cầu HC > 99%  TB máu Hình dạng kích thước  = 7 - 8 m; dày 2-2,5 μm ,1 μm; 67 V= 77 ± 5 μm3
  57. 1m 2 - 2,5 m 68
  58. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU ❖ Thành phần của hồng cầu: Hồng cầu: Hồng cầu có nhiều thành phần cấu tạo khác nhau. HC có màng là màng bán thấm, trên màng có các kháng nguyên nhóm máu. TBC ít cơ quan tử chủ yếu là Hemoglobin. + Nước 63-67% + Chất khô 33-37% (protein 28%, chất chứa N 0,2%, ure 0,02%, G 0,075%, L 0,3%) ❖ Số lượng hồng cầu: Hồng cầu Hồng cầu Loài Loài (triệu/mm3) (triệu/mm3) Lợn lớn 5,0 Bò sữa 7,2 Lợn con 4,7 - 5,8 Dê 14,0 Người BT: 4-5 triệu/mm3 Trâu 4,5 - 5,3 Cừu 8,1 Nam: 5,4 ± 0,3 triệu/mm3 Nghé 5,6 - 6,3 Chó 6,5 Nữ: 4,7 ± 0,3 triệu/mm3 Thỏ 5,8 Gà 3,5 69
  59. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU ❖ Độ bền thẩm thấu của màng hồng cầu Màng hồng cầu có tính bán thấm. Dùng dung dịch NaCl nhược trương có nồng độ khác nhau để xác định sức bền của màng hồng cầu (phương pháp Hamberger). + Nồng độ muối NaCl 0,44% được gọi là sức bền tối thiểu của hồng cầu. + Nồng độ muối NaCl 0,34% được gọi là sức bền tối đa của hồng cầu. + Hồng cầu của người bền trong dung dịch muối NaCl 0,9% ◆ Tốc độ lắng của hồng cầu Chỉ số tốc độ lắng hồng cầu là chiều cao cột huyết tương tính bằng milimét (mm) trong 1 giờ, 2 giờ và 24 giờ. Dùng tốc độ lắng của HC để chẩn đoán về mức độ viêm nhiễm của cơ thể. 70
  60. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.5. Hemoglobin (Hb) 1. Cấu trúc hemoglobin Hemoglobin (huyết sắc tố) - là chromoprotein = 4 nhân hem và 1 phân tử globin. ➢ Hem: - Mỗi Hb có 4 nhân hem, chiếm tỷ lệ khoảng 4%. - Mỗi Hem là một vòng protoporphyrin III kết hợp với ion Fe2+ ở chính giữa. - Sự hình thành Hem: 2 phân tử - cetoglutaric + 1 pt glycin → nhân pyrol. 4 pyrol → protoporphyrin + Fe2+ → Hem. - Hem có thể kết hợp với nhiều chất khác nhau. Hem + globin → Hb Hem + albumin, NH3, pyridin, nicotin → hemochromogen. Hem + NaCl (MT acid) → cloruahem (hemin). 71
  61. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.5. Hemoglobin (Hb) 1. Cấu trúc hemoglobin Globin: + Globin là một protein gồm bốn chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một. + Hemoglobin người trưởng thành bình thường là HbA = 2 chuỗi α + 2 chuỗi β. + Hemoglobin thời kỳ bào thai là HbF = 2 chuỗi α + 2 chuỗi γ. + Người bị bệnh hồng cầu hình liềm: hemoglobin là HbS = 2 chuỗi α + 2 chuỗi β đột biến. 72
  62. Hồng cầu hình liềm Nguyên nhân: Trong mỗi chuỗi  globin, acid glutamic ở vị trí thứ 6 được thay thế bằng valin Đặc điểm của HC hình liềm: - Chúng cứng và có xu thế đóng cục lại, kẹt vào các mạch máu ngăn không cho máu chảy đến các cơ quan, gây tắc nghẽn mạch máu, gây đau, nhiễm khuẩn và tổn thương cơ quan. - Bệnh nhân có số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường do tuổi thọ các tế bào hình liềm thấp, trong khi tủy xương không thể tạo ra hồng cầu mới đủ nhanh để thay thế những tế bào chết đi. - Khả năng vận chuyển O2 của HC Ngoài ra, Hemoglobin C: trên  globin có sự thay thế acid hình liềm kém 73 glutamic ở vị trí số 6 bằng lysin
