Bài giảng Phương pháp đo lượng dịch vào và ra - Trần Thị Nô

pdf 136 trang phuongnguyen 3230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phương pháp đo lượng dịch vào và ra - Trần Thị Nô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phuong_phap_do_luong_dich_vao_va_ra_tran_thi_no.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phương pháp đo lượng dịch vào và ra - Trần Thị Nô

  1. CN. Trần Thị Nô. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO VÀ RA CN. Trần Thị Nô MỤC TIÊU 1. Xác định được nguồn dịch vào - ra khỏi cơ thể. 2. Giải thích để người bệnh hiểu được tầm quan trọng của đo lượng dịch vào và ra để họ hợp tác chặt chẽ. 3. Tiến hành đo lượng dịch vào – ra đúng qui trình kỹ thuật. ĐẠI CƯƠNG - Trong cơ thể con người tỷ lệ cân đối của dịch khác nhau phụ thuộc vào tuổi, người béo, gầy, chiều cao - Tất cả các loại dịch trong cơ thể được chuyển hoá thành các điện tử ion (-) và (+) phối hợp cho đến khi chuyển động liên tục trong cơ thể giúp cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng và chất thải bỏ vào ra tế bào. - Bình thường lượng nước đưa vào cơ thể bằng lượng nước thoát ra: Thận và các lá phổi có trách nhiệm lớn đối với việc điều chỉnh cân bằng dịch trong cơ thể. - Khi cơ thể bị bệnh có nhiều kiểu mất dịch hoặc thừa dịch. Vậy người điều dưỡng phải biết nguồn dịch và nguồn điện giải. Sự đáp ứng cho các nhu cầu của các nguồn đó bằng thức ăn, rau, quả để theo dõi và đảm bảo lượng dịch vào- ra hoặc hạn chế lượng dịch vào. Các nguồn nước trung bình của người lớn: - Nguồn vào 2600ml/ngày: gồm Nước tiêu thụ: 1.500ml Nước trong thức ăn: 750ml. Oxy hóa: 350ml. - Nguồn ra: Nước tiểu thải qua thận: 1500ml. Phổi (hơi nước): 400ml. Da: 500ml. Mồ hôi: 100ml. Phân: 10-20 ml QUY TRÌNH KỸ THUẬT 1. Chuẩn bị người bệnh: - Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà (nếu người bệnh không tỉnh) biết tầm quan trọng của việc đo lường dịch vào ra để họ giữ lại nước tiểu, chất nôn, dịch ở tất cả các ống dẫn lưu. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 140
  2. Phương pháp đo lượng dịch vào và ra. - Hướng dẫn người bệnh ghi cẩn thận thức ăn, nước uống (đặc, lỏng), hoa quả giúp người điều dưỡng đo lường kết quả ngày càng chính xác. 2. Chuẩn bị dụng cụ: - Bảng theo dõi dịch vào và ra có ghi chi tiết. - Bút chì để ghi. - Dụng cụ để đo lường. - Ca (có vạch chia chia độ), cốc,bát. - Cốc có chân, ống đong, bô, túi nylon, các dụng cụ này đều có chia độ rõ ràng để biết được số lượng chính xác. 3. Tiến hành: - Ghi tên người bệnh, ngày tháng trên phiếu theo dõi. 3.1. Đo lượng dịch vào từ các đường: - Đường miệng (ăn, uống): đo bằng chén ly. - Đường truyền tĩnh mạch. - Đường tiêm. - Cho ăn bằng ống thông. - Cộng tất cả các dịch trên, ghi vào phiếu theo dõi. 3.2. Đo lượng dịch ra: - Nước tiểu: dặn người bệnh đi tiểu vào bô. Hết ca trực cộng lại 24 giờ. - Chất nôn. - Dịch tiết qua các ống thông. - Phân. - Dùng ống đong chia độ để đo (chú ý để nơi có bề mặt phẳng, đọc kết quả đọc ngấn phía trên). Đo xong đổ chất thải vào nhà vệ sinh, rửa sạch ống đo hoặc bô, để vào nơi quy định. • Cộng lượng dịch thải tất cả các đường. • Ghi vào phiếu theo dõi. 3.3. Các thông số khác: - Đếm nhịp thở: nếu thở nhanh mất nhiều nước qua hơi thở. - Đo thân nhiệt: sốt gây mất nước. - Ghi lại tình trạng mồ hôi thoát ra. - Cân người bệnh hàng ngày. 3.4. Tổng kết lượng dịch vào, ra: - Lấy kết quả hiệu của hai thông số lượng dịch vào và ra. - Đặt phiếu theo dõi lượng dịch vào, ra cạnh giường người bệnh. Trang 141 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  3. CN. Trần Thị Nô. BẢNG THEO DÕI LƯỢNG DỊCH VÀO – DỊCH RA Ngày . Tháng năm Họ và tên người bệnh Cân nặng Chẩn đoán: Dịch vào: Dịch ra: T.gian Uống An Truyền Nôn Thở N.tiểu Phân Mô tả 8 giờ 9 giờ 10 giờ 11 giờ 12 giờ 13 giờ 14 giờ 15 giờ . . . . . . . . . 23 giờ 24 giờ 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ 6 giờ 7 giờ 8 giờ Cộng Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 142
  4. Phương pháp đo lượng dịch vào và ra. TỰ LƯỢNG GIÁ Chọn trả lời hợp lý nhất: 1. Trường hợp nào cần thiết phải đo lượng dịch vào, ra cho người bệnh: A. Mất máu. C. Sau phẩu thuật lớn. B. Rối loạn tiêu hoá D. Người bệnh mới vừa nhập viện 2. Hàng ngày lượng nước tiểu thải ra ở người lớn trung bình là: A. 1600ml C. 1000ml B. 1200ml D. 1500ml 3. Một người lớn trung bình một ngày lượng nước đưa vào cơ thể là: A. 100 ml C. 1500 B. 2600 ml D. 500 4. Nguồn nước qua phổi hàng ngày là: A. 200 ml C. 1000 ml B. 400 ml D. 1500 ml Trang 143 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  5. CN. Linh – BS. Thịnh. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HẤP HỐI – TỬ VONG CN. Võ Thị Mỹ Linh BS. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU 1. Nhận biết được những dấu hiệu trước khi tử vong. 2. Chăm sóc được người bệnh ở giai đoạn cuối. 3. Tiến hành được các công việc khi người bệnh đã tử vong. ĐẠI CƯƠNG Không ít trường hợp, mặc dù đã được cán bộ y tế tận tình cứu chữa nhưng tình trạng bệnh ngày càng nặng và ngày càng sát dần đến giai đọan cuối của cuộc đời. Cũng có trường hợp, cái chết diễn ra quá đột ngột với nhiều nguyên nhân, bệnh cảnh khác nhau. Cái chết ở giai đọan cuối của cuộc đời rất đáng sợ. Người bệnh cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng, bất lực, buông xuôi Trong những tình huống đó, người điều dưỡng phải cố gắng để tạo sự thoải mái cho người bệnh, ít nhất cũng đáp ứng được nhu cầu về tinh thần. Điều dưỡng phải luôn có mặt bên cạnh để an ủi, giúp đỡ, trấn an, giúp người bệnh thanh thản ở giai đoạn cuối cuộc đời. Khi bác sỹ xác nhận người bệnh đã tử vong, ngoài việc đáp ứng các nhu cầu của người bệnh và thân nhân theo phong tục, tập quán, tôn giáo riêng, điều dưỡng cần phải thực hiện các công vệc cần thiết theo quy định chuyên môn. GIAI ĐOẠN HẤP HỐI TỬ VONG 1. Các giai đoạn diễn biến: 1.1. Sự từ chối: Người bệnh không chấp nhận cái chết. Họ nghĩ điều này xảy ra với ai khác chứ không thể xảy ra với họ. Họ đổ lỗi là do thầy thuốc nhầm lẫn 1.2. Sự tức giận: Người bệnh tìm cớ để thoả mãn sự giận dữ với người nhà, nhân viên y tế với đủ mọi lý do. Đây là phản ứng bình thường với sự mất mát vĩnh viễn mà họ cảm nhận được và không thể níu kéo một cách tuyệt vọng. 1.3. Sự mặc cả: Người bệnh tìm cách mặc cả để mong có một kết quả khác, miễn sao tránh được cái chết. Sự mặc cả này liên quan đến tội lỗi, sự ăn năn, hối hận về bất cứ sự việc nào đã xảy ra trong cuộc đời mà người bệnh nhớ ra. Người bệnh có thể sẽ yêu cầu gọi thầy cứng, thầy pháp Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 144
  6. Chăm sóc người bệnh hấp hối – Tử vong. 1.4. Sự buồn rầu: Người bệnh bắt đầu có những cảm giác đau đớn về thể xác, cảm giác cái chết đến kề cận, cảm nhận rõ ràng hơn về giá trị cuộc sống. Người bệnh bắt đầu kể về những cảm nghĩ từ đáy lòng và mong muốn có sự lắng nghe của những người xung quanh. 1.5. Sự chấp nhận: Người bệnh tuyệt vọng và đi đến giai đoạn bị buộc phải chấp nhận cái chết. Sự giao tiếp trở nên khó khăn. Một số người trầm lặng, một số nói nhiều hơn. Giai đoạn này nên cho thân nhân gặp người bệnh để họ nói lên nguyện vọng của mình trước khi chết. 2. Các biểu hiện: - Chân tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, móng tay tím tái. Đây là biểu hiện sự lưu thông của máu giảm. - Người bệnh có thể vã mồ hôi đầm đìa mặc dù cơ thể lạnh. - Giảm trương lực cơ: ủ rũ, quai hàm trề, miệng lệch, mũi vẹo, nói khó - Mắt lõm xuống, đờ dại, khi đưa tay ngang qua mắt không thấy cử động - Các phản xạ mất dần. - Y thức lú lẫn. - Hô hấp thay đổi: nhịp thở chậm đi và khó thở hơn, họng ứ đọng đờm, chất nhầy. Khi thở phát ra âm thanh gọi là “tiếng nấc hô hấp”. - Mạch nhanh, nhỏ, rối loạn, khó bắt. Trước lúc người bệnh ngừng thở, mạch sẽ mờ dần đi rồi không sờ thấy mạch nữa. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GIAI ĐOẠN CUỐI 1. Nguyên tắc chăm sóc: - Chuyển người bệnh đến phòng riêng, để cách ly với người bệnh khác. - Tránh ồn ào ảnh hưởng đến người bệnh khác. - Giúp đỡ người bệnh về mặt tâm lý, tinh thần, thể chất. - Tiến hành khẩn trương mọi y lệnh, đồng thời tìm mọi cách để làm giảm sự đau đớn của người bệnh. - Tận tình chăm sóc cứu chữa người bệnh đến phút cuối. - Đảm bảo cho người bệnh không bị đơn độc trong giai đoạn cuối này. - Khi người bệnh hấp hối, nếu không có thân nhân ở bên cạnh người bệnh có trăng trối điều gì điều dưỡng phải ghi chép đầy đủ để báo cáo cho gia đình hoặc cơ quan biết 2. Đáp ứng nhu cầu của người bệnh: - Nhu cầu cá nhân: tắm, lau người, vệ sinh răng miệng cho người bệnh. Trang 145 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  7. CN. Linh – BS. Thịnh. - Tư thế: giúp người bệnh thoải mái, chêm lót. Trong trường hợp người bệnh không tự xoay trở được chúng ta giúp người bệnh xoay trở. - Giao tiếp: đối với người bệnh còn tỉnh táo, giúp người bệnh nói chuyện hoặc gặp gỡ người thân. - Thị giác: khi hấp hối sự nhìn nhận của người bệnh sẽ tan dần đi, căn phòng tối om làm cho người bệnh sợ hãi do vậy phòng của người bệnh phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng khí và giữ ánh sáng dịu. - Dinh dưỡng: nhiều năng lượng, mềm, chia nhiều bữa nhỏ. - Bài tiết: điều dưỡng luôn giữ cho cơ thể người bệnh và giường sạch sẽ. Người bệnh tiết nhiều đờm dãi phải hút đờm dãi. - Oxy liệu pháp: trợ giúp oxy theo y lênh bác sỹ. - Tinh thần: đáp ứng những lo lắng cho người bệnh. 3. Đối với thân nhân: - Tôn trọng và đáp ứng những nhu cầu về mặt tình cảm của thân nhân khi họ đến thăm người bệnh (trong điều kiện cho phép). Khi có người nhà đến thăm, điều dưỡng không được ngừng các công việc chăm sóc người bệnh, tránh để người thân nghĩ rằng người bệnh sắp chết nên thờ ơ, xao lãng. - Giải thích những thắc mắc cho gia đình người bệnh nhưng không vượt ra ngoài phạm vi cho phép. - Thông báo và giải thích cho thân nhân về việc mình cần làm. Đôi khi phải mời người nhà ra ngoài để tiến hành một số công việc. - Mọi công việc được thực hiện nhẹ nhàng, nhanh chóng, hiệu quả. - Khi tiếp cận với gia đình người bệnh, điều dưỡng luôn nhẹ nhàng, lịch sự, nhã nhặn và cảm thông với họ. CÁC VIỆC CẦN LÀM KHI NGƯỜI BỆNH TỬ VONG 1. Chuẩn bị phương tiện: - Bình phong - Kềm Kocher, kéo. - Bồn hạt đậu, bông không thấm nước, gòn, gạc. - Băng dính, băng cuộn. - Quần áo sạch, khăn bông. - Vải phủ, túi đựng đồ bẩn. - Phiếu người bệnh, hồ sơ bệnh án. - Cáng hoặc xe đẩy. 2. Các bước tiến hành: - Yêu cầu thân nhân ra khỏi phòng, che bình phong. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 146
  8. Chăm sóc người bệnh hấp hối – Tử vong. - Rút các ống thông, ống dẫn lưu, tháo nẹp bột, tháo băng cũ, thay băng mới,tháo đồ trang sức trên người người bệnh (nếu có). - Đặt người bệnh nhẹ nhàng ở tư thế nằm ngửa, ngay ngắn. - Vuốt hai mắt, khép kín miệng cho người bệnh. - Lấy bông không thấm nước nút các lỗ tự nhiên (tai, mũi ) - Cởi bỏ quần áo cũ, lau rửa sạch thi thể, mặt quần áo mới cho người bệnh. - Để cánh tay người bệnh dọc theo cạnh sườn, lòng bàn tay úp lên bụng, buột hai ngón tay cái lại với nhau. Để hai chân duỗi thẳng, buột hai ngón chân cái lại với nhau. - Đặt nhẹ nhàng thi thể người bệnh lên cáng hoặc xe đẩy, phủ vải lên toàn thân, gài phiếu người bệnh lên ngực bên ngoài vải phủ. - Báo nhân viên phụ trách đến nhận thi thể. - Chuyển người bệnh xuống nhà xác (chú ý: khi di chuyển phải nhẹ nhàng). - Về phòng thu dọn đồ bẩn, báo cho hộ lý tẩy uế phòng bệnh. - Ghi chép ngày giờ người bệnh tử vong. Chú ý trường hợp thân nhân không có mặt khi người bệnh tử vong, điều dưỡng phải lập biên bản tài sản của người bệnh và có sự chứng kiến của đại diện khoa và bàn giao đầy đủ cho thân nhân. Trang 147 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  9. CN. Linh – BS. Thịnh. TỰ LƯỢNG GIÁ Chọn trả lời hợp lý nhất: 1. Khi người bệnh hấp hối cần đáp ứng nhu cầu, NGOẠI TRỪ: A Vệ sinh cá nhân. C Trợ giúp hô hấp. B Giúp người bệnh ngủ, nghỉ ngơi. D Trợ giúp bài tiết. 2. Khi người bệnh hấp hối thường có dấu hiệu nào sau đây: A Sự lưu thông của máu tăng. C Người bệnh thở nhanh. B Trương lực cơ tăng. D Mạch nhanh nhỏ khó bắt, mờ dần. 3. Khi người bệnh hấp hối thường có các dấu hiệu sau, NGOẠI TRỪ: A. Các phản xạ mất dần C. Giảm trương lực cơ B. Mắt lõm xuống, đờ dại D. Đồng tử co lại 4. Các việc cần làm khi người bệnh tử vong, NGOẠI TRỪ: A. Vuốt hai mắt, khép kín miệng. C. Tắm rửa cho người bệnh. B. Động viên an ủi người bệnh. D. Thay quần áo mới cho người bệnh. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 148
