Bài giảng Quần xã thủy sinh vật - Nguyễn Đình Huy

ppt 27 trang phuongnguyen 6670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quần xã thủy sinh vật - Nguyễn Đình Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_xa_thuy_sinh_vat_nguyen_dinh_huy.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quần xã thủy sinh vật - Nguyễn Đình Huy

  1. GVHD: NUYỄN ĐÌNH HUY NHÓM TH: 3
  2. • I. Cấu trúc về loài • II. Phân bố và biến động quần xã trong thủy vực • III. Quan hệ các loài trong quần xã. • IV. Cấu trúc dinh dưỡng của quần xã.
  3. I. Cấu trúc về loài: o Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài, phân bố trong một sinh cảnh xác định, ở đấy chúng có quan hệ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian. o Gồm: - Loài chiếm ưu thế (dominant) - Loài thứ yếu (subdominant) - Loài ngẫu nhiên (unexpected)
  4. • Loài ưu thế: là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hay do hoạt động mạnh của chúng. • Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó. • Loài ngẫu nhiên: có mặt ở nhiều quần xã. Là loài phổ biến có giới hạn sinh thái rộng. => Loài ưu thế thể hiện vai trò lớn của mình trong sự chuyển hoá năng lượng và thường quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. • Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.
  5. • Những loài hiếm hoặc có số lượng ít trong quần xã đóng vai trò không kém phần quan trọng. - Làm tăng tính đa dạng về mối quan hệ - Là nguồn dự trữ để bổ sung và thay thế cho các dạng ưu thế khi môi trường trở nên bất lợi đối với đời sống quần xã. • Trong quần xã số lượng các loài càng lớn thì xác suất xuất hiện của các dạng có khả năng thay thế càng cao trong điều kiện mới. • Tính đa dạng về thành phần loài còn được thể hiện bằng chỉ số “mức bình quân” hay “mức đồng đều” của các loài theo số lượng cá thể.
  6. • Sự đa dạng của quần xã có thể do các yếu tố sau. - Yếu tố lịch sử. - Yếu tố khí hậu. - Sự không đồng nhất không gian. Môi trường càng phức tạp thì các quần xã càng đa dạng, trong đó yếu tố địa hình đóng vai trò quan trọng trong sự đa dạng của môi trường và sự hình thành các loài (Mayr, 1963). - Ảnh hưởng của sinh sản. Sinh vật sinh sản cao thì sự đa dạng lớn - Ảnh hưởng của cạnh tranh và phá hoại.
  7. II. Phân bố và biến động quần xã trong thủy vực • Các cá thể, các dạng sống trong quần xã đều phản ứng một cách thích nghi với sự biến động của các yếu tố môi trường. • Các yếu tố môi trường không đồng đều trong không gian và biến động theo thời gian. Do vậy, đã quyết định đến cấu trúc về không gian của quần xã theo chiều ngang cũng như theo chiều thẳng đứng. • Sự phân bố đó phụ thuộc vào chính điều kiện sống môi trường (thức ăn, độ muối, ánh sáng, O2 ) và tập tính của loài cũng như các dạng sống của chúng
  8. 1. Phân bố và biến động theo mặt phẳng • Trong các thuỷ vực sự phân bố này đặc trưng cho các sinh vật đáy, nhất là những dạng ít hoặc không vận động. VD: San hô, T. mềm (ốc, trai ) • Trong sự phân bố theo mặt phẳng, các nhà sinh thái cũng đưa ra khái niệm về “sự quần hợp”
  9. • Ngay ở vùng cửa sông, nơi chuyển tiếp giữa cửa sông và nước biển ven bờ thực vật nổi và động vật nổi và động vật nổi cũng tập trung phong phú nhất so với hướng đi vào bờ và ra khơi • Biến động phân bố theo chiều ngang do - Chuyển động của nước - Nhiệt độ - Di cư
  10. 2. Phân bố theo chiều thẳng đứng hay chiều sâu • Theo chiều thẳng đứng trong không gian, sinh vật thường phân bố theo tầng hay lớp liên quan đến sự biến đổi của nhiều yếu tố (ánh sáng, tập tính của loài ), thể hiện sự phân tầng dinh dưỡng VD: Ở hải dương, tầng nước từ + 0 – 20m có tảo lục phát triển mạnh + 20 – 30m có tảo nâu, tảo khuê phát triển + 30 – 200m là vùng tảo đỏ
  11. • Đặc tính phân bố của các quần loại sinh vật theo chiều thẳng đứng cũng thể hiện ở sự biến đổi về thành phần loài và số lượng theo độ sâu ở hải dương theo quy luật: càng xuống sâu, càng giảm đi về số loài và số lượng cá thể trong loài • Những yếu tố phụ thuộc: - Chuyển động nước - Sự phân bố oxy - Thức ăn - Các nhân tố khác
  12. 3. Phân bố và biến động phân bố theo thời gian • Được thể hiện ở sự thay đổi thành phần loài và số lượng cá thể trong quần quần xã sinh vật theo thời gian • Nguyên nhân: - Nhiều loài giai đoạn đầu sống nổi -> sống đáy( thân mềm, da gai ) - Nhiều loài sống đáy -> ra khỏi thủy vực( ruồi, muỗi ) - Thích ứng nhiệt độ
  13. III. Mối quan hệ các loài trong quần xã • Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã rất đa dạng, những mối quan hệ này đã được hình thành và phát triển trong quá trình tiến hoá của loài. Khi các quần thể tác động lên nhau, dù bất kể trường hợp nào, có lợi hoặc bất lợi, đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển số lượng của chúng. • Gồm: - Quan hệ bàng quan - Các mối tương tác âm - Các mối tương tác dương
  14. 1. Quan hệ bàng quan: • Là quan hệ các sinh vật không tác động trực tiếp hay gián tiếp lên nhau, tức là không gây ảnh hưởng tốt hoặc xấu lên nhau. VD: Cá trắm cỏ và Cá mè hoa Thức ăn của cá trắm cỏ chủ yếu là thực vật( cỏ,bèo hoa, ); Thức ăn của cá mè hoa chủ yếu là động vật phù du.