  63. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU (2). Hàm lượng hemoglobin Loài Hemoglobin g/100ml Loài Hemoglobin máu (g%) g/100ml máu (g%) Nam 13,5 - 18 Lợn 10,6 Nữ 12 - 16 Bò cái 11,0 Trẻ em 14 - 20 Ngựa 13,6 Người trưởng 15 thành TB Ở động vật Hb chứa sắt giống nhau khoảng 0,33%. Cứ 1 nguyên tử gam sắt kết hợp được tối đa 1 phân tử gam O2. Lượng O2 này đủ cho nhu cầu hoạt động bình thường của cơ thể. 74
  64. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU (3). Chức năng hemoglobin - Vận chuyển khí: + Hb + O2  HbO2 (Oxyhemoglobin) 2+ O2 gắn kết lỏng lẻo với Fe tạo phản ứng thuận nghịch. Chiều phản ứng phụ thuộc phân áp O2 . Trong phân tử Hb, oxy không bị ion hoá mà nó được vận chuyển dưới dạng phân tử O2. HbO2 có màu đỏ tươi đặc trưng cho máu động mạch. + Hb + CO2  HbCO2 (Carbohemoglobin). CO2 được gắn với nhóm NH2 của globin. Ðây cũng là phản ứng thuận nghịch, chiều phản ứng do phân áp CO2 quyết định. HbCO2 có màu đỏ thẫm, đặc trưng cho máu tĩnh mạch. 75
  65. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 76
  66. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU (3) Chức năng hemoglobin - Vận chuyển khí: + Hb + CO → HbCO (Carboxyhemoglobin). Ái lực của Hb đối với CO gấp 210 lần đối với O2 Nếu hít phải khí CO thì vấn đề gì sẽ xảy? + Khi máu tiếp xúc với những thuốc hoặc hoá chất có tính oxy hoá, ion Fe2+ trong nhân heme chuyển thành Fe3+ và hemoglobin trở thành methemoglobin không còn khả năng vận chuyển oxy. Methemoglobin khi hiện diện trong máu nhiều sẽ gây triệu chứng xanh tím. Tình trạng này xảy ra khi ngộ độc một số chất dẫn xuất của anilin, sulfonamide, phenacetin, nitroglycerin, nitrate trong thực phẩm - Hemoglobin có tính chất đệm: HHb/KHb. 77
  67. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU ◆ Đời sống của hồngcầu - Thời gian sống: + Hồng cầu sống trung bình khoảng 120 ngày. Hồng cầu già bị tiêu huỷ, các hồng cầu mới được sinh ra. Hồng cầu hình liềm chỉ sống khoảng 10 - 20 ngày. Sự phá hủy hồng cầu: 1. HC già mất tính mềm dẻo → vỡ 2. Hb được thực bào bởi các đại thực bào ở gan, lách và tủy xương 2. Fe2+ được thu hồi vào máu → tủy xương hoặc gan và các mô khác 3. Porphyrin của hem → bilirubin → máu → Gan → mật, tạo ra sắc tố mật. 4. Globin → tủy xương → tái sản xuất HC, hoặc → acid amin → tổng hợp protein khác 78
  68. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU - Sự sản sinh hồng cầu Tế bào gốc Tiền nguyên Nguyên hồng Nguyên hồng Nguyên hồng Hồng cầu Hồng cầu hồng cầu cầu ưa kiềm cầu đa sắc cầu lưới 79
  69. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây thiếu máu, phổ biến là các nguyên nhân dưới đây: • Thiếu vitamin B12 • Thiếu hụt axít folic (folate) – B9. B1 + B5 gây thiếu máu vừa, B6 thiếu máu nặng. • Thiếu sắt – thiếu máu nhược sắc • Thiếu máu tán huyết: do hiện tượng vỡ hồng cầu như: – Thiếu máu tán huyết do thiếu hụt men G6PD (Gluco 6 Phosphate Dehydrogenase) – Thiếu máu tán huyết tự miễn: Cơ thể tự sản xuất ra kháng thể phá hủy hồng cầu – Thiếu máu tán huyết do ký sinh trùng sốt rét – Bệnh lý hồng cầu hình liềm: Đây là bệnh lý di truyền, tạo nên các Hb bất thường và làm biến dạng hồng cầu, làm cho hồng cầu có hình liềm (lưỡi liềm) và dễ vỡ 81
