Bài giảng Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030

pdf 240 trang phuongnguyen 3000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quy_hoach_phat_trien_du_lich_tinh_lao_cai_giai_doa.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030

  1. UBND TỈNH LÀO CAI SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH ___ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2015-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Đơn vị tƣ vấn: Công ty TNHH Tƣ vấn & Nghiên cứu VTOCO Tháng 02 năm 2015 0
  2. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU 7 PHẦN MỞ ĐẦU 10 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2015-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 10 2. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 11 3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH 12 3.1. Mục tiêu 12 3.2. Nhiệm vụ 13 PHẦN 1: HIỆN TRẠNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI 14 1. BỐI CẢNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2006-2013 14 1.1. Bối cảnh thực hiện quy hoạch 14 1.1.1. Xu hƣớng phát triển của du lịch thế giới 14 1.1.2.Tình hình phát triển du lịch Việt Nam 15 1.1.3.Những định hƣớng chính trong phát triển du lịch Việt Nam và du lịch vùng trung du, miền núi Bắc Bộ 16 1.2.Vị trí, vai trò của ngành du lịch 17 1.3.Kết quả phát triển du lịch từ năm 2006 - 2013 17 1.4. Thị trƣờng và sản phẩm du lịch 19 1.4.1.Thị trƣờng khách du lịch 19 1.4.2.Sản phẩm du lịch 19 1.5. Thực hiện quy hoạch theo lãnh thổ 20 1.6. Đầu tƣ phát triển du lịch 20 1.7.Quản lý nhà nƣớc về du lịch 21 1.7.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch 21 1.7.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch 21 1
  3. 1.8. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch 22 1.9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch 23 1.10.Nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực du lịch 24 1.11.Đánh giá kết quả hoạt động du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2013 và những bài học kinh nghiệm rút ra 24 1.11.1. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch du lịch Lào Cai giai đoạn 2006-2013 24 1.11.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra 26 2. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI 27 2.1. Tài nguyên du lịch 27 2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 27 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 28 2.1.2.1 Di sản văn hóa phi vật thể 28 2.1.2.2 Di sản vật thể 29 2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch 30 2.2.1. Giao thông 30 2.2.2. Hệ thống điện 30 2.2.3. Hệ thống cấp, thoát nƣớc 30 2.2.4. Hệ thống thông tin liên lạc 30 2.3. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 31 2.3.1. Cơ sở lƣu trú 31 2.3.2.Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống 31 2.3.3.Cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí 31 2.3.4.Các cơ sở, trung tâm thƣơng mại và dịch vụ 31 2.4. Nguồn lực về lao động 32 2.4.1.Hƣớng dẫn viên du lịch 32 2.4.2.Lao động trong các cơ sở kinh doanh lƣu trú, nhà hàng 32 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI 32 2
  4. 3.1.Điểm mạnh 32 3.2. Điểm yếu 33 3.3. Cơ hội 34 3.4. Thách thức 34 PHẦN 2: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 36 1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH 36 1.1. Quan điểm phát triển 36 1.2. Mục tiêu phát triển 36 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 36 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 37 2. DỰ BÁO CÁC PHƢƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 38 2.1. Căn cứ dự báo 38 2.2. Dự báo mức tăng trƣởng du lịch tỉnh Lào Cai 39 2.3. Các chỉ tiêu cụ thể 40 3. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 41 3.1. Sản phẩm và thị trƣờng 41 3.1.1. Định hƣớng sản phẩm du lịch Lào Cai 41 3.1.1.1.Định hƣớng chiến lƣợc phát triển sản phẩm: 41 3.1.1.2.Các dòng sản phẩm (trải nghiệm) chính 41 3.1.1.3.Các dòng sản phẩm (trải nghiệm) hỗ trợ 42 3.1.2. Thị trƣờng 42 3.1.3. Định hƣớng thị trƣờng - sản phẩm 43 3.2. Tổ chức không gian lãnh thổ phát triển du lịch 44 3.2.1. Định hƣớng chiến lƣợc tổ chức không gian phát triển du lịch 44 3.2.2. Phƣơng án tổ chức phát triển du lịch trên địa bàn Lào Cai 45 3.3. Các vùng, tuyến, điểm du lịch 48 3.3.1. Các vùng du lịch 48 3
  5. 3.3.1.1. Vùng 1- Tây Bắc tỉnh Lào Cai (thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa và Bát Xát) 48 3.3.1.2. Vùng 2- Đông Bắc tỉnh Lào Cai (bao gồm Bắc Hà, Si Ma Cai, Mƣờng Khƣơng) 51 3.3.1.3. Vùng 3 - Trung tâm và phía Nam tỉnh Lào Cai (huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn) 52 3.3.2.Các tuyến du lịch 53 3.3.3. Các điểm du lịch 55 3.4. Quỹ đất dành cho phát triển du lịch 60 3.5. Đầu tƣ phát triển du lịch 63 3.5.1. Định hƣớng chiến lƣợc cho đầu tƣ phát triển du lịch 63 3.5.2. Đầu tƣ cải thiện kết cấu hạ tầng 63 3.5.3.Các nội dung đầu tƣ phát triển du lịch 67 3.6. Tổ chức và quản lý phát triển ngành du lịch 67 3.6.1. Định hƣớng chung 67 3.6.2. Khai thác và bảo tồn, phát truyển nguồn tài nguyên du lịch 68 3.6.3. Phát triển dịch vụ du lịch 68 3.6.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch 70 3.6.5. Định hƣớng về tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nƣớc về du lịch 70 3.6.6. Xúc tiến và quảng bá du lịch 71 3.6.7. Các giải pháp cụ thể 71 3.7. Đánh giá tác động môi trƣờng từ hoạt động du lịch 72 3.7.1.Tác động tích cực tới môi trƣờng 72 3.7.2. Tác động tiêu cực tiềm ẩn và nguyên nhân 73 3.7.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trƣờng 73 PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 75 1. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 75 1.1. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 78 4
  6. 1.1.1. Mục tiêu 78 1.1.2. Các giải pháp tổng thể 78 1.1.3. Các giải pháp trọng tâm 79 1.2. Nhóm giải pháp về vốn đầu tƣ 83 1.2.1. Mục tiêu 83 1.2.2. Giải pháp tổng thể 83 1.2.3. Các giải pháp trọng tâm 85 1.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá 89 1.3.1. Mục tiêu 89 1.3.2. Các giải pháp tổng thể 89 1.3.3. Các giải pháp trọng tâm 90 1.4. Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ 91 1.4.1. Mục tiêu 91 1.4.2. Các giải pháp tổng thể 91 1.4.3. Các giải pháp trọng tâm 92 1.5. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý quy hoạch 94 1.5.1. Mục tiêu 94 1.5.2. Các giải pháp tổng thể 94 1.5.3. Các giải pháp trọng tâm 94 1.6. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế 95 1.6.1. Mục tiêu 95 1.6.2. Giải pháp thực hiện tổng thể 95 1.6.3. Các giải pháp trọng tâm 95 1.7. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch 96 1.7.1. Mục tiêu 96 1.7.2. Các giải pháp tổng thể 96 1.7.3. Các giải pháp trọng tâm 97 1.8.Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng và thúc đẩy phát triển sản phẩm 100 1.8.1. Mục tiêu 100 5
  7. 1.8.2. Giải pháp tổng thể 100 1.8.3. Các giải pháp trọng tâm 100 1.9. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 101 1.9.1. Mục tiêu 101 1.9.2. Các giải pháp thực hiện 102 1.9.3. Các giải pháp trọng tâm 102 1.10. Các nhóm giải pháp khác 104 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 104 2.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 104 2.2. Các Sở ban ngành trong Tỉnh 105 2.3. Các địa phƣơng trong Tỉnh 106 2.4. Các hiệp hội du lịch trong Tỉnh 106 2.5. Kiến nghị với Tổng cục Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 106 KẾT LUẬN 1087 PHỤ LỤC 108 Phụ lục 1: Một số chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006- 2013 109 Phụ lục 2: Đánh giá phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2014 . 110 Phụ lục 3: Hiện trạng du lịch Tỉnh Lào Cai qua khảo sát từ khách du lịch 132 Phụ lục 4: Các chỉ tiêu dự báo cụ thể 143 Phụ lục 5: Danh mục đầu tƣ cho hoạt động du lịch Lào Cai giai đoạn 2015- 2030 146 Phụ lục 6: Các bản đồ quy hoạch du lịch tỉnh Lào Cai 152 Phụ lục 7: Kế hoạch thực hiện các chƣơng trình mục tiêu theo thời gian 157 Phụ lục 8: Danh mục một số sản phẩm nông nghiệp có thể phát triển thành các sản phẩm lƣu niệm, hàng hóa cho khách du lịch 160 Phụ lục 9: Hệ thống các điểm du lịch trên địa bản tỉnh Lào Cai 163 6
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Danh mục Biểu đồ Biểu đồ 1: Doanh thu và lƣợng khách du lịch thế giới qua các năm từ 1995- 2013 15 Biểu đồ 2: Số lƣợt khách du lịch tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2013 16 Biểu đồ 3: Lƣợng khách du lịch và doanh thu du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2013 18 Biểu đồ 4: So sánh về doanh thu du lịch giữa mục tiêu của Quy hoạch và kế hoạch hàng năm với thực tế đạt đƣợc trong giai đoạn 2006-2013 25 Biểu đồ 5: So sánh về số lƣợng khách du lịch giữa mục tiêu của Quy hoạch và kế hoạch hàng năm với thực tế đạt đƣợc trong giai đoạn 2006-2013 25 Biểu đồ 6: Lƣợng khách du lịch của tỉnh Lào Cai qua các năm 110 Biểu đồ 7: Doanh thu từ hoạt động du lịch trong giai đoạn 2006-2013 111 Biểu đồ 8: Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch trong giai đoạn 2006- 2013 111 Biểu đồ 9: Số lƣợng cơ sở lƣu trú trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2006-2013 112 Biểu đồ 10: Danh sách 10 quốc gia có số lƣợng khách đến Lào Cai nhiều nhất 132 Biểu đồ 11: Thứ tự mục đích du lịch của khách du lịch tại Lào Cai 132 2. Danh mục Bảng Bảng 1: Các chỉ tiêu dự báo về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai năm 2020 và 2030 40 Bảng 2: Định hƣớng phát triển các thị trƣờng và sản phẩm du lịch Lào Cai 43 Bảng 3: Phân vùng du lịch tỉnh Lào Cai 46 Bảng 4: Giá trị và định hƣớng phát triển các điểm du lịch tại tỉnh Lào Cai 55 Bảng 5: Danh mục quỹ đất dành cho đầu tƣ phát triển du lịch tại tỉnh Lào Cai (phân theo các huyện, thành phố trong Tỉnh) 60 Bảng 6: Nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2015- 2030 67 7
  9. Bảng 7: Các nhóm giải pháp phát triển du lịch tỉnh Lào Cai 71 Bảng 8: Các nhóm giải pháp và các chƣơng trình trọng tâm 75 Bảng 9: Một số chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2013 109 Bảng 10: Số lƣợng lao động trong ngành du lịch tỉnh giai đoạn 2006-2013 112 Bảng 11: Chƣơng trình và sản phẩm du lịch liên kết với khu vực ngoài Lào Cai 114 Bảng 12: Tổng hợp hệ thống đƣờng bộ tỉnh Lào Cai 115 Bảng 13: Hiện trạng hệ thống cấp nƣớc tỉnh Lào Cai 116 Bảng 14: Cơ cấu tài nguyên đất Lào Cai. 118 Bảng 15: Cơ cấu dân số chia theo thành thị và nông thôn ( Đơn vị ‰) 119 Bảng 16: Tỷ lệ tăng dân số tỉnh Lào Cai (Đơn vị tính: %) 120 Bảng 17: Thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2013 121 Bảng 18: Tổng hợp các cơ sở, vật chất ngành y tế Lào Cai tính đến 2013. 122 Bảng 19: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Lào Cai 123 Bảng 20: Di tích, thắng cảnh đƣợc xếp hạng cấp quốc gia ở Lào Cai. 126 Bảng 21: Tài nguyên lễ hội của Lào Cai 128 Bảng 22: Hệ thống chợ của tỉnh Lào Cai 129 Bảng 23: Dữ liệu điều tra mức chi tiêu của khách khi đến Lào Cai 134 Bảng 24: 3 hình ảnh nổi bật nhất khách du lịch ấn tƣợng về Lào Cai 135 Bảng 25: 3 hình ảnh nổi bật nhất khách du lịch ấn tƣợng về Lào Cai phân chia theo từng đối tƣợng khách 135 Bảng 26: Các Tỉnh/Thành phố của Việt Nam đƣợc khách du lịch đánh giá là đối thủ cạnh tranh của Lào Cai 137 Bảng 27: Các nƣớc khác trong khu vực đƣợc khách du lịch đánh giá là đối thủ cạnh tranh của Lào Cai 138 Bảng 28: Các điểm du lịch của Lào Cai đƣợc khách du lịch ƣa thích 139 Bảng 29: 5 Điểm du lịch Lào Cai khách ƣa thích nhất theo từng đối tƣợng 139 Bảng 30: Những vấn đề cần cải thiện để thu hút KDL tới Lào Cai 140 Bảng 31: Các nguồn thông tin khách du lịch nhận biết về Lào Cai 141 8
  10. Bảng 32: Nguồn thông tin nhận biết về Lào Cai theo các đối tƣợng khác nhau 142 Bảng 33: Dự báo lƣợng khách du lịch đến Lào Cai năm 2020 và 2030 143 Bảng 34: Dự báo tổng hợp ngày khách du lịch đến Lào Cai năm 2020 và 2030 143 Bảng 35: Dự báo thu nhập du lịch của Lào Cai đến 2020, 2030 144 Bảng 36: Dự báo nhu cầu vốn đầu tƣ và lƣợng phòng lƣu trú đến năm 2020, 2030 144 Bảng 37: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Lào Cai đến 2020 và 2030 145 Bảng 38: Danh mục đầu tƣ cho hoạt động du lịch Lào Cai giai đoạn 2015-2030 146 Bảng 39: Tập hợp kế hoạch thực hiện các chƣơng trình mục tiêu theo thời gian 157 Hình Hình 1: Hệ thống các tuyến, điểm du lịch tại Lào Cai 46 Hình 2: Cơ cấu dân số Lào Cai 120 Hình 3: Bản đồ thể hiện tài nguyên du lịch Tỉnh Lào Cai 152 Hình 4: Bản đồ hệ thống tuyến du lịch 153 Hình 5: Bản đồ hệ thống các điểm du lịch tỉnh Lào Cai 155 Hình 6: Bản đồ phân vùng khu vực phát triển du lịch tại huyện SaPa 156 9
