Bài giảng Quản lý môi trường

pdf 159 trang phuongnguyen 4690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_moi_truong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản lý môi trường

  1. Trường Đại học Lâm nghiệp Khoa Quản lý Tài nguyên Rừng và Môi trường Bộ môn Quản lý môi trường 5/22/13
  2. 1. Khái niệm chung về quản lý môi trường 1.1. Khái niệm về quản lý môi trường 2 5/22/13
  3. Khái niệm QLMT "Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan tới con người, xuất phát từ quan điểm định lượng và hướng tới Phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên" (Lưu Đức Hải – Cẩm Nang Quản lý MT) 3 5/22/13
  4. Khái niệm QLMT  Quản lý môi trường là các biện pháp kiểm soát hoặc điều chỉnh các mối tương tác giữa con người và môi trường, nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, phúc lợi của con người và chất lượng của môi trường. (Environmental Land Use Planning and Management, John Randolph) 4 5/22/13
  5. 1.2. Nguyên tắc quản lý môi trường Hướng tới sự phát triển bền vững Kết hợp đa mục tiêu Quan điểm tiếp cận hệ thống, Nguyên đa biện pháp và công cụ tắc QLMT Phòng chống tai biến, suy thoái môi trường Người gây ô nhiễm phải trả tiền 5 5/22/13
  6. - Hướng tới sự phát triển bền vững Đảm bảo "cân bằng giữa sự phát triển KT – XH và BVMT" - Kết hợp các mục tiêu Quốc tế - Quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong QLMT tham gia và tuân thủ các công ước, nghị định quốc tế về MT ban hành các văn bản quốc gia về luật pháp, tiêu chuẩn, quy định về MT, tham gia các chương trình hành động, các đề tài hợp tác quốc tế và khu vực về MT 6 5/22/13
  7. - QLMT xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp. - Môi trường là một hệ thống hở gồm nhiều thành phần có quan hệ tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. - Các biện pháp và công cụ QLMT rất đa dạng: luật pháp, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ . . . Mỗi một loại có phạm vi và hiệu quả khác nhau. 7 5/22/13
  8. - Phòng chống tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trường. PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH Phòng ngừa là giải pháp ít tốn kém hơn xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường. 8 5/22/13
  9. - Người gây ô nhiễm phải trả tiền hình thành và áp dụng: thuế, phí, lệ phí MT và các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về QLMT, như: phí rác thải, thuế cácbon, thuế SO2, . . . Phối hợp với nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền. Người nào sử dụng các thành phần MT thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến MT, như: thuế tài nguyên, phỉ sử dụng nước sạch 9 5/22/13
  10. 2. Quản lý Nhà nước về môi trường 2.1. Mục tiêu Quản lý Nhà nước về môi trường Mục tiêu tổng quát của quản lý môi trường: GIỮ ĐƯỢC SỰ CÂN BẰNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 10 5/22/13
  11. Theo Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước và nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc sống đấu tranh vì hòa bình và sự tiến bộ của xã hội trên phạm vi toàn thế giới” 11 5/22/13
  12. Mục tiêu cụ thể của công tác quản lý môi trường: Theo Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, một số mục tiêu cụ thể của công tác Quản lý Môi trường Việt Nam hiện nay là: i) Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong các hoạt động sống của con người. ii) Hoàn thiện hệ thống văn bảng pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường 12 5/22/13
  13. Mục tiêu cụ thể QLMT – Chị thỉ 36 CT/TW iii) Tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về MT từ Trung ương đến địa phương, nghiên cứu, đào tạo cán bộ về môi trường iv) Phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững được hội nghị Rio-1992 thông qua. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm, suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội. v) Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các vùng lãnh thổ. Các công cụ phải thích hợp với đặc điểm của từng ngành, địa phương và cộng đồng dân cư. 13 5/22/13
  14. 2.2. Các nội dung quản lý Nhà nước về môi trường Các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của Việt nam được quy định trong Điều 6, Luật bảo vệ môi trường Nội dung công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt nam được quy định trong Điều 37, Luật bảo vệ môi trường 14 5/22/13
  15. Các nội dung quản lý bảo vệ môi trường ở Việt Nam – Điều 37, luật bảo vệ môi trường: + Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, hệ thống tiêu chuẩn môi trường + Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách BVMT; kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố MT + Xây dựng, quản lý các công trình BVMT và các công trình có liên quan đến BVMT + Tổ chưc, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường 15 5/22/13
  16. + Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường + Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường + Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT + Đào tạo cán bộ chuyên sâu về Khoa học và QLMT + Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực BVMT + Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT. 16 5/22/13
  17. Điều 6, luật bảo vệ môi trường Việt Nam liệt kê những hoạt động được khuyến khích 1. Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. 2. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 3. Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải. 4. Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn. 17 5/22/13
  18. Những hoạt động được khuyến khích – Điều 6 LBVMT: 5. Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường. 6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường. 7. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường. 8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường. 18 5/22/13
  19. Những hoạt động được khuyến khích: 9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường. 10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư. 11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường. 12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường 19 5/22/13
  20. 2.3. Tổ chức công tác quản lý môi trường  UBND Tỉnh Bộ Khoa học - Công nghệ và MT Các bộ khác Các Sở khác Sở KHCN & MT Cục MT Các vụ # Vụ KHCN &MT Các vụ # Phòng MT Các phòng C/năng Phòng MT Sơ đồ tổ chức công tác QLNN về MT Việt Nam trước Bộ máy quản lý Nhà nước về Môi trường và TNTN ở Việt Nam 20 5/22/13
  21. 21 5/22/13
  22.  Sơ đồ tổ chức công tác môi trường ở cấp Tỉnh, thành phố 22 5/22/13
  23. Các cơ quan, tổ chức nhà nước tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường:  Bộ Chính trị ĐCSVN và Quộc hội nước CHXHCN Vietnam – hoạch định chính sách, chiến lược, ra quyết định về BVMT  Bộ Kế hoạch đầu tư – lập kế hoạch phát triển quốc gia và phân bổ ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường  Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Bảo vệ Môi trường chịu trách nhiệm quản lý môi trường  Các vụ Khoa học, Công Nghệ và Môi trường trực thuộc các Bộ, Sở TN&MT và các phòng QLMT (địa phương) chịu trách nhiệm thực hiện nội dung BVMT ở các cấp khác nhau  Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh 23 5/22/13
  24. Các bộ phận tham gia công tác quản lý môi trường - Bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định luật pháp cho BVMT. - Bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá định kỳ̀ chất lượng MT. - Bộ phận thực hiện công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ MT. - Bộ phận giám sát việc thực hiện công tác MT ở các địa phương, các cấp, ngành 24 5/22/13
  25. Tổ chức NGOs tham gia công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - UNEP - IUCN - WWF - MCD – Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng - AFEO: Tổ chức hành động vì môi trường - . 25 5/22/13
  26. BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHOA QLTNR&MT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
  27. 1.3. Cơ sở khoa học của công tác quản lý môi trường + Cơ sở triết học - xã hội + Cơ sở khoa học công nghệ + Cơ sở luật pháp + Cơ sở kinh tế
  28. 1.3.1. Cơ sở triết học – xã hội của mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên  Triết học là bộ môn chung nhất nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu.  Theo chủ nghĩa Mác –Lênin, các sự vật/ hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng đối với sự vật, hiện tượng khác.
