Bài giảng Quản lý môi trường khu công nghiệp - Nguyễn Thị Ngọc Anh

pdf 133 trang phuongnguyen 4350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý môi trường khu công nghiệp - Nguyễn Thị Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_moi_truong_khu_cong_nghiep_nguyen_thi_ngoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản lý môi trường khu công nghiệp - Nguyễn Thị Ngọc Anh

  1. Đại học Đà Lạt Khoa Môi trường Bài giảng tóm tắt QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP CBGD: Nguyễn Thị Ngọc Anh
  2. Nội dung Vấn đề môi trường • Khái niệm ban đầu Đô thị và KCN • Hiện trạng chất lượng MT Phương cách • Pháp lý • Kinh tế quản lý môi trường • Kỹ thuật Đô thị và KCN • Truyền thông, giáo dục Giải pháp quản lý • Quản lý môi trường đô thị MT đô thị và KCN • Quản lý môi trường KCN
  3. Bài tập sinh viên 1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường một số đô thị ở Việt Nam trong giai đoạn đô thị hóa và công nghiệp hóa (Hà Nội, HCM, Đà Năng, ) (Các vấn đề môi trường phát sinh tại một số đô thị của Việt Nam) 2. Những bài học, kinh nghiệm về quản lý môi trường đô thị, khu công nghiệp ở các nước trên thế giới hay Việt Nam 3. Những vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp đang được quan tâm (ví dụ điển hình) 4. Những giải pháp quản lý đã và có thể được thực hiện nhằm cải thiện chất lượng môi trường khu công nghiệp (lệ phí, chương trình hành động, .) 5. Hiện trạng ô nhiễm làng nghề như thế nào 6. Vai trò truyền thông – giáo dục trong quản lý Môi trường Một số chương trình đã thực hiện ở địa phương ? Hiệu quả ? 7. Khu Đô thị sinh thái? 8. Khu công nghiệp sinh thái (xanh) ?
  4. Nội dung các chuyên đề: 9. Nhãn sinh thái và giải pháp quản lý môi trường cho ngành công nghiệp xanh 10. Chương trình và kế hoạch thu lệ phí xả thải quản lý mọi trường đô thị và KCN 11. Các giải pháp sản xuất sạch hơn có thế áp dụng cho các khu công nghiệp trong công tác quản lý môi trường 12. Những thuận lợi và khó khăn đối với khu công nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trong quản lý chất lượng. 13. Chương trình 3R ? Đánh giá hiệu quả? Những bài học , kinh nghiệm có thể rút ra từ chương trình này trong công tác quản lý môi trường 14. Chương trình Khung phân hạng xanh là gì? Tình hình thực hiện 15. Chương trình phát thải bằng không (zedro waste) ? 16. Phân tích Phương cách pháp lý và phương cách kinh tế trong quản lý môi trường đô thị và KCN 17.
  5. BÀI TẬP MTK31 l NHÓM 1: Quy hoạch trong khu công nghiệp l Tầm quan trọng của công tác quy hoạch môi trường trong khu công nghiệp l Nguyên tắc bố trí khu công nghiệp trong quy hoạch l Quy hoạch các nhà máy trong khu công nghiệp l Quy hoạch quản lý cơ sở hạ tầng khu công nghiệp (giao thông, kho bãi, thông tin, liên lạc, cấp thoát nước, thu gom vận chuyển chất thải rắn) l Quy hoạch quản lý chất thải (nước thải, chất thải rắn và khí thải) l Quản lý công trình dịch vụ l Quy hoạch cây xanh l Quy hoạch và phát triển vùng đệm
  6. BÀI TẬP MTK31 l NHÓM 2: Quản lý môi trường khu công nghiệp l Các loại hình khu công nghiệp l Hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam l Tổ chức bộ máy quản lý môi trường khu công nghiệp l Tiêu chí đánh giá môi trường khu công nghiệp l Các công cụ quản lý môi trường khu công nghiệp l Lập báo cáo hiện trạng môi trường công nghiệp và khu công nghiệp l Mô hình khu công nghiệp sinh thái, cụm công nghiệp sinh thái
  7. BÀI TẬP MTK31 l NHÓM 3: Vấn đề an toàn lao động và Các biện pháp quản lý môi trường lao động trong họat động công nghiệp l Những vấn đề chung về môi trường lao động Thành phần môi trường lao động Thông số đặc trưng môi trường lao động Kiểm tra giám sát môi trường lao động Các thiết bị xử lý môi trường lao động l Kỹ thuật điều hoà không khí l Kỹ thuật thông gió l Kỹ thuật lọc bụi l Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn trong công nghiệp
  8. BÀI TẬP MTK31 l NHÓM 4: Quản lý thiết bị và hoá chất, an toàn trong lao động công nghiệp l Một số vấn đề chung kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động l Quản lý an toàn điện l Quản lý các thiết bị chịu áp lực l Quản lý thiết bị nâng l Quản lý hoá chất và chất nguy hại l Quản lý rủi ro trong sản xuất l Phòng cháy, chữa cháy trong sản xuất công nghiệp l Các thiết bị phòng hộ trong sản xuất công nghiệp
  9. BÀI TẬP MTK31 NHÓM 5: Phương pháp luận thực hiện quy hoạch quản lý môi trường đô thị l Khái niện và phân lọai các hình thức qui họach quản lý môi trường đô th ị (đô thị mới, đô thị đã có ). l Phát triển khung và lập kế họach quy hoạch quản lý môi trường đô thị. l Các bước thực hiện qui họach quản lý môi trường đô thị. l Các phương thức đánh giá công tác qui họach quản lý môi trường đô thị l Phân tích và đánh giá các qui họach quản lý môi trường trên thế giới và ở Việt Nam. l Qui họach không gian phát triển đô thị và qui hoạch cải tạo xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị. l Qui hoạch xây dựng các khu chức năng trong đô thị (Qui hoạch phát triển công nghiệp, qui họach các họat động xây dựng dân dụng, qui họach hệ thống dịch vụ công cộng của đô thị, qui hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác, hệ thống giao thông, cây xanh, các khu đất đặc biệt ). l Định hướng qui họach quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư vào khu đô thị.
  10. BÀI TẬP MTK31 l NHÓM 6: Quản lý các thành phần môi trường trong khu đô thị Khái niệm về các thành phần môi trường trọng tâm tại các khu đô thị. l Giới thiệu về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất lượng các thành phần môi trường đô thị tại Việt Nam l Quản lý chất lượng môi trường không khí đô thị l Quản lý môi trường giao thông đô thị l Quản lý tiếng ồn đô thị l Quản lý chất lượng nước đô thị l Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị l Các họat động tư vấn cộng đồng trong quản lý môi trường đô thị l Nâng cao năng lực quản lý môi trường đô thị
  11. BÀI TẬP MTK31 l NHÓM 7: Nâng cấp và cải tạo môi trường đô thị l Khái niệm về nâng cấp đô thị (urban upgrading) và hiện trạng áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới Xây dựng các tiền đề phát triển đô thị. l Các vấn đề môi trường trong quá trình nâng cấp và cải tạo đô thị. l Qủan lý môi trường trong công tác cải thiện nguồn nước (ngầm, kênh rạch ) đô thị. l Qủan lý môi trường trong quá trình xây dựng và phát triển mở rộng đô thị (đường xá, nhà cửa, công trình ) l Qủan lý môi trường trong quá trình cải tạo các hạ tầng kỹ thuật môi trường đô thị (hệ thống thóat nước, thu gom rác, ). l Định hướng cho công tác cải tạo và nâng cấp đô thị trong thời gian sắp tới.
  12. BÀI TẬP MTK31 l NHÓM 8: Phát triển đô thị và các vấn đề môi trường l Mối quan hệ giữa đô thị và môi trường l Những vấn đề môi trường đô thị l Phân tích các áp lực môi trường khu đô thị l Nguyên nhân suy thoái môi trường khu đô thị l Tác động của tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa lên môi trường đô thị l Xu hướng và mô hình đô thị bền vững l Các tiêu chí môi trường trong đánh gía phát triển của mô hình đô th ị bền vững l Phân tích các ví dụ về mô hình quy họach và quản lý đô thị theo hướng bền vững. l Khái quát về hiện trạng môi trường đô thị trên thế giới và các xu hướng quản lý môi trường liên quan. l Khái qúat về hiện trạng môi trường đô thị ở Việt Nam (hiện trạng và xu hướng)
  13. VẤN ĐỀ 1 KHU CÔNG NGHIỆP CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
  14. Khu công nghiệp l Khu công nghiệp: là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ quyết định thành lập l Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp. l Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
  15. Khu chế xuất l Khu chế xuất là khu tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất các hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới, địa giới xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập. KCX Linh trung 1, KCX Linh Trung 2, KCX Tân Thuận
  16. Khu công nghệ cao l Khu công nghệ cao: là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới, địa giới xác định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập l Trong khu công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất. ví dụ : KCNC Hòa Lạc, KCNC HCM
  17. Đặc trưng của các khu công nghiệp l Xây dựng trên diện tích tương đối rộng, (S > 40 ha); l Một khu có các toà nhà, nhà máy, cũng như các dịch vụ: công trình công ích, phố xá, viễn thông, canh quan, hệ thống giao thông, công trình tiện ích. l Những quy định có tích chất bắt buộc tuân thủ đối với các công ty thường trú, liên quan về các vấn đề như kích thước tối thiểu của lô đất, các tỷ lệ diện tích đất sử dụng và loại hình xây dựng; l Quy hoạch tổng thể chi tiết, quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải thực hiện và các đặc điểm chi tiết đối với tất cả các khía cạnh của môi trường xây dựng; l Quy định về công tác quản lý để nâng cao hiệu lực thi hành các hợp đồng và các quy định bắt buộc, phê duyệt và tiếp nhận công ty mới vào KCN và cung cấp các chính sách, xúc tiến quy hoạch, nhằm thúc đẩy phát triển dài hạn KCN.