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2015-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp vào 5% GDP với tốc độ tăng trƣởng hàng năm là 5,4%/năm1. Năm 2013 lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 7,57 triệu lƣợt ngƣời, khách du lịch nội địa là 35 triệu lƣợt ngƣời, doanh thu toàn ngành du lịch là 200.000 tỷ đồng. Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng là nơi phát triển du lịch năng động nhất của thế giới. Trong giai đoạn vừa qua, tuy có những ảnh hƣởng nhất định của suy thoái kinh tế thế giới, tác động tới lƣợng khách du lịch quốc tế, Việt Nam vẫn là một trong những nƣớc có tốc độ tăng trƣởng lƣợng khách cao trên thế giới. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía tây bắc Việt Nam cách Hà Nội khoảng 300km, giáp với các tỉnh Hà Giang, Lai Châu và Yên Bái; là trung tâm của 6 tỉnh biên giới (bao gồm cả Điện Biên), kết nối thành hệ thống 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (cùng với Hòa Bình và Phú Thọ). Tỉnh Lào Cai có 203,5 km đƣờng biên giới giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), với cửa khẩu quốc tế quan trọng là Hà Khẩu. Địa hình Lào Cai chủ yếu là núi, dọc theo dẫy Hoàng Liên, xen kẽ giữa các đỉnh núi cao và thung lũng, tạo ra cảnh quan núi rừng, hang động, thác nƣớc đặc sắc và đa dạng, hệ động thực vật phong phú,những cao nguyên với khí hậu mát mẻ. Lào Cai cũng là nơi sinh sống của 25 dân tộc, chiếm 50% tổng số dân tộc của cả Việt Nam dân tộc, với lối sống và văn hóa đa dạng, giầu bản sắc, hài hòa với thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên và nhân văn đã tạo cho Lào Cai tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Với những tiềm năng của mình từ lâu đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn và quan trọng của Việt Nam, thu hút không chỉ khách du lịch quốc tế mà còn là điểm du lịch “cần đến” đối với khách du lịch nội địa. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Lào Cai, đem lại 11,5%GDP toàn tỉnh. Phát triển du lịch đã trở thành một định hƣớng, một chủ trƣơng quan trọng của tỉnh Lào Cai. Trong công tác quy hoạch năm 2005, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2015, định hƣớng 2020” đã đƣợc chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt tại quyết định số 660/QĐ-UB ngày 03/11/2004. Đây là bản quy hoạch du lịch đầu tiên của Tỉnh Lào Cai với sự hỗ trợ, tƣ vấn của các chuyên gia Pháp. Quy hoạch này đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng và tổ chức phát triển du lịch Lào Cai trong giai đoạn vừa qua. Gần 10 năm sau khi bản quy hoạch lần đầu tiên đƣợc công bố và thực hiện, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và phát triển du lịch của Tỉnh Lào Cai có nhiều thay đổi. Việc mở rộng quy mô của hoạt động du lịch dẫn tới nhiều vấn đề mới, từ nguy cơ suy giảm giá trị tài nguyên du lịch cho tới những thách thức trong việc phát triển bền vững du lịch. Cùng với đó, những biến động của kinh tế, chính trị thế giới và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đã tạo cơ hội mới cũng nhƣ 1Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam tới năm 2020, tầm nhìn 2030. 10
  12. những thách thức mới. Thị trƣờng khách du lịch nội địa tăng trƣởng nhanh chóng, trở thành một thị trƣờng quan trọng, thậm chí dần trở thành chủ chốt với nhiều địa phƣơng trong đó có Lào Cai. Đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài trong lĩnh vực du lịch tạo ra những đột phá mới. Đặc biệt sự phát triển của cơ sở hạ tầng, nhất là đƣờng giao thông làm thay đổi giá trị và khả năng khai thác của tài nguyên du lịch. Đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai khai thông năm 2014 dẫn đến những thay đổi cơ bản trong việc tiếp cận các điểm du lịch tại Lào Cai. Đƣờng cao tốc mới không chỉ làm tăng lƣợng khách du lịch một cách đột biến mà còn làm thay đổi một cách cơ bản cơ cấu, nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch dẫn tới những thay đổi lớn của toàn bộ hệ thống du lịch tỉnh Lào Cai. Tiếp theo đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai là hệ thống đƣờng giao thông cũng nhƣ cơ sở hạ tầng mới. Những cơ hội mới cho phát triển du lịch đƣợc mở ra nhƣng những nguy cơ về sự quá tải, mất cân bằng, phá hủy tài nguyên du lịch, thậm chí là làm suy thoái ngành du lịch tỉnh Lào Cai cũng trở nên nhãn tiền. Trên khía cạnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và các ngành trong tỉnh Lào Cai, vào tháng 7/2014, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là cơ sở quan trọng cho những định hƣớng mới về các ngành trong tỉnh, trong đó có du lịch. Trƣớc những thay đổi lớn trong điều kiện kinh tế, xã hội và phát triển du lịch, nội dung của Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh LàoCai giai đoạn 2006-2015 đã không còn thích hợp. Cần thiết phải có những phân tích, đánh giá lại tổng thể hiện trạng và điều kiện phát triển du lịch tỉnh Lào Cai, từ đó xác định làm tầm nhìn, những mục tiêu, xây dựng những giải pháp quy hoạch và tổ chức du lịch phù hợp với điều kiện mới. Để phát triển du lịch tỉnh Lào Cai trong giai đoạn mới, đáp ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai, tận dụng và phát huy những cơ hội mới của phát triển du lịch Việt Nam và thế giới, thích ứng với chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới, việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn 2030 là việc làm cấp thiết. 2. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc thực hiện trên cơ sở những căn cứ pháp lý sau: - Luật Du lịch năm 2005, sửa đổi năm 2012. - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; - Thông tƣ số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 30/11/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn tổ chức, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu; 11
  13. - Quyết đinh số 1976/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Lào Cai về “Giao kế hoạch danh mục Chuẩn bị đầu tƣ - Thiết kế quy hoạch Đợt 4 - Năm 2013”. - Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 30/03/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020; - Nghị quyết số 21/NQ-HĐND, ngày 07/07/2014 của Hội đồng nhân Nhân dân tỉnh Lào Cai về Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 660/QĐ-UB ngày 03/11/2004 của UBND Tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2010 định hƣớng đến năm 2020”.; - Quyết định số 289/QĐ-TU, ngày 15/11/2011 của Tỉnh Ủy Lào Cai phê duyệt “Đề án Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015”; - Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt “Chiến lƣợc Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. - Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/06/2013; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/07/2013; - Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 30/08/2007; 3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH 3.1. Mục tiêu Cụ thể hoá các chủ trƣơng, định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020 nhằm: - Thực hiện công tác quản lý, phát triển du lịch có hiệu quả và thống nhất trong toàn Tỉnh; - Tạo tiền đề cho việc đầu tƣ phát triển du lịch tại tỉnh Lào Cai một cách hiệu quả và bền vững; - Tạo cơ sở khoa học và pháp lý cho việc quản lý, lập quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch các địa phƣơng trong Tỉnh. 12
  14. 3.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng quy hoạch tổng thể bao gồm: - Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của ngành Du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. - Phân tích, đánh giá các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch, trong đó có đánh giá các chỉ tiêu, những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân so với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2015. - Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn đến năm 2020; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phƣơng án phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Tổ chức không gian du lịch, đầu tƣ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. - Xác định danh mục các khu vực, các dự án ƣu tiên đầu tƣ, nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tƣ, nguồn nhân lực du lịch; định hƣớng thị trƣờng và sản phẩm du lịch; tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch. - Đánh giá tác động môi trƣờng, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trƣờng. - Đề xuất cơ chế, chính sách; giải pháp, mô hình tổ chức quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch. 13
  15. PHẦN 1 HIỆN TRẠNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI 1. BỐI CẢNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2006-2013 1.1. Bối cảnh thực hiện quy hoạch 1.1.1. Xu hướng phát triển của du lịch thế giới Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trên thế giới, đóng góp 9% GDP (gồm trực tiếp, gián tiếp và liên quan) và tạo ra 1/11 tổng số việc làm xã hội toàn thế giới2. Trong 2 thập kỷ gần đây, số lƣợng khách du lịch trên thế giới liên tục tăng và đạt mức lịch sử là 1087 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế trong năm 2013. Số lƣợng khách du lịch nội địa đƣợc ƣớc đoán khoảng 6 tỷ lƣợt trong 1 năm. Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng, nơi có tốc độ tăng trƣởng lƣợng khách cao là 7%, so với mức tăng trƣởng chung của toàn cầu là 4%. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trƣởng lƣợng khách lên tới 9%, là khu vực có tốc độ tăng trƣởng cao nhất thế giới. Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO3 đã dự đoán xu hƣớng phát triển du lịch tới năm 2030 nhƣ sau: - Số lƣợng khách du lịch đạt con số 1,4 tỷ năm 2020 và 1,8 tỷ vào năm 2030; - Tới năm 2030, mỗi ngày có 5 triệu khách đi qua biên giới ra nƣớc ngoài cho các mục tiêu khác nhau nhƣ kinh doanh, giải trí - Tới năm 2015, lƣợng khách du lịch tới các nƣớc đang phát triển sẽ lần đầu tiên vƣợt qua lƣợng khách tới các nƣớc phát triển. Số lƣợng khách du lịch tới các nƣớc đang phát triển sẽ đạt mức trên 1 tỷ ngƣời năm 2030. - Khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng tiếp tục là khu vực có tốc độ tăng trƣởng lƣợng khách đến lớn nhất và cũng sẽ là khu vực có khách du lịch ra nƣớc ngoài (outbound) lớn nhất. - Đông Nam Á sẽ là khu vực tăng trƣởng lƣợng khách tới lớn nhất và Đông Bắc Á sẽ là nơi có lƣợng khách du lịch tới lớn nhất. - Các loại hình du lịch thăm thân, thăm bạn bè, sức khỏe, tôn giáo sẽ tăng nhanh hơn một chút so với khách du lịch giải trí và công vụ. 2 Nguồn: UNWTO hightlights 2014 3 Nguồn: UNWTO hightlights 2014 14
  16. Biểu đồ 1: Doanh thu và lƣợng khách du lịch thế giới qua các năm từ 1995-2013 Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới Ngoài ra, một số xu hƣớng phát triển của du lịch thế giới đang đƣợc ghi nhận bao gồm: - Xu hƣớng tăng cƣờng phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh - Các rào cản hạn chế sự phát triển của du lịch ngày càng đƣợc dỡ bỏ - Du lịch đóng góp ngày càng lớn cho việc xóa đói giảm nghèo - Xu hƣớng hợp tác giữa các thành phần trong du lịch đƣợc mở rộng. 1.1.2.Tình hình phát triển du lịch Việt Nam Du lịch có những bƣớc phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, trở thành một hoạt động phổ biến, một lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam. Số lƣợng khách du lịch tăng trƣởng nhanh qua các năm đặc biệt là khách du lịch nội địa. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, số lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2013 là hơn 7,5 triệu lƣợt ngƣời, khách du lịch nội địa là khoảng 35 triệu lƣợt ngƣời. Tổng thu từ khách du lịch năm 2013 khoảng 200.000 tỷ đồng4, đóng góp 5,6% GDP của Việt Nam. 4 Số liệu thống kê về tổng thu từ khách du lịch qua các năm của Tổng cục du lịch 15
  17. Biểu đồ 2: Số lƣợt khách du lịch tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2013 Nguồn: Thống kê từ Tổng cục du lịch qua các năm Du lịch không chỉ đóng góp nhiều về khía cạnh kinh tế mà còn có nhiều tác động tích cực trong lĩnh vực xã hội, môi trƣờng nhƣ bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng cƣờng sự giao lƣu và hiểu biết giữa các dân tộc, tăng cƣờng năng lực của cộng đồng địa phƣơng. Du lịch cũng đƣợc xem là một công cụ hữu hiệu cho công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển nông thôn, đặc biệt với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 1.1.3.Những định hướng chính trong phát triển du lịch Việt Nam và du lịch vùng trung du, miền núi Bắc Bộ Chiến lƣợc và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2013-2020 tầm nhìn 2030 đƣa ra những định hƣớng cơ bản trong phát triển du lịch Việt Nam là: - Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; - Phát triển theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh; - Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài; - Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng; đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; - Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng các vùng, miền trong nƣớc; tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch. Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ trong đó có tỉnh Lào Cai là một trong 7 vùng du lịch của cả nƣớc có định hƣớng phát triển là: 16
