Bài giảng Quyền lực và uy tín của người quản lý

pptx 22 trang phuongnguyen 5121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quyền lực và uy tín của người quản lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_quyen_luc_va_uy_tin_cua_nguoi_quan_ly.pptx

Nội dung text: Bài giảng Quyền lực và uy tín của người quản lý

  1. QUYỀN LỰC VÀ UY TÍN CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ PGS.TS NGÔ MINH TUẤN
  2. NỘI DUNG I. Khái niệm về quyền lực II. Khái niệm chung về uy tín
  3. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC
  4. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC ▪ Khái niệm ảnh hưởng: Ảnh hưởng là sự tác động của một bên lên phía bên kia. - Ảnh hưởng là 1 khái niệm rộng. - Kết quả của nỗ lực ảnh hưởng có thể đã được chủ thể dự kiến trước hoặc ngược lại. - Khi 1 nỗ lực ảnh hưởng của người QL được thực hiện có thể tạo ra kết quả. + Sự tích cực, nhiệt tình tham gia của cấp dưới. + Sự tuân thủ, phục tùng. + Sự kháng cự, chống đối.
  5. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC ▪ Khái niệm quyền lực: Là sức mạnh ảnh hưởng và ràng buộc có tính cưỡng chế buộc cấp dưới phải chấp hành, được pháp luật trao cho trong quá trình QL nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. - Theo nghĩa rộng: Quyền lực là năng lực của chủ thể LĐQL trong việc ảnh hưởng tới khách thể, là sự ảnh hưởng tiềm năng của chủ thể lên thái độ, hành vi đối tượng. - Quyền lực là yếu tố quan trọng trong tạo điều kiện cho người QL nhận được sự tuân thủ của cấp dưới. - Quyền lực tồn tại khách quan, hiểu, biết cách sử dụng thì sẽ có hiệu quả hơn những người không biết hoặc không muốn sử dụng quyền lực. - 3 đặc tính quan trọng của quyền lực + Quyền lực là khả năng ảnh hưởng đến người khác. + Quyền lực trong nhận thức của đối tượng là chủ thể chỉ có khả năng mở rộng và mở rộng tới những người có nhận thức về quyền lực. + Khi quyền lực trong tổ chức đã đạt được, con người có khả năng làm tăng hay giảm quyền lực của mình.
  6. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC • Các loại quyền lực: 1. Theo J.French, B.Raven - Quyền lực pháp lý: dựa trên vị trí chính thức LĐQL trong thứ bậc của tổ chức. - Quyền lực khen thưởng: dựa trên khả năng khen thưởng cho cấp dưới. - Quyền lực cưỡng chế, trừng phạt: người QL có thể bắt cấp dưới phục tùng khi làm cho họ sợ hãi bị trừng phạt. - Quyền lực tham chiếu: dựa trên sự nhận biết, phân biệt với người QL. - Quyền lực chuyên môn: dựa trên tri thức chuyên môn của người QL.
  7. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC • Các loại quyền lực 2. Theo G.A.Yukl - Quyền lực do vị trí xã hội trao cho: quyền hạn chính thức, quyền kiểm soát. - Quyền lực cá nhân: tạo ra bởi tài năng chuyên môn, sự thân thiện, trung thành, sức hấp dẫn, lôi cuốn của bản thân người QL. - Quyền lực chính trị: quyền kiểm soát với quá trình ra QĐ, quyền liên minh, kết nạp, quyền thể chế hóa. - Podsakoff, Schriesheim: quyền lực chuyên môn và quyền lực tham chiếu có tương quan thuận với sự thỏa mãn và thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới. - Student: Quyền pháp lý là căn cứ mạnh nhất để nhân viên phải phục tùng. Tiếp theo là quyền chuyên môn, tham chiếu, khen thưởng và cuối cùng là trừng phạt. - Bachman, Smith: Quyền pháp lý và chuyên môn có tầm quan trọng số 1 và số 2.
