Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế - Phần I: Đặt vấn đề và các khái niệm cơ bản của PLKDQT - TS. Nguyễn Minh Hằng

ppt 64 trang phuongnguyen 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế - Phần I: Đặt vấn đề và các khái niệm cơ bản của PLKDQT - TS. Nguyễn Minh Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phap_luat_kinh_doanh_quoc_te_phan_i_dat_van_de_va.ppt

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế - Phần I: Đặt vấn đề và các khái niệm cơ bản của PLKDQT - TS. Nguyễn Minh Hằng

  1. PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ (Tài liệu giảng dạy lớp cao học QTKD 8D- tháng 8/2012) TS. Nguyễn Minh Hằng Trường ĐH Ngoại Thương 1
  2. Kết cấu • Phần I: Đặt vấn đề và các khái niệm cơ bản của PLKDQT • Phần II: Hợp đồng- công cụ cơ bản thiết lập mối quan hệ KDQT và kiểm soát rủi ro • Phần III: Giải quyết tranh chấp KDQT 2
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản luật Việt Nam -Luật Thương mại năm 2005 -Luật Doanh nghiệp năm 2005 -Bộ luật dân sự năm 2005 -Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 -Luật trọng tài thương mại 2010 -Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) 2011 3
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản luật quốc tế -Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG- Convention on Contract for International Sale of Goods) -Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, 2004 (PICC- Principles on International Commercial Contract) -Công ước New- york năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài -Công ước Washington 1965 về giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và công dân của Nhà nước khác 4
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình: TS. Nguyễn Minh Hằng (Chủ biên), Giáo trình Pháp luật Kinh doanh quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012 5
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo mở rộng – Nguyễn Thị Mơ, Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nhà xuất bản giáo dục, 2010 – Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Công an nhân dân, 2010 – Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (đồng chủ biên: TS. Trần Thị Hòa Bình, TS. Trần Văn Nam), NXB Lao động-xã hội, 2005 – Nguyễn Thị Hường, Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Lao động xã hội, 2003 – Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB Ctrị quốc gia, 2008 – Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt 6 Nam, NXB ĐHQG TPHCM, 2006
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo mở rộng – Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Công an nhân dân, 2004 – Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo luật kinh tế, NXB ĐHQG, 2004 – VCCI & DANIDA, Cẩm nang Hợp đồng thương mại, 2010 – Bộ Tư pháp, Cẩm nang pháp luật kinh doanh dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2009 – PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung, TS. Nguyễn Ngọc Đào, Luật kinh doanh quốc tế, NXB Đồng Nai, 2000 7
