Bài giảng Quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

ppt 86 trang phuongnguyen 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_ly_rui_ro_thien_tai_va_ung_pho_voi_bien_doi_k.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

  1. QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Tài liệu tham khảo phát cho học viên
  2. NỘI DUNG KHÓA HỌC • Phần 1: Kiến thức cơ bản về quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) và biến đổi khí hậu (BĐKH) • Phần 2: Trình tự lập kế hoạch QLRRTT và thích ứng với BĐKH • Phần 3: Các thông tin tham khảo thêm cho giảng viên (sử dụng để xây dựng CT đào tạo và soạn bài giảng
  3. Từ viết tắt • DN : Doanh nghiệp • BĐKH: Biến đổi khí • KCN : Khu công hậu nghiệp, khu chế xuất • TƯBĐKH: Thích ứng • RRTT : Rủi ro thiên tai với • GNRRTT : Giảm nhẹ • CED : Trung tâm Giáo rủi ro thiên tai dục Phát triển • QLRRTT: Quản lý rủi ro thiên tai • ToT: Tập huấn giảng viên
  4. Mục tiêu của phần I • Học viên hiểu được một số khái niệm cơ bản và một số thuật ngữ liên quan đến QLRRTT cho DN • Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai .
  5. Nội dung phần I • 1. Biến đổi khí hậu và một số khái niệm cơ bản về BĐKH và QLRRTT cho DN. • 2. Ảnh hưởng của thiên tai tới hoạt động của DN và các giải pháp. • 3. QLRRTT mang lại lợi ích gì cho DN. • 4. Diễn biến thiên tai tại Việt Nam và thực trạng công tác QLRRTT tại các DN.
  6. 1. Các khái niệm • Học viên làm quen với các khái niệm về Biến đổi khí hậu, hiểm họa tự nhiên, thiên tai, rủi ro thiên tai, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương, điểm mạnh / yếu, cách đánh giá, năng lực ứng phó với thiên tai, QLRRTT cho DN
  7. Biến đổi khí hậu • Khái niệm về BĐKH • Nguyên nhân của Biến đổi khí hậu • Hậu quả của Biến đổi khí hậu. • Làm thế nào để giảm nhẹ BĐKH
  8. Một số khái niệm • Hiểm họa tự nhiên • Điểm mạnh / điểm yếu, • Thiên tai cách đánh giá • Rủi ro thiên tai • Năng lực ứng phó với • Giảm nhẹ rủi ro thiên tai thiên tai/BĐKH • Tình trạng dễ bị tổn • Quản lý rủi ro thiên thương tai/BĐKH cho DN
  9. 1.1 Hiểm họa tự nhiên • Hiểm họa tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội. Theo nguyên nhân có thể chia thành 3 nhóm
  10. 1.2 Thiên tai • Thiên tai là những hiện • Nếu hiểm họa gây nên tượng tự nhiên bất những ảnh hưởng thường (có thể) gây nghiêm trọng tới cộng thiệt hại về người, tài đồng và có phạm vi tác sản, môi trường, điều động rộng, gây thiệt hại kiện sống và các hoạt lớn và làm gián đoạn động kinh tế xã hội cuộc sống bình thường • Hiểm họa tự nhiên khi của cộng đồng thì được xảy ra không nhất thiết gọi là thiên tai dẫn đến một thiên tai
  11. 1.3 Rủi ro thiên tai • Rủi ro: là khả năng các hậu • Một hiểm họa có thể chỉ quả tiêu cực có thể nảy sinh dẫn đến một thiên tai khi các hiểm họa xảy ra trên nếu một cá nhân và các thực tế, tác động tới con người, tài sản và môi trường hệ thống xã hội đang ở dễ bị tổn thương tình trạng dễ bị tổn • Rủi ro thiên tai là thiệt hại thương dưới các tác mà thiên tai có thể gây ra động của hiểm họa đó về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội
  12. 1.4 Tình trạng dễ bị tổn thương • Tình trạng dễ bị tổn thương là những đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản khiến cho cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động có hại từ hiểm họa tự nhiên • Sự kết hợp giữa hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương tạo nên rủi ro thiên tai