  8. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC • Các loại quyền lực Theo Lý An, Lý Dương, người QL cần có phương pháp và nghệ thuật QL. - Phải khống chế có hiệu quả những việc lớn của tổ chức. - Dám QĐ những việc thuộc phạm vi chức trách, quyền hạn của mình. - Thực hiện những quyết sách lớn, trước hết phải có “khí cầu thám không” - Khi đưa ra những quyết sách lớn phải làm tốt việc phối hợp, hiệp đồng trong nội bộ. - QĐ đã được chấp hành không dễ dàng thay đổi. - Học cách trao quyền hợp lý. - Khi trao quyền phải tín nhiệm dưới. - Trao quyền nhưng không buông trôi. - Thực hành QL phân cấp
  9. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC • Các chiến lược ảnh hưởng (Chiến lược sử dụng quyền lực để tác động tới cấp dưới) - Sử dụng chiến lược ảnh hưởng nhằm: + Đạt được sự giúp đỡ của người khác. + Giao việc cho họ. + Đạt được 1 cái gì đó từ cấp dưới. + Hoàn thiện việc thực hiện nhiệm vụ. + Khởi xướng và tạo sự thay đổi. - Chiến lược ảnh hưởng liên quan tới: + Mục đích của việc sử dụng ảnh hưởng + Đối tượng ảnh hưởng + Quan hệ qua lại giữa chủ thể và đối tượng
  10. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC Có các loại chiến lược ảnh hưởng sau: 1. Chiến lược thân thiện: Cách thức làm mọi người nhìn người QL như “1 người tốt” để cấp dưới sẵn sàng thực hiện những yêu cầu của người QL. - Kĩ năng quan hệ giữ vai trò quan trọng. - Chiến lược phù hợp với những người muốn người khác biết đến mình. - Nếu lạm dụng chiến lược này quá mức, những người khác sẽ nghi ngờ. - Người QL cần: + Làm cho người khác thấy người đó là quan trọng + Hành động 1 cách khiêm tốn và công nhận tài năng người khác. + Cư xử thân thiện + Luôn thể hiên sự thân thiện bằng các hành vi phi ngôn ngữ + Làm cho công việc trở nên quan trọng + Yêu cầu 1 cách lịch sự + Chờ đợi đúng lúc để nêu vấn đề + Thông cảm với khó khăn của người khác
  11. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC 2. Chiến lược trao đổi, mặc cả: Mục đích “2 bên cùng có lợi”. Nguyên tắc : cho 1 cái gì đó nhằm đạt được 1 cái khác. - Người QL phải có sự thấu cảm cao với đối tượng - Khi đối tượng làm quen với sự trao đổi thì rất nguy hiểm (chỉ nên áp dụng khi 2 bên có quyền ngang nhau và đều có quyền thưởng cho nhau) - Người QL cần: + Đưa ra phần thưởng cụ thể + Nhắc nhở về những sự việc xảy ra trong quá khứ để rút kinh nghiệm + Có thể phải thực hiện sự hi sinh vào đó + Phải thực hiện sự giúp đỡ + Đưa ra những thay đổi về trách nhiệm và nghĩa vụ
  12. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC 3. Chiến lược đưa ra lý do: đưa ra các thông tin, dữ liệu, chứng cứ để ủng hộ cho ý kiến của mình. - Chủ thể phải chuẩn bị các ý tưởng thật kĩ lưỡng - Người QL cần “khách quan hóa nhiệm vụ” - Có thể gây ra sự phản kháng của đối tượng - Chiến lược thành công phụ thuộc hiểu biết vấn đề, đặc tính cá nhân người QL - Người QL cần: + Đưa ra những phán quyết một cách chi tiết + Đưa ra những thông tin ủng hộ + Giải thích những lý do rõ ràng + Các vấn đề phải được trình bày logic