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo mở rộng – PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết, Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu- án lệ trọng tài và kinh nghiệm, NXB Chính trị quốc gia 2002 – VCCI, 50 Phán quyết của trọng tài quốc tế chọn lọc, Hà Nội 2002 – UNCTAD và VIAC, Trọng tài và các phương pháp giải quyết tranh chấp lựa chọn, 2003 – Nguyễn Vũ Hoàng, Giải quyết tranh chấp TMQT bằng con đường Tòa án, NXB Thanh niên 2003 – VCCI & DANIDA, Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc, NXB Tư pháp, 2007 8
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạp chí – Tạp chí Luật học – Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – Tạp chí Nhà nước và Pháp luật – Tạp chí Dân chủ và Pháp luật – Tạp chí Tòa án nhân dân – Tạp chí Khoa học pháp lý 9
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO Websites – – – – – – – – – – s.com – 10
  11. Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ 11
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ- TÌNH HUỐNG - Công ty X của nước A bán 500 máy tính cho một hãng Y ở nước B. 40% số máy tính này bị hỏng trong thời gian 6 tháng sử dụng. Người bán đề nghị được thay thế các máy hỏng theo điều kiện bảo hành đã quy định trong Hợp đồng. Vì tỷ lệ hư hỏng cao, người mua muốn hủy Hợp đồng. Hợp đồng không có quy định gì về hủy hợp đồng. Hai bên phải nghiên cứu luật áp dụng cho Hợp đồng. 12
  13. ĐẶT VẤN ĐỀ- TÌNH HUỐNG - Nếu áp dụng luật của nước B thì Luật mua bán hàng hóa của nước B quy định như sau: “Hủy hợp đồng: nếu người bán giao hàng có chất lượng xấu đến nỗi các khiếu nại theo điều kiện bảo hành là quá nhiều thì người mua có thể trả lại hàng cho người bán và nhận lại số tiền đã trả cho hàng hóa đó”. 13
  14. ĐẶT VẤN ĐỀ- TÌNH HUỐNG - Nếu áp dụng luật của nước A thì thực tiễn xét xử của nước A đã chấp nhận hai án lệ sau đây Án lệ 1: 500 máy tính nhập về thì có 30% máy hỏng. Thẩm phán đã cho phép người nhập khẩu hủy hợp đồng, trả lại máy và lấy lại tiền Án lệ 2: người mua nhập về 1000 máy tính trong đó 400 máy hỏng. Thẩm phán đưa ra giải pháp là nếu người xuất khẩu sửa chữa máy hỏng thì người nhập khẩu không được hủy hợp đồng. 14
  15. Các vấn đề thảo luận • Luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp? – Luật nước A? – Luật nước B? – Luật nước thứ ba? – Một điều ước quốc tế? – Tập quán thương mại quốc tế? 15
  16. Các vấn đề thảo luận • Nếu hai bên không thể thương lượng? – Công ty Y kiện ra tòa án nước B – Công ty X muốn tranh chấp được xét xử bằng trọng tài quốc tế tại nước C – Tranh chấp sẽ được giải quyết ở đâu? 16
  17. Các vấn đề thảo luận: khó khăn, rủi ro từ HĐ “ngoại” Tiêu chí HĐ NỘI HĐ NGOẠI Chủ thể, kiểm tra tư cách của chủ thể Cách thức đàm phán hợp đồng Hàng hóa (quy cách phẩm chất, bao bì ) Đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán Vận chuyển, bảo hiểm rủi ro Các vấn đề về hải quan Luật áp dụng Cơ quan giải quyết tranh chấp Các vấn đề khác: ngôn ngữ, văn hóa, tập quán, môi trường KD 17
  18. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN • Pháp luật? • Kinh doanh? • Kinh doanh quốc tế? • Pháp luật kinh doanh quốc tế? 18
  19. Khái niệm Pháp luật • Pháp luật là gì? 19
  20. Khái niệm Kinh doanh • Kinh doanh: là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Đ4-K2- Luật DN năm 2005) 20
  21. Đặc điểm của kinh doanh • Tại sao phải thực hiện liên tục? • Ai thực hiện hoạt động kinh doanh? • Mục đích sinh lợi là gì? • Liệt kê một số hoạt động kinh doanh: 21
