Bài giảng Quản trị ngân hàng 2 - PGS.TS. Lâm Chí Dũng

doc 120 trang phuongnguyen 4890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị ngân hàng 2 - PGS.TS. Lâm Chí Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_quan_tri_ngan_hang_2_pgs_ts_lam_chi_dung.doc

Nội dung text: Bài giảng Quản trị ngân hàng 2 - PGS.TS. Lâm Chí Dũng

  1. BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 2 PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009
  2. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 LỜI NÓI ĐẦU Môn học Quản trị ngân hàng 2 là môn học tiếp nối của môn học Quản trị ngân hàng 1 trong chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành Ngân hàng. Trong điều kiện chưa biên soạn được Giáo trình chính thức, tập Bài giảng này được xem là tài liệu học tập chính thức của sinh viên chuyên ngành ngân hàng. Tập bài giảng gồm 5 chương. Các chương 1,2,3 do PGS.TS. Lâm Chí Dũng biên soạn. Các chương 4,5 do Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh biên soạn. PGS.TS. Lâm Chí Dũng chịu trách nhiệm chủ biên. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng do đây là một môn học mới cả về nội dung và cách tiếp cận nên chắc chắn tập bài giảng này vẫn còn nhiều thiếu sót. Các tác giả chân thành mong muốn sẽ nhận được nhiều góp ý của quý đồng nghiệp và các sinh viên để hoàn thiện trong lần xuất bản tới dưới dạng Giáo trình. PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 2
  3. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 CHƯƠNG 1 RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1. Tông quan về rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng 1.1.1. Định nghĩa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Có nhiều định nghĩa rủi ro tùy thuộc vào những yếu tố cơ bản sau: - Những ứng dụng đặc thù và bối cảnh - Tiếp cận rủi ro về mặt định tính hay định lượng - Tiếp cận tiêu cực hay tích cực Tuy nhiên, xét chung nhất, rủi ro có 2 thuộc tính cơ bản: - Sự bất định - Hậu quả bất lợi Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có thể định nghĩa như sau: Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những tác động tiềm năng có tính tiêu cực đến tài sản hoặc giá trị của Ngân hàng phát sinh từ một vài tiến trình hiện tại hoặc sự kiện tương lai. Cách tiếp cận rủi ro giúp mô hình hoá: Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn của kết quả = Rủi ro là mức độ bất định của kết quả hoạt động KD của NH Như vậy, có thể thấy: Số lượng các kết quả có thể có càng lớn, sai lệch giữa các kết quả có thể có càng cao thì rủi ro càng lớn. 1.1.2. Phân loại rủi ro 1.1.1.1. Căn cứ vào tác động Rủi ro có thể phân loại thành 2 loại cơ bản: (i) Rủi ro thuần tuý: là loại rủi ro chỉ thuần túy gây nên các tác động tiêu cực, ví dụ: các loại rủi ro hoạt động, rủi ro công nghệ trong kinh doanh ngân hàng (ii) Rủi ro suy đoán/ Rủi ro đầu cơ: là loại rủi ro mà có thể tạo nên 2 tác động: tiêu cực hay tích cực ví du: rủi ro lãi suất; rủi ro thị trường trong kinh doanh Ngân hàng. Đối với những loại rủi ro này, Ngân hàng có thể thu lợi hoặc thiệt hại tùy theo từng bối cảnh cụ thể. 1.1.1.2. Căn cứ vào tính chất Rủi ro có thể chia làm 2 loại: (i) Rủi ro đặc thù (Specific risk/ unsystematic risk): là những rủi ro chỉ liên quan đến một lĩnh vực, một ngành, một hoạt động cụ thể Loại rủi ro này có thể tối thiểu hóa nhờ đa dạng hóa. Vì vậy, loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro đa dạng hóa (Diversified risk). Ví dụ: rủi ro tín dụng trong cho vay một doanh nghiệp do hoạt động quản trị yếu kém của doanh nghiệp này PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 3
  4. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 (ii) Rủi ro hệ thống (Systematic risk): là loại rủi ro thường liên quan đến bối cảnh chung của nền kinh tế và có ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các lĩnh vực ví du: lạm phát; suy thoái, khủng hoảng kinh tế Đây là những loại rủi ro không thể đa dạng hóa (Undiversified Risk) 1.1.3. Các loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng Tùy theo cách tiếp cận mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có thể được xem xét dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đều thống nhất về các rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng bao gồm các loại rủi ro sau: - Rủi ro lãi suất (Interst rate risk) - Rủi ro thị trường (Market risk) - Rủi ro tín dụng (Credit risk) - Rủi ro ngoại bảng (Off-balance sheet risk) - Rủi ro công nghệ và hoạt động (Technology and operational risks) - Rủi ro ngoại hối (Foreign exchange risk) - Rủi ro quốc gia (Country or sovereign risk) - Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk) - Rủi ro vỡ nợ (Insolvency risk) - Rủi ro khác (Other risks) 1.2. Phân tích các loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng 1.2.1. Rủi ro lãi suất 1.2.1.1. Khái niệm Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi lãi suất thay đổi làm giảm lợi nhuận/giá trị của ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất là sự kết hợp đồng thời của 2 nhân tố sau: - Điều kiện cần: lãi suất biến động (tăng hoặc giảm) - Điều kiện đủ: Lợi nhuận của NH giảm do chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào giảm (NII/NIM ) hoặc/và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu giảm 1.2.1.2. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan và cơ bản buộc các ngân hàng phải đối diện với rủi ro lãi suất là chức năng biến đổi tài sản (Asset transformation Function) của các trung gian tài chính. Chức năng biến đổi tài sản của các định chế tài chính trung gian làm cho kỳ hạn; tính thanh khoản và quy mô của các tài sản (Assets) không phù hợp với kỳ hạn; tính thanh khoản và quy mô của các khoản nợ (Liabilities). Do diều này mà khi lãi suất biến động có thể gây ra các tác động tiêu cực lên thu nhập hoặc giá trị của ngân hàng. PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 4
  5. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Trong trường hợp ngược lại, khi có sự phù hợp hoàn toàn về kỳ hạn, quy mô, cũng như tính thanh khoản giữa tài sản và nợ thì biến động lãi suất sẽ không gây ra bất cứ tác động nào lên thu nhập hay giá trị của ngân hàng. Nói cách khác, NH không đối diện với rủi ro lãi suất ngay cả khi có điều kiện cần. Tuy nhiên đó chỉ là một giả định lý tưởng. Trên thực tế, điều này là không thể xảy ra chính vì chức năng biến đổi tài sản nói trên của ngân hàng. Nếu giả định này xảy ra, tức là ngân hàng sẽ không có lý do để tồn tại bởi vì chức năng nói trên bị vô hiệu hóa trên thực tế. 1.2.1.3. Các biểu hiện (các dạng) của rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất có 3 biểu hiện hay còn được gọi là 3 dạng là: rủi ro tái tài trợ; rủi ro tái đầu tư; rủi ro giá trị thị trường. (i) Rủi ro tái tài trợ (Refinancing Risk) là rủi ro mà lợi nhuận của NH giảm do chi phí tái huy động vốn (rolling over or reborrowing funds) cao hơn tiền lãi của các tài sản đầu tư khi kỳ hạn của tài sản đầu tư dài hơn kỳ hạn (short- funded) vốn huy động (liabilities) trong điều kiện lãi suất thị trường tăng 100 Nợ 100 Tài sản Năm Năm 2 1 (ii) Rủi ro tái đầu tư (Reinvestment Risk): Rủi ro mà lợi nhuận của NH giảm do thu nhập lãi từ tài sản tái đầu tư giảm thấp hơn chi phí tái huy động vốn do kỳ hạn nợ dài hơn kỳ hạn tài sản đầu tư (long – funded) trong điều kiện lãi suất giảm. 100 Tài sản 100 Nợ Năm Năm 2 1 PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 5
  6. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 (iii) Rủi ro giá trị thị trường (Market Value Risk) Rủi ro mà giá trị ròng của NH (giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu) giảm do biến động bất lợi trong giá trị thị trường của Tài sản và Nợ thuộc một trong 2 trường hợp sau: a. Giá trị thị trường của Tài sản sụt giảm nhanh hơn giá trị thị trường của Nợ khi kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn nợ trong điều kiện lãi suất thị trường tăng b. Giá trị thị trường của Nợ tăng nhanh hơn giá trị thị trường của Tài sản khi kỳ hạn của Nợ dài hơn kỳ hạn tài sản trong điều kiện lãi suất thị trường giảm Từ các phân tích trên, có thể rút ra một số ý tưởng cơ bản sau: - Triết lý chung để phòng ngừa (hedging) và bảo vệ (protecting) trước rủi ro lãi suất: làm phù hợp về kỳ hạn và quy mô giữa tài sản và nợ - Tuy nhiên, điều này gặp phải 2 trở ngại: + Trở ngại thứ nhất là nó mâu thuẫn với chức năng biến đổi tài sản và làm giảm khả năng sinh lời của NH . + Trở ngại thứ hai nằm ở chỗ: trên thực tế, khái niệm kỳ hạn là một khái niệm đa dạng. Ít nhất là có sự khác biệt giữa kỳ hạn đến hạn (maturity) và vòng đời bình quân (duration). Mặt khác, ngoài các khoản nợ, nguồn vốn của ngân hàng còn bao gồm cả nguồn vốn chủ sở hữu. 1.2.2. Rủi ro thị trường Rủi ro thị trường là những rủi ro phát sinh do việc mua, bán các tài sản và nợ trong điều kiện có sự thay đổi về lãi suất; tỷ giá và giá tài sản khác dẫn tới tổn thất về thu nhập/vốn của NH (các vấn đề gợi ý nghiên cứu: - RR thị trường và RR giá trị thị trường ? - Trong trường hợp nào thì NH sẽ không quan tâm đến RR thị trường? - Sự bất định ở đây là gì? - Hậu quả của RR thị trường? - Những nhân tố ảnh hưởng đến RR thị trường?) Nguyên nhân khách quan hay các nhân tố cơ bản đặt các Ngân hàng trước tình thế đối diện với rủi ro thị trường bao gồm: - Áp lực từ việc giảm sút thu nhập từ những hoạt động truyền thống buộc các NH tiến hành các hoạt động kinh doanh chứng khoán và các tài sản khác - Rủi ro thị trường gia tăng khi NH có xu hướng kinh doanh các tài sản và nợ hơn là đầu tư dài hạn; tài trợ vốn hoặc phòng ngừa rủi ro. - Rủi ro thị trường có liên quan chặt chẽ với những rủi ro về lãi suất; về cổ tức; về tỷ giá; PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 6
  7. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Rủi ro thị trường xuất hiện khi NH giữ vị thế trường (long position/ buy position) hoặc vị thế đoản (short position/ sell position) mở hoặc không bảo hộ (open/ unhedging position). Vị thế (hay còn gọi trạng thái) là tình trạng mà một ngân hàng đang nắm giữ quyền sở hữu tài sản (tài chính hoặc tài sản thực) hoặc hàng hóa kinh doanh hoặc một cam kết mua hoặc bán Vị thế trường là vị thế đầu cơ giá lên, cũng tức là ngân hàng sẽ bị thiệt hại khi giá xuống. Ngược lại, vị thế đoản là vị thế đầu cơ giá xuống và do đó, người nắm giữ vị thế đoản sẽ bị rủi ro khi giá lên. Để phòng ngừa và bảo hộ rủi ro thị trường, ý tưởng cơ bản là phải kiểm soát vị thế giới hạn. Đây là quan tâm cơ bản của không chỉ những chủ thể quản trị ngân hàng mà cả của các cơ quan điều tiết. Mặt khác, phải phát triển các mô hình đo lường rủi ro thị trường, sử dụng hợp lý các công cụ phái sinh 1.2.3. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền (cash flows) được hẹn trả theo hợp đồng (tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay và các chứng khoán đầu tư sẽ không được trả đầy đủ. Rủi ro tín dụng còn có thể định nghĩa khác: Rủi ro mà một khoản cho vay hoặc tài sản có (assets) trở nên không thể thu hồi hoặc bị trì hoãn ngoài mong muốn Cần lưu ý: - Khái niệm rủi ro tín dụng và rủi ro cho vay có điểm khác biệt. Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro cho vay và rủi ro từ các khoản đầu tư vào chứng khoán. - Có quan điểm cho rằng rủi ro tín dụng cũng là một dang rủi ro đối tác. (Couterparty Risk). Rủi ro đối tác là loại rủi ro mà trong đó đối tác không thực hiện các cam kết đã thỏa thuận. Tuy nhiên, khái niệm rủi ro đối tác thường được sử dụng cho các hợp đồng trên thị trường các công cụ tài chính phái sinh. Cách phân loại rủi ro tín dụng thành rủi ro tín dụng đặc thù và rủi ro tín dụng hệ thống thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu học thuật cũng như trong thực tế: - Rủi ro đặc thù (Firm-specific Credit Risk/ Unsystematic Credit Risk): Rủi ro tín dụng của một người vay cụ thể phát sinh do những kiểu đặc thù của rủi ro dự án mà người vay thực hiện - Rủi ro hệ thống (Systematic credit risk): Rủi ro tín dụng phát sinh do bối cảnh chung của nền kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ các người vay (vd: suy thoái kinh tế ). Rủi ro tín dụng có tác động rất quan trọng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Có thể nói rủi ro tín dụng là biểu hiện tập trung nhất của sự đánh đổi lợi nhuận – rủi ro (Return-risk trade-off). Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng tốt là nhân PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 7
