Bài giảng Nguy cơ tự kỷ - Nguyễn Văn Thành

pdf 330 trang phuongnguyen 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguy cơ tự kỷ - Nguyễn Văn Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguy_co_tu_ky_nguyen_van_thanh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nguy cơ tự kỷ - Nguyễn Văn Thành

  1. Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi) Gs. NGUYỄN văn Thành Nội Dung : Lời Mở Đường : Tư Duy Cấu Trúc Chương Một : Xác định mức độ hiện tại của trẻ em Chương Hai : Nội dung chi tiết của 174 Tiết Mục trong Bản Lượng Giá Chương Ba : Thể thức tổ chức công việc Lượng Giá Chương Bốn : Thiết lập dự án can thiệp và dạy dỗ Chương Năm : Những Hành Vi Rối Loạn Chương Sáu : Định Lý của Douglas M. ARONE Lời Nói Cuối : Tình Yêu là một động từ Sách Tham Khảo Lời Mở Đường: Tư Duy Cấu Trúc Trong cuốn sách « Trẻ Em Tự kỷ : Phương thức giáo dục và dạy dỗ » (Mùa Hè 2005), tôi đã liệt kê và khảo sát, dưới nhiều khía cạnh khác nhau, năm triệu chứng chủ yếu có mặt trong hội chứng tự kỷ. - Triệu chứng thứ nhất là đời sống bít kín, không có những quan hệ tiếp xúc và trao đổi qua lại với những người đang cùng có mặt trong môi
  2. trường sinh sống hằng ngày, thậm chí xuyên qua liếc nhìn « mắt chạm mắt », hay là « đưa ngón tay trỏ » chỉ đồ vật mong muốn, - Triệu chứng thứ hai là ngôn ngữ bị rối loạn dưới nhiều hình thức khác nhau, hay là hoàn toàn không có mặt, - Triệu chứng thứ ba là vấn đề « lặp đi lặp lại » những câu nói hay là tác phong, một cách máy móc và tự động, gần như suốt ngày, nhất là khi trẻ em không có việc gì để làm, để nhìn, để nghe hay là để tiếp cận bằng xúc giác, - Triệu chứng thứ bốn là những hành vi bạo động và tấn công kẻ khác hay là hủy hoại chính mình, như nhổ tóc, đập đầu vào vách tường, cắn mạnh vào tay và gây ra những vết thương trầm trọng - Triệu chứng sau cùng là những bộ điệu và cách đi đứng lạ lùng, kỳ dị, những cách làm khác thường, như áp tai xuống sát mặt đất để lắng nghe, ngắm nhìn một cách say mê những hạt bụi, những tia nắng, những kẽ hở Một số trẻ em có những cơn động kinh nhẹ và nặng. Một số trẻ em khác có thói quen « nhìn trời đất, trăng sao và phát âm một mình », cơ hồ đang trao đổivà chuyện trò một cách hăng say, với những bóng hình tuy dù xa xôi, nhưng vẫn hiện thực Tuy nhiên, như tôi đã nhấn mạnh lui tới nhiều lần, với một trẻ em DƯỚI SÁU TUỔI, và nhất là khi tất cả năm triệu chứng trên đây chưa được hội tụ một cách đầy đủ, rõ ràng và khách quan, chúng ta cần có thái độ thận trọng và dè dặt, không bao giờ áp đặt nhãn hiệu Hội Chứng Tự kỷ, một cách quá
  3. vội vàng và chủ quan. Thay vào đó, cách đây chừng trên dưới 10 năm, cách nhà chuyên môn thường dùng cách nói « có nguy cơ tự kỷ ». Từ đó, cách làm và thái độ được đề nghị là « can thiệp tức khắc, càng sớm càng tốt ». Hẳn thực, càng phát hiện và can thiệp sớm như vậy, chúng ta càng có nhiều cơ may tạo ra những điều kiện thuận lợi tối đa, nhằm giúp những trẻ em có nguy cơ tự kỷ, có thể chận đứng kịp thời những rối loạn đang thành hình. Trong trường hợp ngược lại,những triệu chứng sẽ dần dần lan tỏa ra, từ địa hạt phát triển nầy sang qua địa hạt phát triển khác, trong suốt thời gian và giai đoạn từ 0 đến 7 tuổi. Chính vì lý do nầy, các tài liệu y khoa và giáo dục đương đại, cũng như các hội nghị quốc tế đã đề nghị sử dụng cách nói « trẻ em PDD » (Pervasive Developmental Disorders), hay là « TED » (Troubles Envahissants du Développement). - Disorders trong tiếng Anh, hay là Troubles trong tiếng Pháp có nghĩa là những rối loạn, - Developmental hay là Développement : địa hạt phát triển, - Pervasive (to pervade) hay là Envahissant (envahir) : lan tỏa, lấn chiếm. Tuy nhiên, với một số trẻ em, trong điều kiện và hiện tình tiến bộ của y khoa cũng như của bao nhiêu phương pháp giáo dục và sư phạm, hội chứng Tự kỷ vẫn chưa được chận đứng một cách hoàn toàn, mỹ mãn và dứt điểm.
  4. Hiện thời, khắp đó đây, nhất là trong các xứ sở văn minh và tiến bộ, nhiều công trình nghiên cứu đang được thực hiện một cách qui mô, nhằm tìm cách giải đáp hai loại câu hỏi khác nhau : - Câu hỏi thứ nhất : Hội chứng Tự kỷ phát xuất từ yếu tố bẩm sinh, từ gên hay là từ những điều kiện của môi trường ? - Câu hỏi thứ hai : Con em của chúng ta, từ ngày sinh ra hay là trong suốt tiến trình tăng trưởng và phát triển, đang trình bày những rối loạn « lan tỏa và lấn chiếm », trong bốn địa hạt cảm giác, tư duy, xúc động và quan hệ xã hội. Trước tình huống ấy, với tư cách là cha mẹ, thầy cô, hay là những người có trách nhiệm trong xã hội, chúng ta có thể và có bổn phận làm những gì cụ thể và hữu hiệu trong tầm tay của chúng ta ? Cuốn sách này, với tụa đề « Nguy Cơ Tự kỷ, nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi » (Hè 2006), sẽ trả lời một phần nào cho cả 2 câu hỏi ấy. Những chương đầu sẽ lần lượt giới thiệu bốn đường hướng giải quyết : - Thứ nhất, khi đứng trước một trẻ em có nguy cơ tự kỷ, việc đầu tiên chúng ta cần làm, là xác định mức độ phát triển hiện tại của em, bao gồm : - Những điều trẻ em đã có thể làm một mình, - Những điều trẻ em chưa thể nào làm được với bất kỳ giá nào, - Sau cùng, những điều trẻ em bắt đầu dám làm và muốn làm, tuy dù chưa thành tựu, dưới sự hướng dẫn khích lệ của chúng ta. - Thứ hai, dựa trên những khởi điểm ấy, chúng
  5. ta đề xuất một dự án can thiệp, giáo dục và dạy dỗ. Những mục tiêu cụ thể, chúng ta quyết định nhắm tới và thực hiện, bao gồm những yếu tố nào ? Trong các chiều hướng chọn lựa ấy, ưu tiên số một là gì ? Nói khácđi, đâu là điều quantrọng bậc nhất cần được đặt lên HÀNG ĐẦU, trong những điều chúng ta thành tựu với trẻ em và cho trẻ em ? - Thứ ba, kế hoạch hành động của chúng ta là gì ? Với những động tác cụ thể nào, chúng ta tìm cách thực hiện dự án mà chúng ta đã thiết lập ? Nói cách khác, ngày hôm nay, tôi có trách nhiệm làm những gì thuộc ƯU TIÊN SỐ MỘT, để giúp trẻ em có khả năng chuyển biến dự án thành hiện thực trong tầm tay và cuộc sống ? Thay vì ôm đồm, để rồi tràn ngập, mất an lạc và sáng suốt, chúng ta hãy từng bước nho nhỏ đi lên, một cách kiên định và xác tín. - Thứ bốn, chúng ta sẽ đánh giá kết quả như thế nào, sau những kỳ hạn với bao lâu tháng và năm ? Nếu kết quả thành đạt, chúng ta cần tiếp tục làm những gì ? Trái lại, khi không có những thành tựu, như đã được dự trù, chúng ta sẽ có những thái độnào ? Đổi thay những gì ? Một trong những tiêu chuẩn đánh giá quan trọng bậc nhất là điều kiện hòa hợp môi trường và môi sinh. Hẳn thực, mỗi trẻ em – cho dù ở trong một hoàn cảnh khó khăn đến độ nào – vẫn là một CON NGƯỜI toàn bích và toàn diện, thực sự và trọn vẹn, có những giá trị tự tại, cần được mọi người tôn trọng, trong mỗi quan hệ tiếp xúc qua lại hai chiều.
  6. Ích lợi gì khi trẻ em lặp lại được một đôi từ, phát ra một đôi âm, hay là làm được một số tác động mà phải trả một giá rất đắt là « bị đánh đập, đe dọa, trừng phạt », nghĩa là bị cư xử, đối đãi như một đồ vật, một con vật ? Nói khác đi, trẻ em – cho dù ở trong một tình huống rối loạn đến độ nào chăng nữa – cũng vẫn có khả năng từ từ tiếp thu, ghi nhận và hội nhập những động tác làm người như XIN, CHO, NHẬN và TỪ CHỐI. Nhằm thâu đạt kết quả ấy, điều kiện tiên quyết là chính chúng ta – cha mẹ, giáo viên vànhững người trưởng thành trong môi trường xã hội – cần sống và thực hiện với nhau, cũng như với con em của mình, những quan hệ hài hòa, xây dựng, tôn trọng và thấm nhuần bản sắc LÀM NGƯỜI. Bốn yếu tố vừa được nêu lên, trong cách giáo dục và dạy dỗ của chúng ta, còn mang tên là « Tư Duy Cấu Trúc ». Nhờ vào kỹ năng nầy, chúng ta sống thức tỉnh hay là ý thức, có nghĩa là nhận biết rõ ràng cách thức mình sẽ giải quyết mỗi vấn đề đang xảy ra: - Hiện tại tôi đang ở đâu ? - Tôi đi đến đâu ? - Tôi quyết định sử dụng con đường nào ? - Trong hành trang của tâm hồn, tôi mang sẵn những năng động nào ? - Đồng thời, đâu là những bị động, còn len lỏi nằm vùng trong đáy sâu của tâm hồn, có thể cản trở bước chân vươn tới và thực hiện của tôi ?
  7. - Một cách đặc biệt, những loại xúc động nào đang làm cho tâm hồn và tư duy của tôi bị tràn ngập và tê liệt hoàntoàn ?Hẳn thực, chính tôi bị rối loạn, đến độ tôi có mắt nhưng không còn thấy. Tôi có tai nhưng không còn nghe. Tôi có tay chân, làn da, nhưng không còn cảm nhận, nhạy bén truớc những nhu cầu và yêu cầu của đứa con sinh ra từ cõi lòng của tôi. Trong tinh thần và lăng kính ấy, lắng nghe trẻ em đang nói một thứ ngôn ngữ « không lời », cùng ĐI với trẻ em trên những nẻo đường « cô đơn và cô độc », mở rộng hai cánh tay và cõi lòng, để « đón nhận vô điều kiện » trẻ em, đó là những điều quan trọng. Kỳ dư, tôi sẽ đến đâu ? Đến khi nào ? Về hai câu hỏi nầy, Cha Ông Tổ Tiên chúng ta đã trả lời : Có Nhân Hòa, tự khắc có Thiên Thời và Địa Lợi trong cõi lòng và cuộc đời của chúng ta. Nhân Hòa phải chăng là « Định Lý », theo cách nói và lối nhìn của tác giả Douglas M. ARONE, có khả năng điều hướng và điều hợp mọi dự án và kế hoạch của chúng ta ? Nhân Hòa phải chăng là động cơ đang thúc đẩy chúng ta sáng tạo một cuộc sống có những chiều kích thíchhợp với một trẻ em, đang bị Hội Chứng Tự kỷ đe dọa, trong từng tế bào và thớ thịt của mình ? CHƯƠNG MỘT: Xác định Mức Độ Phát Triển hiện tại của trẻ em
  8. Lượng giá mức độ phát triển hiện tại của một trẻ em có nguy cơ tự kỷ là cách làm đầu tiên cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và khoa học, trước tất cả mọi toan tính và dự định can thiệp, giáo dục và dạy dỗ. Hẳn thực, không bắt đầu từ điểm xuất phát nầy, tất cả những dự án, mà chúng ta thiết lập « vì trẻ em và cho trẻ em », chỉ là « nước rơi đầu vịt », hay là « dã tràng xe cát bể đông ». Can thiệp hay là giáo dục và dạy học, lúc bấy giờ, chỉ là áp đặt từ bên ngoài, từ trên rót xuống, sử dụng mọi phương tiện bạo động nhằm cưỡng chế trẻ em phải thay đổi, một cách máy móc và tự động. Dạy cho trẻ em bài học làm người, trái lại, là « cùng làm người một cách thực sự và trọnvẹn với trẻ em », bằng cách giúp trẻ em từ từ sống tự lập, tùy theo lứa tuổi khôn lớn và mức độ phát triển tâm lý của mình. Làm người như vậy là biết chọn lựa và quyết định, cũng như ngày ngày thực thi một cách có ý thức, những giá trị khả dĩ thăng tiến bản thân và cuộc đời. 1.- Ba Vùng Sinh Hoạt Trong thực tế hành động, để thực thi công việc lượng giá như vậy, tác giả Eric SCHOPLER đã sở hữu hóa lối nhìn của L.S. VYGOTSKY, về phương thức xác định ba VÙNG SINH HOẠT của trẻ em. - Vùng thứ Nhất mang tên là vùng tự lập. Ở đây, trẻ em đã có khả năng sống một mình, làm một mình, chơi một mình, không cần có sự giúp đỡ
  9. hoặc khích lệ của một người lớn. - Vùng thứ Ba mang tên là vùng xa lạ. Ở đây, với những điều kiện tâm lý hiện tại, trẻ em không có khả nănglàm chủ tình hình, hay là không thể nào thực hiện một điều gì, cho dù với sự giúp đỡ và khích lệ tối đa của một người lớn. Nếu bị ép buộc phải sinh hoạt, trong vùng xa lạ nầy, trẻ em sẽ tức khắc từ chối, bằng những hành vi chạy trốn, khóc la, nhắm mắt, bịt tai, ngoảnh mặt nhìn chỗ khác. Nếu người lớn không hiểu cách từ chối của trẻ em, vẫn tiếp tục thúc ép, đòi hỏi, áp đặt trẻ em sẽ từ từ thoái hóa, sa vào tình trạng tê liệt, bị động, ù lì và trầm cảm nặng. - Vùng thứ Hai, nằm ở giữa hai vùng kia, mang tên là vùng học tập hay là vùng trung gian. Khi nhận thấy trẻ em đang sinh hoạt một cách tự lập và bộc lộ ra ngoài thái độ vui thích và hứng khởi, một người lớn có những hiểu biết tâm lý và khả năng sư phạm, sẽ nhẹ nhàng tiến lại gần, quan sát, đưa mắt nhìn, tạo quan hệ qua lại hai chiều. Từ đó, chúng ta có thể đề nghị thêm một điều nho nhỏ,vừa tầm đón nhận và tiếp cận củatrẻ em. Với phương thức tác động nầy – nếu được tổ chức một cách có hệ thống, bao gồm những bước đi lên từ dễ đến khó – trẻ em sẽ càng ngày càng nới rộng ra vùng sinh hoạt tự lập và vui thích của mình. Đồng thời, vùng xa lạ sẽ lùi dần và nhường bước cho vùng học tập. 2.- Nụ cười xã hội : một minh họa cụ thể Nhằm minh họa cách làm nầy, tôi xin đan cử
  10. một ví dụ cụ thể. Sau một vài ngày hay là hai ba tuần lễ, từ khi sinh ra, một trẻ thơ đã có nụ cười sinh lý, khi nằm một mình trong nôi hay là trong giấc ngủ. Nụ cười sinh lý nầy chỉ là một phản ứng tự nhiên, bột phát, khi trẻ em cảm thấy mình được ấm no, thoải mái, dễ chịu, trên bình diện cơ thể. Nếu người mẹ chớp thời cơ, đón nhận nụ cười của đứa con, với một tâm hồn sung sướng và hạnh phúc, bà sẽ tìm lời khen con, trao đổi với con, đồng thời nở nụ cườiđáp lại với con, cho con. Với cách làm nầy của người mẹ, được ngày ngày diễn đi diễn lại, nhằm nối dài và phản ảnh một phản ứng tự nhiên của đứa con sau chừng hai tháng, nụ cười sinh lý của đứa con sẽ chuyển biến thành nụ cười xã hội. Từ đây, hai mẹ con trao đổi nụ cười qua lại với nhau, hạnh phúc với nhau, làm người với nhau. Cuộc đời trở thành một ý nghĩa lung linh và diệu vợi cho cả hai mẹ con. 3.- Mục đích của Bản Lượng Giá Chương nầy cũng như những chương kế tiếp, trình bày Bản Lượng Giá Mức Độ Phát Triển của Trẻ em, với đầy đủ mọi tin tức cần thiết. Đây là một phương tiện giáo dục và sư phạm, cần có mặt trong tầm tay và khả năng của các bậc cha mẹ, giáo viên và tất cả những ai muốn phục vụ trẻ em có nguy cơ tự kỷ. Nhờ vai trò trung gian của « chiếc cầu » nầy, mọi người có cơ hội đến với nhau, trao đổi qua lại hai chiều. Một cáchchân tình và trực tiếp, họ chia sẽ và đồng hành. Chung quanh bản Lượng Giá, họ « biết ngồi lại với nhau, cùng nhau