  18. Các điều kiện, tiêu chí hình thành các KCN l Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương. l Có điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCN, KCX với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ cho công nhân trong KCN, KCX. l Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các KCN; riêng đối với địa phương thuần tuý đất nông nghiệp, khi phát triển các KCN để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần tiến hành phân kỳ đầu tư chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả.
  19. Các điều kiện, tiêu chí hình thành các KCN l Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. l Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động. l Đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng. l Đối với các địa phương đã phát triển KCN, việc thành lập mới các KCN chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN hiện có đã được cho thuê ít nhất 60%. l Việc mở rộng các KCN hiện có chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của KCN đó đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung.
  20. Các điều kiện, tiêu chí hình thành các KCN l Đối với KCN có quy mô diện tích trên 50 ha và có nhiều chủ đầu tư tham gia đầu tư xây dựng – kinh doanh kết cấu hạ tầng, phả i tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng KCN theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết KCN để đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN. l Trong KCN, KCX không có khu dân cư Trong KCN có thể có KCX, doanh nghiệp chế xuất.
  21. Tầm quan trọng của các khu công nghiệp Đối với xã hội: l Giúp cho việc lập kế hoạch và nâng cao hiệu quả sử dụng đất l Đem lại sự cân bằng trong phân phối sản xuất và tuyển dụng lao động l Mang lại lợi ích kinh tế cho các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công cộng l Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa l Rút dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn l Tăng cường bảo vệ hệ sinh thái thiên nhiên, sử dụng hiệu quả tài nguyên l Giảm bớt rủi ro đối với sức khỏe con người, an toàn do sự cố công nghiệp l Cải thiện sức khỏe công nhân, dân cư
  22. Tầm quan trKhuọng côngcủa các nghi khuệ pcông nghiệp Đối với doanh nghiệp l Các doanh nghiệp xây dựng trong hàng rào KCN sẽ thụ hưởng hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ đồng bộ l Giảm chi phí vận hành, chi phí xử lý và vận chuyển chất thải l Thừa hưởng các chính sách ưu đãi phát triển KCN l Giảm bớt các chi phí trách nhiệm quản lý về môi trường l Những ưu thế của quá trình tập hợp doanh nghiệp mang lại mà 1 doanh nghiệp đơn lẻ không có cơ hội l Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp l Thu nhập có tiềm tàng từ bán các phế liệu
  23. Tầm quan Khutrọng công của các nghi khuệ côngp nghiệp l Đối với công nghiệp: l Giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng l Giảm chi phí vận chuyển l Tiết kiệm chi phí sản xuất do tăng hiệu quả hoạt động l Giảm tổn thất và rủi ro về môi trường. l Duy trì uy tín doanh nghiệp l Giảm chi phí xử lý chất thải l Xây dựng được các chiến lược thị trường mới mẻ
  24. Tầm quan Khutrọng công của các nghi khuệ côngp nghiệp l Đối với môi trường l Việc phân bổ một cách tối ưu các khu công nghiệp và doanh nghiệp riêng lẻ có thể làm giảm hoặc loại trừ hẳn những vấn đề môi trường l Việc giảm thiểu số lượng nguyên liệu đầu vào và chất thải công nghiệp ở đầu ra l Gia tăng khả năng thu gom và xử lý chất thải l Gia tăng khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải l Giảm chi phí xử lý chất thải
  25. Tầm quan Khutrọng công của các nghi khuệ côngp nghiệp Đối với môi trường (2) l Những biện pháp chống ô nhiễm áp dụng cho các doanh nghiệp riêng lẻ sẽ trở nên có hiệu quả hơn khi được đem áp dụng trong các khu công nghiệp. l Làm việc với một hệ thống được cơ cấu chặt chẽ của các ngành sẽ đem lại hiệu quả cao so với làm việc với một nhóm đông các ngành riêng lẻ l Phối hợp những xem xét về môi trường ở tất cả các cấp trong khâu ra quyết định, lập kế hoạch và quản lý đối với khu công nghiệp sẽ tạo nên một nền tảng công nghiệp bền vững hơn.
  26. Tầm quan Khutrọng công của các nghi khuệ côngp nghiệp Đối với môi trường (3) l Cải thiện tính hiệu quả trong các hoạt động môi trường và phát triển công nghiệp. l Tăng cường bảo vệ hệ sinh thái l Đảm bảo các nhà máy công nghiệp không được xây dựng tại những khu vực nhạy cảm (khu vực đông dân cư, khu bảo tồn động vật hoang dã, công viên ) l Đảm bảo các nhà máy công nghiệp được bố trí xây dựng hợp lý, nhờ đó có thể sử dụng chung hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, dễ dàng tái sử dụng rác thải công nghiệp và các phụ phế phẩm
  27. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp Nhiễn bẩn đất, Xáo mất sử trộn dụng Chôn cảnh lấp CTR quan Khí nhà Tiếng kính – ồn, giao tầng thông ozone Suy Tiếp thoái xúc hóa nơi cư chất trú sinh độc hại vật Ô Rủi ro nhiễm từ chất không nguy khí Ô hiểm nhiễm Ô thủy nhiễm vực biển nước ngọt
  28. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp l Vấn đề môi trường then chốt đang được xem xét: 1. Sử dụng đất 2. Sử dụng nước 3. Sử dụng năng lượng 4. Chất thải và ô nhiễm 5. Rủi ro sức khỏe và tác động môi trường xã hội
  29. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp 1. Sử dụng đất: l Hai khía cạnh đối với việc sử dụng đất đang được cân nhắc trong giai đoạn quy hoạch l Kích cỡ của khu công nghiệp, phải có tính tương đố i với năng lực sinh thái, xã hội và kinh tế của khu vực l Hoạt động công nghiệp được xác định vị trí không tốt, có thể hạn chế vấn đề sử dụng đất tiềm năng, can thiệp hoạt động đô thị, ảnh hưởng HST quan trọng – đa dạng sinh học
  30. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp 1. Sử dụng đất: Các khu công nghiệp đã được xác định vị trí và đã được xây dựng , mà ít hoặc không quan tâm tới cảnh quan, HST, có thể gây ra: l Mất HST có giá trị, mất vùng sinh thái đất ngập nước l Mất diện tích đất nông nghiệp gần trung tâm đô thị l Ô nhiễm môi trường các vùng lân cận (khu vực dân cư, vùng ven biển, hải cảng, bến sông )
  31. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp 2. Sử dụng nước l Các KCN tăng cường tiêu thụ nước có thể gây cạn kiệt nguồn nước địa phương (nước ngầm) à giảm mực nước, xâm nhập mặn (WHO 1991) l Diện tích rộng lớn sử dụng làm bãi đỗ xe, đường sá, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông à gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ngập úng sau mưa
  32. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp 3. Sử dụng năng lượng l Các KCN tiêu thụ lượng lớn năng lượng trong sản xuất, sưởi ấm, làm mát, chiếu sáng, vận chuyển l Vấn đề môi trường khi sử dụng nhiên liệu (dầu mỏ, than đá ) tạo năng lượng trong SX công nghiệp : l ON không khí của các nhà máy điện (sương hóa, mưa acid), l thay đổi khí hậu toàn cầu do phát thải CO2, l cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo l Gây xáo động sinh thái ở hạ lưu sông, hồ
  33. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp 4. Chất thải công nghiệp : nước thải, khí thải, rác thải l sương mù, mưa acid, thủng tầng ozone, nóng toàn cầu l ON nước mặt / nước ngầm , hệ sinh thái l nhiễm bẩn đất , điểm nhiễm bẩn l Phá hủy hệ thống xử lý l .
  34. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp l Rủi ro về sức khỏe của người lao động, cộng đồng xung quanh khi tiếp xúc với hóa chất : sử dụng sai hóa chất, thả i hoá chất vào môi trường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu giữ, xử lý l Sự kết hợp của các chất à ON không khí trong công nghiệp, làm suy thoái chất lượng không khí, bệnh hô hấp l Sản xuất hóa chất : tính độc hại cao, gây ung thư, gây tổn thương tức thời cho công nhân, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe – sinh thái
  35. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp l Sinh sôi vật truyền bệnh, sâu hại: l Hệ thống thoát nước kém, nước tù đọng à môi trường thuận lợi cho côn trùng sinh sôi l Kho chứa ngũ cốc, lương thực và bãi đỗ chất thải – quản lý sai quy cách à môi trường thuận lợi của côn trùng, loài gặm nhấm, chim phát triển l à nếu các vật truyền bệnh này mang mầm bệnh dịch thì nhanh chóng làm gia tăng bệnh dịch , tăng vấn đề nan giải đối với sức khỏe con người
  36. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp l Tác động của các khu dân cư l Phát triển các khu công nghiệp à khuyến khích phát triển bừa bãi các công động dân cư của công nhân, người tìm kiếm công việc làm l Công đồng dân cư hình thành tự phát, không theo quy hoạch à gây nên : vấn đề rủi ro sức khỏe – môi trường , gây áp lực đối với các nơi cư trú, hệ sinh thái, công đồng dân cư lân cận
  37. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp l Tổn thất đến hệ sinh thái, năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản l Sông suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh l Nước thải chứa chất hữu cơ vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng oxy trong nước, các loài huỷ sinh bị thiếu oxy chết hàng loạt l Sự xuất hiện các chất độc như dầu mỡ, kim loại nặng, hoá chấ t trong nước sẽ tác động đến động vật thủy sinh, đi vào chuỗ i thức ăn, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
  38. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp l Ví dụ: lưu vực hệ thống sông Đồng Nai là khu vực tập trung nhiều nhấ t các KCN của cả nước Hoạt động sản xuất từ các KCN thải vào môi trường thải lượng nước thải lớn với nồng độ chất ô nhiễm cao, gây hiện tương “đoạn sông chết”. l Ô nhiễm nước sông Thị Vải gây tổn thất nặng nề đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. l Việc xả thải chất ô nhiễm có nồng độ cao và lưu lượng lớn vào môi trường nước sông, tại các khu vực trung lưu và hạ lưu sông không thể kiểm soát đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng l Điển hình là hậu quả do hoạt động xả thải trái pháp luật kéo dài của công ty VedanViệt Nam Cả đoạn sông dài 12km bị ô nhiễm nghiêm trọng Các loài tôm, cà, thuỷ sản hầu như không thể sống và phát triển Hệ sinh thái tại khu vực này chỉ còn tồn tại một số ít loài động thực vậ t phù du Các loài tảo phát triển chủ yếu là những loài thích nghi với môi trường dinh dưỡng cao, gia tăng nguy cơ gây độc cho môi trường.