  8. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 tố chủ yếu quyết định thành công của ngân hàng. Ngược lại, thất bại của các ngân hàng phần khá lớn bắt nguồn từ những vấn đề về tín dụng. Một cách khái quát nhất, rủi ro tín dụng, xét về góc độ người vay xuất phát từ 2 nhân tố cơ bản sau: - Khả năng trả các khoản nợ đến hạn, tức khả năng tạo ra các dòng tiền với quy mô phù hợp ở thời điểm thanh toán. - Ý muốn trả nợ của người vay. Ý muốn này lại phụ thuộc những yếu tố chủ quan của người vay như: đạo đức, tư cách, uy tín Lý thuyết thông tin bất đối xứng cho rằng để kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phải hạn chế hai hậu quả của tình trạng thông tin bất đối xứng trong các giao dịch tín dụng đó là: lựa chọn đối nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard). 1.2.4. Rủi ro ngoại bảng Rủi ro ngoại bảng (hay rủi ro hoạt động ngoại bảng) là rủi ro phát sinh từ các hoạt động ngoại bảng liên quan đến các tài sản hoặc các khoản nợ bất thường (Contingnent assets/ liabilities) Các tài sản hoặc nợ bất thường là khái niệm để chỉ các tài sản hoặc nợ không xuất hiện trừ phi một sự kiện nhất định nào đó xảy ra. Hoạt động ngoại bảng (Off-balance-sheet Activities) là những hoạt động có một trong 2 đặc điểm sau: - Những hoạt động tạo ra thu nhập và/hoặc chi phí mà không tạo ra một tài sản/nợ trong hiện tại cũng như tương lai (chẳng hạn, môi giới, thanh toán, ủy thác ). - Những hoạt động không tạo ra các tài sản hoặc Nợ trong hiện tại nhưng có thể tạo ra các tài sản hoặc nợ trong tương lai. Ví dụ: Bảo lãnh; cam kết cho vay; Xu hướng mở rộng các hoạt động ngoại bảng là một xu hướng phổ biến đối với các ngân hàng trên khắp thế giới. Nguyên nhân cơ bản là do áp lực cạnh tranh dẫn tới sự sụt giảm trong các hoạt động ngân hàng truyền thống buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các hoạt động mới phi truyền thống. Mặt khác, khả năng tạo ra thu nhập qua thu phí mà không tác động lên bảng cân đối của các hoạt động ngoại bảng cũng là một động cơ quan trọng thúc đẩy các ngân hàng gia tăng các hoạt động ngoại bảng. Điều này, đến lượt nó lại gia tăng rủi ro ngoại bảng cho ngân hàng. Xét ở một góc độ khác, một số hoạt động ngoại bảng là nhằm mục đích hạn chế rủi ro tín dụng; rủi ro lãi suất; rủi ro tỷ giá nhưng do quản lý kém hoặc động cơ đầu cơ cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn cho NH. 1.2.5. Rủi ro hoạt động và công nghệ PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 8
  9. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Rủi ro hoạt động là những tổn thất do hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ những sai lệch bên trong về quy trình, về con người và các hệ thống hoặc từ các sự kiện bên ngoài Một số nghiên cứu xem rủi ro danh tiếng (reputational risk) và rủi ro chiến lược (strategic risk) như là một phần của rủi ro hoạt động. Rủi ro công nghệ là rủi ro phát sinh khi việc đầu tư công nghệ không mang lại sự tiết kiệm chi phí như dự liệu. Mục đích chủ yếu của đầu tư công nghệ là cắt giảm chi phí hoạt động, gia tăng lợi nhuận, giành thị trường mới thông qua khai thác tốt nhất lợi thế quy mô lớn (economies of scale) và lợi thế danh mục dịch vụ đa dạng (economies of scope) Lợi thế quy mô lớn là mức độ mà tại đó chi phí đơn vị trung bình của các dịch vụ tài chính giảm khi đầu ra của dịch vụ gia tăng. Lợi thế danh mục dịch vụ đa dạng là mức độ mà tại đó một ngân hàng có thể đạt được tính hiệp trợ chi phí (cost synergies) bằng cách cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính trên cùng một khoản đầu tư công nghệ. Hàm ý của khái niệm lợi thế quy mô lớn là ngân hàng phải cắt giảm chi phí hoạt động bằng cách tăng quy mô đầu ra do đầu tư công nghệ. Tương tự, hàm ý của khái niệm lợi thế danh mục dịch vụ đa dạng là ngân hàng phải cắt giảm chi phí hoạt động bằng cách sản xuất hơn 1 đầu ra với cùng một đầu vào. Nếu việc đầu tư công nghệ không đạt được 2 lợi thế trên có nghĩa là ngân hàng đã gặp phải rủi ro công nghệ. Lưu ý là rất dễ có sự nhầm lẫn giữa rủi ro hoạt động và rủi ro công nghệ. Chẳng han, các trục trặc trong hệ thống thanh toán dẫn đến những sai lệch, nhầm lẫn trong quá trình thanh toán là một loại rủi ro hoạt động chứ không phải rủi ro công nghệ 1.2.6. Rủi ro ngoại hối Rủi ro ngoại hối là rủi ro mà sự thay đổi về tỷ giá và lãi suất ngoại tệ có thể tác động bất lợi đến giá trị các tài sản và nợ bằng ngoại tệ của ngân hàng hoặc gây nên sự tổn thất về lợi nhuận Các biểu hiện của rủi ro ngoại hối: (i) Rủi ro tỷ giá (Foreign Currency Risk) là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá tương ứng với một trạng thái ngoại tệ nhất định: - Trường hợp trạng thái ngoại tệ trường (net long asset position in foreign currency) là trường hợp mà giá trị tài sản bằng ngoại tệ > Giá trị nợ bằng ngoại tệ theo một đồng tiền nào đó. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ giảm giá so với bản tệ - Trạng thái ngoại tệ đoản (net short asset position in foreign currency) là trường hợp ngược lại khi giá trị tài sản bằng ngoại tệ < Giá trị nợ bằng ngoại tệ. PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 9
  10. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi ngoại tệ tăng giá so với bản tệ (ii) Rủi ro lãi suất ngoại tệ (Foreign Interest Rate Risk) là một dạng của rủi ro lãi suất khi lãi suất ngoại tệ thay đổi làm giảm lợi nhuận của ngân hàng trong điều kiện kỳ hạn của tài sản và nợ bằng ngoại tệ khác nhau. Đương nhiên, rủi ro lãi suất ngoại tệ cũng bao gồm 3 dạng: - Rủi ro tái đầu tư - Rủi ro tái tài trợ - Rủi ro giá trị thị trường Xu hướng mở rộng các hoạt động ra nước ngoài là một trong những nguyên nhân chính đặt các ngân hàng trước khả năng đối diện với rủi ro ngoại hối ngày càng tăng. Xu hướng này xuất phát từ những nhân tố sau; - Do tỷ suất sinh lời đối với đầu tư nội địa và đầu tư ở nước ngoài có tương quan không hoàn hảo vì hoặc do trình độ công nghệ khác nhau (một quốc gia đang là quốc gia nông nghiêp; một quốc gia khác đã ở trình độ phát triển công nghiệp) hoặc do hạ tầng kinh tế khác nhau, chu kỳ kinh doanh có thể lệch pha Hàm ý quan trọng ở đây là việc đầu tư ra nước ngoài có thể là mọt phương cách hữu hiệu để hạn chế rủi ro đặc thù thông qua giải pháp đa dạng hóa. - Tăng khả năng mở rộng hoạt động ở nước ngoài thông qua thiết lập chi nhánh và mua lại hoặc phát triển danh mục đầu tư Từ việc phân tích bản chất của rủi ro ngoại hối, có thể thấy những ý tưởng cơ bản để hạn chế rủi ro ngoại hối là: - Làm phù hợp cả về quy mô và kỳ hạn của các tài sản và nợ của ngân hàng trong từng loại ngoại tệ nhất định. - Nếu tỷ giá và lãi suất giữa đồng tiền các nước có tương quan không hoàn hảo thì một ngân hàng có thể đa dạng hoá từng phần hoặc toàn bộ rủi ro ngoại hối. - Giải pháp hợp đồng : cố định tỷ giá và lãi suất - Sử dụng các công cụ phái sinh. 1.2.7. Rủi ro quốc gia Rủi ro quốc gia là rủi ro mà việc thanh toán từ người vay nước ngoài có thể bị gián đoạn vì sự can thiệp (ngăn cấm/ hạn chế chi trả) của chính phủ sở tại vì sự thiếu hụt ngoại tệ/ những lý do khác. Có thể thấy rủi ro quốc gia là một dạng khác của rủi ro tín dụng vì hậu quả của nó cũng là việc mà người cho vay không nhận được các dòng tiền thanh toán gốc và lãi từ người vay trong trường hợp này là do sự ngăn cản chi trả của chính phủ. Các ví dụ: PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 10
  11. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 - Vào năm 1982, chính phủ Mexico & Brazil đã tuyên bố trì hoãn việc thanh toán các khoản nợ đối với các khoản vay của Phương Tây. Hậu quả là các ngân hàng lớn của Mỹ mà trước đó đã thực hiện các khoản cho vay lớn đối với các chủ thể ở các quốc gia này đã phải gánh chịu những khoản chi phí lớn trong dự phòng rủi ro tín dụng. - Trong khoảng cuối thập niên 1990, các ngân hàng Châu Âu và Nhật đã phải gánh chịu các rủi ro quốc gia đối với các nước như Nga, Nam Hàn, Malaysia và Indonesia. Nhờ các khoản trợ giúp tài chính của IMF, WB và chính phủ các nước Mỹ, Nhật, Châu Âu cho các nước này mà các ngân hàng nói trên đã không phải gánh chịu toàn bộ các thiệt hại từ các khoản cho vay. Tuy vậy, Indonesia đã tuyên bố hoãn trả vài khoản nợ đến hạn, trong khi Nga không thanh toán được các khoản nợ trên trái phiếu chính phủ ngắn hạn. Vào năm 1999, vài ngân hàng đã thỏa thuận với chính phủ chấp nhận chí thanh toán 5% số nợ - Vào năm 2001, chính phủ Argentina do cuộc khủng hoảng tiền tệ đã chấp nhận vỡ nợ khoản vay 130 tỷ USD của chính phủ và vào năm 2002, thông qua đạo luật vỡ nợ 30tỷ $ các khoản nợ của khu vực doanh nghiệp đối với những người cho vay nước ngoài. Có thể nói rủi ro quốc gia là loại rủi ro khó xử lý nhất. Các biện pháp có thể thực hiện bao gồm: - Thực hiện các biện pháp pháp lý như khởi kiện ra Toà phá sản tại nước sở tại hoặc toà dân sự quốc tế. Tuy nhiên, các biện pháp này vừa tốn kém chi phí vừa ít hiệu quả. - Đòn bẩy chủ yếu: Đe doạ hạn chế cung cấp các khoản cho vay hoặc huy động vốn trong tương lai từ các quốc gia có vấn đề. Tuy nhiên, đòn bẩy này rất yếu đối với những quốc gia mà đồng tiền và chính phủ đang suy sụp. 1.2.8. Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không thể đáp ứng các dòng tiền ra với mức chi phí hợp lý và quy mô phù hợp khi NH có nhu cầu. Cần lưu ý: các dòng tiền ra bao gồm các dòng tiền từ phía nợ, tức từ yêu cầu rút tiền của những người gửi tiền hoặc người cho vay, và các dòng tiền ra về phía tài sản chẳng hạn đáp ứng các khoản cho vay Trong điều kiện hiện nay khi thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển cao cũng như các thị trường vốn hoạt động tốt, khả năng thanh khoản của các chứng khoán đầu tư sẽ ngày càng dễ dàng hơn, việc tạo ra các dòng tiền bằng cách huy động vốn ngắn hạn hoặc bằng cách bán các tài sản để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản không phải là một vấn đề không thể giải quyết. Vấn đề thực sự là chi phí: hoặc phải trả một chi phí lãi cao cho các khoản vốn huy động hoặc phải bán các tài sản với giá thấp tức phải gánh chịu một khoản lỗ. Vì vậy, bản PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 11
  12. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 chất của rủi ro thanh khoản chính là việc ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản với mức chi phí cao vượt quá khả năng chịu đựng của ngân hàng, dẫn đến giảm khả năng sinh lời hoặc nguy hiểm hơn dẫn đến khả năng vỡ nợ. Cũng xét trong bối cảnh hiện tại, ít có khả năng một ngân hàng lâm vào tình trang khủng hoảng thanh khoản dẫn đến vỡ nợ trừ trường hợp một sự hoảng loạn xảy ra trong toàn xã hội dẫn đến việc mất lòng tin vào toàn bộ hệ thống ngân hàng, làm cho việc khủng hoảng thanh khoản là có tính hệ thống. Một trường hợp khác có thể làm cho một ngân hàng lâm vào khủng hoảng thanh khoản là khi chính ngân hàng đó do quản trị yếu kém mà phải gánh chịu nhiều thiệt hại do các rủi ro khác gây ra, độ tín nhiệm thấp trên thị trường làm cho khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khó khăn. Trong trường hợp này khó có thể nói là do rủi ro thanh khoản mà ngân hàng này lâm vào hoàn cảnh vỡ nợ 1.2.9. Rủi ro vỡ nợ Rủi ro võ nợ là rủi ro mà một NH không đủ vốn (chủ sở hữu) để bù đắp sự sụt giảm đột ngột trong giá trị tài sản so với giá trị nợ. Về khía cạnh kỹ thuật, rủi ro vỡ nợ là tình trang vốn của ngân hàng dần đến 0 hoặc âm do những thiệt hại gây ra bởi một hay nhiều hơn các rủi ro đã đề cập. Chẳng hạn, rủi ro tín dụng lớn dẫn đến không thu hồi được các khoản cho vay làm sụt giảm giá trị tài sản hoặc rủi ro thị trường làm ngân hàng bị lỗ dẫn đến sụt giảm giá trị vốn chủ sở hữu hoặc rủi ro lãi suất làm ngân hàng bị lỗ hoặc sụt giảm giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu Ở Việt Nam, trường hợp điển hình về vỡ nợ được ghi nhận rõ ràng là sự vỡ nợ của các Hợp tác xã tín dụng vào thập niên 90s. Sự sụp đổ có tính dây chuyền của các Hợp tác xã tín dụng thời kỳ này do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trong những nguyên nhân là sự thiếu kinh nghiệm quản lý vĩ mô đối với loại hình tổ chức tín dụng này. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro vỡ nợ của các tổ chức này là rủi ro tín dụng. Trường hợp của ngân hàng Continental Illinois National Bank (Mỹ ) là một minh họa cho sự kết hợp nhiều loại rủi ro dẫn đến rủi ro vỡ nợ. Ngân hàng này đã theo đuổi chiến lược tăng trưởng tài sản thông qua mở rộng lĩnh vực cho vay, đặc biệt ngành dầu lửa và gas. Danh mục cho vay tăng trưởng 19,8%/năm (từ 1977 - 1981). Tuy nhiên, suy thoái kinh tế Mỹ từ 1980 dẫn đến nhiều khoản cho vay vỡ nợ (rủi ro tín dụng). Mặt khác, tỷ trọng huy động tiền gửi của ngân hàng này rất nhỏ, dựa chủ yếu vào các khoản vay (FED, RPs, Eurodollar ) cộng với sự gia tăng các vụ vỡ nợ trong danh mục cho vay dẫn đến việc từ chối một số khoản vay của các khách hàng chủ yếu để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (rủi ro thanh khoản). Một số vụ vỡ nợ lớn cùng với tình trạng mất khả năng huy động vốn mới dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng vị thế vốn (capital position) của PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 12
