Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1: Lý luận chung về nhà nước

ppt 69 trang phuongnguyen 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1: Lý luận chung về nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuong_1_ly_luan_chung_ve_nha.ppt

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 1: Lý luận chung về nhà nước

  1. Chương 1-Lý luận chung về nhà nước Lý luận cơ bản ◼ Nguồn gốc của nhà nước ◼ Định nghĩa nhà nước ◼ Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước ◼ Bản chất của nhà nước ◼ Các kiểu và hình thức nhà nước
  2. Nguồn gốc của nhà nước Tiền đề ra đời của nhà nước Tiền đề kinh tế Tiền đề xã hội Chế độ tư hữu về tài sản Sự phân hoá xã hội thành các giai cấp đối kháng và mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt, và gay gắt đến mức không thể điều hoà được nữa
  3. Khái niệm nhà nước Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị , một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội , thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị
  4. Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước ➢ Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt , có bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế và quản lý những công việc chung của xã hội ➢ Nhà nước thực hiện quản lý dân cư theo lãnh thổ ➢ Nhà nước có chủ quyền quốc gia ➢ Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý bắt buộc với công dân ➢ Nhà nước quy định các loại thuế và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc
  5. Bản chất của nhà nước Vai trò xã hội Tính giai cấp -Nhà nước là sản phẩm của Nhà nước là một tổ chức xã hội có giai cấp quyền lực công là phương thức tổ chức bảo đảm lợi - Nhà nước là bộ máy trấn ích chung của xã hôi. áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác
  6. Các kiểu nhà nước Nhà nước XHCN Nhà nước tư sản Nhà nước phong kiến Nhà nước chủ nô
  7. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC Hình thức chính thể Chính thể quân chủ Chính thể cộng hoà Hình thức nhà nước Nhà nước đơn nhất Hình thức cấu trúc Nhà nước liên bang
  8. Chế độ chính trị Là toàn bộ các phương pháp, cách Chế độ dân chủ thức, phương tiện mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền Chế độ phản dân chủ lực nhà nước
  9. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ❖ Bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam ❖ Chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam ❖ Bộ máy của nhà nước CHXHCN Việt Nam
  10. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ◼ Nhân dân là chủ thể tối cao Bản chất bao trùm của quyền lực nhà nước chi phối mọi lĩnh vực ◼ Là nhà nước của tất cả các dânTính tộc cùngnhân sinh dân sống trên của đời sống nhà lãnh thổ Việt Nam nước hiện nay là ◼ tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân ◼ Dân chủ rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế xã hội ◼ Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác
  11. Chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam ◼ Chức năng kinh tế ◼ Chức năng xã hội Chức năng đối nội ◼ Chức năng đảm bảo sự ổn định, an ninh chính trị ◼ Bảo vệ tổ quốc ◼ Thiết lập củng cố phát triển Chức năng đối ngoại quan hệ đối ngoại ◼ Tham gia bảo vệ hoà bình và tiến bộ thế giới
  12. Bộ máy nhà nước CHXHCNVN Quốc hội chủ tịch nước Chính phủ TANDTC VKS NDTC HĐND UBND Toà án nhân Viện kiểm sát dân địa nhân dân địa các cấp các cấp phương phương Thông qua bầu cử Nhân dân
  13. Hệ thống chính trị là tổng thể các thiết chế chính trị tồn tại và hoạt động trong mối liên hệ hữu cơ với nhau nhằm tạo ra một cơ chế thực hiện quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  14. Hệ thống chính trị Đảng Nhà nước Mặt trận tổ cộng sản Cộng hoà quốc Việt Việt Nam XHCNVN Nam và các tổ chức chính trị xã hội
  15. Hệ thống chính trị Là một hệ thống tổ chức chặt, khoa học trên cơ sở phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức Có sự thống nhất cao về lợi ích lâu dài cũng như mục tiêu hoạt động
  16. Chương 2 – Lý luận chung về pháp luật ◼ Nguồn gốc và bản chất của pháp luật ◼ Quy phạm pháp luật ◼ Quan hệ pháp luật ◼ Ý thức pháp luật ◼ Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý ◼ Pháp chế XHCN
  17. Nguồn gốc của pháp luật Tiền đề ra đời của pháp luật Tiền đề kinh tế Tiền đề xã hội Chế độ tư hữu về tài sản Sự phân hoá xã hội thành các giai cấp đối kháng và mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt, và gay gắt đến mức không thể điều hoà được nữa