  13. 1.5 Đánh giá rủi ro thiên tai • Đánh giá rủi ro thiên tai: là một quá trình thu thập và phân tích thông tin về các hiểm họa thiên tai, điểm yếu và điểm mạnh của một DN đối với một loại hình thiên tai cụ thể
  14. 1.6 Năng lực ứng phó với thiên tai • Năng lực ứng phó với thiên tai là sự kết hợp giữa các điểm mạnh và các nguồn lực sẵn có trong một cộng đồng, tổ chức hoặc xã hội để có thể giảm nhẹ mức độ rủi ro và những ảnh hưởng của thiên tai
  15. Điểm mạnh/yếu/ cách đánh giá • Khả năng/điểm mạnh: là các • Đánh giá điểm mạnh/khả năng: nguồn lực, phương tiện và thế Là xác định các nguồn lực, mạnh, hiện có trong DN có thể phương tiện và thế mạnh hiện có giúp DN có khả năng ứng phó, trong DN có thể giúp DN có khả chống chọi, phòng ngừa, ngăn năng ứng phó, chống chọi, phòng chặn, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng ngừa, ngăn chặn, giảm nhẹ hoặc phục hồi sau thiên tai nhanh chóng phục hồi sau thiên • Điểm yếu: là một khái niệm mô tả tai các nhân tố hoặc hạn chế về kinh • Đánh giá điểm yếu (TTDBTT): Là tế, xã hội, vật chất hoặc tính chất xác định những yếu tố nguy cơ và địa lý, làm giảm khả năng phòng phân tích sâu các nguyên nhân và ngừa và ứng phó tác động của các điều kiện có thể làm nặng thêm hiểm họa những thiệt hại, mất mát của DN khi thiên tai xảy ra
  16. 1.8 Quản lý rủi ro thiên tai • Quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) là quá trình mang tính hệ thống nhằm áp dụng các quy định hiện hành, huy động cơ quan, tổ chức, cá nhân và kỹ năng cần thiết để thực hiện các chiến lược, chính sách và nâng cao khả năng ứng phó, giảm thiểu tác động bất lợi của hiểm họa và thiên tai.
  17. Mục đích của QLRRTT
  18. Quá trình QLRRTT Chuẩn bị • Các hoạt động được tiến hành trước khi thiên tai xảy ra và thường gắn liền ứng phó với các kế hoạch quản lý rủi ro của DN • Những hoạt động được tiến hành trong Ứng phó khi thiên tai xảy ra, bao gồm cả công tác cứu trợ • Các hoạt động được tiến hành sau khi Phục hồi thiên tai xảy ra
  19. QUÁ TRÌNH QLRR TT TRƯỚC THIÊN TAI (Lập KH và chuẩn bị ứng phó) DOANH NGHIỆP SAU TRONG THIÊN TAI THIÊN TAI (Phục hồi – Tái thiết. (Ứng phó khẩn cấp với thiên tai) Khắc phục hậu quả thiên tai)
  20. 2. Thiên tai ảnh hưởng thế nào đến các DN? • Học viên hiểu được những tác động tiêu cực hữu hình, vô hình và phạm vi tác động mà thiên tai có thể gây ra cho DN • Học viên hiểu được xu hướng trên thế giới hiên nay và các giải pháp giúp DN quản lý rủi ro thiên tai hiệu quả
  21. Thiên tai ảnh hưởng thế nào đến các DN? • Thiệt hại về tài sản cố định (nhà xưởng, nhà máy, thiết bị) • Ảnh hưởng đất đai hoặc/và địa điểm của công ty hoặc nhà cung cấp • Gián đoạn việc cung cấp hàng hóa, bán hàng và các hoạt động kinh doanh quan trọng khác • Ảnh hưởng đến việc kinh doanh của đối tác trong chuỗi cung ứng • Ảnh hưởng cả về vật chất và tinh thần đối với người lao động
  22. Giải pháp - xu hướng trên toàn cầu • Cải thiện các hướng dẫn và tiêu • Lồng ghép kế hoạch chuẩn bị ứng chuẩn ngành để phát triển bền phó trước thiên tai vào mục tiêu và vững hơn chương trình phát triển tổng thể. • Tập trung nhiều hơn đến việc • Sự tham gia mạnh mẽ hơn của khu chuẩn bị ứng phó và các chương vực tư nhân và các ngân hàng phát trình làm giảm nhẹ thiên tai so với triển, tái thiết. các hoạt động ứng phó và cứu trợ • Tập trung quản lý rủi ro trước khi • Thành lập hoặc tăng cường năng thiên tai xảy ra lực cho các tổ chức phi chính phủ, đơn vị ứng phó khẩn cấp hoặc các • Chuyển hướng tập trung đóng góp đội phản ứng nhanh trong tình bằng tiền của các DN sang đóng huống khẩn cấp. góp bằng nguồn lực và hỗ trợ xây dựng các kỹ năng cần thiết.