  18. - Sản phẩm du lịch đặc trƣng của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ là du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. - Trong khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ, tỉnh Lào Cai đƣợc xác định là một trong những trọng điểm quan trọng đối với việc phát triển du lịch của khu vực và cả nƣớc. - Thủ tƣớng chính phủ đã đồng ý về chủ trƣơng xây dựng quy hoạch Khu du lịch quốc gia Sa Pa và điểm du lịch quốc gia thành phố Lào Cai. 1.2.Vị trí, vai trò của ngành du lịch Du lịch đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai. Trong hơn 20 năm qua, du lịch tỉnh Lào Cai đã có những bƣớc phát triển mang tính “đột phá”, duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn và toàn diện. Đến năm năm 2013, Lào Cai đã đón hơn 1,26 triệu lƣợt khách du lịch, trong đó có 500.000 lƣợt khách du lịch quốc tế mang lại tổng thu từ khách du lịch đạt 2.250 tỷ đồng.5 Phát triển kinh tế du lịch cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác nhƣ giao thông vận tải; bƣu chính viễn thông, văn hóa, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Du lịch đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân cho ngƣời dân trong Tỉnh, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo; giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc; bảo vệ cảnh quan, vệ sinh, môi trƣờng, trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch đã tạo ra khả năng tiêu thụ, xuất khẩu tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và các địa phƣơng, mở rộng giao lƣu giữa các vùng, miền trong nƣớc và nƣớc ngoài. Du lịch đóng góp đáng kể và ngày một tăng trong việc giải quyết việc làm. Năm 2006,số lƣợng lao động trong lĩnh vực du lịch của toàn tỉnh là 5682 lao động thì đến năm 2013, tổng số lao động trong ngành du lịch là 8.150 lao động (tăng 1,43 lần so với năm 2006). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 20206 du lịch đƣợc xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với các sản phẩm tiêu biểu nhƣ: Du lịch nghỉ dƣỡng, du lịchcộng đồng, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái Với tiềm năng và những đóng góp của du lịch với phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng, du lịch đã đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh (Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV). 1.3.Kết quả phát triển du lịch từ năm 2006 - 2013 Giai đoạn 2006 - 2013 đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của du lịch tỉnh Lào Cai thể hiện qua các chỉ tiêu sau7: 5Theo thống kê du lịch của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2006-2013 6 Phê duyệt theo Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 30/03/2008 7 Xem phụ lục 1 tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá quá trình phát triển của du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006- 2013 17
  19. Về lượng khách du lịch: Trong giai đoạn 2006-2013, tốc độ tăng trƣởng bình quân của tổng lƣợng khách du lịchở mức 12%. Năm 2013, tỉnh đã đón hơn 1,26 triệu lƣợt khách, tăng 2,25 lần so với năm 2006. Một điểm cần chú ý là tăng trƣởng của lƣợng khách quốc tế từ năm 2008 - 2012 có xu hƣớng chậm lại. Tốc độ tăng trƣởng nhanh đƣợc phục hồi vào năm 2013. Trong khi đó lƣợng khách du lịch nội địa tăng nhanh và đều, ngoại trừ năm 2012 giảm so với năm trƣớc. Biểu đồ 3: Lƣợng khách du lịch và doanh thu du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2013 Nguồn: Thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai Về doanh thu từ du lịch: Tổng thu từ khách du lịch của tỉnh Lào Cai liên tục tăng qua các năm, đạt 2.250 tỷ đồng năm 2013, tăng gấp hơn 8 lần so với năm 2006 (280 tỷ đồng). Tổng thu từ khách du lịch tăng do số lƣợng khách du lịch đến Lào Cai tăng đồng thời mức chi tiêu bình quân cũng nhƣ số ngày lƣu trú bình quân của khách tăng qua các năm. Tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành du lịch trong giai đoạn 2006-2013 đạt gần 35%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng GDP của toàn tỉnh (14%). Mức chi tiêu bình quân và số ngày lưu trú bình quân:Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Lào Cai tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2006-2013, đạt xấp xỉ 600.000 đồng năm 2013. Tuy vậy, nếu tính thêm yếu tố trƣợt giá do lạm phát, mức chi tiêu bình quân của khách không có nhiều thay đổi qua các năm. Số ngày lƣu trú bình quân của khách cũng tăng từ 2,9 ngày năm 2006 lên 3,3 ngày vào năm 2013. Số lượng lao động trong ngành du lịch: theo thống kê chính thức, đến năm 2013, tổng số lao động trong ngành du lịch của tỉnh là 8150 lao động, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lƣợng ngƣời trong độ tuổi lao động của tỉnh. Tuy vậy, một số lƣợng lớn 18
  20. lao động tham gia du lịch không chính thức từ việc bán hàng ăn, bán đồ lƣu niệm tới việc sản xuất các sản phẩm cung cấp cho ngành du lịch chƣa đƣợc thống kê đầy đủ. Số lượng cơ sở lưu trú: Số lƣợng cở lƣu trú toàn tỉnh vào năm 2013 là 450 cơ sở và đã tăng lên gần gấp đôi so với năm 2006. Tuy nhiên, số lƣợng cơ sở lƣu trú đƣợc xếp hạng (từ 1 sao trở lên) vẫn còn thấp với 80 cơ sở, chiếm gần 18% số lƣợng cơ sở lƣu trú của tỉnh. 1.4. Thị trƣờng và sản phẩm du lịch 1.4.1.Thị trường khách du lịch - Thị trƣờng khách quốc tế: Chiếm gần 40% tổng lƣợng khách (với 500.000 lƣợt khách). Khách quốc tế đến Lào Cai có trên 72 quốc tịch khác nhau, chủ yếu từ một số thị trƣờng nhƣ: Úc, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia Năm 2013, các thị trƣờng khách có xu hƣớng tăng đó là: Australia, New Zealand, Malaysia Bên cạnh đó các thị trƣờng khách có xu hƣớng giảm là: Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc.8 Nguyên nhân chính khiến một số thị trƣờng khách giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là thị trƣờng khách Châu Âu. - Thị trƣờng khách nội địa: Chiếm 60% tổng lƣợng khách tới Lào Cai và có xu hƣớng tăng nhanh. Nguồn gửi khách nội địa chính là từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Số lƣợng khách du lịch nội địa có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm gần đây khi điều kiện về cơ sở hạ tầng trong đó có điều kiện về giao thông đƣợc cải thiện rõ rệt. Tuyến đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đƣợc đƣa vào lƣu thông sẽ kéo theo một số lƣợng lớn khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến Lào Cai. 1.4.2.Sản phẩm du lịch Tỉnh Lào Cai đã và đang phát triển du lịch theo hƣớng đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch. Một số loại hình du lịch đã đƣợc đƣa vào khai thác và phát triển tốt nhƣ: du lịch thăm quan, nghỉ dƣỡng Sa Pa, Bắc Hà; du lịch sinh thái gắn với Fansipan, rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn ; du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng phát triển mạnh tại Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát; du lịch mua sắm đƣợc phát triển mạnh ở thành phố Lào Cai qua hệ thống các siêu thị, chợ, các khu ẩm thực và tiếp nối với Hà Khẩu - Trung Quốc. Bên cạnh phát triển các sản phẩm du lịch trong tỉnh, việc mở rộng liên kết với các tỉnh lân cận cũng bƣớc đầu đƣợc thúc đẩy. Điển hình là việc liên kết phát triển sản phẩm du lịch về nguồn với Yên Bái và Phú Thọ. Mặc dù đã có những sản phẩm đặc trƣng, thu hút khách du lịch nhƣng liên kết giữa các vùng để tạo các sản phẩm du lịch còn yếu, chƣa phát huy đƣợc các thế mạnh và tiềm năng của địa phƣơng. Hơn nữa, Lào Cai hiện vẫn còn thiếu nhiều các dịch vụ bổ sung nhƣ khu vui chơi, giải trí để kéo dài thơi gian lƣu trú của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa nghỉ dƣỡng. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế. 8 Báo cáo đánh giá giữa kỳ Đề án “ Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015” 19
  21. 1.5. Thực hiện quy hoạch theo lãnh thổ Tính đến năm 2013, Lào Cai đã có 18 điểm du lịch và 8 tuyến du lịch địa phƣơng/cộng đồng đƣợc công nhận và 5 tuyến điểm du lịch địa phƣơng/cộng đồng đang đƣợc thử nghiệm. Tỉnh đã tổ chức quy hoạch du lịch chi tiết tại một số vùng cho phát triển du lịch nhƣ: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn - Văn Bàn đến năm 2020; Quy hoạch sử dụng đất của huyện Si Ma Cai, huyện Văn Bàn và thị trấn Khánh Yên (Văn Bàn) nhằm bố trí quỹ đất cho các hoạt động du lịch và dịch vụ trên địa bàn; Đầu tƣ xây dựng khu bảo tồn động thực vật và cứu hộ Hoàng Liên Sơn thuộc Vƣờn quốc gia Hoàng Liên Sơn; Thực hiện quy hoạch du lịch bản Séo Mý Tỷ, xã Tả Van, huyện SaPa; Quy hoạch điểm du lịch cộng đồng tại Trung Đô - xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) và xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) Đây là cơ sở để phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh của từng khu vực và hình thành sản phẩm đặc trƣng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh ƣu tiên đầu tƣ vào 3 khu du lịch trọng điểm là thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà, trong đó, Sa Pa đƣợc coi là trung tâm phát triển du lịch của địa phƣơng. Năm 2014, Thủ tƣớng Chính phủ đã đồng ý với chủ trƣơng xây dựng quy hoạch Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia và thành phố Lào Cai trở thành điểm du lịch quốc gia. Công tác quy hoạch đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, tuy vậy hiện tại tỉnh vẫn chƣa có các quy hoạch chi tiết về du lịch các huyện, thành phố nhƣ TP Lào Cai, Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên, Văn Bàn đồng thời chƣa có quy hoạch các tuyến, điểm du lịch gắn với các sản phẩm du lịch cụ thể. 1.6. Đầu tƣ phát triển du lịch Trong giai đoạn 2006-2013, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh đã đƣợc quan tâm đầu tƣ và cải thiện đáng kể. Tỉnh đã chú trọng trong công tác đầu tƣ phát triển du lịch bằng cách thu hút các nhà đầu tƣ, tiếp nhận các dự án tài trợ nƣớc ngoài. Số vốn đầu tƣ vào lĩnh vực lƣu trú, nhà hàng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2006-2013 đạt gần 1.000 tỷ đồng9. Trong vòng 3 năm 2011-2013, tỉnh đã thu hút đƣợc trên 20 nhà đầu tƣ đến khảo sát và đăng ký đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch, trong đó có một số nhà đầu tƣ lớn nhƣ: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty du lịch Saigon Đồng thời thu hút đƣợc trên 50 doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch, khách sạn và khu vui chơi giải trí10. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây xuất hiện nhiều dự án lớn đầu tƣ vào du lịch tỉnh Lào Cai. Điển hình là dự án xây dựng cáp treo Fansipan với vốn đầu tƣ là 4.400 tỉ đồng của tập đoàn Sun Group. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hệ thống các cơ sở kinh doanh lƣu trú trên địa bàn tỉnh tăng cả về quy mô và chất lƣợng. Cùng với đó là hệ thống nhà hàng, các sơ sở vui chơi giải trí, trung tâm tƣơng mại đƣợc đầu tƣ phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch. 9 Theo niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2009, 2010, 2012 10 Theo báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào cai giai đoạn 2011-2015” 20
  22. Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã đƣợc cải thiện rõ rệt. Tỉnh đã đầu tƣ, nâng cấp các tuyến đƣờng du lịch thuộc huyện Bắc Hà, hoàn thành tuyến đƣờng Vi- ô-lét thuộc thị trấn Sa Pa, tiếp tục thi công các tuyến đƣờng du lịch Phéc Bủng – Cốc Ly từ nguồn vốn ngân sách và hạ tầng du lịch quốc gia. Cùng với hệ thống đƣờng giao thông đƣợc cải thiện, số lƣợng các phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch cũng đƣợc đầu tƣ cả về chất lƣợng và số lƣợng. Hoạt động đầu tƣ phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đã đƣợc quan tâm và chú trọng nhƣng vẫn còn hạn chế nhất định. Hệ thống các điểm vui chơi, giải trí chƣa đầy đủ và thực sự hấp dẫn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Cơ sở hạ tầng tại các tuyến điểm, đặc biệt là hệ thống nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ là nguyên nhân gây nên tình trạng mất vệ sinh tại các điểm du lịch. Một số tuyến đƣờng giao thông tới các tuyến, điểm du lịch trọng điểm đã xuống cấp, thiếu các trạm dừng chân, ngắm cảnh, điểm trƣng bày và bán sản phẩm du lịch trên tuyến du lịch. 1.7.Quản lý nhà nƣớc về du lịch 1.7.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch đƣợc tỉnh Lào Cai thúc đẩy mạnh. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2015, định hƣớng 2020 đƣợc ban hành năm 2004 là tài liệu quan trọng đƣa ra những định hƣớng và kế hoạch cụ thể phát triển du lịch Lào Cai. Tiếp theo Quy hoạch, để thúc đẩy du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Đề án “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2015” đã đƣợc Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt và đƣa vào triển khai. Nhiều hoạt động đã và đang đƣợc triển khai trên cơ sở đề án này nhƣ lập hồ sơ thuê tƣ vấn nƣớc ngoài quy hoạch khai thác phát triển du lịch văn hóa ruộng bậc thang Sapa; quy hoạch chi tiết du lịch làng bản gắn với di sản văn hóa dân tộc thiểu số tại một số làng bản đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với quy hoạch và phát triển du lịch và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các quy hoạch, kế hoạch quản lý và phát triển du lịch cũng đã và đang đƣợc xây dựng tại các địa phƣơng nhƣ Sapa, Bắc Hà, Bát Xát với nguồn lực của Tỉnh và sự giúp đỡ của các tổ chức nƣớc ngoài. Các nghiên cứu và phát triển các tour, tuyến điểm du lịch đƣợc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch phối hợp với các địa phƣơng tiến hành thƣờng xuyên. Bên cạnh đó, những kế hoạch lớn nhƣ kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh Lào Cai cũng đƣợc tỉnh xúc tiến thực hiện với sự trợ giúp của Tổ chức Phát triển Hàn Quốc (KOIKA). Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các điểm du lịch chủ chốt, các sản phẩm du lịch chủ chốt đƣợc cơ bản hoàn thành trong thời gian tới. 1.7.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch Trong giai đoạn 2006-2013, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 05/2008/QĐ- UBND về “Quy chế quản lý một số hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai”; chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 5/9/2011 về việc “Tăng cƣờng quản lý các hoạt động du 21