  29. 1.3.1. Cơ sở triết học – xã hội của mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên  Con người – xã hội – tự nhiên là một thể thống nhất, có 3 nguyên lý cơ bản để xem xét MQH này: i) Tính thống nhất vật chất của thế giới ii) Sự phụ thuộc của MQH con người và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội iii) Sự điều khiển một cách có ý thức MQH con người và tự nhiên
  30. i) Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới  Vật chất cấu thành nên sự sống và vạn vật Trái đất vô cùng đa dạng, đều có thành phần hóa học là hợp chất của hơn 110 nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần hoàn của Mendeleev.
  31. Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới  Thế giới có 3 yếu tố cơ bản là: giới tự nhiên – con người - xã hội loài người. SV sản xuất Yếu tố SV tiêu MT TN – thụ CN - XH Con SV phân người hủy
  32. 5 thành phần tạo nên thế giới + Sinh vật sản xuất (1): Tảo và cây xanh, + Sinh vật tiêu thụ (2): Gồm toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ do thực vật tạo ra, khi chết chúng sẽ biến thành các chất thải và phân hủy + Sinh vật phân hủy (3): Vi khuẩn, nấm, có chức năng phân hủy các chất thải, xác chết tạo thành H2O, CO2, và khoáng chất. + Con người và xã hội loài người (4) + Yếu tố môi trường (5): không khí, nước, các chất vô cơ, hữu cơ cần cho sự sống của sinh vật và con người
  33. Vị trí của con người trong sự thống nhất giữa Cong người – Tự nhiên – Xã hội + Sự thống nhất giữa tự TN và XH nằm trong bản tính của con người và thông qua các hoạt động của con người. + Con người thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên của mình thông qua hoạt động sản xuất trong xã hội. Mặt khác xã hội lại thực hiện chức năng điều chỉnh đời sống tự nhiên của con người, + Sự thống nhất giữa XH và TN có bền vững hay không, không chỉ biểu hiện qua sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái tự nhiên, mà còn thể hiện qua sức sống của con người, như: sức khỏe, bệnh tật, khả năng sáng tạo
  34. ii) Nguyên lý về sự phụ thuộc của quan hệ giữa con người và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội: Mối quan hệ giữa CN và TN phụ thuộc vào độ phát triển của lực lượng sản xuất (Người lao động và tư liệu sản xuất ~ trình độ PT của xã hội )
  35. Ba mốc quan trọng trong lịch sử về mối quan hệ của loài người và tự nhiên: Nguyên thủy: giai đoạn này CN sống phụ thuộc MT tự nhiên  Giai đoạn phát triển nông nghiệp: Đối tượng khai thác chủ yếu của con người là đất đai và động thực vật sẵn có trong tự nhiên. Môi trường tự nhiên chưa có biến đổi đáng kể. Quan hệ giữa CN và tự nhiên tương đối hài hòa.  Giai đoạn phát triển trong công nghiệp: Con người đã coi tự nhiên là đối tượng khai thác và bóc lột. Do sự khai thác quá mức, môi trường bị suy thoái nặng nề tạo ra các khủng hoảng với môi trường hiện nay.
  36. iii) Khả năng điều khiển có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Con người đã điều khiển có ý thức quan hệ giữa con người (xã hội) và tự nhiên thông qua: + Nhận thức được các qui luật của tự nhiên: cấu trúc của các hệ thống tự nhiên, các qui luật cơ bản như qui luật cân bằng sinh thái, cân bằng năng lượng, cân bằng nước . . . + Sử dụng những qui luật đó một cách chính xác vào thực tiễn xã hội, vào lĩnh vực sản xuất tạo ra của cải vật chất như khai thác trong khả năng chịu đựng được các hệ sinh thái, tái tạo các nguồn tài nguyên sinh học, nước, . .
  37. 1.3.2. Cơ sở khoa học – công nghệ của quản lý môi trường Môi trường là một hệ thống phức tạp quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp tổng hợp, đặc biệt các công cụ kỹ thuật và công nghệ trong giám sát, kiểm soát, đánh giá chất lượng và xử lý chất thải Quản lý môi trường được hình thành trên cơ sở KH-CN như thế nào?
  38.  Cơ sở khoa học - Thành tựu của các ngành khoa học cơ bản như: Hóa học, Sinh học, Toán học, Tin học - Sự hình thành và phát triển các bộ môn: khoa học MT, công nghệ MT, kỹ thuật MT - Sự hiểu biết của con người về quy luật tự nhiên, cân bằng sinh thái, các tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, xu hướng biến đổi sinh thái toàn cầu Thành tựu trong lĩnh vực khoa học đã giúp con người có cơ sở để quản lý môi trường một cách bền vững
  39.  Cơ sở công nghệ - Sự phát triển của công nghệ xử lý và tái chế chất thải. - Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, máy móc xử lý, đo đạc, đánh giá các thông số môi trường. - Sự phát triển các ứng dụng thông tin dự báo MT: Gis, Viễn thám, Mô hình hóa Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật đã tạo nền tảng cho công tác quản lý môi trường diễn ra được thuận lợi và hiệu quả.
  40. 1.3.3. Cơ sở kinh tế của Quản lý môi trường - QLMT được hình thành trong nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết thông qua các công cụ kinh tế - Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm: Các loại thuế, phí và lệ phí, côta ô nhiễm, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO, quỹ môi trường, . . . - Ví dụ về sử dụng công cụ kinh tế để lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động sản xuất có sinh ra chất ô nhiễm.
