Bài giảng Sinh học - Chương 6: Quang hợp

pdf 56 trang phuongnguyen 2030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học - Chương 6: Quang hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_hoc_chuong_6_quang_hop.pdf

Nội dung text: Bài giảng Sinh học - Chương 6: Quang hợp

  1. CHƯƠNG 6 QUANG HỢP
  2. 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUANG HỢP
  3. - Quang hợp: sự tổng hợp vật chất nhờ ánh sáng - Ở thực vật, hoạt động quang hợp xảy ra trong diệp lạp CO2 + H2O [CH2O] + H2O + O2 - Xảy ra qua hai giai đoạn: sáng và tối. + Giai đoạn sáng: ở màng thylakoid, tạo ra ATP và NADH + Giai đoạn tối: ở stroma, dùng ATP và NADH để tổng hợp glucid
  4. Hoạt động quang hợp trong lục lạp
  5. 2. CÁC SẮC TỐ QUANG HỢP
  6. - Có ở màng thylakoid - Hấp thu năng lượng ánh sáng trạng thái kích hoạt phóng thích năng lượng - Sắc tố chính hấp thu năng lượng mặt trời: diệp lục tố - Sắc tố phụ: carotenoid
  7. Cấu tạo diệp lục tố - Gồm hai phần: + Đầu porphyrin: nhân tetrapyrrole vòng + Đuôi hydrocarbon - Có 4 loại diệp lục tố: a, b, c và d.
  8. - Diệp lục tố a: + Có ở thực vật bậc cao, tảo và vi sinh vật quang dưỡng + Hấp thu ánh sáng lam-tím và đỏ + Có màu xanh của lá
  9. Phổ hấp thu của diệp lục tố
  10. - Diệp lục tố b: + Có ở thực vật bậc cao, tảo lục + Thu ánh sáng lam và cam + Phản chiếu ánh sáng màu vàng-lục + Nhóm formyl thay thế cho nhóm methyl ở vòng II - Diệp lục tố c: + Có ở tảo cát, tảo nâu + Không có đuôi phytol - Diệp lục tố d: + Có ở hồng tảo + Nhóm –O-CHO thay thế cho nhóm -CH CH2 ở vòng I
  11. - Carotenoid: + Nhóm sắc tố vàng-cam + Có ở hầu hết các cơ quan quang hợp + Hấp thu chủ yếu ánh sáng lam-lục
  12. Phản ứng quang hóa của phân tử diệp lục tố Phân tử sắc tố hấp thu một quang tử: điện tử đạt đến mức thế năng cao (điện tử bị kích thích) chuyển đến quỹ đạo có năng lượng cao hơn điện tử được kích hoạt trở lại trạng thái căn bản ban đầu
  13. Sự hấp thu photon của điện tử
  14. Có 3 cách giải phóng năng lượng: (a) Phóng thích năng lượng ở dạng nhiệt năng và phát huỳnh quang (b) Phóng thích năng lượng ở dạng nhiệt năng (c) Chuyển điện tử bị kích hoạt sang một phân tử kế cận (phản ứng quang hóa)
  15. Phản ứng quang hóa của phân tử diệp lục tố
  16. 3. CÁC QUANG HỆ THỐNG THU NHẬN NĂNG LƯỢNG
  17. 3.1. Các quang hệ thống (phức hợp có khả năng thu nhận ánh sáng) - Hai quang hệ thống (photosystem): PS I (P700) và PS II (P680) - Mỗi quang hệ thống gồm: + Một cặp phân tử diệp lục tố a hoạt động: trung tâm phản ứng quang hóa + Sắc tố anten: gồm 300-400 phân tử diệp lục tố hoặc có thể có sắc tố phụ + Chất nhận điện tử thứ nhất
  18. Quang hệ thống
  19. - Cặp diệp lục tố a của mỗi trung tâm phản ứng kết hợp với các protein khác nhau khả năng hấp thu ánh sáng khác nhau - Chỉ có diệp lục tố a có khả năng phóng thích điện tử để khởi động phản ứng sáng