  39. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp l Trên thế giới có khoảng 12.000 KCN được xây dựng (2000) l Quá trình CNH đang diễn ra với tốc độ rất nhanh: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan l Việt Nam có 82 KCN tập trung và 20 khu kinh tế cửa khẩu l CNH ở Việt Nam thường kéo theo đô thị hóa, tập trung một lượng lớn dân cư l Nhiều KCN ở nước ta chưa có hệ thống quản lý và xử lý môi trường đầy đủ
  40. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp l Quản lý môi trường KCN đòi hỏi cần có cơ chế và mô hình quản lý phù hợp nhằm đáp ứng thực tế khi số lượng và quy mô KCN không ngừng tăng nhanh trong thời gian qua Tuy nhiên mô hình quản lý hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được cải thiện nhằm bắt kịp với tốc độ phát triển KCN l Phần lớn các KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức tạp về môi trường cao, do vậy yêu cầu đối với công tác xây dựng, thẩm định báo cáo ĐTM và giám sát môi trường các cơ sở sản xuất nói riêng và hoạt động của các KCN sẽ rất khó khăn l Những KCN đa ngành nên chất lượng công trình và công nghệ xử lý nước thải cần phải đầu tư mang tính đồng bộ Tuy nhiên tạ i nhiều KCN, chất lượng nước thải sau xử lý vẫn chưa đạt quy chuẩn môi trường và chưa ổn định.
  41. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp l Nguồn thải từ KCN tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi đó công tác quản lý và xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế, do đó vi phạm ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn l Nhiều KCN đã hoàn thành hạng mục xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung Tuy nhiên, tỷ lệ còn rất thấp (khoảng 43,3% các KCN đang hoạt động) và hiệu quả hoạt động không cao, nên tình trạng nước thải của KCN thải ra ngoài với thả i lượng ô nhiễm cao. l Hệ thống xử lý khí thải tại các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp còn hạn chế, sơ sài, chỉ mang tính chất đối phó Khí thả i không thể giả quyết tập trung như nước thải mà cần phải xử lý ngay tại nguồn thải Khí thải do các cở sở sản xuất thải ra môi trường chứa nhiều chất độc hại nếu không được quản lý, kiểm soát tốt tại cơ sở sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng xung quanh.
  42. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp l Chất thải rắn: quá trình vận chuyển, thu gom đa phần do trực tíep doanh nghiệp trong KCN thực hiện Còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc công tác phân loại chất thải rắn Chấ t thải rắn công nghiệp được đổ lẫn với rác thải sinh hoạt, chấ t thải nguy hại chưa được phân loại và vận chuỷên đúng quy định Nhiều KCN chưa có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hạ i từ các doanh nghiệp trong KCN theo quy định. l Quy hoạch cây xanh, giao thông chưa được quan tâm đúng mức Cây xanh trồng trong KCN phần nhiều là cỏ, cây cảnh, chưa trồng nhiều cây tạo bóng mát và sinh khối có tác dụng bảo vệ môi trường.
  43. Các vấn đề môi trường từ Khu công nghiệp l Hoạt động giao thông vận tải à Tiêu thụ nhiên liệu, vật liệu xây dựng à Cạn kiệt nguồn TNTN và phát sinh chất thải nhất là khí thải l CTRCN, CTNH à trực tiếp và gián tiếp làm suy giảm chất lượng môi trường l Khí thải à hiệu ứng nhà kính à ấm lên toàn cầu à thay đổi khí hậu à phá vỡ đa dạng sinh học l Nước thải à ON thủy vực, nước ngầm à sức khỏa cộng đồng, HST l Chiếm dụng đất nông nghiệp à vấn đề an ninh lương thực và suy giảm tính ĐDSH
  44. Vấn đề 2 Phương cách – công cụ Các vấn đề then chốt Quản lý môi trường Khu công nghiệp
  45. Các vấn đề then chố t 1. Khu công nghiệp, các công ty thuê đất trong KCN phải đề ra chương trình hành động môi trường toàn diện 2. Các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên, năng lượng, khu dân cư là vấn đề nan giải, phải được ưu tiên cao trong chương trình hành động về môi trường 3. Tập trung các vấn đề môi trường trọng tâm : sử dụng đất, ô nhiễm, an toàn – sức khỏe 4. Các công ty, nhà máy, xí nghiệp đơn lẻ phát sinh vấn đề nan giải à ban quản lý KCN phải tạo điều kiện thuận lợi, tìm hướng giải quyết (không áp đặt) 5. Nhà quản lý KCN có vai trò quan trọng trong xây dựng các tiêu chuẩn 6. Cần chú ý đặc biệt đối với tác động môi trường tích lũy của tổng thể KCN
  46. 1/ Nguyên tắc phòng ngừa l Nguyên tắc phòng ngừa tuân theo cách tiếp cận “an toàn tốt hơn là phiền toái” đối với quản lý môi trường l Cách tiếp cận này khuyến khích nhà quản lý, người ra quyết định hành động trước khi vấn đề môi trường (khí thải, nước thải ) gây hủy hoại đến sức khỏe con người, môi trường l Cách tiếp cận quản lý môi trường trên nguyên tắc phòng ngừa có lợi ích về mặt kinh tế, về mặt môi trường lâu dài và bền vững , VÌ: chi phí để phục hồi các hủy hoại gây ra tì TỐn KÉm hơn chi phí dành cho công tác phòng ngừa
  47. 1/ Nguyên tắc phòng ngừa l Nguyên tắc phòng ngừa gồm: l Ngăn ngừa những hủy hoại trong tương lai l Giảm thiểu rủi ro ở các khâu còn chưa rõ nguyên nhân, hậu quả , hoặc ở các nơi mà nguồn tài nguyên môi trường đang có nguy cơ tiềm tàng l Bảo vệ năng lực đồng hóa của các hệ thống tự nhiên l Áp dụng phương cách tốt nhất được lồng ghép trong công tác quản lý môi trường là tạo ra các kết quả về môi trường với chi phí ít nhất => Cách tiếp cận theo nguyên tắc phòng ngừa thông qua biện pháp giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố, biến cố: có thể đảm bảo một KCN được trang bị tốt hơn trước những thách thức về MTưKT trong tương lai
  48. 2/ Qúa trình lồng ghép l Cách tiếp cận liên ngành trong công tác phòng ngừa và kiểm soát chất thải và ô nhiễm : có giải pháp tổng hợp để giải quyết 1 vấn đề môi trường l Lồng ghép xuyên suốt các trách nhiệm quản lý môi trường, đảm bảo tập trung nguồn lực về con người, tài chính nhằm giải quyết vấn đề được ưu tiên Quá trình lồng ghép này liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quản lý KCN, công ty đơn lẻ trong KCN cùng hợp tác với nhau giả i quyết vấn đề MT chủ chốt, mà trong đó tất cả có vai trò, quyền lợi l Quá trình lồng ghép: bằng cách liên kết các công ty khác nhau lại, công tác quản lý KCN có thể tạo ra cơ hội trao đổi chất thả i trong phạm vi KCN. => Cách tiếp cận này mang lại lợi ích cho chủ sở hữu, thông qua các điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính, nhân lực, TNTN
  49. 3/ Quy hoạch môi trường l Quy hoạch môi trường nhằm tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, vật liệu của một cộng đồng, mà không vượt quá năng lực tải của vùng l QHMT cho KCN : cố gắng tạo ra cách tiếp cận hài hòa vớ i quá trình phát triển, cân nhắc cẩn thận những mối liên hệ mật thiết lâu dài của tất cả các cấu thành trong quá trình phát triển l Nhu cầu về sử dụng đất, giao thông vận tải l Xử lý chất thải l Phát triển cơ sở hạ tầng vào quy hoạch cụ thể l è nhằm tạo khả năng phát triển một diện tích đất theo cách mà cảnh quan đượ c tạo ra có kết hợp với tính năng hoạt động và chức năng bảo vệ môi trường thiên nhiên
  50. 4/ Đánh giá tác động môi trường l Đánh giá tác động môi trường là công cụ được sử dụng để dự báo những tác động tiềm tàng về MTưKTưXH của một dự án phát triển à nhằm mang lại những lợi ích cho dự án, làm cho dự án phát triển bền vững l Chú ý đến những tác động tích lũy l Rà soát nguyên nhân riêng biệt gây nên tác động môi trường l Tiềm năng ô nhiễm của những công nghệ riêng biệt được sử dụng trong KCN
  51. Công cụ quản lý môi trường KCN 5) Phát thải bằng không 6) Thiết kế vì môi trường 7) Hóa học xanh 8) Sản xuất sạch hơn (xem tài liệu môn học SẢN XuẤT SẠCH HƠN) 9) Sinh thái công nghiệp
  52. 9/ Sinh thái công nghiệp l Khái niệm sinh thái công nghiệp thể hiện sự chuyển hóa mô hình hệ công nghiệp truyền thống sang dạng mô hình tổng thể hơn - hệ sinh thái công nghiệp (industrial ecosystem) l Trong đó, chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác. l Sinh thái công nghiệp là một hướng mới tiến đến đạt được sự phát triển bền vững bằng cách tối ưu hóa mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất thải
  53. 9/ Sinh thái công nghiệp l Quá trình trao đổi chất công nghiệp: Quá trình TĐC CN thể hiện sự chuyển hóa của dòng VC&NL từ nguồn tài nguyên tạo ra chúng, qua quá trình chế biến trong hệ CN, đến người tiêu thụ và cuối cùng thả i bỏ l TĐC CN cung cấp cho chúng ta khái niệm cơ bản về quá trình chuyển hóa hệ thống SX và tiêu thụ sp hiện tại theo hướng PTBV l Đây là cơ sở cho việc phân tích dòng vật chất, xác định và đánh giá các nguồn phát thải cũng như các tác động của chúng đến MT. l Trong các hệ CN, hoạt động SX bao gồm tạo ra NL và những sp khác Nhóm tiêu thụ sp có thể là những nhà máy khác, con người (th ị trường) và động vật Quá trình phân hủy bao gồm xử lý, thu hồi và tái chế chất thải