  41. Cơ sở kinh tế Lợi ích k/tế sx CP MT của xhội B Chi phí C M O D N A Sản lượng Q1 Q* Q2  Sơ đồ xác định sản lượng tối ưu Q*
  42. Q*: Sản lượng tối ưu, là mức sản xuất mà người sản xuất (người gây ô nhiễm) và xã hội (người chịu ô nhiễm) có thể cân bằng được. Tại Q*: lợi nhuận xã hội lớn nhất = Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp – chi phí môi trường = AQ*OB – AQ*O = AOB  Nếu quyền sở hữu môi trường thuộc người chịu ô nhiễm thì họ sẽ không muốn có hoạt động sản xuất hoặc sản xuất với sản lượng Q1 < Q* thì: Lợi nhuận xã hội = AQ1CB – AQ1D = AOB – OCD < AOB sẽ xảy ra sự mặc cả (thông qua thị trường) giữa người gây ÔN và người chịu ÔN. Người gây ÔN sẽ đền bù cho người chịu ÔN khoản chi phí lớn hơn chi phí xử lý ÔNMT để có thể tăng sản lượng
  43.  Nếu quyền sở hữu MT thuộc người gây ÔN thì họ sẽ hoạt động ở mức Q2 > Q* Lợi nhuận xã hội = AQ2NB – AQ2M = AOB – OMN < AOB Với mức sản xuất này người chịu ÔN gánh chịu chi phí xử lý MT lớn. Vì vậy người chịu ÔN sẽ mặc cả bỏ ra 1 khoản chi phí tối thiểu lớn hơn lợi nhuận nhà sản xuất bị thiệt hại do giảm sản lượng. Như vậy chúng ta có thể điều khiển được các hoạt động SX có tác động tới MT thông qua công cụ kinh tế. Khi ưu tiên cho MT thì giảm sản lượng tối ưu Q*, ngược lại khi ưu tiên sản xuất thì tăng Q*.
  44. 1.3.4. Cơ sở luật pháp của Quản lý môi trường Tài nguyên môi trường xét về chủ quyền quản lý, được chia ra làm 2 loại: TNMT thuộc quyền quản lý của quốc gia và TNMT nằm ngoài quyền tài phán của quốc gia. Việc quản lý TNMT trong phạm vi quốc gia được thực hiện theo quy định của luật BVMT và luật khác có liên quan của quốc gia đó. Việc quản lý TNMT nằm ngoài quyền tài phán của quốc gia được thực hiện nhờ các quy định của Luật Quốc tế về MT
  45. a) Luật quốc tế về môi trường: Khái niệm: “Luật Quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại do các nguồn khác nhau gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường thiên nhiên ngoài phạm vi tài phán quốc gia”.
  46. - Đối tượng điều chỉnh của luật Quốc tế về môi trường: + Các mối quan hệ giữa các Quốc gia về MT + Các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác về MT, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế + Quan hệ về MT là quan hệ giữa các chủ thể trong việc sử dụng MT, BVMT. - Chủ thể của luật Quốc tế về MT: + Các quốc gia + Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập + Các tổ chức liên chính phủ, kể cả tổ chức Liên Hợp Quốc
  47. - Phạm vi điều chỉnh của Luật Quốc tế về môi trường gồm Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên: + Môi trường: Bao gồm trái đất và MT xung quanh trái đất, các đại dương, kể cả khoảng không vũ trụ gần trái đất, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các loại động, thực vật trên trái đất . . . + Tài nguyên thiên nhiên: * TNTN nằm dưới quyền tái phán của quốc gia * TNTN nằm dưới quyền tài phán của hai hay nhiều quốc gia * TNTN nằm ngoài quyền tài phán của quốc gia
  48. - Nguồn tư liệu của Luật Quốc tế về môi trường: + Các điều ước Quốc tế về MT và liên quan đến MT do các Quốc gia ký như: Công ước, Hiệp ước + Các tập quán Quốc tế, được hình thành trên cơ sở thực tiễn liên tục, nhất quán của các quốc gia, được các quốc gia công nhận và chấp nhận sự ràng buộc họ về mặt pháp lý như luật biển, . . . + Các phán quyết của tòa án quốc tế, các tòa án, trọng tài quốc tế, các nghị quyết, quyết định của các tổ chức quốc tế, của Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
  49. b) Luật pháp và các qui định pháp lý về BVMT Việt Nam: - Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt nam năm 1992: Nhà nước Việt nam giữ chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ của đất nước (Điều 1) Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, . . . là tài sản của Nhà nước (Điều 17). Công dân được sở hữu quyền sử dụng đất đai theo quy định của Nhà nước (Điều 58). Quyền được hưởng chế độ về bảo vệ sức khỏe (Điều 61), . .
  50. - Các luật về tài nguyên thiên nhiên: Luật Hàng Hải, Luật Đất Đai, Luật Dầu Khí, Luật Khoáng Sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước, Luật Lao động, Luật Bảo vệ Sức khỏe của nhân dân; Pháp lệnh về Đê điều, Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Pháp lệnh Bảo vệ các công trình giao thông . . - Nghị định hướng dẫn thi hành Luật BVMT, thông tư và các văn bản dưới luật khác có liên quan.
  51. - Đảng Cộng sản Việt Nam có 2 văn kiện quan trọng nhất là: Chỉ thị 36/CT – TW ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH – HĐH đ ất nước” và Nghị quyết 41/NQ – TW ngày 15/11/2004 về “Đẩy mạnh công tác BVMT trong giai đoạn CNH – HĐH đất nước”.
  52. Việt nam đã tham gia ký kết các văn bản sau: + Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu. + Công ước về đa dạng sinh học. + Tuyên bố về rừng. + Chương trình nghị sự 21. + Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSAR). + Công ước v bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên. + Công ước về buôn bán các giống, loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). + Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển (MARPOL). + Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển.
  53. + Công ước Viên về bảo vệ tầng Ozôn. + Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân. + Công ước về sự trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ. + Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn. + Công ước Balơ về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và loại bỏ chúng. + Nghị định thư Kyoto. - Các hiệp định song phương và đa phương có liên quan đến môi trường cũng được Việt nam tham gia ký kết và thực hiện trong các tổ chức như: kiểm soát khói mù trong các quốc gia Asean, kiểm soát tài nguyên và môi trường sông Mê Kông trong Ủy ban sông Mê Kông, . . .
  54. Giới thiệu môn học  Chương 1: Các khái niệm chung về quản lý môi trường (8 tiết)  Chương 2: Công cụ pháp lý trong quản lý môi trường (5 tiết)  Chương 3: Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường (8 tiết)  Chương 4: Các công cụ phụ trợ khác (4 tiết)  Tiểu luận và trình bày (5 tiết)
  55. Chapter 2 Công cụ pháp lý BVMT Pháp lý KHH công tác môi trường Các tiêu chuẩn MT và SK
  56. 2.1 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam
  57. Khái niệm: Luật pháp là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra, thực hiện và bảo vệ, nhằm đạt được các mục tiêu KT - XH và PTBV đất nước. Luật Bảo vệ Môi trường (LBVMT): là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường
  58. Đối tượng điều chỉnh của luật MT  Đối tượng điều chỉnh của luật MT chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.  Muốn xác định phạm vi điều chỉnh của luật MT cần phải lưu ý: Thứ nhất cần phải xác định yếu tố MT theo luật MT chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo (khoản 1, khoản 2, điều 3 Luật BVMT). Thứ hai: cần phải xác định thế nào là những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.
  59. Phân nhóm: Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MT, chúng ta có thể chia đối tượng điều chỉnh của luật MT ra làm 3 nhóm sau:  Nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế về MT.  Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân.  Nhóm quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau. Phương pháp điều chỉnh của luật MT  Phương pháp Bình đẳng - Thỏa thuận (điều chỉnh nhóm quan hệ thứ nhất và nhóm quan hệ thứ ba)  Phương pháp Quyền uy (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ hai).