  11. nhìn về một hướng ». Hướng đó là Trẻ Em có nguy cơ Tự kỷ. Trước tất cả và hơn tất cả, với bản Lượng Giá nầy, cha mẹ, giáo viên, bác sĩ và các nhà chuyên viên cùng HỌC với nhau, để DẠY bài học làm người cho con em của chúng ta. Phải chăng trong cái HỌA lớn lao – là nguy cơ Tự kỷ – cái PHƯỚC vẫn có mặt tràn trề lai láng, cho những ai biết NHÌN và đón nhận ? Trong điều kiện và thân phận làm người ngày hôm nay, không có cái XẤU tuyệt đối, cũng như không có cái TỐT hoàn toàn, viên mãn. Nguy cơ Tự kỷ đang đe dọa con em của chúng ta. Tuy nhiên, phải chăng đó cũng là một THÁCH ĐỐ kỳ hùng, một CƠ MAY diệu vợi, để mỗi người trong chúng ta đánh thức chính mình : đổi mới lối nhìn, tư duy, cách làm, lề lối giáo dục và toàn diện con người của chúng ta, trong mọi quan hệ giữa người với người ? 4.- Nội dung của bản Lượng Giá Như tôi đã trình bày trong ví dụ minh họa trên đây, khi một trẻ em sơ sinh vừa có tuổi đời dưới 2 tháng, nụ cười sinh lý là một sinh hoạt tự lập. Không cần ai dạy, trẻ em tự nhiên có nụ cười ấy, như một hạt mầm có sẵn trong mảnh đất bản thân và cuộc đời làm người của mình. Nhờ bà mẹ cũng như những người trong gia đình trông nom, vun trồng và tưới tẩm, khích lệ, khen thưởng và củng cố, trong suốt thời gian độ 2-3 tháng, nụ cười sinh lý ấy sẽ từ từ trở thành một phương tiện hay là một khả năng, trong lãnh vực tiếp xúc và trao đổi xã
  12. hội. Ngoài nụ cười sinh lý ấy, trong giai đọan và lứa tuổi từ 0 đến 7 tuổi (84 tháng), một trẻ em – cho dù có nguy cơ tự kỷ – còn có bao nhiêu khả năng tự nhiên và tự lập nào, có vai trò và giá trị tương đương, giống như vậy không? Để trả lời cho câu hỏi nầy, một cách khoa học, nghĩa là chính xác, khách quan và cụ thể, tác giả Eric SCHOPLER cùng với các bạn đồng nghiệp, vào những năm từ 1979 đến 1988, trong hai đợt làm việc với 420 trẻ em, đã sáng tạo và kiện toàn một Bản Lượng Giá, bao gồm 174 tiết mục. Thực ra, Bản Lượng Giá chỉ bao gồm 131 câu hỏi, nhằm khảo sát và xác định mức độ phát triển tâm lý của trẻ em. Cộng vào đó, trong suốt tiến trình làm việc cũng như trong thời gian nghỉ ngơi giải lao ở giữa, kéo dài ước chừng trên dưới 5-10 phút, người cán bộ có trách nhiệm lượng giá, phải quan sát hành vi của trẻ em, để trả lời thêm 43 tiết mục có liên hệ đến các triệu chứng rối loạn thuộc hội chứng tự kỷ. Xét về nội dung cụ thể, mức độ phát triển được khảo sát và phát hiện trong 7 địa hạt khác nhau sau đây : 1.- Bắt chước (Bc) : 16 câu hỏi hay tiết mục, 2.- Nhận Thức (Nt) : 13 câu hỏi, 3.- Vận động tinh (Vđt) : 16 câu hỏi, 4.- Vận động thô (Vđth) : 18 câu hỏi, 5.- Phối hợp mắt và tay (Ph) : 15 câu hỏi, 6.- Kỹ năng tư duy (Td) : 26 câu hỏi,
  13. 7.- Kỹ năng ngôn ngữ (Nn) : 27 câu hỏi. Trên bình diện « Rối loạn Hành Vi », chúng ta sẽ chú ý vào 2 lãnh vực « Quan hệ và Xúc động », quyện sát và giao thoa vào nhau, cũng như tạo ảnh hưởng, tác động qua lại hai chiều. Một cách cụ thể, chúng ta sẽ đo lường mức độ rối loạn có liên hệ đến Hội Chứng Tứ Kỷ, trong 4 địa hạt sau đây : - Địa hạt thứ nhất là khả năng tiếp xúc và tạo quan hệ, được thể hiện qua những hành vi cụ thể như lắng nghe, ghi nhận, tuân hành chỉ thị của người lớn. Rối loạn về quan hệ viết tắt là RlQh. - Địa hạt thứ hai là khả năng và thể thức tiếp cận các loại dụng cụ, với 5 giác quan khác nhau, nhất là khi chơi đùa hay là thực hiện một công việc. Rối loạn về giác quan viết tắt là RlGq. - Địa hạt thứ ba là khả năng sử dụng ngôn ngữ, bắt đầu từ những sinh hoạt phát âm, lặp lại, diễn tả, thông đạt. Rối loạn về ngôn ngữ viết tắt là RlNn. - Địa hạt thứ bốn là khả năng bộc lộ ra bên ngoài những ý thích, năng động và hứng khởi, xuất phát từ những động cơ thúc đẩy ở bên trong nội tâm, thay vì ù lì, bị động, chấp nhận tất cả những gì do kẻ khác áp đặt, lèo lái và điều khiển từ bên ngoài. Rối loạn về Ý thích, sáng kiến và năng động, viết tắt là RlYt. 5.- Mô tả Bản Lượng Giá Như tôi trình bày trên đây, Bản lượng giá gồm có 174 đề mục, trong đó có 131 câu hỏi với những
  14. dụng cụ sư phạm đi kèm theo nhằm phát hiện và khảo sát mức độ phát triển của trẻ em. Ngoài ra, có thêm 43 đề mục nhằm quan sát hành vi và đo lường mức độ rối loạn của trẻ em, trong bốn địa hạt thuộc sinh hoạt xúc động và quan hệ xã hội. Những câu hỏi không được xếp đặt theo thứ tự từ dễ đến khó, tùy theo lứa tuổi khôn lớn và phát triển của trẻ em từ 0 tháng (0 tuổi) đến 84 tháng (7tuổi). Trái lại, tất cả 131 câu hỏi thuộc 7 địa hạt phát triển khác nhau, được hòa trộn lẫn lộn vào nhau, trong giai đoạn khảo sát trẻ em. Tiếp sau đó, vào giai đoạn tổng hợp kết quả bằng số lượng, chúng ta sẽ phân định và đối chiếu 7 địa hạt phát triển với nhau, nhằm phát hiện, trong sơ đồ biểu diển, đâu là điểm MẠNH và điểm YẾU hay là điểm CAO và điểm THẤP của trẻ em. Một nhận xét cuối cùng về Bản Lượng Giá là sau mỗi đề mục, chúng ta sẽ CHẤM ĐIỂM, theo 3 thể thức khác nhau : - Thứ nhất là Điểm CỘNG (+ ) : Trẻ em thành tựu, biết trả lời đúng đắn, mặc dù một đôi khi cần sự hướng dẫn và khích lệ của người lón. - Thứ hai là Điểm CỘNG và TRỪ (+/-) : trẻ em có thiện chí và ý định trả lời, cũng như hợp tác và lắngnghe, tuy dù kết quả cuối cùng không đạt chỉ tiêu. Cách trả lời nầy, trong lối dùng từ của Eric SCHOPLER, mang tên là Sơ Phác, Chớm Nở, Hiện Hình. Lối nói trong tiếng Anh là Emergence có nghĩa là vùng đứng lên, nổi dậy, hé nở, khởi sắc. - Thứ ba là Điểm TRỪ (-) : Trẻ em không muốn,
  15. không biết và không tìm cách làm, mặc dù được người lớn hướng dẫn, nâng đỡ và khích lệ tối đa, bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khích lệ như vậy không có nghĩa là ép buộc, cưỡng chế, áp đặt, sử dụng bạo động, trừng phạt, đe dọa. 6.- Sư Phạm « Xây Dựng » Ba cách trả lời « Thành tựu, Thất bại và Chớm nở », có liên hệ đền 174 Tiết Mục, thuộc 9 địa hạt phát triển khác nhau, sẽ giúp chúng ta phân định ba Vùng Sinh Hoạt Tự lập, Xa lạ và Học tập của trẻ em. - Dựa vào Vùng Tự lập (+), chúng ta khám phá và tạo ra những vui thích và năng động cho trẻ em. Mỗi lần trẻ em gặp vấn đề, khó khăn, trắc trở, chúng ta giúp trẻ em đi lui, quay trở về với các sinh hoạt trong Vùng Tự lập, để tìm lại lòng tự tin, hay là ý thức về khả năng hiện thực của mình. - Khi có những dấu hiệu cho thấy trẻ em đang bước vào Vùng Xa lạ (-), chúng ta hãy sáng suốt và can đảm sáng tạo những dụng cụ sư phạm, nhằm giúp trẻ em dừng lại, « Tri chỉ ». Ngoài ra, trong quan hệ tiếp xúc, chúng ta không « cố tình xô đẩy » trẻ em vào địa hạt Hành Vi Rối Lọan hay là Triệu Chứng, nghĩa là từ chối, chống đối, phản loạn, một cách vô thức, máy móc và tự động. - Sau cùng, chúng ta tìm cách khích lệ, khen thưởng và củng cố, khi trẻ em đang rụt rè bước vào Vùng Học tập (+/-). Làm như vậy là giúp trẻem VÙNG ĐỨNG LÊN, thành người, làm chủ thể, chọn lựa cho mình những sinh hoạt vui thích, sáng tạo,
  16. hứng khởi, năng động, cho dù vào những lúc ban đầu, thời gian sinh hoạt học tập nầy chỉ kéo dài vài ba phút. « Cháo nóng húp quanh » hay là « Kiến tha lâu đầy tổ », phải chăng đó là phương thức Sư Phạm Xây Dựng, chúng ta tất cả cần tiếp thu, học tập và hội nhập ? Trọng tâm ở đây là phát huy những năng động đã có mặt, thay vì « gồng mình », tìm cách hạn chế những triệu chứng, những hành vi rối loạn và bị động. Theo lời người xưa, điều chúng ta cố quyết làm cho con em có nguy cơ tự kỷ là « Minh minh Đức », có nghĩa là ngày ngày can đảm « Thắp sáng lên ngọn đèn đã sáng », nơi chính chúng ta và nơi trẻ em. Hẳn thực, cơ hồ khi có những vết mực, trên bề mặt của một chiếc bong bóng tròn bằng cao su, thay vì tìm cách tẩy xóa, chúng ta thổi phòng chiếc bong bóng to lên. Lúc bấy giờ, nhữnghình vẽ trang trí sẽ nỗi bật và lớn lên. Trái lại, những vết nhơ sẽ trở thành KHÁC, trong một KHUNG CẢNH KHÁC, được chấp nhận và đón nhận với một tâm trạng, thái độ và lối nhìn khác. Phải chăng đó là loại Sư Phạm « CHUYỂN HÓA » cần được áp dụng cho các trẻ em có nguy cơ tư kỷ ? Hẳn thực, chúng ta « làm mà như không làm », làm theo tinh thần « Vi vô vi, Sự vô sự » của Lão Tử, cơ hồ Mặt Trời tỏa ra ánh sáng và hơi ấm, để tạo điều kiện thuận lợi cho « Cây nào thành cây ấy », không cưỡng chế, không áp đặt. Hẳn thực, « chân vịt thì ngắn, muốn kéo ra cho
  17. dài, nó khổ. Chân ngổng thì dài, tìm cách chặt ngắn đi, nó chết ». Chương Hai : Nội Dung chi tiết của 174 tiết mục trong Bản Lượng Giá Trong chương này, tất cả 174 Tiết Mục (TM) của Bản Lượng Giá sẽ được trình bày, với mọi chi tiết cần thiết Trong số đó, 43 Tiết Mục nhằm khảo sát địa hạt Hành Vi, đều có đánh dấu thị ( *) ở trước ( *TM). Và đằng sau là những ký hiệu xác định địa hạt của hành vi : - Qh : địa hạt Quan hệ và tiếp xúc xã hội, - Yt : địa hạt Ý thích, vui thú, lưu tâm, - Nn : địa hạt sử dụng Ngôn ngữ, - Gq : địa hạt có liên hệ đến các sinh hoạt của Giác quan như Nhìn, Nghe, Tiếp cận, Ngửi và Nếm. TM số 1 : Vặn náp chai : đóng và mở Dụng cụ : Bình hay chai đựng nước xà phòng. Cách làm : - Đặt chai nước xà phòng trên bàn, trước mặt trẻ em, và nói : « Chúng ta thổi bọt xà phòng ». - Xích chai nước lại gần trẻ em và quan sát.
  18. Đoạn nói với trẻ em : « Em vặn nắp ra đi ». - Nếu trẻ em vẫn không biết làm, chúng ta hãy trình bày cách làm. Trình bày xong, vặn nắp lại và bảo trẻ em hãy làm như vậy. Địa hạt khảo sát : Vận động tinh. Cách chấm điểm : - (+) Hiểu và làm được một mình, - (+/-) Thử làm nhưng không thành công, trẻ em có cử chỉ cầm nắp chai và tìm cách vặn ra, - (-) Không có cử chỉ và không thử làm. TM số 2 : Thổi và làm ra bọt xà phòng Dụng cụ : Đồ đựng nước xà phòng vàchiếc vòng. Cách làm : - Người lớn trình bày cách làm, - Đưa chiếc vòng cho trẻ em, - Bảo trẻ em: « Em làm đi ». Địa hạt khảo sát: Vận động tinh. Cách chấm điểm:
  19. - (+) Trẻ em hiểu và làm được, - (+/-) Không làm được, nhưng phác họa cử chỉ: đưa chiếc vòng lên miệng và thổi, - (-) Thất bại, không có cử chỉ cần thiết. TM số 3: Đưa mắt nhìn theo bọt xà phòng di chuyển Dụng cụ: vẫn như trong TM số 2 Cách làm : Khi trẻ em thực hiện TM số 2, - Quan sát trẻ em có đưa mắt nhìn theo bọt xà phòng bay hay không, - Nếu trẻ em không biết thổi, chúng ta hãy thổi trước mặt trẻ em.Đồng thời, chúng ta quan sát đôi mắt của trẻ em: có theo dõi bọt xà phòng di chuyển không? Địa hạt: Nhận thức thị giác. Chấm điểm: - (+) Trẻ em đưa mắt theo dõi, - (+/-) Có nhìn một cách sơ thoáng lúc ban đầu, rồi ngoảnh mặt qua chỗ khác, - (-) Không nhìn theo. TM số 4: Liếc nhìn vượt qua đường ở giữa Dụng cụ: dùng dụng cụ như trong các TM vừa
  20. qua, hay là dùng một trò chơi khác vui mắt. Cách làm: di chuyển dụng cụ từ phía trái của trẻ em sang phải, làm thành một tam giác có gốc 90°, ở vị trí của trẻ em. Địa hạt: Nhận thức thị giác. Chấm điểm: - (+) Đưa mắt nhìn theo, từ trái qua phải, - (+/-) Dừng lại ở giữa hay là vượt quá một chút ít mà thôi, không làm thành một gốc 90°, - (-) Không nhìn theo. *TM số 5: Tiếp cận những hình khối (Gq) Dụng cụ: Ba hình khối lớn, có 3 loại bề mặt tạo nên những cảm xúc khác nhau. Cách làm: - Đặt để 3 hình khối trên bàn, trước mặt trẻ em, - Quan sát và ghi nhận cách thức trẻ em tiếp cận các bề mặt khác nhau. Địa hạt: Tiếp cận dụng cụ bằng các loại cảm
  21. giác. Chấm điểm: - (+) Sắp chồng các khối lên nhau, nhìn, tiếp xúc, đưa ra nhận xét, đặt câu hỏi - (+/-) Lưu tâm một cách khác thường hay là không chú ý. - (-) Cách tiếp cận không bình thường như: ngửi, liếm, gãi trên bề mặt TM số 6: Ống nhìn vạn sắc Dụng cụ: Ống nhìn vạn sắc. Cách làm: - Trình bày cách xoay tròn, - Nhìn vào trong, - Bảo trẻ em cũng làm theo như vậy. Địa hạt: Bắt chước làm và bắt chước nhìn. Chấm điểm: - (+) Nhìn vào trong và biết xoay tròn, để thay đổi màu sắc và hình thể, - (+/-) Tìm cách nhìn, nhưng không tỏ ra thích thú
  22. - (-) Không nhìn. TM số 7: Phân biệt mắt Trái và mắt Phải Dụng cụ: Ống nhìn vạn sắc giống như trong TM số 6. Cách làm: Quan sát một cách kỹ càng, - Trẻ em nhìn với con mắt nào một cách ổn định? - Hay là nhìn một cách lộn xộn, khi bên mặt, khi bên trái. - Nếu cần, chứng minh lại thêm một lần. Địa hạt: Nhận thức thị giác. Chấm điểm: - (+) Phân biệt cách rõ ràng và ổn định mắt trái và mắt phải, - (+/-) Luôn luôn bắt đầu với một bên, nhưng lại chuyển qua bên kia. Cách phân biệt chưa hoàn toàn ổn cố, - (-) Khi thì dùng mắt nầy, khi thì dùng mắt khác, không có phân biệt trái và mặt. TM số 8: Bấm hoặc rung chuông 2 lần Dụng cụ: chuông nhỏ.