  13. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 ngân hàng (Rủi ro vỡ nợ). Cuối cùng, các cơ quan điều tiết phải nắm quyền kiểm soát đặc biệt vào năm 1984. Những phân tích nói trên về rủi ro vỡ nợ dẫn đến 2 ý tưởng cơ bản để kiểm soát rủi ro vỡ nợ là: - Thứ nhất, phải tiến hành các giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế những rủi ro liên quan như: rủi ro lãi suất; rủi ro tín dụng; rủi ro thị trường; rủi ro thanh khoản - Thứ hai, phải đảm bảo một mức vốn phù hợp (Capital Adequacy) tương ứng với mức độ rủi ro của các tài sản. Vốn là một bộ đệm chống lại rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng. Tuy nhiên, nếu tăng vốn thì ngân hàng sẽ phải đánh đổi khả năng sinh lời vì điều này làm giảm số nhân vốn chủ sở hữu (Equity multiplier) dẫn đến giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Vì vậy, các định chế điều tiết như ngân hàng trung ương phải tiến hành các biện pháp quy định, kiểm soát và chế tài để buộc các ngân hàng phải tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu nhằm bảo đảm an toàn hoạt động tức hạn chế rủi ro vỡ nợ. Tương tác giữa các rủi ro Các rủi ro đề cập ở trên không độc lập mà phụ thuộc lẫn nhau. Trong một số trường hợp rủi ro lãi suất tương quan thuận với rủi ro tín dụng. Chẳng hạn, biến động lãi suất làm cho các khoản vay của khách hàng trở nên khó có khả năng thanh toán Rủi ro thanh khoản cũng tương quan với rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng vì chẳng hạn, rủi ro tín dụng có thể làm cho các dòng tiền vào trở nên thiếu hụt hoặc có thể làm cho nhu cầu rút các khoản tiền gửi trở nên lớn hơn. Rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá có tương quan cao vì thường những biến động trong lãi suất sẽ dẫn tới những biến động trong tỷ giá . Các rủi ro khác Tùy thuộc cách tiếp cận về các rủi ro chủ yếu hoặc thứ yếu và cách xem xét nội dung các loại rủi ro mà quan niệm về các rủi ro khác có thể khác nhau. Thông thường, đây là những kiểu rủi ro riêng biệt (Discrete type) hoặc có tính sự kiện (even type). Một số rủi ro loại này là một phần của rủi ro hoạt động. Một số rủi ro tiêu biểu: - Thay đổi trong các quy định về thuế - Thay đổi trong chính sách điều tiết:Gỡ bỏ các hạn chế về cho vay, nhập ngành, mở chi nhánh, cung ứng sản phẩm - Những thay đổi không dự liệu trong bối cảnh của thị trường tài chính: + Sụp đổ thị trường 1929 và 1987; + Sự kiện 11/9 + Khủng hoảng tài chính Đông Á + Khủng hoảng tài chính hiện tại PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 13
  14. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 . - Gian lận, trộm cắp, thiên tai, hành động phi pháp, bất lương, bội tín Điều có thể thấy rõ là những rủi ro này khó mô hình hoá và dự báo, đồng thời phụ thuộc khá nhiều những nhân tố vĩ mô./. PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 14
  15. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Một định chế tài chính có Bảng cân đối kế toán như sau: Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu Tiền mặt: $1000 Chứng chỉ tiền gửi: $10.000 Trái phiếu $10.000 Vốn cổ phần: $1.000 Tổng tài sản: $11.000 Tổng nợ và VCSH: $11.000 Trái phiếu có kỳ hạn đến hạn 10 năm, lãi suất coupon cố định là 10%/năm. Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn 1 năm và lãi suất cố định 6%. a. Thu nhập lãi ròng (NII) cuối năm thứ nhất sẽ là bao nhiêu? (NII = thu nhập lãi – Chi phí trả lãi) b. Nếu cuối năm thứ nhất, lãi suất thị trường tăng 100 điểm cơ bản (1%), thu nhập lãi ròng sẽ là bao nhiêu? Sự thay đổi trong thu nhập lãi ròng gây ra bởi rủi ro tái đầu tư hay rủi ro tái tài trợ? c. Giả sử lãi suất thị trường gia tăng 1%, trái phiếu sẽ có giá trị là $9.446 ở cuối năm thứ nhất. Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu là bao nhiêu? (nếu toàn bộ NII được sử dụng để trang trải chi phí hoặc chia cổ tức). d. Nếu lãi suất thị trường giảm 100 điểm cơ bản vào cuối năm thứ nhất, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu sẽ cao hay thấp hơn $1000? Tại sao? Câu 2: Một quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ (Money market mutual Fund) mua $1.000.000 trái phiếu kho bạc 2 năm, ở thời điểm 6 tháng trước. Trong thời gian này, giá trị của chứng khoán đã gia tăng nhưng vì lý do thuế, quỹ này hoãn việc bán trái phiếu thêm 2 tháng nữa. Kiểu rủi ro gì mà quỹ này phải đối diện trong 2 tháng tới? Câu 3: Một NH đầu tư 50 triệu USD vào một tài sản kỳ hạn 2 năm, lãi suất 10% trả cho từng năm, đồng thời phát hành một khoản nợ kỳ hạn 1 năm, lãi suất 8%/năm. Thu nhập lãi ròng (NII) mỗi năm của NH là bao nhiêu nếu cuối năm thứ nhất tất cả lãi suất tăng 1% (100 basis point)? Câu 4: Nếu đồng Franc Pháp giảm giá trong tương lai gần, một NH của Mỹ có chi nhánh tại Pháp sẽ muốn duy trì trạng thái đồng Franc ở trạng thái trường ròng hay trạng thái đoản ròng? Vì sao? PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 15
  16. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Câu 5: Nếu một NH có số lượng tài sản và nợ trong cùng một ngoại tệ bằng nhau, NH này có tất yếu loại trừ hoàn toàn rủi ro liên quan đến giao dịch quốc tế? Giải thích. Câu 6: Một quỹ bảo hiểm Mỹ đầu tư $1.000.000 vào trái phiếu Đức. Mỗi trái phiếu trả DM300 tiền lãi mỗi năm trong 20 năm. Nếu tỷ giá hiện hành là DM1,762/$, bản chất của rủi ro ngoại hối mà công ty bảo hiểm này phải gánh chịu là gì? Đặc biệt, kiểu biến động nào trong tỷ giá mà NH này phải quan tâm? Câu 7: Giả sử một NH Mỹ có tài sản ở Đức trị giá 150 triệu DM. Tài sản này có thu nhập trung bình 8%/năm. NH huy động 100 triệu DM nợ, trả lãi trung bình 6%/năm. Tỷ giá hiện hành là 1,5DM/$. a. Nếu tỷ giá ở cuối năm là 2DM/$ thì USD tăng hay giảm giá so với DM? b. Với sự thay đổi tỷ giá trên, thu nhập lãi ròng bằng USD sẽ như thế nào? c. Tác động của sự thay đổi tỷ giá lên giá trị của tài sản và nợ bằng USD? Câu 8: Sáu tháng trước, NH Q. phát hành một CD 100 triệu $, kỳ hạn 1 năm bằng DM. Cùng thời gian, NH này đầu tư 60 triệu $ vào một khoản cho vay bằng DM và 40 triệu $ vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Tỷ giá 6 tháng trước là 1,7382DM/$. Giả sử không có khoản tiền gốc nào được rút và tỷ giá hôm nay là 1,3905DM/$. a. Giá trị hiện tại (tiền gốc) của CD (bằng USD và DM)? b. Giá trị hiện tại (tiền gốc) của khoản cho vay bằng DM (bằng USD và bằng DM)? c. Giá trị hiện tại của trái phiếu kho bạc Mỹ (bằng USD và DM)? d. Lãi/lỗ của NH Q. từ nghiệp vụ trên (bằng USD và DM) Câu 9: Giả sử bạn mua một trái phiếu Thuỵ Sĩ được xếp hạng AAA, kỳ hạn 10 năm, trả lãi coupon 8%, phát hành ngang giá. Trái phiếu có mệnh giá 1000SF. Tỷ giá giao ngay ở thời điểm mua là 1,5SF/$. Vào cuối năm, trái phiếu bị rớt hạng xuống hạng AA và thu nhập tăng lên 10%. Mặt khác, đồng SF tăng giá lên 1,35SF/$. a. Lỗ(lãi) của người đầu tư Thuỵ Sĩ nắm giữ trái phiếu này trong 1 năm? Tỷ lệ lỗ (lãi) do rủi ro ngoại hối? Tỷ lệ lỗ (lãi) do rủi ro lãi suất? b. Lỗ (lãi) của người đầu tư Mỹ nắm giữ trái phiếu này trong 1 năm? Tỷ lệ lỗ (lãi) do rủi ro ngoại hối? Tỷ lệ lỗ (lãi) do rủi ro lãi suất? PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 16
  17. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Câu 10: Xác định những rủi ro mà các định chế tài chính trung gian (FI) có thể gánh chịu trong những tình huống sau: 1. Một NH tài trợ một khoản cho vay kinh doanh 5 tỷ đồng, kỳ hạn 6 năm, lãi suất cố định bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 1 năm. 2. Một công ty bảo hiểm đầu tư các khoản phí vào một danh mục trái phiếu chính quyền địa phương dài hạn. 3. Một NH Mỹ phát hành các giấy nợ lãi suất cố định, kỳ hạn 2 năm để tài trợ một khoản cho vay các doanh nghiệp Anh, kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định. 4. Một NH Nhật mua lại một NH Áo nhằm thuận tiện hơn cho hoạt động thanh toán. 5. Một quỹ hỗ tương (Mutual Fund) phòng ngừa (hedging) rủi ro lãi suất bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn 6. Một nhà kinh doanh trái phiếu Mỹ (bond dealer) sử dụng vốn tự có để mua lại một khoản đầu tư vào trái phiếu một nước đang phát triển của người đầu tư Mexico. 7. Một NH Việt Nam bảo lãnh thanh toán cho khách hàng bằng tiền đồng với quy mô bảo lãnh lớn. 8. Một NH Việt Nam đầu tư lớn vào bất động sản bằng cách chọn một hoặc nhiều hơn các rủi ro sau: a. Rủi ro lãi suất b. Rủi ro tín dụng c. Rủi ro ngoại bảng d. Rủi ro công nghệ e. Rủi ro ngoại hối f. Rủi ro quốc gia (Country or sovereign risk) g. Rủi ro thanh khoản h. Rủi ro thị trường Giải thích sự chọn lựa đó (trên cơ sở những khái niệm đã học). Câu 11: Xem 4 kiểu rủi ro sau: rủi tro tín dụng; rủi ro ngoại hối; rủi ro thị trường; và rủi ro quốc gia. Hãy tách các kiểu rủi ro này thành 2 cặp, trong mỗi cặp có 2 rủi ro có liên quan với nhau, một rủi ro là tập hợp con của cái còn lại. PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 17
  18. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 2.1. Tổng quan về đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng 2.1.1. Mục tiêu đánh giá Đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng vừa là một công cụ của quản trị - nhằm phục vụ cho việc lấy các quyết định quản trị - đồng thời nó cũng là một trong những nội dung của hoạt động quản trị. Đây là công việc được các đối tượng hữu quan cả bên trong và bên ngoài ngân hàng tiến hành thường xuyên. Mục tiêu của đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm: - Nhận thức được thực trạng của ngân hàng về nhiều khía cạnh: về khả năng sinh lời; về mức độ rủi ro; về khả năng tăng trưởng; về vị thế trên thị trường và qua đó, có thể có một đánh giá tổng hợp về tình hình chung hay giá trị của ngân hàng ở thời điểm đánh giá. - Là cơ sở để dự báo về những xu hướng chủ yếu và triển vọng (cả tích cực và tiêu cực) về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tương lai (xét trong ngắn hạn và dài hạn) - Là cơ sở để các đối tượng hữu quan lấy các quyết định cần thiết. Một cách vắn tắt, đối tượng hữu quan là những chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến ngân hàng và do đó bằng cách này hay cách khác phải thu thập các thông tin về ngân hàng để trên cơ sở đó lấy các quyết định phù hợp. Các đối tượng hữu quan nói ở đây có thể là: - Các cổ đông - Hội đồng quản trị - Bộ phận điều hành - Nhân viên - Đối tác kinh doanh - Khách hàng - Người cho vay - Nhà đầu tư trên thị trường - Cơ quan điều tiết (NHTW ) - Các cơ quan quản lý nhà nước khác - Cơ quan thuế . PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 18
  19. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 2.1.2. Phương pháp sử dụng - Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp phù hợp với các mục tiêu cụ thể và nguồn thông tin khả dụng. Ví dụ: Để đánh giá khả năng sinh lời có thể sử dụng chỉ tiêu tổng hợp tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tổng hợp và sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố thích hợp để xác định ảnh hưởng từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng hợp. Ví dụ: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE có thể được phân tích theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn, có thể phân tích thành 2 nhân tố: tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và số nhân vốn chủ sở hữu (EM) - Sử dụng các phương pháp phân tích theo thời gian hoặc phân tích theo ngành để rút ra các nhận định sâu hơn. Phân tích theo thời gian nhằm thấy được các xu hướng biến động theo thời gian. Phân tích theo ngành nhằm so sánh giữa các đơn vị trong ngánh có đặc điểm tương đồng xét theo một tiêu chí nào đó nhằm nhận thức được những ưu điểm, hạn chế, các lợi thế hoặc bất lợi trong cạnh tranh - Cung cấp các khuyến nghị cần thiết tùy theo yêu cầu của từng đối tượng hữu quan. 2.1.3. Cơ sở thông tin của đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng Việc đánh giá các hoạt động kinh doanh ngân hàng dựa trên các cơ sở thông tin chủ yếu sau: (i) Các báo cáo tài chính của ngân hàng theo thời gian - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính (ii) Các báo cáo khác của ngân hàng theo thời gian (iii) Thông tin về các ngân hàng khác theo thời gian iv) Các chỉ số chuẩn của ngành, của các cơ quan điều tiết trong nước và quốc tế Những thông tin nói trên chỉ nên coi là những cơ sở thông tin tối thiểu. Để nâng cao chất lượng của công tác đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng, cần phải tiến hành thu thập thêm các thông tin chuyên đề khác. Trong nhiều trường hợp, phải tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát để có được những dữ liệu sơ cấp. 2.1.4. Nội dung chủ yếu của đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 19
