Bài giảng Quản trị sản xuất - Chương IX: Bố trí mặt phẳng

pdf 24 trang phuongnguyen 1910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị sản xuất - Chương IX: Bố trí mặt phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_san_xuat_chuong_ix_bo_tri_mat_phang.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị sản xuất - Chương IX: Bố trí mặt phẳng

  1. MỤC TIÊU  Hiểu khái niệm và mục tiêu của bố trí mặt bằng.  Biết các dạng bố trí mặt bằng.  Biết phương pháp phân tích bố trí mặt bằng.
  2. 1. Bố trí mặt bằng và mục tiêu của bố trí mặt bằng 1.1. Khái niệm bố trí mặt bằng . Bố trí mặt bằng là lựa chọn cách sắp xếp máy móc, thiết bị ở các khu vực của một doanh nghiệp (nhà máy, văn phòng, cửa hàng, kho bãi ) để thuận tiện cho việc di chuyển của lao động, nguyên liệu hoặc đem lại hiệu quả làm việc.
  3. 1.2. Mục tiêu của bố trí mặt bằng :  Thuận tiện cho việc di chuyển của lao động và nguyên liệu.  Giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu.  Giảm bớt tai nạn và rủi ro cho lao động.  Nâng cao tinh thần làm việc và năng suất lao động.  Sử dụng không gian hiệu quả.  Có tính linh hoạt cao.  Dễ giám sát.  Thuận tiện cho người lao động phối hợp công việc.
  4. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG 2. Các dạng bố trí mặt bằng 2.1. Bố trí mặt bằng theo sản phẩm Máy móc, thiết bị được đặt theo trình tự để tạo ra sản phẩm.  Đường di chuyển của sản phẩm có thể là đường thẳng, chữ U, L, M. Áp dụng ở các nhà máy sản xuất liên tục (VD : xi măng, máy tính, xếp hàng mua vé ).
  5. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG . Ưu điểm Giảm bớt quãng đường vận chuyển nguyên liệu. Giảm bớt khối lượng lao động.  Cần ít lao động. Đơn giản hóa việc kiểm tra. . Nhược điểm : Sự linh hoạt của quá trình thấp. Một bộ phận trên dây chuyền hỏng sẽ làm ngưng sản xuất. Công việc đơn điệu gây nhàm chán cho công nhân.
  6. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG 2.2. Bố trí mặt bằng theo nhóm thiết bị :  Các máy móc, thiết bị có cùng chức năng được bố trí cùng khu vực.  Áp dụng ở các nhà máy sản xuất nhiều mặt hàng theo từng lô nhỏ ( VD : một nhà máy chia thành 3 khu vực tiện, mài, hàn. Một bệnh viện chia thành khoa thần kinh, tim mạch).
  7. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG . Ưu điểm  Hệ thống sản xuất có sự linh hoạt cao.  Công nhân có trình độ và kỹ năng cao.  Hệ thống sản xuất ít bị gián đoạn. . Nhược điểm : Hiệu suất vận chuyển nguyên liệu thấp. Mức độ sử dụng máy móc thiết bị thấp (Các công việc phải chờ đợi lẫn nhau). Cần lao động có kỹ năng và phải trả lương cao.
  8. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG 2.3. Bố trí mặt bằng theo vị trí cố định  Mang người và thiết bị đến nơi sản xuất.  Sản phẩm được chế tạo không phải di chuyển vị trí.  Áp dụng khi sản xuất những sản phẩm dễ hư hỏng, quá nặng hay cồng kềnh không thuận tiện cho di chuyển (xe cứu thương, các công trình xây dựng).
  9. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG . Ưu điểm  Giảm sự di chuyển sản phẩm nên hạn chế hư hỏng và chi phí. . Nhược điểm : Vận chuyển nguồn lực đến nơi làm việc tốn thời gian và chi phí. Mức độ sử dụng máy móc thiết bị thấp.
  10. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG 3. Các phương pháp phân tích phương án bố trí mặt bằng 3.1. Phương pháp cân bằng đường dây : . Phân chia công việc ra thành các khu vực đảm bảo công việc được thực hiện tuần tự với thời gian chu kỳ hợp lý. . Áp dụng cho bố trí mặt bằng theo sản phẩm.