  60. Nguyên tắc xây dựng LBVMT 1. Quyền được sống trong môi trường trong lành. Quyền được sống trong một MT không bị ô nhiễm (theo TCMT chứ không phải là môi trường trong sạch lý tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên. Cơ sở xác lập.  Tầm quan trọng của quyền được sống trong MT trong lành: đây là quyền quyết định đến vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói chung.  Thực trạng MT hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiên này đang bị xâm phạm.  Xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế giới.
  61. Hệ quả pháp lý.  Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT  Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Ví dụ: Quyền khiếu nại, tố cáo, Quyền tự do cư trú, Quyền được bồi thường thiệt hại, Quyền tiếp cận thông tin (Điều 50, Hiến pháp1992) 2. Nguyên tắc phát triển bền vững 3. Nguyên tắc phòng ngừa Cơ sở xác lập  Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục.  Có những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa.
  62. 4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền Cơ sở xác lập  Coi MT là một loại hàng hóa đặc biệt.  Ưu điểm của công cụ tài chính trong BVMT  Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Người có hành vi xả thải vào MT; Người có những hành vi khác gây tác động xấu tới MT theo quy định của pháp luật Mục đích của nguyên tắc  Khuyến khích những hành vi tác động có lợi cho MT thông qua việc tác động vào chính lợi ích kinh tế của họ.  Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT.  Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động BVMT.
  63. Yêu cầu của nguyên tắc  Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tích chất và mức độ gây tác động xấu tới MT  Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan. Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc  Thuế tài nguyên, Thuế MT  Phí bảo vệ môi trường  Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ  Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng (tiền thuê kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung )  Chi phí phục hồi MT trong khai thác tài nguyên
  64. 5. Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất  Không gian: MT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính.  Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành MT: Giữa các yếu tố cấu thành MT luôn có quan hệ tương tác với nhau, yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác. Ví dụ: sự thay đổi của rừng trên các lưu vực sông dẫn đến sự thay đổi về số lượng và chất lượng của nước trong lưu vực.
  65. Yêu cầu  Các quốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệ môi trường chung.  Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác Ví dụ: Luật Bảo vệ MT, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước  Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực phải đảm bảo phù hợp với tính thống nhất của MT dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
  66. Lịch sử hình thành LBVMT  LBVMT 1993: 8 chương, 79 điều  LBVMT 2005: 15 chương, 136 điều
  67. Bố cục của LBVMT 2005 Chương I. Những quy định chung (7 điều) Chương II. Tiêu chuẩn môi trường (6 điều) Chương III. Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Cam kết bảo vệ môi trường (3 mục, 14 điều) Chương IV. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (7 điều) Chương V. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (15 điều) Chương VI. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư (5 điều) Chương VII. Bảo vệ môi trường biển, sông và các nguồn nước khác (3 mục, 11 điều)
  68. Chương VIII. Quản lý chất thải (5 mục, 20 điều) Chương IX. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường (2 mục, 8 điều) Chương X. Quan trắc và thông tin về môi trường (12 điều) Chương XI. Nguồn lực bảo vệ môi trường (12 điều) Chương XII. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường (3 điều) Chương XIII. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường (4 điều) Chương XIV. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường (2 mục, 10 điều, từ Điều 125 đến Điều 134) Chương XV. Điều khoản thi hành (2 điều)
  69. Ưu điểm của LBVMT 2005 . Luật quy định một cách có hệ thống các hoạt động BVMT; chính sách, biện pháp và nguồn lực cho bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ BVMT của tổ chức, cá nhân . Các quy định của Luật đã ở mức khá chi tiết, cụ thể, phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống nên có tính khả thi cao. . Quy định rõ trách nhiệm BVMT của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân; phân công, phân cấp quản lý BVMT rõ ràng hơn; giảm bớt các thủ tục hành chính
  70. . Cho phép áp dụng nhiều công cụ, biện pháp, chế tài “mạnh” có tính răn đe cao hơn, quy định các nguồn lực cụ thể cho BVMT cũng như tăng cường năng lực QLNN từ Trung ương đến cơ sở nên hiệu lực thi hành của Luật được đảm bảo . Xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động BVMT nhằm tạo cơ hội để mọi đối tượng có thể tham gia BVMT và huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho BVMT. . Có tính đến tác động của các vấn đề MT toàn cầu, nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế về MT.
  71. Câu hỏi về nhà  Tìm một số ví dụ trong luật bảo vệ môi trường minh chứng cho những ưu điểm trên của LBVMT 2005
  72. Một số luật khác trong quản lý môi trường . Luật tài nguyên nước 2012 (10 chương, 79 điều) . Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 (4 chương, 13 điều) . Luật bảo vệ sức khỏe cho nhân dân (1989) . Pháp lệnh về thu thuế tài nguyên (1989) . Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991) . Luật đất đai (1993) . Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ (1996)
  73. 2.2 Luật quốc tế về bảo vệ môi trường  Khái niệm: Luật Quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại do các nguồn khác nhau gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường thiên nhiên ngoài phạm vi tài phán quốc gia  Phân loại: Luật bắt buộc (hard law): Luật tự nguyện (soft law):
  74. 2.3 Chính sách môi trường  Khái niệm: “Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định”  Nguyên tắc xây dựng chính sách môi trường: • Chính sách môi trường phải được ban hành và thực hiện hợp hiến, hợp pháp và thống nhất • Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” • Nguyên tắc phòng ngừa • Nguyên tắc hợp tác giữa các đối tác • Nguyên tắc sự tham gia của cộng đồng
  75. Chính sách MT Hiệu lực Giai Giai Giai đoạn đoạn đoạn đầu ổn định cuối Các giai đoạn trong vòng đời CS Thời gian
  76. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quan điểm  Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo vệ MT là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội → phát triển bền vững.  Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với MT; khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh.  Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn TNTN; chú trọng bảo tồn ĐDSH; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng MT; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
  77.  Bảo vệ MT là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân;  Tăng cường áp dụng các biện pháp hành chính, từng bước áp dụng các chế tài hình sự, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm các quy định của pháp luật các yêu cầu, QCMT, TCMT được thực hiện.  Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trường phải trả tiền; gây ô nhiễm MT, suy thoái TN và ĐDSH phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại.
  78. Mục tiêu đến năm 2020 M ục tiêu tổng quát Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm MT, suy thoái tài nguyên và suy giảm ĐDSH; tiếp tục cải thiện chất lượng MT sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu PTBV đất nước. Mục tiêu cụ thể  Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm MT.  Khắc phục, cải tạo MT các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện điều kiện sống của người dân.  Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm ĐDSH.  Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính.
  79. Tầm nhìn đến năm 2030 Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm MT, suy thoái tài nguyên và suy giảm ĐDSH; cải thiện chất lượng MT sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước.