  20. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Để đáp ứng được các mục tiêu đánh giá đã nêu trong mục 2.1.1, việc đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng được tiến hành theo 3 nội dung chủ yếu: (i) Đánh giá khả năng tăng trưởng của ngân hàng (ii) Đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng, thông qua các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá mức độ sinh lời và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời (iii) Đánh giá rủi ro của NH Ba nội dung đánh giá trên tương ứng với 3 mục tiêu của ngân hàng là: tăng trưởng; sinh lời; và kiểm soát rủi ro. Các mục tiêu này vừa có tương quan vừa độc lập với nhau vì vậy, các nội dung đánh giá trên phải vừa được xem xét trong tổng thể, vừa được xem xét một cách độc lập. Cả về lý thuyết và thực tế, kết quả tổng hợp của 3 nội dung trên là cơ sở cho việc xác định giá trị (hay giá trị ròng) của ngân hàng. Đối với những NH có cổ phiếu được giao dịch tích cực trên thị trường thì thị giá cổ phiếu là chỉ tiêu tổng hợp tốt nhất để đo lường tình hình kinh doanh của ngân hàng, bởi vì thị giá cổ phiếu là sự tổng hợp của cả 3 yếu tố sau: - Dòng lợi tức thu được trong tương lai - Mức rủi ro dự tính của NH - Đánh giá của nhà đầu tư về hai yếu tố trên Có thể thấy rõ điều này qua xem xét công thức định giá cổ phiếu sau: n CFi CF1 CF2 CFn P0  i 1 (1 r)i (1 r) (1 r)2 (1 r)n Po: Mức giá thị trường hiện hành của cổ phiếu CFi (hay FVi: Dòng tiền được thanh toán trong kỳ thứ i tùy theo từng phương thức thanh toán). r: Lãi suất chiết khấu phản ảnh mức rủi ro của cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đánh giá dựa trên một hệ thống chỉ tiêu và căn cứ vào các dữ liệu của các báo cáo tài chính vẫn được tiến hành phổ biến vì những lý do sau: (i) Thị trường không hoàn hảo Chỉ trong một thị trường hoàn hảo, giá trị cổ phiếu mới phản ảnh đầy đủ và chuẩn xác thực trạng và triển vọng của ngân hàng hay nói khác, mới phản ảnh được giá trị thực của ngân hàng. Trên thực tế, thị trường hoàn hảo chỉ là một khái niệm lý thuyết. Các yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường, tình trạng PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 20
  21. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 thông tin bất đối xứng, đã làm cho các quan hệ cung – cầu bị bóp méo, dẫn đến giá cả bị lệch lạc. (ii) Mức độ tham gia thấp của cổ phiếu ngân hàng vào thị trường Cổ phiếu của ngân hàng ít được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung tức ít được niêm yết. Lý do là vì phần lớn các ngân hàng đều là ngân hàng nhỏ. Điều này không những đúng với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước phát triển. Hệ quả là quy mô giao dịch cổ phiếu của ngân hàng còn nhỏ. (iii) Thị giá được hình thành do các lực lượng thị trường. Các lực lượng này lấy quyết định từ phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm hiểu rõ hơn các động cơ của những nhà đầu tư, trên cơ sở đó có được những dự báo về xu hướng và động thái của thị trường. (iv) Việc phân tích theo hệ thống chỉ tiêu cho phép các đối tượng hữu quan có được cơ sở cho các quyết định tương ứng. Bởi vì các đối tượng hữu quan khác nhau sẽ có những quan tâm khác nhau và lấy các quyết định khác nhau. Chỉ đơn giản dựa vào giá thị trường của cổ phiếu thì sẽ không đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của từng đối tượng hữu quan. (v) Cuối cùng, cần thấy là việc đánh giá dựa trên các báo cáo tài chính mà về cơ bản là dựa trên giá trị sổ sách là một công việc đơn giản, dễ sử dụng cho nhiều chủ thể. 2.2. Đánh giá khả năng tăng trưởng Đánh giá khả năng tăng trưởng của ngân hàng được tiến hành theo các nội dung chủ yêu sau: - Các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản - Các chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn - Các chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động ngoại bảng - Các chỉ tiêu tăng trưởng năng lực hoạt động - Các chỉ tiêu tăng trưởng năng lực chiếm lĩnh thị trường Tăng trưởng là một trong những mục tiêu của quản trị ngân hàng. Mức độ tăng trưởng thể hiện năng lực cơ bản về mở rộng quy mô hoạt động, phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đánh giá mức độ tăng trưởng còn cho phép phát hiện các xu hướng, dự báo triển vọng phát triển của ngân hàng. Thông thường, việc đánh giá mức độ tăng trưởng được thể hiện qua 2 chỉ tiêu so sánh theo thời gian là: - Chỉ tiêu tốc độ phát triển theo thời gian - Chỉ tiêu tốc độ tăng theo thời gian 2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng tài sản PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 21
  22. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản có thể đánh giá bằng cách so sánh các số dư cuối kỳ hoặc số dư bình quân của kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Đương nhiên, việc tính toán bằng các chỉ tiêu bình quân sẽ hợp lý hơn. (i) Tăng trưởng tổng tài sản - Tốc độ phát triển tổng tài sản kỳ báo cáo so với kỳ gốc: Tổng tài sản kỳ báo cáo = Tổng tài sản kỳ gốc - Tốc độ tăng tổng tài sản kỳ báo cáo so với kỳ gốc Tài sản kỳ báo cáo - Tài sản kỳ gốc = Tài sản kỳ gốc (ii) Tăng trưởng tài sản sinh lời Tài sản sinh lời là bộ phận tài sản có khả năng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng từ tiền lãi đầu tư như: các khoản cho vay; đầu tư chứng khoán - Tốc độ phát triển tài sản sinh lời Tài sản sinh lời kỳ báo cáo = Tài sản sinh lời kỳ gốc - Tốc độ tăng tài sản sinh lời TS sinh lời kỳ báo cáo - TS sinh lời kỳ gốc = TS sinh lời kỳ gốc (iii) Tăng trưởng tài sản chịu rủi ro thông thường - Tốc độ phát triển TS chịu rủi ro thông thường Tài sản có chịu rủi ro thông thường kỳ báo cáo = TS có chịu rủi ro thông thường kỳ gốc - Tốc độ tăng TS chịu rủi ro thông thường TS chịu rr thông thường kỳ bc - TS chịu rr thông thường kỳ gốc = TS chịu rr thông thường kỳ gốc PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 22
  23. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 (iv) Tăng trưởng dư nợ tín dụng - Tốc độ phát triển dư nợ tín dụng Dư nợ bình quân kỳ báo cáo = Dư nợ bình quân kỳ gốc - Tốc độ tăng dư nợ tín dụng Dư nợ bình quân kỳ báo cáo - Dư nợ bình quân kỳ gốc = Dư nợ bình quân kỳ gốc 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng nguồn vốn (i) Tăng trưởng huy động vốn Tăng trưởng huy động vốn nói ở đây là tăng các khoản nợ tiền gửi và phi tiền gửi. Có thể so sánh số dư cuối kỳ của các khoản nợ hoặc số dư có bình quân của các khoản nợ - Tốc độ phát triển huy động vốn Tổng các khoản nợ tiền gửi và phi tiền gửi kỳ báo cáo = Tổng các khoản nợ tiền gửi và phi tiền gửi kỳ gốc - Tốc độ tăng huy động vốn Tổng huy động vốn kỳ báo cáo - Tổng huy động vốn kỳ gốc = Tổng huy động vốn kỳ gốc (ii) Tăng trưởng huy động tiền gửi Tiền gửi là một khoản nợ đặc trưng của ngân hàng vốn là một định chế nhận tiền gửi. Do đó, mức độ tăng trưởng huy động tiền gửi thể hiện năng lực cốt lõi trong huy động vốn của ngân hàng Thông thường, chỉ tiêu sử dụng là số dư có bình quân của các loại tiền gửi trong kỳ. - Tốc độ phát triển huy động tiền gửi Số dư có bình quân tiền gửi kỳ báo cáo = Số dư có bình quân tiền gửi kỳ gốc - Tốc độ tăng huy động tiền gửi SDC bình quân tiền gửi kỳ báo cáo - SDC bình quân TG kỳ gốc = SDC bình quân tiền gửi kỳ gốc PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 23
  24. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 (iii) Tăng trưởng vốn chủ sở hữu (iv)Tăng trưởng vốn tự có Vốn tự có là một khái niệm được định nghĩa trong Luật các tổ chức tín dụng nhằm tính toán các hệ số an toàn. Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Đánh giá tăng trưởng vốn chủ sở hữu và vốn tự có cũng được thực hiện qua hai chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng và tốc độ tăng. Cách tính toán cũng tương tự như trên. 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng hoạt động ngoại bảng (i) Tăng trưởng doanh số cung ứng dịch vụ ngoại bảng (ii) Tăng trưởng doanh thu cung ứng các dịch vụ ngoại bảng Cần phân biệt 2 khái niệm doanh số và doanh thu. Doanh số là tổng giá trị của các hoạt động ngoại bảng, chẳng hạn, giá trị của các cam kết bão lãnh hoặc các cam kết tín dụng. Doanh thu là thu nhập từ các hoạt động ngoại bảng, chẳng hạn, tổng thu phí bảo lãnh, phí cam kết tín dụng 2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng năng lực hoạt động (i) Tăng trưởng tài sản cố định Tăng trưởng tài sản cố định được đánh giá qua so sánh nguyên giá tài sản cố định kỳ báo cáo so với kỳ gốc hoặc giá trị còn lại (sau khi đã trừ hao mòn). Giá trị tài sản cố định đem so sánh có thể là số dư cuối kỳ hoặc số dư bình quân trong kỳ. (ii) Tăng trưởng số lượng nhân viên Số lượng nhân viên có thể là số lượng nhân viên cuối kỳ hoặc số dư bình quân trong kỳ. Khi đánh giá có thể so sánh tốc độ phát triển và tốc độ tăng toàn bộ nhân viên hoặc từng bộ phận. (iii) Tăng trưởng tài sản công nghệ cao Tài sản công nghệ cao được hiểu là các thiết bị giao dịch điện tử như máy ATM; hạ tầng thanh toán; phần mềm quản lý (iv) Tăng trưởng số chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch 2.2.5. Tăng trưởng năng lực chiếm lĩnh thị trường (i) Thị phần cho vay Là tỷ trọng dư nợ cho vay của ngân hàng so với tổng dư nợ của toàn bộ thị trường mục tiêu PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 24
  25. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Dư nợ bình quân của NH Thị phần cho vay của NH = Tổng dư nợ của toàn bộ thị trường mục tiêu Có thể tính tốc độ phát triển hoăc/và tốc độ tăng của thị phần để đánh giá được mức độ tăng trưởng của năng lực chiếm lĩnh thị trường của NH qua thời gian. (ii) Tỷ trọng tài sản Giá trị bình quân TS của NH = Giá trị bình quân TS của toàn bộ các NH trên thị trường mục tiêu (iii) Tỷ trọng tài sản sinh lời (tính toán tương tự) (iv) Thị phần huy động vốn Số dư có huy động vốn của NH Thị phần huy động vốn = Tổng huy động vốn toàn thị trường (v) Thị phần hoạt động ngoại bảng( tính toán tương tự) 2.3. Đánh giá khả năng sinh lời 2.3.1. Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng sinh lời (i) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE = Return on Equities) Lợi nhuận ròng sau thuế ROE = Tổng vốn cổ phần Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng (hay 100 đồng, nếu tính bằng %) vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là quan tâm hàng đầu của chủ sở hữu. (ii) Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA = Return on Assets) Lợi nhuận ròng sau thuế ROA = Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực sinh lời từ tài sản của hoạt động quản trị ngân hàng. Nó thể hiện năng lực chủ quan của bộ phận điều hành trong việc tìm kiếm một danh mục tài sản sinh lời cao, rủi ro thấp, cũng như năng lực kiểm soát chi phí, năng lực định giá phù hợp PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 25
  26. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 (iii) Tỷ lệ thu nhập lãi suất ròng cận biên (NIM = Net interest margin) Lãi từ cho vay và đấu tư chứng khoán – Chi phí Tỷ lệ thu nhập lãi suất lãi trả cho các khoản nợ ròng cận biên (NIM) Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động cốt lõi và truyền thống của ngân hàng là hoạt động tín dụng. Nó phản ảnh các điều kiện thị trường. Trong một thị trường ngày càng gia tăng cạnh tranh, tỷ lệ này ngày càng giảm do chênh lệch lãi suất giữa đầu ra và đầu vào của ngân hàng ngày càng giảm. Bởi vì, một mặt ngân hàng phải tăng lãi suất đầu vào, mặt khác, phải giảm lãi suất đầu ra để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. (iv) Tỷ lệ thu nhập phi lãi suất ròng cận biên (NNM = Net noninterest margin) Thu nhập ngoài lãi suất – Tỷ lệ thu nhập phi lãi suất Chi phí ngoài lãi suất ròng cận biên (NNM) Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ảnh chênh lệch giữa thu nhập ngoài lãi và chi phí ngoài lãi suất. Thông thường, do chính sách định giá trước đây của ngân hàng là miễn phí cho các hoạt động dịch vụ phi lãi suất và dựa chủ yếu vào thu nhập từ hoạt động tín dụng nên tỷ lệ này thường âm. Tuy nhiên, hiện nay vì NIM giảm nên các ngân hàng đang có xu hướng tăng các thu nhập ngoài lãi suất và dẫn đến tỷ lệ này ngày càng tăng. iv) Tỷ lệ thu nhập hoạt động ròng cận biên (NOM = Net operating margin) Tỷ lệ thu nhập hoạt Tổng thu hoạt động - Tổng chi phí hoạt động = động ròng cận biên Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ảnh chênh lệch giữa tổng thu từ tất cả các hoạt động và tổng chi phí (chỉ trừ thuế). (vi) Lợi nhuận ròng trước những giao dich đặc biêt (NRST = Net return prior to special transactions margin) PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 26