  10. Các tư thế nghỉ ngơi và trị liệu CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG CN. Vương Thị Thúy Hoa MỤC TIÊU 1. Mô tả được một số tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường. 2. Tiến hành kỹ thuật đặt người bệnh ở các tư thế nghỉ ngơi thích hợp. ĐẠI CƯƠNG Tư thế nằm có vài trò khá quan trọng trong điều trị bệnh. Đặc biệt một số bệnh đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ tư thế phù hợp. Mỗi tư thế nằm có những chỉ định rõ ràng nhằm tạo điều kiện thoải mái cho người bệnh tránh được biến chứng, mặt khác còn giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị, chăm sóc người bệnh đạt kết quả tốt. Tuân thủ tư thế nghỉ ngơi, trị liệu có tác dụng: - Tạo tư thế thoải mái cho người bệnh. - Tránh được một số biến chứng. - Hỗ trợ và nâng cao hiệu quả chăm sóc, điều trị. Để có tư thể nghỉ ngơi trị liệu tốt cần chuẩn bị những vấn đề sau: - Chuẩn bị người bệnh: giải thích và hướng dẫn người bệnh trước khi tiến hành áp dụng. - Chuẩn bị dụng cụ: có đầy đủ các loại gối phù hợp như gối cứng, gối mềm, gối hình trụ ; có các vòng đệm chống loét như vòng cao su, vòng bơm hơi, vòng bông CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG 1. Tư thế nằm ngửa thẳng: 1.1. Trường hợp áp dụng: - Tư thế trị liệu sau ngất, sốc, chóng mặt. - Xuất huyết 1.2. Trường hợp không áp dụng: - Người bệnh hôn mê. - Người bệnh nôn (đề phòng chất nôn lạc vào đường hô hấp). - Người bệnh khó thở. 1.3. Tiến hành: - Đặt người bệnh nằm thẳng lưng, đầu không có gối. - Chân duỗi thẳng, hai bàn chân được giữ vuông góc với cẳng chân. Trang 149 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  11. CN. Vương Thị Thúy Hoa. 2. Tư thế nằm ngửa đầu thấp: 2.1. Trường hợp áp dụng: - Sau xuất huyết đề phòng ngất, sốc, - Sau chọc ống sống, - Lao đốt sống cổ, - Kéo duỗi trong trường hợp gãy xương đùi. 2.2. Trường hợp không áp dụng: - Người bệnh hen phế quản. - Người bệnh hôn mê. - Người bệnh nôn. 2.3. Tiến hành: - Đặt người bệnh nằm thẳng trên giường, đầu không có gối. - Chân giường được kê cao hay thấp tùy theo chỉ định. 3. Tư thế nằm ngửa đầu hơi cao: 3.1. Trường hợp áp dụng: - Người bệnh hô hấp – bệnh tim, - Thời kỳ dưỡng bệnh, người già. 3.2. Trường hợp không áp dụng: - Người bệnh có rối loạn về nuốt, - Người bệnh ho khó khăn, - Người bệnh hôn mê, sau gây mê. - Người bệnh có phẩu thuật bụng trừ khi có chỉ định của bác sĩ 3.3. Tiến hành: - Cho người bệnh nằm ngửa, nâng nhẹ đầu, kê gối dưới đầu và vai. - Chân hơi co, dưới khoeo chân kê 1 gối dài. - Trường hợp nằm lâu nên lót vòng đệm chống loét dưới mông. 3.4. Lưu ý: Chuẩn bị vòng đệm chống loét và gối phù hợp. 4. Tư thế nửa nằm – nửa ngồi: 4.1. Trường hợp áp dụng: - Sau một phẩu thuật ổ bụng, - Bệnh tim, bệnh đường hô hấp: khó thở, hen phế quản, 4.2. Trường hợp không áp dụng: - Người bệnh có rối loạn về nuốt, Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 150
  12. Các tư thế nghỉ ngơi và trị liệu - Người bệnh hôn mê, sau gây mê. 4.3. Tiến hành: - Nâng người bệnh ngồi dậy, nâng cao phía đầu giường lên 40-500 - Đặt gối lên phía đầu, đỡ người bệnh nhẹ nhàng nằm xuống. Lót vòng đệm cao su dưới mông, đặt gối cứng đỡ bàn chân để người bệnh khỏi tụt xuống. - Trường hợp người bệnh ngủ tư thế ngồi nên dùng gối chồng lên bàn để trước ngực cho người bệnh tựa vào. 5. Tư thế nằm sấp: 5.1. Trường hợp áp dụng: - Loét ép vùng lưng, vùng cùng cụt, - Chướng hơi ở bụng. 5.2. Trường hợp không áp dụng: - Người bệnh có thai hay có tổn thương vùng lòng ngực. 5.3. Tiến hành: - Điều dưỡng đặt một tay ở bả vai, một tay ở mông cho người bệnh nghiêng về phía mình và nhẹ nhàng đặt người bệnh nằm sấp, đầu nghiêng bên. - Kê gối mềm ở mặt, hai tay đặt trên gối phía đầu. 6. Tư thế nằm nghiêng sang bên phải hoặc bên trái 6.1. Trường hợp áp dụng: - Nghỉ ngơi - Người bệnh viêm màng phổi, viêm phổi ( nghiêng về phía viêm). - Người bệnh mổ thận, mổ phần cuối đại tràng. 6.2. Tiến hành: - Một tay ở bả vai, một tay ở mông cho người bệnh nghiêng về phía mình. - Đầu người bệnh có gối hoặc không gối, chân trên co nhiều, chân dưới hơi co hoặc duỗi thẳng. Trang 151 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  13. CN. Vương Thị Thúy Hoa. TỰ LƯỢNG GIÁ Chọn trả lời hợp lý nhất: 1. Tư thế nằm đầu hơi cao áp dụng trong các trường hợp, NGOẠI TRỪ: A. Bệnh viêm phế quản. C. Người bệnh ho khó khăn B. Bệnh tim mạch D. Người già 2. Trường hợp áp dụng cho người bệnh nằm trị liệu tư thế ngửa thẳng A. Sau khi ngất C. Người bệnh suy tim B. Người bệnh nôn. D. Người già 3. Trường hợp áp dụng trị liệu cho người bệnh nằm ngửa đầu hơi cao: A. Có rối loạn về nuốt C. Sau gây mê B. Người bệnh hôn mê D. Bệnh lý đường hô hấp 4. Tư thế trị liệu cho người bệnh nằm ngửa đầu thấp áp dụng trong các trường hợp, NGOẠI TRỪ: A. Sau xuất huyết C. Hen phế quản B. Lao đốt sống cổ D. Kéo duỗi do gãy xương đùi 5. Trường hợp áp dụng trị liệu cho người bệnh nằm nghiêng: A. Viêm màng phổi C. Sau phẩu thuật ổ bụng B. Chướng hơi ở bụng D. Lao đốt sống cổ Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 152
  14. Sơ cứu và chăm sóc vết thương. SƠ CỨU VÀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CN. Trần Thị Nô MỤC TIÊU 1. Trình bày mục đích sơ cứu vết thương. 2. Trình bày cách sơ cứu theo từng loại vết thương. ĐẠI CƯƠNG Vết thương là sự cắt đứt hay dập rách da và tổ chức dưới da hoặc các tổ chức khác của cơ thể. Vết thương có thể là vết thương kín hoặc vết thương hở. Vết thương kín (vết thương bên trong) là loại vết thương để cho máu thoát ra ngoài hệ thống tuần hoàn nhưng không chảy ra khỏi cơ thể. Loại này bao gồm: bầm tím, tụ máu dưới da hoặc có thể không có dấu tích ở bên ngoài. Vết thương hở (vết thương bên ngoài) là loại vết thương để cho máu chảy ra khỏi cơ thể. Loại này bao gồm: các vết trích rạch, vết thương đâm xuyên hoặc thậm chí là vết trượt sây sát trên da. Trên thực tế có nhiều vết thương vừa là vết thương kín vừa là vết thương hở. Mục đích chính của việc cấp cứu và chăm sóc cấp cứu một vết thương là: - Cầm máu hoặc khống chế sự chảy máu - Phòng hoặc điều trị sốc - Duy trì các chức năng sinh tồn (giúp nạn nhân thở và lưu thông tuần hoàn) - Tránh các biến chứng (đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm khuẩn) SƠ CỨU VÀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM Nếu vết thương chảy nhiều máu phải tiến hành xứ trí cầm máu ngay (xem phần cấp cứu chảy máu ngoài) 1. Vết thương nhỏ: 1.1. Vết thương bề mặt nhỏ: Vết thương bề mặt nhỏ là vết thương chỉ làm tổn thương những lớp bề mặt của da nên chỉ cần rửa loại vết thương này bằng nước chín hoặc nước máy nếu biết chắc chắn rằng nước máy này đảm bảo chất lượng vệ sinh. Nếu vết thương quá bẩn phải rửa bằng nước xà phòng. Khi rửa vết thương phải: - Rửa tay kỹ trước khi bắt đầu - Nếu phải dùng dụng cụ như cái kẹp, cái nhíp để gắp những hạt sạn, sỏi ra khỏi vết thương thì phải đun sôi dụng cụ ít nhất là 5 phút. Trang 153 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  15. CN. Trần Thị Nô. - Sau khi rửa vết thương, nếu có điều kiện thì dùng dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn xung quanh vết thương rồi dùng gạc vô khuẩn đặt lên trên vết thương, sau đó dùng băng dính hoặc băng cuộn băng lại. Nếu không có điều kiện thì gấp một miếng vải càng sạch càng tốt để đặt lên trên vết thương (Lưu ý để mặt có mép gấp ra ngoài) rồi cũng dùng băng đính hoặc băng cuộn băng lại. - Nếu vết thương ở tay hoặc chân thì luôn nâng cao vết thương bằng dây đeo hoặc gối kê 1.2. Vết thương bề mặt rộng và sâu: Để vết thương liền nhanh hơn thì có thể đóng kín hoặc khâu vết thương lại. Nhưng chỉ đóng kín miệng một vết thương bề mặt sâu và rộng trong những điều kiện sau đây: - Vết thương xảy ra chưa quá 12 giờ. - Đảm bảo chắc chắn rằng vết thương không còn đất cát hoặc dị vật ẩn náu trong đó. - Không có khả năng tìm được cán bộ y tế chuyên khoa hoặc chuyên môn cao hơn và cũng không thể chuyển nạn nhân tới bệnh viện được. 2. Vết thương lớn: Đối với vết thương lớn sau khi xử trí cầm máu có thể rửa xung quanh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc bằng nước chín. Chỉ lấy dị vật hoặc bụi bẩn ra khỏi vết thương khi có thể lấy ra dễ dàng. Không được thăm dò vết thương. Sau đó băng bó vết thương rồi chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị càng sớm càng tốt. Trong khi chờ đợi và trên đường vận chuyển phải theo dõi sát nạn nhân. Giữ nạn nhân ở tư thế đúng, phòng chống và xử trí ngay nếu sốc xảy ra. Chú ý: nếu có thể nên cố định vết thương vào phần không bị tổn thương của cơ thể và nâng cao vết thương, ví dụ: treo tay bị thương vào ngực, cố định chân bị tổn thương vào chân lành SƠ CỨU VÀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG NẶNG Một vết thương sâu ở thành bụng là rất nguy hiểm không phải chỉ vì sự chảy máu ngoài mà còn vì những cơ quan bên trong cơ thể bị thủng, rách hoặc gây chảy máu trong và nhiễm khuẩn. Một phần của ruột có thể bị lòi ra khỏi thành bụng. 1. Dấu hiệu và triệu chứng: - Đau khắp ổ bụng - Chảy máu từ vết thương ở vùng bụng Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 154
  16. Sơ cứu và chăm sóc vết thương. - Có thể nhìn thấy một phần của ruột hoặc một phần ruột đang lòi ra khỏi vết thương - Nạn nhân có thể bị nôn - Có thể có dấu hiệu và triệu chứng của sốc. 2. Xử trí cấp cứu: 2.1. Mục đích: Hạn chế nhiễm khuẩn và khống chế chảy máu, trong khi xử trí tránh để ruột bị lòi ra ngoài: Thu xếp chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. 2.2. Hành động: 2.2.1. Trường hợp ruột chưa bị lòi ra ngoài: - Khống chế sự chảy máu bằng cách ép thận trọng các mép vết thương với nhau. - Đặt nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi chống 2 chân để tránh hở vết thương và giảm áp lực lên vùng bị thương. Dùng gối đệm hoặc quần áo gấp lại để đỡ vai, đầu và dưới khoeo chân. - Đặt một miếng gạc trùm lên vết thương rồi dùng băng cuộn hoặc băng dính băng vết thương lại. - Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường thì đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục có gối hoặc đệm đỡ vùng bụng. - Nếu nạn nhân ngừng thở ngừng tim thì tiến hành hồi sức hô hấp tuần hoàn ngay. - Phòng chống và xử trí sốc - Kiểm tra tần số hô hấp và mạch 10 phút/lần. Phát hiện kịp thời dấu hiệu chảy máu trong. - Nếu nạn nhân ho hoặc nôn thì dùng tay áp nhẹ lên vùng vết thủng để tránh ruột bị lòi ra ngoài. - Chuyển nạn nhân tới bệnh viện ngay. Phải coi đây là một cấp cứu ưu tiên. Trong quá trình vận chuyển phải tiếp tục theo dõi sát và xử trí những diễn biến xảy ra. * Chú ý: Không cho nạn nhân ăn uống bất cứ một thứ gì. 2.2.2. Trong trường hợp một phần ruột bị lòi ra ngoài: - Khống chế sự chảy máu nhưng tránh dùng áp lực ép trực tiếp mạnh quá. Không chạm vào vết thương, không được đẩy ruột vào trong. - Đặt một miếng gạc nhỏ hoặc vải tẩm nước muối hoặc nước muối ăn tự pha trùm lên vết thương rồi băng lỏng lại. Phải thường xuyên làm ẩm vết thương bằng dung dịch này. Cách pha dung dịch nước muối: cho 1 thìa cà phê muối ăn vào 1 lít Trang 155 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  17. CN. Trần Thị Nô. nước chín. Hoặc có thể dùng vành khăn hay một cái bát đã luộc để nguội để úp lên vùng bị thương rồi dùng băng cuộn băng lại. - Nếu nạn nhân ho hoặc nôn thì cũng dùng tay áp lên vết thương để tránh ruột bị lòi thêm ra ngoài. - Đặt nạn nhân nằm và tiến hành chăm sóc cấp cứu như trường hợp ruột không bị lòi ra ngoài. SƠ CỨU VÀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG NGỰC Vết thương ngực có nhiều hình thức khác nhau từ những vết thương do dao đâm tới những vết thương do tai nạn bởi những máy móc công nghiệp nặng hoặc do bị bánh xe đè qua trong tai nạn giao thông. - Vết thương đâm xuyên - Vết thương giập lồng ngực - Vết thương có mảng sườn di động. 1. Sơ cứu vết thương đâm xuyên: Vết thương đâm xuyên thường do dao đâm, hoặc những vật cứng nhọn đâm vào hoặc do đạn bắn hoặc do xương sườn bị ép ra phía ngoài da để cho không khí tràn vào khoang ngực. Những vết thương này có thể trở nên phức tạp và phát triển thành vết thương ngực hở. Trong vết thương này, phổi bên bị thương bị xẹp ngay cả khi phổi đó không bị thủng và không còn khả năng hít khí vào Hơn nữa khi xương sườn nâng lên lúc bệnh nhân thở vào làm cho không khí bên ngoài bị hút vào khoang lồng ngực qua vết thương sẽ chèn ép bên phổi lành dẫn đến tình trạng hô hấp không có hiệu quả và ngạt có thể xảy ra. 3.1. Dấu hiệu và triệu chứng: - Đau trong ngực - Khó thở, thở nông vì có không khí trong lồng ngực - Tím tái môi, đầu chi và da biểu thị sự bắt đầu của ngạt - Ho ra máu đỏ tươi có lẫn bọt nếu phổi bị tổn thương - Có thể nghe thấy tiềng thở "phì phò" Ở miệng vết thương khi nạn nhân thở. - Có bọt màu hồng ở miệng vết thương khi thở ra. - Dấu hiệu và triệu chứng của sốc. 3.2. Xử trí cấp cứu: 3.2.1. Trường hợp không có dị vật: Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 156
