Bài giảng Pháp luật phong kiến Việt Nam

ppt 17 trang phuongnguyen 2820
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Pháp luật phong kiến Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptphap_luat_phong_kien_viet_nam.ppt

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật phong kiến Việt Nam

  1. PHÁP LuẬT PHONG KiẾN NHÓM 5: LÊ VĂN LÝ NGUYỄN QUỐC KHANH BÙI VĂN THIỆT BÙI THỊ YẾN NHI LÊ ĐĂNG KHOA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN NGUYỄN VĂN BÁ. LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 1
  2. Đây là kiểu pháp luật thứ hai trong lịch sử của nhân loại,ra đời gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến.Tồn tại với một quá trình lâu dài của lịch sử với hàng nghìn năm lịch sử cùng những biến đổi chậm chạp.Pháp luật phong kiến còn là kiểu pháp luật đầu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có VN.Bài thuyết trình của chúng tôi sẽ trình bày về: I.BẢN CHẤT CỦA PHÁP LuẬT PHONG KiẾN. II.NHỮNG ĐẶC ĐiỂM CƠ BẢN CỦA PHÁP LuẬT PHONG KiẾN. LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 2
  3. I.VỀ BẢN CHẤT 1.Bản chất giai cấp: - Do nhà nước phong kiến lập ra ( nhà nước của giai cấp thống trị hay nhà nước của Địa chủ phong kiến ) và bảo vệ cho lợi ích của giai cấp họ. - Thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến,quy định,củng cố sự thống trị của địa chủ phong kiến đối với nông dân. Là công cụ nhằm đảm bảo sự thống trị về kinh tế,chính trị và tinh thần của giai cấp địa chủ phong kiến trong xã hội. LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 3
  4. 2.Bản chất xã hội: - Là công cụ quản lí xã hội,mang tính quy phạm,bắt buộc chung để quản lí xã hội trên các lĩnh vực kinh tế,chính trị,xã hội, - Góp phần xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ,xây dựng một xã hội mới phát triển hơn,cao hơn,tiến bộ hơn so với XH CHNL. Suy cho cùng bản chất của pháp luật phong kiến là bản chất giai cấp và bản chất xã hội. LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 4
  5. II.NHỮNG ĐẶC ĐiỂM CƠ BẢN CỦA PLPK 1.Pháp luật phân chia xã hội thành những đẳng cấp khác nhau và quy định cho mỗi đẳng cấp quyền khác nhau: Pháp luật phong kiến công khai tuyên bố cho mỗi đẳng cấp những đặc quyền riêng.Đặc quyền đó phụ thuộc vào chức tước,danh vị,xuất thân,tôn giáo mà họ đang theo, - Vua có toàn quyền trong xã hội phong kiến;chúa,địa chủ lớn,tăng lữ có rất nhiều quyền.Còn thị dân và các tầng lớp khác có ít quyền,nông dân không có quyền gì đáng kể. - Quy định sự trừng phạt khác nhau căn cứ vào đẳng cấp thứ bậc của người phạm tội và người bị hại trong xã hội. LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 5
  6. VD:xâm hại tới vua chúa,quan lại,những người có địa vị trong xã hội bị trừng phạt rất nặng ,mọi sự phản kháng chống lại chính quyền và vua đều là tội chết.Còn những hành vi xâm phạm tới thường dân thì bị trừng phạt rất nhẹ. ➔ Chính vì tính chất đặc quyền và sự bất bình đẳng trong pháp luật phong kiến trên mà người ta thường nói pháp luật phong kiến là pháp luật mà ” lễ nghi không tới thứ dân,hình phạt không tới kẻ trượng phu ”(ngạn ngữ TQ). LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 6
  7. 2.Pháp luật phong kiến dung túng việc sử dụng bạo lực và sự tùy tiện của địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động trong xã hội: - Pháp luật phong kiến hợp pháp hóa sự chuyên quyền,tùy tiện sử dụng bạo lực của giai cấp địa chủ PK. - Pháp luật phong kiến cho phép địa chủ tự mình xét xử nông dân,buộc chặt người nông dân vào ruộng đất của mình,cho phép tra tấn khi hỏi cung,điều tra.PLPK còn cho phép sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp,mâu thuẫn,thừa nhận chân lí thuộc về kẻ mạnh. VD: Những quy định về đấu kiếm,đấu súng ở châu âu - Tòa án PK có thể xét xử bất kì vụ kiện nào từ việc nhà nước đến việc thuộc về đạo đức,tín ngưỡng,nghệ thuật , và bản án được thực hiện ngay tức thì. LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 7
