Bài giảng Quản trị sản xuất - Chương I: Tổng quan về quản trị sản xuất

pdf 18 trang phuongnguyen 2620
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản trị sản xuất - Chương I: Tổng quan về quản trị sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_san_xuat_chuong_1_tong_quan_ve_quan_tri_s.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị sản xuất - Chương I: Tổng quan về quản trị sản xuất

  1. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 1. Những khái niệm chung về quản trị sản xuất 1.1. Khái niệm quản trị sản xuất Quản trị sản xuất là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đề ra (TS. Trương Đoàn Thể chủ biên (2004), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nxb. Lao động- xã hội, tr.5).
  2. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT . Sản xuất là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra. Đầu vào Quá trình biến đổi Đầu ra Phản hồi Phản hồi Kiểm tra . Muốn quá trình này đạt hiệu quả cần có hoạt động hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra.
  3. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 1.2. Mục tiêu của quản trị sản xuất  Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.  Giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm xuống mức thấp nhất.  Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ.  Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp mang tính linh hoạt.
  4. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 1.3. Vai trò của quản trị sản xuất đối với doanh nghiệp  Là hoạt động quyết định tạo ra sản phẩm và giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.  Làm tăng năng suất, cải tiến chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
  5. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 1.4. Quan hệ của quản trị sản xuất với các hoạt động quản trị khác . Quản trị sản xuất có quan hệ chặt chẽ với quản trị tài chính và quản trị marketing như sau :  Marketing cung cấp thông tin thị trường để lập kế hoạch sản xuất. Sản xuất tạo ra sản phẩm để thực hiện hoạt động marketing.  Tài chính cung cấp vốn cho sản xuất, hỗ trợ sản xuất đánh giá phương án đầu tư công nghệ. Sản xuất hiệu quả làm tăng vốn và đạt được các chỉ tiêu tài chính.
  6. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 2. Các nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất 2.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm . Là hoạt động phân tích dữ liệu và thị trường để xác định :  Thị trường cần sản phẩm gì ?  Thị trường cần bao nhiêu ?  Thị trường cần vào thời gian nào ?  Thị trường cần sản phẩm có đặc tính kỹ thuật như thế nào ?
  7. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 2.2. Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ . Dựa trên kết quả dự báo tiến hành thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ để đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách xác định :  Các sản phẩm sản xuất sẽ có những tính năng kỹ thuật nào ?  Cần máy móc thiết bị nào và sắp xếp quy trình sản xuất theo trình tự nào để sản xuất được những sản phẩm này ?
  8. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 2.3. Quản trị công suất sản xuất . Lựa chọn quy mô công suất sản xuất hợp lý cho doanh nghiệp để đảm bảo đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường ở hiện tại và nắm bắt được các cơ hội ở tương lai. 2.4. Xác định vị trí đặt doanh nghiệp . Là hoạt động xác định vị trí cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo chi phí sản xuất tối thiểu hay giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh. Hoạt động này rất quan trọng khi thành lập doanh nghiệp mới hay đầu tư mở rộng sản xuất.
  9. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 2.5. Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp . Bố trí nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị nhằm đảm bảo :  Nguyên vật liệu, lao động di chuyển thuận lợi.  Tiết kiệm được diện tích mặt bằng và thời gian di chuyển thiết bị.
  10. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 2.6. Lập kế hoạch nguồn lực . Lập kế hoạch nhu cầu sản xuất , kế hoạch năng lực sản xuất và kế hoạch nhu cầu nguyên liệu để đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục với chi phí thấp nhất.  Sản xuất những sản phẩm nào ? Bao nhiêu ?  Cần mua những nguyên liệu nào ? Bao nhiêu ? Khi nào ?
  11. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 2.7. Điều độ sản xuất . Sắp xếp thứ tự thực hiện công việc hay phân công nhân viên thực hiện công việc để đảm bảo tổng thời gian thực hiện ngắn nhất hay tổng chi phí thấp nhất. 2.8. Kiểm soát hệ thống sản xuất . Kiểm soát hệ thống sản xuất nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chất lượng đề ra.
  12. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 3. Đánh giá hiệu quả sản xuất và dịch vụ 3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất và dịch vụ . Năng suất là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị sản xuất của một doanh nghiệp. . Năng suất là tỷ số giữa kết quả đầu ra và chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào.
  13. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT . Năng suất chung của các yếu tố sản xuất W = Q1/( L+V+ R + Q2) Trong đó :  W : Năng suất chung  Q1 : Tổng đầu ra.  L : Lao động.  V : Vốn  R : Nguyên liệu  Q2 : Sản phẩm trung gian.
  14. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT . Năng suất của từng yếu tố sản xuất  Năng suất lao động WL = Q/L hay WL = VA/L.  Năng suất vốn Wv = Q/V hay Wv = VA/V. Trong đó :  Q : Số lượng sản phẩm đầu ra.  L : Số lao động  V : Số vốn sử dụng.  VA : Giá trị gia tăng.
  15. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT . Năng suất yếu tố tổng hợp TFP Y = ALαKβ Trong đó :  Y : Sản lượng đầu ra  L : Lao động  K : Vốn đầu vào.  α,β : Độ co dãn đầu ra theo vốn và lao động.
  16. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động . Nhóm yếu tố bên ngoài  Môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách của Nhà nước. . Nhóm yếu tố bên trong  Lao động, vốn, công nghệ, năng lực quản lý và tổ chức sản xuất.
  17. TTỔỔNGNG QUANQUAN VVỀỀ QUQUẢẢNN TRTRỊỊ SSẢẢNN XUXUẤẤTT 3.3. Những biện pháp nâng cao năng suất  Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường năng suất cho doanh nghiệp.  Xác định mục tiêu nâng cao năng suất sản xuất.  Phát hiện những điểm yếu trong sản xuất và đưa ra kế hoạch khắc phục.  Đánh giá kết quả của các biện pháp cải thiện năng suất định kỳ.  Khuyến khích và động viên người lao động.
  18. Tài liệu tham khảo 1. TS. Trương Đoàn Thể chủ biên (2004), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nxb. lao động- xã hội. 2. TS. Đặng Minh Trang (2003), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nxb. thống kê. 3. TS. Hồ Tiến Dũng (2007), Quản trị sản xuất và điều hành, NXB. Thống kê. 4. GS.TS. Đồng Thị Thanh Phương (2007), Quản trị sản xuất và dịch vụ, Nxb. thống kê.