  22. Kinh doanh quốc tế? • “Kinh doanh quốc tế bao gồm các trao đổi được đặt ra và tiến hành vượt qua biên giới quốc gia để thoả mãn các đối tượng là cá nhân và các tổ chức” • “Kinh doanh quốc tế là tổng hợp toàn bộ các giao dịch kinh doanh vượt qua các biên giới của hai hay nhiều quốc gia” 22
  23. Kinh doanh quốc tế • Kinh doanh quốc tế là các hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế hay các hoạt động kinh doanh có yếu tố nước ngoài • Ví dụ: – XNK – Vận tải quốc tế – Đầu tư quốc tế – Chuyển giao công nghệ – 23
  24. Các biểu hiện của yếu tố “quốc tế” hay “nước ngoài” • Chủ thể (quốc tịch, trụ sở) • Khách thể và sự di chuyển của khách thể (vốn, tài sản, nhân lực) • Đồng tiền thanh toán • Sự kiện pháp lý có liên quan • Luật điều chỉnh • Cơ quan giải quyết tranh chấp 24
  25. Pháp luật kinh doanh quốc tế • Pháp luật kinh doanh quốc tế (International Business Law) là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ kinh doanh quốc tế giữa các thương nhân 25
  26. PLKDQT và PLTMQT • International Business Law • Chủ thể: cá nhân, tổ chức • Đối tượng điều chỉnh, nội dung PLKDQT điều chỉnh, biện pháp cưỡng chế? • International Trade Law • Chủ thể: quốc gia • Đối tượng điều chỉnh, nội dung PLTMQT điều chỉnh, biện pháp cưỡng chế? 26
  27. Đặc điểm của PLKDQT Đặc điểm 1: Tính phức tạp và đa dạng về nguồn luật áp dụng Đặc điểm 2: Sự đan xen, giao thoa của các hệ thống pháp luật khác nhau Đặc điểm 3: Sự tồn tại phổ biến của hiện tượng xung đột pháp luật 27
  28. Đặc điểm 1: Tính phức tạp và đa dạng về nguồn luật áp dụng Có nhiều nguồn luật có thể áp dụng: • Luật quốc gia • Điều ước quốc tế • Tập quán TMQT 28
  29. Luật quốc gia • Luật quốc gia của các bên liên quan • Luật quốc gia của nơi ký kết hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng • Luật quốc gia nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng • Luật quốc gia nơi xảy ra hành vi pháp lý, sự kiện pháp lý • Luât của bất kỳ một quốc gia nào khác do các bên lựa chọn 29
  30. Luật quốc gia- lựa chọn luật nào? • Do các bên trong hợp đồng lựa chọn- nguyên tắc tự do lựa chọn luật – Thế và lực giữa các bên – Luật nào có lợi cho mình – Luật nào mình có hiểu biết – Luật thường được áp dụng trong ngành nghề kinh doanh 30
  31. Lựa chọn luật nào? Thực tế và kinh nghiệm Bên Bán Bên Mua Luật được lựa chọn Singapore Việt Nam Anh, Singapo Hàn Quốc Việt Nam Pháp, Hàn Quốc, Singapo Thụy Sỹ Việt Nam Singapo Anh Việt Nam Anh Trung Quốc Việt Nam Việt nam Thái Lan, Các Việt Nam Anh tiểu vương quốc Ả rập thống nhất Nhật Bản Việt Nam Singapo, Nhật Bản Việt nam HongKong Singapo, VN Mỹ VN Singapo Đức VN Thụy Sỹ, Singapo
  32. Luật quốc gia- lựa chọn luật nào? • Nếu các bên không thống nhất được → Do cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn trên cơ sở các quy phạm tư pháp quốc tế – Có phải tòa án nước nào thì luật áp dụng sẽ là luật nước đó không? – Tòa án một nước có áp dụng luật nước ngoài không? 32
  33. Điều ước quốc tế • Khái niệm • Khi nào áp dụng điều ước quốc tế? 33
  34. Tập quán TM quốc tế • Khái niệm: • Nghiên cứu điển hình: Incoterms 34