  18. Sơ cứu và chăm sóc vết thương. Mục đích là làm dễ thở bằng cách làm kín ngay vết thương, thu xếp chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. - Ngay lập tức dùng bàn tay bịt kín miệng vết thương. - Tư thế nửa nằm ngửa ngồi nghiêng về bên phổi bị thương để bên phổi lành hoạt động được thuận lợi. Dùng gối hoặc đệm hay quần áo gấp lại để ở lưng và đầu. - Nhẹ nhàng dặt một miếng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch lên trên miệng vết thương. - Phủ lên trên miếng gạc hoặc miếng vải một miếng giấy bóng. - Dùng băng dính dán các mép của miếng giấy bóng vào da. - Dùng băng cuộn băng ép lại. - Nếu vết thương có lỗ vào và lỗ ra thì phải kiểm tra và có thể phải băngkín cả 2 vết thương. - Phòng chống và xử trí sốc. - Kiểm ra tần số mạch nhịp thở và mức độ tỉnh táo 10 phút/lần. Phát hiện kịp thời dấu hiệu chảy máu trong. - Chuyển nạn nhân tới ngay bệnh viện. Phải coi đây là một cấp cứu ưu tiên. Trong khi vận chuyển vẫn phải theo dõi sát nạn nhân, giữ nạn nhân ở tư thế đúng và xử trí những diễn biến xảy ra. 3.2.2. Trường hợp vẫn còn dị vật: - Không được rút dị vật ra. - Bịt kín vết thương bằng cách ép mép vết thương sát với dị vật. - Đặt gạc hoặc miếng vải xung quanh dị vật. - Đặt một vành khăn lên trên vết thương sau đó băng kín lại như vết thương không có dị vật. - Chăm sóc và theo dõi tiếp theo như đã nêu ở trên. 2. Sơ cứu vết thương giập lồng ngực: - Băng bó vết thương bề mặt nếu có. - Băng ép tay bên bị thương hoặc cả 2 tay nếu cả hai lồng ngực đều bị tổn thương vào ngực nạn nhân (khi băng để nguyên cả áo). Băng ép chặt vừa đủ (thắt nút khi thở ra). Nhưng nếu các xương sườn gãy thì không được băng ép chặt quá vì có thể làm đầu xương sườn chọc vào phổi. - Đặt nạn nhân nằm tư thế như trường hợp bị vết thương đâm xuyên. - Phòng chống và xử trí sốc nếu xảy ra. - Chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. Trang 157 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  19. CN. Trần Thị Nô. 3. Sơ cứu vết thương có mảng sườn di dộng: Vấn đề chính của vết thương ngực có gãy nhiều xương sườn là làm nạn nhân rất khó thở và đau. Hơn nữa đầu của các xương sườn gãy có thể làm thủng hoặc rách màng phổi và phổi và gây nên tràn khí dưới da và tràn khí màng phổi gây chèn ép phổi và nếu các xương sườn gãy liền nhau và gãy thành nhiều mảnh thì sẽ tạo thành mảng sườn di động và gây nên "hô hấp đảo ngược". Mảng sườn này di động ngược chiều với phần còn lại của thành ngực làm cho hô hấp không hữu hiệu và gây nên xẹp bên phổi tổn thương. Mảng sườn di động vào trong khi thở vào và ra ngoài khi thở ra. Phần còn lại của thành ngực di động ra ngoài khi thở vào và vào trong khi thở ra. Khi gặp một nạn nhân bị vết thương thành ngực có mảng sườn di động ta phải nhanh chóng cố định thành ngực nạn nhân. Cách cố định: - Áp một vật chắc như một tấm vải gấp lại (hoặc dùng một gói nhỏ) lên trên phần bị tổn thương của thành ngực rồi dùng băng cuộn băng chặt lại. - Hoặc buộc tay nạn nhân vào ngực. - Hoặc dùng băng dính to bản giữ mảng sườn di động vào phần còn lại của thành ngực. Với sự cố định này sẽ giúp nạn nhân tự thở dễ dàng, hô hấp sẽ hữu hiệu hơn. Sau khi cố định đặt nạn nhân nằm tư thế nào mà nạn nhân cảm thấy thoải mái nhất. Thường là đặt nạn nhân nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi, nghiêng về bên bị tổn thương dùng gối hoặc đệm để ở đầu và lưng. Đề phòng và xử trí sốc và nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Trong khi chờ đợi và trên đường vận chuyển phải theo dõi sát nạn nhân, xử trí và chăm sóc kịp thời những diễn biến xảy ra. SƠ CỨU VẾT THƯƠNG Ở ĐẦU Chấn thương ở đầu là chấn thương thường gặp do các nguyên nhân: tai nạn lao động, giao thông, sinh hoạt hoặc do hỏa khí gây tổn thương rất phức tạp, đa dạng. 1. Dấu hiệu và triệu chứng: - Rách da đầu gây chảy nhiều máu. - Có thể thấy não lòi ra ngoài. - Nạn nhân tỉnh táo hoặc nửa tỉnh nửa mê hoặc hôn mê. - Có thể rối loạn hô hấp, khó thở, xuất tiết nhiều đờm dãi Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 158
  20. Sơ cứu và chăm sóc vết thương. 2. Xử trí cấp cứu: 2.1. Trường hợp rách da đầu gây chảy nhiều máu: - Ép chặt 2 mép vết thương lại với nhau để cầm máu sơ bộ. - Cắt tóc xung quanh vết thương - Đặt gạc hoặc bông vô khuẩn lên trên vết thương rồi dùng băng cuộn băng ép lại. Nếu có điều kiện thì dùng kẹp agraf để bấm 2 mép vết thương lại với nhau sau đó băng lại. - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để xử trí tiếp 2.2. Trường hợp vỡ xương sọ có não lòi ra ngoài: - Không được bôi lên não bất kỳ thứ thuốc gì - Phủ lên phần não lòi ra một miếng gạc vô khuẩn. - Nếu có điều kiện thì đặt một vành khăn xung quanh tổ chức não lòi ra rồi dùng băng cuộn băng lại. - Nếu không dùng vành khăn thì chỉ được băng lỏng để tránh gây chèn ép não. Chú ý: - Nếu nạn nhân không tỉnh táo, lơ mơ hoặc mê man thì cần chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. - Nếu nạn nhân có xuất tiết đờm dãi thì phải hút sạch đờm dãi, làm thông đường hô hấp. - Đặt nạn nhân nầm tư thế thoải mái an toàn. Nếu tình trạng nạn nhân cho phép thì nên đặt nạn nhân Ở tư thế đầu cao, đầu nghiêng về bên lành. - Theo dõi sát tình trạng nạn nhân 10 phút/lần. Trang 159 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  21. CN. Trần Thị Nô. TỰ LƯỢNG GIÁ 1 Khi có vết thương bụng ruột bị lòi ra ngoài ta phải xử trí ngay: A. An phần ruột lòi ra ngoài vào trong bụng B. Bôi mỡ kháng sinh lên đoạn ruột lòi ra C. Phủ miếng gạc có tẩm nước muối sinh lý lên D. Sát khuẩn lên đoạn ruột lòi ra 2 Đối với vết thương ở đầu có não lòi ra ta xử trí: A. Bôi ngay mỡ kháng sinh lên bịt kín lại B. Ấn phần não lòi ra vào trong hộp sọ C. Bôi ngay mỡ kháng sinh lên phần mỡ lòi ra. D. Băng lỏng tránh gây chèn ép não làm một vành khăn xung quanh phần não đó. 3 Nếu có vết thương ở ngực có tiếng phì phò ta xử trí: A. Băng ép thật chặt vết thương lại B. Bôi ngay mỡ kháng sinh lên bịt kín lại C. Đặt gạc vào vết thương ấn nhẹ tạo thành cái nút bên ngoài, phủ một miếng gạc rồi băng lại. D. khâu ngay vết thủng lại 4 Đối với vết thương rộng và sâu chỉ khâu vết thương trong thời gian trước: A.06 giờ C.12giờ B.08 giờ D.10 giờ 5 Vết thương ở bụng ruột bị lòi ra ngoài phải xử trí: A. Đắp gạc vô khuẩn có tẩm nước muối sinh lý băng vết thương lại. B. Dùng một chén vô khuẩn úp lên trên đoạn ruột lòi ra, băng lỏng vết thương C. Để nguyên vết thương chuyển đến bệnh viện D. Rửa sạch vết thương, đẩy đoạn ruột vào trong ổ bụng rồi băng lại Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 160
  22. Cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn. CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN BS. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU 1. Nêu nguyên nhân và cách nhận định ngưng tim ngưng thở. 2. Trình bày nguyên tắc cấp cứu ngưng tim ngưng thở. 3. Mô tả các kỹ thuật cấp cứu ngưng tim ngưng thở. ĐẠI CƯƠNG Ngừng hô hấp tuần hoàn có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên đường phố, trong bệnh viện, tại các khoa phòng. Nguyên nhân ngừng hô hấp tuần hoàn rất nhiều, thậm chí có trường hợp không rõ nguyên nhân. Vì vậy bất cứ cán bộ y tế nào cũng phải biết tham gia cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Chết lâm sàng là tình trạng xảy ra ở bệnh nhân kể từ khi ngừng hoạt động của tuần hoàn cho tới khi những tổn thương cơ thể được hồi phục. Thời gian này kéo dài khoảng 5 phút. Quá thời gian này não sẽ xuất hiện những tổn thương không hồi phục, giai đoạn này được gọi là chết sinh vật. Các biện pháp hồi sinh thường không mang lại kết quả khi đã chết sinh vật. Hoạt động của não phụ thuộc vào cung lượng máu và glucose lên não. Mỗi phút não cần 3,5ml oxy và 5mg glucose. Dự trữ glucose và oxy tiếp tục cung cấp cho tế bào não 2 phút sau khi ngừng tuần hoàn. Khi cung lượng máu lên não giảm xuống còn 25ml (bình thường là 75ml) tổn thương não sẽ không hồi phục sau 4-5 phút ngừng tuần hoàn, tim vẫn tiếp tục đập trong 2-3 giờ trong tình trạng thiếu oxy. Hậu quả của ngừng tuần hoàn dẫn tới toan chuyển hóa, tăng acid lactic, tăng kali máu. Nếu can thiệp kịp thời tim có thể đập trở lại. Trường hợp muộn não có thể không hồi phục hoặc hồi phục chậm. Hồi sinh não tiếp tục ngừng sau khi giải quyết tình trạng cấp cứu là một công việc rất phức tạp. NGUYÊN NHÂN 1. Các nhóm nguyên nhân thường gặp: 1.1. Ngoại khoa: - Ngừng tuần hoàn xảy ra lúc đang phẫu thuật do tai biến gây mê, do mất máu nhiều dẫn đến thiếu oxy tổ chức. - Đa chấn thương gây chấn thương sọ não và sốc. 1.2. Nội khoa: 1.2.1. Do tim: - Rối loạn nhịp (Blốc nhĩ thất như Blốc xoang nhĩ). Trang 161 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  23. BS. Nguyễn Văn Thịnh. - Kích thích trực tiếp vào tim khi luồn catheter hoặc dây điện cực vào tim. - Tắc động mạch vành do khí, cục máu, chụp mạch vành bằng thuốc cản quang. 1.2.2. Do thuốc: Do dùng quá liều các thuốc điều trị suy tim hoặc chữa loạn nhịp tim không đúng quy cách: uống lợi tiểu và dùng Digital nhưng không bù kali 1.2.3. Tai biến mạch máu não: Gây tăng áp lực nội sọ, tụt não gây ngừng thở, ngừng tim. 1.2.4. Do tai nạn nhiễm độc: - Điện giật, sét đánh gây rung thất. - Ngộ độc Aconitin, nọc cóc làm chậm nhịp tim hoặc rung thất. - Tình trạng nhiễm toan trong các bệnh như đái đường do tuỵ, suy thận hoặc tuần hoàn ngoài cơ thể không đảm bảo kỹ thuật. 1.2.5. Do suy hô hấp cấp: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất trong lâm sàng, cũng như ở khoa hồi sức cấp cứu. Một bệnh nhân hôn mê, rối loạn nhịp thở mất phản xạ ho có thể ngừng tuần hoàn vì tụt lưỡi sặc gây suy hô hấp cấp. 1.2.6. Do phản xạ: Gặp trong khi làm một số thủ thuật, đặc biệt là ở vùng cổ. Tiên lượng phụ thuộc vào thời gian từ lúc bị đến lúc được can thiệp cấp cứu, và đến lúc thiết lập lại được chức năng sống và nguyên nhân gây ngưng tuần hoàn. 2. Phân loại: 2.1. Ngừng tim (vô tâm thu): - Ở thì tâm trương: tim giãn nhẽo, tím nếu thiếu oxy gây ngừng tim, nhạt màu nếu thiếu máu cấp. - Ở thì tâm thu: hiếm hơn như trong ngộ độc các thuốc co mạch. 2.2. Rung thất: - Rung thất biên độ lớn: lớn hơn 1,5 mm gặp ở các bệnh nhân mới ngừng tuần hoàn chưa thiếu oxy nhiều. - Rung thất sóng nhỏ: biên độ dưới 1,5 mm. 2.3. Tim không hiệu quả: Trên lâm sàng có ngừng tuần hoàn, tim vẫn hoạt động nhưng co bóp không hiệu quả. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 162
  24. Cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn. - Không còn máu để tống ra ngoại biên như trong thiếu máu cấp. - Rối loạn nhịp tim: nhịp tự thất. - Phân ly điện cơ: điện tâm đồ gần như bình thường hoặc gần như bình thường nhưng tâm thất không co bóp chỉ còn vài nhóm cơ hoạt động trên mặt ngoài của tim. Hậu quả của ngừng tuần hoàn gây thiếu oxy tổ chức. Các tổ chức muốn được hoạt động trở lại phải được cung cấp oxy đầy đủ. Điều này nói lên tầm quan trọng của việc thông khí nhân tạo trong hồi sinh tim - phổi - não. Khi có rung thất dù sóng to, sóng nhỏ thì việc thông khí nhân tạo vẫn rất cần thiết. XÁC ĐỊNH NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN 1. Các dấu hiệu quan trọng: - Mất ý thức đột ngột ở bệnh nhân đang tỉnh. - Đột ngột ngừng thở: Thường ngừng thở xuất hiện cùng lúc với ngừng tim, cũng có thể bệnh nhân còn một giai đoạn ngắn thở rời rạc (thở ngáp). Ngừng thở hẳn thường xảy ra sau ngừng tuần hoàn khoảng 45-60 giây. - Mất mạch cảnh hay mạch bẹn: dấu hiệu quan trọng nhất để chẩn đoán xác định ngưng tuần hoàn. 2. Các dấu hiệu gợi ý khác: - Da nhợt nhạt nếu thiếu máu cấp. Da tím ngắt nếu có suy hô hấp cấp. - Đồng tử giãn to, mất phản xạ ánh sáng. dấu hiệu này xảy ra sau khi ngừng tuần hoàn khoảng 30-40 phút chứng tỏ não đã bắt đầu bị tổn thương. - Thấy máu không chảy khi đang phẫu thuật. Tóm lại, 3 dấu hiệu cơ bản để tiến hành cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn là: - Gọi không thấy đáp ứng. - Nghe, nhìn không thấy thở. - Không có mạch. Khi đó không nên mất thời gian để nghe tim, đo huyết áp. Cũng không cần chờ có điện tim để xác định chẩn đoán. Điện tim sẽ được làm sau, khi có điều kiện, để xác định cơ chế của ngừng tuần hoàn. Việc cần làm bây giờ là tranh thủ từng giây để hồi sinh tim phổi. Trang 163 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  25. BS. Nguyễn Văn Thịnh. NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN Mục đích hồi sinh là nhanh chóng phục hồi lại tuần hoàn và hô hấp hữu hiệu chống lại quá trình bệnh lý cơ bản thiếu oxy bảo vệ não, đồng thời phát hiện và giải quyết nguyên nhân cơ bản gây ra ngừng tuần hoàn. Khi xử trí phải tuân thủ nguyên tắc: Nhanh chóng, khẩn trương tranh thủ từng phút để cứu bệnh nhân vì não chỉ chịu đựng quá trình thiếu oxy tối đa trong vòng 4-5 phút. 1. Trình tự xử trí cấp cứu: 1.1. Tại tuyến ban đầu: giai đoạn 1: ABC - A (Airway control: Làm thông đường thở - B (Breathing Support): Tái lập hô hấp - C (Circulation Suport): Tái lập tuần hoàn 1.2. Tại bệnh viện: 1.2.1. Giai đoạn 2: DEF - D (Drugs and fluids): Thuốc và dịch - E (Electrocardiographie ): Đo điện tim - F (Fibrilation): Sốc điện 1.2.2. Giai đoạn 3: GHI - G (Ganging): Tìm nguyên nhân - H (Human mentation): Hồi sinh não - I (Intnsive care): Điều trị hỗ trợ tích cực 2. Thời gian cấp cứu: Thời gian cấp cứu phụ thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ngừng hô hấp tuần hoàn. Diễn biến trong cấp cứu có ba tình huống xảy ra: - Tim đập trở lại, hô hấp tự nhiên trở lại: cần phải sử dụng các biện pháp theo dõi điều trị tích cực để hồi phục chức năng hô hấp, tuần hoàn và rối loạn khác. - Mất não: tim đập nhưng bệnh nhân hôn mê sâu đồng tử giãn to, truỵ mạch, không thở tự nhiên. Co cứng kiểu mất não: hai tay và hai chân duỗi cứng. Sau 24 giờ có thể ngừng cấp cứu. Nếu điện não đã là đường thẳng có thể ngừng hồi sức sau 8 giờ. - Tim không đập trở lại: mặc dù đã xử lý đúng cách, có thể ngừng cấp cứu sau 60 phút. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 164