  27. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Lợi nhuận sau thuế và trước lãi/lỗ kinh Lợi nhuận ròng cận doanh chứng khoán biên trước những giao và những khoản mục bất thường khác = dịch đặc biệt ( NRST) Tổng tài sản Chỉ tiêu này thực chất là chỉ tiêu ROA nhưng loại trừ kết quả tài chính từ những hoạt động không ổn định hoặc không phải là hoạt động cốt lõi của ngân hàng như lãi (lỗ) từ kinh doanh chứng khoán và các khoản thu, chi bất thường. (v) Lợi nhuận ròng trên một cổ phần Lợi nhuận ròng trên 1 Lợi nhuận sau thuế = cổ phần (EPS) Số cổ phần thường hiện hành Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 cổ phần thường tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. (vi) Chênh lệch lãi suất bình quân Chênh lệch lãi Tổng thu từ lãi suất Tổng chi phí lãi suất = - suất bình quân Tổng tài sản sinh lời Tổng khoản nợ phải trả lãi Chỉ tiêu này cũng phản ảnh mức chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào, nhưng do mẫu số chỉ tính trên các tài sản sinh lời hoặc các khoản nợ tương ứng với thu nhập lãi suất hoặc chi phí lãi nên gần sát với chênh lệch lãi suất thực tế hơn. 2.3.2. Các mô hình phân tích khả năng sinh lời 2.3.2.1. Phân tích ROE theo 2 nhân tố: tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và số nhân vốn chủ sở hữu (EM) Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, có thể phân tích tỷ suất ính lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) theo 2 nhân tố: ROA và EM (Equity multiplier). Lợi nhuận sau thuế Vì ROA = Tài sản Tài sản Và EM = Tổng vốn cổ phần Lợi nhuận sau thuế Nên ROA × EM = = ROE Tổng vốn cổ phần PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 27
  28. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Viết lại: ROE = ROA × EM Trong đó: - ROA có ý nghĩa như đã đề cập ở trên - EM: là nhân tố thuộc về cấu trúc tài chính của ngân hàng. Một ngân hàng có hệ số nợ càng cao thì EM càng lớn. Điều này nói lên rằng, với một mức ROA xác định, NH có thể tăng ROE bằng biện pháp tăng tỷ lệ nợ. Tuy nhiên, việc tăng tỷ lệ nợ có giới hạn vì: - Các hạn chế của cơ quan điều tiết - NH sẽ phải đối diện với rủi ro vỡ nợ cao nếu tăng EM. 2.3.2.2. Phân tích ROA theo 2 nhân tố và ROE theo 3 nhân tố Lợi nhuận sau thuế ROA = = NPM × AU Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế ROE = = Tổng vốn cổ phần Lợi nhuận ròng sau thuế Tổng thu hoạt động Tổng tài sản x x Tổng thu hoạt động Tổng tài sản Tổng vốn cổ phần Tỷ lệ lãi ròng cận Hiệu suất sử dụng tài Số nhân vốn chủ sở biên (NPM=Net sản (AU = Assets hữu (EM = Equity Profit margin) utilization multiplier) Ratio) Ý nghĩa của các chỉ tiêu: - NPM : Hiệu quả quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ - AU: Chính sách quản trị danh mục đầu tư (porfolio management policies) - EM : Chính sách đòn bẩy và chính sách tài trợ (cấu trúc tài chính) 2.3.2.4. Phân tích ROA theo 3 nhân tố và ROE theo 4 nhân tố PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 28
  29. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Lợi nhuận sau thuế ROA = = Tổng tài sản Lợi nhuận ròng sau thuế LN ròng trước thuế Tổng thu hoạt động X x LN ròng trước thuế Tổng thu hoạt động Tổng tài sản =Hiệu quả quản trị thuế × Hiệu quả kiểm soát chi phí × Hiệu quả quản trị TS ROE = ROA × EM = Hiệu quả quản trị thuế × Hiệu quả kiểm soát chi phí × × Hiệu quả quản trị tài sản × Hiệu quả quản trị vốn (EM) 2.3.2.5. Phân tích ROA theo tổng của 3 nhân tố Lợi nhuận sau thuế Tổng thu nhập - Tổng chi phí ROA = = = = Tài sản Tài sản Thu từ lãi - chi lãi Thu nhập từ lãi suất ròng cận biên = Tổng tài sản Thu ngoài lãi - Chi ngoài lãi + Thu nhập ròng ngoài lãi cận biên = Tổng tài sản Chênh lệch thu chi đặc biệt + Tác động của các khoản thu chi đặc biệt = Tổng tài sản Ghi chú: - Các khoản mục thu chi đặc biệt: Dự phòng (-); thuế(-), lãi/lỗ từ KD chứng khoán (+/-); lãi, lỗ bất thường (+/-) - Khái niệm thu, chi ngoài lãi không bao gồm các khoản mục đặc biệt. 2.4. Đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Có nhiều cách hiểu về khái niệm đánh giá rủi ro. Mặt khác, cách tiếp cận về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng có vài điểm khác biệt. Ở đây, đánh giá rủi ro được hiểu là việc sử dụng các thông tin từ các báo cáo tài chính và các thông tin quá khứ để đánh giá mức độ rủi ro hiện tại của ngân hàng về một số PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 29
  30. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 loại rủi ro chủ yếu như: rủi ro tín dụng; rủi ro thanh khoản; rủi ro thị trường; rủi ro lãi suất; rủi ro vỡ nợ; rủi ro thu nhập. 2.4.1. Đánh giá rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng được đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây: (i) Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5/ Tổng dư nợ (ii) Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ Nợ xấu tức nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo phân loại nợ hiện hành (iii) Tỷ lệ xoá nợ ròng/Tổng dư nợ Xóa nợ ròng = Dư nợ các khoản vay đã xóa nợ vì rủi ro – Giá trị các khoản thu bù đắp thiệt hại. (iv) Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ Đây là tỷ lệ giữa số dư có của tài khoản dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ cuối kỳ. (v) Tỷ lệ phân bổ dự phòng/ Tổng dư nợ (hoặc Tổng vốn chủ sở hữu) Số phân bổ dự phòng chính là số dự phòng rủi ro tín dụng trích lập trong kỳ (tính vào chi phí trong kỳ). 2.4.2. Đánh giá rủi ro thanh khoản (i) Tỷ lệ các khoản vốn vay/Tổng tài sản Tỷ lệ này tương quan thuận với rủi ro thanh khoản vì các khoản vốn vay phi tiền gửi có mức độ không ổn định cao hơn các khoản tiền gửi. (ii) Tỷ lệ cho vay ròng/Tổng tài sản Tỷ lệ này cũng tương quan thuận với rủi ro thanh khoản vì khả năng thanhkhoanr của các khoản cho vay kém hơn các tài sản khác như: tiền mặt; tiền gửi; đầu tư chứng khoán. (iii) Tỷ lệ vốn bằng tiền/Tổng tài sản Tỷ lệ này tương quan nghịch với rủi ro thanh khoản thể hiện khả năng đáp ứng thanh khoản kịp thời của ngân hàng (iv) Tỷ lệ vốn bằng tiền + giấy tờ có giá của chính phủ/Tổng tài sản Tỷ lệ này cũng tương tự như tỷ lệ vốn bằng tiền trên tổng tài sản. Bởi vì, giấy tờ có giá chính phủ xem như có rủi ro vỡ nợ bằng 0 và có tính thanh khoản cao nên là một nguồn đáp ứng thanh khoản có chát lượng. 2.4.3. Đánh giá rủi ro thị trường (i) Tỷ lệ giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường dự kiến của tài sản Tỷ lệ này có 3 khả năng: - Bằng 1: tức giá trị số sách = giá trị thị trường. - Lớn hơn 1: Tức giá trị số sách > giá trị thị trường của tài sản - Nhỏ hơn 1: Tức giá trị số sách < giá trị thị trường của tài sản PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 30
  31. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1, ngân hàng đã gặp phải rủi ro thị trường. (ii) Tỷ lệ của khoản cho vay và đầu tư chứng khoán có lãi suất cố định so với khoản cho vay và đầu tư chứng khoán có lãi suất thả nổi Như đã phân tích trong chương 1, khi lãi suất biến động giá thị trường của các tài sản và nợ có lãi suất cố định sẽ biến động ngược chiều với biến động lãi suất. Do đó, tỷ lệ trên càng lớn hơn 1, tức giá trị các tài sản đầu tư có lãi suất cố định lớn thì rủi ro thị trường của ngân hàng càng lớn. (iii) Tỷ lệ của khoản nợ có lãi suất cố định so với khoản nợ có lãi suất thả nổi Tương tự, tỷ lệ này càng lớn hơn 1, rủi ro thị trường của ngân hàng càng lớn. (iv)Tỷ lệ gữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường của vốn cổ phần Vì các biến động trong giá thị trường của tài sản và các khoản nợ cuối cùng đều thể hiện trong sự biến động giá trị ròng của vốn chủ sở hữu nên đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá rủi ro thị trường. Tỷ lệ này càng lớn hơn 1, rủi ro thị trường của NH càng lớn. 2.4.4. Đánh giá rủi ro lãi suất Chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá rủi ro lãi suất là: Tỷ lệ giữa tài sản nhạy cảm lãi suất/nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Tài sản nhạy cảm với lãi suất là những tài sản có thể tái định giá theo lãi suất thị trường khi lãi suất thị trường thay đổi. Đó là những khoản cho vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng; các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán đáo hạn; các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán có lãi suất thả nổi. Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất cũng được định nghĩa tương tự. Đó là các khoản nợ có thể tái định giá theo lãi suất thị trường, bao gồm: các khoản vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng; các khoản nợ đáo hạn; các khoản nợ có lãi suất cố định. Nếu tỷ lệ này gần bằng 1, ngân hàng có thể tối thiểu hóa rủi ro lãi suất. Ngược lại nếu tỷ lệ này > 1, NH sẽ gặp phải rủi ro tái đầu tư khi lãi suất thị trường giảm. Nếu tỷ lệ này < 1, NH sẽ gặp phải rủi ro tái tài trợ khi lãi suất thị trường tăng. 2.4.5. Đánh giá rủi ro vỡ nợ (i) Chênh lệch lãi suất giữa các giấy nợ do NH phát hành so với giấy nợ của chính phủ cùng kỳ hạn Vì giấy nợ của chính phủ được coi là chứng khoán không có rủi ro vỡ nợ nên lãi suất của giấy nợ chính phủ chỉ chịu ảnh hưởng của cấu trúc kỳ hạn. Với cùng một kỳ hạn phát hành, chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu do ngân hàng phát hành và lãi suất trái phiếu kho bạc chính là mức bù rủi ro của trái phiếu PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 31
  32. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 ngân hàng. Chênh lệch này càng lớn chứng tỏ thị trường đánh giá xác suất vỡ nợ của ngân hàng càng cao. (ii) Tỷ số giữa giá cổ phiếu ngân hàng/EPS (P/E) Tỷ số này cho thấy số năm mà khoản đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng có thể thu hồi từ lợi nhuận hàng năm. Tỷ số này càng cao có nghĩa là thị trường đánh giá tốt về triển vọng của ngân hàng. Do đó, tỷ số này tương quan nghịch với rủi ro vỡ nợ. (iii) Tỷ số vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tài sản là nghịch đảo của số nhân vốn chủ sở hữu (EM) đã đề cập ở phần trước. Vì vốn chủ sở hữu là bộ đếm phòng chống rủi ro vỡ nợ nên tỷ số này càng cao, rủi ro vỡ nợ càng thấp. (iv) Tỷ số nguồn vốn vay/ Tổng huy động Tỷ số này tương quan thuận với rủi ro vỡ nợ (v) Vốn chủ sở hữu/ Tài sản rủi ro Ý nghĩa của tỷ số này cũng tương tự tỷ số vốn chủ sỡ hữu/tổng tài sản, nhưng nó thể hiện sát hơn với thực trạng rủi ro vỡ nợ của ngân hàng vì nó chỉ so sánh với bộ phận tài sản rủi ro. (vi) Vốn cơ bản/Tổng tài sản Vốn cơ bản (primary capital) là khái niệm được sử dụng phổ biến trong các quy chế điều tiết của các ngân hàng Mỹ. Nó bao gồm: vốn chủ sở hữu + dự phòng tổn thất tín dụng + đầu tư tại Công ty con + nợ dài hạn (quyền đòi thu nhập sau tiền gửi). Ở Việt Nam, khái niệm này tương đương với khái niệm vốn tự có./. PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 32
  33. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 BÀI TẬP CHƯƠNG 2 Câu 1: Một nhà đầu tư mua cổ phiếu của First National Bank of Inseco với hy vọng nhận được cổ tức 12 USD/cổ phiếu vào cuối năm.Gần đây các nhà phân tích cổ phiếu dự đoán cổ tức của ngân hàng này sẽ tăng xấp xỉ 5% năm trong tương lai. Nếu điều đó là sự thật và chi phí vốn được điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro thích hợp cho ngân hàng là 15%. Hãy tính giá trị hiện tại của cổ phiếu Inseco? Câu 2: Giả sử nhà môi giới dự tính rằng Price State Bank và Trust Company sẽ trả cổ tức 3 USD/cổ phiếu thường vào cuối năm, cổ tức trên một cổ phiếu được mong đợi cho năm sau là 4,5 USD; năm sau nữa là 6 USD. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho ngân hàng là 12%. Nếu một nhà đầu tư giữ cổ phiếu của Price State trong 3 năm và hy vọng bán chúng với giá 60 USD/cổ phiếu, giá trị cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường ngày hôm nay (hiện tại) là bao nhiêu? Câu 3: Ngân hàng Depositor & Merchant có tỷ số vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản là 7,5%. Ngược lại ngân hàng Newton Nation có tỷ số này là 6%. Tính số nhân vốn chủ sở hữu (EM) cho mỗi ngân hàng. Giả sử cả 2 ngân hàng đều có ROA là 0,85% thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của mỗi ngân hàng là bao nhiêu? Sự tính toán của bạn nói lên điều gì về lợi ích mà ngân hàng nhận được nếu vốn chủ sở hữu của nó được duy trì đúng bằng mức quy định tối thiểu về vốn chủ sở hữu. Câu 4: Bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập gần đây nhất của ngân hàng Gilcrest Merchants National như sau: Bảng cân đối kế toán Ngân hàng Gilcrest Merchants National (Đơn vị tính:triệu USD) Tài sản Nguồn Tiền mặt và tiền gửi tại các NH khác $ 120 Tiền gửi giao dịch * $ 120 Tiền gửi tiết kiệm * 180 Đầu tư chứng khoán 150 Tiền gửi kỳ hạn* 470 Cho vay quỹ Liên bang 10 Vay quỹ Liên bang 60 Cho vay ròng 670 Tổng nợ $ 920 (Dự phòng tổn thất tín dụng 25) Vốn chủ sở hữu Cổ phiếu thường 20 Nhà xưởng thiết bị 50 Thặng dư vốn 25 Tổng tài sản $1.000 Thu nhập giữ lãi 35 Tổng vốn chủ sở hữu $80 PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 33