  35. Đặc điểm 2: Sự đan xen, giao thoa của các hệ thống pháp luật 1. Hệ thống Common Law 2. Hệ thống Civil Law 3. Hệ thống Islamic Law (pháp luật Hồi giáo) 4. Hệ thống Indian Law (pháp luật Ấn Độ) 5. Hệ thống Chiness Law (pháp luật Trung Quốc) 6. Hệ thống Socialist Law (pháp luật XHCN) 35
  36. 1. Hệ thống Common Law -Tồn tại ở Anh (trừ Scotland), Mỹ, Australia, Ailen, New Zealand, Canada (trừ Québec), Singapore -Nguồn chủ yếu của pháp luật là luật án lệ (case law). Các thẩm phán có vai trò sáng tạo các quy tắc pháp luật. Bên cạnh case law có equity law. -Một số nguyên tắc pháp luật quan trọng: -Nguyên tắc “Stare Decisis” -Vai trò của kỹ thuật ngoại lệ 36
  37. 1. Hệ thống Common Law -Cách trích dẫn án lệ: “Read v. Lyons (1947) A.C 156” -Nguyên đơn: -Bị đơn: -v.: Versus- nghĩa là “chống lại” -1947, 156: tuyển tập Law Reports năm 1947, tr.156 -A.C: Appeal Court Về tố tụng: thủ tục rõ ràng, hệ thống chứng cứ được quy định chi tiết, tố tụng thẩm vấn là phổ biến 37
  38. 1. Hệ thống Common Law -Ưu điểm: -Tính linh hoạt nhờ kỹ thuật ngoại lệ và vai trò của equity law -Tính mở với khả năng tạo ra quy phạm mới nhờ thực tiễn xét xử -Nhược điểm: -Hệ thống pháp luật phức tạp, khó tiếp cận -Tính hệ thống hóa của pháp luật không cao -Vai trò của luật sư là rất lớn -Sự phát triển của luật thành văn (codified law), đặc biệt trong lĩnh vực TM: -Luật mua bán hàng hóa của Anh năm 1979 -Bộ luật thương mại thống nhất của Mỹ (UCC) năm 1952 38
  39. 2. Hệ thống Civil Law -Tồn tại ở các nước Châu Âu lục địa, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Bắc Mỹ (Mexico, vùng Québec- Canada), phần lớn Châu Phi, một số quốc gia Châu Á, Trung Đông -Nguồn của pháp luật: các văn bản luật là nguồn quan trọng nhất. Vai trò của án lệ rất mờ nhạt. -Hình thức của pháp luật: Hiến pháp, các Bộ luật đồ sộ, các Luật và nhiều văn bản pháp luật khác, được sắp xếp theo một trật tự có thứ bậc -Cấu trúc của hệ thống pháp luật: -Có sự phân chia rõ ràng giữa luật công và luật tư -Luật công: bao gồm các ngành luật 39 -Luật tư: bao gồm các ngành luật
  40. 2. Hệ thống Civil Law -Tố tụng: -Thẩm phán chỉ xét xử theo luật -Thẩm phán không bị ràng buộc bởi những bản án trước và có quyền “tìm kiếm tự do trong khuôn khổ pháp luật” -Ưu điểm: -Tính hệ thống hóa, dễ tiếp cận -Tạo điều kiện và khả năng to lớn cho sự lan tỏa của hệ thống này -Nhược điểm: -Thiếu tính mở -Thiếu sự linh hoạt -Đôi khi bị lạc hậu so với thực tế -Xu hướng công nhận và áp dụng án lệ tại các nước Civil law (đặc biệt ở Đức) 40
  41. 3. Hệ thống Islamic Law - Là hệ thống luật ngoài phương Tây quan trọng nhất hiện nay trong kinh doanh quốc tế -Là hệ thống luật của các quốc gia theo đạo Hồi. Tồn tại ở trên 30 quốc gia (chiếm khoảng 800 triệu dân) ở các châu lục: Arập Xêut, Libăng, Ixraien, Indonesia, Pakixtan, Ai Cập, các nước CH Trung Á cũ -Mang đậm màu sắc của đạo Hồi. Nguồn của pháp luật: Kinh Coran và phong tục tập quán -Kinh Coran (622 SCN) gồm 6327 vần thơ, trong đó khoảng 200 vần thơ về pháp luật 41 -Sunna:
  42. 3. Hệ thống Islamic Law -Sự pha trộn giữa tôn giáo và pháp luật: -Sự tồn tại của các Tòa án hồi giáo -Sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ -Tính lạc hậu và bảo thủ -Pháp luật Hồi giáo hiện đại: -Cải cách trong các lĩnh vực không “động chạm” đến các quy tắc đạo Hồi, chủ yếu là những lĩnh vực mới -Các quy chế về cá nhân, về hôn nhân gia đình vẫn do quy tắc Hồi giáo điều chỉnh. -Tính hai mặt trong tổ chức Tòa án 42