  23. Làm thế nào DN có thể giảm tác động tiêu cực của thiên tai? Có 2 giải pháp: DN đẩy mạnh Hoạt động sản công tác chuẩn bị xuất kinh doanh ứng phó cho chính của DN không DN và hỗ trợ cộng gây tác động tiêu đồng trong công cực đối với môi tác này trường
  24. 3. QLRRTT mang lại lợi ích gì cho DN? • Học viên hiểu những lợi ích mà QLRRTT đem lại cho DN • Học viên nhận biết được vai trò vị trí của QLRRTT trong công tác quản trị DN
  25. QLRRTT mang lại lợi ích gì cho DN? Lợi ích kinh tế trực tiếp: 1 đồng phòng ngừa bằng 5 đồng Bảo vệ được tài sản DN, khắc phục – tư duy “chủ động giảm thiệt hại về tài sản, ứng phó” > < “tư duy nước hàng hóa và tính mạng đến chân mới nhảy” người lao động Thực hiện được trách nhiệm xã hội, nâng cao hình ảnh Bảo vệ được hoạt động của DN sản xuất kinh doanh, vị trí trên thị trường
  26. Vị trí của QLRRTT trong Quản trị DN
  27. 4. Tình hình thiên tai của Việt Nam • Học viên hiểu được các loại hình thiên tai phổ biến ở Việt Nam • Học viên tự đánh giá được mức độ sẵn sàng ứng phó thiên tai của DN mình
  28. Tình hình thiên tai của Việt Nam Việt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây và đứng thứ 3 nếu chỉ tính riêng năm 2008. Riêng ở Việt Nam, mỗi Diễn biến thiên tai ngày càng năm thiên tai cướp đi phức tạp, không theo quy luật mạng sống của 466 như trước đây, tần suất tăng lên, người, thiệt hại trên 1,5 cường độ mạnh hơn rõ rệt đặc tỷ USD tương đương biệt là trong bối cảnh VN là 1,5% GDP nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH
  29. Các sự kiện thiên tai lớn trong thập kỷ qua (1997-2009) Số Số Số Thiệt hại Năm Sự kiện người người người kinh tế Vùng bị chết bị mất (tỷ đồng) ảnh hưởng thương tích 2013 Bão Nari 32 168 3 2.527,000 Duyên hải MT 2009 Bão Ketsana 179 1.140 8 16.078 15 tỉnh MT & TN 2008 Bão Kammuri 133 91 34 1.939.733 09 tỉnh MB & MT 2007 Bão Lekima 88 180 8 3.215.508 17 tỉnh MB & MT 2006 Bão Xangsane 72 532 4 10.401.624 15 tỉnh MN & MT 2005 Bão số 7 68 28 3.509.150 12 tỉnh MB & MT 2004 Bão số 2 23 22 298.199 05 tỉnh MT 2003 Mưa lớn kết 65 33 432.471 09 tỉnh MT hợp với lũ 2002 Lũ lịch sử 171 456.831 ĐB Sông Cửu Long 2000 Các đợt lũ quét 28 27 2 43.917 05 tỉnh MB 1999 Lũ lịch sử 595 275 29 3.773.799 10 tỉnh MT 1997 Bão Linda 778 1.232 2.123 7.179.615 21 tỉnh MT & MN
  30. PHẦN II. QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA & P/A ỨNG PHÓ THIÊN TAI TRONG DN
  31. Mục tiêu của phần II • Giảng viên nắm được các bước và trình tự lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai • Hướng dẫn được DN xây dựng mẫu kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai cho DN
  32. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với RRTT • Thời gian cần phải bắt đầu thực hiện; • Thời gian cần phải hoàn thành; • Mức độ/khối lượng công việc cần phải thực hiện; • Chi phí cần phải bỏ ra; • Người /đơn vị /tổ chức trong DN được giao thực hiện từng loại công việc đã qui định
  33. Trình tự lập kế hoạch phòng ngừa ứng phó thiên tai trong DN Đánh giá RRTT Đánh giá thực hiện kế hoạch Lập kế hoach Thiên tai Diễn tập xảy ra Chủ động ứng phó theo kế hoạch Tập huấn Hoàn thiện kế hoạch
  34. Đánh giá rủi ro thiên tai Đánh giá rủi ro thiên tai: là một Đánh giá điểm yếu (TTDBTT): là xác quá trình thu thập và phân tích định những yếu tố có nguy cơ và phân thông tin về các hiểm họa thiên tai, tích nguyên nhân sâu xa của các điều điểm yếu và điểm mạnh của một kiện có thể làm nặng thêm những thiệt DN đối với một loại hình thiên tai hại, mất mát của DN khi có thiên tai cụ thể. xảy ra. Đánh giá điểm mạnh/khả năng: là xác định các nguồn lực, phương tiện và thế mạnh hiện đang có trong DN có thể giúp họ có khả năng ứng phó, chống chọi, phòng ngừa, ngăn chặn, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng phục hồi sau thiên tai.