  18. Bản chất của pháp luật Vai trò xã hội Tính giai cấp -Phản ánh ý chí nhà nước - Ghi nhận những cách xử của giai cấp thống trị trong sự hợp lý được số đông xã hội chấp nhận - Điều chỉnh các quan hệ xã - Là công cụ để điều chỉnh hội phát triển theo mục các quá trình xã hội tiêu, trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị
  19. Các thuộc tính của pháp luật Tính xác Tính quy định chặt phạm phổ chẽ về mặt biến hình thức Tính được đảm bảo bằng nhà nước
  20. Bản chất của pháp luật Việt Nam Là pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
  21. Vai trò của pháp luật Việt Nam ◼ Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng ◼ Pháp luật là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động ◼ Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước
  22. Quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.
  23. Đặc điểm của quy phạm pháp luật ◼ Thể hiện ý chí của nhà nước. ◼ Mang tính bắt buộc chung. ◼ Được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. ◼ Được nhà nước bảo đảm thực hiện.
  24. Cơ cấu của Quy phạm pháp luật Giả định Quy định Chế tài Giả định thường nói về địaNêuđiểm, quy tắc xử sự thời gian, các chủ thể, các hoàn cảnh Nêu lên những buộcbiện mọipháp chủtác thể phải thực tế mà trong đó mệnh lệnh của động mà nhà nướcxử sựdự theokiến khiáp ở vào quy phạm được thực hiện tức là xác dụng đối với chủhoànthể cảnhkhông đã nêu định môi trường cho sự tác động của thực hiện đúng mệnhtrong lệnhphần củagiả định quy phạm pháp luật. nhà nước đã nêu trongcủa bộquyphận phạm. quy định của quy phạm pháp luật.
  25. Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội. Xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật đối với quan hệ xã hội tương ứng và các bên tham gia quan hệ pháp luật đó đều mang những quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy phạm pháp luật quy định
  26. Đặc điểm của quan hệ pháp luật ◼ Mang tính ý chí. ◼ Là một loại quan hệ tư tưởng thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội. ◼ Xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật. ◼ Các bên tham gia ( chủ thể ) quan hệ pháp luật mang những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà quy phạm pháp luật dự kiến trước. ◼ Được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước. ◼ Mang tính xác định cụ thể
  27. Các yếu tố của quan hệ pháp luật ◼ Chủ thể của quan hệ pháp luật Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ pháp luật có năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. ◼ Khách thể của quan hệ pháp luật Là những lợi ích vật chất, chính trị hoặc tinh thần mà các chủ thể mong muốn đạt được nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật ◼ Nội dung của quan hệ pháp luật Bao gồm quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý
  28. Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật Sự kiện Chủ thể pháp lý Quy phạm pháp luật điều chỉnh
  29. Ý thức pháp luật Là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
  30. Cơ cấu của ý thức pháp luật Tư tưởng pháp luật Theo chủ thể Tâm lý pháp luật Ý thức pháp luật cá nhân Theo nội dung Ý thức pháp luật nhóm Ý thức pháp luật xã hội Theo mức độ Ý thức PL thông thường nhận thức Ý thức PL mang tính lý luận
  31. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho xã hội. ▪ Là hành vi của con người Dấu hiệu ▪ Có tính chất trái pháp luật ▪ Có lỗi
  32. Cấu thành vi phạm pháp luật ◼ Mặt khách quan ◼ Mặt chủ quan ◼ Khách thể ◼ Chủ thể
  33. Mặt khách quan ◼ Là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. ◼ Tính chất trái pháp luật của hành vi ◼ Gây thiệt hại chung cho xã hội hoặc thiệt hại trực tiếp về vật chất hoặc tinh thần cho từng thành viên cụ thể của xã hội. ◼ Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, ◼ Thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
  34. Mặt Chủ quan ◼ Là hành vi có lỗi ◼ Động cơ ◼ Mục đích
  35. Là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ
  36. Các loại vi phạm pháp luật Vi Vi Vi Vi phạm phạm phạm phạm hình hành dân kỷ sự chính sự luật
  37. Trách nhiệm pháp lý Là sự phản ứng tiêu cực của nhà nước đối với các chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật • Cơ sở thực tế là vi phạm pháp luật • Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách Đặc điểm nhiệm pháp lý là quyết định do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành đã có hiệu lực pháp luật. • Là một loại biện pháp cưỡng chế nhà nước đặc thù
  38. Các loại trách nhiệm pháp lý Trách Trách Trách Trách Trách nhiệm nhiệm nhiệm nhiệm nhiệm hình hành dân sự kỷ luật vật sự chính chất