  23. Cách làm: - Giới thiệu cách làm và bảo trẻ em làm theo, - Cố ý rung 2 lần, - Nếu trẻ em rung chỉ một lần, hay là nhiều hơn 2 lần, chúng ta chứng minh lại và bảo trẻ em làm giống như vậy. Địa hạt: Bắt chước về mặt vận động. Chấm điểm: - (+) Rung đúng 2 lần, - (+/-) Rung lộn xộn, không ghi nhận đúng 2 lần, - (-) Không làm, không bắt chước. TM số 9: Đưa ngón tay ấn sâu vào đất sét Dụng cụ: Đất sét công nghiệp. Cách làm: - Trình bày trước một lần, cho trẻ em thấy: ấn sâu ngón tay vào đất sét, - Bảo trẻ em hãy làm giống như vậy. Địa hạt: Vận động tinh.
  24. Chấm điểm: - (+) Ấn mạnh, làm thành một lỗ, - (+/-) Có làm cử chỉ là đưa tay tiếp cận, nhưng không ấn mạnh, làm thành một lỗ, - (-) Không làm, không phác họa cử chỉ. TM số 10: Cầm một que gỗ nhỏ Dụng cụ : Đất sét công nghiệp và 6 que gỗ hay là đũa nhỏ. Cách làm : - Trải đất sét thành một tấm bánh sinh nhật, - Bảo trẻ em thêm vào những cây nến, - Người lớn lấy một que gỗ cắm lên trên, và đưa cho trẻ em một que gỗ khác, - Nếu trẻ em vẫn không làm theo chúng ta, hãy lấy tất cả que gỗ còn lại và cắm lên trên mặt đất sét, - Bảo trẻ em hãy rút những que gỗ ra. Địa hạt : Vận động tinh. Chấm điểm : - (+) Cầm que gỗ với 2 hoặc 3 ngón tay (ngón
  25. cái, ngón trỏ và ngón giữa), để cắm vào hoặc rút ra, - (+/-) Cầm với cả bàn tay. - (-) Không làm. TM số 11 : Vo tròn đất sét và làm một khúc dồi thịt Dụng cụ : Đất sét. Cách làm : - Phân chia đất sét thành 2 phần, - Đưa cho trẻ em một phần, - Người lớn vo tròn đất sét trên bàn, và làm thành một khúc dồi thịt, - Bảo trẻ em hãy làm y như chúngta. Địa hạt: Bắt chước hành vi, vận động. Chấm điểm: - (+) Vo tròn đất sét thành một khúc dồi thịt, - (+/-) Cầm đất sét lên, nhưng không có cử chỉ vo tròn, - (-) Không làm. TM số 12: Dùng đất sét làm một cái bát Dụng cụ: Đất sét.
  26. Cách làm: Chứng minh cách làm và bảo trẻ em làm theo. Địa hạt: Vận động tinh. Chấm điểm: - (+) Trẻ em làm được một kết quả tương tự, - (+/-) Làm được một kết quả, cho dù không giống một cái bát, - (-) Không làm. TM số 13: Sử dụng con múa rối “găng tay” Dụng cụ: Một con múa rối kiểu găng tay, như con mèo hoặc con chó. Cách làm: - Người lớn mang vào tay đầu mèo, - Nói với trẻ em: “Tôi là con mèo, meo meo tôi đến chơi với bạn - Sau đó, đưa cho trẻ em con múa rối vả bảo: “Em làm con mèo đi ” Địa hạt: Bắt chước về mặt vận động. Chấm điểm:
  27. - (+) Mang vào tay con múa rối và tìm cách làm những cử động với đầu và chân mèo, - (+/-) Mang vào tay chiếc găng, nhưng không làm các cử động, - (-) Không mang vào tay con múa rối. TM số 14: Bắt chước tiếng kêu của loài vật Dụng cụ: Con múa rối chó hoặc mèo. Cách làm: - Chứng minh trước, như trong TM số 13, - Nhưng trong TM số 14 nầy, khuyến khích trẻ em vừa chơi vừa phát âm “Meo meo” hay là “Vâu vâu”. Địa hạt: Bắt chước phát âm. Chấm điểm: - (+) Phát âm Meo meo hay Vâu vâu một cách rõ ràng, - (+/-) Có bắt chước phát âm, nhưng âm thanh phát ra không phải là Meo hay Vâu, - (-) Không làm, không thử phát âm. TM số 15: Bắt chước sử dụng 4 đồ vật thường ngày
  28. Dụng cụ: - Một con múa rối, - Bốn đồ dùng quen thuộc như muỗng (thìa), cốc nhựa, bàn chải đánh răng, khăn lau bằng giấy. Cách làm: - Người lớn chứng minh cách làm: mang con múa rối vào một tay, dùng tay kia để đút sữa, đánh răng, cho uống, lau miệng con múa rối, - Sau đó, người lớn vẫn giữ con múa rối trên tay mình, và lần lượt đưa cho trẻ một trong 4 dụng cụ trên đây, - Quan sát và ghi nhận cách làm của trẻ em. Địa hạt: Bắt chước hành động của kẻ khác. Chấm điểm: - (+) Biết dùng 3 vật dụng, - (+/-) Chỉ biết dùng 1 trong 4 vật dụng, - (-) Không làm được gì. TM số 16: Đưa tay chỉ những phần thân thể của con múa rối Dụng cụ: Con múa rối chó hoặc mèo.
  29. Cách làm: - Chính người lớn mang chiếc găng múa rối vào tay mình, - Đưa tay có mang găng lại gần trẻ em, - Yêu cầu trẻ em chỉ hay là đụng đến các phần thân thể của con múa rối như: tay, mắt, mũi, tai và miệng. Địa hạt: Tư duy và Hiểu biết. Chấm điểm: - (+) Chỉ đúng 3 phần, - (+/-) Chỉ đúng hay là có cử chỉ đưa tay hướng đến bất kỳ 1 phần nào, - (-) Không làm một cử động nàocả. TM số 17: Đưa tay chỉ những phần thân thể của chính mình Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Không chứng minh trước, - Chỉ yêu cầu trẻ em đưa tay sờ: Mắt, Mũi, Tai, Miệng của mình.
  30. Địa hạt: Kỹ năng tư duy và hiểu biết. Chấm điểm: - (+) Chỉ hay là đụng đến 3 phần, - (+/-) Chỉ hay là đụng đến 1 phần mà thôi, - (-) Không làm gì cả. TM số 18: Trò chơi “Thiết lập quan hệ hai chiều” Dụng cụ: Hai con múa rối chó và mèo. Cách làm: - Trao cho trẻ em một con múa rối, - Người lớn mang vào tay con kia, - Bạn bảo: “Bây giờ chó và mèo chơi với nhau”, - Nếu trẻ em không biết làm gì, bạn đề nghị: ăn với nhau, nhảy với nhau Địa hạt: Kỹ năng tư duy và hiểu biết. Chấm điểm: - (+) Hai con múa rối trao đổi qua lại, - (+/-) Trẻ em tìm cách chơi với con múa rối của
  31. mình hay là với con múa rối trong tay của người lớn, nhưng hai con múa rối không chơi với nhau, - (-) Không chơi, không làm gì cả. TM số 19 và 20 : Kết ráp các hình thể vào bản « khuôn » Dụng cụ : - Ba hình Tròn, Vuông và Tam giác - Một bản gỗ có khoét lõm 3 hình tương tự. Cách làm : - Đặt bản « khuôn » hay là « khung » trước mặt trẻ em, - Phía bên mặt của trẻ em, để lẫn lộn 3 hình tròn, vuông và tam giác, không theo thứ tự như trên bản khuôn, - Bảo trẻ em : « Tìm hình và ráp vào cho đúng ». Địa hạt : - TM số 19 : Nhận thức thị giác, - TM số 20 : Phối hợp mắt và tay. Chấm điểm : - (+) Kết ráp đúng hình nào vào khuôn nấy, -
  32. (+/-) Có làm và thử làm, nhưng không có kết quả, - (-) Không làm và không thử. TM số 21 : Gọi tên 3 loại hình thể Dụng cụ : Dùng lại 3 loại hình trong TM số 19 và 20. Cách làm : - Để 3 hình tròn, vuông và tam giác trên bàn, - Đưa tay chỉ hình tròn, và hỏi trẻ em : « Cái gì đây ? Hình nầy là hình gì ? », - Lặp lại câu hỏi với 2 hình kia. Địa hạt : Khả năng ngôn ngữ. Chấm điểm : - (+) Gọi tên cả 3 hình, - (+/-) Chỉ gọi đúng một hình, hay là dùng một tên gọi duy nhất cho cả 3 hình, - (-) Không tìm cách phát âm gì cả. TM số 22 : Biết nhận ra tên gọi của 3 hình Dụng cụ : Dùng lại 3 hình : tròn, vuông và tam
  33. giác. Cách làm : bảo trẻ em : - Hãy đưa cho thầy hình tròn - Hay là : Em cầm lấy hình vuông - Hay là : Hình tam giác ở đâu ? Địa hạt : Tư duy và Hiểu biết. Chấm điểm : - (+) Chỉ, cầm hay là đưa đúng 3 hình, - (+/-) Chỉ làm đúng 1 hình mà thôi, - (-) Không làm gì cả. TM số 23 : Kết ráp vào khung lõm 4 vật dụng Dụng cụ : - Một tấm khung, - Bốn tấm hình : cái dù, con gà con, con bướm, trái lê. Cách làm : - Đặt tấm khung trước mặt trẻ em, - Trao cho trẻ em một tấm hình, không cần theo một thứ tự
  34. nào. Bảo : « Em hãy lắp ráp vào đúngchỗ », - Lặp lại lời yêu cầu với 3 tấm hình kia, - Nếu trẻ em bất động và tỏ ra không hiểu, hãy trình bày và chứng minh cách làm một cách cụ thể, - Sau đó, lấy ra khỏi tấm khung, tất cả 4 hình và bảo : « Bây giờ em làm đi ». Địa hạt : Nhận thức bằng thị giác. Chấm điểm : - (+) Làm đúng với tất cả 4 tấm hình, - (+/-) Làm đúng một tấm và cần có chứng minh, - (-) Không biết làm, dù được hướng dẫn. TM số 24 : Vượt qua đường ở giữa Dụng cụ : - Dùng lại 4 tấm hình và khung lắp ráp trong TM số 23. - Nếu trẻ em thất bại trong TM 23, hãy sáng tạo cách làm tương tự sau đây, với một dụng cụ khác. Cách làm : - Để 2 hình cái dù và con gà con, phía bên tay
  35. trái của trẻ em, để trẻ em đưa tay qua bên trái lấy hình và lắp ráp ở bên mặt, - Để 2 hình con bướm và trái lê ở bên mặt. Địa hạt : Vận động thô. Chấm điểm : - (+) Vượt qua đường ở giữa nhiều lần, - (+/-) Chỉ vượt qua 1 lần, - (-) Không vượt qua được. TM số 25 và 26 : Lắp ráp ba hình giống nhau, nhưng có 3 cỡ lớn nhỏ khác nhau Dụng cụ : - Một khung lắp ráp, - Hình của 3 chiếc găng tay có 3 cỡ khác nhau. Cách làm : - Đặt trước mặt trẻ em một tấm khung và 3 hình bao tay có 3 cỡ khác nhau, - Tránh để gần nhau một hình thể với vị trí thích hợp của nó, trên bản khung, - Nếu sau một lúc, trẻ em không biết phải làm gì, người lớn có thể chứng minh cho trẻ em thấy cách làm, - Sau khi trình bày xong, lấy các
  36. hình thể ra khỏi bản khung và đặt lại chỗ cũ, - Bảo trẻ em : « Hãy làm như thầy (cô) vừa mới làm ». Địa hạt : - TM số 25 : Nhận thức thị giác, - TM số 26 : Phối hợp mắt và tay. Chấm điểm : 2 lần khác nhau cho 2 số 25 và 26, - (+) Dùng tay chỉ đúng cả 3 vị trí cho 3 hình khác nhau, mặc dù không lắp ráp (TM số 25 : Nhận thức thị giác), - (+) Lắp ráp đúng cả 3 hình vào vị trí thích hợp (TM số 26 : Phối hợpmắt và tay), - (+/-) Đưa tay chỉ đúng hay là lắp ráp đúng một hình mà thôi, sau khi có chứng minh, - (-) Không chỉ, không làm, mặc dù người lớn đã chứng minh cách làm. TM số 27 : Biết dùng 2 từ Lớn và Nhỏ (gọi tên) Dụng cụ : Dùng lại 2 bao tay lớn và nhỏ trong TM số 25 và 26. Cách làm : - Để bao tay nhỏ bên tay trái, và bao tay lớn
  37. bên tay mặt của trẻ em, - Nói với trẻ em : « Hãy nhìn kỹ hai bao tay trước mặt em », - Hai bao tay không giống nhau, tại sao ? Không giống nhau ở chỗ nào ? - Bạn cầm lên cái bao lớn và hỏi : « Cái bao tay nầy thế nào ? », - Sau đó, cầm lên cái bao tay nhỏ và hỏi : « Cái bao tay nầy thế nào ? ». Địa hạt : Khả năng ngôn ngữ. Chấm điểm : - (+) Biết dùng từ Lớn và Nhỏ để trả lời, - (+/-) Biết trả lời 1 lần đúng mà thôi, trong bốn lần đặt câu hỏi, - (-) Không trả lời và không tìm cách trả lời. TM số 28 : Biết phân biệt Lớn và Nhỏ, thay vì dùng ngôn ngữ Dụng cụ : Như trong TM số 27. Cách làm: - Để 2 bao tay trước mặt trẻ em, - Bảo trẻ em lần thứ I: “Lấy đưa cho thầy chiếc bao tay nhỏ”, - Sau khi để bao tay lại chỗ cũ, yêu cầu trẻ em: “Lấy đưa cho thầy bao tay lớn”,
  38. - Lặp lại lần thứ II, những lời yêu cầu như trước đây. Địa hạt: Khả năng tư duy và hiểu biết. Chấm điểm: - (+) Biết làm đúng trong cả 2 lần, - (+/-) Trong 4 lần yêu cầu, chỉ biết làm đúng 1 lần, - (-) Không làm hay là làm không đúng lần nào cả. TM số 29 và 30: Lắp ráp hình con mèo Dụng cụ: Hình con mèo có 4 mảnh khác nhau. Cách làm: - Để 4 mảnh hình con mèo một cách lộn xộn, tách rời khỏi nhau ở 4 vị trí, trước mặt trẻ em, - Bảo trẻ em: “Em hãy ghép lại với nhau”, - Sau một lúc, nếu trẻ em vẫn bất động, người lớn chứng minh cho trẻ em cách làm, - Đoạn bảo trẻ em: “Hãy làm giống như thầy vừa làm”. Địa hạt:
  39. - TM số 29: Khả năng Tư duy, - TM số 30: Phối hợp mắt và tay. Chấm điểm: - (+) Biết ghép lại 4 mảnh thành hình con mèo, không cần người lớn chứng minh trước, - (+/-) Ghép lại 2 hình với nhau, hay là cần có người lớn chỉ bày cách làm, mới làm, - (-) Không làm và không thử làm. TM số 31: Lắp ráp lại hình con bò Dụng cụ: Hình con bò được chia cắt ra thành 6 mảnh khác nhau. Cách làm: - Để hình con bò trước mặt trẻ em, với 6 mảnh khác nhau được trình bày một cách lộn xộn, - Nói với trẻ em: “Đây là hình con bò, em hãy ghép các mảnh lại với nhau”, - Chứng minh cách làm một lần, sau một lúc chờ đợi, nếu trẻ em không biết phải làm thế nào. Địa hạt: Khả năng Tư duy. Chấm điểm:
  40. - (+) Làm đúng hoàn toàn, - (+/-) Chỉ ghép đúng 2 mảnh, hay là phải chờ có chứng minh cách làm, - (-) Không làm hay là làm không được, mặc dù có chứng minh. TM số 32: Xếp lại với nhau theo tiêu chuẩn Màu Sắc, hai vật thể khác nhau như hình khối và đĩa Dụng cụ: - Năm hình khối có 5 màu khác nhau như: vàng, đỏ, xanh da trời, xanh lá cây, trắng, - Năm đĩa tròn bằng giấy cứng, cũng có 5 màu tương tự như trên. Cách làm: - Khởi đầu với 3 khối và 3 đĩa. Để các đĩa trước mặt trẻ em, - Chỉ trao cho trẻ em một hình khối mà thôi, và bảo: “Hãy đặt để hình khối trên đĩa nào thích hợp”, - Nếu trẻ em tỏ ra không hiểu, hãy chứng minh cách làm, một lần, với 3 khối, - Sau đó, làm lại như từ đầu với trẻ em. Mỗi lần, chỉ trao cho trẻ em một khối vuông mà thôi, - Khi trẻ em đã làm xong với 3 khối, chỉ giữ lại 1 đĩa và 1 khối đã dùng, - Cất 2 khối và 2 đĩa kia đi,
  41. - Đem ra 2 đĩa và 2 màu khác chưa dùng, - Lần nầy cũng vậy, đưa cho trẻ em một khối, và yêu cầu trẻ em đặt khối vuông lên trên đĩa tròn nào thích hợp. Địa hạt: Nhận thức về thị giác. Chấm điểm: - (+) Làm đúng với 5 khối, không cần chứng minh trước, - (+/-) Làm được với 1 khối, hay là làm được, sau khi có chứng minh, mặc dù không thành tựu hoàn toàn, - (-) Không làm hay là không thử làm. TM số 33: Gọi tên 5 màu sắc Dụng cụ: Dùng lại 5 khối có 5 màu khác nhau, Cách làm: - Để cả 5 khối trước mặt trẻ em, - Bạn cầm lên chỉ 1 khối và hỏi: “Màu gì đây?”, - Đặt câu hỏi như vậy, lần lượt với cả 5 khối. Địa hạt: Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm: - (+) Gọi đúng 5 màu,
  42. - (+/-) Gọi đúng chỉ một màu, cho dù trẻ em chỉ dùng một tên gọi mà thôi, với cả 5 màu, - (-) Không gọi được. TM số 34: Biết phân biệt các màu Dụng cụ: Năm đĩa có 5 màu. Cách làm: - Đặt để trên bàn, trước mặt trẻ em, 5 đĩa tròn bằng giấy, có 5 màu khác nhau, - Yêu cầu trẻ em: “Hãy lấy đưa cho thầy đĩa màu đỏ”, - Có thể dùng những cách nói tương đương: “Ở đâu? Chỉ cho thầy màu ”, - Để lại trên bàn vào chỗ cũ chiếc đĩa, và tiếp tục đặt câu hỏi về những màu khác. Địa hạt: Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm: - (+) Biết đưa tay chỉ đúng 5 màu, - (+/-) Biết chỉ đúng 1 màu, - (-) Không làm được. TM số 35 và 36: Tiếng “Phách gõ nhịp”
  43. Dụng cụ: Một cái “phách”, dùng để gõ nhịp và phát ra âm thanh “lách cách” (claquette trong tiếng Pháp, và clack trong tiếng Anh). Cách làm: - Trẻ em đang chơi hay là còn chăm chú vào một chuyện riêng tư, - Người lớn cầm cái lách, giấu ở dưới bàn làm việc, và gây ra âm thanh lách cách khá mạnh, - Trong khi làm như vậy, quan sát thái độ và ghi nhận phản ứng bên ngoài của trẻ em. Địa hạt: - TM số 35: Nhận thức thính giác, - *TM số 36: Hành vi, phản ứng xúcđộng của trẻ em đối với kích thích giác quan (Gq). Chấm điểm: TM số 35 - (+) Lắng nghe, quay về hướng của âm thanh, - (+/-) Có dấu hiệu nghe, nhưng không có thái độ hướng quay về phía âm thanh, - (-) Không có phản ứng khách quan bên ngoài.