  43. 4. Hệ thống Indian Law -Chịu nhiều ảnh hưởng của đạo giáo: đạo Hinđu, Công giáo, đạo Bàlamôn, trong đó đạo Hinđu là quan trọng nhất (85% dân số) -Xã hội được chia thành nhiều đẳng cấp, thể hiện trật tự XH, có quy tắc riêng cho từng đẳng đấp -Bộ sách Sastra dạy con người xử sự hợp ý trời, đúng đức hạnh -Hạn chế quyền của người phụ nữ: phụ nữ không có quyền ly dị và hưởng thừa kế, cho phép chế độ đa thê -Chế tài nặng nhất là bị đuổi khỏi đẳng cấp -Chịu ảnh hưởng của Common Law -Còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán, lễ nghi, văn hóa 43
  44. 4. Hệ thống Indian Law -Pháp luật chỉ đưa ra các nguyên tắc cơ bản, còn các vấn đề cụ thể vẫn do các quy tắc của các đạo điều chỉnh -Pháp luật Ấn Độ hiện đại: điều chỉnh nhiều lĩnh vực mới, áp dụng chung cho mọi công dân, không phụ thuộc tôn giáo. -Pháp luật Hindu, tuy vậy, vẫn là một trong những nền tảng cho pháp luật Ấn Độ hiện đại -Ví dụ: 44
  45. 5. Hệ thống Chiness Law -Có lịch sử phát triển lâu đời (từ năm 770 TCN) -Chịu ảnh hưởng của Đạo Khổng: -đề cao đạo đức, giáo dục -giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, -coi trọng lợi ích tập thể -Sự “Âu hóa” pháp luật Trung Quốc từ đầu TK 20: BLDS năm 1930 theo mô hình BLDS Đức và BLDS Nhật -Từ năm 1949, Trung Quốc đi theo con đường XHCN 45
  46. 5. Hệ thống Chiness Law -Hiện nay: Cải cách hệ thống pháp luật theo kỹ thuật lập pháp của Civil Law: ban hành nhiều Bộ luật, đạo luật hiện đại. Pháp luật Trung Quốc kết hợp 3 yếu tố: -Đạo Khổng và truyền thống văn hóa từ xa xưa -Pháp luật của một quốc gia theo định hướng XHCN -Du nhập những tư tưởng pháp luật hiện đại từ Âu- Mỹ 46
  47. 6. Hệ thống Socialist Law -Đây là hệ thống luật của các nước XHCN (trước đây và hiện nay) -Nền tảng: học thuyết Mác- Lênin. Bản chất: bảo vệ quyền lợi của công nhân và nhân dân lao động -Chịu nhiều ảnh hưởng của Civil Law: kỹ thuật pháp điển hóa 47
  48. 6. Hệ thống Socialist Law -Một số khái niệm đặc thù: -Không phân biệt “luật công” và “luật tư” -Vấn đề sở hữu -Do cơ sở kinh tế còn yếu kém, kỹ thuật lập pháp còn yếu nên pháp luật thường xuyên thay đổi, thiếu hệ thống, chưa đầy đủ, còn chồng chéo, tản mạn, thậm chí mâu thuẫn -Hiện nay: hiện đại hóa hệ thống pháp luật 48
  49. Đặc điểm 3: Sự tồn tại phổ biến của hiện tượng xung đột pháp luật Khái niệm XĐPL Cách giải quyết XĐPL trong KDQT 49
  50. XĐPL- Ví dụ • Cty Hoa Kỳ- DN Trung Quốc đàm phán và ký kết HĐ bằng văn bản, nhưng sau đó 2 bên có liên lạc với nhau qua điện thoại để bổ sung một số vấn đề liên quan đến bao bì của hàng hóa • Cty TQ sau đó không thực hiện đúng các chỉ dẫn về bao bì và cho rằng các quy định bổ sung không có hiệu lực • Cty HK phản đối 50
  51. XĐPL- Ví dụ - HĐ giữa công ty Đức và công ty Pháp - Đối tượng: thiết bị chăn nuôi gà bằng điện - Địa điểm ký HĐ: triển lãm Lepxich (Đức) - Sau 3 ngày vận hành: 50.000 con gà bị chết ngạt. Nguyên nhân: mất điện, hệ thống sưởi và thông gió ngừng hoạt động, bộ phận báo động hỏng - Nếu áp dụng luật Pháp: công ty Pháp thắng vì luật Pháp bảo vệ người tiêu dùng - Nếu áp dụng luật Đức: công ty Đức thắng vì luật Đức bảo vệ nhà sản xuất 51