  13. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC 4. Chiến lược quyết đoán: Tiếp cận trực tiếp, liên quan tới luật lệ, quy định, quy chế hoặc những quan hệ đã được thỏa thuận, cam kết - Được thực hiện bằng kiểm tra công việc cấp dưới, đồng sự xem có thực hiện đúng cam kết không. Thể hiện bằng cách nhắc nhở người khác về những cam kết, thỏa thuận và quy định - Người QL cần: + Kiểm tra HĐ của đối tượng + Đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu cụ thể + Nhấn mạnh sao cho đối tượng có thể nghe được + Đưa ra giới hạn thời gian một cách chặt chẽ + Thường xuyên nhắc nhở + Thường xuyên trích dẫn các thỏa thuận, quy định, quy chế + Thể hiện sự bực tức, không hài lòng
  14. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC 5. Chiến lược tham khảo cấp trên: Sử dụng thứ bậc của cấu trúc quyền lực để hỗ trợ cho những đòi hỏi, mong muốn của người QL. Trước khi nói chuyện với đồng sự về điều cần thay đổi, người QL cần kiểm tra xem liệu sự thay đổi đó có được cấp trên ủng hộ hay không? - Được sử dụng như một chiến lược thứ cấp. Khi đối tượng không tuân thủ đòi hỏi của người QL thì người QL có thể tham khảo ý kiến cấp trên và sẽ nhận được sự ủng hộ của trên - Nhược điểm: Có thể có hậu quả rất nguy hiểm nếu sử dụng thường xuyên dẫn tới phá vỡ các quan hệ công việc, cả cấp dưới và trên sẽ coi thường - Người QL cần: + Đề nghị cấp trên có quy định bắt buộc với mọi người + Đề cập tới nguyện vọng, mong muốn của trên + Trao đổi vấn đề với trên trước
  15. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC 6. Chiến lược liên minh: Sử dụng người khác để hỗ trợ cho người QL. Là chiến lược mang tính chính trị, đòi hỏi có thời gian, nỗ lực, kĩ năng cần phát triển - Thành công của chiến lược phụ thuộc xác định đúng ai, ở vị trí nào thuận tiện nhất cho việc ủng hộ người QL (Liên minh với ai và không liên minh với ai) - Địa điểm hiệu quả cho sử dụng chiến lược là tại các cuộc họp chính thức của tổ chức, nơi các vấn đề đưa ra được ghi nhận chính thức - Là chiến lược có sức mạnh to lớn, có thể đặt người QL vào vị trí ảnh hưởng rất mạnh nếu chọn đúng người liên minh - Nguy hiểm của chiến lược: thường bị xem như một “âm mưu lật đổ”, chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết - Người QL cần: + Đạt được sự ủng hộ của người khác, đồng sự + Cần sử dụng các buổi họp chính thức để trình bày các vấn đề cụ thể
  16. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN LỰC 7. Chiến lược trừng phạt: Rút bỏ những đặc quyền, ưu đãi, tự do, nhấn mạnh về yếu điểm. Mục đích không để cá nhân giữ vị trí của họ nữa. Người QL bắt đầu giám sát HĐ của người đó chặt chẽ hơn (Đối tượng mất quyền tự do trong HĐ) - Được sử dụng với cấp dưới nhưng cũng có thể cả với trên. Người QL có thể chỉ ra cho trên thấy họ sẽ không nhận được sự ủng hộ, cộng tác như hiện nay nữa. Chỉ rõ mình sẽ chỉ thực hiện những gì phải làm theo đúng trách nhiệm, nghĩa vụ chứ không hơn. Cùng có thể gợi ý sẽ báo cáo lên cấp cao hơn. • Tóm lại: - Thành công hay thất bại của QL phụ thuộc vào KN sử dụng các chiến lược ảnh hưởng trong những điều kiện KQ, CQ cụ thể - Các chiến lược ảnh hưởng có tác động trực tiếp tới các biến trung gian như thái độ, hành vi đối tượng. Mức độ ảnh hưởng bị chi phối bởi quyền cá nhân, quyền vị trí của người QL - Các biến trung gian sẽ ảnh hưởng tới biến cuối cùng là thành công hay thất bại của tổ chức và sự thỏa mãn của dưới
  17. II. KHÁI NIỆM VỀ UY TÍN
