Bài giảng Pháp luật thuế thu vào việc sử dụng một số tài sản thuộc sở hữu nhà nước

ppt 58 trang phuongnguyen 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật thuế thu vào việc sử dụng một số tài sản thuộc sở hữu nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phap_luat_thue_thu_vao_viec_su_dung_mot_so_tai_san.ppt

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật thuế thu vào việc sử dụng một số tài sản thuộc sở hữu nhà nước

  1. CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC 1
  2. CHƯƠNG 4: I. KHÁI QUÁT CHUNG II. PHÁP LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP III. PHÁP LUẬT THUẾ NHÀ, ĐẤT IV. PHÁP LUẬT THUẾ TÀI NGUYÊN 2
  3. I. Khái quát chung 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3
  4. 1. Khái niệm Pháp luật thuế thu vào việc sử dụng một số tài sản của Nhà nước là tập hợp các QPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình thu nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất và thuế tài nguyên vào NSNN. 4
  5. 2. Đặc điểm ⚫ Thứ nhất, là thuế trực thu??? ⚫ Thứ hai, đối tựơng tác động là hành vi sử dụng tài sản thuộc sở hữu Nhà nước (hành vi sử dụng đất và khai thác tài nguyên) ⚫ Thứ ba, vai trò: ✓ Điều tiết thu nhập, tạo nguồn thu cho NSNN ✓ Thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động sử dụng đất đai & khai thác tài nguyên 5
  6. II. Pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ⚫ Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 10/07/1993 ⚫ Nghị định 74/1993/NĐ-CP ngày 25/10/1993 qui định chi tiết Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp ⚫ Thông tư số 89/BTC ngày 09/11/1993 hướng dẫn Nghị định 74/1993/NĐ-CP ⚫ Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/12/2010 do Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. ⚫ Nghị Định 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12, có hiệu lực từ 15/5/2011. 6
  7. II. Pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1. Khái niệm 2. Đối tượng chịu thuế 3. Đối tượng nộp thuế 4. Căn cứ tính thuế 5. Chế độ miễn, giảm thuế 6. Chế độ quản lý thuế sử dụng đất nông nghiệp. 7
  8. 1. Khái niệm Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế thu vào hành vi sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình 8
  9. 2. Đối tượng chịu thuế ⚫ Điều 2 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 10/07/1993 ⚫ Điều 2 Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993 quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. 9
  10. 2. Đối tượng chịu thuế 1) Thứ nhất: đất trồng trọt. 2) Thứ hai: đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản, làm muối. 3) Thứ ba: đất có rừng trồng. 10
  11. Đối tượng không chịu thuế: Điều 3 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và Điều 3 Nghị định 74/CP: 1) Đất rừng tự nhiên; 2) Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng; 3) Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà, đất; 4) Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng; 5) Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở. 11
  12. 3. Đối tượng nộp thuế Điều 1 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và Điều 1 Nghị định 74/CP: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất vào việc sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, (gọi chung là hộ nộp thuế). Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. 12
  13. 3. Đối tượng nộp thuế 1. Đất có GCN quyền sử dụng đất: người có tên trên GCN là ĐTNT, nộp thuế theo mục đích sử dụng đất đựơc ghi trong GCN. 2. Đất chưa có GCN quyền sử dụng đất: người đang trực tiếp sdđ là ĐTNT, nộp thuế theo hiện trạng đất đang sử dụng. 3. Đất đang tranh chấp: người đang trực tiếp sdđ là ĐTNT; nếu đất tranh chấp chưa có người sử dụng thì người có quyền sdđ hợp pháp sau khi giải quyết tranh chấp là ĐTNT. 13
  14. 4. Căn cứ tính thuế Điều 5 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 10/07/1993: ⚫ Diện tích đất tính thuế; ⚫ Hạng đất; ⚫ Định suất thuế của từng hạng đất, (kg thóc/ha) Số thuế Diện tích Định suất thuế của sdđ nông = đất tính X từng hạng đất, (kg nghiệp thuế thóc/ha) 14
  15. Diện tích đất tính thuế: Diện tính đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng được ghi trong: ⚫ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. ⚫ Sổ địa chính nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. ⚫ Ghi trong tờ khai của hộ nộp thuế. 15
  16. Hạng đất: Hạng đất do cơ quan thuế phối hợp với cơ quan quản lý đất đai xác định, căn cứ vào 5 yếu tố sau: 1. Chất đất; 2. Vị trí; 3. Địa hình; 4. Điều kiện khí hậu, thời tiết; 5. Điều kiện tưới tiêu.  Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 6 hạng  Đất trồng cây lâu năm: 5 hạng 16
  17. Định suất thuế: Định suất thuế là mức thuế phải nộp tính trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp chịu thuế. Định suất thuế được xác định căn cứ vào hạng đất. Điều 9 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 Thuế sdđ nông nghiệp được tính bằng thóc, thu bằng tiền. Giá thóc thu thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định được thấp hơn không quá 10% so với giá thị trường ở địa phương trong vụ thu thuế 17