  70. • Các nguyên nhân tại tủy xương: Các ung thư nơi khác di căn đến xương hoặc các bệnh lý ung thư tại tủy xương (ung thư máu, u đa tủy) làm cho tủy xương không thể sản xuất đầy đủ số lượng hồng cầu bình thường. • Các trường hợp ung thư được điều trị bằng hóa trị liệu cũng có thể làm suy tủy xương trong việc sản xuất hồng cầu. • Các bệnh nhân suy thận có thể bị thiếu hormon cần thiết để kích thích tủy xương tạo hồng cầu. Điều trị thiếu máu như thế nào? • Đầu tiên là điều trị các nguyên nhân gây thiếu máu. VD nếu thiếu máu do thiếu sắt, vitamim B12, axít folic thì bổ sung các chất này vào. • Đối với các trường hợp suy thận thì có thể dùng những hormon kích thích tủy xương tạo hồng cầu như epoetin alfa (Procrit, Epogen) • Trong trường hợp thiếu máu nặng thì có thể truyền máu 82
  71. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.6. Bạch cầu ⚫ Cấu tạo và hình dạng bạch cầu - Bạch cầu có kích thước lớn hơn hồng cầu, đường kính trung bình khoảng 9 - 18µm. - Hình dạng không cố định, có khả năng di chuyển theo kiểu amip và có khả năng chui ra khỏi thành mạch. - Tế bào có nhân. -TP cấu tạo: nước, giàu lipid (colesteron, lecithin, mỡ trung tính và acid béo), acid ascorbic, glycogel và các enzym (oxydase, catalase, lipase, amylase, protease, một số chất diệt trùng). 83
  72. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU ⚫ Số lượng bạch cầu Ở người, trong máu lưu thông có khoảng 7000 - 8000/mm3. Trẻ sơ sinh khoảng 20.000/mm3, sau đó giảm dần và ổn định ở 12 tuổi. Sau khi ăn, lao động nặng, tháng cuối thời kỳ mang thai, sau khi sinh bạch cầu hơi tăng. Bạch cầu tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp, viêm hoặc Leukemia. Khi đói, lạnh bạch cầu hơi giảm. Các hormon thyroxin, insulin làm giảm bạch cầu còn adrenalin, folliculin làm tăng. Loài Bạch cầu Loài Bạch cầu (nghìn/mm3) (nghìn/mm3) Lợn lớn 20 Cừu 8,2 Lợn con 15 Chó 9,4 Trâu 13 Thỏ 8 Nghé 12 Gà 30 Dê 9,6 Ngan 30,8 84
  73. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU ⚫ Các loại bạch cầu: + Bạch cầu có hạt, đa nhân: bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa acid. + Bạch cầu không hạt, đơn nhân: Lympho bào và bạch cầu đơn nhân lớn. BC trung tính BC ưa acid BC ưa kiềm 85 Lympho bào Monocyt - BC đơn nhân lớn
  74. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU ⚫ Các loại bạch cầu và chức năng của chúng 1. Bạch cầu có hạt, đa nhân - Chiếm 2/3 bạch cầu tổng số ◆ Bạch cầu trung tính (neutrophil): + Đặc điểm cấu tạo:  = 10 - 15m, nhân chia 3 - 6 thùy, các hạt bắt màu hồng với thuốc nhuộm Giemsa. Hầu hết các hạt bào tương của chúng là lysosome chứa enzyme thuỷ phân. Các hạt khác chứa các protein kháng khuẩn. Ngoài ra, BC hạt trung tính còn chứa các chất oxy hoá mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. BC trung tính chiếm khoảng 65% BC tổng số = 3000 - 6000/mm3 máu. + Chức năng: thực bào tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, các thành phần nhỏ và fibrin, chúng có khả năng thực bào nhanh. Mỗi neutrophil có thể 86 thực bào tối đa 5-25 vi khuẩn.