  35. Mức độ rủi ro thiên tai
  36. Các bước đánh giá rủi ro thiên tai Bước 1: Đánh giá hiểm họa thiên tai Bước 2: Đánh giá điểm yếu/mạnh, phân tích mức độ rủi ro và xác đinh giải pháp khắc phục
  37. Bước 1: Đánh giá hiểm họa thiên tai (Bài tập 2) Loại Khả Ảnh Ảnh Ảnh Nguồn Nguồn Tổng hiểm năng có hưởng hưởng hưởng lực bên lực bên điểm họa thể xảy đến con đến tài đến hoạt trong ngoài ra người sản động Cao – SXKD thấp Ảnh hưởng mạnh - ít ảnh NL kém - NL mạnh (5-1) hưởng (5-1) (5-1) Bão Lũ lụt Lốc xoáy Sét
  38. Mẫu đánh giá hiểm họa thiên tai
  39. Bước 2: Đánh giá điểm yếu/mạnh, phân tích mức độ RR và giải pháp khắc phục (bài tập 3) TT Yếu tố Điểm mạnh Điểm yếu Giải pháp khắc phục 1 Về nhân lực, cơ chế tổ chức -Con người (NLĐ) - Cơ chế tổ chức 2 Về tài sản: -Nhà xưởng, kho tàng -Máy móc, thiết bị -Nguyên liệu -Hàng hóa -Dịch vụ -Tài chính. 3 Về đối tác: -Kháchhàng -Nhà cung cấp. -Thị trường
  40. Mẫu đánh giá điểm yếu/mạnh, giải pháp khắc phục
  41. 6. Lập kế hoạch phòng ngừa ứng phó với thiên tai • Học viên nắm được các yêu cầu để có một bản kế hoạch hiệu quả • Học viên nắm được 3 giai đoạn ứng phó với thiên tai • Học viên nắm được cách sử dụng 5 mẫu để xây dựng kế hoạch ứng phó với thiên tai
  42. Lập kế hoạch phòng ngừa ứng phó với thiên tai Để lập kế hoạch một cách hiệu quả các DN cần: • Học cách xây dựng kế hoạch (qua tập huấn, khóa học online hoặc tài liệu hướng dẫn, ). • Nắm vững nghiệp vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, gắn kế hoạch SXKD với kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với rủi ro thiên tai của DN. • Xây dựng kế hoạch phù hợp với DN – thể hiện rõ trách nhiệm xã hội của DN (TNXHDN), kế hoạch hỗ trợ người lao động và cộng đồng trong tình huống thiên tai. • Lập các bảng biểu chi tiết, phân công nhiệm vụ rõ ràng
  43. Lập kế hoạch phòng ngừa ứng phó với thiên tai 1.Trước thiên tai: Giai đoạn phòng ngừa và chuẩn bị 2. Trong thiên tai: Giai đoạn ứng phó 3. Sau thiên tai: Khôi phục quay trở lại sản xuất
  44. Giai đoạn phòng ngừa và chuẩn bị (trước thiên tai) 1. Các biện pháp giảm nhẹ (xem video về bão và lũ lụt) 2. Xây dựng kế hoạch ứng phó (bao gồm cả kế hoạch hỗ trợ cộng đồng và phục hồi sau thiên tai) – bài tập 3. Nhiệm vụ cụ thể trước mùa mưa bão và sẵn sàng đón bão (Ví dụ)
  45. Các biện pháp giảm nhẹ Nhóm giải pháp phi công trình gồm có: • Nâng cao kiến thức, nhận thức và • Đa dạng hóa nguồn cung cấp, bố kỹ năng của công nhân viên trong trí nguồn nguyên, nhiên liệu dự DN về phòng ngừa và giảm nhẹ phòng để đảm bảo không bị gián và khắc phục rủi ro thiên tai; đoạn khi có thiên tai xảy ra; • Bố trí nhân lực đầy đủ với cơ chế • Bố trí mùa vụ thích hợp, điều tổ chức phù hợp, trách nhiệm rõ chỉnh kế hoạch sản xuất, kế hoạch ràng để đảm nhận nhiệm vụ ứng dự trữ/bảo quản sản phẩm để có phó thiên tai; nguồn cung ổn định; • Bố trí nguồn tài chính đầy đủ và • Đa dạng hóa các đối tác, chia sẻ ổn định để đảm bảo các hoạt động rủi ro, hình thành mạng lưới quản lý rủi ro thiên tai được thực tương trợ, hợp tác khi có thiên tai hiện tốt; xảy ra; • Có tính đến yếu tố thiên tai khi lập kế hoạch phát triển thị trường nhằm đảm bảo tiêu thụ ổn định.