  54. 9/ Sinh thái công nghiệp Chu trình vật chất: l Dạng thứ nhất: Hệ TĐC một chiều: không có sự liên hệ giữa nguyên vật liệu cung cấp cho hệ thống và sp tạo thành Quá trình sx, sử dụng và thải bỏ vc xảy ra không đi kèm theo hoạt động tái sử dụng hoặc thu hồi năng lượng và nguyên liệu
  55. 9/ Sinh thái công nghiệp Chu trình vật chất: l Dạng thứ hai có đặc tính tái sử dụng tối đa dòng vật chất trong chu trình sx nhưng vẫn cần cung cấp nguyên vật liệu và vẫn tạo ra CT cần thải bỏ l tối ưu hóa hệ CN để tăng tối đa hiệu quả sx, giảm thiểu CT và hạn chế đến mức thấp nhất ONMT l chu trình vật chất được khép kín càng nhiều càng tốt
  56. 9/ Sinh thái công nghiệp Hệ sinh thái công nghiệp: Hệ thống thích hợp nhất là mô hình cải tiến, tạo dòng vật chất khép kín trong hệ công nghiệp nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất Điều này có thể đạt được bằng các phương thức trao đổi, tái sinh, tái chế nguyên liệu và năng lượng giữa các cơ sở sản xuất khác nhau trong hệ STCN
  57. KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
  58. Khu công nghiệp sinh thái l Khái niệm KCN sinh thái (KCNST) bắt đầu được phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 trên cơ sở của Sinh thái học công nghiệp (STHCN): l STHCN tìm cách loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp l Hệ công nghiệp không phải là các thực thể riêng rẽ mà là một tổng thể các hệ thống liên quan giống như hệ sinh thái;
  59. Khu công nghiệp sinh thái l KCN sinh thái: là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợ i ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạ t động riêng lẻ gộp lại.
  60. Khu công nghiệp sinh thái l Mục tiêu của KCNST là cải thiện hoạt động kinh tế đồng thờ i giảm thiểu các tác động tới môi trường của các doanh nghiệp thành viên (DNTV) trong KCNST, cụ thể: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực, l Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu Tại châu á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ và một số nước khác
  61. Khu công nghiệp sinh thái KCN sinh thái: các NM cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp: Ø Trao đổi các loại sản phẩm phụ; Ø Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sp phụ tại nhà máy, với các nhà máy khác và theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên; Ø Các nhà máy phấn đấu sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường Ø Xử lý chất thải tập trung; Ø Các loại hình CN phát triển trong KCN được quy hoạch theo định hướng BVMT của KCNST; Ø Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân cư, ) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải).
  62. l Sự khác nhau giữa KCN truyền thống và KCNST. Đặc tính Khu Công nghiệp sinh thái Khu công nghịêp hiện đại Đơn vị cơ bản Nhà máy Nhà máy Dòng vật chất Hệ khép kín Chủ yếu là biến đổi theo một chiều Tái sử dụng Hầu như hoàn toàn Thường rất thấp Vật liệu Sử dụng tiết kiệm và tận dụng Hầu như được sử dụng một cách triệt đ ể vật liệu của nhà máy phung phí để chế tạo ra vật liệu này làm nguyên liệu cho nhà khác, vật liệu bị pha loăng quá mức máy khác có thể tái sử dụng, nhưng lại bị cô đặc đủ để gây ô nhiễm Quá trình tái tạo Nhà máy thực hiện công tác Sản xuất ra sản phẩm và cung cấp thu gom,phân loại và xử lý các dịch vụ là mục đích chủ yếu của khu vật liệu có khả năng tái chế công nghiệp nhưng tái sản xuất không phải là bản chất của khu công nghiệp Sản phẩm Nâng cao thương hiệu của sản Sản phẩm kém khả năng cạnh tranh phẩm,có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế ,gây ô nhiễm trên thị trường quốc tế, ít gây ô môi trường cao nhiễm môi trường
  63. Khu công nghiệp sinh thái KCN sinh thái: khi xây dựng KCNST cần đạt các yêu cầu: l Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệuư năng lượng với sản phẩm, phế phẩm, chấ t thải tạo thành. l Sự tương thích về quy mô Các nhà máy phải có quy mô sao cho có thể thực hiện trao đổi vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy, nhờ đó giảm được chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, và tăng chất lượng của vật liệu trao đổi. l Giảm khoảng cách (vật lý) giữa các nhà máy Giảm khoảng cách giữa các nhà máy sẽ giúp hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi, giảm chi phí vận chuyển và chi phí vận hành đồng thời dễ dàng hơn trong việc truyền đạt và trao đổi thông tin
  64. Khu công nghiệp sinh thái l Một KCN sinh thái đúng nghĩa cần : l Là mạng lưới hay một nhóm các DN sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm của nhau. l Tập hợp các DN tái chế. l Tập hợp các Cty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường. l Tập hợp các Cty sản xuất sản phẩm "sạch". l KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định (ví dụ khu công nghiệp sinh thái năng lượng tái sinh, tái tạo tài nguyên). l KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng bảo vệ môi trường. l Khu vực phát triển hỗn hợp (công nghiệp thương mại, nhà ở).
  65. Tiêu chuẩn Kết cấu để trở thành Khu công nghiệp sinh thái l Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệuư năng lượng với sản phẩm ư phế phẩm ư chất thải tạo thành. l Sự tương thích về quy mô Các nhà máy phải có quy mô sao cho có thể thực hiện trao đổi vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy, nhờ đó giảm được chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, tăng chất lượng của vật liệu trao đổi. l Giảm khoảng cách (vật lý) giữa các nhà máy hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi, giảm chi phí vận chuyển và chi phí vận hành đồng thời dễ dàng hơn trong việc truyền đạ t và trao đổi thông tin. l Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền vững. l Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định của cơ quan chức năng.
  66. Khu công nghiệp sinh thái Tiêu chuẩn Kết cấu để trở thành Khu công nghiệp sinh thái § Tỷ lệ thảm xanh dành cho toàn KCNST là từ 15%ư 35%, theo quy định riêng của chủ đầu tư, mỗi nhà máy cũng chỉ được phép xây dựng 70% diện tích, 30% diện tích còn lại được dùng để trồng cây xanh § Tường ngăn giữa các doanh nghiệp sẽ là những bức tường cây xanh thay vì xây bằng gạch, bê tông Chủ đầu tư cam kế t xây dựng hạ tầng KCN phù hợp với địa hình vùng và lập vành đai xanh chống ô nhiễm môi trường khu vực; § Trong KCN có trạm xử lý nước thải xử lý triệt để các nguồn chất thải trong KCN, hỗ trợ xử lý chất thải cho dân cư vùng đệm, tổ chức các hoạt động thân thiện với môi trường
  67. Khu công nghiệp sinh thái Tiêu chuẩn Kết cấu để trở thành Khu công nghiệp sinh thái § Phải hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường ở KCN; § lồng ghép vấn đề quy hoạch khu công nghiệp với quy hoạch môi trường; § áp dụng công nghệ sạch, ít tiêu thụ năng lượng, ít chất thải, tái chế, tái sử dụng tối đa; § áp dụng ISO 14000 cho tất cả các doanh nghiệp; § bắt buộc các doanh nghiệp phải xử lý 100% nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại trước khi thải ra môi trường
  68. Khu công nghiệp sinh thái Tiêu chuẩn một khu công nghiệp sinh thái l Theo Ernest A Lowe (2001), thành tựu của một KCNST là: l cải thiện hiệu quả kinh tế của các công ty thành viên l tối thiểu hoá các tác động môi trường của các công ty này l mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh để bảo đảm rằng các tác động ròng của sự phát triển là tích cực. l Các thành tố của cách tiếp cận này bao gồm: l các thiết kế xanh cho cơ sở hạ tầng và cây xanh (mới hoặc được trang bị thêm); l sản xuất sạch hơn, phòng chống ô nhiễm; l sử dụng năng lượng hiệu quả; l và hợp tác liên công ty
  69. Khu công nghiệp sinh thái KCN sinh thái: Phát triển KCNST mang lại những lợi ích sau đây: l Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài chính; l Giảm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, năng lượng, bảo hiểm và xử lý đồng thời giảm được gánh nặng trách nhiệm pháp lý về mặt môi trường; l Cải thiện hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và môi trường, tạo được ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng; l Gia tăng thu nhập cho từng nhà máy nhờ giảm mức tiêu thụ nguyên liệu thô, giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời có thêm thu nhập từ nguồn phế phẩm/phế liệu hay vật liệu thải bỏ của nhà máy.