  75. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1. Bạch cầu có hạt, đa nhân ◆ Bạch cầu ưa acid (eosinophil): + Đặc điểm cấu tạo:  = 10 - 15m, nhân chia 2 thùy, các hạt to bắt màu đỏ với thuốc nhuộm Giemsa. BC ưa acid chiếm khoảng 9% BC tổng số = 100 - 400/mm3 máu. + Chức năng: Bạch cầu hạt ưa acid ít vận động hơn bạch cầu trung tính và thực bào cũng ít tích cực hơn, chúng không thực bào vi khuẩn. BC ưa acid có vai trò khử độc protein lạ nhờ các enzyme đặc biệt trong hạt bào tương. (tập trung nhiều ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu-sinh dục để ngăn chặn các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể). Chúng có thể tiết ra các chất độc ngăn chặn và bao vây đối với ký sinh trùng. Ðặc biệt là các loại sán máng (schistosoma) hoặc giun xoắn (trichinella). Bạch cầu này còn được hấp dẫn đến nơi có phản ứng dị ứng xảy ra, chúng tiết ra các enzyme để chống lại tác dụng của histamine và các chất trung gian khác trong phản ứng dị ứng. Ngoài ra, chúng còn có khả năng thực bào các phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Vì vậy, chúng ngăn cản không 87 cho tiến trình viêm lan rộng.
  76. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1. Bạch cầu có hạt, đa nhân ◆ Bạch cầu ưa kiềm (basophil): + Đặc điểm cấu tạo:  = 10 - 15m, nhân chia 2 - 3 thùy giống hình chữ S, các hạt to bắt màu xanh tím với thuốc nhuộm Giemsa. BC ưa acid chiếm khoảng 0- 1% BC tổng số = 25 - 200/mm3 máu. + Chức năng: BC ưa kiềm rất giống một loại TB khác ở trong tổ chức bên ngoài mao mạch gọi là dưỡng bào (mast cell). BC ưa kiềm và dưỡng bào có thể phóng thích heparin ngăn cản quá trình đông máu và thúc đẩy sự vận chuyển mỡ từ máu sau bữa ăn nhiều chất béo. Các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Do các kháng thể gây phản ứng dị ứng (loại IgE) có khuynh hướng đến gắn trên bề mặt dưỡng bào và bạch cầu ưa kiềm. Khi có sự kết hợp giữa kháng thể này với dị ứng nguyên, dưỡng bào và bạch cầu ưa kiềm sẽ vỡ ra và giải phóng histamine, cũng như bradykinin, serotonin, chất phản ứng chậm của sốc phản vệ (slow-reacting substance of anaphylaxis), enzyme tiêu protein tạo nên bệnh cảnh điển hình của dị ứng. 88
  77. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 2. Bạch cầu không hạt, đơn nhân ◆ Bạch cầu Lympho: + Đặc điểm cấu tạo:  = 5 - 15m, nhân hình tròn hoặc hình hạt đậu, kích thước lớn chiếm gần hết xoang TB và bắt màu đậm. Lympho bào chiếm khoảng 25% BC tổng số = 1500 - 2700/mm3 máu. + Chức năng: bảo vệ cơ thể thông qua các phản ứng miễn dịch. Có 3 loại tế bào lympho là: NK, Lympho B, lympho T. a. Tế bào diệt tự nhiên (NK: natural killer) Các tế bào NK có ở lách, hạch, tuỷ xương đỏ và máu. Chúng thường tấn công các VSV gây bệnh và một số tế bào khối u tiên phát. b. Lympho B: sinh ra ở hạch bạch huyết Bạch cầu lympho B bảo vệ cơ thể bằng đáp ứng miễn dịch dịch thể (qua trung gian kháng thể). Nó chống lại các loại vi khuẩn và một số virus. Khi có các vi khuẩn xuất hiện, lympho B nhận diện kháng nguyên tương ứng và được hoạt hoá. Khi đó nó có khả năng phân bào và biệt hoá thành tương bào (plasma cell). Các tương bào này sẽ sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn đã xâm nhập. Kháng thể tiêu diệt các vi khuẩn hoặc bất hoạt độc tố của chúng. Một số lympho B được sinh ra ở trên không trở thành tương bào mà trở thành lympho B ghi nhớ sẵn sàng đáp ứng nhanh và mạnh khi có cùng loại vi khuẩn xâm nhập lần sau. 89