  15. 2. Các mối tương tác dương Mối tương Định nghĩa Hậu Ví dụ quan quả Hãm sinh Tác động của loài này chỉ ảnh 0/- Những động vật đáy hưởng bất lợi tới một loài khác vơ thức ăn trên mặt đáy làm đục nước, song chẳng mang hại cho mình. ảnh hưởng đến sự quang hợp của tảo. Cạnh tranh Chủ yếu cạnh tranh về dinh -/- Paramecium dưỡng, caudatum và P. Aurelia cạnh tranh về thức ăn Vật dữ Tương quan chặt chẽ một loài ăn +/- Cá lớn ăn cá bé thịt loài kia Kí sinh Tương quan chặt chẽ một loài +/- Hai giống nấm là sống kí sinhh trên loài kia Saprolegnia và Achlya gây ra bệnh nấm thủy mi ở cá
  16. 3. Các mối tương tác dương Mối tương Định nghĩa Hậu Ví dụ quan quả Hợp tác Tương tác giữa hai loài, +/+ Những động vật đáy vơ cả hai đều có lợi song thức ăn trên mặt đáy không bắt buộc. làm đục nước, ảnh hưởng đến sự quang hợp của tảo. Hỗ sinh Mối quan hệ này rất +/+ Tảo và nguyên sinh vật chặt. Hai con không thể tồn tại độc lập khi vắng nhau. Hội sinh Tương quan chặt chẽ +/0 Giáp xác Serpuliduola và chỉ một bên có lợi. Phabdops ở trong ống của giun nhiều tơ Serpulidae
  17. IV. Cấu trúc dinh dưỡng của quần xã ✓ Cấu trúc dinh dưỡng của quần xã chính là cách sắp đặt các nhóm sinh vật trong trong quần xã theo chức năng dinh dưỡng. ✓ Theo dinh dưỡng, trong quần xã gồm: - Sinh vật sản xuất (Producer) - Sinh vật tiêu thụ (consumer) - Sinh vật phân huỷ (Reducer ✓ Cách sắp xếp của các nhóm sinh vật trong quần xã theo chức năng dinh dưỡng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng của quần xã.
  18. • Các chức năng trên của quần xã thể hiện trong xích thức ăn, lưới thức ăn và tháp sinh thái. • Xích thức ăn: Là con đường mà theo đó chất hữu cơ của sinh vật sản xuất chuyển từ một bậc dinh dưỡng này sang một bậc dinh dưỡng khác gọi là xích thức ăn. • VD: phytoplankton → zooplankton → cá nhỏ → cá lớn → sv phân huỷ •
  19. • Các loại xích thức ăn: • Xích thức ăn chăn nuôi: Xích này khởi đầu bằng thực vật, tiếp đến những loài ăn cỏ, rồi đến sinh vật ăn thịt các cấp. • VD: phytoplankton → zooplankton → planktivores → Piscivores → bacteria • Xích thức ăn phế liệu: Khởi đầu bằng các sản phẩm phân huỷ của sinh vật, sau đó là bậc dinh dưỡng của những loài ăn cặn vẩn, tiếp đến là những sinh vật khác. • Xích thức ăn thẩm thấu: Là xích thức ăn đặc trưng cho các hệ sinh thái ở nước bởi: nước là dung môi có thể hoà tan hầu hết các muối vô cơ và những chất hữu cơ phân cực có khối lượng phân tử thấp.
  20. • Các thuỷ sinh vật sống trong nước, tức là sống trong một dung dịch các chất. Đại bộ phận các sinh vật nhỏ bé (tảo, động vật nguyên sinh, vi khuẩn ) có khả năng dinh dưỡng các chất hữu cơ hoà tan bằng con đường thẩm thấu qua bề mặt thân. • Xích thức ăn phân huỷ: được tạo nên do hoạt động sống của vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác khi chúng khoáng hoá các hợp chất hữu cơ. • Bậc dinh dưỡng: Là một nhóm sinh vật khác nhau về mặt phân loại nhưng cùng sử dụng một loại thức ăn (ăn thực vật, ăn mùn bã, ăn thịt ) • Lưới thức ăn: là tổ hợp các xích thức ăn trong quần xã, trong đó có những mắt xích chung cho nhiều xích khác nhau.
  21. • Tháp sinh thái • Tháp sinh thái được cấu tạo bằng cách xếp chồng liên tiếp các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao. • Tháp sinh thái là tên gọi chung của cả 3 loại tháp với cách sử dụng các đơn vị khác nhau. • Tháp số lượng: tính theo số lượng cá thể • Tháp sinh vật lượng: tính theo đơn vị khối lượng cá thể. • Tháp năng lượng: tính theo đơn vị năng lượng.
  22. Ăn thịt bậc 2 Ăn thịt bậc 1 Ăn thịt bậc 2 Ăn thực vật Phytoplankton
  23. Tài liệu tham khảo • Sách “sinh thái thủy sinh vật” tác giả VŨ TRUNG TẠNG. • • •
  24. • Hồ Văn Trung • Vũ Thị Thúy • Bùi Hiếu Trung • Hoàng Trường Giang • Nguyễn Văn Trường • Phan Tấn Trầm • Trương Thị Oanh • Lê Anh Tuấn • Dương Thị Thúy Quỳnh • Tài Ngọc Ytalia