  70. Khu công nghiệp sinh thái Những Rủi ro và thách thức của KCNST l Chi phí ban đầu cao hơn, thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận dài hơn các KCN thông thường Chủ đầu tư cần phải có sự bảo đảm cung cấp tài chính (của ngân hàng, các tổ chức hỗ trợ, ) cho dự án với thời gian dài hơn l Phát triển và hoạt động: Là một “cộng đồng”, các DNTV trong KCNST cần phải liên kết mật thiết với nhau và không ngừng hợp tác nâng cao hiệu quả hoạt động trên mọi lĩnh vực Bất cứ sự đình trệ, yếu kém tại bất cứ khâu nào trong hệ thống cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của KCNST
  71. Khu công nghiệp sinh thái Những Rủi ro và thách thức của KCNST l Các chính sách : Các yêu cầu mới trong việc phát triển KCNST có thể không được các cơ quan quản lý Nhà nước chấp thuận hay chậm thông qua, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có bộ máy hành chính phức tạp và tham nhũng cao Chủ đầu tư KCNST cần vận động để thiết lập các chính sách và chiến lược mới theo hướng sản xuất sạch và STHCN
  72. Khu công nghiệp sinh thái Các nguyên tắc xây dựng KCN sinh thái 1. Phát triển KCNST theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên: § Tạo sự cân bằng sinh thái từ quá trình hình thành đến phát triển của KCN (lựa chọn địa điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, hệ thống HTKT, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý, ) l Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCNST cần được tiến hành đồng bộ, hợp nhất trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên
  73. Khu công nghiệp sinh thái Các nguyên tắc xây dựng KCN sinh thái 2 Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp (HSTCN) trong và ngoài KCNST § Tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp trong KCN cũng như giữa doanh nghiệp trong KCN với các doanh nghiệp hay các khu vực chức năng khác ở bên ngoài § Giảm thiểu và tái sử dụng sử dụng các nguồn năng lượng, nước Tận dụng các nguồn năng lượng, nước thừa trong quá trình sản xuất Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái sinh: mặt trời, sức gió, sức nước, § Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo được Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh Hạn chế sử dụng các chất gây độc hại § Giảm thiểu lượng phát thải, đặc biệt là các chất thải độc hại § Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với môi trường Tái sử dụng tối đa các chất thải
  74. Khu công nghiệp sinh thái l Các nguyên tắc xây dựng KCN sinh thái 3 Thiết lập “cộng đồng” doanh nghiệp trong KCNST l Hợp tác mật thiết và toàn diện giữa các doanh nghiệp trong KCNST cũng như với các doanh nghiệp bên ngoài, chia sẻ thông tin và các chi phí dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác l Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch và đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường l Khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân hợp tác tham gia bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái trong và ngoài KCN l Phát triển tổ hợp các chức năng (công nghiệp, dịch vụ, công cộng, ở, ) và phát huy tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa chúng
  75. Khu công nghiệp sinh thái l Nguyên tắc quy hoạch và thiết kế cơ bản : l Hoà nhập với hệ tự nhiên • Lựa chọn địa điểm bằng việc đánh giá khả năng của môi trường sinh thái và thiết kế trong phạm vi xác định đó • Hòa nhập KCNST với cảnh quan khu vực, hệ thống cấp thoát nước tự nhiên và hệ sinh thái toàn vùng • Giảm thiểu các tác động môi trường toàn cầu (ví dụ giảm lượng khí nhà kính) l Hệ thống năng lượng • Tiết kiệm tối đa năng lượng thông qua việc thiết kế hay cả i tạo các công trình phục vụ, tái sử dụng năng lượng thừa hay bằng những phương pháp khác • Tiết kiệm thông qua mạng lưới dòng năng lượng liên hoàn giữa các nhà máy • Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái sinh
  76. Khu công nghiệp sinh thái l Quản lý dòng nguyên vật liệu và chất thải l Tăng cường sản xuất sạch và hạn chế ô nhiễm, đặc biệt đố i với chất độc hại l Tăng cường tái sử dụng và tái chế nguyên vật liệu giữa các DNTV l Giảm ảnh hưởng của chất độc hại thông qua các giải pháp thay thế vật liệu và xử lý chất thải chung l Liên kết các DNTV với các công ty ngoài KCNST trong việc sản xuất và tiêu thụ các phế phẩm thông qua mạng lưới các công ty tái chế và tái sử dụng l Cấp thoát nước l Thiết kế hệ thống cấp thoát nước để bảo vệ các nguồn nước và giảm ô nhiễm theo các nguyên tắc tương tự như đối vớ i năng lượng và nguyên vật liệu l Tái sử dụng nước ở nhiều mức độ khác nhau
  77. Khu công nghiệp sinh thái l Quản lý KCNST hiệu quả : Ngoài việc cung cấp các dịch vụ, lựa chọn doanh nghiệp, duy trì các hoạt động, ban quản lý còn có trách nhiệm: l Duy trì hoạt động một tập hợp các công ty sử dụng phế phẩm của nhau l Hỗ trợ từng doanh nghiệp cũng như toàn KCNST cải thiện các hoạt động nâng cao chất lượng môi trường l Cung cấp hệ thống thông tin rộng khắp, hỗ trợ liên lạc giữa các DNTV với nhau và với các doanh nghiệp bên ngoài khác, các thông báo về điều kiện môi trường khu vực và các phản hồi từ hoạt động của KCNST
  78. Khu công nghiệp sinh thái l Xây dựng / cải tạo l Việc xây dựng mới hay cải tạo các công trình hiện có cần theo sát các nguyên cứu mới nhất về môi trường trong việc lựa chọn vật liệu và công nghệ tòa nhà như: tái chế hay tái sử dụng vật liệu, thời hạn sử dụng vật liệu, năng lượng vật liệu và công nghệ mới khác l Hoà nhập với cộng đồng địa phương l Đem lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội địa phương thông qua các chương trình đào tạo, phát triển kinh doanh, xây nhà ở cho công nhân viên, hợp tác quy hoạch đô thị,
  79. Khu công nghiệp sinh thái Các ứng dụng của STHCN vào KCNST 1 STHCN chỉ ra những nguyên tắc lựa chọn mới cho chủ đầu tư KCNST: • Đa dạng hóa lựa chọn các loại doanh nghiệp hơn là đơn chọn các công ty lớn như các KCN châu á thường làm • Tạo lập một doanh nghiệp “mũi nhọn” làm động lực chính để hỗ trợ các công ty địa phương hiện có và mới thành lập phát triển thành công Doanh nghiệp này chính là một DNTV của KCNST mà có khả năng thu hút và thúc đẩy các thành viên khác
  80. Khu công nghiệp sinh thái 1 STHCN chỉ ra những nguyên tắc lựa chọn mới cho chủ đầu tư KCNST: • Định hướng vào các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chủ chốt mà có thể tạo điều kiện cho các quốc gia tự cân đối năng lượng và nguyên vật liệu thông qua các công nghệ về năng lượng tái sinh, tiết kiệm năng lượng và tái tạo tài nguyên • Hợp tác chặt chẽ với các quan chức địa phương trong mố i quan hệ Nhà nước ưtư nhân để hỗ trợ các mục tiêu về phát triển kinh doanh • Thiết lập Trung tâm SXS với doanh nghiệp tư vấn và dịch vụ chuyên nghiệp, có thể cải thiện hoạt động về tài chính và môi trường cho KCNST và các DNTV.