  80. Nội dung chính của chiến lược  Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm MT  Cải tạo, phục hồi MT các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; đẩy mạnh cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh MT  Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học  Xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
  81. Các giải pháp tổng thể  Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong bảo vệ MT  Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ MT  Đẩy mạnh NCKH, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ MT  Phát triển ngành kinh tế MT để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề MT, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm  Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ MT  Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ MT
  82. 2.4 Kế hoạch hóa công tác môi trường
  83. Giáo dục, tuyên truyền  Tuyên truyền, phổ cập kiến thức về MT trên các phương tiện thông tin đại chúng → hiểu biết tối thiểu về MT  Xây dựng chương trình giảng dạy về MT cho các cấp học phổ thông, đại học, đào tạo cán bộ nghiên cứu và QLMT
  84. Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp  Hệ thống hoá các văn bản pháp quy dưới luật và đồng bộ hoá các bộ luật liên quan tới công tác BVMT;  Đưa các chỉ tiêu môi trường và PTBV vào kế hoạch và thống kê của Nhà nước  Nâng cao vai trò của công tác BVMT trong xây dựng và xét duyệt các dự án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành  Tăng cường vai trò QLMT trong quản lý Nhà nước  Nghiên cứu sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và MT, thông qua các cơ chế giá, phí, thuế.
  85. Quy hoạch chiến lược , các chương trình, dự án cụ thể về BVMT dài hạn, trung hạn và hằng năm  Chương trình tổ chức và xây dựng hệ thống QLMT,  Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ và vườn quốc gia, hệ thống các trạm quan trắc MT quốc gia  Đề xuất các chương trình xử lý ô nhiễm ở các khu vực trọng điểm  Xây dựng các chương trình bảo vệ nguồn nước  Tiến hành các dự án quy hoạch MT những vùng kinh tế trọng điểm  Tổ chức hệ thống quỹ MT . . .
  86. Điều tra, quan trắc, dự báo, đánh giá hiện trạng, diễn biến MT  Lập báo cáo hiện trạng MT quốc gia và các tỉnh; thiết lập hệ thống quan trắc MT quốc gia  Xây dựng các phòng thí nghiệm MT quốc gia; xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về MT  Xây dựng cơ sở vật chất cho việc ứng phó quốc gia với các sự cố và tai biến MT  Thiết lập hệ thống TCMT, QCMT quốc gia phù hợp và bao trùm lên toàn bộ các nội dung  Xây dựng bộ chỉ thị MT quốc gia làm chỉ tiêu định lượng cho việc đánh giá hiện trạng MT và kế hoạch hoá công tác MT.
  87. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực MT gồm:  Nghiên cứu, phê chuẩn các công ước quốc tế về MT  Tham gia vào các chương trình nghiên cứu quốc tế  Hợp tác quốc tế và hợp tác với các nước láng giềng  Tranh thủ sự viện trợ về kinh tế và kinh nghiệm của nước ngoài trong đào tạo và nâng cao năng lực nghiên cứu, QLMT đất nước
  88. 2.5 Tiêu chuẩn môi trường (TCMT), Quy chuẩn môi trường (QCMT)  Khái niệm: TC là quy định đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. → TCMT là quy định đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá MT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của MT.  Trước 31/12/2011 Hệ thống TCMT quốc gia gồm TC về chất lượng MT xung quanh; TC về chất thải; TC hỗ trợ TCMT do Bộ TN và MT công bố bắt buộc áp dụng
  89.  Sau 31/12/2011 TC do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng/sử dụng.  Có 2 loại tiêu chuẩn: • Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ KHCN công bố; • Tiêu chuẩn cơ sở do các cơ quan, tổ chức công bố Tất cả các TCMT quốc gia bắt buộc → QCQG QC? QCMT?  Định nghĩa QC: là qui định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế -xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác (Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006))
  90. Quy chuẩn môi trường (QCMT) → QCMT: là qui định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà môi trường phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường  Qui chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.  Có 2 loại QC: • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia • Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
  91. Căn cứ xây dựng QCMT  TC quốc gia (TCVN);  TC quốc tế (ví dụ: ISO, WHO, WB, );  TC khu vực (ví dụ: ASEAN, EU);  TC nước ngoài (ví dụ: US EPA, BSI );  Kết quả nghiên cứu KH&CN, tiến bộ kỹ thuật; NC tác động của các chất độc hại và yếu tố an toàn đối với sinh vật, con người trong MT.  Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định trong các lĩnh vực bảo vệ MT.
  92. Quy trình xây dựng, ban hành QCMT (theo Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN)  Quá trình xây dựng, ban hành QCMT được minh bạch hóa thông qua việc thông báo rộng rãi khi nghiên cứu, soạn thảo và lấy ý kiến góp ý cho nội dung và thời gian hiệu lực cho văn bản;  Về mặt học thuật và kỹ thuật, không có sự khác nhau đáng kể giữa phương pháp Xây dựng ban hành và áp dụng TCMT trước đây và QCMT hiện nay
  93. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng TCMT (Theo LBVMT 2005, chương 5, điều 8)  Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường;  Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế;  Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ QCMT do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng.