  46. Các biện pháp giảm nhẹ (tt) Nhóm giải pháp kỹ thuật và công trình tập trung : • Lựa chọn vị trí, địa hình an toàn cho • Hệ thống bảo quản, tạm trữ nguyên các công trình xây dựng như nhà liệu, bảo quản, dự trữ sản phẩm xưởng, của hàng, kho bãi, văn • Hệ thống phương tiện vận chuyển phòng điều hành, trạm y tế, trạm đồng bộ và có phương tiện dự điện và khu ký túc xá công nhân phòng • Thiết kế các hệ thống sản xuất, các • Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị công nghệ hiện đại để làm tăng độ cứu trợ, cứu nạn an toàn và bảo dưỡng cho các công • Áp dụng những nguyên tắc xây trình xây dựng: văn phòng, nhà dựng phòng chống thiên tai xưởng, kho tàng • Có quy hoạch về sử dụng đất và tài • Có hệ thống cảnh báo với thiết kế nguyên hợp lý. phù hợp và được bảo dưỡng thường xuyên • Tránh những nơi tập trung các yếu tố chịu rủi ro cao. • Hệ thống thông tin liên lạc có thể vận hành thông suốt trước, trong và sau thiên tai
  47. Phương án ứng phó khẩn cấp rủi ro thiên tai • 1. Phương án bảo vệ con người trong thiên tai • 2. Phương án bảo vệ tài sản trong thiên tai • 3. Phương án đảm bảo việc cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất và thực hiện nghĩa vụ giao hàng với khách hàng (phục vụ sản xuất kinh doanh bình thường sau thiên tai) • 4. Phương án sử dụng công cụ dự phòng và thông tin liên lạc trong chỉ huy ứng phó tình huống khẩn cấp • 5. Tổng hợp tiến độ - kinh phí phục vụ phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp rủi ro thiên tai
  48. Phương án bảo vệ con người trong thiên tai • Bao gồm cán bộ nhân viên của DN và cả khách hàng đang ở địa bàn DN khi thiên tai xảy ra • Bảo vệ tại nơi lưu trú của DN, nếu địa điểm đó an toàn. Sơ tán để đi đến nơi an toàn nếu địa điểm lưu trú không an toàn • Để sơ tán con người phải tính đến phương tiện di chuyển, thời điểm di chuyển phù hợp • Bảo vệ tại chỗ hoặc sơ tán đều phải lưu ý đến dự trữ lương thực thực phẩm, nước uống, thuốc men và y tế, vật dụng cho đời sống • Cần có người và bộ phận phụ trách lo liệu và có dự trù chi phí tài chính
  49. Mẫu phương án sơ tán
  50. Mẫu phương án hậu cần
  51. Phương án bảo vệ tài sản trong thiên tai • Phương án bảo vệ tài sản trong thiên tai : nhà xưởng, máy móc - thiết bị - phương tiện vận chuyển, vật tư - nguyên vật liệu- bán thành phẩm - hàng hóa, hồ sơ tài liệu, • Bảo vệ tại chỗ nếu tài sản không thể di chuyển được hoặc nơi đặt tài sản được bảo vệ an toàn • Nếu tài sản có nguy cơ thiếu an toàn thì phải di chuyển đến nơi an toàn
  52. Mẫu phương án di dời và bảo vệ tài sản tại chỗ
  53. PA đảm bảo cung ứng vật tư SX & thực hiện nghĩa vụ KH • 1. Lập danh sách nhà cung cấp và Cân nhắc khách hàng chủ yếu có liên quan mật thiết đến hoạt động sản xuất • Khả năng có thể cung cấp kinh doanh. Dự trù các tình huống dịch vụ của các nhà cung gián đoạn và khó khăn khi thiên cấp trong tình huống thiên tai diễn ra trong việc cung cấp đầu tai vào và giao hàng đầu ra, bảo đảm hoạt động bình thường khi thiên • Mức độ có thể bị ảnh hưởng tai kết thúc của các nhà cung cấp khi • 2. Nếu tình huống thiên tai diễn ra thiên tai xảy ra có khả năng ảnh hưởng nguồn • Mức độ tác động đối với cung ứng chính thì phải tìm nguồn hoạt động SXKD của DN cung ứng dự phòng • Dự kiến kinh phí nếu ảnh hưởng
  54. Mẫu phương án khách hàng & nhà cung cấp
  55. Thông tin liên lạc • 1. Cập nhật và thông báo liên tục về tình hình thiên tai cho cán bộ nhân viên và khách hàng • 2. Lập bảng số điện thoại liên lạc nội bộ trong chỉ huy phòng ngừa ứng phó rủi ro thiên tai • 3. Phương án sử dụng thông tin và công cụ thay thế trong tình huống khẩn cấp • 4. Phối kết hợp với các cơ quan tổ chức bên ngoài trong ứng phó khẩn cấp
  56. Mẫu phương án thông tin liên lạc
  57. Tổng hợp tiến độ - kinh phí • Tổng hợp tất cả các phương án trên có thời gian, người phụ trách, hỗ trợ, giám sát, nhân lực, kinh phí thực hiện • Khung thời gian cụ thể và rõ ràng • Phân bổ nguồn lực hợp lý, đầy đủ • Có bộ chỉ số kết quả chi tiết và phù hợp.