  34. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Tổng giá trị tiền gửi hưởng lãi 650 USD và tiền gửi không hưởng lãi là 210 USD Bảng báo cáo thu nhập Ngân hàng Gilcrest Merchants National Đơn vị tính: Triệu USD Thu lãi và phí từ cho vay $ 61 Thu ngoài lãi 7 Thu lãi và Lương và phụ cấp * 10 cổ tức từ chứng khoán 12 Chi phí gián tiếp 5 Chi phí ngoài lãi khác 3 Chi phí trả lãi tiền gửi 49 Lãi từ kinh doanh chứng khoán 1 Chi phí lãi cho các khoản vay 6 Thuế 1 Phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng 2 *Ngân hàng có số nhân viên tương đương với 40 người làm việc đủ thời gian. Sử dụng các bảng báo cáo trên, hãy tính tất cả các chỉ số đo lường tình hình hoạt động của ngân hàng. Câu 5: Có thông tin về ngân hàng Shadowwood National như sau: ĐVT: triệu USD Thu từ lãi $ 1.875 Cổ phiếu thường hiện hành 145.000 Chi phí trả lãi $ 1.210 Thu ngoài lãi $ 501 Tổng tài sản $ 15.765 Chi phí ngoài lãi $685 Lãi từ kinh doanh CK $21 Phân bổ dự phòng Tài sản sinh lời $ 12.612 tổn thất tín dụng $381 Tổng nợ $ 15.440 Thuế $ 16 Hãy tính: a. ROE e. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên b. ROA f. Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên c. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên g. Thu nhập ròng trước những giao d. Thu nhập tên một cổ phiếu dịch đặc biệt Các tình huống: (1) Giả sử thu lãi, chi phí trả lãi, thu ngoài lãi và chi phí ngoài lãi mỗi năm tăng 5% trong khi tất cả các khoản thu và chi phí nêu trên không đổi. Điều gì sẽ xảy ra đối với ROE, ROA và thu nhập cổ phiếu của Shadowwood. (2) Ngược lại, giả sử thu từ lãi và chi phí trả lãi cũng như thu ngoài lãi và chi phí ngoài lãi của Shadowwood giảm 5%, ROE, ROA và EPS của Shadowwood sẽ thay đổi như thế nào? PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 34
  35. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Câu 6: Ngân hàng Farmers và Merchants National có tổng tài sản 1,6 tỷ USD, vốn chủ sở hữu là 139 triệu USD và ấn định mức ROA là 0,0076, ROE của ngân hàng là bao nhiêu? Tại sao? Các tình huống: 1.Giả sử ngân hàng thấy rằng ROA tăng thêm 50% trong khi tài sản và vốn chủ sở hữu không đổi. Điều gì sẽ xảy ra với ROE? Tại sao? 2. Giả sử ROA của ngân hàng giảm 50%, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu không đổi, ROE thay đổi như thế nào? 3. Nếu ROA của ngân hàng vẫn giữ cố định 0,0076 nhưng cả tài sản và vốn chủ sở hữu tăng gấp đôi, ROE thay đổi như thế nào? Tại sao? 4. Việc giảm một nửa tổng tài sản và vốn chủ sở hữu (ROA vẫn là 0,0076) sẽ ảnh hưởng tới ROE của ngân hàng như thế nào? Câu 7: Ngân hàng Granite Dells State báo cáo tổng thu từ hoạt động là 135 triệu USD, tổng chi phí hoạt động là 121 triệu USD và thuế phải nộp là 2 triệu USD. Tổng tài sản là 1,17 tỷ USD và tổng nợ là 989 triệu USD. Tính ROE? Các tình huống: (1)ROE của ngân hàng sẽ thay đổi như thế nào nếu tổng chi phí hoạt động, thuế, tổng thu từ hoạt động đều tăng 10% trong khi tài sản và tổng nợ không đổi? (2)Giả sử tổng tài sản và tổng nợ của ngân hàng tăng 10% nhưng tổng thu và chi phí (gồm cả thuế) không đổi, ROE thay đổi như thế nào? (3)Điều gì có thể sẽ xảy ra đối với ROE nếu cả thu từ hoạt động và chi phí (gồm cả thuế) giảm 10%, với tổng tài sản và tổng nợ không đổi. (4)ROE thay đổi như thế nào nếu tài sản và tổng nợ giảm 10% nhưng thu từ hoạt động và chi phí (cả thuế) không đổi? Câu 8: Giả sử ngân hàng dự tính đạt được ROA là 1,25% trong năm tới, số nhân vốn chủ sở hữu (EM) phải là bao nhiêu để đạt được mục tiêu ROE mục tiêu là 12%. Nếu ROA của NH giảm còn 0,75%, số nhân vốn chủ sở hữu là bao nhiêu để có được ROE là 12%. Các tình huống: (1)Nếu ROA trong năm tới đạt 1,5%, để đạt được ROE là 12% thì tỷ số tài sản/vốn chủ sở hữu phải là bao nhiêu? (2)Nếu ROA giảm 0,75% thì tỷ số tài sản/ vốn chủ sở hữu là bao nhiêu để ROE là 12% Câu 9: Ngân hàng Blythe County National có các số liệu như sau: Lợi nhuận sau thuế 16 triệu USD Tổng thu từ hoạt động 215 triệu USD PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 35
  36. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Tổng tài sản 1250 triệu USD Tổng vốn chủ sở hữu 111 triệu USD Xác định NPM, EM, AU và ROE Các tình huống: Giả sử ngân hàng có tổng nợ là 1475 triệu USD, vốn cổ phần là 140 triệu USD, tổng thu ngoài lãi 88 triệu USD, tổng thu từ lãi 155 triệu USD và lợi nhuận ròng sau thuế 24 triệu USD. Tính tỷ suất sinh lời hoạt động (NPM), hiệu quả sử dụng tài sản (AU), số nhân vốn chủ sở hữu và ROE? Câu 10: Ngân hàng Lochiel Commonwealth and Trust Co. có những số liệu trong 5 năm trước (số liệu tính bằng triệu USD) như sau: Năm Thu nhập sau Tổng thu từ Tổng tài sản Tổng vốn thuế hoạt động chủ sở hữu 1 $ 2,7 $ 26,5 $293 $ 18 2 3,5 30,1 382 20 3 4,1 39,8 474 22 4 4,8 47,5 508 25 5 5,7 55,9 599 28 Xác định: ROE, hiệu quả sinh lời hoạt động (NPM), hiệu quả sử dụng tài sản (AU), số nhân vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Có bằng chứng nào về những xu hướng bất lợi không? Bạn có khuyến nghị gì với hội đồng quản trị của ngân hàng không? Các tình huống: (1)Bạn có hài lòng hơn với những xu hướng gần đây của ngân hàng không, nếu tổng vốn cổ phần tăng 30% trong 5 năm? Tại sao? (2)Giả sử hiệu quả sử dụng tài sản tăng 25% trong 5 năm, ROE sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? (3)ROE sẽ thay đổi như thế nào nếu tỷ suất sinh lời hoạt động (NPM) tăng 15% trong 5 năm? Câu 11: Ngân hàng Wilmington Hills State vừa đệ trình bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập lên cơ quan quản lý. Ngân hàng báo cáo thu nhập ròng trước thuế và trước những giao dịch chứng khoán là 27 triệu USD, thuế 6 triệu USD. Nếu tổng thu từ hoạt động của ngân hàng là 780 triệu USD, tổng tài sản là 2,1 tỷ USD và vốn chủ sở hữu 125 triệu USD, hãy xác định? a. Tỷ số hiệu quả quản lý thuế b. Tỷ số hiệu quả kiểm soát chi phí PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 36
  37. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 c. Tỷ số hiệu quả quản lý tài sản d. Tỷ số hiệu quả quản lý nguồn vốn e. ROE Các tình huống: (1)Giả sử thu nhập trước thuế của ngân hàng tăng 20%, thuế, thu từ hoạt động, tài sản và vốn chủ sở hữu không đổi. Điều gì sẽ xảy ra đối với ROE và các thành phần của nó? (2)Nếu tổng tài sản tăng lên 20%, điều gì sẽ xảy ra với các tỷ số hiệu quả và ROE của ngân hàng? (3)Nếu vốn cổ phần tăng 20% sẽ có ảnh hưởng gì tới ROE và các thành phần của nó? Câu 12: Có thông tin về ngân hàng Laredo International và Trust như sau: ĐVT: triệu USD Thu từ lãi $55 Chi phí ngoài lãi $8 Chi phí trả lãi 38 Thu ngoài lãi 5 Phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng 3 Thu nhập và chi phí đặc biệt 1 Lãi kinh doanh chứng khoán 2 Tổng tài sản 986 Tính: a. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) b. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNM) c. ROA Các tình huống: Giả sử thu từ lãi của ngân hàng tăng lên 61 $ và thu nhập ngoài lãi tăng lên 58 $, trong khi chi phí lãi và ngoài lãi tăng lên mức 45$ và 11$. Đồng thời, tổng tài sản tăng lên 1042 $, thu nhập và chi phí đặc biệt tăng gấp đôi lên 2 $. Tính tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNM) và ROA? Câu 13: Ngân hàng Valley State báo cáo số liệu về thu nhập cho 5 năm trước như sau: Năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm hiện tại trước trước trước trước Tổng thu từ lãi $40 $41 $38 $35 $33 Chi phí trả lãi 24 23 20 18 15 Thu ngoài lãi 4 4 3 2 1 Chi phí ngoài lãi 8 7 7 6 5 Phân bổ dự phòng tổn 2 1 1 0* 0* thất tín dụng PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 37
  38. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Thuế thu nhập 1 1 0 1 0 Lãi (lỗ) từ kinh doanh chứng khoán (2) (1) 0 1 2 Tổng tài sản 385 360 331 319 293 Tính ROA mỗi năm? Có những xu hướng bất lợi nào không? Có những xu hướng thuận lợi nào không? Điêug gì có thể xảy ra với ngân hàng? Câu 14: Ngân hàng XYZ có các số liệu qua 3 năm gần đây như sau: Khoản mục 2005 2006 2007 1. Thu từ lãi 55 56 57 2. Chi phí trả lãi 34 42 49 3, Dư nợ cho vay bình quân 406 408 411 4. Đầu tư chứng khoán và tiền gửi tại các NH 174 197 239 khác 5. Tổng tiền gửi huy động 467 472 487 6. Các khoản vay trên thị trường tiền tệ liên 96 118 143 ngân hàng Yêu cầu: Nhận xét về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Ngân hàng qua các năm? Giải thích nguyên nhân và hệ quả của sự thay đổi này? Ngân hàng nên điều chỉnh những gì để thay đổi tình trạng này? (Lưu ý: Các phân tích dựa trên những chỉ tiêu và ý nghĩa của chúng kết hợp với những suy luận lô gíc) PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 38
  39. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Chương 3 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 3.1. Khái niệm quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, và tối thiểu hoá những tác động bất lợi của rủi ro Quá trình quản trị rủi ro bao gồm các công đoạn sau: (i) Nhận dạng rủi ro: các hoạt động phân tích, xác định các rủi ro có thể xảy ra (ii) Đánh giá rủi ro: là công việc phân loại rủi ro theo 2 tiêu chí: khả năng xuất hiện rủi ro và mức độ tổn thất, trên cơ sở đó xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực để quản trị rủi ro. (iii) Kiểm soát rủi ro: là việc thực hiện các biện pháp nhằm tối thiểu hóa rủi ro trước khi rủi ro xuất hiện như: né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, chuyển giao, trung hòa rủi ro, đa dạng hoá (iv) Tài trợ rủi ro: là việc thực hiện các biện pháp tài chính nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của rủi ro khi rủi ro đã xảy ra; chẳng hạn, tự khắc phục bằng dự phòng rủi ro, bằng nguồn lực có sẵn hoặc chuyển giao rủi ro thông qua hợp đồng bảo hiểm . 3.2. Đo lường rủi ro trong quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng Khái niệm đo lường rủi ro (Risk Measurement) nói ở đây để chỉ công việc xác định các nhân tố (biến số) ảnh hưởng đến một loại rủi ro nhất định hoặc/và cách thức xác định mức độ tổn thất của một loại rủi ro đặc thù. Đo lường rủi ro nhằm những mục tiêu chủ yếu sau: - Xác định các nhân tố (biến số) ảnh hưởng đến một loại rủi ro từ đó có cơ sở để sử dụng các công cụ, các biện pháp kiểm soát rủi ro thông qua kiểm soát các biến số. - Xác định mức độ tổn thất có thể có thông qua các phương pháp có độ tin cậy và dự báo các biến số. Trên cơ sở đó, có các biện pháp cần thiết về kiểm soát và tài trợ rủi ro, chủ động dự phòng các tình huống xấu, kiểm soát các vị thế giới hạn trong kinh doanh, tính toán định lượng cụ thể về sử dụng các công cụ phái sinh phòng chống rủi ro - Là cơ sở cho một số nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng như: thẩm định tín dụng; xác định lãi suất cho vay theo từng đối tượng PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 39
  40. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Phương pháp tiếp cận trong đo lường rủi ro ngân hàng dựa trên 3 tiền đề cơ bản: (i) Xuất phát từ những ý tưởng cơ bản của việc nghiên cứu các loại rủi ro (ii) Nhiều loại rủi ro trong ngân hàng được xem là rủi ro bảng cân đối (Balance sheet risk). Đối với các loại rủi ro này, mức độ tổn thất của rủi ro phụ thuộc vào sự không phù hợp giữa tài sản và nợ. Vì vậy, phương pháp đo lường rủi ro tập trung vào xác định mức độ không phù hợp (chẳng hạn, xác định khe hở GAP hoặc trạng thái ròng ) (iii) Cách tiếp cận quản trị tài sản – nợ (ALM): Cách tiếp cận này yêu cầu việc quản trị rủi ro phải xuất phát từ hoạch định và thực hiện các chiến lược tái cấu trúc Bảng cân đối kế toán nhằm bảo đảm thực hiện hai mục tiêu cơ bản: - Tối đa hoá (hoặc ít nhất ổn định) thu nhập lãi/ Thu lãi cận biên - Tối đa hoá (hoặc ít nhất bảo vệ) giá trị ròng của NH (giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu) Với cách tiếp cận này, các phương pháp đo lường rủi ro phải hổ trợ dễ dàng cho việc hoạch định và thực hiện các chiến lược cấu trúc bảng cân đối kế toán. 3.3. Đo lường và quản trị rủi ro lãi suất 3.3.1. Đo lường rủi ro lãi suất Về lý thuyết, có ba mô hình đo lường rủi ro lãi suất cơ bản: - Mô hình định giá lại (Repricing model) - Mô hình kỳ hạn đến hạn (Maturity model) - Mô hình vòng đời bình quân (Duration model) Trong đó, hai mô hình: định giá lại và mô hình vòng đời bình quân được sử dụng phổ biến hơn cả. 3.3.1.1. Mô hình định giá lại Mô hình định giá lại còn được gọi là Mô hình khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest-Sensitive Gap Model). Phương pháp tiếp cận cơ bản của mô hình này là tập trung vào những tác động của sự biến động lãi suất đến thu nhập lãi suất ròng cận biên (NII = net interest income) Theo mô hình này, việc đo lường lãi suất được tiến hành qua các bước: - Xác định các khoản mục tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất (tức phải định giá lại) trong một thời kỳ tương lai - Xác đinh khe hở nhạy cảm lãi suất - Đo lường tổn thất (i) Xác định những tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất Tài sản/nợ nhạy cảm với lãi suất là những tài sản/nợ được định lại lãi suất theo hoặc gần bằng lãi suất thị trường trong kỳ kế hoạch. PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 40