  44. *TM số 36 (Gq) - (+) Có phản ứng thích hợp, - (+/-) Chỉ có phản ứng thoáng qua, - (-) Phản ứng xúc động thiếu thích nghi hoàn toàn như lo sợ, hoảng hốt hay là hoàn toàn bất động. TM số 37: Biết bước đi một mình (dành cho trẻ nhỏ) Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Đặt trẻ em ở thế đứng, - Khích lệ trẻ em bước tới một mình, không bám víu, không dựa vào vào một điểm tựa. Địa hạt: Vận động thô. Chấm điểm: - (+) Đi một mình, không vịn tay vào đâu cả, - (+/-) Đi nhưng cần nắm tay người khác, - (-) Không đi, hay chỉ đi khi được người lớn cầm cả 2 tay. TM số 38: Vỗ tay Dụng cụ: Không có. Cách làm:
  45. - Bạn vỗ tay nhiều lần trước mặt trẻ em, - Tìm cách gây chú ý, để trẻ em nhìn vào bạn, - Bảo trẻ em cùng làm. Địa hạt: Vận động thô. Chấm điểm: - (+) Trẻ em vỗ tay nhiều lần, - (+/-) Chỉ phác họa cử chỉ, - (-) Không làm gì cả. TM số 39: Đứng vững trên một chân Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Người lớn làm mẫu trước cho trẻ em thấy, - Yêu cầu trẻ em: “Hãy làm giống hệt như thầy”, - Nếu trẻ em mất quân bình, sẵn sàng đưa tay nâng đỡ. Địa hạt: Vận động thô. Chấm điểm:
  46. - (+) Đứng vững trên một chân, trong vòng 2 giây, - (+/-) Tìm cách đưa chân lên, nhưng cần tay bạn nâng đỡ, để khỏi té ngã, - (-) Không đưa chân lên, không hiểu. TM số 40: Chụm hai chân lại và nhảy tới trước Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Chứng minh cách làm cho trẻ em thấy, - Bảo trẻ em hãy làm giống như bạn vừa làm. Địa hạt: Vận động thô. Chấm điểm: - (+) Vừa biết chụm 2 chân lại với nhau, vừa biết nhảy tới trước, không tách hai chân ra, - (+/-) Tìm cách bắt chước, nhưng không biết nhảy, hay là nhảy màkhông chụm chân lại, - (-) Không nhảy và không dám nhảy. TM số 41: Bắt chước một số cử động Dụng cụ: Không có.
  47. Cách làm: - Yêu cầu trẻ em nhìn: “Em hãy nhìn kỹ những điều thầy sắp làm", - Bạn thực hiện một số động tác như sau: ° Đưa thẳng một cánh tay lên quá đầu, °° Đưa tay sờ và đụng lỗ mũi, °°° Một tay đưa lên quá đầu, tay kia đụng lỗ mũi, - Sau mỗi một trong 3 động tác vừa được liệt kê, bảo trẻ em: “Hãy làm y như thầy vừa làm”. Địa hạt: Bắt chước về mặt vận động. Chấm điểm: - (+) Biết bắt chước cả 3 động tác, - (+/-) Bắt chước chỉ một động tác, và không làm hoàn toàn đúnghẳn. - (-) Không làm gì cả. TM số 42: Dùng ngón tay cái đụng đến đầu 4 ngón tay khác thuộc cùng một bàn ta Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Đứng bên cạnh trẻ em và cùng nhìn về một hướng như trẻ em,
  48. - Yêu cầu trẻ em chú ý nhìn kỹ cách bạn làm, - Bạn đưa tay lên phía trước trẻ em, lòng bàn tay quay về phía trẻ em, - Tách rời 5 ngón tay ra và tạo ra những khoảng cách rõ ràng giữa từng 2 ngón, - Lấy ngón tay cái đụng đến đầu của 4 ngón kia, - Làm theo thứ tự: ngón tay trỏ, ngón tay giữa, ngón tay đeo nhẫn, ngón tay út. Địa hạt: Vận động tinh. Chấm điểm: - (+) Làm được tất cả theo thứ tự, - (+/-) Dùng ngón tay cái đụng được 1 trong 4 ngón kia, - (-) Có nhúc nhích các ngón tay, nhưng không đụng đến ngón nào. Hay là không làm gì cả. TM số 43: Đón bắt quả banh nhẹ có đường kính 20-25 cm Dụng cụ: Quả banh. Cách làm: - Yêu cầu trẻ em cùng đứng lên với bạn, - Bạn làm dấu sẽ ném quả banh qua cho trẻ
  49. em, - Bạn đi xa một khoảng cách chừng 1 mét và ném trái banh cho trẻ em, - Quan sát trẻ em đón bắt trái banhlàm sao, - Yêu cầu trẻ em ném trái banh lại cho bạn, - Ném qua ném lại 3 lần. Địa hạt : Vận động thô. Chấm điểm : - (+) Đón bắt được quả banh, 1 trong 3 lần, - (+/-) Có cử chỉ đón bắt, nhưng để banh rơi khỏi tay, - (-) Không tìm cách đón bắt. TM số 44 : Ném banh trả lại Dụng cụ : Một trái banh nhẹ như trong TM số 43. Cách làm : Trong TM 43, quan sát cách thức trẻ em ném trái banh trả lại cho người lớn. Địa hạt : Vận động thô. Chấm điểm :
  50. - (+) Ném trả lại được 1 lần, - (+/-) Ném qua chỗ khác, hay là làmrơi khỏi tay, - (-) Không tìm cách ném trả lại. TM số 45 : Đưa chân đá mạnh vào quả banh Dụng cụ : Quả banh loại nhẹ. Cách làm : - Bảo trẻ em hãy nhìn kỹ cách làm của bạn, - Bạn đưa chân đá mạnh quả banh, - Chuyền quả banh qua cho trẻ em, và bảo trẻ em làm y như bạn, - Yêu cầu trẻ em làm lui tới 3 lần. Địa hạt : Vận động thô. Chấm điểm : - (+) Làm được 1 lần trong 3, - (+/-) Có thử làm, nhưng chỉ đưa chân đụng nhẹ, thay vì đá mạnh, - (-) Không thử làm. TM số 46 : Dùng chân phải hay trái ? Dụng cụ : - Quả banh loại nhẹ, - Hay là cầu thang.
  51. Cách làm : - Trong TM số 45, quan sát trẻ em luôn luôn dùng chân nào để đá mạnh vào quả banh, - Hay là khi bước lên cầu thang, trẻ em bắt đầu dùng chân nào ? Địa hạt : Vận động thô. Chấm điểm : - (+) Phân biệt một cách rõ ràng chân nào mạnh, chân nào yếu, - (+/-) Bắt đầu phân biệt nhưng chưa ổn định, - (-) Không phân biệt. TM số 47 : Cầm trái banh trong 2 tay và bước tới Dụng cụ : Trái banh loại nhẹ. Cách làm : - Giữa lúc trẻ em đang chơi, người lớn yêu cầu trẻ em mang trái banh đến cho mình, - Hay là bảo trẻ em mang trái banh bỏ vào giỏ, - Quan sát cách trẻ em cầm trái banh và đi.
  52. Địa hạt : Vận động thô. Chấm điểm : - (+) Cầm trái banh trong 2 tay và đi tới được 4 bước, mà không làm rơi xuống đất, - (+/-) Đi được chừng 2 bước và đánh rơi quả banh xuống đất, - (-) Không thể vừa cầm trái banh vừa đi tới. - N.B. Trong TM số 37, nếu đã chấm điểm (-) không đi được một mình, thì trong TM số 47 nầy, cũng chấm điểm (-). TM số 48: Đưa tay đẩy trái banh lăn tới một hướng Dụng cụ: Một trái banh loại nhẹ. Cách làm: - Cùng ngồi trệt xuống trên sàn nhà với trẻ em, - Yêu cầu trẻ em đưa tay đẩy quả banh lăn tới một hướng nhất định. Địa hạt: Vận động thô. Chấm điểm:
  53. - (+) Cố ý đẩy lăn trái banh về một hướng và thành tựu, - (+/-) Chỉ biết đẩy tới, nhưng không theo đúng hướng, - (-) Không làm được. - N.B. Nếu trong TM số 44 có điểm (+), ở trong TM số 48 nầy cũng tự nhiên sẽ có điểm (+). TM số 49: Đi lên cầu thang, bước mỗi chân một cấp Dụng cụ: Cầu thang không có tay vịn. Cách làm: - Dẫn trẻ em đến trước một cầu thang, - Trình bày cho trẻ em thấy phải đi lên như thế nào, - Yêu cầu trẻ em: “Hãy làm y như thầy đã bảo”, - Nếu trẻ em gặp khó khăn, đưa tay ra nâng đỡ, để trẻ em khỏi té nhào lui đằng sau. Địa hạt: Vận động thô. Chấm điểm: - (+) Đi lên cầu thang và đặt mỗi chân trên một cấp,
  54. - (+/-) Đi lên, nhưng đưa tay cầm lấy tay người lớn, hay là đặt cả 2 chân lên từng mỗi cấp, - (-) Không làm được hay là bò lên. - N.B. Nếu trong TM số 37, chấm điểm (-) không thể bước đi một mình, thì ở đây, trong TM số 49, cũng chấm điểm (-). TM số 50: Ngồi trên một ghế dựa Dụng cụ: Ghế dựa có chiều cao thích hợp với tầm của trẻ em. Cách làm: Quan sát cách trẻ em ngồi, trong suốt thời gian lượng giá. Địa hạt: Vận động thô. Chấm điểm: - (+) Ngồi không cần có người giúp, - (+/-) Cần có người giúp, - (-) Không ngồi được. TM số 51: Ngồi và di chuyển trên một chiếc ghế trệt có 4 bánh xe nhỏ Dụng cụ: Chiếc ghế trệt có 4 bánh xe. Cách làm:Yêu cầu trẻ em ngồi và dùng chân đẩy mạnh, để di chuyển từ chỗ nầy qua chỗ khác.
  55. Địa hạt: Vận động thô. Chấm điểm: - (+) Biết dùng chân để di chuyển, đẩy lui đẩy tới, đẩy qua bên nầy bên kia, - (+/-) Biết dùng chân đẩy lui tới, nhưng không biết vừa ngồi, vừa di chuyển, - (-) Không ngồi và không làm cử động đưa chân đẩy mạnh. TM số 52: Trò chơi “Cúc cù” hay là “Con kiến bò lên” Dụng cụ: Một chiếc khăn lớn. Cách làm: - Lấy chiếc khăn lớn che lúp mặt trẻ em vả hỏi “Em H ở đâu rồi?”, - Khi trẻ em tự tay rút tấm khăn khỏi mặt mình, hay là chính bạn cất chiếc khăn, bạn vui cười nói lớn: “Cúc cù, em H lại hiện ra đây nè”, - Lặp lại trò chơi và chờ xem trẻ em có tự tay rút khăn khỏi đầu và mặt của mình không? - Lặp lại thêm vài lần, nếu trẻ em chia sẻ niềm vui và hợp tác, - Cách thứ hai là dùng 2 ngón tay trỏ và giữa làm con kiến, bò từ từ lên vai và cổ của trẻ em. Vừa kích thích, vừa chọc cười, vừa phát âm “ki li, ki li”,
  56. - Lặp lại và chờ xem trẻ em có tham dự vào trò chơi, bằng cách vui đùa và bắt chước phát âm “ki li, ki li”, giống như bạn không? Địa hạt: Bắt chước về vận động. Chấm điểm: - (+) Trẻ em tham dự ít nhất một lần, bằng cách vỗ tay, rút chiếc khăn, hay là bắt chước phát âm. - (+/-) Hiểu, vui thích, tươi cười, nhưng không lặp lại - (-) Không tỏ ra vui thích, hợp tác. TM số 53: Tìm ra đồ vật được cất giấu Dụng cụ: - Một ly nhựa không trong suốt (không để thấy vật ở bên trong), - Hay là một chiếc khăn dày, - Một đồ chơi mà trẻ em rất thích. Cách làm: - Bạn làm những cử động cất giấu trước mặt trẻ em,
  57. - Lấy đồ chơi cất giấu ở dưới chiếc khăn, hay là dưới cái ly lật ngược, - Bảo trẻ em tìm lại đồ chơi, - Nếu trẻ em không tìm, bạn lấy khăn hoặc ly nhựa che lại một phần nửa đồ chơi mà thôi. Địa hạt: Kỹ năng Tư duy và hiểu biết. Chấm điểm: - (+) Tìm ra đồ chơi, một cách dễ dàng, - (+/-) Tìm 2 lần hay là chỉ tìm ra, khi đồ chơi được che giấu một nửa, - (-) Không tìm. *TM số 54: Nhận ra bóng hình của mình trong tấm gương soi (Qh) Dụng cụ: Tấm gương soi. Cách làm: - Bảo trẻ em nhìn vào tấm gương, - Đặt câu hỏi: “Ai trong đó?”, - Quan sát phản ứng và ghi nhận cách trả lời của trẻ em. Địa hạt: Quan hệ và xúc động.
  58. Chấm điểm: - (+) Trẻ em nhận biết mình, làm điệu bộ để quan sát mình, đưa tay đụng nhẹ hình ảnh trong gương, - (+/-) Phác họa phản ứng một cách rụt rè, - (-) Phản ứng một cách không thích hợp như: ngoảnh mặt qua chỗ khác, đưa tay đánh, hay là cười một cách căng thẳng, bị kích động *TM số 55: Phản ứng trước những cảm xúc va chạm thể lý (Qh) Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Bảo trẻ em: “Thầy sẽ nâng em lên, đu đưa qua lại”. Sau đó, bạn chơi đu đưa với trẻ em, - Nếu trẻ em quá nặng, chỉ cần cầm tay trẻ em và phác họa một vài vũ điệu nhún qua nhún lại với trẻ em. Địa hạt: Quan hệ và Xúc động. Chấm điểm: - (+) Trẻ em tỏ ra vui thích, tươi cười,
  59. - (+/-) Chấp nhận nhưng có thái độ thiếu thích nghi, gượng ép - (-) La lối, từ chối, sợ, khóc, bị động hoàn toàn *TM số 56: Chọc cười hay là ghẹo trẻ em (Gq) Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Chọc cười, - Kích thích nhẹ nhàng, - Quan sát phản ứng của trẻ em: đón nhận, từ chối, khó chịu, căng thẳng Địa hạt: Quan hệ và phản ứng Xúc động đối với những kích thích thuộc giác quan Chấm điểm: - (+) Vui thích, đón nhận, - (+/-) Phản ứng hơi căng thẳng, khó chịu - (-) Phản ứng quá đáng, như la lối, sợ sệt, từ chối, mất bình tĩnh hay là thụ động hoàn toàn TM số 57 và 58: Khi nghe tiếng còi một cách bất ngờ Dụng cụ: Còi hay là dụng cụ tương tự.