  39. Pháp chế XHCN Pháp chế là sự yêu cầu, đòi hỏi mọi chủ thể của pháp luật (các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân) phải thực hiện một cách bình đẳng, nghiêm minh và thống nhất pháp luật
  40. Đặc điểm của pháp chế ◼ Pháp chế là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ◼ Pháp chế là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội và đoàn thể quần chúng. ◼ Pháp chế là nguyên tắc xử sự của công dân
  41. Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của các quyết định pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự và dưới hình thức nhất định, có chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh 1 loại quan hệ xã hội nhất định.
  42. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật ◼ Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. ◼ Có chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc. ◼ Được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội ◼ Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong luật
  43. Phân loại văn bản quy phạm pháp luật ◼ Các văn bản luật Do Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước ta ban hành. Các văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản khác khi ban hành phải căn cứ vào văn bản luật, không được trái, khôngLà được những mâu văn thuẫn bản dovới các các cơ quy định quantrong nhà các nướcvăn bản có thẩmluật . quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được luật quy định và có hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản luậ ▪ Các văn bản dưới luật
  44. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ◼ Thẩm quyền của Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội. ◼ Thẩm quyền của Chủ tịch nước ◼ Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ ◼ Thẩm quyền của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ◼ Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
  45. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ◼ Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo thời gian ◼ Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo không gian ◼ Hiệu lực của văn bản theo đối tượng tác động
  46. Luật Hiến pháp Việt Nam Luật hiến pháp Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội có liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước.
  47. Đối tượng điều chỉnh - Nguồn gốc của quyền lực nhà nước, bản chất nhà nước. - Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, các tổ chức và cá nhân thực hiện quyền lực nhà nước. - Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
  48. Phương pháp điều chỉnh 1. Phương pháp định nghĩa 2. Phương pháp bắt buộc 3. Phương pháp quyền uy
  49. Chế độ chính trị ◼ Nêu bản chất của nhà nước ◼ Mục đích hoạt động của nhà nước ◼ Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng ◼ Chính sách dân tộc ◼ Phương thức sử dụng quyền lực nhà nước ◼ Quy định nguyên tắc bầu cử ◼ Cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân ◼ Quy định đường lối đối ngoại ◼ Khẳng định quyền dân tộc cơ bản
  50. Chế độ kinh tế ◼ Hình thức sở hữu: Sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể ◼ Thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ◼ Khẳng định nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ◼ Quy định quyền tự do kinh doanh của công dân
  51. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Quyền ◼ Trong lĩnh vực chính trị ◼ Trong lĩnh vực kinh tế ◼ Trong lĩnh vực văn hoá xã hội ◼ Trong lĩnh vực tự do cá nhân Nghĩa vụ ◼ Tôn trọng hiến pháp, pháp luật ◼ Bảo vệ tổ quốc ◼ Đóng thuế
  52. Luật hành chính Việt Nam Là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
  53. Đối tượng điều chỉnh ◼ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. ◼ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác ◼ Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
  54. Phương pháp điều chỉnh Phương pháp Phương pháp điều chỉnh mệnh lệnh quyền uy
  55. Cơ quan hành chính nhà nước Là những bộ phận hợp thành của bộ máy quản lý được thành lập để chuyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước ◼ Tập hợp những con người có tính độc lập tương đối về cơ cấu-tổ chức. ◼ Chịu sự giám sát lãnh đạo của các cơ quan Đặc điểm quyền lực tương ứng. ◼ Thực hiện các hoạt động mang tính dưới luật ◼ Thẩm quyền chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành. ◼ Tất cả các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ có trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.