  58. Mẫu kế hoạch PNGN RRTT
  59. Thế nào là bản kế hoạch chuẩn bị ứng phó với thiên tai tốt? Một số điểm cần lưu ý: • Bản kế hoạch phải ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu • Bản kế hoạch phải có tính linh hoạt: có thể điều chỉnh một cách nhanh chóng và dễ dàng • Phải kiểm tra lại bản kế hoạch và điều chỉnh, cập nhật thường xuyên (nếu cần) • Các hoạt động này cần lồng ghép vào các hoạt động thường ngày của DN • Tất cả các nhân viên trong DN cần nắm rõ các hoạt động cụ thể trong bản kế hoạch
  60. Ví dụ phương án phòng ngừa & ứng phó bão Những hoạt động cần chuẩn bị trước khi xảy ra bão từ 4 – 5 ngày: Trước bão 3 ngày nếu cấp gió <=4; cấp gió từ 5-7 thì cần làm gì và cấp gió trên cấp 8 thì cần làm gì? Trong khi xảy ra bão: Chủ yếu tuần tra, bảo vệ tòa nhà, thiết bị, cơ sở vật chất và báo cáo tình hình diễn biến đến các bên liên quan. Ứng cứu những hư hỏng trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn tính mạng của các thành viên trong nhóm ứng trực.
  61. Ví dụ kế hoạch phục hồi sau bão Sau khi bão tan: • Các hoạt động cụ thể cần tiến hành • Dọn dẹp, sửa chữa • Chuẩn bị điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh. • Yêu cầu: tất cả những cá nhân liên quan cần nắm chi tiết những việc cần làm và biết cách thực hiện trong thời gian nhanh nhất. Cần thường xuyên rà soát và điều chỉnh, bổ sung nếu cần thiết.
  62. 7. Diễn tập & Tập huấn • Học viên nắm được khái niệm, các hình thức diễn tập tập huấn • Học viên nắm được khi nào thì diễn tập, tập huấn đạt hiệu quả
  63. Diễn tập & Tập huấn Cung cấp thông tin, kiến thức và kỹ năng giúp nhân viên thay đổi hành vi Xây dựng văn hóa “sẵn sàng chuẩn bị ứng phó” cho DN Làm cơ sở để bổ sung nhằm hoàn thiện các phương án trong kế hoạch ứng phó
  64. Các hình thức diễn tập • Diễn tập từng phần : Trong điều • Diễn tập trên Sa bàn & Diễn tập kiện nguồn lực hạn chế có thể diễn thực địa tập từng phương án trong kế hoạch ứng phó (ví dụ: sơ tán nhân viên hoặc bảo vệ và di dời tài sản ). • Diễn tập tổng thể : Trong điều kiện nguồn lực cho phép có thể huy động diễn tập tổng thể bao gồm tất cả các phương án trong kế hoạch ứng phó
  65. Thế nào là Diễn tập & Tập huấn hiệu quả • Người lao động : Tất cả • Cấp quản lý : Cấp quản lý đóng người lao động cần phải biết vai trò quan trọng trong ứng phó khẩn cấp thiên tai và cần biết cách cách xử lý khi có cảnh bảo lãnh đạo người lao động, kết hợp thiên tai, phải hiểu rõ chặt chẽ với truyền thông và / phương án ứng phó khẩn hoặc các bên tham gia khác, và cấp của DN phải biết cách quyết định các biện pháp ứng phó lấy thông tin về thiên tai và khẩn cấp các hướng dẫn trong trường • Cán bộ ứng phó trong tình huống khẩn cấp : Người lao hợp khẩn cấp từ các nguồn động được giao những trọng trách nội bộ cũng như bên ngoài cụ thể để ứng phó khẩn cấp với thiên tai cần được đào tạo dành riêng cho họ để đảm bảo họ có kiến thức và kỹ năng ứng phó trong tình huống khẩn cấp