  60. Cách làm: - Khi trẻ em đang bận làm một điều gì, một cách kín đáo, người lớn thổi mạnh và làm một tiếng còi lớn, - Đồng thời quan sát phản ứng của trẻ em. Địa hạt: - TM số 57: Nhận thức về thính giác, - *TM số 58: Quan hệ và Xúc động đối với những kích thích giác quan (Gq). Chấm điểm: TM số 57 - (+) Quay mặt về nơi có tiếng còi, đặt câu hỏi - (+/-) Tỏ ra có nghe, nhưng quay nhìn nơi khác, - (-) Bất động, không có phản ứng. *TM số 58 (Gq) - (+) Lưu ý, quay đúng hướng, - (+/-) Phản ứng chậm, sau một khoảng thời gian, sợ, bực bội một cách sơ thoáng,
  61. - (-) Hoặc quá nhạy cảm hoặc bất động hoàn toàn. TM số 59: Trước những điệu bộ (ngôn ngữ không lời) Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Làm điệu bộ như bảo trẻ em lại gần, đi ra mở cửa, lượm lên một đồ vật, ngồi xuống, đứng lên - Tuyệt đối không dùng lời nói, - Quan sát phản ứng và cách nhận thức của trẻ em. Địa hạt: Nhận thức về mặt thị giác. Chấm điểm: - (+) Hiểu và trả lời một cách đứng đắn, - (+/-) Với điệu bộ nầy thì trả lời, vớiđiệu bộ khác thì không - (-) Không trả lời. TM số 60: Cầm ly uống Dụng cụ: - Một ly nhựa,
  62. - Đồ uống mà trẻ em yêu chuộng. Cách làm: - Rót đồ uống vào ly, - Đặt ly nước trên bàn, trước mặt trẻ em, - Bảo trẻ em: “ Em hãy uống đi”, - Khi trẻ em uống, quan sát cách trẻ em cầm ly. Địa hạt: Vận động thô. Chấm điểm: - (+) Trẻ em cầm ly nước và uống, không làm đổ nước ra ngoài, không sùi bọt mép. Cầm ly với các ngón tay, một bên là ngón tay cái, bên kia là các ngón khác, - (+/-) Cầm ly trong lòng bàn tay, vừa uống, vừa đổ nước ra ngoài, - (-) Không thể một mình cầm ly và uống. TM số 61: Biết yêu cầu kẻ khác giúp đỡ Dụng cụ: - Kẹo hoặc một đồ chơi mà trẻ em thích, - Kẹo được đặt để trong một hộp nhựa trong suốt, có nắp đậy kỹ càng,
  63. - Nhìn vào, trẻ em có thể thấy kẹo hoặc đồ chơi. Cách làm: - Đưa cho trẻ em hộp kẹo, có nắp đậy chặt lại, - Bảo trẻ em: “Em có thể lấy ra mà ăn”, - Quan sát cách làm của trẻ em, chứ không vội giúp đỡ, - Sau một hồi, nếu trẻ em không có phản ứng gì, bảo trẻ em: “Em cómuốn thầy giúp cho em không?”. Địa hạt: Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm: - (+) Trẻ em xin giúp đỡ bằng lời hay điệu bộ rõ ràng, không cần người lớn đề nghị giúp, - (+/-) Chỉ nhìn nhưng không nói gì, chỉ dám yêu cầu, sau khi người lớn đề nghị, - (-) Không làm gì cả. *TM số 62: Biết sử dụng một sợi dây (Yt) Dụng cụ: - Một sợi dây cỡ vừa, có thể dùng để nhảy dây,
  64. - Có thắt nút ở 1 đầu dây. Cách làm: - Đặt sợi dây trên bàn, trước mặt trẻ em, - Bảo trẻ em: “Em hãy dùng sợi dây, tùy ý em”, - Quan sát cách làm của trẻ em. Địa hạt: Trò chơi và ý thích (Quan Hệ và Xúc Động). Chấm điểm: - (+) Biết dùng sợi dây để chơi một cách thích hợp, - (+/-) Cầm sợi dây lên, nhưng không biết làm gì, - (-) Có những phản ứng kỳ dị, như ngửi, liếm, bỏ vào miệng nhai TM số 63: Xâu hạt cườ Dụng cụ: - Hai hạt cườm, - Một sợi dây có thắt nút ở một đầu.
  65. Cách làm: - Đặt để 2 hạt cườm và sợi dây trước mặt trẻ em, - Bảo trẻ em: “Em hãy xâu hạt cườm đi”, - Sau một chốc lát, nếu trẻ em không làm gì, người lớn trình bày cách làm cho trẻ em. - Sau đó, bảo trẻ em: “Em hãy xâu hạt cườm, như thầy vừa làm”. Địa hạt: Vận động tinh. Chấm điểm: - (+) Trẻ em xâu được ít nhất 1 hạt, cách dễ dàng, - (+/-) Xâu và hiểu phải làm gì. Nhưng làm một cách rất khó và lâu, - (-) Không làm, không biết cách. TM số 64: Cầm sợi dây với 2 hạt cườm, đu đưa qua lại Dụng cụ: như trong TM số 63. Cách làm: - Chính người lớn lấy dây xâu vào 2 hạt cườm, - Đứng dậy, cầm sợi dây có cườm, đu đưa qua
  66. lại, - Sau đó, trao dây có 2 hạt cườm cho trẻ em. - Bảo trẻ em: “Em hãy làm giống như thầy vừa làm”. Địa hạt: Vận động thô. Chấm điểm: - (+) Trẻ em biết đu đưa qua lại, - (+/-) Làm vài cử động, nhưng không biết đu đưa qua lại, - (-) Không làm, không thử. TM số 65: Lấy những hạt cườm ra khỏi một que gỗ Dụng cụ: - 6 hạt cườm vuông, - 1 que gỗ nhỏ, dài chừng 25 cm. Cách làm: - Bạn xâu những hạt cườm vuôn vào một que gỗ, - Trình bày cho trẻ em cách lấy những hạt cườm ra khỏi que gỗ. Lấy ra từng hạt một, - Trình bày xong, bảo trẻ em hãy làm như cách đã được chỉ dẫn,
  67. - Nếu trẻ em gặp khó khăn, một tay bạn giữ chặt một đầu que gỗ, tay kia hướng dẫn trẻ em lấy ra từnghạtcườm, - Chỉ dẫn xong bảo trẻ em hãy làm một mình. Địa hạt: Vận động tinh. Chấm điểm: - (+) Trẻ em dùng 2 tay. Một tay giữ vững một đầu que gỗ. Tay kia lấy ra từng hạt cườm, - (+/-) Dùng chỉ một tay mà thôi. Hay là chỉ lấy ra được 1 hoặc 2 hạt cườm mà thôi, - (-) Không làm hay là làm không được. TM số 66: Xâu những hạt cườm vào một trụ đứng thẳng, cắm chặt vào một cái đế Dụng cụ: - Một que gỗ, - Một cái đế nhằm giữ que gỗ đứng thẳng, - 6 hạt cườm vuông. Cách làm: - Bạn cắm chặt que gỗ vào một đế tròn, - Trình bày cho trẻ em cách xâu từng hạt cườm vào trục thẳng, - Trình bày xong, đưa cho trẻ em một hạt
  68. cườm. Một tay, bạn giữ chặt que gỗ đứng thẳng, - Sau đó, bạn không còn giữ chặt que gỗ. Đưa cho trẻ em từng hạt cườm, để trẻ em xâu vào trục thẳng. Địa hạt: Vận động tinh. Chấm điểm: - (+) Trẻ em xâu được ít nhất 3 hạt, không cần người lớn giúp đỡ, - (+/-) Chỉ xâu được một hạt, hay là cần người lớn giúp đỡ mới xâu được, - (-) Không muốn hay là không làm được, mặc dù người lớn giữ vững trục gỗ đứng thẳng. TM số 67: Phối hợp hai tay với nhau Dụng cụ: - Hạt cườm và sợi dây, - Giấy để vẽ và bút chì màu, - Kéo và giấy. Cách làm: - Yêu câu trẻ em: * Xâu cườm, Dùng kéo cắt giấy, Dùng bút để tô màu, - Quan sát và ghi nhận cách trẻ em phối hợp 2
  69. tay với nhau thế nào. Địa hạt: Vận động tinh. Chấm điểm: - (+) Dùng cả 2 tay, biết phối hợp, - (+/-) Dùng cả 2 tay, nhưng thiếu phối hợp một cách nhịp nhàng, - (-) Không biết và không thử. TM số 68: Chuyển vật dụng từ tay nầy qua tay kia Dụng cụ: - Trò chơi lắp ráp, - Xâu hạt cườm vào sợi dây Cách làm: Quan sát cách làm của trẻ em, có chuyển các vật dụng từ tay nầy qua tay khác không? Địa hạt: Vận động thô. Chấm điểm: - (+) Chuyển từ tay nầy qua tay khác một cách dễ dàng, - (+/-) Có chuyển nhưng với nhiều khó khăn,
  70. - (-) Không thể và không thử làm. TM số 69: Em tên gì? Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Giữa lúc làm việc, hỏi trẻ em 2 câu hỏi: “Em tên gì?”, - Câu hỏi thứ hai: “Tên họ là gì?”. Địa hạt: Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm: - (+) Trẻ em biết tên riêng và tên họ của mình, - (+/-) Chỉ biết tên riêng hay là cách gọi thường ngày trong gia đình, - (-) Không biết, không trả lời. TM số 70: Em là trai hay gái (nếu trẻ em là con trai), Em là gái hay trai (nếu trẻ em là con gái). Dụng cụ : Không có. Cách làm :
  71. - Đặt câu hỏi giữa lúc làm việc, - Đặt câu hỏi như trên, để tránh hiện tượng trẻ em lặp lại vế sau cùng. Địa hạt : Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm : - (+) Trẻ em biết trả lời về phái tínhcủa mình, - (+/-) Lặp lại vế cuối cùng, - (-) Không trả lời và không biết. TM số 71 : Vẽ tự do, theo ý của mình Dụng cụ: Giấy và bút màu ( loại phớt). Cách làm: - Trao cho trẻ em giấy và bút màu, - Bảo trẻ em vẽ tự do: “Em muốn vẽ gì thi vẽ, tùy ý em”, - Nếu trẻ em vẫn giữ tư thế bất động, người lớn vẽ nguệch ngoạc trước, trên một tờ giấy, để cho trẻ em thấy và bắt chước. Địa hạt: Phối hợp mắt và tay. Chấm điểm:
  72. - (+) Trẻ em vẽ, gạch, làm bất cứ cái gì, miễn là để lại một dấu vết trên trang giấy, - (+/-) Trẻ em cần có người lớn trình bày trước, mới bắt chước, - (-) Không làm, mặc dù người lớnđãlàm trước. TM số 72: Tay nào mạnh? Tay trái hay tay mặt? Dụng cụ: Chú ý quan sát và ghi nhận cách làm của trẻ em, trong các TM từ số 73 đến số 79. Cách làm: - Quan sát và ghi nhận: Trẻ em làm với tay nào? - Làm thế nào, cố định hay là thay đổi tay từ trang giấy nầy qua trang giấy khác? Địa hạt: Vận động thô. Chấm điểm: - (+) Trẻ em có tay mạnh, có tay yếu, một cách rõ ràng, - (+/-) Không rõ ràng, không ổn định, tùy bên nào tiện cho mình, - (-) Không làm gì cả.
  73. TM số 73: Sao chép đường thẳng đứng Dụng cụ: Giấy và một tấm mẫu để sao chép. Cách làm: - Trao hình mẫu cho trẻ em và bảo hãy chép lại giống như vậy 3 lần, - Người lớn trình bày cách làm, nếu trẻ em tỏ ra lúng túng, khó khăn - Quan sát: trẻ em cầm bút với tay nào? Địa hạt: Phối hợp mắt và tay. Chấm điểm: - (+) Trẻ em chép lại được một đường thẳng đứng, sau 3 lần làm, không cần người lớn chứng minh trước, - (+/-) Làm, nhưng kết quả là đường ngang, cong, gãy, hơn là đường thẳng đứng. Hay là trẻ em chỉ làm, sau khi có chứng minh trước, - (-) Không làm gì cả. TM số 74: Sao chép hình tròn Dụng cụ, cách làm : giống như TM số 73. Địa hạt: Phối hợp Mắt và Tay.
  74. Chấm điểm: - (+) Trẻ em vẽ được một hình tương đối tròn gồm có đường cong và đóng lại, sau 3 lần sao chép, không cần có người lớn chứng minh trước, - (+/-) Làm nhưng không vẽ được một hình đóng. Hay là chỉ làm sau khi người lớn trình bày cách làm, - (-) Không làm. TM số 75: Sao chép hình vuông Dụng cu, cách làm: như trong TM số 73. Địa hạt: Phối hợp Mắt và Tay. Chấm điểm: - (+) Trẻ em vẽ được hình vuông, có 4 cạnh, 4 gốc tương đối vuông, - (+/-) Vẽ hình có đường, có gốc, nhưng cạnh không đều, gốc không vuông. Hay là chỉ làm việc,sau khicó người trình bày trước, - (-) Không làm gì. TM số 76: Sao chép hình tam giác Dụng cụ, cách làm: như trong TM số 73.
  75. Địa hạt: Phối hợp Mắt va Tay. Chấm điểm: - (+) Trẻ em sao chép không cần có chỉ dẫn, một hình có 3 yếu tố cần thiết: 3 cạnh, 3 gốc, một hình đóng. Chấp nhận một vài khuyết điểm nhỏ - (+/-) Làm một hình, nhưng kết quả không có nhữn yếu tố cần thiết, - (-) Không làm gì. TM số 77: Sao chép hình thoi Dụng cụ, cách làm: như trong TM số 73. Địa hạt: Phối hợp Mắt và Tay. Chấm điểm: - (+) Một hình có: 4 gốc, 4 cạnh tương đối bằng nhau, hình đóng, - (+/-) Có những thiếu sót cơ bản, nhưng trẻ em đã thực hiện và có một kết quả trên trang giấy, - (-) Không làm. TM số 78: Tô màu trong giới hạn chỉ định, không tràn ra ngoài Dụng cụ: Giấy và bút.
  76. Cách làm: - Trao cho trẻ em hình con thỏ, để tô màu, - Chỉ yêu cầu tô màu 2 phần mà thôi: 2 lỗ tai, cái đuôi hay là 4 chân, - Không cần tô hết toàn hình. Địa hạt: Phối hợp mắt và tay. Chấm điểm: - (+) Trẻ em tô màu, không tràn ra ngoài, - (+/-) Tô những yếu tố chỉ định, nhưng tràn ra ngoài, - (-) Không làm hay là bôi đen tất cả. TM số 79: Dùng bút màu đồ lại các cạnh của 4 hình Dụng cụ: Bản sao của 4 hình trên đây: tròn, vuông, tam giác và hình thoi. Cách làm: - Bảo trẻ em lấy bút đồ lại trên các cạnh, - Chứng minh cách làm, nếu trẻ em không hiểu phải làm gì. Địa hạt: Phối hợp mắt và tay.
  77. Chấm điểm: - (+) Biết dùng bút đồ lên trên các cạnh, hay là dùng ngón tay trỏ lướt lên trên các cạnh, - (+/-) Biết làm, nhưng cần người lớn chỉ dẫn, - (-) Không biết và không thử làm. TM số 80: Đặt các chữ hoa vào các ô trên bản mẫu Dụng cụ: 9 chữ cái hay chữ hoa: H, I, V, D, U, E, Y, S, G. Cách làm: - Đặt trước mặt trẻ em bản mẫu có 9 chữ hoa trên đây, - Đưa cho trẻ em chữ S, và yêu câu trẻ em đặt chữ S vào đúng ô của mình, - Nếu trẻ em gặp khó khăn, trình bày cách làm với chữ S, - Sau khi trình bày, lấy lại chữ S, và bảo trẻ em đặt lại chữ S vào đúng ô của mình, - Lần lượt bảo trẻ em làm với các chữ khác. Mỗi lần, chỉ đưa cho trẻ em 1 chữ mà thôi. Địa hạt: Phối hợp mắt và tay.
  78. Chấm điểm: - (+) Trẻ em làm đúng với tất cả 9 chữ, - (+/-) Chỉ làm đúng ít nhất 2 chữ, - (-) Không làm được với bất cứ chữ nào. TM số 81: Gọi tên các chữ Cái Dụng cụ: Dùng lại 9 chữ hoa, như trong TM số 80. Cách làm: - Lấy riêng ra từng chữ và để trước mặt trẻ em, - Chỉ vào mỗi chữ và hỏi: “Chữ nầy tên gì?” Địa hạt: Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm: - (+) Trẻ em gọi đúng tên cả 9 chữ, - (+/-) Chỉ gọi đúng tên 1 chữ mà thôi. Hay là dùng đúng 1 tên, để gọi tất cả 9 chữ, - (-) Không gọi được tên của một chữ nào. TM số 82: Bảo trẻ em đưa tay chỉ, khi chúng ta gọi tên mỗi chữ Dụng cụ: Vẫn 9 chữ hoa trên đây.
  79. Cách làm: - “Hãy lấy đưa cho thầy chữ S”, - Lặp lại lời yêu cầu, với 8 chữ kia. Địa hạt: Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm: - (+) Trẻ em đưa tay chỉ đúng tất cả 9 chữ, - (+/-) Chỉ đúng ít nhất 2 chữ, - (-) Không làm hay là không chỉ đúng chữ nào cả. TM số 83: Sao chép lại 7 chữ hoa Dụng cụ: - Giấy và bút màu, - 7 chữ hoa: A, L, B, Y, E, D, G. Cách làm : Bảo trẻ em nhìn và chép lại từng chữ để riêng ra. Địa hạt : Phối hợp mắt và tay. Chấm điểm : - (+) Trẻ em chép lại đúng 7 chữ, - (+/-) Sao chép lại « gần đúng » chỉ 1 chữ, - (-) Không làm, không chép lại được chữ nào.
  80. TM số 84 : Vẽ hình ngườ Dụng cụ : Giấy và bút màu. - « Em hãy vẽ một hình người, hay là hình một đứa con trai (con gái), - Chứng minh cách làm, nếu trẻ em không biết làm. Tuy nhiên, hãy tránh cách trình bày với những đường, những gạch thẳng Địa hạt : Vận động tinh. Chấm điểm : - (+) Trẻ em vẽ được hình người, có những phần như : đầu, thân mình và tay, chân. Trên phần đầu, có thêm ít nhất 1 chi tiết trình bày về mắt, mũi, miệng hoặc tóc. - (+/-) Vẽ một hình người còn thiếu nhiều phần - (-) Không làm gì cả. TM số 85 : Viết ra tên của mình Dụng cụ : Giấy và bút. Cách làm : - Em hãy viết ra tên của em », - Sau một hồi, nếu trẻ em không làm, người lớn viết ra tên của trẻ
  81. em, trên một tờ giấy, và bảo trẻ em : « Em hãy viết tên em như thế nầy ». Địa hạt : Kỹ năng Tư duy.