  26. Cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN 1. Ép tim ngoài lồng ngực: Ép tim ngoài lồng ngực là một thủ thuật dùng áp lực mạnh, liên tục và nhịp nhàng ép lên 1/3 dưới của xương ức. Tim được ép giữa xương ức và xương sống nằm ở phía sau, giúp cho sự lưu thông máu giữa tim, phổi, não và các tổ chức khác của cơ thể đồng thời kích thích để tim đập lại khi tim ngừng đập. Ép tim thường có hiệu quả hơn nếu kết hợp với hô hấp nhân tạo. 1.1. Kỹ thuật tiến hành: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, chân cao hơn đầu. Nếu nằm trên giường đệm thì lót tấm ván hoặc khay dưới lưng. Cấp cứu viên quỳ bên cạnh nạn nhân (ngang tim). Đặt bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức, hướng sang bên trái, bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái, 2 tay duỗi thẳng hai vai hướng thẳng vào hai tay. Phải xác định rõ vị trí trước khi đặt tay lên ngực nạn nhân. Dồn sức nặng của toàn thân ép xuống lồng ngực của nạn nhân nhịp nhàng, liên tục với tốc độ như sau: - Một cấp cứu viên: 60-80 lần/1 phút. - Hai cấp cứu viên: cứ 5 lần ép tim thì thổi ngạt 1 lần. Kiên trì ép cho đến khi tim đập trở lại. Khi cần thiết có thể thay người khác, nhưng phải đảm bảo liên tục. Trong khi cấp cứu phải theo dõi sắc mặt, mạch, đồng tử của nạn nhân. Sau 60 phút tim không đập trở lại, đồng tử giãn to thì thôi. Khi tim đã đập trở lại, toàn trạng ổn định, cho nạn nhân nằm thoải mái, đắp ấm và tiếp tục theo dõi mạch, nhịp thở của nạn nhân. 1.2. Những điểm cần lưu ý: - Cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực phải được tiến hành ngay tức khắc, tại chỗ và liên tục. - Trong khi tiến hành tay của cấp cứu viên không được nhấc rời khỏi lồng ngực nạn nhân (đề phòng sai vị trí tay) ép 80 lần/ 1 phút. - Đối với trẻ em từ 1 đến 8 tuổi chỉ cần dùng 1 tay ép từ 80-100 lần/ phút. Trang 165 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  27. BS. Nguyễn Văn Thịnh. 2. Thổi ngạt: Thổi ngạt là phương pháp cấp cứu nạn nhân ngừng thở đột ngột do nhiều nhân khác nhau gây nên: sập hầm, điện giật, trúng độc nhưng tim vẫn còn đập. Thổi ngạt được tiến hành bằng cách thổi trực tiếp hơi của mình qua miệng hoặc mũi người bị nạn. 2.1. Kỹ thuật tiến hành: 2.1.1. Làm thông đường hô hấp trên: Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên. Dùng một nút gạc chèn giữa 2 hàm răng phía má để miệng nạn nhân mở ra. Dùng ngón tay trỏ cuốn gạc móc đờm dãi, lấy hết ngoại vật, răng giả, nếu có. Nới rộng quần áo, thắt lưng, cravat, áo lót phụ nữ. Kê gối dưới vai để đầu ngửa ra phía sau. 2.1.2. Thổi ngạt: Cấp cứu viên quỳ một bên ngang đầu nạn nhân, hoặc đứng nếu nạn nhân nằm trên giường. Một tay đặt dưới cằm, đẩy cằm ra phía trước, lên trên. Tay kia đặt lên trán nạn nhân, ngón trỏ và ngón cái bịt mũi nạn nhân khi thổi vào. Cấp cứu viên hít vào thật sâu rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh, đồng thời quan sát lồng ngực nạn nhân xem có phồng lên, xẹp xuống theo nhịp thổi không. Phải đảm bảo miệng mình trùm kín lên miệng nạn nhân. Lúc bắt đầu thổi nên thổi tiếp 5 lần liền để phổi nạn nhân có nhiều oxy. Nếu không thấy lồng ngực nạn nhân phồng lên trong khi thổi vào, phải kiểm tra lại tư thế của đầu và cằm, xem đường hô hấp có thông không. Ngẩng đầu hít vào thật sâu đồng thời bỏ tay bịt mũi nạn nhân. Tiếp tục thổi 15-20 lần/phút cho người lớn, 20-25 lần/phút cho trẻ em, 30-40 lần/phút cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thổi cho đến khi nạn nhân tự thở lại được. Khi cần thay đổi người khác cần phải duy trì động tác, không được để gián đoạn. Lấy gối dưới vai ra, cho nạn nhân nằm thoải mái và đắp ấm. Theo dõi sát mạch, nhịp thở và chăm sóc nạn nhân cho đến khi tình trạng ổn định. 2.2. Những điểm cần lưu ý: - Kỹ thuật thổi ngạt cần được thực hiện ngay tức khắc, tại chỗ và liên tục. - Trong khi thổi ngạt phải đồng thời theo dõi mạch, đồng tử của nạn nhân để kết hợp đánh giá tình trạng nạn nhân. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 166
  28. Cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn. - Đối với trẻ nhỏ: miệng của cấp cứu viên có thể trùm kín cả miệng và mũi của trẻ nhưng thổi với nhịp nhanh hơn và nhẹ hơn. - Luôn luôn đảm bảo đường thở được thông suốt. 3. Phối hợp ép tim và thổi ngạt: Khi xác định một bệnh nhân vừa ngừng hô hấp vừa ngừng tuần hoàn, cấp cứu viên nhanh chóng đặt nạn nhân nằm trên nền cứng và tiến hành khai thông hô hấp. Dùng nắm đấm bàn tay đấm 5 lần vào giữa điểm 1/3 dưới xương ức với độ cao tay đấm 50cm. Ngay sau khi đấm, bắt mạch bẹn hoặc cổ nếu thấy có mạch thì đấm tiếp tục (thay ép tim) với tần số 60-80 lần/phút. Thổi ngạt (hoặc bóp bóng ambu) tần số 15-20 lần/phút. - Phương pháp 1 người: thổi ngạt 2 lần rồi ép tim 15 lần. Làm như vậy ép tim với tần số 80 lần/phút. - Phương pháp 2 người: 1 người thổi ngạt, 1 người ép tim phối hợp nhịp nhàng sao cho ép tim và thổi ngạt không được tiến hành cùng một lúc. Cứ 5 lần ép tim 1 lần thổi ngạt. Tần số ép tim 60-80 lần/phút. 4. Cấp cứu dị vật đường thở: Dị vật lọt vào họng trong những tai nạn như: thức ăn trào ngược từ dạ dày lên họng khi nôn, răng giả tụt sâu vào họng, hóc phải hạt cây, viên bi, trong lúc chơi đùa (ở trẻ em) Đối với mỗi đối tượng, trong từng hoàn cảnh, các động tác sơ cứu phải được thực hiện khác nhau. 4.1. Cấp cứu người lớn: 4.1.1. Tự cấp cứu khi chỉ có một mình: Nếu bị nạn khi chỉ có một mình, bạn hãy tự đẩy ép bụng để tống vật lạ ra ngoài bằng hai bàn tay của mình theo các bước sau: - Đứng tựa lưng vào bờ tường phẳng. Dùng một bàn tay nắm chặt, tì sát phần ngón cái và ngón trỏ vào vùng bụng phía trên, ngay dưới xương ức (lòng bàn tay úp xuống). - Nắm tay còn lại ép mạnh vào nắm tay trên bụng, theo chiều từ trước ra sau và từ dưới lên. - Nếu không kết quả thì dùng ghế dựa, hãy áp phần bụng phía trên rốn lên bờ trên của tấm tựa lưng, sau đó dùng sức nặng của thân người gập xuống thành ghế, tạo một sức ép đẩy không khí từ trong ra. Vật lạ sẽ bị bắn ra ngoài. Trang 167 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  29. BS. Nguyễn Văn Thịnh. 4.1.2. Khi có người cứu trợ: 4.1.2.1. Thủ thuật Heimlich: Heimlich là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở và choán gần hết diện tích của đường thở. Nguyên tắc của Heimlich là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài. Vì thế Heimlich có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo còn những vật khác không choán hết đường thở hoặc có hình dáng góc cạnh thì phải nhờ chuyên khoa tai mũi họng lấy dị vật ra. Heimlich có hiệu quả từ cú vỗ hoặc cú ép hoành đầu tiên, càng về sau hiệu quả càng giảm dần. - Bước 1: Người cứu đứng sau lưng nạn nhân, một chân trước, một chân sau; chân trước lồng giữa hai chân nạn nhân. - Bước 2: Vòng hai tay ra trước, quàng lấy bụng nạn nhân, bàn tay ngoài nắm lấy nắm đấm của bàn tay trong (lòng bàn tay này úp xuống), áp sát vào vùng bụng phía trên rốn, ngay dưới xương ức của nạn nhân. - Bước 3: Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên, liên tục 4-5 cái. Động tác này phải được thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả. Đối với phụ nữ có thai hoặc người béo phệ, vị trí đặt tay trên ngực tốt nhất là ngay giữa xương ức, cách mỏm ức 2-3 cm. Nên để nạn nhân ngồi tựa vào ghế để thao tác dễ hơn. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 168
  30. Cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn. 4.1.2.2. Thủ thuật vỗ lưng: Đặt nạn nhân ngồi gập người ra trước, đầu thấp hơn ngực. Người cứu dùng một tay đặt ép giữa ngực ngay trên xương ức, tay kia vỗ mạnh 4- 5 cái liên tục vào lưng, vùng giữa hai bả vai của nạn nhân (có thể cho nạn nhân đứng khom người ra phía trước để vỗ lưng). 4.1.2.3. Đối với nạn nhân bất tỉnh: - Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền đất hoặc ván cứng. Người cứu quỳ, cưỡi ngang đùi nạn nhân, hai đầu gối đặt mé ngoài gối của nạn nhân. - Hai bàn tay chồng lên nhau, đặt gót bàn tay dưới lên vùng bụng trên, ngay dưới xương ức. Dùng sức chồm thân người ấn đẩy từ trên xuống dưới và từ bụng hướng lên ngực nạn nhân liên tục 4-5 cái. Khi vật lạ ra khỏi họng và nằm tại miệng nạn nhân, cần lấy vật này ra một cách thận trọng. Việc thao tác không đúng có thể đẩy vật lạ tụt vào họng trở lại. 4.2. Cấp cứu trẻ dưới 1 tuổi: 4.2.1. Tư thế nằm sấp: Đặt tay và chân trẻ ở hai bên đùi người cứu, kê cằm trên gối người cứu, tư thế đầu thấp hơn ngực (không để đầu chúc xuống quá vì vật lạ khi lọt ra dễ chui vào mũi). Vỗ nhanh 1-5 cái lên vùng lưng, giữa hai bả vai của trẻ, giúp tống vật lạ ra. 4.2.2. Tư thế nằm ngửa: Cho trẻ nằm dọc theo một cẳng tay người cứu (bàn tay này giữ đầu trẻ). Đặt hai ngón của bàn tay còn lại lên vùng ngực, giữa hai núm vú của trẻ. Dùng sức đẩy của cánh tay người cứu ấn nhanh và mạnh 4 cái liên tục. Nếu chưa có hiệu quả, có thể thực hiện tiếp tục 4-5 lần. Mọi thao tác phải thực hiện nhanh, dứt khoát, không quá mạnh. Trang 169 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  31. BS. Nguyễn Văn Thịnh. TỰ LƯỢNG GIÁ 1 Điều nào đúng với chết lâm sàng: A. Ngừng hoạt động tuần hoàn B. Thời gian thường không quá 5 phút C. Còn gọi là chết sinh vật D. Tổn thương cơ thể có thể hồi phục 2 Nguyên nhân gây ngưng tim ngưng thở do suy hô hấp: A. Tụt lưỡi B. Tăng áp lực nội sọ C. Ngộ độc Aconitin D. Dùng Digital mất bù kali 3 Dấu hiệu quan trọng xác định ngưng hô hấp tuần hoàn: A. Đột ngột ngừng thở B. Da nhợt nhạt, thiếu máu cấp C. Đồng tử giãn to, mất phản xạ ánh sáng D. máu ngưng chảy khi đang phẫu thuật 4 Nội dung nào thực hiện ở giai đoạn 2 trong trình tự xử lý ngưng hô hấp tuần hoàn: A. Tái lập hô hấp C. Tìm nguyên nhân B. Thuốc và dịch D. Hồi sinh não 5 Thao tác đúng trong cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn: A. Đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên B. Bàn tay đặt trên xương ức hướng sang phải C. Tốc độ xoa bóp tim khoảng 80 lần/phút D. Tay ép tim không nhấc khỏi lồng ngực nạn nhân Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 170
  32. Kỹ thuật cố định gãy xương. KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG CN. Võ Thị Mỹ Linh BS. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU 1. Trình bày nguyên nhân, phân loại, triệu chứng chung của gãy xương 2. Trình bày mục đích, nguyên tắc cố định gãy xương 3. Mô tả cách sơ cứu và xử trí nạn nhân khi gãy xương ĐẠI CƯƠNG Gãy xương (là một chấn thương) là tình trạng phá huỷ đột ngột cấu trúc bên trong của xương do nguyên nhân cơ học gây gián đoạn về truyền lực qua xương. Gãy xương là một tai nạn gặp bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào và bất cứ tuổi nào. 1. Nguyên nhân: Xương vừa cứng vừa dẻo. Xương gãy tuỳ thuộc vào 2 yếu tố: chấn thương bên ngoài và tình trạng xương bên trong. 1.1. Chấn thương bên ngoài: Sức chấn động bên ngoài tác động vào quá sức chịu đựng của xương làm cho xương gãy. Sức chấn động này được chia làm 2 loại : Chấn động trực tiếp: tình trạng xương gãy do tác động trực tiếp vào xương như : - Bánh xe ô tô, xe bò , xe máy cán hoặc đè trực tiếp lên chi và các xương khác trong cơ thể. - Mảnh bom, mãnh đạn trực tiếp phá huỷ xương. - Cây đổ, gậy, đòn gánh đánh trực tiếp vào xương Chấn động gián tiếp: tình trạng xương gãy ở xa nơi trực tiếp bị tổn thương như : - Ngã từ trên cao xuống theo tư thế đứng nhưng lại gãy cột sống hay gãy xương đùi. - Ngã chống tay nhưng lại gãy lồi cầu xương cánh tay, khuỷ tay 1.2. Tình trạng xương bên trong: Do xương bị bệnh, người bệnh không bị chấn thương mạnh từ bên ngoài, chỉ vấp hay bước trật nhẹ mà vẫn bị gãy xương. Trường hợp này, nguyên nhân do cấu tạo xương thoái hoá làm xương không đủ sức đảm nhận chống đỡ bình thường cho cơ thể. Xương trở nên yếu do những nguyên nhân sau : Trang 171 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  33. CN. Linh – BS. Thịnh. - Nhiễm khuẩn. - Bướu phá mất xương. - Xương dòn vì già yếu, hay do dùng thuốc ( Prednisolon, Dexamethason ). - Bệnh tạo xương, do dị tật bẩm sinh 2. Phân loại: Gãy xương có 2 tình trạng : - Gãy xương hở: là tình trạng gãy xương mà ổ gãy thông với môi trường bên ngoài. - Gãy xương kín: là tình trạng gãy xương mà tổ chức da xung quanh không bị tổn thương (đầu xương gãy không thông ra ngoài) TRIỆU CHỨNG 1. Đau: Đau ngay sau chấn thương, điểm đau cố định tại nơi xương gãy, đau tăng khi cử động. 2. Sưng nề bầm tím: Có thể xảy ra ngay sau khi chấn thương hoặc sau 1 vài giờ. Thời gian càng lâu thì sự sưng nề càng rỏ, tuỳ teo nơi gãy hoặc mức độ gãy mà mức độ sưng nề ít hay nhiều. Hiện tượng sưng nề bầm tím ở một số vị trí có giá trị cho chẩn đoán. 3. Cử chỉ bất thường: Khi thăm khám, giữ tay vào đoạn chổ nghi là gãy còn 1 tay lắc nhẹ đoạn dưới thì đoạn trên thấy cử động theo 4. Biến dạng trục của chi: - Trục của chi bị gãy lệch vẹo - Chi gãy ngắn so với chi lành - Chi bị gấp góc 5. Có tiếng lạo xạo: Do cọ sát 2 đầu xương gãy 6. Giảm hoặc mất cử động chân tay: - Gãy xương đùi hay xương cẳng chân nạn nhân không nhấc gót lên được - Gãy xương cánh tay, cẳng tay: không đưa tay ra xa được,không tự cầm nắm - Mất hoặc giảm một phần vận động: trường hợp xương bị nứt hoặc 2 đầu xương gãy còn cài vào nhau KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH XƯƠNG GÃY 1. Mục đích: - Làm cho bệnh nhân đỡ đau và phòng ngừa sốc. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 172