  94. Ví dụ về QCMT, TCMT QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937-2005) QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt TCVN 6750:2005: Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng S02 – Phương pháp sắc ký khí ion
  95. Lưu ý trong xây dựng TCMT Bên cạnh giá trị nồng độ chất ô nhiễm, người ta còn đưa vào một số giá trị phụ trợ khác. . TC phát thải của các nguồn ô nhiễm, đưa vào yếu tố tải lượng ô nhiễm của nguồn đối với các khu vực tiếp nhận chất thải . Trong TC Chất lượng không khí và tiêu chuẩn sức khỏe đưa vào giá trị thời gian tiếp xúc
  96. Chương 3: CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (Economic instruments for environmental management) 24/03/2015 Environmental Management 1
  97. 3.1 Khái niệm, nguyên tắc 3.1.1 Khái niệm Công cụ kinh tế (công cụ thị trường, cách tiếp cận thị trường): những chính sách, biện pháp nhằm tác động tới chi phí và lợi ích của những hành động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, tăng cường { thức trách nhiệm trước việc gây ra hủy hoại môi trường đồng thời tác động đến hành vi của cá nhân theo hướng có lợi cho môi trường. 24/03/2015 Environmental Management 2
  98. 3.1.2 Nguyên tắc • Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Principle - PPP) • Người hưởng thụ phải trả tiền (Benefit Pays Principle - BPP) 24/03/2015 Environmental Management 3
  99. 3.2 Thuế tài nguyên (natural resources tax) • Khái niệm: Là một loại thuế thực hiện điều tiết về hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước. \ \ \LUAT MOI TRUONG\Luat thue tai nguyen.doc Ví dụ tính thuế tài nguyên.docx 24/03/2015 Environmental Management 4
  100. Đối tượng chịu thuế 24/03/2015 Environmental Management 5
  101. 3.3 Thuế bảo vệ môi trường (environmental protection tax) Khái niệm: Là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường (theo LBVMT, 2005) Mức thuế tuyệt đối là mức thuế được quy định bằng số tiền tính trên một đơn vị hàng hóa chịu thuế Giảm thuế: các ngành xử lý ô nhiễm môi trường: nước thải, chất thải rắn; sản xuất sản phẩm xanh; phân vi sinh \ \ \LUAT MOI TRUONG\Luat thue moi truong.doc 24/03/2015 Environmental Management 6
  102. Đối tượng Thuốc khử chịu thuế trùng kho 24/03/2015 Environmental Management 7
  103. 3.4 Hệ thống đặt cọc – hoàn trả (ký quỹ - hoàn trả) (deposit-refund systems) • Khái niệm: Hệ thống đặt cọc hoàn trả là việc ký (đặt cọc) một số tiền cho các sản phẩm có tiềm năng gây ô nhiễm. Nếu các sản phẩm được đưa trả về một số điểm thu hồi quy định hợp pháp sau khi sử dụng, tức là tránh khỏi bị ô nhiễm, tiền ký (đặt cọc) sẽ được hoàn trả. • Mục đích của hệ thống đặt cọc - hoàn trả là thu gom những thứ mà người tiêu thụ đã dùng vào một trung tâm để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy một cách an toàn đối với môi trường. 24/03/2015 Environmental Management 8
  104. Chu trình đặt cọc – hoàn trả 24/03/2015 Environmental Management 9
  105. • Đối tượng - Các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất, khai thác khoáng sản có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao - Các sản phẩm mà khi sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhưng có thể xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng - Các sản phẩm làm tăng lượng chất thải, cần các bãi thải có quy mô lớn và tốn nhiều chi phí tiêu hủy - Các sản phẩm chứa chất độc, gây khó khăn đặc biệt cho việc xử lý, nếu tiêu hủy không đúng cách sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cho con người 24/03/2015 Environmental Management 10
  106. • Ví dụ: Sản phẩm đồ uống, bia, rượu (đựng trong chai nhựa hoặc thủy tinh). Vỏ tàu, ô tô cũ, dầu nhớt, ắc quy có chứa chì, thủy ngân, cadimi, vỏ chai đựng thuốc trừ sâu, các đồ điện gia dụng như máy thu hình, tủ lạnh, điều hòa không khí • Khó khăn: Định giá cho đặt cọc Nhận thức, ý thức của người sản xuất, người tiêu dùng Công nghệ xử lý, tái chế chất thải 24/03/2015 Environmental Management 11
  107. • Ý nghĩa Khai Nguyên Sản Phế Môi khoáng liệu thô phẩm thải trường 24/03/2015 Environmental Management 12
  108. 2.5 Quỹ môi trường (environmental fund) • Khái niệm: Quỹ môi trường là một nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường Ngân sách nhà nước Cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh Đóng góp tự nguyên từ các tổ chức, cá nhân ôi trường ôi m Phí, lệ phí môi trường Quỹ Hỗ trợ, viện trợ từ nước ngoài, quốc tế, tổ chức phi chính phủ 24/03/2015 Environmental Management 13
  109. • Quỹ môi trường Việt Nam (Vietnam Environment Protection Fund) - ra đời vào 26/6/2002 - Quản l{ và phân bổ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác cho các hoạt động bảo vệ môi trường trong phạm vi toàn quốc • Quỹ môi trường toàn cầu (Global Environmental Fund –GEF) 24/03/2015 Environmental Management 14
  110. 2.6 Nhãn sinh thái • Khái niệm: Nhãn sinh thái (nhãn môi trường), là loại nhãn mác cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện hơn với môi trường của sản phẩm so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. 24/03/2015 Environmental Management 15
  111. Bóng đèn compact: 8 loại; 01 đèn huznh quang ống thẳng (18/01/2011 - 18/01/2014) Bột giặt Tide (18/01/2011 - 18/01/2014) 24/03/2015 Environmental Management 16
  112. Quyết định 253/QĐ-BTNMT (5/3/2009) Phê duyệt chương trình cấp nhãn sinh thái • Tên tiếng việt: Nhãn xanh Việt Nam • Tên tiếng anh: Vietnam Green Label • Biểu tượng • Ý nghĩa? 24/03/2015 Environmental Management 17
  113. • Mục tiêu Mục tiêu tổng quát Tăng cường sử dụng bền vững TNTN và BVMT thông qua việc khuyến khích các mẫu hình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước đánh giá, chứng nhận; Xây dựng “Nhãn xanh Việt Nam” trở thành một thương hiệu mạnh, có uy tín trong hệ thống cấp chứng nhận trong nước, được nhìn nhận trong khu vực và trên thế giới. 24/03/2015 Environmental Management 18
  114. • Nguyên tắc hoạt động Chỉ cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; không cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho các sản phẩm là các hóa chất hay các tiền chất thuộc nhóm chất rất độc hại, nguy hiểm với môi trường và sức khoẻ con người. Số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam” được quyết định theo từng thời kỳ dựa trên nhu cầu, năng lực của doanh nghiệp, khả năng tổ chức, thử nghiệm, đánh giá và quản lý hoạt động cấp nhãn; phù hợp với những thay đổi của thị trường, thay đổi của công nghệ, thay đổi của tình trạng tài nguyên và môi trường, và thay đổi của nhận thức xã hội. 24/03/2015 Environmental Management 19
  115. Tiêu chí cấp “Nhãn xanh Việt Nam” phải rõ ràng, minh bạch, có tính định lượng, dễ áp dụng; có sự tham gia của các ngành, tổ chức liên quan, ý kiến tham vấn của cộng đồng trong việc xây dựng tiêu chí cấp nhãn. Định kỳ xem xét, đánh giá, sửa đổi (nếu cần thiết) các tiêu chí cấp nhãn. Đảm bảo sự phù hợp với ISO 14020, ISO 14024 và các tiêu chuẩn liên quan khác, đáp ứng các yêu cầu của WTO về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Đảm bảo tính pháp lý và hoạt động độc lập của tổ chức cấp nhãn sinh thái. 24/03/2015 Environmental Management 20