  66. Giai đoạn ứng phó (trong thiên tai) 1. Đội trực ứng cứu 2. Các số ĐT cần thiết 3. Các vật dụng, dụng cụ sẵn sàng
  67. 8. Phục hồi & tái thiết sau thiên tai • Học viên hiểu được khái niệm phục hồi, tái thiết sau thiên tai • Học viên nắm được những việc cần làm ngay sau thiên tai • Học viên nắm được những khả năng huy động nguồn tài chính cho phục hồi & tái thiết
  68. Phục hồi & tái thiết sau thiên tai • Phục hồi là các hoạt • Tái thiết là một phần động nhằm khắc phục của quá trình phục hậu quả của thiên tai, hồi. Nó được hiểu là giúp DN bị tổn các hoạt động xây thương sớm ổn định, dựng mới nhằm thay nhanh chóng khôi thế các tòa nhà, kho phục lại sản xuất và xưởng, máy móc thiết sớm trở lại nhịp độ bị và các cơ sở vật hoạt động bình chất khác bị phá hủy, thường thiệt hại trong thảm họa thiên tai
  69. Những việc cần làm sau thiên tai? • 1. Đánh giá thiệt hại và lập báo cáo gửi đến các cơ quan có liên quan • 2. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía chính quyền và các tổ chức có liên quan • 3. Sửa chữa và dọn dẹp vệ sinh sau thiên tai (nhà xưởng, hệ thống điện, nước và hệ thống vận hành các thiết bị khác. Đường sá, khai thông cống rãnh thoát nước, hóa chất độc hại, các vật liệu nguy hiểm, truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm phòng bệnh, ) • 4. Hỗ trợ người lao động (bản thân và gia đình bị tổn hại về sức khỏe và tài sản, bị mất việc làm, các hỗ trợ có thể là lương thực, thực phẩm, nước sạch, áo quần và các vật dụng gia đình khác liên quan) • 5. Tìm nguồn vốn cho phục hồi sản xuất kinh doanh • 6. Làm việc với bảo hiểm để nhận bồi thường bảo hiểm • 7. Đưa các thiết bị và máy móc về vị trí ban đầu • 8. Làm việc với các đối tác, khách hàng • 9. Chuẩn bị đủ các điều kiện để vận hành lại toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN • 10,
  70. Ví dụ (DN dệt may) • Tập trung lực lượng tổng vệ sinh. • Khắc phục các thiệt hại xảy ra. • Tháo tôn và dây neo che chắn các cửa. • Đưa các bao cát trên mái xuống kho và bảo quản dùng lần sau. • Kiểm tra nguồn và hệ thống điện. • Kiểm tra lại máy móc thiết bị. • Kiểm tra và hoàn trả thành phẩm và bán thành phẩm về vị trí ban đầu.
  71. KẾ HOẠCH PHỤC HỒI CƠ SỞ VẬT CHẤT : • Phục hồi từng phần. • Phục hồi toàn bộ. • Xây dựng mới. TÀI CHÍNH CHO PHỤC HỒI : • Bảo hiểm đền bù. • Dự trữ của DN. • Vay các tổ chức và cá nhân. • Nhà nước tài trợ. • Các nguồn khác.