  34. Kỹ thuật cố định gãy xương. - Giảm bớt nguy cơ gây thêm các thương tổn mạch máu, thần kinh, cơ. - Trong trường hợp gãy hở: cố định giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết thương 2. Nguyên tắc: - Nẹp phải đủ dài để bất động chắc khớp trên và khớp dưới ổ gãy. - Bất động chi tư thế thuận lợi đơn giản (chi dưới duỗi 180 độ, chi trên gấp khuỷu 90o). - Gãy hở , gãy nội khớp phải bất động theo tư thế gãy không kéo nắn sau khi đã cố định, băng vết thương. - Gãy kín phải nhẹ nhàng cẩn thận khi tiến hành cố định. Phải có 1 người kéo chi liên tục cho tới khi cố định xong. - Không nên cởi áo quần nạn nhân, nếu cần bộc lộ vết thương thì cắt quần áo theo đường chỉ, nếu cởi thì cởi bên lành trước. - Không đặc nẹp vào sát da nạn nhân, các chổ mấu lồi của đoạn xương thì phải chêm lót bông rồi mới đặt nẹp. - Nẹp phải được cố định chặt vào chi bị thương thành 1 khối. - Sau khi cố định xong buộc khăn chéo lên trên cổ đối với chi trên, buộc 2 chi vào nhau đối với chi dưới 3. Kỹ thuật: 3.1. Gãy xương cánh tay: Thường do té ngã chống tay hoặc do gậy đập vào. Có thể gãy kín song cũng có trường hợp gãy hở. - Dùng 2 nẹp cố định theo tư thế gãy: một nẹp đặt phía trong cánh tay từ hõm nách xuống khớp khuỷu, một nẹp đặt phía ngoài từ khớp vai xuống dưới khớp khuỷu tay. Chú ý không được kéo nắn. - Dùng khăn tam giác hoặc băng cuộn treo cẳng tay lên cổ (chú ý: cẳng tay vuông góc với cánh tay). - Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện. 3.2. Gãy xương cẳng tay: - Dùng 2 nẹp cố định theo tư thế gãy: một nẹp đặt phía ngoài ép Bất động gãy xương cánh tay vào mu bàn tay đến lhớp khuỷu, một nẹp đặt phía trong lòng bàn tay đến khớp khuỷu tay. Trang 173 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  35. CN. Linh – BS. Thịnh. - Treo cẳng tay lên cổ, bàn tay để ngửa, cẳng tay vuông góc với cánh tay. - Chuyển nạn nhân đến bệnh viện. 3.3. Gãy xương đùi: - Dùng 2 nẹp cố định theo tư thế gãy: một nẹp đặt phía trong mắt cá đến sát bẹn, một nẹp đặt phía ngoài mắt cá đến sát nách. Buộc ở trên và dưới vị trí gãy, ở cổ chân, lồng ngực, thắt lưng, chậu hông, trên và dưới gối. - Buộc 2 chân vào nhau ở các vị trí trên, dưới chỗ gãy, gối, cẳng chân, bàn chân. - Chỉ được di chuyển sau khi cố định xong, chú ý phòng chống sốc khi chuyển. Bất động gãy xương đùi 3.4. Gãy xương cẳng chân: - Dùng 2 nẹp cố định theo tư thế gãy: một nẹp đặt phía mắt cá trong, một nẹp đặt phía mắt cá ngoài đến giữa đùi. Cố định 2 nẹp ở trên và dưới ổ gãy, ở đùi và bàn chân. - Buộc 2 chân vào nhau ở cổ chân, gối và đùi. Chuyển nạn nhân đến bệnh viện, chú ý phòng chống sốc. 3.5. Gãy xương sườn: - Cởi cúc áo, bộc lộ vùng ngực. Nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa Bất động xương cẳng chân ngồi. - Dùng băng dính to bản băng từ cột sống qua nơi xương gãy đến xương ức, che kín toàn bộ vị trí xương gãy khi quấn cần bảo nạn nhân thở ra hết sức. - Chuyển nạn nhân đến bệnh viện, theo dõi dấu hiệu hô hấp. 3.6. Gãy xương đòn: Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, đặt nằm hoặc ngồi ở tư thế thuận lợi. Có thể cố định bằng một trong 3 phương pháp sau: Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 174
  36. Kỹ thuật cố định gãy xương. - Dùng băng treo: đặt bàn tay bên tổn thương qua ngực bám vào mỏm cùng vai bên lành, treo tay lên cổ rồi cố định vào ngực bằng băng to bản. - Băng số 8: 2 tay sát nách, kéo ra sau, dùng băng to bản quấn số 8 để kéo vai ra sau. - Dùng nẹp chữ T: nạn nhân ưỡn ngực ra trước, 2 vai kéo về sau, đặt nẹp chữ T và cố định. - Xử trí xong nhanh chóng chuyển đến bệnh viện. 3.7. Gãy xương hàm dưới: - Để nạn nhân ngồi, đầu cúi ra Bất động gãy xương đòn trước. - Kiểm tra trong miệng nạn nhân có dị vật không. - Dùng băng cuộn hoặc băng tam giác quấn từ dưới hàm lên đỉnh đầu và vòng quanh trán đến sau gáy. - Chuyển nạn nhân đến bệnh viện. 3.8. Gãy cột sống: - Đặt nạn nhân nằm ngửa hoặc nằm theo tư thế ngã trên tấm ván cứng. - Dùng gối đệm chèn 2 bên cổ để giữ đầu và cổ không di động sang 2 bên. - Buộc cố định nạn nhân vào cáng ở các vị trí: cổ chân, cẳng chân, gối, đùi, xương chậu, ngực, hàm và trán. - Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Trang 175 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  37. CN. Linh – BS. Thịnh. TỰ LƯỢNG GIÁ Chọn câu đúng nhất 1. Điều nào KHÔNG ĐÚNG khi cố định gãy xương: A. Không đặt nẹp sát da. C. Gãy hở phải bất động theo tư thế gãy. B. Chi dưới duỗi 180o, chi trên gập 90o. D. Cắt quần áo theo đường chỉ để bộc lộ 2. Xương yếu có thể do những nguyên sau, NGOẠI TRỪ: A. Nhiễm khuẩn. C. Dị tật bẩm sinh. B. Bướu xương. D. Dùng thuốc kháng sinh thường xuyên. 3. Khi sơ cứu bệnh nhân gãy xương đòn, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Nạn nhân cúi người về trước. C. Nhanh chóng đưa đến bệnh viện. B. Đặt nẹp cố định sau vai. D. Quấn băng vòng tròn từ nách qua vai. 4. Khi sơ cứu gãy xương sọ, điều nào KHÔNG ĐÚNG: A. Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn. C. Theo dõi và phòng chống sốc. B. Đặt nạn nhân ở tư thế thuận lợi. D. Không dùng thuốc bôi Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 176
  38. Kỹ thuật garot cầm máu. KỸ THUẬT GAROT CẦM MÁU BS. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU 1. Nêu được vị trí và phân loại chảy máu. 2. Mô tả các kỹ thuật cầm máu. 3. Nêu các lưu ý khi thực hiện kỹ thuật garot cầm máu. ĐẠI CƯƠNG Máu lưu thông trong cơ thể cung cấp cho các tổ chức tế bào oxy và chất dinh dưỡng, do đó để đảm bảo cho sự cung cấp này thì phải duy trì sự lưu thông tuần hoàn của máu trong cơ thể. Huyết áp và áp lực dể duy trì sự lưu thông tuần hoàn của máu. Mất nhiều máu làm giảm huyết áp. Nếu chảy máu ở mức độ ít trầm trọng thì cơ thể sẽ bù, lại bằng cách tăng nhịp tim và hạn chế máu tới tổ chức dưới da và ruột, để tăng cường lượng máu tới các cơ quan sống còn của cơ thể như não. Nếu như huyết áp thấp bất thường vì bất cứ nguyên nhân gì thì chỉ sau một thời gian, thậm chí chỉ sau 30 phút thì những cơ quan quan trọng của cơ thể như não, tim và thận sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Thận là cơ quan đặc biệt nhạy cảm với sự giảm lưu lượng tuần hoàn và suy thận có thể xảy ra ngay sau một giai đoạn sốc ngắn. Cơ thể có những cơ chế bảo vệ để chống lại sự chảy máu. Khi mạch máu bị cắt đứt thì đầu mạch máu bị đứt co lại để giảm sự chảy máu. Mạch máu co lại làm giảm lưu lượng máu tới các đầu mạch bị tổn thương tạo điều kiện để các cục máu đông được hình thành, do đó chống lại sự mất máu thêm. 1. Vị trí chảy máu: - Máu động mạch (trừ máu động mạch phổi) có màu đỏ tươi. Khi bị đứt động mạch, máu chảy ra thành tia và phun mạnh lên khi mạch đập. - Máu tĩnh mạch có màu đỏ sẫm (trừ máu tĩnh mạch phổi). Khi bị đứt tĩnh mạch máu chỉ đùn ra hoặc phun ra từ từ. - Mao mạch: máu rỉ ra từ vết thương trong những trường hợp vết thương là vết cắt hoặc giập nát nhỏ. Khi tổn thương cả động mạch tĩnh mạch thì các mao mạch chảy ra bị máu tĩnh mạch và động mạch át đi. 2. Phân loại: 2.1. Chảy máu ngoài: Máu chảy ra từ vết thương trên cơ thể nhìn thấy được. Trang 177 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  39. BS. Nguyễn Văn Thịnh. 2.2. Chảy máu trong: Máu chảy ra từ vết thương bên trong cơ thể (không nhìn thấy được). Mất máu trong cơ thể là: mất máu trong ẩn dấu (máu đọng lại bên trong cơ thể không nhìn thấy) và mất máu trong lộ ra (nhìn thấy). Những nguyên nhân gây nên chảy máu trong: 2.2.1. Chảy máu trong ẩn giấu: - Gãy xương: Xương chậu, các xương dài, xương sọ - Chấn thương các cơ quan: Gan, lách, phổi, thận, tim, não và các cơ quan khác. 2.2.2. Chảy máu trong lộ ra: - Vỡ nền sọ: máu chảy ra qua lỗ tai, lỗ mũi. - Chấn thương trực tiếp: mũi, miệng, họng. - Loét tiêu hóa: ói ra máu đen, đi cầu phân đen (máu biến đổi). Chú ý: nếu máu đỏ tươi là chảy ra từ trực tràng. - Chấn thương phổi hoặc đường thở: ho ra máu đỏ tươi có lẫn bọt - Chấn thương thận hoặc bàng quang: đi tiểu ra nước tiểu đỏ máu - Vỡ xương chậu có tổn thương niệu đạo: đi tiểu ra máu đỏ tươi - Thai ngoài tử cung vỡ. Bất kỳ một bệnh nhân nào trong tình trạng sốc do bị chấn thương đều phải được coi là có chảy máu trong cho đến khi được chứng minh. Khi đã nhận định, đánh giá tình trạng chảy máu xong thì phải có những ưu tiên để cầm máu và chăm sóc. Trong những trường hợp chảy máu nặng thì cần sự hồi sinh cho nạn nhân. Có những trường hợp không thể cầm máu hoàn toàn được nhưng tiến hành cầm máu và hồi sinh ngay cho nạn nhân nên đã duy trì được sự sống của nạn nhân cho đến khi chuyển tới cơ sở y tế có khả năng giải quyết và nạn nhân đã được cứu sống. 3. Biểu hiện của mất nhiều máu: - Da xanh nhợt, lạnh, vã mồ hôi. - Hoảng hốt, giãy giụa, kích thích, ý thức lú lẫn, lộn xộn, thay đổi mức độ tỉnh táo. - Nhịp thở nhanh nông. - Mạch nhanh và yếu. - Tiến triển dần tới tình trạng sốc. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 178
  40. Kỹ thuật garot cầm máu. CÁC KỸ THUẬT CẦM MÁU 1. Cầm máu mao mạch, tĩnh mạch: Nhanh chóng ép trực tiếp lên vết thương hoặc dùng tay ép vết thương lại. Nếu có điều kiện thì đặt lên vết thương một miếng gạc hoặc miếng vải sạch trước khi ép trực tiếp lên vết thương. Đặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái thuận tiện, nâng cao vùng bị tổn thương vì sự nâng cao làm giảm áp lực máu ở vùng đó nên làm giảm chảy máu. Dùng băng cuộn hoặc dây vải băng ép miếng gạc hoặc miếng vải vào vết thương. Không băng quá chặt như hình thức garot. Nếu máu thấm qua bông thì dùng băng quấn thêm lên băng cũ. Không tháo băng cũ thấm máu. Giữ yên tĩnh cho nạn nhân, động viên an ủi nếu nạn nhân tỉnh táo. Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế nếu thấy cần thiết. Trong khi chờ đợi hoặc trên đường vận chuyển phải luôn kiểm tra theo dõi tình trạng hô hấp, tuần hoàn của nạn nhân. Giữ ấm cho nạn nhân. Nâng cao chân và tay bị tổn thương. Nếu nạn nhân tỉnh táo thì cho uống nhiều nước. Sử dụng phương pháp ấn vào động mạch chi phối vùng có vết thương. Điểm ấn vào động mạch là điểm mà ở chỗ đó động mạch đi trên một nền cứng ví dụ như xương. Khi ấn vào điểm này động mạch sẽ bị ép vào xương do đó cắt đứt luồng máu cung cấp cho vùng ở phía bên kia của điểm ấn nên sẽ kiềm chế được sự chảy máu ở vết thương tạo điều kiện cho vết thương tự cầm máu. Ví dụ: Khi ấn động mạch đùi thì toàn bộ chi dưới không được cung cấp máu. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi đã băng ép trực tiếp lên vết thương và nâng cao phần bị thương mà vẫn không cầm được máu. Có 6 điểm ấn chính được sử dụng để làm ngừng chảy máu trên những vùng khác nhau của cơ thể. - Động mạch cảnh: động mạch này nằm ở bên cạnh khí quản. khi ấn phải ấn về phía sau lên trên cột sống vì nếu ấn sang bên thì sẽ ấn vào khí quản làm tắc đường thở. Ấn động mạch cảnh để khống chế sự chảy máu ở vùng cổ và đầu. - Động mạch thái dương: điểm ấn của động mạch này ở ngay phía trước tai. - Động mạch mặt: điểm ấn của động mạch này ở cách góc hàm khoảng 2,5cm về phía trước. Khi ấn phải ấn vào mặt ngoài xương hàm dưới - Động mạch dưới đòn: điểm ấn ở ngay phía sau đầu trong xương đòn. Khi ấn phải ấn xuống dưới về phía xương sườn thứ nhất. - Động mạch cánh tay: điểm ấn ở mặt trong của tay ở đoạn giữa của khuỷu tay và vai. Khi ấn dùng tay bóp vào trong xương cánh tay. Trang 179 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  41. BS. Nguyễn Văn Thịnh. - Động mạch đùi: điểm ấn ở đoạn giữa của nếp bẹn. Khi ấn thường dùng 2 đầu ngón tay cái ấn xuống phía xương chậu hoặc dùng cả bàn tay để ấn thẳng xuống vùng nếp bẹn. Một số điểm chú ý khi xử trí vết thương chảy máu: - Nếu các vết thương chảy máu có dị vật như mảnh gỗ, kim loại hoặc bất kỳ một vật gì đâm vào mà vẫn còn cắm ở vết thương thì không bao giờ dược rút những dị vật đó ra khỏi vết thương. Trong trường hợp này một vòng đệm (vành khăn) làm bằng một miếng vải vuông hoặc một khăn tam giác quấn lại thành vòng đệm xung quanh dị vật sau đó dùng băng ép lại rồi chuyển nạn nhân tới bệnh viện. - Nếu băng ép áp lực trực tiếp lên vết thương mà không cầm được máu, máu vẫn chảy ra nhiều thì phải dùng các biện pháp khác để cầm máu. 2. Cầm máu động mạch: 2.1. Đặt garot: 2.1.1. Garot chính quy: Dùng một băng cao su mỏng mềm đàn hồi tốt, to bản, dài (Esmarch). Chi trên rộng 3 - 5cm, dài: 1,2 - 2m; chi dưới rộng 5 - 8cm, dài 2 -3m. Nguyên tắc đặt garot là chặn động mạch trên đường đi của động mạch dẫn tới vết thương. - Đặt garot cách vết thương 2 - 3cm - Không đặt garot trực tiếp lên da thịt của bệnh nhân, phải có vòng đệm - Xử trí vết thương phần mềm. - Tổng số giờ đặt garot không quá 6 giờ, 1 giờ nới garot một lần, mỗi lần nới không quá 1 phút. - Phải có phiếu garot đặt ở nơi dễ nhìn thấy nhất. Viết chữ phiếu garot màu đỏ, khung của phiếu garot màu đỏ trong đó có ghi nội dung của phiếu garot. Vận chuyển ưu tiên số 1. . Kỹ thuật tiến hành như sau: - Chuẩn bị dụng cụ: garot Esmarch, vòng băng lót, bông gạc vô khuẩn, băng cuộn, phiếu garot - Chặn động mạch để cầm máu trên đường đi của động mạch dẫn đến vết thương. - Đặt garot cách vết thương 2-3cm. Vòng 1: Vừa phải Vòng 2: Chặt hơn Vòng 3: Chặt nhất (quyết định sự cầm máu) Vòng 4: Nới rộng để nhét cuộn garot còn lại vào Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 180