  23. lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, cùng với đó là chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/9/2013 về “Cải thiện môi trƣờng văn hóa du lịch của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013- 2015”.Sở cũng đã phối hợp với Sở Tài chính hoàn thiện dự thảo liên ngành hƣớng dẫn biển đăng ký giá kinh doanh lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quyết định số 2734/QĐ-UBND ngày 29/9/2010 của UBND tỉnh và hoàn thiện các danh mục các mặt hàng dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá, kê khai giá trên địa bàn nhằm chấn chỉnh lại một số hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh và tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh trong lĩnh vực du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai đã tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch thông qua việc thành lập Hiệp hội doanh nghiệp du lịch khách Trung Quốc tỉnh Lào Cai, thành lập Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai (9/2013) với 44 doanh nghiệp tham gia.Việc Hiệp hội Du lịch ra đời với mục đích liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và giữ vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nƣớc trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do mới thành lập nên Hiệp hội du lịch của tỉnh vẫn chƣa phát huy hết vai trò của mình. Công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Lào Cai ngày càng phát huy tác dụng trong việc định hƣớng, thúc đẩy, phối hợp và giải quyết các vấn đề phát sinh trong phát triển du lịch. Tuy vậy còn một số tồn tại cần khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch nhƣ công tác phối hợp quản lý liên ngành, các huyện, thành phố còn kém, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ; công tác quản lý chất lƣợng, dịch vụ tại các khu, tuyến, điểm du lịch còn chƣa đáp ứng yêu cầu; tình trạng du khách bị bắt chẹt, ép giá vận chuyển, nâng giá các dịch vụ ăn, nghỉ vẫn còn tồn tại; một số hiện tƣợng nhƣ chèo kéo, đeo bám khách, bán hàng rong vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để; việc cập nhật thông tin về các tuyến điểm du lịch mới đến các công ty và khách du lịch còn chậm; việc tiếp xúc, gắn kết với các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế . 1.8. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch bắt đầu đƣợc chú trọng triển khai và bƣớc đầu thu đƣợc hiệu quả. Nhiều công cụ quảng cáo, truyền thông, xúc tiến đƣợc triển khai bao gồm: - Pa-nô, áp phích ngoài trời: đƣợc xây dựng tại một số cửa ngõ của các trung tâm du lịch chính. Tuy vậy số lƣợng chƣa nhiều và chƣa thực sự thống nhất về nội dung. - Ấn phẩm quảng cáo: một số sách hƣớng dẫn, tập gấp, bản đồ nhƣ sách ảnh “Hƣớng dẫn du lịch Lào Cai”, bản đồ du lịch Lào Cai, tờ rơi giới thiệu về du lịch Lào Cai đã đƣợc tổ chức in ấn và phát hành, chủ yếu phục vụ cho các chƣơng trình thúc đẩy du lịch cụ thể (nhƣ chƣơng trình xúc tiến du lịch Về nguồn của 3 tỉnh Tây Bắc). - Hoạt động tuyên truyền với các phương tiện truyền thông: truyền thông tại Lào Cai thông qua các phƣơng tiện nghe nhìn và Báo Lào Cai đƣợc thực hiện với sự phối hợp của Sở Thông tin và Truyền thông. Tin, bài, hình ảnh đƣợc thƣờng xuyên cập nhật thông qua các chuyên mục, chuyên đề du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du 22
  24. lịch đã phối hợp với nhiều cơ quan thông tấn báo chí của Trung ƣơng để xây dựng những tƣ liệu quảng bá cho du lịch Lào Cai nhƣ đài VOV, VTC 14, VTV4 - Tổ chức quảng bá trực tuyến: hiện có hai trang web chính thức giới thiệu về du lịch Lào Cai đang hoạt động là www.sapa-tourism.com (tiếp nhận từ dự án của vùng Aquitaine - Cộng hòa Pháp) và www.dulich.laocai.vn do Trung tâm Thông tin Du lịch quản lý. Hai trang web này đƣợc thiết kế khá hiện đại, nhất là trang web www.dulich.laocai.vn mới đƣợc khai trƣơng vào tháng 3/2014. Một trang web khác là www.dulichtaybac.vn đƣợc xây dựng với sự hỗ trợ của tổ chức SNV và Chƣơng trình Phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội (ESRT). Tuy vậy thông tin tra cứu trên website còn chƣa phong phú, hệ thống tra cứu thông tin du lịch phục vụ cho nhu cầu tra cứu trực tiếp còn hạn chế. - Tham gia các hội chợ: hoạt động tuyên truyền đƣợc thực hiện tại các hội chợ trong nƣớc và quốc tế nhƣ Hội chợ EXPO Hà Nội, Hội chợ xuất nhập khẩu quốc tế Côn Minh - Trung Quốc, Hội chợ Du lịch tại Hà Nội. - Xây dựng các trung tâm thông tin du lịch: hệ thống các nhà du lịch Sa Pa, Bắc Hà, quầy thông tin Ga Lào Cai hoạt động tốt, đƣợc bài trí chuyên nghiệp. - Tổ chức các sự kiện và liên kết du lịch: bao gồm một số các sự kiện thƣờng niên nhƣ chƣơng trình leo núi Fansipan; Giải đua ngựa Bắc Hà ; các chƣơng trình du lịch liên kết khu vực nhƣ: chƣơng trình hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc Mở rộng, chƣơng trình "Du lịch về cội nguồn" (hợp tác giữa 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ) Tuy vậy các hoạt động xúc tiến chƣa đƣợc thực hiện một cách có hệ thống, có chiến lƣợc, mục tiêu và thị trƣờng rõ ràng. Việc đầu tƣ cho hoạt động xúc tiến cũng còn hạn chế. 1.9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều sự phối hợp với các tổ chức nƣớc ngoài nhằm nâng cao năng lực hoạt động du lịch của tỉnh cũng nhƣ thúc đẩy hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Điển hình trong số này là hợp tác với EU trong phát triển du lịch có trách nhiệm tại 8 tỉnh Tây Bắc; hợp tác với tổ chức ILO trong việc nâng cao năng lực cho Trung tâm thông tin du lịch Lào Cai, xây dựng hệ thống biển giới thiệu chức năng thông tin du lịch, in tờ rơi quảng bá tại khu trƣng bày và bán thổ cẩm ; hợp tác với SNV trong việc tổ chức 02 khóa đào tạo thí điểm về nghiệp vụ lƣu trú tại gia và thuyết minh viên du lịch cộng đồng tại Sa Pa ; hợp tác với Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha trong việc phát triển du lịch cộng đồng; Phối hợp với AFD trong Phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học; hợp tác với vùng Aquitaine-Cộng hòa Pháp trong việc quy hoạch đô thị và du lịch Sa Pa; hợp tác với vùng Vancouver - Canada trong các hoạt động nghiên cứu, quy hoạch và phát triển du lịch cộng đồng Các hợp tác này có nhiều hiệu quả trong việc phát triển sản phẩm du lịch, quản lý du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch. 23
  25. 1.10.Nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực du lịch Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Lào Cai có những bƣớc phát triển rõ rệt trong những năm qua nhờ vào những hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc thúc đẩy. Trong giai đoạn 2006-2013, Tỉnh đã tăng cƣờng trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực với các tổ chức SNV, EU, ILO bằng việc triển khai nhiều chƣơng trình đào tạo chuyên ngành khách sạn, lữ hành, tiếng Anh, tiếng Pháp; liên kết với các trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Mở Hà Nội, Trƣờng cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trƣờng Hoa Sữa tổ chức các khóa bồi dƣỡng nghiệp vụ, đào tạo nghề trong lĩnh vực du lịch. Từ năm 2011-2013 số lƣợng học viên đã đƣợc các Trƣờng, Trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo các nghề về nghiệp vụ du lịch với tổng số 1068 học viên, cụ thể: Nghiệp vụ hƣớng dẫn du lịch: 208 học viên; Kỹ năng du lịch cộng đồng: 658 học viên; Kinh doanh thƣơng mại: 60 học viên; Nghiệp vụ buồng bàn khách sạn: 142 học viên11. Tuy vậy, do việc phát triển nhanh chóng của quy mô và những đòi hỏi về nâng cao chất lƣợng của du lịch tỉnh Lào Cai, nguồn nhân lực du lịch Lào Cai vẫn còn yếu và thiếu so với yêu cầu, đặc biệt là lực lƣợng lao động có kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm, lực lƣợng lao động quản lý. Các cơ sở đào tạo về du lịch của tỉnh còn non trẻ, thiếu giáo viên, các chƣơng trình đào tạo và cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế. 1.11.Đánh giá kết quả hoạt động du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2013 và những bài học kinh nghiệm rút ra 1.11.1. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch du lịch Lào Cai giai đoạn 2006-2013 Đánh giá chung, du lịch tỉnh Lào Cai đã đạt đƣợc nhiều mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2006-2015. Hệ thống ngành du lịch tỉnh Lào Cai đã đƣợc hình thành rõ nét kể cả về hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các tuyến điểm (nhƣ tại Sapa, Bắc Hà, Thành phố Lào Cai ), sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú (du lịch cộng đồng, sinh thái, văn hóa, mạo hiểm), thị trƣờng khách du lịch đƣợc mở rộng. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch cũng đang dần đƣợc thúc đẩy với sự đa dạng của các hoạt động và hình thức. 11 Số liệu từ Sở Lao động thƣơng binh xã hội 24
  26. Biểu đồ 4: So sánh về doanh thu du lịch giữa mục tiêu của Quy hoạch và kế hoạch hàng năm với thực tế đạt đƣợc trong giai đoạn 2006-2013 Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Các mục tiêu về tổng thu từ khách du lịch và số lƣợng khách về cơ bản đều đạt và vƣợt so với kế hoạch đặt ra. Trong giai đoạn 2006-2013, lƣợng khách du lịch đến Lào Cai đều vƣợt mức kế hoạch đặt ra qua các năm. Chỉ riêng 2 năm 2009, 2013 do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, lƣợng khách du lịch đến tỉnh đều ít hơn so với kế hoạch. Biểu đồ 5: So sánh về số lƣợng khách du lịch giữa mục tiêu của Quy hoạch và kế hoạch hàng năm với thực tế đạt đƣợc trong giai đoạn 2006-2013 Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu 25
  27. Bên cạnh những thành tích đạt đƣợc trong phát triển, du lịch của tỉnh Lào Cai vẫn còn những hạn chế nhƣ: - Công tác quản lý quy hoạch ở cấp Tỉnh, đặc biệt là việc phối hợp giữa các ban ngành, địa phƣơng chƣa thực sự hiệu quả dẫn tới những mâu thuẫn trong xây dựng và khai thác khoáng sản, thủy điện ảnh hƣởng tới phát triển và phát triển bền vững của du lịch. - Từ quy hoạch thiếu những chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy du lịch nhƣ chính sách hỗ trợ và khuyến khích cụ thể nhƣ những chính sách phát triển du lịch cộng đồng. - Sản phẩm tour, tuyến du lịch chƣa rõ nét; các sản phẩm du lịch chƣa đa dạng, phong phú; thiếu những sản phẩm phục vụ nhu cầu của các đối tƣợng khách du lịch mới, đặc biệt là khách du lịch nội địa - Hệ thống chỉ dẫn và xúc tiến du lịch chƣa thực sự hiệu quả và thân thiện với khách du lịch. Thiếu những định hƣớng chính sách quảng bá xúc tiến rõ ràng. - Tuy hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực có nhiều bƣớc phát triển nhƣng chƣa đạt đƣợc mục tiêu về chất lƣợng. - Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho phát triển bền vững trong khi đây chính là mục tiêu cơ bản của quy hoạch 1.11.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra Từ việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch một số bài học kinh nghiệm rút ra là: - Cần có những chỉ đạo sâu sát và tổng thể của lãnh đạo cấp cao, từ Trung ƣơng tới địa phƣơng trong việc thực hiện các mục tiêu của quy hoạch, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững. - Quy hoạch và chính sách về du lịch cần đi trƣớc một bƣớc, công tác quy hoạch cần đƣợc thúc đẩy tới cấp huyện một cách nhanh chóng. - Cần đầu tƣ thỏa đáng cho công tác quản lý và quảng bá. Cần xác định du lịch là một ngành kinh tế và phải đầu tƣ để phát triển. - Cần tăng cƣờng vai trò của khu vực tƣ nhân và xã hội hóa. Đây là điều kiện cơ bản cho việc phát triển du lịch với quy mô lớn nhƣ tại tỉnh Lào Cai. Để thực hiện việc này đòi hỏi thay đổi từ cách tiếp cận với khu vực tƣ nhân, xây dựng các cơ chế hợp tác tới việc đƣa ra các giải pháp cụ thể kêu gọi hợp tác và phát triển. - Cần tăng cƣờng công tác truyền thông bao gồm từ truyền thông cộng đồng cho phát triển du lịch tới truyền thông đại chúng trong nƣớc nhằm thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch bền vững. 26