  20. 3.2. Chuỗi chuyển điện tử quang hợp - Có sự chuyển quang tử (photon) qua các sắc tố anten (sự truyền năng lượng cộng hưởng) đến diệp lục tố a - Diệp lục tố a phóng điện tử được kích hoạt cho chất nhận thứ nhất - Điện tử này được đưa vào chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp ở màng trong thylakoid
  21. Chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp
  22. Quang hệ thống I và II phối hợp vận chuyển điện tử từ H2O tới NADP+ : Sự hoạt động của hai quang hệ thống tạo nên sơ đồ Z
  23. - ATP được tạo thành song song với chuỗi vận chuyển điện tử - Gradient photon được tạo thành song hành với dòng vận chuyển điện tử và quá trình phosphoryl hoá
  24. 3.4. Sự tạo ATP -H+ được bơm từ stroma và khoảng trong thylakoid (xuyên qua màng thylakoid) sự chênh lệch H+ khuynh độ proton xuyên màng - H+ di chuyển ngược lại qua kênh H+ của ATP synthase ATP synthase được hoạt hoá để xúc tác sự phosphoryl hoá ADP tạo ATP - Chất nhận điện tử cuối cùng là NADH+ - ATP và NADPH của giai đoạn sáng được sử dụng để tổng hợp đường ở pha tối
  25. 4. CHU TRÌNH CALVIN (PHA TỐI CỦA QUANG HỢP)
  26. - Xảy ra không cần ánh sáng - Sử dụng ATP và NADPH để tổng hợp các chất hữu cơ (glucid) - CO2 được thâu nhận để tạo glyceraldehyde-3- phosphate (G3P) - G3P được dùng để tạo glucose và các hợp chất khác
  27. Chu trình Calvin gồm bốn bước: (1)Cố định carbon: ● 3 CO2 + 3 ribulose biphosphate (RuBP) 6 acid 3- phosphoglyceric (3-PAG) ● Enzyme xúc tác: ribulose biphosphate carboxylase/ oxygenase (Rubisco) (2)Phosphoryl hoá và khử: ● Khử 6 phân tử 3-PAG 6 glyceraldehyde 3-phosphate ● Năng lượng từ 6 ATP và 6 NADPH
  28. (3) Phóng thích G3P để tạo glucose: ● 1 G3P được phóng thích ● 5 G3P được giữ lại để tái tạo ribulose bi phosphate ● G3P được tế bào sử dụng để tạo ra glucose cần 2 G3P để tạo 1 glucose (4) Tái tạo RuBP: ● 5 G3P 3 RuBP, cần ATP Để tạo 1 glucose, chu trình Calvin phải thực hiện 6 lần quay vòng
  29. Chu trình Calvin
  30. Tổng kết chu trình Calvin ● 6CO2 + 6 ribulose-5-diphosphate 12 acid phosphoglyceric (APG) ● 12 APG + 12 ATP + 12 NADP 12 triose phosphate + 12 ADP +12H+ + 12 NADP+ + 12Pi ● 10 triose phosphate + 6 ATP 6 ribulose 1,5-diphosphate + 6ADP + 4Pi ● 2 triose phosphate hexose + 2Pi + 6CO2 + 18ATP + 12NADP + 12H C6H12O6 + 18ADP + 18Pi + 12NADP+
  31. 5. QUANG HÔ HẤP
  32. - Nhiệt độ tăng cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng cao - Enzyme Rubisco (Ribulose bisphosphate carboxylase /oxygenase) hoạt động với chức năng oxygenase - Rubisco cố định O2 trên RuBP 1 acid 3-phosphoglyceric (3C) + 1 phosphoglycolate (2C) - Glycolate 2CO2 + nước
  33. Quang hô hấp
  34. 6. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C4 VÀ THỰC VẬT CAM
  35. 6.1. Quang hợp ở thực vật C4 - Sự hoạt động phối hợp của các tế bào diệp nhục và tế bào vòng bao bó mạch - CO2 được đồng hoá thành acid C4 nhờ PEP carboxylase (trong tế bào diệp nhục) - Acid C4 khuếch tán vào vòng bao bó mạch, được khử carboxyl và phóng thích CO2 - CO2 cản hoạt động oxygen hoá và thúc đẩy hoạt động carboxyl hoá của RuBP của Rubisco và đi vào chu trình C3PCR (chu trình Calvin).