  116. • Nội dung triển khai Chương trình 1. Xây dựng hệ thống đánh giá, chứng nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường 2. Triển khai áp dụng thử nghiệm việc cấp “Nhãn xanh Việt Nam” đối với một số loại hình sản phẩm, dịch vụ 3. Áp dụng rộng rãi việc cấp “Nhãn xanh Việt Nam” đối với các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường 24/03/2015 Environmental Management 21
  117. 4. Hỗ trợ phát triển thị trường, tạo cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam” 5. Nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin và hướng dẫn người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam” 6. Tham gia, hội nhập mạng lưới Nhãn sinh thái quốc tế 7. Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ trong các tổ chức cấp nhãn sinh thái 24/03/2015 Environmental Management 22
  118. • Thời gian thực hiện 2009 – 2010: xây dựng các dự án chi tiết triển khai chương trình; xây dựng hệ thống đánh giá, chứng nhận và cấp “Nhãn xanh Việt Nam”; thử nghiệm việc cấp nhãn đối với một số loại hình sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn; 2010 – 2012: xây dựng các cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”; tham gia mạng lưới nhãn sinh thái quốc tế; 2011 – 2015: xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ và xây dựng tiêu chí cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho các nhóm sản phẩm, dịch vụ; Từ năm 2011: cấp “Nhãn xanh Việt Nam” cho các sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí; xây dựng và triển khai các hoạt động quảng bá “Nhãn xanh Việt Nam”; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ. 24/03/2015 Environmental Management 23
  119. 2.7 Trợ cấp môi trường • Khái niệm: Là khoản vốn được trợ cấp cho các hoạt động bảo vệ môi trường • Chức năng: hỗ trợ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc phải xử lý ô nhiễm môi trường. 24/03/2015 Environmental Management 24
  120. • Các dạng trợ cấp môi trường: - Trợ cấp không hoàn lại - Các khoản cho vay ưu đãi - Cho phép khấu hao nhanh - Ưu đãi thuế (miễn, giảm thuế) • Nhược điểm - Đi ngược lại nguyên tắc PPP - Đầu tư quá mức cho xử lý ô nhiễm, gây mất hiệu quả về kinh tế - Trợ cấp không được hạch toán toàn bộ vào chi phí giảm ô nhiễm mà một phần được dùng để hạ thấp chi phí sản xuất cá nhân, làm tăng lợi nhuận 24/03/2015 Environmental Management 25
  121. 2.7 Giấy phép ô nhiễm có thể chuyển nhượng • Khái niệm: là loại giấy phép xả thải mà người sử dụng được cấp có quyền chuyển nhượng số lượng, chất lượng xả thải của cơ sở mình cho người khác. • Nguyên tắc: đặt ra giới hạn tối đa/hạn ngạch về lượng khí thải/nước thải ở mức thống nhất với chỉ tiêu môi trường tại một vùng hay khu vực cụ thể (hay khả năng đồng hóa của chất thải) 24/03/2015 Environmental Management 26
  122. • Đặc điểm • Mua, bán “quyền” được gây ô nhiễm (dựa trên chức năng nào của môi trường ?????) • Vận hành theo quy luật của thị trường: cung-cầu • Nhưng có nét giống thị trường chứng khoán: mua bán giấy giao dịch các chứng chỉ, các giấy phép mang một giá trị nhất định, giá cả được định đoạt theo chủ quan, kỳ vọng và dự báo của các bên tham gia giao dịch. 24/03/2015 Environmental Management 27
  123. • Quy trình về cấp phép Nhà nước • Tiếp nhận • Xác định • Phát miễn phí • Trao đổi giới hạn mua bán • Đấu giá tối đa cho trên thị phép • Phân phối trường (thừa nhận Nhà nước quyền thừa kế Doanh xả thải) nghiệp 24/03/2015 Environmental Management 28
  124. Bài tập ví dụ 1: 24/03/2015 Environmental Management 29
  125. Ví dụ 2: Tại vùng G, trong 1 năm, nhà máy A và B cùng thải vào không khí một lượng là 1600 kg SO2. Để giảm thiểu ô nhiễm, Nhà nước quyết định ban hành 20 giấy phép phát thải, mỗi giấy phép quy định mức xả là 100kg SO2/năm, với giá thành là 2triệu/GP. Hãy phân tích và so sánh chi phí xử lý khí thải của 2 nhà máy trong 1 năm với các trường hợp sau đây; a) TH1: Không có mua bán giấy phép phát thải; b) TH2: Nhà máy A bán cho nhà máy B 6 giấy phép với giá thành là 6,5 triệu/giấy phép. Cho biết: chi phí xử l{ khí thải ở nhà máy A là 60 ngàn/kg, ở nhà máy B: 80 ngàn/kg. 24/03/2015 Environmental Management 30
  126. 3.8 Phí bảo vệ môi trường • Khái niệm: Phí là khoản thu của nhà nước, nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế → Phí môi trường là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên, không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức hành chính của nhà nước đối với hoạt động bảo vệ môi trường. 24/03/2015 Environmental Management 31
  127. • Nguyên tắc: PPP, BPP • Mục đích: • Chi cho các hoạt động cải thiện môi trường sinh thái. • Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường 24/03/2015 Environmental Management 32
  128. • Các loại phí môi trường 1. Phí đánh vào nguồn ô nhiễm: • Chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường nước (BOD5, COD, TSS, KLN ), khí quyển (SO2, Cacbon, CFCs), đất (rác thải, phân bón) hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. • Dựa vào khối lượng và hàm lượng (nồng độ) các chất gây ô nhiễm . 24/03/2015 Environmental Management 33
  129. 2. Phí đánh vào người sử dụng • Sử dụng các hệ thống công cộng xử lý và cải thiện chất lượng môi trường: hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, phí sử dụng nước sạch nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép , giám sát và quản lý hành chính đối với môi trường • Góp phần bù đắp chi phí bảo đảm cho hệ thống này hoạt động. Loại phí này chủ yếu được áp dụng đối với các loại chất thải có thể kiểm soát. 24/03/2015 Environmental Management 34
  130. 3. Phí đánh vào sản phẩm. • Áp dụng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môi trường: sản xuất, tiêu dùng, thải bỏ. • Áp dụng với những sản phẩm chứa chất độc hại gây tác hại tới môi trường: PVC, CFCs, kim loại nặng, xăng pha chì, các 2- nguyên liệu chứa C, SO4 , Hg, chai, hộp, túi nilon • Có thể sử dụng thay cho phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm khi không thể trực tiếp tính được phí đối với các chất gây ô nhiễm ví dụ như đánh vào nguyên liệu đầu vào, sản phẩm trung gian hay thành phẩm 24/03/2015 Environmental Management 35
  131. • Phân biệt thuế và phí môi trường 24/03/2015 Environmental Management 36
  132. Ý nghĩa của công cụ kinh tế. • Tăng hiệu quả chi phí • Khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới • Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn • Tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường • Hành động nhanh chóng và mềm dẻo hơn • Thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng • Thúc đẩy định hướng hành động ngày càng thân thiện hơn với môi trường trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra thường xuyên 24/03/2015 Environmental Management 37
  133. 4.1 Quan trắc môi trường → Quan trắc và kiểm định môi trường 4.2 Phân tích sự cố môi trường → ≈ Tai biến và rủi ro môi trường 4.3 Đánh giá môi trường → Đánh giá môi trường 4.4 Kiểm toán môi trường → Kinh tế môi trường 4.5 Đánh giá vòng đời sản phẩm → Khoa học môi trường đại cương. 4.6 Quy hoạch môi trường → Quy hoạch môi trường
  134. * * Khái niệm: QTMT là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường (theo mục 17, điều 3, chương I LBVMTVN 2005).