  28. - Nâng cao năng lực là khâu then chốt, kể từ việc nâng cao nhận thức của ngƣời dân và cộng đồng về phát triển du lịch bền vững tới việc nâng cao năng lực quản lý chuyên môn du lịch. - Cần phát triển du lịch một cách bài bản và chuyên nghiệp, kể từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch, định hƣớng phát triển tới việc phát triển kinh doanh du lịch. 2. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI 2.1. Tài nguyên du lịch 2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên - Về vị trí địa lý: Lào Cai là một trong sáu tỉnh có biên giới chung với Trung Quốc.Đặc biệt, tỉnh có cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cửa ngõ giao thƣơng với Trung Quốc, là cầu nối trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vị trí này thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu cũng nhƣ thuận lợi cho phát triển du lịch. Qua Lào Cai là con đƣờng ngắn nhất thu hút khách từ các tỉnh phía Tây nam Trung Quốc nằm sâu trong nội địa đi du lịch tại các vùng biển Tiếp giáp với Lào Cai là tỉnh Vân Nam – Trung Quốc giàu tiềm năng phát triển du lịch thu hút khách du lịch trong nƣớc và nƣớc thứ ba. - Về địa hình, địa mạo, cảnh quan: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, có những đỉnh núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi, những vùng triền núi thấp và trung bình và nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Đặc biệt Lào Cai có đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m cao nhất Việt Nam. Địa hình núi cao tạo nên những cảnh quan núi rừng hùng vĩ và hấp dẫn, những vách đá, đỉnh núi hiểm trở, hang động, thác nƣớc và trên nền địa hình nhƣ vậy là thảm động thực vật đặc hữu, có giá trị cao để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm. - Về khí hậu: Địa hình đa dạng tạo ra những vùng khí hậu khác nhau trong tỉnh Lào Cai. Đặc biệt tại các vùng núi cao nhƣ Sa Pa, Simacai, Bát Xát, Bắc Hà có thời tiết mát mẻ vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 15oC - 20oC (riêng Sa Pa từ 14oC -16oC và không có tháng nào lên quá 20oC). Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 23oC - 29oC. Điều kiện khí hậu tạo cho Lào Cai trở thành một điểm du lịch nghỉ dƣỡng lý tƣởng, đặc biệt đối với khách du lịch nội địa. Ngoài ra, thời tiết khí hậu Lào Cai cũng thuận lợi cho việc phát triển một số loại cây ăn quả ôn đới và dƣợc liệu đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách - Hệ thống động thực vật: Lào Cai có tài nguyên rừng phong phú phân bổ theo các địa hình khác nhau, với nhiều loại gỗ quý nhƣ: bách xanh, thiết xam, thông tre, thông đỏ, bách tùng, dẻ tùng; các dƣợc liệu quý nhƣ: thảo quả, tô mộc, sa nhân, đƣơng quy, đỗ trọng; nhiều loại hoa, quả, rau mang hƣơng vị rất riêng. Đặc biệt, Vƣờn quốc gia Hoàng Liên Sơn đƣợc đánh giá là một trong những điểm nóng đa dạng sinh học trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của khu vực Đông Dƣơng với 2.847 loài thực vật bậc cao, thuộc 1.064 chi của 229 họ, trong 6 ngành thực vật đã 27
  29. đƣợc phát hiện Hệ động vật tại Lào Cai cũng phong phú với 555 loài động vật có xƣơng sống trên cạn, 304 loài bƣớm và 89 loài côn trùng với 60 loài động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam nhƣ: sơn dƣơng, cheo, nai, hoẵng và có một số động vật đặc hữu nhƣ: gà lôi tía, khƣớu đuôi đỏ, rắn lục sừng 12 Sự đa dạng và phong phú của hệ động thực vật là một tài nguyên du lịch lớn, thu hút các đối tƣợng khách sinh thái, khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu. 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Dân số Lào Cai hiện tại có trên 60 vạn ngƣời với 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó trong đó dân tộc thiểu sốchiếm 64,09% dân số toàn tỉnh,dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít ngƣời Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí, Đa dạng về văn hóa và giàu có bản sắc các dân tộc là đặc điểm nổi bật của Lào Cai. Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể. Các dân tộc vùng cao với bản sắc văn hóa truyền thống là sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn khách du lịch đến Lào Cai, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. 2.1.2.1 Di sản văn hóa phi vật thể13 - Tập quán canh tác: Ở vùng thấp, ngƣời Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai khẩn các thung lũng ven sông, ven suối, sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nƣớc. Ở rẻo giữa, ngƣời Kháng, La Ha, Phù Lá tạo nên văn hoá nƣơng rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng.Ở vùng cao, ngƣời H’Mông, Hà Nhì, Dao khai khẩn các sƣờn núi thành ruộng bậc thang. Những thửa ruộng bậc thang nằm dọc theo những sƣờn núi cao tạo ra những cảnh quan đặc sắc thu hút khách du lịch.Việc khai khẩn làm ruộng bậc thang và chăm sóc cây trồng đƣợc sử dụng bằng những kỹ thuật làm ruộng truyền thống, có từ hàng ngàn năm lịch sử, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. - Bản làng dân tộc thiểu số: Bản sắc văn hóa của các dân tộc đƣợc thể hiện rõ nét trong đời sống hàng ngày tại các bản làng. Đây chính là các điểm điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nƣớc nhƣ Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ, Giàng Tả Chải, Sử Pá, Bản Khoang, Cát Cát (Sa Pa), Bản Mế, Cán Cấu (Si Ma Cai), Mƣờng Hum, Y Tý (Bát Xát) Kiến trúc nhà ở của các dân tộc tại các bản làng dân tộc cũng tạo ra nét hấp dẫn riêng với du khách nhƣ: nhà Trình Tƣờng của ngƣời Hà Nhì, nhà truyền thống của ngƣời Mông, Tày - Nghề thủ công truyền thống: nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Lào Cai khá phong phú và đa dạng nhƣ: nghề thổ cẩm của ngƣời Thái, Dao, Tày, Nùng, Mông, Hà Nhì , nghề rèn đúc của ngƣời Mông, nghê đan của ngƣời Kháng, Hà Nhì, Phù Lá, La Ha, nghề trạm khắc bạc của dân tộc Mông ở San Sả Hồ (Sa Pa), nghề Chàng slaw của ngƣời Nùng Dín ở Mƣờng Khƣơng, nghề làm đồ trang sức của ngƣời Dao, Nùng, nghề đan lát của ngƣời Xá Phó (Thành phố Lào Cai, Sa Pa, Văn Bàn, 12 Theo cổng thông tin điện tử Vƣờn quốc gia Hoàng Liên Sơn 13 Phân loại dựa trên Luật di sản 2001; Thông tƣ 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đƣa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 28
  30. Bảo Yên), tranh cắt giấy của ngƣời Nùng ở Mƣờng Khƣơng, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bảo Thắng - Nghệ thuật trình diễn dân gian: nghệ thuật âm nhạc dân gian của Lào Cai rất đa dạng và phong phú. Chỉ tính riêng nhạc khí, Lào Cai đã có đủ 10 họ với 11 chi với các thể loại của các nhóm dân tộc khác nhau. Về nghệ thuật ca múa, Lào Cai có khoảng gần 100 điệu múa khác nhau thuộc nhiều thể loại nhƣ: múa khèn của ngƣời Mông, múa dân vũ của ngƣời Tày, múa xòe của ngƣời Thái cùng rất nhiều làn điệu dân ca và nghệ thuật biểu diễn: hát then, hát lƣợn, hát giao duyên - Tri thức văn hóa dân gian: Với 25 dân tộc sinh sống trên địa bàn, hệ thống tri thức văn hóa dân gian của tỉnh rất đa dạng từ nghệ thuật ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng nhƣ Thắng cố của ngƣời Mông, xôi bảy màu của ngƣời Nùng , dƣợc học cổ truyền với bài thuốc lá tắm của dân tộc Dao, các bài thuốc dân gian của các dân tộc thiểu số ; trang phục truyền thống của các dân tộc cũng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt với du khách nhƣ: trang phục của ngƣời Mông, Dao, Thái Ngoài ra, các tri thức dân gian khác nhƣ: truyện cổ tích, thần kỳ, trƣờng ca, thơ, thành ngữ cũng rất phổ biến trong nhiều dân tộc của tỉnh Lào Cai. - Lễ hội truyền thống: Lào Cai có khoảng 20 lễ hội14 trong đó có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch nhƣ: Lễ hội bảo vệ rừng của dân tộc Nùng (Mƣờng Khƣơng), Lễ hội “Gặt Tu Tu” của dân tộc Hà Nhì tại Y Tý (Bát Xát), Hội cốm của dân tộc Tày (Bảo Yên) Lễ tết “Nhảy” của ngƣời Dao đỏ ở Tả Phìn, Hội cấp sắc của ngƣời Dao ở Long Phúc, Long Khánh (Bảo Yên)Hội Lồng tồng, Hội Xuống đồng của ngƣời Giáy, Hội xuân đền Thƣợng, lễ hội đền Bảo Hà - Chợ phiên vùng cao: các phiên chợ vùng cao cũng là những hoạt động đặc sắc về văn hóa hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nƣớc. Ngoài các hoạt động trao đổi hàng hóa, thì chợ còn là nơi gặp gỡ, tìm hiểu và sinh hoạt hoạt văn hóa của các dân tộc. Một số chợ vùng cao nổi tiếng của Lào Cai nhƣ: Chợ tình Sa Pa, Chợ Cốc Ly, chợ phiên Bắc Hà, chợ Cán Cấu - Tôn giáo, tín ngưỡng: việc thờ cúng tổ tiên và thần bản mệnh chiếm vị trí quan trọng. Các tín ngƣỡng dân gian chịu ảnh hƣởng của tam giáo (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo), sự đan xen tam giáo với tín ngƣỡng dân gian đã tạo diện mạo mới trong đời sống tinh thần của các dân tộc ở Lào Cai. 2.1.2.2 Di sản vật thể Di tích lịch sử văn hóa: Lào Cai khá phong phú về các di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ Hiện tại, Lào Cai đã có 28 di tích đƣợc xếp hạng trong đó có 17 di tích đƣợc công nhận là di tích cấp quốc gia, 11 di tích đƣợc công nhận là di tích văn hóa cấp Tỉnh. Đến nay đã phát hiện đƣợc 17 di chỉ văn hóa Đông Sơn ở lƣu vực sông Hồng các huyện Bát Xát, Mƣờng Khƣơng, Bảo Thắngvà thành phố Lào Cai; phát hiện thấy nhiều hiện vật thuộc hang Mã Tuyển thuộc giai đoạn hậu kỳ Pleistocene - Cách Tân Ngoài hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, Bảo tàng Lào Cai đang lƣu giữ hơn 14.000 cổ vật, hiện vật, trong đó có nhiều cổ vật, hiện vật quý giá. Nếu đƣợc 14 Theo thống kê trên trang Lễ hội, mạng thông tin văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 29
  31. chú trọng đầu tƣ và khai thác hiệu quả, Bảo tàng Lào Cai có thể trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh. 2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch 2.2.1. Giao thông - Đường bộ:Hiện có 04 tuyến đƣờng quốc lộ đi qua bao gồm: quốc lộ 70, 4D, 4E, 279 kết nối Lào Cai với các tỉnh lân cận. Đặc biệt, đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai với chiều dài 245km rút ngắn khoảng thời gian đi lại từ Hà Nội - Lào Cai xuống còn hơn 3 giờ, là trục giao thông quan trọng để phát triển du lịch. Toàn tỉnh có 10 tuyến đƣờng tỉnh lộ kết nối các huyện trong tỉnh với chiều dài khoảng 300km và 1000km các đƣờng liên xã, liên thôn. Tuy nhiên, do địa hình núi cao, hiểm trở, mƣa lũ nên các tuyến đƣờng có hạn chế về độ rộng, thƣờng xuyên bị xuống cấp nên ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động giao thông, trong đó có việc di chuyển đến các tuyến, điểm du lịch quan trọng. - Đường sắt: tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai có chiều dài 296km hiện có năng lực vận chuyển từ 4000-5000 khách/ngày. Chất lƣợng đƣờng sắt, toa xe, nhà ga chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu của khách du lịch hạng sang. Việc phân phối vé cũng có nhiều khó khăn cho khách du lịch. - Đường thủy: có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đƣờng thuỷ liên hoàn. Tuy nhiên do có nhiều ghềnh thác, mùa mƣa nƣớc chảy xiết, mùa khô nƣớc cạn nên khả năng khai thác vào hoạt động du lịch còn hạn chế. 2.2.2. Hệ thống điện Tất cả các huyện, thành phố đã có điện lƣới quốc gia. Điện năng tại Lào Cai đƣợc lấy từ 3 nguồn gồm: điện lƣới quốc gia, các công trình thuỷ điện trên địa bàn và điện mua trực tiếp từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hàng năm vẫn xảy ra tình trạng cắt điện do thiếu sản lƣợng điện, ảnh hƣởng đến sinh hoạt của nhân dân cũng nhƣ hoạt động kinh doanh du lịch. 2.2.3. Hệ thống cấp, thoát nước Nguồn nƣớc cung cấp cho Lào Cai hiện nay đều lấy từ các sông, suối, hồ và một phần từ nƣớc ngầm. Hệ thống cấp nƣớc sạch mới có ở 8 trung tâm huyện lỵ và thành phố Lào Cai với hơn 30.000 hộ dân. Hệ thống thoát nƣớc tập trung ở một số khu đô thị là chính, nhƣng chất lƣợng xử lý hệ thống nƣớc thải còn nhiều hạn chế. Một số điểm du lịch, nƣớc thải từ sinh hoạt của ngƣời dân và các cơ sở kinh doanh du lịch chƣa đƣợc xử lý theo quy định. 2.2.4. Hệ thống thông tin liên lạc Lào Cai đã và đang triển khai các dự án nhằm phát triển cơ sở hạ tầng bƣu chính, viễn thông có công nghệ hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, có độ bao phủ rộng khắp với thông lƣợng lớn, tốc độ và chất lƣợng cao. Cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin liên lạc ngày càng mở rộng, mạng thông tin di động đã phủ sóng rộng khắp bảo đảm thông 30