  18. Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 6 hạng Hạng đất Định suất thuế (kg thóc/ha) 1 550 2 460 3 370 4 280 5 180 6 50 18
  19. Đất trồng cây lâu năm: 5 hạng Hạng đất Định suất thuế (kg thóc/ha) 1 650 2 550 3 400 4 200 5 80 19
  20. 5. Chế độ miễn, giảm thuế 1. Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/12/2010 do Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 01/01/2011 đến 31/12/2020. 2. Nghị Định 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12. Thời hạn miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là 01/01/2011 đến hết 31/12/2020. 20
  21. 6. Chế độ quản lý thuế sử dụng đất nông nghiệp Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành 21
  22. III. Pháp luật thuế nhà, đất ⚫ Pháp lệnh Thuế nhà, đất ngày 31/07/1992 ⚫ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Thuế nhà, đất ngày 19/05/1994 ⚫ Nghị định 94/1994/NĐ-CP ngày 25/08/1994 qui định chi tiết Pháp lệnh thuế nhà, đất ⚫ Thông tư 83/1994/TT-BTC ngày 07/10/1994 hướng dẫn Nghị định 94/1994/NĐ-CP ⚫ Thông tư số 71/2002/TT-BTC ngày 19/08/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 83/TT-BTC ngày 07/10/1994 ⚫ Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ 01/01/2012 22
  23. III. Pháp luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ⚫ Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ 01/01/2012 23
  24. III. Pháp luật thuế nhà, đất 1. Khái niệm 2. Đối tượng chịu thuế 3. Đối tượng nộp thuế 4. Căn cứ tính thuế 5. Các trường hợp miễn, giảm thuế 6. Quản lý thuế nhà, đất 24
  25. 1. Khái niệm Thuế nhà, đất là loại thuế thu vào hành vi sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. 26
  26. 1. Khái niệm Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế thu vào hành vi sử dụng phi nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. 27
  27. 2. Đối tượng chịu thuế Điều 3 Pháp lệnh thuế nhà, đất 1992: ⚫ Đất ở: đất xây cất nhà, gồm cả đất làm vườn, làm ao, làm đường đi, làm sân phơi, đất bỏ trống quanh nhà, kể cả đất đã được cấp giấy phép nhưng chưa xây dựng . Đất xây dựng công trình: đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản, văn hóa, xã hội, dịch vụ, an ninh quốc phòng, 28
  28. 2. Đối tượng chịu thuế Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010: 1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị 2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh 29
  29. Đối tượng không chịu thuế: Điều 3 Pháp lệnh thuế nhà, đất: ⚫ Đất được phép sử dụng vì lợi ích công cộng, phúc lợi xã hội hay từ thiện. ⚫ Đất được phép dùng vào việc thờ cúng công cộng của các tổ chức tôn giáo, các tổ chức khác mà không sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc để ở. 30
  30. Đối tượng không chịu thuế: Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm: 1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây sdựng công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; 2. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; 3. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; 4. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; 5. Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; 6. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; 7. Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật. 31
  31. 3. Đối tượng nộp thuế Điều 2 Pháp lệnh thuế nhà, đất 1992; Mục I.2 Thông tư 83/TC/TCT ngày 07/10/1994: Đối tượng nộp thuế nhà, đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình. 32
  32. 3. Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Điều 2 Luật thuế sdđ phi nông nghiệp: Là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế 33
  33. 3. Người nộp thuế sdđ phi nông nghiệp Thứ nhất, là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất phi nông nghiệp. Thứ hai, là cá nhân, tổ chức, hộ gia đình đang trực tiếp sử dụng đất phi nông nghiệp nếu: ⚫ Đất đang tranh chấp ⚫ Đất chưa được cấp Giấy chứng nhận 34
  34. 3. Người nộp thuế sdđ phi nông nghiệp Thứ ba, người nộp thuế trong một số trường hợp đặc biệt: ◼ Là người thuê đất nếu được NN cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư. ◼ Do các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng nếu nếu người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng. Nếu hợp đồng không có thoả thuận thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế. ◼ Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó; ◼ Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này thì pháp nhân mới là người nộp thuế. 35
  35. 4. Căn cứ tính thuế Điều 6 Pháp lệnh thuế nhà, đất 1992: 1. Diện tích đất, 2. Hạng đất 3. Mức thuế trên một đơn vị diện tích Số thuế Diện tích = X Mức thuế/đơn vị nhà, đất đất tính diện tích đất phải nộp thuế 36