  82. Chấm điểm : - (+) Trẻ em viết ra đúng tên mình, không cần có cách trình bày trước, - (+/-) Trẻ em viết ra, nhưng có những điểm sai và thiếu. Hay là trẻ em cần người lớn trình bày trước, - (-) Không viết ra được. TM số 86 : Dùng kéo cắt giấy Dụng cụ : Giấy và kéo. Cách làm : - Bạn dùng kéo cắt giấy ra thành từng mảnh - Bảo trẻ em : « Em hãy dùng kéo cắt giấy ra, như thầy vừa làm ». Địa hạt : Vận động tinh. Chấm điểm : - (+) Trẻ em cầm kéo một cách đứng đắn và cắt giấy thành vài mảnh, - (+/-) Cố gắng cầm kéo lên, nhưng không cắt được, - (-) Không làm. TM số 87 : Dùng tay tiếp cận và nhận biết những vật dụng quen thuộc
  83. Dụng cụ : - Một bao vải khá rộng, - Năm vật dụng quen thuộc : * cây bút chì, * khối vuông, * bút màu có nắp đậy, * quả banh nhỏ, * một chiếc vòng hay một đồng tiền kẽm. Cách làm : - Bỏ vào bao 5 vật liệu trên đây, - Bảo trẻ em đưa tay vào trong bao tìm vật dụng mà bạn gọi tên, không nhìn vào trong bao, - Bỏ vào lại vật dụng mà trẻ em vừa lấy ra, trước khi yêu cầu trẻ em tìm một đồ vật khác, - Nếu trẻ em gặp khó khăn, không hiểu bạn có thể dùng những vật dụng cụ thể khác, y hệt như các vật dụng trong bao, đưa ra trước mắt trẻ em. - Ví dụ : « Em hãy lấy ra một quả banh giống như quả banh nầy ». Địa hạt : Vận động tinh. Chấm điểm : - (+) Trẻ em lấy ra đúng 4 vật dụng, - (+/-) Lấy ra đúng 1 vật, - (-) Không lấy ra đúng vật nào cả.
  84. TM số 88 : Tìm ra các vật dụng, khi nghe tên mà thôi Dụng cụ : Dùng lại y nguyên các vật dụng, như trong TM số 87. Cách làm : - Bạn chỉ gọi tên vật dụng, - « Hãy tìm và lấy ra quả banh ». Địa hạt : Khả năng ngôn ngữ. Chấm điểm : - (+) Trẻ em lấy ra đúng 4 vật, - (+/-) Chỉ lấy ra đúng 1 vật, - (-) Không lấy ra đúng vật nào. TM số 89 : Lắp ráp một hình người Dụng cụ : - Một tấm khung, - 8 phần thân thể của một bé trai. Cách làm : - Đặt tấm khung và 8 phần thân thể trước mặt
  85. trẻ em, - Dùng một phần lắp vào khung cho đúng chỗ và khít khang, - Lấy ra lại phần vừa được dùng, và bảo trẻ em : « Em hãy ráp tất cả lại thành hình người ». - Nếu trẻ em không làm được, bạn hãy chứng minh với tất cả 8 phần. - Sau đó, lấy ra lại tất cả và bảo trẻ em làm. Địa hạt : Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm : - (+) Trẻ em lắp ráp được tất cả, không cần chứng minh, - (+/-) Lắp ráp được ít nhất 2 phần, hay là cần có chứng minh trước. - (-) Không làm được. *TM số 90 : Chơi một mình (Yt) Dụng cụ : Tất cả vật liệu đã được dùng từ lúc đầu, trong TM số 1, cho đến lúc nầy. Cách làm : - Dừng lại 5 phút nghỉ ngơi, - Cho phép trẻ em tự do di chuyển trong phòng, hay là chơi với các vật liệu đã được đem ra làm việc, - Tuy nhiên, trẻ em không được phép tiếp cận với các vật liệu sẽ
  86. được dùng, trong các TM tiếp theo sau nầy, - Trong lúc trẻ em chơi, chúng ta giữ thinh lặng và quan sát, - Trường hợp trẻ em đặt câu hỏi, chỉ trả lời một cách vắn gọn, không tìm cách tạo « quan hệ qua lại », - Quan sát những gì ? Sáu điểm cần được lưu tâm một cách đặc biệt : 1) Trẻ em có biết chơi một mình không ? 2) Có hành vi « lặp đi lặp lại » không ? 3) Lăng xăng hay là ngồi bất động ? 4) Có đưa mắt nhìn quanh và quan sát các nơi khác nhau trong phòng làm việc không ? 5) Có những hành vi bực bội hay là « tự hủy » không ? 6) Những điểm quan sát của riêngbạn về trẻ em. Địa hạt : Hành vi (Quan Hệ và Xúc Động) : chơi đùa một cách vui thích, lưu tâm đến các trò chơi (Yt). Chấm điểm : - (+) Biết chơi một mình, - (+/-) Tìm cách chơi nhưng cách chơi rất hạn chế về số lượng và ý nghĩa - (-) Lăng xăng, lo sợ, tự hủy, bỏ dụng cụ vào miệng hay là ném vật liệu tứ tung khắp nơi
  87. *TM số 91 : Quan hệ xã hội (Qh) Dụng cụ : Cũng như trong TM số 90. Cách làm: - Quan sát hành vi của trẻ em, như trong TM số 90, - Trọng tâm của việc quan sát trong TM số 91 nầy xoay vần chung quanh những chủ đề sau đây: 1) đặt câu hỏi cho người lớn, 2) mang đồ chơi hay là kết quả domình làm ra cho người lớn nhìn nhận, khen thưởng, 3) chia sẻ đồ ăn uống 4) muốn được gần gũi, chiều chuộng, “trèo lên ngồi trên đầu gối”. Địa hạt: quan hệ tiếp xúc. Chấm điểm: - (+) Trẻ em có khả năng tạo quan hệ, - (+/-) Lưu ý đến sự có mặt của người lớn, nhưng không tạo quan hệ một cách năng động và không có sáng kiến, - (-) Sống bít kín, không mở rộng giác quan, để tiếp thu những yếu tố bao quanh bên ngoài.
  88. *TM số 92: Đáp ứng thế nào khi người lớn gọi, hỏi (Qh) Dụng cụ: Như trong 2 TM số 90 và 91. Cách làm: - Vào cuối lúc nghỉ giải lao, khi trẻ em đang chơi hay là ngồi một mình ở chỗ khác, bạn gọi tên,kêu đến, bảongồi bên cạnh, đặt ra những câu hỏi - Quan sát và ghi nhận cách trả lời của trẻ em: Trong lời nói và xuyên qua hành vi. Địa hạt: Quan hệ và Xúc động. Chấm điểm: - (+) Trẻ em tạo quan hệ qua lại, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng hành vi, một cách bộc trực, - (+/-) Có trả lời, đáp ứng nhưng thời gian “tiếp thu” ở giữa còn tương đối dài - Không phản ứng, bất động. TM số 93: Sắp xếp các khối vuông chồng lên nhau Dụng cụ: 12 khối vuông. Cách làm: - Đặt để 12 khối vuông trên bàn, trước mặt trẻ
  89. em, - Trình bày cho trẻ em thấy phải sắp chồng các khối vuông lên trên nhau, - Sau đó, lấy từng khối xuống và bỏ rải rác khắp đó đây, trong tầm tay của trẻ em, - Bảo trẻ em: “Hãy làm như thầy đã làm”, - Yêu cầu trẻ em làm 3 lần, mỗi lần dùng ít nhất 8 khối vuông, trên tổng số 12 khối. Địa hạt: Phối hợp mắt và tay. Chấm điểm: - (+) Trong 3 lần ít nhất 1 lần, trẻ em sắp chồng lên được 8 khối trên nhau, mà không làm rơi, - (+/-) Chồng lên trên nhau được 3 khối. Hay là chồng lên được nhiều khối hơn, nhưng các khối không đứng vững, rơi xuống - (-) Không làm. Hay là không chồng được 2 khối lên trên nhau. TM số 94: Bỏ lại các khối vuông vào hộp Dụng cụ: Các khối vuông và 1 hộp. Cách làm: - Sau TM số 93, để thêm trên bàn một chiếc hộp, - Yêu cầu trẻ em sắp xếp các khối vuông vào hộp,
  90. - Nếu trẻ em không hiểu, chứng minh một lần với 2 khối vuông, và bảo trẻ em làm lại từ đầu. Địa hạt: Phối hợp mắt và tay. Chấm điểm: -(+) Trẻ em bỏ được 1 khối vào hộp, - (+/-) Tìm cách bỏ, nhưng quá vụng về trong địa hạt phối hợp tay mắt, cho nên trẻ em làm không được, (-) Không làm. TM số 95: Đếm được từ 2 đến 7 Dụng cụ: 7 khối cùng một màu. Cách làm: - Để 2 khối trước mặt trẻ em và hỏi: “Có bao nhiêu khối?”, - Khích lệ trẻ em đưa ngón tay đếm từng khối, - Nếu trẻ em đếm được 2, đem ra thêm 5 cho đủ 7 khối trên bàn. - Yêu cầu trẻ em đếm lại từ đầu, như lần trước. Địa hạt: Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm: - (+) Trẻ em đếm được cả 2 lần (2 và 7) một
  91. cách đứng đắn, - (+/-) Đếm được đến 2. Thử đếm lên trên 2, nhưng không làm được, - (-) Không làm. TM số 96: Hãy đưa cho thầy các khối Dụng cụ: 8 khối cùng màu. Cách làm: - Lần thứ nhất: “Hãy đưa cho thầy 2 khối”, - Lần thứ hai: “Hãy đưa cho thầy 6 khối. Địa hạt: Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm: - (+) Trẻ em biết đưa 2 và 6 khối cho người lớn, - (+/-) Trong 2 lần chỉ làm đúng 1 lần: hoặc đưa đúng 2, hoặc đưa đúng 6, - (-) Không hiểu, không làm. TM số 97: Biết thi hành một mệnh lệnh gồm có 2 vế Dụng cụ: Một ly nhựa và các khối vuông. Cách làm: - Trước hết yêu cầu trẻ em chú ý nhìn và nghe,
  92. - Bảo trẻ em: “Lấy một khối vuông bỏ vào ly nhựa, sau đó cầm ly nhựa để xuống đất”, - Lặp lại mệnh lệnh sau một lúc, nếu trẻ em gặp khó khăn, không hiểu, - Khi trẻ em bắt đầu thi hành mệnh lệnh, người lớn hoàn toàn giữ thinh lặng, không nói hay là không làm thêm bộ điệu. Địa hạt: Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm: - (+) Trẻ em làm đúng cả 2 vế của mệnh lệnh, - (+/-) Trẻ em thi hành mệnh lệnh, nhưng bỏ sót hoặc vế đầu, hoặc vế sau, đảo ngược thứ tự, hay là bỏ 2 khối vào ly, - (-) Không làm được. TM số 98: Phân biệt và chọn lựa 2 loại đồ vật khác nhau Dụng cụ: - 6 khối vuông cùng màu, - 6 con cờ màu đen, - 2 hộp nhựa trong suốt hay là bằng thủy tinh. Cách làm: - Để làm mẫu, bạn bỏ một khối vuông trong
  93. một hộp, một con cờ đen trong hộp kia, - Bảo trẻ em: “Em hãy bỏ khối vuông với khối vuông, bỏ cờ đen với cờ đen”, - Sau đó bạn đưa cho trẻ em hoặc là 1 con cờ đen hoặc là 1 khối vuông, không theo một thứ tự cố định nào cả, - Lưu ý trẻ em: “trong 4 lần đầu, em có thể sửa lại, nếu em thấy em sai. Sau 4 lần, em không còn được thay đổi”. Địa hạt: Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm: - (+) Trẻ em làm đúng 6 lần cho cả 2 loại, - (+/-) Làm đúng 4 lần, - (-) Không làm hay là làm mà kết quả ở dưới 4 lần. TM số 99: Thả rơi một khối vuông vào trong một bình trong suốt hoặc bằng nhựa, hoặc bằng thủy tinh Dụng cụ: - 6 khối vuông, - Một bình nhựa trong hay thủy tinh. Cách làm:
  94. - Chính người lớn làm một lần cho trẻ em thấy, - Sau đó, để trước mặt trẻ em một khối vuông, - Bảo trẻ em: “Hãy cầm khối vuông và thả rơi vào trong bình. Địa hạt: Vận động tinh. Chấm điểm: - (+) Trẻ em làm đúng 1 lần, - (+/-) Trẻ em cố gắng làm, nhưng khối vuông vẫn rơi ra ngoài, - (-) Không thả rơi, không cầm lên. TM số 100 và 101: Lặp lại theo người lớn những dãy số Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Sau khi gây chú y, bảo trẻ em: “Thầy đọc lên những hàng số, em hãy nghe cho kỹ”, - “Sau khi thầy đọc xong, em hãy lặp lại y nguyên”, - Sau mỗi số, dừng lại một giây. - Lặp lại thêm lần thứ hai, nếu trẻ em lặp sai trong lần thứ nhất, - Dãy thứ nhất: 2 số,
  95. Lần Một: 7-9, Lần Hai: 5-3. - Dãy thứ hai: 3 số, Lần Một: 2-4-1, Lần Hai: 5-7-9. Địa hạt: - TM số 100: Bắt chước, lặp lại, - TM số 101: Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm: - (+) Lặp lại đúng một lần dãy 2 con số, và một lần dãy 3 con số, - (+/-) Chỉ lặp lại đúng một lần dãy 2 con số, - (-) Không lặp lại đúng dãy nào cả, trong 4 lần. TM số 102 và 103: Lặp lại những dãy có 4 và 5 con số. Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Chỉ khảo sát 2 TM nầy, nếu 2 TM số 100 và 101 đã được chấm điểm (+), - Cách làm hoàn toàn như trong 2 TM trên đây.
  96. - Dãy thứ ba: 4 số, Lần Một: 5-8-6-1, Lần Hai: 7-1-4-2. - Dãy thứ bốn: 5 số, Lần Một: 3-2-9-4-8, Lần Hai: 7-4-8-3-1. Địa hạt: - TM số 102: Bắt chước, - TM số 103: Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm: - (+) Lặp lại đúng một dãy 4 số và một dãy 5 số, - (+/-) Chỉ lặp lại đúng 1 dãy 4 số, - (-) Không lặp lại đúng dãy nào cả sau 4 lần. TM số 104: Đếm lớn tiếng Một, Hai, Ba Dụng cụ: Không có, Cách làm: - Bạn bảo trẻ em: “Em hãy đếm đi”, - Nếu trẻ em lúng túng, không biết cách làm, bạn hãy khởi đầu: “ Một và sau đó là gì?” Địa hạt: Kỹ năng ngôn ngữ.
  97. Chấm điểm: - (+) Đếm đúng đến 10, - (+/-) Đếm đúng đến 3, - (-) Không đếm đúng đến 3. TM số 105: Đọc được những con số Dụng cụ: Mười tấm giấy có ghi số từ 1 đến 10. Cách làm: - Bạn rút ra bất kỳ một tấm số nào và đưa cho trẻ em đọc: “Số mấy đây?” - Nếu trẻ em không trả lời, sau một vài giây, chính bạn đọc lớn con số và bỏ tấm số trở lại trong xấp giấy, - Tiếp tục rút ra những tấm khác và đưa cho trẻ em đọc, - Trẻ em đọc được tấm nào, bỏ riêng tấm ấy ra một nơi khác. Địa hạt: Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm: - (+) Đọc được cả 10 tấm từ 1 đến 10, - (+/-) Chỉ đọc được một tấm, hay là dọc lui đọc tới một số duy nhất, với tất cả mọi tấm. - (-) Không đọc, bất động.