  56. Hệ thống cơ quan nhà nước - Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ở Trung ương - Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác trực thuộc Chính phủ. - UBND các cấp, Chủ tịch UBND. Ở địa phương - Các cơ quan chuyên môn của UBND (Sở,phòng ) - Ban lãnh đạo các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của nhà nước
  57. Chế độ pháp lý về cán bộ công chức Công chức nhà nước là những người làm việc trong cơ quan nhà nước do tuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm, giữ một nghĩa vụ nhất định hoặc tiến hành những hoạt động cụ thể nào đó để phục vụ việc thực hiện một chức vụ nhất đinj do Nhà nước trả lương theo chức vụ hoặc loại hoạt động đó.
  58. Đặc trưng của công chức nhà nước ◼ Công chức nhà nước bao giờ cũng là người thực hiện một công vụ nào đó của Nhà nước. ◼ Hoạt động thi hành công vụ của công chức không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Nó là những hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nươc nói chung. ◼ Công chức được hưởng lương do ngân sách nhà nước trả.
  59. Các loại công chức nhà nước ◼ Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố Trực thuộc trung ương ; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh. ◼ Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân ◼ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
  60. Các loại công chức nhà nước ◼ Nhũng người được tuyển dụng, bổ nhiệm, vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp Tỉnh, cấp huyện ◼ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội; ◼ Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân;
  61. Các loại công chức nhà nước ◼ Người được tuyển dụng, bổ nhiệm, hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; ◼ Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);
  62. Nội dung chủ yếu của chế độ pháp lý về Cán bộ công chức ◼ Quyền lợi ◼ Nghĩa vụ ◼ Những việc cán bộ công chức không được làm ◼ Khen thưởng ◼ Kỷ luật ◼ Tuyển dụng
  63. Vi phạm hành chính Vi phạm hành chính là những hành vi ( hành động hoặc không hành động ) trái pháp luật do các chủ thể của luật hành chính thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại tới các quan hệ xã hội do luật hành chính bảo vệ và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
  64. Vi phạm hành chính Dấu hiệu ▪ là hành vi trái pháp luật hành chính ▪ Xâm hại tới những quan hệ xã hội do luật hành chính bảo vệ ▪ là hành vi có lỗi ▪ Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức .
  65. Đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính ▪ Cá nhân từ 16 tuổi trở lên hoặc từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi với lỗi cố ý. ▪ Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế. ▪ Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong lãnh thổ Việt nam
  66. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính ◼ Biện pháp xử phạt : - Biện pháp xử phạt chính - Biện pháp xử phạt bổ sung ◼ Biện pháp khôi phục pháp luật
  67. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ◼ UBND các cấp. ◼ Cơ quan cảnh sát, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường và những cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành. ◼ Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự.
  68. Trách nhiệm hành chính - Là một dạng của trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong hoạt động quản lý – hoạt động hành chính nhà nước theo quy định của luật hành chính. - Đó là sự áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại được quy định trong những chế tài của quy phạm pháp luật hành chính bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
  69. Đặc điểm của trách nhiệm hành chính ◼ Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính ◼ Tính chất của trách nhiệm hành chính ít nghiêm khắc hơn trách nhiệm hình sự ◼ Trách nhiệm hành chính áp dụng đối với mọi công dân