  42. Kỹ thuật garot cầm máu. - Xử trí vết thương: sát khuẩn xung quanh, đặt gạc băng lại, viết phiếu garot - Nới garot: luồn 2 ngón tay PHIẾU GAROT CẤP CỨU SỐ vào vòng cuối cùng nâng lên, rút cuộn garot vừa Họ tên nạn nhân: tuổi: . cuộn lại vừa nới hết vòng Tình trạng vết thương: . thứ 3 từ từ. Tên người đặt garot: Thời gian làm garot: . - Quan sát vùng dưới vết Nới garot lần thứ nhất lúc: .giờ phút thương thấy hồng, ấm lại Lần thứ 2 lúc: giờ . Phút thì cuốn lại vòng thứ 3 Lần thứ 3 lúc: giờ phút chặt, vòng thứ 4 nới lỏng Lần thứ 4 lúc : giờ phút để nhét cuộn garot còn lại. Lần thứ 5 lúc; .giờ phút 2.1.2. Garot tùy ứng: Ký tên . . Chuẩn bị dụng cụ: (phiếu ghi bằng mực đỏ) - Khăn mùi xoa 2-3 chiếc. - Bút chì, thước kẻ, đũa, dây Mẫu phiếu garot buộc. . Kỹ thuật tiến hành như sau: • Chặn động mạch: Quấn một khăn lót trên vết thương. Một khăn gấp chéo nhỏ lại buộc lỏng trên khăn thứ nhất. Luồn một que vừa nâng vừa xoắn khăn thứ hai đến khi máu ngừng chảy. Cố định que tránh va chạm vào vết thương. • Xử trí và băng vết thương chuyển nhanh đến tuyến trên. 2.2. Băng ép động mạch cổ: 2.2.1. Dụng cụ: • 1 nẹp dài từ quá đầu đến quá khuỷu tay. • Băng cuộn: 2-3 cuộn. • Gạc vô khuẩn. 2.2.2. Tiến hành: • Chặn động mạch cổ. • Xử trí vết thương. • Đặt một vật (băng, gạc cuộn chặt lại) chặn lên động mạch. Trang 181 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  43. BS. Nguyễn Văn Thịnh. • Cố định nẹp vào đầu, cánh tay và giữ vật chặn tại chỗ. • Treo cánh tay vuông góc với cẳng tay bằng khăn chéo. • Chuyển ưu tiên cấp cứu số 1 đến khoa ngoại. 3. Xử trí chảy máu trong: Chảy máu trong cơ thể gây mất máu rất trầm trọng mà không nhìn thấy một chút máu nào chảy ra ngoài cả. Loại mất máu này gọi là mất máu ẩn giấu: Chảy máu trong có thể xảy ra sau gãy một xương lớn như xương chậu, xương đùi hoặc sau chấn thương các tạng đặc như gan, lách. Mặc dù máu không bị mất khỏi cơ thể như trong chảy máu ngoài nhưng máu bị mất khỏi hệ thống tuần hoàn nên cũng gây hậu quả hạ huyết áp. Có những trường hợp chảy máu trong lượng máu mất rất ít nhưng lại gây những vấn đề trầm trọng như trong trường hợp chảy máu nội sọ hoặc màng tim vì lượng máu chảy ra tích tụ lại trong sọ não hoặc quanh tim gây nên áp lực chèn ép não hoặc tim. Chảy máu trong ẩn giấu có thể trở thành chảy máu trong lộ ra (nhìn thấy) qua sự đi tiểu ra máu, đi ngoài phân đen, nôn hoặc ho ra máu hoặc sự hình thành khối máu tụ bầm tím ngay trên phần bị chấn thương. Tiến hành xử trí như sau: • Đặt nạn nhân nằm ngửa đầu thấp và mặt nghiêng về một bên để cung cấp đủ máu cho não. Khuyên nạn nhân nằm yên. • Nâng cao chân nạn nhân nếu điều kiện cho phép. • Nới lỏng dây áo, dây lưng,cravat cho nạn nhân. • Đắp ấm cho nạn nhân, nếu có điều kiện thì đắp thêm cho nạn nhân một tấm chăn nữa. • Kiểm tra mạch, nhịp thở và mức độ đáp ứng (tỉnh táo) 10 phút/lần, ghi chép lại kết quả. • Thăm khám nạn nhân để phát hiện những chỗ thủng khác. • Nếu nạn nhân trở nên bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường thì đặt nạn nhân nằm tư thế hồi phục, nếu ngừng thở phải tiến hành cấp cứu ngay. • Theo dõi tính chất của các dịch xuất tiết, bài tiết khỏi cơ thể. • Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế có điều kiện phẫu thuật. Phải coi đây là một cấp cứu ưu tiên. Trong khi vận chuyển vẫn phải theo dõi sát nạn nhân và duy trì tư thế đúng. Lưu ý không cho nạn nhân ăn uống bất cứ một thứ gì. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 182
  44. Kỹ thuật garot cầm máu. TỰ LƯỢNG GIÁ Chọn câu đúng nhất 1. Đặc điểm nổi bậc của trường hợp chảy máu động mạch: A. Máu chảy thành tia C. Máu phun từ từ B. Máu màu đỏ sẫm D. Da vùng chảy máu nhợt nhạt 2. Dấu hiệu quan trọng của vỡ nền sọ: A. Máu chảy qua lỗ tai C. Vết thương ở vùng đầu B. Oi ra máu D. Nhức đầu nhiều 3. Kỹ thuật cầm máu phù hợp với chảy máu mao mạch hoặc tĩnh mạch: A. Ep trực tiếp lên vết thương C. Đặt garot tùy ứng B. Đặt garot chính quy D. Băng ép có trọng điểm 4. Khi đặt garot chính quy, vòng nào quyết định sự cầm máu: A. Vòng 1 C. Vòng 3 B. Vòng 2 D. Vòng 4 5. Khi đặt garot chính quy, vòng nào nới lỏng nhất: A. Vòng 1 C. Vòng 3 B. Vòng 2 D. Vòng 4 6. Điều nào đúng với kỹ thuật đặt garot chính quy: A. Cách dưới vết thương 2-3cm C. Không garot quá 1 giờ B. Garot trên vòng đệm D. Mỗi lần nới garot không quá 15 phút Trang 183 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  45. ĐD. Gương - BS. Thịnh. KỸ THUẬT BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG ĐD. Phan Thị Ánh Gương BS. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Nêu được mục đích và chỉ định của băng. 2. Nêu được nguyên tắc dùng băng cuộn. 3. Trình bày đúng kỹ thuật 6 kiểu băng cơ bản. MỤC ĐÍCH - Giữ bông gạc, che kín vết thương, phòng ngừa nhiễm khuẩn thứ phát. - Thấm hút dịch tiết, máu, mủ. - Cầm máu: băng ép trong vết thương phần mềm có chảy máu. - Phối hợp với nẹp để bất động trong trường hợp gãy xương tạm thời. - Nâng đỡ các phần bị thương hoặc các bộ phận bị sa. CHỈ ĐỊNH - Các tổn thương rộng của phần mềm - Các tổn thương xương, khớp. - Chảy máu các vết thương. CÁC LOẠI BĂNG VÀ CÁCH DÙNG 1. Băng cuộn: Băng cuộn là loại băng thường sử dụng để băng ép vết thương ngăn chảy máu, băng giữ nẹp trong cố định gãy xương. Băng cuộn thường làm bằng vải, len, gạc hoặc thun. Băng cuộn có nhiều kích cỡ, rộng từ 2-10cm, dài từ 2-10m. Mỗi cuộn băng gồm 3 phần: đầu, thân, đuôi. Đầu băng là phần cuộn ở trong, thân băng là phần lõi và đuôi băng là phần chưa cuộn lại. 2. Băng tam giác: Loại này dùng đơn giản và nhanh chóng hơn băng cuộn, phù hợp với trường hợp cấp cứu hay sơ cứu. Băng tam giác dùng để garot, treo đỡ cánh tay, cẳng tay, bàn tay; băng bàn tay, bàn chân, băng lòng bàn tay, băng khuỷu 3. Băng dính: Dùng thuận tiện nhưng không có tác dụng ép chặt. NGUYÊN TẮC BĂNG BÓ - Sát khuẩn vết thương sạch sẽ. - Đảm bảo vô khuẩn khi băng. Chổ da băng bó phải sạch sẽ, khô ráo, băng gạc lót chổ 2 mặt da tiếp xúc. - Che kín vết thương, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 184
  46. Kỹ thuật băng bó vết thương. - Cho người bệnh ngồi hoặc nằm theo tư thế thoải mái. - Điều dưỡng đứng, ngồi ở vị trí thuận lợi để băng vết thương. - Đặt đầu băng vào chỗ băng, tay trái cầm đầu băng, tay phải cầm thân băng vừa băng vừa cuộn băng, bắt đầu thường phải băng 2 vòng khóa. - Những chỗ cần kê cao như cẳng chân, đùi, xương chậu thì cần giá đỡ. - Cuộn băng lăn sát cơ thể người bệnh từ trái sang phải, không để rơi băng. - Khi băng tứ chi phải băng từ ngọn đến gốc, để hở các đầu chi để theo dõi tuần hoàn nơi đó. - Mỗi vòng băng phải đều tay, vừa chặt, lỏng quá dễ tuột, chặt quá gây đau. - Băng vòng sau chồng lên vòng trước khoảng 1/2 -2/3, trên đường băng giữa 2 vòng băng không để hở bông gạc, cự ly chồng lên nhau đều đặn. - Nút buộc băng tránh đè lên vết thương, đầu xương, mặt trong chân tay, chỗ bị tỳ đè, chỗ dễ cọ xát. KỸ THUẬT CHUNG 1. Cách bắt đầu băng: - Băng vòng thứ nhất, gấp 1 góc của đầu băng làm vòng khoá. - Băng lại vòng thứ 2. - Vòng thứ 3 sẽ băng theo kiểu băng cơ bản. 2. Cách cuộn băng: - Gập đầu băng thành một cái lõi. - Tay phải dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp lấy thân băng. - Ngón cái và ngón nhẫn kẹp vào giữa lõi băng. - Tay trái: ngón cái và ngón trỏ giữ lấy 2 đầu lõi băng. - Tay phải đưa cuộn băng vào cuộn. - Tay trái quay cuộn băng. 3. Cách cố định băng: - Cố định bằng: kim băng, móc sắt, keo, buột nút. 4. Cách tháo băng: - Tháo băng bằng cách dồn các vòng băng đã tháo từ tay này sang tay kia. - Trường hợp băng bẩn hoặc cần nhanh thì dùng kéo cắt ngang vòng băng. CÁC KIỂU BĂNG CƠ BẢN 1. Băng vòng tròn: Áp dụng để băng những vùng đều và ngắn như trán, cổ. Băng bắt đầu và kết thúc 2 vòng tròn. Băng những vòng chồng lên nhau, vòng sau chồng lên vòng trước. Trang 185 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  47. ĐD. Gương - BS. Thịnh. 2. Băng xoáy ốc: Áp dụng để băng những chỗ đều nhau và dài trên cơ thể như cánh tay, ngón tay, thân mình Bắt đầu bằng 2 vòng tròn, băng xoáy ốc đường sau chếch lên và chồng lên đường trước 1/2 hoặc 2/3 bề rộng cuộn băng. 3. Băng rắn quấn: Áp dụng cho những trường hợp cần để đỡ gạc hoặc nẹp khi bất động gãy xương. Băng chếch lên trên và xuống dưới, vòng sau không đè lên vòng trước, giữa 2 vòng có khoảng trống. 4. Băng số 8: Áp dụng để băng những chỗ không đều trên cơ thể và dài như cánh tay, cẳng tay, cẳng chân, khuỷu, gối, vai Bắt đầu băng 2 vòng tròn, các đường băng sau chéo lần lượt thay đổi hướng lên băng 1/2 vòng số 8 rồi hướng xuống làm thành hình số 8. Tiếp tục băng vòng số 8 cho đến khi kín. Kết thúc 2 vòng đường băng cuối cùng. 5. Băng chữ nhân: Áp dụng để băng những vùng không đều nhau và dài trên cơ thể như cẳng chân, cẳng tay. Bắt đầu băng 2 vòng tròn. Đường băng sau chếch lên, dùng ngón tay cái đè lên chỗ định gấp, tay phải lãt băng xuống và gấp lại và quấn chặt vùng băng. Tiếp tục băng chữ nhân đến khi kín nơi băng. Kết thúc để cuộn băng ngữa và 2 vòng chồng lên đường băng cuối cùng. 6. Băng hồi quy: (băng vòng gấp lại). Băng những phần như đầu, các chi cắt cụt. Bắt đầu băng 2 vòng tròn (đầu). Tiếp theo lật đường băng, băng từ trước ra sau rồi lật băng từ sau ra trước, đến khi phủ kín nơi băng. Các đường băng theo thứ tự đường thứ nhất ở giữa, các lần sau tỏa dần ra 2 bên kiểu rẻ quạt. Kết thúc 2 vòng tròn ở chân mối băng rẻ quạt. ÁP DỤNG BĂNG CÁC VỊ TRÍ CỦA CƠ THỂ 1. Băng đầu: Áp dụng để băng tổn thương ở vùng đầu. Dùng cỡ băng 5cm, kiểu băng hồi qui. 2. Băng vai: Áp dụng cho tổn thương vùng vai. Dùng cỡ băng 6cm. 2.1. Kiểu đường băng lần lên: - Để mối băng nơi đầu trên cánh tay, hạ nằm lên mối băng. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 186
  48. Kỹ thuật băng bó vết thương. - Hướng đường băng vòng qua nách lên vai đau ra sau lưng qua nách bên kia và trở lại nơi bắt đầu. - Tiếp tục băng đường số 8 như trên đến khi kín vai. - Kết thúc theo đường băng sau cùng ở trước ngực và cố định. 2.2. Kiểu đường băng lần xuống: - Để mối băng trên xương bả vai đau. - Hướng đường băng qua ngang vai vòng xuống nách lên vai nằm lên mối băng trước ra sau lưng qua nách và trở lại nơi bắt đầu . - Tiếp tục băng như trên đến khi kín vai. - Kết thúc theo đường băng sau cùng ở trước ngực và cố định. 3. Băng gót chân: Áp dụng cho tổn thương gót chân, trật khớp cổ chân. - Bắt đầu 2 vòng tròn quanh gót chân gọi là vòng 1. - Vòng 2, 3 băng lệt về phía trước sau gót và đem băng tiếp qua bên kia ra sau hoặc trước gót. - Vòng 4, 5 nằm ngang từ sau gót ra trước hướng xuống lòng bàn chân, tiếp theo lên lưng bàn chân, qua cổ chân, đi tiếp đường ngang của mắt cá chân. - Tiếp theo băng số 8 từ giữa lưng bàn chân dần vào cổ chân. - Kết thúc 2 vòng quanh cổ chân và cố định. 4. Băng số 8 ở khuỷu: Áp dụng tổn thương vùng khuỷu, hạn chế cử động. Cỡ băng khoảng 6-7cm. - Bắt đầu 2 vòng tròn dưới khuỷu. Hướng đường băng qua mặt trước khuỷu, quấn một vòng tròn, đem băng xuống vòng tròn bắt đấu. - Tiếp theo băng số 8 từ dưới khuỷu dần lên đến khi kín khuỷu. - Kết thúc 2 vòng tròn trên khuỷu và cố định. 5. Băng số 8 lưng bàn tay, bàn chân: Áp dụng cho tổn thương lưng bàn tay, lưng bàn chân. Dùng cỡ băng khoảng 4 – 5cm. - Bắt đầu 2 vòng tròn trên cổ tay, trên cổ chân. - Hướng đường băng qua lưng bàn tay băng một vòng tròn vùng xương bàn tay hoặc bàn chân. - Đưa băng lên vòng tròn bắt đầu, tiếp tục băng số 8 đến khi kín. - Kết thúc 2 vòng quanh cổ tay, cổ chân. 6. Băng rẻ quạt gối hoặc khuỷu: Áp dụng cho tổn thương đầu gối, khuỷu, không hạn chế cử động. Dùng cỡ 6- 7cm. Trang 187 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  49. ĐD. Gương - BS. Thịnh. - Bắt đầu 2 vòng tròn ngay gối hoặc ngay khuỷu. Tiếp theo băng những đường kiểu rẽ quạt xen kẻ 1 đường trên và 1 đường dưới vòng bắt đầu Tiếp tục băng cho đến khi kín. - Kết thúc 2 vòng tròn phía trên gối hoặc phía trên khuỷu và cố định. 7. Băng chi cụt: 7.1. Trên đùi: Dùng cỡ băng 7 – 8cm. - Bắt đầu đặt mối băng mặt trên đùi vòng qua mặt sau đùi là số 1. - Tiếp theo băng 2 vòng xoắn ốc số 2, số 3 đưa băng ra sau lưng qua thắt lưng xuống đùi. Tiếp tục băng số 8 cho đến khi kín. - Kết thúc theo đường băng sau cùng ở mặt trên đùi và cố định. 7.2. Trên cẳng chân: Dùng cỡ băng 5-6cm. - Bắt đầu đặt mối mặt bên cẳng chân vòng qua mặt bên đối diện là số 1. - Tiếp theo băng đường số 2 dần lên mối băng và qua khỏi khớp gối, băng nữa vòng tròn, đưa đường băng trở xuống. - Tiếp tục băng số 8 và băng đến khi kín. - Kết thúc theo đường băng sau cùng và cố định. 7.3. Trên cánh tay: Dùng cỡ băng 4-5cm. - Bắt đầu đặt mối băng mặt bên cánh tay băng qua mặt bên đối diện là số 1. - Tiếp theo băng 2 đường hồi qui là số 2, số 3. Băng 1 vòng tròn quanh cánh tay để giữ mối băng hồi qui là số 4. - Tiếp tục đưa đường băng trở xuống băng số 8 đến khi kín. - Kết thúc 1 vòng tròn chồng lên đường băng số 4 và cố định. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 188