  36. Quang hợp ở thực vật C4 xảy ra qua 2 lần cố định CO2: - Lần I: + Xảy ra trong tế bào diệp nhục (nhờ PEP carboxylase) oxaloacetate + Oxaloacetate được khử/ amine hoá khử trong diệp lạp (bởi NADPH) và tạo ra sản phẩm: malate (ở bắp, lúa miến, mía), aspartate (ở Amaranthus, Atriplex, Eragrotis)
  37. - Lần II: xảy ra trong tế bào vòng bao bó mạch (nhờ Rubisco) + Ở cây tạo ra malate: Malate được khử carboxyl (malate dehydrogenase) pyruvate, CO2 và 1NADPH. Pyruvate trở lại tế bào diệp nhục CO2 đi vào chu trình C3PCR nhờ Rubisco và được khử bởi NADPH (C3PCR: C3 photosynthetic carbon reduction cycle)
  38. + Ở cây tạo ra pyruvate: sự khử carboxyl xảy ra trong ti thể Aspartate oxaloacetate (khử amine) Oxaloacetate malate (khử H) nhờ malate dehydrogenase và NAD Malate pyruvate (khử carboxyl) nhờ enzyme malic ti thể
  39. 6.2. Quang hợp ở thực vật CAM (Crassulacean Acid Metabolism) Xảy ra ở những cây thuộc họ Crassulaceae (Kalanchoe, Bryophyllum, Sedum), cây mọng nước và ở vùng khô hạn hay nhiễm mặn. Quang hợp ở thực vật CAM
  40. Gồm 4 giai đoạn chính: - Giai đoạn 1: hoạt động của PEP carboxylase + Xảy ra trong tối + Đường hoà tan hay glucan (tinh bột, cellulose) PEP + PEP acid malic (carboxyl hoá) nhờ PEP carboxylase + Acid malic tích lũy trong không bào
  41. - Giai đoạn 2: hoạt động của PEP carboxylase và Rubisco Tiếp tục cố định CO2 trong một quãng thời gian ngắn (nhờ enzyme PEP carboxylase và Rubisco)
  42. - Giai đoạn 3: hoạt động của Rubisco + Giai đoạn khử acid trong điều kiện có ánh sáng, kéo dài 4 – 8 giờ, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng. + Acid malic pyruvate + CO2 (khử carboxyl) + CO2 được tích lũy với nồng độ cao và được tái cố định nhờ Rubisco + Sản phẩm C3 từ sự khử carboxyl của acid malic sẽ được tích lũy để duy trì cơ chế CAM
  43. - Giai đoạn 4: hoạt động của Rubisco và PEP carboxylase + Khí khẩu mở trở lại + CO2 tiếp tục được cố định (chủ yếu nhờ Rubisco và một phần do PEP carboxylase)
  44. 7. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP
  45. 5.1. Cường độ ánh sáng Một số khái niệm + Điểm bù trừ: điểm mà hoạt động quang hợp cân bằng với hô hấp + Điểm ánh sáng bão hoà (điểm ánh sáng tối hảo cho hoạt động quang hợp): điểm mà trên đó cường độ quang hợp không thể tăng được nữa + Cường độ quang hợp bão hoà - Quang hợp có thể xảy ra ở cường độ ánh sáng rất thấp (dưới điểm bù trừ)
  46. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên hoạt động quang hợp
  47. - Trị số tuyệt đối của sự bão hoà quang hợp thay đổi theo: + Giống cây trồng + Cách trồng + Điều kiện khí hậu - Khi cường độ ánh sáng yếu: hoạt động quang hợp giảm, hoạt đông hô hấp giảm đến điểm bù trừ - Các tia sáng đơn sắc có những ảnh hưởng riêng rẽ trên cường độ quang hợp
  48. 5.2. Nhiệt độ - Thí nghiệm: + Cố định cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 + Thay đổi nhiệt độ cường độ quang hợp thay đổi theo - Tăng nhiệt độ sự đồng hoá glucose tăng theo - Đến một nhiệt độ nhất định (điểm cực đại): sự đồng hoá bắt đầu giảm - Tiếp tục tăng nhiệt độ cây bị chết rất nhanh
  49. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động quang hợp
  50. - Thang nhiệt độ thay đổi tùy theo loài thực vật + Cây vùng ôn đới, nhiệt độ tối thiểu là 5 – 8oC + Cây ở vùng lạnh, nhiệt độ tối thiểu là –30oC - Cây vẫn có thể đồng hoá ở nhiệt độ thấp nhưng hoạt động hô hấp bị giảm đi rất nhiều - Nhiệt độ tối đa cho quang hợp là 40 – 50oC
  51. 5.3. Nước - Là thành phần quan trọng của tế bào - Tham gia vào các hoạt động hoá học trong tế bào - Ảnh hưởng trên sự đóng mở khẩu - Khi cây bị stress nước (khô hạn), tế bào khẩu đóng lại sự thu CO2 giảm cường độ quang hợp giảm
  52. 5.4. CO2 - Thí nghiệm trên tảo xanh Chlorella: + Tăng lượng CO2 từ 0,03% lên đến 1,5%: cường độ quang hợp tăng dần cho đến nồng độ CO2 là 1%, sau đó cường độ quang hợp giảm dần. Nồng độ CO2 1% được coi như điểm bão hoà CO2 - Nồng độ CO2 tối hảo khác nhau tùy theo nhóm thực vật
  53. Ảnh hưởng của nồng độ CO2 lên hoạt động quang hợp
  54. SO SÁNH HÔ HẤP VÀ QUANG HỢP
  55. - Giống nhau: + Có chuỗi chuyển điện tử + Có các phản ứng oxid hoá - khử + Có cơ chế hoá thẩm - Khác nhau: + Trong hô hấp tế bào: điện tử giải phóng năng lượng từ từ trên suốt con đường đi đến O2 + Trong quang hợp: điện tử phải tích lũy năng lượng khi di chuyển từ nước đến glucose nhờ sự nạp năng lượng từ ánh sáng + Quang hợp: quang năng được hấp thu và chuyển thành ATP: quang phosphoryl hóa + Hô hấp: quá trình tạo ATP là oxid hoá phosphoryl hoá