  41. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Theo đó, những tài sản nhạy cảm lãi suất bao gồm: - Khoản cho vay (thường là ngắn hạn) sắp đáo hạn/gia hạn - Chứng khoán đầu tư đáo hạn - Các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán có lãi suất thả nổi Nợ nhạy cảm với lãi suất bao gồm: - Vay từ thị trường tiền tệ (Vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng; RPs) - Tiền gửi tiết kiệm (thường là ngắn hạn) đáo hạn - Tiền gửi thị trường tiền tệ - Tiền gửi và khoản vay (bao gồm phát hành giấy tờ có giá) với lãi suất thả nổi - Giấy tờ có giá (thường là ngắn hạn) đáo hạn Những tài sản và nợ không thể tái định giá, tức không định lại lãi suất theo lãi suất thị trường, bao gồm: Về tài sản, bao gồm các khoản mục sau: - Tiền mặt/ Tiền gửi tại NHTƯ - Cho vay dài hạn với lãi suất cố định - Chứng khoán đầu tư dài hạn với lãi suất cố định - Tài sản cố định Về Nợ, bao gồm các khoản mục sau: - Tiền gửi các loại và các khoản vay (bao gồm giấy tờ có giá phát hành) lãi suất cố định chưa đáo hạn - Vốn chủ sở hữu Ví dụ: Các khoản mục tài sản và nợ từ Bảng cân đối rút gọn với thời gian còn lại Tài sản Số dư Nợ Số dư Cho vay TD ngắn hạn 50 Vốn cổ phần 20 Cho vay TD 2 năm 25 TK thanh toán 40 Tín phiếu KB 3 tháng 30 TG kỳ hạn 3 tháng 70 Tín phiếu KB 6 tháng 35 CDs 3 tháng 40 Trái phiếu KB 3 năm 70 Thương phiếu 6 tháng 40 Cho vay thế chấp 10 năm, lãi 20 TG kỳ hạn 1 năm 20 suất cố định TG kỳ hạn 2 năm 40 Cho vay thế chấp 30 năm, lãi 40 suất thả nổi, điều chỉnh 9 th/ lần - Tài sản nhạy cảm với lãi suất: PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 41
  42. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 RSA = 50 + 30 + 35 + 40 =155 (RSA = Rate sensitivity Assets) - Nợ nhạy cảm với lãi suất: RSL = (40 ) +70 + 40+40+ 20 = 170 (210) (RSL = Rate sensitivity Liabilities) Có hai quan điểm về tiền gửi thanh toán: - Một quan điểm cho rằng do lãi suất tiền gửi thanh toán thấp nên những thay đổi trong lãi suất thị trường không ảnh hưởng đến lãi suất tiền gửi thanh toán hoặc ảnh hưởng không đáng kể do đó không nên coi tiền gửi thanh toán là một khoản mục nợ nhạy cảm với lãi suất. - Quan điểm thứ hai cho rằng: tiền gửi thanh toán vì là tiền gửi không kỳ hạn có độ linh hoạt cao nên một thay đổi nhỏ trong lãi suất cũng có ảnh hưởng đến các khoản tiền gửi này nên phải được coi là khoản mục nhạy cảm với lãi suất. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) yêu cầu các ngân hàng phải xác định tài sản và nợ nhạy cảm theo các kỳ hạn sau: - Đến 1 ngày - Trên 1 ngày - Trên 3 tháng đến 6 tháng - Trên 6 tháng đến 1 năm - Trên 1 năm đến 5 năm - Trên 5 năm (ii) Xác định khe hở nhạy cảm lãi suất (GAPrs) GAPrs = Giá trị tài sản nhạy cảm với lãi suất trong kỳ kế hoạch – Giá trị nợ nhạy cảm với lãi suất trong kỳ kế hoạch GAPrs= RSA – RSL CGAPrs = ∑ GAPi CGAPrs: khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy. Do quy mô của tài sản khác nhau, nên GAPrs chưa phản ảnh mức độ rủi ro tương đối của ngân hàng, vì vậy cần tính các chỉ tiêu tương đối. Có 2 chỉ tiêu GAPrs Tỷ lệ khe hở nhạy cảm lãi suất so với tổng tài sản = Tài sản RSA Tỷ lệ tài sản nhạy cảm lãi suất trên nợ nhạy cảm lãi suất = RSL Các trạng thái PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 42
  43. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 - GAPrs>0 hay RSR >1: NH có trạng thái nhạy cảm tài sản (Rủi ro khi lãi suất giảm, tức rủi ro tái đầu tư) - GAPrs <0 hay RSR <1: NH có trạng thái nhạy cảm nợ (Rủi ro khi lãi suất tăng) (iii) Xác định tổn thất trên thu nhập lãi ròng Việc xác định tổn thất trên thu nhập lãi ròng được chia ra 2 trường hợp: a. Trường hợp biến động lãi suất trên tài sản = trên nợ ∆NII = CGAPrs × ∆R = (RSA – RSL)∆R Trong đó: - ∆NII : Mức thay đổi thu nhập lãi ròng do biến động lãi suất thị trường - CGAPrs: Khe hở nhạy cảm lãi suất tuyệt đối tích luỹ - ∆r : Mức thay đổi lãi suất (rk– ro) + rk: Lãi suất dự kiến kỳ kế hoạch + ro: Lãi suất hiện hành Ghi chú: ∆NII <0 (rủi ro) khi GAPrs và ∆R khác dấu b. Trường hợp thay đổi lãi suất trên tài sản và nợ không bằng nhau ∆NII = (RSA ×∆RA) – (RSL × ∆RL) Trong đó: - ∆NII : Mức thay đổi thu nhập lãi ròng do biến động lãi suất thị trường - RSA: Giá trị TS nhạy cảm lãi suất - RSL : Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất - ∆ra : Mức thay đổi lãi suất đối với tài sản - ∆rl: Mức thay đổi lãi suất đối với nợ Mô hình tái định giá trong đo lường rủi ro lãi suất có các ưu điểm cơ bản sau: - Dựa trên các khái niệm dễ hiểu - Dễ dàng sử dụng để dự kiến những thay đổi về khả năng sinh lời đối với sự thay đổi lãi suất cho trước - Cho phép xác định các chiến lược tái cấu trúc tài sản và nợ nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất Mô hình này thường được các NH nhỏ sử dụng Tuy nhiên nó có những hạn chế cơ bản sau: PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 43
  44. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 - Hạn chế thứ nhất là nó không đánh giá được những thay đổi trong giá trị thị trường của tài sản và nợ, nghĩa là không đo lường được rủi ro thị trường. Mô hình này chỉ xác định được rủi ro tái đầu tư và rủi ro tái tài trợ. - Hạn chế thứ hai là nó tập hợp các khoản mục có thời gian đến hạn khác nhau trong cùng một nhóm kỳ hạn tái định giá. Chẳng hạn, nếu kỳ hạn tái định giá là 6 tháng tới thì một khoản nợ đáo hạn vào tháng đầu tiên cũng sẽ được tính toán như một khoản nợ đáo hạn vào tháng thứ 6. - Hạn chế thứ ba là mô hình này không xét đến các các dòng tiền khấu trừ có thể tái đầu tư hoặc tái huy động ở mức lãi suất thị trường trong thời kỳ tái định giá. Nói cách khác, nó giả định tất cả các dòng tiền vào và ra chỉ có thể xuất hiện vào thời điểm đáo hạn. - Hạn chế thứ tư là nó bỏ qua các dòng tiền từ hoạt động ngoại bảng, chẳng hạn các dòng tiền từ các hợp đòng tương lai. Để khắc phục các hạn chế trên, có thể sử dụng hai giải pháp: - Phát triển nhiều kỹ thuật phức tạp và chặt chẽ hơn nhằm khắc phục một số nhược điểm - Ứng dụng rộng rãi tin học trong thu thập và xử lý dữ liệu. 3.3.1.2. Mô hình kỳ hạn đến hạn Mô hình này được phát triển nhằm đo lường tác động của biến động lãi suất lên giá trị thị trường của tài sản, nợ và giá trị ròng của ngân hàng. Xuất phát từ tương quan nghịch giữa lãi suất và giá trị thị trường của tài sản và nợ và kỳ hạn càng dài thì giá trị thị trường càng giảm nhiều, mô hình này tập trung vào xác định khe hở kỳ hạn giữa tài sản và nợ. Khe hở này càng lớn tức chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản và nợ càng lớn thì biến động của tài sản và nợ càng chênh lệch nhiều và do đó tác động đến giá trị ròng của ngân hàng càng lớn. Khe hở kỳ hạn đến hạn được xác định như là Chênh lệch giữa bình quân gia quyền kỳ hạn đến hạn của tài sản và bình quân gia quyền kỳ hạn đến hạn của nợ của ngân hàng. GAPM = MA – ML Trong đó: GAPM : Khe hở kỳ hạn đến hạn - MA : Kỳ hạn đến hạn bình quân của tài sản - ML : Kỳ hạn đến hạn bình quân của nợ n W M MA =  Ai Ai i 1 PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 44
  45. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 m ML = WLi M Li i 1 Trong đó: - WAi : Tỷ trọng tài sản thứ i - MAi : Kỳ hạn đến hạn của khoản mục tài sản thứ i - n : số khoản mục nợ - WLi : Tỷ trong khoản nợ thứ i - MLi : Kỳ hạn đến hạn của khoản nợ thứ i - m: số khoản mục nợ Các trạng thái Vì giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (E) = Giá trị thị trường tài sản – Giá trị thị trường nợ nên theo lập luận xuất phát ở trên: - GAPM > 0: Lãi suất tăng thì giá trị vốn chủ sở hữu giảm (giá trị tài sản giảm nhiều hơn) - GAPM < 0 : Lãi suất giảm thì giá trị vốn chủ sở hữu giảm (giá trị nợ tăng nhiều hơn) Mô hình kỳ hạn đến hạn có hai ưu điểm cơ bản sau: - Đơn giản, trực quan - Lượng hóa tác động của biến động lãi suất đối với giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu Nhược điểm cơ bản của nó là: - Chưa tính tới tác động của các dòng tiền khác nhau trong cùng một kỳ hạn đến hạn. - Chưa tính đến tác động của đòn bẩy nợ 3.3.1.3. Mô hình khe hở vòng đời bình quân (i) Khái niệm vòng đời bình quân (Duration) Vòng đời bình quân là một khái niệm về kỳ hạn của một khoản đầu tư (tài sản) hay một khoản nợ có tính đến thời điểm nhận được các dòng tiền. Một cách tương đối có thể định nghĩa là kỳ hạn đến hạn bình quân gia quyền của một tài sản trong đó hiện giá các dòng tiền tương ứng với từng kỳ hạn là quyền số (The average life of an asset or liability or, more technically, the weighted-average time to maturity using the relative present values of the asset or liability cash flows as weights – P.S. Rose) Công thức tính vòng đòi bình quân: PV t D=  t  PVt PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 45
  46. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 - PVt: các dòng tiền nhận được ở cuối kỳ hạn t, hiện tại hoá theo tỷ suất chiết khấu - t: Khoảng thời gian nhận được các dòng tiền tính từ thời điểm đầu tư Ví dụ: Trái phiếu kỳ hạn đến hạn 6 năm, mệnh giá 1000, lãi suất cố định 8%/năm, lãi trả hàng năm t t FVt (1 + r) PVt PVt × t 1 80 1,0800 74,07 74,07 2 80 1,1664 68,59 137,18 3 80 1,2597 63,51 190,53 4 80 1,3605 58,80 253,20 5 80 1,4693 54,45 272,25 6 1080 1,5869 680,58 4083,48 1000 4992,71 4992.71 D = = 4,99 năm 1000 Vòng đời bình quân của toàn bộ danh mục tài sản được xác định như sau: DA = ΣWAi ×DAi Vòng đời bình quân của toàn bộ danh mục nợ được xác định như sau: DL = ΣWLi ×DLi Trong đó: - DA : Vòng đời bình quân của cả danh mục tài sản trong Bảng cân đối - DL : Vòng đời bình quân của danh mục nợ trong Bảng - DAi: Vòng đời của tài sản i (những tài sản có cùng kỳ hạn) - DLi: Vòng đời của khoản nợ i (những khoản nợ có cùng kỳ hạn) - WAi : tỷ trọng giá trị của TS i - WLi : tỷ trọng giá trị khoản nợ i PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 46
  47. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 (ii) Đo lường rủi ro khe hở vòng đời bình quân Theo lý thuyết danh mục đầu tư: ΔP Δr = - D× P 1 + r Trong đó: - ∆P/P: Tốc độ giảm giá trị thị trường của một công cụ tài chính (tài sản/nợ) - D: vòng đời bình quân của công cụ tài chính đó - ∆r/(1+r): Tốc độ tăng lãi suất Mặt khác, ta lại có: Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ Ký hiệu giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu là E, của tài sản là A và của nợ là L, tao có: E = A - L → ∆E = ∆A - ∆L (ΔE: mức biến động tăng (+) hoặc giảm (-) trong giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu. ΔA: mức biến động tăng (+) hoặc giảm (-) trong giá trị thị trường của tài sản. ΔL: mức biến động tăng (+) hoặc giảm (-) trong giá trị thị trường của nợ) Từ (1) ta có: ΔA Δr = -DA × A 1 + r Trong đó: DA là vòng đời bình quân của toàn bộ danh mục tài sản Tương tự với ∆L ΔL Δr = -DL × L 1 + r Suy ra: ∆E= - (DA.A –DL.L). A L = -(DA. – DL. )A. A A → ∆E = -(DA – DL.k)A (2) PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 47
  48. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 L (k = gọi là hệ số nợ) A Kết luận: - Tác động của rủi ro lãi suất phụ thuộc 3 yếu tố: + Khe hở vòng đời bình quân đã điều chỉnh theo đòn bẩy nợ (Duration Gap, ký hiệu là GAPD) L GAPD = DA – DL. A + Tổng tài sản của ngân hàng (A) hay quy mô của NH + Tốc độ tăng của lãi suất Có thể viết lại phương trình 2 để thấy rõ hơn: Δr ΔE = - GAPD × A × (3) 1 + r - Ngân hàng sẽ gặp rủi ro thị trường khi ΔE 0), ngân hàng có thể tăng nợ nhạy cảm lãi suất hoặc giảm tài sản nhạy cảm lãi suất. Trường hợp khe hở âm tiến hành ngược lại - Ngân hàng cũng có thể lựa chọn chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm năng động (aggressive gap management). Theo chiến lược này, ngân hàng dựa vào dự báo lãi suất thiết lập một khe hở nhạy cảm có tính “đầu cơ”. Nếu dự báo lãi suất tăng, ngân hàng có thể thiết lập khe hở dương, ngược lại, nếu dự báo lãi PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 48