  52. Cách giải quyết XĐPL trong KDQT • Nguyên nhân xảy ra XĐPL (2) – Có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể áp dụng – Các hệ thống này quy định không giống nhau 52
  53. Cách giải quyết XĐPL trong KDQT • Cách giải quyết XĐPL (2) – Có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể áp dụng • Lựa chọn 01 hệ thống trong các hệ thống đó (phương pháp dùng quy phạm xung đột) – Các hệ thống này quy định không giống nhau • Thống nhất các quy định khác nhau giữa các hệ thống luật (thống nhất luật thực chất) 53
  54. Phương pháp thống nhất luật thực chất • Các quốc gia đàm phán và ký kết các ĐƯQT song phương hoặc đa phương – Tạo ra luật chung, thống nhất • Ví dụ: CISG, quy tắc Hague-Visby, quy tắc Hamburg • Việc đàm phán là rất khó khăn • Hạn chế về số lượng và lĩnh vực 54
  55. Thống nhất luật thực chất Nghiên cứu điển hình: Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 55
  56. Phương pháp dùng quy phạm xung đột • Quy phạm xung đột- VD Điều 769 BLDS Việt Nam năm 2005: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, ” 56
  57. Phương pháp dùng quy phạm xung đột • Quy phạm xung đột- VD Khoản 1 Điều 8 Công ước Lahay năm 1955 về luật áp dụng đối với mua bán quốc tế các động sản hữu hình: “Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là luật của nước nơi người bán có trụ sở kinh doanh vào lúc ký hợp đồng” 57
  58. Xung đột của các quy phạm xung đột! • HĐ giữa NB Nga và NM Việt Nam - HĐ không quy định về luật áp dụng - Tranh chấp xảy ra - Hai bên không thỏa thuận được luật áp dụng - Không có luật thống nhất giữa hai quốc gia - Phải áp dụng quy phạm xung đột, nhưng là quy phạm xung đột của Nga hay của VN → phụ thuộc vào cơ quan giải quyết tranh chấp 58
  59. Nếu tranh chấp được xét xử tại Tòa án Nga - Tòa án Nga áp dụng quy phạm xung đột của Nga → áp dụng luật nước nơi người thực hiện nghĩa vụ chính thường trú → Luật của Nga 59
  60. Nếu tranh chấp được xét xử tại Tòa án VN -Tòa án VN áp dụng quy phạm xung đột của VN (điều 769 BLDS 2005): → luật của nước nơi thực hiện nghĩa vụ → Luật Việt Nam 60
  61. Giải quyết xung đột của XĐPL • Các quốc gia đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế thống nhất luật xung đột – Điều ước song phương: Hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN và Liên bang Nga – Điều ước đa phương: VN và Nga chưa tham gia điều ước đa phương nào về vấn đề này 61
  62. Hiệp định tương trợ tư pháp VN- LB Nga • Điều 36: áp dụng pháp luật của Bên ký kết nơi bên phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng thường trú, được thành lập hoặc có trụ sở → Luật của Nga (Tòa án VN hay Nga xét xử đều giống nhau) 62
  63. Cách hạn chế XĐPL trong KDQT- đối với các nhà KDQT • Cách giải quyết triệt để nhất: – Lựa chọn một hệ thống pháp luật nhất định để điều chỉnh quan hệ KDQT → lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng 63
  64. Điều khoản “Luật áp dụng” trong HĐ - Hợp đồng này và tất cả những vấn đề có liên quan đến việc ký kết, tính hiệu lực, cách diễn giải và việc thực hiện hợp đồng được điều chỉnh theo -Luật Việt Nam -Bộ Nguyên tắc . -This contract, and all questions relating to its formation, validity, interpretation or performance shall be governed by - the law of Vietnam -PICC 64