  18. II. KHÁI NIỆM VỀ UY TÍN 1. Uy tín là gì? - Tiếng Latinh: Uy tín – Autoritas, nghĩa là ảnh hưởng, quyền lực - Uy tín người QL là hiện tượng TLXH hình thành trên cơ sở những giá trị nhân cách và các giá trị XH của người QL, tạo nên sức cảm hóa, thu hút, lôi kéo cấp dưới, được họ thừa nhận, tin tưởng và tuân theo + Là hiện tượng TLXH phản ánh quan hệ người-người trong QL + Hình thành trên cơ sở giá trị nhân cách, giá trị XH + Sức cảm hóa, thu hút, lôi kéo là nội dung của uy tín, lòng tin, sự tín nhiệm là phản ánh KQ của cảm hóa, là hình thức biểu hiện của uy tín + Uy tín cá nhân khác uy tín chức vụ + Uy tín là cụm từ gồm uy và tín + Uy tín được coi là tài sản vô hình
  19. II. KHÁI NIỆM VỀ UY TÍN 2. Các nhân tố tạo nên uy tín quản lý - Một số quan điểm: + Uy tín người QL phụ thuộc vào chính phẩm chất, NL của họ + Uy tín do lợi ích vật chất người QL mang lại cho tập thể + Uy tín phụ thuộc người QL biết làm giàu cho tập thể và cá nhân một cách hợp pháp - Các nhân tố: + KQ; Sự tín nhiệm của Đảng, nhân dân giao cho chức vụ đảm nhiệm; trình độ nhận thức của cấp dưới; truyền thống tập thể; bầu KKTL, uy tín tập thể + CQ: Phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức; NL chuyên môn; các phẩm chất nhân cách đặc trưng Các nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ, trong đó nhân tố CQ có ý nghĩa QĐ
  20. II. KHÁI NIỆM VỀ UY TÍN 3. Phân loại uy tín - Căn cứ vào sự thừa nhận và tôn trọng + Uy tín thật: XD trên sự thừa nhận, tôn trọng của các thành viên Biểu hiện: + Thông tin QL + Kết quả thực hiện QĐQL + Sự tín nhiệm, tự nguyện phục tùng của cấp dưới + Sự đánh giá cao của trên, sự khâm phục của đồng nghiệp thống nhất với sự tín nhiệm, tự nguyện phục tùng của cấp dưới + Việc riêng của người QL được quan tâm với thái độ thiện chí, đúng mực + Luôn được mọi người yêu mến, tôn trọng, giúp đỡ, tin yêu cả khi không giữ chức + Kẻ thù và những người có quan điểm đối lập kính nể, run sợ, khâm phục + Uy tín giả: Không dựa vào năng lực thực sự và đạo đức của người QL Có: Uy tín giả nằm ngoài nhân cách người QL; uy tín giả trong nhân cách người QL
  21. II. KHÁI NIỆM VỀ UY TÍN 3. Phân loại uy tín - Căn cứ vào tính chất của những giá trị phẩm chất và NL + Uy tín tinh thần: Dựa trên nền tảng thế giới quan, phẩm chất đạo đức tinh thần của người QL + Uy tín hành động: Dựa trên tài năng nghề nghiệp, phẩm chất chuyên môn, thái độ với HĐ chuyên môn + Uy tín hình thức: Do địa vị XH mang lại - Căn cứ vào giá trị thực của nhân cách + Uy tín chân thực: Dựa trên giá trị thực của nhân cách + Uy tín biểu kiến: Dựa trên dư luận, địa vị, quyền hành Hai loại trên luôn song song tồn tại, cần làm cho chúng thống nhất với nhau
  22. II. KHÁI NIỆM VỀ UY TÍN 4. Biện pháp cơ bản tạo dựng, nâng cao uy tín - Kiên trì phấn đấu, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ QL - Rèn luyện NL tổ chức, óc thực tiễn, nhạy bén, năng động - Hình thành động cơ, lòng say mê LĐQL, mục tiêu, lý tưởng rõ, nhất quán - Rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức và một số phẩm chất nhân cách cần thiết cho QL * Biện pháp giữ gìn uy tín: - Đánh giá đúng bản thân, không lao vào những lĩnh vực không có khả năng - Biết rút lui đúng lúc - Tự nhận ra những thiếu sót, hạn chế và nhanh chóng sửa chữa