  32. tin liên lạc phục vụ đa số ngƣời dân. Hiện toàn tỉnh có 181 điểm cung cấp dịch vụ bƣu chính, 912 trạm phát sóng di động, phủ sóng 100% tới trung tâm các xã. Mạng truyền dẫn cáp quang đƣợc đầu tƣ đến tất cả các trung tâm huyện và 99% xã. Năm 2013, đã triển khai 22 điểm phục vụ internet công cộng đến thôn bản tại 4 xã thuộc chƣơng trình 36 xã điểm nông thôn mới. 2.3. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 2.3.1. Cơ sở lưu trú Tính chung đến nay, Lào Cai đã có 450 cơ sở lƣu trú với trên 5.400 phòng phục vụ du khách; trong đó, có 80 cơ sở đạt chất lƣợng từ 1 - 4 sao, trong đó có nhiều khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế; ngoài ra còn có 100 nhà nghỉ lƣu trú tại gia ở các thôn bản phát triển du lịch cộng đồng tập trung chủ yếu tại huyện Sa Pa và Bắc Hà nhƣ: Tả Van, Thanh Phú, Cát Cát Ngoài một số khách sạn lớn của nƣớc ngoài, của các doanh nghiệp lớn đƣợc đầu tƣ chất lƣợng cao nhƣ: Khách sạn Victoria, khách sạn ARISTO còn lại các cơ sở lƣu trú khác có chất lƣợng còn kém, đầu tƣ thiếu đồng bộ, không theo quy chuẩn riêng dẫn đến chất lƣợng dịch vụ của các khách sạn chƣa cao. 2.3.2.Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Các cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh phát triển tƣơng đối phong phú, đa dạng, hiện có hàng trăm nhà hàng riêng lẻ và các nhà hàng nằm trong các khách sạn với hàng nghìn chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Mặc dù vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhân sự tại các nhà hàng còn thiếu tính chuyên nghiệp 2.3.3.Cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí Hệ thống các cơ sở phục vụ hoạt động vui chơi giải trí đã đƣợc tỉnh quan tâm đầu tƣ xây dựng nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện nay của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Hiện nay, hoạt động giải trí chính của khách tại các điểm du lịch là dựa vào cảnh quan thiên nhiên nhƣ: đi bộ dạo phố, ngắm cảnh hay đi chợ, thăm quan tìm hiểu văn hóa các dân tộc Tỉnh còn thiếu hệ thống thiết chế văn hóa nhƣ: rạp chiếu phim, bảo tàng, sân khấu ngoài trời, công viên Vì vậy, việc quy hoạch đầu tƣ phát triển các cơ sở vui chơi giải trí cần phải đƣợc quan tâm hơn nữa. 2.3.4.Các cơ sở, trung tâm thương mại và dịch vụ Hiện tại toàn Tỉnh có 77 chợ ; 01 trung tâm Thƣơng mại; 13 siêu thị và trên 14.000 cửa hàng bán lẻ đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách du lịch. Hệ thống các chợ, cửa hàng, trung tâm thƣơng mại trên địa bàn tỉnh đã đƣợc quan tâm đầu tƣ trong những năm qua tuy nhiên mới chỉ tập trung ở một số trung tâm du lịch lớn của tỉnh, trong đó có khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai nhƣ: Trung tâm thƣơng mại quốc tế Lào Cai, Trung tâm thƣơng mại Kim Thành Tuy vậy, hệ thống các trung tâm thƣơng mại, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm còn thiếu, chƣa đa dạng. Vì vậy, tỉnh cần phải xây dựng quy hoạch và đầu tƣ vào các chợ, trung tâm thƣơng mại và dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch, tăng nguồn thu cho địa phƣơng. 31
  33. 2.4. Nguồn lực về lao động 2.4.1.Hướng dẫn viên du lịch Đến năm 2013, toàn tỉnh có 470 hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên, trong đó có 200 hƣớng dẫn viên và 270 thuyết minh viên15. Tuy vậy số lƣợng hƣớng dẫn viên quốc tế tại Lào Cai còn hạn chế, chỉ có 120 hƣớng dẫn viên trong năm 2013. Đội ngũ hƣớng dẫn viên tại Lào Cai đƣợc các công ty du lịch và khách du lịch đánh giá khá tốt, tuy nhiên chất lƣợng hƣớng dẫn viên còn một số hạn chế: trình độ ngoại ngữ, khả năng xử lý tình huống chƣa tốt, đặc biệt đối với hƣớng dẫn viên là ngƣời dân tộc thiểu số; hiểu biết của hƣớng dẫn viên về các điểm du lịch còn chƣa sâu sắc 2.4.2.Lao động trong các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng Lao động tại các cơ sở kinh doanh lƣu trú, nhà hàng trên địa bàn tỉnh đƣợc tuyển chủ yếu là lao động địa phƣơng đến từ Thành phố Lào Cai và lao động đến từ các tỉnh lân cận nhƣ: Phú Thọ, Tuyên Quang Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn nói chung và các khách sạn, nhà hàng nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình tuyển dụng và duy trì chất lƣợng lao động nhƣ: số lƣợng lao động qua đào tạo thiếu; việc tuyển lao động có trình độ cao, lao động quản lý gặp nhiều khó khăn; lao động thƣờng xuyên nghỉ việc nên gây xáo trộn nhất định cho các hoạt động của doanh nghiệp 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI 3.1.Điểm mạnh - Giầu có về tài nguyên văn hóa các dân tộc, nhiều điểm du lịch độc đáo chƣa đƣợc khai thác; - Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ; khí hậu mát mẻ trong lành - Có vƣờn quốc gia Hoàng Liên với sự đa dạng về tài nguyên động vật, thực vật; - Có đỉnh Fansipan là đỉnh cao nhất của Việt Nam; - Có cửa khẩu với giao thông thuận lợi, lƣợng khách cũng đa dạng; - Hệ thống khách sạn, nhà hàng đã đƣợc xây dựng và phát triển, đặc biệt các khách sạn có thứ hạng và quy mô ở cấp trung bình và khá (2-3 sao); - Có thời gian phát triển lâu dài nên đã có thƣơng hiệu, đặc biệt Sa Pa đã đƣợc biết tới trong và ngoài nƣớc; -Đƣợc xác định là 1 trong 45 khu du lịch tại Việt Nam; 15 Báo cáo đánh giá giữa kỳ Đề án “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015” 32
  34. - Có Sa Pa đƣợc xác định là đô thị du lịch và Lào Cai là điểm du lịch quốc gia; - Nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo phát triển, đƣợc thể hiện trong các chủ trƣơng, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nƣớc; định hƣớng phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh; - Các doanh nghiệp địa phƣơng đã bắt đầu phát triển. Hệ thống các doanh nghiệp đã dần tạo ra sự liên kết, hỗ trợ phát triển; - Xây dựng đƣợc nhiều mô hình phát triển du lịch, là bài học kinh nghiệm tốt cho phát triển các điểm du lịch mới; - Cán bộ quản lý du lịch ở cấp tỉnh có nhiều kinh nghiệm, nhiều ngƣời có năng lực chuyên môn du lịch tốt, đƣợc đào tạo bài bản; - Hoạt động du lịch đóng góp đáng kể vào kinh tế, xã hội địa phƣơng; - Đã có những dự án đầu tƣ với quy mô lớn, tạo ra những nét đột phá trong phát triển du lịch của Tỉnh nhƣ dự án cáp treo Fansipan có khả năng thu hút một lƣợng khách lớn dự kiến khánh thành vào tháng 4/2015; - Thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà đầu tƣ lớn trong lĩnh vực du lịch; - Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng khác đang dần đƣợc cải thiện; - An ninh chính trị tại địa phƣơng ổn định. 3.2. Điểm yếu - Hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch nội tỉnh chƣa thuận lợi; - Đầu tƣ cho phát triển du lịch chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng; - Nguồn nhân lực không đủ, đặc biệt là nhân lực có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm cao; - Các sản phẩm chƣa đa dạng, thiếu sản phẩm du lịch mới, đặc trƣng; chất lƣợng sản phẩm du lịch chƣa cao; - Công tác nghiên cứu, thông tin thị trƣờng du lịch hạn chế; - Hoạt động xúc tiến du lịch còn chƣa hệ thống, có chiến lƣợc và đánh giá hiệu quả rõ ràng; - Năng lực quản lý du lịch tại các huyện, Thành phố còn hạn chế; - Quy mô các doanh nghiệp địa phƣơng nhỏ, sức cạnh tranh và năng lực đầu tƣ hạn chế; - Điều kiện kinh tế, xã hội và môi trƣờng ở một số khu vực còn quá thấp; -Thông tin và trao đổi giữa cơ quan quản lý du lịch với các doanh nghiệp ngoài tỉnh còn hạn chế; 33
  35. - Tình trạng đeo bám, bán hàng rong làm mất hình ảnh, môi trƣờng và cảnh quan du lịch; - Quy hoạch du lịch ở nhiều địa bàn cấp huyện, Thành phố chƣa đƣợc thực hiện hoặc đã lỗi thời. 3.3. Cơ hội - Du lịch dịch vụ đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; - Tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội - Lào Cai trong hệ thống đƣờng xuyên Á đƣợc khai thông tạo cơ hội đi lại rất thuận lợi tới Lào Cai; - Hệ thống giao thông tiếp tục đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh, đặc biệt là sân bay và đƣờng cao tốc Lào Cai - Sapa đang đƣợc nghiên cứu để xây dựng. - Thị trƣờng du lịch quốc tế tới Việt Nam đang tăng trƣởng nhanh; - Thị trƣờng khách du lịch nội địa cũng đang phát triển mạnh cả về quy mô và mức chi tiêu; - Xu hƣớng của thế giới và Việt Nam là mở rộng của các loại hình du lịch có lựa chọn, nhất là du lịch hƣớng tới tự nhiên và văn hóa; - Hình thành các loại hình du lịch mới (ví dụ nhƣ du lịch cuối tuần cho khách nội địa); - Sản phẩm du lịch Lào Cai đang đƣợc định hƣớng trở thành trung tâm của sản phẩm du lịch vùng và liên vùng; Liên kết các sản phẩm du lịch trong vùng đang đƣợc thúc đẩy trong đó Lào Cai là trọng điểm; - Kinh tế xã hội vùng cao đƣợc nhà nƣớc quan tâm trong đó du lịch đƣợc xem là một nguồn sinh kế cũng nhƣ là một động lực thúc đẩy văn hóa xã hội; - Các chƣơng trình phát triển, đặc biệt là chƣơng trình nông thôn mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận cũng nhƣ cung cấp những điều kiện hạ tầng cơ bản; - Quan tâm của cộng đồng quốc tế và các nhà tài trợ, nhiều dự án đầu tƣ cho du lịch cũng nhƣ phát triển khu vực nông thôn, dân tộc, vùng sâu vùng xa; - Xu hƣớng các nhà đầu tƣ lớn trong nƣớc quan tâm nhiều tới phát triển du lịch. 3.4. Thách thức - Suy giảm nguồn tài nguyên du lịch gốc, thể hiện rõ nhất ở bảo tồn tính độc đáo, bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị cảnh quan thiên nhiên; - Việc phát triển giao thông, đặc biệt là đƣờng cao tốc Hà Nội - Lào Cai dẫn tới những nguy cơ biến nhiều điểm du lịch tại Lào Cai nhƣ SaPa trở thành các điểm du lịch cuối tuần, điểm du lịch đại chúng; - Một số điểm du lịch trở nên quá tải; 34
  36. - Sự mâu thuẫn trong việc lựa chọn phát triển các loại hình du lịch khác nhau; - Tính thời vụ trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi đƣờng cao tốc Hà Nội - Lào Cai đi vào sử dụng và du lịch cuối tuần phát triển; - Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế (thủy điện, đƣờng giao thông ) và phát triển du lịch bền vững; - Phân chia lợi ích, nhất là lợi ích cho cộng đồng nhằm phát triển bền vững du lịch; - Nhận thức và trình độ văn hóa của đồng bào dân tộc còn hạn chế, nhất là nhận thức về phát triển và kinh doanh du lịch; - Thách thức trong cạnh tranh với các điểm du lịch lân cận trong vùng và khu vực; - Thách thức trong phát triển du lịch với các mục tiêu về an ninh, quốc phòng khu vực biên giới. - Môi trƣờng quốc tế thay đổi liên tục, sự bất ổn của kinh tế thế giới, diễn biến trên Biển Đông tiếp tục phức tạp ảnh hƣởng lớn tới hoạt động du lịch trên địa bàn 35
  37. PHẦN 2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Quan điểm phát triển - Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và phải đƣợc đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với phát triển liên vùng của cả nƣớc. - Phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội tại Lào Cai; gắn phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái và môi trƣờng xã hội, khôi phục và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, đem lại lợi ích cho cộng đồng. - Phát triển du lịch Lào Cai có chất lƣợng, đa dạng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch quốc tế và nội địa, hƣớng tới thị trƣờng khách có thu nhập cao. - Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực, năng động của tất cả các thành phần kinh tế và toàn xã hội. Gắn kết phát triển du lịch với phát triển nông thôn, vùng đồng bào dân tộc, bảo tồn môi trƣờng và văn hóa. Gắn lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi địa phƣơng, doanh nghiệp với lợi ích chung của cộng đồng nhằm khơi dậy, nâng cao nhận thức của ngƣời dân đối với việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. 1.2. Mục tiêu phát triển 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Các mục tiêu tổng quát đến năm 2020: Cụ thể hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển du lịch thành những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khả thi, phát triển có định hƣớng theo lộ trình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Xây dựng Lào Cai trở thành một trong những điểm đến du lịch bậc nhất của vùng Tây Bắc, là một trong những trọng điểm du lịch của Việt Nam với hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, sản phẩm chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu mang bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh Lào Cai, thân thiện với môi trƣờng; Đến năm 2020, du lịch Lào Cai cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối 36