  81. Khu công nghiệp sinh thái 2 STHCN đề ra một số các nguyên tắc Quản lý các chất thả i nguy hiểm • Tích hợp các chính sách địa phương và quốc gia để xác định mục tiêu dài hạn cho nền kinh tế “sạch” và hạn chế các nguyên vật liệu có độ nguy hiểm cao • Tìm các chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm “sạnh”, có các công nghệ xử lý và tái chế hiệu quả, có các ứng dụng SXS để giảm sử dụng tài nguyên và tái thiết quá trình sản xuất •
  82. Khu công nghiệp sinh thái 2 STHCN đề ra một số các nguyên tắc Quản lý các chất thả i nguy hiểm l Thiết lập Trung tâm SXS trong KCNST để cung cấp cho các DNTV dịch vụ và đào tạo về giảm sử dụng, phân loại, tái chế các chất thải nguy hiểm và các giải pháp ứng dụng cơ bản khác. l Hợp tác với Nhà nước và các ngành công nghiệp để khuyến khích xây dựng các trạm xử lý hay tái chế chất thải nguy hiểm Trong một vài trường hợp, đây chính là nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp vào KCNST l Thiết lập hệ thống các công ty thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hiểm để ngăn chặn việc xử lý bừa bãi
  83. Khu công nghiệp sinh thái 3 Giảm khí nhà kính (GHG) • Hệ thống HTKT, cảnh quan và công trình được thiết kế tiết kiệm năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh Một số giải pháp khác mà STHCN đưa ra là: sử dụng hệ thống xử lý nước năng lượng thấp, hệ thống nguyên vật liệu có khả năng tái sử dụng hay tái chế, sử dụng hệ thống giao thông ray, • Giảm thải GHG của các DNTV thông qua các cam kết, đào tạo, dịch vụ và các chương trình hợp tác Các nguyên tắc cơ bản là: sử dụng hiệu quả hơn đầu vào, giảm lượng ô nhiễm và chất thải, tận dụng năng lượng, nước và các phế phẩm, sử dụng các chất thay thế, • Các chương trình hợp tác (với cộng đồng và các ngành công nghiệp địa phương) cần hỗ trợ các kế hoạch giảm GHG trong phát triển khu đô thị, nhà ở, thương mại và công nghiệp trên toàn vùng Ban quản lý KNCST cần tranh thủ các cơ quan Chính phủ, các trường đại học khu vực để viết các sách tham khảo, hướng dẫn, và tìm hiểu về giảm GHG
  84. Lựa chọn địa điểm xây dựng KCNST l KCNST là một mô hình mới một bộ phận chức năng mớ i chưa được xác định ở Việt Nam KCNST có thể được phát triển tại những KCN, cụm công nghiệp (CCN) cũ, tại những v ị trí quy hoạch cho KCN mới hay một vị trí hoàn toàn mới là vấn đề đặt ra đầu tiên cho các nhà đầu tư l Đối với KCNST, cần đánh giá một cách kỹ lưỡng các vị trí khi lựa chọn địa điểm về đặc điểm của hệ sinh thái khu vực và vùng, sự phù hợp với việc phát triển các loại hình công nghiệp, các khó khăn gặp phải khi phát triển
  85. 1 Tái phát triển các KCN, CCN hiện có l Một nguyên tắc cơ bản về lựa chọn địa điểm xây dựng KCNST là tìm kiếm các khu vực công nghiệp cũ (các KCN, CCN cũ) để tái phát triển hơn là xây dựng mới l Thuận lợi cơ bản của phương án này là: l Hạn chế sự phát triển bành trướng của đô thị l Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp có giá trị l Hạn chế ảnh hưởng tới các khu vực chức năng khác và hệ sinh thái xung quanh l Giảm đáng kể chi phí đầu tư vào hệ thống HTKT, các công trình công cộng,
  86. 1 Tái phát triển các KCN, CCN hiện có l Khó khăn: Ø Thống nhất quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư từ những mảnh đất đơn lẻ Ø Thống nhất với các doanh nghiệp hiện có về việc di chuyển hay tham gia KCNST Ø Xây dựng được một HSTCN với các doanh nghiệp đã có (khác nhau về đầu vào, đầu ra, phế thải, vận chuyển,) và chuyển đổ i sang công nghệ bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp này Ø Xác định đúng khả năng hệ thống HTKT, hệ thống phục vụ và các hệ thống khác hiện có Ø Giải quyết các vấn đề ô nhiễm hiện tại và các vấn đề liên quan khác
  87. 1 Tái phát triển các KCN, CCN hiện có l Để khuyến khích các chủ đầu tư, Nhà nước cần ban hành một số các ưu đãi như: l Miễn giảm thuế cho nhà đầu tư và người thuê đất. l Hỗ trợ tài chính cho việc thay đổi công nghệ, đào tạo, l Có các chính sách về môi trường và kinh doanh thích hợp.
  88. 2. Phát triển xây dựng mớ i l Nếu không thể xây dựng dự án trên khu vực đã phát triển cũ, cần áp dụng ở mức cao nhất các nguyên tắc, tiêu chuẩn của phát triển bền vững và bảo vệ môi trường vào KCNST trên khu đất mới. l Cần chú ý tới đất đai tự nhiên như là nguồn tài nguyên quý giá để sử dụng tiết kiệm và giảm thiểu tác động xấu. l Cần phải hiểu KCNST như là một hệ sinh thái chứ không chỉ là một khu vực xây dựng. l Thiết kế cần bảo tồn các đặc trưng khu vực trong sinh thái hệ và cân bằng với môi trường xung quanh. l Ví dụ, nếu nằm trong khu vực sản xuất nông nghiệp, cần xem xét khả năng phát triển một KCNST nông nghiệp hơn là thay thế nó.
  89. Đánh giá địa điểm theo các tiêu chuẩn về môi trường l Năng lượng l . Khả năng của các nguồn năng lượng thay thế: mặt trời, gió, l . Khả năng tiếp cận và sử dụng các nguồn năng lượng phát sinh thừa. l Đất nông nghiệp l . Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển KCNST. l . Khả năng bảo tồn các hệ thống nông nghiệp hiện có (tớ i tiêu, thủy sản, ). Các khu vực khác xung quanh l . Các khu ở của người lao động. l . Mối quan hệ với hệ thống HTKT, vận chuyển và các khu công nghiệp khác xung quanh. l . Tác động tới các khu vực chức năng khác của đô thị.
  90. Đánh giá địa điểm theo các tiêu chuẩn về môi trường l Cấp thoát nước l . Lượng mưa, sông hồ, mương và các đặc điểm cảnh quan, địa hình tự nhiên hỗ trợ việc dự trữ và quay vòng nước. l . Khả năng nguồn nước mặt và nước ngầm. l . Khả năng tiếp cận các nguồn nước thừa. l Khí thải l . Môi trường không khí tự nhiên hiện có: hướng gió chủ đạo, các dòng đối lưu, l . Các nguồn phát tán khí thải hiện có trong vùng và ảnh hưởng của chúng. l . Nguồn khí thải của các phương tiện giao thông và các tuyến giao thông chính. l . Khả năng sử dụng đường sắt và xe tải.
  91. Đánh giá địa điểm theo các tiêu chuẩn về môi trường l Chất thải rắn l . Khả năng thu gom và xử lý chất thải rắn. l . Tiếp cận, tái chế, tái sử dụng chất thải. l Nguyên vật liệu và các nguồn cung cấp l . Hệ thống HTKT và phục vụ hiện có. l . Tiếp cận các nguồn cung cấp nguyên liệu và phế liệu. l Hệ sinh thái l . Các tác động tới môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật, thực vật trong quá trình phát triển. l . Khả năng bảo vệ và thích ứng với hệ sinh thái tự nhiên. l . Các vành đai bảo vệ khác.
  92. Trình tự điều tra và đánh giá địa điểm Bước 1: Xác định, đánh giá sơ bộ môi trường vật chất và sinh học của khu đất trên cơ sở các thông tin về: địa chất, thủy văn, vi khí hậu, động thực vật tự nhiên. Chính phủ có thể hỗ trợ các chuyên gia, thực hiện các điều tra khoa học và cung cấp dự liệu cho chủ đầu tư. Bước 2: Xác định các khác biệt chủ yếu giữa các khu đất và trong từng khu đất, đặc biệt là về địa hình và hệ tự nhiên. Bước 3: Thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin mới nhất để xác định chắc chắn những khác biệt trên. Xác định chi tiết các yếu tố môi trường liên quan tới các khác biệt này. Bước 4: Bản đồ hóa tất cả các yếu tố khác biệt trên và tác động của chúng trong từng khu đất theo cùng một cách thức (thường sử dụng Hệ thống thông tin địa lý GIS) và đánh giá chúng. Sự kết hợp trên bản đồ địa hình (cảnh quan) và các tác động sẽ chỉ ra sự thuận lợi và không thuận lợi của từng khu đất. Sự phân tích này là một công cụ hữu hiệu để lựa chọn địa điểm. Bước 5: So sánh một cách hệ thống và đầy đủ các tác động môi trường trên của các khu đất và lựa chọn khu đất thích hợp nhất.
  93. Thiết lập BPX l BPX (by-product exchange) - Là một tập hợp các doanh nghiệp sử dụng các các phế phẩm, phụ phẩm (BP-by product) của nhau (năng lượng, nước và nguyên vật liệu) hơn là đem tiêu hủy chúng như các chất thải. l Các doanh nghiệp trên thế giới đang tìm cách để tạo ra các BPX dưới nhiều tên gọi khác nhau: hệ sinh thái công nghiệp, cộng sinh công nghiệp, mạng lưới tái chế công nghiệp, l Vấn đề cốt lõi của nó là tạo ra một hệ thống để buôn bán, trao đổi và sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng và nước thừa ra hoặc thải ra trong quá trình sản xuất giữa các doanh nghiệp trong một KCN, trong một khu vực hay một vùng. l Các thành viên chấp nhận việc sử dụng các nguồn phế phẩm này hơn là loại bỏ chúng, nhằm giảm ô nhiễm, gảm chi phí xử lý và để tăng lợi nhuận. l Một công ty cũng có thể thiết lập một hệ thống các nhà máy sử dụng phế phẩm riêng của mình.
  94. Thiết lập BPX l Vượt qua sự phát triển của BPX, mạng lưới công nghiệp sinh thái (EIN - Eco-industrial network) là một tập hợp các doanh nghiệp cùng hợp tác để cải thiện hoạt động xã hội, kinh tế và môi trường của họ trong một khu vực nhất định. l Một EIN sẽ vươn tới các tiêu chuẩn cao hơn về hoạt động kinh doanh và môi trường . l Một EIN có thể bao gồm các KCNST hay là một mạng lưới các doanh nghiệp độc lập. l Tại Philippine, năm KCN hợp tác với nhau thành một EIN để thiết lập một BPX toàn vùng và đạt được sự khả thi về một hệ thống cung cấp nguồn tài nguyên tái sinh chung và trở thành một động lực phát triển kinh tế của khu vực.
  95. Thiết lập BPX l BPX được thiết lập theo nhiều cách thức khác nhau: l KCNST tự quy hoạch xây dựng một BPX nội bộ. l Một DNTV đóng vai trò đứng đầu (có lượng BP lớn) cho một BPX. l Một đối tác thứ ba đứng ra thực hiện việc trao đổi buôn bán các BP. l Các DNTV tham gia vào BPX toàn vùng.