  135. \Reffence material\Chapter 4\Trung tam quan trac moi truong VietNam.docx
  136. * * Bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng các thành phần môi trường * Bộ cơ sở dữ liệu cho việc kiểm soát chất lượng các thành phần môi trường và ô nhiễm môi trường QTMT có 3 cấp độ: - Phát hiện các dấu hiệu thay đổi của các thông số, thành phần môi trường - Xác định giá trị định lượng của các thông số, thành phần môi trường đó - Kiểm soát sự thay đổi bằng các biện pháp → QLMT
  137. * Cung cấp thông tin tổng quát, liên tục, có hệ thống về các thành phần môi trường * Cung cấp thông tin cho báo cáo hiện trạng môi trường các tỉnh, quốc gia, quốc tế * Giúp xếp hạng, xác định mục tiêu cần tập trung trong các vấn đề QLMT *
  138. * Phân tích sự cố môi trường Khái niệm: Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (Mục 8, điều 3, chương I LBVMTVN) Ví dụ???? Trong LBVMT, Chương IX: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. \ \ \LUAT MOI TRUONG\Luat Bao ve Moi truong.doc
  139. * Cố tình tạo sự cố môi trường để xả thải * Tập trình diễn ứng phó sự cố môi trường
  140. QLMT PTSCMT
  141. Đánh giá hiện trạng môi trường Đánh giá tác động môi trường Đánh giá môi trường chiến lược
  142. * Cung cấp thông tin về hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường (không khí, đất, hệ sinh thái, dân cư, sức khỏe cộng đồng) * Hiện trạng tài nguyên (trữ lượng, chất lượng, tình trạng khai thác và sử dụng) * Các nguyên nhân gây suy thoái và ô nhiễm môi trường, thực trạng quản lý, khả năng giảm thiểu chúng. * Các xu hướng biến động trong tương lai gần. *
  143. * Khái niệm: Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó (Theo mục 20, điều 4, LBVMTVN) * Chương III, LBVMTVN: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường *
  144. Lược duyệt môi trường Không phải đánh giá sơ bộ Phải đánh giá sơ bộ ĐTM sơ bộ Không phải Phải đánh giá chi tiết đánh giá chi tiết ĐTM chi tiết Dự án không Dự án được chấp nhận được chấp nhận Thiết kế và xây dựng dự án *
  145. * Khái niệm: Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững (mục 19, điều 3, chương I LBVMTVN). * Chương III, LBVMTVN: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường *
  146. * a) KTMT là việc kiểm tra có hệ thống sự tương tác giữa hoạt động của doanh nghiệp (tổ chức) với môi trường của doanh nghiệp đó (Theo phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế - The International Chamber of Commerce – ICC) - Kiểm tra chất lượng chất thải ra ngoài không khí, đất và nguồn nước; - Sự tuân thủ các quy định của luật pháp về môi trường, ảnh hưởng và tác động của doanh nghiệp tới cộng đồng, tới cảnh quan và hệ sinh thái; - Nhìn nhận và đánh giá của công chúng về doanh nghiệp.
  147. - Đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học và cao đẳng - 1995: Chương trình "Kiểm soát ô nhiễm môi trường" của UNDP ở một số nhà máy tại Việt Trì và Biên Hòa; - 2004: Đề tài "Nghiên cứu áp dụng KTCT trong công nghiệp quốc phòng" của Trung tâm Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự (Bộ Quốc phòng); - 2005: Đề tài "Điều tra, đánh giá đề xuất việc KTCT công nghiệp tại 5 khu công nghiệp, khu chế xuất" của Cục Bảo vệ môi trường; - 2005: Đề tài "KTCT tại các làng nghề tái chế kim loại và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm" của Viện Khoa học Công nghệ Môi trường - Đại học Bách khoa Hà Nội;
  148. - 2008: Đề tài “Nghiên cứu và áp dụng thí điểm về KTCT cho Nhà máy giầy Thượng Đình, Hà Nội và Công ty TNHH Thuộc da Đông Hải” do Tổng cục Môi trường thực hiện. - 2009: “Áp dụng thử nghiệm KTCT trong quản lý môi trường ngành công nghiệp Việt Nam” → Xây dựng sổ tay KTCT cho ngành công nghiệp nói chung và 10 ngành công nghiệp nói riêng, đồng thời hướng tới xây dựng chính sách yêu cầu các doanh nghiệp phải triển khai KTCT, sử dụng KTCT như một công cụ kiểm soát ô nhiễm trong thời gian tới (do Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường)
  149. • Đảm bảo rằng đối tượng kiểm toán tuân thủ các quy định của pháp luật (về môi trường) • Cắt giảm chi phí về chất thải • Giảm chi phí về nhiên liệu và vật liệu • Cải thiện hình ảnh của DN • Trợ giúp trong việc hình thành các chính sách về môi trường
  150. Kỹ thuật: • Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm • Giảm thiểu chất thải Pháp lý: Tình trạng tuân thủ các văn bản pháp luật liên quan đến đối tượng KTMT
  151. LCA là quy trình phân tích các tác động toàn diện đến môi trường của sản phẩm từ quá trình bắt đầu sản xuất → sử dụng → thải bỏ
  152. Xác định và định lượng nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào và đầu ra Lượng hóa tác động Xác định ảnh hưởng và các tác động môi trường Xác định và phân tích các khả năng giảm thiểu "từ nôi đến mộ“ - cradle-to-grave
  153. Phát hiện * Tìm kiểm kiếm giải pháp * Lợi ích
  154. * Hiểu biết hơn về sản phẩm và quá trình sản xuất; * Xây dựng một cơ sở dữ liệu tổng quan về hiện trạng của hệ thống; * So sánh các tác động môi trường và các chi phí kinh tế cho các giải pháp thay thế; * Xác định các điểm trong vòng đời hệ thống có thể đạt mức giảm phát thải * Đánh giá các giải pháp quản lý chất thải để giảm ô nhiễm và chi phí quản lý chất thải, và hướng dẫn việc phát triển các sản phẩm mới có tác động môi trường thấp hơn và có lợi ích chi phí * Thiết kế lại sản phẩm để giảm nguyên liệu sử dụng. *
  155. Cung cấp thông tin nền tảng về toàn bộ vòng đời sản phẩm Tập trung các nguồn lực cho cải thiện những nơi có nguồn ô nhiễm môi trường lớn hơn *
  156. * Khái niệm: Là viêc tổ chức không gian lãnh thổ và sử dụng các thành phần môi trường phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên khu vực.
  157. Điều kiện tự nhiên Chức năng KT – XH – VH dự kiến trong tương lai Vị trí và xu hướng phát triển trong tương lai