  50. Kỹ thuật băng bó vết thương. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SƠ CỨU BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG Ở BÀN TAY TT NỘI DUNG 1 Đội nón, rửa tay, đeo khẩu trang 2 Chuẩn bị dụng cụ, dung dịch sát khuẩn 3 Giải thích, động viên người bệnh 4 Quan sát, đánh giá tình trạng vết thương, lau rửa, đặt gạc kín vết thương 5 Băng hai vòng cố định ở cổ tay 6 Băng từ mu bàn tay đến gốc ngón tay út. Băng rắn quấn hay xoắn ốc đến đầu ngón tay cái rồi cuộn một vòng 7 Băng xoáy ốc về đến gốc ngón rồi trở về mép bàn tay 8 Từ mu bàn tay đến ngón tay tiếp theo băng kín theo cách như trên. Tiếp tục băng với các ngón kế tiếp, vòng sau đè lên 1/2 đến 2/3 vòng trước 9 Băng hai vòng khóa cổ tay, cố định bằng băng dính hay kim băng 9 Theo dõi sự lưu thông tuần hoàn chi 10 Ghi phiếu QUY TRÌNH KỸ THUẬT SƠ CỨU BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG Ở ĐẦU TT NỘI DUNG 1 Đội nón, rửa tay, đeo khẩu trang 2 Chuẩn bị dụng cụ, dung dịch sát khuẩn 3 Giải thích, động viên người bệnh 4 Quan sát, đánh giá tình trạng vết thương, lau rửa, đặt gạc kín vết thương 5 Băng hai vòng cố định quanh trán, bắt đầu từ trên tai phải qua trán phía trên tai trái, phía dưới xương chẩm, đến chỗ bắt đầu 6 Lần thứ hai, băng từ giữa trán thì lật lên trên ra sau chẩm băng lại. Ngón cái và ngón trỏ giữa lấy băng và đưa băng qua đỉnh đầu tới xương chẩm, nhờ người khác giữ. 7 Cứ băng như thế từ sau ra trước nhưng mỗi vòng phải trở về chỗ ban đầu và băng lan tỏa cả hai bên, vòng sau đè lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3 cho đến khi kín cả đầu 9 Theo dõi sự lưu thông tuần hoàn trán 10 Ghi phiếu Trang 189 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  51. ĐD. Gương - BS. Thịnh. TỰ LƯỢNG GIÁ Chọn trả lời hợp lý nhất: 1. Băng số 8 được áp dụng để băng những vùng trên cơ thể là: A. Ngón tay. C. Đầu. B. Bàn tay. D. Gót chân. 2. Kiểu băng chữ nhân được áp dụng để băng ở những vùng trên cơ thể là: A. Gót chân C. Khớp gối . B. Cẳng chân. D. Khuỷu tay 3. Băng lật lại áp dụng băng vị trí nào trên cơ thể: A. Cẳng tay C. Khớp gối B. Chi cụt D. Bàn tay 4. Băng xoắn ốc áp dụng băng vị trí nào trên cơ thể: A. Cẳng chân. C. Ngón tay B. Cẳng tay. D. Khuỷu tay. 5. Sau khi băng cho người bệnh xong, Điều dưỡng cần theo dõi: A. Dấu sinh hiệu C. Dấu hiệu đau nơi vết thương B. Tuần hoàn phía dưới nơi băng D. Dịch thấm nơi vết thương. 6. Băng số 8 thường dùng băng ở các vị trí sau, NGOẠI TRỪ: A. Bàn tay. C. Khủyu tay B. Bàn chân. D. Mắt Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 190
  52. Thay băng và rửa vết thương. THAY BĂNG VÀ RỬA VẾT THƯƠNG CN. Trần Thị Nô MỤC TIÊU 1. Nêu được mục đích thay băng và rửa vết thương. 2. Trình bày nguyên tắc chung khi thay băng và rửa vết thương. 3. Phân loại được vết thương. 4. Trình bày được quy trình thay băng và rửa vết thương. MỤC ĐÍCH • Làm sạch, thấm hút dịch tiết, giúp tăng cường sự lành vết thương. • Che chở vết thương, tránh bội nhiễm, va chạm từ bên ngoài. • Cầm máu. • Nâng đỡ các vị trí tổn thương bằng nẹp, bằng băng. • Bảo vệ, che chở cho người bệnh không nhìn thấy vết thương, tránh lo sợ. • Cung cấp, duy trì làm ẩm mô vết thương. MỘT SỐ DUNG DỊCH RỬA VẾT THƯƠNG - Oxy già: dùng trong vết thương bẩn, dính nhiều đất cát, vết thương đang chảy máu. - Betadine: dung dịch có độ khử khuẩn cao dùng để rửa vết thương, dùng sát trùng da, niêm, các xoang của cơ thể - Eaudakin: dùng để rửa hay đắp vết thương có mô chết. - Cồn 700, cồn iode: chỉ dùng sát khuẩn trên da. - NaCl 9%o: dung dịch dùng để rửa vết thương thông dụng nhất và ít gây biến chứng nhất. - Dầu mù u: đắp lên vết thương sạch giúp mô hạt mọc tốt NGUYÊN TẮC - Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối khi thay băng vết thương. - Mỗi mâm băng chỉ dùng riêng cho một người bệnh. - Rửa vết thương đúng nguyên tắc từ trong ra ngoài. - Trên một người bệnh có nhiều vết thương cần ưu tiên rửa vết thương vô khuẩn trước vết thương sạch, vết thương nhiễm sau. - Bông băng đắp lên vết thương phải phủ kín và cách rìa vết thương ít nhất 3-5cm. - Dung dịch thường rửa vết thương là nước muối sinh lý hoặc một loại dung dịch khác, nếu có lệnh. Trang 191 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  53. CN. Trần Thị Nô. - Một số loại vết thương đặc biệt khi thay băng phải có y lệnh bác sỹ (vết thương ghép da ) - Vết thương có tóc, lông cần được cạo sạch trước khi thay băng. - Vết thương mô hạt đỏ: Phải hạn chế thay, dùng dung dịch rửa vết thương nhẹ làm tróc lớp gạc rồi mới thay băng. - Các vết thương có mủ phải lấy mủ vào ống nghiệm để nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. - Đối với vết thương vô trùng chỉ thay băng khi thấm ướt hoặc đến ngày cắt chỉ (5- 10 ngày tuỳ vết thương). - Dùng kiềm vô khuẩn hoặc mang găng tay vô khuẩn khi rửa vết thương. - Thời gian bộc lộ vết thương càng ngắn, càng tốt. - Các hộp bông gạc đã mở ra dùng, số còn lại trong hộp phải đem hấp sấy để dùng cho ngày hôm sau. - Phải dùng một kẹp vô khuẩn riêng để gấp dụng cụ, bông gạc từ trong hộp vô khuẩn để ra dùng, không xử dụng kẹp này để làm việc khác. - Dụng cu, bông gạc, tay người thay băng, nước rửa tay, bàn chải, bàn thay băng mỗi tuần phải được kiểm tra bằng nuôi cấy vi khuẩn 1 lần. - Buồng thay băng rửa vết thương trong 1 tuần phải được rửa 1-2 lần. - Nếu vết thương có mầm bệnh truyền nhiễm khi thay băng xong, buồng phải được tẩy rửa ngay. Sau khi rửa buồng được tiệt khuẩn bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc tia cực tím. PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG Trong thực tế có nhiều loại vết thương, mỗi loại có biểu hiện tính chất khác sau, song có thể chia làm 3 loại. 1. Vết thương vô trùng: vết thương không có sự hiện diện của vi khuẩn 2. Vết thương sạch: - Vết thương mới khâu: vết thương phẳng, các chân chỉ không có dấu hiệu sưng tấy, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn (sưng, nóng, đỏ đau, sốt hoặc không sốt). - Vết thương không khâu: là vết thương mới bị tổn thương nhưng nhỏ, hoặc vết thương quá trình diển tiến tốt, mép vết thương phẳng không sưng tấy, không có mủ hoặc dịch mủ, tổ chức hạt phát triển tốt. 3. Vết thương nhiễm khuẩn: - Vết thương khâu: sưng tấy, đỏ, xung huyết quanh vết thương và chân chỉ. Có biểu hiện nhiễm khuẩn: sưng, nóng , đỏ. đau, sốt hoặc không sốt. - Vết thương không khâu: xung quanh tấy đỏ, trong có nhiều mủ hoặc có tổ chức thối, tổ chức hoại tử, nhất là vết thương ở sâu hay những cỡ lớn (áp xe phổi, áp xe gan, áp xe cơ mông ) Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 192
  54. Thay băng và rửa vết thương. CHỈ ĐỊNH CẮT CHỈ - Thông thường vết thương nhỏ < 15-20cm sẽ cắt chỉ vào ngày 7. - Những vết thương dài hơn 20cm cắt chỉ sau 7 ngày hoặc cắt bỏ mối - Vết thương thẩm mỹ cắt chỉ sau 3-5 ngày, vết thương khâu bị nhiễm khuẩn cắt chỉ sớm hơn. QUY TRÌNH THAY BĂNG VÀ RỬA VẾT THƯƠNG 1. Chuẩn bị dụng cụ: 1.1. Dụng cụ vô khuẩn: để trong mâm trải khăn vô khuẩn: - Gòn viên, gạc - 1 kềm thẳng - 1 kềm cong - 1 kéo cắt chỉ (nếu cần) - Cốc nhỏ: 2-3 cái (đựng dung dịch sát khuẩn) 1.2. Dụng cụ khác: - Dung dịch sát khuẩn - Vải nilon, giấy báo - Khay quả đậu (nếu cần) - Túi đựng băng dơ - Băng keo, kéo cắt băng - Kềm gắp băng dơ - Găng sạch. 2. Kỹ thuật tiến hành: Quan sát vết thương trước khi soạn dụng cụ. - Rửa tay, mang khẩu trang. - Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh - Báo và giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm - Đặt người bệnh ở tư thế thuận tiện - Trải nilon hoặc giấy báo phía dưới vết thương - Mang găng tay sạch. - Tháo bỏ băng cũ bằng kềm sạch. Nếu dịch, máu thấm vào băng mà khô thì phải tưới nước sát khuẩn cho ẩm rồi tháo băng ra bỏ vào thùng đựng đồ dơ. - Mở khăn mâm dụng cụ vô khuẩn. - Dùng kềm vô khuẩn gắp gòn viên nhúng vào dung dịch sát khuẩn, chuyển gòn sang kềm thứ 2, rửa vết thương từ trong ra ngoài. Trang 193 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  55. CN. Trần Thị Nô. - Rửa trong vết thương trước, sau đó rửa da xung quanh rộng 5cm. - Rửa lại bằng viên gòn khác đến khi sạch. - Dùng gạc chặm khô bên trong vết thương. - Gắp gòn khô lau khô da xung quanh vết thương. - Dùng dung dịch sát khuẩn sát khuẩn da xung quanh vết thương. - Đắp gạc phủ kín vết thương ra ngoài khoảng 5cm. - Cố định băng bằng băng dính hoặc băng cuộn. - Đặt người bệnh nằm lại thoải mái. - Thu dọn dụng cụ. - Ghi hồ sơ. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 194
  56. Thay băng và rửa vết thương. QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG THƯỜNG TT NỘI DUNG A. CHUẨN BỊ 1. Mang khẩu trang, rửa tay 2. Chuẩn bị dụng cụ B. TIẾN HÀNH 3. Báo và giải thích người bệnh. 4. Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp, bộc lộ vết thương 5. Đặt tấm lót dưới vết thương;để dụng cụ; túi đựng đồ dơ nơi thuận tiện. 6. Tháo băng bẩn bằng kềm sạch 7. Điều dưỡng mang găng tay sạch 8. Mở mâm dụng cụ vô khuẩn 9. Dùng 2 kẹp vô khuẩn rửa vết thương từ trong ra ngoài, trên cao xuống nơi thấp, bên xa đến bên gần với dung dịch rửa vết thương 10. Rửa vùng da xung quanh vết thương rộng ra 5cm bằng dung dịch rửa vết thương 11. Dùng gạc chậm khô bên trong vết thương 12. Lau khô vùng da xung quanh vết thương bằng gòn 13. Sát khuẩn vùng da xung quanh vết thương bằng dung dịch sát trùng da 14. Đặt gạc, gòn bao che kín vết thương rộng ra ngoài da 5cm 15. Cố định bông băng 16. Báo cho người bệnh biết việc đã xong giúp người bệnh tiện nghi C. KẾT THÚC 17. Thu dọn dụng cụ, tháo găng tay, rửa tay 18. Ghi hồ sơ Trang 195 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  57. CN. Trần Thị Nô. QUY TRÌNH KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ VẾT KHÂU TT NỘI DUNG 1 Báo, giải thích cho người bệnh 2 Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp 3 Bộc lộ vùng vết thương (giữ cho người bệnh kín đáo và thoải mái) 4 Đặt tấm lót dưới vết thương; để dụng cụ, túi đựng đồ dơ nơi thuận tiện 5 Tháo băng bẩn bằng kềm sạch 6 Mang găng tay sạch 7 Mở khăn mâm dụng cụ vô khuẩn 8 Dùng kềm rửa vết khâu từ đường giữa, hai bên chân chỉ 9 Đặt gạc lên vị trí an toàn gần vết khâu 10 Dùng kéo cắt từng mối chỉ nhẹ nhàng sát mặt da 11 Rút chỉ đúng kỹ thuật 12 Đặt từng mối chỉ lên miếng gạc để kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ 13 Sát trùng lại vết khâu, rộng ra xung quanh 5 cm 14 Đặt gạc lên vết khâu (rộng ra 5 cm) 15 Cố định bông băng 16 Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh tiện nghi 17 Dọn dụng cụ, rửa tay 18 Ghi hồ sơ Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 196
  58. Thay băng và rửa vết thương. TỰ LƯỢNG GIÁ Chọn trả lời hợp lý nhất: 1. Dung dịch rửa vết thương phù hợp với trường hợp đã lên mô hạt: A. Cồn 700. C. NaCl 0,9%. B. Ôxy già. D. Betadin. 2. Đây là những nguyên tắc rửa vết thương, NGOẠI TRỪ: A. Rửa từ trong ra ngoài. C. Một mâm dùng cho một phòng. B. Rửa vết thương vô khuẩn trước. D. Cạo sạch lông, tóc trước khi rửa. 3. Thông thường vết thương thẩm mỹ sẽ cắt chỉ sau: A. 1-2 ngày. C. 5-7 ngày. B. 3-5 ngày. D. 7-10 ngày. 4. Nếu dịch, máu thấm vào băng nhưng đã khô thì trước khi rửa vết thương phải: A. Tháo băng bằng kềm kocher. C. Tưới dung dịch sát khuẩn. B. Sát khuẩn bằng betadin. D. Gắp gòn thấm khô. 5. Để giúp vết thương sạch lên mô hạt tốt ta dùng: A. Eaudakin. C. Dầu mù u. B. Betadin. D. Nước muối sinh lý. Trang 197 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  59. CN. Hưng – BS. Thịnh. KỸ THUẬT ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ CN. Nguyễn Hữu Đức Hưng BS. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Nêu được tầm quan trọng của thức ăn đối với người bệnh 2. Trình bày được ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp nuôi ăn. 3. Trình bày cách phòng ngừa biến chứng của các phương pháp nuôi ăn. ĐẠI CƯƠNG Cơ thể sống, dù ở tư trạng thái nghỉ ngơi, cũng phải tiêu hao năng lượng để cung cấp cho những hoạt động của các cơ quan. Để đáp ứng về nhu cầu năng lượng, cơ thể phải sử dụng vật chất chính bản thân mình và phải bù đắp thường xuyên. Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người chính là khẩu phần ăn hàng ngày với tiêu chuẩn phải đủ cả về lượng và chất. Đặc biệt, khi ốm đau, bệnh tật người bệnh càng cần đủ lượng và chất trong dinh dưỡng hơn để chống đỡ với bệnh tật, duy trì sự sống và tồn tại. Thức ăn cung cấp dinh dưỡng và chất giúp cơ thể tồn tại, phát triển, chống lại bệnh tật. Không những thế, ăn uống còn có vai trò quan trọng ngang như thuốc trong điều trị bệnh. Vì vậy cần tuân thủ theo chế độ ăn mà người thầy thuốc qui định. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN 1. Đảm bảo chất lượng và tỷ lệ: Đảm bảo tỷ lệ các chất trong khẩu phần ăn như sau: . - Người trưởng thành: Protein:Lipid:Glucid = 1:1:4. - Trẻ em: Protein:Lipid:Glucid = 1:1:5 hoặc 1:1:6. - Đảm bảo cân đối protein và lipid giữa thực vật và động vật. Khi bị rối loạn tiêu hóa, tỷ lệ các chất trong khẩu phần có thể thay đổi tuỳ theo từng trường hợp bệnh cụ thể. 2. Đảm bảo nhu cầu năng lượng: Khi bị bệnh, nhu cầu về calo thường không cao vì ít sử dụng cho vận động. Tuy nhiên, nhu cầu về protein khá lớn để chống đỡ với bệnh tật. Trong đó, protein động vật chiếm khoảng 30-65%. 3. Phụ thuộc chế độ bệnh lý: - Chế độ ăn hạn chế sợi và xơ: bệnh đường tiêu hóa. - Chế độ ăn hạn chế chất béo: bệnh gan mật, béo phì, tim mạch - Chế độ ăn hạn chế protein: bệnh cầu thận, suy thận, viêm thận mạn Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 198