  96. Thiết lập BPX l Các chỉ dẫn cơ bản 1. Tổ chức và huy động . Tìm ra một người (một doanh nghiệp) đứng đầu có uy tín cho việc thiết lập BPX. . Tạo ra mối quan tâm và nhận thức về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường mà BPX đem lại. . Tìm sự ủng hộ giúp đỡ của Nhà nước về kỹ thuật, tài chính, quy định, ưu đãi trong việc xây dựng BPX. . Xác định người quản lý sự phát triển của BPX. . Tăng cường khả năng phát triển các BPX nội bộ. l 2. Quy hoạch và phân tích . - Phân tích đặc điểm các dòng năng lượng, nước và nguyên vật liệu trong KCNST và toàn vùng. Sơ đồ hóa và đánh dấu các trao đổi BP hiện có. Các dữ liệu cần thiết bao gồm: - Danh sách, khối lượng, tỷ lệ, đặc điểm, thành phần, các BP và chấ t thải của từng khu vực dân cư, thương mại, công nghiệp, -
  97. Thiết lập BPX - Danh sách, khối lượng, tỷ lệ, đặc điểm, thành phần, các BP và chấ t thải mà các doanh nghiệp có thể sử dụng trong các chương trình tái chế. - Các nguồn phát nhiệt chính. - Vị trí và khối lượng nước thải. - Các loại hình công nghiệp được phép trong khu vực và các dữ liệu về đầu vào và đầu ra của các ngành công nghiệp này. . Cung cấp các khóa đào tạo, các công cụ và hỗ trợ cho các DNTV trong việc tổng hợp và phân tích các dũliệu và thử nghiệm các mô hình BPX. . Tổng hợp dữ liệu về đầu vào của các DNTV dự kiến. . Xác định các khó khăn trong quá trình hoạt động và quản lý môi trường cần vượt qua. Xây dựng các chiến lược cho việc này. . Xác định các DNTV có thể sử dụng các nguyên liệu định trước, cung cấp dịch vụ thu gom các BP định trước và hỗ trợ hoạt động của BPX. . Xây dựng một kế hoạch chiến lược để phát triển mở rộng BPX thành mộ t EIN.
  98. Thiết lập BPX 3. Phát triển các hoạt động kinh doanh, sản xuất tận dụng BP . Xây dựng các phương án cho các doanh nghiệp sử dụng các BP định trước và hơp tác các doanh nghiệp. . Cung cấp sự hỗ trợ nếu cần thiết: kỹ thuật, tài chính, 4. Quản lý và liên kết hợp tác . Thiết lập bản đồ của mạng lưới trao đổi BP và các cơ hội trao đổi. . Xây dựng các mục tiêu và các tiêu chuẩn hoạt động trong BPX. . Xây dựng mọt hệ thống thông tin phản hồi nội bộ về mọi hoạt động của BPX. . Xây dựng các chương trình nhằm quảng bá về KCNST và BPX.
  99. Khu công nghiệp sinh thái l Phương pháp luận xây dựng KCNST 1: Xác định thành phần và khối lượng chất thải 2: Đánh giá và lựa chọn phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải 3: Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh 4: Tổ hợp các giải pháp lựa chọn
  100. Khu công nghiệp sinh thái Xây dựng mô hình KCNST đòi hỏi sự hỗ trợ của Nhà nước về chính sách, chủ trương và các giải pháp cụ thể, như: Miễn giảm chi phí thuê đất cho các DN và người thuê đất. Hỗ trợ tài chính trong quá trình thay đổi công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Khuyến khích các DN tham gia KCNST. Các tiêu chí định hướng phát triển bền vững CN của Bộ Công Nghiệp.
  101. Khu công nghiệp sinh thái l Bước 1 – Xác định thành phần và khối lượng chất thải: l thành phần và khối lượng chất thải của tất cả các nhà máy thuộc khu công nghiệp nghiên cứu, l các phương pháp xử lý và quản lý hiện tại l các tác động của chúng đến môi trường l nguyên liệu và năng lượng cần thiết cho dây chuyền sản xuất của các nhà máy à đánh giá khả năng tái sử dụng chất thải từ nhà máy để thay thế một phần nguyên liệu của các nhà máy khác trong cùng khu công nghiệp hay khu vực Ø Các số liệu thu này là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp khắc phục trong các bước tiếp theo.
  102. Khu công nghiệp sinh thái Bước 2 – Đánh giá và lựa chọn phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải: Một cách tổng quát, việc tái sinh, tái sử dụng chất thải của một nhà máy này cho các nhà máy khác (offsite reuse and recycling) có thể phân thành hai dạng chính: 1. tái sử dụng trực tiếp trong quy trình sản xuất của các nhà máy khác 2. xử lý hoặc tái chế thành nguyên liệu mới trước khi tái sử dụng Điều quan trọng cần xác định là loại và lượng chất thải cần xử lý và nhu cầu cần thiết của các cơ sở có khả năng tiếp nhận các chất thảI này làm nguyên liệu sản xuất
  103. Khu công nghiệp sinh thái Bước 2 – Đánh giá, lựa chọn phương án tái sinh, tái sử dụng chất thải: Để xây dựng mạng lưới tái sinh – tái sử dụng chất thải giữa các nhà máy trong khu công nghiệp, những thông tin sau đây cần thu thập: l Nguyên vật liệu, năng lượng cần thiết l Sản phẩm, chất thải tạo ra của tất cả các nhà máy trong khu công nghiệp (bao gồm cả các nhà máy phát sinh chất thải và các nhà máy có thể sử dụng chất thải làm (một phần) nguyên liệu sản xuất) Trong đó: ü Thành phần và đặc tính của dòng chất thải, vật liệu và năng lượng có khả năng tái chế (tính ổn định của chúng theo thời gian); ü Lượng vật liệu và năng lượng thải; ü Sự phân bố của các dòng vật liệu và năng lượng thải này theo thời gian (liên tục, gián đoạn, thỉnh thoảng)
  104. Khu công nghiệp sinh thái v Các cơ sở (bao gồm cả nhà máy công nghiệp, khu trồng trọt, nguồn nước mặt, ) có khả năng tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải . ü Tiềm năng tái sinh tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải; ü Công nghệ xử lý sơ bộ hay chế biến cần thiết để chuyển chất thả i thành nguyên liệu theo yêu cầu của cơ sở tái chế; ü Nhu cầu về vật liệu và năng lượng thải của các cơ sở hiện có trong khu công nghiệp hay khu vực
  105. Khu công nghiệp sinh thái Bước 3 – Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh l Đối với các chất thải còn lại (không có khả năng tái sinh, tái sử dụng), công nghệ xử lý cuối đường ống sẽ là giải pháp chính để bảo đảm loại trừ hoàn toàn tác động của chất thải phát sinh đến môi trường và tiến tới mô hình khu công nghiệp không chất thải l Sự thành công và thất bại của các hệ thống (công nghệ) xử lý chất thải hiện có là bằng chứng thực tế và kinh nghiệm hữu ích nên xem xét khi đề xuất giải pháp công nghệ mới.
  106. Khu công nghiệp sinh thái Bước 3 – Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh l Để lựa chọn công nghệ xử lý hợp lý, những nội dung sau cần được xem xét, đánh giá: ư Đặc tính và khối lượng chất thải; ư Tiêu chuẩn môi trường và yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm; ư Công nghệ xử lý sẵn có; ư Yếu tố môi trường đối với công nghệ xử lý, ví dụ ưu tiên phương án ít sử dụng thêm hóa chất; - Hiệu quả kinh tế.
  107. Khu công nghiệp sinh thái Bước 4 Tổ hợp các giải pháp lựa chọn l Vai trò của các cơ quan chức năng và thể chế chính sách Để đưa mô hình kỹ thuật đã thiết kế vào thực tế áp dụng, điều quan trọng là cần xem xét và hiểu rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình với các yếu tố kinh tế, xã hội và thể chế chính sách hiện tại ở nước ta l Chỉ có hiểu rõ mối quan hệ giữa KCNST xây dựng với các cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và môi trường, về kinh tế tài chính, về chính sách luật lệ và các tổ chức xã hội khác, chúng ta mới có thể xác định những yếu tố cản trở việc áp dụng mô hình đã xây dựng vào thực tế và từ đó đề xuất các giả i pháp tương ứng .
  108. Hình 3: Các bước cơ bản trong phương pháp luận xây dụng mô hình kỹ thuật KCNST tại Việt Nam (tham khảo Dieu, 2003).
  109. KhuM côngột số ví nghi dụ vệềp Khu Kalundborg_ công nghiệp Đsinhan thái Mạ ch Thành phần chính trong hệ sinh thái công nghiệp này là Nhà Máy Điện Asnaes công suất 1.500 MW
  110. Khu công nghiệp sinh thái này bao gồm 5 doanh nghiệp liền kề nhau và bộ máy quản lý thành phố 1. Nhà máy Novo Nordisk, chuyên sản xuất enzym và các sản phẩm dược 2. Nhà máy nhiệt điện chạy than Asnas Power station 3. Nhà máy sản xuất tấm (panneaux) thạch cao Gyproc 4. Nhà máy lọc dầu Statoil 5. Xí nghiệp khử ô nhiễm đất Bioteknisk Jordrens.