  72. Một số điểm khác cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch • Đảm bảo là mọi người đều đang sử dụng bản kế hoạch mới nhất với đầy đủ thông tin được cập nhật (ghi ngày tháng cập nhật) • Sao chụp và phân phát bản bản kế hoạch cho những người có trách nhiệm liên quan trong bản kế hoạch. • Những thông tin mật (nếu có) cần đánh dấu và lưu giữ riêng • Giao cho một số cán bộ chịu trách nhiệm ghi chép lại các hoạt động xảy ra trong tình huống khẩn cấp (cung cấp thông tin và các quyết định cần thiết) để rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch cho các đợt sau
  73. Một số vấn đề cần lưu ý • DN có người lao động khuyết tật • Vấn đề giới (có sự tham gia của cả nam và nữ trong quá trình lập kế hoạch, khi tính đến các phương án hậu cần và dự phòng trong các tính huống khẩn cấp, tính đến cả nhu cầu của nam và nữ - rất quan trngj với DN sử dụng nhiều lao động nữ)
  74. Những việc cần làm ngay của DN để ứng phó tốt với thiên tai • 1. Lập ban chỉ đạo chỉ huy phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp rủi ro thiên tai • 2. Lập phương án phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp với rủi ro thiên tai • 3. Thành lập các đội ứng phó khẩn cấp làm nhiệm vụ trực phòng chống trong tình huống thiên tai diễn ra • 4. Triển khai cáchoạt động gia cố, chèn chống nhà xưởng, kê dọn, sắp xếp bố trí lại vật tư hàng hóa • 5. Diễn tập và tập huấn, tuyên truyền phổ biến và huấn luyện các kỹ năng ứng phó khẩn cấp • 6. Chuẩn bị đủ các điều kiện nhân lực vật lực cho phòng ngừa ứng phó khi thiên tai diễn ra. Sử dụng phương châm 4 tại chỗ trong phòng ngừa ứng phó khẩn cấp rủi ro thiên tai • Tham khảo website
  75. Hai nhóm giải pháp • Giải pháp phi công trình là toàn bộ những biện pháp làm phát huy các khả năng và hạn chế các biểu hiện dễ bị tổn thương của DN trong các lĩnh vực: nhân lực, cơ chế tổ chức, tài chính, nguyên nhiên liệu, sản phẩm, đối tác, mạng lưới, thị trường. • Giải pháp kỹ thuật và công trình tập trung vào việc tạo một môi trường vật lý an toàn nhất cho con người và các tài sản của DN. Nhóm giải pháp này bao gồm tất cả các biện pháp nhằm giảm thiểu các yếu tố dễ bị tổn thương và tăng cường khả năng của DN về cơ sở vật chất, nhà xưởng, kỹ thuật, công nghệ,
  76. Một số giải pháp phi công trình trong QLRRTT • Nâng cao kiến thức, nhận thức và kỹ năng của công nhân viên trong DN về phòng ngừa và giảm nhẹ và khắc phục rủi ro thiên tai; • Bố trí nhân lực đầy đủ với cơ chế tổ chức phù hợp, trách nhiệm rõ ràng để đảm nhận nhiệm vụ ứng phó thiên tai; • Bố trí nguồn tài chính đầy đủ và ổn định để đảm bảo các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai được thực hiện tốt; • Đa dạng hóa nguồn cung cấp, bố trí nguồn nguyên, nhiên liệu dự phòng để đảm bảo không bị gián đoạn khi có thiên tai xảy ra; • Bố trí mùa vụ thích hợp, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ/bảo quản sản phẩm để có nguồn cung ổn định; • Đa dạng hóa các đối tác, chia sẻ rủi ro, hình thành mạng lưới tương trợ, hợp tác khi có thiên tai xảy ra; • Có tính đến yếu tố thiên tai khi lập kế hoạch phát triển thị trường nhằm đảm bảo tiêu thụ ổn định.
  77. Một số giải pháp kỹ thuật và công trình • Lựa chọn vị trí, địa hình an toàn cho các công trình xây dựng như nhà xưởng, của hàng, kho bãi, văn phòng điều hành, trạm y tế, trạm điện và khu ký túc xá công nhân • Thiết kế các hệ thống sản xuất, các công nghệ hiện đại để làm tăng độ an toàn và bảo dưỡng cho các công trình xây dựng: văn phòng, nhà xưởng, kho tàng • Có hệ thống cảnh báo với thiết kế phù hợp và được bảo dưỡng thường xuyên • Hệ thống thông tin liên lạc có thể vận hành thông suốt trước, trong và sau thiên tai • Hệ thống bảo quản, tạm trữ nguyên liệu, bảo quản, dự trữ sản phẩm • Hệ thống phương tiện vận chuyển đồng bộ và có phương tiện dự phòng • Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị cứu trợ, cứu nạn • Áp dụng những nguyên tắc xây dựng phòng chống thiên tai • Có quy hoạch về sử dụng đất và tài nguyên hợp lý. • Tránh những nơi tập trung các yếu tố chịu rủi ro cao.
  78. Mẫu Phương án phòng chống bão lụt
  79. Mẫu sơ đồ tổ chức phòng chống chống bão
  80. Mẫu chương trình tập huấn cho GV
  81. Mẫu phiếu đánh giá sau tập huấn
  82. Phương châm 4 tại chỗ
  83. Phương châm 4 tại chỗ (tt)
  84. Kinh nghiệm & Bài học thực tiễn
  85. Mẫu thu thập thông tin DN
  86. KẾT THÚC