  78. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU ◆ Bạch cầu Lympho: c. Lympho T : sinh ra ở tuyến ức Bạch cầu lympho T là TB tham gia đáp ứng miễn dịch qua trung gian TB. Lympho T có khả năng chống lại các tác nhân như virus, nấm, TB mảnh ghép, TB ung thư và vài loại VK. Khi có các tác nhân đó xuất hiện trong cơ thể, các lympho T sẽ nhận diện kháng nguyên đặc hiệu với nó và được hoạt hoá. Sau đó chúng trở nên lớn hơn, sinh sản tạo nên hàng ngàn lympho T có thể nhận diện kháng nguyên xâm nhập này. Có 3 loại lympho T chính: * T giúp đỡ (Th: helper): kích thích sự phát triển và sinh sản của các lympho T độc, T ức chế. Th còn kích thích sự phát triển và biệt hoá lympho B thành tương bào. Ngoài ra, Th còn tiết các chất làm tăng cường hoạt động bạch cầu trung tính và đại thực bào. * T độc (Tc: cytotoxic): tiêu diệt trực tiếp các tế bào bị nhiễm tương ứng. Tc cũng tiết các chất khuếch đại khả năng thực bào của đại thực bào. * T ức chế (Ts: suppressor): phát triển chậm hơn, nó có tác dụng ức chế lympho Tc và Th làm cho đáp ứng miễn dịch không phát triển quá mức. Một số lympho T trở thành tế bào T ghi nhớ có khả năng khởi phát một đáp ứng miễn dịch tương tự khi có cùng loại tác nhân gây bệnh (kháng nguyên) xâm nhập nhưng ở mức độ nhanh, mạnh hơn nhiều, gọi là đáp ứng miễn dịch lần hai (đáp ứng miễn dịch thứ cấp). Ứng dụng? 90
  79. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Sự sản sinh và huấn luyện bạch cầu Lympho 92
  80. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Công thức bạch cầu Loại bạch cầu Loài Trung tính Ưa acid Ưa kiềm Lymphocyt Monocyt Người: Nam 66,0 9,1 0,1 22,6 2,2 Nữ 66,5 11,0 0,2 20,0 2,3 Bò 31,0 7,0 0,7 54,3 7,0 Lợn 43,0 4,0 1,4 48,6 3,0 Dê 49,0 2,0 1,0 42,0 6,0 Trâu 39,2 10,0 0,8 45,0 5,0 Gà 27,0 4,0 4,0 59,0 6,0 93
  81. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU 1.7. Tiểu cầu 94
  82. 1.7. Tiểu cầu Tiểu cầu thực chất là một mảnh tế bào được vỡ ra từ tế bào nhân khổng lồ. Sau khi được phóng thích từ tuỷ xương, chỉ có 60-75% tiểu cầu lưu thông trong máu, phần còn lại được giữ ở lách. Số lượng bình thường của tiểu cầu trong máu là 150.000-300.000/mm3. Tiểu cầu tăng khi thức ăn giàu đạm, khi chảy máu và bị dị ứng. Tiểu cầu giảm khi bị thiếu máu ác tính, bị nhiễm phóng xạ Ðời sống tiểu cầu thay đổi từ vài ngày đến 2 tuần. Tiểu cầu có kích thước 2-4μm, thể tích 7-8μm3, không có nhân nhưng bào tương có nhiều hạt. Có 2 loại hạt là: - Hạt alpha chứa PDGF (platelet-derived growth factor) có tác dụng giúp liền vết thương. - Hạt đậm đặc chứa ADP, ATP, Ca++ và serotonin. Ngoài ra tiểu cầu còn chứa các enzyme để tổng hợp thromboxane A2; yếu tố ổn định fibrin, lysosome và các kho dự trữ Ca++. Ðặc biệt, trong tiểu cầu có các phân tử actin, myosin, thrombosthenin giúp nó co rút. 95
  83. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Sự hình thành tiểu cầu 96
  84. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Sự đông máu Quá trình đông máu cùng hiện tượng co mạch tự động tại nơi thương tổn là một cơ chế tự vệ của các hệ thống sống. Các yếu tố Tên thường gọi Các yếu tố Tên thường gọi Yếu tố chống đông hemophilie Yếu tố I Fibrinogen Yếu tố VIII (Yếu tố A) Yếu tố chống đông B (yếu tố Yếu tố II Prothrombin Yếu tố IX Christmas) Yếu tố III Tromboplastin mô Yếu tố X Yếu tố Stuart Tiền tromboplastin huyết tương Yếu tố IV Ion canxi Yếu tố XI (PTA) Yếu tố V Proaccelerin, Ac-globulin Yếu tố XII Yếu tố Hageman (HF) Yếu tố VII Proconvertin Yếu tố XIII Yếu tố ổn định Fibrin (FSF) 97