  8. 3.Pháp luật phong kiến rất hà khắc,dã man: • Mục đích:gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho con người, làm nhục,hạ thấp con người. • Các mối quan hệ trong xã hội thường bị hình sự hóa.Với các hình phạt như:chặt đầu,treo cổ,dìm xuống nước,chôn sống, Người này sắp bị mất đầu! thêu sống,chặt chân tay,cho hổ ăn thịt, được áp dụng rộng rãi. LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 8
  9. Thời phong kiến VN cũng có các hình phạt dã man như: “ngũ tượng phanh thây”,tru di tam tộc , lăng trì(đánh một tiếng trống xẻo 1 miếng thịt),róc mía trên đầu nhà sư(thời vua Lê Long Đỉnh), Nhục hình • Pháp luật PK còn cho phép áp dụng trách nhiệm hình sự liên đới,nghĩa là cả những người thân quen của phạm nhân cũng phải chịu trách nhiệm như phạm nhân mặc dù họ không phạm tội gì cả.VD:Tru di tam tộc,tru di cửu tộc, LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 9
  10. LĂNG TRÌ LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 10
  11. 4.Pháp luật phong kiến chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng tôn giáo và đạo đức phong kiến: ▪ Do sự liên kết chặt chẽ của nhà nước và các tổ chức tôn giáo trong XHPK nên tổ chức tôn giáo trong nhiều trường hợp đã can thiệp vào công việc của nhà nước và ngược lại nhà nước cũng can thiệp vào công việc của tôn giáo.Điều này đã dẫn đến việc nhà nước PK ghi nhận nhiều quy định của lễ giáo,đạo đức PK thành những quy định của pháp luật . VD:Pháp luật PKVN chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng phật giáo thời kì nhà Lý và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng nho giáo thời kì nhà Trần,Lê,Nguyễn;học thuyết cai trị của các triều đại Trần,Lê,Nguyễn và học thuyết “ tam cương ngũ thường” của nho giáo.Còn ở các nước hồi giáo người dân không đi nhà thờ cũng bị coi là phạm tội, LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 11
  12. Vua Lý Thái Tổ LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 12
  13. 5.Hình thức của Pháp luật Phong Kiến: ➢ Hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là tập quán pháp.Có những nước số lượng tập quán khác có tới 300 loại.Ở mỗi vùng lãnh thổ của mình các chúa đất,địa chủ thường đặt ra luật lệ riêng cho mình cùng song song tồn tại với luật lệ của vua.Vua chúa phong kiến thường ban hành pháp luật dưới dạng lệnh, chiếu chỉ, cũng có khi chỉ là khẩu hiệu. ➢ Nhiều nhà nước phong kiến tập quyền đã có những bộ luật chung cho cả nước được biên soạn khá công phu.vd:Ở Việt Nam có quốc triều hình luật (luật Hồng Đức) năm 1483 và Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) năm 1815.Các bộ luật này chỉ mang tính tổng hợp và chưa được phân định thành các nghành luật. HOANG VIET LUAT LE LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 13
  14. ➢ Pháp luật PK còn thừa nhận các lệ làng(hương ước), Nền dân chủ làng xã với những thiết chế của nó đã góp phần đưa pháp luật của nhà nước vào đời sống xã hội,củng cố tinh thần cộng đồng,duy trì trật tự trong làng,xã vì sự phát triển của cả cộng đồng.Nhưng nó cũng khiến cho người nông dân bị hòa tan trong cái chung của làng,xã, LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 14
  15. LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 15
  16. HẾT LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 16
  17. LÍ LUẬN NN&PL NHÓM 5 17