  36. Diện tích đất: Là toàn bộ diện tích đất ở, đất xây dựng công trình do các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng: ✓ là diện tích đất ghi trong giấy cấp đất của cơ quan có thẩm quyền; ✓ hoặc là diện tích đất thực tế sử dụng nếu chưa có giấy cấp đất. 37
  37. Diện tích đất: Đối với đất xây dựng nhà nhiều tầng (chung cư): - Từ tầng 5 (lầu 4) trở lên không phải chịu thuế đất - Từ tầng 4 (lầu 3) trở xuống, diện tích đất chịu thuế được phân bổ cho từng tầng (lầu): tổng số thuế phải nộp bằng số thuế tính trên diện tích đất sử dụng chung. 38
  38. Hệ số phân bổ thuế đất cho các tầng (lầu) đối với phần diện tích đất xây nhà nhiều tầng (lầu): Hệ số các tầng lầu Nhà Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3 Tầng 4 (lầu trệt) (lầu 1) (lầu 2) (lầu 3) 1 tầng (nhà trệt) 1 2 tầng (1 lầu) 0,7 0,3 3 tầng (2 lầu) 0,7 0,2 0,1 4 tầng (3 lầu) 0,7 0,2 0,07 0,03 39
  39. Hạng đất: ⚫ Xác định hạng đất ở, đất xây dựng công trình? ⚫ Tương ứng với mỗi hạng đất là một mức thuế, đảm bảo phù hợp và công bằng. 40
  40. Mức thuế: Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung thuế nhà, đất ngày 19/05/1994 Đất ở, đất xây dựng công trình thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, mức thuế bằng 3 đến 32 lần mức thuế sdđ nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng. 1. Đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng ven đô thị, ven đầu mối giao thông và ven trục giao thông chính, mức thuế bằng 1,5 đến 2,5 lần mức thuế sdđ nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng. 2. Đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng nông thôn, đồng bằng, trung du, miền núi, mức thuế đất bằng 1 lần mức thuế sdđ nông nghiệp bình quân trong xã 41
  41. 4. Căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Điều 5 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: 1. Giá tính thuế 2. Thuế suất 42
  42. 4. Căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Giá tính thuế: Điều 6 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ◼ Được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m2 đất 2 ◼ Giá của 1m đất là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành 43
  43. 4. Căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Thuế suất: Điều 7 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Bậc Diện tích đất tính thuế (m2) Thuế suất thuế (%) 1 Diện tích trong hạn mức 0,03 2 Phần diện tích vượt không quá 3 0,07 lần hạn mức 3 Phần diện tích vượt trên 3 lần 0,15 hạn mức 44
  44. 5. Các trường hợp miễn, giảm thuế nhà, đất ◼ Điều 13, Điều 14 Pháp lệnh thuế nhà, đất 1992 45
  45. 5. Các trường hợp miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ◼ Điều 9, Điều 10 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 46
  46. 6. Quản lý thuế nhà, đất ◼ Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành 47
  47. IV. Pháp luật thuế tài nguyên  Luật thuế tài nguyên 2009, có hiệu lực từ 01/07/2010.  Nghị Định 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên.  Thông tư 105/2010/TT-BTC ngày 23 tháng 07 năm 2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị Định 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên.  Nghị Quyết của UBTVQH số 928/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010 về việc ban hành Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên. 48
  48. IV. Pháp luật thuế tài nguyên 1. Khái niệm 2. Đối tượng chịu thuế 3. Đối tượng nộp thuế 4. Căn cứ tính thuế 5. Chế độ miễn, giảm thuế 6. Quản lý thuế tài nguyên 49
  49. 1. Khái niệm Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ Việt Nam của các tổ chức, cá nhân. 50
  50. 2. Đối tượng chịu thuế: Điều 2 Luật thuế tài nguyên: 1. Khoáng sản kim loại. 2. Khoáng sản không kim loại. 3. Dầu thô. 4. Khí thiên nhiên, khí than. 5. Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật. 6. Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển. 7. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất. 8. Yến sào thiên nhiên. 9. Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định 51
  51. 3. Người nộp thuế tài nguyên: Điều 3 Luật thuế tài nguyên: “Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên ”. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là hành vi hợp pháp, có giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp. 52
  52. 4. Căn cứ tính thuế Điều 4 Luật thuế tài nguyên: 1. Sản lượng tài nguyên tính thuế 2. Giá tính thuế 3. Thuế suất Số thuế Sản lượng tài Giá [ Thuế tài = nguyên tính thuế X tính X suất nguyên thuế 53
  53. Sản lượng tài nguyên tính thuế: ◼ Điều 5 Luật thuế tài nguyên: ◼ Là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên. 54
  54. Giá tính thuế: ◼ Điều 6 Luật thuế tài nguyên 55
  55. Thuế suất: ◼ Điều 7 Luật thuế tài nguyên 56
  56. 5. Chế độ miễn, giảm thuế ◼ Điều 9 Luật thuế tài nguyên 57
  57. 6. Chế độ quản lý thuế tài nguyên ◼ Luật Quản lý thuế ◼ Luật thuế tài nguyên ◼ Và các văn bản hướng dẫn thi hành. 58