  85. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Các giai đoạn của quá trình đông máu Quá trình đông máu được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn I: sự hình thành và giải phóng prothrombinase ngoại và nội sinh. Giai đoạn II: sự hình thành thrombin Giai đoạn III: hình thành sợi fibrin và cục máu đông - Co cục máu đông: Ý nghĩa: sự co cục máu đông đã kéo các bờ của thương tổn mạch máu sát vào nhau nên càng làm vết thương được bít kín hơn và ổn định được sự chảy máu. - Tan cục máu đông - Sự hình thành mô xơ Ý nghĩa: sự tan cục máu đông giúp dọn sạch các cục máu đông trong tổ chức và tái thông mạch máu, tạo điều kiện liền sẹo. Đặc biệt nó cũng giúp lấy đi huyết khối nhỏ trong mạch máu nhỏ để tránh tắc nghẽn mạch (thrombisis). 98
  86. ĐÔNG MÁU 100
  87. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Sự chống đông máu trong cơ thể Trong hệ mạch, máu luôn ở thể lỏng là do trong máu có các chất chống đông tự nhiên và do cấu tạo của thành mạch. Một số chất chống đông máu: - Chất kháng thromboplastin, chất kháng thrombin, Heparin, α2-macroglobin, coumarin, muối oxalat, citrat, Các bệnh ưa chảy máu - Thiếu vitamin K: vitamin K rất cần cho sự tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX, X tại gan. Vì vậy, khi thiếu vitamin K sẽ gây xuất huyết. - Bệnh Hemophilia (bệnh ưa chảy máu) + Giảm yếu tố VIII chiếm khoảng 75% trường hợp (bệnh ưa chảy máu cổ điển). + Thiếu yếu tố IX chiếm khoảng 15%. + Thiếu yếu tố XI (tiền thromboplastin huyết tương) chiếm khoảng 5 - 10%. - Bệnh thiếu tiểu cầu (thrombocytopenia) Bệnh thiếu tiểu cầu bẩm sinh do vô sinh tủy xương, do bị nhiễm phóng xạ, thiếu máu ác101tính.
  88. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Nhóm máu Hệ thống nhóm máu ABO Nghiên cứu máu người và động vật, người ta phát hiện: - Trên màng hồng cầu, có hai yếu tố gọi là ngưng kết nguyên A và B. - Trong huyết tương có hai yếu tố gọi là ngưng kết tố α và . Tên nhóm Tỷ lệ % NKT trong huyết NKN trên màng HC máu Da trắng Việt Nam tương A 41 21,5 A  B 9 29,5 B AB 3 6 A và B Không có α và  O 47 43 Không có A, B α và  Ngưng kết tố α kháng ngưng kết nguyên A và ngưng kết tố  kháng ngưng kết nguyên B. Khi A gặp α và B gặp  thì hồng cầu bị ngưng kết. 102
  89. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Phản ứng truyền máu: Khi truyền nhầm nhóm máu, phản ứng truyền máu có thể xảy ra, trong đó hồng cầu của máu người cho bị ngưng kết, rất hiếm khi máu truyền vào ngưng kết hồng cầu người nhận. Các hồng cầu ngưng kết thành từng đám mà có thể bịt kín các mạch máu nhỏ. Vài giờ hoặc vài ngày tiếp theo, sẽ xảy ra tan máu (vỡ hồng cầu). Ứng dụng trong truyền máu - Nguyên tắc truyền máu: + Nguyên tắc chung: Không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau. Như vậy, chỉ được phép truyền máu cùng nhóm. + Nguyên tắc tối thiểu: Khi truyền một lượng máu nhỏ (< 200ml) không để kháng nguyên trên màng hồng cầu của người cho gặp kháng thể tương ứng trong huyết tương người nhận. 103
  90. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Sơ đồ truyền máu Thử phản ứng chéo 104
  91. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Nhóm máu Rhesus Tỷ lệ (%) Tên nhóm Kháng Kháng thể máu nguyên D tự nhiên Âu Mỹ Kinh (VN) Mường Rh+ Có Không 85 99,92 100 Rh- Không Không 15 0,08 0 Kháng thể chống Rh+ không có sẵn tự nhiên trong máu. Kháng thể chỉ sinh ra trong máu người Rh- sau khi nhận nhiều lần một lượng máu có kháng nguyên Rh+. 105
  92. CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU Tai biến do bất đồng nhóm máu hệ Rhesus Trong truyền máu Trong sản khoa 106