  49. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 suất giảm, ngân hàng có thể thiết lập khe hở âm. Trong cả hai trường hợp, nếu lãi suất đúng như dự báo, ngân hàng có thể thu lợi do ΔNII > 0. Đương nhiên, trong trường hợp này ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro khi lãi suất biến động ngược với dự báo. (ii) Quản trị khe hở vòng đời phòng ngừa rủi ro lãi suất Các chiến lược tái cấu trúc này xuất phát từ mô hình đolwowngf rủi ro lãi suất theo khe hở vòng đời bình quân. Tương tự như trên và xuất phát từ phương trình (3), ngân hàng có thể lựa chọn các chiến lược tái cấu trúc: - Chiến lược bảo vệ thuần: Tái cấu trúc bảng cân đối sao cho khe hở vòng đời về Zero, theo các cách sau: + Điều chỉnh DA cố định DL ×k + Điều chỉnh đồng thời DA và DL + Điều chỉnh k Hệ quả của chiến lược này là đưa ΔE → 0 - Chiến lược bảo vệ năng động + Dự đoán lãi suất tăng: Dịch chuyển về trạng thái khe hở âm, tức giảm DA đồng thời tăng DL×k + Dự đoán lãi suất giảm: Dịch chuyển về trạng thái khe hở dương, tức tăng DA và giảm DL × k Hệ quả của chiến lược này là làm cho ΔE >0. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tương ứng khi lãi suất biến động ngược chiều với dự đoán. 3.3.2.2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các hợp đồng phái sinh (i) Sử dụng hợp đồng tương lai (Futures) a. Nghiệp vụ phòng chống thế đoản (short hedge) - Trường hợp lãi suất tăng dẫn đến chi phí vay vốn tăng và giá trị tài sản giảm: ngân hàng bán hợp đồng tài chính tương lai sau đó mua lại một hợp đồng tương tự ở thời điểm đến hạn trên thị trường giao ngay b. Nghiệp vụ phòng chống thế trường (long hedge) Trường hợp lãi suất giảm dẫn đến sụt giảm thu nhập từ tín dụng và kinh doanh chứng khoán: ngân hàng mua hợp đồng tài chính tương lai sau đó bán lại một hợp đồng tương tự ở thời điểm đến hạn trên thị trường giao ngay. (ii) Sử dụng Hợp đồng quyền chọn (Interest rate Options) Có 4 chiến lược cơ bản về sử dụng hợp đồng quyền chọn: - Chiến lược mua quyền chọn mua (Buying a call) - Chiến lược bán quyền chọn mua (Selling a call) - Chiến lược mua quyền chọn bán (Buying a put) - Chiến lược bán quyền chọn bán (Selling a put) Việc sử dụng các chiến lược nói trên nhằm đạt các mục tiêu: - Chống lại sự sụt giảm giá trị của danh mục đầu tư khi lãi suất tăng PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 49
  50. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 - Chống lại tổn thất do khe hở nhạy cảm lãi suất Để phòng chống sự sụt giảm giá trị của danh mục đầu tư khi lãi suất tăng, ngân hàng có thể sử dụng một trong hai chiến lược: - Chiến lược mua hợp đồng quyền bán - Chiến lược bán hợp đồng quyền mua Cả hai chiến lược trên đều dựa trên lô – gic là khi lãi suất tăng giá thị trường của các công cụ tài chính cơ sở của hợp đồng quyền chọn trên thị trường giao ngay sẽ giảm. Do đó, với chiến lược mua hợp đồng quyền bán, ngân hàng sẽ có lợi khi giá thị trường giao ngay giảm và ngân hàng có quyền chọn bán. Ngược lại, với chiến lược bán hợp đồng quyền mua, khi giá giảm người mua sẽ không thực hiện hợp đồng và ngân hàng sẽ có khoản thu phí bán quyền chọn. Để phòng chống tổn thất do khe hở nhạy cảm lãi suất, chiến lược có thể lựa chọn phụ thuộc vào trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất: - Trong trường hợp khe hở âm, lãi suất tăng: ngân hàng có thể thực hiện chiến lược mua hợp đồng quyền bán hoặc chiến lược bán hợp đồng quyền mua. Lô- gic ở đây là khi lãi suất tăng, giá thị trường của các công cụ tài chính cơ sở của hợp đồng quyền chọn sẽ giảm. - Trong trường hợp khe hở dương, lãi suất giảm: ngân hàng có thể lựa chọn chiến lược mua hợp đồng quyền mua hoặc chiến lược bán hợp đồng quyền bán với lô-gíc là giá thị trường của các công cụ tài chính cơ sở của hợp đồng quyền chọn sẽ tăng. Các nghiên cứu thực tế cho thấy vì nhiều lý do, trong đó có lý do giới hạn pháp lý, các ngân hàng chỉ chủ yếu thực hiện chiến lược mua quyền. Một số nghiên cứu khác cho thấy các các ngân hàng nhỏ chủ yếu thực hiện chiến lược mua quyền; các NH lớn thực hiện cả hai chiến lược mua quyền và bán quyền chọn. (iii) Sử dụng Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest rate Swaps) Chức năng cơ bản của các hợp đồng hoán đổi lãi suất là: - Cho phép hai người vay có thể trao đổi các đặc điểm có lợi nhất trong các hợp đồng của họ với nhau nhằm tối đa hoá lợi ích của hai bên - Thay đổi trạng thái rủi ro lãi suất của một NH, giảm chi phí huy động vốn bằng cách: + Chuyển lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi (và ngược lại) + Làm cho kỳ hạn tài sản và nợ phù hợp hơn Các ví dụ điển hình về hợp đồng hoán đổi lãi suất: Ví dụ 1: - Ngân hàng 1 huy động vốn kỳ hạn 2 năm lãi suất cố định, trả lãi 6 tháng 1 lần. Cho vay lãi suất 6 tháng thay đổi lãi suất 1 lần. NH này cần giảm kỳ hạn PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 50
  51. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 hoàn trả bằng cách giảm kỳ hạn nợ và chuyển lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi. - Ngân hàng 2 cho vay thế chấp, lãi suất cố định. Huy động tiền gửi tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn ngắn. NH này cần tăng kỳ hạn hoàn trả và chuyển lãi suất huy động thả nổi thành lãi suất cố định NH1 NH2 Tài sản Tài sản Ngắn hạn dài hạn Nợ dài Nợ ngắn hạn hạn Ví dụ 2: - NHA có phân hạng tín dụng thấp, khe hở kỳ hạn dương, không muốn có những biến động trong ngắn hạn. Ngân hàng này không tiếp cận được các nguồn vốn dài hạn chi phí thấp - NHB có phân hạng tín dụng cao, có khả năng vay dài hạn với chi phí thấp nhưng muốn các khoản nợ ngắn hạn có lãi suất linh hoạt do khe hở kỳ hạn âm, không muốn có những biến động trong dài hạn. Các bên tham Trả lãi suất cố Trả lãi suất thả Khoản tiết gia hợp đồng định nếu phát nỗi nếu huy động kiệm tiềm SWAP lãi suất hành trái phiếu giấy tờ có giá năng của mõi dài hạn ngăn hạn bên NHA 11,5% Lãi suất cơ bản + 0,50% 1,75% NHB 9% Lãi suất cơ bản 0,25% Chênh lệch lãi 2,5% 1,75% 0,75% suất do phân hàng tín dụng khác nhau - NHA sẽ trả 9% lãi suất cố định. Số tiết kiệm được là: PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 51
  52. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 11,5% - 9% - (1,75% + 0,25%) = 0,5% - NHB sẽ trả lãi suất cơ bản – 0,25%. Số tiết kiệm được sẽ là: 0,25% (iv) Sử dụng hợp đồng Caps, Floors and Collars Hợp đồng trần lãi suất (Interest rate Caps) bảo vệ những tổn thất do lãi suất thị trường tăng. Hợp đồng này có thể được sử dụng trong các trường hợp sau: - Người cho vay bảo đảm với bên vay không tăng lãi suất vượt quá mức trần - Mua hợp đồng trần lãi suất từ bên thứ ba. Thực chất là mua quyền chọn mua lãi suất. Bên này sẽ thanh toán chênh lệch lãi suất vượt quá mức trần Nhờ hợp đồng trần lãi suất, người mua hợp đồng sẽ chuyển từ lãi suất thả nổi thành lãi suất cố định. Hợp đồng sàn lãi suất (Interest rate Floors) được sử dụng trong trường hợp kỳ hạn nợ > kỳ hạn tài sản hoặc khi nợ có lãi suất cố định được đầu tư vào tài sản có lãi suất thả nổi. Hợp đồng này có thể có các dạng sau: Sử dụng sàn lãi suất trong hợp đồng đầu tư tài sản. Mua một hợp đồng sàn lãi suất là mua quyền chọn bán đối với lãi suất. Nếu lãi suất đầu tư gảm xuống dưới mức sàn, người bán phải thanh toán phần chênh lệch cho NH. Mộtngaan hàng cúng có thể bán hợp đòng sàn lãi suất cho các khách hàng: thu phí. Hợp đồng khoảng lãi suất (Interest rate Collars) được ngân hàng sử dụng để bảo vệ thu nhập khi lãi suất dao động thất thường hoặc trường hợp ngân hàng không dự tính được chính xác động thái của lãi suất trên thị trường. Trong trường hợp này, ngân hàng mua đồng thời hai hợp đồng; hợp đồng trần lãi suất - CAPS (chẳng hạn, 9%) và hợp đồng sàn lãi suất - FLOORS (chẳng hạn, 4%). Ngân hàng cũng có thể thực hiện chiến lược bán hợp đồng sàn lãi suất để tài trợ cho việc mua hợp đồng trần lãi suất . Hợp đồng trần lãi suất, hợp đồng sàn lãi suất và hợp đòng khoảng lãi suất là những dạng đặc biệt của hợp đồng quyền chọn phòng chống rủi ro lãi suất cho các khoản nợ và tài sản của ngân hàng. 3.4. Đo lường và quản trị rủi ro ngoại hối 3.4.1. Đo lường rủi ro ngoại hối Rủi ro ngoại hối là sự kết hợp của 2 yếu tố: mức biến động tỷ giá trên thị trường và trạng thái ngoại tệ ròng. Lãi/lỗ đối với ngoại tệ (i) do biến động tỷ giá = Trạng thái ròng của ngoại tệ (i) × Mức biến động tỷ giá Trong đó: PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 52
  53. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 - Trạng thái ròng ngoại tê (i)= Trạng thái ròng nội bảng + Trạng thái ròng ngoại bảng - Trạng thái ròng nội bảng = TS bằng ngoại tê (i) – Nợ bằng ngoại tệ (i) - Trạng thái ròng ngoại bảng = Doanh số ngoại tệ (i) mua vào – Doanh số ngoại tệ (i) bán ra (kể cả giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn) + Trạng thái ròng >0, còn gọi là trạng thái trường: Rủi ro xảy ra khi tỷ giá giảm + Trạng thái ròng tỷ giá quyền chọn, Ngân hàng không thực hiện HĐ (Có lãi), ngược lại nếu tỷ giá < tỷ giá quyền chọn ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng. - Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency Swaps), Ví dụ: + NH Mỹ có tài sản bằng USD, nợ bằng GBP. + NH Anh có tài sản bằng GBP, nợ bằng USD + NH Mỹ sẽ thanh toán tiền gốc & lãi khoản nợ bằng USD cho NH Anh + NH Anh sẽ thanh toán toàn bộ gốc & lãi khoản nợ bằng GBP cho NH Mỹ PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 53
  54. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 3.5. Đo lường và quản trị rủi ro tín dụng 3.5.1. Đo lường rủi ro tín dụng Các mô hình do lường rủi ro tín dụng được phát triển theo 2 hướng: đo lường rủi ro tín dụng riêng biệt và đo lường rủi ro danh mục cho vay. Đối với rủi ro tín dụng riêng biệt, các mô hình đo lường đã và đang được sử dụng và phát triển bao gồm: - Mô hình định tính (Qualitative Models) - Mô hình điểm số tín dụng (Credit Scoring Models) - Và một số mô hình hiện đại hơn, sử dụng nhiều hơn các dữ liệu thị trường tài chính như: + Mô hình tỷ lệ vỡ nợ phái sinh (Mortality rate derivation of credit risk) + Mô hình tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo mức rủi ro RAROC (Risk- adjusted return on capital) + Mô hình quyền chọn rủi ro vỡ nợ (Option Model of default risk) Đối với các rủi ro danh mục cho vay, hiện nay cũng đã có rất nhiều lý thuyết phát triển các mô hình đo lường. Do việc đo lường rủi ro tín dụng đã đề cập trong chương trình Phân tích tín dụng và cho vay nên ở đây không đi sâu. 3.5.2. Một số kỹ thuật với việc phòng ngừa rủi ro tín dụng Một số kỹ thuật mới được phát triển trong những thập kỷ gần đây cung cấp các công cụ cho quản trị rui ro tín dụng bao gồm: 3.5.2.1. Hợp đồng quyền tín dụng (Credit options) - Ngân hàng mua hợp đồng quyền tín dụng từ người kinh doanh quyền. - Hợp đồng này sẽ đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu khoản cho vay có vấn đề. - Hợp đồng quyền có thể bảo vệ rủi ro của một khoản đầu tư riêng lẻ hoặc toàn bộ danh mục đầu tư 3.5.2.2. Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit Swap) - Hai tổ chức tín dụng thoả thuận trao đổi cho nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên qua một tổ chức trung gian - Lợi ích chủ yếu: Đa dạng hoá danh mục cho vay. 3.5.2.3. Bán nợ Bán nợ là bán một khoản cho vay cho đối tác. Người mua nợ có thể là một trong các chủ thể sau: - Các NH nước ngoài - Công ty bảo hiểm - Quỹ trợ cấp hưu trí - Các Công ty PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 54
  55. Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 - Các Quỹ đầu tư (bao gồm Vulture Funds) Người bán nợ chủ yếu các NH Thị trường bán nợsở dĩ phát triển vì cả người mua nợ và người bán nợ đều tìm thấy động lực lợi ích từ giao dịch này. Đối với người bán nợ, việc bán nợ xuất phát từ những lý do sau: - Cơ cấu lại danh mục đầu tư, giữ những tài sản có thể tái định giá khi lãi suất tăng. - Yêu cầu về dự trữ bắt buộc: việc bán nợ có thể tạo thêm dòng tiền nhưng khong phải tăng dự trữ bắt buộc như huy động tiền gửi. - Thu nhập: thu phí và có dòng thu nhập ngay. - Chi phí vốn (Giảm A/C) - Rủi ro thanh khoản Về phía người mua, các lý do dẫn đến việc mua nợ có thể là: - Đa dạng hoá danh mục cho vay - Tìm kiếm chổ đứng trên thị trường mới (đặc biệt các NH nước ngoài) - Tận dụng ưu thế về lĩnh vực đầu tư so với người bán - Đầu tư mạo hiểm vào các khoản nợ có vấn đề (Vulture Funds) - Lý do quy định điều tiết (một số định chế tài chính như Công ty bảo hiểm, Quỹ tương hổ không được tiến hành các khoản cho vay trực tiếp, vì vậy, thông qua mua nợ, các tổ chức này có thể tiến hành các khoản đầu tư cho vay một cách gián tiếp) Hoạt động bán nợ có thể thực hiện qua các phương thức sau: - Phương thức bán nợ tham gia (Participations): Người mua phải gánh chịu rủi ro từ cả ngân hàng cho vay và người vay, không tác động được vào các điều khoản của hợp đồng - Phương thức chuyển nhượng nợ (Assignments): Người mua có quyền sở hữu đối với khoản cho vay - Phương thức bán nợ từng phần (Loan strip): Chia khoản nợ dài hạn thành các khoản nợ ngắn hạn 3.5.2.4. Chứng khoán hóa Chứng khoán hoá là quá trình ngân hàng tập hợp các tài sản sinh lời chưa đáo hạn bán cho người đầu tư dưới hình thức phát hành chứng khoán nợ. Các chứng khoán nợ này cho phép người sở hữu chúng nhận được các khoản tiền thanh toán từ người vay. Các bên tham gia trong quá trình chứng khoán hóa: - Người khởi tạo (Originators) - Tổ chức phát hành (Issuer) PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 55