  38. dịch vụ, tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung. - Tầm nhìn phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030: Tỉnh Lào Cai sẽ là trung tâm du lịch thiên nhiên và văn hóa vùng núi lớn của Việt Nam, thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế. Thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ cùng với bản sắc văn hóa da dạng, phong phú tạo ra sự khác biệt của các sản phẩm du lịch Lào Cai.Các loại hình du lịch tham quan - nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tìm hiểu các dân tộc, du lịch biên giới và tâm linh đƣợc phân vùng rõ nét và phát triển hài hòa. Du lịch tỉnh Lào Cai xây dựng chất lƣợng trên cơ sở tiêu chuẩn hóa và văn hóa địa phƣơng đặc trƣng. Du lịch tỉnh Lào Cai sẽ là một mẫu hình phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm của Việt Nam, là ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều tác động lan tỏa rộng khắp khu vực. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Khách du lịch: + Năm 2020, đón 4,030 triệu lƣợt khách (1.330 nghìn lƣợt khách quốc tế và 2,7 triệu lƣợt khách du lịch nội địa), tăng trƣởng khách quốc tế 15%/năm, tăng trƣởng khách nội địa 20%/năm trong giai đoạn 2014-2020. + Năm 2030, đón 8,9 triệu lƣợt khách (2,5 triệu lƣợt khách quốc tế và 6,4 triệu lƣợt khách du lịch nội địa), tăng trƣởng khách quốc tế 6,5%/năm, tăng trƣởng khách nội địa 9%/năm trong giai đoạn 2021-2030. - Tổng thu từ khách du lịch: + Năm 2020, tổng thu từ khách du lịch đạt 9.470 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% tổng GDP của tỉnh. + Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch đạt 65.148 tỷ đồng. - Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: + Trong giai đoạn 2015 - 2020, tổng vốn đầu tƣ cho du lịch là 10.825 tỷ đồng + Trong giai đoạn 2021 - 2030, tổng vốn đầu tƣ cho du lịch là 22.692 tỷ đồng - Lao động và việc làm: + Năm 2020, sử dụng 41.000 lao động trong đó có 16.000 lao động trực tiếp và 25.000 lao động gián tiếp. + Năm 2030, sử dụng 97.000 lao động trong đó có 38.000 lao động trực tiếp và 59.000 lao động gián tiếp - Về văn hóa: Du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các đồng bào dân tộc trên địa bàn Lào Cai; tạo lòng tự tôn dân tộc, tránh hiện tƣợng “Kinh hóa”, duy trì 37
  39. và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là nghề thủ công của các dân tộc. Trƣớc tiên tập trung bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc: + Dân tộc H’mông ở Cát Cát, Lao Chải, Tả Van, Tả Phìn, Bản Dền, Tả Thàng, Cao Sơn + Dân tộc Dao đỏ ở Tả Phìn, Vang Leng + Dân tộc Hà Nhì ở Y Tý, Ngãi Thầu + Dân tộc Pa Dí ở Mƣờng Khƣơng ( nghề làm ngói đất nung) + Dân tộc Phù Lá ở Bắc Hà, Mƣờng Khƣơng + Một số các dân tộc khác nhƣ: dân tộc Giáy, Tày, Nùng, La Chí, La Ha, Kháng, Sán Chay, Khơ Mú, Thái, Sán Dìu, Bố Y Phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, tăng cƣờng đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc, đặc biệt là các vùng nhạy cảm về chính trị nhƣ Mƣờng Khƣơng, Y Tý, - Về an sinh - xã hội: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh và giải quyết các vấn đề xã hội. - Về môi trường:Phát triển du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm gắn hoạt động du lịch với giữ gìn, phát huy giá trị các tài nguyên di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và bảo vệ môi trƣờng. - Về an ninh quốc phòng:Gắn phát triển du lịch với đảm bảo trật tự, an toàn xã hôi, giữ vững quốc phòng an ninh, đặc biệt là vùng biên giới. 2. DỰ BÁO CÁC PHƢƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2.1. Căn cứ dự báo Dự báo về phƣơng án phát triển của du lịch Lào Cai dựa trên những căn cứ sau: - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tháng 1 năm 2013; - Chiến lƣợc phát triển của Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 31/03/2008; - Tiềm năng du lịch và các nguồn lực khác của tỉnh Lào cai; 38
  40. - Hiện trạng tăng trƣởng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Lào Cai, đến khu vực miền Bắc và cả nƣớc; hiện trạng phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh Lào Cai; - Nhu cầu của dòng khách du lịch nội địa trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc cải thiện, từng bƣớc đƣợc nâng cao; - Các dự án đầu tƣ (cả trong nƣớc và nƣớc ngoài) về du lịch và các ngành liên quan đến du lịch ở Lào Cai và các tỉnh phụ cận đã đƣợc cấp giấy phép và các dự án trong kế hoạch kêu gọi vốn đầu tƣ; - Các báo cáo tổng hợp số liệu báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai về tình hình phát triển du lịch qua các năm. 2.2. Dự báo mức tăng trƣởng du lịch tỉnh Lào Cai Dự báo mức tăng trưởng của du lịch Lào Cai được tính theo 3 phương án: Phương án 1: Đƣợc tính toán dựa trên tốc độ phát triển thời gian qua của ngành du lịch Lào Cai, đặc biệt là của giai đoạn 2006-2013, các nguồn lực có thể huy động phục vụ cho phát triển; đồng thời dựa trên định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh. Theo phƣơng án này, tốc độ tăng trƣởng khách du lịch quốc tế của tỉnh ở mức 9%/năm, lƣợng khách du lịch nội địa tăng trƣởng 15%/năm đến năm 2018 và giảm xuống mức 8%/năm đến năm 2030. Theo phƣơng án này, năm 2020 du lịch Lào Cai đón đƣợc gần 2,7 triệu lƣợt khách du lịch, trong đó có 914 nghìn lƣợt khách du lịch quốc tế, 1.785 nghìn lƣợt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 6.340 tỷ đồng, chiếm 13,7% tổng GDP của tỉnh16. Năm 2030, đón 5,414 triệu lƣợt khách du lịch trong đó 1,561 triệu lƣợt khách quốc tế, 3,853 triệu lƣợt khách du lịch nội địa; thu nhập từ du lịch đạt 48.000 tỷ đồng. Phương án 2: Đƣợc tính toán với tốc độ tăng trƣởng cao hơn phƣơng án 1, tốc độ tăng trƣởng khách du lịch quốc tế ở mức 15%/năm trong giai đoạn 2014-2020 và giảm xuống mức 6,5% trong giai đoạn 2021-2030, tốc độ tăng trƣởng khách du lịch nội địa ở mức 20%/năm trong giai đoạn 2014-2020 và giảm xuống 9%/năm đến năm 2030. Theo phƣơng án này, năm 2020, du lịch Lào Cai đón đƣợc 4,03 triệu lƣợt khách du lịch, trong đó có 1,33 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế, 2,7 triệu lƣợt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 9.470 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% GDP của tỉnh. Năm 2030, đón 8,9 triệu lƣợt khách du lịch trong đó 2,5 triệu lƣợt khách quốc tế, 6,4 triệu lƣợt khách du lịch nội địa; thu nhập từ du lịch đạt 65.148 tỷ đồng. Phương án 3: Đƣợc tính toán với tốc độ tăng trƣởng cao nhất trong 3 phƣơng án với mức độ tăng trƣởng khách du lịch quốc tế là 17%/năm trong giai đoạn 2014-2020, mức tăng trƣởng khách du lịch nội địa là 25%/năm trong giai đoạn 2014-2020 và 10%/năm 16 GDP của tỉnh đƣợc tính bằng GDP hiện tại và mức độ tăng trƣởng trong Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 39
  41. trong giai đoạn 2021-2030. Theo phƣơng án này, năm 2020, du lịch Lào Cai đón đƣợc 5,128 triệu lƣợt khách du lịch, trong đó có 1,5 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế, 3,628 triệu lƣợt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 12.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% GDP của tỉnh. Năm 2030, tỉnh đón 12,49 triệu lƣợt khách du lịch trong đó 3,09 triệu lƣợt khách quốc tế, 9,4 triệu lƣợt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách từ du lịch đạt 110.000 tỷ đồng. Phƣơng án này cần phải có sự đầu tƣ đồng bộ vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu vui chơi-giải trí-thể thao, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch vv cũng nhƣ tạo những cơ chế phù hợp cho du lịch phát triển, tăng cƣờng tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực quản lý ngành. Lựa chọn phương án: So sánh giữa 3 phƣơng án cho thấy phƣơng án 1 dựa trên tốc độ phát triển hiện tại, có mức độ khả thi cao. Tuy vậy, phƣơng án 1 không cho thấy những nỗ lực của ngành du lịch trong việc đón bắt những cơ hội mới trong phát triển du lịch của Tỉnh. Phƣơng án 3 đòi hỏi những nỗ lực lớn của ngành du lịch nói riêng và toàn tỉnh nói chung, có những rủi ro nhất định để đạt đƣợc mục tiêu do tác động của các yếu tố ngoài ngành du lịch. Đề xuất lựa chọn phƣơng án 2 làm mục tiêu phát triển của du lịch tỉnh Lào Cai để thích ứng với tiềm năng và nguồn lực của Tỉnh cũng nhƣ đón đầu những cơ hội mới trong phát triển du lịch. 2.3. Các chỉ tiêu cụ thể Các chỉ tiêu dự báo cụ thể đƣợc thể hiện trong bảng sau17: Bảng 1: Các chỉ tiêu dự báo về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai năm 2020 và 2030 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2030 1 Số lƣợng khách du lịch Nghìn lƣợt 4.030 8.900 1.1 - Khách du lịch quốc tế Nghìn lƣợt 1.330 2.500 1.2 - Khách du lịch nội địa Nghìn lƣợt 2.700 6.400 2 Tốc độ tăng trƣởng khách 2.1 - Khách du lịch quốc tế % 15 6.5 2.2 - Khách du lịch nội địa % 20 9.0 3 Ngày lƣu trú bình quân Ngày 2.5 3.0 4 Chi tiêu bình quân ngày khách Nghìn đồng 940 2.440 (nghìn đồng) 5 Tổng thu từ khách du lịch Tỷ VNĐ 9.470 65.148 6 Lƣợng phòng lƣu trú Phòng 11.200 26.750 7 Số phòng từ 3 sao trở lên % 30-35% 35-40% 8 Tổng số lao động Ngƣời 41.000 97.000 8.1 - Lao động trực tiếp Ngƣời 16.000 38.000 8.2 - Lao động gián tiếp Ngƣời 25.000 59.000 Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng 17 Xem Phụ lục 3 chi tiết về nội dung và cơ sở dự báo. 40
  42. 3. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 3.1. Sản phẩm và thị trƣờng 3.1.1. Định hướng sản phẩm du lịch Lào Cai 3.1.1.1.Định hƣớng chiến lƣợc phát triển sản phẩm: - Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch tham quan - nghỉ dƣỡng núi theo định hƣớng sinh thái hƣớng tới khách du lịch nội địa, sản phẩm du lịch biên giới tại khu vực cửa khẩu và du lịch văn hóa gắn với các dân tộc cho các đối tƣợng khách du lịch khác nhau. Kết hợp hiệu quả giữa hai loại hình du lịch này dựa trên công cụ phân vùng du lịch, chính sách môi trƣờng và xã hội. Đảm bảo định hƣớng phát triển du lịch bền vững và du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội. - Phát huy các giá trị cảnh quan và văn hóa vùng miền làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trƣng. - Ƣu tiên phát triển du lịch cộng đồng nhằm lan tỏa tác động của du lịch;đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên, du lịch tâm linh, thể thao; thúc đẩy các loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn. - Từng bƣớc đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tƣợng khách với những nhu cầu đa dạng nhƣ: Du lịch MICE (hội thảo, khuyến thƣởng, hội nghị, triển lãm) (hội thảo, khuyến thƣởng, hội nghị, triển lãm); du lịch giáo dục; du lịch thể thao, leo núi; du lịch dƣỡng bệnh; du lịch tâm linh gắn với lễ hội truyền thống - Đa dạng hóa sản phẩm thông qua nghiên cứu phát triển sản phẩm đặc trƣng của từng điểm du lịch để tạo dựng thƣơng hiệu từng vùng; tăng cƣờng hệ thống giới thiệu và diễn giải (qua hệ thống thông tin điện tử / hƣớng dẫn viên / các nhà trƣng bày tại chỗ). - Phát triển hệ thống sản phẩm nhằm kéo dài thời gian lƣu trú, hạn chế tính thời vụ. - Tăng cƣờng liên kết giữa các địa phƣơng, doanh nghiệp; theo khu vực, các hành lang kinh tế; cùng các ngành vận chuyển, các liên kết vùng, liên vùng và quốc tế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. 3.1.1.2.Các dòng sản phẩm (trải nghiệm) chính - Du lịch tham quan - nghỉ dưỡng núi: bao gồm các hoạt động thăm quan, nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, leo núi - Du lịch văn hóa tìm hiểu các dân tộc: bao gồm các hoạt động thăm quan bản làng, thăm ruộng bậc thang, thăm chợ, trải nghiệm cộng đồng - Du lịch sinh thái: bao gồm các hoạt động du lịch thăm thú rừng, núi, thung lũng, ruộng bậc thang - Du lịch biên giới: bao gồm các loại hình mua sắm, vui chơi giải trí, công vụ, ẩm thực 41
  43. - Du lịch tâm linh: bao gồm các hoạt động thăm quan đền chùa, lễ, hội tôn giáo, du lịch về nguồn 3.1.1.3.Các dòng sản phẩm (trải nghiệm) hỗ trợ - Du lịch tham quan di tích lịch sử: Thăm quan các di tích lịch sử nhƣ Pú Gia Lan, thành cổ Nghị Lang, thành cổ Trung Đô, - Du lịch lễ hội, festival: tại Sa Pa, Bắc Hà và các khu vực khác. - Du lịch MICE (hội thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm): kết hợp với các hình thức du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, văn hóa và các hình thức du lịch khác. - Du lịch mạo hiểm, thể thao, giải trí cao cấp: leo núi, chèo thuyền, dù lƣợn, gôn (golf), ma-ra-tông núi - Du lịch nông nghiệp: trải nghiệm cuộc sống nông thôn 3.1.2. Thị trường Định hướng chiến lược phát triển thị trường: - Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng phân đoạn thị trƣờng khách có mục đích du lịch tham quan - nghỉ dƣỡng định hƣớng sinh thái, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa. - Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trƣờng du lịch chuyên biệt và du lịch kết hợp công vụ; nghỉ cuối tuần; tạo dòng khách du lịch lễ hội, tâm linh, du lịch biên giới, mua sắm. - Thúc đẩy thị trƣờng khách du lịch bằng đƣờng bộ, duy trì khách du lịch bằng đƣờng sắt tạo nét riêng biệt của sản phẩm. Thị trường nội địa: - Phân theo khu vực: + Thị trƣờng trọng điểm: tập trung vào các thị trƣờng lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, từng bƣớc mở rộng ra các thành phố khác. + Thị trƣờng giới thiệu từng bƣớc mở rộng: khách du lịch nông thôn có khả năng chi tiêu cao tại khu vực miền Bắc và từng bƣớc mở rộng dần sang các địa phƣơng khác. - Theo mục đích chuyến đi: + Thị trƣờng trọng điểm: tham quan - nghỉ dƣỡng, tâm linh + Thị trƣờng khuyến khích phát triển: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa + Thị trƣờng nghiên cứu để mở rộng: MICE (hội thảo, khuyến thƣởng, hội nghị, triển lãm), thể thao, mua sắm, biên giới Thị trường quốc tế: - Theo khu vực địa lý: + Thị trƣờng trọng tâm: tiếp tục khai thác ổn định thị trƣờng khách du lịch truyền thống tại tây Âu (Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Đức, Anh, Hà 42