  60. Kỹ thuật đưa thức ăn vào cơ thể. - Chế độ tăng protein: hội chứng thận hư, bệnh suy kiệt, thiếu máu - Chế độ ăn hạn chế muối: bệnh thận, bệnh tim mạch, phù 4. Phân phối thời gian, số lượng hợp lý: Đảm bảo phù hợp với tình trạng bệnh tật, tuân thủ theo y lệnh của bác sỹ. KỸ THUẬT ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ 1. Cho ăn qua đường miệng: 1.1. Ưu-Nhược điểm: 1.1.1. Ưu điểm: - Dễ thực hiện. - Ít tốn kém. - Đạt hiệu quả về mặt dinh dưỡng. 1.1.2. Nhược điểm: - Không thực hiện được đối với những bệnh nhân hạn chế về phản xạ nuốt như trường hợp liệt cơ vòng thực quản do chấn thương, hẹp thực quản, ung thư thực quản, hẹp môn vị, tổn thương vùng miệng do gãy xương hàm, bỏng miệng - Không thực hiện được đối với bệnh nhân không có ý thức để nuốt như trường hợp hôn mê, liệt đốt sống cổ hoặc trong trường hợp không thể cho thức ăn qua đường dạ dày do yêu cầu điều trị 1.2. Chuẩn bị người bệnh: - Kiểm tra tên người bệnh, đối chiếu với hồ sơ, thực đơn theo tình trạng bệnh lý trong hồ sơ. - Thông báo, giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm, động viên, hướng dẫn những điều cần thiết. - Sắp xếp lại giường bệnh cho gọn gàng. - Để người bệnh thoải mái, thuận tiện phù hợp với tình tạng bệnh lý. - Rửa tay cho người bệnh. 1.3. Chuẩn bị dụng cụ: khay ăn bao gồm: - Chén, đĩa, đũa - Khăn ăn, khăn bông nhỏ. - Cốc đựng nước. - Nước uống. - Thức ăn theo bệnh lý. - Thức ăn tráng miệng. - Khay ăn. Trang 199 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  61. CN. Hưng – BS. Thịnh. 1.4. Tiến hành: - Lấy thức ăn ra bát, đĩa. - Sắp xếp thức ăn vào khay. - Mang khay ăn đến giường bệnh, đặt nơi thích hợp. - Để người bệnh nằm tư thế đầu cao, choàng khăn ăn trước ngực. - Cho người bệnh súc miệng. - Lấy cơm, thức ăn vào chén, xúc cho người bệnh từng muỗng một (nếu người bệnh không tự làm được) - Động viên để người bệnh ăn ngon miệng và hết suất. - Cho người bệnh ăn hoa quả tráng miệng. - Bỏ khăn choàng cổ, đặt người bệnh về tư thế thuận tiện, dặn những điều cần thiết. - Thu dọn dụng cụ. - Ghi hồ sơ: ngày giờ ăn, khẩu phần, số lượng, loại thức ăn, người bệnh tự ăn hay cần giúp đỡ, lý do ăn ít hay không ăn, tên người cho ăn. 1.5. Những điểm cần lưu ý: - Phải loại bỏ những yếu tố làm người bệnh ăn mất ngon như bô vịt, ống nhổ đặt trong tầm mắt người bệnh. - Khi cho người bệnh ăn phải có thái độ ân cần, vui vẻ, luôn động viên, khuyến khích người bệnh ăn hết suất. - Đảm bảo ăn đúng giờ quy định. - Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. - Trong khi cho người bệnh ăn nên giải thích, động viên, hướng dẫn những vấn đề về dinh dưỡng và chế độ ăn bệnh lý. 2. Cho ăn bằng ống thông dạ dày qua mũi miệng: 2.1. Trường hợp áp dụng: - Hôn mê. - Co giật, uốn ván. - Chấn thương vùng hàm mặt. - Gãy xương hàm cần cố định. - Ung thư vòm họng, thực quản. - Tre đẻ non phản xạ bú kém. - Người bệnh đang thở máy. 2.2. Ưu-Nhược điểm: 2.2.1. Ưu điểm: Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 200
  62. Kỹ thuật đưa thức ăn vào cơ thể. - Thức ăn vào trực tiếp trong dạ dày, kích thích men tiêu hóa hoạt động tốt. - Cơ thể được bơm đủ thức ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. - Cơ thể điều chỉnh theo nhu cầu bệnh lý. - Rẻ tiền, có thể áp dụng thường xuyên và lâu dài. 2.2.2. Nhược điểm: - Không áp dụng được trong trong những trường hợp: bỏng thực quản, áp xe thành họng, hóc xương cá - Thức ăn phải lỏng. - Tuyến nước bọt kém hoạt động, nếu không chăm sóc răng miệng viêm hoặc tắc tuyến nước bọt. 2.3. Chuẩn bị người bệnh: - Kiểm tra tên người bệnh, đối chiếu với hồ sơ, thực đơn theo tình trạng bệnh lý trong hồ sơ. - Thông báo, giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm, động viên, hướng dẫn những điều cần thiết. - Để người bệnh thoải mái, thuận tiện phù hợp với tình trạng bệnh lý. 2.4. Chuẩn bị dụng cụ: 2.4.1. Dụng cụ vô khuẩn: - Ong thông Levin. - Bơm cho ăn 50ml - Gạc miếng. - Que đè lưỡi. - Găng tay. 2.4.2. Dụng cụ khác: - Thức ăn, cốc đựng thức ăn có chia độ. - Cốc nước chín. - Tấm nylon, khăn bông. - Nhiệt kế đo nhiệt độ thức ăn. - Kẹp kocher, ống cắm kẹp. - Băng dính, kéo cắt băng dính. - Ong nghe. - Bệnh án, phiếu ghi. 2.5. Tiến hành: - Đưa dụng cụ đến giường bệnh, kéo bình phong che chắn. - Đặt người bệnh nằm tư thế nằm đầu cao, quay mặt về phía điều dưỡng. Trang 201 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  63. CN. Hưng – BS. Thịnh. - Choàng tấm nylon, phủ khăn bông trước ngực, đặt khay hạt đậu cạnh cằm hoặc má người bệnh. - Vệ sinh mũi. - Cắt băng dính, đi găng tay. - Đo ống thông: từ cánh mũi đến dái tai, từ dái tai đến mũi ức, đánh dấu. - Dùng gạc cầm ống thông nhúng vào ly nước làm trơn ống, vẩy cho ráo nước ở đầu ống. - Cầm đầu ống thông như kiểu cầm bút, một tay cầm phần ống còn lại đã cuộn tròn. Đưa ống nhẹ nhàng qua mũi. Khi đưa vào đến hầu (khoảng 10cm) thì bảo người bệnh nuốt, đồng thời một tay nâng đầu người bệnh cho cổ hơi gập về trước, một tay đẩy ống thông vào đến nơi đánh dấu. - Dùng que đè lưỡi kiểm tra xem ống thông có cuộn trong miệng không. - Khi ống đã qua hầu thì đưa ống thông vào tiếp theo nhịp nuốt của người bệnh, đến mức làm dấu. - Thử xem ống thông đã vào đúng dạ dày chưa bằng các phương pháp: Nhúng đầu ống vào ly nước: nếu không sủi bọt khí là vào đúng dạ dày Rút dịch trong dạ dày: nếu có dịch là ống đã vào đúng dạ dày. Bơm hơi vào dạ dày (# 10 ml), đặt ống nghe vùng thượng vị kiểm tra. - Cố định ống ở mũi và má, để đầu người bệnh nghiêng sang bên. - Gắn phểu vào đầu ống thông - Cho ít nước vào ống - tráng ống - Kiểm tra nhiệt độ thức ăn. - Cho thức ăn vào từ từ với áp lực nhẹ (phểu cách mặt người bệnh 15- 20cm và liên tục tránh để bọt khí vào. Theo dõi sắc mặt người bệnh. - Tráng ống sạch bằng nước chín - Lau khô, gập ống và che kín đầu ống thông - Lau sạch miệng mũi người bệnh - Giúp người bệnh nằm lại tư thế thỏai mái. - Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay - Ghi hồ sơ 2.6. Những điểm cần lưu ý: - Phải chắc chắn ống thông vào đúng dạ dày mới cho thức ăn vào. - Khi đưa ống thông vào dạ dày nếu người bệnh ho sặc sụa thì phải rút ống ngay. - Khi cho ăn để đầu người bệnh cao khoảng 300. - Theo dõi thật cẩn thận ở lần cho ăn đầu tiên. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 202
  64. Kỹ thuật đưa thức ăn vào cơ thể. - Tránh để thức ăn trào ngược. - Khi lưu ống thông cần lưu ý thêm: Không lưu ống quá 48 giờ. Khi cho ăn những lần sau phải đánh giá xem còn nhiều thức ăn trong dạ dày không, nhất là trẻ sơ sinh, để đưa số lượng thức ăn cho phù hợp. Thường quy vệ sinh mũi, miệng, chân ống thông. Nếu có hiện tượng sưng tấy đỏ, viêm loét phải thay đổi vị trí cố định ống hoạc thay đổi vị trí đặt ống. 2.7. Biến chứng và cách phòng ngừa: 2.7.1. Viêm loét niêm mạc mũi, thực quản, dạ dày, tuyến nước bọt: - Chăm sóc mũi – Miệng mỗi ngày - Không đặt ống quá 5 ngày - Khi thay ống phải đổi vị trí, không đặt mũi khi mũi bị viêm - Nhai kẹo cao su, uống nước cốt chanh khi bệnh nhân tỉnh 2.7.2. Hít sặc: - Cho ăn đúng kỹ thuật - Đặt ống đúng vị trí (kiểm tra ống chắc chắn vào dạ dày) - Khi đặt ống nếu người bệnh tím tái khó thở thì ngưng ngay, rút ống ra 2.7.3. Hiện tượng trào ngược: - Nằm đầu cao 10 – 15 phút tránh hiện tượng trào ngược, nếu trào ngược thì dùng máy hút - Tráng ống sạch trước và sau khi ăn. 2.7.4. Hội chứng “ dupping ” (dồn đống) - Tránh bơm hơi, giảm áp lực. - Đảm bảo nhiệt độ của dịch bơm bằng nhiệt độ cơ thể . 3. Các phương pháp cho ăn khác: 3.1. Cho ăn qua đường truyền tĩnh mạch (PIV: Perfusion Intra veineuse) 3.1.1. Ưu điểm: - Thức ăn trực tiếp vào máu. - Tác dụng nhanh chóng. - Hiệu quả ngay. 3.1.2. Nhược điểm: - Dễ dị ứng, dễ gây phản ứng viêm ở thành mạch. - Khi thức ăn vào đường này thì thiếu sự tham gia dịch tiêu hoá, ảnh hưởng sự tiết ra men tiêu hoá dẫn đến rối loạn tiêu hóa. - Tốn kém (đắt tiền), chỉ cung cấp đạm, nước và điện giải. Trang 203 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  65. CN. Hưng – BS. Thịnh. 3.1.3. Quy trình kỹ thuật: xem bài kỹ thuật truyền dịch 3.2. Cho ăn bằng ống thông dạ dày qua da: Mở dạ dày là phẩu thuật được thực hiện để tạo ra một lỗ hở vào dạ dày nhằm mục đích cho thức ăn và chất lỏng. Mở dạ dày là can thiệp điều trị chỉ được làm khi có bệnh nặng, mãn tính, bệnh của giai đoạn cuối đời. Sử dụng ống thông (Nelaton, Pezzer). Phương pháp này có một số nhược điểm sau: - Phải chăm sóc chân ống ở mặt da như một vết thương. - Gây đau và kém về mặt thẫm mỹ. - Không áp dụng khi trào ngược dạ dày-thực quản nặng, nguy cơ viêm phổi. Do tạo ra vết thương nên có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ ở chân ống. Cách phòng ngừa như sau: - Chăm sóc ống sonde mỗi ngày. - Thực hiện kỹ thật vô khuẩn khi thay băng vết thương. - Theo dõi và quan sát vùng da xung quanh ống dẫn lưu. - Đảm bảo vùng da xung quanh ông luôn sãch sẽ, khô ráo. 3.3. Cho ăn qua ống thông hậu môn (thụt giữ): Phương pháp này có một số nhược điểm sau: - Phải tháo nước cho sạch (thụt tháo) 1 – 2 giờ trước đặt ống thông nuôi ăn. - Tốc độ cho ăn thật chậm và làm giữ ấm. - Gây khó chịu cho bệnh nhân, kém hiệu quả về mặt dinh dưỡng. Phương pháp này có thể gây viêm loét hậu môn. Có thể hạn chế biến chứng này như sau: - Đặt ống đùng kỹ thuật. - Thao tác cần nhẹ nhàng tránh làm trầy xước niêm mạc. - Bôi trơn ống trước khi đặt Vì có quá nhiều khiếm khuyết nên ngày này phương pháp này rất ít được sử dụng. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 204
  66. Kỹ thuật đưa thức ăn vào cơ thể. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHO ĂN BẰNG ỐNG THÔNG TT NỘI DUNG A. CHUẨN BỊ 1. Mang khẩu trang, rửa tay 2. Chuẩn bị dụng cụ B. TIẾN HÀNH 3. Báo và giải thích cho người bệnh. 4. Cho người bệnh ngồi hoặc nằm đầu cao. 5. Choàng tấm nylon và khăn qua cổ người bệnh. 6. Vệ sinh 2 lỗ mũi. 7. Đặt bồn hạt đậu cạnh má. 8. Mang găng tay sạch. 9. Đo ống từ cánh mũi (miệng) đến dái tai, từ dái tai đến mũi xương ức. 10. Làm dấu bằng băng keo nhỏ. 11. Dùng gạc cầm ống thông nhúng vào ly nước làm trơn ống, vẩy cho ráo nước ở đầu ống. 12. Đưa ống qua mũi (miệng) đến hầu bảo người bệnh nuốt 13. Dùng que đè lưỡi kiểm tra, ống qua khỏi hầu 14. Đưa ống thông vào tiếp theo nhịp nuốt của người bệnh, đến mức làm dấu 15. Thử ống: - Nhúng đầu ống vào ly nước, nếu không sủi bọt khí là vào đúng dạ dày - Rút dịch trong dạ dày. Nếu có dịch là ống đã vào đúng dạ dày - Bơm hơi vào dạ dày (# 10 ml), đặt ống nghe vùng thượng vị để kiểm tra 16. Cố định ống ở mũi và má 17. Gắn phểu vào đầu ống thông 18. Cho ít nước vào ống - tráng ống 19. Cho thức ăn vào từ từ với áp lực nhẹ (phểu cách mặt người bệnh 15- 20cm và liên tục tránh để bọt khí vào. Theo dõi sắc mặt người bệnh. 20. Tráng ống sạch bằng nước chín 21. Lau khô, gập ống và che kín đầu ống thông 22. Lau sạch miệng mũi người bệnh 23. Giúp người bệnh nằm lại tư thế thỏai mái. C. KẾT THÚC 24. Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay 25. Ghi hồ sơ Trang 205 Giáo trình Điều dưỡng cơ sở
  67. CN. Hưng – BS. Thịnh. TỰ LƯỢNG GIÁ Chọn trả lời hợp lý nhất: 1. Chế độ ăn hạn chế chất béo áp dụng cho trường hợp: A. Bệnh đại tràng. C. Hội chứng thận hư. B. Bệnh gan mật. D. Bệnh táo bón. 2. Ong thông thường dùng để đặt vào dạ dày nuôi ăn cho người bệnh: A. Foley. C. Levin. B. Malecot. D. Nelaton. 3. Đây là những mốc đo khi đặt ống thông dạ dày, NGOẠI TRỪ: A. Cánh mũi. C. Mũi ức. B. Dái tai. D. Tâm vị. 4. Đây là những phương pháp xác định ống thông vào đúng dạ dày, NGOẠI TRỪ: A. Nhúng đầu ống vào ly nước. C. Đặt tay lên đầu ống xem có hơi. B. Rút xem có dịch dạ dày. D. Bơm hơi, nghe. 5. Biện pháp giúp tránh hiện tượng trào ngược khi đặt ống thông dạ dày: A. Nhai kẹo cao su. C. Giữ nhiệt độ dịch bơm phù hợp. B. Cố định mũi má thật chặt. D. Cho nằm đầu cao 10-15 phút. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 206