  11. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG . Quy trình thực hiện cân bằng đường dây :  Bước 1 : Xác định các công việc cần được thực hiện.  Bước 2 : Ước tính thời gian cần thiết để thực hiện từng công việc.  Bước 3 : Xác định thứ tự thực hiện các công việc.  Bước 4 : Tính thời gian chu kỳ ( Thời gian sản phẩm cần lưu lại để gia công tại một khu vực). Thời gian sản xuất mỗi ngày Tc = Mức sản xuất mỗi ngày
  12. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG Bước 5 : Xác định số khu vực làm việc tối thiểu Thời gian thực hiện công việc i Nmin = ∑ Thời gian chu kỳ  Bước 6 : Phân công các công việc đến từng khu vực ( nguyên tắc công việc có thời gian dài trước hoặc công việc có nhiều công việc theo sau xếp trước).  Bước 7 : Tính hiệu năng Thời gian để làm ra 1 sản phẩm Hiệu năng = Tổng thời gian ấn định theo chu kỳ
  13. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG VD : Để sản xuất 1 máy tính có 8 công việc được thực hiện như sau : Công việc Thời gian (phút) Thứ tự A 24 B 15 C 12 Sau A D 30 Sau A, B E 16 Sau B F 18 Sau C, D G 22 Sau E, F H 20 Sau G
  14. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG Doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất 15 máy tính/ngày. Mỗi ngày sản xuất 12 giờ.  Bước 4 : Tính thời gian chu kỳ Tc = (12*60)/15 = 48 phút/máy tính.  Bước 5 : Xác định số khu vực làm việc tối thiểu Nmin = 157/48 = 4 khu vực. Bước 6 : Phân công việc vào các khu vực ( chọn nguyên tắc công việc có thời gian lớn trước).
  15. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG Khu vực Công việc Thời gian Thời gian Công việc sẵn còn lại sàng 1 A 24 24 C, B B 15 9 C,D,E 2 D 30 18 C, E E 16 2 C 3 C 12 36 F F 18 18 G 4 G 22 26 H H 20 6 Không Bước 7 : Tính hiệu năng = 157/(4x48) = 81,77%.
  16. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG Khu vực Công việc Thời gian Thời gian Công việc sẵn còn lại sàng 1 B 15 33 A, E A 24 9 C,D,E 2 C 12 36 D, E D 30 6 E,F 3 F 18 30 E,G E 16 14 G 4 G 22 26 H H 20 6 Không Bước 7 : Tính hiệu năng = 157/(4x48) = 81,77%.
  17. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG 3.2. Phương pháp định lượng TC = ∑ TijCijDij  Tij : Số lần đi lại giữa bộ phận i và j.  Cij : Chi phí đi lại trên 1 đơn vị khoảng cách từ i đến j.  Dij : Khoảng cách từ i đến j. TC : Tổng chi phí. . Áp dụng : Ở các nhà máy sản xuất gián đoạn.
  18. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG . Một doanh nghiệp có 4 phân xưởng, số lần đi lại giữa các phân xưởng, chi phí vận chuyển và khoảng cách giữa các phân xưởng như sau :  Số lần đi lại giữa các phân xưởng trong tuần : 1 2 3 4 1 3 5 4 2 6 3 3 4 4
  19. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG . Chi phí vận chuyển tính trên mét (ngàn đồng/m) : 1 2 3 4 1 20 20 20 2 20 20 3 20 4
  20. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG . Khoảng cách giữa các phân xưởng (mét) : 1 2 3 4 1 300 200 400 2 400 200 3 100 4
  21. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG . Tổng chi phí (ngàn đồng) : 1 2 3 4 1 18000 20000 32000 2 48000 12000 3 8000 4 . Tổng chi phí = 138000 ngàn đồng.
  22. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG . Hoán đổi vị trí giữa phân xưởng 1 và phân xưởng 2 thì TC = 130.000 (ngàn đồng). . Tiếp tục hoán đổi vị trí giữa các phân xưởng sẽ có được các phương án khác. . Nhược điểm là có rất nhiều phương án nếu phải sắp xếp nhiều bộ phận. . Khi phải sắp xếp nhiều bộ phận nên bố trí các bộ phận đi qua lại với nhau nhiều sẽ ở gần nhau.
  23. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG 3.3. Phương pháp định tính : . Phân tích sự cần thiết phải bố trí các bộ phận gần nhau theo thang điểm :  5 : Rất cần thiết.  4 : Khá cần thiết.  3 : Trung bình.  2 : Ít cần thiết.  1 : Hoàn toàn không cần thiết. . Sự cần thiết dựa vào thuận tiện vận chuyển, dễ giám sát, sử dụng chung thiết bị, thuận lợi cho khách hàng, mỹ quan . Áp dụng rộng rãi trong bố trí văn phòng, cửa hàng, siêu thị.
  24. CHƯƠNG IX BỐ TRÍ MẶT BẰNG . VD : Phân tích sự cần thiết phải bố trí gần nhau đối với các bộ phận sau của một nhà hàng Stt Bộ phận 1 Cửa ra vào 2 Tiếp tân 3 Nhà hàng 3 Bar 4 Kho 5 Quầy rượu 6 Nhà bếp 7 Quầy tính tiền