  98. TM số 106: Tính nhẩm trong đầu những bài toán cọng và trừ Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Đọc lớn tiếng một cách rõ ràng cho trẻ em, những bài toán sau đây, - Đọc xong, để cho trẻ em một thời gian, để tính toán và trả lời, - Có thể đọc lui tới vài lần, nhất là khi trẻ em yêu cầu, - Bài Một: “Nếu em có 1 cái kẹo, thầy cho thêm 2 cái. Em sẽ có tất cả bao nhiêu cái kẹo?” - Bài Hai: “Nếu em có 2 trái banh, thầy cho em thêm 4 trái. Em sẽ có tất cả bao nhiêu trái banh?” - Bài Ba: Nếu em có 5 tấm ảnh, em tặng cho bạn em 2 tấm. Em còn lại mấy tấm?” Địa hạt: Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm: - (+) Trẻ em tính đúng ít nhất 2 bài, - (+/-) Tính đúng chỉ 1 bài, - (-) Không tính được bài nào hay làkhông làm. TM số 107: Tính nhẩm những bài toán cọng và trừ, được trình bày một cách khách quan, ở ngôi thứ 3, áp dụng cho một người khác
  99. Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Đọc lớn và rõ ràng, - Có thể lặp lại, nếu trẻ em cần và yêu cầu, - Bài thứ nhất: “Bạn Xuân có 5 chiếc kẹo. Bạn ấy đem tặng cho em bạn 2 chiếc kẹo. Vậy bây giờ bạn Xuân còn bao nhiêu cái kẹo?” - Bài thứ hai: “Bạn Thu có 2 bút chì màu. Mẹ bạn mua thêm cho bạn 4 bút chì khác. Vậy bây giờ bạn Thu có tất cả bao nhiêu bút chì màu?” - Bài thứ ba: “Bạn Đông có 3 cuốn tập. Ba cho thêm 1 cuốn. Vậy bây giờ bạn Đông có tất cả bao nhiêu cuốn tập?” Địa hạt: Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm: - (+) Trẻ em trả lời đúng 2 bài, - (+/-) Đúng 1 bài, - (-) Không làm được bài nào. TM số 108: Tìm ra chiếc kẹo được thu giấu Dụng cụ: - Một chiếc kẹo, - Ba tấm khăn dày hay là 3 chiếc ly nhựa màu
  100. xám đục. Cách làm: - Để 3 chiếc ly nhựa úp sấp thành một hàng ngang trước mặt trẻ em, - Trước mặt trẻ em, bạn làm những động tác: *để chiếc kẹo dưới chiếc ly ở giữa, thay đổi chỗ qua lại 2 chiếc ly ở giữa và bên mặt, - Bảo trẻ em tìm chiếc kẹo, - Nếu trẻ không hiểu, bạn nâng cao chiếc ly bên mặt, để cho trẻ em thấy chiếc kẹo, - Sau đó, để chiếc kẹo lại ở giữa, và làm động tác thay đổi qua lại như trước, - Lần thứ hai, giấu kẹo ở bên trái và thay đổi ra giữa, - Lần thứ ba, giấu kẹo bên mặt và chuyển đổi qua bên trái. Địa hạt: nhận thức thị giác. Chấm điểm: - (+) Kết quả đúng 2/3, - (+/-) Kết quả đúng 1/3, - (-) Không tìm, ngồi yên. TM số 109: Dùng hai ngón tay trỏ và cái, để
  101. cầm chiếc kẹo Dụng cụ: Một chiếc kẹo. Cách làm: - Mở bàn tay, đưa cho trẻ em chiếc kẹo, - Quan sát kỹ cách trẻ em cầm lấy chiếc kẹo. Địa hạt: Vận động tinh. Chấm điểm: - (+) Kẹp chiếc kẹo với 2 ngón tay cái và trỏ, - (+/-) Cầm lấy chiếc kẹo với 3 ngón tay cái, trỏ và giữa, - (-) Cầm chiếc kẹo với cả 5 ngón hay là cả bàn tay. TM số 110: Trình bày bằng điệu bộ, cử chỉ cách dùng của một đồ vật Dụng cụ: Một số hình ảnh của 5 vật dụng như ; - chiếc còi, - trái banh, - cái trống, -chìa khóa, - cái cưa. Cách làm: - Chọn một tấm hình và đưa cho trẻ em nhìn, - Bảo trẻ em: “Đồ vật nầy dùng để làm gì? Em thử đưa tay làm dấu, giải thích cho thầy biết”, - Nếu trẻ em gặp khó khăn, hãy chứng minh cho trẻ em, cách dùng của đồ vật đầu tiên. Địa hạt: Kỹ năng Tư duy.
  102. Chấm điểm: - (+) Trẻ em dùng điệu bộ giải thích cách dùng của 5 đồ vật. - (+/-) Chỉ làm được l lần, - (-) Không làm được gì cả. TM số 111 và *112: Phản ứng khi bất ngờ nghe tiếng chuông Dụng cụ: Một cái chuông nhỏ. Cách làm: - Khi trẻ em đang chơi hay là làm việc, - Đưa tay xuống dưới bàn, một cách kín đáo, không cho trẻ em thấy. - Bạn rung thật mạnh tiếng chuông, - Quan sát phản ứng của trẻ em. Địa hạt: - TM số 111: Nhận thức về thính giác, - *TM số 112: Hành vi, phản ứnggiácquan (Gq). Chấm điểm: TM số 111: Nghe
  103. - (+) Tỏ ra đã nghe tiếng chuông: đặt câu hỏi, hành vi giật mình, nhìn và tìm, bịt tai lại, - (+/-) Nghe nhưng không có hành vi hướng về, tìm kiếm, - (-) Không tỏ dấu hiệu đã nghe, không phản ứng. *TM số 112: Phản ứng giác quan (Gq) - (+) Phản ứng thích hợp, không quá đáng, - (+/-) Phản ứng chậm hay là có phản ứng xúc động không thái quá, - (-) Hoặc bất động hoặc thái quá như thét la, sợ hãi, đưa hai tay bịt tai lại. TM số 113: Bắt chước làm những tiếng động Dụng cụ: - Cái lách cách gõ nhịp, - Cái chuông nhỏ, - Cái muỗng. Cách làm: - Bạn bắt đầu gõ vào cái lách, làm tiếng kêu lách cách. Rồi đưa cái lách cho trẻ em và bảo: “Em làm đi”, - Bạn cũng làm theo một thể thức ấy, với 2 dụng cụ kia.
  104. Địa hạt: Bắt chước. Chấm điểm: - (+) Trẻ em lần lượt cầm lên cả 3 dụng cụ và làm ra tiếng động, - (+/-) Cầm lên chơi, nhìn ngắm nhưng không gây ra tiếng động, - (-) Không cầm lên, không bắt chước. TM số 114: Phân biệt, chọn lựa, sắp xếp các tấm hình theo 1 trong 2 tiêu chuẩn khác nhau là màu sắc và hình thể Dụng cụ: - 12 tấm hình, - Các tấm hình trình bày 4 hình thể khác nhau: vuông, tròn, thoi vàtam giác, - Các tấm hình có 3 màu sắc khác nhau: xanh lục. đỏ và tím. Cách làm: - Trải cả 12 tấm hình ra bên cạnh nhau, trước mặt trẻ em, - Bảo trẻ em: “Em hãy sắp xếp các loại hình với nhau”,
  105. - Nếu trẻ em lúng túng, trình bày một lần cách làm như sau: sắp xếp các hình tam giác lại với nhau hay là các hình màu xanh lục lại với nhau. Địa hạt: Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm: - (+) Trẻ em biết sắp xếp cả 12 tấm hình, hoặc theo tiêu chuẩn hình thể, hoặc theo tiêu chuẩn màu sắc, - (+/-) Cần chứng minh mới làm, có thử sắp xếp lại với nhau, nhưng không biết phân biệt theo tiêu chuẩn rõ ràng, - (-) Bất động, không thử. TM số 115: Sắp xếp đồ vật cụ thể lên đúng với hình ảnh Dụng cụ: - 7 vật dụng: chiếc giày, ly nhựa, bàn chải đánh răng, cây bút chì, kéo, lược, - 7 hình ảnh của các vật dụng trên đây: cùng màu, cùng hình thể, cùng cỡ lớn. Cách làm: - Lần thứ nhất: Bạn hãy chứng minh cách làm với 1 vật dụng và một tấm hình: lấy vật dụng đặt
  106. lên trên tấm hình, - Lần thứ hai: Đặt trước mặt trẻ em 2 tấm hình, và đưa cho trẻ em 2 vật dụng được trình bày trên 2 tấm hình. Lần nầy, nếu trẻ em làm sai, bạn co thể sửa lại cho trẻ em thấy. - Sau lần thứ hai, từ từ trải ra 2 tấm hình và đưa cho trẻ em 2 đồ vật có liên hệ. - Và cứ như vậy cho đến hết. Địa hạt: Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm : - (+) Trẻ em sắp xếp đúng 5 lần, - (+/-) Làm đúng 2 lần, - (-) Không làm, hay là làm sai tất cả. TM số 116 : Gọi đúng tên các vật dụng Dụng cụ : Dùng lại 7 đồ vật trong TM số 115. Cách làm : - Cầm lên từng mỗi đồ vật và hỏi : « Cái gì đây ? », - Nếu trẻ em không trả lời, bạn diễn tả lại : « Đây là », và để cho trẻ em bổ túc, tiếp tục. Địa hạt : Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm : - (+) Trẻ em gọi đúng tên 5 đồ vật, - (+/-) Chỉ
  107. gọi đúng tên một đồ vật, hay là làm điệu bộ giải thích, - (-) Không nói, không làm. TM số 117 : Biết cho, khi có người yêu cầu Dụng cụ : Dùng lại các vật dụng và hình ảnh trong TM số 115. Cách làm : - Trong một chiếc hộp trong suốt, ở trước mặt trẻ em, có sẵn 7 vật dụng trẻ em đã biết, - Bạn đưa tay và xin : « Hãy lấy cho thầy chiếc giày », - Nếu trẻ em bất động, không hiểu, bạn cầm lên hình ảnh chiếc giày và lặp lại lời yêu cầu : « Hãy lấy cho thầy chiếc giày ». Địa hạt : Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm : - (+) Trẻ em biết cho 3 vật dụng, không cần phải thấy 3 hình ảnh, - (+/-) Trẻ em cho 1 đồ vật, không cần có hình ảnh được đưa ra trước mặt. Hay là cho 3 đồ vật, có hình ảnh giới thiệu, - (-) Không lấy và cho, mặc dù có hình ảnh trợ giúp và giới thiệu. TM số 118 : Biết dùng điệu bộ giải thích cách dùng của mỗi đồ vật
  108. Dụng cụ : 5 vật dụng - Một chiếc ly nhựa, - Một cái muỗng, - Một bút chì, - Một cái lược, - Một cái kéo. Cách làm : - Cầm đưa ra trước mặt trẻ em một vật dụng, - Đặt câu hỏi cho trẻ em : « Em dùng đồ vật nầy để làm gì ? Làm cử chỉ giải thích cho thầy cách em làm », - Chứng minh cho trẻ em một lần, nếu trẻ em không biết cách làm. Địa hạt : Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm : - (+) Trẻ em biết dùng điệu bộ giải thích 4 vật dụng, - (+/-) Biết làm với 1 vật dụng mà thôi, - (-) Không làm. TM số 119 : Mở và tắt đèn điện Dụng cụ : Công tắc điện. Cách làm : - Nếu đã có điện sáng trong phòng, bảo trẻ em : « Em đi tắt điện giùm cho thầy », - Nếu chưa
  109. có điện, bảo trẻ em : « Em đi mở điện cho sáng », - Chứng minh đớng và mở một lần, nếu trẻ em bất động. Địa hạt : Vận động tinh. Chấm điểm : - (+) Trẻ em biết mở và đóng công tắc điện, - (+/-) Thử làm nhưng thiếu sức mạnh hay là cần chứng minh, - (-) Không làm được. TM số 120 : Thích nhìn một cuốn tập hay sách có hình ảnh Dụng cụ : Một cuốn tập hay sách về ngôn ngữ có nhiều hình ảnh. Cách làm : - Để cuốn sách trước mặt trẻ em, - Quan sát và ghi nhận trẻ em có phản ứng gì, đối với cuốn sách ? Địa hạt : Nhận thức về thị giác. Chấm điểm : - (+) Trẻ em mở sách, nhìn hình, lật các trang
  110. sách, tỏ ra thích thú, lưu tâm - (+/-) Chỉ mở sách, lật qua lật lại, không nhìn các hình ảnh, - (-) Không mở sách ra. TM số 121 : Nhận biết các hình ảnh Dụng cụ : Một cuốn sách có hình ảnh, như trong TM số 120. Cách làm : - Bạn mở sách ra trang đầu, đưa tay chỉ cho trẻ em từng tấm hình và gọi tên, - Sau đó, để sách trước mặt trẻ em vàhỏi : « Con bò đâu, chỉ cho thầy ? Con vịt ? » Địa hạt : Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm : - (+) Trẻ em nhận biết ít nhất 14 hình ảnh, - (+/-) Nhận biết ít nhất 1 hình ảnh, - (-) Không nhận biết hình ảnh nào cả. TM số 122 : Gọi tên các hình ảnh Dụng cụ : Cuốn sách về ngôn ngữ như trong TM số 120. Cách làm :
  111. - Mở sách ở trang đầu, đưa tay chỉ hình (con bò) và hỏi: « Đây là gì? », - Khi có những động tác, đặt câu hỏi : « Làm gì đây ? », - Bạn dừng lại, không còn tiếp tục đặt câu hỏi, khi trẻ em liên tiếp trả lời SAI hay là bất động, không có phản ứng với 5 tấm hình. Địa hạt : Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm : - (+) Trẻ em gọi đúng tên 14 hình ảnh, - (+/-) Chỉ gọi đúng tên 1 hình ảnh, - (-) Không gọi, hay là không gọi đúng hình nào cả. TM số 123 : Lặp lại các âm thanh Dụng cụ : Không có. Cách làm : - Bảo trẻ em : «Hãy lắng nghe thầy. Thầy nói gì, em nói lại như thầy». - Lần thứ nhất : Mờ mờ, - Lần thứ hai : Ba ba, - Lần thứ ba : Pa ta hay là Ta ta, - Lần thứ bốn : La la. Địa hạt : Bắt chước phát âm.
  112. Chấm điểm : - (+) Trẻ em lặp lại được 3 âm thanh, - (+/-) Lặp lại được một âm thanh hay là cố gắng bắt chước, nhưng không phát âm đúng hoàn toàn, - (-) Trẻ em không làm, không bắt chước. TM số 124 : Lặp lại những từ Dụng cụ : Không có. Cách làm : Giống như TM số 123 - Từ thứ nhất : Hốp, - Từ thứ hai : Uống hay là ăn, - Từ thứ ba : Em bé. Địa hạt: Bắt chước. Chấm điểm: - (+) Trẻ em lặp lại được 2 từ trên 3, - (+/-) Chỉ lặp lại được 1 từ trên 3, hay là 1 phần của từ như Bé thay vì Em bé, - (-) Không lặp lại được. TM số 125: Lặp lại những câu ngắn Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Bảo trẻ em lặp lại 3 câu sau đây, như trong
  113. TM số 123: - Câu thứ nhất: “Em bé uống sữa”, - Câu thứ hai: “Con đói bụng”, - Câu thứ ba: “Nó không còn khóc”. Địa hạt: Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm: - (+) Trẻ em lặp lại được 2 câu, - (+/-) Lặp lại 1 câu, hay là 2 từ trong một câu, - (-) Không lặp lại gì cả. TM số 126: Lặp lại những câu đơn sơ, dài hơn 3-4 từ Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Giống như trong TM số 123, - Câu thứ nhất: “Em bé chơi vớitráibanh màu đỏ”, - Câu thứ hai: “Tôi thấy chiếc máy bay trên trời cao”, - Câu thứ ba: “Tuyết Mai đi mua một con búp bê và một chiếc xe ôtô”. Địa hạt: Kỹ năng ngôn ngữ.
  114. Chấm điểm: - (+) Trẻ em lặp lại đúng 2 câu, - (+/-) Lặp lại 1 câu, với một vài thay đổi hay bỏ sót, - (-) Không lặp lại gì cả. TM số 127: Lặp lại những câu phức tạp (có 2 mệnh đề) Dụng cụ: Không có. Cách làm: - Giống như trong TM số 123, - Câu thứ nhất: “Dù chó sủa, mèo vẫn không chạy trốn”, - Câu thứ hai: “Trước khi ăn, tôi nhớ rửa tay, theo lời mẹ dạy”, - Câu thứ ba: “Nếu em ngồi yên,thầysẽ cho em xem hình”. Địa hạt: Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm: - (+) Trẻ em lặp lại đúng 2 câu, - (+/-) Lặp đúng một câu, hay là lặp lại vài từ trong 2 câu,
  115. - (-) Không lặp lại. TM số 128: Biết thi hành chỉ thị (ý kiến của người lớn) Dụng cụ: 4 vật dụng sau đây: - 1 trái banh, - 1 ly nhựa, - 1 con chó (múa rối), - 1 hộp lớn đựng ly. Cách làm:
  116. - Để các dụng cụ trên bàn, trước mặt trẻ em, - Bảo trẻ em: “Em hãy làm điều thầy yêu cầu”, - Điều thứ nhất: Gõ nhẹ vào hộp, - Điều thứ hai: Vuốt ve con chó, - Điều thứ ba : Đứng dậy và nhảy, - Điều thứ bốn : Bỏ ly vào hộp, sau đó ngồi xuống, - Điều thứ năm : Gõ cửa, và sau đó đưa tay đụng vào vách. Địa hạt : Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm : - (+) Trẻ em biết thi hành 4 yêu cầu, - (+/-) Biết thi hành 1 yêu cầu, hay là một phần trong 2 mệnh lệnh, - (-) Không thi hành, không hiểu, không làm. TM số 129 : Phản ứng, khi người lớn bắt chước hành vi của mình Dụng cụ : Không có. Cách làm : - Bạn hãy bắt chước trẻ em, - Không chọn lựa những hành vi như « tự hủy, lặp đi lặp lại », - Bắt chước 3 lần, - Quan sát và ghi nhận phản
  117. ứngcủatrẻ em. Địa hạt : Bắt chước. Chấm điểm : - (+) Trẻ em ý thức mình được bắt chước, tỏ ra vui thích, đồng thời lặp lại và kéo dài trò chơi - (+/-) Có ý thức, nhưng không kéo dài trò chơi quan hệ qua lại, - (-) Không tỏ ra dấu hiệu có ý thức. TM số 130 : Phản ứng khi có người lặp lại cách phát âm của mình Dụng cụ : Không có. Cách làm : - Bắt chước khi trẻ em phát âm, - Quan sát thái độ của trẻ em : ý thức, vui thích, bằng lòng Địa hạt : Bắt chước. Chấm điểm : - (+) Trẻ em ý thức và tỏ ra vui thích, - (+/-) Ý thức nhưng không kéo dài trò chơi, - (-) Không ý thức, không chú ý. TM số 131 : Thi hành mệnh lệnh ( chỉ bằng
  118. ngôn ngữ) Dụng cụ : Không có. Cách làm : - Chỉ dùng lời nói, không làm cử điệu, - Những mệnh lệnh sau đây : 1-Ngồi xuống, 2- Đứng lên, 3- Đến đây, 4- Đưa cho thầy 5-Không đụng tới 6-Mở cửa ra. Địa hạt : Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm : - (+) Trẻ em hiểu và thi hành 3 mệnh lệnh, - (+/-) Thi hành 1 mệnh lệnh. - (-) Không thi hành. TM số 132 : Nói một câu gồm có 2 từ Dụng cụ : Đồ uống, 1 cái ly, bánh ngọt, 1 cái lược, bọt xà phòng. Cách làm : - Mục đích chủ yếu của TM nầy là : đặt câu hỏi, tạo điều kiện cho trẻ em nói.