  44. Lan), Úc; mở rộng các thị trƣờng gần tại Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), ASEAN + Thị trƣờng khuyến khích phát triển: thử nghiệm những thị trƣờng mới nhƣ Bắc Mỹ, Châu Mỹ La tinh, Ấn độ, Trung Đông, Đông Âu - Theo mục đích chuyến đi: + Thị trƣờng trọng điểm: khách du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộcViệt Nam, khách du lịch sinh thái. + Thị trƣờng nghiên cứu mở rộng: khách du lịch biên giới, du lịch thể thao. 3.1.3. Định hướng thị trường - sản phẩm Định hƣớng về thị trƣờng và sản phẩm của du lịch Lào Cai đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây: Bảng 2: Định hƣớng phát triển các thị trƣờng và sản phẩm du lịch Lào Cai Thị trƣờng mục tiêu Mục đích chuyến đi (dòng sản phẩm) ) nghỉ nghỉ dƣỡng MICE (hội - mua sắm mua Du lịch tham lịch Du quan tuần) cuối (và Văn lịch Du hóa sinh lịch Du thái tâm lịch Du linh biên lịch Du giới - hình loại Các ( khác khuyến thảo, thƣởng,nghị, hội lãm) triển 1. Nội địa - Hà Nội XXX XXX XX XXX X X - Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng XXX XX XX X X - Các đô thị miền Bắc XX XXX XX XXX X X - Các đô thị khác XXX XX XX X X - Các địa phƣơng X XX XX X X 2. Quốc tế - Tây Âu, Úc (Pháp, Úc, Anh, X XXX XXX X Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan ) - Thị trƣờng gần (ASEAN, X XXX XXX Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc- thành phố) - Trung Quốc (vùng lân cận) X XX X XXX - Thị trƣờng mới (Bắc Mỹ, Mỹ XXX XXX 43
  45. La tinh, Ấn độ, Trung Đông ) - Ngƣời nƣớc ngoài tại Hà Nội XXX XX XX và các tỉnh phía Bắc Ghi chú:XXX: rất quan trọng ; XX: quan trọng ; X: bình thƣờng Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng - Thị trƣờng khách du lịch nội địa: các sản phẩm du lịch tham quan - nghỉ dƣỡng, trong đó có nghỉ dƣỡng cuối tuần, du lịch văn hóa là những loại hình du lịch phổ biến nhất. Ngoài ra, tùy theo đặc thù từng nhóm khách, các loại hình du lịch khác nhƣ du lịch tâm linh, du lịch biên giới, du lịch sinh thái cũng là những sản phẩm du lịch phù hợp. Thị trƣờng khách du lịch nội địa đang phát triển và có những đặc tính phân hóa lớn. Tại các thành phố lớn, nhu cầu du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch cuối tuần đã hình thành và đang phát triển mạnh. Tuy vậy, do điều kiện vị trí, trong thời gian trƣớc mắt, Lào Cai đáp ứng yêu cầu này chủ yếu của khách du lịch các thành phố phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Trong tƣơng lai, khi đƣờng bay tới các tỉnh phía Nam đƣợc hình thành, thị trƣờng du lịch nghỉ dƣỡng, cuối tuần cho khách du lịch nội địa mở rộng ra các thành phố miền Trung, miền Nam. Ngoài thị trƣờng thành phố, thị trƣờng du lịch ở một số vùng nông thôn Việt Nam đang bắt đầu đƣợc hình thành. Lào Cai trở thành một điểm du lịch mới của thị trƣờng khách này tiếp sau những thị trƣờng truyền thống là Hà Nội và Quảng Ninh. - Thị trƣờng khách du lịch quốc tế: thị trƣờng khách du lịch truyền thống vẫn có thể đƣợc duy trì bằng những nỗ lực quảng bá và xúc tiến du lịch. Đó là các thị trƣờng ở Tây Âu và Úc. Các thị trƣờng gần (Đông Á, ASEAN) đang hình thành và có nhiều tiềm năng phát triển mạnh. Một số thị trƣờng mới nhƣ Châu Mỹ, Mỹ La tinh cũng có dấu hiệu phát triển. Các nhóm thị trƣờng này thích hợp với các sản phẩm văn hóa và sinh thái. Một thị trƣờng khách du lịch quốc tế khác là khách du lịch Trung Quốc tới từ các tỉnh khu vực biên giới. Nhóm khách này thích hợp với các sản phẩm du lịch biên giới và văn hóa. Một thị trƣờng nhỏ khách là khách du lịch là ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghỉ dƣỡng là nhu cầu lớn nhất của đối tƣợng khách này. Các nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa là những nhu cầu tiếp theo. 3.2. Tổ chức không gian lãnh thổ phát triển du lịch 3.2.1. Định hướng chiến lược tổ chức không gian phát triển du lịch: - Tổ chức không gian lãnh phổ phù hợp với phân bố tài nguyên du lịch của tỉnh Lào Cai và các đối tƣợng khách du lịch trong tƣơng lai theo các mục đích khách nhau (văn hóa, sinh thái, nghỉ dƣỡng, cuối tuần, tâm linh) - Phân vùng nhằm tránh những tác động tiêu cực lẫn nhau giữa loại hình du lịch văn hóa, sinh thái với các loại hình du lịch khác. 44
  46. - Từng bƣớc xây dựng hình ảnh du lịch tách biệt của 3 vùng du lịch tại Lào Cai là: nghỉ dƣỡng - văn hóa - biên giới (vùng Sapa - Bát Xát - Lào Cai); sinh thái - văn hóa (Bắc Hà - Mƣơng Khƣơng - Simacai); tâm linh (Bảo Thắng - Bảo Yên - Văn Bàn) 3.2.2. Phương án tổ chức phát triển du lịch trên địa bàn Lào Cai - Hệ thống du lịch của tỉnh Lào Cai đƣợc tổ chức thành: + Các vùng du lịch: theo sự phân bổ địa lý của các tài nguyên du lịch và khu vực hành chính, hoạt động du lịch tại Lào Cai đƣợc chia thành 3 vùng: o Vùng 1: Tây Bắc tỉnh Lào Cai (thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa và Bát xát) o Vùng 2: Đông Bắc tỉnh Lào Cai (huyện Bắc Hà, Mƣờng Khƣơng, Simacai) o Vùng 3: Trung tâm và phía nam tỉnh Lào Cai (huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Bảo Thắng, Văn Bàn) + Các trung tâm du lịch: là các điểm du lịch lớn về quy mô, giá trị tài nguyên cũng nhƣ khả năng trung chuyển khách du lịch tới các điểm du lịch lân cận, bao gồm: o Sa Pa: đô thị du lịch chính, trung tâm của vùng du lịch Tây Bắc o Thành phố Lào Cai: điểm du lịch quốc gia, trung tâm trung chuyển và phát triển mua sắm, thƣơng mại, biên giới, du lịch tâm linh. o Bắc Hà: trung tâm của vùng du lịch Đông Bắc o Bảo Hà: trung tâm du lịch tâm linh. o Phìn Hồ: trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng mới trong tƣơng lai + Các tuyến du lịch: đƣợc hình thành nhƣ các chƣơng trình du lịch (tour du lịch) đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các tuyến du lịch có thể đƣợc hình thành trong một cụm du lịch hoặc mở rộng ra các cụm khác. 17 tuyến du lịch nội tỉnh đƣợc quy hoạch. + Các điểm du lịch: đƣợc phát triển thành một mạng lƣới, đáp ứng việc phát triển các tour, tuyến du lịch. 82 điểm du lịch và điểm du lịch tiềm năng đƣợc xác định trong quy hoạch. 45
  47. Hình 1: Hệ thống các tuyến, điểm du lịch tại Lào Cai Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng (Ghi chú: Mầu tím: các tour, tuyến du lịch văn hóa Màu xanh: các tour, tuyến du lịch sinh thái Mầu vàng: các tuyến du lịch tâm linh, du lịch biên giới Hình tròn mầu nâu: các khu du lịch nghỉ dưỡng Các điểm chấm nhỏ: các điểm du lịch Các hình tam giác: các trung tâm du lịch, với quy mô thể hiện bằng diện tích của các hình tam giác) - Phân vùng du lịch tỉnh Lào Cai nhƣ sau18 Bảng 3: Phân vùng du lịch tỉnh Lào Cai Vùng Đặc trƣng Dòng sản Một số sản phẩm nổi Một số tour, nổi bật phẩm bật tuyến chinh Vùng 1: - Hệ thống - Du lịch - Trung tâm thị trấn Sa 1. Lào Cai – Tây Bắc ruộng bậc nghỉ dƣỡng Pa, một phần xã San SaPa - Lào tỉnh Lào thang đẹp - Du lịch Sả Hồ, xã Lao Chải, Cai 18 Chi tiết về phân bố tài nguyên du lịch và hệ thống các tuyến điểm du lịch của tỉnh đƣợc thể hiện trong các bản đồ phần phụ lục 46
  48. Cai nhất, nhiều sinh thái - Sử Pán, Hầu Thào 2. SaPa-Lao (thành bậc nhất khu gắn với khu Thanh Phú, Bản Hồ, Chải-Tả Van- phố Lào vực. bảo tồn thiên Nậm Sài, Nậm Cang, Bản Hồ- Cai, - Hệ thống nhiên Tả Phìn; Thanh Phú- huyện Sa động thực - Du lịch văn Thung lũng Mƣờng Nậm Sài- Pa và Bát vật phong hóa; đi bộ dã Hoa – ruộng bậc thang Nậm Cang xát) phú tại Vƣờn ngoại (một phần phần xã Lao 3. SaPa-Bản quốc gia (trekking) Chải, Sử Pán, Hầu Xèo-Mƣờng Hoàng Liên tham quan Thào), bản Dền; Bản Hum-Sàng và có đỉnh làng bản Khoang, Ma Sáo-Dền Fansipan cao - Du lịch - Vƣờn quốc gia Sáng-Y Tý-A nhất Việt mua sắm, Hoàng Liên Mú Sung-Lào Nam Cai biên giới, - Khu vực cao nguyên - Văn hóa tâm linh Phìn Hồ 4. TP. Lào Cai- đặc sắc với (thành phố Bát Xát- nhiều dân Lào Cai) - Mƣờng Hum, Dền Mƣờng Vi- tộc: Dao Đỏ, Sáng, Lao Chải - Y Bản Xèo- - Du lịch Tý, Nhìu Cồ San - Y H’Mông, MICE (hội Mƣờng Hum- Tý, , Bản Xèo, Mƣờng Bản Khoang- thảo, khuyến Vi thƣởng, hội Tả Giàng nghị, triển - Khu bảo tồn thiên Phình- SaPa lãm), thể nhiên Bát Xát 5. SaPa-Sa Pả- thao (bổ trợ) - Khu thƣơng mại Kim Hầu Thào- Thành, Chợ Cốc Lếu Sử Pán – Tả Vản- Sử Pán. - Đền Mẫu, Đền Thƣợng, Đền Đôi Cô, Chùa Tân Bảo Vùng 2: Chợ dân tộc, - Du lịch Thị trấn, chợ Bắc Hà, 1. TP. Lào Cai- Đông Bắc bản làng các văn hóa Tả Van Chƣ, Cốc Ly Thác nƣớc Tà tỉnh Lào dân tộc và hệ - Du lịch (chợ Cốc Ly) ChợLâm Mƣờng- Pha Long Khƣơng,- Chợ Pha Long Chợ Cán Cấu, Chợ Si Ma Cai Cai thống hang sinh thái - Tả Van Chƣ, Trung Tả Gia Khâu- (huyện động cộng đồng Đô CaoBản Sơn, Mế Vang Leng, Tả Thàng, Tả Ngài Chồ Quan Thần Sán, bản Mế Bắc Hà, - Tham Thành cổ Trung Đô, 2. TP. Lào Cai- Mƣờng Hàm Rồng – Khƣơng, quan di Dinh Hoàng A tƣởng, tích lịch lễ hội Vang Leng- Cao Simacai) Sơn-Cốc Ly sử, lễ hội -Chợ Mƣờng Khƣơng, (bổ trợ) Chợ Pha Long 3. TP.Lào Cai- Bắc Hà- Cán - Cao Sơn, Vang Leng, Cấu- Si ma cai- Tả Thàng, Tả Ngải Quan Thần Sán- Chồ Tả Van Chƣ- -Hang động Hàm Bắc Hà- Lào Cai Rồng 47
  49. -Chợ Cán Cấu, Chợ Si Ma Cai, Quan Thần Sán, Bản Mế. Vùng 3: Hệ thống đền - Du lịch tâm - Đền Bảo Hà, Thành 1. Đền Bảo Hà- Trung chùa dọc linh cổ Nghị Lang Bảo Thắng- Đền tâm và theo sông - Du lịch - Đền cô Tân An Mẫu- Đền phía nam Hồng phù mua sắm, Thƣợng – TP. tỉnh Lào hợp với phát thƣơng mại Lào Cai Cai triển du lịch (bổ trợ) (huyện tâm linh. Bảo Yên, Văn Bàn, Bảo Thắng, Văn Bàn) 3.3. Các vùng, tuyến, điểm du lịch 3.3.1. Các vùng du lịch 3.3.1.1. Vùng 1- Tây Bắc tỉnh Lào Cai (thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa và Bát Xát) Loại hình du lịch chủ đạo: - Du lịch nghỉ dƣỡng - Du lịch sinh thái - gắn với khu bảo tồn thiên nhiên - Du lịch văn hóa; đi bộ dã ngoại (trekking) tham quan làng bản - Du lịch mua sắm, biên giới, tâm linh (thành phố Lào Cai) - Du lịch MICE (hội thảo, khuyến thƣởng, hội nghị, triển lãm), thể thao (bổ trợ) Các điểm và sản phẩm du lịch: Hệ thống các điểm du lịch phân theo các loại hình du lịch nhƣ sau: Sản phẩm Sa Pa Bát Xát TP. Lào Cai Tham Trung tâm thị trấn Sa Pa, một khu vực cao quan – phần xã San Sả Hồ, một phần nguyên Phìn Hồ nghỉ xã Lao Chải, Sử Pán, Hầu dƣỡng Thào (ngoài thung lũng Mƣờng Hoa), Thanh Phú, Bản Hồ, Nậm Sài, Nậm Cang, Tả Phìn. Văn hóa Thung lũng Mƣờng Hoa – Mƣờng Hum, Dền ruộng bậc thang (một phần Sáng, Lao Chải - phần xã Lao Chải, Sử Pán, Y Tý, Nhìu Cồ Hầu Thào), bản Dền; Bản San - Y Tý, , Bản 48
  50. Khoang, Xèo, Mƣờng Vi Sinh thái Sinh thái: Vƣờn quốc gia Khu bảo tồn thiên Hoàng Liên nhiên Bát Xát Mua sắm, - Khu thƣơng mại thƣơng Kim Thành, Chợ mại, biên Cốc Lếu giới, tâm - Đền Mẫu, Đền linh Thƣợng, Đền Đôi Cô, Chùa Tân Bảo MICE (hội Khu vực phát triển cùng loại hình du lịch tham quan nghỉ dƣỡng, thảo, thƣơng mại khuyến thƣởng, hội nghị, triển lãm), thể thao (bổ trợ) Định hướng chung cho phát triển vùng - Phân vùng và có chính sách rõ ràng, triệt để để phát triển khu vực phát triển du lịch tham quan - nghỉ dƣỡng và khu vực bào tồn, phát triển du lịch sinh thái, văn hóa; bảo đảm giữ đƣợc những giá trị du lịch cốt lõi của Sa Pa và Bát Xát. + Khu vực phát triển du lịch tham quan - nghỉ dƣỡng: khuyến khích phát triển đa dạng các loại dịch vụ đặc biệt các dịch vụ chất lƣợng cao. Phạm vi khu vực này là:  Huyện Sa Pa: trung tâm thị trấn Sa Pa, một phần xã San Sả Hồ, một phần xã Lao Chải, Sử Pán, Hầu Thào (ngoài thung lũng Mƣờng Hoa), Thanh Phú, Bản Hồ, Nậm Sài, Nậm Cang, Tả Phìn.  Huyện Bát Xát: khu vực cao nguyên Phìn Hồ + Khu vực phát triển du lịch sinh thái, văn hóa: bảo tồn các giá trị cảnh quan, thiên nhiên, văn hóa thông qua các chính sách hành chính (nhƣ quy hoạch sử dụng đất, quy định về quy hoạch, xây dựng ). Chú trọng đặc biệt tới các khu vực:  Huyện Sa Pa: Thung lũng Mƣờng Hoa (một phần xã Lao Chải, Sử Pán, Hầu Thào), bản Dền; Vƣờn quốc gia Hoàng Liên, Bản Khoang.  Huyện Bát Xát: Mƣờng Hum, Dền Sáng, Lao Chải - Y Tý, Nhìu Cồ San – Y Tý, Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, Bản Xèo, Mƣờng Vi. + Khu vực phát triển du lịch mua sắm, thƣơng mại, biên giới tại thành phố Lào Cai: Khai thác lợi thế về cửa khẩu để phát triển du lịch biên giới; phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch cho khách du lịch thƣơng mại, du lịch quá cảnh. - Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ và sản phẩm du lịch tại Sa Pa và Lào Cai phù hợp với quy mô của một đô thị du lịch quốc gia và điểm du lịch quốc gia. 49