Bài giảng Quản trị công tác xã hội - Bài 4: Lập ngân sách (Tiếp) và Rà soát các chính sách, kế hoạch và chương trình của cơ sở

ppt 12 trang phuongnguyen 2480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản trị công tác xã hội - Bài 4: Lập ngân sách (Tiếp) và Rà soát các chính sách, kế hoạch và chương trình của cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_cong_tac_xa_hoi_bai_4_lap_ngan_sach_tiep.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị công tác xã hội - Bài 4: Lập ngân sách (Tiếp) và Rà soát các chính sách, kế hoạch và chương trình của cơ sở

  1. Lập ngân sách (tt) và Rà soát các chính sách, kế hoạch và chương trình của cơ sở
  2. Mục tiêu: Đến cuối bài, người học sẽ: • Thảo luận các loại ngân sách • Rà soát/xem xét các chính sách, kế hoạch và chương trình của cơ sở học viên đang làm việc.
  3. Những chủ đề trong Bài bao gồm : 1. Lập ngân sách ở cơ sở an sinh xã hội - Các yếu tố và các loại ngân sách 2. Các chính sách, kế hoạch và chương trình của cơ sở
  4. Lập ngân sách ở cơ sở an sinh xã hội- Các yếu tố và các loại ngân sách Những yếu tố của một ngân sách lý tưởng : • Ngân sách toàn diện (bao gồmmọi chi tiêu có kế hoạch và mọi thu nhập dự kiến) • Ngân sách phải rõ ràng và dễ hiểu; • Ngân sách phải linh hoạt; • Ngân sách có thể hoạt động được; và • Ngân sách phải chính xác và hiện thực.
  5. Những yếu tố trong điều hành ngân sách • Ngân sách phải được hình thành đúng và được ban điều hành chuẩn bị và phê chuẩn; • Ngân sách cần được chia nhỏ thành từng thời kỳ phù hợp với thời kỳ báo cáo ngân sách; • Các báo cáo ngân sách cần phải được soạn thảo đúng thời gian quy định suốt cả năm và có sự so sánh với ngân sách ngay trong báo cáo và ; • Ban điều hành cần chuẩn bị hành động khi sự so sánh với ngân sách cho thấy có sự chệch hướng rõ rệt.
  6. Các loại ngân sách [1] 1) Lập ngân sách theo hạng mục là được hầu hết các cơ sở an sinh xã hội sử dụng. Nó dựa trên kế toán theo hạng- mục và tăng gia số trong lập dự án trong một năm tới hay nhiều hơn. Hệ thống này chỉ ra cho thấy tiền đã được chi tiêu như thế nào nhưng không mô tả những gì cơ sở làm. Những chi tiêu đã dự trù của mỗi phòng ban được liệt kê trong từng thời kỳ cụ thể. • Nó không trình bày mục đích cơ sở, mục tiêu, chương trình hay kết quả. [1] Skidmore, op.cit. 81-86.
  7. Các loại ngân sách 2) Lập ngân sách cho chương trình bao gồm các dịch vụ mà cơ sở cung cấp. Mục đích và mục tiêu là một phần quan trọng của hệ thống. Một ngân sách như thế bao gồm nhiều năm, đặc biệt khi một chương trình được đưa ra và phê chuẩn trong một quãng thời gian cụ thể. Chi phí dự kiến và những chi tiết của mỗi chương trình cần được đưa vào.
  8. Các loại ngân sách • Ví dụ : ❖Phương pháp Hoạch định, Xây dựng chương trình, Lập ngân sách (PPBS)
  9. Các loại ngân sách 3) Ngân sách chức năng Ngân sách chức năng bao gồm các dịch vụ của chương trình nhưng nhấn mạnh những dịch vụ hỗ trợ quản lý cần thiết để một cơ sở hoạt động. Các chương trình và dịch vụ được đặt vào các tiêu chuẩn điều hành bởi chức năng kế toán. Đây là một phương pháp liệt kê mọi thu nhập và chi tiêu, đặc biệt khi chúng liên quan tới các chức năng quản lý và chức năng tổng quát, chức năng vận động ngân sách (nếu có), và những chương trình có thể nhận biết mà cơ sở cung cấp.
  10. Các loại ngân sách 4) Lập ngân sách dự vào số không (ZBB) Lập ngân sách dự vào số không (ZBB) là cố gắng siết chặt những chuỗi ngân sách và cần điều chỉnh các chi tiêu có liên quan tới thành quả của dịch vụ. Nó hoạt động trên tiền đề là một cơ sở phải bắt đầu từ con số không và mỗi năm điều chỉnh mỗi yêu cầu về tài chính mà cơ sở làm
  11. Giảng viên tổng hợp chủ đề : Lập ngân sách ở cơ sở an sinh xã hội • Tổng hợp và những điểm chính cần ghi nhớ • Có 4 loại ngân sách mà cơ sở an sinh xã hội có thể sử dụng. Hệ thống hoạch định, thiết kế chương trình và lập ngân sách (PPBS) và lập ngân sách từ số 0 (ZBB) là trách nhiệm xây dựng ngân sách của cơ sở và cá nhân nhân viên. (xin xem tài liệu tam khảo)
  12. Rà soát các Chính sách, Kế hoạch và Chương trình ở cơ sở an sinh xã hội • Việc rà soát sẽ cho thấy những khác biệt giữa các cơ sở an sinh xã hội về chính sách, kế hoạch và chương trình/dịch vụ. • Chúng ta cần lấp đầy các khoảng cách – triển khai chính sách, xây dựng kế hoạch và chương trình khi cần thiết ở từng cơ sở.