  119. - Sau đây là những ví dụ : 1) Nước uống và ly : « Em có thích uống nước cam không ? Bây giờ em muốn uống không ? Nếu muốn uống, em xin làm sao ?Ly ở đâu ? Bây giờ làm gì ? » 2) Bánh ngọt : « Em muốn ăn bánh không ? Em hãy xin đi. Em có thích có thêm một miếng, đem về cho mẹ em ở nhà không ? » 3) Lược chải : «Cái gì đây ? Tên của cái nầy là gì ? Em dùng cái này làm gì ? Ở nhà, ai chải tóc cho em ? » 4) Bọt xà phòng : « Em làm gì với đồ chơi nầy ? Em biết thổi bọt xà phòng không ? Em thích thầy thổi cho em thấy không ? Em đanglàm gì đó ? Làm nổ chiếc bong bóng đi » Địa hạt : Khả năng ngôn ngữ. Chấm điểm : - (+) Trẻ em nói được 2 câu, mỗi câu có 2 từ, - (+/-) Nói được 1 câu, - (-) Không nói gì cả. TM số 133 : Nói một câu có 4 hoặc 5 từ Dụng cụ : Sách về ngôn ngữ, như trong các TM số 120, 121, 122. Cách làm :
  120. - Mở sách ra, đặt trước mặt trẻ em, - Nếu trẻ em thích hình ảnh nào, thì đặt những câu hỏi về hình ảnh ấy, - Nếu có cả 3 hoặc 4 hình trên một trang giấy không thể gây chú ý, bạn hãy lấy một tấm giấy che lại 3 hình và chỉ chừa lại một hình mà thôi, - Đặt những câu hỏi như : 1) Em nhìn cái gì ? 2) Ở trong nhà em, có cái nầy không ? 3) Ở nhà, em làm gì ? 4) Em chơi banh và đạp xe ở chỗ nào ? 5) Em làm gì, khi đi học về ? 6) Em có giúp mẹ em nấu ăn không ? 7) Em thích món ăn nào ? 8) Em có mặc áo quần một mình không? 9) Ai giúp em mặc áo quần ban sáng, trước khi đi học? 10) Em thích mặc áo màu gì? Địa hạt : Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm: - (+) Nói 1 câu có 4 hoặc 5 từ, để mô tả một đồ vật hay một công việc - (+/-) Nói 1 câu ngắn hơn, - (-) Không nói tư nào, không trả lời.
  121. TM số 134: Bao nhiêu, nhiều, ít Dụng cụ: Ngoài những vật liệu như khối vuông, bút màu, banh chúng ta nóichuyện về áo quần, đồ chơi, các phần thân thể như tay chân mắt Cách làm : Đặt những câu hỏi “Bao nhiêu, Mấy”, để trẻ em trả lời về số lượng Nhiều hay Ít Địa hạt: Kỹ năng Tư duy. Chấm điểm: - (+) Trẻ em hiểu thế nào là nhiều, biết trả lời mấy tay, mấy chân - (+/-) Biết chỉ đúng, khi người lớn hỏi: “Bên nào nhiều ”, - (-) Không phân biệt được nhiều, ít. TM số 135: Dùng đại danh từ Tôi, Con (Em) Dụng cụ: Nước ngọt, 2 ly, bánh ngọt, một con múa rối. Cách làm : 1) Đặt câu hỏi về tay Người lớn đặt tay mình trên bàn, Bảo trẻ em đặt tay mình bên cạnh,
  122. Chỉ tay của người lớn và hỏi: “Tay này của ai?” Chỉ tay của trẻ em va hỏi: “Tay này của ai?” 2) Đặt câu hỏi về nước ngọt và ly Bạn cầm ly và uống. Sau đó hỏi trẻ em: “Ai vừa uống?” Bảo trẻ em uống và hỏi sau đó: “Ai vừa uống ?” 3) Đặt câu hỏi về bánh ngọt Chia ra 2 phần và hỏi: “Phần nầy của ai?” Địa hạt: Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm: - (+) Biết phân biệt Thầy và EM (Con), - (+/-) Biết nói về chính mình, nhưng còn lầm lẫn về cách xưng hô, - (-) Không dùng cách nói Tôi, Con, Em. TM số 136: Đọc một số từ vắn và gọn Dụng cụ: Sáng chế những tấm giấy có 4 từ: 1- Bánh, 2-Một, 3-Ba, 4-Áo. Cách làm : Đưa ra cho trẻ em những trang giấy đã soạn sẵn, có những từ trên đây. Bảo trẻ em: “Em đọc đi”.
  123. Chấm điểm: - (+) Đọc được 3 từ. - (+/-) Đọc được 1 từ hay là nói một câu, trong đó có từ phải đọc. - (-) Không đọc. TM số 137: Đọc một câu ngắn Dụng cụ: Sáng tạo những tấm giấy hay là một cuốn tập có những câu ngắn. Cách làm: Để trước mặt trẻ em những trang giấy có những câu đã soạn sẵn: - Câu thư nhất: Tuyết có áo đẹp, - Câu thứ hai: Tuyết đã chơi banh, - Câu thứ ba : Mai ở nhà với cha mẹ và đứa em, - Câu thư tư : Mai nhặt trái banh và bỏ vào hộp. Địa hạt : Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm :
  124. - (+) Trẻ em đọc được 1 câu ngắn, - (+/-) Đọc được 2 từ trong một câu, - (-) Không đọc được. TM số 138 : Đọc với một số lỗi Dụng cụ : Cũng như trong TM số 137. Cách làm : Khảo sát kỹ lưỡng những lỗi của trẻ em, khi đọc những câu trong TM số 137. Địa hạt : Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm : - (+) Trẻ em đọc xuôi chảy, chỉ vấp váp với những chữ khó như Tuyết, Banh, Đứa, Hộp. Nhảy qua một đôi chữ, không đọc được những từ như Đã, Đứa, - (+/-) Đọc nhiều câu, không bỏ cuộc, mặc dù có nhiều vấp váp, bỏ sót hay là đọc sai, - (-) Không đọc. TM số 139: Hiểu ý nghĩa, khi đọc Dụng cụ: như trong TM số 137. Cách làm: - Bảo trẻ em đọc lại các tấm giấy hay là cuốn tập trong TM số 137,
  125. - Chỉ đọc một mình, trong im lặng, - Sau khi trẻ em đọc xong, bạn hãy đặt ra những câu hỏi: 1) Ở nhà, Mai có ai? 2) Tuyết chơi gì ? 3) Ai mặc áo đẹp ? Địa hạt : Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm : - (+) Trẻ em trả lời đúng 2 câu, - (+/-) Đúng 1 câu, - (-) Không đúng câu nào, hay là không trả lời. TM số 140 : Đọc và thi hành những chỉ thị được viết ra Dụng cụ : - Một tấm giấy có ghi sẵn một câu để đọc : « Bé Mai nhặt trái banh và bỏ vào hộp », - Một trái banh, - Một cái hộp. Cách làm : - Soạn sẵn và để trước mặt trẻ em 3 dụng cụ trên đây, - Bảo trẻ em đọc tấm giấy, trong im lặng,
  126. - Khi trẻ em đọc xong, bảo trẻ em : « Em hãy làm như bé Mai đã làm ». Địa hạt : Kỹ năng ngôn ngữ. Chấm điểm : - (+) Trẻ em bỏ trái banh vào hộp, - (+/-) Trẻ em chỉ cầm trái banh lên nhìn, - (-) Không làm gi, không hiểu. TM số 141 : Đoán trước những điều đã thành quen thuộc Dụng cụ : Một chiếc khay, hay hộp, để sắp xếp lại các dụng cụ, sau khi mỗi tiết mục hoàn tất. Cách làm : - Suốt thời gian Lượng Giá, sau mỗi TM, khi có dụng cụ, chúng ta sắp xếp các dụng cụ vào trong một chiếc hộp lớn. - Khi làm như vậy, chúng ta yêu cầu trẻ em cùng làm, giúp đỡ chúng ta, - Trong TM số 141, chúng ta ghi nhận kết quả : Trẻ em có hiểu và tự động xếp lại các dụng cụ, như đã làm từ đầu không ? Địa hạt : Kỹ năng Tư duy.
  127. Chấm điểm : - (+) Sau độ 10 TM, trẻ em đã hiểu và tự động làm, không cần người lớn yêu cầu, - (+/-) Trẻ em đã hiểu, sau một thời gian dài hơn 2 hoặc 3 lần. Chỉ hiểu sau thời gian nghỉ giải lao ở giữa, - (-) Cho đến cuối giờ, trẻ em vẫn không tự động sắp xếp. TM số 142 : Đưa tay làm dấu Chào, khi ra đi Dụng cụ : Không có. Cách làm : - Trong lúc làm việc, bạn làm và bảo trẻ em làm : Vẫy chào con múa rối, trước khi xếp vào hộp, - Vào giờ nghỉ giải lao, bạn đi ra ngoài. Trước khi ra, bạn đưa tay vẫy chào và quan sát : Trẻ em có đáp lại hay là bắt chước bạn không ? Địa hạt : Bắt chước. Chấm điểm : - (+) Trẻ em làm dấu đáp lại, - (+/-) Chỉ phác họa cử chỉ. Cử chỉ không rõ ràng, - (-) Không có phản ứng gì cả.
  128. *TM số 143 : Phản ứng khi bị nhéo đau (Gq) Dụng cụ : Không có. Cách làm : - Báo trước cho trẻ em biết : « Thầy sẽ nhéo em một cái thật mạnh », - Nói xong đưa tay nhéo đủ mạnh, để quan sát phản ứng của trẻ em, - Sau đó, tìm cách hỏi lại trẻ em : « Thầy có làm em đau lắm không ? Thôi, thầy cho phép em nhéo lại thầy một cái thật mạnh ». Địa hạt : Quan hệ và phản ứng Xúc động đối với những kích thích giác quan. Chấm điểm : - (+) Trẻ em có phản ứng rõ rệt và bằng lòng nhéo lại người lớn, - (+/-) Phản ứng mạnh Hay là chỉ thoáng qua, - (-) Bùng nổ, la lối, thét gào Hay là vô cảm hoàn toàn. TTT Với 31 TM còn lại, chúng ta không đưa ra những câu hỏi mới. Trái lại, chúng ta chỉ làm công việc tổng kết công việc quan sát về Hành Vi của trẻ em, nhất là trong suốt thời gian nghỉ giải lao. Mục đích chính yếu của 31 TM nầy là nhằm xác định và kiểm chứng mức độ Rối Loạn Hành Vi của
  129. trẻ em. Năm triệu chứng phải được hội tụ đầy đủ và rõ ràng, chúng ta mới có thể khẳng quyết về sự có mặt của HỘI CHỨNG TỰ KỶ, như đã được nhấn mạnh lui tới, trong Lời Mở Đường. Hẳn thực, trong các giai đoạn phát triển, từ 0 đến 7 tuổi, những rối loạn hay là triệu chứng ấy, đang trên đường xuất hiện. Dần dần, chúng nó lan tỏa, lấn chiếm và tràn ngập trong 4 địa hạt sinh hoạt của trẻ em là cảm giác, ngôn ngữ, xúc động và quan hệ xã hội. Lối nói « Tự kỷ » có ý nghĩa chủ yếu là « đóng kín mình lại », không tiếp thu và hội nhập những gì phát xuất từ môi trường bên ngoài, bắt đầu từ người mẹ ? Tự có nghĩa là Mình, tương đương với từ « auto », trong tiếng Hy Lạp, hay là Self trong tiếng Anh. Chính vì lý do nầy, một cách hoàn toàn có ý thức, trước đây tôi ngại KHÔNG dùng lối nói “Tự Kỷ” để chuyển dịch Hội chứng Autism, trong tiếng Anh, hay là Autisme trong tiếng Pháp. Phải chăng « Kỷ » có nghĩa là Tôi, hay là chủ thể ở ngôi thứ nhất, như trong các từ Hán Việt « vị kỷ, ích kỷ, xả kỷ » ? Theo Tâm Lý Học đương đại, phải đợi đến giai đoạn phát triển trên 3-4 tuổi, một trẻ em mới bắt đầu có ý thức rõ rệt về mình như một chủ thể, cũng như có khả năng dùng từ “TÔI, CON ” để nói về mình, trong các quan hệ tiếp xúc qua lại hai chiều giữa người với người. Trái lại, một trẻ em có nguy cơ Tự kỷ chưa có ý thức rõ rệt về mình, với tư cách là «Tôi » hay là «
  130. một chủ thể ở ngôi thứ nhất ». Chính vì lý do nầy, trẻ em đang lẫn lộn giữa mình và người khác, trong cách dùng các Đại Danh Từ « Tôi, Mầy, Nó » Theo lối nhìn của M. MAHLER, vào giai đoạn phát triển nầy, trẻ em đang có quan hệ « hòa sinh, hòa nhập » (symbiose) với người mẹ. Cho nên, trẻ em chưa thể nào phân biệt « đến đâu là lỗ miệng của mình, đến đâu là nấm vú của mẹ đang cho mình bú ». *TM số 144: Khám phá phòng ốc, địa điểm và các dụng cụ (Yt) Cách làm: Quan sát thể thức trẻ em khám phá môi trường, trong suốt giai đoạn Lượng Giá: - Thích thú, - Cách đứng ngồi, - Hàn vi lăng xăng, - Hành vi lặp đi lặp lại. Địa hạt: Thái độ thích nghi đối với nơi lạ,người lạ, công việc lạ. Chấm điểm: - (+) Hành vi thích nghi, - (+/-) Ít lưu tâm và chú ý, hành vi lăng xăng kéo dài, - (-) Hành vi lặp đi lặp lại, đi lui đi tới, hay là nằm dài trên sàn nhà. *TM số 145: Thể thức khám phá, sử dụng
  131. các vật liệu (Yt) Cách làm: Trong 3 TM số 144, 145 và 146, chúng ta quan sát thái độ và phản ứng của trẻ em. - Trong TM số 144: Đối với nơi chốn, - Trong TM số 145: Đối với dụng cụ, đồ chơi, - Trong TM số 146: Đối với người. Chấm điểm: - (+) Nhìn chăm chú, đụng đến, cầm lên, thử làm - (+/-) Hoặc là giữ khoảng cách, không lưu tâm, không dám. Hoặc là bám sát vào một dụng cụ, khó rời bỏ để làm việc khác, khám phá tròchơi khác. - (-) Phản ứng lạ thường như liếm, ngửi, ném tứ tung *TM số 146: Nhìn thẳng hay là tránh liếc nhìn của người khác (Qh) Cách làm: Ở đây chúng ta quan sát những liên hệ giữa cách nhìn và thể thức thiết lập quan hệ tình cảm. Chấm điểm: - (+) Nhìn một cách thích hợp, nhìn thẳng, - (+/-) Nhìn thoáng qua, cho dù tỏ ra thích thú, - (-) Nhìn chỗ khác, tránh nhìn thẳng.
  132. *TM số 147: Bén nhạy về Thị giác (Gq) Trong các TM từ 147 đến 151, chúng ta khảo sát cách thức trẻ em sử dụng 5 giácquan Thị, Thính, Xúc, Vị và Khứu. Cách làm: Trả lời những câu hỏi: - Trẻ em có thấy không? Thị lực? Sức khỏe? - Trẻ em nhìn thế nào? Vì sao? - Lối nhìn trực diện hay là “ngoại vi”? Chấm điểm: - (+) Nhìn một cách bình thường, thích ứng với yếu tố kích thích, - (+/-) Tránh né nhìn thẳng, khi khám phá vật liệu, - (-) Cách nhìn khác thường, đưa lên tận mắt hay là nhìn chéo. *TM số 148: Mức độ bén nhạy về thính giác (Gq) Cách làm: Khi khảo sát địa hạt Thính giác, chúng ta đặt ra những câu hỏi: - Trẻ em có nghe hay không? - Tìm hiểu ngưỡng của trẻ em: Ngưỡng sơ khởi và ngưỡng khổ đau nằm vao những tần số nào? - Lý do không nghe: nguồn gốc cơ thể, thần
  133. kinh hay là tâm lý? Chấm điểm: - (+) Bình thường, - (+/-) Lơ đảng, không phản ứng cách nhạy bén, - (-) Hoặc vô cảm hoặc quá nhạy cảm. *TM số 149: Nhạy bén về mức độ xúc giác (Gq) Địa hạt: Xúc giác. Cách làm: Quan sát cách thích trẻ em dùng tay, làn da, để tiếp cận người cũng như cách vật dụng Chấm điểm: - (+) Bình thường, - (+/-) Một vài dấu hiệu khác lạ, - (-) Vô cảm, không phản ứng, hay là thét la, chạy trốn, khi có người lại gần bắt tay, va chạm. *TM số 150: Vị giác: bỏ vật liệu vào miệng bú mút (Gq)? *TM số 151: Khứu giác: tìm cách ngửi đồ vật (Gq)? Cách làm: Khảo sát vai trò và tầm quan trọng của vị giác và xúc giác, khi trẻ em tiếp cận người và