Bài giảng Nguyên tắc đạo đức trong tham vấn tâm lý
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Nguyên tắc đạo đức trong tham vấn tâm lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_nguyen_tac_dao_duc_trong_tham_van_tam_ly.pptx
Nội dung text: Bài giảng Nguyên tắc đạo đức trong tham vấn tâm lý
- Trần Thị Minh Đức (2011), Giáo Trình Tham Vấn Tâm Lý, Hà Nội: NXB ĐHQG Hà Nội.
- MỤC ĐÍCH Bảo vệ thân chủ Cung cấp sự hướng dẫn về đạo đức để hỗ trợ những hội viên nhằm phục vụ tốt nhất cho thân chủ Giúp phân biệt tham vấn tâm lý với các nghề khác Giúp xây dựng và duy trì lòng tin/niềm tin nơi thân chủ Giúp các chuyên gia duy trì tính chính trực và hướng đến những hành vi được kiểm soát Giúp quyết định những tình thế đạo đức và chuyên môn khó khăn, nhạy cảm. Cung cấp phương tiện pháp lý bảo vệ nhà tham vấn trong trường hợp nhà tham vấn bị khiếu kiện
- CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CĂN BẢN Giữ bí mật Thân chủ trọng tâm Chấp nhận thân chủ Tôn trọng thân chủ Tin tưởng vào khả năng tự giải quyết của thân chủ Nhà tham vấn không gắn mình vào mối quan hệ cá nhân với thân chủ Bảo vệ phúc lợi của thân chủ
- Giữ bí mật Nơi tham vấn kín đáo và không bị quấy rầy Lưu giữ hồ sơ an toàn Giải thích cho thân chủ ngày từ đầu cuộc tham vấn những thủ tục và quy trình tham vấn, vấn đề giữ bí mật và những ngoại lệ liên quan đến tính bảo mật: Thân chủ cho phép hoặc yêu cầu nói ra Khi vấn đề của thân chủ đe dọa đến tính mạng thân chủ và người khác Khi nhà tham vấn bị gọi ra tòa chất vấn về chính vấn đề này
- Thân chủ trọng tâm Mỗi thân chủ là một nhân vị riêng biệt nên nhà tham vấn không thể công thức hóa vấn đề của bất kỳ thân chủ nào. Tiến trình tham vấn tùy thuộc vào mỗi thân chủ.
- Chấp nhận thân chủ Nhà tham vấn chấp nhận thân chủ với những giá trị tự tại, dù những giá trị này khác biệt hay đối ngược với thân chủ. Chấp nhận điểm tốt, điểm mạnh và cả điểm khuyết, điểm yếu của thân chủ. Chấp nhận không có nghĩa là đồng tình ủng hộ mà là không lên án, chỉ trích, phán xét.
- Tôn trọng thân chủ Tôn trọng là cho thân chủ quyền là chính bản thân họ, và có các quan điểm, ý nghĩ, và những cảm giác riêng. Tôn trọng quyền quyết định của thân chủ.
- Tin tưởng vào khả năng tự giải quyết của thân chủ Carl Rogers cho rằng thân chủ là chuyên gia giỏi nhất về lĩnh vực của họ. Về nguyên tắc, nhà tham vấn không đưa ra lời khuyên mang tính áp đặt đối với thân chủ, tuy nhiên nếu thân chủ bị rối loạn tâm thần, suy nhược thần kinh, không làm chủ được hành vi của mình hoặc có xu hướng hủy hoại bản thân hay người khác thì nhà tham vấn có thể chủ động đưa ra một vài hướng giải quyết cùng với thân chủ.
- Mối quan hệ tham vấn Nhà tham vấn không gắn mình vào mối quan hệ cá nhân với thân chủ Quan hệ tham vấn là quan hệ nghề nghiệp vì vậy nhà tham vấn cần tránh quan hệ ngoài hợp đồng làm việc với thân chủ, và tránh đưa các quan hệ xã hội (quan hệ anh em, đồng nghiệp, thầy trò, bạn bè) vào quan hệ tham vấn.
- Bảo vệ phúc lợi của thân chủ Thân chủ có quyền biếtvề danh tính, bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của nhà tham vấn. Thân chủ có quyền lựa chọn người trợ giúp cho mình Có quyền biết về tiến trình và cách thức tiếp cận đối với vấn đề của thân chủ Có quyền biết những hạn chế và nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình tham vấn Có quyền biết về việc lưu trữ thông tin hay ghi âm Khi nhà tham vấn thấy vấn đề của TC ngoài khả năng của mình thì nên chuyển ca cho chuyên viên khác.