  111. Mô hình hệ sinh thái công nghiệp của KCN Kalundborg
  112. Kết quả tích cực của Hệ thống được tình hình trong bảng dưới đây (1982-1997) Giảm tiêu thụ nguyên_nhiên Giảm lượng phát tán Tái chế chất liệu hàng năm chất ô nhiễm thải Dầu mỏ:19.000 tấn/năm khí CO2 :130.000 tấn Tro bay:135 tấn Lưu huỳnh:2.800 Than:30.000 tấn/năm Khí SO2:3.700 tấn tấn Nước:600.000 m3/năm Thạch cao: 80.000 tấn Ni tơ:800.000 tấn
  113. Khu Công nghiệp Sinh Thái Bourbon An Hoà Sử dụng 70% đất xây dựng, 30% còn lại được dành cho thảm xanh Nhà máy xử lý nước thải của Vườn công nghiệp có công suất dự kiến 40.000 m3/ngày đêm (trong đó, giai đoạn 1 có công suất thiết kế 20.000 m3/ngày đêm) Nước thải sau khi xử lý sẽ được dẫn vào các dòng kênh nội bộ và đây sẽ là nơi nuôi trồng nhiều loại sinh vật Trong năm 2002 đạt hơn 2% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nuớc
  114. Vấn đề 3 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
  115. Thang quản lý môi trường HST công nghiệp CP Hệ thống quản lý môi trường Quan trắc, kiểm toán môi trường Giảm thiểu chất thải Bảo tồn năng lượng Bảo tồn nguồn nước Quản lý chất thải Xử lý dòng thải Chôn lấp chất thải rắn Không quản lý
  116. Quản lý môi trường Khu công nghiệp l Quản lý môi trường là “một hệ thống cơ cấu tổ chức và tiêu chuẩn pháp lý chặt chẽ để kiểm soát, giới hạn các tác động tiêu cực đế n môi trường” Mỗi cơ quan liên quan sẽ có hệ thống quản lý riêng nhưng tương đương nhau, đều tuân theo những qui định và chính sách chung (Koppen, 1998). l Hệ thống quản lý môi trường cho các khu công nghiệp là một hệ thống quản lý môi trường trong đó tập trung kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đối với các doanh nghiệp trong KCN theo luật, qui định, chính sách môi trường
  117. Hệ thống Quản lý môi trường l Một hệ thống quản lý hoàn chỉnh sẽ gồm 8 yếu tố: Ø Các văn bản, chính sách về môi trường; Ø Chương trình giám sát môi trường; Ø Thống nhất việc QLMT trong hoạt động kinh doanh; Ø Tiêu chuẩn để đánh giá và hồ sơ pháp lý; Ø Thủ tục thanh tra và kiểm sóat ô nhiễm; Ø Tập huấn và cung cấp thông tin nội bộ; Ø Báo cáo môi trường nội bộ và của các cơ quan khác; Ø Thẩm định toàn diện hệ thống quản lý môi trường.
  118. Thực trạng công tác quản lý môi trường KCN l Hiện chưa có những quy định thống nhất về môi trường dành cho KCN, l Chưa có những công cụ chính sách môi trường thích hợp l Chưa xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng môi trường cho khu công nghiệp. l Ban quản lý môi trường các KCN (HEPZA) có thẩm quyền xử phạt các vi phạm về môi trường tương đương với cấp quận/ huyện nhưng do chưa có tổ chức thanh tra môi trường chuyên trách của HEPZA nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ và kịp thờ i với thanh tra môi trường Sở Tài Nguyên và Môi trường.
  119. Thực trạng công tác quản lý môi trường KCN l Thiếu nhiều hệ thống thống nhất quản lý về môi trường, do vậy mỗ i khu công nghiệp tổ chức quản lý môi trường theo một cách khác nhau. l Việc phân cấp quản lý chưa rõ ràng dẫn đến việc né tránh và đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý l Các cán bộ của cơ quan QLMT địa phương không thể có mặt thường xuyên tại từng nhà máy để giám sát việc thực thi các cam kết trong DTM hoặc kiểm soát từng nguồn ô nhiễm l Việc xử phạt các trường hợp vi phạm luật BVMT còn lỏng lẻo, mức phạt còn quá thấp chưa đủ sức để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp BVMT hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm.
  120. Cơ sở pháp lý quản lý môi trường trong KCN Ø Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm: l Lập dự báo các sự cố môi trường KCN, xây dựng kế hoạch phòng chống sự cố và các biện pháp khắc phục sự cố trình Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt; l Phối hợp với Sở TN&MT xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, CTNH cho các KCN thuộc địa bàn quản lý; l Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các KCN thuộc quyền quản lý của mình tổ chức thực hiện công tác BVMT KCN
  121. Nội dung chính quản lý môi trường KCN l Xem xét các vấn đề môi trường trong khâu quy hoạch, phát triển KCN l Thẩm định MT các dự án thành lập KCN, các dự án xin đầu tư vào KCN l Thẩm định các hệ thống cơ sở hạ tầng MT trong KCN l Kiểm tra, thanh tra môi trường tại các Nhà máy trong KCN l Quan trắc môi trường bên ngoài hàng rào các KCN l Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử phạt hành chánh về môi trường
  122. Chủ đầu tư Các Cty thuê BQL Cơ quan Loại dịch vụ, công cụ và hành động KCN đất KCN Sở TNMT khác Quan trắc môi trường bên trong KCN × × × Quan trắc môi trường bao quanh KCN × × × Quan trắc các dòng thải từ KCN × × Các dịch vụ phân tích và thí nghiệm × × × Kiểm soát việc vận chuyển CT và CTNH ra ngoài KCN × × Kiểm soát rò rỉ và thẩm lậu hóa chất × Kiểm toán môi trường tổng thể KCN × Kiểm toán môi trường nội bộ công ty × Đánh giá tác động môi trường KCN × Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường × Đánh giá rủi ro môi trường × Lập báo cáo phát thải hàng năm × × Đánh giá công nghệ × × Chứng chỉ ISO 14001 × × Giáo dục và đào tạo môi trường × × × × Trung tâm thông tin và hoạt động về môi trường × Kế hoạch ứng phó trường hợp khẩn cấp × × Các tiêu chuẩn vận hành và tự quy định × Các dịch vụ tài chính và bảo hiểm × × Phục hồi các đặc trưng tự nhiên × Tạo cảnh quan và cây xanh × × Các dịch vụ phân tích và thí nghiệm × × × Dịch vụ cảng × × Hệ thống an ninh và bảo vệ ×
  123. Xây dựng Chính sách và định hướng phát triển KCN ở Việt Nam 1/ Xây dựng chính sách QLMT KCN: a/ Xác định mục tiêu hình thành chính sách Mục tiêu chủ yếu: tập trung kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đối với các doanh nghiệp trong KCN Mục tiêu cụ thể: ’ Giảm thiểu chất ô nhiễm đưa vào môi trường. ’ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong KCN ’ Hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường
  124. Xây dựng Chính sách và định hướng phát triển KCN ở Việt Nam 1/ Xây dựng chính sách QLMT KCN: b/ Quy trình xây dựng chính sách Chính sách BVMT KCN có thể bao gồm các nội dung quản lý sau: ’ Quản lý nhà nước về BVMT đối với KCN ’ Chế độ báo cáo về chất lượng và công tác BVMT ’ Chế độ kiểm tra, thanh tra về MT KCN ’ Các chế độ khuyến khích, khen thưởng và xử lý các trường hợp vi phạm ’ Quy chế BVMT KCN ’ Định hướng phát triển KCN
  125. Xây dựng Chính sách và định hướng phát triển KCN ở Việt Nam 1/ Xây dựng chính sách QLMT KCN: ’ Chu trình hình thành chính sách chủ yếu qua các bước: a. Công tác lập dự kiến b. Công tác soạn thảo, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật c. Công tác tổ chức giới thiệu nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để lấy ý kiến nhân dân d. Chỉnh lý và hoàn thiện văn bản e. Công tác thẩm định, thẩm tra chính sách trước khi ban hành f. Công bố ban hành chính sách g. Thực hiện thi hành chính sách h. Đánh giá
  126. Xây dựng Chính sách và định hướng phát triển KCN ở Việt Nam 2/ Những điều cần lưu ý xây dựng chính sách quản lý môi trường KCN a/ Tính chất thường có của chính sách môi trường: Dự đoán: rất khó dự đoán hướng đi đúng của chính sách MT và những tác dụng của nó Do chính sách MT mang tính XH nên đôi lúc không chính xác như tự nhiên. Hai chiều: chiều đúng và chiều ngược lại (tác dụng phụ). ’ Đánh giá ngầm: xem xét những vấn đề MT trong quy họach vùng ’ Đánh giá rõ ràng: liên quan sự thống nhất những vần đề MT trong công thức quy họach đô thị và quốc gia ’ Đánh giá chiến lược bền vững: bao gồm bước đầu xác định những mục tiêu MT (và những mục tiêu thực tế bền vững nhất) trước khi đưa ra quy họach
  127. Xây dựng Chính sách và định hướng phát triển KCN ở Việt Nam 2/ Những điều cần lưu ý xây dựng chính sách QLMT KCN b/ Những yêu cầu bắt buộc về QLMT KCN: ü Không chỉ dừng lại ở việc bảo dưỡng các phương tiện và giám sát các hoạt động. ü Giữ vai trò năng động trong việc cung cấp thông tin về công tác BVMT, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công tác BVMT (các công trình xử lý, thay thê nguyên liệu sạch ) c/ Lồng ghép chính sách BVMT KCN với CS BVMT quốc gia. ü Xem xét hết sức cẩn thận về khía cạnh môi trường ü Tuân thủ pháp luật về BVMT của VN từ lúc xét duyệt dự án đến giai đoạn thi công XD và trong suốt quá trình hoạt động của KCN ü Dựa trên cơ sở chung là chính sách QL BVMT chung của quốc gia