Bài giảng Nguyên lý Kế toán - Chương 7 : Sổ sách kế toán và các hình thức hạch toán
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý Kế toán - Chương 7 : Sổ sách kế toán và các hình thức hạch toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_nguyen_ly_ke_toan_chuong_7_so_sach_ke_toan_va_cac.ppt
Nội dung text: Bài giảng Nguyên lý Kế toán - Chương 7 : Sổ sách kế toán và các hình thức hạch toán
- CHƯƠNG VII SỔ SÁCH KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC HẠCH TOÁN I. SỔ SÁCH KẾ TOÁN II. CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN
- I. SỔ SÁCH KẾ TOÁN 1. Khái niệm và phân loại 2. Qui định về ghi sổ kế toán
- 1. Khái niệm và phân loại ⚫Sổ kế toán là phương tiện dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. ⚫Về hình thức: Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
- 1. Khái niệm và phân loại ⚫ Về nội dung: Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Ngày, tháng ghi sổ; b) Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; đ) Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
- 1. Khái niệm và phân loại *) Phân loại theo cách ghi: - Sổ ghi theo trình tự thời gian – Sổ nhất ký (sổ nhật ký chung và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ). - Sổ ghi theo hệ thống: sử dụng để hệ thống hoá vàghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo từng đối tượng kế toán cụ thể: Sổ tài khoản, sổ kế toán chi tiết. - Sổ liên hợp: Ghi đồng thời theo thời gian và tính chất nghiệp vụ phát sinh – Nhật ký sổ cái.
- 1. Khái niệm và phân loại *) Phân loại theo mức độ tổng hợp của số liệu: - Sổ kế toán tổng hợp: liên quan đến các đối tượng kế toán ở dạng tổng quát được phản ánh ở các tài khoản tổng hợp. - Sổ kế toán chi tiết. (tài khoản chi tiết)
- 1. Khái niệm và phân loại *) Phân loại theo kết cấu: - Sổ kết cấu cột chi tiết theo một bên của tài khoản (thể hiện quan hệ đối ứng theo chiều dọc hoặc chiều ngang – kiểu nhiều cột) - Sổ kết cấu 2 bên kiểu tài khoản: thể hiện cả số tiền nợ và có của 1 tài khoản. - Sổ kiểu bàn cờ *) Phân loại theo hình thức: sổ tờ rời và sổ đóng thành quyển.
- 2. Các quy định về ghi sổ kế toán a) Trình tự ghi sổ kế toán - Mở sổ - Ghi sổ - Khóa sổ kế toán
- 2. Các quy định về ghi sổ kế toán b. Sửa chữa sổ kế toán Sổ kế toán ghi sai phải được sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau: + Ghi cải chính + Ghi số âm + Ghi bổ sung
- b. Sửa chữa sổ kế toán Phương pháp cải chính ⚫Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh ⚫=> áp dụng trong trường hợp phát hiện sai lầm sớm, số liệu chưa bị cộng dồn.
- Phương pháp cải chính Ví dụ: Rút TGNH nhập quỹ TM: 105 triệu Kế toán ghi: Nợ TK 111 100 Có TK 112 105
- b. Sửa chữa sổ kế toán Phương pháp ghi số âm Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh Áp dụng trong trường hợp phát hiện sai lầm muộn và cho các sai sót: Ghi thừa tiền Ghi trùng lắp nhiều lần. Ghi sai quan hệ đối ứng
- Phương pháp ghi số âm Ví dụ: Xuất CCDC dùng cho phân xưởng sản xuất 6 triệu. Kế toán ghi: Nợ TK 621 6 Có TK 153 Cách sửa: Nợ TK 621 (6) Có TK 153 Nợ TK 627 6 Có TK 153
- b. Sửa chữa sổ kế toán ⚫Phương pháp ghi bổ sung Ghi lại bút toán đã ghi trong sổ kế toán(đúng với NVKTPS) với số tiền bằng số chênh lệch giữa số đã ghi với số trên CTKT. Áp dụng trong trường hợp đã ghi đúng quan hệ đối ứng kế toán nhưng ghi với số tiền nhỏ hơn số trên CTKT.
- Phương pháp ghi bổ sung ⚫ Ví dụ: Rút TGNH nhập quỹ TM: 105 triệu Nợ TK 111 Đã ghi 100 Có TK 112 Cách sửa Nợ TK 111 5 Có TK 112
- II. CÁC HèNH THỨC SỔ KẾ TOÁN 1. Khỏi niệm 2. Hỡnh thức nhật ký chung 3. Hỡnh thức chứng từ ghi sổ 4. Hỡnh thức nhật ký sổ cái 5. Hỡnh thức nhật ký chứng từ
- 1. Khỏi niệm ⚫Hình thức kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm số lượng sổ, kết cấu mẫu sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ được sử dụng để ghi chép, tổng hợp, hệ thống hoá số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi sổ nhất định, nhằm cung cấp các tài liệu có liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế tài chính, phục vụ việc thiết lập các báo cáo kế toán.
- 2. Hỡnh thức nhật ký chung ⚫ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung : tất cả nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để chuyển ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh . ⚫ Hình thức kế toán nhật ký chung sử dụng các loại sổ kế toán chủ yếu: sổ nhật ký chung(sổ nhật ký đặc biệt), sổ cái, sổ thẻ, kế toán chi tiết.
- HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NKC CHỨNG TỪ GỐC Nhật ký NHẬT KÝ Số, thẻ chi đặc biệt CHUNG tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
- 3. Hỡnh thức chứng từ ghi sổ ⚫Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là "chứng từ ghi sổ". ⚫Các loại sổ kế toán sử dụng trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: số đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- HÈNH THỨC SỔ KẾ TOÁN CT- GS CHỨNG TỪ GỐC SỔ QUỸ Bảng TH chứng Số thẻ kế toán từ gốc chi tiết Sổ đăng ký chứng Chứng từ từ ghi sổ ghi sổ SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số PS BÁO CÁO TÀI CHÍNH
- ⚫ Nguyªn t¾c c¬ b¶n cña h×nh thøc kÕ to¸n NKCT lµ: TËp hîp vµ hÖ thèng ho¸ c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh theo bªn cã cña c¸c tµi kho¶n kÕt hîp víi viÖc ph©n tÝch c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ®ã theo c¸c tµi kho¶n ®èi øng nã. KÕt hîp chÆt chÏ viÖc ghi chÐp c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh theo tr×nh tù thêi gian víi hÖ thèng ho¸ c¸c nghiÖp vô theo néi dung kinh tÕ(theo tµi kho¶n). KÕt hîp réng r·i viÖc h¹ch to¸n tæng hîp víi h¹ch to¸n chi tiÕt trªn cïng 1 sæ kÕ to¸n vµ trong cïng mét qu¸ tr×nh ghi chÐp. Sö dông c¸c mÉu in s½n c¸c quan hÖ ®èi øng tµi kho¶n, chØ tiªu qu¶n lý kinh tÕ tµi chÝnh vµ lËp b¸o c¸o tµi chÝnh.